Friday, November 13, 2015

Khởi tố nhưng cần làm rõ động cơ đánh luật sư

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2015-11-13  
tran-thu-nam-1-622.jpg
Luật sư Trần Thu Nam hôm bị côn đồ tấn công. Courtesy photo
Khủng hoảng pháp luật, qua vụ hai luật sư bị hành hung gây thương tích trong khi thi hành nhiệm vụ ở Hà Nội, đã có bước chuyển mới. Hôm thứ sáu 13/11/2015 Công an Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích liên quan tới hai luật sư Trần Thu Nam Và Lê Văn Luân.
Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, Luật sư Trần Thu Nam cho biết ông và Luật sư Lê Văn Luân hôm 13/11 đã có buổi làm việc với Cơ quan điều tra của Công an TP. Hà Nội và được thông báo đã có quyết định khởi tố vụ án. Ông nói:
“Ngày 12 họ có quyết định khởi vụ án, tuy nhiên chưa có quyết định khởi tố bị can. Chúng tôi cho rằng, thứ nhất khởi tố vụ án rất là chậm chạp, cuộc họp báo thì chưa được chính xác như chúng tôi đã nói. Tuy nhiên họ đã bắt buộc phải làm việc này, chúng tôi hy vọng họ sẽ làm việc một cách nghiêm túc hơn.”
Ngày 12 họ có quyết định khởi vụ án, tuy nhiên chưa có quyết định khởi tố bị can. Chúng tôi cho rằng, thứ nhất khởi tố vụ án rất là chậm chạp, cuộc họp báo thì chưa được chính xác như chúng tôi đã nói. Tuy nhiên họ đã bắt buộc phải làm việc này, chúng tôi hy vọng họ sẽ làm việc một cách nghiêm túc hơn.
-LS Trần Thu Nam
Ngay sau khi quyết định khởi tố vụ án liên quan tới các luật sư bị đánh, VnExpress trích lời LS Phan Trung Hoài, Phó  Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng việc khởi tố thể hiện cơ quan điều tra đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến của Liên đoàn và giới luật sư. Tuy nhiên Phó Chủ tịch Phan Trung Hoài nhấn mạnh, Liên đoàn Luật sư Việt Nam mong muốn cơ quan điều tra làm rõ sự thật khách quan, động cơ gây án để xử lý đúng pháp luật.
Cùng về vấn đề liên quan Luật sư Trần Thu Nam nhận định:
“Động cơ có nghĩa là mục đích đánh chúng tôi thì chỉ có những người bày ra mục đích đó, những người tạo ra kế hoạch đó, hoặc những người thực hiện thì mới biết động cơ nhằm mục đích gì, thì chỉ có họ biết chứ chúng tôi không biết. Chúng tôi chỉ biết rằng có công an xã đã tham gia tổ chức đánh chúng tôi, chỉ đạo những người khác đánh chúng tôi. Chúng tôi chỉ khẳng định được đến mức đó, còn những việc khác chúng tôi chưa xác minh được… động cơ mục đích thì chắc phải qua quá trình điều tra thì mới xác minh được.”
Một vụ cố ý gây thương tích, hoặc cướp giật có thể là những thường án xảy ra hàng ngày. Tuy nhiên vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị tấn công lại được kết nối từ một chuỗi các sự kiện liên quan đến ngành công an. Trước hết là chuyện thiếu niên Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại tạm giam của Công an, gia đình nạn nhân đòi công lý. Hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân là các luật sư tình nguyện giúp đỡ pháp lý cho họ. Hai ông bị tấn công hôm 3/11/2015 tại Xã Đông Phương Yên, Huyện Chương Mỹ TP. Hà Nội, sau khi đến gặp gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư.
Theo dòng thời sự Giám đốc Công an Hà Nội kiêm đại biểu quốc hội Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã mau chóng thay đổi quan điểm, khi chỉ đạo quyết định khởi tố vụ án mà dư luận quen gọi là vụ luật sư bị đánh. Theo Người Lao Động Online, ngày 11/11 Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cũng là Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam có gặp gỡ tướng Nguyễn Đức Chung  ngay tại Quốc hội và đề nghị cần khởi tố vụ án. Tuy nhiên tướng Chung trả lời là vụ này hai luật sư bị thương tích dưới 11% nên chưa thể khởi tố.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phản biện rằng, theo điều 104 Bộ Luật hình sự thì phải khởi tố, vì vụ hành hung hai luật sư có hành vi côn đồ nguy hiểm. Trước đó vào ngày 10/11 Công an Hà Nội đã họp báo công bố kết luận điều tra, theo đó hai Luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị 8 người tấn công gây thương tích hôm 3/11 ở Xã Đông Phương Yên, Huyện Chương Mỹ Hà Nội là vì hai ông lái ô tô làm tung bụi bẩn. Điều này hai vị luật sư đã phản đối kịch liệt vì không đúng sự thật.
Kết luận điều tra của Công an Hà Nội không được sự đồng tình của giới chuyên môn. Riêng Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã có nhận định được báo chí đưa tin rộng rãi theo đó, vì phóng xe gây bắn bụi mà hành hung luật sư thì xã hội sẽ loạn.

Áp lực dư luận đè nặng ngành công an

Có thể nói luật sư và ngành công tố là hai trụ cột chính của một nền công lý quốc gia. Thiếu một trong hai thì công lý không thể có, đặc biệt là trụ cột luật sư. Lý do vì sao?
-Luật gia Lê Công Định
Trong vụ này Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư Hà Nội đã có những phản ứng mạnh mẽ. Ngoài ra khối báo chí chính thống qua thông tin thời sự cũng góp phần tạo áp lực về việc giải quyết vụ việc tới nơi tới chốn. Báo chí đã tải lên mạng ảnh hai luật sư mặt bầm dập vì thương tích, gây tác động dư luận rất lớn.
Có thể nói áp lực dư luận đè nặng ngành công an, đặc biệt là  công an Hà Nội. Theo các chuyên gia, áp lực lớn nhất là qua sự kiện luật sư bị đánh, hơn 200 luật sư đã ký vào kiến nghị gởi Quốc hội về việc sửa đổi Bộ Luật hình sự tố tụng, đặc biệt bãi bỏ những giấy phép và thủ tục rườm rà đối với luật sư khi tham gia bảo vệ quyền lợi thân chủ.
Trả lời Gia Minh đài ACTD, Luật gia Lê Công Định hiện cư ngụ ở Sài Gòn nhận định:
“Có thể nói luật sư và ngành công tố là hai trụ cột chính của một nền công lý quốc gia. Thiếu một trong hai thì công lý không thể có, đặc biệt là trụ cột luật sư. Lý do vì sao? Vì công tố - bên buộc tội, luôn dựa vào sức mạnh công quyền có sẵn để truy tố những ai xét về mặt luật pháp vi phạm trật tự công cộng, gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên thường những cá nhân liên quan đến tố tụng hình sự họ luôn ở vào thế yếu và do đó họ luôn cần có bênh vực về phương diện pháp lý, do vậy vai trò luật sư rất quan trọng. Suốt chiều dài lịch sử nhân loại thì quyền bào chữa, quyền biện hộ các bị cáo trong những vụ án hình sự rất quan trọng, cho nên vai trò luật sư cũng được xem xét là quan trọng như một định chế để bảo vệ quyền con người.”
Vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị tấn công trong khi thực hiện nhiệm vụ sẽ còn mất nhiều thời gian để được làm sáng tỏ, nhưng rõ ràng đã có một bước ngoặt trong cách xử lý của ngành công an. Việt Nam đang hội nhập nhanh chóng với thế giới, việc cải tổ pháp luật là nhu cầu cấp bách.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lawyers-attacked-by-thugs-commenced-criminal-proceeding-nn-11132015141152.html/vnn_111315.mp3

Công nhân Cty Yupoong phản đối bồi thường nghỉ việc không thỏa đáng

Tường An, thông tín viên RFA 2015-11-13  
cong-nhan-yupoong-622.jpg
 Công nhân công ty Yupoong tại khu công nghiệp Loteco, phường Long bình, Thành phố Biên Hòa, ảnh chụp hôm 9/11. Hình: Lao Động Việt

Đòi công lý

Bất ngờ trước sự chấm dứt hợp đồng và bồi thường không thỏa đáng của công ty Yupoong tại khu công nghiệp Loteco, phường Long bình, Thành phố Biên Hòa, từ ngày 9/11 gần 2.000 công nhân đã kéo đến công ty để phản đối quyết định này. Cho tới ngày 12/11, các công nhân vẫn còn tiếp tục tụ tập trước công ty đòi công lý.
Hôm nay là ngày thứ 4 công nhân kéo đến công ty phản đối việc công ty sa thải 1.487 công nhân và bồi thường không thỏa đáng. Anh Nam, một công nhân đã 13 năm thâm niên làm tại phân xưởng 1 chia sẻ:
“Tụi em làm lâu năm, gắn bó với công ty, công ty ăn nên làm ra, có thêm những chi nhánh con. Mà bây giờ cho tụi em nghỉ việc mà chỉ cho tụi em có nhiêu đó thôi, thật sự nó quá eo hẹp cho tụi em. Tụi em cảm thấy rất là bức xúc. Làm lâu năm mà cho nghỉ cuối cùng chỉ có một tháng lương đó thôi. Thật sự cầm 1 tháng lương đó ra cũng đâu có làm được gì, lảnh tiền bảo hiểm ra thì cũng chẳng được bao nhiêu.”
Tụi em làm lâu năm, gắn bó với công ty, công ty ăn nên làm ra, có thêm những chi nhánh con. Mà bây giờ cho tụi em nghỉ việc mà chỉ cho tụi em có nhiêu đó thôi, thật sự nó quá eo hẹp cho tụi em.
-Anh Nam
Với những người lớn tuổi, tìm lại việc làm là một điều không dễ dàng, chị Lâm, làm viêc tại đây đã 13 năm bức xúc nói:
“Tụi em đã cống hiến cho công ty bao nhiêu năm, bây giờ lớn tuổi thì công ty muốn đuổi đi bằng một cách như vậy. Không riêng một mình em mới 38-39 tuổi mà nhiều người đã 40-41 tuổi mà đã cống hiến cho công ty 13 năm rồi mà bây giờ đuổi người ta ra đường một cách như vậy chị thấy có được hay không? Cống hiến cho công ty bao nhiêu năm mà công ty coi công nhân không ra gì, đúng là quá bức xúc chị ạ.”
Công ty Yupoong là một công ty vốn 100% Hàn Quốc sản xuất mũ vải cung cấp cho các thương hiệu lớn như Nike, Adidas, Columbia… Hoạt động từ tháng 7 năm 2002. Yupoong có 2 phân xưởng với khoảng 2.400 công nhân Đêm 21 rạng 22/9 công ty bị hỏa hoạn cháy phân xưởng 1. Công nhân tại phân xưởng 1 được thông báo nghỉ, công ty trả 3 triệu 1 cho mỗi công nhân. Phân xưởng 2 làm việc bình thường. Đột nhiên, ngày 7/11 công ty ra thông báo cắt hợp đồng đơn phương cho cả hai phân xưởng vì lý do không sản xuất ra thành phẩm. Công ty đề nghị bồi thường cho mỗi người 1 tháng lương, quyết định có hiệu lực 45 ngày cho công nhân thâm niên và 30 ngày cho công nhân mới vào kể từ ngày ra thông báo. Điều này gây phẫn nộ cho những công nhân đã làm viêc lâu năm, chị Nhân, làm việc tại phân xưởng 2 đã 11 năm nói:
“Còn bên xưởng 2 vẫn đi làm bình thường. Đến ngày 29 tự nhiên công ty thông báo cho nghỉ. Tụi em nghỉ được 7-8 ngày thì công ty ra thông báo là cắt hợp đồng hết. Không ai được đi làm hết. Ai dài hạn là 45 ngày, ai chưa dài hạn thì 30 ngày. Công ty hỗ trợ một tháng lương là xong, chấm dứt! Không có gì hết!”
Khoảng vài trăm công nhân mới vào làm thì đã ký đơn nghỉ việc, gần 1.500 công nhân thâm niên cương quyết không ký nếu không bồi thường thỏa đáng. Nếu không đền bù thỏa đáng thì thiệt hại nhất vẫn là những phụ nữ đang mang thai, họ sẽ không được hưởng trợ cấp Bảo Hiêm Xã Hội khi sinh nở. Chị Hiền, đang mang bầu 6 tháng cho biết chị vẫn chưa nghe được gì cụ thể từ phía công ty:
“Không thấy nói gì. Chứ thấy thông báo rõ ràng, tụi em đâu có biết gì đâu. Chỉ nói miệng chứ giấy tờ thì đâu biết như thế nào. Tụi em cũng có tờ hợp đồng, chẳng thấy nói bầu bì người ta bồi thường cho bao nhiêu đâu?”
Ngoài ra, nhiều công nhân cũng cho biết ngày 7/11 công ty bắt công nhân phải ghi vào đơn xin nghỉ việc vì lý do hỏa hoạn, các công nhân của phân xưởng 2 phản đối vì phân xưởng 2 không hề bị cháy. Sau đó vài ngày công ty mới đồng ý cho công nhân ghi trong đơn nghỉ việc là cắt hợp đồng. Bên cạnh đó, nhiều công nhân cũng cho rằng việc công ty cắt hợp đồng đơn phương vì lý do hỏa hoạn có nhiều khuất tất. Họ đặt nghi vấn về việc cháy của phân xưởng 1 đêm 21 rạng 22/9 vừa qua. Chị Nhân ghi nhận vài chi tiết không hợp lý:
“Em làm từ trước đến giờ không thấy sự cố gì xảy ra. Trước lúc cháy khoảng 1 tháng công ty có kêu công nhân ghi lại những số địa chỉ hiện tại cho chính xác, công ty không nói là để làm gì hết . Em thắc mắc như vậy vì khi tụi em nộp hồ sơ là địa chỉ đầy đủ đã có trong đó hết rồi mà tại sao lý do nào mà công ty bắt ghi địa chỉ? Bùng ra là đêm 21/9 công ty bị cháy thì công nhân rất là nôn nóng vì công nhân ở phòng trọ gần công ty rất là nhiều. Người ta muốn xông vô cứu chữa những gì được thì được nn mà trong công ty không ai cho cứu chữa gì hết, cứ nói để đó đi, bình thường, để đó đi khi nào ông Tổng tới mới được cứu chữa. Xe chữa lửa vô thì 5 xe mà chỉ có 2 xe có nước, trong công ty cũng không có nước. Trong khi cháy thì không có nước mà mấy ngày hôm sau thì nước lênh láng hết.”

Không tin lời hứa của công ty?

Ngày 11/11, đại diện Ban Giám Đốc Công ty Yupoong cho biết, sẽ nhận lại 1/3 số lượng công nhân đã chấm dứt hợp đồng. Đối với lao động lớn tuổi, công ty có cam kết, khi khôi phục lại phân xưởng 2, công ty sẽ ưu tiên nhận lại những công nhân đó. Tuy nhiên công nhân có vẻ không tin vào những lời hứa miệng này, chị Nhân khẳng định:
“Dạ không, nói chung là tụi em không tin tưởng là công ty sẽ làm những gì mà công ty đã nói. Nếu mà làm được thì phải có văn bản hay như thế nào chứ!”
Anh Nam cũng đồng tình:
Lên công đoàn thì họ bảo là công ty làm đúng luật. Nhưng mà đúng luật ở đâu? Xưởng 1 cháy, xưởng 2 đâu có cháy đâu cũng cho xưởng 2 nghỉ luôn.
-Chị Lâm
“Thì hầu như tất cả không ai tin. Yêu cầu giám đốc cho một cái văn bản, nhưng giám đốc không đồng ý; Nhưng lời nói thì gió bay, giờ nói thì phải có văn bản hoặc may người ta có thể tin được. Chứ bây giờ nói là sau này công ty thành lập lại sẽ nhận vô thì lúc đó lớn tuổi rồi ai nhân vô công ty nữa ? Già, mắt kém, thao tác cũng chậm, ai mà nhận được?”
Ngày 5/10 vừa qua, Hiêp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã thông qua. Việt Nam là 1 trong 12 thành viên. Tuy nhiên hầu như các công nhân không ai có một khái niệm TPP là gì. Các cơ quan chức năng của nhà nước cũng chưa hề giải thích cho công nhân nghe về một phạm trù có liên quan chặt chẽ đến quyền lợi của họ. Chị Lâm cho biết chưa hề nghe đến 3 chữ này:
“TPP đó hả? Tụi em nói chung cũng không chú ý cho lắm, cứ nghĩ đi làm công ty là chắc ăn rồi, đi làm vậy thôi chứ cũng không để ý.”
Anh Nam nói:
“Dạ chưa bao giờ tụi em nghe tới cái này.”
Có mặt tại hiện trường, đại diên của Lao Động Việt tại Việt Nam là cô Đỗ thị Minh Hạnh xác nhận:
“Khi tiếp xúc với công nhân thì chúng tôi mới biết rằng công nhân không biết gì về TPP cả, do đó Lao Động Việt chúng tôi đã giải thích cho công nhân về TPP mà những quyền lợi mà họ có thể có được thông qua TPP cũng như là quyền được thành lập nghiệp đoàn độc lập.”
Trước những khuất tất của công ty, một số công nhân đã viết thư lên chi nhánh của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, Sở Thương Binh Xã Hội nhờ cứu xét, nhưng cho tới hôm nay họ vẫn không nhận được phản ứng nào từ hai cơ quan đại diện cho người lao động này. Chị Lâm nói:
“Công nhân rất là bức xúc, đã gửi đơn lên Liên đoàn Lao động với sở Thương binh Xã hội mấy ngày, cả tuần nay chưa thấy ý kiến gì.”
Hỏi cán bộ công đoàn của công ty thì họ cho rằng công ty làm đúng, công nhân phải theo. Anh Nam nói:
“Công đoàn của công ty em nói là công ty làm đúng luật rồi, họ (công đoàn nhà nước) kêu tụi em ghi đơn (xin nghỉ việc) rồi lấy sổ Bảo Hiểm Xã Hội qua công ty khác làm.”
Nhiệm vụ của công đoàn há có phải là để bảo vệ công nhân thay vì bênh vực chủ nhân? Chị Lâm thắc mắc:
“Lên công đoàn thì họ bảo là công ty làm đúng luật. Nhưng mà đúng luật ở đâu? Xưởng 1 cháy, xưởng 2 đâu có cháy đâu cũng cho xưởng 2 nghỉ luôn.”
Chị Nhân cũng bức xúc vì mỗi tháng đóng công đoàn phí mà đến khi cần thì không được công đoàn bảo vệ:
“Người công đoàn không đứng ra giải quyết cho công nhân gì hết! Tới tháng là cứ lấy tiền, lấy tiền. Đến khi tụi em có chuyện thì không có ai ra giải quyết cho công nhân hết. Kêu ra giải quyết cũng không ra luôn, gọi điện là tắt máy luôn.”
Thành viên của Lao Động Việt, một tổ chức đấu tranh cho quyền lợi của công nhân, cô Minh Hạnh cho biết hôm nay đã cùng với đại diện của văn phòng luật sư đến gặp công nhân hầu trợ giúp cho họ về mặt luật pháp. Cô Minh Hạnh nói:
“Khi mà nhận được tin này thì chúng tôi, Lao Động Việt đã có mặt tại hiện trường và chúng tôi đã nhờ một văn phòng luật sư để can thiệp. Chúng tôi sẽ bám sát và theo dõi tình hình của công nhân tại công ty để giúp đỡ họ về mặt luật pháp. Nếu như trong trường hợp mà phải khởi kiện ra tòa thì chúng tôi sẽ giúp đỡ họ.”
Chúng tôi gọi đến cán bộ công đoàn của công ty để tìm hiểu thêm thì không ai bắt máy, còn gọi đến công ty Yupoong thì chỉ nghe:
“Cám ơn quý khách đã gọi đến công ty Yupoong Việt Nam, xin vui lòng bấm số 11 hoặc bấm số 0 để được giúp đỡ… bíp… ring… ring… ring…”
Tin mới nhất chúng tôi nhận được, trước phản ứng quyết liệt của công nhân, công ty đã đồng ý thương thuyết với công nhân vào ngày 13/11. Công nhân cho biết sẽ tiếp tục phản đối đến khi nào công ty Yupoong có sự bồi thường thỏa đáng cho sự cống hiến tận tụy của hơn 2.000 công nhân trong suốt thời gian qua cho công ty.

Vụ bắt 2 luật sư: Công an Hà Nội tập đi, 'hết tiến lại lùi'

HÀ NỘI (NV) - Phản ứng dữ dội của công chúng, trong đó tiềm ẩn cả phản kháng khó lường của giới luật sư khiến công an thành phố Hà Nội phải công bố quyết định khởi tố vụ tấn công hai luật sư.

Những người biểu tình đón ông Hải trước công an phường Xuân La,
Hà Nội. (Hình: Facebook)

Sau khi vấp phải một chuỗi những phản ứng ngoài dự kiến, ngày 13 Tháng Mười Một, trưởng phòng cảnh sát hình sự của công an thành phố Hà Nội loan báo đã khởi tố vụ “cố ý gây thương tích” đối với ông Trần Thu Nam và ông Lê Văn Luân - hai trong số những luật sư tình nguyện hỗ trợ cho gia đình Đỗ Đăng Dư đòi công lý.

Đỗ Đăng Dư là một thiếu niên 17 tuổi bị đánh chết tại trại giam của công an.

Hôm 3 Tháng Mười Một, ông Nam và ông Luân đến huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, để gặp gỡ thân nhân của Đỗ Đăng Dư. Khi quay về, ông Nam và ông Luân bị một nhóm thanh niên chặn đường, lôi ra khỏi xe hơi, đánh đập, khiến cả hai bị chấn thương đầu và mặt.

Vốn đã phẫn nộ về trường hợp Đỗ Đăng Dư, dân chúng Việt Nam tỏ ra phẫn nộ hơn khi ông Nam và ông Luân bị tấn công giữa thanh thiên bạch nhật. Sự phẫn nộ của dân chúng tác động đến cả Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam. Tổ chức này gửi một công văn, yêu cầu Bộ Công An và công an thành phố Hà Nội phải điều tra khởi tố vụ tấn công hai luật sư.

Dường như không muốn để dư luận đẩy vào thế bị động thêm một lần nữa (sau khi Đỗ Đăng Dư thiệt mạng), những người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam kêu gọi nhau phải phản ứng mạnh mẽ hơn để ngăn chặn những việc đau lòng tương tự trong tương lai. Để ngăn chặn phản kháng lan rộng, công an thành phố Hà Nội phải khởi tố vụ án và chủ động công bố thông tin cho báo giới là nạn nhân bị “bạn tù đánh chết.”

Tuy nhiên, một số luật sư, trong đó có ông Nam và ông Luân, khẳng định, nếu điều đó đúng thì công an cũng vẫn phải chịu trách nhiệm vì việc tạm giam Đỗ Đăng Dư có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ngày 10 Tháng Mười Một, công an Hà Nội tổ chức một cuộc họp báo, công bố “kết quả điều tra” vụ hành hung ông Nam và ông Luân, theo đó, hai ông bị hành hung vì chạy quá nhanh, khiến một nhóm thanh niên bị... lấm bụi.

“Kết quả điều tra” vừa kể xác nhận, đúng là có một thanh niên bám theo xe của hai luật sư khi họ đến nhà Đỗ Đăng Dư nhưng chỉ nhằm đi theo những “kẻ lạ mặt chạy nhanh làm một nhóm tám người, ngụ tại năm xã khác nhau ở Chương Mỹ bị lấm bụi để sau đó tổ chức dằn mặt.” Sở dĩ có một công an xã xuất hiện tại hiện trường là vì “tình cờ đi ngang.”

Công an thành phố Hà Nội không nêu vấn đề trách nhiệm của người “tình cờ đi ngang” thấy một nhóm côn đồ hành hung người khác mà lại không can thiệp. Cũng theo công an thành phố Hà Nội, những người tấn công ông Nam và ông Luân “không hề bịt mặt,” các thành viên trong nhóm này “chỉ mang khẩu trang!”

Điểm đáng chú ý nhất là công an thành phố Hà Nội không khởi tố tám thanh niên tham gia hành hung, trong đó có bảy “nông dân,” một đang làm việc tại quỹ tín dụng xã Đông Phương Yên vì phải chờ kết quả giám định thương tật.

“Kết quả điều tra” giống như đổ thêm dầu vào lửa. Người dùng Internet ở Việt Nam đúc kết vụ hai luật sư bị hành hung ở Chương Mỹ bằng câu vè: “Bụi Chương Mỹ, đĩ Đồ Sơn.” Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam tuyên bố “Kết quả điều tra” là “vội vàng, chưa khách quan.” Ông Trương Trọng Nghĩa, một thành viên Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam, hiện là đại biểu Quốc Hội, gặp ông Nguyễn Đức Chung, giám đốc công an thành phố Hà Nội, cũng đang là đại biểu Quốc Hội, “giải thích thêm” cho ông Chung - một tiến sĩ luật - hiểu rằng, “cố ý gây thương tích” tuy là tội khởi tố theo yêu cầu bị hại và dựa trên tỉ lệ thương tích nhưng nếu hành vi “cố ý gây thương tích” có tính côn đồ thì không cần tỉ lệ thương tích. Ông Nghĩa nhấn mạnh, nếu chỉ làm người khác lấm bụi mà bị đánh đập đến trọng thương và kẻ tấn công vô sự thì xã hội sẽ loạn!

“Kết quả điều tra” cũng là lý do khiến ông Trần Vũ Hải - một luật sư khác - kêu gọi 200 luật sư của Đoàn Luật Sư Hà Nội cùng tham gia tuần hành đến công an thành phố Hà Nội và Bộ Công An để trao thư phản đối.

Sáng 12 Tháng Mười Một, khoảng 10 người mặc thường phục đã chặn đường, bắt ông Hải, quăng lên xe chở về trụ sở công an phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, theo kiểu mà ông Hải mô tả là “y như bắt heo.”

Vụ bắt ông Hải trở thành lý do khiến cả trăm luật sư và vài trăm người quan tâm đổ đến công an phường Xuân La, vừa tìm hiểu, vừa phản đối. Đến lúc này, công an thành phố Hà Nội mới ra mặt, xác định, họ cưỡng bức ông Hải về công an phường Xuân La vì có “đơn tố cáo ông Hải lừa đảo, cần xác minh nhưng ông Hải không hợp tác.”

Do phản ứng dữ dội từ nhiều phía, luật sư, báo giới, đặc biệt là dân chúng, cả trên Internet lẫn trong thực tế ngay sau khi bắt ông Hải, công an thành phố Hà Nội mời ông Hải về nhưng ông không chịu về. Đến tối cùng ngày, ông Hải mới chịu ra khỏi công an phường Xuân La sau khi công an phải lập biên bản ghi nhận việc bắt ông không đúng luật và tiếp nhận đơn tố cáo của ông. Cũng tới lúc đó, những người biểu tình trước công an phường Xuân La mới chịu giải tán.

Dường như công an thành phố Hà Nội mới vừa... tập đi. Sau khi lùi một bước (khởi tố vụ “cố ý gây thương tích” khiến Đỗ Đăng Dư thiệt mạng, hứa truy cứu trách nhiệm những thuộc cấp “thiếu trách nhiệm” trong quản lý trại giam), họ tiến một bước trong vụ hai luật sư bị hành hung (tuy chưa có dấu hiệu là chính công an tổ chức vụ hành hung này nhưng ít nhất là họ đã không có hành động nào sau đó).


Vì tiếp tục bị phản ứng, công an thành phố Hà Nội tiếp tục lùi một bước (điều tra vụ hành hung) rồi bước tới một bước (loan báo chưa khởi tố vì chờ kết quả giám định tỉ lệ thương tích). Sau bước này, công an thành phố Hà Nội cố gắng bước thêm một bước nữa (bắt một luật sư khác như bắt heo). Giờ thấy không ổn, công an thành phố Hà Nội lại lùi! (G.Đ.)

11-13-2015 3:03:47 PM 

Nghệ An: Cầu treo 25 tỷ chưa thông xe đã có nguy cơ bị sập

NGHỆ AN (NV) - Cầu treo Kẻ Nính, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, mới xây xong gần 25 tỷ đồng, chưa chính thức đưa vào sử dụng, thế nhưng đã bị xuống cấp trầm trọng khiến người dân lo lắng, bất bình.

Cầu treo Kẻ Nính mới đưa vào sử dụng nhưng đã hư hỏng đến khó hiểu.
(Hình: Dân Trí)

Theo Dân Trí ngày 13 Tháng Mười Một, cầu treo Kẻ Nính được thiết kế bán vĩnh cửu, tải trọng 2.5 tấn với chiều dài 237 mét, rộng 2.4 mét. Mặt cầu đúc bằng bê tông cốt thép, nối liền 4 bản Kẻ Nính, Pà Cọ, Định Tiến, và Tà Cộ, của xã Châu Hạnh, với trung tâm thị trấn Tân Lạc và các nơi khác.

Dự án có tổng mức đầu tư 24.57 tỷ đồng (khoảng $1.2 triệu), trong đó phần xây lắp khoảng 20 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong Tháng Bảy, 2012. Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao công trình thi công ì ạch và mãi đến Tháng Mười, thì công trình mới cơ bản hoàn thiện.

Thế nhưng, sau nhiều năm chờ đợi, người dân xã Châu Hạnh chưa kịp vui mừng thì nỗi lo lại ập đến, bởi sau khi nhà thầu chưa kịp rút máy móc thì công trình đã có dấu hiệu lún, nứt và xuống cấp trầm trọng, buộc ủy ban xã Châu Hạnh phải ra lệnh nghiêm cấm người và xe cộ lưu thông trên cây cầu này để kiến nghị khắc phục, xử lý.
Một cán bộ huyện Quỳ Châu xác nhận: “Việc cầu bị hư hỏng là có thật và đang được huyện tạm thời cấm người và xe lưu thông trên cây cầu này.”

Theo mô tả của phóng viên Dân Trí, dù cây cầu này mới chỉ hoàn thành chưa đầy một tháng, nhưng đã có những dấu hiệu hư hỏng rất nghiêm trọng. Cụ thể, bê tông đường đầu cầu bị nứt gãy do sụt, lún; hộp bảo vệ thanh neo bị đứt, vỡ hộp... ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ kết cấu công trình.

Bên cạnh đó, phần kè ta luy ngay mép cầu cũng bị nứt toác kéo dài vài mét; phần đường nối cũng bị nứt nham nhở gây nguy cơ sụt lún nghiêm trọng. Nhiều phần mép cầu bị mưa gây xói lở, trơ trọi toàn đất và sỏi... trông rất thảm hại. Thậm chí, bê tông hộp thanh neo đã bị nứt toác phía trong trống rỗng, lòi ra phần bên trong không hề có kết cấu bê tông.

Tin cho hay, dư luận đang bất bình cho rằng công trình đã bị “rút ruột” trong quá trình thi công và chính quyền cần phải sớm làm rõ. (Tr.N)

11-13- 2015 3:17:22 PM 

Tập Cận Bình, Mã Anh Cửu, và... Thái Anh Văn

Theo Người Việt-11-13- 2015 1:01:51 PM 
Ngô Nhân Dụng

Hai người đứng đầu hai nước Trung Hoa gặp nhau Thứ Bảy tuần trước ở tại một quốc gia cũng do người Trung Hoa thành lập sau khi chính quyền thuộc địa Anh rút đi. Ông Tập Cận Bình, chủ tịch Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hẹn hò với ông Mã Anh Cửu, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc ở Singapore. Ðiều đáng chú ý nhất là hai chính quyền của cả hai ông Tập và Mã đều tự nhận chính phủ họ nắm quyền trên tất cả nước Trung Hoa, gồm cả Ðài Loan. Người này phải coi người kia là “phiến loạn” và “tiếm quyền.” Hai ông cũng là chủ tịch các đảng Cộng Sản Trung Quốc và Trung Hoa Quốc Dân Ðảng. Hai đảng này từng giành giật lục địa Trung Hoa vào đầu thế kỷ 20, cuộc nội chiến làm chết hàng triệu người.

Những bạn đọc dưới 50 tuổi có thể không biết sự tích cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài 30 năm đó, vì sống dưới chế độ Cộng Sản ở Việt Nam họ không được học lịch sử. Trung Hoa Quốc Dân Ðảng đã lật đổ chế độ nhà Mãn Thanh vào năm 1911, Thống Chế Tưởng Giới Thạch thống nhất nước Trung Hoa vào năm 1927, cầm đầu Trung Hoa Dân Quốc. Trung Quốc Cộng Sản Ðảng (gọi là Trung Cộng) nổi lên làm cách mạng vô sản, bị chính quyền Quốc Dân Ðảng đánh dẹp từ thập niên 1920. Nhiều lần hai bên hưu chiến vì quân Nhật Bản tấn công nước Tàu, năm 1937. Ðến năm 1945 Nhật thua Mỹ, phải rút đi, hai bên Quốc Cộng đánh nhau tiếp. Năm 1949, quân Quốc Dân Ðảng thua, chạy ra đảo Ðài Loan. Nhưng họ coi đó chỉ là tình trạng tạm thời, sẽ có ngày quay về “quang phục lục địa.” Từ năm 1950, Trung Cộng đã nhiều lần nã trọng pháo sang đe dọa đánh Ðài Loan nhưng không bao giờ dám đánh thật. Ðạn pháo chỉ bắn tới những hòn đảo như Kim Môn, Mã Tổ do Quốc Dân Ðảng kiểm soát, cách lục địa chỉ vài ba chục cây số. Trong 20 năm gần đây, hai bên bắt đầu trao đổi thương mại, người Ðài Loan đầu tư vào Trung Quốc nhiều nhất, nhì, ngang ngửa với Singapore. Hai chính quyền vẫn tự coi họ là chính phủ của một nước Trung Hoa thống nhất, sẽ có ngày thống nhất. Nhưng đa số dân chúng Ðài Loan thì đã chán cái vở tuồng Tàu kịch giả dối đó. Họ chỉ muốn tự coi mình là một nước Ðài Loan độc lập, cũng theo một bản Hiến Pháp dân chủ giống như xứ Singapore.

Trong bối cảnh đó, hai ông chủ tịch hai đảng Quốc, Cộng gặp nhau ngày 7 tháng 7 năm 2015 có tính cách lịch sử. Trước năm 1949 hai đảng đã giết nhau trong khoảng 30 năm. Hiện giờ Trung Cộng vẫn bày hỏa tiễn nhắm bắn sang Ðài Loan. Lần sau cùng hai ông chủ tịch đảng gặp nhau là vào ngày 27 tháng 8 năm 1945, khi Mao Trạch Ðông bay về Trùng Khánh gặp Tưởng Giới Thạch bàn chuyện đoàn kết trong gần hai tháng, nhưng chỉ mấy tháng sau khi chia tay là lại đánh nhau chí chết. Năm đó, Mao đòi người trung gian hòa giải là ông đại sứ Mỹ đem máy bay đến tận chiến khu Diên An đưa Mao về Trùng Khánh, vì họ Mao lần đầu tiên đi máy bay, vẫn sợ bị ám hại.

Năm 1945, Tưởng Giới Thạch bị đại sứ Mỹ ép mãi mới chịu gặp Mao Trạch Ðông. Năm nay, Mã Anh Cửu và Tập Cận Bình đều tự ý gặp nhau, không ai ép uổng. Nguyên nhân chính là họ đều muốn vở tuồng “một nước Trung Hoa” tiếp tục diễn càng lâu càng tốt, trong khi ý dân Ðài Loan đang nghiêng về khuynh hướng độc lập!
Ông Mã Anh Cửu lên làm tổng thống Ðài Loan từ năm 2008, đã cố gắng đạo diễn tấn tuồng này. Chính phủ của ông ký hơn 20 thỏa hiệp trao đổi kinh tế, thương mại; lần đầu tiên mở đường bay trực tiếp giữa “hai nước,” và số du khách từ lục địa qua Ðài Loan tăng vọt lên. Năm ngoái, Mã Anh Cửu đưa ra trước Quốc Hội Ðài Loan dự thảo một hiệp định trao đổi “phục vụ mậu dịch,” tức là trao đổi các dịch vụ giữa hòn đảo với lục địa. Chính quyền đã ký kết, nghĩ rằng Quốc Hội sẽ thông qua dễ dàng vì Quốc Dân Ðảng chiếm đa số. Nhưng sinh viên Ðài Loan đã kêu gọi dân chúng biểu tình phản đối, gây nên phong trào Hoa Hướng Dương. Cuối cùng Quốc Hội phải ngưng không bàn về hiệp định đó nữa. Dân Ðài Loan thắng, Mã Anh Cửu và Tập Cận Bình thua.

Năm tới, dân Ðài Loan sẽ bầu cử tổng thống, Trung Cộng mong Quốc Dân Ðảng thắng cử vì đảng đối lập Dân Chủ Tiến Bộ theo khuynh hướng Ðài Loan độc lập. Trong cuộc gặp gỡ ở Singapore tuần trước, Tập Cận Bình và Mã Anh Cửu bắt tay rất lâu cho báo chí của hai bên chụp hình, quay phim. Hai bàn tay nắm nhau kéo dài 81 giây đồng hồ! Tập Cận Bình nói ngọt ngào để dụ dân Ðài Loan: “Chúng ta là anh em dính liền nhau bằng máu với thịt dù xương bị gẫy; chúng ta là một gia đình, giọt máu đào hơn ao nước lã!” Mã Anh Cửu thì chỉ nói: “Chúng tôi gặp nhau lần đầu nhưng thấy như là bạn cũ tái ngộ!” Nhưng trong khi nói chuyện, cả hai người đều tránh, không ai gọi ai là chủ tịch hay là tổng thống!

Cuối cùng, cuộc hội kiến Tập-Mã chỉ mang tính chất tượng trưng mà không đưa tới một quyết định mới nào trong chính sách giao thương giữa hai nước, cũng không hy vọng giúp Quốc Dân Ðảng sang năm giữ lãi được chức tổng thống. Hai bên chỉ đồng ý thiết lập một đường dây “điện thại nóng” để tránh những xung đột bất ngờ. Các hỏa tiễn trên bờ biển Trung Cộng vẫn hướng về phía Ðài Loan, dù ông Mã Anh Cửu nói ông Tập Cận Bình hứa sẽ không bắn! Mặc dù ở thế yếu hơn, ông Mã Anh Cửu cũng có một cử chỉ có nhiều ý nghĩa: Ðem tặng ông Tập Cận Bình mấy chai rượu sản xuất tại đảo Kim Môn! Người ta có thể hiểu Mã khuyên Tập rằng: Ðừng bắn sang đảo Kim Môn nữa, chỉ phí đạn, mà lại không có rượu uống! Dân Ðài Loan có thể hiểu có lời khuyến cáo khác: “Chỉ có hòn đảo Kim Môn nhỏ xíu mà 60 năm qua không cướp nổi; đừng dại dột tính chuyện xâm lăng!”

Tuy cuộc hội kiến Mã-Tập không đưa tới kết quả nào đáng kể, nhưng lại rất có ý nghĩa. Hai ông chủ tịch đảng cùng chủ trương chỉ có “một nước Trung Hoa,” cùng chung một ngôn ngữ, một lịch sử văn hóa, và quyền lợi kinh tế có thể bổ túc với nhau có lợi cho cả hai bên. Nhưng sau sau cuộc gặp gỡ, một công việc rất tầm thường là họp báo lại cho cả thế giới thấy một khác biệt căn bản giữa hai bờ eo biển Ðài Loan!

Theo chương trình thì sau cuộc hội kiến mỗi ông chủ tịch sẽ họp báo trong 30 phút, trong lúc báo chí cả thế giới rất tò mò muốn tìm hiểu cuộc hội kiến lịch sử này. Nhưng Tập Cận Bình không tiếp nhà báo mà chỉ cho một thuộc cấp đứng ra gặp. Và ông Trưởng Chí Quân (Zhang Zhijun, ), bộ trưởng “Ðài Loan Sự Vụ” đã đọc một bản tuyên bố viết sẵn dài dòng, sau đó đọc bài trả lời cho mấy câu hỏi viết trước. Ông ta khéo chọn ba câu hỏi của một nhà báo Ðài Loan, một nhà báo lục địa, một nhà báo Mỹ, nhưng không cho phép báo nào khác, mà cũng không trả lời các câu hỏi ứng khẩu! Ðó là cách họ vẫn cai trị dân Trung Hoa từ năm 1950 đến nay!
Ngược lại, Mã Anh Cửu, một người do dân chúng bầu lên, phải tự đứng ra họp báo và trả lời tất cả các câu hỏi, nhiều câu hỏi hắc búa. Một ký giả Trung Ương Xã, thông tấn xã của nhà nước Ðài Loan, đã hỏi thẳng: “Thưa tổng thống, ông nói rằng đã bàn với ông Tập Cận Bình sẽ giảm thái độ thù nghịch giữa hai bên, nhưng dân Ðài Loan còn rất lo lắng về các hỏa tiễn trên bờ biển nhắm vào họ. Ông có yêu cầu ông Tập Cận Bình là phải di chuyển các hỏa tiễn đó đi hay không?” Mã Anh Cửu đã trả lời một cách mơ hồ rằng Tập Cận Bình hứa các hỏa tiễn đó nhắm về hướng khác!
Tất nhiên, khi các chính trị gia họp báo, họ không thể trả lời những câu hỏi khó khăn, chỉ tìm cách lảng tránh. Nhưng đó cũng là mục đích của các cuộc họp báo công khai! Nó cho dân chúng thấy sự thật, là các nhà lãnh đạo do họ bầu lên đã phải lảng tránh! Ðó là một diễn trình tự nhiên trong các xã hội dân chủ! Tự do báo chí không có ý nghĩa nào hết, nếu nhà báo không được phép đặt những câu hỏi khó trả lời, và nếu các nhà báo không được phép đẩy các nhà chính trị vào tình thế phải nói lảng, nói sai và nhiều khi nói mâu thuẫn!

Dân Ðài Loan có thể hãnh diện về cuộc họp báo của ông Mã Anh Cửu. Người Ðài Loan thấy họ đang sống trong một chế độ dân chủ tự do; dân có quyền đặt câu hỏi và chính quyền phải minh bạch, công khai. Ngược lại, dân lục địa, nếu được biết chuyện này, sẽ cảm thấy tủi hổ vì họ vẫn bị đảng Cộng Sản bịt mắt, bịt tai, không cho nghe, cho thấy cái gì mà đảng không thích!

Dân Tàu trong lục địa cũng không được đài ti vi nhà nước tường thuật về cuộc họp báo của ông Mã Anh Cửu. Chỉ có mạng Weibo chiếu cho các công dân mạng coi. Chính quyền Cộng Sản sợ các ký giả quốc tế và ông Mã nói ra những điều mà họ vẫn cấm dân chúng không được nói. Có lẽ điều họ lo sợ nhất là dân chúng dưới quyền của họ được chứng kiến một cảnh tượng hiếm có: Các ký giả tấn công một ông tổng thống do dân bầu lên mà không ký giả nào sợ, cũng không ai bị bắt sau khi tận tình “quay” nhà lãnh đạo! Ðó là dấu hiệu của một lối sống dân chủ tự do mà dân trong lục địa chứ bao giờ được thấy! Dưới chế độ Cộng Sản suốt 60 năm, họ chỉ thấy những màn trình diễn nhạt nhẽo của bọn người cầm quyền khi ra trước công chúng. Sau những tai họa như động đất ở Tứ Xuyên hay kho hóa chất nổ ở Thiên Tân, bọn cầm quyền cũng tránh không tiếp xúc với báo chí! Nếu được coi đầy đủ cuộc họp báo của Mã Anh Cửu, người dân lục địa sẽ tự hỏi: Cùng là người Trung Hoa, cùng nói một thứ tiếng, mà sao họ với người Ðài Loan phải sống dưới hai chế độ khác hẳn nhau như vậy?

Nhưng ông Mã Anh Cửu cũng không nâng được uy tín đảng của mình trước cuộc bầu cử đầu năm tới. Ứng cử viên đảng Dân Tiến, bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen, 蔡英), 59 tuổi, hiện vẫn được đa số dân Ðài Loan ủng hộ và chắc sẽ thắng. Bà tốt nghiệp đại học ở Ðài Loan, rồi theo học các đại học Cornell ở Mỹ và London School of Economics ở Anh. Năm 1993, bà đã làm việc với chính quyền Quốc Dân Ðảng, giúp cựu Tổng Thống Lý Ðăng Huy soạn bản chính sách giao thiệp với Bắc Kinh. Năm 2000 bà được mời làm bộ trưởng trong một chính phủ của đảng Dân Tiến, lo công việc giao thiệp này, với tư cách “không đảng phái.” Năm 2008 bà được bầu làm chủ tịch đảng Dân Tiến, năm 2012 đã được đảng này đưa ra ứng cử tổng thống, ứng cử viên tổng thống đầu tiên thuộc phái nữ trong lịch sử Trung Hoa; nhưng năm đó bà thua ông Mã Anh Cửu.

Bà Thái Anh Văn dù sang năm đắc cử chắc cũng không dám tuyên bố Ðài Loan là một quốc gia độc lập. Kinh tế Ðài Loan vẫn gắn liền với lục địa. Nhưng một thế hệ mới sẽ lãnh đạo Ðài Loan trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới. Người dân trong lục địa sẽ tiếp tục du lịch và qua làm ăn ở Ðài Loan. Họ chứng kiến cuộc sống phồn thịnh nhờ chế độ tự do dân chủ. Dân chúng lục địa sẽ thay đổi. Liệu Tập Cận Bình có dám gặp bà Thái Anh Văn hay không?

Trung Quốc sẽ vẽ lại đường chín đoạn?

BẮC KINH (NV) - Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, vừa lên tiếng xác định, chủ quyền quần đảo Natuna thuộc về Indonesia. Tuyên bố này chẳng khác gì việc hứa vẽ lại đường chín đoạn. 

Một cảng ở đảo Natuna của Indonesia. (Hình: Wikipedia.org)

Trong vài ngày qua, Indonesia liên tục dọa sẽ đưa Trung Quốc ra tòa nếu Bắc Kinh không rút lại yêu sách về chủ quyền đối với quần đảo Natuna của Indonesia.

Trước đây, yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông chỉ được xem là xâm hại đến chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, nhưng sau đó, có thêm Indonesia phản đối yêu sách này.
Jakarta khẳng định, đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch để đòi chủ quyền tại Biển Đông đã lấn một phần vào vùng biển quanh quần đảo Natuna.

Hôm 24 Tháng Mười, khi trao đổi với nhật báo The Wall Street Journal (WSJ), ông Luhut Pandjaitan, bộ trưởng đặc trách chính trị - pháp lý - an ninh của Indonesia, nhấn mạnh, Indonesia không công nhận đường chín đoạn, không chấp nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông. Đường chín đoạn mà Trung Quốc đơn phương vạch ra để đòi chủ quyền tại Biển Đông là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Cũng vì vậy, ông Pandjaitan khẳng định, Indonesia sẽ tham gia tích cực hơn vào việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nói thêm với WSJ rằng, kế hoạch của Hoa Kỳ đưa chiến hạm đến tuần tra tại Biển Đông, thậm chí tiến sâu vào khu vực 12 hải lý bao quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc vừa bồi đắp tại quần đảo Trường Sa, là chính đáng. Hoa Kỳ có quyền làm như vậy vì đó là là vùng biển quốc tế.

Ông Pandjaitan còn bày tỏ hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để phát triển lực lượng tuần duyên, gia tăng tuần tra tại các vùng biển của Indonesia. Lúc đó, Trung Quốc im lặng, không bình luận về các nhận định, tuyên bố của Indonesia.

Đến cuối tuần này, cả ông Pandjaitan lẫn ngoại trưởng Indonesia lần lượt khẳng định sẽ kiện Trung Quốc ra Tòa Hình Sự Quốc Tế nếu Bắc Kinh khăng khăng giữ yêu sách về chủ quyền đối với quần đảo Natuna của Indonesia.

Dường như sự cương quyết của Indonesia khiến Trung Quốc vừa phải cân nhắc thiệt hơn, vừa phải hành động ngay lập tức: Xác định chủ quyền quần đảo Natuna thuộc về Indonesia...

Tuyên bố mới nhất của Trung Quốc: Từ bỏ yêu sách chủ quyền đối với một phần vùng biển quanh quần đảo Natuna của Indonesia có thể giúp Trung Quốc không phải đối mặt với một vụ kiện mới, liên quan tới yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông, nhưng chưa rõ Trung Quốc sẽ làm gì với đường chín đoạn để chứng tỏ “thiện chí:” Quần đảo Natuna là của Indonesia chứ không phải của Trung Quốc.

Cần nhắc lại rằng, kể từ khi công bố đường chín đoạn để xác định chủ quyền của mình tại Biển Đông, Trung Quốc từng nhiều lần khẳng định, khu vực này là di sản mà tổ tiên người Trung Hoa để lại cho Trung Quốc. Trung Quốc đã dựa vào các bằng chứng vững chắc về lịch sử để vạch ra đường chín đoạn nhằm xác định chủ quyền bất khả tranh biện của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Nay, nếu Trung Quốc không vẽ lại đường chín đoạn, thì quần đảo Natuna của Indonesia vẫn thuộc phạm vi yêu sách của Trung Quốc mà vẽ lại để đường chín đoạn không xâm hại đến chủ quyền của Indonesia thì “những bằng chứng vững chắc về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông” lại bị chính Trung Quốc làm cho lung lay. (G.Đ.)
11-13- 2015 2:52:16 PM 

Số người chết tăng cao trong những vụ tấn công khủng bố ở Paris

Các nạn nhân nằm trên vỉa hè một nhà hàng ở Paris, ngày 13/11/2015.
Các nạn nhân nằm trên vỉa hè một nhà hàng ở Paris, ngày 13/11/2015.VOA-14.11.2015 05:33
Những kẻ khủng bố đã tổ chức nhiều vụ tấn công cùng lúc vào tối thứ Sáu tại Paris, giết chết hàng chục người bằng súng tự động và những vụ nổ bom.
Nhiều người bị giữ làm con tin tại một nhà hát, nơi một buổi trình diễn của một ban nhạc Mỹ bị gián đoạn bởi những tiếng súng dồn dập của loại súng trường tự động Kalashnikov. Có tới 1.000 khán giả tại nhạc hội này; nhiều người thoát được, nhưng chưa rõ có bao nhiêu người bị bắt làm con tin hay bị hành quyết.
Tổng thống François Hollande cho biết ông đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ra lệnh đóng cửa biên giới của Pháp - một hành động chưa từng có ở châu Âu trong thế kỷ thứ 21. Tại Washington, Tổng thống Barack Obama nói rằng Mỹ sẵn sàng giúp đỡ bằng bất cứ cách nào có thể.
Một quan chức cảnh sát Pháp nói với VOA sáng sớm thứ Bảy (giờ địa phương) rằng số người chết hiện là 67 người, và vẫn đang tăng lên.
Chưa có tuyên bố nhận trách nhiệm ngay lập tức về những vụ tấn công.
Một nhân chứng bên trong nhà hát cho biết những kẻ tấn công đã liên tục xả súng vào đám đông và chỉ dừng lại để lên đạn. Người này khi đó đang ở gần một lối thoát và thoát được ra ngoài trong những giây mà những tay súng dừng lại.
Một trong những vụ đánh bom đầu tiên xảy ra ngay bên ngoài một sân vận động, nơi Tổng thống Hollande và một đám đông lớn đang xem một trận bóng đá giữa đội tuyển quốc gia Pháp và Đức.
Nhân viên cứu hộ và nhân viên y tế cấp cứu nạn nhân tại một nhà hàng ở Paris, ngày 13/11/2015.
Nhân viên cứu hộ và nhân viên y tế cấp cứu nạn nhân tại một nhà hàng ở Paris, ngày 13/11/2015.
Cảnh sát đã sơ tán ông Hollande, nhưng khi trận đấu dừng lại nhiều người trong đám đông đã chạy vào sân và đứng túm tụm trong nỗi sợ hãi.
Những nhà hàng và những quán bar trong một khu vực trung tâm đông đúc của thủ đô nước Pháp, gần Quảng trường Cộng hòa, cũng bị những kẻ tấn công nhắm mục tiêu.
Ông Hollande đã kêu gọi một cuộc họp nội các khẩn cấp lúc nửa đêm sau khi ông ra lệnh đóng tất cả cửa khẩu biên giới.
Quốc tế lên án
Tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi vụ tấn công là một "nỗ lực kinh hoàng nhằm khủng bố thường dân."
Thủ tướng Anh David Cameron viết trên Twitter: "Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giúp đỡ." Ông cho biết ông bàng hoàng về những sự kiện ở Paris và cầu nguyện cho người dân Pháp.
Tại Liên Hiệp Quốc, một phát ngôn viên cho biết Tổng thư ký Ban Ki-moon "lên án những vụ tấn công khủng bố hèn hạ" và "đòi phóng thích ngay lập tức nhiều người được nói là đang bị cầm giữ làm con tin ở nhà hát Bataclan."
Khán giả đổ xô vào sân vận động Stade de France sau một vụ nổ gần đó, ngày 13/11/2015.
Khán giả đổ xô vào sân vận động Stade de France sau một vụ nổ gần đó, ngày 13/11/2015.
Giới chức Mỹ cho biết đại sứ quán Mỹ tại Pháp đang kiểm tra sự an toàn của tất cả công dân Mỹ ở Paris. Tuy nhiên, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết tại thủ đô của Mỹ rằng "không có mối đe dọa cụ thể hoặc đáng tin cậy nào nhắm vào Mỹ."
Vụ tấn công quy mô lớn hôm thứ Sáu gợi nhớ tới vụ tấn công của những tay súng Hồi giáo vào tháng 1 giết chết 17 người.
Tháng trước, Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại của Pháp Bernard Bajolet cho biết tại một diễn đàn rằng có nhiều vụ tấn công rất khó phát hiện.
"Mọi thứ đã thay đổi kể từ ngày 9/11. Ví dụ, trong tháng qua, chúng tôi đã phá vỡ một số lượng nhất định những vụ tấn công nhắm vào lãnh thổ của chúng tôi bằng phương tiện của chúng tôi hoặc nhờ sự hợp tác mà chúng tôi có với CIA, NSA và những cơ quan như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi lúc nào cũng có thể phá vỡ những vụ tấn công như vậy," ông nói.

Vụ dòi bò trong cơm: Tiết lộ thông tin về công ty cung cấp suất ăn

Theo Nguoiduatin-13.11.2015 | 09:01 AM
Khi phóng viên liên hệ với Công ty Amara để làm việc thì lập tức 3, 4 bảo vệ ra ngăn cản. Mặc dù đã đưa giấy giới thiệu, và nói rõ nội dung công việc nhưng những bảo vệ này không cho vào làm việc.
Tin mới nhất, xoay quanh vụ việc hàng loạt công nhân thuộc Công ty TNHH giầy Amara Việt Nam ( Doanh nghiệp đến từ Trung Quốc) có trụ sở tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, sau khi khi ăn những xuất cơm có dòi bò lổm nhổm phải nhập viện để cấp cứu trong tình trạng bị ngộ độc chóng mặt, buồn nôn, đau bụng.
Làm rõ nguồn gốc xuất sứ thực phẩm có...dòi
Để rộng đường dư luận, làm rõ trách nhiệm, cũng như nguyên nhân khiến hàng loạt công nhân thuộc Công ty Amara bị ngộ độc, chiều ngày 12/11 PV báo Người Đưa Tin đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định về những vẫn đề này.
Vụ dòi bò trong cơm: Tiết lộ thông tin về công ty cung cấp suất ăn - Ảnh 1
Những công nhân thuộc Công ty TNHH giầy Amara Việt Nam bị ngộ độc
Qua buổi làm việc, ông Phạm Trọng Duy, Phó chủ tịch UBND huyện Trực Ninh cho hay: “Vào khoảng 13 giờ 30 phút chiều ngày 11/11 khi nhận được thông tin hàng loạt công nhân thuộc Công ty Amara bị sốc ngất, lập tức tôi và lãnh đạo huyện cùng với cơ quan Công an huyện, UBND thị trấn Cổ Lễ xuống hiện trường để làm rõ sự việc. Khi xuống tới Công ty Amara lãnh đạo huyện chỉ đạo phía Công ty chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để kịp ứng phó những tình huống xấu có thể xảy ra”.
Thông tin từ ông Phạm Trọng Duy cho biết thêm: “UBND huyện yêu cầu Phòng y tế huyện, Bệnh viện Đa khoa huyện, các trạm y tế tăng cường dội ngũ y bác sỹ, thuốc men để túc trực sãn sàng cấp cữu những công nhân bị ngộ độc, phòng khi số lượng bệnh nhân tăng lên, vì Công ty có tới hơn 2000 công nhân”.
“UBND huyện cũng đã đề nghị phía Công ty Amara và Công ty CP XD TM Trực Ninh (đơn vị ký hợp đồng cung cấp hàng nghìn xuất cơm cho Công ty Amara) do ông Nguyễn Xuân Trường làm Giám đốc, bà Vũ Thị Thu làm Trưởng bếp, trình bày rõ sự việc, quá trình nấu ăn, để làm rõ trách nhiệm của những đơn vị này. Đặc biệt, UBND huyện cũng đề nghị Công ty CP XD TM Trực Ninh trình bày rõ nguồn gốc xuất xứ những thực phẩm trên”, ông Phạm Trọng Duy nói.
Ông Phạm Trọng Duy cũng cho rằng: “UBND huyện đã nhờ Chi cục ATVSTP tỉnh lấy mẫu những thực phẩm trên để kiểm tra. Hiện tại vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, Công ty CP XD TM Trực Ninh có đầy đủ giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP do Chi cục ATVSTP cấp. Các đơn vị trực tiếp và liên quan đến sự việc sai phạm ở đâu thì xử lý ở đó, nếu có tái phạm thì sẽ thu hồi giấy phép”.
Bảo vệ công ty có công nhân ngộ độc không cho phóng viên vào làm việc
Cũng trong chiều ngày 12/11, PV báo Người Đưa Tin đã đến trụ sở Công Ty Amara để tìm hiểu thông tin, tuy nhiên khi phóng viên liên hệ với Công ty để làm việc thì lập tức 3, 4 bảo vệ ra ngăn cản không cho phóng viên vào. Mặc dù Phóng viên đã đưa giấy giới thiệu, các giấy tờ liên quan cũng như nội dung công việc nhưng những bảo vệ này vẫn kiên quyết ngăn cản. Một bảo vệ nói “Báo chí hay bất kỳ ai, ở đâu cũng đều phải đứng ngoài, liên hệ làm việc cũng không được vào”.
Vụ dòi bò trong cơm: Tiết lộ thông tin về công ty cung cấp suất ăn - Ảnh 2
Bảo vệ Công ty TNHH giầy Amara Việt Nam ra đóng cổng không cho người lạ cũng như phóng viên vào.
Cũng theo một số công nhân của Công ty Amara chia sẻ khi lấy điện thoại ra quay video thì bị một người đàn ông đuổi đánh và “cướp” điện thoại, mà những công nhân này cho rằng người đàn ông đó là nhân viên của công ty.
Có hay không việc "cướp" điện thoại của công nhân quay clip?
Để làm rõ trách nhiệm của những người liên quan cũng như người đánh và “cướp” điện thoại của công nhân, PV báo Người Đưa Tin đã đến trụ sở Công an huyện Trực Ninh để tìm hiểu về những vấn đề này, tuy nhiên do lãnh đạo Công an huyện đi vắng nên vẫn chưa có thông tin.
Vụ dòi bò trong cơm: Tiết lộ thông tin về công ty cung cấp suất ăn - Ảnh 3
Cổng Công ty TNHH giầy Amara Việt Nam được đóng chặt.
Được biết, trong bài Nam Định: Kinh hoàng dòi bò trong cơm, hàng loạt công nhân chết ngất, chiều ngày 11/11, có rất nhiều công nhân thuộc Công ty TNHH Giầy Amara Việt Nam lần lượt nhập viện để cấp cứu trong tình trạng bị ngộ độc chóng mặt, buồn nôn, đau bụng.
Vào lúc 12 giờ trưa ngày 11/11tại nhà ăn của công ty có khoảng 2.000 công nhân ăn trưa ngay ở đây, và được chia làm 2 ca. Thực đơn bữa ăn trưa gồm cơm, su su xào, giò, lạc rang, canh rau. Những bữa ăn dành cho công nhân được công ty ký hợp đồng với một cơ sở nấu ăn tư nhân gần công ty. Sau khi ăn xong, nhiều công nhân bị nôn, thậm chí công nhân còn bị ngất lịm ngay tại nơi làm việc.
Một nhóm công nhân khi ăn xong, đến cuối bữa có một nam công nhân thấy thừa một miếng giò liền lấy thìa múc nước canh đổ lên miếng giò, thì thấy có con dòi từ miếng giò đó bò ra. Khi thấy miếng giò có dòi, công nhân liền gọi nhau đến kiểm tra và quay lại video miếng giò, sau đó thông báo cho những người ăn ca sau. Nhận được thông tin những công nhân ăn ca sau liền kiểm tra lại những xuất cơm của mình, thì đều thấy trong giò có dòi bò lổm nhổm ra cơm.
Công nhân liền đình công bỏ ra về không làm việc nữa, được khoảng 15 phút thì có nhiều công nhân lần lượt ngất lịm đi mà không có biểu hiện buồn nôn tiêu chảy, có người thì chỉ kịp nôn ra được một lần rồi cũng ngất đi. Sau đó công ty gọi xe cấp cứu để đưa những người bị ngộ độc vào Bệnh viện Đa khoa huyện Trực Ninh cấp cứu.
Nhiều công nhân khác, khi thấy công nhân lấy điện thoại quay lại cảnh dòi trong đồ ăn, giò có dòi thì có một người đàn ông, mà theo họ là quản lý cấp cao ở công ty đã đuổi theo để đánh và “cướp” lấy điện thoại. Phải đến khi bị nhiều công nhân chứng kiến vụ việc phản ứng họ mới chịu trả lại điện thoại cho công nhân…
Báo Người Đưa Tin tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc.
Lê Hiếu

Mãi lộ ở phà Vàm Cống

TT - Từ phản ảnh của giới tài xế thường qua lại phà Vàm Cống nối Đồng Tháp và An Giang, phóng viên Tuổi Trẻ đã theo dõi nhiều ngày liền và phát hiện nạn mãi lộ ở bến phà này.

Những chiếc xe tải sau khi "làm luật" đều thoải mái được chạy vào làn ưu tiên - Ảnh: Đức Vịnh
Những chiếc xe tải sau khi "làm luật" đều thoải mái được chạy vào làn ưu tiên - Ảnh: Đức Vịnh
Phà Vàm Cống qua sông Hậu nối liền An Giang với Đồng Tháp nằm trên trục giao thông huyết mạch. Xe cộ qua lại từ phà này rất đông, muốn sớm được qua phà thì nhà xe phải chung chi.
Lâu nay nạn ùn xe kẹt phà ở phà Vàm Cống là nỗi thống khổ luôn ám ảnh cánh tài xế. Dư luận cho rằng bến phà có cố tình tạo ra cảnh kẹt phà để làm tiền. Sự thật thế nào?
“Các cơ sở kinh doanh giàu có thường mua bến. Như vậy không công bằng. Chỉ có giới tài xế chạy thuê nghèo như chúng tôi chịu thiệt, cứ mãi phải khốn khó với nạn kẹt phà
Anh Lê Văn Dũng 
(tài xế xe tuyến Sa Đéc - Long Xuyên)
Mua bến
Đoạn đường dẫn xuống phà Vàm Cống bên bờ phía Đồng Tháp có bảng quy định chia ra ba làn đường tách biệt. Làn dành cho xe tải ở bên trái, kế đó là làn dành cho xe chở khách và ôtô cá nhân.
Còn làn ưu tiên nằm ở rìa bên phải. Không phải đối tượng ưu tiên nhưng xe nào muốn qua phà nhanh chóng thì cứ việc rẽ qua làn đường ưu tiên chạy thẳng xuống bến, rồi đưa tiền cho nhân viên kiểm soát vé là xong.
Qua nhiều ngày đêm thường có mặt tại phà Vàm Cống, PV Tuổi Trẻ ghi nhận phần lớn phương tiện chạy vào làn ưu tiên là các loại xe tải chở đủ thứ hàng hóa và ôtô con biển trắng (xe cá nhân). Các xe này luôn được dẫn dắt cho xuống phà sớm, ở hai làn còn lại mỗi lượt chỉ cho vài ba chiếc xuống phà, nên thường phải đậu nối đuôi chờ đợi hàng giờ.
Chiều 6-11, hai dãy xe tải, xe khách đậu chờ kéo dài cả cây số, hành khách ngồi la liệt bên lề đường ngóng từng chiếc xe nhích trên đường đợi, trong khi đó ở làn ưu tiên có cả đoàn xe tải đang lần lượt xuống phà trước.
“Họ cứ ưu ái dành cho làn xe ưu tiên như vầy thì hai giờ nữa xe chở khách của tôi cũng chưa thể qua phà” - anh Nguyễn Trọng Hòa, tài xế xe lữ hành, thở dài.
Theo quy định, những loại xe như cấp cứu, công vụ, chở vật liệu dễ cháy nổ, động vật còn sống, thực phẩm đông lạnh... mới được qua làn ưu tiên.
Tuy nhiên, thực tế ở phà Vàm Cống thì hoàn toàn khác hẳn. Sau khi mua vé, hễ thấy đông xe là các tài xế xe tải, ôtô con biển số trắng lập tức rẽ qua làn ưu tiên, chạy thẳng xuống bến, chờ được hướng dẫn qua phà trước.
Tại sao những xe này lại được ưu tiên qua phà trước? Theo tìm hiểu, chúng tôi thấy ở làn ưu tiên, vé xuống phà tài xế thường được cuộn tròn hoặc xếp lại, nhân viên kiểm soát vé nhanh nhảu đưa tay phải nắm lấy một cách chuyên nghiệp.
Các nhân viên lấy vé mà không xé để đưa lại một nửa tờ cho tài xế như thường lệ. Tiếp cận cánh tài xế được biết họ đặt tờ 50.000 hoặc 100.000 đồng trong tấm vé, lúc xe chạy vào cổng họ đưa cho nhân viên kiểm soát vé.
Ngỡ chúng tôi là tài xế mới chạy xe tuyến đường này, các tài xế chuyên chở thức ăn chăn nuôi về các tỉnh tây sông Hậu hướng dẫn tận tình: “Muốn qua phà sớm thì mua vé xong cứ chạy vào làn ưu tiên bên phải, khi chạy xuống bến cứ kèm theo 50.000 hay 100.000 đồng đưa cho nhân viên kiểm soát vé là xong. Bao lâu nay đều bỏ tiền ra mua bến như vậy. Nó diễn ra ngang nhiên sờ sờ, ai mà không biết”.
Đúng là cánh tài xế đều biết rất rõ việc chung chi ở bến phà Vàm Cống. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ cho hay họ phải bỏ tiền “mua bến” để sớm qua phà. “Đơn vị chúng tôi có hàng chục xe tải, mỗi ngày phải chung chi cả bạc triệu” - một lãnh đạo hợp tác xã vận tải ở An Giang tiết lộ.
Các số liệu thống kê cho thấy mỗi ngày trung bình có khoảng 5.000 ôtô các loại qua phà. Giới tài xế ước tính với mỗi xe chung chi 50.000 - 100.000 đồng thì chỉ cần 1/5 trong lượng xe trên “mua bến” là nhân viên ở phà có thêm một nguồn rất khủng.
Riêng những xe thỉnh thoảng mới qua phà Vàm Cống, không biết chuyện chung chi thì có đám “cò” dẫn dắt. Đám “cò” bám lấy xe chào mời suất qua phà “siêu tốc” với giá 200.000 - 300.000 đồng/xe.
Trong vai phụ xế của một xe tải cần qua phà nhanh, chúng tôi được “cò” hét giá 300.000 đồng, kỳ kèo mãi được bớt xuống còn 200.000 đồng. Nhận tiền xong, “cò” chỉ cho xe chạy qua làn ưu tiên, sau đó “cò” còn có mặt tại chốt kiểm soát cùng với mấy nhân viên phà hướng dẫn cho xe xuống phà.
Một nhân viên phà Vàm Cống “hướng dẫn” xe biển trắng xuống phà trước theo làn đường ưu tiên - Ảnh: Đ.Vịnh
Một nhân viên phà Vàm Cống “hướng dẫn” xe biển trắng xuống phà trước theo làn đường ưu tiên - Ảnh: Đ.Vịnh
Ùn tắc do nạn “mua bến”
Chiều 7-11, tại phà Vàm Cống, xe tải và ôtô con lần lượt rẽ qua làn ưu tiên để sớm xuống phà. Trong khi đó ở bên hai làn đường xuống bến không ưu tiên thì xe đậu nối đuôi kéo dài, nhiều xe chờ gần hai giờ mà chỉ nhích thêm một đoạn ngắn.
Cánh tài xế bực bội rời xe ra ngồi dưới gốc cây bên đường tránh nóng, họ nói một khi bến phà cứ chăm chăm giải quyết cho các xe bên làn ưu tiên qua phà trước thì ở hai làn xe còn lại sẽ rơi vào tình trạng ùn ứ càng nặng nề.
“Hằng ngày qua phà tôi thường gặp cảnh ấm ức này mà không biết kêu ai” - mấy tài xế của xe khách Phương Trang lắc đầu ngao ngán. Những ngày đêm đi thực tế ở phà, PV Tuổi Trẻ cũng ghi nhận đúng như lời các tài xế than phiền.
Nhiều người thắc mắc bến phà Vàm Cống có chín phà và xây dựng thêm hai bến phụ, vậy tại sao xe cộ vẫn hay bị ùn ứ, nhất là ở bờ phía Lấp Vò (Đồng Tháp)? Phải chăng ở đây có chuyện cố tình tạo ra việc ùn ứ, ách tắc nhằm trục lợi?
Từ 23g ngày 6-11 đến sáng 7-11 xe khách, xe tải đậu hai hàng chờ phà kéo dài tới cầu Lạch Mắm. Phương tiện từ các nơi đổ về cứ rẽ qua làn ưu tiên để khỏi bị kẹt phà. Đám “cò” cũng rảo tới rảo lui chào mời suất qua phà nhanh giá 300.000 đồng/xe, rồi dẫn xe xuống tận bến.
Khoảng 2g sáng, khi hai hàng xe vừa vơi đi thì chúng tôi thấy vài chiếc phà chợt ngưng hoạt động, cảnh ùn ứ tái diễn, xe cộ lại đậu nối tiếp thành hai hàng dài chờ tới sáng. Trong khi đó bên làn ưu tiên các phương tiện “mua bến” cứ xuống phà... thoải mái, nhanh chóng. Nhiều ngày sau đó tình trạng vẫn diễn ra tương tự.
Theo tìm hiểu, gần đây phần lớn xe muốn qua phà nhanh thì chủ yếu là đưa tiền trực tiếp cho nhân viên kiểm soát vé hướng dẫn xuống phà. “Với 50.000 - 100.000 đồng mà khỏi ngồi trên xe dài cổ chờ hàng giờ thì... kể ra cũng rẻ.
Cái lợi lớn là mình có thời gian chạy nhiều chuyến hơn, thấy mình giao nhận hàng nhanh chóng nên càng có thêm nhiều mối kêu chở hàng” - anh Lê Văn Tính, tài xế xe tải chạy tuyến TP.HCM - Kiên Giang, tâm sự.
Cánh xe tải thì có thể chung để qua phà sớm, còn xe khách thì chịu. Trong quy định đối tượng ưu tiên không có dạng xe khách, nếu để xe chở khách qua làn ưu tiên thì quá... lộ liễu nên rất hiếm khi xe khách được “mua bến” để qua phà nhanh.
“Xe tải trùm bạt lại thì không thấy trong đó chở hàng gì nên không phân biệt là nó chở hàng thuộc nhóm được ưu tiên hay không ưu tiên. Dù mình biết rõ nó đang chở hàng thô, nhưng nhiều khi phản ứng thì nhân viên bến phà bảo đó là xe chở thực phẩm tươi sống nên được ưu tiên. Mình đành chịu” - cánh tài xế xe khách ấm ức.
13/11/2015 10:17
ĐỨC VỊNH (ducvinh@tuoitre.com.vn)

Xin tiền
Trong các lần qua sông trên những chuyến phà, chúng tôi thường thấy nhân viên trên phà đến gõ cửa từng xe xin tiền, tài xế nào cũng thường thủ sẵn 5.000 - 10.000 đồng nhanh nhảu đưa ngay. Trưa 7-11, một nhân viên phà còn xin thêm nước khoáng từ chiếc xe khách Công ty Phương Trang.
“Gọi là tiền bồi dưỡng cho họ hướng dẫn xe lên phà, sắp chỗ, chuyện này đã thành lệ từ lâu rồi, xe khách, xe tải đều phải cho. Nếu không lần sau qua phà sẽ bị khó dễ. Với những xe biển số ở tỉnh thành xa thỉnh thoảng qua lại thì có thể phải cho số tiền cao hơn” - các tài xế cho hay.
Giới tài xế xe tải đều nói nhân viên trên phà nhìn sơ qua là biết xe chở quá tải trọng, nên họ thường xin thêm tiền. Còn xe chở heo, bò, gia cầm thì theo quy định là phải bao chuyến qua phà, nhưng vẫn phải bồi dưỡng thêm.
“Trấn lột trắng trợn”
Chiều 12-11, PV Tuổi Trẻ làm việc với lãnh đạo cụm phà Vàm Cống - đơn vị trực tiếp quản lý bến phà Vàm Cống. Sau khi cùng trực tiếp xem nhiều hình ảnh mà PV chụp và quay lại, ông Lê Huy Khánh, phó giám đốc cụm phà Vàm Cống, khẳng định qua những hình ảnh đó cho thấy nhân viên bến phà đã lợi dụng, cố tình làm sai quy định để làm tiền nhà xe hết sức trắng trợn, ngang nhiên.
“Làn đường ưu tiên chỉ dành cho một số đối tượng theo quy định, số phương tiện thuộc dạng này không nhiều. Thế nhưng qua các hình ảnh cho thấy khá nhiều xe không thuộc diện ưu tiên mà vô làn này để được qua phà sớm. Rõ ràng là nhân viên bến phà nhận tiền nên cho qua. Những hình ảnh đó khẳng định sai phạm sờ sờ ra rồi. Phải nói là trấn lột trắng trợn” - ông Khánh nói.
Ông Khánh cho biết từng nghe nói việc nhân viên bến phà làm tiền tài xế. Cụm phà đã nghiêm cấm, lập tổ kiểm tra phòng chống tiêu cực. Qua đó, từng phát hiện xử lý kỷ luật nhiều nhân viên bến. Tuy nhiên, do lực lượng thiếu lại phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ nên vẫn không thể kiểm soát ngăn chặn hết.
Trước đó, PV Tuổi Trẻ cũng đề nghị ông Nguyễn Văn Cần - trưởng bến phà Vàm Cống - cùng xem những hình ảnh liên quan tới việc “mua bến” nhưng ông Cần nói mình đang bận việc gấp, đồng thời nhận sai và xin... thông cảm bỏ qua cho, sau đó sẽ kiểm tra xử lý.
Ngày 6-11, chúng tôi còn mời ông Nguyễn Văn Cần trực tiếp quan sát tình trạng xe tải, ôtô con biển trắng chạy vào làn đường ưu tiên, ông Cần nhìn nhận đa số xe đi trên làn ưu tiên và được cho xuống phà trước là hoàn toàn sai.
“Giải quyết qua phà như vậy là sai quá rồi. Đúng là chúng tôi sai sót” - ông Cần nói. Đề cập về chuyện “cò” lộng hành, ông Cần thừa nhận ở hai bên bến phà lâu nay đều có “cò”, những lúc kẹt phà họ đứng ra mồi chài, thu tiền của một số nhà xe, rồi chặn đầu xe khác để cho xe của “thân chủ” xuống phà.
Ông Cần cho rằng đó là do “cò” tự ý làm, không có chuyện móc nối với nhân viên bến phà. Tại sao nhân viên để cho giới “cò” tự tung tự tác? Ông Cần giải thích do phạm vi đường lên xuống bến dài hàng trăm mét, trong khi lực lượng bảo vệ mỏng nên không thể kiểm soát hết.
“Đám “cò” này rất hung dữ, không ngán ai cả, ai ngăn cản họ hành hung ngay, họ từng rượt chém một số nhân viên chúng tôi” - ông Cần phân bua. Giải thích về chuyện giới tài xế nghi ngờ nhân viên phà cố ý gây ùn tắc để trục lợi, ông Nguyễn Văn Cần cho rằng việc ùn tắc bên bờ phía Đồng Tháp là do lượng phương tiện các nơi đổ về nhiều, gây quá tải cục bộ.