Tuesday, July 22, 2014

Luôn ủng hộ dù Anh là ai!






Viết ngắn khi đến thăm nhà nhạc sĩ Việt Khang

Nguyễn Võ (Blog Huỳnh Ngọc Chênh) - Ngoại anh ấy sau nhiều biến cố, gần năm nay bắt đầu sợ người lạ đến nhà, và bà luôn lẩm bẩm rằng thà giết bà đi, đừng bắt bớ giam cầm bà, bà có tội gì đâu! Thà cắt cổ bà đi, chứ đừng hành hạ, bỏ đói bà, không cho bà nhận thức ăn...
  
Ba anh ấy chỉ vừa ra đầu hẻm đón chúng tôi vào nhà, thì trong này bà đã ăn gần nửa con cá sống... bà không còn đủ minh mẫn để nhận ra mùi tanh nữa, chỉ khóc lóc la toáng lên rằng: "tại sao cá khô mà cũng không cho gửi vào, trong đó nó đói chết thì sao, sao tụi bây ác vậy?"...

Mình hiểu tại sao bà lại nói sảng như vậy....!!! Chỉ biết im lặng, những người bạn đi chung với mình ai cũng quay mặt đi mà khóc. 

Em anh ấy thì học xong sư phạm ra cũng không được thi tuyển viên chức ở tỉnh, không được nhận vào bất cứ trường nào trong khu vực. Người làm tài xế cho một công ty thuộc khu công nghiệp Sóng thần cũng mất việc vì không may công ty ấy lại là công ty nhà nước.

Hôm qua,nghe đâu mẹ và vợ con anh đã đón xe khách chuyến 3h khuya để thăm anh. Trong 15-20p gặp mặt ngắn ngủi ấy không thể nào đủ để kể nhau nghe hết trăm nỗi khó khăn, ngàn mối lo toan của người trong nhà cùng những gian khổ bất công anh đã chịu đựng trong 1 tháng qua.

Nhưng thôi, âu cũng nhờ vậy mà họ còn chút niềm tin vào cuộc sống, dìu dắt nhau bước qua quãng đường cam go này. Biết nhiều chỉ khổ đau thêm thôi...

Cũng đã gần 3 năm rồi... thôi cố lên anh nhé, mọi người vẫn luôn bên anh, luôn ủng hộ anh... dù ANH LÀ AI!


Nguyễn Võ

PICS:Sài Gòn: Bất ngờ biểu tình đòi quyền sống tại phố Tây


Khu phố Tây, Bùi Viện Q.1 tối 22.7


Facebook Cô Gái Đồ Long - Xuất phát từ chủ trương của UBND P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 Sài Gòn về việc lập lại trật tự lòng lề đường khu phố Tây từ ngày 15.3.2014, thời gian gần đây lượng khách đến phố Tây giảm hơn 30% so với trước.

Luật là vậy, nhưng khu vực đặc biệt của Sài Gòn về đêm này, nhậu ngồi trong nhà sao... zui được. Không ngồi yên như mọi khi bị hốt, lần này các hộ kinh doanh tràn xuống đường, giơ cao các biểu ngữ viết vội: "Chúng tôi muốn sống!", "Hãy cho tôi sự sống!", "We want life"...

Có mấy chị em nằm lăn ra trước mũi xe của đội TTĐT. Có các anh Tây uống xin xỉn cũng nhào ra biểu tình ké. Rồi lực lượng CSCĐ được điều tới...

Náo loạn!



Canada kiện Việt Nam bán phá giá thép mạ kẽm

HÀ NỘI (NV) - Các nhà sản xuất của Canada vừa kiện Việt Nam cùng với một số quốc gia xuất cảng thép mạ kẽm bán phá giá vào nước này.

Sáng ngày 22 tháng 7, 2014, Cục Quản Lý Cạnh Tranh của Bộ Công Thương Việt Nam xác nhận tin nói rằng, loại thép mạ kẽm của Việt Nam bị nhà sản xuất của Canada kiện bán phá giá. Ngoài Việt Nam, loại thép mạ kẽm của các quốc gia khác như Ðài Loan, Ấn Ðộ, Indonesia, Philippines, Nam Hàn, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine cũng bị kiện tương tự.


Thép Việt Nam xuất cảng bị kiện bán phá giá. (Hình: web: chongbanphagia.vn)

Theo phúc trình của Cục Quản Lý Cạnh Tranh của Bộ Công Thương Việt Nam thì đây là vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp thứ hai mà Canada nhắm vào Việt Nam, và là vụ thứ bảy mà Việt Nam bị kiện trên thế giới theo luật chống trợ cấp.

Trước đó, máy biến thế của Việt Nam cũng đã bị Canada đệ nộp hồ sơ kiện bán phá giá. Trong vài năm trở lại đây, có nhiều loại sản phẩm của Việt Nam bị các nước kiện bán phá giá, từ đinh thép cho đến con tôm, cá basa...

Tài liệu của trang web chongbanphagia.vn cho hay, riêng trong vụ thép mạ kẽm này, nguyên đơn là công ty tư nhân trách nhiệm hữu hạn BlueScope Steel của Úc. Công ty này cho rằng, Việt Nam đã xuất cảng hàng sang Úc với giá thấp hơn giá trị thông thường, và việc bán phá giá này gây thiệt hại đáng kể cho ngành công nghiệp của Úc, như suy giảm lợi nhuận, suy giảm tỉ lệ hoàn vốn đầu tư, giảm việc làm, giảm khả năng tăng vốn tái đầu tư. Ðơn kiện cũng nói rằng, Việt Nam đã xuất cảng sang Úc khoảng 12,524 tấn thép cuộn cán nguội, chiếm gần 7% thị phần nhập cảng của Úc.

Báo mạng VOV của Việt Nam cho biết, mới đây thôi, đinh thép Việt Nam bị công ty Hoa Kỳ kiện bán phá giá. Ðây là vụ kiện “Chống bán phá giá và chống trợ cấp” thứ tư của các nhà sản xuất của Hoa Kỳ nhắm vào các sản phẩm Việt Nam, sau túi nhựa, ống thép hàn carbon, mắc áo bằng thép.

Trong các vụ kiện như thế, mức thuế đánh vào sản phẩm của Việt Nam nhập cảng vào Hoa Kỳ có thể bị đẩy lên rất cao, bao gồm thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. (PL)

07-22-2014 3:57:52 PM
Theo Người Việt

Putin tự hại

Tổng Thống Nga Vladimir V. Putin đang lâm vào thế bí sau khi chiếc máy bay MH-17 của Hàng Không Mã Lai bị bắn hạ, làm chết 298 người. 



Cả thế giới công nhận một hỏa tiễn SA-11 của Nga đã bắn rớt chiếc phi cơ này, từ vùng đất do quân phiến loạn kiểm soát, do ông Putin tiếp tế vũ khí và đưa biệt kích Nga sang chỉ huy. Nhưng ông Putin vẫn chối; trâng tráo nhất là các đài ti vi Nga đổ tội cho chính phủ Ukraine, với cơ quan tình báo Mỹ CIA đứng sau lưng. Nhưng quân đội Ukraine chưa bao giờ dùng đến loại hỏa tiễn từ dưới đất bắn lên (địa không) trong các cuộc tiễu trừ phiến loạn, giản dị vì quân nổi loạn chưa bao giờ có máy bay. Quân đội Nga hay Ukraine đều có khả năng xác định một chiếc máy bay trên cao 10,000 mét là phi cơ quân sự hoặc dân sự, quân phiến loạn thì không có dụng cụ kỹ thuật và được huấn luyện, cho nên mới họ lầm chiếc Boeing 777 là phi cơ chiến đấu. Nhưng họ cũng không có chuyên viên để điều khiển việc phóng chiếc hỏa tiễn “tầm nhiệt” SA-11 này. Phải có các chuyên viên trong quân đội Nga tham dự trong tội ác.

Vladimir Putin vẫn tìm cách chối tội. Hai tướng lãnh người Nga vẫn còn lên tiếng đổ tội cho quân đội Ukraine, đòi hỏi chính phủ Mỹ phải trưng ra bằng cớ là quân phiến loạn đã phóng chiếc hỏa tiễn. Ông Putin còn một cách chối tội khác, là mô tả chiếc hỏa tiễn đó là do quân phiến loạn cướp được từ kho vũ khí của quân đội Ukraine, mà việc đó có thể xẩy ra. Nhưng các hỏa tiễn chứa trong kho thường không đầy đủ, đặc biệt là còn thiếu các đầu đạn chứa chất nổ và bộ phận kích hỏa. Vì vậy, câu chuyện dính tới cả chính quyền cộng sản Việt Nam. Cảnh sát quốc tế mới ngăn chặn được một kiện hàng chứa các bộ phận của hỏa tiễn SA-11, xuất phát từ Việt Nam trên đường chuyển tới Ukraine. Có thể chính quyền Nga đã yêu cầu cộng sản Việt Nam trả lại một số bộ phận viện trợ trong thời chiến tranh, và ra lệnh gửi thẳng sang miền Ðông Ukraine, nơi phiến quân kiểm soát để tránh tiếng cho Nga.

Vladimir Putin đang tự đưa đầu vào chiếc thòng lọng mà ông ta tính dùng để treo cổ nền độc lập và chế độ tự do dân chủ tại Ukraine. Putin đã mù quáng vì tham vọng tái lập một đế quốc Nga, giống như từ thời các Nga hoàng và thời chế độ cộng sản. Năm 1994, Putin đã nói về nỗi ẩn ức của mình tại một hội nghị quốc tế ở St. Petersburg; khi đó ông ta mới chỉ là phụ tá cho vị thị trưởng thành phố này. Putin nói rằng lãnh thổ Nga đã bị xé mất quá nhiều đất đai sau khi chế độ cộng sản sụp đổ. Ông ta kể đến vùng Crimea, đến miền Bắc Kazakhstan, và những vùng khác như chung quanh Kaliningrad ở bờ biển Baltic. Ông nói rằng chính phủ Nga không thể “bỏ rơi” 25 triệu người nói tiếng Nga sống ở nước ngoài; và kêu gọi thế giới phải tôn trọng quyền của nước Nga phải bảo vệ “đại dân tộc Nga” (russkiy mir). Với luận điệu như thế, chính quyền cộng sản Bắc Kinh có thể cũng đòi “bảo vệ” các người gốc Trung Hoa ở khắp vùng Ðông Nam Á, kể cả Singapore!

Năm 1999, Putin lên làm thủ tướng, rồi trở thành tổng thống Nga trong hai nhiệm kỳ. Sau mấy năm đóng vai thủ tướng, ông ta trở lại làm tổng thống, với triển vọng thêm hai nhiệm kỳ bẩy năm nữa. Trong hai nhiệm kỳ đầu, Putin đã đóng vai trò một chính khách sẵn sàng cộng tác với thế giới bên ngoài. Năm 2001, Tổng Thống Mỹ George W. Bush sau khi gặp Putin đã tuyên bố, “có thể nhìn thẳng vào mặt nhau được,” ý nói có thể tin tưởng Putin không có tham vọng đế quốc. Trước khi đắc cử làm tổng thống lần thứ hai, Putin đã bắt đầu thực hiện tham vọng đó, với cuộc xâm lăng Georgia. Nhưng đến năm 2013, kế hoạch bành trướng của Putin mới lộ rõ, sau khi không thể ngăn cản nước Ukraine tiến đến gần với Liên Hiệp Châu Âu (EU) qua một hiệp ước hợp tác thương mại. Putin đã gây rối loạn rồi sát nhập vùng Crimea; và nay đang gây loạn ở hai tỉnh miền Ðông, sát biên giới Nga.

Phản ứng của các nước dân chủ Tây Phương rất dè dặt trước các hành động của Putin. Dân Mỹ không ai chấp nhận đưa quân đến cứu nước Ukraine, cũng như trước đây không cứu Georgia. Vũ khí duy nhất để ngăn cản Putin là phong tỏa kinh tế, nhưng kinh tế các nước Âu Châu đều bị ràng buộc quá chặt chẽ với Nga. Một phần ba số khí đốt và dầu lửa dùng ở Châu Âu được nhập cảng từ Nga; trong quá khứ Putin đã dọa cắt nguồn tiếp tế này. Chính phủ Mỹ không thể đơn phương phong tỏa kinh tế Nga, vì sẽ thất bại nếu các nước Châu Âu không hợp tác.

Vladimir Putin đã thực hiện một kế hoạch “tầm ăn dâu” đối với Ukraine. Sau khi nuốt được Crimea, Nga đã xúi giục những người gốc Nga ở miền Ðông Ukraine nổi lên đòi quyền tự trị, tuyên bố thành lập cả một “nước Cộng Hòa Nhân Dân” mới. Trong khi đó, Putin dùng thủ đoạn vuốt ve bên ngoài, và tuyên bố cộng tác với các nước khác để giữ “hòa bình, ổn định” trong xứ Ukraine. Chỉ có chính phủ Mỹ tiếp tục dùng các biện pháp cứng rắn, khi đơn phương ra lệnh phong tỏa hai công ty năng lượng lớn nhất của Nga và mấy ngân hàng quan trọng. Hành động “trừng phạt” này diễn ra một ngày trước khi xẩy ra vụ bắn hạ chiếc máy bay MH-17; với viễn tượng các nước Châu Âu vẫn chưa chịu hợp tác.

Nhưng vụ MH-17 đã thay đổi tình thế. Phản ứng của cả thế giới là phẫn nộ, không những vì cảnh gần 300 thường dân vô tội bị thảm sát, mà còn vì thái độ trâng tráo của chính quyền Vladimir Putin.

Bà Thủ Tướng Ðức Angela Merkel, Thủ Tướng Anh David Cameron và Tổng Thống Pháp Francois Hollande đã nói chuyện với nhau vào cuối tuần qua, đồng ý rằng chính sách trong vụ Ukraine phải thay đổi; trong cuộc họp của ngoại trưởng các nước bắt đầu ngày hôm qua, Thứ Ba, 21 Tháng Bảy. Hòa Lan là một nước Âu Châu vẫn chủ trương dè dặt đối với Nga trong vụ này; nhưng chính phủ Hòa Lan đang bị áp lực từ dân chúng phải thay đổi, sau khi gần 200 công dân nước họ chết oan. Âu Châu sẽ phải chấp nhận thiếu thốn khí đốt trong mùa Ðông năm tới, để cho ông Putin một bài học. Một cuộc nghiên cứu của hãng dầu Total, Pháp, cho thấy Âu Châu có thể chịu đựng được một mùa Ðông nữa, dù Nga cắt đứt hơi đốt. nhưng các nước Bulgaria, Romania, Hungary and Slovakia sẽ gặp khó khăn nhất. Nước Ý cũng phụ thuộc vào nguồn hơi đốt của Nga nhưng có thể được bù đắp bằng nguồn khác, đến từ Bắc Phi và Trung Ðông.

Nếu cả Mỹ và Âu Châu cùng phong tỏa mạnh hơn, nền kinh tế Nga sẽ khốn đốn. Ngay từ tuần trước, hai thị trường chứng khoán đã mất 5% và 7% và đồng rúp của Nga đã xuống giá, sau khi chiếc máy bay MH-17 bị bắn hạ. Nhiều đại gia, tỷ phú đô la ở Nga đã than phiền rằng chính sách của ông Putin sẽ làm kinh tế Nga khánh kiệt. Chính ông Putin sẽ không thể quyết định cắt tất cả nguồn tiếp tế dầu, khí cho Âu Châu, kể cả đường dẫn qua Ukraine, vì nước Nga cũng đang cần ngoại tệ, như dân Châu Âu cần năng lượng. Một phần ba ngân sách chính phủ Nga tùy thuộc vào việc xuất cảng dầu khí. Vũ khí năng lượng của Nga chỉ có giá trị trong ngắn hạn, trong vài ba năm, vì nước Mỹ đang bắt đầu thặng dư dầu khí, sẽ trở thành một xứ xuất cảng nhiều hơn nhập cảng.

Ông Putin có thể đang chiếm lợi thế về quân sự tại miền Ðông Ukraine, nhưng trên các mặt trận ngoại giao, kinh tế, ông ta đang bị đẩy vào chân tường. Về lâu dài thì tham vọng bành trướng để tái lập một đế quốc Ðại Nga sẽ hoàn toàn thất bại. Khi kinh tế suy sụp thì những vận động phản kháng của người dân Nga sẽ bùng lên, chính ngai vàng của ông Putin cũng khó vững.

07-22- 2014 7:15:53 PM 
Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt

Starbucks, Burger King bị dính vụ tai tiếng thực phẩm ở Trung Quốc

THƯỢNG HẢI, Trung Quốc (Reuters) - Một vụ tai tiếng thực phẩm hiện gây chấn động ở Trung Quốc, đang kéo thêm cả công ty cà phê Starbucks của Mỹ, cùng Burger King Worldwide Inc. và các công ty khác, kể cả sản phẩm của công ty McDonald's Corp bán ở Nhật.

Công ty McDonald's và công ty Yum Brands Inc., công ty mẹ của KFC, đã phải ngỏ lời xin lỗi các khách hàng Trung Quốc hôm Thứ Hai sau khi có các bằng chứng cho thấy công ty cung cấp thịt cho họ từ nhiều năm nay, Shanghai Husi Food Co Ltd., trực thuộc công ty OSI Group LLC ở Mỹ, đã cung cấp thịt quá hạn cho các cửa hàng của hai công ty này ở Trung Quốc.


(Hình minh họa: Peter Parks/AFP/Getty Images)

Hôm Thứ Ba, công ty Starbucks nói rằng một số cửa hàng của họ từng bán sản phẩm có thịt gà do Shanghai Husi cung cấp, nơi bị các thanh tra thực phẩm đóng cửa hôm Chủ Nhật sau khi có cuộc điều tra của đài truyền hình Trung Quốc cho thấy nhân viên công ty này dùng thịt quá hạn “đã có mùi hôi thối” và nhặt thịt rơi rớt trên sàn để đưa vào nơi xay, dùng tay không để sờ vào thịt heo, thịt bò trên hệ thống dây chuyền, sàn nhà đầy rác rưởi, thiếu vệ sinh.

Công ty McDonald's nói thịt do công ty Shanghai Husi giao cũng được bán cho các cửa hàng của họ ở Nhật, nơi dùng trong sản phẩm McNuggets.

Các công ty khác như Burger King và Dicos, hệ thống nhà hàng “fast food” đứng hàng thứ ba ở Trung Quốc, căn cứ theo thăm dò của Ting Hsin International, cho hay họ sẽ ngưng sử dụng sản phẩm do Shanghai Husi cung cấp.

Công ty bán pizza, Papa John's International, cho hay đã rút ra mọi loại thịt do Shanghai Husi giao và ngưng mua hàng của công ty này.

An toàn thực phẩm hiện là ưu tiên hàng đầu cho giới tiêu thụ ở Trung Quốc tiếp theo một vụ tai tiếng năm 2008 khi các sản phẩm sữa bị nhiễm độc chất hóa học melamine khiến sáu trẻ sơ sinh thiệt mạng và hàng ngàn trẻ khác bị bệnh. Các vụ tai tiếng an toàn thực phẩm khác trong ngành thịt heo, bò và gia cầm trong vài năm trở lại đây cũng khiến giới tiêu thụ ở Trung Quốc tìm mua sản phẩm của các công ty ngoại quốc vì cho rằng có được tiêu chuẩn an toàn cao hơn.

Starbucks cho biết không có liên hệ thương mại trực tiếp với Shanghai Husi, nhưng một số sản phẩm thịt gà họ mua lại từ một công ty khác đã do Shanghai Husi cung cấp. Sản phẩm này được bán ở 13 tỉnh và các thành phố lớn tại Trung Quốc.

Vụ này xảy ra sau khi công ty Wal-Mart Stores Inc. bị chỉ trích năm nay vì một công ty nội địa cung cấp thịt cho họ ở Trung Quốc đã trộn lẫn thịt chồn vào thịt lừa

Công ty Husi Foods Co. Ltd đã cung cấp thịt cho các cửa hàng McDonald's tại Trung Quốc trong 22 năm qua và Pizza Hut từ sáu năm nay. (V.Giang)

07-22-2014 6:31:19 PM
Theo Người Việt

Tàu Trung Quốc vội rời đi sau khi đâm hỏng tàu cá Việt Nam

(NLĐO) - Chiều 22 - 7, tàu cá QNg 96077 TS, do ngư dân Võ Thành Nhân, 45 tuổi (thôn Tây xã An Vĩnh, Lý Sơn - Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng đã cập đảo Lý Sơn sau hơn 20 ngày bám biển Hoàng Sa. Tàu này tố đã bị tàu Hải Giám của Trung Quốc truy đuổi, húc phải làm hỏng be và mũi tàu

Vừa cập bờ, thuyền trưởng Nhân cùng các lao động đi cùng đã trình báo với lực lượng biên phòng cùng Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam việc bị tàu Hải giám Trung Quốc có trang bị vũ khí, truy đuổi, đâm va làm hư hỏng be và mũi tàu.

 Tàu Trung Quốc vội rời đi sau khi đâm hỏng tàu cá Việt Nam

Tàu Trung Quốc vội rời đi sau khi đâm hỏng tàu cá Việt Nam

Mũi và be tàu cá QNg 96077 TS, bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng nặng.
Mũi và be tàu cá QNg 96077 TS, bị tàu Trung Quốc đâm làm hư be, mũi tàu

Thuyền trưởng Nhân kể tàu ông cùng 12 lao động rời đảo Lý Sơn ra Hoàng Sa thả lưới ngày 30-6. Đến trưa 6-7, trong lúc đang thả lưới tọa độ 16,25 vĩ độ Bắc, 112,42 kinh độ Đông cách đảo Cô Lin (Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 5 hải lý về phía Nam, bất ngờ xuất hiện nhiều tàu Hải Giám Trung Quốc. Các tàu này nhanh chóng tạo thành vòng vây áp sát mạn tàu ông Nhân, riêng 2 tàu Hải Giám số hiệu 1312 và 807 có trang bị vũ khí nhằm thẳng và đâm trực diện.

“Thấy tàu Hải Giám 1312 tăng tốc nhằm mũi tàu cá, tôi vội cho tàu vòng tránh nhưng không kịp, cú đâm mạnh đã khiến tàu tôi chao nghiêng và hư hỏng mũi, be phải. Thấy chúng tôi gần chìm, các tàu Trung Quốc nhanh chóng tăng tốc trốn khỏi hiện trường” - Thuyền trưởng Nhân bức xúc.

Ông Nhân và các ngư dân đi cùng nhanh chóng khắc phục sự cố bằng việc gia cố ván tại những nơi bị hỏng, liên lạc với đất liền báo cáo tình hình, tìm nơi tránh bão số 1, động viên nhau tiếp tục bám biển làm ăn.

Đại úy Lê Văn Sự, thuộc Trạm biên phòng An Hải cho biết xác minh ban đầu cho thấy tàu cá QNg 96077 TS bị hư hỏng nặng nơi mũi và be phải, trên be tàu nơi bị đâm va còn lưu lại nhiều vết sơn màu, nghi của tàu Hải giám Trung Quốc, rất may không ngư dân nào bị thương.
Thứ Ba, 19:12  22/07/2014
Tin-ảnh: V.Mịnh

Tài xế chống nạnh mời công an lên phường làm việc

(Baodatviet) - 'Tôi đề nghị đồng chí không có phù hiệu gì, tôi không biết đồng chí là ai, tôi mời đồng chí về công an phường', người lái xe yêu cầu.
Trên một số diễn đàn dành cho dân chơi ô tô đang lan truyền một đoạn clip dài hơn 12 phút, ghi lại hình ảnh tài xế xe con đang bị một chiến sĩ Công an phường chặn đầu xe bắt lỗi vi phạm gây xôn xao.
Trên một số diễn đàn dành cho dân chơi ô tô đang lan truyền một đoạn clip dài hơn 12 phút, ghi lại hình ảnh tài xế xe con đang bị một chiến sĩ Công an phường chặn đầu xe bắt lỗi vi phạm gây xôn xao.
Theo thông tin chia sẻ cùng với những hình ảnh xuất hiện trong clip thì sự việc gây náo loạn đường phố, xôn xao mạng này xảy ra tại khu vực gần bến xe Giáp Bát (Giải Phóng, Hà Nội) hôm 20/7 vừa qua.
Theo thông tin chia sẻ cùng với những hình ảnh xuất hiện trong clip thì sự việc gây náo loạn đường phố, xôn xao mạng này xảy ra tại khu vực gần bến xe Giáp Bát (Giải Phóng, Hà Nội) hôm 20/7 vừa qua.
Trong clip, tài xế ô tô bị một người mặc cảnh phục xưng là Công an phường chặn đầu xe và yêu cầu xuất trình giấy tờ để kiểm tra vì cho rằng tài xế đã
Trong clip, tài xế ô tô bị một người mặc cảnh phục xưng là Công an phường chặn đầu xe và yêu cầu xuất trình giấy tờ để kiểm tra vì cho rằng tài xế đã "vi phạm luật giao thông”.
Tuy nhiên, tài xế khẳng định bản thân không hề vi phạm, vì lúc lái xe tới đây “do đường tắc nên mới điều khiển xe từ từ...”. Không chỉ vậy, tài xế này còn bày tỏ sự nghi ngờ người đang bắt lỗi mình “không phải là Công an”, bởi người này chỉ mặc cảnh phục chứ “không có phù hiệu, biển tên” nên “không có tư cách để bắt lỗi dừng xe, yêu cầu xuất trình giấy tờ”.
Tuy nhiên, tài xế khẳng định bản thân không hề vi phạm, vì lúc lái xe tới đây “do đường tắc nên mới điều khiển xe từ từ...”. Không chỉ vậy, tài xế này còn bày tỏ sự nghi ngờ người đang bắt lỗi mình “không phải là Công an”, bởi người này chỉ mặc cảnh phục chứ “không có phù hiệu, biển tên” nên “không có tư cách để bắt lỗi dừng xe, yêu cầu xuất trình giấy tờ”.
Chủ xe còn nhất định mời chiến sĩ Công an đã bắt lỗi mình về trụ sở phường để giải quyết: “Nếu tôi sai, lỗi tôi sẽ nộp phạt, còn đồng chí này là ai mà tôi phải xuất trình giấy tờ, nhỡ không phải Công an thì sao? Phù hiệu, tên tuổi đồng chí là gì không có, tôi không biết là ai...?".
Mặc cho những lời yêu cầu của tài xế, chiến sĩ Công an vẫn đứng cầm gậy điều tiết giao thông và cười mỉm, rồi liên tục gọi điện thoại cho đồng đội đến hỗ trợ. Một lúc sau, một chiến sĩ Công an tên Nguyễn Văn Lưu đã có mặt cùng đồng đội giải quyết sự việc.
Mặc cho những lời yêu cầu của tài xế, chiến sĩ Công an vẫn đứng cầm gậy điều tiết giao thông và cười mỉm, rồi liên tục gọi điện thoại cho đồng đội đến hỗ trợ. Một lúc sau, một chiến sĩ Công an tên Nguyễn Văn Lưu đã có mặt cùng đồng đội giải quyết sự việc.
Ngay sau khi xuất hiện, clip nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Rất nhiều luồng ý kiến được đưa ra xoay quanh đoạn clip này.
Thành viên Cao Chi Nguyen bình luận:
Ngay sau khi xuất hiện, clip nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Rất nhiều luồng ý kiến được đưa ra xoay quanh đoạn clip này. Thành viên Cao Chi Nguyen bình luận: "Bác chủ xe này rất cứng, rất chuẩn, nắm rõ luật, Công an phường không đeo bảng tên thì chả có tư cách làm việc”.
Trong khi đó, một số thành viên mạng lại cho rằng, khả năng tài xế điều khiển xe có vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, khi thấy Công an phường không có
Trong khi đó, một số thành viên mạng lại cho rằng, khả năng tài xế điều khiển xe có vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, khi thấy Công an phường không có "phù hiệu, biển tên" (như lời tài xế) nên lấy cớ đó để bắt bẻ, cãi cùn.

Thùy Dung (Tổng hợp)

Nhật Bản ra đòn tách Trung Quốc khỏi các nước láng giềng

(Baodatviet) - Việc Nhật Bản và Mông Cổ ký hiệp định thương mại tự do là một đòn đau giáng thêm vào Trung Quốc...
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở nên đặc biệt căng thẳng sau khi Bắc Kinh cuối năm ngoái đơn phương tuyên bố thiết lập vùng ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm lên một số đảo tranh chấp với Tokyo. Đặc biệt, mới đây, Nhật Bản đã thông qua quyền phòng vệ tập thể qua việc giải thích lại hiến pháp hòa bình của nước này. Điều này đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, thậm chí giới quan sát lo ngại xung đột quân sự giữa hai nước có thể xảy ra.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và người đồng cấp Mông Cổ Altankhuyag Norov tại Ulan Bator.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và người đồng cấp Mông Cổ Altankhuyag Norov tại Ulan Bator vào tháng 3/2013

Song song với việc nâng cao năng lực phòng vệ, thời gian qua Nhật Bản cũng liên tiếp ra đòn cô lập Trung Quốc. Với diện tích rộng lớn của mình, biên giới đất liền Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia. Nhật Bản đã "ra đòn" bằng cách tăng cường quan hệ với các láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Ký kết hiệp định thương mại tự do với Mông Cổ, quốc gia vốn bị Trung Quốc tham vọng biến thành "sân sau", là bước đi mới nhất của Nhật Bản nhằm cô lập quốc gia này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định thỏa thuận này sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước sang một giai đoạn mới. Ông cũng cho biết Tokyo sẽ hỗ trợ Ulan Bator thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và phát triên kinh tế bền vững. Hồi năm ngoái, Nhật Bản đã công bố gói hỗ trợ kinh tế bổ sung cho Mông Cổ.
Bản thân Mông Cổ cũng luôn cảnh giác với người láng giềng đầy tham vọng bá quyền như Trung Quốc, vậy nên họ luôn tìm cách mở rộng quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và Nhật Bản cũng nằm trong cơ hội này. Tổng thống Elbegdorj khẳng định củng cố quan hệ ngoại giao với Tokyo là một trong những ưu tiên hàng đầu của Ulan Bator.
Bên cạnh Mông Cổ, Nhật Bản đã thiết lập và tăng cường hợp tác với hàng loạt hàng xóm khác của Trung Quốc, từ Nga, Ấn Độ đến Myanmar, Pakistan, Việt Nam, Lào, CHDCND Triều Tiên...
Với Nga, trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ hai nước Nhật-Nga nhiều khi bị căng thẳng bởi tranh chấp đối với 4 hòn đảo mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril, còn Nhật gọi là lãnh thổ phương Bắc. Hai nước thậm chí không thể ký kết được hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới 2 vì tranh chấp trên.
Thế nhưng sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe đã có nhiều động thái xích lại gần Nga. Bằng chứng cho thiện chí muốn thiết lập quan hệ tốt đẹp với Nga là hôm 16/7, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã thể hiện sự ủng hộ “mơ hồ” đối với các động thái của Mỹ và phương Tây nhằm vào các công ty năng lượng, các viện tài chính, các nhà cung cấp vũ khí và cả 4 công dân khác của Nga sau sự kiện ở Ukraine.
Ông Yoshihide Suga nói: "Chúng tôi đang theo dõi tình hình của châu Âu và Mỹ. Quan điểm của chúng tôi về Ukraine là cộng đồng quốc tế cùng phối hợp giải quyết các vấn đề, vì vậy chúng tôi muốn có những biện pháp thích hợp để phù hợp với quan điểm đó”.
Đối với CHDCND Triều Tiên, đồng minh truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản cũng có nhiều thay đổi về chiến lược khi quyết định nới lỏng biện pháp trừng phạt Triều Tiên.
Hay với Myanmar, quốc gia từng bị Trung Quốc coi là "sân sau", Thủ tướng Abe đã có chuyến thăm thiện chí hồi tháng 5/2013 và mang theo gần 1 tỷ USD tiền viện trợ phát triển và một kế hoạch thiết lập mạng lưới điện trên toàn quốc cho đất nước này.
Những ví dụ trên chỉ là một phần trong hàng loạt động thái Nhật Bản đã và đang thực hiện với các hàng xóm của Trung Quốc. Nhật Bản đang nỗ lực xây dựng một liên minh chiến lược, hình thành vòng kim cô siết chặt Trung Quốc.

An Thái

Video Clip xôn xao thiệp cưới in bản đồ cảnh báo có công an núp


Dân mắc bệnh 'bỏ quên tiền' ở nhà cán bộ?

(Baodatviet) - Xã hội cảm thấy vô cùng lo lắng khi phát hiện ra bệnh mới của người dân, đó là bệnh...bỏ quên tiền ở nhà cán bộ
a
Người dân mắc bệnh bỏ quên tiền ở....nhà cán bộ? (Ảnh minh họa)
Sau 6 tháng đầu năm triển khai công tác phòng chống tham nhũng, toàn TPHCM có 6 vụ nộp lại tiền tổng trị giá 8.050.000 đồng. Rất nhiều trường hợp được giải thích là do dân…bỏ quên.
Đọc bản tin về việc có 6 trường hợp nộp lại tiền, quà tặng của dân ở TP HCM, chắc nhiều người cảm thấy như tôi, rất lấy làm vui mừng vì đã có 6 cán bộ công khai làm người gương mẫu. Tuy nhiên bên cạnh đó, tôi cũng cảm thấy vô cùng lo lắng khi phát hiện ra bệnh mới của người dân, đó là bệnh bỏ quên tiền.
Nguyên văn bản tin như sau: “UBND TP.HCM cho biết trong 6 tháng đầu năm 2014, thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, toàn TP có 6 trường hợp nộp lại quà tặng đều ở quận Phú Nhuận, TPHCM.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nghiêm Xuân Hoàng, Trưởng Ban Tuyên giáo quận ủy Phú Nhuận xác minh theo thông tin cập nhật mới nhất, quận Phú Nhuận có 6 cán bộ nộp lại quà tặng và tiền của người dân bỏ quên với tổng giá trị 8.050.000 đồng.
Cụ thể, tại phường 14, quận Phú Nhuận có 3 trường hợp gồm Chủ tịch UBND phường Trần Ngọc Phú (nộp lại 5 triệu đồng và 1 áo sơ mi của cơ sở trong phường tặng); Chị Trần Nguyễn Minh Trang - cán bộ hội phụ nữ phường (nộp lại 400.000 đồng), ông Bùi Văn Phúc- cán bộ phường (nộp 350.000 đồng) đều là tiền của người dân bỏ quên.
Chị Trương Thị Mỹ Lai - Hiệu trưởng Trường Độc Lập - nộp lại 2 triệu đồng do phụ huynh tặng. Ngoài ra, có 2 chiến sĩ cảnh sát giao thông là Phan Trung Kiên (nộp lại 200.000 đồng), Phạm Khắc Kiệt (nộp lại 100.000 đồng).
Theo ông Hoàng - đây là những trường hợp lần đầu tiên nộp lại quà tặng ở quận. Sắp tới, quận sẽ có kế hoạch tuyên dương và nhân rộng những hành động đẹp này”.
6 trường hợp cho cả một thành phố có đến 8 triệu dân như TP HCM chưa phải là nhiều, nhưng điều đáng ngại là rất nhiều trong số đó đều là tiền của dân “bỏ quên” ở nhà cán bộ. Có cả trường hợp dân “bỏ quên” đến cả 5 triệu đồng.
Đọc đến đây thì bạn đọc có cảm thấy lo lắng giống như tôi không nhỉ? Ông bà ta có câu “đồng tiền liền khúc ruột”, thế mà có nhiều người lại đãng trí đến như thế, “bỏ quên” cả 5 triệu đồng, bằng một tháng lương của công chức bậc trung có khoảng trên chục năm thâm niên công tác. Quả là quá đáng lo.
Mà 6 trường hợp nộp lại tiền bỏ quên này dù sao cũng chưa phải con số lớn, chắc chắn còn nhiều những vụ bỏ quên khác với khối lượng khổng lồ hơn thì sao đây. Những người mắc bệnh bỏ quên tiền ấy đâu cả rồi, họ đang ở đâu, phải mau chóng tập hợp về mà đi điều trị tâm lý đi chứ. Quên gì chứ ai lại quên tiền.   
Một người bạn tôi đọc xong bản tin liền bình luận: “Dân thì bỏ quên còn quan thì phải giúp dân cất giữ đồ bỏ quên. Báo đăng nguyên từ “bỏ quên” mà thấy yêu nước mình thật, hồn nhiên như… cô tiên”.
Đúng là sống ở Việt Nam, nếu không chọn một thái độ sống hồn nhiên thì làm sao mà sống vui được. Tôi xin dẫn ra một trường hợp rất “hồn nhiên” khác, ấy là Bộ Công thương. Bộ này mới đây công bố như sau:
“Riêng kết quả qua kiểm tra nội bộ về việc "cấm sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị gây thất thoát, lãng phí; cấm tặng quà, nhận quà không đúng quy định" trong dịp Tết Nguyên đán Giáp ngọ -2014 cho thấy, chưa phát hiện vụ việc tham nhũng”.
a
Sao thế nhỉ?
Còn theo báo cáo Công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2014 do Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương công bố, với trên 1.500 cuộc tự kiểm tra theo kế hoạch mới chỉ phát hiện được 1 vụ vi phạm. Cụ thể, đó là một vụ trộm cắp than tại Công ty Than Hạ Long.
Một tỷ lệ thật tuyệt vời, trên 1.500 cuộc kiểm tra tham nhũng chỉ phát hiện ra 1 vụ trộm cắp than, còn lại tuyệt nhiên không có dấu hiệu của tham nhũng. Vậy cán bộ cứ trong sạch thanh liêm thế, dân ta có phúc quá rồi còn gì. Từ nay những ai kêu ca phải chi tiền bôi trơn cho cán bộ để giải quyết công việc nên ngồi mà tự kiểm điểm bản thân đi nhé, “đổ điêu” cho người tốt thế sao.
Cuộc khảo sát 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết, 30% dân Việt Nam đã phải đút lót nhân viên công quyền. 55% số người được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên.
Mặc dù năm 2013, Việt Nam xếp thứ 116 trên tổng số 177 nước trong bảng đánh giá hàng năm về tham nhũng trong khu vực công của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, nhưng chỉ cần lấy một bộ như Bộ Công thương ra làm ví dụ cho sự tự kiểm tra thì 1.500 cuộc kiểm tra, làm gì tìm thấy vụ tham nhũng nào ngoài 1 vụ trộm.
Đất nước mình đáng yêu thế đấy. Cán bộ chỉ nhìn thấy điểm tốt ở bản thân và đồng nghiệp, tuyệt nhiên không có dấu hiệu tham nhũng. Dân thì chán tiền đến độ mắc căn bệnh tự tìm đến cơ quan, nhà riêng của cán bộ mà bỏ quên tiền.
Càng ngày tôi càng tin Việt Nam là quốc gia hạnh phúc nhất nhì thế giới.
  • Mi An

Sơn La liên tục động đất, đại thảm họa lơ lửng bên trên Hà Nội



Người Việt - Ba trận động đất liên tiếp xảy ra trong đêm 19 Tháng Bảy ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La, khiến người ta nhớ đến cảnh báo về đại thảm họa cho Hà Nội cách nay khoảng 15 năm.

Trận động đất đầu tiên ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La xảy ra vào lúc 19 giờ 14 phút 57 giây tối 19 Tháng Bảy, với cường độ 4.3 độ richter. Trận động đất thứ hai xảy ra vào lúc 20 giờ 23 phút 46 giây, với cường độ 3.2 độ richter. Đến 21 giờ 42 phút 16 giây lại cóthêm một trận trận động đất nữa với cường độ 3.5 độ richter.

Trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hồng Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần của Viện Vật lý địa cầu Việt Nam xác nhận, trận động đất đầu tiên gây rung động cấp ba đến khu vực nội thành Hà Nội và cả ba trận động đất đều xảy ra trong đới đứt gãy Mường La – Bắc Yên đang hoạt động.

Từ năm 1999, sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam có dự định xây dựng thủy điện Sơn La, giới khoa học trong và ngoài nước đã liên tục cảnh báo về “đại thảm họa” do dự định này tạo ra, tác động nghiêm trọng tới kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như tương lai Việt Nam và kêu gọi chế độ Hà Nội gạt bỏ dự định đó.

Vị trí tâm chấm động đất ở huyện Mường La, Sơn La, nơi có đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. (Hình: Viện Vật Lý Địa Cầu)

Thủy điện Sơn La là một phần trong hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Ðà. Trước nữa, chính quyền Việt Nam từng cho chặn đoạn giữa của sông Ðà làm thủy điện Hòa Bình. Với dự án thủy điện Sơn La, sông Ðà sẽ tiếp tục bị chặn ở đoạn phía trên thủy điện Hòa Bình để lập nhà máy thủy điện Sơn La.

Về quy mô, thủy điện Sơn La được xem là nhà máy thủy điện lớn nhất Ðông Nam Á (hồ chứa nước có diện tích 224 km2, dung tích 9.26 tỉ khối nước, công suất 2400 MW, sản lượng điện 9.429 tỉ kWh/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 2.5 tỉ Mỹ kim). Ðể thực hiện công trình khổng lồ đó, có khoảng 20,000 gia đình, với trên 100,000 dân, cư trú tại ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên (đa số là người thiểu số) bị buộc phải chuyển đi nơi khác.

Dù được quảng bá rằng sẽ tăng thêm nguồn điện, giảm lũ trong mùa mưa, cấp thêm nước cho đồng bằng sông Hồng trong mùa khô nhưng dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La tạo ra nhiều âu lo hơn là sự vui mừng.

Bản vẽ phối cảnh đập thuỷ điện Sơn La. Công trình được dự báo là một “đại thảm hoạ” đang lơ lửng trên đầu dân chúng đồng bằng sông Hồng.(Hình: VNCold)

Theo giới chuyên viên, hồ chứa nước của thủy điện Sơn La sẽ tạo ra vô số tác động bất lợi đến môi trường (thay đổi về vi khí hậu, hệ động vật, hệ thực vật, đất bị trượt, vận tải chất rắn, suy giảm chất lượng nước, cuộc sống, sinh hoạt của hàng trăm ngàn người sẽ bị xáo trộn hoàn toàn).

Họ còn cảnh báo rằng, vì những trung tâm đông dân cư ở vùng châu thổ sông Hồng đều nằm dưới mực nước lũ, do rừng đã mất, biến đổi khí hậu khiến mưa bão càng ngày càng nhiều và càng lớn, Sơn La lại là vùng có động đất thường xuyên và mạnh nhất Việt Nam (trên khu vực có bán kính 200 cây số quanh công trình thủy điện Sơn La đã xảy ra 1,089 vụ động đất), nên đập thủy điện Sơn La rất dễ vỡ.

Nếu đập thủy điện Sơn La vỡ, đập thủy điện Hòa Bình cũng sẽ vỡ theo và như thế hồ chứa nước của thủy điện Sơn La thực sự là một “đại thảm họa”, treo lơ lửng trên đầu châu thổ sông Hồng. Trên báo chí Việt Nam, người ta đã từng công bố những tính toán, theo đó: “Nếu đập Sơn La vỡ, sau 30 phút, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ sẽ bị chìm sâu dưới mực nước từ 4m đến... 60m và sẽ có khoảng 15 triệu người thiệt mạng”.

Tuy nhiên chế độ Hà Nội đã phớt lờ tất cả. Dự án xây dựng thủy điện Sơn La vẫn được tiến hành.

Hồi tháng 9 năm 2008, người ta đã phát hiện vết nứt trên thân đập chính, đến tháng 2 năm 2009, người ta lại phát giác thêm một số vết nứt nữa chạy dọc các đập không tràn ở cả hai bên phải và trái (trong thủy điện, có hai loại đập quan trọng: đập chính để giữ nước, đập không tràn để dẫn nước vào hầm ngầm giúp chạy máy phát điện, các đập không tràn được ví như “trái tim của nhà máy phát điện”) của thủy điện Sơn La. Một số vết nứt trên đập không tràn dài gần 100m, sâu 6m.

Lúc đó, Hội đồng nghiệm thu các công trình xây dựng có tầm vóc quốc gia cho biết, đã thành lập một tổ chuyên gia để thẩm tra báo cáo của chủ đầu tư (Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam) về việc xử lý những vết nứt tại đập chính thủy điện Sơn La nhưng kết quả thế nào thì từ đó đến nay vẫn chưa được công bố. (G.Đ.)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=191985&zoneid=2#.U84wf_mSzlI

VIDEO : Hàng trăm người dân bao vây phản ứng tổ CSGT “bẻ tay” 1 học sinh




Người dân tố CSGT đạp xe và đánh  HS lớp 11

Đình Thảo (Dân trí) - Phát hiện một học sinh cấp 3 lưu thông xe gắn máy vào đường cấm, tổ CSGT An Sương đã đuổi theo khống chế người vi phạm và “bẻ tay” khiến hàng trăm người dân chứng kiến vụ việc bức xúc phản ứng.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 7h30 sáng 21/7, trên đường Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TPHCM.

Hình ảnh Tài bị CSGT An Sương khống chế
Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên, Nguyễn Anh Tài (học lớp 11 trường THPT Đinh Tiên Hoàng) điều xe gắn máy hiệu Club50 lưu thông trong làn đường ô tô trên đường Trường Chinh hướng ngã tư An Sương về KCN Tân Bình.

Hàng trăm người dân vây kín hiện trường

Phát hiện người vi phạm, tổ CSGT An Sương đang chốt chặn gần đó đã dùng mô tô đặc chủng để truy đuổi. Lúc này, Tài điều khiển xe gắn máy bỏ chạy.

Khi đuổi đến trước nhà số 28/3C đường Trường Chinh thì Tổ CSGT chặn được xe của Tài và ép vào lề đường. Lúc này, các chiến sĩ CSGT khống chế, bẻ ngược tay của Tài về phía sau. Thấy nhóm CSGT chặn xe và “bẻ tay” học sinh, hàng trăm người dân đã tập trung bao vây các chiến sĩ và gọi công an phường đến làm rõ vụ việc.

Ông Ngô Viết Phúc kể lại vụ việc với PV Dân trí

Ông Bùi Văn Hải (49 tuổi, ngụ quận 12), người chứng kiến vụ việc kể lại: Khoảng 7h30, tôi thấy CSGT dùng cây ba trắc đánh vào người 1 học sinh, sau đó họ lôi học sinh này vào lề đường và bẻ ngược tay về phía sau khống chế khiến học sinh này liên tục kêu la.

Một nhân chứng khác là ông Ngô Viết Phúc kể: Khoảng 7h30 sáng 21/7, tôi đang làm bảo vệ tại đây thì phát hiện nhóm CSGT truy đuổi một học sinh đi xe gắn máy, khi họ đuổi kịp học sinh này thì khống chế và bẻ ngược tay học sinh này lại phía sau và đánh đập cậu học sinh này.

Ông Bùi Văn Hải (49 tuổi, ngụ quận 12) thuật lại hành động CSGT "bẻ tay" nam sinh

Do vụ việc xảy ra vào giờ cao điểm khiến giao thông qua khu vực ùn ứ nghiêm trọng. Nhận được tin báo, công an phường Tân Thới Nhất đã có mặt để làm rõ vụ việc. Đến khoảng 8h30, lãnh đạo đội CSGT An Sương cũng đã có mặt tại hiện trường để mời người vi phạm và các chiến sĩ về đội làm việc.

Trao đổi với PV Dân trí, đại úy Lê Văn Hải, Đội phó Đội CSGT An Sương cho biết, hiện đang yêu cầu 3 đồng chí trong tổ công tác tường trình lại vụ việc. Theo đại úy Hải, 3 chiến sĩ trực tiếp truy đuổi Nguyễn Anh Tài vào buổi sáng cùng ngày là Lê Đình Bảo Vinh, Võ Văn Điền và Đào Anh Tú.

Công an phường Tân Thới Nhất có mặt để ghi nhận vụ việc

Hiện chúng tôi đang yêu cầu 3 chiến sĩ trên viết tường trình lại vụ việc để báo cáo lên Phòng. Sau khi xác minh, nếu vi phạm đến đâu chúng tôi sẽ xử lý đến đó”, đại úy Hải thông tin thêm.

Cũng theo đại úy Hải thì 3 chiến sĩ trên thừa nhận có bẻ tay học sinh Tài, chứ không thừa nhận đánh người vi phạm.


Đình Thảo