Tuesday, February 21, 2017

Cần khởi kiện Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An

Trần Thành-22-02-2017
(VNTB) - Với vụ việc công an tỉnh Nghệ An cố tình cản trở, hành hung đe dọa tính mạng của người dân đi đến Tòa án Nhân dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn kiện việc Formosa Hà Tĩnh xả thải gây thiệt hại đến ngư dân, cho thấy đã có thể khởi kiện về dấu hiệu vi phạm hình sự của Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
   Nhiều giáo dân đã bị công an Nghhệ An hành hung dã man trong "ngày lễ máu" 14 tháng    Hai

Tội lạm quyền trong thi hành công vụ
Ngư dân tỉnh Nghệ An chịu nhiều thiệt hại từ việc xả thải của Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, chính sách đền bù về thiệt hại lại không được thực hiện đối với ngư dân tỉnh Nghệ An. Do đó, theo pháp luật liên quan, ngư dân Nghệ An được quyền khởi kiện, buộc Formosa Hà Tĩnh phải đền bù thỏa đáng tất cả các thiệt hại hiện tại, và cả tương lai do việc xả thải gây ra đối với tỉnh Nghệ An.
Hôm 14-2-2017, có khoảng 700 nguyên đơn ở Nghệ An trên đường đi đến Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để thực hiện các thủ tục khởi kiện Formosa Hà Tĩnh, thì đã bị lực lượng công an tỉnh Nghệ An quyết liệt cản trở, dẫn đến xô xát với việc rất nhiều người dân bị công an đánh đập dã man. Hành vi này của lực lượng công an Nghệ An đã vi phạm vào Điều 31, Luật Công an Nhân dân 2014.
Theo Điều 31, những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm: (1). Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (2). Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
Trong vụ việc xảy ra hôm 14-2-2017, dấu hiệu Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An đã lạm quyền trong thi hành công vụ. Bởi nếu không có lệnh của Giám đốc Công an tỉnh, thì chắc chắc lực lượng công an Nghệ An không dám công khai dùng vũ lực để cản trở người dân thực hiện các quyền công dân Hiến định.
Tội danh “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” được quy định ở Điều 282, Bộ Luật Hình sự 1999. Thiệt hại cho lợi ích Nhà nước ở đây, là người dân mất niềm tin vào nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại, khi họ không được khởi kiện kẻ đã gây thiệt hại cho đời sống của mình.
Việc người dân khởi kiện Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An với nội dung như trên, còn đáp ứng theo Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003, Điều 31. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự: “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục”.

Tội cản trở tư pháp
Việc cản trở người dân thực hiện các quyền về tố tụng dân sự hôm 14-2-2017 của công an tỉnh Nghệ An, cho thấy Giám đốc Công an Nghệ An còn có thể sẽ là một bị đơn, nếu người dân thực hiện khởi kiện, yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An bảo vệ quyền được khởi kiện Formosa Hà Tĩnh của người dân Nghệ An.
Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, ở Điều 4 “Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”, nói rằng người dân Nghệ An có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Nghệ An khi họ thực hiện các thủ tục hành chính về tố tụng dân sự để khởi kiện Formosa Hà Tĩnh tại Tòa án huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Lưu ý, ở đây Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An không thể từ chối nhận đơn, vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Bởi theo luật, vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng, là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự, nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. “Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định” (Trích Điều 4.2, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).

Chúng ăn như lợn và chú phỉnh Nguyễn Xuân Phúc cũng bó tay chấm... huề

Người Quan Sát (Danlambao) - Hiện nay có 1.000 doanh nghiệp làm giàu bằng vốn nhà nước - tiền của dân. Tổng số vốn theo giá thị trường lên đến 15.000 tỷ hồ tệ. Trong số này hơn 80% là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động không hiệu quả và thua lỗ. Đứng sau các doanh nghiệp này là dây mơ rễ má, mạng nhện của các quan tham dùng quyền để móc nối lấy vốn nhà nước ra cho bà con, đàn em làm giàu.

Khi nói quan tham là nói chung chung. Tách bạch ra thì sẽ có đám quan tham của phe này và phe khác. Trong số này nhiều tay đầu sỏ là những kẻ làm mưa làm gió thời Nguyễn Tấn Dũng làm gió làm mưa.

Trước vấn nạn có quyền mà thiếu tiền, Nguyễn Xuân Phúc đã ra chỉ thị để tìm cách moi tiền đồng chí. Chỉ thị đó là đòi các doanh nghiệp phải chuyển giao vốn Nhà nước về lại cho SCIC. Trong số 234 doanh nghiệp bị nắm đầu này thì có đến 173 doanh nghiệp không chịu đưa đầu cho ông thủ tướng hói nắm.

Thay vào đó, các quan tham đã tìm cách bán vốn của nhà nước - tiền của dân để kiếm tiền bỏ túi. Viễn cảnh ông tưởng thú nhận lại được là một đống doanh nghiệp nhà nước với số vốn là 0 hồ tệ.

Các ông chủ doanh nghiệp này làm trời làm đất là vì chúng không phải là phó thường dân. Chúng thuộc vào mạng nhện của các quan tham nằm trong UBND các tỉnh, bộ, ban ngành trung ương:

- UBND các tỉnh: 141 doanh nghiệp;
- Bộ Công Thương: 8 doanh nghiệp;
- Bộ Giao thông - Vận tải: 5 doanh nghiệp;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 5 doanh nghiệp;
- Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch: 10 doanh nghiệp;
- Bộ Y tế: 4 doanh nghiệp.

Tất cả nằm dưới quyền của chú phỉnh Nguyễn Xuân Phúc nhưng không xem chú ra cái giống gì.

- Còn lại là 32 doanh nghiệp thuộc Bộ, ban ngành trung ương, nằm dưới trướng của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng nhưng cũng xem đầu đảng không ra cái đầu gì.

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ KH&ĐT (CIEM) thì "nhiều bộ ngành và đại phương đang cố tình trì hoãn việc chuyển giao vốn Nhà nước về SCIC để giữ vốn để quản lý, chỉ chuyển giao những doanh nghiệp yếu kém, đặc biệt nhiều đơn vị lách luật, chống lệnh của Thủ tướng." (*)

Cố tình trì hoãn và chống lệnh của Thủ tướng thì thủ tướng làm gì được nhau? Bó tay chấm huề? Sai đàn em lập thêm một đống doanh nghiệp khác rồi lấy tiền dân biến thành vốn nhà nước và sau cùng tự động trở thành vốn của phe ta?

22.02.2017

Phạm tội, lừa đảo, nói láo: hiệu trưởng và hiệu phó bị mất dạy

Bạn đọc Danlambao - Bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và hiệu phó Nguyễn Thị Hương của Trường tiểu học Nam Trung Yên, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã bị cách chức sau khi vụ việc gây tai nạn cho một em học sinh trong sân trường bị phanh phui.

Nạn nhân là cháu Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2 bị ô tô chở bà hiệu trưởng tông gãy chân trong sân trường. Sau đó bà hiệu trưởng này đã soạn ra một một "Phiếu Khảo sát" để ép các em học sinh phải khai gian cho bà ta là em Kiên bị té gãy chân.


Phải tốn đến 3 tháng trời thì - theo truyền thông lề đảng - nguyên nhân của sự việc mới được các quan chức giáo dục lẫn công an làm rõ. Trên thực tế thì mọi chứng cớ đã rất rõ ràng cho nên phần lớn thời gian là để cho các quan chức tìm cách giải quyết ra sao để xoa dịu dư luận.

Kết quả là cả hai bà hiệu trưởng lẫn hiệu phó đã bị cách chức vì hành vi che giấuvụ tai nạn của học sinh Trần Chí Kiên.

"Che giấu" là "cáo trạng" do công an "điều tra" và Hội đồng kỷ luật của UBND quận Cầu Giấy công bố. Tuy nhiên, tội danh chính xác phải là 4 tội: vi phạm luật giao thông, gây tai nạn, lừa đảo,  che giấu.

Với tội danh trên, việc cách chức là cần thiết nhưng không đủ dưới góc độ luật pháp. Những phạm nhân bị mất dạy này phải bị truy tố ra tòa và xét xử.

Tiếp theo phán xét này, ông Phùng Xuân Nhạ đã ban hành Chỉ thị tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Nói chung là tìm biện pháp để cho các cán bộ giáo dục của đảng bớt mất dạy.

22.02.2017

"Giặc nội xâm" thì chống, "giặc ngoại xâm" thì... thương

Tháng Chín (Danlambao) - Phần đầu của câu trên thuộc về nhan để của báo Quân đội nhăn răng "Chống "giặc nội xâm" - những hồi trống lệnh kiên quyết và chính xác!". Phần sau là bản chất của đảng được truyền máu từ đời Hồ Chí Minh.

Trong bài trống lệnh liên hồi của Quân đội nhăn răng, đàn em của Trọng lú đã đăng đàn để chửi quân thù nội xâm trong đảng. Chửi rằng:

"Ngay sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết liệt chỉ đạo xử lý nghiêm thì đã xuất hiện những kẻ “lưu manh” chính trị tung ra “hỏa mù” rằng: Hoàn toàn không có tham nhũng, chỉ là làm ăn lỗ vốn, đã có thanh tra kết luận không có dấu hiệu của tư lợi cá nhân. Từ đó, họ rêu rao: Đảng can thiệp quá sâu, cố “thổi phồng”, “đã chỉ đạo thì kiểu gì cũng có tội”.

Những kẻ lưu manh chính trị 100% là thế lực thù địch trong đảng chứ chẳng phải nhà dân chủ nào cả. Ở VN, ai không phải là đảng viên mà tự xưng là "lưu manh chính trị" sẽ bị đảng cho ra tòa, hốt vào tù vì tội tiếm danh.

Quân đội nhăn răng nhồi trống tiếp:

"Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo làm rõ các bài báo liên quan đến Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, đã xuất hiện ngay những luận điệu như: “Mớm bóng cho dư luận bức xúc”, “sở hữu cổ phần như thế không có gì sai”, “Đảng đã ra tay thì kẻ không có tội cũng thành có tội”. Từ đó họ cho rằng, Đảng đã “lấn sân” chính quyền trong chống tham nhũng."

Rõ ràng "đối tượng" nhắm đến để chửi là phe chính quyền trong đó có thế lực thù địch Bộ Công thương. Không biết trong đám này có người cầm đầu chính phủ là Nguyễn Xuân Phúc hay không. Nếu có thì dân ta xin vỗ tay hoan hô các đồng chí đảng cướp và chú phỉnh chọi nhau.

Bài báo viết: 

"Trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 6-8-2016 vừa qua, có cử tri đặt câu hỏi: “Tổng Bí thư đã đánh trống rồi, tại sao không đánh liên hồi, mà lại đánh nhát một”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời: “Đánh” là phải thận trọng, “đánh” đâu chắc đó!"

Chắc 100%, đánh đâu chắc đó nên cả lũ ruồi xanh vụt bay mất tiêu, cho đến bây giờ lãnh tụ Lú vẫn đang ngậm mối căm hờn trong tủ lạnh.

Còn nữa, Quân đội nhăn rằng nhà ta còn láo lếu rằng: 

"Một số người cố tình xuyên tạc phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng, “đánh chuột sợ vỡ bình quý” vì vướng lợi ích nhóm. Trên thực tế, có thể dễ dàng tìm lại những bài nói, bài viết, không hề có một chữ nào thể hiện quan điểm bao che, hay e dè một vấn đề gì."

Nếu không bao che e dè thì tên Lú nào lại thỏ thẻ rằng đánh chuột sợ vỡ bình. Mà là bình quý mới kinh!

Tóm lại, hồi trống lệnh kiên quyết lần này của Trọng là để chỉ nhắm vào mợ đồng chí Hồ Thị Kim Thoa. Chỉ thế thôi mà phải đem cả quân đội ra nhăn răng hù doạ thì quá ẹ.

Phải chi trống lệnh kiên quyết được đem ra biên giới đánh liên hồi cho "giặc ngoại xâm" nó ngủ không được nó... chết thì hay biết mấy!

Mà "phải chi" cái nỗi gì! Bên kia biên giới cũng là quê hương mà! 

22.02.2017

Vệt nước màu đỏ, liệu có an toàn không?

Dân Đen (Danlambao) - Liên quan đến việc xuất hiện vệt nước màu đỏ ở cảng Sơn Dương, Hà Tĩnh đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua. Nhiều trang mạng xã hội đã đăng tải bức hình cho thấy một vệt nước màu đỏ dài hơn 50 mét tại cảng Sơn Dương vào ngày 17/2. Hiện tượng này trước đó cũng đã xuất hiện tại cảng Vũng Áng (nơi có trụ sở công nghiệp của Formosa) vào ngày 19/1 khiến rất nhiều người lo ngại một thảm họa môi trường biển khác sẽ tái diễn.

Sự việc vẫn đang được các cơ quan môi trường của nhà nước cộng sản kiểm tra, xem xét. Nhưng báo chí nhà sản có vẻ như đã đi trước một bước. Tin cho hay, sáng ngày 20/2/2017 các cơ quan chức năng Hà Tĩnh sẽ tiến hành lấy mẫu nước biển tại khu vực xảy ra hiện tượng trên để kiểm tra. Sau khi có kết quả sẽ thông tin chính xác đến với người dân. Tuy nhiên rất nhiều trang báo của đảng đã đưa tin:''Đây là hiện tượng bình thường, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn thấy, không thấy xác loài hải sản nào'', một công nhân nói. Tuy nhiên, theo người dân, hiện tượng này gọi là “mé nước”, mỗi năm xuất hiện vài lần. Mỗi lần xuất hiện hiện tượng này là điềm may, mùa trúng đậm cá.

Điềm may đâu chả thấy chỉ thấy hiện nay ngư dân phải khốn khổ trong thảm họa môi trường biển. Vệt nước đỏ ấy dường như tượng trưng cho màu máu, màu mà cộng sản dùng để minh họa cho quốc ca, quốc kỳ của tổ quốc: “cờ in máu chiến thắng vang hồn nước”. Khi máu đã tràn xuống “nước” thì cũng nên hiểu rằng biết bao sinh mạng đã và sẽ tiếp tục tiêu tan vì thứ màu đỏ đáng sợ ấy. Con người còn không thể tồn tại trong “vệt nước đỏ” đó thì chả trách sao công nhân khu công nghiệp Vũng Áng “không thấy xác loài hải sản nào”.

Sự xảo ngôn của báo chí nhà sản đã đạt tới cảnh giới của sự dối trá. Tuyên giáo cộng sản sử dụng báo giới để trước là giảm nhẹ tình tiết vụ việc, rồi lái hướng dư luận. Sau đó sẽ công bố kết quả làm việc, kiểm tra, phân tích theo hướng mọi việc không có gì phức tạp hay nguy hiểm như luận điệu của "thế lực thù địch" xuyên tạc.

Hẳn nhiều người còn nhớ thảm họa biển xảy ra hồi tháng tư năm 2016 do thủ phạm Formosa gây ra. Sau đó chính cộng sản cử đại diện là Bộ trưởng Bộ tài nguyên & môi trường khẳng định “cá chết hàng loạt là do thủy triều đỏ, không liên quan đến Formosa”. Nhưng tất cả diễn biến xảy ra sau đó thì ắt hẳn ai cũng đã biết. Vì thế khi báo chí cộng sản kết luận vệt nước đỏ mới xuất hiện tại cảng Sơn Dương và Vũng Áng chỉ là chuyện bình thường. Đây là sự xem thường đối với hơn 90 triệu dân khi ban tuyên giáo chỉ đạo báo chí nhà sản vội vàng và vượt quyền để kết luận sự việc.

Nhằm khẳng định việc ban tuyên giáo chỉ đạo báo chí kết luận vụ việc là đúng. Bộ Tài nguyên & Môi trường cũng vừa nhập cuộc khi đưa ra “công văn gửi UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đánh giá về hiện trạng môi trường biển mới nhất sau sự cố Formosa”. Trong đó nhấn mạnh "môi trường biển đã an toàn trên cơ sở phân tích nước giữa và nước mặt, trầm tích đáy". Rất nhiều lần Bộ Tài nguyên & Môi trường vội công bố kết luận để rồi sau đó phải giở trò bày ra bữa tiệc cá của quan chức, hay cùng nhau tắm biển. Những việc làm ấy nhằm xây dựng hình ảnh cá nhân quan chức cộng sản và để hy vọng lấy lại lòng tin trong nhân dân. Vốn dĩ người dân đã không còn niềm tin vào sự cai trị của đảng cộng sản thì dẫu cho Bộ Tài nguyên & Môi trường có bày ra hàng chục bữa tiệc ngoài biển, có đưa ra hàng trăm văn bản, cũng không thể lấy lại niềm tin của nhân dân.

Chưa thể khẳng định trong những ngày tới báo chí cộng sản sẽ thông tin ra sao về vụ “vệt nước đỏ” tại Hà Tĩnh. Nhưng chắc chắn một điều là người dân bốn tỉnh thành miền Trung sẽ tiếp tục sống trong nỗi cơ cực. Điều duy nhất lúc này có thể khẳng định biển miền Trung sẽ (chỉ là sẽ) sạch và sẽ an toàn khi không còn sự hiện diện của Formosa. Muốn lấy lại lòng tin của nhân dân thì trước hết nhà cầm quyền cộng sản phải tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam.

21.2.2017

Ai chống lưng 'ông BOT' mà 'ăn' tiền của dân?

 - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật cầu đường VN đặt câu hỏi có ai chống lưng cho 'ông BOT' không mà 'ông' muốn làm gì thì làm?

Đoàn giám sát của UB Thường vụ QH làm việc với cơ quan Kiểm toán nhà nước sáng nay 21/2 về việc thực hiện chính sách pháp luật trong đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thực hợp đồng xây dựng - kinh doanh – chuyển giao (BOT).
Không đi cũng phải trả phí 
Phó tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Quang Thành cho biết theo quy định vị trí trạm thu phí phải có khoảng cách 70km nhưng thực tế xảy ra 2 tình trạng. 
Một là trạm thu phí cho dự án nhưng đặt trên tuyến đường khác và không gắn với dự án, dẫn đến tình trạng người dân không đi trên đường được đầu tư bằng BOT nhưng vẫn phải trả phí cho nhà đầu tư.
Phí BOT, giám sát phí BOT, trạm thu phí
Phó tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Quang Thành
Tình trạng thứ 2 là khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70km nhưng đều được sự chấp thuận giữa Bộ GTVT, Bộ Tài chính và địa phương. Việc này làm cho mật độ trạm thu phí càng dày đặc thêm.
Bên cạnh đó là tình trạng cứ qua trạm là thu phí không kể chiều dài đi được bao nhiêu đều có mức thu như nhau, khiến người dân và DN tại địa phương nơi đặt trạm thu phí hàng ngày phải di chuyển qua lại dù rất ngắn nhưng lại trả phí rất cao.
Ông Thành cũng nêu thực trạng hầu hết các dự án trạm thu phí BOT đều theo hình thức chỉ định thầu, gây khó khăn cho quản lý, kiểm tra kiểm soát. 
Phó Tổng kiểm toán Nhà nước cũng cho hay, kết quả kiểm toán cho thấy việc tính toán xác định tổng mức đầu tư của 11/27 dự án còn chưa chính xác làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý giá trị 465,5 tỷ đồng. 
Sau khi rà soát các chỉ tiêu đầu vào, tính toán lại phương án tài chính sát thực tế, phù hợp quy định, Kiểm toán Nhà nước đã giảm thời gian thu phí hoàn vốn của các dự án từ 10 tháng – 13 năm so với phương án tài chính ban đầu.
Tự tung tự tác, chả ai quản lý
Ông Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật cầu đường VN chỉ ra không chỉ nhiều trạm thu phí trên đường dài mà cả trong đường nội bộ cũng nhiều khiến người dân bức xúc. 
Theo ông Long lợi nhuận của nhà đầu tư từ thu phí trong khi phí phụ thuộc lưu lượng giao thông nhưng các chủ đầu tư cứ tăng ầm ầm, không ai kiểm soát. Ông đề nghị đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ giám sát theo định kỳ 1 năm, 3 năm.
Ông Long cho rằng các quy định vai trò của cấp thẩm quyền quyết định đầu tư là “hữu danh vô thực” làm cho vai trò quản lý nhà nước đối dự án BOT giảm sút.
“Ông phó ban quản lý dự án lại đi làm thuê cho ông BOT thì còn bảo được ai nữa”, ông Long ngao ngán và cho biết đa phần các nhà đầu tư BOT “tự tung tự tác” chả ai quản lý, từ đó làm cho chất lượng công trình không đảm bảo.
“Người dân hỏi có ai chống lưng cho ông BOT không mà ổng muốn làm gì thì làm”, ông Long nói.
Nguyên Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền nêu việc kiểm soát các dự án BOT còn hạn chế để các chủ đầu tư tự tung tự tác, dẫn đến thất thoát, tiêu cực từ tài chính, chất lượng, thời gian, tiến độ.
Đó là do các dự án BOT mang tính chiến lược còn ít, chủ yếu cải tạo nâng cấp trong ngắn hạn. Trong khi việc lập dự án BOT phần lớn do DN làm, cơ quan nhà nước thẩm định phê duyệt. Chính vì vậy dễ dẫn sai sót, có sự thỏa thuận nào đó.
“Tại sao có sự nhầm lẫn giá định mức, nhầm lẫn trong xác định tổng mức đầu tư. Nếu cơ quan quản lý nhà nước chặc chẽ sẽ không có tình trạng này!”, ông Hiền nói và cũng nhắc lại tình trạng dự án bị chuyển nhượng.
“Tại sao không đấu thầu mà phần lớn chỉ định thầu”, nguyên Chủ nhiệm UB Kinh tế đặt câu hỏi và băn khoăn về lộ trình tăng mức phí của các chủ đâu tư mà lẽ ra lưu lượng giao thông ngày một tăng thì mức phí phải giảm mới hợp lý.
Phí BOT, giám sát phí BOT, trạm thu phí
Ông Dương Quốc Anh, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế
Ông Dương Quốc Anh, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế cũng thắc mắc dự án lớn lại chỉ định thầu và đề nghị phải đấu thầu công khai minh bạch việc này.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch hiệp hội Vận tải ô tô VN thì cho rằng, những sai sót trong việc đề ra thời gian thu phí quá dài, kiểm toàn phải rút ngắn thời gian thu phí (10 tháng – 13 năm) không thể nói là nhầm.
“Một chủ trương lớn như thế mà để nhóm lợi ích ăn cướp tiền của dân. Chắc có ông nào chống lưng cho BOT?”, ông Thanh nêu câu hỏi.
21/02/2017  14:07 
Thu Hằng

Cục trưởng hàng không: Nghiên cứu lấy đất sân golf để mở rộng Tân Sơn Nhất

Theo Vnexpress.net-21/2/2017 | 18:41
Ông Lại Xuân Thanh nói rằng, tất cả các phương án, kể cả việc thu hồi đất quân sự ở phía Bắc sân bay có 127 ha sân golf, để phục vụ cho hàng không dân dụng đang được tính toán để báo cáo Chính phủ.

cuc-truong-hang-khong-nghien-cuu-lay-dat-san-golf-de-mo-rong-tan-son-nhat

Cục trưởng Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh (trái), Bộ GTVT ký biên bản cùng đại diện phía Bộ Quốc phòng. Ảnh: H.C
Ngày 21/2, trao đổi sau lễ ký biên bản tiếp nhận 21 ha đất từ Bộ Quốc phòng để mở rộng Tân Sơn Nhất, Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh nhắc lại hiện trạng sân bay đang bị quá tải từ trên không, khu bay vào đến nhà ga và cả các tuyến đường bên ngoài.
“Việc Bộ Quốc phòng bàn giao 21 ha đất để phục vụ hàng không dân dụng là một trong những giải pháp bổ sung cấp bách để giải tỏa tình trạng ùn tắc hiện nay khi sân bay Long Thành chưa hoàn thành. Đây cũng là cơ hội tiếp tục nâng cao năng lực khai thác của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất”, ông Thanh nói.
Ngoài ra, Chính phủ đang giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nghiên cứu việc điều chỉnh quy hoạch cảng này để giải quyết tình trạng quá tải. Yêu cầu đặt ra là phải đồng bộ, kể cả về khu bay, hệ thống nhà ga, hệ thống đường giao thông tiếp cận.
“Tất cả các phương án, kể cả phương án thu hồi đất quân sự ở phía Bắc sân bay, trong đó có 127 ha sân golf để phục vụ cho hàng không dân dụng đều đang được đơn vị tư vấn tính toán”, ông Thanh nói và cho biết tất cả các phương án đều được đặt ra để xem xét, làm sao vừa tăng năng lực cho sân bay Tân Sơn Nhất, vừa đảm bảo đồng bộ đến khi hoàn thành sân bay Long Thành.
“Phải tính toán mọi khía cạnh về hiệu quả đầu tư, thời gian thực hiện… Tất cả sẽ được đề cập đến trong đồ án điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất mà Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ sắp tới”, ông nói.
Về kế hoạch sử dụng diện tích vừa tiếp nhận, người đứng đầu Cục hàng không Việt Nam cho biết, Bộ GTVT đã giao nhiệm vụ cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam triển khai lập dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp để có thể đưa toàn bộ 21 ha sân đỗ hàng không dân dụng này vào phục vụ trước Tết Nguyên đán 2018.
Hiện, một trong những điểm nghẽn của sân bay Tân Sơn Nhất chính là năng lực thông quan của khu bay, từ đó gây ách tắc ở vùng trời của sân bay. “Ngoài việc thêm được 30-25 vị trí đậu tàu bay còn thêm đường lăn trên sân đỗ, tạo điều kiện giải thoát nhanh tàu bay trên khu bay”, ông Thanh lý giải.
Liên quan đến 127 ha đất trong sân bay Tân Sơn Nhất thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng đang làm sân golf, tại buổi làm việc hồi tháng 8/2016 của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Đơn khẳng định: “Đất đó Bộ Quốc phòng được Thủ tướng cho phép làm sân golf cho sạch sẽ chứ nó vẫn thuộc đất dự trữ của quốc gia, quốc phòng. Khi cần thiết Nhà nước có thể thu hồi bất cứ lúc nào”.
Cũng theo thứ trưởng Trần Đơn, xung quanh sân golf đã được bố trí các đơn vị phòng không để bảo vệ sân bay. Thời gian tới Bộ Quốc phòng sẽ quy hoạch lại cụm sân bay để bố trí các đơn vị đóng quân theo hướng tinh gọn, văn minh hơn nhưng vẫn đảm bảo đủ đất đai để phát triển.
Làm việc với Phó thủ tướng Trịnh Định Dũng ngày 20/1, đơn vị tư vấn là Công ty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) - thuộc Quân chủng Phòng không Không quân - đã trình 3 phương án điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Phương án 1: Xây mới toàn bộ hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, nhà ga và các công trình phụ trợ trên diện tích khu vực sân golf phía Bắc cảng hàng không và giải phóng thêm các khu vực dân cư xung quanh.
Phương án này có thể nâng công suất sân bay lên khoảng 60 triệu khách một năm, song mất 10-15 năm xây dựng và giải toả hơn 140.000 hộ dân. Chi phí dự kiến khoảng 200.000 tỷ đồng.
Phương án 2: Xây đường lăn song song, các đường lăn nối giữa đường cất hạ cánh hiện nay và sân đỗ; xây dựng đường lăn thoát nhanh và đường lăn song song giữa hai đường cất hạ cánh, cải tạo đường cất hạ cánh phía Bắc hiện nay; xây nhà ga lưỡng dụng T3 và T4.
Phương án này cần 61.000 tỷ đồng, thời gian từ 8-10 năm, nâng công suất sân bay lên khoảng 43-45 triệu hành khách mỗi năm.
Phương án 3: Xây đường lăn song song và các đường lăn nối giữa đường cất hạ cánh và sân đỗ; cải tạo đường cất hạ cánh phía Bắc hiện nay (đường 25L/07R); xây dựng nhà ga lưỡng dụng T3, công suất 10 triệu hành khách một năm, xây dựng nhà ga hành khách T4, công suất 10 triệu khách một năm ở khu vực phía Nam sân bay hiện nay.
Phương án này sử dụng quỹ đất sẵn có của quân đội nên chi phí khoảng 19.700 tỷ đồng, thời gian 3 năm, đảm bảo công suất từ 43-45 triệu hành khách một năm.
Phó thủ tướng đã chọn phương án 3.
Hữu Công

"Tiết lộ" nhức nhối trạm thu phí BOT: Làm sai đừng nói là nhầm!

N. Huyền-15:32 - 21/02/2017
Infonet.vn-Theo Kiểm toán Nhà nước, quy định cho phép thoả thuận khiến mật độ trạm thu phí càng thêm dày đặc, quốc lộ bị chia cắt thành nhiều khúc, gây bức xúc cho người dân.
Sáng nay 21/2, Kiểm toán nhà nước đã báo cáo Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường  vụ Quốc hội  về 27 dự án đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT giai đoạn 2011- 2016.
Trạm thu phí dày đặc, địa phương vẫn chấp thuận
Phó tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Quang Thành nêu rõ, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì trạm thu phí phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định và khoảng cách giữa các trạm đảm bảo tối thiểu 70 km.
Nhưng trên thực tế lại diễn ra hai tình huống: Một là trạm thu phí cho dự án nhưng lại đặt trên tuyến đường khác và không gắn với dự án (điều này khiến người dân không đi trên đường được đầu tư bằng hình thức hợp đồng BOT nhưng vẫn phải trả phí cho nhà đầu tư). Hai là khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70km, nhưng các trạm này đều được sự chấp thuận của địa phương.
Với quy định nếu không đảm bảo khoảng cách chỉ cần sự thoả thuận giữa Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và địa phương đã tạo điều kiện cho mật độ trạm thu phí càng dày đặc thêm, quốc lộ bị chia cắt thành nhiều khúc, xen kẽ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và đầu tư theo hình thức BOT để đặt trạm thu phí có khoảng cách không đảm bảo 70km, gây bức xúc cho người dân.
Kiểm toán Nhà nước cho rằng cần phải xem lại hướng dẫn nói trên để tránh gây bức xúc dư luận.
Ông Thành cũng nêu lên tình trạng cứ qua trạm là thu phí không kể chiều dài đi được bao nhiêu đều có mức thu như nhau. Việc này đã gây khó khăn cho người dân và DN tại địa phương nơi đặt trạm thu phí hàng ngày phải di chuyển qua lại trạm thu phí dù đi quãng đường rất ngắn nhưng lại trả phí rất cao.
Đừng nói là nhầm
Về lợi nhuận của nhà đầu tư, ông Thành cho biết được xác định qua 2 trường hợp đấu thầu và chỉ định thầu Tuy nhiên đều rất khó khăn cho quản lý, kiểm tra kiểm soát. Thực tế hầu hết các dự án BOT đều theo hình thức chỉ định thầu.
Trong đó, tại kết quả kiểm toán 27 dự án BOT,  thì việc tính toán xác định tổng mức đầu tư của 11/27 dự án còn chưa chính xác, làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý giá trị 465,5 tỷ đồng do nguyên nhân tính toán dự phòng trượt giá chưa phù hợp, áp dụng lương công nhân không đúng quy định, áp sai giá vật liệu, tính sai khối lượng.
Bên cạnh đó, chất lượng công tác thiết kế cơ sở chưa tốt, trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh bổ sung dự án, dẫn đến phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Điển hình như dự án QL1 Khánh Hòa, tăng 179 tỷ đồng, dự án quốc lộ Quảng Nam, tăng 126 tỷ đồng, quốc lộ Cần Thơ – Phụng Hiệp tăng 26 tỷ đồng…
Một số dự án lớn BOT, tăng tổng vốn lên 100%, như dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 Uông Bí – Hạ Long, điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ 1.318 tỷ lên 2.838 tỷ đồng; dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, tăng từ 24.567 tỷ đồng lên 45.522 tỷ đồng. Các dự án đều tồn tại, sai sót về khối lượng, định mức, đơn giá. Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.358 tỷ đồng.
Sau khi rà soát các chỉ tiêu đầu vào, tính toán lại phương án tài chính sát thực tế, phù hợp quy định, Kiểm toán nhà nước đã giảm thời gian thu phí hoàn vốn của các dự án từ 10 tháng đến 13 năm so với phương án tài chính ban đầu. Điển hình như dự án mở rộng QL1 đoạn qua tỉnh Khánh Hòa, giảm 13 năm 1 tháng 12 ngày; dự án nâng cấp mở rộng đường HCM QL 14 đoạn qua tỉnh Đắc Nông giảm 12 năm, 3 tháng, 22 ngày….
Ông Dương Quốc Anh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế đặt vấn đề tại sao các dự án BOT chủ yếu chỉ định thầu trong khi chỉ định thầu mua sắm công rất khó khăn khắt khe. “Tổ chức hội nghị nhiều khi cũng phải đấu thầu, mà tại sao dự án lớn như thế lại chỉ định thầu”, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế thắc mắc và đề nghị phải qua đấu thầu công khai minh bạch việc này.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch hiệp hội Vận tải ô tô VN đặt vấn đề có xử lý tổ chức, cá nhân để sai sót như báo cáo kiểm toán nêu. Ông cho rằng những sai sót trong việc đề ra thời gian thu phí quá dài, kiểm toán xong phải rút ngắn thời gian thu phí (10 tháng – 13 năm) không thể nói là nhầm. Bởi theo ông Thanh thì một chủ  trương lớn như thế không thể để nhóm lợi ích ăn cướp tiền của dân.

Dân trí và hội hè

(Hình minh họa: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Câu chuyện bắt đầu từ ông thần tài, ông là ai, ai cần ông và ông làm gì giúp được cho con người. Thời kỳ chiến tranh với những bếp tập thể, ra đồng, ăn ngủ theo tiếng kẻng, mỗi người sở hữu một đôi đũa tre và cái chén sắt giắt lưng. Trên đầu có cái nón cối để che mưa nắng, có khi dùng múc nước ao hồ để tắm táp, có khi dùng đựng mấy lon gạo, mớ khoai hợp tác xã. Dưới chân có đôi dép vượt Trường Sơn, có lúc dừng chân xuống suối dùng vào việc kỳ cọ cái lưng bẩn bụi đường. Ngang hông thắt chiếc võng ny-lông, vừa là giường nằm vừa là chăn đắp. Cứ thế mà đưa tay cho đảng dắt đường, không cần biết đi đâu!
Bây giờ người ra có đủ mọi thứ, chức vụ, nhà cửa, tài sản, vợ con đùm đề, có khi còn thêm chút bồ bịch cho ngang bằng với đồng chí, anh em, với bàng dân, thiên hạ. Có rồi thì phải ráng giữ. Có một lại muốn thêm 10, mà lòng tham thì vô đáy. Bon chen, chạy chọn, vật vã với đồng loại chưa đủ, con người còn muốn cầu đến những hình ma, bóng quế, trong đó có ma quỷ lẫn thần thánh.
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam, không hề biết tới ông thần tài là ai. Thì ra ông thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Thương bên Trung Quốc. Ông đi tu và đắc đạo, được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ, nhưng không hiểu từ đâu ông lại trở thành nhân vật mang đến phát đạt, giàu có, may mắn cho những ai cầu xin tới ông. Cũng không hiểu từ đâu người ta định cho ông một ngày, đó là ngày Mùng Mười Tết – chưa chịu nói là mùng 10 Tháng Giêng – là ngày vía của ông người Hoa này.
Cả nước lên cơn sốt ngày vía thần tài, cho đây là “ngày lễ hội,” “ngày may mắn nhất trong năm” nên người ta tranh thủ đi “xếp hàng” để mua vàng và đặc biệt là thỉnh “vật phẩm phong thủy may mắn” để cả năm “phát tài, phát lộc, công danh, sự nghiệp, tình duyên viên mãn&Những cửa hàng bán vàng từ 5 giờ sáng đã có người xếp hàng như mọi năm và đến 9 giờ sáng, cả con phố đã đông nghẹt người đi mua vàng cầu may. Ngày này, tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng&có thờ thần tài, thì đều sắm lễ vật để cúng lấy vía thần tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc.
Cũng không hiểu sao, những vé số có những con số đuôi 39 và 79 dù giá tăng gấp năm lần, cũng được khách hàng mua hết từ sớm, cá lóc, tôm càng xanh là những món đắt khách, mà chưa ai giải thích lý do, ở Hội An lại dấy lên hủ tục áp tượng thần tài vào ngực của các cô gái bán hàng. Toàn là những thứ huyền thoại mơ hồ xuất phát từ bên Trung Quốc mà chưa lúc nào có bộc phát dữ dội như hôm nay.
Thờ thần tài để mong giàu sang tột đỉnh, nhà cửa, xe cộ, mỗi ngày mỗi to lớn, sang trọng hơn, tiền vàng nhiều lên gấp bội, còn đi cướp ấn Đền Trần để mong được thăng quan tiến chức.
Ấn Đền Trần là gì? Người ta cho rằng thời Trần, sau khi đánh bại giặc Nguyên Mông, tại phủ Thiên Trường, Vua Trần Thái Tông mở tiệc mừng công, phong tước cho quan quân có công đánh giặc, giữ yên bờ cõi. Vào đầu Xuân, các vua Trần tổ chức nghi lễ khai ấn với mục đích tế trời đất, tổ tiên, mở đầu cho một năm làm việc thuận lợi của bộ máy chính quyền. Mang được lá ấn trong tay từ đền Trần về, công viên chức hy vọng đường hoạn lộ sẽ tiến bộ, nôm na là thăng quan tiến chức, được ban thưởng, nâng đỡ nên vào dịp này, có cảnh hàng trăm nghìn người chen chúc trong lễ khai ấn đền Trần mà quan chức nhà nước, đảng viên, cán bộ là chính, mong trong năm mới sẽ được thăng chức, phó phòng thì lên trưởng phòng, thượng tá trở thành đại tá, thứ trưởng mong thành bộ trưởng, phó thủ tướng cũng hy vọng lên thủ tướng. Không biết từ bao giờ và ai nghĩ ra rằng ấn linh thiêng, nếu có cái dấu đóng từ nó sẽ được thăng quan tiến chức, nên ai cũng muốn có được một dấu ấn đem về nhà. Những con số từ lễ hội này 200,000 người đi “cướp ấn,” mỗi lá ấn được bán từ 20 đến 200,000 đồng; 1,000 xe hơi về đền; 2,000 công an lo giữ gìn trật tự. Cho nên những ngày nghỉ Tết Âm Lịch được chấm dứt vào ngày Mùng Bảy, nhưng đến 14, 15 Tháng Giêng vẫn còn nghỉ cho quan chức đi “cướp ấn Đền Trần.” Báo chí trong nước dùng tiếng “cướp” không sai, vì đây đúng là một lễ hội xô bồ, hỗn loạn, tranh nhau để cướp chứ không phải để xin.
Cảnh cướp ấn Đền Trần chính là phiên bản thu nhỏ của xã hội CSVN bây giờ, khi cơn khát thèm được thăng quan tiến chức, giành giật địa vị, kiếm chác công danh, chen lấn, giẫm đạp lên nhau mà sống, chẳng còn kiêng dè ai. Nếu cần thì tống tiền vào mồm lãnh đạo, kiểu nhân dân dúi tiền vào miệng Phật, nhét tiền vào tượng La Hán hay dán tiền vào đầu rùa đội bia một cách thiếu ý thức và vô văn hóa.
Trước đó, vào ngày 13 Tháng Giêng, lại có hội Phết Hiền Quan tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, được cho là để tưởng nhớ và tôn vinh nữ tướng Thiều Hoa Công Chúa-Đức Thánh Mẫu Đại Vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Hán cứu nước. Quả phết và quả chúi thường được làm từ gốc tre già hoặc gỗ. Quả chúi nhỏ hơn, đường kính từ 4-5 cm, quả phết đường kính từ 6-7 cm. Người dân quan niệm rằng nếu ai giành được quả phết và chúi hay chỉ chạm được tay vào là cả năm sẽ rất may mắn, nên hàng trăm thanh niên lao vào để cướp phết với suy nghĩ chỉ cần chạm tay vào quả phết thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn. Toàn là những điển tích mơ hồ thêu dệt mà thiên hạ nhắm mắt lao vào vui chơi không cần suy nghĩ.
Thấy cả rừng thanh niên, trai trẻ, tiềm lực của đất nước, vô công rỗi nghề, lao đầu vào cuộc chơi này, mới thấy cái đất nước này khó khá lên được.
Theo thống kê của Việt Nam từ năm 2009, chúng ta có một con số kinh hoàng về “lễ hội.” Cả nước Việt Nam có 7,966 lễ hội; trong đó có 7,039 lễ hội dân gian (chiếm 88.36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4.16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6.28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm .12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm .5%). Mỗi năm chỉ có 365 ngày, đổ đồng như vậy mỗi ngày trên đất nước này có đến 24.6 lễ hội. Một con số khó tưởng tưởng ra nổi, một kỷ lục trong thế gian này.
Trong các lễ hội này, có những lễ hội như chọi trâu, giết trâu, chém lợn, rất dã man tạo nên sự vô cảm chai lỳ của con người, và những lễ hội tạo cho con người sự mê tín cuồng nhiệt.
Không phải chỉ Tháng Giêng là tháng ăn chơi, mà ăn chơi quanh năm suốt tháng. Rượu chè thì tính đổ đồng theo đầu người, uống hay không uống, năm 2010, chia đều cho mỗi người dân là 6.6 lít/năm. Dân trí càng ngày càng thấp, mê tín dị đoan của dân và đảng càng ngày càng cao.
Ăn chơi như vậy, còn làm lụng thì sao? Theo VnExpress trong nước, một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Lao động chưa qua đào tạo, thiếu khả năng khiến năng suất lao động của người Việt Nam ở vào mức thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương, chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 1/15 so với Singapore.
Tạp ghi Huy Phương 
Theo Người Việt