Sunday, February 22, 2015

Đm chính quyền trước, đm vợ sau!

Nguyễn Xuân Nghĩa - Chiều nay, chị Nguyễn Thị Thúy (dân oan Hải Phòng, người đã tưới xăng, sẵn sàng tự thiêu để chống lệnh cưỡng chế, bảo vệ túp lều, nơi tá túc duy nhất của chị và 8 người con vào ngày 20/12/2014 ) đưa con dâu và cháu nội đến thăm, chúc tết gia đình tôi. Nhờ gạn hỏi mà biết được vài suy nghĩ khá thú vị của chị.

Chuyện thứ 1: Chửi cả hai

- Có lần chồng cháu uống rượu ngà ngà say, chị kể- anh ấy chửi Đm chính quyền trước, đm cháu sau. Cháu mới hỏi, sao anh chửi cả chính quyền cả em?. Chồng cháu nói chửi chính quyền vì chúng làm cho gia đình anh ấy khổ, còn chửi cháu vì cháu cũng làm cho riêng anh ấy khổ lần nữa. Nếu cứ chịu thua chúng đi, chịu mất đất mất nhà đi thì khổ có một đường, bây giờ mẹ con bỏ nhà đi kiện, đi đấu tranh, mẹ con ăn đường, nằm phố. Ở nhà lều chõng, con cháu không người chăm sóc... anh ấy cáng đáng không xuể. Thêm một cái khổ nữa; chửi cả hai là đúng rồi...

- Bây giờ anh ấy còn chửi cả hai không?- Tôi hỏi

- Không! Cháu nói “nếu thế thì anh bỏ em đi!. Em sống với các con để anh không còn khổ nữa. Nhà ta mất đất mất nhà, em đi đấu tranh đòi lại cũng là đòi cho anh. Thế mà bị anh chửi thì em thành hai lần oan. Một là “dân oan”, hai là “vợ oan”. Từ đấy nếu có chút rượu anh ấy chỉ còn chửi chính quyền thôi.

Chuyện thứ hai: Dân chủ, dân oan, vườn hoa và bàn phím

- Các chú là “Dân chủ”, các chú đấu tranh bằng bàn phím. Chúng cháu “Dân oan”, chúng cháu đấu tranh bằng mặt đường, vườn hoa. Các chú phải ăn vận quần là áo lượt để đi gặp Đại sứ này, đại sứ nọ. Chúng cháu phải ăn vận quần rách, áo vá, có người vận đồ tang để đi gặp chính quyền, công an cộng sản...

- Nhưng mà...

- Nhưng mà cháu nghĩ gõ mãi rồi cũng chán. Người ta đã gõ như bây giờ các chú đang gõ hàng mấy chục năm nay rồi. Tại sao các chú không nghĩ các chú là “Dân oan” như bọn cháu?. Đáng lẽ có dân chủ, nhân quyền mà bị mất thì cũng là “Dân oan”. Sao không xuống đường, ra vườn hoa mà đòi, cứ ngồi nhà gõ bàn phím để “bị” gọi là “Dân chủ”???
 
Tôi không biết nói sao.


Thả blogger, mong TPP và... đi Mỹ

Không không sắc sắc

Trước Tết Nguyên Đán 2015 và hầu như ngay sau hành động “tạm tha” có vẻ bất ngờ của chính quyền đối với hai blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ, lần đầu tiên, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát đi tín hiệu tổng bí thư đảng “sẽ thăm Hoa Kỳ” trong năm 2015.

Một sự trùng hợp lý thú và biểu tả “trong không có sắc” trong sự nghiệp chính trị vun dày khó hiểu của đảng.

Nhân vật sẽ thực hiện chuyến công du này (nếu có) là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuộc điện đàm giữa Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Keery đã xác nhận sự kiện hiếm có này. Cũng bởi từ trước tới nay, nghi thức đón tiếp và thương thảo các vấn đề quan trọng trên bình diện song phương quốc gia chỉ dành cho cấp chủ tịch nước hoặc thủ tướng. Có vẻ thật đáng tiếc là đảng không có vai trò gì trong đó.

Năm 2015 cũng là năm cuối cùng mà ông Trọng ngự tọa. Theo quy định về độ tuổi trong điều lệ đảng, ông không thể có cơ hội tái ứng cử chức vụ tổng bí thư vào Đại Hội 12, sẽ diễn ra vào đầu năm 2016.

Khác nhiều với chuyến “hành hương” âm thầm của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến Vatican vào đầu năm 2013, ngay sau tín hiệu “đi Mỹ” năm 2015 của ông, báo chí Việt Nam được gỡ rào đưa tin như một thái độ cổ vũ. Thậm chí có tờ báo còn kênh kiệu giật tít “Mỹ và Trung Quốc: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chọn đi đâu trước?”

Tuy nhiên, những thông tin ngoài lề từ cuối năm 2014 đã báo trước rằng có một cuộc vận động nào đó để ông Trọng được lộ diện ở Hoa Kỳ, nơi mà bản thân ông không dành nhiều thiện cảm, còn hệ thống tuyên giáo và trường đảng Việt Nam cho đến nay vẫn dành những từ ngữ chẳng mấy hay ho cho quốc gia cựu thù.

Đến giờ và khi nhìn lại chuyến công du Washington không tuyên bố của ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính Trị kiêm bí thư Thành Ủy Hà Nội, vào cuối Tháng Bảy, 2014, người ta có thể hiểu là chuyến đi của “thái tử” này không chỉ nhằm mục tiêu giới thiệu gương mặt của bên đảng trước chính giới quốc tế và đánh bóng hình ảnh ông Nghị như một ứng cử viên tiềm tàng cho chức vụ tổng bí thư, mà còn chen thêm một mục tiêu ẩn kín hơn: Xúc tác cho chuyến công du Hoa Kỳ trước khi về hưu của đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Lại “xuất kho”

Có vẻ như khác với thái độ xa lạnh của Brazil trước đây, người Mỹ đang phát đi tín hiệu chào đón ông Trọng vào lúc này, dù chỉ để biểu tả một sắc thái mờ nhạt nào đó của nghi lễ ngoại giao. Một số chuyến công du con thoi của các thượng nghị sĩ Mỹ đến Hà Nội vào năm ngoái có thể để chuẩn bị cho điều mà ông Trọng thừa nhận “Mỹ là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam.”

Còn ông Ted Osius, tân đại sứ Mỹ ở Hà Nội , lại là người nối dài cánh tay quan hệ song phương, đặc biệt vào năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.

“Điều đầu tiên tôi muốn nói là tôi rất tự tin về TPP và hiện giờ tôi tự tin hơn vài tháng trước đây. Vừa qua có cuộc họp song phương ở Hà Nội và đã đạt kết quả khả quan. Tôi nhận thấy có sự cam kết của Việt Nam và những nhà lãnh đạo Mỹ cũng có những cam kết về hiệp định này. Tôi tự tin rằng trong vài tháng sắp tới Việt Nam và Mỹ có thể thỏa thuận xong TPP và mùa Xuân tới nó sẽ được đưa ra Quốc Hội Mỹ. Chúng tôi hy vọng sẽ có sự bỏ phiếu về vấn đề này vào mùa Hè. Vì vậy, tôi rất lạc quan về TPP,” Đại Sứ Ted Osius nêu ra một phát ngôn hiếm có từ phía giới ngoại giao Hoa Kỳ trong một cuộc họp báo rộng rãi ở Sài Gòn, nếu tính từ Tháng Tư, 2013, thời điểm hai quốc gia cựu thù chịu ngồi lại với nhau trên bàn đối thoại nhân quyền.

Phát ngôn trên, nếu được nêu ra vào thời cựu Đại Sứ Mỹ David Shear tại Việt Nam còn tại nhiệm, sẽ có thể bị xem là quá lãng mạn. Vào giữa năm 2014, chính quyền Việt Nam còn mê đắm thực hiện chính sách đàn áp dữ dội phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc và đến cuối năm bắt một hơi ba blogger.

Thế nhưng có vẻ “dự cảm” của ông Ted Osius là có cơ sở. Một tháng sau phát biểu ánh lên tinh thần lạc quan của ông, vòng đàm phán cấp cao TPP đã tiến đến một dự kiến thỏa thuận lớn: Mỹ và Nhật thỏa hiệp với nhau về gỡ bỏ ngăn cách thị trường xe hơi và thịt bò. Nếu sự giải tỏa xung đột kinh tế này được thực hiện dù không triệt để 100%, TPP vẫn có cơ hội lớn để kết thúc cuộc đàm phán kéo dài từ năm 2005, và do đó Việt Nam cũng có dịp chen chân vào bữa tiệc vốn rất khó dành cho những quốc gia yếu kém bản lĩnh về kinh tế và đặc biệt lệ thuộc sâu sắc vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tương tự, tin tức đồn đoán về triển vọng “xuất kho” trước Tết Nguyên Đán 2015 của hai blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ cho đến nay đã chứng tỏ có cơ sở hiện thực chứ không phải mông lung.

So với nhiều trường hợp bị bắt khác, “ưu thế” của hai blogger này là chưa có án mà mới trong quá trình điều tra xét hỏi. Một khi quy trình tố tụng hình sự chưa thực sự áp đặt, dù là người bị quy tội danh điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước” như nhà văn Nguyễn Quang Lập, vẫn có cơ hội để tại ngoại. Sau đó, “suy thoái sức khỏe” mới là yếu tố được bổ sung.

Đã bắt đầu xuất hiện dự đoán của vài nhà phân tích rằng từ đây đến Tháng Bảy, thời điểm dự kiến diễn ra chuyến công du của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến xứ Cờ Hoa, Việt Nam sẽ giảm thiểu việc bắt bất đồng chính kiến. Biết đâu còn xuất hiện một làn sóng thả người như năm 2014.

Tiếp biến sau Tết 2015?

Trong thực tế và bất chấp báo cáo mặc sức tô hồng rất đáng nghi ngờ của chính phủ Việt Nam về “kinh tế phục hồi” và “GDP tăng trưởng,” thị trường tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh ở đất nước này vẫn tiếp tục đà suy trầm sau bảy năm suy thoái trước đó. Bối cảnh đó hẳn phải ứng với một sự cứu vãn, dù chỉ tượng trưng để vớt vát uy tín chính quyền, từ TPP.

Hiện thời, Việt Nam đang rất cần, thậm chí còn khao khát, một TPP như dĩ vãng được công nhận là thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào năm 2007. Vào thời gian đó, nền kinh tế Việt Nam tạm phục hồi, và cùng với gói kích cầu có giá trị tương đương $8.5 tỷ, dù sao các nhà đầu cơ chứng khoán và bất động sản ở Hà Nội và Sài Gòn đã kịp đẩy giá lên cao gấp ba lần để vỗ mặt người tiêu dùng ngốc nghếch về thực chất kinh tế và mụ mị về một chiều chính trị.

Song đến những năm gần đây, tình hình đã xoay ngược mũi giáo. Trước áp lực của Quốc Hội và cặp mắt săm soi của đảng, bên chính phủ không dám tung ra những đồng tiền cuối cùng trong ngân sách, vốn eo hẹp đến mức không bảo đảm đủ tiền để tăng lương cho cán bộ viên chức.

Tết Nguyên Đán 2015 là một bằng chứng cho luận điệu “kinh tế phục hồi.” Hình ảnh những người trồng hoa Sài Gòn điên tiết đập bỏ giỏ hoa của họ và sau đó thụp xuống khóc ròng là không thể quên được.

Sức mua tiệm cận trục hoành trên đồ thị “thu nhập bình quân người Việt Nam đạt $2,000/năm.”

Cũng khác nhiều với giai đoạn hậu WTO, triển vọng để đảng và chính quyền hồi tố và cho “nhập kho” hàng loạt nhân vật bất đồng chính kiến và đối lập là xa xỉ hơn nhiều.

Không những khó có thể “thẳng tay” với phong trào đòi dân chủ và nhân quyền trong nước, đảng cầm quyền còn phải đối diện trực tiếp với xu thế phân hóa dữ dội và dẫn đến ly tâm nội bộ, mà blog Chân Dung Quyền Lực là một minh chứng quá sống động.

Hàng loạt động thái cấp tập và biến động từ trong ra ngoài đang hứa hẹn sẽ khơi dậy những diễn biến khôn lường trong nội tình đảng cùng các phe phái, có thể khởi sắc ngay sau Tết.
The Người Việt-02-22- 2015 5:37:37 PM
Phạm Chí Dũng

Tiền Phong tự ý đục bỏ ba tấm ảnh khiến dư luận phẫn nộ

HÀ NỘI 2-22 (NV) .- Tờ Tiền Phong đã tự ý đục bỏ ba tấm ảnh phô bày sự xa hoa bên trong tư gia của ông Nông Đức Mạnh, cựu Tổng Bí thư Đảng CSVN mà họ đã phổ biến hôm Thứ Năm tuần trước.



Một trong ba tấm ảnh chụp tư gia ông Mạnh từng được tờ Tiền Phong sử dụng hôm 19 tháng 2. (Hình: Tiền Phong)

Ngày 19 tháng 2-2015, các tờ báo trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam như Tiền Phong, Thanh Niên đã tường thuật về việc Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam đến chúc Tết các ông: Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh - ba nhân vật từng là Tổng Bí thư Đảng CSVN, Lê Đức Anh – cựu Chủ tịch Nhà nước Việt Nam và thắp nhang cho ông Võ Nguyên Giáp.

Lẽ ra sẽ chẳng có bao nhiêu người quan tâm đến sự kiện này nếu như tờ Tiền Phong không dùng ba tấm ảnh giới thiệu sự xa hoa tại tư gia của ông Nông Đức Mạnh. Phòng khách trong nhà ông Mạnh được bày biện như cung điện. Các vật dụng được chạm trổ cầu kỳ. Kiểu ghế giống như ngai vàng…

Nhiều blogger, facebooker dẫn lại tin tường thuật này như một bằng chứng về việc tại sao giới lãnh đạo Đảng CSVN tìm mọi cách để Đảng CSVN nắm giữ độc quyền lãnh đạo: Toàn dân, toàn quân phải bảo vệ Đảng để giới lãnh đạo Đảng CSVN có thể tiếp tục duy trì cuộc sống xa hoa, vương giả như thế…


Tấm ảnh được dùng để “chữa cháy” sau khi sự xa hoa của một “cựu hoàng cộng sản” bị phơi bày.(Hình: Tiền Phong)

Ngày hôm sau, 20 tháng 2, tờ Tiền Phong đã tự ý đục bỏ ba tấm ảnh vừa kể và thay vào đó một tấm ảnh khác được lấy từ trang web doanthanhnien.vn. Bối cảnh của tấm ảnh mới dường như cũng được chụp tại tư gia của ông Mạnh nhưng ngoài ông Mạnh và các thành viên của  Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, còn có thêm 11 đứa trẻ che cả chiếc “ngai” mà ông Mạnh “ngự” khi tiếp khách lẫn tượng bán thân của ông Hồ Chí Minh đặt phía trước một bức vách thếp vàng.

Đáng lưu ý là không rõ ai đó trong đoàn khách đến thăm ông Mạnh đã đưa lên Internet một số ảnh khác, chụp đại sảnh của tư gia ông Mạnh khi không có khách mà ấn tượng về sự xa hoa tại tư gia của một “cựu hoàng cộng sản” còn đậm hơn ba tấm ảnh vừa bị tờ Tiền Phong đục bỏ. Những tấm ảnh mới cũng đang được các blogger và facebooker chuyền cho nhau xem…  

Đến lượt ai đó ẩn danh ra tay. Lần này, ảnh cho thấy tư gia của  một trong những “cựu hoàng cộng sản” rõ ràng chẳng khác gì hoàng cung. (Hình: Internet)

Trong quá khứ, việc công bố hình ảnh lien quan đến tư gia của giới lãnh đạo Đảng CSVN đã từng được xem là “trọng án”. Cũng vì vậy, người ta chưa rõ ba tấm ảnh vừa được tờ Tiền Phong công bố về tư gia của ông Nông Đức Mạnh liệu có biến thành một vụ “trọng án” hay không (?).

Ngày 24 tháng 1 năm 2009, Ban Liên lạc đồng hương Thanh Hoá ở Hà Nội đã đến tư gia ông Lê Khả Phiêu để chúc Tết, tặng quà cho cựu Tổng bí thư Đảng CSVN...

Các thành viên trong đoàn đã được ông Lê Khả Phiêu đưa đi thăm tư gia và không rõ ai đó đã đưa hàng loạt ảnh lên Internet để tất cả mọi người có thể tận mắt mục kích, một cựu Tổng bí thư của Đảng CSVN đang sống xa hoa như thế nào (?), sùng bái cá nhân mình ra sao.

Khắp nhà Lê Khả Phiêu, chỗ nào cũng có tượng đồng, tranh, ảnh của ông Lê Khả Phiêu, nhân vật này còn tặng cho các thành viên đến thăm, mỗi người một cuốn sách do Lê Khả Phiêu tự viết về mình với tên sách là… “Mênh mông tình dân”?

Đáng lưu ý là Lê Khả Phiêu từng được tôn vinh như một lãnh đạo liêm khiết, đi đầu trong việc chống tham nhũng nhưng trong tư gia của ông Phiêu lại có những báu vật quốc gia, cấm cá nhân sở hữu như trống đồng, hoặc những bộ ngà voi mà người ta lượng giá không dưới 50,000 Mỹ kim.

Hoặc vườn rau được trồng, tưới tự động, phục vụ nhu cầu của gia đình ông Phiêu, mà vốn đầu tư được ước đoán không dưới 20,000 Mỹ kim. Lê Khả Phiêu cũng từng là nhân vật được xem như “tuyệt đối trung thành với lý tưởng Cộng sản”, từng lớn tiếng dạy dỗ ông Bill Clinton khi ông đến thăm Việt Nam về sự ưu việt của Chủ nghĩa Cộng sản.

Lúc đó, loạt ảnh chụp tư gia kèm theo lời bình về sự xa hoa và những tuyên bố giả dối “vì nước quên than, vì dân phục vụ” của ông Phiêu cũng như các viên chức cao cấp khác của Đảng và chính quyền CSVN đã khiến dư luận trong nước rúng động. Những hình ảnh và lời bình này đã được phát tán rộng rãi trên Internet.

Các nguồn thạo tin kể rằng, đích thân ông Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, thời điểm đó là Bộ trưởng Công an Việt Nam đã trực tiếp chỉ đạo điều tra. Sau đó, Công an Việt Nam xác định, trong nhóm đến thăm tư gia ông Phiêu, có ít nhất ba người mang máy ảnh và cả ba đều đã bị triệu tập để lấy lời khai, nhằm xác định xem người đưa tin vô danh là ai…    

Nay, hình ảnh về tư gia của ông Mạnh cho thấy nó giống hệt tư gia của ông Phiêu ở cả sự xa hoa lẫn sự tôn vinh ông Hồ Chí Minh - “tấm gương” mà các “cựu hoàng cộng sản” “nguyện suốt đời noi theo”. (G.Đ.)
02-22-2015 10:55:08 AM

Sư giả lộng hành ở cửa ngõ TP HCM dịp Tết

(Kiến Thức) - Suốt trong những ngày Tết, hàng chục kẻ giả sư gồm người lớn và trẻ nhỏ đứng tại các giao lộ cửa ngõ TP HCM để xin tiền người qua lại.

Dù Giáo hội Phật Giáo Việt Nam từng nhiều lần khẳng định: “Những người khoác áo nhà tu hành đi xin tiền không phải là các nhà sư chân chính thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Các đối tượng này lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng và lòng bao dung của người dân nên đã giả danh nhà tu hành để lấy tiền và vô hình chung làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của đạo Phật hay nói cách khác là một hành động lừa đảo”.

Đồng thời, các cấp chính quyền TP HCM cũng đã thực hiện quyết liệt việc thu gom những đối tượng ăn xin, lang thang, sư dỏm…vào trung tâm xã hội, tuy nhiên trong những ngày Tết Ất Mùi 2015, hàng chục đối tượng nam, nữ thanh niên và có cả trẻ em đã tự khoác lên mình bộ áo vàng của các nhà sư, tay ôm chiếc bát đồng, vai đeo tay nải… đứng xin tiền tại các giao lộ ở cửa ngõ phía đông bắc ra vào TP HCM.
Su gia long hanh o cua ngo TP HCM dip Tet
Suốt từ ngày 30 Tết đến chiều mùng 4 Tết Ất Mùi 2015, hàng chục đối tượng giả nhà sư đứng đầy tại các giao lộ ở cửa ngõ ra vào TP HCM luôn tấp nập phương tiện...

Su gia long hanh o cua ngo TP HCM dip Tet-Hinh-2
Tại ngã 3 cầu vượt Cát Lái (quận 2), 2 đối tượng giả sư (người lớn và trẻ nhỏ) đang đứng chờ... lòng từ tâm của người đi đường.

Theo quan sát của PV Kiến Thức, từ chiều 30 tết đến ngày mùng 4 Tết (ngày 22/2), tại các giao lộ như: Ngã tư Thủ Đức, ngã tư Bình Thái, ngã tư RMK, ngã 3 cầu vượt Cát Lái (qua địa bàn các quận 2, 9 và Thủ Đức) ở cả 2 hướng ra vào thành phố đều có các đối tượng giả sư này thay phiên nhau đứng từ sáng đến chiều tối. Mỗi khi đèn đỏ dòng xe dừng lại, nhiều người đã cảm thương cho tiền vào chiếc bát đồng; thậm chí có không ít trường hợp sau khi cho tiền, người dân còn thành kính chấp tay vái lại những kẻ lười biếng giả sư để lừa đảo này.

Su gia long hanh o cua ngo TP HCM dip Tet-Hinh-3
 Một gã thanh niên trông vô cùng khỏe mạnh nhưng khoác lên người bộ áo nhà sư ôm chiếc bát đồng...đứng xin tiền tại ngã tư Thủ Đức chiều mùng 4 Tết (22/2).

Su gia long hanh o cua ngo TP HCM dip Tet-Hinh-4
 Tại ngã tư RMK, nhiều người đi đường dừng chờ đèn đỏ liên tục "bố thí" cho sư dỏm này.

Su gia long hanh o cua ngo TP HCM dip Tet-Hinh-5
 Tại ngã tư Bình Thái (quận Thủ Đức), nhiều đối tượng giả nhà sư thay phiên nhau đứng xin tiền suốt trong các ngày Tết.

Trao đổi với Kiến Thức, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP HCM cũng khẳng định: “Từ sau năm 1975, việc khất thực của nhà sư gần như không còn, không được cấp phép và đến nay không còn tồn tại. Thời gian qua, nhiều đối tượng lười lao động đã lợi dụng để "hành nghề" nhằm mưu cầu tư lợi, thậm chí còn có không ít nơi “mở lớp” đào tạo sư giả. Vì vậy, Thành hội Phật giáo khuyến cáo người dân, để tránh bị kẻ gian lợi dụng lòng từ thiện cũng như tiếp tay “nuôi” kẻ lười biếng, tốt nhất không nên cho tiền sư khất thực”.
 19:00 22/02/2015
Đăng L

Hơn 5.000 người nhập viện vì đánh nhau trong dịp Tết 2015!

Tết cổ truyền là dịp để gia đình, bà con, bạn bè ... gặp gỡ, thăm hỏi và chúc tụng nhau những điều tốt đẹp nhất ! Đã 40 năm đất nước không có chiến tranh, người Việt "ngứa ngáy" tay chân ???... Hay là văn hóa đã xuống cấp trầm trọng ??? nên ...
Hơn 5.000 người nhập viện vì đánh nhau trong dịp Tết !
Từ ngày 27 đến mùng 4 Tết, các bệnh viện tiếp nhận hơn 35.000 ca khám cấp cứu do tai nạn giao thông với hơn 4.000 ca chấn thương sọ não.
Báo cáo nhanh của Bộ Y tế cho thấy trong những ngày nghỉ Tết này, các bệnh viện tiếp nhận gần 195.000 trường hợp đến khám cấp cứu. Trong đó, có hơn 5.000 người phải nhập viện do tai nạn đánh nhau, ngày cao nhất với 900 trường hợp và 11 người tử vong.
Báo cáo nhanh của Bộ Y tế cho thấy trong những ngày nghỉ Tết này, các bệnh viện tiếp nhận gần 195.000 trường hợp đến khám cấp cứu. Trong đó, có hơn 5.000 người phải nhập viện do tai nạn đánh nhau, ngày cao nhất với 900 trường hợp và 11 người tử vong.
Theo báo cáo, cả nước có 1.500 người đến khám vì ngộ độc thức ăn, 5 người tử vong. Gần 60 người nhập viện do pháo nổ, trong đó nhiều nhất là vào đêm Giao thừa với 32 ca. Riêng tai nạn giao thông, các bệnh viện tiếp nhận hơn 35.000 ca, với hơn 4.000 ca chấn thương sọ não và 193 người tử vong.
Tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), ông Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện, cho hay, năm nay tình hình tai nạn giao thông có giảm hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, nhiều nạn nhân lại bị nặng hơn. Các vụ tai nạn thường xảy ra ở trục đường chính, đường lớn, số vụ tại các đường nông thôn giảm. Đến ngày mùng 2 Tết, Bệnh viện cấp cứu gần 280 ca tai nạn giao thông, trong số này có khoảng 170 ca chấn thương sọ não, gần 50 nạn nhân không đội mũ bảo hiểm.
Theo Cục Y tế dự phòng, tình hình dịch bệnh trên toàn quốc, tính đến ngày 22/2 (mùng 4 Tết) ổn định, không có diễn biến bất thường. Các bệnh dịch như sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam, tay chân miệng trên cả nước... xu hướng giảm so với thời gian trước Tết.
Ngày 16/2, Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa có báo cáo 5 trường hợp nghi nhiễm liên cầu lợn, tất cả đều có tiền sử ăn tiết canh thịt lợn ốm vào ngày 6/2. Hiện tại 5 bệnh nhân sức khỏe đã ổn định và xin về điều trị tại nhà. Kết quả xét nghiệm cho thấy 4 trường hợp âm tính, một trường hợp đang được theo dõi và làm xét nghiệm tiếp.
Phương Trang
Theo vnexpress.net

Một luật sư nhân quyền bị ép buộc phải bỏ nghề

Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - Xuân Ất Mùi 2015 lại về với đất trời. Giữa những lời chúc mừng tốt đẹp nhân ngày đầu năm vẫn có một người bùi ngùi với cái nghiệp của mình. Chính xác hơn là anh rất nhớ nghề và trăn trở cho nhân quyền của quê hương đất nước. Giữa Sài Gòn hoa lệ, anh hiện hữu như chiêc bóng lặng lẽ với cái nghề mới. Văn phòng luật sư của anh là nơi lui tới của các phóng viên các báo đài trong nước. Số phone của anh thì các hãng tin BBC, VOA, RFI, RFI, SBTN thuộc lòng khi có một vụ án chính trị nào săp diễn ra dù anh có là Luật sư tham gia bào chữa cho những người yêu nước hay không thì anh cũng luôn được mời phỏng vấn.

Một cái tết lặng lẽ và buồn tẻ cho cái nghề mới của anh không còn liên quan gì đến nghề Luật sư nữa. Anh không chạnh lòng khi chẳng còn ai nhớ đến hay liên lạc thăm hỏi. Anh là hiện thân của Lục Vân Tiên giữa thế sự nhiễu nhương hôm nay. Anh đến từ quê hương Cụ Nguyễn Đình Chiểu nên chẳng màng lợi danh. Chợt đến rồi đi nhẹ nhàng như cái tên của anh: Nguyễn Thanh Lương. Tôi muốn viết hoa tên và nghề của anh cho trọn vẹn: LUẬT SƯ NHÂN QUYÊN NGUYỄN THANH LƯƠNG.


Luật sư Võ An Đôn của đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên có may mắn hơn là nhờ dư luận trong và ngoài nước can thiệp nên còn với cái nghề Luật sư này. Riêng Luật sư Nguyễn Thanh Lương từ chức vụ Phó chủ nhiệm đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre bị ép buốc phải từ chưc và cuối cùng là 'văng' khỏi nghề Luật sư để rồi hôm nay anh chỉ là một nhân viên công chứng tại Văn Phòng công chứng ở huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre. 

Lý do duy nhất là anh đã tham gia cho rất nhiều vụ án nhân quyền. Thân chủ của anh là những người yêu nước hay yêu chuộng công lý, chính nghĩa mà bị nhà nước độc tài bắt giam hay giết hại. Như chị Tạ Phong Tần. Đinh Nguyên Kha, thầy giáo Đinh Đăng Định, cô Lô Thanh Thảo, Nguyễn Phương Uyên.... Hoàng Văn Ngài bị công an thị xã Gia Nghĩa sát hại. Kể cả những cán bộ bị ép cũng tìm anh nhờ tư vấn, những công nhân nghèo quét rác hay làm đường bị giới chủ bóc lột, ám hại thì anh cũng bào chữa miễn phí giúp họ đòi lại công lý. 

Chị Nguyễn Thị Tân vợ anh Điếu Cày thì bảo rằng: "Sau này Nguyễn Hoàng Vi hay Huỳnh Thục Vy có bị bắt thì chắc phải nhờ anh nữa đó anh Lương à ! "

An ninh của Bộ công an hù dọa cá nhân không được nên mượn tay của đoàn Luật sư và Liên đoàn Luật sư để ep anh ra khỏi nghề Luật sư. 

Ngày nay dưới chân cầu Hàm Luông thuộc Quốc lộ 60, mình anh âm thầm lặng lẽ với nghề công chứng các văn bản giấy tờ cho người dân quê tay lấm chân bùn đến tận bây giờ họ cũng chưa biết ký cái tên của ho cho ngay ngắn trong các giấy tờ đơn giản. Tiền công cho một loại giấy tờ được chứng nhận là 20 ngàn VND (dưới 1 USD). Cầm những đồng tiền của người dân quê nghèo anh cũng xót xa lắm nhưng anh còn phải sống và nuôi 4 đứa con ăn học. 

Khi trên đỉnh cao nghề Luật sư anh đã từ chối nhận tiền của các thân chủ là những chiến sĩ dấn thân cho dân chủ nếu không muốn nói là anh còn bỏ tiền ra giúp thêm cho họ nữa. Bởi nếu sống vì tiền chắc anh không từ bỏ chức vụ trong ngành thanh tra công an để làm một Luật sư nhân quyền.

Lần đầu tiên tôi gặp anh là trong phiền tòa anh bào chữa miễn phí cho các công nhân làm đường Liên cảng A5. Các công nhân Miền Bắc vào Nam rất nghèo khổ nhưng dám tố cáo nhà thầu làm đường chất lượng giả dối. Thay vì đứng về phía các công nhân khốn khổ này thì Báo Pháp Luật Tp HCM lại đi bênh chủ thầu viết nhiều bài sai sự thật về các công nhân này. 

Các công nhân đi kiện báo Pháp Luật Thành phố HCM. Rồi họ tìm đến anh, giữa phiên tòa dân sự này các Luật sư và dàn phóng viên hùng hổ của báo Pháp Luật dường như muốn ăn tươi nuốt sống anh Luật sư chất phác hiền lành. 

Sở trường của anh là nói ít, dùng lý lẽ và chứng cứ rõ ràng. Công lý đã chiến thắng và báo Pháp Luật thành phố HCM đã phải cải chính và  bồi thường cho các công nhân nghèo dám đứng lên tố cáo tiêu cực trong thi công. 

Vụ án đem lại tiếng tăm cho anh sau đó các công nhân quét rác ở Quận 11 cũng bị Báo Pháp Luật viết bài sai sự thật về họ với lời lẽ tjiếu văn hóa: "Những kẻ ăn rác". Họ tìm đến anh và lần này tờ báo Pháp Luật thành phố HCM cũng phải thua kiện. Cần nói thêm, tờ Pháp Luật Tp HCM là công cụ mà nhà nước Việt Nam viết bài tấn công nhà báo Huy Đức về tác phẩm "Bên thắng cuộc" được xuất bản ở Mỹ.

Sau này tôi mới biết là anh Nguyễn Thanh Lương là bạn cùng khố với chị Tạ Phong Tần ở đại học Pháp Lý trước đây. Văn Phòng Luật sư của anh là nơi lui tới của các phóng viên nổ tiếng trong nước như là Lý Trung Dung, Dương Phi Anh, Bình An, Hoàng Xuân... Ngoài ra anh cũng được Trà Mi, Quỳnh Chi, Nguyễn Hùng, Gia Minh... phỏng vấn khi tham gia các vụ án chính trị.

Trong nước có hàng chục ngàn Luật sư nhưng rất ít Luật sư dám tham gia các vụ án chính trị. Những Luật sư tham gia các vụ án chính trị nếu không bỏ nghề thì cũng đi tù như Luật sư Lê Công Định, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Hùynh Văn đông thì bỏ nghề. Luật sư Lê Trần Luật thì hiện nay đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Nhưng cái chúng tôi trân trọng anh Luật sư " Lục Vân Tiên " này là chỗ cái tâm và hiệu quả của thân chủ anh luôn đưa lên cao nhất.

Khi gia đình Lô Thanh Thảo nhờ tư vấn, anh khuyên nên im lặng vì Thanh Thảo nhận tội, nếu có luật sư tham gia thì sẽ y án. Nhưng âm thầm thì sẽ được giảm án ở phiên phúc thẩm. Quả như anh dự tính, sau này trong phiên phúc thẩm thì Lô Thanh Thảo được giảm án rất nhiều. Khi đi gặp chị Tạ Phong Tần trước ngày xử, anh phải tính toán anh và Luật sư Nguyễn Văn đạt chia nhau cho thêm tiền chị Tần vì trại giam quy định Luật sư chỉ cho tối đa 500 ngàn VND.

Anh trăn trở là theo Nghị định 89 năm 1998 thì Luật sư chỉ gặp thân chủ 1 giờ đồng hồ. Quy định này vi phạm Luật luật sư cũng như hành nghê Luật sư. Có 1 tiếng đồng hồ không thể nào hết các vấn đề trao đổi giữa Luật sư và thân chủ trong trại giam. Nhưng chưa hết quy định là 1 giờ nhưng thủ tục rườm rà hết 15 phút thành ra có 45 phút không đủ thời lượng chuẩn bị cái gì.

Nhiều lần tâm sự anh cho rằng các nhà dân chủ là nạn nhân của các công ước quốc tế mà Việt Nam và thế giới cam kết thực hiện. Họ tin Việt Nam ký thì phải thi hành các công ước nhưng phía Việt Nam tráo trở không những không chấp hành mà còn bắt giam những ai bảo vệ các công ước quốc tế. Vì vậy anh đề nghị nên gọi họ là "các tù nhân công ước" thay cho cụm từ: "Tù nhân lương tâm"

Khi chúng tôi hỏi rằng từ bỏ nghề Luật sư làm công chứng anh có cảm nghĩ gì? Luật sư Nguyễ Thanh Lương thẳng thắn: "Làm một Luật sư tận tụy với nghề ở Việt Nam thì rất dễ đi tù nên tôi chon cách này cho vợ con và gia đình bớt áp lực"

Vợ anh là Luật sư Trần Thị Ánh thuộc đoàn Luật sư Thành phố thì cho rằng: "Mỗi phên tòa chính trị anh Lương tham gia là chị ăn chay niệm Phật cả tháng trời cho anh được bình an." 

Người vợ, người mẹ nào cũng lo cho gia đình mình hơn mạng sống của mình. Có đứa con trai út ở nha hay kêu là  "thằng Cọp" thì chị cũng vội vàng đổi thành "An Bình" mong cho gia đình luôn an lành.

Chúng tôi muốn nhắc đến vụ án chính trị cuối cùng mà anh tham gia cũng là vụ án chiến thắng duy nhất trong cái nghiệp "Luật sư nhân quyền" của anh. Chỉ có điều chiến thắng lặng lẽ đến với anh khi anh không còn là Luật sư và cũng rất lâu sau anh mới biết là mình đã chiến thắng cái ác. 

Vụ án ông Hoàng Văn Ngài bị công an Thị xã Gia Nghĩa giết chết rồi dựng hiện trường giả là ông Ngài tự cho tay vào ổ điện tự tử chết. Vụ án này anh tham gia ngày từ đầu khi làm hồ sơ. Bản chất rất giống vụ án Ngô Thanh kiều bị công an thành phố Tuy Hòa giết hại nhưng hiệu quả thì hơn nhiều. 

Ngoài vai trò là Luật sư bào chữa thì Luật sư Lương cũng đứng đớn tố cáo công an Thị xã Gia Nghĩa. Sau này thì Bộ công an ra văn bản chất vất Luật sư Lương về vai trò pháp lý của anh trong vụ án. Chính ông Trần Đại Quang phải vào tận Thị Xã Gia Nghĩa của tỉnh Daknong để bắt giam Phó công an thị xã Gia Nghĩa và trưởng công an điều tra vụ án này. 

Công An Gia Nghĩa đã bồi thường cho gia đình nạn nhân 140 triệu đồng. Cách đây 1 năm gia đình ông Ngài là ông Hoàng Văn Pá đem 10 triệu đồng xuống Văn Phóng Luật sư Nguyễn Thanh Lương để "hậu tạ" nhưng Luật sư Nguyễn Thanh Lương từ chối và khuyên họ dùng tiền đó để mua 1 chiếc điện thoại cao cấp mà theo dõi tin tức. 

Lần cuối cùng gặp họ rồi biệt tăm tích của họ anh lai lo cho mạng sống của những con người trong gia đình ông Ngài. Vì không gặp họ nên vụ án với anh cũng hết vai trò. Và cho đến hôm nay thì Luật sư Nguyễn Thanh Lương mới được chúng tôi thông tin là gia đình anh em của ông Hoàng Văn Ngài đã đến Bangkok xin Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc can thiệp. Hay tin này Luật sư Lương rất mừng. Trước đây 2 tháng, ngay dịp giáng sinh 2014 thì Luật sư Lương mới hay tin là Bộ công an đã bắt 2 quan chức công an trong vụ án ông Hoàng Văn Ngài qua một nguôn tin ngoại giao.

Sẽ còn nhiều chuyện nữa về Luật sư Nguyễn Thanh Lương nói về về  nghề Luật sư ở Việt nam hiên thời. Nói về các tù nhân công ước, nói về nghề làm báo trong nước do chính anh từng công tác với nhiều tờ báo chống tiêu cực tham nhũng trong nước như báo Pháp Luật của Bộ Tư Pháp hay báo Người Cao Tuổi.

Vậy mới hay Luật sư trong chế độ độc tài cũng là một nghề nguy hiểm. Hơn ai hết họ biết Luật pháp chỉ là công cụ bảo vệ cho nhà cầ quyền với hệ thống công an trị. Bị ép bỏ nghề nhưng lương tâm một Luật sư không cho phép anh yên phận. Anh tâm sự rằng lương tâm của một con người với đất nước, tổ tiên, nguồn cội mới làm cho anh đau đớn khi nghĩ về tương lai vận mệnh dân tộc mình.

Dòng Hàm Luông đục ngầu cuộn sóng chảy xuôi về biển như thấu hiểu cho nỗi lòng của một Luật sư nhân quyền bị ép phải bỏ nghiệp bảo vệ công lý cho người yêu nước. Sắc chiều của quê hương cụ Đồ Chiểu lấp lánh theo con nước lên xuống như vận mệnh chìm nổi của dân tộc hay số phận của một người yêu nước đúng nghĩa.

Làm gì mà kêu Dân phải mừng đảng?

Le Nguyen (Danlambao) - Theo thói thường, Tết mang ý nghĩa xua đuổi xui rủi, đen đủi năm cũ để chào đón may mắn năm mới vào nhà và Tết đến không ai muốn nghĩ về điều xấu, không muốn nhắc đến chuyện buồn của năm cùng tháng tận vừa qua mà luôn nghĩ đến điềm tốt, niềm vui để trọn năm được hưởng vạn sự may mắn, tốt lành. Thế nhưng đất nước sau bốn mươi năm “thống nhất” với gần ba mươi năm đảng lãnh đạo “đổi mới” thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảng chẳng để dấu ấn gì trong lòng đại bộ phận nhân dân Việt Nam.

Thống nhất đất nước và đổi mới, có ấn tượng chăng là sự hoán đổi vị trí cán bộ đảng viên cộng sản từ thành phần bần cố nông “chuyên chính vô sản” trở thành tư bản bóc lột, dã man hơn tư bản thời hoang dã! Có lẽ không ai là không thấy xuân về Tết đến sau bốn mươi năm độc quyền lãnh đạo đất nước, nó đã sản sinh ra một bộ phận không nhỏ thuộc thành phần lao động nghèo gồm các ông già, bà lão lượm ve chai, nhặt đồ phế thải làm kế mưu sinh ngày càng nhiều hơn và lực lượng hùng hậu các em bé đông nhất thế giới bán vé số dạo, được ông lãnh đạo cấp bộ ca ngợi là ngành nghề “có thu nhập cao” lang thang trên khắp nẻo đường đất nước. Thành phần lao động nghèo đặc biệt này chỉ ngửi được “không khí” Tết chứ không hưởng được mùi vị Tết và không ai là không thấy!

Hầu như không người dân nào được biết lợi nhuận “xổ số kiến thiết quốc gia”của cái ngành thu nhập cao ấy vào túi ai? Lợi nhuận của nó có được sử dụng tái đầu tư vào chính sách công cộng, vào mục tiêu an sinh xã hội không?

Đó chỉ là số nhỏ trong số lớn hoạt cảnh xã hội, vấn nạn quốc gia nổi cộm, bên cạnh tệ nạn xã hội dày đặc mà những người lương thiện có lương tâm không ai không cảm thấy bất bình, phẫn nộ với sự độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN gây ra. Phẫn nộ của người dân còn nhân lên gấp bội khi tết đến xuân về nhìn thấy cung cách các quan to, quan bé chào Xuân đón Tết với chậu hoa cây cảnh tiền trăm triệu, tiền tỷ “bên cạnh” các khẩu hiệu đỏ rực trời “mừng đảng, mừng xuân...” trước các cơ quan đảng, nhà nước, trên các con đường từ thành thị đến thôn quê, trong lúc người dân nghèo lang thang hè phố, không nơi nương tựa, thiếu vắng mùa xuân trong cuộc đời thực và đảng có xứng đáng được treo khẩu hiệu đỏ rợp trời, mừng đảng trước cả mừng xuân, mừng đất nước?

Bốn mươi năm, kể từ năm 1975 được gọi là “giải phóng, thống nhất đất nước”, với hơn một phần tư thế kỷ hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ, cũng là lúc đảng CSVN hô hào đổi mới theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến hôm nay đa phần người dân có điều kiện tiếp cận thông tin, có đầu óc quan sát, biết phân tích đều thấy “thành quả” của đảng CSVN đạt được khá khiêm nhường, không đáng kể so với hậu quả của nó gây ra cho đất nước, dân tộc Việt Nam.

Năm mới, Tết đến kể lể chuyện buồn, chuyện phẫn nộ là điều không nên nghĩ tới nhưng đất nước này do đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo có gì vui, có gì phấn khởi, hy vọng ở tương lai để không nhắc đến chuyện buồn, chuyện phẫn nộ với hậu quả nghiêm trọng do đảng CSVN để lại, gây ra trong quá khứ và ngay cả trong đời sống trước mắt hằng ngày, chỉ có người mù mới không thấy không biết. Thế mà các cán bộ tuyên giáo, các ông lãnh đạo đảng vẫn ca ngợi “thành quả” phồn vinh, hào nhoáng giả tạo, để tiếp tục lừa bịp nhân dân như đảng CSVN đã có hơn tám mươi năm lừa gạt dân tộc Việt Nam.

Không nhắc chuyện quá khứ, chỉ nhìn vào hiện tại, là người dân Việt Nam có vui được không khi nền tảng sống, tiêu chuẩn sống của đại bộ nhân dân Việt Nam ngày càng xuống cấp so với chính bản thân chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ngay cả so với các nước đàn em Miên, Lào - chứ không so sánh với các nước không theo xã hội chủ nghĩa trong khu vực và càng không thể sánh được với các nước có truyền thống dân chủ lâu đời ở Á, Âu, Mỹ Châu.

Cụ thể của các phương diện cốt lõi liên quan đến an sinh xã hội, đến nền tảng sống, tiêu chuẩn sống của người dân là luật pháp, giáo dục, y tế, giao thông, nhân dụng... đều có vấn đề phản cảm do đảng độc quyền lãnh đạo gây bức xúc, phẫn nộ trong lòng nhân dân.

Về luật pháp từ xa xưa đã có các lãnh đạo cộng sản nói ra ngoài cửa miệng “luật là tao, tao là luật” cho đến ngày nay bản chất, tư duy về luật pháp của cộng sản chỉ tiến đến cấp độ luật pháp, là chế độ có một rừng luật nhưng chỉ có mỗi luật rừng được sử dụng trong hệ thống luật pháp cộng sản. Với tư duy luật pháp như thế, theo công bố của bộ tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là mỗi năm có hằng vạn văn bản vi phạm quy phạm pháp luật, có nghĩa là vi hiến trái luật được vô tư ban hành.

Với nền tư pháp như thế, chưa kể đến mặt trái tiêu cực làm méo mó công lý nên khắp cả nước khiến nhân dân mất niềm tin vào luật pháp của chế độ và đã có nhiều vụ việc người dân đứng lên tự xử như: việc người dân đưa quan tài xuống đường đòi thực thi công lý ở Bắc Giang, Vĩnh Phúc...; việc người dân nổi loạn vì có thân nhân tử vong trong các bệnh viện do có dấu hiệu tắc trách của y, bác sĩ ở nhiều bệnh viện khắp cả nước; việc dân làng tự xử trộm chó ở một số nơi của các tỉnh phía bắc...

Về giáo dục, không kể việc tiêu cực thầy gạ tình trò đổi lấy điểm, thầy làm môi giới, dẫn mối cho trò bán dâm... việc mua bán bằng cấp, học giả bằng thật, ngay cả học thật bằng thật cũng không phản ảnh đúng năng lực, trình độ của người được cấp bằng. Xấu hổ hơn cả là bằng cấp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp phát không được quốc tế công nhận và cả bằng “lái xe” cũng có nhiều nước không công nhận, buộc phải thi lại!

Ngoài ra nhân cách, đạo đức, kiến thức phổ thông, viết sai lỗi chính tả... của học sinh, sinh viên Việt Nam là điều đáng báo động và những học sinh, sinh viên nổi trội được ghi nhận, đều vượt ra ngoài hệ thống giáo dục, đào tạo của nhà trường xã hội chủ nghĩa. Đáng xấu hổ hơn nữa cho Việt Nam, là “cường quốc” sản sinh bằng cấp, khoa bảng “giáo sư, tiến sĩ ” nhưng mang thân phận “nhược tiểu” về phát minh, sáng chế trong thực tiễn khoa học kỹ thuật phải nhờ đến các “lão nông” phát minh, sáng chế để tham dự lễ phát bằng!

Về y tế thiếu nhà thương, giường bệnh, dụng cụ y khoa... thiếu y tá, bác sĩ, chuyên viên tay nghề với trách nhiệm, chuẩn y đức “lương y như từ mẫu” không tồn tại nên đã có nhiều vụ việc tắc trách, tay nghề kém định bệnh sai, tiêm chủng ngừa cho trẻ em không đúng quy cách an toàn gây chết người khiến người dân bức xúc nổi điên đuổi đánh y, bác sĩ đập phá bệnh viện xảy ra khá đều đặn ở nhiều tỉnh thành từ Bắc chí Nam.

Thế nhưng người đứng đầu ngành y tế là bộ trưởng không có chiến lược, tầm nhìn lãnh đạo chuyên môn để cải thiện những sai phạm, yếu kém của ngành y tế lại can dự vào những vụ việc “ruồi bu” không liên quan gì đến chuyên môn như: dẫn đầu phái đoàn y tế hùng hậu đi cắt băng khánh thành nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn; trang bị tủ thuốc cho ngư dân bám biển, đánh bắt xa bờ... và diễn giải những sai phạm trong chuẩn đoán gây chết người là chuyện “tai nạn” bình thường trong tiến trình điều trị?

Về giao thông, dù người đứng đầu đương nhiệm đã có những cải cách, xử lý công việc khá cứng rắn mang dấu ấn cá nhân so với các lãnh đạo tiền nhiệm và đã có một số thay đổi tích cực nhưng việc xây dựng hạ tầng giao thông, bảo đảm an toàn giao thông, không tắc nghẽn giao thông, vẫn còn nhiều bất cập không thể khắc phục.... 

Phải biết rằng, vấn nạn giao thông không phải là công việc của cá nhân mà cần phải có sự phối hợp liên ngành gồm nhiều cơ quan, ban ngành tham gia giải quyết và những việc bộ trưởng giao thông tuyên bố lẫn hành động được các cơ quan truyền thông lề đảng ca ngợi chỉ mang tính hình thức đối phó chứ không đi vào chiều sâu chiến lực để đẩy lùi tiêu cực trong giao thông. 

Để giải quyết vấn nạn giao thông ngoài việc mở mang, nới rộng đường, làm đường mới, làm biển báo, đèn báo hướng dẫn giao thông, quản lý chặt chẽ nạn mua bán bằng lái xe, việc đăng kiểm xe... còn liên quan đến nhiều bộ ngành tưởng như không ảnh hưởng gì đế giao thông như việc quy hoạch khu gia cư hay cảnh sát giao thông chặn xe thu tiền “mãi lộ” cũng là một bài tính cần phải tính toán diệt trừ để tránh nạn ùn tắc giao thông, phát sinh tai nạn giao thông.

Việc cảnh sát giao thông chặn xe thu tiền mãi lộ, coi khinh luật pháp khi người bị phạt hỏi “tôi bị lỗi gì?” thì được những kẻ nhân danh thi hành công vụ trả lời mang tính đe dọa, thách thức với những câu như: “ mày muốn mấy lỗi...tao thách mày thưa đó... muốn đi thưa hả?... tao chỉ chỗ cho thưa...”

Về nhân dụng có nhiều yếu kém phí phạm, lãng phí biết bao tài, nhân, vật lực trong chính sách đào tạo. Cụ thể có những ngành nghề cần cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội thì lại thiếu trầm trọng như các chuyên viên chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe gồm y tá, y sĩ, bác sĩ... vừa thiếu, vừa đào tạo cẩu thả cho có chứ không đủ năng lực phục vụ bệnh nhân và có những ngành nghề như sư phạm, kế toán... tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học không có việc làm, phải làm những công việc trái ngành, thậm chí phải tìm việc trong các công ty may mặc, giày da... không dính dáng đến công việc đã được đào tạo. 

Chưa kể đến chính sách nhân dụng thiếu trí tuệ đã sử dụng đội ngũ trí thức khoa bảng xã nghĩa hữu danh vô thực, có bằng cấp không thực tài lãnh đạo, đảng, nhà nước và nắm giữ chức vụ then chốt trong nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước. Trong khi đó không ít nhân tài trí thức có tâm có tầm có thực tài bị loại lẫn không được sử dụng trong các nhiệm vụ chính trị, hoạch định chiến lược xây dựng, phát triển đất nước. 

Thế cho nên qua thời gian dài đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo người dân phải chịu nghe nhiều câu phát ngôn khá hài hước, cười ra nước mắt của các giáo sư tiến sĩ, bác sĩ tiến sĩ... lãnh đạo đảng, nhà nước CSVN nói như những câu dưới đây:

“...Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước phật đã phải hối lộ… Cho nên chúng ta phải xem xét, bĩnh tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt…”(Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư đảng CSVN.)

“...Quy hoạch thủy điện mang tính đặc thù… Đây là của cả nước chứ không riêng của Chính phủ, hay của Bộ Công thương...” (Vũ Huy Hoàng bộ trưởng công thương.)

“...Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin sẽ xử vắc xin, lỗi do người tiêm, xử người tiêm, lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật…” (Nguyễn Thị Kim Tiến bộ trưởng y tế.)

“...Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc với FBI 1 tuần, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân...” (Nguyễn Đình Quyền, phó ủy ban tư pháp của quốc hội.)

Nhìn hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục của bốn mươi năm giải phóng, thống nhất đất nước cũng như qua các câu phát ngôn đậm chất diễn viên hài của các lãnh dạo CSVN và thấy thông báo chương trình dày đặc của đảng: 

“...Năm 2015 đất nước ta diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng: Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng CSVN; 70 năm Ngày thành lập nước; 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; 70 năm Ngày truyền thống CAND, 20 năm nối lại quan hệ bang giao Việt - Mỹ; 10 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc cũng là năm diễn ra đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng.”

Đọc chương trình kỷ niệm dài dằng dặc trong năm mới của đảng CSVN. Ôi thôi bao nhiêu là lễ kỷ niệm chỉ nhằm kể lể công lao của đảng. Tuyệt nhiên không hề thấy đảng hối hận, đảng tỏ ra hối lỗi về những tội ác đã gây ra trong quá khứ, cũng như không hề thấy đảng đưa ra chương trình quốc kế dân sinh nào tương đối hiệu quả cho tương lai dân tộc, đất nước Việt Nam. Thế thì trong 85 năm có đảng, đảng làm được gì cho dân mà kêu dân phải mừng đảng trước rồi mới đến mừng Xuân, mừng đất nước - trong khi Xuân đã có từ lúc khai thiên lập địa và đất nước Việt Nam được tổ tiên nòi Việt khai lập trước đảng mấy nghìn năm?



_____________________________________

* Bài đọc thêm:


Nhiều Việt kiều chỉ ra lý do trái cây Việt Nam bị chê

SÀI GÒN (NV) - Không chỉ yếu về công nghệ bảo quản mà cách tiếp thị, bán hàng của nông sản Việt Nam ở nước ngoài quá kém khiến giá trị giảm sút, khách hàng đang quay lưng.



Vải thiều Bắc Giang nổi tiếng nhưng không xuất đi được nhiều nước trên thế giới. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)

Tờ Pháp Luật Sài Gòn cho biết, tại “Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt kiều và doanh nghiệp trong nước” do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tổ chức vừa qua tại thành phố Sài Gòn, nhiều Việt kiều đã chỉ rõ điểm yếu của trái cây Việt vì sao không bán được ở nước ngoài.

Theo bà Đinh Kim Nguyệt, chủ một doanh nghiệp Việt kiều ở Canada, thực tế một số mặt hàng trái cây Việt Nam như xoài, vải... rất được người tiêu thụ ưa chuộng nhưng không tìm ra để mua.

Nhưng thanh long Việt đã có mặt tại Canada lại bị coi thường. Lý do là vì doanh nghiệp quen kiểu bán đổ đống như ở Việt Nam. Ở Canada, họ cũng bán kiểu đổ đống không bao bì, nhãn mác, không áp phích, poster giới thiệu đây là trái cây gì, nhập ở đâu, chất lượng ra sao.

“Người tiêu thụ nước ngoài họ không thích mua hàng kiểu vậy, họ muốn biết thông tin, muốn hàng được chăm chút, bảo quản có bao bì, thương hiệu. Do vậy, thanh long Việt đổ đống được một thời gian bị xấu mã, hư hỏng giá có rẻ cũng không ai thèm mua. Chính vì vậy trái cây Việt nhanh chóng bị đánh bật khỏi thị trường bởi hàng Thái Lan,” bà Nguyệt cho biết.

Còn ở thị trường Nga, dù là trái cây Việt Nam tốt, rẻ, ngon nhưng lại cạnh tranh không nổi với trái cây các nước khác ở khâu bảo quản.

Theo bà Vũ Thị Mai Liên, chủ một doanh nghiệp Việt kiều ở Nga cho biết, trái thanh long, nhãn, vải, xoài... được thị trường Nga rất chuộng. Nhưng do vận chuyển bằng đường biển mà công nghệ bảo quản lại kém nên sang đến Nga chỉ bán được một thời gian ngắn là bị hư thúi.

Còn tại Trung Quốc, trái cây Việt cũng không ít lần bị “làm nhục.” Cảnh hàng ngàn xe tải chở dưa hấu, thanh long, vải... xếp hàng dài ở cửa khẩu nhiều ngày liền, khiến cho trái cây bị hư hỏng nặng bán không được, đổ đi cũng không xong.

Bà Nguyễn Thị Thanh Chúc, một chủ hàng ở Bình Định cho biết, thương lái Trung Quốc thường dùng chiêu để ép giá trái cây Việt: “Họ chê dưa héo cuống, chín quá để mua giá thấp. Biết rằng chở dưa lên cửa khẩu rồi mặc cả với người Trung Quốc là bấp bênh, như đánh bạc, nhưng ở trong nước tiêu thụ không được, đành phải liều chở lên cửa khẩu để hy vọng kiếm chút lời,” bà Chúc nói.

Thực tế đã nhiều lần chứng minh công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam chính là nút thắt để nâng, hạ giá thành nông sản Việt. Nhiều năm qua, công nghệ sau thu hoạch được nhắc tới nhưng tới thời điểm này mới chỉ ứng dụng được với một vài sản phẩm như nhãn, vải sang các thị trường khó tính.

Ông Ngô Chi Phượng, doanh nghiệp Việt kiều ở Thụy Điển, cho rằng, dù có tốn nhưng Việt Nam cũng buộc phải đầu tư về lâu dài, nếu không người nông dân mãi nghèo, doanh nghiệp cũng không khá được vì lợi nhuận quá thấp.

“Hãy học những công nghệ bảo quản của người Nhật, chỉ với túi nylon nano, với ít hơi nước, trái cây có thể tươi như mới cả tháng mà rất an toàn cho người sử dụng,” ông Phượng nói. (Tr.N)
02-20-2015 9:01:51 PM

CSVN yêu cầu ‘quản lý chặt nợ công’

HÀ NỘI (NV) - Mục tiêu của yêu cầu vừa kể nhằm “bảo đảm an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô.” Yêu cầu được đề ra khi Việt Nam đã chìm trong nợ. 


Hầm đường bộ thay cho đèo Hải Vân, một công trình xây dựng bằng vốn vay của Nhật. (Hình: Wikipedia)


Trước đây, Quốc Hội CSVN xác định, nợ công không được vượt quá mức 65% GDP bởi đó là “ngưỡng an toàn” cho an ninh tài chính quốc gia. Dẫu chế độ Hà Nội đã bỏ bớt nhiều khoản vay để nợ công không vượt quá mức vừa kể song các số liệu chính thức về nợ nần cho thấy, nợ công đã xấp xỉ ngưỡng an toàn trong khi Việt Nam không thể ngừng vay mượn.

Mới đây, Học Viện Chính Sách và Phát Triển thuộc Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư CSVN công bố một đề án có tên “Xác định phạm vi nợ công và trần nợ công an toàn của Việt Nam giai đoạn 2014-2020.” Đề án nhằm biện bạch cho việc nên nâng ngưỡng nợ công lên... 68% GDP vì trên mức này thì nợ nần mới... “làm giảm động lực đầu tư phát triển, kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm suy giảm khả năng trả nợ và mức độ an toàn của nợ công.”

“Nghiên cứu và đề xuất” của Học Viện Chính Sách và Phát Triển khác hoàn toàn với nhận định của nhiều người, nhiều giới. Trong đó có cả những cá nhân đang là viên chức cao cấp của nhà cầm quyền CSVN.

Tháng trước, ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội, nhận định trong một phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam rằng, “Nợ công hiện là một mối đe dọa cho an ninh tài chính quốc gia nếu không muốn dùng từ rất xấu.”

Trước nữa, vào trung tuần tháng 10 năm ngoái, ông Trương Tấn Sang, chủ tịch Nhà Nước CSVN, cảnh báo, cách nay vài năm, chi thường xuyên (các khoản chi để nuôi bộ máy công quyền) chỉ khoảng 50%, nay đã tăng lên thành 72% và sẽ còn lên nữa nếu quản trị không hiệu quả. Cũng vì vậy, theo ông Sang, 28% còn lại không đủ để trả nợ thành ra Việt Nam phải vay để trả nợ. Ông Sang bảo rằng tình hình nợ nần đã nguy hiểm tới mức “không thể đủng đỉnh.”

Kế đó, đến hạ tuần tháng 10 năm ngoái, ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội, cảnh báo, ngân sách Việt Nam đang ở giai đoạn “rất khó khăn.” Các khoản nợ phải trả đang ngày một lớn so với nguồn thu. Trong tài khóa năm tới, chế độ Hà Nội dự trù sẽ dành khoảng 40% ngân sách để trả nợ, vượt xa giới hạn mà Quốc Hội đề ra là chỉ dùng 25% ngân sách để trả nợ.

Vào lúc đó, ông Hiển lập lại nhận định mà Quốc Hội của chế độ đã từng đề cập nhiều lần thêm một lần nữa. Đó là thật ra, nợ nần của Việt Nam cao hơn mức mà chính phủ Việt Nam báo cáo rất nhiều. Cho đến nay, phía chính phủ CSVN vẫn cả quyết, không thể xem những khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước là nợ của chính quyền. Các doanh nghiệp nhà nước tự vay và tự trả.

Nhiều chuyên gia kinh tế và Quốc Hội Việt Nam thì khẳng định đó là một kiểu ngụy biện. Chính quyền Việt Nam ngụy biện như thế để trấn an mọi người rằng, nợ nần của chính quyền Việt Nam chưa vượt quá mức 65% GDP.

Hồi cuối tháng 10 năm ngoái, ở phiên họp thường kỳ của chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn khẳng định, nợ công vẫn nằm trong giới hạn cho phép, “chính phủ sẽ công khai tình trạng nợ nần và chịu trách nhiệm trước nhân dân.” Ngân sách vẫn đủ trả nợ còn việc phải “đảo nợ” (vay nợ mới để trả nợ cũ) là “giống như quốc tế,” sau “đảo nợ,” tổng nợ không thay đổi, những món vay sau có thời hạn vay dài hơn, lãi thấp hơn.

Ông Dũng khẳng định như thế sau khi từng báo cáo với Quốc Hội Việt Nam rằng nợ nần chính thức của Việt Nam đã tăng từ 54.2% GDP hồi năm ngoái lên 60.3% GDP trong năm nay và tiếp tục tăng lên thành 64.9% GDP vào năm 2016.

Bây giờ, cũng ông Dũng yêu cầu “quản lý chặt các khoản vay mới, tính đúng, tính đủ nợ công theo quy định” và “chỉ dùng nợ công cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch.”

Đồng thời phải “khẩn trương cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vốn vay dài hạn (các khoản vay mới cho đầu tư phát triển, kể cả vay cho mục tiêu cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chủ yếu phải có kỳ hạn từ 5 năm trở lên) để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn.” (G.Đ)

02-20-2015 8:26:33 PM

Tiệm tạp hóa trước UBND tỉnh Ninh Thuận cháy lớn


Lúc 12g30 trưa ngày 22-2 (mồng 4 Tết), một vụ cháy lớn xảy ra tại tiệm tạp hóa Thùy, số 469 đường Thống Nhất, đối diện UBND tỉnh Ninh Thuận thuộc phường Kinh Dinh, TP Phan rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Lực lượng chữa cháy điều xe cứu hỏa đến hiện trường vụ cháy.
Lực lượng chữa cháy điều xe cứu hỏa đến hiện trường vụ cháy.
Hai vợ chồng chủ nhân tiệm tạp hóa đành đứng nhìn tài sản bị thiêu rụi

Ngọn lửa bùng phát dữ dội từ trong tiệm tạp hóa kèm theo cột khói đen ngòm bốc ra từ cửa sắt phía trước. Ngay lập tức, lực lượng cứu hộ cứu nạn địa phương kịp thời phá cửa sắt để dập lửa. Lực lượng chữa cháy thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Ninh Thuận cũng điều ngay bốn xe chữa cháy đến hiện trường tích cực phun nước dập lửa nhằm không cho lửa cháy sang hai căn nhà bên cạnh.

Ghi nhận tại hiện trường, sau hơn nửa giờ đồng hồ lực lượng chữa cháy chi mới đứng phía trước cửa sắt cầm vòi nước phun vào nhưng ngọn lửa bên trong vẫn bùng phát dữ dội nên chưa thể tiếp cận sâu vào trong. Vị chỉ huy lực lượng chữa cháy ngay lập tức triển khai đưa thang tay bắt sang ban công nhà bên cạnh để các chiến sĩ chữa cháy leo lên trần nhà tiến vào bên trong.

Bà chủ nhân tiệm tạp hóa Thùy đang đi chúc tết hay tin tiệm bị cháy vội vã chạy về nhưng cũng chỉ đứng trước cửa nhìn nhà, hàng hóa bị thiêu rụi hoàn toàn.

Đến 13g50 ngọn lửa mới được khống chế hoàn toàn.

Ước thiệt hại của vụ cháy gần 10 tỉ đồng. Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra.


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1095591#ixzz3SUwa8wzw
doc tin tuc www.xaluan.com

Lấn biển của Trung Cộng tạo lo ngại



Theo Người Việt-02-21- 2015 3:41:18 PM
Lê Phan

Sự việc Trung Cộng đang vội vàng và hăng hái xây dựng một loạt những kiến trúc trên các bãi cạn đang bị tranh chấp ở Biển Đông đang tạo báo động trên toàn vùng Thái Bình Dương và ở chính thủ đô Washington của Hoa Kỳ, lo ngại là Bắc Kinh đang dùng xi măng cốt sắt để hỗ trợ cho đòi hỏi đầy tranh cãi của họ về chủ quyền trên một vùng rộng lớn của một trong những hải lộ chính của thế giới.

Những hình ảnh mới

Những hình ảnh mới từ vệ tinh cho thấy Trung Cộng đang nhanh chóng nới rộng các đảo nhân tạo mà họ đang xây trên mặt của những bãi cạn ở Biển Đông.

Mới nhất, the IHS Jane's, trước kia là Jane's Defence vốn là một công ty nghiên cứu quân sự, cho thấy nạo vét và lấn biển trong năm qua tại Bãi Tư Nghĩa, thuộc quần đảo Trường Sa, đã tạo nên một hòn đảo rộng 90,000 yard vuông với hai bến đậu cho tàu bè, một sân bay cho trực thăng và điều có vẻ là một cơ sở có vẻ là một đài chống hỏa tiễn và cơ sở radar.

Hình ảnh vệ tinh chụp được hôm tháng 3 năm ngoái cho thấy chỉ mới có một cái nền xây trên mặt bãi vào lúc thủy triều lên. Một tấm hình khác cũng ở khu vực này, chụp hôm tháng 1, cho thấy một hòn đảo có người ở với những dự án xây dựng đang nhanh chóng hiện hình.

Theo Jane's, những hòn đảo nhân tạo cũng đã mọc lên nhanh chóng ở Đá Gaven, Đá Gạc Ma, Đá Chữ Thập, vốn đều là những bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa mà Bắc kinh đã chiếm đóng.

Theo website mang tên Asia Maritime Transparency Initiative (Sáng kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu), một cơ quan nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Thuật và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies-CSIS) trên Đá Gaven mà tiếng Việt gọi là Đá Ga-ven, Bắc Kinh đã xây dựng một căn cứ và cho đồn trú lính ở đó từ năm 2003. Nay thì cơ sở này gồm một bến đậu lớn nơi tầu có thể cập bến, nhiều ổ súng và các đài radar và truyền thông. Công cuộc xây dựng bắt đầu từ 30 tháng 3 năm 2014 và được xác nhận vào tháng 8 năm 2014. Nay một hòn đảo nhân tạo mới có diện tích 300x250 m, như vậy là tổng cộng 114,000 mét vuông đất mớc đã được xây dựng lên. Những kiến trúc mới ở Bãi Gaven hầu như hoàn toàn giống ở Đá Tư Nghĩa (tên quốc tế là Hughes Reef), cũng gồm một kiến trúc hình vuông có vẻ như là một tháp phòng không.

Ở Bãi Gạc-ma, vốn là một bãi ngầm rộng 7.2 km2 đã bị Trung Cộng chiếm từ tay quân đội Hà Nội, thì cho đến năm 2014, kiến trúc nhân tạo duy nhất là một bệ nhỏ chức một cơ sở thông tin, trại lính và một bến đậu. Bệ này nay được bao vây bởi một hòn đảo với diện tích 100,000 mét vuông. Đã có những tin đồn là Bắc Kinh muốn xây dựng một phi đạo trên hòn đá này, nhưng một số chuyên gia lý luận là nó quá nhỏ để có một ảnh hưởng chiết thuật đáng kể.

Bãi Chữ Thập nay đã là một căn cứ với 200 binh sĩ có khả năng radar và theo dõi kiểm soát vùng xung quanh. Các hoạt động lấn biển bắt đầu vào tháng 8 năm 2014, nhưng các họat động quanh bãi san hô này đã bắt đầu ba tháng trước đó. Trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 11 năm ngoái, những tàu nạo vét Trung Cộng đã tạo nên một miếng đất chiếm toàn thể bãi cạn trước đó với khỏang chiều dài là 3,000 m và chiều rộng từ 200 đến 300 m. Hình ảnh từ vệ tinh của Digital Globe cho thấy là kế hoạch lấn biển của Trung Cộng đã gia tăng khu vực của Đá Chữ Thập gấp 11 lần, và làm cho nó rộng ra từ .08 đến .96 cây số vuông. Đá Chữ thập nay có thể là lớn gấp ba lần Đảo Ba Bình, vốn là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa do Đài Loạn kiểm soát. Các nhà phân tích tin là Trung Cộng có thể đang xây dựng một phi đạo trên Đá Chữ Thập.

Tạo quan ngại

Những hoạt động xây dựng này là chương mới nhất trong cuộc tranh chấp kéo dài về Biển Đông vốn đã đưa Trung Cộng đối đầu với hầu hết các nước láng giềng có hải phận lân cận và đưa Bắc Kinh trực tiếp đối đầu với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Mục đích của việc Bắc Kinh lấn chiếm vùng này, theo tạp chí Foreign Policy, có thể là để củng cố việc tranh dành quyền lợi trong vùng biển giàu có, đầy tài nguyên ngư hải sản và chưa kể nguồn lợi dầu khí; nhưng đồng thời cũng là để tăng cường khả năng chế ngự quân sự trong một khu vực vốn bị Hoa Kỳ và các đồng minh chế ngự.

Trung Hoa thực sự chỉ mới dành Biển Đông trên nguyên tắc từ khi cuộc chiến Quốc Cộng chấm dứt hồi cuối thập niên 1940, khi Bắc Kinh và Dân Quốc ở Đài Loan đều dành chủ quyền trên một tấm bản đồ do Quốc Dân Đảng Trung Hoa vẽ ra, nhưng Bắc Kinh đã tăng cường việc dành chủ quyền trong những năm gần đây dưới thời Chủ Tịch Tập Cận Bình. Những hành động gây hấn như việc đưa một giàn khoan khổng lồ cùng với nhiều chục tàu hộ vệ vào vùng biển của Việt Nam hồi năm ngoái, tạo nên nhiều tháng chơi trò ú tim. Đồng thời các tàu của Trung Cộng thường xuyên gây sự với tàu đánh cá của các quốc gia khác.

Nay việc xây dựng vội vàng trên các bãi đá ngầm đang làm cho các quốc gia láng giềng của Trung Cộng lo ngại, kể cả Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Một phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Philippines tuyên bố tuần này là Philippines “quan ngại nghiêm trọng” về các hoạt động của Trung Cộng.

Vấn đề là liệu Trung Cộng có quyền, như họ nói, chiếm hầu như toàn thể Biển Đông, hay là liệu những cố gắng kiến trúc vội vàng ở những nơi đang tranh chấp này sẽ đi đến kết quả là qua mặt luật pháp quốc tế và thay đổi bộ mặt địa lý chính trị của một vùng đang đầy bất ổn. Manila đã kiện Trung Cộng trước một tòa trọng tài quốc tế về một số những bãi cạn tranh chấp, nhưng Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện. Thay vì vậy họ tìm cách bắt nạt các quốc gia láng giềng với cần trục và tàu nạo vét. Bắc Kinh đã từ chối không cho phép cuộc tranh chấp về Biển Đông được đưa vào nghị trình của hội nghị sắp tới đây của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN).

Giáo Sư James Holmes, giáo sư về chiến thuật của Học Viện Quốc Phòng Hoa Kỳ, được Foreign Policy dẫn lời nói, “Nếu Trung Quốc thực sự xây dựng những phi trường hoạt động được và các cơ sở khác trên các hòn đảo mà họ mới tạo dựng nên, thì họ có thể tăng cường cho những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của họ.”

Việc xây dựng này đã làm một số người lo ngại ở Washington và ở Tokyo sợ là Bắc Kinh có thể cho đồn trú không hải quân ngay giữa những hải lộ thương mại quan trọng nơi là mỗi năm chứng kiến mậu dịch lên đến 5 ngàn tỷ đô la di chuyển qua.

Các viên chức Hoa Kỳ ngày càng tập trung vào tiềm năng đe dọa của sự hiện diện tiệm tiến này của Trung Cộng trong vùng. Mới tuần này, tư lệnh của Hạm Đội 7 tuyên bố là ông đang tính chuyện đặt chiến hạm Hoa Kỳ ở Úc, để tăng cường cho nhiều chiến hạm mới sẽ được bố trí ở Singapore bắt đầu từ năm 2017.

Một viên chức của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ẩn danh, đã cho biết là việc xây dựng của Trung Cộng trên các bãi đá này “đang tạo lo ngại trong vùng về ẩn ý của Trung Quốc trong quan ngại là họ sẽ quân sự hóa các căn cứ trên các địa hình đang bị tranh cãi ở Biển Đông.”

Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thúc đẩy quốc gia của ông từ bỏ chính sách chủ hòa của thời Hậu Đệ nhị thế chiến và theo đuổi một vai trò can thiệp quân sự hơn, một phần lớn bởi chính sách gây hấn của Trung Cộng trên toàn vùng Tây Thái Bình Dương. Trước đây trong tháng này, Nhật Bản nói họ đang tính chuyện nới rộng các cuộc đi tuần trên biển ở Biển Đông.

Và điều đó nhấn mạnh cho thấy nguy cơ của những hành động khiêu khích này của Trung Cộng: Họ đang làm các quốc gia trên toàn Á Châu bực tức và lo ngại, mà nhiều trong những quốc gia này trong những năm gần đây đã từ từ tiến lại vào quỹ đạo của Bắc Kinh vì tăng trưởng kinh tế khổng lồ của Trung Cộng.

Ngoài những cố gắng tăng cường quân sự của Nhật Bản, Philippines, Malaysia và Việt Nam đều gia tăng ngân sách quốc phòng, đặc biệt là các chiến hạm để đối phó với một hạm đội ngày càng lớn của Trung Cộng. Các xưởng đóng tàu Indonesia đang lần đầu tiên chuẩn bị nhận đơn đặt hàng của một khách hàng ngoại quốc. Đó là lệnh đặt hàng của hải quân Philippines. Úc đang tăng cường thêm nữa liên hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và Nhật Bản và tăng cường thêm tàu ngầm và những hàng không mẫu hạm nhí cho hạm đội của họ. Các nhà phân tích chiến thuật nay nói đến nhu cầu cho Hoa Kỳ và Nhật bản tăng cường khả năng quân sự trên những hòn đảo ngoài khơi bờ biển Trung Cộng để giới hạn đe dọa này.

Vậy tại sao Bắc Kinh làm vậy? Theo Giáo Sư M. Taylor Fravel, chuyên gia về chính sách hàng hải của viện đại học Massachusetts Institute of Technology, thì việc Bắc Kinh biến những đảo san hô thành căn cứ hải quân và phi đạo có thể giúp đe dọa láng giềng qua việc giúp cho các lực lượng tuần duyên và hải giám của họ hoạt động xa các hải cảng của Bắc Kinh hơn. Việc này có thể mở màn cho việc lập lại cuộc chiến bằng súng bắn vòi rồng giữa các chiến hạm Trung Cộng và Hà Nội quanh giàn khoan như mùa hè năm rồi. Việc này lại càng có triển vọng xảy ra hơn nữa khi hôm tháng này Bắc kinh nói là đã tìm thấy một mỏ khí đốt “lớn” ở Biển Đông.

Nhưng ông Frazel cũng khẳng định là những tiền đồn này không giúp cho Trung Quốc đủ khả năng để xây dựng một vùng Nhận diện phòng không ADIZ trong khu vực này vì những đài radar đặt quá thấp và thiếu phi cảng đủ lớn gần đó. Ngược lại ông chỉ ra là những tiền đồn này sẽ là những mục tiêu đứng nguyên cho các đối thủ nếu chiến tranh xảy ra. Ông Fravel chỉ ra là những tiền đồn này rất dễ bị tấn công vì thiếu khả năng phòng vệ.

Điều quan trọng hơn nữa, theo Foreign Policy, là việc biến những bãi ngầm này thành những “hộp cát nhân tạo” chẳng thay đổi bao nhiêu tình hình về phương diện pháp lý. Hầu hết các luật gia quốc tế đồng ý là thay đổi những địa hình thiên nhiên không tăng cường thêm khả năng pháp lý. Điều này quan trọng vì bãi cạn và đá ngầm không có khả năng được coi là lãnh thổ cho chủ nhân của nó như là một đảo thực sự.

Tuy nhiên việc xây dựng này hiện đã tạo nên một thực tế khó khăn trên thực tế, ngay cả khi Washington đề nghị theo đuổi giải pháp ngoại giao và Philippines chờ ngày ra tòa. Điều đáng ngại, theo Giáo Sư Holmes là, “Nếu những quốc gia này không bảo vệ thành công được chủ quyền của họ thì họ sẽ làm gì? Và nếu họ không làm được gì cả, thì theo thời gian sự thực ở hiện trường sẽ củng cố thói quen quốc tế, hay cả luật pháp quốc tế nữa.Việc đó sẽ làm Bắc Kinh hài lòng lắm.”

Biên giới 1979: Những người Việt quay ngoắt quá khứ

Mộ của binh sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới 1979 tại nghĩa trang quân đội bên ngoài Hà Nội.
Mộ của binh sĩ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới 1979 tại nghĩa trang quân đội bên ngoài Hà Nội.

Phạm Chí Dũng
Theo VOA-22.02.2015
36 mùa xuân đã biệt trôi kể từ ngày nửa triệu lính Trung Quốc tràn vào biên giới Bắc Việt Nam, hãm hiếp đàn bà con gái, dùng lưỡi lê đâm chết họ và còn ăn sống tử thi, giới cầm quyền Hà Nội vẫn giấu mặt trong nỗi sợ hãi không thốt nổi tên.

Mùa xuân năm nay, ngày 17/2 cũng bặt tăm dù chỉ là những dòng lưu bút chiến tranh chống Tàu trên báo đảng. Một ít tờ báo nhà nước dù tận tâm và can đảm hơn nhiều nhưng vẫn bị vòng đai tuyên giáo lấp ló trong hậu trường sân khấu siết bức đến mức tối đa.

Chặn từ ngoài vào trong

Hai ngày trước khi diễn ra cuộc dâng hoa tưởng niệm liệt sĩ và người dân hy sinh năm 1979 do các anh chị Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng tổ chức ở tượng đài Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, tôi phải nhận giấy triệu tập lần 1 của Cơ quan an ninh điều tra (PA24), Công an TP. Hồ Chí Minh về “trình bày nội dung liên quan vụ án”.

Nhân viên công an khu vực, khi nghe tôi hỏi về “vụ án” nào, đã thốt lên “Không biết!”.

Một thông tư của Bộ Công an quy định cơ quan điều tra chỉ được triệu tập những người liên quan với lý do xác định như một vụ án cụ thể nào đó. So với nhiều lần triệu tập tôi trước đây để “hỏi về những bài viết trên Internet”, lần này có vẻ PA24 làm đúng luật hơn, ít nhất trên phương diện lý cớ.

Tuy vậy, cũng như tình trạng điều 258 và 88 thường xuyên bị coi là lạm dụng, chẳng có lý cớ nào khỏa lấp được khái niệm mơ hồ của từ ngữ “vụ án”, đặc biệt khi cơ quan công an luôn muốn dùng những từ ngữ như vậy để ngăn chặn quyền đi lại, tụ tập, hội họp và biểu tình đã được hiến định của công dân.

Thậm chí tôi còn phải nhắc người công an chuyển giấy triệu tập: “Anh về nói với họ nhớ ghi nhân xưng của người bị triệu tập chứ đừng viết trỏng tên ‘Phạm Chí Dũng’ như thế. Dù gì cũng nên có văn hóa tối thiểu chứ”.

Sau khi tôi từ chối giấy triệu tập lần 1, sáng ngày hôm sau PA24 lại gửi giấy triệu tập lần 2 cho tôi để “làm việc” vào ngày 17/2. Nội dung có khác và cụ thể hơn: “Hỏi về ông Nguyễn Quang Lập”.

Lẽ dĩ nhiên, tôi có thể bày tỏ chính kiến về không chỉ về Nguyễn Quang Lập hay Hồng Lê Thọ - hai blogger vừa nhận chế độ “tại ngoại điều tra” - mà cả với hàng chục hoặc vài mươi nhà hoạt động xã hội và dân chủ như thế. Chỉ cần nhà nước và ngành công an Việt Nam có đôi chút dũng khí đối thoại và trên tất cả là có được thành tâm tối thiểu khi đối diện với công dân.

Nhưng vào thời điểm này, điều được gọi là “bản lĩnh” như thế vẫn chỉ là ảo giác. Vào đúng sáng 17/2, tôi đã không thể đến được tượng đài Trần Hưng Đạo để dâng hoa tưởng niệm đồng bào Việt bị giết hại man rợ của mình.

Nhưng ở một góc biến thái khác, lại có những người Việt lẩn khuất quay ngoắt với quá khứ đau xót - cái dĩ vãng mà nhờ có nó mới giữ ghế yên ấm cho giới “đày tớ” ngày hôm nay. Những trọng trách như Trung tướng Nguyễn Chí Thành - Giám đốc Công an TP HCM, người vừa được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh và đang có triển vọng được nâng lên hàm thứ trưởng Bộ Công an, hay Bí thư thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải, người được nghe nói đang là một trong những ứng cử viên cho cái ghế chủ tịch nước tại đại hội đảng cầm quyền lần thứ 12…, làm sao “không thấy, không nghe, không biết” về hàng loạt vụ việc lực lượng an ninh của “thành phố mang tên Bác” ngăn chặn thô bạo và còn đánh đập cả những người dân chỉ muốn tưởng niệm quá khứ để không bị xem là kẻ mất gốc?

Lại một cái tết nữa, tôi bị ngăn chặn. Mùng 2 tết năm ngoái, tôi đã bị Công an TP HCM ngang ngược tịch thu hộ chiếu tại phi trường Tân Sơn Nhất, khi tôi chuẩn bị đi Thụy Sỹ để tham dự một cuộc hội thảo về nhân quyền do chính Liên hiệp quốc tổ chức.

Hãy thử tưởng tượng

Thời gian thoáng chốc thoi đưa. Việt Nam đã “hội nhập” vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc được hơn một năm. Song những gì mà ba nhân vật khác nhau đứng đầu đảng, nhà nước và chính phủ tuyên xưng “Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người” xem ra vẫn còn quá dị biệt với thực tồn ở đất nước “thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S” này.

Với những “thành tích nhân quyền” vừa giấu mặt vừa thách thức như thế, làm thế nào để Tổng bí thư, và có thể cả Thủ tướng của đất nước chữ S, có thể viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 2015 mà không đọng lại một chút tủi hổ và tủi phận?

Và hãy thử tưởng tượng, nếu đến một ngày không xa, có những quan chức Việt Nam cả cao cấp lẫn trung cấp bị Washington chế tài thẳng tay - như đã và đang đối với Điện Kremli - bằng biện pháp không cho “di trú” sang Hoa Kỳ và kể cả phong tỏa tài sản của họ và thân nhân họ ở rất nhiều ngân hàng quốc tế, những quan chức người Việt ấy có đủ cám cảnh đến mức lên ruột về cái dĩ vãng “bảo vệ nhân quyền” của họ?

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.