Wednesday, December 21, 2016

Tổ công tác của thủ tướng 'gây áp lực' với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hàng ngàn người tham gia biểu tình chống ô nhiễm môi trường do hãng Formosa gây ra ở Hà Tĩnh, ngày 09/01/2016.
Hàng ngàn người tham gia biểu tình chống ô nhiễm môi trường do hãng Formosa gây ra ở Hà Tĩnh, ngày 09/01/2016.
An Tôn - VOA
21.12.2016
Một tổ công tác của thủ tướng Việt Nam đã họp với Bộ Tài nguyên và Môi trường vào ngày 21/12, và yêu cầu Bộ giải trình về thảm họa do hãng Formosa gây ra và một số vấn đề quan trọng khác.
Theo một số báo lớn của Việt Nam, tổ công tác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu, đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ Formosa.
Hồi tháng 4 năm nay, một nhà máy thuộc hãng Formosa của Đài Loan đặt ở tỉnh Hà Tĩnh đã xả thải trái phép, gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển ven 4 tỉnh miền Trung với thiệt hại vô cùng lớn. Hà Tĩnh và Quảng Bình là 2 tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất.
Tại cuộc họp, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chất vấn Bộ Tài nguyên và Môi trường “đã làm đến đâu” trong việc “kiểm tra, xem xét trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc cấp phép xả thải, đánh giá tác động môi trường dự án”.
Giải trình cho câu hỏi này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói việc kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đã được bộ của ông thực hiện ngay sau khi sự cố xảy ra khoảng một tháng.
Ông Hà cũng cho biết bộ đang phối hợp với Ủy ban kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản “xác định, làm rõ các dấu hiệu vi phạm”. Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, ông Hà nói những vấn đề thuộc thẩm quyền bộ của ông “sẽ xử lý trong năm 2016”.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, cựu thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường, bình luận với VOA rằng cuộc họp của tổ công tác có tác dụng gây áp lực để bộ làm tốt việc truy ra trách nhiệm của các bên liên quan:
“Đây là một cuộc kiểm tra thể hiện trách nhiệm rất cao của chính phủ. Nhiều khi những việc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm trong bộ cũng có những cái khó khăn nhất định. Trong nội bộ một bộ vốn Việt Nam thì cái đánh giá về mối quan hệ trong công tác thì vốn vẫn là một cái trở lực đối với việc xây dựng một chính phủ liêm chính. Chính vì vậy, với những cái áp lực của cấp trên xuống với bộ thì chắc chắn là bộ sẽ phải làm tốt việc này. Việc ký cho phép xả thải thẳng ra biển khác đi so với phương án xả thải ra sông Quyền sau đó chúng ta có đủ điều kiện theo dõi mới đi ra biển, thì tôi cho rằng cái việc đấy cũng là một cái trách nhiệm rất là rõ ràng, quy trách nhiệm cũng không phải là có gì khó khăn”.
Ông Võ nói thêm rằng nhà chức trách “hoàn toàn có đủ điều kiện” và “không khó khăn” trong việc làm rõ trách nhiệm của cựu bộ trưởng môi trường khi đồng ý với địa phương về dự án, cũng như trách nhiệm của những người cho phép Formosa tăng thời hạn thuê đất từ 50 năm lên 70 năm.
Liệu cuộc kiểm tra, kiểm điểm chính phủ và bộ sẽ dẫn đến các hình thức kỷ luật như thế nào, có quan chức nào bị truy tố hay không? Ông Võ cho rằng ở thời điểm hiện nay chưa có đủ thông tin để dự báo:
“Sẽ tùy cái trách nhiệm. Cái hành vi đó là hành vi chỉ ở mức độ chịu trách nhiệm hành chính hay là chịu trách nhiệm hình sự thì tôi cho rằng ở đây cũng chưa thể nói gì. Cái việc đó cần những thông tin rất chi tiết và thể hiện được cái trách nhiệm rất cụ thể”.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cách đây gần 2 tuần đã có cuộc họp ở Hà Tĩnh với các nạn nhân của thảm họa Formosa. Tại cuộc họp, ông nói “sẽ không làm bộ trưởng nữa” nếu không giải quyết ổn thỏa hậu quả của vụ ô nhiễm.

Đại biểu QH ngăn việc bổ nhiệm một tổng biên tập?

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật. Ảnh chụp màn hình trang web vov.vn
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật. Ảnh chụp màn hình trang web vov.vn
An Tôn - VOA
21.12.2016 
Nhiều nhà báo, luật sư và những người có tầm ảnh hưởng lớn ở Việt Nam trong hai ngày nay đã chia sẻ và chỉ trích một bức thư được cho là của một đại biểu quốc hội dường như tìm cách ngăn cản việc bổ nhiệm một lãnh đạo báo chí.
Một bức ảnh màu lan truyền trên mạng xã hội cho thấy thư có biểu tượng của Quốc hội Việt Nam, do một người có tên Nguyễn Sỹ Cương với chức danh Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại ký. Thư đề ngày 23/11, không đóng dấu đỏ, và được gửi đến Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.
VOA đã cố gắng liên lạc với ông Cương và một số đại biểu quốc hội để xác minh bức thư, nhưng họ không trả lời điện thoại.
Trong bức thư, ông Cương kiến nghị Bộ trưởng Tuấn “xem xét nghiêm túc tư cách” của ông Nguyễn Ngọc Hiển trước khi phê chuẩn ông này làm tổng biên tập báo Lao Động, một báo có đông độc giả ở Việt Nam. Ông Hiển từng là phó tổng biên tập của báo.
Ông Cương cho rằng khi nắm chức phó tổng biên tập báo Lao Động, ông Hiển đã “để lọt nhiều bài viết bị Ban Tuyên giáo Trung ương nhắc nhở mà nguyên nhân là do ý thức chính trị kém nên không phân biệt đúng sai, cho đăng lên báo, tác động tiêu cực đến người đọc”.
Một ví dụ được ông Cương dẫn ra để chứng minh cho điều mình nói là hồi tháng 8, báo Lao Động đã đăng một bài liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra ở miền trung, trong bài có đoạn nhận định “không ít đại biểu dân cử bịt khẩu trang tâm hồn, giả điên, giả ngu trước những vấn đề công chúng mong họ lên tiếng”.
Ông Cương viết trong thư rằng bài báo đó “xúc phạm nghiêm trọng các Đại biểu Quốc hội” trong đó có các lạnh đạo đảng và nhà nước. Ông cũng gọi việc cho đăng bài báo là “việc làm thể hiện ý thức chính trị vô cùng kém cỏi”.
Bức thư đã bị các nhà báo và nhiều người khác chỉ trích trên mạng. Họ chỉ ra rằng nếu đây đúng là thư của ông Cương, ông đã lạm dụng giấy tờ của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội để viết thư tay, can thiệp vào một việc không thuộc chức trách của ông. Song điều làm họ bất bình hơn nhiều là họ cho rằng bức thư của ông đã giáng thêm một đòn nữa vào thực trạng báo chí không có tự do lâu nay ở Việt Nam.
Từ Nha Trang, nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo nói với VOA:
“Với tư cách cũng là người đã làm báo nhà nước mười mấy năm, tôi cho rằng đó là cái ý kiến rất là vớ vẩn, rất là tầm phào, phản lại tư tưởng tôn trọng tự do báo chí như trong các văn bản pháp luật, Hiến pháp. Tôi cho rằng việc đó rất là bất bình thường. Những người có lương tri thì không ai tán thành với ông Cương cả. Ai cũng phải giận dữ, phản đối văn bản đó. Cái văn bản này gây bất ngờ cho rất nhiều người. Họ không ngờ một con người như ông Cương từng có nhiều phát biểu rất hay mà bây giờ lại có một văn bản rất là phản lại tất cả những tư tưởng trước đây ông từng thể hiện ra ở Quốc hội”.
Trong khi có nhiều ý kiến phản đối bức thư được cho là của ông Cương, cũng có một số người viết trên mạng rằng ông Cương có quyền nêu lên ý kiến cá nhân của mình đối với vấn đế ông quan tâm. Số người ủng hộ ông Cương nói ông có lý khi viết kiến nghị vì việc bổ nhiệm ông Hiển rất gần với thời điểm ông vừa có sai phạm, bị nhắc nhở là không phù hợp với “công tác tổ chức cán bộ” của Việt Nam.

Thủ tướng Phúc khen quân đội làm kinh tế

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
VOA-21.12.2016
Ngày 19/12, vài hôm trước khi Việt Nam kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân nhằm vào ngày 22/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (TCSG), một công ty thuộc Bộ Quốc phòng.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam nói giữ vững an ninh quốc phòng biển đảo cùng với phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa sâu rộng “là nhiệm vụ cấp bách lâu dài. Do đó, việc phát huy tinh thần khởi nghiệp của người lính là rất quan trọng."
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, một cựu phóng viên của báo Thanh Niên, nhận định trên trang Facebook của ông rằng: “Nhiệm vụ quân đội thì lo cầm súng, lo tập luyện, lo hiện đại hoá để bảo vệ đất nước chứ lo đi làm kinh tế thì chỉ đẻ ra một đám tham quan hèn nhát nguy hại đến đất nước. Chưa kể quân đội mà làm kinh tế thì lộng quyền làm bậy bất chấp luật lệ.”
Blogger Nguyễn Anh Tuấn cũng bày tỏ lo ngại. Ông nói:
“Việc quân đội làm kinh tế chẳng những không bị hạn chế mà còn được mở rộng những năm gần đây chắc chắn trong tương lai gần sẽ đặt Việt Nam trước nguy cơ của chủ nghĩa quân phiệt kiểu mới đến từ đám người vừa cầm súng vừa tự làm ra tiền.”
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn hiện quản lý một hệ thống các cơ sở cảng biển quan trọng từ Bắc đến Nam với hàng chục công ty con.
Tuần này ông Phúc cũng hết lời khen ngợi mô hình phát triển kinh tế của Viettel, một tập đoàn viễn thông cũng thuộc Bộ Quốc phòng. Ông nói “Viettel đã tạo ra một mẫu hình tăng trưởng mới cho Việt Nam.”
Tuy nhiên, blogger Nguyễn Anh Tuấn cho rằng mô hình của Viettel là một nguy cơ đối với nền kinh tế Việt Nam. Ông Tuấn viết:
“Nguy cơ này chỉ có thể bị ngăn chặn khi chấm dứt việc quân đội tự làm ra tiền bằng cách chuyển các công ty thuộc các lãnh vực phi quốc phòng của họ sang ngạch dân sự. Quốc phòng cho ra quốc phòng, kinh doanh cho ra kinh doanh.”
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, việc chuyển đổi các công ty thuộc các lãnh vực phi quốc phòng sang dân sự sẽ giúp nền kinh tế thị trường của Việt Nam được quốc tế công nhận nhiều hơn.
Hiện nay, mô hình quân đội tham gia vào hoạt động kinh tế chỉ còn lại ở các quốc gia như Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam.
Nguồn: Vietnamnet, FB Huynh Ngoc Chenh, FB Nguyen Anh Tuan

Tại sao nông sản Việt phải ‘mặc áo nhà người’?

Nông dân thu hoạch lúa ở làng Vĩnh Ngọc. (Ảnh tư liệu)
Nông dân thu hoạch lúa ở làng Vĩnh Ngọc. (Ảnh tư liệu)
Cao Huy Huân 
Theo VOA-21.12.2016 
Tôi đi nhiều nước trên thế giới, cũng đọc và theo dõi nhiều thông tin về nông sản Việt Nam trong suốt nhiều năm qua, và thấy rằng quả thật nông dân Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Còn nhớ giai đoạn những năm 40 của thế kỷ trước, quân Nhật chiếm Việt Nam từ tay Pháp, bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, không có đất trồng cây lương thực nên đói khát đã đành. Nay đất đai bao la bát ngát, thậm chí được xem là cái vựa nông sản của khu vực nếu không muốn nói là của thế giới về nhiều mặt hàng như gạo, cà phê, vải.... Vậy mà nông dân vẫn cứ nghèo, cứ phải nhổ cây này trồng cây kia, cứ được mùa thì mất giá, được giá thì không có hàng mà bán, hàng sản xuất ra nhiều, dân ăn không hết cũng không xuất khẩu ra nước ngoài được vì không đủ chất lượng. Chuyện này bao nhiêu chuyên gia, báo chí đã mổ xẻ hoài, tôi chẳng cần bàn thêm nữa.
Gần đây lại có thêm hiện tượng, tuy không phải mới mẻ, nhưng khiến tôi thấy xót xa: nông sản Việt phải “mượn hồn” thương hiệu ngoại để bước ra thế giới. Tại một cuộc hội thảo về phát triển thị trường nông sản mới đây, ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) công bố kết quả của một cuộc khảo sát khiến nhiều người phải ngậm ngùi: Có tới 90% lượng nông sản Việt Nam xuất khẩu dưới nhãn hiệu của nước ngoài. Vậy thì đâu phải tất cả nông sản Việt Nam đều kém chất lượng. Tiếc thay, đi nhiều nước, ở nhiều nơi, khi tôi muốn tìm ăn gạo Việt Nam để ủng hộ bà con Việt Nam thì cũng không thấy. Trên kệ gạo ở các nước châu Âu, Nhật Bản hay thậm chí các nước hàng xóm châu Á cũng hiếm thấy gạo Việt Nam, trong khi gạo Thái Lan, gạo Nhật Bản, gạo Ấn Độ, gạo Campuchia thì rất phổ biến.
Nói một cách khách quan, theo dân sành ăn thì gạo xuất khẩu của Thái Lan rất ngon, nhưng ăn ở Việt Nam sẽ thấy của nước ta không phải là tệ, nếu không muốn nói là ngon không kém. Thế nhưng, gạo Việt Nam không thể bước ra khỏi biên giới một cách danh chính ngôn thuận. Một phần quan trọng là vì chỉ tiêu “gạo sạch” dường như vẫn còn là một thách thức đối với Việt Nam. Thời nay người ta đâu chỉ chuộng ngon, bổ mà quan trọng là phải sạch. Để xuất khẩu được, người trồng lúa có tuân theo những quy trình ngặt nghèo thì nông dân mới bán được giá cao, thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Tiếc thay, trong khi nông dân còn loay hoay chưa biết phun bao nhiêu bình thuốc trừ sâu, bón bao nhiêu bao phân hóa học để bán được giá cao, thì doanh nghiệp Việt Nam dường như vẫn rất lười biếng. Trong khi doanh nghiệp nước ngoài chắt chiu thời cơ, lội xuống ruộng để bắt tay một số nông dân sản xuất gạo sạch rồi âm thầm đóng gói dưới các tên gọi “gạo Tây gạo Tàu” đầy sang trọng để xuất khẩu, hay thậm chí là dùng biện pháp “thuê ngoài”, tức sản xuất gạo trên đất Việt, nhập khẩu về nước họ rồi xuất đi với những cái tên gạo Thái Lan, gạo Hồng Kông, gạo Trung Quốc..., thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn dừng ở quy trình thu gom nhỏ lẻ thông qua hệ thống chân rết các đầu nậu, thương lái với đủ các loại gạo pha tạp. Họ mua lấy mua để rồi xuất khẩu sang thị trường dễ tính như Trung Quốc. Hậu quả là cứ Trung Quốc ngưng ăn hàng là gạo của nông dân ta bị chững lại và người trồng lúa chịu thiệt vì phải bán đổ bán tháo.
Một sự thật nữa về thất bại của gạo Việt Nam là quá trình làm thương hiệu kém. Thương hiệu là chiếc xe vận chuyển, xe càng nhỏ, càng yếu thì gạo Việt đi càng chậm, không thể đi xa. Thái Lan rất giỏi về tiếp thương hiệu của họ. Gạo Thái Lan có thể bán với giá 800 USD/tấn trong khi gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 400 USD/tấn. Trong khi đó với Việt Nam, hiện nay không có một doanh nghiệp xuất khẩu gạo nào ra thế giới được xem là có tiếng tăm. Có vài doanh nghiệp nhỏ cũng cố làm thương hiệu nhưng không đủ sức cạnh tranh. Hai cửa lớn nhất của Việt Nam là Tổng công ty lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) và Miền Nam (Vinafood 2) cũng chỉ dừng ở sản xuất gạo theo kiểu gạo trắng hạt dài, hạt ngắn... theo kiểu hàng thô mộc chứ không có những cái tên gọi là thương hiệu Việt. Thậm chí, dù kinh doanh trong ngành có lợi thế, được nhiều ưu đãi nhưng Tổng công ty lương thực Miền Nam (Vinafood 2) đang lỗ lũy kế gần 1.000 tỷ đồng, và hàng trăm tỷ đồng nợ khó đòi. Từ vị thế một trụ cột trong xuất khẩu nông sản, Vinafood 2 trở thành một cục nợ và bị đưa vào diện giám sát đặc biệt. Trước đây, nhiều đánh giá cho rằng việc ưu ái cho hai ông lớn Vinafood 1 và Vinafood 2 trong việc siết chặt các điều kiện để được xuất khẩu gạo đã vô tình giết chết các doanh nghiệp tư nhân nhỏ hơn chưa có cơ hội ăn nên làm ra. Thế nên việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam để xuất khẩu vẫn còn là một thử thách cả về mặt năng lực và cơ chế.
Mới đây, tin có nhiều doanh nghiệp ở Tiền Giang hợp tác với nông dân sản xuất gạo sạch để bán với giá cao hơn khiến người nghe cảm thấy phấn khởi. Thực tế ở các nước phát triển, gạo sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (loại Bio), có giá cao gấp rưỡi hay thậm chí gấp đôi gạo thông thường. Không chỉ với gạo, người ta còn sản xuất dạng Bio với rau củ, trái cây, sữa, thịt các loại,... và nhu cầu sử dụng không phải là thấp. Để làm như vậy, chỉ một vài doanh nghiệp nhỏ lẻ như cách làm ở Tiền Giang, dù đúng hướng, nhưng chắc chắn sẽ không đủ để đưa nông sản nói chung và gạo Việt Nam nói riêng ra quốc tế.
Nhà nước cần có một chính sách điều phối toàn diện, cởi trói cho các doanh nghiệp xuất khẩu khu vực tư nhân đứng ra làm thương hiệu chứ không giao cho hai công ty lớn làm việc không hiệu quả như Vinafood. Nói như ông Sergut Zorya, chuyên gia về nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới (World Bank), thì Việt Nam cần phải học cách làm của Thái Lan, cũng cần có các chiến dịch thương mại để đưa gạo Việt Nam vào chuỗi cung ứng trên toàn cầu và nâng giá trị dần dần để định vị thương hiệu gạo Việt Nam.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nông nghiệp công nghệ cao: Hái sao trên trời

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-12-21  
Nâng niu hạt lúa.
 Nâng niu hạt lúa.  AFP photo
Việt Nam sẽ phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao với gói tín dụng từ 50 tới 60 nghìn tỷ đồng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam tổ chức chiều 18/12/2016 tại TP.HCM.
Nhà nghèo chơi sang
Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nền nông nghiệp công nghệ cao được hiểu là một nền nông nghiệp được ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất. Điển hình như tự động hóa, cơ giới hóa, công nghệ thông tin IT, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, các giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao, phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.
Những khái niệm như vừa nêu được cho là quá xa vời đối với những người không phải là chuyên viên, đặc biệt đối với nông dân trực tiếp làm nông nghiệp. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào một nền nông nghiệp còn trầy trật với cơ giới hóa và kỹ thuật sau thu hoạch yếu kém, cũng như chính sách ruộng đất chia nhỏ cho hàng chục triệu nông dân lại có thể đại nhảy vọt lên nền nông nghiệp công nghệ cao.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, nhà nông học nổi tiếng hiện là Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ nhận định:
“Tôi không ủng hộ lắm về chủ trương này. Thứ nhất ngân sách không có tiền mà ‘ông cụ’ hứa như thế… 50-60 nghìn tỷ là con số quá lớn. Thứ hai nông nghiệp công nghệ bình thường hiện nay mình sử dụng chưa có hết, nông dân và doanh nghiệp chưa áp dụng hết. Sản phẩm bây giờ chất lượng rất xấu bởi vì mình chưa áp dụng kỹ thuật hiện tại mình có. Bây giờ tổ chức cho doanh nghiệp và nông dân kết hợp lại sử dụng những công nghệ hiện hữu của mình thì sẽ kinh tế hơn nhiều.”
Phải tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã, hộ cá thể, chứ để các hộ nhỏ li ti như hiện nay thì khó cạnh tranh trong kinh tế thị trường.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 
Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, Việt Nam có bệnh hình thức các tỉnh không chịu thua kém nhau, cho nên 63 tỉnh mà có hơn 100 đài truyền hình. Trong nông nghiệp, chỗ này chỗ kia tự hào có nông nghiệp công nghệ cao, thực chất là vài cái nhà kính, nhà màn (green house), rồi có phòng cấy mô tissue culture để nhân giống, cứ làm như thế gọi là công nghệ cao như cái mốt vậy thôi. Giáo sư Võ Tòng Xuân tiếp lời:
“Ví dụ bây giờ đâu có ai áp dụng GPS satellite để điều khiển máy cày dưới đất kéo bộ phận đi bón phân từng lô một cách chính xác, cái đó Việt Nam không có, mình chưa làm được vì đất quá manh mún. Bây giờ trong hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, vẫn nên làm theo hướng công nghệ bình thường đã có sẵn mà rẻ tiền hơn.”
Trong khi kế hoạch tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam được đề ra từ 2013 vẫn chưa thấy kết quả gì cụ thể. Thu nhập của nông dân vẫn ở hàng dưới cùng của xã hội. Việt Nam tuy xuất khẩu nhiều gạo nhưng kim ngạch mỗi năm 2 tới 3 tỷ USD cũng chưa đủ bù ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi như bắp, đậu nành cũng như phân bón hóa học cần thiết cho trồng trọt.
TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhận định về sự chậm trễ của chương trình tái cơ cấu nông nghiệp.
Bản thân tái cơ cấu nông nghiệp không thể đi một mình được mà nó phải đi với tái cơ cấu nền kinh tế, công nghiệp phải chuyển sang ủng hộ nông nghiệp, kinh tế đô thị cũng phải phối hợp với kinh tế nông thôn, còn không nó sẽ tách rời ra hai mảng và người dân xu hướng chung là họ sẽ di cư ra khỏi nông thôn đi về thành thị. Như thế không chỉ riêng nông thôn có khó khăn mà thành thị cũng tắc nghẽn, quá tải, không thể nào phát triển bền vững được.”
Chính sách mới về đất đai
Tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam tổ chức chiều 18/12/2016 tại TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không đề cập gì tới kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp đang dở dang không kết quả. Hoặc là ông muốn chuyển hướng tái cơ cấu nông nghiệp bằng hình thức phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Các thông tin liên quan đến vấn đề này chưa được thể hiện rõ ràng.
000_BN8JL-400.jpg
Một nông dân bên cạnh một ụ lúa vừa thu hoạch trên một cánh đồng ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 09 tháng 6 năm 2016. AFP photo
Theo những gì báo điện tử Chính phủ và các báo dòng chính tường thuật, người đọc có thể liên tưởng tới một cuộc cách mạng nông nghiệp làn thứ hai ở Việt Nam sắp diễn ra. Nó có thể sửa chữa những mặt tiêu cực của cuộc cải cách chia nhỏ ruộng đất, được thực hiện ở miền Bắc trong thập niên 1950-1960. Do chính sách ruộng đất xã hội chủ nghĩa, Việt Nam hiện hữu 70 triệu thửa ruộng manh mún, bình quân một hộ nông dân canh tác ít hơn 0,7 ha.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác định là cần sửa điều 193 Luật Đất Đai về điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và Thông tư 23 của Bộ Tài nguyên Môi trường về đất đai để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. Theo tường thuật của báo chí, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói nguyên văn:“Phải tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã, hộ cá thể, chứ để các hộ nhỏ li ti như hiện nay thì khó cạnh tranh trong kinh tế thị trường.”
Cùng với gói tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ 50 tới 60 nghìn tỷ đồng, điểm mới mẻ về chủ trương liên quan đến đất đai được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bật mí. Theo đó chính phủ sẽ thí điểm thành lập ngân hàng về qũy đất và xem xét việc hình thành thị trường quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng đất.
Tôi không ủng hộ lắm về chủ trương này. Thứ nhất ngân sách không có tiền mà ‘ông cụ’ hứa như thế… 50-60 nghìn tỷ là con số quá lớn.
- Giáo sư Võ Tòng Xuân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu là Chính phủ quyết định một gói tín dụng lên tới 50 – 60 nghìn tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất, cùng với việc mở ra thị trường sử dụng đất, để có thể sản xuất nông nghiệp hiện đại, đa chức năng và cạnh tranh quốc tế.
Giới phản biện đặt vấn đề là không thấy Thủ tướng đề cập tới việc chuyển dịch lao động, bởi vì với sản xuất nông nghiệp tập trung qui mô lớn thì đã phát sinh dư thừa lao động nông nghiệp, chưa kể tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao sẽ càng loại bỏ rất nhiều nhân công hơn nữa.
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, sẽ thực tế hơn và lợi ích kinh tế hơn nếu không phung phí tiền bạc vào nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm của nhà giàu. Thay vào đó đẩy mạnh sản xuất tập trung quy mô lớn theo kỹ thuật nông nghiệp hiện nay. Điều quan trọng theo lời nhà nông học dày kinh nghiệm là phát triển hình thức hợp tác xã kiểu mới có thể canh tác trên diện tích hàng ngàn ha, nông dân vẫn làm chủ ruộng đất của mình nhưng sản xuất đồng nhất với chi phí thấp nhất và theo nhu cầu thị trường.

Cuộc chiến pháp lý đất đai tại Việt Nam

Hòa Ái, RFA 2016-12-20  
Người dân thôn Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm ngoại thành Hà Nội biểu tình đòi đất tháng 09/2010.
Người dân thôn Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm ngoại thành Hà Nội biểu tình đòi đất tháng 09/2010. File photo
Quá trình thực hiện mục tiêu “công nghiệp hóa-hiện đại hóa” đất nước của Việt Nam đến năm 2020 gắn liền với sự thay đổi lớn trong chính sách đất đai. Sự thay đổi đó gây ảnh hưởng đến đời sống và nơi cư trú của người dân ra sao cũng như cuộc chiến pháp lý đất đai của họ với chính quyền kéo dài suốt gần 3 thập niên qua như thế nào?

Nạn nhân của chính sách đất đai

Vụ việc khoảng 250 hộ dân ở thôn Bằng Tạ, xã Cẩm Linh, huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội biểu tình hồi đầu tháng 12 năm 2016, để đòi lại hơn 20 héc-ta đất được trưng dụng cho công trình Khu du lịch Đầm Long đã hết hạn sử dụng từ năm 2013 và phải trao trả cho các hộ dân địa phương theo như thỏa thuận trong hợp đồng đấu thầu vào năm 2002 nhắc nhớ về hàng ngàn dự án dọc từ Bắc đến Nam trong công cuộc thực hiện chủ trương “công nghiệp hóa-hiện đại hóa” đất nước đã và đang tạo ra những tác động tiêu cực; làm thay đổi đời sống của hàng triệu người dân cũng như niềm tin trong dân chúng bị xói mòn đối với Nhà nước Việt Nam.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách Đổi mới vào năm 1986, quyết tâm theo đuổi kế hoạch quốc gia phải trở thành một nước công nghiệp trong vòng 30 năm, cũng là thời điểm nhiều người dân khắp ba miền Nam-Trung-Bắc bắt đầu được phổ biến tinh thần hợp tác trong thay đổi cơ cấu về quyền sử dụng đất theo chính sách đất đai sở hữu toàn dân để phục vụ cho các dự án, công trình...
Và song song với tiến trình “công nghiệp hóa-hiện đại hóa” đất nước là hàng triệu người dân phải ngược xuôi làm đơn khiếu kiện, tố cáo liên quan đến thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư…

Cuộc chiến pháp lý đất đai

Ra Văn phòng Chính phủ lấy 5 giấy của Văn phòng Chính phủ chuyển vô cho tỉnh thì cũng không giải quyết. Đi lấy tài liệu hay đi xin tài liệu thế nào cũng bị xe theo cán. Cuối cùng 8 ông đi tù nhưng cũng không được trả gì hết. Thật tình bây giờ cũng không biết đi đâu, kêu gào với ai
-Dân oan Lê Thị Tưởng
Một trong những vụ thưa kiện đất đai điển hình cho lòng tin vào sự công minh của pháp luật có thể nói đến trường hợp hàng trăm hộ dân khu kinh tế mới tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Họ là những người tứ xứ đến khai hoang nơi rừng thiêng nước độc sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Không ít người đã bỏ mạng cho vùng đất được đặt tên Vĩnh Cửu với hy vọng cuộc sống an cư lạc nghiệp được trường tồn.
Thế nhưng, vào năm 1983, 480 héc-ta đất mà người dân nơi đây phải đánh đổi bằng sinh mạng của mình được trưng dụng làm kho bãi chứa vật tư, lán trại, nhà xưởng để phục vụ cho việc xây dựng công trình thủy điện Trị An, một dự án trọng điểm của quốc gia.
Công trình thủy điện Trị An hoàn thành vào năm 1992. Hàng trăm hộ dân trong huyện buộc phải di dời với 1500 mét vuông đất được cấp để tái định cư, nghĩ là chính quyền địa phương sẽ trả lại cho họ gần 500 héc-ta đất đã trưng dụng.
Bà Lê Thị Tưởng, giống như nhiều cư dân ở vùng đất này, mỏn mòn chờ đợi nhận lại hơn 1, 3 mẫu đất nông nghiệp và thổ cư của gia đình. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cho rằng các hộ dân khẩn hoang không có cơ sở pháp lý để đòi lại và lần lượt phân phát, chia chát, cho cán bộ công nhân viên và thân nhân của giới chức địa phương.
Bà Lê Thị Tưởng nhớ lại hành trình đi khiếu kiện từ năm 1997 với tờ đơn viết tay đầu tiên cho đến nay lưu giữ khoảng 60 kg bản sao các loại đơn từ. Bà Tưởng kể với RFA:
“Đi thưa thì bị bác đơn hết. Cá nhân cũng có, tập thể cũng có nhưng bị bác đơn, không xử cho ai hết.”
Bà Tưởng cũng năm lần bảy lượt ra Hà Nội:
“Ra Văn phòng Chính phủ lấy 5 giấy của Văn phòng Chính phủ chuyển vô cho tỉnh thì cũng không giải quyết.”
Với niềm tin vào công lý, bà Tưởng không tuyệt vọng mà đi đến quyết định tố cáo hành vi phạm pháp của quan chức địa phương:
“Đi đâu cũng có xe theo cán đến đó. Nói thật phim xã hội đen sao thì còn hơn thế nữa. Nói chung chẳng biết ai hại mình nhưng khi đi lấy tài liệu hay đi xin tài liệu thế nào cũng bị xe theo cán. Ba lần như vậy.”
Và kết quả sau nhiều năm gian truân theo đuổi vụ thưa kiện đất đai của bà Tưởng:
“Cuối cùng 8 ông đi tù nhưng cũng không được trả gì hết.”
Gần 20 năm đi khiếu kiện, bà Tưởng chia sẻ sức mòn lực kiệt nhưng vẫn chắt mót, tích cóp từng đồng để tiếp tục đi đòi đất, dù rằng:
“Thật tình bây giờ cũng không biết đi đâu, kêu gào với ai?”
danoan-622.jpg
Những oan ức được viết lên biểu ngữ, trang phục tố cáo những việc làm sai trái của chính quyền địa phương. by Nguyễn Tường Thụy
Câu chuyện khiếu kiện đất đai 20 năm ròng rã của bà Lê Thị Tưởng cũng tương tự như hàng trăm ngàn hộ dân từ nông thôn đến thành thị khắp đất nước Việt Nam trong gần 3 thập niên qua.
Nhiều người là nạn nhân của các dự án treo không đợi đến chuyện đã rồi như hoàn cảnh của bà Tưởng và người dân huyện Vĩnh Cửu; họ tuân thủ pháp luật giao đất đai, nhà cửa và làm đơn khiếu nại gửi đến các cấp chính quyền theo trình tự từ địa phương đến trung ương.
Nhưng đa số những người dân nhẫn nại khiếu kiện này chỉ nhận được phản hồi của chínnh quyền địa phương bằng lời giải thích việc thu hồi đất đai nằm trong dự án đã quy hoạch.
Ông Tòan Nguyễn, một cư dân ở Mũi Né, Phan Thiết, nói với với Đài Á Châu Tự Do, hơn trăm hộ dân đia phương, trong đó có gia đình ông đang phải chịu đựng hoàn cảnh sống trong bế tắc, mặc dù nhiều lần gửi đơn khiếu nại lên cấp trung ương:
“Quyết định 3145 từ năm 2007 là thu hồi đất để giao cho nhà đầu tư nhưng đến nay gần 10 năm họ không thực hiện được dự án mà cũng không đền bù hay cấp chủ quyền nên người dân không sử dụng hay kinh doanh gì được hết. Họ cưỡng chế rồi. Trồng cây thì họ không cho trồng, họ phá. Xin họ kinh doanh làm ăn, buôn bán kiếm tiền sinh sống thì họ cũng không cho, không cho dân cất nhà.”

Niềm tin công lý không còn nữa

Ở nông thôn, chúng tôi gọi vấn đề ‘dân cày” cách nay hàng mấy chục năm đã được xới lên và vẫn chưa kết thúc. Còn ở thành thị tuy không phải ruộng cày nhưng miếng đất cư trú đồng thời là tài sản lớn nhất và liên quan đến quyền sở hữu của người dân thì đấy chính là khâu mà tôi nghĩ rằng là một bài toán đang rất bức xúc, đòi hỏi phải có lời giải.
-TS Trịnh Hòa Bình
Với nhiều bất cập trong chính sách sở hữu đất đai toàn dân và tình trạng lạm quyền, tham nhũng của các quan chức địa phương đã đẩy người dân trở thành đối tượng chống đối chính quyền vì niềm tin vào pháp luật trong việc thu hồi đất phục vụ cho mục tiêu “công nghiệp hóa-hiện đại hóa’ đất nước không còn nữa, thậm chí có những người phải chịu cảnh tù đày vì tội “chống người thi hành công vụ” bằng vũ lực như tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn tại Hải Phòng hay gia đình thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn ở Long An.
Trao đổi với RFA về vấn đề liên quan, Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình nhấn mạnh qua các trường hợp người dân phản kháng việc thu hồi, cưỡng chế đất mà chính quyền cho là “chống người thi hành công vụ” thì đa số là những người có tri thức, hiểu biết pháp luật và thái độ hành xử của họ không hề tối tăm.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nhận định có thể xem như là một cuộc chiến đấu “một mất một còn” mà người dân đã dự liệu được phần thua thuộc về mình. Với các tiếng súng Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết hay mới nhất là của các nông dân ở Đắk Nông,
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho rằng đó là hồi chuông gióng lên cảnh báo dân chúng phản đối sự quản lý hà khắc cùng với cách ứng xử cường quyền về đất đai khiến cho cuộc sống của người dân không còn lối thoát.
“Đây là thuở đất, miếng ruộng của người dân. Ở nông thôn, chúng tôi gọi vấn đề ‘dân cày” cách nay hàng mấy chục năm đã được xới lên và vẫn chưa kết thúc. Còn ở thành thị tuy không phải ruộng cày nhưng miếng đất cư trú đồng thời là tài sản lớn nhất và liên quan đến quyền sở hữu của người dân thì đấy chính là khâu mà tôi nghĩ rằng là một bài toán đang rất bức xúc, đòi hỏi phải có lời giải.”
Cuộc họp cuối cùng của Quốc Hội khóa 13 hồi tháng 4 năm 2016 đã thừa nhận mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 bị thất bại. Và các nạn nhân của chính sách thu hồi đất đai phục vụ mục tiêu quốc gia vừa nêu mà đài RFA tiếp xúc cho biết kiên trì đấu tranh yêu cầu chính phủ trả lời khi nào khiếu kiện về đất đai của họ được giải quyết.

Bốn lần bị kết án tử hình oan: ‘Không nhận tội tôi đã nằm dưới mồ’

Ông Hàn Đức Long (thứ hai từ trái) trở về nhà tối 20 Tháng Mười Hai, 2016. (Hình: FB Ngô Ngọc Trai)
BẮC GIANG (NV) – Ông Hàn Đức Long, người vừa được trả tự do sau 4 lần bị kết án tử hình oan nói với nhà báo đến phỏng vấn rằng “Nếu tôi không nhận tội thì chắc chắn tôi đã nằm dưới nấm mộ.”
Ông Hàn Đức Long, năm nay 57 tuổi, bị kết án tử hình vì bị vu cho tội hiếp dâm và giết chết một bé gái 5 tuổi hàng xóm hồi năm 2005 dù không có bằng chứng. Ông mới được nhà cầm quyền trả tự do hôm 20 Tháng Mười Hai, 2016, trước nhiều áp lực của dư luận và lời kêu oan của chính ông và của người vợ cho chồng suốt 11 năm qua.

“Được sống đến ngày hôm nay tôi phải nhận tội. Nhận tội để tôi kêu oan, bởi vì nếu tôi không nhận tội, ngay cả ở tòa tôi cũng nói: Nếu tôi không nhận tội thì chắc chắn tôi đã nằm dưới nấm mộ. Họ (điều tra viên) đánh đập tôi đến mức độ tôi không chịu nổi,” ông Long nói giọng đầy căm phẫn được thấy thuật lại trên báo mạng VTC.
Vụ án Hàn Đức Long được dư luận đặc biệt quan tâm sau khi ông Nguyễn Thanh Chấn, một người nạn nhân khác của công an được trả tự do hồi Tháng Mười Một, 2013 sau 10 năm ngồi tù. Cả hai vụ án đều xảy ra tại tỉnh Bắc Giang, cùng những điều tra viên và có những điểm tương đồng. Bị phụ nữ hàng xóm vu cáo. Các điều tra viên không thu thập được vật chứng nào mà chỉ tra tấn ép cung. Để sống, các nghi can buộc phải nhận tội dù không phạm tội.
Ngày 20 Tháng Mười Hai, 2016, Viện Kiểm Sát tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định “đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, trả tự do cho ông Hàn Đức Long” vì thiếu bằng cớ kết tội ông hiếp dâm và giết người. Vợ ông đã phải cầm cố nhà cửa, đi làm thuê làm mướn trong suốt thời gian chồng bị tù tội để kêu oan cho chồng.
Theo lời ông kể, tên của điều tra viên đã hỏi cung mình là Lê Thanh Th. và Đại Úy T., còn 2 người nữa thì không nhớ tên. Tất cả họ là cán bộ điều tra thuộc công an tỉnh Bắc Giang.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng chiều tối ngày 16 Tháng Năm, 2005, vợ chồng ông Sơn ở xã Phúc Sơn đi làm về thì thấy con gái mình là Nguyễn Thị Yến (5 tuổi) mất tích. Sáng hôm sau, thi thể cháu Yến được tìm thấy ở ngoài đồng với nhiều dấu hiệu bị hiếp dâm.
Sau 4 tháng điều tra không có kết quả, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Giang nhận được đơn tố cáo của bà Ngô Thị Khuyến (hàng xóm của Hàn Đức Long) viết rằng ông Long từng hiếp dâm hai mẹ con mình, đồng thời tố giác người đàn ông này chính là hung thủ hiếp dâm cháu Yến.
Dựa vào đơn của bà Khuyến, công an tỉnh Bắc Giang bắt giam ông Hàn Đức Long để điều tra. Vì bị tra tấn liên tục không thể chịu đựng nổi nữa, ông đành nhận hiếp dâm rồi giết cháu Yến, hầu bảo toàn tạm thời mạng sống.
Tòa án tỉnh Bắc Giang đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm năm 2007 kết án tử hình ông Hàn Đức Long. Tòa án tối cao xử phúc thẩm tuyên y án. Sau đó, Hội Đồng Thẩm Phán xử giám đốc thẩm đã quyết định hủy 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại từ đầu. Đến năm 2011, tòa án tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm lần hai và tòa tối cao xử phúc thẩm lần hai vẫn giữ nguyên phán quyết tử hình đối với Hàn Đức Long.
Ngày 20 Tháng Mười Một, 2014, Hội Đồng Thẩm Phán Tối Cao tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm số 706/2014 ngày 29 Tháng Mười Một, 2011, của TAND tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số 48/2011/HSST ngày 24 Tháng Chín, 2011 của TAND tỉnh Bắc Giang để điều tra lại. Tại các phiên xét xử, Hàn Đức Long đều kêu oan. Ông phải nhận tội chỉ vì bị tra tấn nhục hình bên trên sức chịu đựng.
Khi được phỏng vấn về vụ án, Luật Sư Ngô Ngọc Trai, một trong số các luật sư tham gia bào chữa cho ông Hàn Đức Long cho hay kết án tử hình ông Hàn Đức Long mà không có nhân chứng vật chứng.
“Mặc dù vụ án cũng có hàng chục người nhân chứng có lời khai trong hồ sơ, nhưng đó là các nhân chứng về việc xay xát thóc và các việc khác, mà không có nhân chức nào nhìn thấy ông Long phạm tội.
Về vật chứng thì cũng không có, một số lông, tóc, tinh trùng, máu thu thập được ở hiện trường thì giám định không cho ra kết quả. Như vậy là cũng không có vật chứng. Dần dần từ đó tôi chỉ ra được nhiều điểm mâu thuẫn vô lý trong hồ sơ, dần củng cố quan điểm nhận định kêu oan.”
Ngoài việc kết án oan cho các ông Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long, cuối năm 2003 sang đầu năm 2004, vụ án trộm cổ vật tại một số ngôi chùa ở tỉnh Bắc Giang cũng làm dư luận bàng hoàng không ít.
Hơn chục người bị bắt giam để điều tra. Sư cụ Thích Đức Chính chết vì không chịu đựng nổi tra tấn, 8 người còn lại gồm một số nhà sư và chú tiểu sau đó đã được phóng thích vì các lời khai của nhân chứng mâu thuẫn với các “tang chứng.” Họ kéo nhau về Hà Nội biểu tình nhưng rồi vụ việc bị nhận cho chìm xuồng.
Hồi Tháng Ba năm ngoái, báo cáo của Bộ Công An tại Quốc Hội của chế độ nói trong vòng 3 năm (từ 2012-2014), số người bị bắt, tạm giữ hình sự lên tới trên 200 ngàn người. Trong số này, 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên cả nước. Nguyên nhân chính của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an CSVN khai là “do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát.”
Người ta tin tất cả đều chết vì bị tra tấn nhục hình. Thân nhân của một số nạn nhân này đã biểu tình, khiếu kiện khắp nơi nhưng hầu hết đều bị cho chìm xuồng do sự bao che, dung dưỡng của nhà cầm quyền Việt Nam. (TN)

Xây dựng thủy điện bậc thang ào ạt ‘cần phải lên án’

Một chú bé chồng bè tạm ra khỏi nhà trên một cái ruột bánh xe hơi ở tỉnh Bình Định hôm 18 Tháng Mười Hai, 2016. Chỉ một tuần lễ có 24 người chết vì thủy điện xả lũ tại miên Trung Việt Nam. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
SÀI GÒN (NV) – Tuy các con sông ở miền Trung đều nhỏ nhưng phải gánh rất nhiều các công trình thủy điện bậc thang dẫn đến hệ lụy ngập lụt chết người, tài sản, mùa màng, cầu đường thiệt hại.
“Quy hoạch thủy điện bậc thang ở các sông nhỏ là một sai lầm, là nguyên nhân sâu xa của lũ. Về mặt kỹ thuật không được làm điều này nhưng chúng ta vẫn cố để làm. Cần phải lên án điều này.” Trong một cuộc phỏng vấn của tờ Một Thế Giới hôm Thứ Hai, 19 Tháng Mười Hai, 2016, ông Vũ Trọng Hồng, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi thời ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam, nói như vậy.
Theo ông này, có một số nguyên nhân chính dẫn đến việc các đập thủy điện xả lũ “đúng quy trình” mà người dân không kịp chạy. Thứ nhất, những người điều hành đập thủy điện “không nắm được thông tin” về dự báo khí tượng để điều tiết nên chỉ hối hả xả lũ khi sợ vỡ đập, dẫn đến ngập lụt các khu vực hạ lưu.
Thứ hai, “các sông suối nhỏ cũng đều làm thủy điện bậc thang, mỗi sông 3 – 4 nhà máy thủy điện. Hơn nữa, khoảng cách giữa các nhà máy chỉ cách nhau khoảng vài chục cây số. Các nước không ai cho phép như vậy bởi vì khi đập này tích nước, chưa kịp xả hết thì nước từ đập kia lại chảy về rồi.”
Thứ ba, theo ông được thuật lời, “những vùng rốn lũ thì chúng ta lại cho phép dân cư vào ở rất nhiều, ví dụ như Hố Hô, đúng dòng sông Ngàn Sâu chảy, hai bờ không được xuống nhưng địa phương vẫn cho dân phát triển. Tình trạng này cũng tương tự ở các địa phương khác. Cho nên tác hại của ngập lụt nghiêm trọng hơn. Những vùng rốn rũ, quốc tế và đặc biệt là Mỹ không bao giờ cho dân vào ở, nhưng Việt Nam thì cứ cho.”
Theo ý kiến của ông Vũ Trọng Hồng, hiện Việt Nam sử dụng điện phần lớn từ 37 nhà máy thủy điện lớn, “nếu bỏ những thủy điện nhỏ này không ảnh hưởng gì nhiều. Nhà nước có thể xem xét những thủy điện nào có nhiều rủi ro như kiểu Hố Hô hoặc thủy điện bậc thang, không thu được lợi ích kinh tế nhiều thì đề nghị họ có thể thu xếp chấm dứt hoạt động.”
Theo các con số được tờ VNEconomy nêu ra ngày 14 Tháng Mười Một, 2016, hiện nay, trên cả nước Việt Nam có 306 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy Nlm=15,474 MW đang vận hành phát điện. Còn 193 dự án (5,663 MW) đang thi công xây dựng và 245 dự án (3,006 MW) đang nghiên cứu đầu tư. Đó là chưa kể 59 dự án (422 MW) có quy mô nhỏ “đang được tiếp tục rà soát.”
Nếu chỉ kể riêng về quy hoạch bậc thang thủy điện trên các dòng sông lớn đã vận hành phát điện 61 dự án (13,101 MW) và đang thi công xây dựng 31 dự án (3,580 MW); đang nghiên cứu đầu tư 15 dự án (730 MW), có 3 dự án (128 MW) chưa cho phép nghiên cứu đầu tư. Nhìn chung, hầu hết đều là những dự án thủy điện có công suất rất nhỏ.
Người ta đã biết sự tác hại của thủy điện từ lâu nay nhưng không thể loại bỏ được, theo ông Vũ Trọng Hồng, là vì “Có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó cũng có nguyên nhân lợi ích nhóm, có người này người kia cổ phần ở trong các nhà máy thủy điện nên rất khó xóa bỏ.”
Theo các con số thông kê sơ khởi từ “Ban Chỉ Đạo Trung Ương về Phòng Chống Thiên Tai” của nhà cầm quyền CSVN, các đập thủy diện miền Trung xả lũ hai tháng qua đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 300,000 ngôi nhà bị ngập, hư hại. Tổng thiệt hại ước tính trên 8,500 tỷ đồng hay khoảng $260 triệu. Nếu kể từ đầu năm đến nay, các loại thiên tai phối hợp với thủy điện xả lũ đã làm chết 235 người và thiệt hại tài sản khoảng $1.7 tỷ. (TN)

Khách Trung Quốc hết trộm trên máy bay lại ăn cắp dưới đất

Cửa hàng miễn thuế nơi bà Trung Quốc ăn cắp đồ. (Hình: Báo Người Lao Động)
HÀ NỘI (NV) – Qua hệ thống camera an ninh, các giới chức phát hiện một nữ hành khách Trung Quốc ăn cắp mỹ phẩm ở cửa hàng miễn thuế ngay trong phi trường Nội Bài, Hà Nội.
Nói với báo Người Lao Động sáng 21 Tháng Mười Hai, đại diện Đồn Công An cửa khẩu phi trường quốc tế Nội Bài cho biết, đã chuyển hồ sơ vụ bà Zhou Tong (32 tuổi), quốc tịch Trung Quốc, ăn cắp hàng hóa tại một cửa hàng miễn thuế ngay trong phi trường Nội Bài lên công an Hà Nội để điều tra.
Tin cho biết, bà Zhou Tong là hành khách đi chuyến bay KA296 của hãng hàng không Dragon Air (Hong Kong) hành trình Hà Nội – Hong Kong dự kiến cất cánh lúc 10 giờ 50 ngày 5 Tháng Mười Hai.
Trong lúc chờ lên máy bay, bà Zhou Tong đến mua sắm tại quầy bán hàng miễn thuế của Trung Tâm Thương Mại Dịch Vụ (ATS), trong khu vực cách ly quốc tế trên tầng 3 của nhà ga T2. Tại đây, bà Tong mua hai món hàng có trị giá $377, nhưng sau đó “chôm” thêm một món hàng có giá $114 cho vào túi của mình. Qua kiểm tra giám sát hệ thống camera an ninh, lực lượng chức năng đã phát hiện sự việc và bắt quả tang. (Tr.N)

Sài Gòn hay hồ chí minh? Sự lươn lẹo của báo chí cộng sản

Dân Đen (Danlambao) - Sau 30/04/1975, ngày mà cộng sản chính thức cướp miền Nam Việt Nam. Sài Gòn – một địa danh với cái tên quen thuộc, một thành phố từng được xem là Hòn Ngọc Viễn Đông đã dần bị thay đổi. Mỗi khi nhắc đến tên Sài Gòn, rất nhiều người dân từ nam đến bắc vẫn luôn dành một sự trìu mến, một cách gọi thân thương bởi những điều mà Sài Gòn đã để lại cho người dân trước khi xảy ra biến cố 30/04/1975 đầy máu và nước mắt. Có lẽ vì thế mà cộng sản thêm một lần nữa đã tổ chức cướp luôn cái tên còn lại của Sài Gòn. Sau đó cộng sản đã dùng cái tên của một kẻ bịp bợm, xảo trá, giết người không gớm tay là hồ chí minh để thay tên cho địa danh Sài Gòn vào ngày 02/07/1976.

Kẻ đã ký quyết định “cướp” tên Sài Gòn cũng là một kẻ trực tiếp gây ra cuộc thảm sát cải cách ruộng đất 1955, đó chính là Trường Chinh - chủ tịch quốc hội Việt Nam dân chủ cộng hòa. Quả là đớn đau cho Việt Nam Cộng Hòa nói chung và Sài Gòn nói riêng, bởi lẽ Sài Gòn là một cái tên đã được hình thành từ năm 1698 trong quá trình khai phá miền nam dưới thời danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh.

Trong văn bản về quyết định đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành tên hồ chí minh (đang ướp xác tại Ba Đình), Trường Chinh còn xảo ngôn cho rằng: “Xét thấy nhân dân thành phố Sài Gòn – Gia Định luôn tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với chủ tịch hồ chí minh và tha thiết với việc đổi tên người”....ký tên Trường Chinh.

Đúng là không có ngôn từ nào đủ để diễn tả sự đểu cáng của cộng sản. Một điều chắc chắn là không một người dân Sài Gòn nào lại “tha thiết” việc đổi tên thành phố của mình thành tên của một kẻ cầm đầu tập đoàn cướp, giết mang tên hồ chí minh. 

Đành rằng cuộc chiến Nam – Bắc đã kết thúc, đành rằng cộng sản đã cướp được tên của thành phố Sài Gòn, nhưng có lẽ những người sống trong khu vực Nam Trung Bộ không thể nào quên được cái tên thân thương Sài Gòn. Ngay đến cả những người miền bắc yêu chuộng sự thật cũng vẫn luôn dành cảm xúc nể trọng mỗi khi nhắc đến danh xưng thành phố Sài Gòn. Thậm chí đến những kẻ cầm quyền của cộng sản như Đinh La Thăng, khi mới nhận chức bí thư thành phố hồ chí minh cũng từng nhắc đến danh xưng Sài Gòn: “mở đầu lời phát biểu ông Đinh La Thăng tâm sự, trong quá khứ Thành Phố hồ chí minh với tên gọi Sài Gòn đã từng tự hào là một trung tâm của cả khu vực, được tôn vinh là Hòn Ngọc Viễn Đông” (trích NLD. 14/04/2016).

Ấy vậy mà những tay lều báo trong hệ thống tuyên truyền dối trá của cộng sản luôn cố tình lẫn lộn, nói đúng hơn là lươn lẹo mỗi khi sử dụng danh xưng Sài Gòn hay hồ chí minh. Giả như có một sự kiện hay một phát biểu nào đó mang tính chất tích cực, báo chí lề đảng luôn giật tít kiểu “người dân TP hồ chí minh thu nhập trung bình 122 triệu/người/năm, “thành phố hồ chí minh, một điểm đến ấn tượng”. Còn khi xảy ra những điều tồi tệ như cướp, giết, hiếp thì những các “chủ báo” luôn chỉ thị cho đám bồi bút sắp xếp những tít báo như kiểu “cướp của, giết người dã man tại Sài Gòn”. 

Người dân cần một sự rõ ràng trong cách sử dụng tên của một thành phố đứng đầu cả nước. Ở đây không nhắc lại việc cộng sản cướp tên thành phố Sài Gòn nữa, nhưng nếu cộng sản đã thay tên trên văn bản thì hãy dùng tên của cái xác đó cho tất cả những bài báo mà cộng sản sử dụng với mục đích tuyên truyền. Nếu đọc tựa đề của một bài báo “hung thủ giết người gây chấn động Hà Nội”, hay “thảm sát tại Bình Phước”. Không ai lại nghĩ rằng Hà Nội là một thủ đô toàn những kẻ giết người và cũng chẳng ai cho rằng Bình Phước là một tỉnh luôn xảy ra những vụ thảm sát. Vậy tại sao cộng sản dù đã cướp tên Sài Gòn nhưng luôn “dành” cho Sài Gòn những điều tồi tệ nhất có thể. Thử đặt tựa đề bài báo là “hiếp dâm gái vị thành niên tại hồ chí minh” hay “hồ chí minh - giết người bằng búa và lưỡi liềm gây chấn động” để rồi xem người dân nghĩ như thế nào về danh xưng dành cho thành phố hồ chí minh. 

Sư thật là tên của một thành phố không định nghĩa thành phố đó sẽ luôn có những điều tốt hay xấu bởi cái cái tên. Đơn giản cái tên chỉ dùng để phân biệt và quản lý trong ranh giới địa chính và hành chính. Chẳng lẽ báo chí cộng sản ngày nay đang âm thầm chống lại cái văn bản chết tiệt của trường chinh ký năm 1976, hoặc báo chí đang thực hiện “chỉ đạo” trao trả lại danh xưng Sài Gòn cho người dân. Hầu như trên thế giới, chẳng mấy quốc gia nào dùng tên một nhân vật lịch sử để đặt tên cho thành phố. Vì rằng những cái tên thành phố thường được hình thành trong quá trình phát triển của nó.

Dù cho cộng sản đã đổi tên thành phố Sài Gòn, dù cho công sản đã xóa bỏ những dấu tích (đập bỏ tượng Trần Nguyên Hán, phá bỏ thương xá Tax...) hay tìm cách chôn vùi những kí ức liên quan đến Sài Gòn. Dẫu cho cộng sản sử dụng báo chí để xuyên tạc sự thật thì... Đến hôm nay, người dân Việt Nam vẫn không hề chối bỏ và chưa bao giờ quên đi hai từ Sài Gòn. Trong cách gọi ấy luôn chất chứa biết bao tình cảm, biết bao hy sinh xương máu của những bậc tiền nhân đã gây dựng nên sài Gòn. Chắc chắn một ngày nào đó cộng sản sẽ không còn tồn tại trên quê hương Việt Nam, nhưng chắc chắn một điều là Sài Gòn chưa bao giớ mất đi trong tiềm thức của người dân Việt Nam.

Dân Đen
danlambaovn.blogspot.com

Hội nghị của những con bò học tập những điều từ các con heo

Người quan sát (Danlambao) - Vào sáng ngày 20 tháng 12, một hội nghị đặc biệt được diễn ra. Tham dự là 800 con bò lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản, đại diện cho đội ngủ (dấu hỏi) trí ngủ, văn nô nghệ sỉ (dấu hỏi) thuộc các vùng phía bắc biết lý luận như bò. Đám bò này bỏ chuồng ra đi học hỏi cái gì?

Chúng tụ tập cùng nhau để học tập, quán triệt những gì mà đám heo đã eng éc rùm beng ở chuồng lợn Ba Đình và được dán nhãn bằng hàng chữ mỹ miều sau đó: "Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII của Đảng".

Nội dung mà đàn bò tập trung học hỏi lại là những thói hư tật xấu của bầy heo: "Nghị quyết về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; Ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị đạo đức, lối sống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ..."

Chắc chắn sau lần học tập này, những con bò phóng viên sẽ bẻ ngòi viết cho cong thêm nhằm thực hiện sứ mạng của những con bò nhà báo cắt mạng chân chính, các văn nô nghệ sỉ sẽ còng lưng hơn để làm tròn sứ mạng bưng bô đầy cám và đám trí ngủ sẽ tiếp tục nhắm mắt mở đường cho trí tệ của hơn 90 triệu người đi theo bóng tối của đảng.

21.12.2016



__________________________

Tham khảo:

Thế lực thù địch" và "Phản động" là gì?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Những lời giải thích cho nhóm ngôn từ "Thế lực thù địch" và "Phản động" với mục đích nhắn gởi đến các tổ chức dưới cái gọi là "bảo vệ chính trị" rằng chính đảng CSVN mới là thế lực thù địch của dân chúng Việt Nam và là một băng đảng phản bội và phản động nhất lịch sử nước nhà.

*

Chúng ta hãy tìm hiểu hai nhóm từ "Thế lực thù địch" và "Phản động" mà xuyên suốt hơn 70 năm người cộng sản đã tuyên truyền ở miền Bắc và hơn 40 năm cho miền Nam và cả nước, ngữ mà họ đã luôn thuộc lòng như những con vẹt.

Nhóm từ ấy như một công thứ để vu oan giá họa cho những ai mà họ không thích hoặc xem là kẻ thù, nó như một chất keo dính chặt vào đầu môi chót lưỡi của những kẻ trong hệ thống cầm quyền, của những kẻ độc tài và tàn bạo với não trạng vô cùng ngu xuẩn, xấu xa, độc ác và bảo thủ.

Thế lực thù địch là gì?

- Là tập hợp của một nhóm người, một băng đảng hay cả một hệ thống chính trị đi ngược lại với mục đích cùng lý tưởng của cả dân tộc. 

- Là kìm hãm sự phát triển của xã hội, là trái ngược với nền đạo lý vốn dĩ lâu đời của dân tộc VN và kể cả của nhân loại.

- Là chống lại bản năng tự nhiên của con người khi sinh ra là phải có Tự Do, xã hội nơi họ sống là phải có Dân Chủ và trong suốt đời sống phải có Nhân Quyền.

- Là củng cố cũng như bảo vệ cho cá nhân mình hoặc băng nhóm mình một thế lực gần như tuyệt đối nhằm giữ vững sự cai trị, bất chấp mọi giá trị của Nhân Bản lẫn cả sự an nguy của dân tộc và của Tổ Quốc.

Xuyên suốt lịch sử cận đại tính từ khi ĐCSVN lên cầm nắm quyền hành cho tới hôm nay, những biến cố như Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm (Xét lại chống đảng), biến cố Mậu Thân, Mùa Hè đỏ lửa, biến cố 75, Hợp tác xã quốc hữu hóa, kinh tế mới, bỏ tù quân cán chính VNCH, Kinh tế tập trung chủ đạo... cho đến việc để mất đất, mất biển đảo vốn thuộc chủ quyền của quốc gia, cũng như khuynh hướng qui hàng và phục tùng Tàu cộng, ký kết những Hiệp thương, những "mật nghị" với chuỗi hệ lụy là đẩy cả dân tộc vào tròng ách nô lệ và mất nước.

Tất cả những vụ việc nêu trên của ĐCSVN, dần dà đã bị dân chúng phanh phui phát hiện, những người yêu nước đã lần lượt lên tiếng cũng như phê phán, tố giác nhưng tất cả đều bị ĐCSVN ngăn cấm hay bắt nhốt bỏ tù. Vì vậy: Đối nghịch với thế lực thù địch buôn dân bán nước của ĐCSVN là một "Thế lực thù địch" đáng yêu, đáng noi gương và ca tụng.

Phản động là gì và những ai là phản động?

Phản động, tiếng Anh "reactionary" bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "réactionnaire". Theo vật lý, phản động là động tác đi ngược lại với động tác, chuyển động đang xảy ra. Theo hóa học, phản động là phản ứng của những hóa chất không thuộc tính, cùng nhóm khi hòa trộn với nhau. Theo xã hội, phản động là: Phản động (chữ Hán: 反動) là từ được dùng để chỉ ý kiến hoặc hành động phản đối, chống đối các phong trào chính trị hoặc phong trào xã hội được cho là đúng đắn, tiến bộ. Trái nghĩa với "phản động" là "cách mạng", "tiến bộ".

Đảng CSVN là một nhóm băng đảng mà theo tên đầu sỏ Hồ Quang - Hồ Chí Minh lấy ý niệm của chữ CƯỚP, hành vi CƯỚP làm kim chỉ nam để thực hiện những ý muốn của ĐCSVN và CSQT. Hồ Chí Minh và ĐCSVN phải cướp cho được miền Nam bằng mọi giá giẫu đốt cháy cả dãi Trường Sơn, giẫu phải chiến đấu cho đến người thanh niên cuối cùng thì cũng phải lấy được miền Nam để qui về một mối để hiến dâng cho Nga Tàu cộng theo tinh thần "Quốc Tế Vô Sản".

Người cộng sản, trong đó có CSVN, họ không vì sự vẹn toàn của đất nước, không vì hạnh phúc của người dân, không vì niềm tin hữu thần của tôn giáo... mà chỉ vì ảo tưởng về một thế giới đại đồng. Từ tư duy duy ý chí hoang đường ấy mà họ họ đã không coi trọng đất nước và nhân dân, mà kết quả là những hệ lụy của những tư tưởng sai lầm, dẫn đến những thực thể cực kỳ sai lầm thảm bại của ngày hôm nay cho 4 nước còn lại, Cu Ba, Bắc Hàn, Việt Nam và ngay cả Trung cộng.

Dưới nhãn quan của người Việt Nam, ĐCSVN là một đảng phản động, đưa đất nước và dân tộc đến bất công, nghèo đói, tụt hậu và vong nô. Trong tầm nhìn của nhân loại thì cộng sản "sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực, chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của toàn thể nhân loại." (vô danh).

Những yếu tố đầy biện chứng nêu trên, đã chứng tỏ ĐCSVN mới chính là phản động, nên cái đảng phản động này luôn xem những người đối nghịch lại con đường mà đảng đã, đang và sẽ đi là lớp người phản động. Vậy sự phản động của đại đa số dân chúng Việt Nam từ trước đến nay là những kẻ phản động đáng yêu, đáng ca ngợi.

Ngạn ngữ VN có nói: "Làm dữ lo xa" hoặc "Ngậm máu phun người". Người cộng sản vô thần đã thực hiện những kế hoạch cũng như vô vàn hành động tàn bạo với những người mà họ cho là kẻ thù, cho nên tận thâm sâu, lúc nào họ cũng nơm nớp lo sợ cho những chuyện trả thù. Chính thái độ lo xa này, khiến họ nhiều lúc hoặc vô tình, hoặc hữu ý vung tay quá trán, dẫn đến tình trạng tàn nhẫn thái quá. Cho nên họ mới ngậm cứt phun người mà không nghĩ rằng chính cái thứ dơ bẩn này lại làm nhơ thối miệng của họ trước.

Những lời giải thích cho nhóm ngôn từ "Thế lực thù địch" và "Phản động" với mục đích nhắn gởi đến các tổ chức dưới cái gọi là "Bảo vệ chính trị" rằng chính đảng CSVN mới là thế lực thù địch của dân chúng Việt Nam và là một băng đảng phản bội và phản động nhất lịch sử nước nhà.

21.12.2016