Sunday, September 11, 2016

Việt Nam bắt đầu tìm 2,300 liệt sĩ mất tích sau… 32 năm


Ông Đào Ngọc Dung và lãnh đạo tỉnh Hà Giang cắm nhang lên một liệt sĩ. (Hình: Tuổi Trẻ)
Ông Đào Ngọc Dung và lãnh đạo tỉnh Hà Giang cắm nhang lên một liệt sĩ. (Hình: Tuổi Trẻ)

HÀ GIANG, Việt Nam (NV) – Bộ trưởng Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội Việt Nam và giới lãnh đạo tỉnh Hà Giang vừa đến thắp hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên.
Nghĩa trang này là nơi an táng 1,734 người Việt tử trận khi giành lại một phần lãnh thổ bị Trung Quốc chiếm giữ hồi cuối thập niên 1970.
Vào ngày 17 Tháng Hai, 1979, Trung Quốc xua quân tràn sang Việt Nam, toan “dạy cho Việt Nam một bài học” vì Hà Nội bỏ Bắc Kinh theo Moscow.
Sau khi phá sạch, đốt sạch nhiều làng mạc, thị trấn ở các tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với biên giới, ngày 16 Tháng Ba, Trung Quốc tuyên bố rút toàn bộ quân đội ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, xung đột giữa hai bên tại khu vực biên giới Việt-Trung vẫn kéo dài cho đến năm 1989, trong đó có sáu đợt giao tranh lớn vào các năm 1980, 1981, 1983, 1984, 1985, 1986 và đợt giao tranh được xem là đẫm máu nhất xảy ra hồi Tháng Bảy, 1984.
Ngày 12 Tháng Bảy, 1984, các đơn vị của quân đội Việt Nam phản công để giành lại một số cao điểm thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, lúc đó đã bị Trung Quốc chiếm giữ từ Tháng Tư.
Vị Xuyên trở thành nơi diễn ra những trận đánh đẫm máu nhất ở khu vực biên giới Việt- Trung. Có hơn 4,000 người Việt mất mạng để giành lại lãnh thổ, chưa kể hơn 1,000 người khác tàn phế vĩnh viễn.
Đáng nói là sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, cái gọi là “tinh thần bốn tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) và “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) mà giới lãnh đạo Trung Quốc đề nghị đã được giới lãnh đạo Việt Nam lấy làm kim chỉ nam.
Chính quyền Việt Nam tìm mọi cách để dân chúng lãng quên cuộc xung đột do Trung Quốc khơi mào, kể cả lờ đi những người Việt đã chết hay đang tàn phế vì chống cuộc xâm lăng của Trung Quốc. Đề cập đến cuộc chiến chống Trung Quốc, kể cả tưởng niệm những người đã chết trong cuộc chiến đó bị xem là phản động.
Bia ghi công Sư Đoàn 337 đẩy lui lính Trung Quốc hồi Tháng Hai, 1979, bị đục bỏ những chữ “quân Trung Quốc xâm lược.” (Hình: Thanh Niên)
Bia ghi công Sư Đoàn 337 đẩy lui lính Trung Quốc hồi Tháng Hai, 1979, bị đục bỏ những chữ “quân Trung Quốc xâm lược.” (Hình: Thanh Niên)



Đầu thập niên 2010, do Trung Quốc càng lúc càng càn rỡ và chính quyền Việt Nam càng ngày càng tỏ ra bạc nhược, hèn yếu, người Việt trong nước bắt đầu đề cập đến họa mất nước, cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược trong giai đoạn từ 1979 đến 1989 được xới lên, nhắc lại như một bằng chứng về dã tâm của Trung Quốc.
Đến lúc đó, người ta mới sửng sốt và phẫn nộ khi phát giác tại khu vực biên giới Việt-Trung, bia ghi công những người lính “thắng quân xâm lược Trung Quốc” và bia tưởng niệm những thường dân bị “quân xâm lược Trung Quốc thảm sát” đã bị đục bỏ. Cũng đến lúc đó, người ta mới biết nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên bị bỏ hoang, không ai đoái hoài. Thế nhưng cho đến những năm 2012, 2013, các cuộc tưởng niệm những người lính đã tử trận trong các cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược hoặc bị Trung Quốc giết tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa vẫn bị an ninh Việt Nam theo dõi chặt chẽ, sách nhiễu và bị hệ thống truyền thông vu cáo là những hành động nông nổi vì “bị các thế lực thù địch kích động.”
Các viên chức lãnh đạo Việt Nam giải thích, bất kể thế nào thì “tình hữu nghị Việt-Trung” vẫn được xác định là báu vật phải giữ gìn cẩn thận vì dù sao “Trung Quốc và Việt Nam cũng có sự tương đồng về thể chế chính trị.”
Kể từ năm 2014, bất kể đã rất cố gắng nhằm chứng tỏ “thiện chí” trong việc gìn giữ nghiêm cẩn “tinh thần bốn tốt” và “16 chữ vàng” nhưng Trung Quốc vẫn lấn tới và trước sự phẫn nộ càng ngày càng lớn của dân chúng, chính quyền Việt Nam mới bắt đầu nới lỏng chuyện chỉ trích Trung Quốc. Cũng kể từ đó, báo chí Việt Nam lại bắt đầu ca ngợi những người lính đã tử trận trong các cuộc chiến chống Trung Quốc như họ đã từng làm lúc chính quyền Việt Nam cần nhiều người cầm súng để bảo vệ chế độ Cộng Sản.
Tin mới nhất cho biết, chính quyền Việt Nam sẽ “đầu tư để mở rộng nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên” từ 2 héc ta lên thành 10 héc ta. Cũng đến lúc này, chính quyền Việt Nam mới tổ chức tìm kiếm khoảng 2,300 người Việt mất mạng khi tấn công giành lại lãnh thổ Việt Nam tại Vị Xuyên đang còn trong tình trạng “mất xác.” Suốt 32 năm qua, chính quyền chỉ tìm được& 41 bộ hài cốt. Đại Tá Dương Hồng Vinh, phó chính ủy Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh Hà Giang thú nhận, việc tìm kiếm chỉ mới khởi sự từ năm 2012 đến nay!

Ông Đào Ngọc Dung, bộ trưởng Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội xác định, “việc nâng cấp, mở rộng nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên cũng như tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ” là việc cần thiết để “giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau.” (G.Đ.)

Yên Bái, Trịnh Xuân Thanh, và sự sa lầy của TBT Trọng

Theo Người Việt-11-09-2016
Phạm Chí Dũng
Dù gì, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nâng bản lĩnh của ông lên một bậc khiêm tốn so với cung cách “giáo làng” cùng não trạng bị coi là ủy mị vào thời gian trước đại hội 12.
Gần ba tháng sau khi phát lệnh “việc cần làm ngay,” có thể nhận thấy sắc diện và khẩu khí của ông có phần đanh rắn và dày dạn thủ thuật hơn, cùng một quyết tâm “đập chuột giữ bình” chưa có gì thay đổi.
“Có những việc làm có lẽ chưa nói ra đâu, các bác cứ chờ. Đang điều tra, chuẩn bị, nói ra thì lộ hết, chúng nó chạy. Phải làm đúng luật pháp, chứ cứ tạo dư luận, gây sức ép, mai kia xử ít thì bảo nương nhẹ, xử nặng lại bảo oan sai,” một trong số ít phát ngôn công khai và có phần tự tin của ông Nguyễn Phú Trọng, cũng là một đại biểu Quốc Hội, trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình ở Hà Nội trong thời gian qua mà có thể toát lộ phần nào tâm thế của nhân vật đầu não đang có xu hướng tập quyền này.
Nhiều người hiểu là ông Trọng muốn ám chỉ đến ai, hoặc những ai. Trịnh Xuân Thanh là cái tên đầu tiên, và như ông Trọng hàm ý, mới chỉ là “một ví dụ.”
Trước Lễ Quốc Khánh 2 Tháng Chín, giới dư luận viên và những chuyên gia phục vụ cho phe đảng ồn ào tung hứng: “Thấy chưa, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có nói đùa đâu, mà nói là làm!”
Trừ những “ví dụ” khác hoàn toàn nằm ngoài đường ray của ông Trọng: Thảm sát Yên Bái và Trịnh Xuân Thanh “biến mất.”
Nạn cát cứ sứ quân đang lan rộng?
Bất chấp những thông báo mang tính một chiều của các cơ quan công an và tuyên giáo, hai chi tiết không thể giải thích được trong và sau vụ Yên Bái là vì sao người bị công an gần như xem là hung thủ – ông Đỗ Cường Minh – lại tự sát với cái cách bắn từ gáy mình, và tại sao cả ba nhân vật tử vong đều được chôn cất quá vội vã mà dường như chẳng cần tuân thủ những nguyên tắc phải có của khoa học hình sự về điều tra đường đạn và của pháp y về khám nghiệm tử thi?
Một câu hỏi nữa mà dư luận vỉa hè cũng đang ồn ào: Liệu vụ Yên Bái chỉ thuần túy là cuộc khủng hoảng nội bộ của tỉnh này, hay còn liên quan đến những bí ẩn nào đó ở Quân Khu 2?
Vì nếu có liên đới với Quân Khu 2 và cái chết chỉ 11 ngày trước khi xảy ra vụ thảm sát Yên Bái của Thiếu Tướng Lê Xuân Duy, vẫn bị đảng tặng cho chức danh “Phụ trách tư lệnh Quân Khu 2” chứ không phải “Tư lệnh Quân Khu 2” cho đến khi từ trần, phạm vi và tính chất vụ Yên Bái sẽ ghê gớm hơn nhiều, mà có khi đó là “chuyện của mấy anh Bộ Chính Trị” như một số quan chức thì thầm.
Nếu vụ Yên Bái được khuấy động và trở thành nỗi lo chung của đảng về thực trạng và tương lai cát cứ sứ quân – mối lo sợ có thể là lớn nhất của đảng hiện thời – bầu không khí tung hứng về “chống tham nhũng” của Tổng Bí Thư Trọng chắc chắn sẽ bị pha loãng đáng kể.
Mất đầu mối Trịnh Xuân Thanh?
Trong khi vụ Yên Bái còn lâu mới chìm lắng, chỉ ít ngày sau Lễ Quốc Khánh, báo chí nhà nước một lần nữa tỉnh ngủ với thông tin ông Trịnh Xuân Thanh làm đơn ra đảng, còn mạng xã hội sôi trào với cả tin này lẫn tin ông Thanh có khả năng đã đào tẩu ra nước ngoài.
Thông tin trên phát ra vào ngày 7 Tháng Chín. Nhưng trước đó hai ngày, bất thần xuất hiện tin về ông Dương Chí Dũng, một phạm nhân đình đám về tham nhũng đang thụ án trong trại giam của Bộ Công An, “bất ngờ chết trong tù.”
Cần chú ý là tin tức về Trịnh Xuân Thanh ra đảng đã xuất hiện trên mạng xã hội trước, sau đó được nhiều tờ báo nhà nước xác nhận. Tuy nhiên, báo nhà nước không đăng tải một bản báo cáo của ông Trịnh Xuân Thanh gửi cho Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng, trong lúc mạng xã hội lại nhận được một nguồn gửi nặc danh báo cáo này và cho đăng phát rộng rãi.
Bản báo cáo của ông Trịnh Xuân Thanh được phát trên mạng xã hội có hai nội dung rất đáng chú ý: Ông xin ra khỏi đảng là “vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí tổng bí thư,” tức là ông Nguyễn Phú Trọng, và cho biết thêm rằng “để đảm bảo an toàn cho bản thân, tôi đã xin nghỉ phép để đi chữa bệnh ở nước ngoài.”
Trước khi xuất hiện báo cáo trên của ông Thanh, báo Thanh Niên tường thuật rằng ông Thanh đã gọi điện thoại cho phóng viên báo này để bộc lộ phản ứng về một số vấn đề mà theo ông, các cơ quan kiểm tra đảng đã kết luận sai về ông. Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi ông Thanh đang ở đâu thì ông không cho biết, mà chỉ nói ông đang điều trị bệnh gout.
Hành động gọi điện cho phóng viên đã cho thấy ít nhất một hàm ý: Nếu ông Trịnh Xuân Thanh thực sự bị công an bộ bắt giữ hoặc bị câu lưu ở một nơi nào đó như đồn đoán trước đó thì đã rất khó có thể gọi điện thoại thoải mái ra ngoài như thế. Biểu hiện này cũng dẫn đến một giả thiết được nhiều người tin là có thể ông Thanh chưa bị bắt giữ hoặc bị câu lưu, mà đang “ngoài vòng pháp luật.”
Tuy chưa thể kết luận được bản báo cáo xin ra khỏi đảng ký tên Trịnh Xuân Thanh là xác thực hay không, người ta vẫn có thể liên hệ lại một báo cáo dài đến chín trang ký tên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi cho trang Ba Sàm chỉ vài tháng trước khi đại hội 12 của đảng cầm quyền diễn ra, trong đó giải trình 12 điểm. Báo cáo này đã gây sôi động dư luận và sau đó được nhiều nguồn tin xác nhận là báo cáo thực chứ không phải giả mạo.
Nếu bản báo báo ký tên Trịnh Xuân Thanh được gửi cho một số trang mạng xã hội và đăng tải vào ngày 7 Tháng Chín là thật, điều này xác nhận rằng ông Thanh nhiều khả năng hiện ở một chỗ đủ an toàn để chủ động viết thư, gọi điện thoại và phản ứng với Tổng Bí Thư Trọng, người muốn bắt ông. Nơi an toàn đó thường phải là ở nước ngoài.
Và nếu quả ông Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài, một vụ Dương Chí Dũng đào tẩu sang Cambodia vào năm 2012 có khả năng tái hiện. Và nếu trước đây ông Dũng khai đã được một quan chức cao cấp lộ tin về “sắp bị bắt” nên đã có đủ thời gian trốn thoát, thì với ông Trịnh Xuân Thanh, liệu kịch bản “bắn tin” có hay không, và nếu có thì xảy ra như thế nào?
Chỉ biết rằng, nhiều khả năng ông Thanh không còn nằm trong tay ông Trọng, không còn là một phi vụ “dễ như thò tay vào túi” mà ông Trọng có thể dùng để “nhân điển hình tiên tiến” cho công cuộc được coi là “chống tham nhũng” mà ông đang khởi sự, và do đó cũng đang tước đi một điểm hết sức quý giá mà ông muốn vớt vát lại uy tín của ông và của đảng trong “quần chúng và cán bộ đảng viên.”
Tiếp sau hàng loạt vụ bê bối trong đảng mà gần nhất là vụ quan chức bắn nhau (hoặc “cả ba bị bắn”) ở Yên Bái, đảng đang phải đối mặt với một “scandal” lớn trong nội bộ mang tên Trịnh Xuân Thanh. Nếu quả ông Thanh đã trốn ra nước ngoài hoặc đang ẩn nấp đâu đó trong nước, một chiến dịch điều tra cấp tốc và rộng lớn sẽ phải được đảng tiến hành để truy tìm ông, trong đó sẽ phải đặc biệt truy xét xem ai, những ai, cơ quan nào đã có thể tiết lộ tin cho ông Thanh bỏ trốn, hoặc thậm chí còn giúp cho ông Thanh bỏ trốn.
Chưa kể vụ đào tẩu trên liệu có mối liên đới nào với “cái chết bất ngờ trong trại giam” của phạm nhân Dương Chí Dũng.
Vấp đá
Gần đây, báo chí nhà nước đăng một ý kiến đáng chú ý từ “một đồng chí cao cấp cách mạng lão thành” đề nghị với Tổng Bí Thư Trọng là “đánh rắn phải đánh dập đầu,” tuy không nói rõ là “rắn” nào.
Nhưng một số dư luận đang suy đoán rằng cấp trên trực tiếp của ông Trịnh Xuân Thanh là ông Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng Bộ Công Thương. Còn cấp trên trực tiếp thời ông Vũ Huy Hoàng làm bộ trưởng lại là cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật được xem là “bố già” trong rất nhiều phi vụ.
Nếu không xảy ra sự cố “biến mất” của Trịnh Xuân Thanh, logic nối tiếp sau ông Thanh là ông Hoàng, để sau ông Hoàng có thể là ông Dũng, nhân vật mà ông Nguyễn Phú Trọng dù đã “kết quả” nhưng chưa thể “kết thúc.” Trong thời gian qua, đã có những tín hiệu một nhóm quyền lực – lợi ích nào đó muốn nhân đà chính sách “đả hổ diệt ruồi” của Tổng Bí Thư Trọng để tổ chức tập kích vào hai cứ điểm của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng. Đó là Mỏ Núi Pháo và hãng MobiFone.
Tuy nhiên, nhiều người lại nghi ngờ vào bản lĩnh thực sự của “ông giáo làng,” dù rằng với kết quả mỹ mãn tại đại hội 12, chẳng còn quá nhiều người mang cái tên “lú” ra để chế giễu tổng bí thư nữa.
Cũng như việc đảm nhiệm chức vụ bí thư quân ủy trung ương mà chưa kinh qua một trận đánh nào, Tổng Bí Thư Trọng chưa thể hiện được dấu ấn gì trong suốt chiều dài làm người đứng đầu đảng, dù việc phát ngôn chống tham nhũng của ông là không ít.
Với tư cách là một “tổng bí thư tháp ngà,” ông Trọng dù được một số người cho là trong sạch nhưng cuộc chiến đấu của ông đa phần có thể là đơn độc, trong vòng vây của rất nhiều nhóm quyền lực và tài phiệt cả cũ lẫn mới, cùng mối xen cài chằng chịt giữa phạm trù tiền bạc với không loại trừ cả những người thân cận với ông.
Mới đây, lại có thông tin ngoài lề cho rằng hai vụ Núi Pháo và MobiFone đã được “kết quả” với một trao đổi lợi ích đáng kể, và tiến trình thanh tra hoặc điều tra của các cơ quan chức năng đối với những sự việc này sẽ chỉ diễn ra một cách hình thức. Nếu thông tin này là đúng, không biết Tổng Bí Thư Trọng có hài lòng hay sẽ phản ứng theo một cách riêng và hết sức “nội bộ” của ông?
Sau ba tháng phát lệnh “việc cần làm ngay” với một trong những mong nguyện muốn trở thành “Nguyễn Văn Linh thứ hai,” giờ đây đang xuất hiện những dấu hiệu chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng Bí Thư Trọng vấp đá khiến nguy cơ thất bại đang hiện ra.
Vô hình trung, những đối thủ đã lộ mặt và chưa lộ mặt của ông Trọng sẽ dễ thở hơn và có thể có thời gian để chuẩn bị đối phó, thậm chí còn có thể tổ chức một đợt phản công không tệ đối với ông Trọng và ê kíp của ông.
Đã phát ra những tín hiệu về cuộc phản công ấy…
Hãy thử tưởng tượng, nếu ông Trịnh Xuân Thanh không thèm trốn ra nước ngoài mà vẫn ung dung ẩn mặt tại một nơi nào đó trong nước và còn ngang nhiên thách thức quyền lực của đảng bằng việc gọi điện thoại và viết thư gửi qua bưu điện lẫn tung lên mạng xã hội, hẳn phải có một thế lực đủ mạnh “bảo kê” cho ông. Và nếu giả thiết này có lý thì Tổng Bí Thư Trọng đang phải đối mặt với một hiểm họa ghê gớm ngay trong lòng đảng.
Ông Trọng phải làm gì đây?

Côn đồ đến nhà dọa cắt chân, đốt nhà chủ tịch xã

(NLĐO) - Đang ở nhà riêng, một chủ tịch xã ở Thanh Hóa bất ngờ bị một nhóm côn đồ xông vào nhà chửi bới rồi dọa cắt chân, đốt nhà.


Công sở xã Xuân Thọ, nơi ông Lê Văn Hà đang công tác
Công sở xã Xuân Thọ, nơi ông Lê Văn Hà đang công tác
Sáng ngày 11-9, ông Lê Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết đã gửi đơn đề nghị công an vào cuộc điều tra nhóm đối tượng lạ mặt xông vào nhà dọa cắt chân, đốt nhà ông.
Theo ông Hà, vào khoảng 9 giờ ngày 10-9, khi ông đang ngồi uống nước tại nhà riêng, bất ngờ một nhóm đối tượng lạ mặt đi trên xe ô tô 7 chỗ xông vào nhà chửi bới, đe dọa đốt nhàcắt chân. “Sự việc xảy ra khiến tôi và gia đình rất lo lắng. Tôi không quen biết gì nhóm người trên” - ông Hà nói.
Theo vị chủ tịch này, địa phương đang mở gói thầu xây dựng, có thể do tức tối về việc không trúng thầu nên nhóm người trên đã đến nhà ông đe dọa, khủng bố.

Ông Lê Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ, rất lo lắng khi sự việc xảy ra
Ông Lê Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ, rất lo lắng khi sự việc xảy ra
Ông Đặng Văn Thế, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Thọ, cho biết: "Khi nhận được tin báo, chúng tôi đã gọi điện cho đường dây nóng Công an huyện Triệu Sơn, đồng thời cho Công an xã xuống hiện trường, ghi lại biển số xe để báo cáo cấp trên có hướng xử lý. Sự việc này rất nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới tâm lý cán bộ đang công tác tại địa phương. Chúng tôi mong muốn công an sớm điều tra ra nhóm người trên” - ông Thế nói
Hiện vụ việc đang được Công an huyện Triệu Sơn vào cuộc điều tra, làm rõ.
Tin-ảnh: Tuấn Minh

Kiệt quệ vì vay nặng lãi

Theo NLĐO-12/09/2016 01:09

Cuộc sống khốn khó khiến nhiều gia đình quay cuồng trong sự bòn rút của những kẻ cho vay nặng lãi, thậm chí còn phải đối mặt với dao búa

Tỉnh Đồng Nai tập trung rất nhiều công nhân nên là nơi để giới cho vay nặng lãi tung hoành. Nhiều năm qua, công an tỉnh này đã vào cuộc truy xét nhiều đường dây, ngõ ngách hoạt động tín dụng đen nhưng không triệt được hoàn toàn.
Quay cuồng trong nợ
Chị Nguyễn Thị Lan (quê tỉnh Thanh Hóa) vào Đồng Nai làm công nhân đã 7 năm, có 2 con nhỏ. Hằng ngày, với đồng lương eo hẹp, gia đình ăn tiêu tằn tiện. Ngoài việc chi tiêu sinh hoạt gia đình, vợ chồng chị còn phải gửi tiền về giúp hai bên nội ngoại ở quê. Làm lụng bao nhiêu năm trời, tiền thuê trọ, tiền học cho các con đã khiến anh chị không dành dụm được đồng nào, ăn bữa hôm, lo bữa mai.

Vay 35 triệu để làm nhà, nhưng vợ chồng chị R.Nh phải chịu hơn 70 triệu đồng tiền lãi Ảnh: HOÀNG THANH
Vay 35 triệu để làm nhà, nhưng vợ chồng chị R.Nh phải chịu hơn 70 triệu đồng tiền lãi Ảnh: HOÀNG THANH
Tháng trước, chồng chị Lan bị bệnh nhập viện, tốn vài chục triệu đồng. Hết chồng đến con, đứa lớn phải đi mổ ruột thừa. Không còn biết xoay xở vào đâu, chị đành theo lời giới thiệu của những người xung quanh “giật tạm” 10 triệu đồng của một đường dây cho vay nóng để mong qua cơn nguy khốn. Mừng như bắt được vàng lúc đó nhưng gần một năm sau ngày chồng, con đã khỏe lại, gia đình vẫn quay cuồng trong đống nợ vì lãi mẹ đẻ lãi con.
Tại khu vực Bến xe Đồng Nai, gần vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa, bà T.T.K.C bán nước bên đường, 6 người con của bà thì 4 làm công nhân, 2 chạy xe ôm kiếm sống qua ngày. Chồng bị tai nạn giao thông, không còn cách nào khác, bà C. phải thế chấp căn nhà trong hẻm cho giới tín dụng đen, vay nhiều lần tổng cộng 165 triệu đồng để lo chạy chữa, lãi suất từ 10%-18%/tháng, trả theo ngày. Sau một thời gian không trả được lãi, số nợ nhân lên, gia đình bà C. có nguy cơ mất nhà. “Phân xử theo pháp luật thì tôi cũng có khả năng thua vì bên cho vay nặng lãi ranh ma, có nhiều chiêu thức” - bà C. khóc.
Tìm hiểu, chúng tôi được biết do e ngại thủ tục rườm rà và cũng không thể đủ điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn ở các tổ chức tín dụng, giới công nhân, lao động nghèo phải tìm đến các “mối quan hệ” để vay mượn trong những lúc cần kíp. Theo chân một công nhân tạm trú tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, chúng tôi gặp một chủ cho vay nặng lãi là bà T., vốn cũng là công nhân, nhờ làm một “mắt xích” cho vay nặng lãi mà khá lên. Bà T. xởi lởi: “Lại đến vay trả tiền trọ hay đóng học phí cho con hả? Trả lãi hằng tháng hay cả lãi lẫn gốc theo kỳ? Bữa nay, lãi hằng tháng là 10%, nếu theo kỳ thì cứ tính 1 triệu đồng trả 4 kỳ (mỗi kỳ là 1 tháng), mỗi tháng 300.000 đồng” - bà T. nói.
Vay tiền, trả đất
Theo thống kê chưa đầy đủ của UBND huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 15-4, toàn huyện có hơn 670 hộ dân đã vay tiền nhưng chưa trả cho các con buôn với số tiền gốc hơn 18 tỉ đồng, tiền lãi gần 58,5 tỉ đồng. Trong đó, một số xã như Chư Mố, số tiền gốc người dân vay chỉ là 2,6 tỉ đồng nhưng tiền lãi tới hơn 29,5 tỉ đồng; xã Ia Kdăm, người dân vay số tiền gốc hơn 4,3 tỉ đồng, tiền lãi tới hơn 15 tỉ đồng…
Năm 2012, chị R.Nh (SN 1990; ngụ buôn Tông Ố, xã Ia Broăi) lấy chồng. Theo phong tục, chồng chị sẽ phải về ở rể. Tuy nhiên, do nhà đông người, cha mẹ không có đất nên vợ chồng chị phải đi vay của các con buôn nhiều lần với tổng số tiền 43 triệu đồng, lãi suất 30.000 đồng/triệu/tháng để mua đất ở. Sau đó, vay tiếp 35 triệu đồng với lãi suất 50.000 đồng/triệu/tháng để mua đất rẫy.
Từ ngày vay nợ, vợ chồng chị làm rẫy, làm thuê quần quật nhưng số tiền mỗi tháng chỉ đủ trả lãi, tiền gốc thì chưa biết khi nào mới có để trả. Vì vậy, đến mùa thu hoạch nông sản thì chủ nợ buộc gia đình chị phải bán cho chúng với giá thấp hơn thị trường từ 5-7 lần. “Vay nợ từ đầu năm 2013 đến nay, vợ chồng mình đã phải trả khoảng 180 triệu đồng tiền lãi, còn tiền gốc thì không biết khi nào mới trả được” - chị Nh. buồn bã. Trong căn nhà sàn nhỏ tuềnh toàng của vợ chồng chị Nh. chỉ treo vài bộ áo quần ố màu, sờn cũ, giá trị nhất là con bò được nhà nước hỗ trợ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tại xã Ia Tul có 89 người vay nóng của các con buôn. Bà Rơlan H’Ja (ngụ buôn Tơ Khế, xã Ia Tul) cho biết ở trong buôn có rất nhiều nhà đi vay nợ với lãi suất cao. “Nếu là người quen thì họ tính lãi 30.000 đồng/triệu/tháng, còn không quen thì 40.000-60.000 đồng/triệu/tháng. Ai cũng biết lãi cao nhưng vẫn phải cắn răng đi vay, đến mùa thu hoạch mì thì họ lại đến tận rẫy để mua với giá thấp để trừ nợ” - bà H’Ja nói.
Len lỏi khắp nơi
Đại tá Nguyễn Văn Kim, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết tình trạng cho vay nặng lãi đang len lỏi khắp các khu dân cư, nhà trọ công nhân. Có những trường hợp chỉ vay vài chục triệu đồng nhưng chủ nợ yêu cầu phải sang tên đổi chủ, cầm cố nhà đất hoặc ghi số tiền vay lên cao mới được cho vay.
Theo luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân (Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai), việc giới công nhân và người lao động nghèo rơi vào “vòi bạch tuộc” tín dụng đen do cuộc sống của họ phần nhiều khó khăn, phần khác không đủ khả năng tiếp cận vay vốn ở các tổ chức tín dụng. Trên thực tế, nhiều kẻ cho vay nặng lãi cũng ranh ma, khi bị pháp luật “sờ gáy” đã tìm cách thoát thân. “Công nhân thường khó tiếp cận vốn ngân hàng, khi tìm đến tín dụng đen thì trong cơn túng quẫn nên chấp nhận mọi điều kiện mà những kẻ cho vay nặng lãi đưa ra. Do đó, khi tài sản cầm cố bị “cướp” mất cũng không dễ làm gì được” - luật sư Quân nhận định.
Ông Tô Văn Hữu - Chủ tịch UBND xã Ia Broăi, huyện Ia Pa - cho biết người dân chủ yếu vay tiền để mua phân bón, mua xe, do đau ốm... Đối với những trường hợp vay tiền mà không trả được thì các con buôn sẽ mua nông sản của họ với giá thấp hơn thị trường. Đặc biệt, nhiều hộ dân phải bán đất cho chính các con buôn với giá rẻ để trả nợ. “Nếu tình trạng này còn diễn ra, người dân vừa mất đất sản xuất vừa thiệt hại lớn về thu nhập khi phải bán nông sản cho con buôn với giá thấp, như vậy thì sẽ không bao giờ thoát được cái nghèo”- ông Hữu lo lắng.
Trong khi đó, ông Siu Sứ - Chủ tịch UBND xã Ia Tul, huyện Ia Pa - thừa nhận tình trạng cho vay nặng lãi đã diễn ra từ lâu và là bài toán chưa có lời giải đối với chính quyền xã. Nhiều hộ dân không có tiền trả nên phải bán đất rẻ cho con buôn để cấn nợ. “Tình trạng này mà kéo dài, dân không còn đất sản xuất thì sẽ kéo theo nhiều tệ nạn xã hội, trộm cắp, nhậu nhẹt, đánh nhau rồi dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo vào các mục đích chính trị” - ông Sứ nhận định.
Cũng theo ông Sứ, UBND xã Ia Tul đã làm việc với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai để cho nông dân vay vốn theo nhóm với lãi suất thấp. Các khoản vay sẽ không tính bằng tiền mà bằng các hiện vật như cây, con giống, phân bón… Tuy nhiên, khi triển khai thì chỉ có 20 hộ dân tham gia vay vốn. “Các hộ dân khác bị con buôn đe dọa nên không dám vay của ngân hàng. Chúng tôi cũng đã báo cáo lên huyện, lên tỉnh nhưng hiện tại vẫn chưa có giải pháp triệt để cho vấn đề này” - ông Sứ thông tin.
Ông Hoàng Văn Tư, Chánh văn phòng UBND huyện Ia Pa, cho biết ông Nguyễn Thế Hùng, Chủ tịch UBND huyện, đã chỉ đạo Công an huyện xác minh việc người dân vay nóng của các đối tượng.
Chỉ cần cho biết nơi ở, nơi làm việc
Tại KCN Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi được một công nhân giới thiệu bà L. để khi cần có thể “giật tạm”. Bà L. hơn 40 tuổi, phải có người quen bảo lãnh thì mới có thể vay tiền. “Vay 20 triệu hả, lãi suất 12%/tháng nhé, khỏi giấy tờ gì, cứ đóng tiền lãi hằng tháng là được, lúc nào có tiền thì trả gốc…” - mặt bà L. lạnh như tiền.
Bà T.T.K.C có nguy cơ mất nhà vì vay tín dụng đen Ảnh: XUÂN HOÀNG
Theo các công nhân, vay tiền bà L. bao nhiêu cũng được, giờ nào cũng có, không cần viết biên nhận. “Bà L. có nhiều vốn, chứ còn người khác cũng cho vay nhưng chỉ như “vệ tinh” thôi” - một công nhân nói.
Khu vực giáp ranh KCN Biên Hòa 1 và KCN Biên Hòa 2 (TP Biên Hòa) có các đường dây của T. “cò”, A. và P. chuyên cho công nhân vay với lãi suất 10%/tháng. Ai muốn vay bao nhiêu cũng được, chỉ cần cho những đối tượng này biết nơi ở, nơi làm việc hoặc nhờ người quen bảo lãnh.
Bà H. (ngụ phường Tam Hiệp, TP Biên Hòa)- có biệt danh H. “kẹo”, H. “móc túi”- là một trong những trùm cho vay nặng lãi ở TP Biên Hòa. Để qua mặt cơ quan chức năng, bà H. vẫn viết giấy vay tiền cho các con nợ với lãi suất đúng quy định của pháp luật nhưng thực tế mức lãi giao ước cao gấp 10-30 lần. Khi con nợ không có khả năng trả, bà H. buộc viết lại giấy nợ, chuyển nhượng nhà đất và tài sản.
Mới đây, Công an huyện Vĩnh Cửu đã triệt phá đường dây cho vay nặng lãi do L.H (39 tuổi) cầm đầu. Ông trùm này làm ăn theo kiểu tùy hứng, tùy trường hợp mà cho vay với lãi suất từ 10-15%/tháng, lúc thì “hét” 18-20%/tháng.
Xuân Hoàng - Hoàng Thanh

Thủy điện chặn dòng, dân hết vào rừng

Theo NLĐO-11/09/2016 22:16

Kể từ khi thủy điện chặn sông Ba Ran tích nước vào tháng 9-2015, nhiều hộ dân ở huyện Nam Đông, Thừa Thiên - Huế không thể qua sông để vào khu rừng sản xuất của mình

Công trình thủy điện Thượng Lộ do Công ty CP Thủy điện Thượng Lộ làm chủ đầu tư, nằm trên địa bàn 2 xã Thượng Lộ và Hương Lộc, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Từ năm 2006, người dân 2 xã này bắt đầu trồng keo, cao su ở khe Tổ Chim và Cha Moong. Ông Hồ Văn Đua (trú thôn Cha Moong, xã Thượng Lộ) cho biết trước đây, người dân đi lại qua những cánh rừng khá đơn giản vì dòng sông Ba Ran khá cạn. Từ khi thủy điện tích nước, sông Ba Ran ngập sâu hơn 15 m, rộng chừng 150 m đã cô lập cả khu vực rừng của họ.

Những cánh rừng của người dân bị cô lập sau khi thủy điện Thượng Lộ chặn dòng
Những cánh rừng của người dân bị cô lập sau khi thủy điện Thượng Lộ chặn dòng
Theo ông Lê Văn Lương, cán bộ địa chính xã Thượng Lộ, chủ đầu tư thủy điện đã đền bù cho người dân hầu hết rừng cao su, keo bị ảnh hưởng. Dù vậy, vẫn còn khoảng 14 hộ dân chưa được đền bù.
Gia đình ông Hồ Văn Đua là một trong những hộ dân có diện tích rừng bị “cô lập” lớn nhất với trên 3 ha ở khu vực khe Tổ Chim. Trong đó, hơn 1 ha cao su gia đình ông Đua bị ngập hơn nửa cây; 2 ha cao su, keo tràm còn lại bị cô lập hoàn toàn. Theo ông Đua, cao su ông trồng ở khe Tổ Chim từ năm 2006, đã cho mủ 2-3 vụ trước. Số diện tích keo tràm cũng đã đến tuổi khai thác.
“Hơn 1 năm nay, tôi không thể vào khe Tổ Chim, giá cao su đã cao hơn nhưng chẳng thể vào khai thác được vì rừng bị ngập, chẳng có thuyền vào” - ông Đua nói.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết công tác đền bù tại khu vực lòng hồ công trình thủy điện Thượng Lộ đã hoàn thành và đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân. Tuy nhiên, quá trình đo vẽ tại một số khu vực chưa chính xác nên khi tích nước hồ chứa, đất của một số hộ gia đình bị ngập trong khu vực lòng hồ. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo UBND huyện Nam Đông làm việc, đôn đốc Công ty CP Thủy điện Thượng Lộ sớm hoàn thiện hồ sơ để kiểm kê, đền bù đất và tài sản gắn liền với đất cho các hộ gia đình.
Ông Hồ Tăng Phúc, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Nam Đông, cho hay UBND huyện Nam Đông đang giao trung tâm, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện làm việc, đôn đốc chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ để triển khai công tác kiểm kê, đền bù đất và tài sản gắn liền trên đất cho các gia đình bị ngập khi tích nước hồ chứa. Hiện nay, công ty đang phối hợp với đơn vị đo vẽ bản đồ địa chính và UBND xã Thượng Lộ kiểm tra hiện trường trên cơ sở phản ánh của người dân.
Nhiều hộ dân ở xã Thượng Lộ vẫn rất lo lắng vì họ cho rằng phía chủ đầu tư sẽ đền bù bổ sung phần diện tích rừng bị ngập, trong khi diện tích không ngập sẽ không được đền bù nhưng người dân không thể qua rừng để sản xuất. Vì vậy, người dân đề nghị làm đường hoặc cầu để họ vào được rừng.
Về vấn đề này, ông Trần Kim Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, khẳng định chủ đầu tư đã cam kết hỗ trợ 1,3 tỉ đồng để cùng với huyện làm cáp treo, bè cho người dân vào khu vực bị cô lập.
Bài và ảnh: Quang Nhật

Các Chư Tăng Chùa Liên Trì lưu vong trên chính quê hương mình

GNsP (11.09.2016) – Trong tinh thần liên tôn, hiệp thông trước nỗi đau của Chùa Liên Trì, Linh mục (Lm.) Vinhsơn Phạm Trung Thành, DCCT, đến an ủi, chia sẻ pháp nạn với Hòa thượng Thích Không Tánh, Viện chủ Chùa Liên Trì, tại bệnh viện Quận 2, Sài Gòn, vào chiều ngày 10.09.2016.
Vị Hòa thượng ngoài 70 tuổi ngỡ ngàng, bối rối trước vị khách viếng thăm bất ngờ này và đã ôm chầm lấy Lm. Vinhsơn, nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN, trong nỗi vui mừng chan chứa.
Cùng đi với Lm. Vinhsơn là một số các bạn trẻ, giáo dân và những người có tiếng nói khác nhà cầm quyền đã vượt qua những trở ngại của sự theo dõi, phiền toái của các viên an ninh được phân công canh gác cẩn mật trước phòng bệnh của Hòa thượng.
An bình, là sức mạnh giúp Hòa thượng Thích Không Tánh vượt qua pháp nạn do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dã tâm triệt phá Chùa Liên Trì tại Thủ Thiêm vào ngày 08.09.2016 vừa qua.
Trong câu chuyện, Hòa thượng chia sẻ rằng: “Chùa mất, không còn nơi để về. Các Chư Tăng tá túc nay đây mai đó. Quý Chư Tăng Chùa Giác Hoa mời chúng tôi về, cha Niêm ở nhà thờ Thủ Thiêm cũng mời chúng tôi về nhà thờ tạm trú, có người còn nói chúng tôi về văn phòng Công lý và Hòa bình Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ở vì tôi đã vì trở thành dân oan rồi. Cộng sản nó không muốn cho mình tồn tại nhưng lại có nhiều người muốn cưu mang mình”.
IMG_0189
Vị Hòa thượng Thích Không Tánh ngoài 70 tuổi ngỡ ngàng, bối rối trước vị khách viếng thăm bất ngờ này và đã ôm chầm lấy Lm. Vinhsơn, nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN, trong nỗi vui mừng chan chứa.
Lm. Vinh sơn đồng cảm trước nỗi đau của vị Hòa thượng cũng như các Chư Tăng khi chính các ngài phải lưu vong ngay trên chính quê hương đất mẹ.
Lm. Vinh sơn đồng cảm trước nỗi đau của vị Hòa thượng cũng như các Chư Tăng khi chính các ngài phải lưu vong ngay trên chính quê hương đất mẹ.
Lm. Vinh sơn đồng cảm trước nỗi đau của vị Hòa thượng cũng như các Chư Tăng khi chính các ngài phải lưu vong ngay trên chính quê hương đất mẹ. Ngài Vinh sơn chia sẻ với Hòa thượng rằng: “Đạo pháp là sự thật, là lẽ công bằng, là tình thương từ bi như những hạt ngọc, hạt giống, sẽ không bao giờ chết nơi mọi người, nhất là nơi những người trẻ dù trong hôm nay xã hội đầy nhiễu nhưỡng, oan trái và bất công. Hạt ngọc dù có bị vùi lấp sẽ có lúc tỏ hiện, hạt giống đã được gieo vào đất chỉ cần một cơn mưa hạt giống sẽ nẩy mầm.”
“Hòa thượng cũng như các Chư Tăng cùng nhau liên kết gieo vãi đạo pháp tình thương, công bằng sự thật, để cho mọi người nhất là người trẻ nhận thức sự thật qua biến cố pháp nạn của Chùa Liên Trì, và truyền đạt cho các bạn lý lẽ của từ bi”, Lm. Vinhsơn mong muốn.
IMG_0186
Cùng đi với Lm. Vinhsơn là một số các bạn trẻ, giáo dân và những người có tiếng nói khác nhà cầm quyền đã vượt qua những trở ngại của sự theo dõi, phiền toái của các viên an ninh được phân công canh gác cẩn mật trước phòng bệnh của Hòa thượng.
“Giờ đây sứ mạng của chúng ta như những đoạn rễ cây, chấp nhận đâm sâu vào lòng đất để hút nhựa cung cấp sức sống cho những nhánh cành đối diện với phong ba bão táp cuộc đời.” Ngài Vinh sơn còn chia sẻ rằng giáo lý Công giáo khẳng định đường đi đến giải thoát là con đường mang hình thập giá khổ đau.
Hòa thượng Thích Không Tánh bày tỏ niềm vui, hạnh phúc khi được sự thăm viếng của Lm. Vinh sơn cùng với lời nhắn gởi thăm hỏi và an ủi của Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh đến Hòa thượng qua Lm.Vinhsơn.
Sự thật và công lý mãi luôn tồn tại và sẽ chiến thắng trong sự an bình, lạc quan khi đối diện với cái ác.
Huyền Trang, GNsP

Chùa Liên Trì: Linh hồn của đất!

Ảnh : Internet
GNsP – “Bâng khuâng trong cõi sầu vô hạn …” (1)
Mặc dù chư Tăng cùng Phật tử Chùa Liên Trì lên tiếng phản đối việc chính quyền cưỡng bách di dời chùa nhưng “một ngày lạ thói sai nha, làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền” thế nên vào sáng ngày 09.09.2016, nhà cầm quyền thành Hồ sử dụng lực lượng công an hùng hậu tiến hành cưỡng chế chùa Liên Trì. Chỉ sau một ngày, tại hiện trường cổng Chùa, các bờ tường, niệm Phật đường, nhà hài cốt, phòng khách, nhà bếp… chỉ là đống gạch vụn trơ chọi, ngổn ngang, hỗn độn trong mớ sắt vụn, không còn một vết tích … (2)
“Không khóc, vì chưng mắt đã khô” (1)
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn do báo Người Lao Động thực hiện, Tiến Sĩ Thang Văn Phúc cho biết : “Cả lý luận và thực tiễn hiện nay đang đòi hỏi phải đa dạng hóa về sở hữu đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân về đất đai” (3). Thế nhưng, với mệnh đề đi ngược với quyền tư hữu của con người: “Đất đai là sở hữu của toàn dân” thì đây không phải là trường hợp đầu tiên, càng không phải là trường hợp duy nhất một cơ sở tôn giáo bị chính quyền cưỡng chế di dời.
Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn! (4)
Người Việt chúng ta vốn giàu tình cảm, do vậy khi sống ở đâu, nếu không những lý do đặc biệt, họ rất ít muốn phải chuyển dời. Đó là lý do mà nhiều người vẫn giữ lại ngôi nhà, mảnh vườn nơi mà cả gia đình đã sinh sống cho dù “thế gian có biến cải vũng nên đồi”. Bởi lẽ trải qua một thời gian, mảnh “ đất ở ” đã cùng người gắn bó biết bao kỷ niệm vui buồn nên “đất đã hóa tâm hồn”.
14316803_1097224107063679_3982975812668457734_n


Cũng vậy, đối với các bậc tu hành thì các cơ sơ tôn giáo như ngôi Chùa, dòng tu … đã như ngôi nhà thứ hai trong cuộc đời của họ. Nơi đây họ đã cùng anh em cộng đoàn trải qua những tháng ngày tu tập, cùng nhau cầu nguyện, phục vụ tha nhân cũng như cùng nhau trải qua những ngọt bùi trong đời sống của bậc tu trì. Mỗi bức tường rêu phong, mỗi góc Chùa cổ kính đều mang đậm dấu tích của thời gian. Chưa kể là bất cứ một cơ sở nào cũng có những kỷ vật mà đối với họ là vô giá bởi ý nghĩa của nó.
Ví như tại Chùa Liên Trì có trồng 2 cây Sala. Một cây ngay sau cổng chính vào Chùa, được trồng phía trước tượng Phật Bà Quan Âm. Cây kia được trồng gần đó. Theo lịch sử nhà Phật thì Cây Sa la là một trong ba cây thiêng liêng vì có liên quan đến cuộc đời Đức Phật, vì nó gắn liền với sự kiện Đức Phật nhập Niết bàn tại Câu Thi Na. Thầy Thích Không Tánh cho biết : “Đây là cây thiêng của Nhà Phật. Bên Ấn độ mang qua tặng tôi. Cây này trồng tại đây cả chục năm rồi”.
Thế nhưng hiện tại hai cây Sala nằm trơ gốc, cành lá tả tơi với mùi nhựa cây tựa mùi máu …Thử hỏi các sư thầy tại chùa Liên Trì, cách riêng là Thầy Thích Không Tánh làm sao không đau, không xót? Nếu chúng ta không thấy những giọt nước mắt của họ chảy xuống má có nghĩa là họ đã ngửa mặt lên trời mà khóc!
Bởi lẽ điều họ mất không phải là mảnh đất nhưng là mất đi “linh hồn của đất”. Điều mà những kẻ theo chủ nghĩa duy vật chất và những người đặt đồng tiền ngự trị trên tất cả mọi giá trị không thể nào cảm nhận và hiểu thấu .
11.09.2016 - 6:23am
Điền Phương Thảo
(1)Thơ của Thế Lữ
(2)Tin mừng cho người nghèo
(3)http://nld.com.vn/…/nen-co-so-huu-tu-nhan-ve-dat-dai-201202…
(4) Thơ Chế Lan Viên

Việt Nam vẫn chưa ‘thoát Trung’ được

Người dân tại Hà Nội biểu tình chống Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông đến thăm Hà Nội hồi năm 2015. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Người dân tại Hà Nội biểu tình chống Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông đến thăm Hà Nội hồi năm 2015. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
NAM NINH, Trung Quốc (NV) – Dù Trung Quốc ngày càng xâm phạm biển đảo của Việt Nam, Hà Nội vẫn có vẻ muốn bám chặt lấy Bắc Kinh để tồn tại.
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam đang có chuyến thăm viếng kéo dài gần một tuần lễ ở Nam Ninh, Trung Quốc, từ ngày 10 đến ngày 15 Tháng Chín, chỉ ít ngày sau khi có chuyến đi Bắc Kinh của Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, ủy viên Bộ Chính Trị kiêm bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Theo tường thuật của TTXVN, nhân vật quan trọng đầu tiên mà ông Nguyễn Xuân Phúc gặp là ông Trương Cao Lệ, phó thủ tướng Trung Quốc. Ông Phúc được thuật lời nói với ông Lệ rằng Việt Nam “coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.”
TTXVN thuật lại rằng chủ đích của chuyến thăm viếng của phái đoàn ông Nguyễn Xuân Phúc là “sẽ cùng các vị lãnh đạo cấp cao của đảng, chính phủ Trung Quốc đi sâu trao đổi về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh trong thời gian tới, bao gồm việc duy trì gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước.”
Khi Trung Quốc đưa giàn khoan đến phía Nam quần đảo Hoàng Sa dò tìm dầu khí ngay trong thềm lục địa của Việt Nam hồi năm 2014, dẫn đến cuộc đối đầu giữa hai bên kéo dài hai tháng rưỡi, có một số lời kêu gọi “thoát Trung” xuất hiện ở trên báo chí trong nước.
Tuy nhiên, các con số thống kê thương mại mậu dịch giữa hai nước cho thấy Việt Nam càng ngày càng lún sâu hơn vào sự lệ thuộc Trung Quốc.
Ngày 14 Tháng Hai, 2015, tờ Người Lao Động dựa vào các con số của Tổng Cục Thông Kê nói năm 2014, nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc ở mức kỷ lục với $28 tỷ (trong khi thống kê của Trung Quốc nói tới $34 tỷ) vì “cái gì cũng nhập.” Đó là năm hai nước có căng thẳng tranh chấp trên biển.
TTXVN dựa theo thống kê của phía Trung Quốc nói, “năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc đạt $95.8 tỷ, tăng 14.6% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam đạt $66.1 tỷ, tăng 3.8% năm 2014, nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt $29.7 tỷ, tăng 49.1%. Kim ngạch thương mại Việt-Trung hiện chiếm 2.4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc, tăng 1.4% so với thời điểm năm năm trước.”
Theo các con số của Phòng Thương Mại và Công Nghệ Việt Nam, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2016, mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt $32.3 tỷ, trong đó, Việt Nam nhập của Trung Quốc $23.2 tỷ trong khi Trung Quốc chỉ mua của Việt Nam có $9.1 tỷ.
Một viên chức thương mại của Trung Quốc dự đoán mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể đạt đến $100 tỷ năm nay, chứng tỏ lời hô hào “thoát Trung” chỉ như tiếng gào trong sa mạc.
Theo tờ South China Morning Post ở Hongkong, Bắc Kinh sẽ coi chuyến thăm viếng của phái đoàn ông Nguyễn Xuân Phúc để “nắn gân” Hà Nội hầu có kế hoạch đối phó thích hợp.
Người ta chỉ thấy TTXVN đưa ra những lời sáo rỗng mô tả chuyến đi của ông Phúc như “Hai bên cũng sẽ khuyến khích các cấp, các ngành của hai bên tăng cường giao lưu, hợp tác cùng có lợi; tích cực phối hợp giải quyết những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới, chất lượng, hiệu quả và bền vững; cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển, kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.”
Một điều mà phái đoàn ông Phúc muốn đạt được là giảm bớt thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc, mà những người tiền nhiệm của ông từng đặt ra nhưng không đạt được.
Hồi Tháng Năm vừa qua, khi đến Việt Nam, Tổng Thống Mỹ Barack Obama loan báo gỡ bỏ toàn diện lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Một số nhà phân tích thời sự ở Trung Quốc cho rằng nếu Việt Nam nghiêng nhiều hơn về phía Washington, Bắc Kinh sẽ điều chỉnh lại chính sách đối với Hà Nội.

Khi đến Bắc Kinh ngày 30 Tháng Tám, ông Ngô Xuân Lịch được TTXVN thuật lời nói với Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn rằng: “Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của đảng, nhà nước và quân đội Việt Nam là xây dựng mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, ổn định lâu dài, tin cậy, hợp tác toàn diện với Trung Quốc.” (TN)

Một phụ nữ chết bất thường trong nhà tạm giam An Giang

(Hình minh họa: fvpoc.org)
(Hình minh họa: fvpoc.org)
AN GIANG (NV) – Một phụ nữ bị bắt tạm giam vì bị một chủ tiệm vàng đi thưa về tội “bán vàng giả” đã chết tại trụ sở công an huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Ít nhất, phụ nữ này là nạn nhân thứ bảy chết trong các nhà tạm giam của công an Việt Nam trong năm 2016.
Bà Huỳnh Thị Thúy Hằng, 39 tuổi, cư dân xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, bị bắt tạm giam ngày 3 Tháng Chín tại phòng tạm giam của công an huyện Thoại Sơn.
Ba ngày sau, chồng bà là ông Nguyễn Văn Bạch nhận được tin báo là “bà Hằng đã tử vong.”
Theo tin của một số tờ báo như Dân Trí, Thanh Niên, Pháp Luật, nguyên nhân của cái chết của bà Hằng là “ngạt nước.”
Bà Hằng tự tử “bằng cách ngâm mình vào bồn nước trong phòng tạm giữ.”
Theo thông tin ban đầu, ngày 3 Tháng Chín, bà Hằng mang một chỉ vàng vào bán cho một tiệm vàng ở thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn. Sau khi tiệm vàng kiểm tra phát hiện vàng của bà Hằng bán là vàng giả, họ báo cho công an huyện Thoại Sơn.
Bà Hằng cố ý bán vàng giả hay bà cũng chỉ là nạn nhân đã mua nhầm phải vàng giả của người khác, chưa thấy đề cập. Nhưng bà bị công an bắt và giam giữ tại nhà tạm giữ của công an “để phục vụ công tác điều tra.”
Không có một cuộc điều tra độc lập nào để xác định bà Hằng chết là do “tự tử” hay bị trấn nước chết.
Cho đến nay, công an Việt Nam vẫn tra tấn, sử dụng bạo lực để ép cung dù chế độ Hà Nội đã ký vào Công Ước Quốc Tế Về Chống Tra Tấn từ Tháng Bảy, 2013.
Năm nào cũng có hàng chục người chết trong các nhà tạm giam của công an. Trên thân thể họ có nhiều dấu tích từ bầm tím bên ngoài đến gẫy xương, nứt sọ, dập phổi, vỡ gan. v.v… Nhưng hầu hết các trường hợp như thế đều khỏa lấp tội ép cung dẫn đến chết người bằng các báo cáo nghi can “tự tử.”
Năm ngoái, có 17 nạn nhân chết trong tay công an mà riêng Tháng Mười Hai có tới ba người.

Năm 2014 có tới 24 nạn nhân. Năm 2013 có 12 nạn nhân và năm 2012 có 13 nạn nhân. (TN)

Thủy triều đỏ làm cá chết hàng loạt ở Thanh Hóa

Cá chết bất thường ở Thanh Hóa.
   Trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngày 11.9, UBND tỉnh Thanh Hóa bước đầu xác định nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên và cá nuôi lồng chết bất thường ở tỉnh này là do loài tảo Hairoi – Creratium Furca trong nước biển bùng phát với mật độ cao ở quy mô rộng hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa.
Theo báo cáo của tỉnh Thanh Hóa, trong các ngày 5-6.9, ngư dân xã Tĩnh Hải (huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa) khi đánh bắt hải sản tại vùng biển gần bờ, phía sau dự án nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, cách bờ biển từ 300-500m phát hiện một số loài hải sản như cá bơn, cá thèn, ghẹ… chết bất thường và trôi dạt vào bờ. Lượng cá chết vào khoảng 100kg.
Đến 8.9, tại khu vực nuôi cá lồng của người dân xã đảo Nghi Sơn (Tĩnh Gia) xảy ra hiện tượng cá lồng quẫy mạnh, rồi chết rất nhanh với số lượng lớn. Theo thống kê, có 21/66 hộ dân có cá lồng chết, với số lồng có cá chết là 207/1.391 lồng, tổng lượng cá chết là 47,45 tấn, gồm các loại cá mú, cá hồng, cá hồng đỏ, cá vược…
Không chỉ cá nuôi chết trắng, người dân dọc bờ biển thôn Bắc Yến, xã Hải Yến (huyện Tĩnh Gia) cũng phát hiện cá biển chết trôi dạt vào bờ biển, tổng khối lượng thu gom khoảng 200kg (gồm các loại cá bơn, cá thèn, ghẹ…).
Ngay sau khi xảy ra sự cố, cơ quan chức năng đã tiến hành thu gom, chôn lấp cá chết và xét nghiệm mẫu nước. Sở TN&MT phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát khu vực cảng cá Lạch Bạng, xã Hải Bình đến xã Nghi Sơn. Qua kiểm tra, tại khu vực cảng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuất hiện nước biển có màu nâu đỏ, nhiều cặn lơ lửng.
Xét nghiệm mẫu nước biển thu thập được, Viện Tài nguyên môi trường biển Hải Phòng phân tích sơ bộ cho kết quả: mẫu nước tại khu vực cá nuôi lồng bị chết (ở vịnh đảo Ngọc, Nghi Sơn) có loài tảo Hairoi – Creratium Furca nở hoa gây thủy triều đỏ với mật độ đạt khoảng 8 triệu tế bào/1 lít nước biển. Mẫu nước tại khu vực cảng của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn phát hiện loài tảo Creratium Furca cũng chiếm ưu thế nhưng với mật độ thấp đạt khoảng 500.000 tế bào/1 lít nước biển.
UBND tỉnh Thanh Hóa bước đầu xác định nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên và cá nuôi lồng chết là do loài tảo Hairoi – Creratium Furca trong nước biển bùng phát với mật độ cao ở quy mô rộng hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính với vùng biển xã Tĩnh Hải và Nghi Sơn là do lượng lớn chất hữu cơ trong đất liền theo mưa đổ vào cửa sông ra biển.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT và các chuyên gia, nhà khoa học vào kiểm tra thực tế xác định cụ thể nguyên nhân làm cá bị chết.
UBND tỉnh Thanh Hóa cũng khẳng định, việc cá tự nhiên và cá lồng chết ở vùng biển khu vực xã Tĩnh Hải và xã Nghi Sơn đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh tế của nhân dân địa phương. 
Do đó, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo huyện Tĩnh Gia theo dõi, tổng hợp tình hình cá chết, khuyến cáo người dân di chuyển lồng bè còn lại ra khỏi khu vực bị ô nhiễm, không sử dụng cá chết để ăn hoặc chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, tổ chức thu gom, tiêu hủy.
11/09/2016 12:35
Trí Lâm

Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về việc nhà cầm quyền cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì

Vào lúc 7 giờ sáng ngày 08-09-2016, nhà cầm quyền Quận 2, thành phố Sài Gòn đã huy động xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe phá sóng và 50 xe ô-tô chở khoảng 500 nhân viên thuộc nhiều ban ngành (công an đa phần mặc thường phục), trang bị súng ống, dùi cui, roi điện, bình hơi cay, phá cổng xông vào chùa Liên Trì ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Họ dùng loa phóng thanh đọc cái gọi là “lệnh cưỡng chế” rồi lục soát mọi căn phòng, đồng thời cấm người trong chùa điện thoại, quay phim, chụp ảnh. Đang khi đó, với không ít lực lượng hung dữ, họ phong tỏa mọi con đường đến chùa (thậm chí canh giữ từ xa và từ cả mấy hôm trước) để ngăn chận mọi hành động hiệp thông và phản đối (cụ thể của Hội đồng Liên tôn Việt Nam sáng ngày 08-09).

Theo ghi nhận tức thời, Hòa thượng Viện chủ Thích Không Tánh đã dứt khoát từ chối đề nghị “bồi thường” và “hoán đổi” đưa ra trước đó nhiều lần của nhà cầm quyền, cũng như không ký vào bất cứ giấy tờ nào của lực lượng cưỡng chế. Các vị sư khác trong chùa thì tọa kháng để phản đối cách bất bạo động.

Lợi dụng việc Hòa thượng Viện chủ ngất xỉu do phẫn uất trước hành vi ngang ngược và phải đem đi cấp cứu (có sự tháp tùng của Thượng tọa Trú trì), nhà cầm quyền đã buộc các vị sư còn lại cùng chuyển các hũ tro cốt và đồ đạc lên xe đưa về Cát Lái xa xôi, tống vào ngôi nhà hẻo lánh mà họ đã xây để hoán đổi nhưng hoàn toàn không có công năng của một ngôi chùa. Nay thì chùa Liên Trì đã bị hoàn toàn phá hủy.

Như thế là một cơ sở của Phật giáo có giá trị văn hóa lâu đời (hơn 70 năm), có ảnh hưởng tâm linh quan trọng (nơi vô số Phật tử đến lễ bái kinh kệ và gởi tro cốt cầu siêu), có đóng góp nhân quyền kiến hiệu (làm chỗ tá túc cho dân oan khiếu kiện, chỗ an ủi cho thương binh VNCH, chỗ sinh hoạt cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập) đã hoàn toàn bị xóa sổ sau nhiều cơ sở tôn giáo tại địa bàn Thủ Thiêm, để nhà cầm quyền tiến tới việc xây dựng một khu đô thị mới, tự hào sẽ hiện đại nhất Đông Nam Á, sạch bóng mọi dấu vết tôn giáo tâm linh, đúng theo tâm địa vô thần duy vật.

Trước sự việc đau thương và bất nhẫn này, các tổ chức xã hội dân sự độc lập ký tên dưới đây tuyên bố:

1- Nhiệt liệt hoan nghênh và cảm phục Hòa thượng Thích Không Tánh cùng chư tăng chùa Liên Trì -trong tình thế căng thẳng ấy- đã tỏ ra bất khuất khi quyết liệt từ chối tự di dời chùa, từ chối nhận tiền bồi thường và không chấp thuận hoán đổi, để bảo vệ sự tồn tại rất cần thiết của cơ sở Phật giáo lâu năm này, sự tự do tôn giáo rất quan trọng giữa lòng xã hội, và để bảo đảm nhu cầu tâm linh rất chính đáng của cư dân khu đô thị mới.

2- Cực lực phản đối nhà cầm quyền Cộng sản VN từ trung ương tới địa phương đã dựa vào một nguyên tắc được hiến định và luật hóa nhưng hoàn toàn phi lý và ngang ngược: “Đất đai, tài nguyên... do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Hiến pháp đ. 53, Luật Đất đai điều 5), để tự tiện trục xuất người dân (cá nhân hay tập thể) khỏi nơi cư trú và sinh hoạt, mà đa phần vì lý do kinh doanh, lợi ích tài chính, gây nên thảm trạng dân oan lên tới hàng triệu người. Não trạng bất nhân và bất công, độc đoán và độc địa này phát xuất từ hành động cướp chính quyền từ tay nhân dân cách đây 71 năm, tước bỏ mọi nhân quyền lẫn dân quyền từ đó cho tới hiện giờ, và tước đoạt nhiều mảng đất đai của Tiên tổ mà dâng cho ngoại bang để hy vọng giữ vững quyền lực.

3- Nghiêm khắc nhắc nhở những kẻ cướp đoạt tài sản nhân dân – và qua đó chà đạp tự do tôn giáo – trong bộ máy cai trị rằng: nhân nào sinh quả ấy, mọi hành vi tội ác thế nào cũng bị trừng phạt; và rằng kháng thư này là một trong những hồ sơ của bản cáo trạng mà nhân dân và lịch sử dành cho đảng và nhà cầm quyền Cộng sản trong tòa án công lý tương lai. Bản cáo trạng này mới đây còn được nối dài thêm tội ác cướp đoạt quyền của nhân dân được sống trong môi trường an lành và Tổ quốc được có một lãnh hải an ninh, qua việc nhà cầm quyền góp tay với Formosa Trung Quốc làm nhiễm độc biển.

4- Tha thiết kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đặt lại Việt Nam vào Danh sách các Nước cần Quan tâm đặc biệt (CPC) vì những vi phạm quyền con người, nhất là quyền tự do tôn giáo một cách liên tục, và vì những chủ trương tìm kiếm lợi nhuận cho phe đảng cách phi pháp. Chúng tôi cũng kêu gọi mọi chính phủ dân chủ năm châu hãy có những biện pháp chế tài đối với chế độ bóc lột và đàn áp nhân dân tại Việt Nam.

Làm tại Việt Nam ngày 11 tháng 09 năm 2016

Các tổ chức xã hội dân sự độc lập đồng ký tên:

1- Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá Hải.
2- Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN. Đại diện: PGS TS Hoàng Dũng
3- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Giáo sư Phạm Xuân Yêm
4- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
5- Hiệp hội Đoàn kết Công nông. Đại diện: Mục sư Đoàn Văn Diên
6- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển
7- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn
8- Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân.
9- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
10- Hội Cựu tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
11- Hội đồng Liên tôn Việt Nam. Đại diện: Các Đồng chủ tịch: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Linh mục Phan Văn Lợi, Chánh trị sự Hứa Phi, Nhân sĩ Lê Văn Sóc, Hòa thượng Thích Không Tánh.
12- Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Thầy Vũ Mạnh Hùng.
13- Hội Người dân Đòi quyền sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bich Khương
14- Hội Nhà báo Độc lập. Đại diện: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
15- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Lm Nguyễn Văn Lý và Ks Đỗ Nam Hải
16- Mạng lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Bà Phạm Thanh Nghiên
17- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ.
18- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Linh mục Nguyễn Hữu Giải
19- Nhóm Từ đảng. Đại diện: Ông Vi Đức Hồi
20- Phong trào Liên đới Dân oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh
21- Sài Gòn báo. Đại diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh
22- Tổ chức Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc. Đại diện: ông Huỳnh Trọng Hiếu
23- Tổ chức Tập hợp Vì Nền Dân chủ. Đại diện BS Nguyễn Quốc Quân.

Các tổ chức chính trị đồng ký tên

1- Đại Việt Quốc Dân Đảng. Đại diện: Ông Trần Trọng Đạt, Chủ tịch
2- Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đại diện: Ông Lê Thành Nhân, Chủ tịch Hội đồng Chấp hành TƯ