BĐV- Ngày 2/6, Mỹ-Nhật đã tổ chức diễn tập trên Biển Đông, sau khi soái hạm USS Blue Ridge chạm trán hai tàu khu trục TQ hôm 5/5 gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Soái hạm USS Blue Ridge, thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, gặp tàu đổ bộ JDS Kunisaki, thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hôm 2/6. Hai tàu này cùng thực hành các giao thức tín hiệu liên lạc, trong đó sử dụng Quy tắc Đụng độ Bất ngờ trên biển (CUES), Dvids cho hay.
CUES là tập hợp các quy tắc ứng xử được đề ra từ tháng 4. Nó hướng dẫn cách xử lý khi có chạm trán bất ngờ trên biển, đồng thời đặt ra các quy chuẩn liên lạc - an toàn, giúp tàu thuyền và máy bay tránh được va chạm.
Soái hạm USS Blue Ridge
"CUES được phát triển với mục đích giảm căng thẳng trên biển và hỗ trợ vấn đề liên lạc giữa các tàu thuyền", Chỉ huy Soái hạm Mỹ Richard McCormack cho biết.
"Cơ hội diễn tập với Nhật giúp chúng tôi làm quen với các quy trình của CUES". Theo ông McCormack, việc sử dụng cờ, tín hiệu hoặc radio cũng giúp ích rất nhiều trong tình huống đụng độ ngoài ý muốn trên biển.
Cuộc diễn tập được tiến hành sau khi USS Blue Ridge chạm trán hai tàu khu trục Trung Quốc hôm 5/5 ở gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông. Hai tàu chiến Trung Quốc một tàu khu trục Type 054A và một tàu khu trục Type 052C.
Trong cuộc chạm trán, một trực thăng MH-60 Sea Hawk từ Phi đội trực thăng tác chiến trên biển số 12 đã được điều động cất cánh từ tàu USS Blue Ridge để chụp ảnh 2 chiến hạm Trung Quốc.
Soái hạm USS Blue Ridge hiện sắp kết thúc nhiệm vụ tuần tra tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong khi tàu đổ bộ Kunisaki của Nhật đang trên đường tới cuộc diễn tập Hữu nghị Thái Bình Dương 2014.
Tàu của Nhật đã đến Đà Nẵng sáng 6/6 và lưu lại Việt Nam trong 9 ngày, diễn tập cứu hộ cứu nạn cùng lực lượng địa phương. Sau đó tàu Kunisaki sẽ đến Campuchia và Philippines thực hiện các kế hoạch diễn tập thường niên.
Đây không phải lần đầu tiên chiến hạm Mỹ giáp mặt các tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông. Hồi tháng 12/2013, một tàu tuần dương hạm của Mỹ đã suýt va chạm với một tàu chiến của Trung Quốc ở vùng biển này.
Theo các quan chức hải quân và quốc phòng Mỹ, tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường USS Cowpens đã buộc phải chuyển hướng nhằm tránh va chạm với tàu Trung Quốc liều lĩnh lao đến.
Tàu của Trung Quốc là tàu lưỡng cư và theo một quan chức quân sự Mỹ.
“Vụ chạm trán này xảy ra trong vùng biển quốc tế, trên Biển Đông vào ngày 5/12”, quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết.
“Cuối cùng, cũng có liên lạc qua lại hiệu quả giữa các thủy thủ Mỹ và Trung Quốc và cả hai tàu đã chuyển hướng để đảm bảo an toàn”, quan chức cho hay.
Tàu đổ bộ Nhật Bản diễn tập thường niên tại Việt Nam
N.Hòa (TH)
Friday, June 6, 2014
Thủ tướng Nhật nói thẳng không chấp nhận Trung Quốc tại G7
BĐV- “Cánh cửa đối thoại luôn để mở. Tôi nghĩ Trung Quốc cũng nên có quan điểm như vậy. Tôi hy vọng TQ sẽ đóng một vai trò mang tính xây dựng”.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố các nỗ lực đơn phương nhằm bành trướng lãnh thổ hoàn toàn không thể chấp nhận trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng gây hấn với các láng giềng châu Á.
Phát biểu hôm 5/6 tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh của nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), Thủ tướng Abe nhấn mạnh Nga cần tham gia đối thoại để khôi phục hòa bình ở Ukraine và tỏ ra sẵn sàng hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin.
“Cánh cửa đối thoại luôn để mở. Tôi nghĩ Trung Quốc cũng nên có quan điểm như vậy. Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ đóng một vai trò mang tính xây dựng”.
Hội nghị G7 ngày 5/6 cũng ra tuyên bố chung khẳng định không chấp nhận việc sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Sau một ngày nhóm họp ở thủ đô Brussels (Bỉ), lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới G7 tuyên bố hết sức lo ngại trước những căng thẳng ở biển Đông và biển Hoa Đông. “Chúng tôi phản đối mọi nỗ lực đơn phương của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ hoặc lãnh hải thông qua đe dọa, ép buộc hoặc sử dụng vũ lực”.
Thủ tướng Nhật Abe tại họp báo ngày 5/6. Ảnh: Reuters
Tuy không nêu rõ quốc gia cụ thể nào song tuyên bố rõ ràng nhắm vào Trung Quốc, nước thực hiện nhiều động thái gây hấn tại biển Đông trong thời gian qua mà nổi cộm là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam và liên tục sử dụng tàu đâm húc, bắn vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Đặc biệt, tuyên bố còn nhấn mạnh các nước cần tuân theo luật pháp quốc tế giữa lúc Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên từ chối yêu cầu của Tòa Trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc về việc Bắc Kinh phải trả lời hồ sơ kiện do phía Philippines đệ trình nhằm phản đối những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
Tuyên bố của G7 tương tự những phát biểu được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đưa ngay sau ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh . Hãng tin Kyodo News dẫn lời Phó chánh văn phòng nội các Nhật Hiroshige Seko cho hay, trong cuộc gặp ông Abe tại Brussels ngày 4/6, các lãnh đạo EU đã nhất trí rằng những tranh chấp ở biển Đông nên được giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ông Abe nói rõ với các lãnh đạo của G7, rằng quan điểm của Nhật Bản là “bất kỳ nước nào cũng nên theo đuổi yêu sách lãnh thổ của mình phù hợp với luật pháp quốc tế và bất kỳ sự ép buộc hay đe dọa nào đều không thể chấp nhận được". “G7 ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của Nhật Bản", ông Abe nói.
Mặt trời Nhật Bản mọc trên đầu thiên triều
Mai Thùy (Tổng hợp)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố các nỗ lực đơn phương nhằm bành trướng lãnh thổ hoàn toàn không thể chấp nhận trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng gây hấn với các láng giềng châu Á.
Phát biểu hôm 5/6 tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh của nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), Thủ tướng Abe nhấn mạnh Nga cần tham gia đối thoại để khôi phục hòa bình ở Ukraine và tỏ ra sẵn sàng hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin.
“Cánh cửa đối thoại luôn để mở. Tôi nghĩ Trung Quốc cũng nên có quan điểm như vậy. Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ đóng một vai trò mang tính xây dựng”.
Hội nghị G7 ngày 5/6 cũng ra tuyên bố chung khẳng định không chấp nhận việc sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Sau một ngày nhóm họp ở thủ đô Brussels (Bỉ), lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới G7 tuyên bố hết sức lo ngại trước những căng thẳng ở biển Đông và biển Hoa Đông. “Chúng tôi phản đối mọi nỗ lực đơn phương của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ hoặc lãnh hải thông qua đe dọa, ép buộc hoặc sử dụng vũ lực”.
Thủ tướng Nhật Abe tại họp báo ngày 5/6. Ảnh: Reuters
Tuy không nêu rõ quốc gia cụ thể nào song tuyên bố rõ ràng nhắm vào Trung Quốc, nước thực hiện nhiều động thái gây hấn tại biển Đông trong thời gian qua mà nổi cộm là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam và liên tục sử dụng tàu đâm húc, bắn vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Đặc biệt, tuyên bố còn nhấn mạnh các nước cần tuân theo luật pháp quốc tế giữa lúc Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên từ chối yêu cầu của Tòa Trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc về việc Bắc Kinh phải trả lời hồ sơ kiện do phía Philippines đệ trình nhằm phản đối những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
Tuyên bố của G7 tương tự những phát biểu được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đưa ngay sau ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh . Hãng tin Kyodo News dẫn lời Phó chánh văn phòng nội các Nhật Hiroshige Seko cho hay, trong cuộc gặp ông Abe tại Brussels ngày 4/6, các lãnh đạo EU đã nhất trí rằng những tranh chấp ở biển Đông nên được giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ông Abe nói rõ với các lãnh đạo của G7, rằng quan điểm của Nhật Bản là “bất kỳ nước nào cũng nên theo đuổi yêu sách lãnh thổ của mình phù hợp với luật pháp quốc tế và bất kỳ sự ép buộc hay đe dọa nào đều không thể chấp nhận được". “G7 ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của Nhật Bản", ông Abe nói.
Mặt trời Nhật Bản mọc trên đầu thiên triều
Mai Thùy (Tổng hợp)
Trung Quốc tự bôi xấu mình khi kể tội Nhật
Một Thế Giới -
Trung Quốc nên tự soi gương khi lên lớp Nhật
Nhật đòi Trung Quốc minh bạch hơn
Nhật Bản hy vọng rằng Trung Quốc sẽ “cải thiện” tính minh bạch trong chương trình quốc phòng, Chánh văn phòng Nội các Nhật, Yoshihide Suga cho biết hôm 6.6.
Thông báo của Nhật được đưa ra ngay sau khi có một báo cáo của chính phủ Mỹ cho thấy chi tiêu quân sự thực tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với họ công bố.
"Chúng tôi kêu gọi mạnh mẽ Trung Quốc cải thiện tính minh bạch và tuân thủ các quy tắc quốc tế thông qua các kênh khác nhau", ông Suga nói.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng vừa cho biết trong một báo cáo với Quốc hội về tình hình quân sự ở Trung Quốc và kết luận: rất "khó khăn để ước tính chi phí quân sự thực tế của Trung Quốc do thống kê thiếu minh bạch của Trung Quốc".
"Ngân sách quân sự của Trung Quốc được công bố bỏ qua một số hạng mục chính của chi tiêu, chẳng hạn như mua sắm vũ khí và trang thiết bị nước ngoài", báo cáo cho biết.
Thế giới nghi ngờ về tính minh bạch trong chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc |
Cũng trong cuộc họp với các quan chức lãnh đạo của EU và G7 vừa qua, Nhật đã tố cáo các hành động đơn phương của Trung Quốc gây xáo trộn an ninh trong khu vực. Trên thực tế, chính Trung Quốc đang gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam.
G7 cũng thông qua một bản tuyên bố chỉ trích những hành động dùng vũ lực hay đe dọa để thay đổi hiện trạng trên biển Đông và biển Hoa Đông. Dù tuyên bố này không nêu đích danh nhưng truyền thông quốc tế đều giải thích rằng nó ám chỉ Trung Quốc.
Trung Quốc bới móc Nhật chuyện lịch sử
Hôm 6.6, Trung Quốc tận dụng dịp kỷ niệm 1970 năm cuộc đổ bộ Normandie, còn được gọi là D-Day, làm cơ hội để “lên lớp” Nhật Bản về tầm quan trọng của bài học từ lịch sử và đối diện với trách nhiệm của Nhật trong Thế chiến II.
"Sự ăn năn chân thành của Đức sau chiến tranh hoàn toàn trái ngược với Nhật Bản. Nhật Bản vẫn đang cố gắng để đảo ngược phán quyết của lịch sử, quay lưng lại với lịch sử, thách thức trật tự quốc tế sau chiến tranh", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Trung Quốc hung hăng với láng giềng |
"Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhật Bản một lần nữa đối diện với lịch sử xâm chiếm các quốc gia khác, để sửa chữa sai lầm của mình bằng những hành động cụ thể và giành lại sự tin tưởng từ láng giềng châu Á và cộng đồng quốc tế", ông Hồng Lỗi nói.
Tuy nhiên, xét các hành động hung hăng của Trung Quốc trong thời gian gần đây, chà đạp lên chủ quyền của láng giềng thì chính Trung Quốc cũng nên rút ra bài học lịch sử từ sau thất bại của Đức hay Nhật ở Thế chiến II. Một nước mà cậy sức mạnh quân sự để xâm lấn láng giềng thì sớm muộn cũng bị cả thế giới chống lại.
Anh Tú (theo Kyodo News)
Trung Quốc gom sạch gạo miền Tây của Việt Nam
CẦN THƠ (NV) - Một sự kiện lạ lùng chưa từng có, tàu vận chuyển gạo tấp nập ra-vào tại cảng Cần Thơ trong những ngày qua. Số lượng tàu bốc dỡ gạo tại đây đếm được trung bình mỗi ngày khoảng 30 chiếc.
Báo Một Thế Giới dẫn lời ông Trương Thanh Phong, cố vấn Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, viết tắt là VFA nói rằng, có thể vì lo ngại tình hình căng thẳng ở biển Ðông mà thương nhân Trung Quốc hối hả mua gạo Việt Nam để dự trữ. Họ có mặt tại cảng Cần Thơ đích thân chỉ huy việc thu mua, gom vét gạo thường và cả gạo tấm của nông dân Việt Nam. Gạo được chuyển đến cảng Cần Thơ, bốc lên tàu rầm rộ chuyển ra biên giới phía Bắc.
Gạo Việt Nam ồ ạt xuống tàu sang Trung Quốc. (Hình: báo Một Thế Giới)
Báo Một Thế Giới cho hay, việc thương nhân Trung Quốc ồ ạt thu mua gạo của Việt Nam những ngày qua đã làm giá gạo tại thị trường nội địa vọt lên 2.5%, từ 8,100 đồng, lên 8,300 đồng, tương đương 41 cent một kí. Theo ông Trương Thanh Phong, cố vấn Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, đây là hiện tượng lạ chưa từng xảy ra tại Việt Nam suốt thời gian qua.
Dư luận đồn rằng thương nhân Trung Quốc sợ tình hình biển Ðông căng thẳng ảnh hưởng đến lưu lượng gạo nhập cảng từ Việt Nam nên lo vét mua gạo đưa về nước.
Một số thống kê cho thấy, Trung Quốc đang dẫn đầu các quốc gia nhập cảng gạo Việt Nam nhiều nhất thế giới 5 tháng đầu năm 2014. Tổng số gạo Việt Nam được nước này nhập cảng 5 tháng qua lên tới xấp xỉ 1 triệu tấn, trị giá hơn 10 tỉ đồng, tương đương 500,000 đô la. Riêng trong năm 2013, Việt Nam đã bán cho Trung Quốc 2.2 triệu tấn gạo chính ngạch, chiếm 33% tổng lượng gạo của Việt Nam xuất cảng khắp thế giới.
Theo tài liệu của VFA, số lượng gạo của Việt Nam xuất cảng trong 5 tháng đầu năm 2014 đã tăng thêm 50% so với cùng giai đoạn của năm 2013. Ðó là chưa tính số lượng gạo xuất cảng qua con đường phi mậu dịch qua các cửa khẩu phía Bắc, sang Trung Quốc.
Dư luận cho rằng, tín hiệu trên là không đáng mừng. Thực tế cho thấy, các thị trường truyền thống của hạt gạo Việt Nam là Châu Phi, nay đã rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh, nhất là Thái Lan. Tình trạng này xảy ra vì gạo Việt Nam không còn chiếm ưu thế về giá cả cũng như về phẩm chất, so với các quốc gia lân bang thuộc vùng Ðông Nam Á. (PL)
06-06- 2014 3:28:59 PM
Báo Một Thế Giới dẫn lời ông Trương Thanh Phong, cố vấn Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, viết tắt là VFA nói rằng, có thể vì lo ngại tình hình căng thẳng ở biển Ðông mà thương nhân Trung Quốc hối hả mua gạo Việt Nam để dự trữ. Họ có mặt tại cảng Cần Thơ đích thân chỉ huy việc thu mua, gom vét gạo thường và cả gạo tấm của nông dân Việt Nam. Gạo được chuyển đến cảng Cần Thơ, bốc lên tàu rầm rộ chuyển ra biên giới phía Bắc.
Gạo Việt Nam ồ ạt xuống tàu sang Trung Quốc. (Hình: báo Một Thế Giới)
Báo Một Thế Giới cho hay, việc thương nhân Trung Quốc ồ ạt thu mua gạo của Việt Nam những ngày qua đã làm giá gạo tại thị trường nội địa vọt lên 2.5%, từ 8,100 đồng, lên 8,300 đồng, tương đương 41 cent một kí. Theo ông Trương Thanh Phong, cố vấn Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, đây là hiện tượng lạ chưa từng xảy ra tại Việt Nam suốt thời gian qua.
Dư luận đồn rằng thương nhân Trung Quốc sợ tình hình biển Ðông căng thẳng ảnh hưởng đến lưu lượng gạo nhập cảng từ Việt Nam nên lo vét mua gạo đưa về nước.
Một số thống kê cho thấy, Trung Quốc đang dẫn đầu các quốc gia nhập cảng gạo Việt Nam nhiều nhất thế giới 5 tháng đầu năm 2014. Tổng số gạo Việt Nam được nước này nhập cảng 5 tháng qua lên tới xấp xỉ 1 triệu tấn, trị giá hơn 10 tỉ đồng, tương đương 500,000 đô la. Riêng trong năm 2013, Việt Nam đã bán cho Trung Quốc 2.2 triệu tấn gạo chính ngạch, chiếm 33% tổng lượng gạo của Việt Nam xuất cảng khắp thế giới.
Theo tài liệu của VFA, số lượng gạo của Việt Nam xuất cảng trong 5 tháng đầu năm 2014 đã tăng thêm 50% so với cùng giai đoạn của năm 2013. Ðó là chưa tính số lượng gạo xuất cảng qua con đường phi mậu dịch qua các cửa khẩu phía Bắc, sang Trung Quốc.
Dư luận cho rằng, tín hiệu trên là không đáng mừng. Thực tế cho thấy, các thị trường truyền thống của hạt gạo Việt Nam là Châu Phi, nay đã rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh, nhất là Thái Lan. Tình trạng này xảy ra vì gạo Việt Nam không còn chiếm ưu thế về giá cả cũng như về phẩm chất, so với các quốc gia lân bang thuộc vùng Ðông Nam Á. (PL)
06-06- 2014 3:28:59 PM
Bắt 4 cán bộ Hải Quan bỏ lọt hàng chục container hàng lậu
SÀI GÒN (NV) - Hôm 6 tháng 6, 2014, Phòng Cảnh Sát Ðiều Tra Công An Sài Gòn cho hay, đã bắt một loạt bốn cán bộ Hải Quan về tội “cho qua” một số container chứa hàng lậu tại cảng Sài Gòn.
Các ông này gồm Nguyễn Phước Tường, Bùi Anh Tuấn, cán bộ kiểm hóa tùng sự tại cảng Sài Gòn. Hai nghi can còn lại là Châu Thanh Nhàn và Tạ Quang Trình, chuyên làm dịch vụ và thủ tục hàng hóa thông quan. Ba ông Tường, Nhàn và Trình bị cáo buộc về tội buôn lậu, trong khi ông Bùi Anh Tuấn bị truy cứu về “hành vi thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.”
Cán bộ Hải Quan toa rập với chủ hàng buôn lậu bị bắt. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Theo phúc trình của cơ quan điều tra, trong một cuộc kiểm soát được tiến hành cuối năm 2013, Công an Sài Gòn cùng với nhân viên Chi Cục Quản Lý Thị Trường phát giác một vụ buôn lậu khổng lồ với 10 container hàng hóa tại cảng Sài Gòn. Có hai công ty tư nhân có văn phòng tại quận 11 và quận 6 đứng tên nhập cảng số hàng hóa này.
Công an Sài Gòn nói rằng, số lượng hàng hóa được nhập về không đúng với tờ khai báo hải quan. Số hàng hóa được nhập cảng thực tế lên đến 721 danh mục, với trên 6 triệu sản phẩm. Tổng giá trị số hàng hóa lên tới hàng chục tỉ đồng, trong đó có nhiều hàng cấm như màn hình vi tính đã được sử dụng, pháo điện... Ðó là chưa kể các loại hàng hóa như mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, các loại hóa chất... cần được xem xét về phẩm chất trước khi sử dụng.
Theo báo Tuổi Trẻ, số kiện hàng hóa được khai báo là 15, nhưng thực tế số kiện được nhập cảng lên đến 50. Cuộc điều tra đi đến kết luận rằng, ông Nguyễn Phước Tường đã móc nối với các chủ công ty, bật đèn xanh để họ nhập hàng về. Với chức trách được giao, ông này ngó lơ với chủ tâm để lô hàng hóa nhập cảng khổng lồ được thông qua một cách dễ dàng, không bị đóng thuế. Dĩ nhiên là để đổi lại, ông này được “chung” một số hoa hồng bỏ túi riêng.
Trước đó một tháng, công an Hà Nội cũng đã lập biên bản một loạt công ty thương mại bán hàng lậu chuyên quảng bá hàng hóa trên mạng. Tại các cửa hàng của hai công ty đặt văn phòng tại Hà Nội, công an tìm thấy hàng trăm món điện thoại di động, đồng hồ... nhập lậu.
Dư luận cho rằng, một nhà doanh nghiệp thú nhận rằng chỉ có thể làm giàu, thông qua hoạt động mua bán, phân phối hàng lậu tại Việt Nam. (PL)
06-06- 2014 3:31:29 PM
Các ông này gồm Nguyễn Phước Tường, Bùi Anh Tuấn, cán bộ kiểm hóa tùng sự tại cảng Sài Gòn. Hai nghi can còn lại là Châu Thanh Nhàn và Tạ Quang Trình, chuyên làm dịch vụ và thủ tục hàng hóa thông quan. Ba ông Tường, Nhàn và Trình bị cáo buộc về tội buôn lậu, trong khi ông Bùi Anh Tuấn bị truy cứu về “hành vi thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.”
Cán bộ Hải Quan toa rập với chủ hàng buôn lậu bị bắt. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Theo phúc trình của cơ quan điều tra, trong một cuộc kiểm soát được tiến hành cuối năm 2013, Công an Sài Gòn cùng với nhân viên Chi Cục Quản Lý Thị Trường phát giác một vụ buôn lậu khổng lồ với 10 container hàng hóa tại cảng Sài Gòn. Có hai công ty tư nhân có văn phòng tại quận 11 và quận 6 đứng tên nhập cảng số hàng hóa này.
Công an Sài Gòn nói rằng, số lượng hàng hóa được nhập về không đúng với tờ khai báo hải quan. Số hàng hóa được nhập cảng thực tế lên đến 721 danh mục, với trên 6 triệu sản phẩm. Tổng giá trị số hàng hóa lên tới hàng chục tỉ đồng, trong đó có nhiều hàng cấm như màn hình vi tính đã được sử dụng, pháo điện... Ðó là chưa kể các loại hàng hóa như mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, các loại hóa chất... cần được xem xét về phẩm chất trước khi sử dụng.
Theo báo Tuổi Trẻ, số kiện hàng hóa được khai báo là 15, nhưng thực tế số kiện được nhập cảng lên đến 50. Cuộc điều tra đi đến kết luận rằng, ông Nguyễn Phước Tường đã móc nối với các chủ công ty, bật đèn xanh để họ nhập hàng về. Với chức trách được giao, ông này ngó lơ với chủ tâm để lô hàng hóa nhập cảng khổng lồ được thông qua một cách dễ dàng, không bị đóng thuế. Dĩ nhiên là để đổi lại, ông này được “chung” một số hoa hồng bỏ túi riêng.
Trước đó một tháng, công an Hà Nội cũng đã lập biên bản một loạt công ty thương mại bán hàng lậu chuyên quảng bá hàng hóa trên mạng. Tại các cửa hàng của hai công ty đặt văn phòng tại Hà Nội, công an tìm thấy hàng trăm món điện thoại di động, đồng hồ... nhập lậu.
Dư luận cho rằng, một nhà doanh nghiệp thú nhận rằng chỉ có thể làm giàu, thông qua hoạt động mua bán, phân phối hàng lậu tại Việt Nam. (PL)
06-06- 2014 3:31:29 PM
Cách chức cán bộ ga xe lửa, công an Sóc Trăng
HÀ NỘI (NV) - Nhà nước Việt Nam có vẻ đã tỏ thái độ cứng rắn cần thiết đối với một loạt cán bộ thuộc quyền mới đây tại tỉnh Sóc Trăng và Tổng Công Ty Ðường Sắt Việt Nam.
Báo Người Lao Ðộng cho biết, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam đã ra quyết định kỷ luật bao gồm việc cách chức, cho nghỉ việc một loạt cán bộ điều hành các ga xe lửa trực thuộc công ty Vận Tải Hành Khách Sài Gòn và Tổng Công Ty Ðường Sắt Việt Nam.
Ga Diêu Trì, một trong những nhà ga bị dân “chê” nhiều nhất thời gian qua. (Hình: báo Người Lao Ðộng)
Các nhân vật bị kỷ luật trong đợt này gồm các ông: Lê Ðình Thọ - trưởng ga Diêu Trì, tỉnh Bình Ðịnh; Nguyễn Xuân Bình, tổ trưởng tổ hàng hóa ga Diêu Trì; Nguyễn Bình Minh, trực ban chạy tàu Ga Quảng Ngãi thuộc xí nghiệp Vận Tải Ðường Sắt Nghĩa Bình; Bùi Hữu Chương, trực ban chạy tàu kiêm hóa vận Ga Tuy Hòa (thuộc Xí nghiệp Vận tải Ðường sắt Phú Khánh; Nguyễn Tiến Phúc, nhân viên hóa vận ga Nha Trang; Bùi Văn Hải, Trưởng ga Quảng Ngãi; Trần Kỳ Thạnh, Trưởng ga Tuy Hòa; Nguyễn Ðức Mạnh, trưởng ga Nha Trang; Nguyễn Văn Miên, phó trưởng ga Diêu Trì; Nguyễn Văn Bình, phó trưởng phòng Kế Hoạch Kỹ Thuật-An Toàn Vận Tải ga Diêu Trì; Cao Minh Hỷ, giám đốc xí nghiệp Vận Tải Ðường Sắt Nghĩa Bình; Nguyễn Ðình Tân, giám đốc xí nghiệp Vận Tải Ðường Sắt Phú Khánh.
Theo báo Người Lao Ðộng, hôm 6 tháng 6, 2014, tân tổng giám đốc Tổng Công Ty Ðường Sắt Việt Nam Vũ Tá Tùng đã ra một công lệnh, yêu cầu các đơn vị trực thuộc chấn chỉnh hoạt động phục vụ khách hàng theo chỉ thị của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông-Vận Tải Ðinh La Thăng.
Một trong những chấn chỉnh này là bỏ việc bán vé cho người vào ga đưa đón thân nhân của họ. Ông Tùng cũng buộc các cán bộ điều hành công ty vận tải, nhà ga xe lửa phải niêm yết số điện thoại đường dây “nóng” để khách hàng tiện phản ảnh những điều cần thiết.
Cũng theo báo Người Lao Ðộng, công an tỉnh Sóc Trăng đã chính thức kỷ luật một số cán bộ của họ dính đến vụ bắt oan 7 thanh niên trong vụ giết ông tài xế xe “ôm” Lý Văn Dũng tại huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng.
Một danh sách các cán bộ công an bị kỷ luật trong vụ này lên đến 11 người, chưa kể 17 người khác dính tới các giai đoạn tố tụng án oan, được yêu cầu kiểm điểm và “rút kinh nghiệm.” Nhân vật cao nhất bị kỷ luật trong vụ này là ông Thái Văn Ðợi, phó giám đốc kiêm thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra của công an tỉnh Sóc Trăng.
Mặt khác, báo Người Lao Ðộng tường thuật cuộc họp chiều ngày 6 tháng 6, 2014 của Quốc Hội Việt Nam nói rằng, rất nhiều đại biểu của họ đồng ý với việc vận động cán bộ lãnh đạo từ chức khi không đạt được 50% số phiếu tín nhiệm của cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Tuy nhiên, theo dư luận, từ những ý kiến này cho đến việc thực hiện trong thực tế là một khoảng cách “vô chừng,” với rất nhiều thủ thuật đối phó của hệ thống công quyền của nhà nước Việt Nam. (PL)
06-06-2014 3:35:13 PM
Báo Người Lao Ðộng cho biết, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam đã ra quyết định kỷ luật bao gồm việc cách chức, cho nghỉ việc một loạt cán bộ điều hành các ga xe lửa trực thuộc công ty Vận Tải Hành Khách Sài Gòn và Tổng Công Ty Ðường Sắt Việt Nam.
Ga Diêu Trì, một trong những nhà ga bị dân “chê” nhiều nhất thời gian qua. (Hình: báo Người Lao Ðộng)
Các nhân vật bị kỷ luật trong đợt này gồm các ông: Lê Ðình Thọ - trưởng ga Diêu Trì, tỉnh Bình Ðịnh; Nguyễn Xuân Bình, tổ trưởng tổ hàng hóa ga Diêu Trì; Nguyễn Bình Minh, trực ban chạy tàu Ga Quảng Ngãi thuộc xí nghiệp Vận Tải Ðường Sắt Nghĩa Bình; Bùi Hữu Chương, trực ban chạy tàu kiêm hóa vận Ga Tuy Hòa (thuộc Xí nghiệp Vận tải Ðường sắt Phú Khánh; Nguyễn Tiến Phúc, nhân viên hóa vận ga Nha Trang; Bùi Văn Hải, Trưởng ga Quảng Ngãi; Trần Kỳ Thạnh, Trưởng ga Tuy Hòa; Nguyễn Ðức Mạnh, trưởng ga Nha Trang; Nguyễn Văn Miên, phó trưởng ga Diêu Trì; Nguyễn Văn Bình, phó trưởng phòng Kế Hoạch Kỹ Thuật-An Toàn Vận Tải ga Diêu Trì; Cao Minh Hỷ, giám đốc xí nghiệp Vận Tải Ðường Sắt Nghĩa Bình; Nguyễn Ðình Tân, giám đốc xí nghiệp Vận Tải Ðường Sắt Phú Khánh.
Theo báo Người Lao Ðộng, hôm 6 tháng 6, 2014, tân tổng giám đốc Tổng Công Ty Ðường Sắt Việt Nam Vũ Tá Tùng đã ra một công lệnh, yêu cầu các đơn vị trực thuộc chấn chỉnh hoạt động phục vụ khách hàng theo chỉ thị của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông-Vận Tải Ðinh La Thăng.
Một trong những chấn chỉnh này là bỏ việc bán vé cho người vào ga đưa đón thân nhân của họ. Ông Tùng cũng buộc các cán bộ điều hành công ty vận tải, nhà ga xe lửa phải niêm yết số điện thoại đường dây “nóng” để khách hàng tiện phản ảnh những điều cần thiết.
Cũng theo báo Người Lao Ðộng, công an tỉnh Sóc Trăng đã chính thức kỷ luật một số cán bộ của họ dính đến vụ bắt oan 7 thanh niên trong vụ giết ông tài xế xe “ôm” Lý Văn Dũng tại huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng.
Một danh sách các cán bộ công an bị kỷ luật trong vụ này lên đến 11 người, chưa kể 17 người khác dính tới các giai đoạn tố tụng án oan, được yêu cầu kiểm điểm và “rút kinh nghiệm.” Nhân vật cao nhất bị kỷ luật trong vụ này là ông Thái Văn Ðợi, phó giám đốc kiêm thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra của công an tỉnh Sóc Trăng.
Mặt khác, báo Người Lao Ðộng tường thuật cuộc họp chiều ngày 6 tháng 6, 2014 của Quốc Hội Việt Nam nói rằng, rất nhiều đại biểu của họ đồng ý với việc vận động cán bộ lãnh đạo từ chức khi không đạt được 50% số phiếu tín nhiệm của cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Tuy nhiên, theo dư luận, từ những ý kiến này cho đến việc thực hiện trong thực tế là một khoảng cách “vô chừng,” với rất nhiều thủ thuật đối phó của hệ thống công quyền của nhà nước Việt Nam. (PL)
06-06-2014 3:35:13 PM
Dân oan phải cởi áo để gặp thanh tra chính phủ
HÀ NỘI 6-6 (NV) .- Một phụ nữ khiếu kiện đất đai đã bị buộc phải cởi cái áo bà mặc có viết những chữ tố cáo chế độ trên đó mới được cho gặp Thanh tra Chính phủ.
Một bà bị buộc phải cởi áo có viết những chữ nội dung tố cáo chế độ mới cho vào gặp Thanh tra Chính phủ. (Hình: Facebook Gió Lang Thang)
Theo tấm hình và chi tiết được facebooker Gió Lang Thang phổ biến, người phụ nữ oan ức vì bị nhà cầm quyền cướp đoạt đất đai tài sản chấp nhận bước chân vào cơ quan nhà nước với cái nịt ngực trên người. Tuy nhiên, bà đã bị cản lại, không cho vào.
Vụ việc xảy ra tại văn phòng Thanh tra Chính phủ CSVN tại quận Hà Đông ngày Thứ Năm 5/6/2014. Người ta không được biết tên bà là gì và các chi tiết liên quan đến vụ việc. Nhưng khi bà ta phải mặc một chiếc áo viết những lời tố cáo nhà cầm quyền như thế chứng tỏ bà đã kiện cáo một thời gian dài mà chẳng đi đến đâu.
“...đã quá sức chịu đựng...lịch sử thế giới ghi chép không thiếu những nhà nước bị mất chỉ vì lòng uất hận của người dân đã lên đến đỉnh điểm...nhà nước nào không lấy dân làm gốc, nhà nước đó không thể tồn tại.” Một facebooker tên Diệp Ngọc bình luận.
“Khốn khổ cho người dân tôi quá!!!” Facebooker Trương Quốc Việt bình luận.
“Giờ tất cả bà con dân oan cùng làm như thế thì cái mẹt nhà nước này không còn gì trên thế giới, và đó cũng đánh giá được mức độ oan khuất của dân oan chủ nghĩa xã hội.” Facebooker Chính Minh bình luận.
Tại Cơ quan tiếp dân của nhà cầm quyền Trung ương cũng như nhiều cơ quan khác của đảng và nhà nước CSVN, hàng đoàn người chầu chực mỗi ngày để kêu ca oan ai đủ mọi thứ chuyện trong một chế độ mà quyền hành nằm hoàn toàn trong tay quan chức đảng CSVN. Phần lớn liên quan đến các vụ khiếu nại tố cáo chính sách giải tỏa đền bù đất đai bất công.
Ngày 14/2/2014, TTXVN thuật lời ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài Nguyên Môi Trường CSVN phát biểu tại “Hội thảo về các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai” do Tổng cục Quản lý đất đai tổ chức, nhìn nhận “70% khiếu kiện về đất đai là do đền bù chưa thỏa đáng”.
Dân oan tại Dương Nội biểu tình ngồi trước Bộ Công An CSVN tại Hà Nội ngày 29/4/2014 đòi trả tự do cho bà nông dân Cấn Thị Thêu và chồng bị bắt trong vụ chống cưỡng chế 4 ngày trước đó. (Hình: Tễu Blog)
Trong chương trình trả lời trực tuyến “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” ngày 6/4/2014, ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ CSVN được báo điện tử VnMedia thuật lời cho biết “Các vụ khiếu nại trong năm 2013, tất cả các chỉ số đều giảm. Đặc biệt, khiếu nại đông người cũng giảm 30% so với năm 2012, nhưng tính chất rất gay gắt, phức tạp và người dân cũng hết sức bức xúc.”
Chỉ hơn một tuần lễ sau đó tức ngày 18/4/2014, theo tờ Pháp Luật của Bộ Tư Pháp CSVN, khi ông phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, ông Nguyễn Hồng Điệp – vụ trưởng vụ tiếp dân và xử lý đơn thư đã báo cáo rằng “Số lượng đoàn khiếu kiện đông người gia tăng, có ngày trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà Nước phải tiếp xử lý 7 đến 8 đoàn đông người, có đoàn lên đến vài trăm người.”
Tờ Pháp Luật dẫn các chi tiết được ông Nguyễn Hồng Điệp báo cáo là “Theo thống kê, tại trụ sở này năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014, số lượng người khiếu nại tố cao tại trụ sở này tăng cả về người và vụ việc so với năm 2012 là gần 30%. Nội dung khiếu nại chủ yếu là đòi lại đất cũ; khiếu nại về chính sách bồi thường, hỗ trợ, khu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế của địa phương ...”
Rõ ràng ông Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tuyên truyền dối trá ngược hoàn toàn lại sự thật. Dạo sau này, không thấy nhà cầm quyền CSVN đưa ra các con số thống kê tổng số có bao nhiêu vụ khiếu kiện hàng năm, bao nhiêu vụ đã được giải quyết. Những con số biết nói là cái nhậy cảm cần phải tránh né.
Luật đất đai được chế độ Hà Nội cho Quốc hội thông qua bản sửa đổi lần sau cùng vào ngày 29/11/2013 vẫn không công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân mà chỉ là “sở hữu toàn dân” để nhà cầm quyền độc tài đảng trị độc quyền ban phát hay thu hồi. Điều này dẫn đến sự lạm dụng quyền lực của đám quan chức ở các cấp để tham nhũng.
“Tôi nghĩ (sở hữu toàn dân) đây là một sự sao chép hết sức mù quáng những sai trái của hiến Pháp Liên Xô những năm 80.” Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói như vậy trong cuộc phỏng vấn của đài BBC về Luật Đất Đai mới của CSVN. (TN)
Một bà bị buộc phải cởi áo có viết những chữ nội dung tố cáo chế độ mới cho vào gặp Thanh tra Chính phủ. (Hình: Facebook Gió Lang Thang)
Theo tấm hình và chi tiết được facebooker Gió Lang Thang phổ biến, người phụ nữ oan ức vì bị nhà cầm quyền cướp đoạt đất đai tài sản chấp nhận bước chân vào cơ quan nhà nước với cái nịt ngực trên người. Tuy nhiên, bà đã bị cản lại, không cho vào.
Vụ việc xảy ra tại văn phòng Thanh tra Chính phủ CSVN tại quận Hà Đông ngày Thứ Năm 5/6/2014. Người ta không được biết tên bà là gì và các chi tiết liên quan đến vụ việc. Nhưng khi bà ta phải mặc một chiếc áo viết những lời tố cáo nhà cầm quyền như thế chứng tỏ bà đã kiện cáo một thời gian dài mà chẳng đi đến đâu.
“...đã quá sức chịu đựng...lịch sử thế giới ghi chép không thiếu những nhà nước bị mất chỉ vì lòng uất hận của người dân đã lên đến đỉnh điểm...nhà nước nào không lấy dân làm gốc, nhà nước đó không thể tồn tại.” Một facebooker tên Diệp Ngọc bình luận.
“Khốn khổ cho người dân tôi quá!!!” Facebooker Trương Quốc Việt bình luận.
“Giờ tất cả bà con dân oan cùng làm như thế thì cái mẹt nhà nước này không còn gì trên thế giới, và đó cũng đánh giá được mức độ oan khuất của dân oan chủ nghĩa xã hội.” Facebooker Chính Minh bình luận.
Tại Cơ quan tiếp dân của nhà cầm quyền Trung ương cũng như nhiều cơ quan khác của đảng và nhà nước CSVN, hàng đoàn người chầu chực mỗi ngày để kêu ca oan ai đủ mọi thứ chuyện trong một chế độ mà quyền hành nằm hoàn toàn trong tay quan chức đảng CSVN. Phần lớn liên quan đến các vụ khiếu nại tố cáo chính sách giải tỏa đền bù đất đai bất công.
Ngày 14/2/2014, TTXVN thuật lời ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài Nguyên Môi Trường CSVN phát biểu tại “Hội thảo về các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai” do Tổng cục Quản lý đất đai tổ chức, nhìn nhận “70% khiếu kiện về đất đai là do đền bù chưa thỏa đáng”.
Dân oan tại Dương Nội biểu tình ngồi trước Bộ Công An CSVN tại Hà Nội ngày 29/4/2014 đòi trả tự do cho bà nông dân Cấn Thị Thêu và chồng bị bắt trong vụ chống cưỡng chế 4 ngày trước đó. (Hình: Tễu Blog)
Trong chương trình trả lời trực tuyến “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” ngày 6/4/2014, ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ CSVN được báo điện tử VnMedia thuật lời cho biết “Các vụ khiếu nại trong năm 2013, tất cả các chỉ số đều giảm. Đặc biệt, khiếu nại đông người cũng giảm 30% so với năm 2012, nhưng tính chất rất gay gắt, phức tạp và người dân cũng hết sức bức xúc.”
Chỉ hơn một tuần lễ sau đó tức ngày 18/4/2014, theo tờ Pháp Luật của Bộ Tư Pháp CSVN, khi ông phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, ông Nguyễn Hồng Điệp – vụ trưởng vụ tiếp dân và xử lý đơn thư đã báo cáo rằng “Số lượng đoàn khiếu kiện đông người gia tăng, có ngày trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà Nước phải tiếp xử lý 7 đến 8 đoàn đông người, có đoàn lên đến vài trăm người.”
Tờ Pháp Luật dẫn các chi tiết được ông Nguyễn Hồng Điệp báo cáo là “Theo thống kê, tại trụ sở này năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014, số lượng người khiếu nại tố cao tại trụ sở này tăng cả về người và vụ việc so với năm 2012 là gần 30%. Nội dung khiếu nại chủ yếu là đòi lại đất cũ; khiếu nại về chính sách bồi thường, hỗ trợ, khu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế của địa phương ...”
Rõ ràng ông Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tuyên truyền dối trá ngược hoàn toàn lại sự thật. Dạo sau này, không thấy nhà cầm quyền CSVN đưa ra các con số thống kê tổng số có bao nhiêu vụ khiếu kiện hàng năm, bao nhiêu vụ đã được giải quyết. Những con số biết nói là cái nhậy cảm cần phải tránh né.
Luật đất đai được chế độ Hà Nội cho Quốc hội thông qua bản sửa đổi lần sau cùng vào ngày 29/11/2013 vẫn không công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân mà chỉ là “sở hữu toàn dân” để nhà cầm quyền độc tài đảng trị độc quyền ban phát hay thu hồi. Điều này dẫn đến sự lạm dụng quyền lực của đám quan chức ở các cấp để tham nhũng.
“Tôi nghĩ (sở hữu toàn dân) đây là một sự sao chép hết sức mù quáng những sai trái của hiến Pháp Liên Xô những năm 80.” Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói như vậy trong cuộc phỏng vấn của đài BBC về Luật Đất Đai mới của CSVN. (TN)
Việt kiều Úc chạy BMW không biển số, đấm rách mồm CSGT
BĐV - Chạy xe BMW không biển số bị CSGT Hải Phòng dừng xe kiểm tra, người lái xe là một Việt kiều đã đánh một đại úy CSGT bị thương.
Sự việc xảy ra vào lúc 8 giờ 30 ngày 5/6. Tổ công tác CSGT thuộc Đội tuần tra Giao thông Số 3 (Phòng CSGT CATP Hải Phòng) đang làm nhiệm vụ tại khu vực ngã ba gần bến xe Tam Bạc (Quận Hồng Bàng - TP.Hải Phòng) thì phát hiện xe ô tô hiệu BMW không có BKS đi không đúng phần đường quy định. Tổ công tác CSGT đã ra hiệu lệnh dừng xe.
Tuy nhiên, tài xế không dừng xe theo yêu cầu mà còn tiếp tục nhấn ga đẩy một đồng chiến sĩ CSGT một đoạn gần 10m.
Chạy thêm chừng 5-6m chiếc xe BMW không biển mới chịu dừng lại giữa lòng đường.
Theo người dân, người lái xe BMW bước xuống xe nhưng thay vì xuống xe xuất trình giấy tờ theo hiệu lệnh thì tài xế lại chửi bới, đe dọa người làm nhiệm vụ. Không dừng lại ở đó, đối tượng này dùng tay đấm thẳng vào chiến sĩ CSGT làm chiến sĩ này bị rách môi, chảy máu mồm. Khi chiến sĩ CGT này lên đứng ở vỉa hè còn bị người lái xe BMW tiếp tục tấn công làm rơi mũ bảo hiểm.
Lúc này buộc tổ công tác phải sử dụng vũ lực để khống chế lái xe, đưa về trụ sở Cơ quan Công an.
Chiếc BMW không BKS của Hiệp sau đó đã được đưa về Trạm CSGT số 1 (CATP. Hải Phòng) để tạm giữ ngay sau đó.
Tại Cơ quan Công an, danh tính lái xe đã được xác định là Vũ Mạnh Hiệp (sinh năm 1982; HKTT Phường Dư Hàng Kênh - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng). Hiệp hiện là Việt kiều sinh sống tại Australia (Úc), thi thoảng mới trở về Việt Nam.
Tại Cơ quan Công an, Hiệp vẫn tiếp tục có thái độ hung hăng, không hợp tác, lăng mạ các chiến sỹ và nhiều lần "khoe" rằng mình có người nhà làm quan to để đe dọa. Cơ quan Công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ và điều tra làm rõ về hành vi "Chống người thi hành công vụ" của Vũ Mạnh Hiệp.
Chiếc BMW không BKS của Hiệp sau đó đã được đưa về Trạm CSGT số 1 (CATP. Hải Phòng) để tạm giữ ngay sau đó.
PV
Sự việc xảy ra vào lúc 8 giờ 30 ngày 5/6. Tổ công tác CSGT thuộc Đội tuần tra Giao thông Số 3 (Phòng CSGT CATP Hải Phòng) đang làm nhiệm vụ tại khu vực ngã ba gần bến xe Tam Bạc (Quận Hồng Bàng - TP.Hải Phòng) thì phát hiện xe ô tô hiệu BMW không có BKS đi không đúng phần đường quy định. Tổ công tác CSGT đã ra hiệu lệnh dừng xe.
Tuy nhiên, tài xế không dừng xe theo yêu cầu mà còn tiếp tục nhấn ga đẩy một đồng chiến sĩ CSGT một đoạn gần 10m.
Chạy thêm chừng 5-6m chiếc xe BMW không biển mới chịu dừng lại giữa lòng đường.
Theo người dân, người lái xe BMW bước xuống xe nhưng thay vì xuống xe xuất trình giấy tờ theo hiệu lệnh thì tài xế lại chửi bới, đe dọa người làm nhiệm vụ. Không dừng lại ở đó, đối tượng này dùng tay đấm thẳng vào chiến sĩ CSGT làm chiến sĩ này bị rách môi, chảy máu mồm. Khi chiến sĩ CGT này lên đứng ở vỉa hè còn bị người lái xe BMW tiếp tục tấn công làm rơi mũ bảo hiểm.
Lúc này buộc tổ công tác phải sử dụng vũ lực để khống chế lái xe, đưa về trụ sở Cơ quan Công an.
Chiếc BMW không BKS của Hiệp sau đó đã được đưa về Trạm CSGT số 1 (CATP. Hải Phòng) để tạm giữ ngay sau đó.
Tại Cơ quan Công an, danh tính lái xe đã được xác định là Vũ Mạnh Hiệp (sinh năm 1982; HKTT Phường Dư Hàng Kênh - Q.Lê Chân - TP.Hải Phòng). Hiệp hiện là Việt kiều sinh sống tại Australia (Úc), thi thoảng mới trở về Việt Nam.
Tại Cơ quan Công an, Hiệp vẫn tiếp tục có thái độ hung hăng, không hợp tác, lăng mạ các chiến sỹ và nhiều lần "khoe" rằng mình có người nhà làm quan to để đe dọa. Cơ quan Công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ và điều tra làm rõ về hành vi "Chống người thi hành công vụ" của Vũ Mạnh Hiệp.
Chiếc BMW không BKS của Hiệp sau đó đã được đưa về Trạm CSGT số 1 (CATP. Hải Phòng) để tạm giữ ngay sau đó.
PV
Tướng Vịnh: Trung Quốc hãy suy nghĩ kỹ và dừng lại
BĐV- "Tôi buộc lòng phải nói rằng nếu Trung Quốc cứ nói mà không đi đôi với làm như này thì Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia không đáng tin cậy".
Ngày 6/6, nhiều trang mạng đã đăng tải video clip về vụ tàu sắt Trung Quốc cố tình đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, bỏ mặc ngư dân rơi ngã xuống biển.
Những hành vi hung hăng, bạo lực như vậy của phía Trung Quốc đang làm cho cả thế giới lo ngại và nghi ngờ về cái gọi là "trỗi dậy hòa bình" mà Trung Quốc vẫn cam kết. Phớt lờ dư luận quốc tế, Trung Quốc không những không chấm dứt các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và vô nhân tính này mà còn tìm cách lừa dối người dân Trung Quốc bằng cách thông tin sai sự thật với truyền thông trong nước, vu cáo Việt Nam cố tình đâm va.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam |
Trả lời phỏng vấn về vấn đề này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho hay, ông "không hiểu những người trên tàu Trung Quốc nghĩ gì mà lại làm chuyện như thế".
"Tôi không thể tưởng tượng được như một con voi mà đè một con kiến ngã ngửa ra như vậy mà họ thản nhiên bỏ đi.
(...) Thậm chí tôi còn hỏi cảnh sát biển và những người quen biết chúng tôi ở đấy, cá nhân tôi hỏi: Thế họ có ném bình với phao? Không hề.
Hãy hỏi những người Trungg Quốc có mặt trên tàu mà đè bẹp tàu Việt Nam là: Anh đâm như một con voi đè bẹp con kiến như thế, lật ngửa thuyền chúng tôi như thế mà anh không ném một cái phao xuống cho người dân, anh nghĩ gì? Anh là gì mới được?".
Mặt khác, Trung Quốc vẫn tiếp tục rêu rao là sẵn sàng trao đổi, đối thoại hòa bình hướng tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC nhưng trên thực địa Trung Quốc đang huy động rất nhiều phương tiện, từ tàu cá, tàu chiến, máy bay quân sự và thực hiện nhiều hành vi ngang ngược dã man, từ việc ném đá cục cho tới bắn nước bằng máy bơm cao áp rồi đâm va bằng tàu lớn, tàu hiện đại để cản trở và phá hoại ngư dân, lực lượng chấp pháp Việt Nam.
Trước kiểu đối ngoại này của Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định "nếu Trung Quốc cứ nói mà không đi đôi với làm như này thì Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia không đáng tin cậy".
"Đại cục của một quốc gia chính là sự tin cậy của quốc gia đó với cộng đồng quốc tế, đối với những quốc gia láng giềng. Nhưng quan trọng hơn sau đó nữa, hậu quả lâu dài nữa là đối với chính nhân dân họ.
Khi mà nhân dân họ hiểu rằng đối với quốc tế, họ nói mà không đi đôi với làm, thì với nhân dân mình nói có đi đôi với làm hay không, đó mới là quan trọng", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phân tích.
Ông nhấn mạnh: "Tôi nhắc lại mong muốn của chúng tôi là rất mong muốn nước Trung Quốc phát triển hài hòa, hòa bình, Trung Quốc hãy suy nghĩ kỹ và dừng lại hoạt động không xứng đáng với nước Trung Hoa mà họ vẫn thường tự hào".
Theo VTV
Nguyễn Chí Vịnh chém gió mát cả biển Đông
"Chúng ta đủ khả năng để đáp trả nhưng chúng ta không đáp trả vì đó không phải là hành vi phù hợp với pháp luật quốc tế, không phù hợp đạo lý Việt Nam, và nó không giải quyết được vấn đề gì..." - Thượng tướng, Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh
CTV Danlambao - Tối 6.6.2014, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh lên VTV chém gió. CTV Danlambao xin được bổ túc phần phóng viên VTV không dám hỏi và hỏi không dám chiếu để bà con ta hóng gió cho đầy đủ như sau:
PV VTV: Gần đây báo chí Trung Quốc vu cáo tàu thuyền Việt Nam quấy phá, đâm va tàu Trung Quốc, với toan tính ép lực lượng nước này nổ súng, thượng tướng nghĩ sao?
Nguyễn Chí Vịnh: Truyền thông Trung Quốc đưa tin sai sự thật. Nhưng tôi không trách truyền thông Trung Quốc, tôi trách người cung cấp thông tin cho họ. Nếu truyền thông Trung Quốc và tất cả hãng thông tấn Trung Quốc được chứng kiến thực tế, tôi tin họ không đưa tin như vậy.
CTV Danlambao: Vậy tuyên giáo đảng ta cung cấp thông tin cho báo chí và bắt đăng cho đúng lề thì sao?
Nguyễn Chí Vịnh: Thì... thì đảng ta khác đảng bạn!
PV VTV: Thượng tướng cho biết cảm giác về hình ảnh tàu bạn tấn công tàu ta?
Nguyễn Chí Vịnh: Không tưởng tượng được như chiếc tàu như con voi đè một con kiến ngã ngửa ra như vậy mà họ thản nhiên bỏ đi. Không hiểu những người Trung Quốc trên tàu đó nghĩ gì mà lại làm chuyện như thế?
CTV Danlambao: Thế thì hải quân Việt Nam ta ở đâu?
Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta đã có tàu kiểm ngư. Tuy nhiên kiểm ngư ta chủ yếu tuyên truyền cho bạn chúng ta sợ, còn những trường hợp ngư dân xảy ra thì chúng ta đứng thật xa để để theo dõi và hỗ trợ tinh thần chứ chúng ta không phải theo để bảo vệ tàu cá. Bám biển để bảo vệ Tổ Quốc là nhiệm vụ của ngư dân, của những người làm chủ đất nước, đảng và nhà nước ta, đặc biệt là Hải quân anh hùng của ta chỉ làm nhiệm vụ đứng xa quản lý.
PV VTV: Bạn sau khi đâm chìm thuyền xong, họ có ném cho mình mấy cái phao không?
Nguyễn Chí Vịnh: Không hề! Anh đâm như một con voi đè một con kiến, lật ngửa thuyền của chúng tôi ra như thế mà anh không ném một cái phao xuống cho người dân, anh nghĩ gì!?
CTV Danlambao: Thế ta có ném cho ngư dân ta mấy cái phao không?
Nguyễn Chí Vịnh: Không hề! Ta không muốn làm xấu thêm quan hệ với bạn. Vả lại, có muốn cũng ném không tới và ta cũng tránh việc hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển đến cứu hộ và kéo thuyền lật ngữa của ngư dân về bờ. Lý do chủ yếu là ta không muốn xen vào tranh chấp giữa ngư dân và nước bạn ta, điều đấy làm xấu thêm tình hình quan hệ hữu hảo vốn là đại cục của hai đảng anh em.
PV VTV: Thứ trưởng có dự định gì với truyền thông của bạn?
Nguyễn Chí Vịnh: Tôi cũng muốn một lần nữa mời truyền thông Trung Quốc cùng với cảnh sát biển và các hãng truyền thông quốc tế khác ra lại khu vực ấy. Chúng ta đảm bảo an toàn, điều kiện tốt nhất cho họ tác nghiệp, tự do bình luận, đưa tin. Tôi tin là họ sẽ nói khác.
CTV Danlambao: Tức là họ sẽ nói khác ý với thông tin do đảng của bạn cung cấp?
Nguyễn Chí Vịnh: Nhất định rồi!
CTV Danlambao: Thượng tướng có muốn mời truyền thông Việt Nam ra tác nghiệp, tự do bình luận, tự do đưa tin dù khác với thông tin của đảng ta!
Nguyễn Chí Vịnh: Không đời nào! Không thể “Lợi dụng các quyền tự do thông tin để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi và uy tín của đảng ta!”
PV VTV: Chúng ta có đủ khả năng đáp trả những hành động của Trung Quốc hay không?
Nguyễn Chí Vịnh: Tôi xin nói là chúng ta đủ khả năng để đáp trả nhưng chúng ta không đáp trả vì đó không phải là hành vi phù hợp với pháp luật quốc tế, không phù hợp đạo lý Việt Nam, và nó không giải quyết được vấn đề gì.
CTV Danlambao: Vậy thì giàn khoan HD981 vẫn cứ ở lì đấy và nước bạn sẽ dùng đó làm bằng chứng vùng biển xung quanh đúng là vùng khai thác của nước bạn?
Nguyễn Chí Vịnh: Không! chúng ta phải nhất định tranh đấu đơn phương, bằng giải pháp hòa bình, đặt đại cục Việt Trung lên trên hết. Nếu đời chúng tôi không làm được thì đến đời con cháu của nhân dân tiếp tục tranh đấu.
PV VTV: Nếu một ngư dân, tàu cá của Trung Quốc gặp nạn, chúng ta sẽ làm gì?
Nguyễn Chí Vịnh: Tôi tin tưởng cảnh sát biển Việt Nam ngay tại đó sẽ giúp ngư dân, tàu cá của Trung Quốc trở về bờ an toàn. Còn mục đích của lực lượng chấp pháp Việt Nam vẫn là cản phá, ngăn chặn, tuyên truyền và khẳng định chủ quyền ở khu vực này.
CTV Danlambao: Điều này được áp dụng cho ngư dân Việt Nam?
Nguyễn Chí Vịnh: Hừm!!! Tôi tin tưởng ngư dân Việt Nam với truyền thống hào hùng bám biển, với tinh thần không có gì quý hơn độc-lập-tự-lo sẽ tự bơi vào bờ, tự chìm xuống biển, hoặc tự các ngư dân cứu giúp lẫn nhau mà không cần đảng và nhà nước lo.
PV VTV: Thứ trưởng nhận xét như thế nào về những hành vi của TQ?
Nguyễn Chí Vịnh: Tôi buộc lòng phải nói rằng, nếu Trung Quốc cứ nói không đi đôi với làm thì Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia không đáng tin cậy. Đại cục của một quốc gia chính là sự tin cậy của quốc gia đó với cộng đồng quốc tế và các nước láng giềng. Quan trọng hơn, hậu quả lâu dài là khi chính nhân dân họ hiểu đối với quốc tế, chính phủ họ nói không đi đôi với làm thì liệu đối với nhân dân mình, nói có đi đôi với làm không? Đó mới là điều quan trọng.
CTV Danlambao: Thế thì đảng và nhà nước VN ta chắc hẳn lời nói luôn luôn đi đôi với việc làm? Nhất là đối với nhân dân ta?
Nguyễn Chí Vịnh: Hừm, hừm!!! Anh đang lợi dụng quyền báo chí, lợi dụng câu hỏi để có ý xuyên tạc đảng và nhà nước nói một đường làm một nẻo đấy nhễ?
PV VTV: Thứ trưởng có lời nhắn nhủ gì với TQ?
Nguyễn Chí Vịnh: Trung Quốc hãy suy nghĩ thật kỹ và hãy dừng lại những hành động không xứng đáng với một nước Trung Hoa mà họ vẫn thường tự hào.
CTV Danlambao: Thế theo thứ trưởng, đảng và nhà nước ta đã làm những gì để nhân dân ta tự hào trước cảnh nước bạn đem khoan vào khoan, đem thuyền vào húc, đem vòi vào xịt...?
Nguyễn Chí Vịnh: Hừm, hừm, hừm!!! Công an đâu, bắt ngay thằng này!!!
Tôi trả lời tiếp: Trung Quốc sẽ không được gì khi dùng sức mạnh, đe dọa vũ lực để chiếm lĩnh những lợi ích không phải của họ. Trong thế giới văn minh không thể có chuyện một quốc gia ngang nhiên giẫm đạp lên chân lý, luật pháp quốc tế và đơn phương dùng vũ lực để ép buộc quốc gia khác. Trung Quốc đã sai lầm khi cưỡng đoạt chủ quyền Việt Nam.
PV VTV: Thưa thứ trưởng, thượng tướng vậy thì đảng ta có sai lầm khi vẫn đặt "kẻ sai lầm khi cưỡng đoạt chủ quyền Việt Nam" là bạn 4 vàng 16 tốt và phải gìn giữ mối quan hệ hữu hảo ấy như một gia sản cho nhiều thế hệ mai sau?
Nguyễn Chí Vịnh: An ninh đâu, bắt luôn thằng này!!!
Cắt.
Hết phim.
Tắt quạt.
Nữ kế toán treo cổ sau khi vào KS cùng thẩm phán
BĐV- Vào khách sạn thuê phòng cùng thẩm phán, sau khi vị thẩm phán này rời khỏi khách sạn, hôm sau nhân viên phát hiện nữ kế toán treo cổ chết...
Chiều 4/6, nguồn tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) cho hay đã xác định danh tính người phụ nữ chết trong tư thế treo cổ tại khách sạn Ngọc Lan ở phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài có tên Nguyễn Thị Thanh Loan (29 tuổi)
Bà Loan sống độc thân, hiện là kế toán Tòa án nhân dân thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.
Theo thông tin ban đầu, chiều tối 31/5, bà Loan đi cùng ông T.V.H. là thẩm phán Tòa án nhân dân thị xã Phước Long đến khách sạn Ngọc Lan thuê phòng số 14.
Khách sạn Ngọc Lan - nơi xảy ra sự việc |
Đến hơn 20 giờ cùng ngày thì ông H rời khỏi khách sạn Ngọc Lan. Sáng 1/6, thấy có dấu hiệu bất thường, nhân viên khách sạn Ngọc Lan đến gõ cửa phòng số 14 nhưng không thấy ai mở cửa.
Quản lý khách sạn đem chìa khóa đến mở phòng thì phát hiện chị Loan đã chết trong tư thế treo cổ trên chiếc đèn tường bằng một sợi dây điện. Được biết ông H đang sống cùng vợ và hai con ở huyện Bù Gia Mập.
Hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Đồng Xoài đã đến phong tỏa hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết.
Như Quỳnh (Tổng hợp)
Philippines quyết bảo vệ ngư dân khỏi sự tấn công của Trung Quốc
Trước những hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tuyên bố nước này đã chuẩn bị tất cả các phương án đề phòng cho bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin. Ảnh: Philstar
Trả lời câu hỏi của báo giới rằng: “Philippines có lo sợ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá như đã làm với Việt Nam hay không?”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin bày tỏ lo ngại: “Bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra”. Song, ông nhấn mạnh chính quyền Manila đã chuẩn bị mọi phương án cần thiết trong trường hợp căng thẳng khu vực tiếp tục leo thang.
“Cảnh sát biển của chúng tôi luôn đi cùng ngư dân để họ không bị quấy rối. Họ sẽ bảo vệ các ngư dân khỏi sự nguy hiểm”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nhấn mạnh khi nhắc tới những khu vực đánh bắt cá có sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc.
Buổi họp báo ngắn của ông Voltaire Gazmin diễn ra tại Trại Aguinaldo ngày 4/6 trong bối cảnh vào tháng trước tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Theo Philstar dẫn các nguồn tin thân cận, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi bị đâm chìm ở vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 mà Bắc Kinh đang hạ đặt trái phép tại vùng biển thềm lục địa và đặc quyền kinh tế Việt Nam khoảng 12 hải lý về phía tây nam.
Tuy từ đó tới nay, chưa có thông tin nào cho thấy các tàu Trung Quốc có hành động gây hấn, quấy rối đối với các tàu cá Philippines, tuy nhiên, chính quyền Manila không thể quên được vụ tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu nước này hôm 27/1 tại vùng đặc quyền kinh tế của Phlippines. Chính quyền Manila sau đó đã yêu cầu Bắc Kinh cần giải thích rõ về vụ việc, cũng như phản đối hành động thô bạo này.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cùng ngày đã lên tiếng bày tỏ những lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc trên khu vực Thái Bình Dương. Kyodo News dẫn lời ông Onodera cho biết chính quyền Tokyo sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm bảo vệ các hòn đảo xa xôi mà nước này đang quản lý. Bộ trưởng Onodera cũng yêu cầu lực lượng phòng vệ Nhật Bản cần vững vàng đảm bảo hoàn thành xứ mệnh, hay nói cách khác là kiểm soát hiệu quả vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
05/06/2014 - 13:53
Chí Đăng
Trước những hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tuyên bố nước này đã chuẩn bị tất cả các phương án đề phòng cho bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin. Ảnh: Philstar
Trả lời câu hỏi của báo giới rằng: “Philippines có lo sợ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá như đã làm với Việt Nam hay không?”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin bày tỏ lo ngại: “Bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra”. Song, ông nhấn mạnh chính quyền Manila đã chuẩn bị mọi phương án cần thiết trong trường hợp căng thẳng khu vực tiếp tục leo thang.
“Cảnh sát biển của chúng tôi luôn đi cùng ngư dân để họ không bị quấy rối. Họ sẽ bảo vệ các ngư dân khỏi sự nguy hiểm”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nhấn mạnh khi nhắc tới những khu vực đánh bắt cá có sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc.
Buổi họp báo ngắn của ông Voltaire Gazmin diễn ra tại Trại Aguinaldo ngày 4/6 trong bối cảnh vào tháng trước tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Theo Philstar dẫn các nguồn tin thân cận, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi bị đâm chìm ở vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 mà Bắc Kinh đang hạ đặt trái phép tại vùng biển thềm lục địa và đặc quyền kinh tế Việt Nam khoảng 12 hải lý về phía tây nam.
Tuy từ đó tới nay, chưa có thông tin nào cho thấy các tàu Trung Quốc có hành động gây hấn, quấy rối đối với các tàu cá Philippines, tuy nhiên, chính quyền Manila không thể quên được vụ tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu nước này hôm 27/1 tại vùng đặc quyền kinh tế của Phlippines. Chính quyền Manila sau đó đã yêu cầu Bắc Kinh cần giải thích rõ về vụ việc, cũng như phản đối hành động thô bạo này.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cùng ngày đã lên tiếng bày tỏ những lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc trên khu vực Thái Bình Dương. Kyodo News dẫn lời ông Onodera cho biết chính quyền Tokyo sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm bảo vệ các hòn đảo xa xôi mà nước này đang quản lý. Bộ trưởng Onodera cũng yêu cầu lực lượng phòng vệ Nhật Bản cần vững vàng đảm bảo hoàn thành xứ mệnh, hay nói cách khác là kiểm soát hiệu quả vùng đặc quyền kinh tế của nước này. |
05/06/2014 - 13:53
Chí Đăng
Cầu Vĩnh Tuy nứt đúng quy trình: Lỗi tại ông trời...?
BĐV - Kết luận cầu Vĩnh Tuy nứt vẫn an toàn, dư luận lo ngại kịch bản "nứt cho phép", "nứt nội bộ" sẽ lặp lại.
Nứt đúng quy trình
Thông tin về cây cầu Vĩnh Tuy tiêu tốn 3.600 tỷ đồng nhưng vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện hàng loạt vết nứt dọc kéo dài, có vết nứt còn trong tình trạng rò rỉ nước và thân trụ cũng xuất hiện nhiều vết nứt ngang làm nhiều chuyên gia bất an.
Đích thân ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết, qua kiểm tra trực quan cho thấy, vết nứt dọc trụ H22, độ rộng vết nứt 2,3-2,6mm, chiều dài vết nứt từ điểm tiếp giáp đất lên trên trụ khoảng 10m.
Các chuyên gia cho rằng không thể dùng phương pháp dán keo để khắc phục vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy - Ảnh: Lê Quân |
Dù đánh giá vết nứt trụ cầu có thể do co ngót bê tông, tuy nhiên vị lãnh đạo sở vẫn nhắc nhở cần phải theo dõi, đủ thấy vết nứt này không hẳn đã hoàn toàn là bình thường.
Điều này được chứng minh qua sự sốt sắng từ phản ứng của Bộ Xây dựng. Đích thân Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế vết nứt tại cầu Vĩnh Tuy.
Qua thị sát, ngài Bộ trưởng đã tức tốc chỉ đạo: "Phải có đơn vị kiểm định độc lập" và “Phải kết luận được có đảm bảo an toàn hay không và phải kết luận được tuổi thọ của công trình”.
Dư luận càng được phen hoang mang, đến cả người lãnh đạo đứng đầu ngành xây dựng khi quan sát vết nứt còn thấy lo lắng, bất an là vậy, thử hỏi người dân không hoang mang sao được.
Lại nữa, chính ông, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam còn phải lo lắng thốt lên: "Nguy hiểm vì phát hiện quá muộn".
Ông cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến các vết nứt trụ cầu Vĩnh Tuy chắc chắn không phải do thiết kế mà khả năng do lỗi phát sinh trong quá trình thi công nhiều hơn.
Thế nhưng, có vẻ đó chỉ là những lo lắng thừa. Đây nhé, Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã có kết luận chính thức tìm ra nguyên nhân gây nứt trụ cầu Vĩnh Tuy.
Theo kết luận này, nguyên nhân gây nứt trụ cầu là do "chênh lệch nhiệt độ" trong quá trình thi công chứ chả phải do chất lượng thi công hay do chạy tiến độ, rút ruột công trình.
Vậy mà, chưa gì dư luận đã ồn ào, nào là cầu Vĩnh Tuy ứng nghiệm lời cảnh báo công trình Đại lễ 1000 năm, nào là nguy hiểm... rồi đòi siêu âm, mổ sẻ nguyên nhân, thậm chí có người còn độc miệng cảnh báo bị ám ảnh lo giống cây cầu Chu Va 6.
Lẽ ra, dư luận nên bình tĩnh tin tưởng lời ông Phan Quốc Hiếu - Tổng Giám đốc Tổng công ty XD Thăng Long, đơn vị thi công gói thầu này.
Ông Hiếu đã nói rồi, trong quá trình triển khai thi công, nhà thầu đã tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các quy trình, quy phạm. Thế thì làm sao mà sai được. Chỉ có thể do lỗi khách quan, lỗi của thời tiết.
Thì rõ ràng rồi đấy, kết luận cũng khẳng định rồi, vết nứt vẫn "an toàn", "nứt đúng quy trình".
Nhiều vết nứt... xử lỗi nhiệt độ, thời tiết
Thực tế, từ giữa tháng 5/2013, cầu Vĩnh Tuy cũng đã xuất hiện nhiều vết sụt, nứt ở phía đầu nam hướng về đường Minh Khai và Trần Nhật Duật (Hà Nội).
Vết nứt, sụt lún nhanh chóng được xử lý bằng lớp nhựa mới, nhưng khéo che cũng chẳng lại được với ông trời. Chỉ một thời gian ngắn, mặt cầu lại tiếp tục những vết sụt lún chằng chịt kéo dài tại khu vực đường dẫn phía nam, khiến phương tiện qua lại khó khăn.
Dư luận lại ồn ào, lại lo ngại cầu Vĩnh Tuy là kịch bản lặp lại với hàng loạt vết nứt từ các cây cầu tiền tỉ vừa xây xong như cầu Thăng Long, cầu Rồng.
Báo chí rầm rầm đưa tin, cầu Thăng Long với tổng mức đầu tư lên tới 97 tỷ đồng cho việc sửa chữa nhưng cũng từng bị nứt chỉ sau 3 tháng thông xe lại.
Thậm chí có báo còn đếm cụ thể được hơn 10 vết nứt trên mặt cầu mới sửa chữa, nhiều vết trung bình dài hơn 1m, rộng 4-5cm. Đặc biệt có vết dài 2m, sâu hơn 5 - 7cm để lộ ra lớp bê tông thứ 2 trên mặt cầu.
Ở sát 2 bên lan can cầu có những vết xẻ mặt cầu để tạo rãnh thoát nước.
Cầu Thăng Long nhiều lần phải sửa chữa với tổng kinh phí lớn nhưng vẫn liên tiếp bị hư hỏng |
Rồi lại đến thông tin cầu Rồng (Đà Nẵng) mới đưa vào sử dụng ngày 29/3/2013 đã xuất hiện hàng loạt vết nứt trêm các kết cấu thân và mố cầu dọc theo phương thẳng đứng với chiều dài từ 0,3-0,5m.
Đặc biệt trên cầu xuất hiện những vết nứt dài, kéo từ đỉnh mố đến chân mố. Cho dù các vết nứt đã được công nhân trám lại nhưng vẫn không che được những vết nứt kéo dài.
Bên cạnh những vết nứt trên thân mố, tình trạng nước rỉ từ phía đỉnh mố xuống chân mố khiến người dân quan ngại khi đi qua đây.
Nhưng vẫn là bản tính "cầm đèn chạy trước ô tô" của người Việt, lại đòi tìm nguyên nhân, đòi truy trách nhiệm, thậm chí còn yêu cầu phải bồi thường, cách chức.
Gớm chửa, làm gì cũng phải có quy trình, không thể vội vàng xồn xồn thế được. Phải nghe ông Nguyễn Năng Thể (Phó Tổng Giám đốc PMU2) giải thích thì mới hiểu ra còn có thêm một khái niệm nữa "nứt cục bộ, nứt vẫn an toàn".
Lại đây nữa, ông Nguyễn Hà Nam, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Cầu Rồng cũng khẳng định: "nứt cấu tạo, là vết nứt dọc chứ không phải vết nứt ngang, không ảnh hưởng đến công trình".
Ôi chao, sao ngôn ngữ Việt Nam phong phú thế, chỉ với vết nứt thôi mà các nhà quản lý đã dẫn ra cả năm bảy cái khái niệm. Thế là đúng rồi nhé, tất cả đều đúng quy trình, tất cả đều an toàn và không ai phải chịu trách nhiệm. Nguyên nhân là tại ông Trời.
Còn nhớ vụ sập cầu Chu Va 6, người ta cũng quy lỗi cho cái ắc neo, "do ắc neo tăng đơ gia công không đúng quy trình nên quá giòn, nên dẫn đến tai nạn". Thậm chí ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT còn lớn tiếng đòi xử lý trách nhiệm với cái ắc neo gây tội này.
Chỉ đến khi, Công an vào cuộc điều tra, ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam về tội Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng lúc đó dư luận mới thở phào, cái ắc neo "được thoát tội".
Mà trước đó, nói về sự cẩn trọng trong việc quy tội cái ắc neo, thứ trưởng Trường còn cho rằng liên quan đến sinh mạng con người, nên phải cẩn trọng để tránh oan sai. Thế nhưng khi quy tội cho cái ắc neo, chắc vị thứ trưởng nghĩ ắc neo không có miệng, không biết kêu oan.
Phải chăng, quy tội vết nứt cầu Vĩnh Tuy cho ông trời, ngành giao thông, xây dựng cũng đã nghĩ như vậy?
Lam Lam
Trung Quốc thách thức tuyên bố của G7 về Biển Đông, Hoa Đông
SMO-Ngay sau khi G7 ra tuyên bố quan ngại sâu sắc về các hành vi sử dụng vũ lực đơn phương tại Biển Đông và Hoa Đông, sáng nay (6/6), Trung Quốc đã ngang ngược phản hồi bằng các hành động cụ thể.
Tàu Trung Quốc phụt vòi rồng vào tàu Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam
Hãng tin AFP dẫn thông báo từ Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết vào lúc 10 giờ sáng 6/6, hai tàu Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải rộng 12 hải lý quanh một trong các hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku do Tokyo quản lý. Đây là lần thứ 13 trong năm 2014, các tàu Trung Quốc thực hiện hành vi này.
Trong khi đó, trên Biển Đông, giàn khoan HYSY 981 cùng rất nhiều tàu, máy bay Trung Quốc vẫn đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong ngày 5/6, Bắc Kinh còn điều thêm 2 tàu quân sự, điều tàu hộ vệ tên lửa tới khu vực khiến tình hình càng thêm căng thẳng. Còn tại Trường Sa, Trung Quốc được cho là đang tiến hành bê tông hóa tại các bãi đá ngầm nhằm xây dựng căn cứ quân sự.
Những bước đi leo thang của Trung Quốc diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao nước này đe dọa sự can thiệp của bên ngoài chỉ làm phức tạp thêm tình hình và sẵn sàng có biện pháp đáp trả kiên quyết bất kỳ “khiêu khích” nào của một số quốc gia “xâm phạm” lãnh thổ của Trung Quốc.
Cũng trong ngày hôm nay, một số trang tin tức của Trung Quốc đưa tin, có thể Trung Quốc sẽ bổ sung thêm một loạt tàu chiến hộ tống lớp Tô Châu tới Hoàng Sa. Thông tin này chưa được khẳng định chính thức nhưng trong bản báo cáo hàng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ với tiêu đề "Sự phát triển quân sự và an ninh của Trung Quốc năm 2014” đã cảnh báo Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn sàng gây hấn để thực hiện ý đồ độc chiếm vùng biển này của mình.
Ngày 5/6, chủ tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm đã tới Văn phòng luật sư (LS) Đỗ Pháp (Đoàn LS TP.Đà Nẵng) để hoàn thành hồ sơ pháp lý khởi kiện tàu Trung Quốc. Phía luật sư khẳng định nếu bị đơn không tham gia tố tụng, tòa án vẫn có thể xét xử vắng mặt và tuyên án. |
06/06/2014 - 14:22
Chí Đăng
Câu chuyện Luật Biểu tình
Trần Vinh Dự
VOA-05.06.2014
Những ngày gần đây, câu chuyện Luật Biểu tình lại trở lại trang nhất của báo chí trong nước. Lý do là hồi cuối tháng 5 vừa rồi, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một nghị quyết về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2015. Theo đó, dự thảo Luật Biểu tình (do Bộ Công an chủ trì xây dựng) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 9 và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 10 (cuối năm 2015).
Còn nhớ hồi 3 năm trước (năm 2011), việc soạn thảo và thông qua Luật Biểu tình từng được nêu ra tại Quốc hội. Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày đó đã lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ việc soạn thảo dự luật này.
Thế nhưng sau 3 năm, hầu như không có ai nói đến chuyện này nữa. Đề xuất của chính phủ hồi năm 2011 bị lãng quên. Chỉ còn lại câu nói bất hủ của một đại biểu Quốc hội tên là Hoàng Hữu Phước (đại biểu của Sài Gòn) hồi đó rằng “cần phải loại bỏ Luật Lập hội và Luật Biểu tình khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, vì đa số công dân sẽ không ủng hộ dự luật này”.
Vnexpress trích lời ông Phước hồi năm 2011 cho rằng “cuộc biểu tình tháng 8 vừa qua tại London lan ra nhiều thành phố khác đã biến thành bạo loạn, cướp bóc, đốt nhà, làm ô danh đất nước. Rồi cuộc biểu tình chiếm phố Wall tại New York và nhiều thành phố lớn của Mỹ cũng gây ra tình trạng bẩn thỉu, ẩu đả, trộm cắp, và hiếp dâm”.
Không biết quan điểm của ông Phước có phải là quan điểm chính thống hay không, nhưng rõ ràng ý kiến về việc phải có Luật Biểu tình, trong đó có cả ý kiến của Thủ tướng Dũng, bị rơi vào quên lãng.
Vậy tại sao đến giờ ý kiến này lại xuất hiện, và lần này Quốc hội có vẻ quyết tâm hơn? Ít ra cũng không có những ý kiến như của Nghị Phước hồi năm 2011?
Cho tới nay, quyền được biểu tình của người Việt chỉ được quy định một cách mù mờ trong Hiến pháp. Điều 69 của Hiến pháp chỉ quy định công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Hiện nay vẫn chưa có luật quy định thế nào là “theo quy định của pháp luật” mà chỉ có Nghị định 38 của Chính phủ (ban hành từ năm 2005) về các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng (không nói cụ thể về biểu tình).
Điều 3 của Nghị định này nói về các hành vi bị nghiêm cấm. Trong các hành vi bị nghiêm cấm này có việc tụ tập đông người nơi công cộng không xin phép và được chấp thuận của Uỷ ban Nhân dân cấp có thẩm quyền. Nghị định này chỉ nói là người hoặc tổ chức đứng ra tổ chức biểu tình phải nộp đơn xin phép đến UBND cấp có thẩm quyền, nhưng không nói rõ là cấp nào (phường/xã, hay quận/huyện, hay tỉnh/thành phố). Nghị định cũng chỉ nói UBND cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét trong vòng 7 ngày từ ngày nhận đơn, nhưng không nói UBND cấp có thẩm quyền này bắt buộc phải đồng ý cho phép tổ chức biểu tình nếu đơn xin phép là hợp pháp hay không.
Vì sự mù mờ này, không có ai đi xin biểu tình ở Việt Nam theo Nghị định 38. Các tổ chức của nhà nước và hệ thống chính trị của Việt Nam thì nghiễm nhiên không chịu quy định bởi Nghị định này, vì thế dù họ có đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình thì cũng không tính. Do đó, nói một cách sòng phẳng, Nghị định 38 không giúp gì cho người dân thực hiện quyền biểu tình, trái lại nó còn tạo ra một con ngáo ộp khiến họ khiếp sợ, vì từ khi có nghị định này, tất cả các hành vi tụ tập đông người nơi công cộng không xin phép đều bị nghiêm cấm.
Nhưng tại sao mùa hè năm 2011, và giờ là mùa hè năm 2014, câu chuyện phải có Luật Biểu tình lại liên tục được đưa ra? Có vẻ như những nhà làm luật của Việt Nam (không phải tất cả) đang dần dần nhìn thấy một số lợi ích nhất định của biểu tình (có kiểm soát). Ít nhất, có Luật Biểu tình, và sau đó, thi thoảng cho phép một số cuộc biểu tình nhỏ, sẽ góp phần tạo cảm giác Việt Nam là một đất nước văn minh hơn, và dân chủ hơn. Điều này tốt về mặt PR ra thế giới.
Nhưng quan trọng hơn, mùa hè năm 2011 là thời điểm Trung Quốc lấn tới với việc chủ động quấy phá và cắt cáp tầu thăm dò dầu khí Bình Minh của Việt Nam. Sự kiện này đã tạo ra bất bình trong dư luận và nhiều người muốn đi biểu tình phản đối Trung Quốc. Năm 2014 này lại xảy ra sự kiện Trung Quốc lấn tới thêm một bước dài nữa thông qua việc kéo giàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để khoan thăm dò dầu khí. Sự kiện này một lần nữa lại tạo ra bất bình trong dư luận và nhiều người lại muốn đi biểu tình.
Trong những thời điểm như vậy, ngăn cản công chúng Việt Nam đi biểu tình là một việc làm không hay ho gì. Nó dễ dẫn tới chuyện người dân thay vì oán hận ngoại bang xâm lược thì lại quay sang oán hận chính quyền trong nước. Vì thế, cho họ biểu tình một cách có kiểm soát thì lại được tiếng là đứng về phía nhân dân. Quan trọng hơn, các cuộc biểu tình như vậy có sức hấp dẫn với truyền thông thế giới, và vì thế góp phần quan trọng vào việc đưa tin về sự phản kháng của người Việt đối với chính sách bành trướng của nước láng giềng.
Thế nhưng nếu một luật như Luật Biểu tình được viết ra chỉ để nhằm tạo điều kiện quản lý một số cuộc biểu tình như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì có vẻ như nó không xứng đáng lắm với tư cách là một luật được kỳ vọng mang lại thêm chút quyền tự do cho người dân Việt Nam.
Để xứng đáng, nó phải vượt xa Nghị định 38 về mọi mặt. Nó phải thực sự trao quyền vào tay người dân, mặc dù việc trao quyền này chắc chắn có giới hạn, thí dụ việc biểu tình ủng hộ đa đảng chắc chắn luôn bị cấm. Việc trao quyền này phải dưới hình thức liệt kê rõ những cuộc biểu tình hướng vào mục tiêu gì, tại những thời điểm nào, thì chắc chắn phải được chấp thuận và cơ quan quản lý không có quyền từ chối. Trong những phạm vi cho phép này, việc của cơ quan quản lý là bảo đảm an ninh cho những người biểu tình và những người dân khác, chứ không phải xuất hiện với tư cách là lực lượng trấn áp, đe doạ, hay phục vụ công tác điều tra, lập hồ sơ những người tham gia.
Những chuyện này có trở thành hiện thực hay không thì chỉ có những người rất lạc quan may ra mới dám hi vọng. Lộ trình mà Quốc hội đặt ra cho việc xem xét và thông qua luật này là cuối năm 2015, trùng khớp với thời điểm nước sôi lửa bỏng về chính trị ở Việt Nam khi việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng CSVN khoá tiếp theo đi đến hồi nước rút. Vì thế, khả năng một lần nữa nó lại bị chìm vào quên lãng giống như lần trước không phải là không có.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hoàn cảnh hiện nay của ngư dân bị tàu TQ xâm hại
Tàu sắt của Trung Quốc ngang nhiên đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam hôm 26/5.Ảnh chụp từ video clip
Thanh Trúc, phóng viên RFA 2014-06-06
Nhà nước Việt Nam khuyến khích ngư dân bằng mọi giá ra khơi để khẳng định chủ quyền trên vùng biển Việt Nam, đặc biệt ngay cả sau khi mà Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan HD-981 từ ngày 2 tháng Năm, rồi vụ một tàu cá Đà Nẵng bị đâm chìm gần khu vực giàn khoan.
Luôn bị xua đuổi
Thanh Trúc liên lạc với một số ngư dân vừa trở về, thuật lại cảnh ngộ của họ trên biển cả:
“Tàu đi ngày 11, cách Hoàng Sa khoảng 100 lý, đó là vùng của Việt Nam làm. Tàu đi lúc nào cũng có đồng đội thì nói chung là lúc nào cũng bị xua đuổi miết, phun nước xong rồi chạy đến thật sát. Nói chung mình tàu gỗ thì thấy tàu sắt mình cũng phải sợ, khi bọn chúng đến thì mình bỏ mình chạy để tránh né chứ mình tàu gỗ so với tàu sắt thì ngư dân Việt Nam mình thua nhiều.”
Đó là lời anh Trương Văn Nên, mà chiếc tàu cá ĐN9005 do anh làm thuyền trưởng, phát xuất theo đội tàu 5 chiếc ngày 11 tháng Năm từ bãi Thanh Khê, Đà Nẵng, bị tàu Trung Quốc xịt nước rồi đâm hỏng, vừa trở về bờ ngày 4 tây tháng 6 vừa qua:
“Thiệt hại một chiếc, tông là 4 chiếc, tông từ đằng sau tông tới thì nói chung thứ nhất là hở be, nói chung gỗ đóng tàu gọi là be, từ đó coi như là bị nước vào.”
Tuy bị tông như vậy nhưng so với các thuyền bạn thì tàu cá của anh Trương Văn Nên được coi là chỉ bị hư hại nhẹ:
Mình tàu gỗ thì thấy tàu sắt mình cũng phải sợ, khi bọn chúng đến thì mình bỏ mình chạy để tránh né chứ mình tàu gỗ so với tàu sắt thì ngư dân Việt Nam mình thua nhiều.
-Anh Trương Văn Nên
“Tông mà ví dụ như hắn sơ sơ thì mình còn làm lại được, còn nếu mà hắn tông nặng quá thì cũng nhờ đồng đội kêu cứu để dắt vào. Nói chung cũng bị 40%, bởi vì nếu phần trên chưa đến cái mực nước ngoài biển thì không vô nước bao nhiêu. Bị gãy diền hay be nói chung là ở cái phần trên.”
Dẫu sao, vẫn lời anh Trương Văn Nên, ngày nào tàu Trung Quốc còn tiếp tục hung hăng tấn công vào tàu cá Việt Nam thì ngày đó mối nguy chết người vẫn chực chờ trong lúc vợ con gia đình ngư dân lâm cảnh thiếu thốn:
“Trung Quốc đem những cái tàu rất là to, đằng sau có đằng trước có. Mỗi lần nó tông thì coi như là chìm, nó rượt đuổi thì mình phải bỏ chạy nhưng mà chạy theo công suất của tàu Việt Nam mà tàu gỗ ngư dân thì coi như chạy không lại tàu Trung Quốc.
Nhà nước họ đến hỏi thăm, còn nhiệm vụ của mình thì mình phải đi làm. Thứ nhất là lo gạo cơm cho 12 thuyền viên ở trên tàu, mình là thuyền trưởng nữa là 13. Cho nên phải ra phải cố gắng đánh bắt, nhưng mà gặp bọn Trung Quốc xua đuổi quá, mỗi lần nó đến dí coi như là lưới chài kéo không kịp coi như mất đủ loại hết, thuyền viên trong tàu mình thì vợ con cũng đói khát. Cho nên nhiều lúc về cũng kêu gọi nhà nước làm thế nào cho bà con ngư dân ra làm chứ còn tàu gỗ chống với tàu Trung Quốc thì không được rồi.”
Cũng ra khơi ngày 11 tháng Năm từ bãi biển Thanh Khê nhưng ở một điểm xuất phát xa hơn, trở về ngày 3 tháng Sáu vừa rồi, tàu cá ĐN90175 của thuyền trưởng Trương Văn Hay hai lần bị tàu Trung Quốc đâm vào:
“Khoảng ngày 15 thì anh đi ra cách đảo Tri Tôn về hướng Nam khoảng 25 lý. Ngày 15 chiều, hồi 6 giờ, đang thả lưới thì một tiếng đồng hồ sau anh phát hiện có một số tàu Trung Quốc đang chạy xuống.
Thấy tàu Trung Quốc ngày càng tiến gần và linh cảm có điều không ổn, thuyền trưởng Trương Văn Hay bảo thuyền viên thu lưới lên:
“Gỡ lưới xong cái là anh lên ga anh chạy. Chạy một đoạn là nó dí theo khoảng 6 chiếc. Thấy không ổn bắt đầu anh tăng tốc thì cái tàu 71075 anh còn nhớ nó lao thẳng nó đâm va vào tàu anh làm hư hỏng nặng.”
Tàu cá của thuyền trưởng Trương Văn Hay bị gãy đuôi lái và sập ca bin:
“Nước tràn vào mà cái phần be trên mức nước khoảng 2 mét là nó vỡ ra, anh em hơi mất tinh thần thì bắt đầu anh lên tốc độ anh chạy về phía Tây Nam một đoạn xa nữa, bắt đầu anh dừng máy lại, nói anh em chịu khó nhảy xuống biển để mình khắc phục lại. Mình lấy gỗ lấy vải mình xảm vào, xong mình lấy tranh và móp mình đóng mình trám lại hết, coi như trám ngoài và đóng đinh hết toàn bộ toàn bộ thì mới cầm được.”
Sau đó, thuyền trưởng và thuyền viên quyết định ở lại đánh bắt cá với hy vọng có thể bù vào chỗ phí tổn sữa chiếc tàu bị hư hỏng khi về bờ. Năm ngày sau tàu lại bị tấn công lần hai:
“Đến ngày 20 tháng Năm, khoảng 14 giờ chiều, có một tàu vỏ thép Trung Quốc, tàu vỏ thép lớn đó, lao xuống xua đuổi tấn công mạnh luôn. Bị tấn công thì anh ra tốc độ hai máy anh chạy mà không kịp. Nó lao thẳng nó đâm tiếp vào mình là ngày 20 đó. Thế là anh em mới la làng lên, họ nói “quẹo phải, quẹo phải”. Nhờ sự khôn khéo và mưu trí của anh em thủy thủ nên anh quẹo phải một cái là lách được, hai tàu sát nhau coi như 30 centimét thì nó dừng lại. Thế là anh quẹo phải anh chạy xa cái đảo Tri Tôn 40 lý, anh làm để kiếm tổn rồi anh vô đất liền chiều ngày 3 rồi.”
Sự hung hăng thô bạo của tàu TQ
Đối với các ngư dân của Lý Sơn, Thanh Khê, những vụ tấn công của tàu vỏ thép Trung Quốc, ba bốn chiếc bao vây truy đuổi một chiếc tàu cá đơn lẻ của Việt Nam, là những màn săn bắt đứng tim trên biển. Vẫn lời thuyền trưởng Trương Văn Hay:
“Khủng khiếp quá, cái sự hung hăng thô bạo của nó ghê quá, nó làm cho mình chìm luôn, cố ý đâm cho mình chết nhưng mà anh đẩy tốc độ ra anh lách được, cho nên nó bể phần trên thôi và bể thêm trên ca bin nữa, còn tầng dưới mình cố gắng khắc phục để mình ở lại bám biển và kiếm phí tổn, nếu chạy vào thì lỗ tổn nặng.”
Khủng khiếp quá, cái sự hung hăng thô bạo của nó ghê quá, nó làm cho mình chìm luôn, cố ý đâm cho mình chết.
-Trương Văn Hay
Được hỏi có bao nhiêu tàu Trung Quốc tại khu vực gần đảo Tri Tôn của Hoàng Sa, nơi tàu cá của anh bị tàu Trung Quốc đâm vào, thuyền trưởng Trương Văn Hay cho biết:
“Sáu mươi chiếc, chưa tính đến tàu chiến và tàu kiểm ngư của nó nữa, nó đi tuần tra rất là nhiều. Lớn lắm, tàu này anh nghĩ không phải tàu tư nhân mà là tàu nhà nước đóng cho dân hắn đi, giả dạng ra để va chạm bọn anh đây. Tàu đó không có lưới, không có ngư cụ trên tàu mà.”
Khẳng định vùng biển nơi mà tàu cá mình bị tàu Trung Quốc đâm chính là ngư trường truyền thống của người Việt Nam, thuyền trưởng Trương Văn Hay dứt khoát là ngư dân Việt Nam phải trở ra đó hoạt động trong mọi lúc có thể:
“Vùng biển đó cách đảo Lý Sơn khoảng 120 lý, cách Đà Nẵng cỡ 150 lý chớ mấy. Đà Nẵng và Lý Sơn là vùng truyền thống mà ngư dân bọn anh luôn hoạt động khai thác mà. Nghĩa là nó đang tranh chấp giàn khoan gần chổ đó, nó vây gần ghê lắm, nó đưa tàu đông ghê lắm, nó bày tỏ cái thái độ hung bạo, nó ỷ tàu sắt to nó đâm hiên ngang. Vô nhân đạo lắm, nó tông bễ tàu, chìm tàu, người chết mà nó vẫn bỏ chạy bình thường nó đâu có cứu người đâu.”
Còn lực lượng những đội tàu cá bên phía ngư dân Việt cũng đông đảo không kém:
“Tàu Đà Nẵng mình cũng đông, tàu Lý Sơn Quảng Ngãi mình cũng có, hoạt động gần gần cách đó 5 lý, 10 lý. Ngư trường đó là của bà con khai thác từ xưa đến nay quanh đảo Hoàng Sa mà cha mẹ ông bà để lại. Ác cái là cứ tới ngày mùa tháng mùa là những đàn cá chung quanh cái đảo chung quanh cách hai ba chục lý là nó nhiều, cho nên bà con theo đuổi cái đàn cá nớ để làm kiếm sống.”
Cũng như tàu cá bị nạn của thuyền trưởng Trương Văn Nên, tàu cá của thuyền trưởng Trương Văn Hay chưa được sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền địa phương.
Trong lúc chờ đợi tàu được sửa chữa lại để tiếp tục ra khơi bám biển, thuyền trưởng Trương Văn Hay nói anh đã kiến nghị chính quyền địa phương hỗ trợ cho ngư dân khắc phục tàu bị hư hại, đồng thời giúp thêm cho sinh hoạt gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn vì bị tàu Trung Quốc cản trở.
Subscribe to:
Posts (Atom)