Friday, January 9, 2015

Xe container tông xe CSGT, 1 người chết cháy

(TNO) Vụ tai nạn giữa xe container và xe CSGT xảy ra vào khoảng 0 giờ 45 sáng nay 10.1, trên tuyến QL1A (đoạn qua phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) khiến tài xế xe container chết cháy, một chiến sĩ CSGT bị thương nặng.
Xe container tông xe CSGT, 1 người chết cháy - ảnh 1
Xe container tông xe CSGT, 1 người chết cháy - ảnh 2
Xe container tông xe CSGT, 1 người chết cháy - ảnh 3
Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Bùi Ngọc Long
Vào thời điểm trên, xe container BKS 29C-24051 đang lưu thông theo hướng bắc - nam, bất ngờ tông mạnh vào ô tô mang BKS 75A-00103 của tổ tuần tra CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đang làm nhiệm vụ. Hậu quả, cả hai xe lao xuống ruộng và bốc cháy; thượng úy Nguyễn Tín bị thương nặng, lái xe container chết cháy.
Theo thông tin ban đầu, trước lúc xảy ra tai nạn, xe container dừng ở trạm xăng Quang Sơn trên tuyến đường này. Sau khi đổ khoảng 100 lít dầu, nhân viên cây xăng yêu cầu trả tiền, tài xế này đã giật lấy vòi dầu phun lên xe và dọa đốt cháy. Sau đó, lái xe container điều khiển xe bỏ chạy với tốc độ cao. Chạy được một đoạn thì xe container tông vào xe của CSGT.
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra.
Bùi Ngọc Long

Ưu thế dầu đá phiến của Mỹ

Kỹ thuật khai thác hiệu quả dầu khí từ đá phiến cho phép Mỹ tính đến việc bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu loại tài nguyên thiết yếu này.

Ưu thế dầu đá phiến của Mỹ - ảnh 1
Phương pháp fracking và khoan xiên ngang
Giá dầu thô trên thế giới đã giảm mạnh trong thời gian vừa qua. Nếu trong năm 2008 giá dầu đạt đến mức 160 USD/thùng và duy trì ở mức dao động trong khoảng từ 100 - 120 USD/thùng cho đến những năm 2013 - 2014, thì giá dầu đã sụt giảm một cách không ngờ và chỉ còn dưới 60 USD/thùng vào cuối năm 2014. Chiều hướng này có thể được duy trì trong thời gian sắp tới hay không vẫn là một câu hỏi, nhưng bỏ ngoài các yếu tố thương mại và chính trị trên thế giới thì kỹ thuật khai thác hiệu quả dầu khí từ đá phiến của Mỹ là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc hạ giá thành của loại nhiên liệu cốt yếu này.
Nguồn gốc dầu khí đá phiến
Trong các kiểu khai thác truyền thống, dầu khí được hình thành trong đá phiến (shale), đây là nhóm đá tạo thành trong ao hồ, đầm lầy, nền biển cạn... chứa nhiều vật liệu hữu cơ như rong tảo, mảnh vụn thực vật. Trong những điều kiện bị vùi lấp nhanh chóng và môi trường yếm khí sâu bên dưới, chúng sẽ chuyển hóa dần thành dầu và khí. Sau khi hình thành trong nhóm đá phiến, hay còn gọi là đá nguồn, với một tỷ trọng thấp hơn tỷ trọng các nhóm đá chung quanh, các phân tử dầu khí có khuynh hướng thoát ra khỏi đá nguồn và di chuyển lên trên về phía mặt ngoài vỏ đất qua các khe hở li ti của các nhóm đá có đặc tính thẩm thấu phía bên trên (đá cát, đá vôi...) hay còn gọi là đá chứa. Sự di chuyển lên trên của dầu khí sẽ bị chặn lại khi chúng gặp một nhóm đá không thẩm thấu (đá phiến, đá muối...) và dần dà tập trung nhiều hơn tại nơi đây, tạo thành các túi dầu khí với những cấu trúc khác nhau. Đây chính là nơi các mũi khoan nhắm đến để thu hoạch nguồn “vàng đen” từ thiên nhiên.
Khác với các kiểu truyền thống, khai thác dầu khí trong đá phiến là phương cách khai thác trực tiếp từ đá nguồn chứ không phải từ trong các vỉa đá chứa túi dầu. Thực ra kỹ nghệ khai thác dầu từ đá phiến từng được thực hiện từ thập niên 1970, lúc đó đá phiến chứa dầu khí nằm cạn hoặc lộ trên mặt đất, được cào bới và di chuyển vào các bồn chứa. Tại đây chúng được nung nóng và trộn lẫn với các luồng hơi nước nóng và nén ép để trích xuất dầu khí. Kỹ thuật này không mang lại hiệu quả kinh tế cao và vấn đề trọng yếu là thiếu kho bãi chứa đá phiến trong cả hai phần thu thập và thải bỏ, cùng các vấn đề an toàn môi sinh.
Ứng dụng công nghệ
Mọi việc chỉ trở nên tốt đẹp hơn vào giữa thập niên 2000 khi các ứng dụng kỹ thuật mới được phát triển. Sự khai thác hiệu quả dầu khí từ đá phiến được hỗ trợ bằng các phương pháp kỹ thuật khác nhau, nổi bật là kỹ thuật khoan xiên ngang (horizontal directional drilling) và làm rạn nứt đá bằng thủy lực (hydraulic fracking, còn gọi là fracking). Một thí dụ dễ hiểu về khoan xiên ngang là khi khai thác dầu khí, nhất là ở ngoài biển, người ta không cần phải di chuyển giàn khoan đến các vị trí khác nhau của mỏ dầu khí để khoan thẳng đứng từ trên xuống dưới mà chỉ cần cố định giàn khoan và từ đó khoan xiên ngang đến các vị trí cần thiết bên dưới.
Kỹ thuật fracking được thực hiện bằng cách dùng nước nóng dưới áp suất cực lớn bắn vào vách đá chung quanh để làm phần vách rạn nứt và các hạt dầu khí trong đó sẽ di chuyển ra ngoài một cách dễ dàng hơn để vào các ống dẫn. Vào những năm cuối thập niên 2000, những kỹ thuật ấy được áp dụng trực tiếp trên phần đá nguồn (đá phiến) sau khi một giếng khoan xiên ngang được tạo ra ngay bên trong các lớp đá này.
Cho đến nay đá phiến chứa dầu khí đã được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng nhiều nhất vẫn là ở Mỹ. Vùng đá phiến chứa dầu khí Green River Formation nằm giữa các tiểu bang Colorado, Wyoming và Utah có trữ lượng khoảng 1.200 - 1.800 tỉ thùng. Không hẳn chúng sẽ được khai thác hết nhưng với ước tính trữ lượng có thể khai thác được là 800 tỉ thùng, thì con số này cũng đã gấp 3 lần trữ lượng dầu khí của Ả Rập Xê Út.
Với con số tiêu thụ khoảng 20 triệu thùng mỗi ngày, nếu nguồn dầu từ đá phiến có thể đóng góp 1/4 nhu cầu cần thiết bên cạnh các nguồn dầu khác trên nước Mỹ, dầu từ đá phiến Green River Formation sẽ được cung cấp liên tục khoảng 400 năm nữa. Mỹ đã đưa ra lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt từ 1975 để bảo vệ nguồn tài nguyên và bảo đảm an toàn cho nhu cầu trong nước nhưng trong những ngày vừa qua họ đang xem xét lại việc đồng ý cho các công ty dầu của Mỹ xuất khẩu dầu sang các nước khác.
Giá dầu tiếp tục giảm không phanh
Giá dầu tiếp tục phá ngưỡng giảm kỷ lục trong 4 phiên giao dịch liên tiếp. Theo Reuters, giá dầu Brent giao sau ngày 7.1 sụt liên tiếp đến mức có lúc còn 49,92 USD/thùng, lần đầu tiên xuống dưới mốc 50 USD kể từ tháng 5.2009.
Giá dầu thô giao sau tại Mỹ giảm còn 47,20 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 4.2009. Cùng ngày, Ngân hàng ANZ dự đoán giá dầu còn tiếp tục giảm trong tương lai gần. Trong khi đó, ông Nobuyuki Nakahara, cựu giám đốc về mảng dầu và từng là thành viên trong ban hoạch định chính sách của Ngân hàng Nhật Bản, nhận xét rằng ông không ngạc nhiên khi dầu có thể tụt đến mức 20 USD/thùng.
H.G
(Tài liệu tham khảo: Oil shale extraction methods, AMSO American Shale Oil Comapy, 2010; Oil shale and Tar sand programmatic IES, 2012; North America tight light oil, Canada gas resource, 2011)
Nguyễn Anh Tuấn
(Tiến sĩ, giảng dạy địa chất học tại ĐH Nam California, Mỹ)

Phê ma túy trong phòng karaoke, 2 người chết, 4 cấp cứu

NGHỆ AN (NV) - Do cúp điện và phải dùng điện từ máy phát điện gia đình, một nhóm thanh niên 6 người mượn phòng karaoke để phê ma túy đã bị ngạt vào chiều 9 tháng 1. 


Nạn nhân Hoàng Đình Hạnh đang phải thở máy, chiều 9 tháng 1. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Lương Thế Lộc, trưởng công an huyện Thanh Chương cho biết, 5 nạn nhân bất tỉnh trong phòng hát karaoke ở xã Cát Văn, vẫn đang được cấp cứu tại Bệnh Viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An. Hiện công an tỉnh Nghệ An điều tra nguyên nhân cụ thể.

Sáu nạn nhân là Hoàng Đình Hưng (40 tuổi), Nguyễn Thanh Tùng (24 tuổi), Nguyễn Thế Nga (29 tuổi), Cao Ngọc Hà (40 tuổi), Trần Văn Cường (25 tuổi), Hoàng Đình Hạnh (23 tuổi), đều ngụ tại xã Cát Văn, huyện Thanh Chương.

Trong đó, ông Hà là con trai chủ quán và ông Hưng được xác định đã tử vong trước đó.

Nghi vấn bước đầu, nhóm người này sử dụng ma túy đá trong phòng hát karaoke.

Bác Sĩ Vũ Ngọc Lân, trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện đa khoa Nghệ An, cho biết các bệnh nhân bị ngạt khí trong phòng kín quá lâu dẫn đến suy hô hấp. Qua xét nghiệm, có 3 người dương tính với ma túy.

Theo người nhà nạn nhân, tối 7 tháng 1, nhóm 6 người này rủ nhau đến quán karaoke của ông Cao Đình Hóa, xã Cát Văn, huyện Thanh Chương để hát karaoke. Do quán mất điện nên chủ quán cho chạy máy phát điện đặt ngoài phòng hát.

Trưa ngày 8 tháng 1, thấy nhóm thanh niên vào phòng đã lâu mà không nghe hát, ông Hóa mở cửa thì thấy bị khóa bên trong. Khi mọi người phá khóa thì thấy cả sáu đều bất tỉnh liền đưa đi cấp cứu. Riêng ông Hưng được xác định đã tử vong trước đó. (Tr.N)
01-09-2015 3:56:33 PM

Phú Yên: Phải kiểm điểm vì 'bịt miệng' luật sư bất thành

PHÚ YÊN (NV) - Đại diện Tỉnh Ủy Phú Yên vừa loan báo, cơ quan này đã yêu cầu tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa phải “kiểm điểm, rút kinh nghiệm” vụ Luật Sư Võ An Đôn.

Những vết thương trong số 70 vết thương trên thi thể ông Ngô Thanh Kiều. Luật sư đòi công lý cho ông Kiều suýt bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. (Hình: Internet)

Ông Võ An Đôn là người tình nguyện bảo vệ quyền lợi cho ông Ngô Thanh Kiều - một nạn nhân bị công an thành phố Tuy Hòa tra tấn đến chết để ép phải thừa nhận đã trộm cắp.

Hồi tháng 5 năm 2012, một nhóm công an thành phố Tuy Hòa bắt giữ ông Kiều vì cho rằng ông dính líu đến một vụ trộm cắp. Ngày hôm sau ông Kiều chết. Pháp y xác định trên người ông Kiều có 70 vết thương. Ngoài việc bị nứt sọ, chấn thương não, ông Kiều còn bị dập phổi gan, thận.

Sự kiện vừa kể khiến dân chúng thành phố Tuy Hòa nổi giận. Họ đòi công an phải truy cứu trách nhiệm những kẻ đã tra tấn ông Kiều đến chết. Đám đông chỉ giải tán sau khi giám đốc công an tỉnh Phú Yên hứa hẹn sẽ điều tra và xử lý những kẻ lạm quyền khi thi hành công vụ.

Một năm sau, Viện Kiểm Sát thành phố Tuy Hòa mới công bố quyết định truy tố bốn sĩ quan công an của thành phố Tuy Hòa và một sĩ quan công an của tỉnh Phú Yên, đã “dùng nhục hình” với ông Ngô Thanh Kiều.

Cáo trạng xác định, các điều tra viên đã còng ông Kiều vào ghế và thay nhau dùng dùi cui tra tấn, buộc ông nhận tội. Khi ông Kiều lả đi, họ mới đưa ông đến bệnh viện nhưng ông Kiều chết trên đường đi cấp cứu.

Phải mất thêm gần một năm nữa, vào cuối tháng 3-đầu tháng 4 năm nay, hệ thống tư pháp Việt Nam mới đưa năm sĩ quan tra tấn ông Kiều tới chết ra xử sơ thẩm. Tuy nhiên, chỉ có một sĩ quan cấp thấp nhất (thiếu úy) bị phạt 5 năm tù, một thiếu tá bị phạt 2 năm tù, một thượng úy bị phạt 18 tháng tù, còn một thiếu tá và một trung úy được hưởng án treo vì đã “dùng nhục hình.”

Bản án sơ thẩm vụ Ngô Thanh Kiều khiến công chúng Việt Nam nổi giận. Ngay cả thẩm phán của một số tòa án khác cũng cho rằng bản án không thỏa đáng. Theo họ, truy tố, xét xử năm sĩ quan này về tội “dùng nhục hình” là chưa chính xác, phải xem đó là “giết người.” Đó là chưa kể việc điều tra, truy tố, xét xử có dấu hiệu bao che, đổ hết tội cho viên sĩ quan có cấp bậc thấp nhất, bỏ qua trách nhiệm của ông Lê Đức Hoàn, thượng tá, phó công an thành phố Tuy Hòa, kẻ chỉ đạo bắt ông Kiều trái pháp luật.

Trước sự phẫn nộ của công chúng, nhiều viên chức, trong đó có chủ tịch nhà nước Việt Nam cũng đề nghị phải xem lại việc điều tra, xét xử vụ bắt giữ trái pháp luật, tra tấn - ép nhận tội khiến ông Kiều uổng tử.

Đến đầu tháng 7, tòa án tỉnh Phú Yên đưa vụ ông Ngô Thanh Kiều bị tra tấn đến chết ra xử phúc thẩm. Bản án sơ thẩm bị hủy và tòa yêu cầu điều tra lại từ đầu. Đến lúc này ông Lê Đức Hoàn, thượng tá, phó công an thành phố Tuy Hòa, mới bị khởi tố.

Ông Võ An Đôn được xem là người đã góp phần đáng kể trong việc hệ thống tư pháp Phú Yên phải hủy bản án mang tính bao che, lôi những sĩ quan công an cao cấp hơn ra trước vành móng ngựa.

Tuy nhiên ngay sau đó, tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa cùng ký vào một văn bản, gửi Sở Tư Pháp tỉnh Phú Yên và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, yêu cầu thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Võ An Đôn.

Văn bản này khiến công chúng và báo giới Việt Nam tiếp tục nổi giận. Sau đó, Sở Tư Pháp Phú Yên và đoàn luật sư tỉnh Phú Yên chính thức đề nghị tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa cung cấp bằng chứng về cái gọi là “sự xúc phạm hệ thống tư pháp của ông Đôn.”

Mới đây, ông Trần Quang Nhất, phó chủ tịch kiêm ủy viên của Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Phú Yên, bảo rằng, cách hành xử của tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa là không đúng.

Ông Nhất cho biết, những “bằng chứng” mà tòa án, Viện Kiểm Sát và công an thành phố Tuy Hòa cung cấp không đủ để chứng minh ông Đôn đã “lợi dụng việc hành nghề luật sư có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng trong vụ án và nhiều đồng chí lãnh đạo đương nhiệm khác trong các ngành nội chính. Sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư Đôn tiếp tục có nhiều lời nói, bài viết, trả lời phỏng vấn bình luận đăng tải trên các mạng xã hội, các diễn đàn trong nước, quốc tế cung cấp nhiều thông tin, nội dung sai lệch không đúng sự thật khách quan của vụ án.” (G.Đ)
01-09-2015 4:52:37 PM 

TP HCM có hoạt động mại dâm nhiều nhất nước

Số lượng người bán dâm và các điểm "nóng" ngày càng tăng, nhưng tỷ lệ vụ việc bị xét xử ngày càng thấp - chỉ 10%, Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành pháp lệnh phòng chống tệ nạn mại dâm tại TP HCM chiều 17/12 cho thấy bức tranh phức tạp về vấn đề này.
Những điểm nóng mại dâm được trung tá Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó trưởng phòng PC45 Công an TP HCM chỉ ra là đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng, Đông Du (quận 1) có nhiều quán ăn, cơ sở dịch vụ trá hình; đường Hoàng Sa (quận 1), Tú Xương, Nguyễn Thông, Hai Bà Trưng (quận 3) tập trung nhiều mại dâm công cộng. 
Nhiều hoạt động vượt ra ngoài lãnh thổ khiến cho việc triệt phá các đường dây mại dâm khó khăn và tốn nhiều chi phí. 
Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết, mại dâm không còn chỉ bằng hành vi giao cấu giữa người mua với người bán mà còn núp bóng khiêu dâm, kích dục tại các điểm bán cà phê, karaoke, tiệm cắt tóc gội đầu... Nhiều đường dây mại dâm hạng sang với giá hàng nghìn USD, có sự tham gia của giới diễn viên, người mẫu.
Bên cạnh đó, tình trạng nam giới và người chuyển giới bán dâm bắt đầu phổ biến trong khi chưa có quy định pháp luật để xử lý. Hiện tượng chào hàng, môi giới cũng đa dạng qua Internet, điện thoại, trực tiếp trên đường. Mại dâm còn được “xuất khẩu” ra nước ngoài qua hình thức "sextour" (du lịch mại dâm)...
TP HCM hiện có hơn 29.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ. Kiểm tra xác suất, lực lượng chức năng phát hiện hơn 53% có mại dâm trá hình. "Dù hàng nghìn cơ sở đã bị xử lý, đình chỉ nhưng hoạt động mại dâm vẫn ngày càng mở rộng", ông Khiết quan ngại.
Theo ông Khiết, nguyên nhân chính là do suy thoái kinh tế, tình trạng thất nghiệp cao khiến nhiều người chọn con đường bán dâm. Cạnh đó, công tác quản lý và các biện pháp xử lý chưa hiệu quả do hoạt động mại dâm ngày càng biến tướng.
mai-dam-1-1268-1418871447.jpg
Hoạt động mại dâm ở TP HCM được cho là ngày càng tinh vi, phức tạp.
Từ hoạt động mại dâm, TP HCM cũng được xem là điểm nóng của "căn bệnh thế kỷ". Bà Nguyễn Thị Huệ - Trưởng phòng can thiệp giảm tác hại, Ủy ban phòng chống AIDS TP HCM - cho biết, thành phố hiện có gần 60.000 ca nhiễm HIV, tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 30-39. Trong đó, có 13% bệnh nhân HIV do mại dâm đường phố và 9% lây nhiễm từ mại dâm ở các cơ sở dịch vụ. Tỷ lệ người nhiễm là nữ tiếp viên liên tục tăng những năm gần đây.
Nhận định TP HCM có số lượng gái mại dâm nhiều nhất cả nước, ông Hứa Ngọc Thuận - Phó Chủ tịch UBND TP HCM, kiến nghị, Bộ LĐTB&XH cần có quy định, chế tài cụ thể để phù hợp thực tế.
"Bắt nhiều nhưng số bị truy tố, xét xử chưa tới 10% và tỷ lệ này ngày càng thấp. Thậm chí nhiều cơ sở chịu phạt để tiếp tục hoạt động vì lợi nhuận quá cao", ông Thuận dẫn chứng và thống kê 58 điểm nóng là các cơ sở kinh doanh trá hình và tuyến đường chưa được giải quyết triệt để. 
Ông Thuận cũng cho rằng toàn bộ tiền thu được từ xử phạt hành chính hoạt động mại dâm nên để bồi dưỡng và trang bị cho lực lượng làm nhiệm vụ.
Ghi nhận ý kiến các đại biểu, bà Lê Thị Hà cho biết, thời gian tới Bộ sẽ chú trọng phòng ngừa, xử lý nghiêm các đường dây mại dâm, đặc biệt là các ổ chứa ép trẻ em bán dâm. Tuy nhiên, theo bà Hà, TP HCM và các tỉnh khác cần phát huy vai trò của toàn xã hội, đồng thời có biện pháp hỗ trợ để người bán dâm làm lại cuộc đời. Bà cũng cho biết sẽ kiến nghị để điều chỉnh, sửa đổi lại các quy định xử phạt với hoạt động mại dâm.
Nguyễn Loan

Thực hư việc thịt lợn siêu nạc chứa chất độc hại

(Baodatviet) - Thức ăn chăn nuôi chứa Clenbuterol được sử dụng như 1 chất tăng trọng gây độc hại cho cơ thể.

Liên quan đến thông tin xoay quanh thịt lợn siêu nạc có chất độc hại, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã giải đáp về vấn đề này.
Theo đó, tại một số nước Clenbuterol được sử dụng như 1 chất tăng trọng. Người ta bổ sung Clenbuterol vào thức ăn chăn nuôi để nuôi lợn, gà, vịt, ngỗng, bò nhằm kích thích sinh trưởng, tăng tỷ lệ nạc, làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi.
Dư lượng Clenbuterol trong các loại thịt gia súc, gia cầm đã được 1 số nước phát hiện. Clenbuterol gây độc cho cơ thể. Khi bị nhiễm Clenbuterol sẽ làm cho cơ thể tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, phù nề, liệt cơ.

Chất tạo nạc đã bị cấm nhưng vẫn được lén lút cho vào thức ăn cho gia súc.
Chất tạo nạc đã bị cấm nhưng vẫn được lén lút cho vào thức ăn cho gia súc.
Từ năm 1988, tại các nước châu Âu đã cấm đưa Clenbuterol vào thức ăn chăn nuôi. Năm 1991, nước Mỹ cũng đã cấm đưa chất này vào thức ăn chăn nuôi.
Ở Việt Nam, theo Quyết định số 54/QĐ-BNN do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ký ngày 26/06/2002 cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng Clenbuterol trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Tuy vậy, người tiêu dùng cũng không nên nhầm lẫn và đánh đồng thịt lợn giống siêu nạc và thịt lợn siêu nạc do hóa chất. Thịt lợn nạc trên thị trường hiện nay chủ yếu là do giống lợn siêu nạc và lợn lai. Các giống này được nhập từ nước ngoài, đã được các cơ quan có chức năng về chăn nuôi nghiên cứu và chấp nhận được chăn nuôi và tiêu thụ ở Việt Nam. Các loại thịt lợn này cũng có tỷ lệ nạc cao, thậm chí mỡ dưới lớp bì không có.
 
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và những người chăn nuôi, tránh những hoang mang, lo lắng không đáng có, các nhà quản lý cần kiểm soát chặt các mặt hàng này từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.
 
Theo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, việc cấm sử dụng chất tạo nạc trong thức ăn chăn nuôi là cần thiết để đảm bảo sự an toàn của thực phẩm. Tuy nhiên, cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi không có nghĩa là hàm lượng của các chất này phải bằng "không".
Cơ quan chức năng cần có quy định về giới hạn tồn dư tối đa cho phép của các chất clenbuterol, salbutamol trong thực phẩm trên cơ sở tham khảo của các quy định của nước ngoài.  
Vân Nhi (Tổng hợp)

CSGT đánh dân: Thừa nhận cảnh sát nóng tính

(Baodatviet) - Liên quan đến vụ dân tố bị CSGT đánh, CA huyện thừa nhận 2 cảnh sát nóng tính khi thực hiện nhiệm vụ...

Trước đó, dư luận từng xôn xao trước clip tố cáo bị CSGT thuộc Công an huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng đánh.
Chiều 9/1, Công an huyện Thạnh Trị mời anh Thái Nhật Trường (thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị) đến đơn vị nhận thông báo giải quyết tố cáo liên quan đến cảnh sát đánh dân. Thông báo do thượng tá Lý Hoàng Thâm (Phó công an huyện) ký hôm qua.
Công an Thạnh Trị cho rằng việc làm của 2 cảnh sát chưa đúng quy định ngành, tạo hình ảnh không tốt đối với cán bộ, chiến sĩ công an. Từ đó, hội đồng kỷ luật điều chuyển 2 cảnh sát này khỏi Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự cơ động và hạ một bậc khen thưởng năm 2015.

Kết quả xử lý tố cáo cảnh sát đánh dân của Công an huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Kết quả xử lý tố cáo cảnh sát đánh dân của Công an huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Đối với những thành viên còn lại trong tổ đã được kiểm điểm trước tập thể và công an huyện họp rút kinh nghiệm toàn lực lượng.
Theo thông báo này, đêm 23/11 tổ tuần tra giao thông phát hiện anh Trường chạy xe với tốc độ cao nên chạy theo ra tín hiện dừng xe, đo nồng độ cồn. Công an Thạnh Trị cho rằng việc làm này là đúng vì khi đó anh Trường mới đứng trước quán chứ chưa vào bên trong.
Quá trình xử lý vụ việc tổ công tác chưa mềm dẻo, xử sự chưa đúng mực. Cụ thể, trung úy Nguyễn Chí Nguyện khống chế anh Trường hơi mạnh tay vào vai và đánh trúng lưng một cái nhưng không gây thương tích.
Đối với Ngô Nhật Truyện (bạn anh Trường) tuy không liên quan nhưng thách thức tổ tuần tra. Tại công an thị trấn Phú Lộc, người này được cho là chửi lực lượng làm nhiệm vụ nên bị cảnh sát Nguyễn Minh Đoàn đã tát tay vào mặt.
"Truyện đưa giấy chứng thương, vùng môi trong bên trái có vết rách khoảng 1 cm. Ngoài ra không có chấn thương nào khác và không yêu cầu bồi hoàn tiền khám bệnh", báo cáo nêu.
Theo thông tin trước đó trên báo chí, ngày 26/12, thượng tá Lý Hoàng Thâm - phó trưởng Công an huyện Thạnh Trị cho biết, ông Thái Nhật Trường và người bạn tên Ngô Nhật Truyện tố cáo bị lực lượng CSGT thuộc Công an huyện Thạnh Trị đánh nhiều lần.
Theo trình bày của ông Trường, vào tối 23/11 sau khi đưa người bạn về nhà, Trường và Truyện quay lại quán nhậu tiếp thì có một số CSGT vào quán đề nghị cho kiểm tra giấy tờ xe.
Ảnh cắt từ clip do người dân quay được cho thấy CSGT đang đánh người
Ảnh cắt từ clip do người dân quay được cho thấy CSGT đang đánh người
Khi kiểm tra xong, lực lượng CSGT tiếp tục yêu cầu Trường cho kiểm tra nồng độ cồn nên bị Trường và Truyện thắc mắc, hai bên nảy sinh cự cãi lớn tiếng.
Sau đó Trường và Truyện bị một số CSGT và cảnh sát trật tự cơ động đánh rồi đưa về trụ sở Công an thị trấn Phú Lộc. Tại đây hai người tiếp tục bị đánh.
Trong giấy chứng nhận thương tật của bệnh viện cho thấy Truyện bị đánh rách miệng, vết thương dài 1cm, chảy nhiều máu.
Thượng tá Thâm nói tổ công tác hôm đó có sáu người, qua làm việc bước đầu họ không thừa nhận có việc đánh người. Việc kiểm tra nồng độ cồn là do trước đó lực lượng thấy Trường chạy xe nhanh, nghi có sử dụng rượu bia
Một trong những nhân chứng quay được clip cho biết sau khi sự việc xảy ra có một lãnh đạo đội CSGT huyện Thạnh Trị đã điện thoại yêu cầu người này xóa clip đi.
Thanh Thanh (Tổng hợp)

Pháp: Kết thúc cuộc truy lùng khủng bố, 7 người chết trong đó có 3 hung thủ

RFI-Thụy My
Ngày 09-01-2015 21:12
media
Lực lượng đặc nhiệm Pháp tấn công vào siêu thị Do Thái gần Porte de Vincennes Paris, nơi nhiều người bị bắt làm con tin, 09/01/2015.REUTERS/Gonzalo Fuentes

Hai anh em Kouachi, nghi phạm trong vụ khủng bố đẫm máu vào tòa soạn Charlie Hebdo, đã bị hạ sát hôm nay 09/01/2015, cùng với một tên Hồi giáo cực đoan có liên hệ với chúng, sau một ngày truy lùng đầy kịch tính với vụ bắt con tin ngay giữa thủ đô Paris. Bốn người khác bị thiệt mạng, và bốn người nữa bị thương.

Sau nhiều tiếng đồng hồ đối đầu, lực lượng đặc nhiệm đã được lệnh tấn công ở Dammartin-en-Goële thuộc vùng Seine-et-Marne, nơi Saïd và Chérif Kouachi bắt giữ một người làm con tin từ sáng nay. Cảnh sát cũng tấn công vào một siêu thị nhỏ chuyên bán hàng Do Thái ở phía đông Paris, tại đây một trong những người thân cận với hai anh em sát thủ đã bắt khoảng năm người làm con tin, sau vụ đọ súng làm ít nhất hai người chết.

Hai anh em Kouachi bị bắn hạ khi cố gắng chạy trốn và nổ súng trong lúc cuộc tấn công bắt đầu vào lúc 16 giờ 57 Paris. Con tin được giải thoát bình an vô sự, một cảnh sát đặc nhiệm GIGN bị thương.

Tại Paris, một trong những người thân cận của hai tên sát nhân là Amédy Coulibaly, cũng đã bị bắn chết trong vụ tấn công vào cửa hàng « Hyper Cacher », nơi ít nhất một người đàn ông vũ trang đã bắt giữ nhiều người làm con tin. Xác của bốn người khác được tìm thấy tại đây, hiện chưa rõ có phải do vụ tấn công hay không, bốn người nữa bị thương trong đó có một người bị thương nặng.

Cuộc tấn công mở đầu bằng ít nhất hai tiếng nổ và những tia chớp sáng, mấy chục cảnh sát sau đó đã xông vào bên trong siêu thị này. Nhiều con tin trong đó có một cậu bé đã có thể thoát ra bên ngoài, và nhanh chóng được cảnh sát bảo vệ.

Amédy Coulibaly, 32 tuổi, tội phạm có nhiều tiền án tiền sự, đã từng bị kết án trong một vụ liên quan đến Hồi giáo cực đoan, đã quen biết Chérif Kouachi trong tù, nơi anh ta trở nên « kiên định » hơn. Sinh tại Juvisy-sur-Orge ở ngoại ô Paris, hắn cũng bị nghi ngờ là thủ phạm vụ nổ súng đẫm máu ở Montrouge khiến một nữ cảnh sát trẻ tuổi bị chết và một thanh tra giao thông bị thương.

Cả hai tên có liên can trong vụ án năm 2010 về mưu toan vượt ngục của Smaïn Aït Ali Belkacem, từng là thành viên của Nhóm Hồi giáo vũ trang Algérie (GIA), bị kết án trong vụ khủng bố ở trạm tàu điện ngầm Musée d’Orsay tháng 10/1995 tại Paris. Kouachi sau đó được miễn tố, còn Coulibaly bị lãnh án 5 năm tù vào tháng 12/2013.

Lệnh truy nã cũng được ban hành đối với người phụ nữ sống chung với Coulibaly là Hayat Boumeddiene, 26 tuổi, hiện chưa biết tin tức ra sao.

Chérif và Saïd Kouachi, 32 và 34 tuổi, nghi phạm trong vụ thảm sát hôm thứ Tư 7/1 tại tòa soạn Charlie Hebdo, sáng nay cố thủ cùng với con tin tại một xưởng in nhỏ trong khu công nghiệp Dammartin-en-Goële, sau khi đọ súng với lực lượng an ninh. Hai tên đã bị cảnh sát nhận diện lúc đang lái một chiếc xe hơi cướp được.

Thành phố nhỏ bé này suốt cả ngày hôm nay được đặt trong tình trạng báo động, các trường học được sơ tán, các cửa hàng đóng cửa và cư dân không dám ra đường. Trên bầu trời, các trực thăng liên tục giám sát.

Dammartin-en-Goële nằm cách chu vi truy lùng hai hung thủ chỉ khoảng nửa giờ xe chạy, khoảng 80 km về phía đông bắc Paris. Tại đây hai kẻ khủng bố đã bị người quản lý một trạm xăng nhận ra, khi chúng tấn công vào đây, vũ trang súng kalachnikov và súng phóng lựu.

Hai anh em nhà Kouachi sinh tại Paris, có cha mẹ là người gốc Algérie, là những kẻ thánh chiến mà danh tính « từ nhiều năm qua » đã nằm trong danh sách đen khủng bố của Hoa Kỳ - theo một nguồn tin Mỹ.

Chérif đã được cảnh sát Pháp biết đến : với biệt danh Abou Issen, anh ta là thành viên của « nhánh Buttes-Chaumont » chuyên gởi người đi thánh chiến ở Irak. Bản thân hắn ta cũng đã từng đến Irak năm 2005 rồi sau đó bị câu lưu, đến năm 2008 bị tuyên án 3 năm tù, trong đó có 18 tháng tù treo.

Saïd, người anh có vẻ kín tiếng hơn. Nhưng theo một người có trách nhiệm của Mỹ và theo một nguồn tin cảnh sát Pháp, hắn đã từng đến Yemen năm 2011 để được Al-Qaida huấn luyện cách sử dụng vũ khí.

Tổng thống Pháp François Hollande sáng nay đã đến trụ sở Bộ Nội vụ. Ông kêu gọi « tất cả mọi công dân » xuống đường vào Chủ nhật tới, trong cuộc tuần hành nhằm tố cáo vụ khủng bố vào Charlie Hebdo, và chối từ những gì « quá đáng » hay việc « kết tội », khi một số địa điểm hành đạo Hồi giáo đã trở thành đích nhắm sau vụ thảm sát. Về phía Israel bày tỏ sự quan ngại trước làn sóng « tấn công khủng bố » tại Pháp.

Vụ thảm sát ở tòa soạn Charlie Hebdo, một tờ báo thường xuyên bị hăm dọa từ năm 2006 và sau khi đăng các biếm họa về Mohamet, không có ai lên tiếng nhận là tác giả. Các hung thủ đã hô to « Allah Akbar » và « Chúng ta đã báo thù cho đấng tiên tri », được tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Irak xưng tụng là « anh hùng ». Sáng nay quân nổi dậy Hồi giáo Somalie cũng ca ngợi « hai người hùng ». Từ hôm qua, giám đốc cơ quan tình báo Anh (MI5), Andrew Parker đã cảnh báo : « Một nhóm khủng bố của Al Qaida tại Syria đang dự mưu các vụ tấn công quu mô vào phương Tây ».

Toàn nước Pháp vô cùng xúc động trước vụ thảm sát, trong đó các họa sĩ tài ba của Pháp như Wolinski và Cabu đều bị sát hại. Ngay sau ngày quốc tang, được đánh dấu bởi câu khẩu hiệu « Je suis Charlie » (« Tôi là Charlie ») và một phút mặc niệm khiến cả nước chìm trong im lặng, các hiệp hội Hồi giáo Pháp yêu cầu các giáo sĩ « cực lực lên án bạo lực và khủng bố » trong buổi cầu nguyện thứ Sáu hàng tuần hôm nay.

Chủ nhật 11/1 tới sẽ diễn ra « cuộc tuần hành cộng hòa » tại Paris theo lời kêu gọi của tất cả các đảng phái chính trị, các nghiệp đoàn, hiệp hội, tuy nhiên đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc tố cáo bị bỏ ngoài lề trong công cuộc « đoàn kết quốc gia ». Theo tin tức mới nhất, các Thủ tướng Matteo Renzi (Ý), David Cameron (Anh), Mariano Rajoy (Tây Ban Nha), Charles Michel (Bỉ), Angela Merkel (Đức), Alexander Stubb (Phần Lan), Xavier Bettel (Luxembourg), Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk sẽ tham gia cuộc tuần hành, cùng với Tổng thống Pháp François Hollande và các chính khách thuộc mọi khuynh hướng.

Tiền Giang: Linh cữu nằm chờ... kết quả giám định pháp y

(LĐO) MỸ THO 
Mấy ngày gần đây, gia đình anh Trần Thế Hiển ngụ ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cũng như nhiều người dân địa phương rất bất bình trước cái chết chưa rõ nguyên nhân của nạn nhân này.
Bởi anh Hiển đã tử nạn trong vụ hỗn chiến giữa 2 nhóm thanh niên địa phương mới đây nhưng có thông tin cho rằng do bị suy tim cấp - nhồi máu cơ tim. Sau 2 ngày tử vong, linh cữu của nạn nhân này vẫn chưa an táng. Sáng nay, gia đình đưa linh cữu anh Trần Thế Hiển đặt vào huyệt nhưng chưa thể lấp đất, cát vì đợi kết quả giám định pháp y từ cơ quan chức năng. 
Trước đó, nhiều người thân trong gia đình nạn nhân này, mặc tang phục, mang lư hương, di ảnh đến tận Trung tâm giám định pháp y Tiền Giang, Công an TP.Mỹ Tho để xin kết quả giám định nhưng bị các cơ quan này từ chối. Phía công an Tp.Mỹ Tho yêu cầu gia đình cứ lo an táng nạn nhân, kết quả giám định sẽ thông báo sau.
Ông Trần Văn Ngọc, cha của tử nạn cho biết: anh Hiển sức khỏe rất tốt, chưa từng bị bệnh tim. Khi nào có kết quả giám định chính xác là nạn nhân này bị đánh chết thì mới an táng, còn cho là do bị nhồi máu cơ tim thì chưa thể an táng mà đề nghị cơ quan chức năng khai quật quan tài để giám định lại cho chính xác.

Trước đó, khoảng 17g chiều ngày 6.12014, một nhóm thanh niên gồm 7 người vừa chơi đánh bi da vừa uống bia trong một quán tại xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho thì bị một nhóm thanh niên khác gồm 4 người uống rượu gần bên gây mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau. Trong lúc hỗn chiến, anh Trần Thế Hiển bị đánh và tử vong trên đường đến Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang cấp cứu. Hai thanh niên khác bị đánh trọng thương cũng được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Một số người làm công tác Khâm liệm tử thi cho biết, phía sau cổ và vai của tử nạn có nhiều vết bầm, có khả năng do hung khí đánh trúng. Còn các công nhân làm chung với anh Hiển cho biết: anh Hiển sức khỏe tốt gấp 2 lần người trung bình, có thể đẩy nổi một xe rùa gần 100kg vật liệu, một mình bắc giàn giáo đến tầng 6-7. Do đó nói tự nạn này do nhồi máu cơ tim ai cũng bất ngờ và không tin...

Gia đình anh Trần Thế Hiển rất nghèo khó, không có đất đai sản xuất. Anh là lao động chính, làm công nhân xây dựng để nuôi một vợ và 2 con nhỏ. Anh mất đi để lại bao tang thương cho gia đình và người thân. Chị Võ Hoàng Phúc, vợ nạn nhân cho biết: mong ngành chức năng có kết luận chính xác tìm ra nguyên nhân chính xác người chồng chết và xử lý nghiêm các đối tượng gây ra án mạng đau lòng này. 

Chiều 9.1, thi thể nạn nhân vẫn chưa được chôn cất, gia đình đang yêu cầu cơ quan giám định pháp y Trung ương vào cuộc. 

Tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu sau Đại hội đảng CSVN XII?

Nguyễn Văn Thân (Danlambao) - Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức Đại Hội mỗi 5 năm để bầu ra thành phần lãnh đạo mới và hoạch định chính sách kinh tế và văn hóa cho Việt Nam trong một thập niến tới. Đại Hội XI đã được tổ chức vào tháng Giêng năm 2011 và Đại Hội XII kế tiếp có thể sẽ diễn ra trong tháng Giêng năm 2016.

Vào ngày 30 tháng 5 năm 2014, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã ký "Chỉ Thị của Bộ Chính Trị" về Đại Hội Đảng Bộ các cấp tiến tới Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ XII, ra lệnh cho các chi bộ đảng tuyển chọn đại biểu tham dự Đại Hội.[1] 

Theo Giáo Sư Carl Thayer thì sẽ có khoảng 1200 đại biểu đại diện cho các chi bộ đảng từ cấp tỉnh cũng như đại diện cho giới quân đội và an ninh tụ về tham dự Đại Hội. Các đại biểu này Họ sẽ chọn ra 200 Ủy Viên Trung Ương Đảng và các ủy viên này sẽ chọn Tổng Bí Thư và 15 thành viên Bộ Chính Trị. Việt Nam áp dụng chế độ về hưu 65 tuổi. Nếu điều lệ này được áp dụng đúng mức thì sẽ có khoảng 1/3 số ủy viên Trung Ương Đảng và 2/3 thành phần Bộ Chính Trị phải về hưu vì quá tuổi. Các ủy viên trung ương phải nằm trong Bộ Chính Trị ít nhất một nhiệm kỳ trước khi được chọn giao cho các chức vụ lãnh đạo như là tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước hoặc chủ tịch quốc hội. Có nghĩa là chỉ có vài người hiện nay trong Bộ Chính Trị có điều kiện trở thành một trong những “tứ trụ” lèo lái con tàu Việt Nam trước phong ba bão táp tại Biển Đông trong thời gian sắp tới.[2] Trong bối cảnh hiện nay và đặc biệt là khi Việt Nam phải đối diện với những thách thức to lớn về mặt kinh tế và sức ép của Trung Quốc tại Biển Đông thì Đại Hội XII sắp tới có thể sẽ có một tầm vóc quan trọng như Đại Hội VI diễn ra 30 năm trước đây khi Đảng Cộng Sản đề ra chính sách Đổi Mới trong năm 1986.[3]

Theo nhận định của Giáo Sư Alexander Vuving thì quyền lực chính trị Việt Nam cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam bị chi phối bởi 3 thành phần: bảo thủ chế độ (regime conservatives), cải cách (modernizers) và những kẻ trục lợi (rent seekers).[4] Nhóm bảo thủ gồm có những người kiên định theo đuổi xã hội chủ nghĩa và vẫn nhìn thế giới tự do như là một đối thủ nguy hiểm. Nhóm này kiên quyết bảo vệ chế độ độc đảng bằng mọi giá, không muốn mở cửa với thế giới bên ngoài (trừ một vài nước cộng sản còn sót lại) và sẵn sàng đặt quyền lợi của Đảng trên quyền lợi dân tộc. Tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập vào cộng đồng quốc tế chỉ là phương tiện biện minh cho mục tiêu tối hậu là duy trì vai trò độc tôn của Đảng Cộng Sản. Thành phần của nhóm bảo thủ gồm có cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng và cựu Chủ Tịch Lê Đức Anh.

Nhóm cải cách muốn giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản nhưng cũng muốn Đảng Cộng Sản xem quyền lợi dân tộc như là quyền lợi của Đảng. Họ xem xã hội chủ nghĩa qua lý tưởng của một xã hội giàu mạnh. Nhóm này đặt tinh thần yêu nước trên ý thức hệ Mác-Lê và sẵn sàng nới rộng một số quyền công dân. Tuy nhiên, khái niệm “dân chủ” của họ không hẳn là dân chủ qua hình thức đa đảng mà chỉ là dân chủ trong nội bộ của Đảng. Đa đảng, đa nguyên vẫn còn là đề tài cấm kỵ trong mọi thành phần của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhóm cải cách gồm có Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn An. Riêng trong trường hợp ông Nguyễn Văn Linh thì ông Linh bắt đầu nhiệm kỳ Tổng Bí Thư với một tư tưởng cải cách nhưng đã đổi thành một người bảo thủ khi các chế độ cộng sản tại Đông Âu lần lượt sụp đổ.

Nhóm thứ ba thuộc thành phần cơ hội và chỉ biết trục lợi mà không thật sự theo đuổi một lý tưởng hay ý thức hệ nào cả. Nhóm này có lúc sẽ ngả theo phe bảo thủ hoặc phe cải cách, miễn là họ kiếm chác được. Có người cho rằng nhóm này còn mạnh hơn cả hai nhóm kia vì mãnh lực của đồng tiền trong một cơ chế quyền lực đóng kín. Mục đích của kinh tế thị trường là phát triển lợi nhuận ở mức tối đa. Trong khi đó thỉ chủ thuyết cộng sản kiên định việc bảo vệ độc quyền quyền lực. Hai yếu tố này tạo điều kiện để tiền có thể mua quyền và có quyền thì đẻ ra tiền. Ông Trần Đức Lương đại diện cho nhóm này. Tuy nhiên và nếu dựa theo tiêu chuẩn này thì tiêu biểu nhất có lẽ là Nguyễn Tấn Dũng vì dưới hai nhiệm kỳ thủ tướng của ông trong thời gian qua thì các nhóm lợi ích đã và đang kiếm được nhiều tiền nhất. 

Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức to lớn gồm có một nền kinh tế cạn kiệt, một xã hội bị dồn nén và sức ép của Trung Quốc về cả hai mặt kinh tế và an ninh tại Biển Đông.[5] Nguyên nhân chính của những vấn nạn kinh tế, xã hội và chủ quyền lãnh hải này đều bắt nguồn từ thể chế độc đảng. Thể chế độc tài toàn trị đã tiêu diệt hết sức sáng tạo và mọi khả năng cạnh tranh của người dân Việt Nam trong lúc đồng bào ta bị lôi cuốn vào một cuộc chạy đua khốc liệt với những dân tộc khác trên thế giới trong một ngôi làng toàn cầu.

Kinh tế cạn kiệt

Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam thi hành chính sách Đổi Mới thì thành phần cơ hội là nhóm hưởng được nhiều quyền lợi nhất. Sau thời bao cấp thì kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phát triển đáng kể. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thì sự yếu kém của cơ chế gồm có hệ thống hành chánh, tư pháp, giáo dục và hạ tầng cơ sở biểu lộ rõ nét khiến nền kinh tế Việt Nam như là một chiếc xe con quá tải cứ phải ì ạch không biết tắt máy lúc nào. Giữa năm 1988 và 1999, kinh tế Việt Nam phát triển đều đặn nhưng từ năm 2000 trở đi thì tỷ lệ phát triển đã giảm dần. Trong năm 2000 thì chính quyền tiến hành chương trình cải cách hệ thống tư pháp và hành chánh nhưng đến nay thì không có kết quả gì đáng kể. Việt Nam thiếu chuyên gia luật, thẩm phán và công chức có tầm vóc. Hệ thống giáo dục yếu kém không đào tạo được tài năng lãnh đạo có viễn kiến. Hệ thống luật pháp tuy đã có tiến bộ hơn nhưng sự hiểu biết và thực thi tình thần thượng tôn pháp luật vẫn còn quá kém.[6]

Thứ hai, cấu trúc kinh tế Việt nam không được cân bằng. Doanh nghiệp nhà nước lấn át và chiếm gần phân nửa nền kinh tế nhưng lại có năng suất thấp và không có hoặc thiếu khả nănh cạnh tranh. Đó là chưa kể cán bộ xem nó như là một phương tiện làm giàu riêng thể hiện qua các vụ tham nhũng Vinashin và Vinalines với hàng tỷ Mỹ kim bị thất thoát.[7] Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5.42% trong năm 2013 nhưng phụ thuộc vào hàng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. GDP của Việt nam trong năm 2013 lên khoảng 171.4 tỷ Mỹ kim và theo tỷ lệ tăng trưởng thì sẽ lên gần 190 tỷ Mỹ kim trong năm 2014. Giá trị hàng xuất khẩu chiếm 75% GDP so với 56% trong năm 2009.[8] Có nghĩa là kinh tế Việt Nam không đủ yếu tố nội lực và dễ bị dao động bởi tình hình kinh tế thế giới. Vì vậy, Việt Nam bị tổn thất nặng nề trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy xuất khẩu nhiều nhưng cán cân mậu dịch vẫn thường bị thâm hụt vì hàng hóa Việt Nam bán ra với giá rẻ so với hàng nhập từ nước ngoài.

Thứ ba, nợ công ở Việt Nam đã vượt qua ngưỡng báo động 65% GDP. Theo đồng hồ nợ công toàn cầu của báo Economist tính tới ngày 30/10/2014 thì nợ công của Việt Nam đã lên tới 85 tỷ Mỹ kim, tức gần $1,000 mỗi đầu người. Nhưng nếu cộng thêm nợ của doanh nghiệp nhà nước thì tỷ lệ chắc chắn sẽ cao hơn 65% rất nhiều. Nếu so với các nước láng giềng thì Việt Nam có tỷ lệ nợ công cao nhất ví dụ như nợ công của Nam Dương chỉ là 24% GDP, Thái Lan 46%, Phi Luật Tân 50%, Lào 46% và Mã Lai Á 55%. Mặt khác, thu nhập trung bình của Việt Nam lại thấp hơn rất nhiều và chỉ xấp xỉ $1,400 Mỹ kim một năm cho mỗi đầu người so với Phi Luật Tân là $4,700 Mỹ kim, Nam Dương $5,200 Mỹ kim và Mã Lai Á $17,500 Mỹ kim. Dân số Việt Nam thì lại lão hóa mau hơn các nước khác ở mức 7% so với Lào là 4%, Nam Dương và Ấn Độ là 5%. Trong khi đó thì năng suất lao động ở Việt Nam ngày càng giảm và thấp nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thua Singapore gấp 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Mã Lai Á 5 lần và Thái Lan 2.5 lần. Trong khi đó, Việt Nam phải dùng tới 25% ngân sách để trả tiền lời nợ công trong năm 2014 và dự kiến sẽ tăng lên tới 30% trong năm 2015.[9] Đây là một tỷ lệ rất cao cho một quốc gia kém phát triển. Nếu chiều hướng không thay đổi thì Việt Nam khó thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. 

Ngoài nợ công thì Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn với nợ xấu. Theo báo cáo của chính phủ Việt Nam trong tháng 11 vừa qua thì nợ xấu đã giảm đi một nửa xuống còn 5.43% so với 17% trong năm 2012. Nhưng sự thiếu minh bạch trong việc thống kê ở Việt Nam thì không có cơ sở nào để có thể tin vào các con số do nhà nước đưa ra. Ví dụ như Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thì cho rằng tỷ lệ nợ xấu khoảng 8.6%. Còn các công ty quốc tế như Standard and Chartered Bank ấn định con số cao hơn nhiều từ 15-20% (tính tới cuối năm 2012).[10]

Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam đang đi vào ngõ cụt bởi 3 yếu tố cơ chế có liên quan với nhau. Đó là Việt Nam không có một ngân hàng trung ương độc lập để có thể điều hành chính sách tiền tệ một cách linh động và mau chóng đáp ứng được với những biến chuyển quy mô của tình hình kinh tế thế giới. Hệ thống hành chánh và tư pháp của Việt Nam lại quá kém cỏi và thiếu minh bạch. Tệ hại nhất, sự độc quyền chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bóp nghẹt mọi sức sáng tạo cần thiết để doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển đúng mức. Chính Bộ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Bùi Quang Vinh cũng phải thú nhận là đến thời điểm này thì nền kinh tế Việt Nam đã hết động lực phát triển. Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế dựa vào “vốn và bán tài nguyên dạng thô như dầu khí, than đá và các quặng khác. Trong khi lao động thì không phải dựa vào tăng năng suất mà lại nhờ giá rẻ. Các nước đang phát triển, chậm phát triển thì dựa vào các yếu tố trên. Nhưng 3 động lực ấy giờ đã cạn kiệt rồi. Việt Nam cần cơ chế, chính sách mới để phát triển”.[11]

Xã hội dồn nén

Bản chất toàn trị và độc đoán của chế độ cộng sản không có chỗ để cho người dân xả áp lực và bày tỏ bức rức. Hiện tượng “dân oan” chỉ xuất hiện trong lịch sử Việt Nam trong vài thập niên nay. Nhưng chỉ từ năm 2008 tới 2011 thì có tới 1.570.000 người nộp đơn khiếu kiện[12] và có tới 700.000 vụ khiếu kiện liên quan tới đất đai.[13] Theo nghĩa thường dùng hiện nay thì dân oan là nạn nhân của sự bất công, mà tại Việt nam thành phần dân oan đông đảo nhất là những người dân đang sống bình thường bỗng nhiên bị mất đất, mất nhà, trở thành không có chỗ ở, không có việc làm và không có thu nhập để sống. Chế độ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” đã được khai thác triệt để dẫn đến hậu quả là có nhiều người nông dân mất hết tài sản, đất đai. Đối với nông dân thì đó là tài sản quý giá nhất vì đất đai của họ không chỉ là nơi cư ngụ mà còn là cơ sở kinh tế nuôi sống cả gia đình. 

Có hàng ngàn vụ thu hồi đất đai có liên quan tới các nhóm lợi ích chiếm đoạt bất động sản và thu hồi đất đai nhưng không bồi thường thỏa đáng. Chính quyền các cấp thì hầu như vô cảm và vô lương tâm. Mỗi năm có hàng chục ngàn cuộc biểu tình phản đối của dân oan. Tuy không có con số thống kê nào nhưng "ước tính tầng lớp dân oan đất đai ở Việt Nam phải lên đến ít nhất 3-4 triệu người - tương đương với số lượng đảng viên trong đảng cầm quyền."[14] Khi người dân oan đi khiếu kiện thì họ bị đá như quả bóng từ huyện tới tỉnh lên tới trung ương rồi về lại địa phương mà không ai xét xử. Khi bị đẩy vào đường cùng thì họ phải liều mình sử dụng bạo lực hoặc tự sát như trường hợp của Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết.

Thứ hai, vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam coi như hết thuốc chữa. Trong cuộc phỏng vấn với Bảo Tuổi Trẻ năm 2005, cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu đã trả lời là "tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người, từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên". Gần đây hơn, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã phải lên tiếng: “hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có".[15] Theo chỉ số của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế thì Việt Nam là một trong những quốc gia có tình trạng tham nhũng cao nhất thế giới. 

Một vấn đề khác cũng nghiêm trọng không kém là vấn nạn lạm phát cán bộ, quan chức và tướng lĩnh. Cả nước ưóc lượng có khoảng 139.000 cơ quan hành chính tức là có khoảng 139.000 cấp trưởng và gấp 2-3-4 lần cấp phó và có cơ quan có 5-6, 7-8 cấp phó. Cứ tính mỗi cấp phó hàng năm ngân sách chi thêm khoảng 30 triệu đồng thì chỉ với 139.000 cấp phó đã phải chi hơn 4.000 tỷ đồng. Nên số tiền mỗi năm cả nước phải chi thêm có thể hơn cả 16 ngàn tỉ đồng. Đây là một con số khủng khiếp, nhất là với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi nợ công đang tăng lên hàng ngày. Đến nỗi Đại Biểu Trần Du Lịch đã phải nghẹn ngào thốt lên “Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này”.[16]

Về mặt nhân quyền thì theo báo cáo của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2013 “xấu hẳn đi, khiến xu hướng tụt dốc đã biểu hiện trong mấy năm qua càng trở nên trầm trọng hơn”. Việt Nam đang giam giữ khoảng 150-200 tù nhân chính trị mà trong đó có nhiều tù nhân lương tâm bị bắt vì hoạt động tôn giáo. Tòa án của Việt Nam thiếu tính độc lập và khách quan và không theo đúng tiêu chuẩn luật pháp quốc tế. Tội danh chính trị được xử như tội phạm hình sự. Nhiều blogger bị đàn áp, đánh đập, sách nhiễu và bị công an bắt giữ tùy tiện.[17] Ví dụ như blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào đã bị bắt giữ và truy tố dưới Điều 258 của Bộ Luật Hình Sự với án tù tối đa 7 năm vì họ đã phổ biến một số bài viết mà nhà cầm quyền không thích. Gần đây hơn, nhà cầm quyền đã bắt giữ hai blogger khác là Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập vì họ bày tỏ thái độ phản đối dã tâm chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc. Rõ ràng là giới lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn răn đe mọi tiếng nói phản biện và triệt tiêu tinh thần yêu nước của người Việt Nam trước hiểm họa xâm lăng biển đảo của Đảng Cộng Sản “đàn anh” từ phương Bắc. 

Một vấn đề khác cũng làm nhiều người phẫn nộ là chính sách kinh tế ưu đãi cho các công ty và doanh nghiệp Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc dễ dàng thắng thầu các công trình, dự án xây cất hạ tầng cơ sở vì doanh nghiệp Việt Nam không có khả năng cạnh tranh. Từ năm 2012 thì Trung Quốc đã thi hành quốc sách sa thải các công nghệ lạc hậu và đã công bố danh sách hàng ngàn nhà máy, dây chuyền lạc hậu cần phải loại bỏ. Họ không muốn mất trắng nên di chuyển công nghệ lạc hậu xuống Việt Nam.[18] Giới trí thức đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về việc nhà nước cho phép các công ty Trung Quốc vào khai thác tài nguyên ở những vị trí chiến lược quan trọng như quặng bô xít ở Tây nguyên và thuê rừng ở phía Bắc. Gần đây nhất là vụ chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã có ý định cho một công ty Trung Quốc thuê đèo Hải Vân để xây dựng một khu du lịch sinh thái. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Giá trị giao thương giữa hai nước tăng từ 3 tỷ Mỹ Kim trong năm 2001 tới 41,1 tỷ trong năm 2012. Nhưng cán cân mậu dịch luôn nằm về phía Trung Quốc. Cán cân thâm hụt của Việt Nam tăng từ 11 tỷ Mỹ Kim trong năm 2008 tới 23.7 tỷ trong năm 2013 và ước lượng sẽ lên tới 28,32 tỷ trong năm 2015, tức là khoảng 15% GDP của Việt Nam.[19] Trong lãnh vực đầu tư thì Trung Quốc áp dụng "chiến lược đầu tàu" (Bridgehead Strategy)[20]tại Việt Nam cũng như tại khắp mọi nơi trên thế giới bao gồm cả Phi Châu. Đó là các công ty Trung Quốc không chỉ mang vốn mà mang cả công nhân từ Trung Quốc, xây dựng phố thị Trung Quốc ngay tại Việt Nam làm cả nước “nhức mắt” với phố Tàu ở Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hạ Long, Hải Phòng, Hà Tĩnh và Bình Dương. Nhưng khi blogger lên tiếng phản đối thì nhà nước lại dùng Bộ Luật Hình Sự để bắt bớ và truy tố họ.

Chủ quyền bị đe dọa

Biển Đông là huyết mạch an ninh, chiến lược và kinh tế sống còn của Việt Nam. Với bờ biển dài hơn 3000 cây số, Việt Nam dễ dàng bị tấn công bằng đường thủy nếu bị mất chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tài nguyên thủy sản ở Biển Đông đã nuôi sống ngư dân Việt Nam từ ngàn đời. Hiện tại, thu nhập của công ty PetroVietnam chiếm khoảng 25% GDP và đóng góp 30% vào ngân sách quốc gia. Hầu hết số tiền thu nhập này đến từ những dự án khai thác và hoạt động kinh doanh tại thềm lục địa ở Biển Đông.[21]

Sau Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, Việt Nam đã quyết định ngả về và tìm sự bảo trợ của Trung Quốc với hy vọng là tiếp tục duy trì vai trò độc tôn của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong lúc chủ nghĩa cộng sản sụp đổ toàn diện tại Đông Âu. Cái giá phải trả là phục tùng và không làm phật lòng Trung Quốc gồm có xóa bỏ hoặc không nhắc tới việc Trung Quốc tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc vào năm 1979. Việt Nam có 3 loại quan hệ ngoại giao: đối tác toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện. Việt nam đã tuyên bố thiết lập đối tác chiến lược với Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Vương Quốc Anh (2010) và Đức (2011). Từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thành lập quan hệ đối tác toàn diện với Úc. Nhưng trong số này thì quan hệ với Trung Quốc và Nga đã được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện.

Riêng với Trung Quốc thì Việt Nam có quan hệ đặc biệt và sâu sắc bao gồm quan hệ giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, giữa Quân Đội Việt Nam và Quân Đội Trung Quốc và giữa Nhà Nước Việt Nam và Nhà Nước Trung Quốc. Quan hệ giữa hai Đảng dựa trên ý thức hệ Mác Lê. Đảng viên thường xuyên thăm viếng và trao đổi lý luận bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chống lại kẻ thù chung được gọi là “diễn tiến hòa bình”. Sau cuộc chiến biên giới năm 1979, quân đội hai nước nối lại quan hệ vào năm 1992 và kể từ năm 2005 thì hai bên có cuộc đối thoại quốc phòng thường niên. Trong tháng 11 năm 2010 thì Trung Quốc và Việt Nam đã bắt đầu cuộc Đối Thoại An Ninh Chiến Lược tại Hà Nội. Có thể nói là không có một quyết định quan trọng nào của Việt Nam mà không có sự thông qua của Trung Quốc. Không có nước nào “lớn tiếng” với và có tầm vóc ảnh hưởng tới Hà Nội bằng Trung Quốc.[22]

Để chìu theo Trung Quốc, Việt Nam theo đuổi chính sách 3 không bao gồm: (1) không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; (2) không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và (3) không dựa vào nước này để chống nước kia. Chính sách này đã được Thứ Trưởng Quốc Phòng Tướng Nguyễn Chí Vịnh xác nhận trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 8 năm 2010. Dĩ nhiên, ai cũng hiểu “nước này” là Hoa Kỳ và “nước kia” là Trung Quốc. Có một số người cho rằng Việt Nam đang thi hành chính sách đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Sự thật thì không phải như vậy vì dưới cái nhìn của phe bảo thủ trong Đảng đang cầm quyền thì Trung Quốc vẫn là "anh em" dù có lúc có bất đồng ý kiến. Họ chỉ lợi dụng Hoa Kỳ khi cần thiết chớ không thật tâm xây dựng quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ.

Ngoài chính sách đa phương hóa quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng tìm sự hỗ trợ của Khối ASEAN để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc.Tuy chỉ mới gia nhập từ năm 1995 nhưng Việt Nam đang là một thành viên tích cực nhất của Khối ASEAN.[23] Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Bản Tuyên Bố Ứng Xử (Declaration of Conduct) của các bên tại Biển Đông nhưng Bản Tuyên Bố này không có tính ràng buộc pháp lý. Từ đó thì ASEAN và nhất là Việt Nam luôn tìm cách hối thúc Trung Quốc tiến hành ký kết Quy Tắc Ứng Xử (Code of Conduct) tại Biển Đông có giá trị như một hiệp ước giữa Trung Quốc và ASEAN. Cho tới nay thì không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ chấp thuận yêu cầu này vì không muốn ý đồ thâu tóm Biển Đông của họ bị cản trở.[24] Chính Khối ASEAN cũng không đủ mạnh để có thể đối trọng với Trung Quốc. Đó là chưa kể có một số quốc gia thành viên bị Trung Quốc chi phối nặng nề như Cam Bốt và Lào. Sự yếu kém và tính thiếu đoàn kết của ASEAN biểu lộ rõ rệt tại Hội Nghị 20 ở Phnom Penh khi lần đầu tiên trong lịch sử 4 thập niên ASEAN đã không ra được một bản thông cáo chung trước khi bế mạc.

Trung Quốc luôn nói là sẽ trỗi dậy trong hòa bình nhưng hành xử thì hoàn toàn trái ngược. Có nghĩ là lời nói không đi đôi với việc làm. Khác với Nhật Bản và Phi Luật Tân, Việt Nam không có đồng minh yểm trợ khi bị Trung Quốc lấn át. Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoang Hải Dương 981 vào khu đặc quyền kinh tế Việt Nam chứng minh chính sách ngoại giao “triệu người quen có mấy người thân” và sách lược quốc phòng 3 không của Việt Nam là không có hoặc thiếu hiệu quả. Sự kiện này cũng cho thấy giấc mơ trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc thật sự sẽ là cơn ác mộng cho thế giới và nhất là cho dân tộc Việt Nam. 

Kết luận

Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức to lớn về nhiều mặt. Kinh tế thì cạn kiệt, xã hội bị dồn nén và chủ quyền lãnh hải đang bị đe dọa trầm trọng. Nếu không thay đổi, cải cách thì hiểm họa mất nước có nguy cơ xảy ra. Trong ngắn hạn, Việt Nam có thể tìm cách gia nhập vào TPP (Hiệp ước Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương) để giảm bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Muốn vậy thì Việt Nam phải chấp nhận các quy chế gia nhập và cạnh tranh công bằng gồm có tôn trọng quyền lao động quốc tế, công nhận công đoàn độc lập, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nước phải tiếu tục đẩy mạnh kế hoạch tái cơ cấu kinh tế bằng cách cổ phần hóa hoặc tư hữu hóa doanh nghiệp nhà nước để giảm thiểu vấn nạn nợ công và nợ xấu.

Về mặt xã hội thì Việt Nam cần tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập hoạt động để người dân có chỗ xã van áp lực trước những vấn nạn và bất cập của xã hội Việt Nam. Với căn bệnh ung thư tham nhũng bất trị hiện nay, Việt Nam không có con đường nào khác là phải thực thi quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí bằng cách tư hữu hóa hơn 800 doanh nghiệp truyền thông nhà nước. Như vậy thì mới mong có thể cầm được căn bệnh. 

Cũng như Nhật Bản và Phi Luật Tân, Việt Nam cần xây dựng quan hệ gần gũi với Hoa kỳ để đối trọng với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Muốn vậy thì Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền. Về việc này thì Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam. Một nước Việt Nam biết tôn trọng nhân quyền sẽ tìm được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Khối Liên Âu cũng như từ nhiều quốc gia khác trên thế giới tại các diễn đàn quốc tế.

Để thực hiện những đường lối cải cách nêu trên thì Việt Nam cần có giới lãnh đạo mới và có tư duy cải cách trong Đại Hội XII vì thành phần lãnh đạo hiện nay không đủ năng lực hoặc không có tư duy cải cách. Tốt nhất là nhóm lãnh đạo hiện nay nên về hưu hết[25] và nhường chỗ cho cho những thành phần trẻ có khả năng và đã từng tiếp thu hệ thống giáo dục tân tiến ở ngoại quốc có cơ hội nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo. Cần loại bỏ điều lệ phải là thành viên của Bộ Chính Trị ít nhất một nhiệm kỳ trước khi được giao chức vụ lãnh đạo vì nó kiềm hảm nhân tài và cản trở bước tiến của đất nước.

Nhưng những giải pháp nêu trên cũng chỉ là bước đầu và là phần ngọn. Cái gốc của vấn đề là thể chế độc đảng hiện nay. Muốn phát huy được tiềm năng và nội lực dân tộc thì phải thay đổi thể chế độc đảng thành đa đảng để tạo môi trường cạnh tranh chính trị lành mạnh. Chỉ có một thể chế đa đảng mới thay đổi và hiện đại hoá được những cơ chế căn bản gồm có hệ thống quản trị hành chánh, tư pháp và giáo dục để tạo điều kiện cho một nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và hiệu quả cao, một phong trào xã hội dân sự sinh động, một nhà nước pháp quyền biết tôn trọng nhân quyền và một dân tộc tự tin và tự trọng mà trong đó mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đều có cơ hội phát huy hết tiềm năng và đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. 

Có người vẫn mơ mộng tiếp tục theo gương của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc khác nhau rất nhiều. Nhưng Trung Quốc quá to lớn để thất bại (too big too fail). Ngay cả thế giới tự do cũng mong muốn Trung Quốc ổn định vì quyền lợi quốc gia của họ. Trung Quốc cũng có tham nhũng nhưng làm việc hiệu quả hơn. Giới lãnh đạo đều là những người được đào tạo ở những trường đại học có tầm vóc có thể so sánh với Harvard và MIT của Hoa Kỳ. Họ biết trọng dụng nhân tài và thu hút được trí thức người Hoa ở trong và ngoài nước. Trong khi đó thì giới lãnh đạo Việt Nam rất tự hào đã có thời cầm súng.[26] Việt Nam hiện tại không giữ nỗi chất xám trong nước, nói gì đến việc thu hút nhân tài ở hải ngoại. Đa số trí thức ở hải ngoại đã quen sinh sống và làm việc trong một môi trường tự do, trong sáng và lành mạnh. Không có lý do gì để họ phải quy phục một chế độ độc tài, toàn trị, tham nhũng và lạc hậu. 

Câu hỏi đặt ra cho 1200 đại biểu, 175 ủy viên trung ương và 16 thành viên Bộ Chính Trị trong Đại Hội XII là quyền lợi độc tôn của Đảng Cộng Sản Việt Nam hay là quyền lợi của Tổ Quốc Việt Nam quan trọng hơn? Còn 3 triệu đảng viên sẽ đóng vai trò gì với vận mệnh dân tộc? Đó cũng là câu hỏi cho 90 triệu đồng bào trong nước và 5 triệu người Việt ở hải ngoại. 


PICS:Chuyến trở về của Nguyễn Bá Thanh: thấy và không thấy...

CTV Danlambao - Sau nhiều ngày xôn xao với tin đồn có thật của mạng xã hội và tin chính thống "giả trước thật sau" của đảng, tin ông Nguyễn Bá Thanh trở về đã được đăng tải. Phải nói và chỉ nói tin ông Thanh trở về chứ không nói ông Thanh trở về vì chưa... thấy ông Thanh đâu cả.

Vào lúc 20h45 tối ngày 9 tháng 1, một chiếc máy bay y tế được cho là chở ông Nguyễn Bá Thanh đã đáp xuống sân bay Đà Nẵng.


Các cán bộ an ninh và y tế tụ tập trước máy bay, và xe cứu thương tấp ngay bên cạnh:


Sau đó xe cứu thương chạy về bệnh viện Đà Nẵng, không có ai thấy, chụp được hình ảnh của ông Thanh được đưa từ máy bay sang xe:


Phía bên ngoài phi trường nhiều người (chỉ có thể viết là người vì phải viết tin chính xác, không biết là dân hay đảng viên, hoặc cán bộ tự động đến hay được điều động) đến chờ đón Nguyễn Bá Thanh:


Phía ngoài bệnh viện Đà Nẵng, khi xe cứu thương được xem là chở ông Thanh trong đó đến, cũng có nhiều người đứng chờ:



Trong bệnh viện cũng có người chờ đón:



Dù không có được một hình ảnh nào của ông Nguyễn Bá Thanh, nhưng như Thanhnien.com đưa tin: "Ông Thân Đức Nam, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, người gặp và đưa ông Nguyễn Bá Thanh từ máy bay xuống và vào xe cứu thương, kể với Thanh Niên Online rằng trông ông Nguyễn Bá Thanh vẫn tỉnh táo, nhận biết nhiều người. Ông Nguyễn Bá Thanh còn hóm hỉnh đùa với ông Nam rằng: 'Tao khỏe mà có chi đâu'. (1)

GocGhiNhanh cũng đưa tin về một người khác gặp ông Thanh: "Bà Nguyễn Thị Vân Lan, Phó chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP.Đà Nẵng, người vừa được tiếp xúc với ông Nguyễn Bá Thanh tại khoa Ung bướu Bệnh viện Đà Nẵng nói với Một Thế Giới: ‘Anh Thanh rất tỉnh táo. Mừng lắm!’.

Cả 2 ông bà Nam và Vân Lan đều cũng không cho người dân xem được 1 tấm ảnh anh Thanh khoẻ mà có chi đâu và tỉnh táo ra sao cho có người mừng.

Đặc biệt, bà Vân Lan này còn kể với phóng viên một chuyện nghe thật lâm ly: "chị đi trong bệnh viện ra gặp hai cha con, đứa bé từ hồi chiều bắt ba nó chở ra sân bay, đứng ngay cổng dành cho chuyên cơ chờ mãi, sau khi biết anh Thanh đưa về bệnh viện thì bắt ba nó chở xuống bệnh viện muốn vào thăm bác nhưng không được. Thế là nó đứng ngoài cổng khóc khiến cho ba nó khóc theo.

Nghe bà Lan kể chuyện thì tự nhiên bắt đầu nghi nghi "tài" tường thuật sự việc của bà.

Nói chung, chuyện ông Nguyễn Bá Thanh trở về là một biến cố truyền thông rất đặc biệt. Ai cũng "thấy" ông Thanh trở về qua những dòng chữ, và cách giật tít nhưng mọi bản tin hoàn toàn không có một tấm ảnh xa gần, mờ rõ nào để người đọc có thể nghĩ rằng đó là ông Nguyễn Bá Thanh. "tỉnh táo" và "có chi đâu". Đây giống như một cuốn phim mà tài tử chính không hề xuất hiện mà khán giả đoan chắc là tài tử có đóng trong phim.

Bản tóm lược tin này được viết theo tinh thần... bị "răn đe báo chí" và dạy dỗ của ngài phó trưởng ban tuyên giáo trung ương Nguyễn Thế Kỷ "Cần bình tĩnh, tỉnh táo, khoa học, khách quan chính xác. Không nên làm nóng vấn đề. Thông tin phải chừng mực, đúng đắn, cẩn thận." Chưa thấy nên chưa tin. Phải bình tĩnh, tỉnh táo, khoa học, khách quan... Mong các bạn đọc thông cảm cho.



______________________________________

Nguồn:

* Ảnh: Phunutoday