Saturday, November 5, 2016

Tội cho dân lắm!


Theo NLĐO-05/11/2016 11:58

Bổ nhiệm cán bộ vô tội vạ rồi lại lấp liếm “vì dân”. Không biết nhân dân được hưởng lợi gì từ một dàn cán bộ đông đảo như vậy

Vụ “Cả sở làm sếp” (44/46 công chức của Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương làm lãnh đạo) mà nhất là lời biện minh của ông Lưu Văn Bản, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hải Dương rằng “bổ nhiệm là…vì dân” khiến dư luận “dậy sóng” suốt mấy ngày qua.
“Bổ nhiệm vô tội vạ rồi lại lấp liếm “vì dân”. Không biết nhân dân được hưởng lợi gì từ một dàn cán bộ đông đảo như vậy, chỉ thấy ngân sách dùng để trả lương- tức từ tiền thuế của dân- phải trả tăng theo. Nhiều cán bộ, bộ máy càng cồng kềnh, dân càng bị hành nhiều, có sung sướng gì đâu mà nói là vì dân? Vụ lợi cho mình thì có”- bạn đọc Huỳnh Xuân Phúc bức xúc.
Bạn đọc Quang Đáng yêu cầu: “Cơ quan có thẩm quyền nên xem lại vai trò, trách nhiệm của Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương. Đừng nói là không biết. Cơ quan tổ chức mình quản lý, làm việc hàng ngày mà sao không biết? Nói vậy thì làm sao biết được những nỗi khổ và khó khăn của dân nghèo? Nên xử lý nghiêm khắc người ký quyết định bổ nhiệm vì không chấp hành các quy định cho phép khung và số lượng biên chế cán bộ. Trong chuyện này chắc chắn là có lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm”.
Nhiều bạn đọc cho rằng trả lời lấp liếm, vô trách nhiệm như vậy là quá thô thiển, coi thường dân, coi thường luật pháp. Có bạn đọc nói vui “bổ nhiệm cán bộ ồ ạt để người này “bận họp” thì người khác ký giấy tờ cho… nhanh”. Có bạn đọc chua chát “việc này là “tại vì dân”, dân đã góp tiền trả lương, nuôi dưỡng những cán bộ này mà không có sự kiểm soát để họ tự tung tự tác quá mức”. Còn bạn đọc Hai Cù Nèo nói thẳng: “Dân nào cần mà phải vì, trả lời như vậy tội cho dân lắm ông Bản ơi!”.
Vy Thư

An sinh ở đâu?


Có những ngôi nhà bị ngập sâu hơn 2m

Có những ngôi nhà bị ngập sâu hơn 2m

Theo NLĐO-05/11/2016 22:56

Trong một tháng, người dân Hà Tĩnh và Quảng Bình hai lần chạy lụt do thủy điện xả nước. Chết người, tổn thất kinh tế, cuộc sống bị đảo lộn.

Tiếp theo đó là hàng loạt thủy điện ở khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên cũng đồng loạt xả lũ, người dân vùng hạ du sông Ba không kịp trở tay. Rồi gần đây nhất, ngày 4-11, đập Đa Nhim (Lâm Đồng) cũng xả lũ khiến 1.000 ha rau màu của nông dân ở huyện Đơn Dương mất trắng, không có khả năng hồi phục.
Nhưng đó lại chính là điều mà họ phải chịu đựng từ năm này qua năm khác như thể là một thứ “kiếp nạn” không có cơ may thay đổi.
Đã quá muộn để nói đến chuyện cân đối lợi ích giữa phát triển thủy điện với an sinh (thậm chí an nguy) của người dân hay tác hại sâu xa đến môi trường. Hệ lụy từ thủy điện là chắc chắn xảy ra, thực tế không thể thay đổi. Vậy thì đâu là những kế sách giúp người dân ứng phó với lũ, phục hồi kinh tế?
Ngay như đơn giản là tạo ra cơ chế truyền thông kịp thời như một thứ trách nhiệm bắt buộc nhưng có vẻ như điều đó không được những nhà đầu tư thủy điện và địa phương lưu tâm. Sau khi đợt lũ giữa tháng 10-2016 nhấn chìm hơn 30.000 ngôi nhà ở Quảng Bình, Hà Tĩnh làm trên 30 người chết, có một vị quan chức địa phương đã trần tình rằng mưa lũ gây cúp điện, nhà dân lại ở cách xa nhau nên khó phát loa báo động để dân biết chạy lũ.
Người dân chỉ biết tự báo động khi lũ đến bằng cách la làng, đánh kẻng và kéo chuông nhà thờ. Phương thức truyền thông rất… “truyền thống” đó nói lên rằng dân cũng chẳng chờ đợi hay tin tưởng gì sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng - những người lẽ ra phải có trách nhiệm. Trên mỗi ngôi nhà vùng lũ ở Tuyên Hóa hay Hương Khê đều có một “chuồng cu” để leo lên trú lúc nước dâng khẩn cấp. Nhưng nếu nước còn dâng nữa, đe dọa tính mạnh thì từ già đến trẻ chỉ biết dỡ mái nhà kêu cứu hay chờ cứu hộ. Cảnh người già, trẻ nhỏ dỡ ngói ngó ra đồng nước mênh mông đầy âu lo ấy đâu phải tới năm nay mới diễn ra. Nó từ lâu đã trở thành một hình ảnh có sức truy vấn mạnh mẽ về bản chất, mục tiêu phát triển mà những người hoạch định chính sách không có quyền lờ đi.
Rừng bị tàn phá hàng loạt vì thủy điện là một trong những tác nhân gây mất cân bằng sinh thái, khí hậu biến đổi; tiếp đến, cơ chế vận hành thủy điện theo những quy trình đúng với người vận hành nhưng để lại hệ lụy lớn cho người dân dẫn đến một điệp khúc: mưa lớn - ngập - xả diễn ra hằng năm. Nguồn lợi, nhà đầu tư bỏ túi, thiệt hại thì dân nghèo chịu.
Quyết định “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5-12-2011 có đề cập đến mục tiêu cụ thể là “Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.
Nghĩ gì về các khái niệm “an ninh năng lượng”, “an ninh nguồn nước”, “an sinh xã hội” ở văn bản trên đặt trong bối cảnh mà hàng loạt những con đập thủy điện đang gây ra cho dân nghèo miền Trung?
NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

Chữa bệnh… đúng quy trình

Một lần nữa, cụm từ “đúng quy trình” lại được chứng minh. Lần này không liên quan đến việc bổ nhiệm người thân thích làm lãnh đạo, như đã xảy ra ở nhiều địa phương, bộ, ngành thời gian qua, mà là đúng quy trình trong việc cáo bệnh, bỏ trốn khi đối mặt với việc bị truy trách nhiệm về những thua lỗ nghìn tỷ dưới thời “người trong cuộc” còn làm lãnh đạo.


Chữa bệnh… đúng quy trình
Ông Vũ Đình Duy
Kịch bản xin nghỉ ốm, đi chữa bệnh ở nước ngoài rồi “mất tích” lần thứ hai được áp dụng khi Thành viên Hội đồng Thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Vũ Đình Duy tái lặp kịch bản của Trịnh Xuân Thanh trước đây: Được bổ nhiệm làm lãnh đạo doanh nghiệp – Doanh nghiệp thua lỗ – Được bổ nhiệm chức vụ cao hơn – Cáo bệnh – Bỏ trốn ra nước ngoài.
Không ít người trong cuộc đặt câu hỏi về sự bất thường trong việc xin nghỉ đi chữa bệnh tại nước ngoài của ông Duy khi nhiều ngày không có mặt ở cơ quan và nghỉ cũng không có được sự cho phép của lãnh đạo tập đoàn cũng như của Bộ Công Thương. Câu hỏi: Phải chăng ông Duy vắng mặt nhiều ngày do lo bị xử lý khi cuối tháng 10 vừa qua, Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng nhà máy polyester Đình Vũ trong thời gian mà ông Duy  giữ vị trí Tổng giám đốc. Với hàng loạt sai phạm, Thanh tra Chính phủ còn kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Việc bổ nhiệm cán bộ “đúng quy trình” tại Bộ Công Thương, như với trường hợp Trịnh Xuân Thanh- gây thua lỗ nghìn tỷ tại PVC- và Vũ Đình Duy- tại PVTex, đã để lại những hậu quả nặng nề. Người gây hậu quả chưa xử được nhưng những công trình nghìn tỷ đắp chiếu đang là gánh nặng cho những người lãnh đạo tiếp quản doanh nghiệp về sau.
TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương khi trả lời báo chí đã khẳng định: Quy trình không có mục đích tự thân. Cuối cùng là ra sản phẩm như thế nào. Không thể nào nói rằng, quy trình đúng mà sản phẩm sai. Khi sản phẩm đã không chuẩn thì quy trình ấy có vấn đề. Công tác cán bộ cần phải đổi mới mạnh mẽ, theo hướng cán bộ lãnh đạo phải qua tranh cử. Qua tranh cử đó mà so sánh, lựa chọn phương án tốt hơn.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần có những quy định rõ ràng về việc không chỉ quy trách nhiệm với người gây ra thua lỗ tại doanh nghiệp, mà còn phải xử lý cả những người đã ký quyết định bổ nhiệm cán bộ đó. Biện pháp mạnh tay này, thậm chí sẽ gây nhiều phản ứng nhưng ở góc độ nào đó sẽ góp phần hạn chế, thậm chí chữa được bệnh “bổ nhiệm đúng quy trình” hoặc “bổ nhiệm bừa” theo kiểu: Liên tiếp gây thua lỗ nhưng vẫn được thăng chức.
Chỉ chừng nào những lãnh đạo bộ ngành, lãnh đạo địa phương biết “run tay” khi nghĩ tới việc phải đối mặt với pháp luật khi biết sai nhưng vẫn ký bổ nhiệm, chừng đó những cụm từ “bổ nhiệm đúng quy trình” hay được sử dụng khéo léo hơn là “bổ nhiệm phù hợp với quy định hiện hành” mới có thể giảm bớt. Đất nước vì thế cũng sẽ bớt phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ những công trình nghìn tỷ đồng đắp chiếu.
Theo Tiền Phong

Nhà máy thua lỗ nghìn tỷ PVTex qua lời kể công nhân

 Công ty được đầu tư gần 7.000 tỷ đồng chỉ hoạt động được 1 năm đầu, những năm sau thì ‘chạy bập bà bập bùng” khiến hàng trăm công nhân hoang mang, đến nay đã nghỉ gần hết.
 Nhà máy thua lỗ nghìn tỷ PVTex qua lời kể công nhân
Trụ sở Công ty PVTex nằm ở Khu công nghiệp Đình Vũ.
Cuối giờ chiều 4/11, nhóm PV VTC News phải rất vất vả mới bám theo được những chiếc xe chở cán bộ, công nhân viên của Công ty Cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVtex) từ Khu Công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) về điểm đón trả công nhân ở nội thành Hải Phòng. Tại đây, chúng tôi đã tiếp xúc và được nghe tâm tư của họ sau nhiều năm ‘chung lưng đấu cật’ với công ty nghìn tỷ này.
Sản xuất “bập bà bập bùng”
Một công nhân ở bộ phận vận hành sản xuất xơ sợi polyester (xin được giấu tên) cho biết tháng 8/2010, sau khi được thi tuyển vào làm việc tại nhà máy, công ty cho đi đào tạo tại TP Vũng Tàu để về làm việc theo công nghệ, dây chuyển mới của dự án.
Công ty PVTex lo toàn bộ chi phí học tập và chi hỗ trợ cho mỗi học viên 2,5 triệu đồng. Sau 5 tháng đào tạo, đầu năm 2011, công nhân quay trở về làm việc tại nhà nhà máy.
Đối với công nhân vận hành, mức lương bình quân 5-6 triệu đồng/tháng. Mức lương này thấp hơn rất nhiều so với lương mà công ty hứa hẹn trước đó là 15-16 triệu đồng/tháng.
“Chỉ được năm đầu thôi, còn năm thứ hai trở đi sản xuất gián đoạn, nó cứ chạy bập bà bập bùng, không như những gì họ hứa hẹn khi tuyển dụng, đi học nên anh em công nhân cũng thật vọng và hẫng hụt.
Dự án nhà máy thì bàn giao lên bàn giao xuống, cứ chạy được vài tháng rồi lại nghỉ. Như anh thấy đấy, đợt này nghỉ đến 1 năm nay rồi thì lấy tiền đâu trả cho công nhân được”, người này chia sẻ.
Công nhân này cũng cho biết thêm, các chế độ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác), công ty thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước, môi trường làm việc bình thường. Tuy nhiên, sản xuất luôn bị gián đoạn, công ăn việc làm thất thường nên tâm lý người lao động có phần hoang mang, dao động.
“Nhà máy có chạy mấy đâu, sản xuất ra thì toàn phế phẩm là nhiều”, công nhân này tiết lộ.
Một công nhân khác cho biết, từ tháng 9/2015 đến nay, nhà máy dừng sản xuất, từ đó số cán bộ, công nhân viên cắt giảm dần dần. Đến nay, chỉ có khoảng trên 150 lao động đang làm việc tại nhà máy nhưng chủ yếu đến làm công tác trực hành chính, đào tạo và vệ sinh thiết bị, bảo dưỡng máy móc, với mức lương bình quân hơn 4 triệu đồng/tháng.
Một số công nhân khác, bước đầu đã đồng ý trả lời phỏng vấn, tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, họ đã từ chối vì sợ liên lụy đến ‘miếng cơm manh áo’ trong lúc Công ty PVTex đang gặp khó khăn.
Lãnh đạo đi vắng hết!?
Cũng trong ngày 4/11, nhóm PV VTC News đã có mặt tại nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (Hải Phòng), liên hệ với Ban lãnh đạo nhà máy để tìm hiểu một số thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của nhà máy có số vốn đầu tư đến 7 nghìn tỷ này.
Nha may thua lo nghin ty PVTex qua loi ke cong nhan hinh anh 2
 Những cỗ máy hàng chục, hàng trăm triệu USD đang có dấu hiệu hoen gỉ, xuống cấp.
Trái ngược với dòng xe ra vào cảng Đình Vũ rầm rập đi lại, thì phía bên trong, cả một khuôn viên rộng lớn chỉ là khung cảnh vắng vẻ, lác đác bóng dáng một vài công nhân và mấy bảo vệ ngồi buồn thiu ở cổng.
Nhân viên lễ tân cho biết, tất cả các cán bộ chủ chốt của nhà máy đều lên Hà Nội họp.
Chúng tôi đã chủ động nối máy với ông Hồ Chí Dũng – Trưởng phòng hành chính tổng hợp của nhà máy, ông Dũng xác nhận sự việc trên, đồng thời từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến việc hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, với lý do phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
Chúng tôi xin được tham quan và ghi nhận các hoạt động sản xuất của nhà máy, ông Dũng từ chối vì nhiều lý do khác nhau.
Tuy nhiên, một cán bộ (giấu tên) chia sẻ, một số máy móc, trang thiết bị ở khu vực sản xuất đã đóng cửa, phủ bạt, phủ nilong để bảo vệ, chả ai vào chả ai ra nữa.
Theo VTCNews

90 thương binh giả ‘rút ruột’ ngân sách Nhà nước 16 tỷ đồng

Sở LĐ-TB&XH Nghệ An đã ra quyết định đình chỉ hưởng mọi chế độ, đối với 90 trường hợp, được cho là thương binh giả và buộc họ phải giao nộp lại số tiền đã nhận.
90 thương binh giả ‘rút ruột’ ngân sách Nhà nước 16 tỷ đồng
Ông Cao Văn Thuận (phải) và ông Cao Trọng Côn, trú tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An), nằm trong danh sách 90 người bị cho là thương binh giả, vừa bị cắt chế độ.
Ngày 4/11, thông tin từ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ–TB&XH) Nghệ An: Sở đã ra quyết định đình chỉ trợ cấp thường xuyên và mọi chế độ ưu đãi, đối với 90 trường hợp thương binh giả, trên địa bàn.
Trước đó, Đoàn thanh tra do Bộ LĐ–TB&XH phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức thanh tra 22.000 hồ sơ thương binh các loại, trên địa bàn Nghệ An. Qua thanh tra đã phát hiện 90 trường hợp đang hưởng chế độ thương binh là giả.
Phần lớn 90 hồ sơ thương binh này, trước đây được xác lập trên cơ sở bản sao quân nhân bị thương, do các sư đoàn cấp. Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho rằng, trong danh sách quân nhân bị thương tại bản gốc, vẫn còn lưu ở các đơn vị không có tên họ hoặc bị ghi chèn tên.
Ông Nguyễn Đăng Dương, Phó Giám đốc sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho biết, những trường hợp thương binh bị cho là giả trong kết luận đợt này, sẽ bị đình chỉ hưởng mọi chế độ ưu đãi từ tháng 9. Ngoài ra, đoàn thanh tra còn yêu cầu, phải truy thu toàn bộ số tiền đã cấp sai đối tượng từ trước đến nay, gửi về tài khoản của Bộ.
Theo thống kê, 90 trường hợp thương binh này chủ yếu được xác lập hồ sơ từ năm 2004. Từ đó đến nay, họ đã nhận tổng cộng hơn 16 tỷ đồng. Số tiền mỗi người đã nhận, từ khoảng 120 triệu đồng đến hơn 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho rằng, việc truy thu số tiền này là rất khó, vì thành phần được hưởng chế độ phần lớn đã già yếu, hoàn cảnh khó khăn.
Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Nghệ An, những trường hợp bị đình chỉ trợ cấp và thu lại tiền, vẫn có thể tự minh oan cho mình, bằng cách đưa ra được các giấy tờ để chứng minh. Trong trường hợp chứng minh được, nhà chức trách sẽ phục hồi lại mọi chế độ, cũng như truy lĩnh lại số tiền, trong thời gian bị đình chỉ.
Theo Người đưa tin

Hàng loạt cử nhân bỏ 300 triệu “chạy” suất làm ở bệnh viện

VĂN BÌNH -20:48 05/11/2016 
Bà Phượng nhắm vào đối tượng là cử nhân vừa tốt nghiệp ngành y để lừa “chạy” việc vào các bệnh viện với số tiền lên đến 300 triệu/suất.
Hàng loạt cử nhân bỏ 300 triệu “chạy” suất làm ở bệnh viện
Đối tượng Trần Thị Phượng tại cơ quan CSĐT. Ảnh: Cơ quan công an cung cấp).
Thượng tá Đặng Văn Hoạt - Phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Nghệ An cho biết, cơ quan CSĐT đã quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Trần Thị Phượng (SN 1962, trú tại phường Hưng Bình, TP Vinh, Nghệ An) để điều tra, làm rõ hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, thời gian gần đây cơ quan Công an tỉnh Nghệ An nhận được nhiều đơn tố cáo bà Trần Thị Phượng nhận tiền để “lo” công việc nhưng không thành công, cũng không hoàn trả lại tiền.
Xác định đây là vụ án nghiêm trọng có nhiều nạn nhân nên Công an tỉnh Nghệ An đã lập chuyên án mang bí số 1016D để điều tra làm rõ.
Sau quá trình thu thập chứng cứ, điều tra ngày 26/10, CSĐT đã đột nhập, khám xét nhà bà Trần Thị Phượng thu nhiều hồ sơ, giấy tờ liên quan đến nhận tiền “chạy” việc.
Tại cơ quan công an, bà Phượng thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Ngoài ra, 2 đối tượng liên quan khác khác là Thái Thị Lan (SN 1956) và Nguyễn Thị Hằng (SN 1985) đều trú tại phường Lê Lợi, TP Vinh.
Theo lời khai, con mồi nhóm này nhắm tới là các sinh viên vừa tốt nghiệp chuyên ngành y đang muốn vào làm tại các bệnh viện.
Phượng giới thiệu mình có thể “giúp” xin việc vào các bệnh viện lớn trong tỉnh với số tiền từ 150 triệu đến 300 triệu đồng/suất.
Sau khi nhận tiền từ những người nhờ chạy việc, Phượng chuyển cho Lan và Hằng cất giữ.
Bước đầu các đối tượng khai nhận, có hơn 60 người đã chuyển cho Phượng tổng số tiền trên 10 tỷ đồng.
Do Thái Thị Lan đến đầu thú, khắc phục hậu quả nên được tại ngoại để phục vụ điều tra.
Riêng đối với Nguyễn Thị Hằng, cơ quan cảnh sát điều tra đang xác minh, làm rõ hành vi, vai trò trong đường dây "chạy" việc này.
Hiện tại, cơ quan Công an tỉnh đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án.

Theo VietnamNet

Thêm một cán bộ Công ty xổ số kiến thiết Hà Giang bị bắt

 TỪ HUY-20:32 05/11/2016 
Công an tỉnh Hà Giang ngày 5/11 cho biết vừa khởi tố và bắt giữ thêm một bị can là cán bộ thuộc Công ty xổ số kiến thiết Hà Giang.
Thêm một cán bộ Công ty xổ số kiến thiết Hà Giang bị bắt
Cơ quan điều tra bắt và khám xét nơi làm việc bị can Nguyễn Xuân Hoàn.
Bị can là Nguyễn Xuân Hoàn (34 tuổi) bị khởi tố về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Trước đó, cơ quan điều tra cũng đã khởi tố, bắt giam 5 bị can khác gồm Bùi Hoài Cận (52 tuổi), Giám đốc Công ty), Nguyễn Quang Hưng (44 tuổi, Phó giám đốc) ,Hoàng Như Nguyệt (45 tuổi), Phạm Trung Dũng (41 tuổi) và Đặng Xuân Thắng (39 tuổi) đều làm việc tại Công ty xổ số Hà Giang.
Từ năm 2013 đến năm 2015, các bị can trên đã câu kết với các đại lý xổ số trên địa bàn tỉnh Hà Giang thông đồng nhằm hợp thức hóa kết quả trúng thưởng xổ số, lô tô để rút một số lượng tiền lớn chia nhau.
Theo đó, đối với đại lý xổ số trên địa bàn các huyện đổi bảng kê và nộp cuống vé sau khi có kết quả mở thưởng xổ số kiến thiết miền Bắc, đồng thời thay số trúng thưởng trên máy tính chủ của công ty.
Còn đại lý xổ số trên địa bàn các huyện, những người này hướng dẫn điền số trúng thưởng vào bảng kê (sau khi đã có kết quả xổ số kiến thiết miền Bắc) rồi truyền số liệu về máy chủ tại công ty. Trước khi truyền số liệu, đại lý điều chỉnh ngược lại thời gian trên máy tính để hợp thức hóa kết quả trúng thưởng.
Theo Công Lý

Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam: Mới chỉ là ‘ý tưởng’?

Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam: Mới chỉ là ‘ý tưởng’?
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật. Ảnh: Người Lao Động.
Bộ Giao Thông Vận Tải gần đây đã nhiệt tình đề xuất dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam với ước toán lên tới 230,000 tỷ đồng, trong đó đòi ngân sách chi đến 93,000 tỷ đồng. Không những thế, bộ này còn đòi chính phủ cho cơ chế chỉ định thầu đối với dự án khổng lồ trên.
Chỉ sau khi công luận xã hội lên án căn bệnh hoang tưởng thời đại của Bộ Giao Thông Vận Tải và ý đồ “hốt cú chót”, một quan chức của bộ này là Thứ trưởng Nguyễn Nhật mới qua báo chí thanh minh rằng, dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam mới chỉ dừng lại ở ý tưởng trình lên Chính phủ, nên chưa thể bàn sâu về vấn đề nguồn vốn vay từ đâu.
Khác với không khí hô hào ban đầu như thể chính Bộ Giao Thông Vận Tải là chủ đầu tư, mới đây ông Nguyễn Nhật lại cho rằng các chủ đầu tư của dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phải đứng ra vay, chứ Bộ không phải là người đứng ra bảo lãnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – nói thẳng là không ủng hộ xây dựng dự án này. Cần phải đẩy mạnh phát triển giao thông thủy và giao thông hàng hải. Dự án này chắc chắn phải trình ra Quốc hội. Có hai cách, một là Bộ Giao Thông Vận Tải sẽ trình cả gói, hai là trình từng dự án nhỏ. Nếu sử dụng chiêu trò láu cá, chẻ nhỏ dự án thì bắt buộc Bộ Giao Thông Vận Tải phải trình phương án duyệt ngân sách hàng năm, bao gồm ngân sách cho phát triển trung hạn và ngắn hạn. Với cách thức này, đến một hào Bộ Giao Thông Vận Tải cũng phải trình.
Sau “triều đại” Đinh La Thăng và “ý tưởng” dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam có dự toán lên đến hơn 50 tỷ USD, việc Bộ Giao Thông Vận Tải cố “mồi’ dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam cho thấy nhóm lợi ích ODA ở Việt Nam vẫn quyết liệt thực hiện chiến dịch không nương tay với những món vay mượn khổng lồ từ nước ngoài, bất chấp ngân sách cùng kiệt vì tham nhũng và tiêu xài lãng phí, nợ công đã vọt lên hàng trăm phần trăm GDP và dân chúng chỉ chực chờ nổi loạn vì phải gồng mình đóng thuế.
Một kênh “hút tiền” mà giới lãnh đạo Bộ Giao Thông Vận Tải tìm cách “mồi chài” là phát hành trái phiếu quốc tế. Thế nhưng, sự thật trần như nhộng là kênh phát hành trái phiếu quốc tế cho tới nay đã hoàn toàn bế tắc. Nếu vào cuối năm 2015 chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt tuyên truyền cho kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế giá trị 3 tỷ USD, thì đến giữa năm 2016 chính giới quan chức Bộ Tài Chính đã phải gián tiếp xác nhận rằng kế hoạch này đã phá sản.
Mới đây, Bộ Tài Chính đã phải có văn bản trả lời về dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam, trong đó đánh giá dự án này là “chưa có cơ sở,” “không hợp lý,” và chưa biết lấy đâu ra tiền cho dự án lên tới 230,000 tỷ đồng khi nợ công đã sát trần.
Thời hoàng kim “mổ nội tạng” ngân sách cũng đã qua. Không phải là chục ngàn tỷ đồng, mà bây giờ thì tìm ra một ngàn tỷ cũng đã khó!
Lê Dung / SBTN

Tự diễn biến, tự chuyển hóa

Ngô Nhân Dụng
Bà con trong nước đang bàn nhau về “Nghị quyết Trung Ương 4” mới họp đầu Tháng Mười, 2016, trong đó nêu ra tổng cộng 27 “biểu hiện suy thoái” trong đảng Cộng Sản. Các “biểu hiện suy thoái” này được chia làm ba loại, mỗi loại gồm đúng 9 hiện tượng. Nghị quyết này được phổ biến tới tất cả các chi bộ đảng trong nước để học tập. Nhưng dân chúng không ai thắc mắc gì về nội dung những “biểu hiện suy thoái” được liệt kê, vì nhìn qua ai cũng biết hết rồi, dân còn hỏi tại sao không kể thêm cho cao hơn con số 27 nữa. Người dân hiện giờ chỉ hỏi nhau: Tại sao “các bố” lại chọn số 9, nhân với số 3, để thành con số 27, mà 2 cộng 7 tất nhiên thành “chín nút!”
Nhân Dân ta chỉ bàn về hiện tượng số 9 bởi vì không ai quan tâm đến những văn kiện và nghị quyết của đảng Cộng sản nữa. Các bố muốn nói gì thì nói, tất cả chỉ là những chuyện tào lao, ai cũng biết thế rồi. Nhưng tại sao các bố lại kiên quyết chọn con số 9, tin vào vận hên “chín nút” như vậy?
Mặc dù nhân dân trong nước biết những nghị quyết của đảng chỉ toàn chuyện tào lao, nhưng khi nhìn kỹ vào bảng liệt kê 27 “biểu hiện suy thoái” trong nội bộ đảng, chúng ta cũng thấy nhiều điều lạ đáng chú ý.
Thí dụ, trong mục thứ nhất về 9 biểu hiện suy thoái trong tư tưởng chính trị, điều đầu tiên là mối “hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Marx-Lenin;” điều thứ hai là, “không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.” Thực ra đây phải coi là một sự tiến bộ, kh thể gọi là suy thoái! Hiện nay loài người tiến bộ không còn ai tin vào chủ nghĩa Marx-Lenin lỗi thời nữa. Từ năm 1980 ở Việt Nam đã có người nói thẳng “chủ nghĩa Marx-Lenin là một thứ người dạy không muốn dạy và người học không muốn học.” Còn “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” thì chính ông Nguyễn Phú Trọng đã từng thú nhận không biết lên tới chủ nghĩa xã hội nghĩa tức là leo lên cái gì! Cho nên, đáng lẽ ông Nguyễn Phú Trọng và đồng đảng phải hoanh nghênh những đảng viên hết tin tưởng vào chủ nghĩa Marx-Lenin và vứt bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội! Coi sự tình trạng tỉnh thức đó là suy thoái chẳng khác nào xỉ vả trí suy xét thông minh của loài người!
Một điều đáng chú ý khác, trong mục thứ hai, ghi 9 điểm “suy thoái về đạo đức, lối sống” của các đảng viên, tội “tham ô, tham nhũng” được xếp hàng thứ 7, đứng sau những vi phạm đạo đức cá nhân như “sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi;” hoặc “tranh chức, tranh quyền;” “háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm,” vân vân.
Chính Nguyễn Phú Trọng đã hốt hoảng lo lắng rằng tham nhũng là cái họa lớn nhất sẽ làm chế độ sụp đổ. Vậy mà bản nghị quyết xếp hạng mối họa này gần chót, chỉ hơn những tội như “chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp,” và “đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan,…”
Nghĩa là ông Trọng cứ hô hào chống tham nhũng, nhưng các ủy viên trung ương thì cứ coi đó là một “suy thoái” hàng thấp, Đây chính là một điểm suy thoái đã được nêu lên hàng thứ 6 trong mục đầu, “Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo…”
Nhưng 9 điểm trong mục thứ ba có lẽ là phần quan trọng nhất trong bản nghị quyết mới, ghi những “Biểu hiện,” “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa,” “trong nội bộ.” Tất cả 9 điểm trong mục này nhằm củng cố uy quyền của Trung Ương Đảng! Thứ nhất là không cho phép các đảng viên có ý kiến riêng. Những “suy thoái” được nêu ra là “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của đảng;” hoặc “nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của đảng.” Một cách cụ thể, đảng viên sẽ lo bị tố cáo những tội như “Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của đảng đối với” quân đội và công an, với báo chí, văn học – nghệ thuật.” Đặc biệt, họ còn kết tội những ý kiến “Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà chính các lãnh tụ đảng từng thú nhận không hiểu khẩu hiệu đó nghĩa là gì.
Trong số 9 tội thuộc loại “tự diễn biến, tự chuyển hóa” có những điều rõ ràng nhắm vào tình tự phẫn uất của các đảng viên đối với chính sách đối ngoại của đảng. Điểm thứ 7 kết tội những người “Đưa thông tin sai lệch,… thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.” Các nước là nước nào? Hiện nay chỉ có nước Trung Hoa cộng sản gây nhiều bất mãn nhất trong dư luận người dân và các đảng viên! Loan tin về những thuyền đánh cá của người Việt bị tàu Trung Cộng tấn công cướp bóc có thể bị kết tội là “thông tin sai lệch” hay không?
Để chặn đứng nỗi băn khoăn về mối nhục lệ thuộc ngoại bang, điều thứ 9 trong mục này còn kết tội những người “Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi,… gây chia rẽ giữa các dân tộc!” Như vậy các đảng viên Cộng Sản Việt Nam bây giờ có được phép đọc “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi hay không? Đài BBC nhận xét về bản nghị quyết còn thấy rằng những điều “thuộc tội phản quốc, lại chỉ đứng số 6!”
Mối lo của đảng Cộng Sản hiện nay là lo tình trạng tan rã từ bên trong bùng nổ. Cho nên hiện tượng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” được chú ý nhất. Ngay hôm khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Phú Trọng cảnh cáo rằng mối nguy “tự chuyển biến,” “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ của đảng “vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Sau khi hội nghị kết thúc, tạp chí tuyên giáo của đảng lại kêu gọi đảng viên chủ động đề phòng và chống lại “tự diễn biến, tự chuyển hóa.” Báo chí trong nước phải đăng một bài viết rất dài của ông Trương Minh Tuấn, bộ trưởng Thông Tin với đề tựa, “Nguy cơ ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ trong báo chí…”
Tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không thể nào ngăn cản được, vì các đảng viên cộng sản không ngu dốt như các lãnh tụ mong muốn, mặc dù bên ngoài họ vẫn giả bộ ngu. Nhiều đảng viên đã từ bỏ đảng một cách âm thầm, vì tự biết mình đã đi lầm đường. Cũng có người công khai gửi thư xin ra khỏi đảng.
Chính ông Nguyễn Phú Trọng là nguyên nhân khiến một người bỏ đảng. Câu chuyện điển hình của nhà báo Trần Hoài Dương được nhà báo Tống Văn Công thuật lại trong hồi ký của ông, do Người Việt xuất bản. Câu chuyện Trần Hoài Dương bỏ đảng xảy ra khi ông Nguyễn Phú Trọng mới được đưa vào Bộ Chính Trị.
Trần Hoài Dương đã gặp Nguyễn Phú Trọng từ năm 1967, khi anh là một cán bộ biên tập của tạp chí Cộng Sản, cơ quan lý luận cao cấp của đảng. Lúc đó Trọng mới tốt nghiệp đại học, được cho vào làm việc trong phòng tư liệu; rồi được Tổng biên tập Hồng Chương cho làm dưới sự chỉ bảo của Trần Hoài Dương. Một thời gian sau, Trần Hoài Dương muốn đổi công việc, đề nghị cho Trọng lên thay mình. Muốn được chấp thuận, anh khen ngợi Trọng như thế này: “Cậu này không thông minh, kém sáng kiến, nhưng được cái cần cù và cẩn thận, không bao giờ để sai sót bản in so với bản chính.” Khi được chuyển giao công việc cho Nguyễn Phú Trọng, Trần Hoài Dương đi làm chỗ khác, lâu ngày quên luôn cả con người “không thông minh, kém sáng kiến” đó.
Tới năm 2001, Trần Hoài Dương về Hà Nội dự liên hoan kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tạp chí Cộng Sản. Bỗng nhiên anh “được chứng kiến cảnh tiền hô hậu ủng đón tiếp Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Thành Ủy Nguyễn Phú Trọng.” Khi Nguyễn Phú Trọng đến bàn Trần Hoài Dương ngồi, ông reo lên vui mừng. Trần Hoài Dương miễn cưỡng đứng lên bắt tay, nói “với giọng hiu hắt,” “Lẽ ra tao phải mừng cho mày, nhưng vì mối lo cho đảng khiến tao ngồi im. Tao quá ngạc nhiên vì một người như mày lại có thể trở thành ủy viên Bộ Chính Trị của đảng. Tao nói thật lòng mày đừng giận, tao nghĩ có lẽ đảng này đã đến hồi mạt vận rồi! Tao phải ra khỏi đảng!”
Tống Văn Công kể tiếp, “Và Trần Hoài Dương đã làm đúng như vậy, vừa về tới nhà ở Sài Gòn, anh viết ngay lá đơn gửi chi bộ tuyên bố rời khỏi đảng.”
Theo Tống Văn Công, “Trần Hoài Dương sống độc thân. Anh bị nhồi máu cơ tim đột tử ngày 6 tháng 5 năm 2011.” Cho nên anh không phải chứng kiến cảnh ông đàn em cũ đã leo lên đến chiếc ghế tổng bí thư, nắm đầu cả cái đảng của anh! Anh may mắn, đã sớm biết “tự diễn biến, tự chuyển hóa” nhiều năm trước khi những chữ này xuất hiện trong ngôn ngữ Việt Nam! Nhờ thế, nững năm cuối cùng trên cõi đời, anh đã thảnh thơi, “thoát nợ” chỉ nhờ chứng kiến cảnh cậu “không thông minh, kém sáng kiến” mà vẫn cần cù và thận trọng từng bước leo lên hàng lãnh đạo đảng.

Bao nhiêu đảng viên khác bây giờ cũng đang “tự diễn biến, tự chuyển hóa” chỉ vì chú đàn em cũ đó đang tập hợp cả một đàn, một lũ, đều “không thông minh, kém sáng kiến” nhưng lại rất nhiều tài luồn lách để leo thang! Cho nên Nguyễn Phú Trọng phải cảnh cáo các nhà báo có lương tâm muốn theo gương Trần Hoài Dương, bằng lời kết tội cấm “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của đảng;” hoặc đưa thông tin sai lệch,… gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.” Nhưng Trần Hoài Dương không phải là đảng viên duy nhất có lương tâm và không ngu dại! Hiện tượng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” sẽ lan rộng khi cả bè lũ lãnh tụ vẫn tự cúi đầu, tự bịt mắt trong lúc thế giới đang thay đổi nhanh chóng mặt!
Theo Người Việt

Tây Bắc mùa giáp hạt: Điệp khúc rau rừng, ngô và sắn

Trẻ em H'Mong bán hàng rong cho khách du lịch. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Liêu Thái/Người Việt
VIỆT NAM (NV) – Trong lúc này, sau lũ lụt ở Bắc miền Trung, đồng nghĩa với cái đói bao nhiêu, thì nỗi buồn vì thiếu gạo, thiếu quần áo lại là nỗi buồn, nỗi lo khôn nguôi của người dân vùng biên cương Tây Bắc của Việt Nam.
Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5.64 triệu ha với 3.5 triệu dân bao gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.
Tây Bắc có thể nói là biên cương chứ không cần phải nói là biên giới hay giáp giới gì. Bởi hơn bao giờ, người dân vùng Tây Bắc luôn trong tình trạng đề phòng kẻ ngoại xâm và sống cực khổ, chịu đựng mọi thứ. Trong khi đó, nhìn sang bên kia biên giới, đời sống khác xa, nhìn lại bên này, cái đói treo lơ lửng.
Không cần đâu cho xa, chưa nói đến các bản làng ở tận thâm sơn cùng cốc, những nơi ấy khó đến, chỉ cần đi xuôi theo dòng Nậm Thi, qua những huyện dọc biên giới Việt – Trung của tỉnh Lào Cai, có một điều dễ nhận biết và phân biệt nhất là bên ni, nhà Việt Nam, dân thiểu số Việt Nam nghèo xác xơ, bên kia, Trung Quốc giàu nứt đố đổ vách, hai bên cách nhau một con sông nhỏ, hẹp và sâu hoắm, thượng nguồn sông Hồng.
Căn bếp chuẩn bị cơm trưa cho một gia đình người Nùng ở bản Dị. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Căn bếp chuẩn bị cơm trưa cho một gia đình người Nùng ở bản Dị. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Những gia đình người H’Mong bên ni Nậm Thi, nằm rải rác, lẻ loi qua các huyện Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà, SaPa đang vào mùa giáp hạt, mùa thiếu gạo mà thực phẩm chính bây giờ là ngô (bắp) và sắn (khoai mì) để cầm hơi và đợi mùa lúa chín. Thường thì Tháng Mười Một đến Tháng Chạp âm lịch là thời vụ gặt hái, những đám ruộng bậc thang chuyển sắc vàng, cái đói giảm dần, cái bụng no đến Tết.
Hỏi ra, mới biết hầu hết người dân miền núi phía Bắc đều có hai mùa giáp hạt giống nhau, một mùa vào Tháng Tư, Tháng Năm âm lịch và một mùa vào Tháng Chín, Tháng Mười âm lịch. Nhưng có vẻ như mùa Tháng Tư, Tháng Năm âm lịch được nhắc đến nhiều hơn bởi lúc này, đường sá khô ráo, cánh báo chí có thể đi rảo lên thăm bản làng, đến mùa mưa, Tháng Chín, Tháng Mười thì không có báo chí nào dám lên tới bản, ngay cả người trong bản còn khó đi ra ngoài.
Như lời ông Bạ, trưởng thôn ở Bảo Yên, nói: “Mùa giáp hạt Tháng Chín, Tháng Mười mới đáng sợ chứ mùa giáp hạt Tháng Tư, Tháng Năm thì không đáng sợ bằng. Tháng này còn đi làm bên ngoài để kiếm ăn được. Tháng Chín, Tháng Mười thì đói khủng khiếp lắm.”
“Hiện tại, các anh thử đi từ đây qua bên Lạng Sơn, Bắc Kạn thì các anh sẽ nhìn thấy ngay mức độ đói khổ của bà con miền núi. Chủ yếu là dựa vào mấy hạt gạo cứu trợ của nhà nước để cầm hơi thôi. Nhưng không đáng kể đâu, không đủ cầm hơi đâu!”
“Vậy mình lấy gì để cầm hơi nếu như gạo chính phủ không về kịp hoặc không về hả ông?”,  tôi hỏi.
Nhà trình tường ở bản Dị. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Nhà trình tường ở bản Dị. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
“Nói gạo chính phủ là nói vậy thôi, chứ hầu hết người dân biên giới vào mùa mưa thì già ngồi bó gối ở nhà, trẻ đi vác gỗ thuê, đi xuống phố làm thuê. Mà mùa mưa khó kiếm việc lắm, nhưng vẫn cứ đi. Làm được vài trăm ngàn đồng thì vác một bao gạo về nhà rồi lại đi tiếp. Người ở nhà chủ yếu dựa vào gạo của trai trẻ. Chỉ có những gia đình góa bụa mới đói khổ thực sự. Những gia đình này được bà con trong bản mỗi người góp một vài ký gạo để chia cho họ. Người trong bản tuy nghèo nhưng sống có cái tình…”
Để tìm hiểu thêm về cái đói giáp hạt ở Tây Bắc, chúng tôi bắt xe sang Bắc Kạn và Lạng Sơn, hai tỉnh nằm nằm tương đối gần nhau và một tỉnh nằm giáp giới Trung Quốc, tỉnh biên cương của người Tày, Nùng, một tỉnh nằm tít tận Đông Bắc núi rừng miên mang và chủ yếu người Tày, Nùng và H’Mong. Đang thời điểm giáp hạt ở nơi đây.
Lần này, chúng tôi tìm đến khu làng dưới chân núi Mẫu Sơn, ghé bản Dị, xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn, nơi được cho là đã “xóa đói” cơ bản, không còn người đói (thông tin của báo chí trong nước).
Nhưng có vẻ như khác xa những gì chúng tôi được biết, những ngôi nhà trình tường trông có vẻ khá giả vì người đồng bào thiểu số ở đây còn một số gia đình có cơm độn ngô hoặc độn sắn để ăn. Ngược lại, một số bản khác chỉ có ngô, sắn, đời sống cơ cực không thể tưởng. Ông Lúc, một người cao niên trong bản đưa chúng tôi về nhà, mời mấy ly rượu ngô và kể thật: “Ở đây đói lắm, nghèo lắm!”
“Chỉ có nương rẫy nhưng bây giờ đang mùa giáp hạt nên chẳng có gạo đâu. Gia đình tôi thuộc diện giàu nhất ở đây mà vẫn thiếu gạo, vay nhà nước mua một đàn dê về nhưng đợt trước trời chuyển lạnh đột ngột, dê con còn yếu nên không chịu nổi, lăn ra chết gần hết, giờ nợ mấy chục triệu đồng rồi!”
Người dân tộc Nùng đi chợ. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Người dân tộc Nùng đi chợ. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
“Mấy thanh niên trong làng đi làm thuê hết rồi, chủ yếu là lên mấy cửa khẩu để vác hàng thuê. Nhưng bây giờ làm ăn khó lắm, vì người Tày, Nùng ở Bắc Kạn họ cũng sang đây bốc hàng thuê nên có cạnh tranh mệt lắm. Mà không ra ngoài đó làm thì cũng chẳng biết đi đâu mà làm nữa. Vì mùa mưa mà! Thanh niên ở đây cứ đi ra ngoài đó, ăn ở vật vạ vậy đó, khi nào người ta gọi bốc hàng thì bốc, kiếm được vài đồng thì mua gạo gởi về quê.”
“Họ bốc hàng gì ông có biết không?”
“Chủ yếu là bốc trái cây, hàng hóa, thực phẩm từ Trung Quốc sang Việt Nam vậy đó. Mấy thứ hàng tiểu ngạch gì đó cũng không rõ lắm. Nhưng nghe nói mỗi ngày bốc tới mấy chục tấn chứ không ít đâu! Gần đây thì bốc cá nước ngọt họ nuôi đâu bên Cam Túc gì đó rồi chuyển sang Việt Nam, bán khắp miền Bắc…”
Hỏi là hỏi cho biết thanh niên ở đây đã đi làm gì để kiếm gạo trong mùa giáp hạt vậy thôi. Chứ chúng tôi cũng đã đến cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị, rồi vài cửa khẩu nhỏ nữa ở Lạng Sơn. Hàng hóa từ Trung Quốc đổ bộ sang Việt Nam nhiều miễn bàn. Ở đây người đi bốc vác chủ yếu là thanh niên dân tộc thiểu số, vì kiếm không ra việc nên họ chỉ có một trong hai lựa chọn: Hoặc là đi vác gỗ thuê cho lâm tặc trên các đỉnh núi, hoặc là đi bốc hàng ở các cửa khẩu. Và để cứu nồi cơm gia đình mùa giáp hạt, họ không còn lựa chọn nào khác.

Nhưng cho dù có cố gắng đến mấy thì điệp khúc rau rừng, cơm độn sắn, cơm độn ngô và những ngày hết gạo thì ăn sắn, ăn ngô vẫn cứ là điệp khúc bền bỉ của người đồng bào thiểu số vùng biên cương!

Giả chữ ký bán tài sản, công an nói không chiếm đoạt

Giả chữ ký bán tài sản, công an nói không chiếm đoạt
Ông Lê Văn Tích, người khiếu nại bị “dân sự hóa” hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ảnh: H.YẾN
(PL)- Đương sự tố công an “dân sự hóa” hành vi lừa đảo. Mất cả nhà lẫn phần vốn góp? “Nói không chiếm đoạt là chưa thỏa đáng”.
Công an tỉnh Bình Phước đang xem xét hồ sơ vụ tố giác tội phạm của ông Lê Văn Tích (ngụ huyện Bù Gia Mập). Bốn năm nay ông Tích vẫn miệt mài khiếu nại rằng Công an huyện Bù Gia Mập đã “dân sự hóa” hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà ông là nạn nhân.
Giả chữ ký sang nhượng cổ phần
tháng 10-2012, ông Tích gửi đơn đến Công an huyện Bù Gia Mập tố giác bà NTT giả mạo chữ ký của ông để sang nhượng phần vốn góp của ông tại Công ty TNHH TH, sau đó bán cả công ty này cho người khác lấy tiền bỏ túi riêng.
Vào cuộc, Công an huyện Bù Gia Mập xác minh năm 2009, ông Tích (chủ DNTN TH, chuyên khai thác đá xây dựng) tìm gặp bà T. kể chuyện làm ăn thua lỗ không có tiền trả nợ và thuyết phục bà T. góp vốn, còn mọi việc kinh doanh ông Tích sẽ chịu trách nhiệm. Ông Tích cũng cho bà T. biết tài sản của DNTN TH gồm 2 ha đất để khai thác đá, một ô tô, một con đường và toàn bộ giấy tờ khai thác đá.
bà T. đồng ý và đưa cho ông Tích 890 triệu đồng góp vốn. Sau đó, bà T. phát hiện ông Tích đã khai thác hết 0,5 ha đất, chỉ còn lại 1,5 ha đất, con đường thì mượn và giấy tờ khai thác đá cũng đã thế chấp cho người khác. Bà T. bèn yêu cầu ông Tích trả lại tiền nhưng ông Tích không trả được.
Bà T. bèn mua lại 2 ha đất này, đồng thời mua thêm 1 ha đất mới khác. Tiếp đó, hai bên thỏa thuận thành lập Công ty TNHH TH gồm hai thành viên là ông Tích và ông M. (người được bà T. ủy quyền giữ chức giám đốc, chỉ có trách nhiệm quản lý công ty, còn các vấn đề tài chính, kinh doanh thì bà T. chịu trách nhiệm). Công ty mới này có vốn điều lệ 5 tỉ đồng, phía bà T. góp 3,5 tỉ đồng (tương ứng 70%)...
Quá trình kinh doanh sau đó của công ty gặp khó khăn nên ông M. đã nhiều lần mời ông Tích về giải quyết việc bán toàn bộ tài sản của công ty nhưng ông Tích không có mặt. Công an xã cũng xác nhận trong thời gian này ông Tích không có ở địa phương. Để bán được toàn bộ tài sản của công ty thì bắt buộc phải có đầy đủ thành viên góp vốn nên bà T. đã tự ký tên của ông Tích nhằm sang nhượng cổ phần của ông Tích, sau đó bán toàn bộ tài sản của công ty cho người khác.
Công an huyện Bù Gia Mập nhận định bà T. có hành vi giả mạo chữ ký của ông Tích để sang nhượng cổ phần của ông rồi bán toàn bộ tài sản của công ty cho người khác. Hành vi của bà T. là sai nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nên không có dấu hiệu phạm pháp hình sự, không thuộc thẩm quyền giải quyết của công an huyện. Từ đó, công an huyện trả lời ông Tích là có gì thắc mắc thì khởi kiện ra tòa...
Giả chữ ký bán tài sản, công an nói không chiếm đoạt - ảnh 1

Mất cả nhà lẫn phần vốn góp?
Không đồng ý, ông Tích không khởi kiện mà khiếu nại khắp nơi, trình bày nhiều nội dung khác hẳn xác minh của Công an huyện Bù Gia Mập.
Theo ông Tích, khi ông kinh doanh gặp khó khăn, ông có nhờ bà T. đáo hạn ngân hàng số tiền 1,7 tỉ đồng. Bà T. yêu cầu ông phải chuyển cơ sở kinh doanh từ DNTN TH sang thành Công ty TNHH TH và để người thân của bà là ông M. làm giám đốc, nắm giữ 70% tỉ lệ vốn công ty. Sau đó, do ngân hàng không cho ông Tích vay tiếp nên ông không có tiền trả bà T., dẫn đến việc bà T. khởi kiện ông đòi lại 1,395 tỉ đồng (ông đã trả cho bà T. được 305 triệu đồng).
Tháng 7-2012, TAND tỉnh Bình Phước xử phúc thẩm vụ kiện này, buộc ông Tích phải trả cho bà T. 1,395 tỉ đồng tiền vốn vay và 153 triệu đồng tiền lãi. Bà T. sau đó đã yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự kê biên, phát mại tài sản là căn nhà mà gia đình ông đang sinh sống để trả hết hoàn toàn số nợ của ông.
Bị mất căn nhà để thi hành án, ông Tích đưa gia đình về khu bãi đá của Công ty TH sinh sống. Ông cho rằng mình không hề hay biết việc bà T. đã giả mạo chữ ký của ông để sang nhượng phần vốn góp của ông tại Công ty TH, giả mạo chữ ký của ông để lập bản điều lệ mới của công ty với nội dung đã đưa cho ông 1,5 tỉ đồng, sau đó bán toàn bộ tài sản của công ty cho người khác.
Để làm rõ hơn vụ việc, chúng tôi đã liên hệ với Công an huyện Bù Gia Mập. Ông Nguyễn Văn Tốt (Trưởng Công an huyện Bù Gia Mập) cho biết vụ việc này trước đây do một lãnh đạo cũ của công an huyện giải quyết, nay vị lãnh đạo này đã về hưu. Đối với khiếu nại của ông Tích, ông đang cho rà soát, xem xét lại toàn bộ hồ sơ để có hướng giải quyết chính xác. Ngoài ra, ông Tốt cũng cho biết vụ việc đang được công an tỉnh thụ lý, xem xét giải quyết cho ông Tích theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin khi vụ việc có diễn tiến mới.
“Nói không chiếm đoạt là chưa thỏa đáng”
Về mặt pháp lý, luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận xét kết luận trước đây của Công an huyện Bù Gia Mập về trường hợp của ông Tích là chưa thỏa đáng. Theo Luật Doanh nghiệp, ông Tích là một thành viên của Công ty TNHH TH, có quyền định đoạt cũng như chịu trách nhiệm về phần vốn góp của mình. Hành vi của bà T. giả chữ ký ông Tích để bán phần vốn góp, giả chữ ký lập bản điều lệ mới có nội dung đã đưa cho ông Tích 1,5 tỉ đồng đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Đồng tình, luật sư Trần Hải Đức (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng nói: “Hành vi giả chữ ký sang nhượng cổ phần của ông Tích rồi bán toàn bộ tài sản của công ty để làm gì nếu không nhằm mục đích chiếm đoạt phần tài sản của ông Tích? Ông Tích không hề biết việc này, cũng không được nhận 1,5 tỉ đồng như bản điều lệ mới giả mạo chữ ký của ông. Vậy nếu không bị ai chiếm đoạt thì số tiền bán cổ phần của ông Tích đi đâu?”.
HOÀNG YẾN

Lật cano cứu hộ, 7 chiến sĩ công an bị lũ cuốn​

(PLO)-7 cán bộ, chiến sĩ công an huyện đi trên cano làm nhiệm vụ kiểm tra cầu chữ V bất ngờ bị dòng nước xiết làm lật úp cano khiến 7 người bị cuốn trôi.
Tối ngày 5-11, đại tá Bùi Xuân Ngọc - Trưởng Công an huyện Krông Bông (Đắk Lắk) vừa cho biết, 7 chiến sĩ công an huyện trong lúc làm nhiệm vụ bảo đảm ATGT đã bị nước lũ cuốn trôi.
Lật cano cứu hộ, 7 chiến sĩ công an bị lũ cuốn​ - ảnh 1Nhiều khu dân cư bị nước lũ cô lập
Vụ việc xảy ra vào chiều tối cùng ngày, khi 7 cán bộ, chiến sĩ công an huyện đi trên cano làm nhiệm vụ kiểm tra cầu chữ V nối giữa xã Hòa Tân và Khuê Ngọc Điền bị gãy, sụp, cảnh báo không cho người dân qua lại tránh gặp nguy hiểm. Khi ra giữa khu vực lòng sông, chiếc cano bị dòng nước xiết làm lật úp khiến 7 người bị cuốn trôi.
Lật cano cứu hộ, 7 chiến sĩ công an bị lũ cuốn​ - ảnh 2Đường giao thông tại nhiều huyện bị nước lũ làm hư hỏng.
Ngay khi xảy ra tai nạn, công an huyện đã huy động nhiều lực lượng ứng cứu. Đến tối cùng ngày, 7 cán bộ, chiến sĩ gặp nạn đã được cứu.
Lật cano cứu hộ, 7 chiến sĩ công an bị lũ cuốn​ - ảnh 3Hàng nghìn nhà dân cùng hoa màu bị ngập, hư hại.
“Anh em bị nước cuốn trôi hơn 2km thì may mắn gặp được một tàu khai thác cát của người dân và được cứu. Có 5 người bị thương nhẹ được đưa về trạm y tế xã để hồi sức, 2 người bị thương nặng hơn được đưa vào bệnh viện huyện để cấp cứu” – đại tá Ngọc thông tin.
Lật cano cứu hộ, 7 chiến sĩ công an bị lũ cuốn​ - ảnh 4Cầu chữ V tại huyện Krông Bông bị nước lũ cuốn gãy, sập khiến hàng nghìn hộ dân bị bô lập
Trong khi đó, theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, mưa lớn nhiều ngày qua làm nước lũ dâng cao, cô lập nhiều khu vực dân cư tại các huyện Krông Bông, Ea Kar, Krông Pắk, Ea Súp bị lũ cô lập. Đã có một người dân bị lũ cuốn tử vong khi đi đánh cá; hàng nghìn nhà dân cùng hoa màu bị nước lúc làm hư hại.
6/11/2016 - 08:43
ĐẠI DŨNG

Dân cần gạo chứ không cần nhiều lãnh đạo

Dân cần gạo chứ không cần nhiều lãnh đạo
(PL)- Một cơ quan chỉ có hai nhân viên nhưng có tới 44 người là lãnh đạo, chuyện thật như bịa này đã xảy ra ở Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương.
Tuy nhiên, lý giải cho sự bất thường này, ông Lưu Văn Bản, nguyên Giám đốc Sở, cho rằng: “Bổ nhiệm như vậy là vì dân”. Thực tế thì sao? Càng nhiều cán bộ lãnh đạo thì hậu quả đầu tiên mà nhân dân phải gánh chịu là gồng mình đóng thuế để nuôi quỹ lương đang phình ra. Trong khi công việc thì trì trệ. Tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương, “công việc nhiều năm nay đã có bê bối, có nhiều sự việc xảy ra, kiện tụng, việc tham mưu cho lãnh đạo địa phương chưa đến nơi đến chốn” (đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Bến Tre phát biểu với báo chí). Quả thật, trong một phát biểu khác, nguyên giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương cũng tự mâu thuẫn với mình khi giải thích thêm rằng: “Việc bổ nhiệm cả loạt nhân viên vào các vịtrí lãnh đạo là vì muốn giúp đỡ, khuyến khích người lao động trẻ, mới ra trường, nhiệt tình, tâm huyết nhưng lương thấp”.
Như vậy đã rõ, việc tăng cán bộ lãnh đạo nhằm mục đích muốn thể hiện sự quan tâm đến đời sống vật chất của cán bộ chứ không phải vì nhu cầu công việc. Điều này sẽ nảy sinh tình trạng không ít cán bộ sáng cắp ô đi, tối cắp ô về nhưng vẫn lãnh lương bằng tiền thuế của dân.
Dân cần gạo chứ không cần nhiều lãnh đạo một cách bất thường như vậy. Làm ơn cắt bớt những “đầy tớ” này đi để cho dân được nhờ.
6/11/2016 - 07:20
PHƯƠNG NGHI