Wednesday, December 20, 2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc & những phát ngôn ấn tượng


Hiếm quan chức nào như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi sở hữu một bộ cực khủng những phát ngôn ấn tượng.
Rất khó để có thể liệt kê đủ, càng khó hơn khi chỉ chọn ra 10 phát ngôn ấn tượng nhất. Vì thế, cùng với bảng “top ten phát ngôn ấn tượng” của ông, Một Góc Nhìn Khác “khuyến mại” thêm một số phát ngôn ấn tượng khác, kể cả các phát ngôn từ năm 2016, gộp thành bộ “phát ngôn ấn tượng của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”.
Rất mong nhận được sự bổ sung thêm từ bạn đọc, để có được một bộ “phát ngôn ấn tượng’ đầy đủ của Thủ tướng. Hi vọng đạt bộ top 100 hoặc ít nhất cũng 50.
TOP TEN 2017:
1. “Việt Nam phải là thủ phủ tôm của thế giới”.
2. “Châu Á phải là nơi chúng ta nghe được giấc mơ của mọi quốc gia”.
3. “Chúng ta vẫn thường nghe về 'giấc mơ Mỹ' hay 'giấc mộng Trung Hoa', nhưng dường như trên phương diện truyền thông, các giấc mơ Myanmar, giấc mơ Lào, Campuchia hay giấc mơ Việt Nam còn ít được biết đến”.
4. "Đồng bằng sông Cửu Long phải thành thung lũng của sự sáng tạo".
5. “Bắc Ninh phải là thủ phủ sản xuất điện tử sáng tạo của châu Á và thế giới”.
6. “Thanh Hoá là một Việt Nam thu nhỏ”.
7. “Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước”.
8. “Khánh Hoà là hình mẫu của một chính quyền đối thoại”.
9. “Nghệ An phải là vùng đất khởi nghiệp và thu hút nhân tài”.
10. “Hà Tĩnh, Thanh Hoá là cực tăng trưởng mới”.
_________________________
TRỌN BỘ “THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC & NHỮNG PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG
2017:
1. “Việt Nam phải là thủ phủ tôm của thế giới”.
2. “Châu Á phải là nơi chúng ta nghe được giấc mơ của mọi quốc gia”.
3. “Chúng ta vẫn thường nghe về 'giấc mơ Mỹ' hay 'giấc mộng Trung Hoa', nhưng dường như trên phương diện truyền thông, các giấc mơ Myanmar, giấc mơ Lào, Campuchia hay giấc mơ Việt Nam còn ít được biết đến”.
4. "Đồng bằng sông Cửu Long phải thành thung lũng của sự sáng tạo".
5. “Bắc Ninh phải là thủ phủ sản xuất điện tử sáng tạo của châu Á và thế giới”.
6. “Thanh Hoá là một Việt Nam thu nhỏ”.
7. “Tây Nguyên là nóc nhà Đông Dương, là vùng cao về địa lý thì không thể và không nên là vùng trũng giáo dục của cả nước”.
8. “Khánh Hoà là hình mẫu của một chính quyền đối thoại”.
9. “Nghệ An phải là vùng đất khởi nghiệp và thu hút nhân tài”.
10. “Hà Tĩnh, Thanh Hoá là cực tăng trưởng mới”.
11. “Tây Nguyên là cô gái đẹp đang ngủ quên”.
12. “Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á trong thế kỷ 21”.
13. “Chìa khoá cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành nông lâm nghiệp, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới”.
14. “Quảng Nam phải trở thành một tỉnh giàu có toàn diện”.
15. “Bình Dương phải trở thành đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước”.
16. “Bình Phước phải là thủ phủ của nông nghiệp công nghiệp cao”.
17. “Cao Bằng phải là một hình mẫu vượt khó vươn lên thoát nghèo”.
18. “Ninh Bình phải được xây dựng thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế”.
19. “Bình Thuận phải trở thành trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam”.
20. “Bình minh đang đến với đất nước ta”.
2016:
21. “Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác của khu vực như: tiểu vùng Mê Kông, Ác Mét, Cờ Lờ Mờ Vờ và Cờ Lờ Vờ…”.
22. “Hà Nội phải là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo”.
23. “Thành phố Hồ Chí Minh phải là hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông”.
24. “Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế không chỉ của vùng Đông Nam Bộ, mà còn của cả nước”.
25. “Đà Nẵng phải là thành phố độc đáo, độc nhất vô nhị trên toàn thế giới”.
26. “Đà Nẵng phải phát triển như Singapo và Hồng Kông”.
27. “Đà Nẵng phải là đầu tàu kéo tốc độ tăng GDP của cả nước”.
28. “Hải Phòng phải là đầu tàu quan trọng của cả nước”.
29. “Ninh Thuận là Tây Á thu nhỏ của Việt Nam”.
30. “Đồng bằng sông Cửu Long phải là nền nông nghiệp thông minh”.
31. “Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước”.
32. “Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành một đầu tàu kinh tế”.
33. “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước”.
34. “Cần Thơ phải là đầu tàu phát triển của vùng”.
35. “Phú Yên như cô gái đẹp ngủ quên”.
36. “Cá phải bơi được trong nước thải”.
37. “Nông thôn mới phải là nông thôn của một thế hệ tri thức”.
38. “Đừng nghĩ Thủ tướng không biết, cưa đôi tôi cũng biết”.
39. “Trong một năm qua, chính phủ và các địa phương đã “gãi đúng chỗ” chứ không phải “ngứa trên đầu, gãi dưới chân”.
40. “Bây giờ chúng ta chuyển sang tâm thế “hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”.
... 

Top ten phát ngôn ấn tượng 2017


1. “Lò nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
2. “Việt Nam phải là thủ phủ tôm của thế giới” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
3. “Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm có giải Nobel y học” – Cựu Bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh, Đinh La Thăng.
4. “Nếu ta sai, ta sẽ xin lỗi dân. Nếu dân sai, dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” – Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ, Mai Tiến Dũng.
5. “Khởi tố vụ án Đồng Tâm cũng là cách để giúp dân” – Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Nguyễn Đức Chung.
6. “Xây công viên nghĩa trang để giúp tỉnh phát triển bền vững” – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Trì.
7. “Nợ xấu tăng vì lợn rớt giá” – Phó Thống đốc ngân hàng nhà nước, Đào Minh Tú.
8. “Thu thuế phải như vặt lông vịt, vặt sao cho sạch nhưng đừng quá vội để vịt nó kêu toáng lên” – Tiến sĩ Vũ Đình Ánh.
9. “400 tấn cá chết là do bị sặc nước” - Cục trưởng phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn Phú Chính.
10. “Người giàu thì đi ô tô, người nghèo đi xe máy, xe đạp. Rõ ràng BOT không ảnh hưởng đến dân nghèo” – Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế quốc hội, tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên.
____________________
(Rất khó, khi chỉ chọn 10 phát ngôn ấn tượng trong suốt năm 2017. Vì vậy, xin đăng thêm bộ 10 phát ngôn (xếp thứ tự từ 11 đến 20), kế sau bảng top ten. Bỏ rơi chúng thì quả quá tiếc.
Riêng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sở hữu quá nhiều phát ngôn ấn tượng, nên bộ top ten chỉ cho phép chọn 1. Một Góc Nhìn Khác sẽ dành riêng cho Thủ tướng một bộ phát ngôn ấn tượng trong một, hai ngày tới).
11. “Nước ta có nhiều cảnh đẹp, được ví như người con gái đẹp ngủ trong rừng chưa ai đánh thức” – Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
12. “Sinh đẻ là vì mình, đất nước, vì thành phố, chứ không là chuyện riêng. Rất nhiều nước coi việc sinh đẻ là tự do của cá nhân, nhưng tự do mà sinh ít quá thì đất nước bị thiệt hại” – Bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh, Nguyễn Thiện Nhân.
13. “Đủ cơ sở để thành phố Hồ Chí Minh vào top 10 thành phố đẳng cấp của thế giới” – Chủ tịch UBND TP HCM, Nguyễn Thành Phong.
14. “Dân nhìn vào nói vỡ nhưng chúng ta có thể nói là vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ trong khung thoát lũ” - Chi cục trưởng đê điều Hà Nội, Đỗ Đức Thịnh.
15. “Người nghèo mua rau, dưa ở chợ không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), nên tăng thuế VAT 12% sẽ không ảnh hưởng đến người nghèo” – Vụ trưởng chính sách thuế, Bộ Tài chính, Phạm Đình Thi.
16. “ Phải xác định 90% nợ xấu là tiền của dân, ngân hàng chỉ có 10%” - Chủ tịch HĐQT VietinBank, Nguyễn Văn Thắng.
17. “Tôi biết đất nước còn khó khăn, nhưng chắc không khó khăn đến nỗi không thể cấp cho người đứng đầu Liên hiệp hội một chiếc xe đi lại” – Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh.
18. “Huệ đúng là vợ tôi, nhưng đất của Huệ không phải của tôi” – Giám đốc sở Tài nguyên – môi trường Yên Bái, Phạm Sỹ Quý.
19. "Ngày tôi làm ở thanh tra tỉnh, tối thì lo chạy xe ôm thâu đêm. Vợ chồng còn phải nuôi heo, gà cóp nhặt từng đồng” - Phó ban nội chính Tỉnh ủy Đăk Lăk, Nguyễn Sĩ Kỷ.
20. “Thế giới có 7 tỷ người, mỗi người ăn 1 kg tôm là 7 triệu tấn. Trong khi nguồn cung mới có 5 triệu tấn. Rõ ràng chỗ này còn rất lớn” – Bộ trưởng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Nguyễn Xuân Cường.

VN “đừng nên coi bất đồng là thù địch”

Theo BBC-18 tháng 12 2017 

Luật sư Lê Công ĐịnhBản quyền hình ảnhBBC TIẾNG VIỆT
Image captionLuật sư Lê Công Định hôm 16/12/2107 cho hay ông bị theo dõi 'dai dẳng và khó hiểu' trong dịp cuối tuần
Một số nhà hoạt động và quan sát xã hội dân sự ở Việt Nam nói với BBC họ đang gặp phải một đợt 'theo dõi', 'tấn công mạng' hay 'tai nạn' khó hiểu.
Hôm thứ Bảy, 16/12/2017, từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định cho BBC Việt ngữ hay ông bị một nhóm người là an ninh theo dõi, khi ông ra khỏi nhà tới thăm nhà người thân.
Trên trang Facebook cá nhân của mình cùng ngày, Luật sư cho biết:
FB Le Cong DinhBản quyền hình ảnhFB LE CONG DINH
Image captionLuật sư Lê Công Định trong một dòng trạng thái đăng hôm thứ Bảy 16/12/2017 trên FB cá nhân của ông
"Từ sáng đến giờ tôi đi đâu cũng có 3, 4 người theo. Đến nhà thăm mẹ tôi, trông ra đã thấy hai chiếc xe gắn máy nằm trước cửa, phía trên có hai người nằm vắt vẻo nhìn vào lấm lét. Đây là hình nhân viên an ninh vừa chạy theo tôi đến đây.
"Khi thấy tôi ghi hình anh ta yêu cầu tôi bỏ máy xuống. Tôi hỏi vì sao anh ta theo tôi, thì được trả lời rằng: "Tôi theo anh vì mục đích gì cũng phải báo anh biết sao?" Tôi bảo anh ta không được phép xâm phạm quyền riêng tư của tôi, thì anh ta im lặng và cứ đi theo tôi. Hôm nay là ngày gì vậy?"
Hôm Chủ nhật, trong một chương trình phỏng vấn cuối tuần của BBC Việt ngữ, blogger Trương Duy Nhất khẳng định một số tài khoản của ông trên Facebook, hay trang blog cá nhân bị tấn công và khóa.
Trước đó, cùng ngày, ông nói với BBC qua điện thoại:
"Tôi không thể vào được các trang FB, YouTube hay blog của tôi. Ai đó đã gửi đi các yêu cầu gọi là 'report' hay báo cáo và các tài khoản của tôi đã bị khóa."
Nhà báo tự do từ Đà Nẵng cũng nói về một điều mà ông mô tả là 'khó hiểu':
"Nhiều người khác trong giới viết blog hay anh em khác trong giới hoạt động xã hội dân sự cũng nói với tôi là họ cũng bị tương tự, trong cùng một ngày và trong cuối tuần này, thật khó hiểu. Dường như đang có một đợt sóng nhắm vào chúng tôi."

'Rủi ro, nguy hiểm'

Nhà báo tự do Trương Duy NhấtBản quyền hình ảnhBBC TIẾNG VIỆT
Image captionNhà báo tự do Trương Duy Nhất nói tài khoản Facebook cá nhân của ông đã bị khóa hôm 17/12/2017 và nhiều trường hợp tương tự cũng xảy ra trong giới bloggers mà ông biết, trong cùng thời điểm.
Và ông Trương Duy Nhất cũng nói thêm qua điện thoại:
"Và tôi cũng phải nói là các nhà quản trị các trang như Facebook hay YouTube cũng cần phải xem lại, hình như họ không hề thẩm định lại, nhiều người là những người viết blog, các nhà hoạt động rất đứng đắn, đàng hoàng, tử tế, chỉ bày tỏ quan điểm ôn hòa, nhưng khi nhận được report (báo cáo, đề nghị) của ai đó, là các trang đó bị đóng lại ngay, gây ra sự bức xúc của nhiều người."
Cùng ngày 17/11/2017, từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam nói với BBC:
"Ngày hôm nay, tôi đã cảm thấy như bị ai đó theo dõi, không khí rất lạ.
"Sau khi trao đổi điện thoại với một cơ quan truyền thông quốc tế ở hải ngoại, thì trên đường về, tôi suýt bị chết.
"Tôi đã bị ai đó đi xe máy theo từ đằng sau và đâm vào đuôi xe của tôi, đúng hơn là vào bánh sau, và tôi đã ngã tung ra khỏi xe.
"Nếu không có chiếc mũ bảo hiểm mà bây giờ bong, tróc, bẹp, thì hôm nay tôi đã chết. Tôi cũng đã phải băng vết thương của mình, ở bàn tay cũng có vết thương phải băng đây."
Và nhà báo độc lập này nói với BBC:
"Tôi đã nhiều lần bị theo dõi, thậm chí bắt cóc bởi an ninh, có lần xảy ra ở cả nơi tôi đưa đón con đi học, nhưng hôm nay rất khủng khiếp, có thể nói là hoạt động báo chí độc lập, hay lên tiếng cho xã hội dân sự, cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, giới này đang gặp rất nhiều rủi ro và nguy hiểm," TS Phạm Chí Dũng nói.
Kỹ sư Nguyễn Lân ThắngBản quyền hình ảnhBBC TIẾNG VIỆT
Image captionKỹ sư Nguyễn Lân Thắng tham gia một cuộc phỏng vấn với BBC hôm 17/12/2017.
Trong một diễn biến khác, hôm Chủ Nhật 17/12, từ Hà Nội, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội gần đây gắn bó với các công tác trợ giúp khắc phục thiên tai, bão lụt, đói nghèo ở cộng đồng cho BBC hay:
"Tôi có theo dõi và được cho biết là sáng ngày 17/12, khi bà con giáo dân ở Giáo xứ Kẻ Gai thuộc Giáo Phận Vinh đang chuẩn bị xây dựng một ngôi nhà thờ thuộc xã Hưng Thịnh để tách họ thì nhà cầm quyền địa phương ở Tỉnh Nghệ An huy động một lực lượng lớn trong đó có các cảnh sát cơ động, công an cùng nhiều thành viên Hội cờ đỏ đến quấy phá và hành hung người dân," ông Lân Thắng nói với BBC qua điện thoại.
BBC chưa có điều kiện kiểm chứng các thông tin trên trong dịp cuối tuần này, nhất là từ phía các tổ chức, cơ quan thuộc chính quyền địa phương mà các nhà hoạt động trực tiếp, hoặc gián tiếp đề cập.

'Một năm đen tối'

Tuy nhiên, cũng hôm 16/12, ngay trước một chương trình phỏng vấn cuối tuần từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định chia sẻ với BBC:
Nhân quyền VNBản quyền hình ảnhHUMAN RIGHTS WATCH
Image caption15 vụ bắt giữ tù nhân chính trị và lương tâm mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho là cần phải được chú ý ở Việt Nam
"Tôi có thể nói năm 2017 là một năm rất đen tối với nhân quyền ở Việt Nam, giới hoạt động, bất đồng, đối lập bị đàn áp, bắt bớ, đe dọa rất nhiều, nhiều bản án bị xử rất bất công và nặng nề."
Về triển vọng của năm mới 2018, nhà hoạt động này nói:
"Với những gì đã xảy ra trong năm nay, năm 2018, tôi không thấy sẽ có sự khả quan, hay tiến bộ gì hơn. Tôi chỉ khuyên và hy vọng nhà cầm quyền Việt Nam hãy thôi coi các tổ chức xã hội dân sự, giới bất đồng như những thế lực thù địch, mà ngược lại nên coi đó là những tiếng nói xây dựng," ông nói với BBC Tiếng Việt.
FB Truong Duy NhatBản quyền hình ảnhFB TRUONG DUY NHAT
Image captionThông tin xuất hiện trên trang FB của blogger Trương Duy Nhất tới cuối giờ chiều ngày Chủ Nhật, 17/12/2017, theo giờ London.
Mới đây, hôm 10/12, nhân ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhiều báo đài thuộc các cơ quan truyền thông chính thức của Nhà nước Việt Nam, đã lên tiếng cho rằng Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ và được quốc tế, khu vực thừa nhận.
Truyền thông nhà nước nhấn mạnh qua các cuộc kiểm định phổ quát định kỳ về nhân quyền, quốc tế thừa nhận Việt Nam đã hoàn thành và cải thiện nhiều chỉ tiêu về quyền con người đã cam kết, báo chí nhà nước cũng cho hay thành tích nhân quyền của Việt Nam thể hiện qua việc nước này giành được ghế trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Ngoài ra, thành tích còn được khẳng định qua phiên bản Hiến pháp gần nhất sửa đổi đã đưa vào nhiều điều khoản bảo vệ nhân quyền, cũng như liên tục tăng cường chất lượng sống của người dân, đảm bảo nhiều quyền tự do của công dân từ tự do tôn giáo, tín ngưỡng, cho tới các quyền của người đồng tính, chuyển giới, hay quyền của giới khuyết tật v.v...
Trước đó và trong nhiều năm qua, truyền thông chính thống liên tục nêu quan điểm của đảng và nhà nước Việt Nam khẳng định Việt Nam không có cái gọi là 'tù nhân chính trị' và 'tù nhân lương tâm', mà chỉ có những người vi phạm pháp luật đã bị xét xử theo luật pháp của Việt Nam.

PVN: Sau Phùng Đình Thực và Đinh La Thăng đến ai?

Theo BBC-8 giờ trước 

thực

Bản quyền hình ảnhPVME
Image captionÔng Phùng Đình Thực (trái) và ông Đinh La Thăng tại sự kiện khánh thành tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam hồi tháng 7/2010
Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an hôm 20/12 thông báo khởi tố ông Phùng Đình Thực, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Cùng ngày, cơ quan này cũng ra kết luận điều tra đối với ông Đinh La Thăng, người bị mất chức Ủy viên Bộ Chính trị hồi 5/2017 và từng là Chủ tịch PVN thời kỳ 2006-2011, theo đó đề nghị truy tố ông và "các đồng phạm" với cùng tội danh trên.
Ông Đinh La Thăng cùng các ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên phó tổng giám đốc OceanBank, và các cựu thành viên Hội đồng Thành viên PVN Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường và Phan Đình Đức bị đề nghị truy tố tội "Cố ý làm trái", còn ông Ninh Văn Quỳnh, Phó Tổng giám đốc PVN bị đề nghị tội "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Ông Nguyễn Xuân Sơn hồi cuối tháng tháng Chín đã bị kết án tử hình trong một vụ án khác, vụ OceanBank.
Các ông Ninh Văn Quỳnh, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm và Vũ Khánh Trường cũng phải hầu tòa trong vụ án trên.
Riêng về ông Phan Đình Đức, người xuất thân từ một gia đình lãnh đạo cao cấp thời trước, báo Việt Nam có bài riêng về vụ ông bị khởi tố.
Trang VNF hôm 19/12 viết:
"Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với ông Phan Đình Đức, thành viên HĐTV PVN về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 165, Bộ luật Hình sự."
Ông Phan Đình Đức bị tình nghi liên quan đến vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại PVN, gây thiệt hại 800 tỷ đồng khi góp vốn vào OceanBank, theo trang báo này.

Quyết định khởi tố

Ông Phùng Đình Thực bị xác định "có những sai phạm trong quá trình chỉ đạo thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2", theo nội dung đăng trên website của Bộ Công an.
Ông Thực cũng bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
thựcBản quyền hình ảnhPETROTIMES
Image captionÔng Phùng Đình Thực (trái) được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ hồi năm 2011
Tin tức về việc ông Thực bị bắt và bị khởi tố đã được đăng tải rộng rãi trên các báo từ cách đây hơn 10 hôm, nhưng sau đó đồng loạt bị rút lại.
Lúc 17:25 ngày 9/12, Thông tấn xã Việt Nam phát đi bản tin "Khởi tố bị can đối với hai nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Phùng Đình Thực và Đỗ Văn Hậu."
"Tuy nhiên, do chưa thẩm định kỹ nguồn tin, thông tin trên là chưa chính xác. Thông tấn xã Việt Nam thành thật cáo lỗi cùng Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an; cá nhân ông Phùng Đình Thực và ông Đỗ Văn Hậu, cùng các khách hàng sử dụng thông tin," báo VietnamPlus cho biết hôm 9/12/2017.

'Chưa đủ mức răn đe'

Trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt ngày 20/12, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói:
"Từ vụ ông Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình, ông Đinh La Thăng bị bắt đến việc ông Phùng Đình Thực bị khởi tố đều có một điểm chung là đưa ra các quyết định hoặc có những hành vi làm thất thoát tiền PVN."
"Về chế tài thì tội "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" của Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi bổ sung 2009) cũng như các tội thuộc nhóm trật tự quản lý kinh tế của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì mức hình phạt tối đa chỉ 20 năm tù giam."
Việc ông Đinh La Thăng bị bắt không làm giới quan sát bất ngờ, theo TS. Lê Hồng Hiệp.
"Theo tôi, mức hình phạt này chưa thực sự đủ mức răn đe đối với các quan tham. Bởi các bị cáo đối với nhóm tội này rất ít khi có tình tiết tăng nặng mà thường thì có nhiều tình tiết giảm nhẹ."
"Mà khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì họ chắc chắn sẽ được tòa xử dưới khung, tức dưới 12 năm."
"Chưa kể, các quan tham trong quá trình chấp hành án có thể được xem xét giảm thời hạn chấp hành án nên thực tế thì hình phạt mà các quan tham gánh sẽ thấp hơn nhiều so với khung hình phạt luật định."
"Để tăng cường tính răn đe thì nên xem xét tăng hình phạt và không xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với các tội có "màu sắc" của tham nhũng."
Theo báo Zing, tính đến ngày 20/12, đã có 26 lãnh đạo PVN bị khởi tố trong quá trình điều tra các sai phạm xảy ra tại tập đoàn này.
Đinh La Thăng: những thăng trầm trong sự nghiệp
Hồi tháng Mười, website Chính Phủ đăng bài dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi họp về sự phát triển của ngành dầu khí tại trụ sở Chính phủ:
"Gần đây, nhất là từ năm 2015 đến nay, PVN gặp nhiều khó khăn, "có nhiều chuyện không vui". Những vấn đề như vậy ảnh hưởng đến PetroVietnam, một tập đoàn lớn của đất nước, tạo tâm lý không tốt trong đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động."
"Tôi mong muốn PVN trong khó khăn, càng phải vững vàng."
Ngày 20/12, ông Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang nói với BBC:
"Theo dõi vụ khởi tố ông Phùng Đình Thực thì tôi cũng biết mười ngày trước các báo đã phải đính chính tin này."
"Theo tôi, vụ khởi tố ông Phùng Đình Thực cũng như bắt ông Đinh La Thăng trước đó đều nằm trong phát ngôn "Lò đã nóng thì không ai có thể ngoài cuộc" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng."