Sunday, September 6, 2015

TQ không thành khi tuyên truyền bài Nhật?

Theo BBC-6 tháng 9 2015
Image copyrightXINHUA
Image captionLãnh đạo Nga và Hàn Quốc tới dự lễ diễu binh do Bắc Kinh tổ chức.
Hôm thứ Năm Trung Quốc tổ chức cuộc diễu binh hoành tráng ở Bắc Kinh kỷ niệm điều họ gọi là mừng chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Nhật Bản trong thập niên 1930 và 1940.
Báo Japan Times của Nhật Bản dẫn lời giới quan sát mô tả đây là một phần của chiến dịch tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc để mô tả hình ảnh “tội đồ” Nhật Bản nhằm cải thiện hình ảnh của Trung Quốc ở cả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, tâm lý chung của người dân trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho thấy Trung Quốc có thể thua trong cuộc chiến tuyên truyền bài Nhật Bản.
Theo khảo sát mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew trụ sở tại Washington công bố vào hôm Thứ Tư, Nhật Bản được người dân trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không tính Nhật, cảm tình nhất với trung bình 71% có cái nhìn tích cực về Nhật. Tức là số người có cái nhìn tích cực vượt cái nhìn tiêu cực theo tỉ lệ hơn 5/1.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy trung bình 57% những người được hỏi, ngoại trừ Trung Quốc, có thiện cảm với Trung Quốc, với 33% có quan điểm trái ngược.
Tại Malaysia, Việt Nam, Philippines và Australia, hơn 80% nhìn Nhật Bản với con mắt tích cực, và 71% ở Indonesia.
Tại Việt Nam 82% người được hỏi có thiện cảm với Nhật Bản trong khi chỉ có 19% có thiện cảm với Trung Quốc.
Image copyrightOther
Trong khi đó, chỉ có 25% người dân Hàn Quốc và 12% ở Trung Quốc có cái nhìn tích cực về Nhật Bản, dường như phản ánh thực tế căng thẳng lịch sử và tranh chấp lãnh thổ gần đây, trung tâm nghiên cứu này cho biết.
Khoảng 53% người Trung Quốc rất không ưa Nhật Bản, theo thăm dò này.
Nghiên cứu này được dựa trên khảo sát hỏi tại chỗ và điện thoại phỏng vấn với 15.313 người trưởng thành ở 10 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương - Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Australia, Ấn Độ và Pakistan - cũng như Hoa Kỳ. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành từ 6 tháng Tư tới 27 Tháng Năm.
"Nói chung, bất chấp những rào cản lịch sử và lãnh thổ, công chúng châu Á-Thái Bình Dương có xu hướng xem các nước láng giềng của họ trong một ánh sáng tích cực, với Nhật Bản đánh giá thuận lợi nhất", đã viết Bruce Stokes, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Pew, trong một bài viết đăng trên trang web của mình vào thứ Tư . "Nhật Bản được hưởng một hình ảnh tương đối tích cực, ngoại trừ ở Trung Quốc và Hàn Quốc," ông viết.
Cuộc khảo sát này cũng cho thấy rằng nhiều người Nhật có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc và Hàn Quốc. Khoảng 49% nói rằng họ có cái nhìn "rất không ưa" của Trung Quốc, và 32% có quan điểm tiêu cực tương tự đối với Hàn Quốc.
Cái nhìn tích cực về Hàn Quốc tại Nhật Bản giảm mạnh từ 57% trong năm 2008 xuống chỉ có 21% trong năm nay, theo khảo sát.
Nghiên cứu cũng đề cập đến hình ảnh lãnh đạo hai nước là Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với điểm số ngang ngửa.
Không tính phần trả lời từ Nhật Bản, trung bình có 43% nói rằng họ tin tưởng rằng ông Abe “làm những điều đúng đắn đối với các về vấn đề trên thế giới", trong khi 19% nói rằng họ không tin.
Khi được hỏi cùng câu hỏi về ông Tập Cận Bình, trung bình có 47%, không tính phần trả lời của người dân Trung Quốc, cho biết họ có niềm tin vào Chủ tịch Trung Quốc, trong khi 29% nói ngược lại.
Ở Trung Quốc, 18% đặt niềm tin vào ông Abe, trong khi con số này ở Hàn Quốc chỉ có 7%.
Tâm lý mất lòng tin cũng thể hiện i Nhật Bản, nơi 12% nói rằng họ tin ông Tập. Cuộc khảo sát đã không hỏi cùng câu hỏi này về Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.

TQ: Ấn Độ hành động 'bất hợp pháp' ở biển Đông

Theo BBC-3 giờ trướcImage copyrightXinhua
Image captionTrung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích biển Đông

Trung Quốc lại vừa khẳng định quyền kiểm soát của mình trên một vùng biển ngoài khơi Việt Nam, với tuyên bố việc Ấn Độ tiến hành thăm dò khai thác dầu ở đây là bất hợp pháp.
"Việc Ấn Độ lại một lần nữa tính khai thác dầu ở vùng biển có tranh chấp ở biển Đông là một bước đi thiếu khôn ngoan, bởi nó sẽ làm phức tạp thêm các tranh chấp biển và làm tổn hại tới đà phát triển tích cực đã đạt được trong quan hệ Trung - Ấn," tờ Trung Hoa Nhật báo được tờ báo của Ấn Độ, Times of India trích dẫn.
"Công ty Ấn Độ cần phải được cho biết rằng: Nếu không có sự cho phép từ chính phủ Trung Quốc thì các hoạt động của bất kỳ công ty nước ngoài nào tại các vùng biển đang tranh chấp này cũng đều là bất hợp pháp," Trung Hoa Nhật báo viết, và cảnh báo hãng của Ấn hãy "nghĩ lại về các kế hoạch khai thác".
Ấn Độ đang hợp tác với Việt Nam trong hoạt động được Trung Quốc đề cập ở trên, và hiện đã tới bước chuẩn bị đưa một giàn khoan dầu khí vào khu vực.
Đây là các hoạt động được triển khai theo thỏa thuận được ký với hãng dầu khí Việt Nam, PetroVietnam hồi 10/2011.
Phía Ấn Độ từng nói nói đây là hoạt động kinh tế không liên quan tới tranh chấp lãnh thổ giữa các bên.
Tuy nhiên, trong bài xã luận mới đây, tờ báo Trung Quốc cho rằng "cân nhắc tới những căng thẳng đang tồn tại ở biển Đông thì bước đi của New Delhi sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình."

Image captionNgư dân Việt Nam nhiều lần bị 'tàu lạ' quấy nhiễu, gây sự khi đánh bắt cá trên biển Đông

Ấn Độ cần "tránh có những bước đi sai lầm có thể phá hoại những phát triển tốt đẹp" trong quan hệ với Bắc Kinh, Trung Hoa Nhật báo cảnh báo thêm.
Một tờ báo khác của Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời báo, viết rằng việc Tập đoàn Dầu Khí Ấn Độ sẵn sàng đưa một giàn khoan dầu vào biển Đông là nhằm giúp chính phủ Việt Nam thăm dò nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển có tranh chấp.
Công ty Dầu Khí Videsh là công ty hải ngoại của Tập đoàn Dầu Khí Ấn Độ cách đây gần bốn năm đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm với Việt Nam nhằm khai thác tại Lô 128.
Đây là khu vực rộng 7.058 cây số vuông ngoài khơi Phan Thiết, thuộc bồn trũng Phú Khánh, theo hãng tin Bloomberg.
Videsh đã có những lúc tỏ ý muốn rút hoạt động khỏi này, mà theo hãng nói là vì lý do hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, vào cuối tháng Tám vừa rồi họ vừa được PetroVietnam gia hạn cấp phép hoạt động tới tháng Sáu 2016, trang tin VnExpress nói.

'Xử lý đúng đắn'


Image copyrightGetty
Image captionÔng Trương Tấn Sang và ông Tập Cận Bình trong cuộc gặp hôm 3/9 đều nói cần "xử lý đúng đắn" các bất đồng về biển Đông

Trong một diễn biển riêng rẽ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ Năm 3/9 đã đồng ý sẽ "xử lý đúng đắn" các bất đồng liên quan tới tranh chấp ở biển Đông, Tân Hoa Xã đưa tin.
"Chúng tôi ủng hộ việc xử lý đúng đắn các tranh chấp giữa hai bên thông qua đối thoại, và mở rộng hợp tác và các lợi ích chung," Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình nói với ông Trương Tấn Sang trong chuyến đi của Chủ tịch Việt Nam tới Trung Quốc dự lễ duyệt binh đánh dấu 70 năm kết thúc Thế chiến II tại Á châu.
Về phần mình, Chủ tịch Sang nói: "Việt Nam hy vọng tăng cường sự tin cậy chính trị... xử lý đúng đắn những khác biệt và tăng cường hợp tác hai bên cùng có lợi," Tân Hoa Xã trích thuật.

Trung Quốc không thể “sáng tạo” trật tự thế giới mới theo ý riêng!

Dân trí Bắc Kinh luôn tự đề cao về sức mạnh quân sự nhưng không thể tự cho mình quyền áp đặt điều kiện đối với nước láng giềng khác.


Hình ảnh vệ tinh chụp lại các hoạt động bồi lấp trái phép của Trung Quốc trên Đá Gạc Ma của Việt Nam.

Theo nhận định của báo Le Monde, về quân sự, hiện nay Bắc Kinh không chỉ tăng tốc hiện đại hóa quân đội, mà còn ngang ngược lấn chiếm các khu vực thuộc chủ quyền của các nước khác trên  Biển Đông và Hoa Đông. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn luôn tìm mọi cách quảng bá rùm beng cho cái gọi là “những sáng kiến” nhằm mục tiêu  thay đổi “luật chơi” tại châu Á (?).
Về kinh tế, xem ra thế mạnh từ "bàn đạp" lèn đầy ngoại tệ đã cho phép Trung Quốc vung tay vào những khoản đầu tư khổng lồ ở nước ngoài,  thu lợi về cho các doanh nghiệp trong nước.
Chẳng hạn như các "con đường tơ lụa" mới một mặt được kỳ vọng sẽ cho phép các tập đoàn lớn của Trung Quốc có thêm nhiều đơn đặt hàng mới, mặt khác có thể giúp Bắc Kinh giành được danh hiệu "đem lại sự phát triển" cho các khu vực Đông Nam Á và Trung Á.
Mùa xuân vừa qua, Bắc Kinh được cho là đã thành công trong việc lôi kéo cả các đồng minh của Mỹ tham gia vào Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu, trong đó đặc biệt là có cả một số cường quốc như Anh và Pháp.
Về vấn đề an ninh, Trung Quốc đang muốn làm sao để có thể tái cấu trúc an ninh khu vực. Tháng 5/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gợi lên một khái niệm mới về an ninh châu Á đó là do người châu Á đảm đương để phục vụ người châu Á (nghĩa là không cần đến vai trò của Mỹ).
Theo nhận định của chuyên gia Pháp Jean-Pierre Cabestan làm việc tại Hồng Kông, Hội nghị Trung ương về Ngoại giao của Trung Quốc hồi tháng 10/2014 đã “đánh dấu sự cáo chung của chính sách ngoại giao “nhẫn nhịn” (của thời ông Đặng Tiểu Bình), mở ra thời kỳ “trỗi dậy” của Trung Quốc thể hiện rõ qua phương cách dùng sức mạnh quân sự để “thúc đẩy chính sách ngoại giao kinh tế".
Báo Le Monde nêu nhận xét tiếp rằng, số vốn đầu tư khổng lồ ở nước ngoài và khối lượng áp đảo trong giao dịch thương mại quốc tế bước đầu đã giúp Trung Quốc có các phương tiện để gây áp lực hoặc trả đũa đối với các quốc gia không muốn chấp nhận trật tự mới do Bắc Kinh áp đặt, mà giới chuyên môn gọi theo thuật ngữ chính trị là: "hòa bình kiểu Trung Quốc".
Tự đề cao về sức mạnh quân sự, Bắc Kinh cũng tự cho mình quyền áp đặt điều kiện đối với các nước láng giềng khác? Nhưng cũng chính con dao hai lưỡi này cũng đã đẩy Trung Quốc đến chỗ luôn chạm trán với đối thủ khu vực Nhật Bản và dĩ nhiên là cả ngoài khu vực - Mỹ.
Trong lúc Mỹ tỏ rõ không thể chấp nhận việc bị ngăn cản quyền tự do đi vào các vùng biển mà Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền, thì  Bắc Kinh xem ra vẫn tưởng tượng mình đang trong cảnh bị Mỹ bao vây và ngăn chặn với lý do Mỹ thiết lập mạng lưới liên minh và căn cứ quân sự ở một số quốc gia nằm cạnh các vùng biển bao quanh Trung Quốc.
Chính sự trái ngược về quan điểm đó đã khiến quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc bất chấp phản ứng của dư luận khu vực và thế giới vẫn liên tục xây dựng và bồi đắp trái phép đảo nhân tạo trên vùng biển thuộc chủ quyền của các nước láng giềng quanh khu vực Biển Đông.
Và cũng vẫn theo cái cách dường như chỉ muốn tự cho mình quyền “sáng tạo” trật tự thế giới mới theo ý riêng, Bắc Kinh tỏ ra rất kiên trì chiến lược giành giật lãnh thổ tại các vùng biển chính họ đang gây ra tranh chấp, dẫu chắc chắn họ phải biết rõ hơn ai hết rằng không ai cần hoặc có thể chấp nhận được cái gọi là sự “sáng tạo” chỉ có lợi riêng với Trung Quốc như thế!
Chủ Nhật, 06/09/2015 - 09:51
Quý Cao

Washington tung đòn "nắn gân" Bắc Kinh

Trong bối cảnh chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cận kề, ngày 30/8, Nhà Trắng ra thông báo cho biết đang cân nhắc áp đặt trừng phạt đối với các công ty và cá nhân của Trung Quốc...

... Mà Washington cho rằng, những đối tượng này đang hưởng lợi từ việc các tin tặc Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ.
Bên cạnh đó, Washington cũng đang cáo buộc Bắc Kinh chủ ý phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rơi vào khủng hoảng trong ngắn hạn và gây thâm hụt thương mại có thể lên tới 300 tỉ USD trong dài hạn.
Những nghi ngờ về tin tặc
Theo giới chức Mỹ, Trung Quốc đứng sau các vụ tấn công mạng đánh cắp dữ liệu cá nhân của ít nhất 4,2 triệu viên chức Mỹ đương nhiệm và đã nghỉ hưu. Thông tin mà Mỹ bị đánh cắp gồm đủ loại, từ phác thảo kế hoạch năng lượng hạt nhân tới mã nguồn tìm kiếm, đều có thể trở thành những mối lợi cho các công ty Trung Quốc cũng như vài cá nhân ở nước này.
Nhiều quan chức chính phủ Mỹ và các nhà phân tích mạng nhận định rằng, Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật công nghệ cao để xây dựng một cơ sở dữ liệu khổng lồ, nhằm thực hiện các hoạt động gián điệp như theo dõi việc tuyển chọn nhân viên tình báo hoặc xâm nhập vào hệ thống bảo vệ dữ liệu của nhiều nước khác.
Một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cho biết, nếu ông kí quyết định cho phép sử dụng các biện pháptrừng phạt kinh tế chống lại những kẻ tấn công mạng, thì điều này có nghĩa là “chính quyền sẽ theo đuổi một chiến lược toàn diện để đối đầu với những kẻ như vậy”.
“Chiến lược đó bao gồm các cam kết ngoại giao, cơ chế thực thi pháp luật, và áp đặt trừng phạt với các cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động nguy hại được thực hiện qua mạng”, quan chức này cho biết thêm.
Cũng theo vị quan chức trên, các biện pháp trừng phạt, có thể sớm được công bố trong vòng hai tuần tới, sẽ gửi một thông điệp tới Bắc Kinh rằng, Chính phủ Mỹ bắt đầu giáng trả những hoạt động gián điệp kinh tế, đồng thời trấn an các công ty tư nhân Mỹ rằng, chính phủ sẽ đứng về phía họ và không chịu đựng Trung Quốc thêm nữa.
Một báo cáo hồi tháng 8/2015 của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nêu rõ, các vụ gián điệp kinh tế tăng 53% trong năm 2014 và Trung Quốc là tác giả của phần lớn những vụ này. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã buộc tội 5 sĩ quan Quân đội Trung Quốc về tội đột nhập hệ thống máy tính của một công ty thép lớn và một số hãng khác của Mỹ.
Cố vấn chính về châu Á cho Tổng thống Obama giai đoạn 2009-2011, ông Jeffrey Bader, cho rằng, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ trả đũa nếu bị Mỹ trừng phạt. Tuy nhiên, Rob Knake, một cựu quan chức Nhà Trắng, nhận định trừng phạt là một động thái mạnh buộc Trung Quốc phải xem xét lại chính sách của mình.
Cơ quan An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính Mỹ hăng hái thúc đẩy vấn đề này. Theo giới chức Mỹ, cách tốt nhất là sử dụng nhiều công cụ khác nhau như truy tố, áp đặt các lệnh trừng phạt.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Vấn đề biển Đông trước thềm chuyến thăm
Cuối tháng 8, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố báo cáo về Chiến lược An ninh hàng hải tại châu Á – Thái Bình Dương, trong đó cho rằng, Trung Quốc đang ngày càng hung hăng trên biển Đông khi xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo – nơi các quốc gia khác cùng tuyên bố chủ quyền.
Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nêu ra 3 mục tiêu về biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm: bảo vệ quyền tự do trên biển; ngăn chặn xung đột và hăm dọa; và thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế và các tiêu chuẩn quốc tế.
Theo các chuyên gia, mâu thuẫn và va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề biển Đông khó có thể được giải quyết, sự đối đầu Mỹ - Trung sẽ còn tồn tại trong thời gian tương đối dài và đã gây nguy hại nghiêm trọng tới quan hệ tổng thể của hai nước. Nhiều nhà quan sát thậm chí còn cho rằng, quan hệ Mỹ - Trung đã đạt đến “điểm giới hạn” do đối đầu ở biển Đông.
Về tính nghiêm trọng trong đối đầu ở biển Đông, cho dù không giải quyết được mâu thuẫn, chắc Washington và Bắc Kinh đều mong muốn khống chế sức nóng của sự đối đầu.
Về sách lược cơ bản, Trung Quốc và Mỹ tăng cường mục tiêu hiện thực tác động qua lại để giảm thiểu hoặc khống chế sự nhân rộng của mâu thuẫn, chứ không nhanh chóng giải quyết các va chạm do bất đồng Biển Đông tạo ra.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình sắp tới được cho là sẽ đem đến cho hai bên cơ hội tương tác với nhau. Tại cuộc gặp này, vấn đề an ninh biển Đông ắt hẳn sẽ là một tiêu điểm lớn. Muốn tiếp tục sự thành công của hai lần gặp trước, hai bên đều cần hành động để “giảm nhiệt” tình hình biển Đông.
Thời gian qua, xoay quanh việc Trung Quốc xây dựng bồi lấp biển bất hợp pháp, hai bên Mỹ - Trung đã nhiều lần khẳng định lập trường và thái độ của mình, vì thế sẽ không còn mấy ý nghĩa nếu tiếp tục nhấn mạnh “đạo lý” với đối phương, hai bên đều cần phải cùng nỗ lực để có sự trao đổi thực chất hơn.
Cuộc gặp giữa hai nguyên thủ sẽ là nơi để trao đổi ý kiến, chứ không phải nơi để tranh cãi. Là nước chủ nhà, Mỹ trước hết cần tạo ra bầu không khí tốt đẹp, nếu một mực chỉ trích phê bình Trung Quốc sẽ có kết quả không như mong muốn; kế đến, Mỹ vẫn phải từ bỏ vẻ cao ngạo, thẳng thắn nói ra những quan tâm lợi ích của mình.
Trung Quốc cần coi trọng sự lo ngại của Mỹ đối với tính không xác định trong tương lai, “vỗ về” Mỹ trong các vấn đề như tự do hàng hải, nguyên tắc sử dụng lực lượng… làm nổi bật mục tiêu có hạn và mục đích hòa bình của mình; còn có thể tùy tình hình mời quân đội Mỹ tham gia diễn tập chung bảo vệ tự do hàng hải ở vùng biển xung quanh biển Đông, để cho thấy lập trường cởi mở của mình trong vấn đề này.
Hai bên cần đi sâu thảo luận các khả năng hợp tác để duy trì an ninh trên biển ở biển Đông và hòa bình ổn định khu vực.
Mỹ - Trung chắc chắn có bất đồng trong vấn đề liên quan đến tranh chấp ở biển Đông, song trên các mặt trận như chống cướp biển, dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu nạn trên biển, quản lý giao thông trên biển… hai nước cũng có lợi ích và quan tâm chung, hai nguyên thủ trước hết có thể đạt được nhận thức chung về những vấn đề trên, và coi đó là thành quả quan trọng để đưa vào tuyên bố chung hoặc thông cáo chung, thúc đẩy hợp tác thực chất về vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chủ Nhật, 06/09/2015 - 17:00
Theo Khổng Hà
Công an Nhân dân

Chuyên gia Mỹ: Mỹ cần xây dựng chỗ đứng trên Biển Đông

(TNO) Sự hiện diện liên tục và một thái độ duy trì cam kết của Mỹ trong khu vực nhiều tranh chấp ở Biển Đông là điều cần thiết, và bên cạnh vấn đề kinh tế, hợp tác, Washington cũng không được bỏ rơi sức mạnh quân sự cốt lõi, một chuyên gia chiến lược quốc tế viết trên National Interest.

Chuyên gia Mỹ: Mỹ cần xây dựng chỗ đứng trên Biển Đông - ảnh 1
Tàu ngầm tấn công USS Santa Fe của Mỹ tại cảng Yokosuka, Nhật Bản. National Interest cho rằng Mỹ cần tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng việc duy trì các cam kết  - Ảnh: Hải quân Mỹ 

Trong bài bình luận đăng trên chuyên san The National Interest ngày 5.9, ông Patrick M. Cronin, cựu giám đốc cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Mỹ, cho rằng Mỹ cần phải tiếp tục duy trì sự ảnh hưởng của mình trên Biển Đông và không phải lúc nào cũng mềm mỏng với Trung Quốc về vấn đề quân sự.
Ông Patrick M. Cronin là cựu giám đốc cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng Quốc gia tại Mỹ. Ông cũng là cựu trợ lý tại Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ và hiện đứng đầu chương trình an ninh châu Á tại một trung tâm nghiên cứu có trụ sở tại Washington.
Ông Cronin khẳng định Biển Đông là khu vực có tầm quan trọng rất lớn trong sự phát triển kinh tế của các nước như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN… Trung Quốc, như tuyên bố hồi năm 2010, xem Biển Đông là nơi chứa đựng “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh và tiến hành xây dựng đảo nhân tạo cũng như yêu sách chủ quyền phi pháp tại đây khiến an ninh khu vực trở nên căng thẳng.
“Mặc dù Trung Quốc không phải đối tượng duy nhất để đổ lỗi cho những sự thay đổi hiện trạng, lâu nay họ vẫn là người gây ảnh hưởng lớn và thường xuyên nhất đến quy tắc của khu vực cũng như luật pháp quốc tế trong khu vực biển này”, ông Cronin viết trên National Interest.
Trong bối cảnh đó, mục đích xác lập thế cân bằng trên Biển Đông của chính quyền Tổng thống Barack Obama càng trở nên khó khăn vì nhiều lý do.
Ông Cronin nhận xét Mỹ cần tiếp tục thắt chặt quan hệ với những đồng minh của mình tại khu vực này. Tuy nhiên khác với thái độ cam kết từ phía Nhật Bản, các nước khác tỏ ra “sợ bị bỏ rơi hơn là nhận thức mình đang ở trong một cạm bẫy”. Philippines là ví dụ điển hình cho khó khăn của Mỹ, Hiệp ước hợp tác tăng cường quốc phòng (EDCA) giữa hai nước vẫn gặp trở ngại do nội bộ nước này chưa thể thông qua quyết định.
Thêm vào đó, khi Mỹ muốn sử dụng kinh tế và hợp tác để duy trì ảnh hưởng, Mỹ lại bị cho đang làm “nửa vời” trong kế hoạch toàn diện này. Cụ thể ở đây là vấn đề thông qua các thỏa thuận trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn chưa hoàn tất vì nhiều lý do.
Đối diện những khó khăn này, ông Cronin cho rằng điều Mỹ cần làm nhất là nhấn mạnh sự cam kết với các nước trong khu vực.
Trước tiên, Mỹ phải có sự hiện diện liên tục và cam kết duy trì các hoạt động an ninh, theo ông Cronin. Theo đó, Mỹ phải tăng cường hợp tác với các đồng minh về cách thức chống lại những tuyên bố chủ quyền phi lý, sự ngăn cản tự do hàng hải từ phía Trung Quốc.
Tiếp đó, quá trình hợp tác trên mọi phương diện này luôn cần sự lồng ghép sức mạnh quân sự. Hiện tại Mỹ vẫn đang có xung đột trong nước về vấn đề chi tiêu quân sự, một phần khiến sức mạnh hải quân Mỹ đang bị nghi ngờ.
“Khi Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa Biển Đông, các đồng minh và đối tác của chúng tôi (Mỹ) muốn biết rằng chính sách của Mỹ phải dựa trên một nền tảng sức mạnh”, ông Cronin lập luận.
Ngoài ra, ông cũng nhắc đến việc Mỹ trong tháng 7 đưa máy bay tuần tra ở khoảng cách 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông. Đó là hành động phù hợp với luật pháp quốc tế của Mỹ, không hề nhằm khiêu khích Trung Quốc, mà nhằm nhấn mạnh các quy tắc của khu vực và luật pháp quốc tế.
Chuyên gia Mỹ: Mỹ cần xây dựng chỗ đứng trên Biển Đông - ảnh 2Hồi tháng 7 qua, đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định Mỹ và các đồng minh châu Á sẵn sàng ứng phó mọi trường hợp bất ngờ trên Biển Đông. Đây là một cách để Mỹ trấn an đồng minh về sức mạnh quân sự của mình - Ảnh: AFP
Mỹ không muốn chiến tranh xảy ra, nhưng vẫn cần tìm hiểu sức mạnh của Trung Quốc và thể hiện sức mạnh của riêng mình song song với những cam kết với các đồng minh ở khu vực tranh chấp. Mỹ phải giữ một chỗ đứng trên Biển Đông.
“Kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc không nên tiến hành bằng những nỗ lực làm đảo lộn trật tự thông qua sự ức hiếp”, ông Cronin kết luận.
06/09/2015 15:26
Nhật Đăng

Báo Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang biến Campuchia thành “sân sau”

 Trung Quoc dang bien Campuchia thanh "san sau"

Công trình thủy điện Hạ Sesan 2 ở Campuchia

Báo Washington Post có bài viết cảnh báo về việc Trung Quốc đang biến Campuchia thành "sân sau" với hàng loạt dự án đang được đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng Campuchia, như một phần thực hiện mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Điển hình của việc đầu tư ồ ạt là công trình xây dựng đập thủy điện Hạ Sesan 2 trị giá 800 triệu USD ở đông bắc Campuchia.
Nó là biểu tượng tầm với ngày càng lớn của TQ, khi Bắc Kinh có kế hoạch tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng khắp châu Á, bằng cách xây dựng những cơ sở hạ tầng mà các nước trong khu vực đang rất cần.
Dự án này là một phần trong tham vọng lớn hơn của TQ: Chủ tịch Tập Cận Bình đang có chủ trương “làm tươi mới TQ”, phục hồi điều ông nhìn nhận là vai trò lịch sử của TQ là trung tâm của châu Á.
Đó là cách TQ đối phó với chủ trương đối ngoại “Xoay trục về châu Á” của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Mỹ đã chi hàng trăm tỉ USD vào các dự án đầu tư mới của Mỹ ở các nước láng giềng của TQ.
Khi ông Tập sẽ thăm Nhà Trắng vào cuối tháng 9 này, nhằm để ngang bằng với ông Obama trên vũ đài chính trị quốc tế, ông cũng tung nỗ lực để qua mặt Mỹ, nhằm để TQ trở thành trung tâm quyền lực của châu Á.
Ông Tập nói muốn phục hồi các tuyến đường thương mại cũ, để lập “Con đường tơ lụa trên biển” ở Nam Á, và “Con đường tơ lụa vành đai kinh tế” băng ngang các vùng sa mạc, núi non Trung Á.
Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) mới lập và đặt trụ sở ở Bắc Kinh, cùng Quỹ Con đường tơ lụa với 40 tỉ USD sẽ cung cấp tiền cho các dự án này.
Nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng, Trung Quốc đang biến Campuchia thành "sân sau", Campuchia tự quay vào quỹ đạo TQ, được hứa viện trợ hàng tỉ USD để xây dựng cầu đường, đập thủy điện.  
Bộ trưởng Thương mại Campuchia, ông Sun Chanthol trả lời phỏng vấn của Washington Post, nói: “Không có cơ sở hạ tầng, bạn không thể hồi sinh. Chúng tôi bị trách luôn ngả theo TQ, nhưng vì chúng tôi cần có nhanh cơ sở hạ tầng. TQ có ra điều kiện nào với Campuchia đâu ? Chẳng có điều kiện nào hết”.
Kinh tế Campuchia hiện tăng trưởng nhanh, nhưng họ cần cơ sở hạ tầng vận chuyển và điện. TQ cung cấp tiền mà không ra điều kiện nào như Ngân hàng Thế giới đòi hỏi, theo các quan chức Campuchia.
Nhưng ở các làng quanh công trình đập thủy điện Hạ Sesan 2 do TQ tài trợ, sẽ sớm lòi ra những điều nghiệt ngã ẩn dưới sự hào phóng của TQ. Giới lãnh đạo hai nước thỏa thuận dự án này, mà gần như không quan quan tâm sự tác động đến cộng đồng địa phương.  
Theo Washington Post, nhà đầu tư lớn ở dự án này là HydroLancang (công ty nhà nước TQ) kết hợp với Royal Group (Campuchia) của đại gia Kith Meng. Cáp ngoại giao mật của Sứ quán Mỹ ở Campuchia bị rò rỉ, từng mô tả Kith là “một tay găng-tơ nhẫn tâm” và có biệt danh “Ông Ác Rắn”.
Một khi hồ chứa của đập thủy điện Hạ Sesan 2 do TQ tài trợ đầy nước, gần 5.000 người bị giải tỏa khỏi làng của họ, gần 40.000 người sống dọc bờ hai con sông Sesan và Srepok sẽ bị mất nguồn cá giàu protein để ăn, khi con đập chặn mất dòng di trú của loài cá, tại một nước nghèo có nhiều người dân lệ thuộc vào hoạt động đánh cá.
Uta Khami, một ông bố 7 con ở làng Phluk phía hạ lưu đập, nói không thể câu được cá lớn nữa, nên ông không thể kiếm được nhiều tiền từ việc bán cá. Một số người khác nói họ sẵn sàng chết vì nước dâng trong đập, chứ họ không chịu rời làng, vì chính quyền thu xếp một vùng cằn cỗi cho họ di dời đến ở.
Bên cạnh đó, khoản tiền đền bù quá thấp, không thể bù lấp nguồn thu từ đánh cá và trồng hoa lan. Một số người đã đi xem nhà xây đền bù cho người tái định cư, bàng hoàng vì nhà xây quá kém chất lượng.
Theo các chuyên gia, hàng trăm ngàn người Campuchia sẽ cảm thấy tác động lớn của việc mất nguồn cá trong khắp vùng chậu Sông Mekong.  
 Trung Quoc dang bien Campuchia thanh
Người dân ven sông Sesan sống nhờ đánh cá.
Theo nghiên cứu của Ian Baird ở đại học Wisconsin (Mỹ) con đập sẽ dẫn đến hậu quả: “tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng và nghèo đói ở một vùng rộng lớn tại Campuchia.
Một nghiên cứu khác nêu: con đập này gây tổn thất nặng nhất, trong số các dự án đập dự tính xây từ nay đến năm 2030, trên các sông nhánh của dòng Mekong ở Campuchia, Lào và Việt Nam.
Báo cáo lập dự án Hạ Sesan 2 không nêu những tổn thất này, không có sự bồi thường việc mất nguồn cá.
Giáo sư địa chất Baird nói: “Đập này không ở vị trí tốt, là một dự án tương đối tốn kém, sẽ có tác động lớn đến môi trường và xã hội”.
Nhưng đấy không là dự án TQ duy nhất ở Campuchia gây thiệt hại lớn. Các nhà hoạt động xã hội Campuchia nói có vụ nhượng lô đất lớn cho Tập đoàn Union Development Group (UDG) của TQ xây trung tâm du lịch sinh thái - thương mại quốc tế ở vùng biển tây nam Campuchia.
Dự án này khiến hàng ngàn người bị cưỡng chế giải tỏa, không được đền bù thỏa đáng, tái định cư trên vùng đất xấu, nhà ở tồi tàn, thiếu điện, nước sạch, nhà vệ sinh.
Hồi tháng 2, một dự án đập khác của TQ ở vùng rừng nguyên thủy Thung lũng Areng (tây nam Campuchia) bị hoãn, do người địa phương cùng giới trẻ thành thị phản đối.
16:34 06-09-2015
Vĩnh Thụy 
(theo Washington Post)

Trụ điện bốc cháy dữ dội, hàng chục hộ dân hoảng hốt

Hữu Nhật - Thứ Bảy, ngày 5/9/2015 - 19:10
(PLO)- Vào lúc 17 giờ chiều ngày 5-9, trụ điện trước số nhà 101, KP.3, phường Long Bình, TP Biên Hòa bỗng dưng bốc cháy dữ dội khiến hàng chục hộ dân hoảng hốt.

 Hiện trường vụ cháy.
Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên hàng chục hộ dân nghe thấy tiếng lẹt xẹt, kèm theo khói bốc lên từ trụ điện trước số nhà 101, KP.3, phường Long Bình, TP Biên Hòa.
Ngay sau đó, đám cháy đã bùng phát phần trên của cột điện. Sau tiếng tri hô, hàng chục người dân sống xung quanh đã chạy ra ngoài vì lo sợ đám cháy theo đường dây điện lan vào nhà.
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC TP Biên Hòa đã huy động xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ đến dập lửa. Ngoài ra, nhân viên điện lực và bưu điện cũng có mặt để khắc phục sự cố. 30 phút sau, ngọn lửa được khống chế.

 Nhiều dây điện bị lửa thiêu rụi lộ rõ cáp đồng.
Theo một người dân sống gần dây cho biết, tuần trước tại cây cột điện này cũng đã xảy ra tình trạng tương tự.
Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng đã khiến hàng chục hộ dân sống gần đó một phen hú vía.
Hiện nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Hữu Nhật

Tài lãnh đạo của các lãnh tụ CSVN

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Khi phe Trục thua trận, Đức buông súng và Nhật đầu hàng, phe Đồng Minh cử quân đội Tưởng Giới Thạch tạm thời vào giải giáp quân Nhật.

Chính Phủ Trần Trọng Kim được chính thức thành lập làm lễ ra mắt Quốc Dân, trong buổi lễ đám vượn người trong hang Pắc Pó lợi dụng cuộc mít tinh chào mừng chính phủ mới đã biến cuộc mít tinh thành cướp chính quyền trong tay chính phủ Trần Trọng Kim, không một viên đạn và một tiếng súng, cho tới nay vẫn hãnh diện kỷ niệm ngày 2/9, ngày mà đám vượn người do HCM cầm đầu gặp thời đã cướp được đất Nước trong tay kẻ khác.

HCM và các đồng chí của hắn là những kẻ cơ hội, cướp công của những người khác, sau đó huênh hoang tuyên bố độc lập, hắn và các đồng chí của hắn như những con linh cẩu chờ giành ăn con mồi đã bị sư tử cắn chết, nói cho rõ hơn là chỉ chờ ăn sẵn, ăn cướp của kẻ khác. 

Trận Điện Biên Phủ là do công của các cố vấn Tàu Cộng có mặt lúc bấy giờ chỉ đạo, điều quân, HCM và Võ Nguyên Giáp chỉ có việc đứng quan sát, làm bù nhìn để sau này nhận công do chỉ thị của Mao Trạch Đông ra lệnh cho các cố vấn Vi Quốc Thanh, Lã Quí Ba phải nhường lại chiến công cho Võ Nguyên Giáp, sau khi về nước sẽ được trọng thưởng. 

Sau trận Mậu Thân năm 1968 HCM uất ức vì thua trận đã phát bệnh rồi chết. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ nên nắm chính quyền, cũng là lúc Mỹ ký kết với Trung Cộng về những hiệp ước thương mại béo bở, bỏ rơi người bạn đồng minh từng sát cánh với Mỹ chiến đấu chống CS bảo vệ tự do. Thừa cơ hội này đám Lê Duẩn và Lê Đức Thọ này đã động viên xua quân vào miền Nam dưới sự bảo trợ của Liên Sô và Trung Cộng, viện trợ vũ khí, quân trang quân dụng dư thừa cho CSVN đánh một trận sống còn với phe VNCH đã bị Mỹ bỏ rơi. Phải nói rõ là có bàn tay lông lá nhúng vào, như cúp viện trợ về mọi mặt, một mặt rút hết quân đội trú đóng tại miền Nam, và tác động của truyền thông, báo chí trong và ngoài nước nên VNCH tức tưởi buông súng ngã ngựa giữa dòng mới có ngày 30/4 đen là ngày Quốc Vong. 

Sự thật đã rõ nhưng cứ hễ 30/4 thì trong nước CSVN lại rộn ràng, nhộn nhịp, vui mừng kỷ niệm ngày mà họ nói là đại thắng mùa xuân, trong khi quân khu 1 của VNCH lúc vào tiếp thu, họ không nổ một tiếng súng, không tốn một viên đạn nào, thế mà miệng cứ bô bô cuộc chiến tranh thần thánh, vĩ đại. 

Chính vì Lê Duẩn phù Sô bỏ Trung Cộng đem quân qua Cambodia đánh Pôn Pốt nên năm 1979 Trung Cộng cay cú mới qua dạy cho CSVN một bài học nhớ đời ở các tỉnh biên giới. 

Qua thời Đỗ Mười, mọi cái đều khó thở, lúc đó CSVN bế quan tỏa cảng, không chơi với nước nào ngoài phe CS Quốc Tế, người Dân trong Nước đói khát, mọi cái đều tự cung tự cấp hết không được sự giúp đỡ của Quốc Tế. 

Thời Nguyễn Văn Linh lên ngôi, miệng thì cứ xoen xoét đổi mới, nhưng học đòi Trung Cộng mở cửa buôn bán, giao lưu với thế giới bên ngoài, ký kết hiệp định Thành Đô nhờ Trung Cộng bảo hộ và xin được sát nhập. 

Tới thời Lê Khả Phiêu Trung cộng vời qua thăm, đãi tiệc, sau đó gài tiếp viên ngủ với LKP sinh được cô con gái, Trung cộng cố tình nuôi cho tới năm 12 thì vời qua cho cha con nhận nhau, rồi ép LKP ký giao thêm biển đảo, đất liền. 

Thời Nông Đức Mạnh là thời kỳ Trung Cộng cho tình báo hoạt động mạnh nhất vì Nông Đức Mạnh tự nhận mình là người dân tộc Choang bên Trung Cộng, ký kết nhiều hợp đồng béo bở như Bô Xít cho Trung Cộng, mở cửa thị trường cho hàng hóa Trung cộng tràn qua biên giới. 

Tới thời Nguyễn Phú Trọng thì coi như VN là sân nhà của Trung Cộng, mở cửa biên giới 100%, người Trung Quốc ra vào không cần phải giấy tờ khó khăn như trước, Trung cộng làm mưa làm gió ngoài biển Đông mà không gặp bất cứ cản trở nào của chính quyền CSVN. Nước VN hình chữ S có nguy cơ lọt vào tay Trung Cộng thấy rõ. 

Sau 70 năm tiến lên thiên đường XHCN nhìn lại thấy đất Nước VN đã được các lãnh tụ tài ba của CSVN quậy nát như tương, từ nhất nhì vùng Đông Nam Á trước 1975 thành thua sút cả nước Lào và Camphuchia đàn em nữa, quá tài tình đi chứ. 

Nói chung lãnh tụ CSVN toàn là những kẻ thất học, phu đường sắt, thiến heo, cạo mủ cao su, thậm chí 12 tuổi vào bưng vẫn có bằng cử nhân luật, trình độ chỉ biết viết, biết đọc, biết ký, cái gì cũng ký, cứ có lợi cho bản thân họ là ký, không cần biết Tổ Quốc ra sao, còn hay mất./. 

6/9/2015

Lộ ảnh ông Lê Trương Hải Hiếu phá biểu tình chống Trung Cộng

Bạn đọc Danlambao - Mạng xã hội đang loan tải một bức ảnh cho thấy ông Lê Trương Hải Hiếu – con trai bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải tham gia ngăn cản, phá rối cuộc biểu tình chống Trung Cộng tại Sài Gòn.

Đây là cuộc biểu tình diễn ra vào ngày 16/12/2007. Ông Hiếu khi đó giữ chức bí thư đoàn quận 1 đã cùng nhóm CA, cán bộ đông dảo đến đeo bám các thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do tại khu vực trước toà lãnh sự quán Trung Cộng cũ.

Tại thời điểm này, con trai lớn của bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải đã cho thấy những ‘tố chất’ của một dư luận viên hạng nặng. Điều này thể hiện qua những 'lý lẽ' ông này đưa ra nhằm biện minh cho hành vi xâm lược của Trung Cộng.

Xua đuổi du khách nước ngoài đến gần blogger Điếu Cày

Ngay sau khi kết thục cuộc biểu tình này, blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đã bị CA hành hung, bắt giữ thô bạo. Nhiều thành viên còn lại của CLB Nhà báo Tự Do cũng bị bỏ tù không lâu sau đó.

Mặc dù vụ việc xảy ra đã lâu, nhưng những bức ảnh trên là bằng chứng không thể chối cãi cho thái độ thần phục Tàu một cách vô điều kiện của gia tộc Lê Thanh Hải.

Hầu hết các cuộc biểu tình chống Trung Cộng tại Sài Gòn đều bị ông Lê Thanh Hải ra lệnh đàn áp mạnh tay. Thậm chí, có tin nói rằng, người của tổng lãnh sự Trung Cộng từng có mặt trong đội quân trấn áp biểu tình.

Hết lòng bảo vệ cho quan thầy Trung Cộng

Xây chợ để... nhốt trâu bò, giữ xe

Theo NLĐO-06/09/2015 22:15

Theo Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện nay, ngoài hàng chục chợ hoạt động kém hiệu quả còn có 4 chợ xây mới nhưng bỏ hoang, gồm: chợ Già mới (huyện Hoằng Hóa), chợ xã Nga Thanh (huyện Nga Sơn), chợ Cao (huyện Ngọc Lặc), chợ Quảng Thái (huyện Quảng Xương). Trong đó, chợ Già được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, những chợ còn lại là từ ngân sách.

Xã Quảng Thạch (huyện Quảng Xương) là một xã bãi ngang nên được thụ hưởng nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ để xây dựng chợ. Được hỗ trợ 1,8 tỉ đồng, Quảng Thạch xây dựng một khu chợ mới khang trang trên diện tích 4.000 m2 cạnh đường trải nhựa phẳng lì dẫn vào UBND xã. Thế nhưng, từ khi hoàn thành (năm 2010) đến nay, người dân họp chợ được vài tháng rồi chẳng ai tới.
 Chợ Già mới xây dựng khang trang nhưng bỏ hoang đã 3 năm qua
Chợ Già mới xây dựng khang trang nhưng bỏ hoang đã 3 năm qua
 Người dân cho biết chợ xã Quảng Thạch xây dựng bất hợp lý, xa khu dân cư, trong khi chợ ở các xã Quảng Hải, Quảng Lợi... gần nhà hơn. UBND xã Quảng Thạch đã nhiều lần vận động, thậm chí ép nhưng cũng chẳng ai tới khiến chợ bỏ hoang đến giờ, thành nơi chăn thả, nuôi nhốt trâu bò.
Điển hình cho việc xây dựng chợ rồi bỏ hoang là chợ Già mới, được Công ty CP Đầu tư Xây dựng Việt Hung bỏ ra gần 14 tỉ đồng đầu tư. Khi đưa vào hoạt động, chợ Già mới được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa và thay thế chợ Già cũ đã xuống cấp. Tuy nhiên, tháng 10-2012, khi chợ được khánh thành thì chẳng ai tới buôn bán do thu phí cao và chợ do tư nhân quản lý. Chợ Già mới “chết yểu” từ đó đến nay, chỉ một số người thuê làm chỗ giữ xe.
Theo ông Đỗ Thanh Công, Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng Việt Hung, chợ Già mới được xây dựng đúng tiêu chuẩn chợ nông thôn mới, mức thu phí cũng phù hợp với quy định của UBND tỉnh. “Chúng tôi còn miễn thu phí 1 năm đầu và giảm phí trong 3 năm đầu tiên nhưng người dân vẫn không tới buôn bán. Việc này cũng do chính quyền không quyết liệt vận động, giải thích” - ông bức xúc.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch UBND xã Hoằng Kim, giải thích: “Lúc đầu, người dân cho rằng phí cao nhưng sau đó lại nói chợ Già cũ là chợ truyền thống nên kiên quyết không chuyển. Ngoài ra, hiện có vài người kích động, kêu gọi tiểu thương không chuyển chợ nên mới xảy ra thực trạng này”.
Tại phiên chất vấn trong cuộc họp HĐND tỉnh Thanh Hóa mới đây, ông Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Sở Công Thương, lý giải nguyên nguyên nhân dẫn đến nhiều chợ xây xong bỏ hoang là do việc chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương chưa thống nhất; việc đầu tư không phù hợp với tập quán của người dân. Đặc biệt, có tình trạng đầu tư xây chợ theo phong trào, nóng vội trong việc đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới nên nhiều địa phương chưa đặt hiệu quả xây dựng lên hàng đầu.

Bài và ảnh: Tuấn Minh