Saturday, March 21, 2015

Phản đối chặt cây xanh












 Theo facebook Nguyễn Văn Đề

Trung Quốc tính lập hạm đội hải quân thứ tư, khống chế Biển Đông?

Ham doi hai quan thu tu

Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân bí mật, được cho là dùng để chuẩn bị thành lập hạm đội hải quân thứ tư của họ. Một động thái làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông khi mà hạm đội này sẽ túc trực tại Biển Đông.

Hạm đội hải quân thứ tư của Trung Quốc được cho là sẽ đóng căn cứ tại đảo Hải Nam, cách bộ chỉ huy Hạm đội Nam Hải tại Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông. Hạm đội này sẽ phối hợp cùng ba hạm đội hiện có của hải quân Trung Quốc gồm: Hạm đội Bắc Hải ở vùng biển Hoàng Hải, Hạm đội Đông Hải ở biển Hoa Đông và Hạm đội Nam Hải ở Biển Đông.

Như vậy trong khu vực Biển Đông, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ có tới 2 hạm đội hải quân là hạm đội Nam Hải và hạm đội bí mật mới này.
Cũng có nhiều báo cáo cho rằng Trung Quốc xây dựng hạm đội thứ tư là cường điệu. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn có tham vọng quân sự trên biển rất lớn.
Tại khu vực đảo Hải Nam, căn cứ hải quân Longpo mới được xây dựng của Trung Quốc là một cảng nước sâu với căn cứ tàu ngầm. Trước đó, một vài bức ảnh được tiết lộ cho thấy quân giải phóng nhân dân Trung Quốc triển khai 3 tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo lớp Jin tới căn cứ hải quân tại đây.
Trong số 3 hạm đội hiện tại, Hạm đội Nam Hải đóng vai trò quan trọng, được đầu tư hiện đại hóa tiên tiến nhất với tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Shang, nhiều tàu ngầm thông thường, tổng số tàu khu trục nâng lên con số 29…
Hiện, chưa có báo cáo xác nhận cụ thể. Tuy nhiên, Lực lượng hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang từng bước di chuyển trắng trợn để củng cố sự hiện diện của mình trên các đảo. Đặc biệt, bất chấp sự phản đối của quốc tế, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích biển Đông.
Gần đây Trung Quốc còn ngang ngược cải tạo, xây dựng ba bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam là đá Gạc Ma, đá Chữ Thập và đá Ga Ven trở thành những công sự nổi trên biển.
Ngày 19.3, nhiều Nghị sĩ Mỹ bày tỏ sự quan ngại trước các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, kêu gọi chính quyền Mỹ có chiến lược cụ thể để ngăn chặn hành động của Bắc Kinh.

 

Thiên Hà (theo The National Interest)

Mỹ phải có chiến lược chặn TQ độc chiếm Biển Đông

My can co chien luoc ngan TQ doc chiem Bien Dong

Trong một bức thư gởi Ngoại trưởng John Kerry, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói Mỹ cần có chiến lược chặn TQ độc chiếm Biển Đông. Các TNS hàng đầu Mỹ bày tỏ nỗi lo cấp báo động trước quy mô và tốc độ cải tạo đất của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông, và Mỹ cần có cách làm chậm hoặc chấm dứt hoạt động này.   

Trong thư gửi ông Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter,  ông McCain (đảng Cộng hòa) và hai TNS đảng Dân chủ Jack Reed và Bob Menendez nêu: nếu không có một chiến lược toàn diện, thì "lợi ích lâu dài của Mỹ và đồng minh cùng đối tác sẽ đứng trước một mối đe dọa rõ ràng".
Họ viết: hoạt động cải tạo đất của TQ và xây dựng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam  cho TQ tiềm năng bành trướng để mở rộng mục đích quân sự của mình và là "một thách thức trực tiếp, không chỉ đối với lợi ích của Mỹ và khu vực, mà còn đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế”.
Bức thư nói bãi đá Gaven đã tăng khoảng 114.000 m² trong năm qua,  và trước đó Đá Gạc Ma bây giờ là một "hòn đảo" diện tích 100.000 m². Bãi Đá Chữ Thập tăng kích thước hơn 11 lần kể từ tháng 8.2014. 
Thư viết: trong khi các nước khác xây dựng trên những đảo hiện có, TQ lại đang thay đổi đáng kể kích thước, cấu trúc của những vùng đất này, và  bất kỳ âm mưu quân sự hóa nào của TQ đối với các đảo nhân tạo này đều có thể "gây hậu quả nghiêm trọng". 
Bên cạnh đó, TQ có thể dùng các cơ sở này để tuyên bố một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mới trên Biển Đông, như năm 2013 TQ đã công bố ADIZ trên vùng biển tranh chấp với Nhật Bản. 
Các TNS Mỹ đứng đầu ủy ban quân vụ Thượng viện và ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, cho biết Mỹ cần có chiến lược chặn TQ độc chiếm Biển Đông, cần vạch ra "những hành động cụ thể của Mỹ có thể làm chậm hoặc ngăn chặn các hoạt động của TQ ...."
Họ nhấn mạnh trong thư: “Trong khi các quốc gia khác xây dựng trên vùng đất có sẵn thì TQ lại đang thay đổi kích thước, cấu trúc và tính chất vật lý tính năng của đất. Đây là một thay đổi về chất lượng đất mà đã được thiết kế để thay đổi hiện trạng ở biển Đông".
TQ tuyên bố độc chiếm 90% Biển Đông giàu năng lượng tiềm ẩn, đã gây ra tranh chấp với Việt Nam, Phillipines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. 
Công việc khai hoang Trung Quốc đang triển khai sáu bãi đá ngầm ở Trường Sa và các công nhân đang xây dựng cảng và kho chứa lưu trữ nhiên liệu và có thể hai đường băng tạm thời. 
Các chuyên gia nói việc này sẽ không đảo ngược ưu thế vượt trội về mặt quân sự tại khu vực của Mỹ, nhưng có thể cho phép Bắc Kinh lấn sâu quyền lực vào trung tâm hàng hải ở Đông Nam Á.
Về vấn đề Trường Sa, Bộ ngoại giao Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh: Việt Nam tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích pháp lý khác của Việt Nam ở Biển Đông. Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra” .
06:40 21-03-2015
Thảo Hương
 (Theo Reuters)

Cháy chợ Phong Nha, 3 ki-ốt bị thiêu rụi

(NLĐO) – Tiểu thương vừa rời chợ Phong Nha ra về thì người dân xung quanh phát hiện khói bốc cao kèm theo lửa lớn từ 1 ki-ốt rồi cháy lan thiêu rụi thêm 2 ki-ốt liền kề.

Sáng 22-3, Công an huyện Bố Trạch – Quảng Bình cho biết lực lượng của cơ quan này đã có mặt tại chợ Phong Nha (xã Sơn Trạch) tích cực phối hợp với người dân dọn dẹp hiện trường và điều tra nguyên nhân vụ cháy chợ xảy ra vào khoảng 18 giờ tối 21-3.

Cháy chợ Phong Nha, 3 ki-ốt bị thiêu rụi

Cháy chợ Phong Nha, 3 ki-ốt bị thiêu rụi

 Hiện trường vụ hỏa hoạn tại chợ Phong Nha
Hiện trường vụ hỏa hoạn tại chợ Phong Nha

Theo ông Nguyễn Văn Bình, người dân sống ở khu vực chợ, khi các tiểu thương đóng cửa về một lúc thì ông phát hiện khói kèm theo mùi khét bốc lên từ một gian hàng. Ông liền báo ban quản lý chợ ngắt điện rồi hô hoán mọi người dùng nước để dập lửa nhưng do bên trong ki-ốt là những vật dụng dễ cháy, lửa bùng phát nhanh lan sang 3 ki-ốt. Một số người có ki-ốt gần kề đã nhanh chân dọn hàng hóa nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Một lúc sau, xe cứu hỏa của lực lượng PCCC Công an tỉnh này ở TP Đồng Hới đến hiện trường. Hàng chục cảnh sát khống chế, ngăn cháy lan đến gần 20 giờ ngọn lửa mới dập tắt hoàn toàn.

Chị Trần Thị Thiệp (SN 1987, trú thôn Xuân Sơn, xã Sơn Trạch), chủ ki-ốt bị cháy, nói: “Tôi vừa về tới nhà thì nghe tin cháy nên hốt hoảng chạy ra. Tới nơi thì toàn bộ số hàng trong quầy đã bị cháy sạch. Mấy trăm triệu đổ cả vào đó giờ hóa tro hết”.
22/03/2015 08:35
 Tin - ảnh: H. Phúc

“Cây vẽ”, hội chứng lừa tới đỉnh.

03/22/2015 - 03:52 — canhco
chat cay xanh

Nhìn những hàng cây bị cắt khúc, nhựa đỏ tươm ra như máu nằm lăn lóc trên đường Nguyễn Chí Thanh ai có chút lòng với Hà Nội mà không khỏi cay đắng. Chỉ cay đắng thôi bởi mọi phản ứng hình như đã tê liệt, chai cứng. Người Hà Nội hay bất cứ ai trên phần đất này chắc chắn đã và đang có cùng một thái độ: không phải việc của mình.

Có bao nhiêu người uất ức? chắc là nhiều. Dù sao thì những thân cây kia đã lớn lên, sống cùng với người dân thủ đô. Chúng là kỷ niệm lúc nhỏ, che nắng lúc vào hè và chắn gió lúc trời đông. Bao nhiêu trẻ con lớn lên theo cây và mỗi khi đi xa điều nhớ tới đầu tiên là thân cây quen thuộc im lặng đứng phơi mình trước cửa. Cây đã trở thành bạn, thành người thân, thành một phần trong đời sống của người Hà Nội và bây giờ họ đang chứng kiến chúng bị bức tử, như một quần thể nối liền sự sống và văn hóa của con người. Họ nhìn. Có người lên tiếng than thở, có người tới ôm cây, gắn lên chúng những tờ giấy than vãn. Hơn chục người ra trước nhà hát lớn cầm giấy biểu tình. Tổng cộng hết tất cả những người có phản ứng: chừng trăm!

Ôi, Hà Nội. Sự tích bắt đầu từ rùa. Chấm dứt bởi những trái bom từ B52. Và thách thức lương tri cư dân thành phố bởi những đường cưa bén ngót.

Đâu đó vang lên bài hát chế của giáo sư hài Cù Trọng Xoay. Bài hát vui hơn buồn vì nỗi buồn thật bén hơn nhiều, nó đủ sức đốn hạ những thân cây xứ to cao. Cù là nghệ sĩ, dù hài, nhưng anh đã lên tiếng. Còn bao nhiêu Cù khác, bao nhiêu nghệ sĩ chuyên chính khác đang trầm ngâm, tìm kiếm cách nào tuyệt vời nhất để ghi lại hình ảnh những thân cây đổ gục. Sự kiện này lớn và vì vậy không thể làm chiếu lệ. Phải nghiên cứu và tìm ra góc sáng tạo nào hiệu quả nhất. Hả Nội theo họ và… chờ.

Mà không thể trách gì văn nghệ sĩ. Họ có đời sống riêng, có cái nhìn riêng và trong những điều rất riêng ấy họ cũng có vài cái chung đáng quý. Chẳng hạn vài ngày trước họ đã cùng nhau gửi thỉnh nguyện thư cho Tổng thống Barak Obama đòi nhanh nhóng bang giao với Cuba để người anh em này không còn cô độc trên hành tinh. Việc làm đầy nhân văn ấy rủi thay lại bị mấy cái cây Hà Nội khi đổ đã kéo theo làm không còn ai chú ý.

Thỉnh thoảng trên những thân cây may mắn còn đang đứng, người Hà Nội thấy chúng được gắn lên những chiếc nơ vàng, những vòng ruy băng màu vàng quấn chung quanh như che chắn các thợ cưa đang hăm he muốn cắt chúng. Họ là sinh viên, phản ứng yếu ớt và thụ động như từ nhiều chục năm nay. Phản ứng của họ đã được biết trước từ chính quyền bao nhiêu lần trước và lần này cũng vậy: Chỉ được phép xin, và nếu bức xúc lắm thì bạn có thể khóc. Những giọt nước mắt của các bạn có thể lây lan và kết quả cuối cùng thì nước mắt cũng chỉ là nước mắt.

Sinh viên khóc, sinh viên lặng lẽ ôm cây, sinh viên cầm giấy biểu tình…cộng hết lại chưa tới hai mươi người.

Hai mươi niềm đau ấy chia ra cho 2.000 cây đã bị đốn sự khác nhau thảm hại đến đau lòng.

Họ trẻ. Họ còn phải tới trường trả nợ sách vở. Họ còn lệ thuộc vào cha mẹ và trường lớp. Hai mươi người dù ít nhưng vẫn là con số.

Cùng lúc ấy có hai vị giáo sư lên tiếng trên hệ thống truyển thông đại chúng. Một chống, một bênh. Chống thì đưa ra luận cứ mà bất cứ ai cũng đều dễ dàng nhìn thấy. Ông bênh thì dĩ nhiên phải tìm lý do có sức thuyết phục. Hai giáo sư nói xong người ta thấy đó là hai anh em ruột: Chuyện lạ. Hai anh em trên một cỗ xe tăng. Cỗ xe chỉ còn cái vỏ bằng sắt mà không có bất cứ viên đạn nào. Cỗ xe chạy băng băng trên lòng phố Hà Nội khi hai bên đường không một công dân đứng đón hay vẫy tay. Lại thêm chuyện lạ trong muôn vàn cái lạ của dân Tràng An thuở trước.

Nhưng cũng phải nhìn nhận một điều phản ứng trên mạng xã hội nhiều hơn chính quyền thành phố tự tin. Mở bất cứ một mạng xã hội nào ra thì hình ảnh thê thảm của cây cối bị đốn ngập mắt người xem, đến nỗi có thể nói người ta chỉ chăm chăm nhìn vào cây, nhìn vào cách ứng xử của vài khuôn mặt lem luốc. Nhìn và comment, những lời châm chọc, lên án đôi khi muốn vỡ tung màn ảnh computer. Nhưng tiếc thay comment vẫn là comment, người ngồi trong phòng lạnh của UBND thành phố không có thói quen chơi mạng xã hội, vì nghe đâu nó đã bị cấm từ khuya!

Người Hà Nội có chết không nếu 6.700 thân cây ấy bị đốn?

Biết tỏng là “không” nên hầu hết những tay trách nhiệm đều vô tư ăn nhậu. Biết tỏng là không nên Nguyễn Thế Thảo tự tin trả lời bức thư của Trần Đăng Tuấn một cách nhanh chóng và …quyết liệt: Làm gì có chuyện kiếm chác trong vụ đốn cây? Chúng tôi đang thay máu cho thành phố anh hùng bởi 6.700 cái cây ấy toàn là lũ bại liệt, không ruỗng bên trong thì cũng gãy gập bên ngoài. Cứ tin và xem chúng tôi làm việc.

Ông nói thế mà bảo dân nó tin thì khác gì xem dân chỉ là một lũ phu đồn điền cao su thời Tây thuộc. Những thằng cặp rằng thời nay dù có dữ dằn cách nào cũng không dám công khai quất vào phu cạo mủ những nhát roi thù hận như xưa. Cùng lắm là chúng len lén kéo nhau đi gở những chiếc nơ vàng, những tờ giấy vô hại gắn trên thân cây như một lời nguyền rủa. Bấy nhiêu cũng đủ cho dân Hà Nội khinh bỉ cả chế độ nói chi tới việc tin cậy lời tuyên bố của một cộng sản chúa có khuôn mặt lừa lọc không cần son phấn.

Ông kẹt nên ông ra lệnh ngưng đốn cây. Mấy đứa khác không kẹt nên vẫn cứ đốn sau khi lệnh của ông đưa ra.

Hay có khi ông chơi bẩn: vừa ngưng trên miệng nhưng dưới trôn vẫn đốn thì sao?

Hình ảnh dân Hà Nội cung cấp cho thấy những hàng cây tiếp tục bị cưa khắp nơi trong thành phố. Hình ảnh cũng cho thấy khắp nơi trong thành phố những chuyến xe chở gỗ chạy ra ngoại thành kìn kìn. Người Hà Nội ngơ ngác nhìn nhau: Chúng chở đi đâu vậy?

Chừng như để an lòng họ, những tấm poster có in hình một thân cây cổ thụ được máng lên những cây vừa được trồng xuống. Người thì nói vàng tâm kẻ lại cho là vàng mả. Tâm hay mả gì thì cũng còi cọc, xương xẩu đứng run rẩy dưới trời Hà Nội nay lại đeo thêm tấm bảng cây xanh trên cổ. Ôi hài hước đến mức đáng nhận một giải thưởng cấp quốc tế vể ý tưởng “Cây vẽ” này.

Các ông các bà muốn cây xanh thì đây mặc sức mà xanh nhé. Bao năm ăn bánh vẽ của một chủ nghĩa không tưởng bây giờ ráng mà nuốt “cây vẽ” cho trọn gói.

Mấy tờ báo nước ngoài không biết có thấy hình ảnh này không. Lạy trời đừng cho chúng biết. Lũ phản động này mà chụp hình đăng báo kèm theo lời bình thì có mà chết anh Phạm Quang Nghị, anh ấy đang tranh chức tổng, món cây vẽ này khó mà nuốt cho trôi.

Chung quy, chỉ vì chúng tôi khinh dân, muốn cho ăn gì thì ăn nấy, đừng bao giờ nghĩ rằng tiếng nói của anh chị ông bà làm chúng tôi chùn bước. Chúng tôi được sinh ra trong bạo động, chúng tôi lớn lên và chiến thắng kẻ thù cũng trên chính cái nền ấy và chúng tôi sẽ không khoan nhượng những nài nỉ ỉ ôi hay khóc lóc của ông bà anh chị đâu, nói thế cho nó vuông nhé.

Bắt Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Trường Sơn

22/03/2015 08:43

(NLĐO)- Giả mạo hồ sơ, chữ ký khách hàng, ký khống giấy xác nhận kết quả giao dịch... Hồ Hoài Nam và Nguyễn Trung Thành, là Tổng và Phó tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán Trường Sơn, vay 43,6 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP Tín Nghĩa, không còn khả năng thanh toán.

Ngày 21-3, nguồn tin cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn (Công ty TSS), đồng thời khởi tố bị can, bắt giam đối với Hồ Hoài Nam (SN 1977), Tổng giám đốc Công ty TSS và Nguyễn Trung Thành (SN 1980), Phó tổng giám đốc Công ty TSS.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy vào tháng 3-2011, ông Hoàng Minh Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty TSS, đã ủy quyền cho Hồ Hoài Nam ký hợp đồng hợp tác với Ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa (Ngân hàng TNB, nay là Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Ngân hàng SCB) với điều kiện khách hàng phải có hoạt động chứng khoán thì mới được vay vốn.
Lợi dụng vào hợp tác nêu trên, từ ngày 12 đến ngày 14-1-2011, Hồ Hoài Nam và Nguyễn Trung Thành đã làm giả 28 bộ hồ sơ để vay tiền của Ngân hàng TNB. Trong đó, các đối tượng đã giả mạo chữ ký khách hàng trong giấy đề nghị ứng trước tiền bán chứng khoán niêm yết; ký khống giấy xác nhận kết quả giao dịch... để vay hơn 43,6 tỉ đồng của Ngân hàng TNB.
Toàn bộ số tiền vay được đều chuyển vào Công ty TSS. Đến nay, các đối tượng đã sử dụng hết vào mục đích khác nhau như: chuyển 29,5 tỉ đồng cho Công ty Cổ phần đầu tư Việt Nam và Công ty cổ phần Việt Nam Quốc tế là doanh nghiệp sân sau của ông Hoàng Minh Sơn; chuyển số tiền hơn 9,3 tỉ đồng để cho vợ ông Sơn là bà Nguyễn Thị Nguyệt sử dụng... Đến nay Công ty TSS đã ngừng hoạt động không còn khả năng thanh toán.
Sau đó, Ngân hàng TNB đã làm đơn tố cáo bị lãnh đạo Công ty TSS lừa đảo tới Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Ngoài ra, trong quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an còn nhận được nhiều đơn của cá nhân và doanh nghiệp tố cáo Công ty TSS với thủ đoạn môi giới trái phiếu chính phủ để lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng đến nay cố tình không thanh toán.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

N.Quyết

Vụ án Hồ Duy Hải: Đủ cả 4 căn cứ để kháng nghị

Linh Trần (Lao Động) - Tử tù Hồ Duy Hải bị tuyên án tử hình trong vụ án giết người, cướp của tại Bưu điện Cầu Voi ( Long An) và đã có quyết định thi hành án tử hình ngày 5.12.2014. Tuy nhiên, trưa ngày 4.12, Chủ tịch nước đã quyết định tạm hoãn thi hành án, vì trên các phương tiện thông tin đã phân tích những tình tiết trong vụ án có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trong tố tụng mà chưa được các cơ quan tư pháp làm rõ.

Báo Lao Động có bài “Oan hay không cũng phải làm rõ” ra ngày 3.12.2014 và loạt bài về vụ án khởi đăng từ tháng 8.2008.

Đoàn giám sát của Quốc hội đã xếp vụ án này là một trong ba vụ án đặc biệt nghiêm trọng. 

Tại phiên thảo luận của đoàn giám sát về án oan sai- trong đó có một số vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng - ngày 20.3, bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp - Phó trưởng đoàn giám sát của UB Thường vụ Quốc hội, trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án nêu: Những vụ án khác chỉ cần 1 trong 4 căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm, trong khi vụ án Hồ Duy Hải có đầy đủ cả 4 căn cứ gồm: Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử; có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự. 

“Những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của vụ án được thể hiện trong quá trình điều tra như khám nghiệm hiện trường và quy định về thu thập, đánh giá chứng cứ, thiếu xót trong trưng cầu giám định. Những mâu thuẫn trong vụ án không được làm rõ trong điều tra, xét hỏi tại phiên tòa. Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án ( chứng cứ ngoại phạm). Kết luận trong bản án sai với kết luận giám định. Đặc biệt là bản án phúc thẩm đã phản ánh không đúng về phiên sơ thẩm. 

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều lựa chọn sử dụng những chứng cứ có lợi trong việc buộc tội mà không phản ánh trung thực, khách quan những chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội”- bà Nga phân tích và kiến nghị, cần xem xét lại một cách thận trọng để có thể hoàn toàn yên tâm có đủ căn cứ kết tội. Ông Nguyễn Văn Hiến, uỷ viên Ủy ban Tư pháp cũng nêu quan điểm: Không có chứng cứ trực tiếp nào để kết tội Hồ Duy Hải. Các bản án kết tội chỉ căn cứ vào lời khai của Hải. Nghiên cứu cả quá trình qua các lần khai của Hồ Duy Hải, tôi thấy nghi ngờ. Những cái đáng nhẽ không nhớ thì lại kể rất chi tiết, những cái cần nhớ thì mãi sau này mới thấy có hướng lái cho phù hợp với biên bản hiện trường…”

Trước đó, bà Lê Thị Nga đã có văn bản kiến nghị gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Chánh án TANDTC và Viện trưởng Viện KSNDTC về vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.


Công lý và mạng người như cỏ rác!

Vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã "hết đường" kháng nghị

Lê Kiên (TTO) - Theo Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, vụ án đã có quyết định của hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, là quyết định cuối cùng nêngiờ có thấy sai cũng không thể kháng nghị.

Ngày 20-3, tiếp tục phiên họp Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình oan sai trong việc áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đặt ra câu hỏi: nếu phát hiện sai sót trong vụ Nguyễn Văn Chưởng thì xử lý thế nào? 

Theo dự thảo báo cáo của Đoàn giám sát, "qua nghiên cứu hồ sơ vụ án cho thấy Chưởng bị kết tội cùng các đồng phạm Trung và Hoàng về hai tội giết người và cướp tài sản là đúng, đủ căn cứ, không oan”. 

“Tuy nhiên vai trò của Chưởng như thế nào trong tội giết người như Chưởng có bàn bạc và có hành vi giết bị hại hay không thì chưa rõ. Đây là căn cứ rất quan trọng cần được làm rõ để quyết định hình phạt tương xứng với tính chất, hành vi của Chưởng trong tội giết người” - dự thảo báo cáo nhấn mạnh. 

Vụ án này từng được Viện trưởng Viện KSND tối cao kháng nghị, cũng với quan điểm cần làm rõ vai trò của Chưởng trong tội giết người, nhưng Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã bác kháng nghị này. 

Trình bày trước Đoàn giám sát, Phó viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hải Phong một lần nữa bảo lưu quan điểm của lãnh đạo Viện KSND tối cao. 

“Qua xem xét hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy chưa đủ căn cứ vững chắc để kết luận Chưởng là người chủ mưu, cầm đầu vụ giết người” - ông Phong nói. 

Thành viên đoàn giám sát, đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) phân tích: trước khi gây án, các bị cáo thống nhất với nhau là “đi bay” (tức đi cướp), vì vậy Chưởng bị kết tội cướp tài sản là không có gì phải bàn cãi nữa. 

Nhưng tội giết người thì cần phải xem lại, bởi hồ sơ bản án thể hiện Chưởng là người lái xe máy, khi gặp nạn nhân thì hai bị can ngồi sau nhảy xuống đâm, chém và trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân Sinh. 

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng căn cứ vào hồ sơ thì Chưởng cũng không phải là người có vai trò chính gây ra cái chết (gây ra vết thương trên trán của nạn nhân - NV). 

Hồ sơ không chứng minh được Chưởng chủ mưu bàn bạc đi giết người thì không thể kết tội giết người và tuyên án tử hình Chưởng được. 

Theo ông Hiện, vụ Nguyễn Văn Chưởng đã qua xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm với cấp xét xử cao nhất là Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. 

"Theo quy định của pháp luật hiện hành thì vụ này nếu có sai cũng hết đường kháng nghị, bởi quyết định của pháp luật về tố tụng hình sự thì quyết định của Hội đồng thẩm phán là quyết định cuối cùng” - ông Nguyễn Văn Hiện nói. 

Ông đề nghị TAND tối cao phải có ý kiến chính thức về vụ việc này và tìm cách giải quyết, nếu không thì Ủy ban Tư pháp cũng sẽ có kiến nghị. 

Trao đổi với phóng viên Tuổi trẻ, một thành viên Ủy ban Tư pháp nói rằng căn cứ vào các quy định của pháp luật thì vụ án Nguyễn Văn Chưởng không được xem xét lại nữa, tức là đã hết cách để cơ quan tiến hành tố tụng sửa sai. 

Tuy nhiên, căn cứ vào kết luận của Đoàn giám sát và ý kiến của các bên liên quan, Chủ tịch nước hoàn toàn có thể ân xá giảm án cho Nguyễn Văn Chưởng.




Dân ta còng lưng nuôi lũ báo cô!!!

Chi phí đào tạo những con người có chút kiến thức đại học ở Việt Nam ít tốn kém hơn việc đi nuôi những đứa ngu bẩm sinh và quyết tâm ngu mang tên lãnh đạo cộng sản.

Danlambao - Theo báo cáo từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài Chính (*), năm 2014 Văn phòng TƯ của đảng cộng sản đã ngốn hết 1924852 triệu, tức 1924 tỷ đồng, gần 100 triệu đô một năm.

Trong 1924 tỷ đồng này, hơn 467 tỷ chạy vào túi các quan lãnh đạo theo các mục: Tiền lương, Tiền công, Phụ cấp lương, Tiền thưởng, Phúc lợi tập thể, Các khoản đóng góp, các khoản TT cá nhân.


Bên cạnh chi cho cá nhân là cái gọi "Chi phí CMNV" rút hết hơn 534 tỷ đồng của dân:


Toàn bộ "công trình rút ruột đồng bào" nuôi lũ báo cô như sau:


Tập đoàn báo cô này tổng cộng gồm 2895 đứa, rải đều ra các ban bệ như Ban dân vận TƯ, Ban tổ chức TƯ, Ban đối ngoại TƯ, Ban tuyên giáo TƯ, Ban kinh tế TƯ, Ban nội chính TƯ, Ban chỉ đạo CCTP TƯ, Ban BV CSSK CB Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Hội đồng lý luận TƯ, Hội đồng LL PBVHNT TW, và 7 cục bự, cộng thêm Báo Nhân Dân, Tạp chí cộng sản...

Trong những ban bệ này, Cục quản trị A (TƯ) không biết làm cái giống gì mà ngốn tiền của dân nhiều nhất: 184 tỷ.

Kế đó là Cục QTTV ăn của dân hơn 111 tỷ đồng.

Đứng hạng 3 là cái loa Ban tuyên giáo TƯ, dân nghe điếc con ráy nhưng phải mất 121 tỷ để nuôi đút mỡ vào miệng mị dân của chúng. 

Riêng tờ báo gói thịt Nhân Dân dù ế, nhưng tiền hút của dân để làm sứ mạng gói thịt, gói cá cũng không nhỏ: 46 tỷ đồng. Và đám Hội đồng lý luận ngu si ở TƯ cũng ngốn hết 31 tỷ đồng.

Để so sánh chi tiêu: Đám ăn hại TƯ này đã ngốn của nhân dân (1924 tỷ) nhiều hơn cả ngân sách cộng lại (1542 tỷ) của 2 trường đại học quốc gia là Hà Nội (709 tỷ) và Sài Gòn (833 tỷ).

Không sai khi phải nói rằng: chi phí đào tạo những con người có chút kiến thức đại học ở Việt Nam ít tốn kém hơn việc đi nuôi những đứa ngu bẩm sinh và quyết tâm ngu mang tên lãnh đạo cộng sản.



___________________________

Trung Quốc trở nên đắt đỏ : Hoàng hôn của công xưởng thế giới

Theo RFI-Thụy My
Ngày 21-03-2015 16:58
media
Công nhân nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, Quảng Đông trong giờ nghỉ trưa, 21/01/2015. REUTERS /Tyrone Siu/Files

Tuần báo Le Point trong bài viết mang tựa đề "Khi Trung Quốc trở nên đắt đỏ và phải chuyển dịch sản xuất" nhận định, công xưởng thế giới nay không còn mang tính cạnh tranh nữa. Tại Đông Quản (Dongguan), thành phố công nghiệp thịnh vượng ngày xưa, nhiều nhà máy đã phải đóng cửa.

Mở đầu bài viết, tác giả nêu ra trường hợp của Li Shun Rong. Người mẹ 41 tuổi này vui vẻ vì có thể về với chồng con tại quê nhà Tứ Xuyên sau hai năm xa cách. Cuộc sống lao động vất vả trong một nhà máy sản xuất đồng hồ Nhật Citizen bỗng đột ngột kết thúc hôm 5/2, vào lúc 14 giờ 30. Bà kể lại trong khu nhà trọ hoang vắng: "Chúng tôi đang làm việc ở dây chuyền sản xuất khi điện bỗng dưng bị cúp, rồi đến nước. Công nhân cứ ngỡ là trục trặc kỹ thuật. Nhưng các viên quản lý chạy đến, bảo chúng tôi thu dọn đồ đạc rồi ra đi ngay lập tức!"

Khi 1.000 công nhân nhà máy phản đối số tiền bồi thường quá khiêm tốn khi bị sa thải bất ngờ, công an chống bạo động được điều tới, vũ trang bằng khiên, dùi cui và có cả chó nghiệp vụ hỗ trợ. Chính quyền Quảng Đông đứng về phía ban giám đốc để dập tắt phong trào phản kháng.

Bánh xe toàn cầu hóa đã quay. Cũng như các tập đoàn đa quốc gia khác, đến lượt Citizen bỏ rơi Trung Quốc, do giá thành sản xuất cao. Tập đoàn Nhật gởi máy móc sang Việt Nam, và thậm chí còn đưa một phần sản xuất trở về Nhật Bản, mà giá thành đã rẻ hơn nhờ đồng yen sụt giá do chính sách tái thúc đẩy kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe.

Nay thì Trung Quốc bắt đầu chuyển dịch sản xuất công nghiệp sang nước khác, như châu Âu trước đây. Zhang Huarong, chủ tịch Huajian, công ty gia công giày lớn nhất thế giới tóm tắt: "Trung Quốc nhắm vào việc xuất khẩu hàng rẻ tiền để phát triển, nhưng nay không còn thực hiện được nữa. Chúng tôi không còn cạnh tranh nổi với các nước Đông Nam Á. Sắp tới, người cạnh tranh lớn nhất sẽ là châu Phi".

Bằng chứng là các nhà máy của ông Zhang tại Đông Quản, thu dụng 25.000 công nhân năm 2007, nay chỉ còn lại 8.000. Chủ yếu là do tiền lương tăng đến 30% từ 2012 đến 2014, và làn sóng đình công liên tục diễn ra tại Quảng Đông từ năm 2010.

Những người nô lệ hiện đại nay đòi hỏi điều kiện sống tốt hơn, còn các nghiệp đoàn trước đây rất vâng lời chế độ, nay được chính quyền trung ương bật đèn xanh do sợ bất ổn xã hội. Ông Zhang phàn nàn đã bị mất đến 30% hợp đồng vào tay Việt Nam. Bên cạnh đó, nay rất khó tuyển được công nhân, chỉ những ai không có tay nghề và trên 40 tuổi mới tiếp tục làm việc cho nhà máy, lớp trẻ thích khu vực dịch vụ hơn.

Việc chuyển dịch sản xuất là không thể tránh khỏi, và Trung Quốc đành nhắm mắt theo chân. Ông Zhang sang Ethiopie xây dựng nhà máy, vì giá nhân công ở đây rẻ gấp sáu lần so với Đông Quản. Các đường phố chính của vùng ngoại ô rộng mênh mông có 10 triệu dân nằm giữa Quảng Đông và Thâm Quyến trở nên hoang vắng, mất đi đến một phần ba dân số. Những nhà hàng vắng khách, các cơ sở mát-xa đóng cửa, khách sạn năm sao vắng vẻ như chùa Bà Đanh, trung tâm thương mại mới toanh rộng 60.000 mét vuông không có ai vào.

Trung Quốc : Phong trào ly dị rồi tái hôn để trốn thuế

Cũng về Trung Quốc, phụ trang kinh tế của Le Figaro có bài "Chế độ thuế khóa khiến đàn ông Trung Quốc phải tái hôn với vợ cũ". Từ hai năm qua, tại nhiều thành phố nước này đang diễn ra làn sóng ly dị và tái hôn, sau khi một đạo luật nhằm chống đầu cơ địa ốc có hiệu lực.

Luật này dự kiến đánh thuế 20% lên lợi tức thu được qua việc bán nhà, khi vợ chồng gia chủ sở hữu hai căn nhà. Nhưng một lỗ hổng nhỏ nhanh chóng được người dân nhận ra: sẽ được miễn thuế nếu đã ly dị trước khi bán. Thế là nhiều cặp vợ chồng đã lợi dụng lỗ hổng ấy để kiếm lợi hàng chục ngàn euro. Họ vui vẻ mời cha mẹ đôi bên và con cái tham gia bữa tiệc chia tay linh đình, vì không ai cấm hai vợ chồng đã ly dị sau đó lại kết hôn với nhau.

Do quá phổ biến, chính quyền phát hiện ra phong trào ly dị giả: tại Thượng Hải, số vụ ly dị rồi tái hôn với người cũ đã tăng gấp đôi trong năm ngoái, cụ thể lên đến 17.286 vụ trong năm 2014! Tương tự ở Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô, có 25.000 cặp đã ly dị lại kết hôn với cố nhân, chiếm 30% tổng số vụ đăng ký kết hôn.

"Tỉ lệ tái hôn quá lớn cho thấy tầm cỡ quy mô của nạn ly dị giả" - China Daily dẫn lời một viên chức nhấn mạnh. Tuy nhiên chưa cần phải đặt ra luật mới để chấm dứt hiện tượng ra vào cơ quan đăng ký kết hôn như đi chợ. Do mức cung rất cao, và các biện pháp hạn chế như mỗi gia đình chỉ được sở hữu một căn hộ, thị trường địa ốc đang sụt giảm cùng với giá bán nhà và lợi nhuận...Không biết có phải là một sự trùng hợp tình cờ hay không, mà số lượng các vụ ly dị cũng đang đi xuống.

Bầu cử địa phương : Cánh tả Pháp sẽ thảm bại

Dự luật về an ninh giao những quyền quá rộng rãi cho cơ quan tình báo, ảnh hưởng đến tự do cá nhân. Cuộc bầu cử địa phương sẽ diễn ra vào Chủ nhật này có thể lại là một thất bại mới cho đảng Xã hội cánh tả cầm quyền. Đó là hai đề tài được báo chí Pháp chú ý nhất hôm nay.

Về cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào Chủ nhật này tại Pháp, tờ báo Le Figaro đăng ảnh Thủ tướng Manuel Valls bên cạnh Tổng thống François Hollande trên trang nhất với dòng tựa: "Bầu cử địa phương: Đảng Xã hội lo sợ một thảm bại mới". Trong lúc đảng cánh hữu UMP và đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia tranh giành vị trí hàng đầu, phe Xã hội lo ngại sẽ phải gánh lấy một thất bại thứ ba, sau hai kỳ bầu cử trước đây.

Với tựa đề "Một cuộc bầu cử Quốc hội mini", Le Figaro mỉa mai, cần lợi dụng dịp cuối tuần này để coi kỹ tấm bản đồ nước Pháp, vì đến thứ Hai thì sẽ không còn như cũ. Tối Chủ nhật này, các ứng viên cánh tả sẽ bị loại trên phân nửa số đơn vị bầu cử - thêm một thất bại lịch sử! Tờ báo thiên hữu cho rằng, cách tự vệ duy nhất của phe Xã hội là khẳng định những gì tệ hại nhất đã đi qua, nhưng thật ra cử tri của đảng này nay đã quen với ý tưởng đảng Xã hội giờ chỉ như một hành tinh chết.

Nhật báo cánh tả Libération chạy tựa: "Trước kia, tôi bầu cho phe tả..." với những bài viết trang trong, đi tìm lại những cử tri đã đánh mất - họ giận dữ khi đã tỉnh ngộ. Tờ báo cũng nhận định ba năm sau khi đắc cử, ông Hollande sẽ nhận lãnh thêm thất bại.

"Đoàn kết hay là tự sát" - Libération kêu gọi trong bài xã luận và đặt câu hỏi: "Liệu trong những ngày đầu mùa xuân này, chúng ta đang bước vào một mùa đông của cánh tả?" Tờ báo nhắc lại, ở châu Âu, trong số các đảng cầm quyền lại tiếp tục được tín nhiệm có chính phủ của bà Angela Merkel. Dưới sự lãnh đạo của bà, thất nghiệp ở dưới mức 5%, lương tăng, ngân sách thăng bằng và xuất khẩu thặng dư mạnh. Còn lời hứa giải quyết nạn thất nghiệp của ông François Hollande, sau hai năm rưỡi cầm quyền cho thấy chỉ là ảo vọng.

Tuy vậy theo Libération, cũng không nên bôi đen bức tranh quá lố. Cử tri cánh tả vẫn còn chiếm một tỉ lệ đáng kể là khoảng 35%. Nhưng vì sao đối lập đã vội ca khúc khải hoàn trước bầu cử? Đó là vì cánh hữu và cánh trung đã liên kết được với nhau, trong khi cánh tả lại chia rẽ. Theo tờ báo, dù còn nhiều bất đồng nhưng phía đảng Xanh và đảng Cộng sản vẫn có thể hợp tác được với đảng Xã hội. Libération kết luận, chính vào lúc có nguy cơ chết đuối, người ta mới nhận ra được chiếc phao cứu rỗi. Trừ phi chủ nghĩa bi quan và sự mù quáng dẫn cánh tả đến một sự tự sát chính trị.

Quyền năng của tình báo Pháp với dự luật an ninh mới

Về dự luật an ninh của Pháp, nhật báo Le Monde trong bài xã luận mang tựa đề "Tình báo: Những đơn vị đặc biệt không bị kiểm soát" nhận định, có một mỉa mai cay đắng của lịch sử. Chính từ phía cánh tả, mà ý tưởng để cho cơ quan tình báo xâm lấn vào các quyền tự do căn bản, đã quay lại đến lần thứ hai. Năm 1991, Thủ tướng Michel Rocard đã cho phép cảnh sát - chứ không phải là ngành tư pháp - nghe lén, sau xì-căng-đan ở điện Elysée trong thời kỳ Mitterrand.

Nay thì đến lượt Thủ tướng Manuel Valls đã vận động để Hội đồng Bộ trưởng thông qua một dự thảo luật mới hôm thứ Năm 19/3. Thật ra luật mới cũng cần thiết, vì luật năm 1991 đã lỗi thời. Được thông qua vào thời mà điện thoại di động chưa xuất hiện, luật này không hề phù hợp với những tiến bộ kỹ thuật hiện nay.

Tuy nhiên theo Le Monde, dự luật trên được gọt dũa theo đúng nhu cầu của cơ quan tình báo, mà không có những đảm bảo nghiêm chỉnh về việc kiểm soát các hoạt động của cơ quan này. Trước hết là nhằm hợp thức hóa những cách làm lâu nay trên thực tế, mà nói trắng ra là lâu nay vẫn mang tính bất hợp pháp.

Không thể nói rằng không biết được việc các nhân viên tình báo lâu nay vẫn dùng các phương pháp đột nhập vào nhà riêng để lục soát, đặt máy ghi âm, nghe lén các cuộc gọi điện thoại, sục sạo trên internet...Dự luật - không còn mị dân nữa - nay nhìn nhận là tình báo có quyền làm những việc trên.

Cũng sẽ buồn cười nếu từ chối việc đụng chạm đến quyền riêng tư, trong lúc thế giới chất đầy những mối đe dọa mà đứng đầu là nạn khủng bố. Cơ quan tình báo, vốn hết sức cần thiết trong chế độ dân chủ, cần phải được tạo điều kiện làm việc trong khuôn khổ luật pháp. Nhưng nếu cơ quan này có được một quyền lực lớn lao mà không ai kiểm soát, thì đây chính là điểm yếu trong dự luật Valls.

Tất cả các đề nghị thu thập thông tin cần được Thủ tướng cho phép, sau khi có ý kiến của một ủy ban mở rộng, đặt dưới chế độ bí mật quốc phòng. Nhưng khác với luật 1991, theo luật mới thì Thủ tướng có thể bật đèn xanh mà không cần thông qua ủy ban, "trong trường hợp tối khẩn". Le Monde cho rằng có thể hình dung, không khó để tổ chức ra tình trạng "khẩn cấp" này, từ những dữ liệu mà chỉ có tình báo nắm được chi tiết.

Như vậy, việc kiểm soát trước đó không được hoàn toàn bảo đảm, còn hậu kiểm soát cũng yếu đi: tình báo chỉ phải lưu giữ sổ sách để trình cho ủy ban khi nào có yêu cầu, thay vì phải báo cáo lập tức như hiện nay. Tuy vẫn có thể khiếu nại lên Hội đồng Nhà nước, nhưng trình tự rất phức tạp đối với một cá nhân.

Le Monde kết luận, tuy không nghi ngờ gì về tinh thần quốc gia của ông Manuel Valls, nhưng việc tình báo có quyền năng lớn như vậy trong khi Thủ tướng thì không thể kiểm soát hết, ý nghĩ này khiến người ta phải lạnh xương sống.

Chiến lược Đông Nam Á của Nhật sẽ được bổ sung bằng yếu tố Indonesia

Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 21-03-2015 16:28

Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abé gặp nhau bên lề Thượng đỉnh APEC, Bắc Kinh, Trung Quốc, 10/11/2014-(Ministry of Foreign Affairs of Japan)

Nhân chuyến công du Nhật Bản bốn ngày, bắt đầu từ ngày mai 22/03/2015 của tân Tổng thống Indonesia, Tokyo sẽ ký với Jakarta một thỏa thuận hợp tác quốc phòng. Đây được xem là một bước tiến mới trong trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm củng cố chặt chẽ hơn các quan hệ về quốc phòng và an ninh với khu vực Đông Nam Á, làm đối trọng với thế lực ngày càng tăng của Trung Quốc.

 Ngay sau khi lên cầm quyền, đương kim Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cho thấy ngay là ông xem Đông Nam Á là một trọng điểm trong chính sách đối ngoại của ông, với chuyến công du ngoại quốc đầu tiên vào tháng Giêng 2013 dành cho ba nước có trọng lượng trong ASEAN là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Từ đó đến nay, chính sách Đông Nam Á của Tokyo càng lúc càng được Nhật Bản cụ thể hóa, với thành tố an ninh, quốc phòng đặc biệt được quan tâm.

Trong lãnh vực này, vào lúc quan hệ với Bắc Kinh đã gặp khó khăn, với Trung Quốc không ngần ngại gây sức ép trên Nhật Bản trong tranh chấp ngoài Biển Hoa Đông, Tokyo không ngần ngại giúp đỡ hai nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông là Philippines và Việt Nam.

Có rất nhiều yếu tố phản ánh rõ nét đà dấn thân sâu hơn của Nhật Bản vào Đông Nam Á về phương diện an ninh quốc phòng. Đó là quyết định cung cấp tàu tuần tra biển Việt Nam và Philippines, việc tổ chức các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp đầu tiên với Philippines dự trù trong những tháng tới đây, và các tuyên bố của giới quân sự Nhật Bản, không loại trừ khả năng mở rộng vùng tuần tra từ Biển Hoa Đông sang Biển Đông.

Chính trong bối cảnh kể trên mà Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản Indonesia mang ý nghĩa một sự phát triển vì lẽ Indonesia là nước lớn nhất trong khối Đông Nam Á, một tác nhân nặng ký mà Trung Quốc phải ít nhiều kiêng dè.

Theo các nguồn tin từ cả Tokyo lẫn Jakarta, thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản Indonesia bao hàm hai lãnh vực chính là huấn luyện quân sự và công nghệ quốc phòng. Đây là một bước nhẩy vọt vì lẽ cho đến nay, hai nước chỉ mới có một thảo thuận quốc phòng duy nhất liên quan đến trao đổi sinh viên quân sự.

Theo ông Armanatha Nasir, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia, thỏa thuận quốc phòng sắp được ký kết sẽ liên quan đến vấn đề xây dựng năng lực, hợp tác quốc phòng, và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình ». Một số quan chức cũng nói đến khả năng chia sẻ thông tin tình báo.

Đối với Nhật Bản, quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Indonesia có thể cho phép các tập đoàn vũ khí Nhật Bản chen chân vào một thị trường rất có tiềm năng, cạnh tranh trực tiếp với Hàn Quốc, và cả với Trung Quốc, nước cho đến nay đã cung cấp tên lửa và một số thiết bị quân sự khác cho Indonesia.

Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản-Indonesia cũng là một bước tiến trong chiến lược hạn chế bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh, vì Trung Quốc cho đến nay đã có một mối quan hệ quân sự khá phát triển với Indonesia.

Biển Đông : Bắc Kinh cay cú trước hai đề nghị của Mỹ

Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 21-03-2015 13:18

media
Chiến hạm Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50) ghé cảng Đà Nẵng ngày 7/04/2014.US Navy

Báo chí Trung Quốc vào hôm nay, 21/03/2015 đã cực lực đả kích hai đề nghị mới đây của phía Mỹ liên quan đến Biển Đông. Tân Hoa Xã đã gọi Mỹ là kẻ "xúi bậy", 24 tiếng đồng hồ sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng bác bỏ.

Trong một bài xã luận bằng tiếng Anh, hãng tin chính thức của Trung Quốc đã dùng từ "kibitzer" để chỉ Hoa Kỳ. Kibitzer là một danh từ tiếng Yiddish, tức là tiếng Do thái dùng ở Châu Âu trước đây, hàm nghĩa miệt thị để chỉ một người hoàn toàn ngoại cuộc - ở đây là vấn đề Biển Đông - nhưng lại hay cho những ý kiến không ai muốn. Kibitzer hiểu theo tiếng Việt là kẻ  xúi bậy".

Bài viết của Tân Hoa Xã mỉa mai : "Từ lâu nay, chú Sam đã bị nghiện nhiều thứ, chẳng hạn như ra oai, dạy đời và vay nợ, nhưng nay đã có thêm tật mới là kibitzing (tức là xúi bậy )".

Lời đả kích trên đây được đưa ra sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, đã kêu gọi các nước Đông Nam Á ASEAN, thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tiến hành những cuộc tuần tra chung trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đòi gần như toàn bộ chủ quyền.

Giọng điệu gay gắt của Bắc Kinh cũng nhắm vào lời kêu gọi của 4 nghị sĩ rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ, muốn chính quyền Obama đề ra một chiến lược toàn diện để đối phó với các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang rốt ráo tiến hành tại vùng đang tranh chấp trên Biển Đông.

Bài xã luận của Tân Hoa Xã đã phụ họa thêm cho những tuyên bố bác bỏ các động thái trên đây từ phía Mỹ, được Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra hôm qua, 20/03, tại Bắc Kinh.

Về đề nghị ASEAN tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã cho rằng hồ sơ Biển Đông không liên quan gì đến Mỹ và Bắc Kinh hy vọng rằng Hoa Kỳ "sẽ nghiêm túc tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ".

Đối với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đề nghị của Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ "sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết hợp lý các tranh chấp hoặc đóng góp vào hòa bình và ổn định trên Biển Đông" và Mỹ không nên xen vào vấn đề này.

Về yêu cầu của các Thượng nghị sĩ Mỹ, muốn Washington có chiến lược chống lại các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Hồng Lỗi đã nhắc lại nguyên văn tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị bên lề khóa họp Quốc hội Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh có toàn quyền muốn làm gì thì làm trong "sân, nhà" của mình.

Giáo dân Nghệ-Tĩnh-Bình vượt biên đi tị nạn

Theo RFI-Trọng Nghĩa, Lê Hải
Ngày 21-03-2015 15:44
media
Giáo dân Công giáo Việt Nam tại Glasgow (Scotland).Hoài An và A Lùng

Ở nhiều nơi trên lãnh thổ Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu hình thành những công đồng Công giáo Việt Nam, do một thế hệ di dân rất mới và rất trẻ lập nên. Từ Ba Lan cho đến Anh Quốc, sự xuất hiện của những người Công giáo từ Nghệ An, Hà Tĩnh, hay Quảng Bình, Huế và Đà Nẵng

đã khiến các tổ chức quốc tế và địa phương quan tâm, trong bối cảnh ở Việt Nam đang nổi lên vấn đề tranh chấp đất đai giữa chính quyền và giáo dân Công giáo như vừa mới xảy ra ở Đông Yên (Hà Tĩnh), hay Con Cuông (Nghệ An), và Cồn Dầu (Đà Nẵng).

Thông tín viên Lê Hải tại Luân Đôn nêu bật một vài đặc trưng của cộng đồng người Công giáo Việt Nam tại Anh Quốc.

Lê Hải : Một trong số những đặc điểm của người công giáo Việt Nam là tụ họp để cùng nhau đi thánh lễ vào Chủ Nhật. Nếu quí vị có địp đến thủ phủ Glasgow của xứ Scotland vào Chủ Nhật thì sẽ gặp một họ đạo như vậy, mới hình thành chỉ vài năm trở lại đây. Khá nhiều giáo dân đến từ hai giáo xứ Nghi Vạn thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, và giáo xứ Thượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay thánh lễ do cha xứ người Anh thực hiện, nhưng giáo dân đang duy trì hai buổi lễ trọng vào mùa hè và mùa đông và mời linh mục người Việt từ các nơi khác đến thực hiện nghi lễ bằng tiếng Việt.

Tương tự như vậy có các họ đạo công giáo đang được xây dựng dần với giáo dân Nghệ An từ Yên Thành và Diễn Châu ở Manchester, hay Thiên Lộc, Can Lộc ở Leeds. Nếu nhìn vào các họ đạo của người Việt ở nước ngoài thì bước phát triển trong vai năm tới cũng sẽ giống với các họ đạo của người Việt mới thành lập sau này ở Đông Âu, mà nổi bật nhất là công đồng Công giáo Việt Nam ở thủ đô Warszawa của Ba Lan, thực hiện thánh lễ ở một vài địa điểm khác nhau tùy thuộc vào nơi sinh sống và làm việc, có hai linh mục người Việt phụ trách việc đạo là cha Vũ Thành Khánh và cha Nguyễn Huy Thêm, và kế hoạch sắp tới sẽ có thêm hai linh mục người Việt nữa được gửi sang.

Điểm chung của các họ đạo mới là lúc ban đầu không có linh mục người Việt. Đây là điều khác biệt với các họ đạo Việt Nam ở nước ngoài, được thành lập trong giai đoạn di tản sau 1975, có sẵn linh mục và thày tu cùng vượt biên, như cha Nguyễn Tiến Đắc ở Birmingham. Các hoạt động của đức ông Đào Đức Điềm khi còn sống cũng qui tụ được nhiều giáo dân từ Huế và Đà Nẵng, bên cạnh các nhóm giáo dân di cư từ Bắc vào Nam và di tản ra nước ngoài.

RFI : Người ta nghe nói nhiều đến giáo dân Bùi Chu Phát Diệm di cư, nhưng ít biết đến Nghệ An – vốn được tuyên truyền là cái nôi của Cộng sản hơn là Công giáo ?

Lê Hải : Câu chuyện về người Công giáo ở Nghệ An ít được biết đến, một phần vì bộ máy tuyên truyền ở Việt Nam chỉ nhắc đến khía cạnh đấu tranh giai cấp. Thực ra theo các nghiên cứu lịch sử của các chuyên gia Việt Nam học ở nước ngoài, mà đặc biệt là quyển sách mới vừa xuất bản của PGS Charles Keith, thì phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nghệ An có rất nhiều công đóng góp của các linh mục người Việt ở đây. Giáo phận Vinh là một khu vực hành chính mà theo qui ước của Tòa Thánh thì bao gồm cả tỉnh Nghệ An lẫn Hà Tĩnh và Quảng Bình hiện nay.

Lý do thứ hai khiến ít người biết đến vấn đề của người Công giáo ở Nghệ-Tĩnh-Bình là vì họ không di cư rầm rộ vào nam trong giai đoạn 1954, và khá nhiều giáo dân bị kết án trong phong trào đánh địa chủ và cải cách ruộng đất theo sau đó. Hiện nay, có khá nhiều giáo dân từ vùng này di cư lên Tây Nguyên kiếm việc làm và đi lễ nhà thờ ở Kontum và Pleiku.

Các khảo sát về di dân ở Việt Nam ghi nhận đây là một trong số những nơi có nhiều dân bỏ xứ đi tìm việc nhất, và không ít người theo các đường dây vượt biên ra nước ngoài để kiếm ăn. Điều kiện sống và làm việc của họ rất khắc nghiệt, như những câu chuyện tôi từng nghe kể về ngành may và xây dựng ở Nga, các nghề tay chân ở Trung Đông, và công việc trên các chiếc tàu đánh cá dài ngày sang tận châu Phi.

Khi sang được đến Anh thì điều kiện sống ổn định hơn, và thu nhập cao hơn, thì người ta bắt đầu có nhiều thời gian hơn cho tôn giáo và tín ngưỡng, và trong điều kiện được xã hội khuyến khích thì các giáo họ của người Việt bắt đầu hình thành, và trong giai đoạn sơ khai thì đặt cơ sở trên các mối quan hệ đồng hương cũng như mối liên kết với cội nguồn là giáo phận Vinh.

RFI : Có tin về những hành vi không hay của người gốc Nghệ An. Tại sao nước Anh không trả họ về nước, và có can thiệp gì để hướng các hoạt động tôn giáo sao cho không bị lợi dụng để trở thành băng đảng tội phạm ?

Lê Hải : Một trong số các qui định của Liên Hiệp Quốc về tị nạn là bảo vệ cho người bị đàn áp tôn giáo. Những tranh chấp về đất đai giữa chính quyền và giáo dân ở Việt Nam là một trong số các bằng chứng mà người tị nạn đưa ra để yêu cầu chính phủ Anh cho phép ở lại, và không được trục xuất họ quay trở về nơi mà quyền tự do tôn giáo của họ không được bảo đảm.

Khi cấp thẻ tị nạn cho một người thì chính phủ Anh phải đồng thời chịu trách nhiệm cung cấp nhà cho họ ở, trợ cấp tiền điện nước và chi tiền ăn uống hàng tuần, cho bản thân người đó và trong nhiều trường hợp là cả con cái và vợ chồng của họ. Đây là một gánh nặng cho ngân sách nước Anh nhưng hiện chính phủ nước này vẫn tiếp tục duy trì. Đó cũng là một phần lý do tại sao ngày càng có thêm di dân bất hợp pháp đang sống ở các nước châu Âu vẫn tiếp tục kéo sang Anh để tìm một cuộc sống tốt hơn.

Hiện các giáo họ Việt Nam đang hình thành ở Anh đa số là đàn ông độc thân ở độ tuổi rất trẻ, cho nên sau khi có giấy tờ nhiều khả năng họ sẽ về Việt Nam cưới vợ và đem sang, và xây dựng những ngôi làng mới ở bên này. Trong ngành nails và cần sa bắt đầu có những mâu thuẫn giữa các vùng miền mà nổi bật nhất là giữa các nhóm di dân Hải Phòng đã đến Anh từ trước với các nhóm Nghệ An Hà Tĩnh mới sang sau này.

Ngoài ra cũng bắt đầu có tình trạng người ở bên này đem đồng hương sang để bóc lột lao động và ràng buộc bằng cả mối quan hệ xã hội lẫn nợ nần tài chính. Cách đây ba hôm, cảnh sát Anh vừa thực hiện chiến dịch chống tình trạng bắt nhân viên làm việc như nô lệ, cùng lúc kiểm soát cả chục tiệm nails ở nhiều thành phố khác nhau, khiến người ta liên tưởng đến các băng nhóm tội phạm Nghệ An một thời tung hoành trong ngành thuốc lá ở Berlin, Đức.

Trong bối cảnh kinh tế xã hội rắc rối như vậy, các họ đạo của người xứ Nghệ ở Anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn để nuôi dưỡng một cuộc sống tinh thần tốt đời đẹp đạo như các bài kinh mà họ đọc hàng ngày.

Thông tín viên Lê Hải tại Luân Đôn
20/03/2015
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150320-gi%C3%A1o-dan-ngh%E1%BA%B9-t%C4%A9nh-b%C3%ACnh-vu%E1%BB%8Dt-bien-di-t%E1%BB%8B-n%E1%BA%A1n/

Nghèo + Ngông = Ngố

Bùi Tín (Danlambao) - Nước Việt Nam ta còn nghèo, điều này ai chả biết. Chỉ trừ các quan chức CS nay đã thành triệu phú, tỷ phú đô la, vượt xa các điền chủ Nam bộ xưa, các tư sản hàng Đào Hà Nội hồi nào. Theo thông kê thu nhập tính theo đầu người, dân Việt hiện nghèo hơn dân Philippines, Indonésia, kém xa dân Thái Lan, kém rất xa dân Singapore ở quanh ta.

Đã thế lại chơi ngông. Chạy theo những thành tích ảo, bề nổi, vô nghĩa.

Tết vừa qua, có chiếc bánh chưng 7 tạ, 12 người gánh, gọi là để cúng bà mẹ ông Hồ, có chiếc bánh tét dài 11 mét, bánh phồng tôm nặng tạ rưỡi độn nhựa xốp, chậu hủ tíu cho 1 ngàn người ăn, được các quan chức cộng sản đến chứng kiến, đề cao, ca ngợi..., cuối cùng không một ai ăn nổi, để mốc meo, đổ xuống cống.

Những trò chơi ngông một cách đần độn. Lẽ ra lãnh đạo phải ngăn ngừa, nhưng họ bận chuyện của sân sau, cửa hậu, đếm phong bìa, tiếp khách sộp, đi cúng bái xem quẻ thăng quan tiến chức, tranh nhau ấn thiêng để hòng trúng vận phất đại gia.

Những ngày Tết ảm đạm, các giá trị đảo lộn. Người ngay thẳng, có lòng yêu nước, thương dân, trọng nhân quyền, đòi dân chủ tự do rên siết trong tù. Kẻ gian manh cướp đất, cướp nhà, cướp tiền bạc của công đầy túi vẫn hoành hành cưỡi cổ nhân dân.

Ngày 10/3/2015 giữa Hà Nội, trong phòng lớn của khách sạn Hilton, Lễ ký thỏa thuận hợp tác về Dự án đầu tư xây dựng Tháp truyền hình Việt Nam đã diễn ra với các quan chức, đại diện của Đài truyền hình, Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước SCIC, Công ty cổ phần tư nhân thuộc tập đoàn BRG và ngân hàng Đông Nam Á SeaBank.

Sau buổi lễ ký thỏa thuận, ông Trần Bình Minh, ủy viên TƯ đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình VN cho biết các bên thoả thuận đã thống nhất phương án được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo gợi ý là Tháp truyền hình mới của Hà Nội phải lập kỷ lục thế giới về chiều cao.

Ông Trần Bình Minh thích thú nhấn mạnh: Tháp truyền hình Hà Nội chẳng những sẽ là tháp cao nhất Đông Nam Á, mà sẽ là cao nhất châu Á. Do hiện nay tháp ở Nhật Bản - Tokyo Sky Tree là cao nhất thế giới - cao 634 mét, nên tháp TH Hà Nội sẽ cao 636 mét, nghĩa là còn soán luôn ngôi cao nhất toàn thế giới.

Các báo trong nước như Tin Nhanh - VNExpress cũng như TTX Vàng Anh đưa tin giật gân này, không quên kể ra các tháp truyền hình từng lập kỷ lục cao nhất thế giới, như Tháp Eifel/ Pháp cao 325m, tháp Sky/ Tân Tây Lan 328m, tháp Berlin 388m, tháp Thượng Hải 468m, tháp Ostankino/Moscow 540m, tháp Canton- Quảng Châu 600m, tháp Sky Tree/Tokyo 634m.

Ghê chưa! Anh hùng chưa! Hà Nội sẽ có tháp Truyền hình cao hơn Paris, cao hơn Berlin, cao hơn Moscow, cao hơn Thượng Hải, Quảng Châu, cao hơn Tokyo. Chưa thấy hé ra sẽ chi phí hết bao nhiêu nghìn tỷ đồng, mất trăm triệu hay mấy tỷ US$.

Nghèo mà chơi ngông. Quá ngông. Ngông không giới hạn.

Để làm gì? Để ăn cái giải gì? Tiền đâu mà phí phạm đến thế?

Tập đoàn tư nhân BRG là ai, thuộc phe nhóm tư bản đỏ nào? quan hệ với bí thư và các quan chức trong thành ủy ra sao?

Tháp truyền hình cao ngất ngưởng, mà nền giáo dục thấp lèo tèo, nền y tế xã hội bệ rạc, dân trí thấp, tai nạn giao thông kỷ lục, tham nhũng loại cao không đâu bằng, nhiều nơi các em đi học không có cầu phải níu theo dây cáp để có thể chết đuối, nền công nghiệp chưa làm ra nổi một con ốc thật đúng chất lượng... Tiền của đâu có thừa thãi gì mà chơi ngông vậy?! Nợ quốc gia còn đầm đìa ra đó kia mà. Ganh đua gì những chuyện viển vông trê trời cao đến thế. Liệu thần kinh quý vị đưa ra chủ trương này có bình thường?

Tháp cao nhất thế giới thường là tiêu biểu cho một nền công nghiệp tổng hợp cao nhất, - về vật liệu xây dựng, về kiến trúc, về toán học, tin học, về địa chấn, về thông tin minh bạch, về nền văn minh tổng hợp của nhân loại. Thật là mỉa mai khi một anh lùn về khoa học kỹ thuật, lùn về khoa học nhân văn, anh lùn về công nghiệp - kỹ thuật lại chơi ngông liều lĩnh và lạc điệu đến thế. Lại là một kiểu anh nông dân nuôi voi chơi.

Rồi để sau khi khai mạc, cái tháp cao nhất thế giới ấy sẽ truyền đi cho người xem TV ở Việt Nam, Đông Nam Á và thế giới những tin tức, hình ảnh có giá trị ra sao, hay vẫn là những nội dung đã được định hướng trước, những sự thật bị cắt xén, bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt, những bản tin nhạt nhẽo, biết rồi khổ lắm nói mãi, chuyên tra tấn tai mắt của khán giả. Cho đến nay khán giả truyền hình trong nước vẫn còn vướng mắc là tại sao ban lãnh đạo Đài truyền hình VN vẫn còn dùng những phát thanh viên trong nhà đài từng bị vi phạm nhân cách một cách ô nhục, trong một số cuộc đi công tác ở nước ngoài - ở Bắc Âu và Nhật bản - đã thò tay xoáy ở các siêu thị những đồ dùng mỹ phẩm đắt tiền, bị chụp ảnh, hài tội tại chỗ rồi đuổi về nước. Tội ăn cắp lắp đi lắp lại đến mức tại các nước đó họ phải in cờ đỏ sao vàng và tiếng Việt để cảnh cáo, Thật đẹp mặt cho đài truyền hình VN. Nay làm tháp cao nhất thế giới để xóa tiếng xấu, làm nhục quốc thể chăng?

Chơi ngông kiểu này còn có thể là do tư duy thâm thủy của các nhà chính trị trong thành ủy CS và ban tuyên huấn mác xít. Dân Hà Nội sẽ luôn ngẩng cổ tự hào ngắm nhìn tháp truyền hình cao nhất thế giới của mình để quên đi những nghịch cảnh khó chịu, đau lòng, bất công tràn đầy trên mặt đất, giá điện cao, tham nhũng lan tràn, nông dân mất đất, công an kết hợp bọn xã hội đen đàn áp thô bạo các sinh viên yêu nước yêu dân chủ ‘không thích đảng CS’. Để không còn nhớ là tự do báo chí còn thấp hơn ngọn cỏ, chất lượng nghiên cứu khoa học và số lượng sáng chế phát minh là lẹt đẹt, ‘đèn đỏ’ của thế giới.

Khi Quảng Nam dự định dựng tượng Bà Mẹ Anh hùng trị giá hơn 400 tỷ đồng, có ngay ý kiến can ngăn, nên lấy tiền đó chia cho hơn 6 ngàn Bà Mẹ Anh hùng đang thiếu đói, mỗi gia đình có thể nhận 60 triệu đồng, thiết thực biết bao nhiêu, đỡ khổ cho biết bao gia đình.

Mong rằng sẽ có cuộc trưng cầu dân ý gấp, ít nhất là dân ý của công dân thủ đô về ý đồ xây dựng Tháp Truyền hình hoành tráng, ngất ngưởng đã được định vị ở cạnh Hồ Tây, ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Giữa một vùng đồng không mông quạnh sẽ nổi bật trơ trọi một anh khổng lồ quá khổ như đi trên đôi chân cà - kheo, để ai nấy đi qua đều phải ngẩng cao đầu xít xoa: cao nhất thế giới một cách tuyệt đối. Để rồi mà đâm xe vào nhau.

Đúng kiểu trưởng giả học làm sang, thành ra ngố, sẽ bị cả thế giới họ cười vào mũi.

Đúng kiểu trọc phú, nghèo văn hóa, thiếu thực chất của con người có trí khôn.

Có nên để tượng đài Nghèo mà Ngông nên Ngố như thế hình thành thật sự giữa thủ đô?

Việt Nam ta và trưởng tồn, mà không ai thấy ngượng hay sao!

Lễ ký kết thỏa thuận đã xong, bút sa gà chết rồi. Có ý kiến của thủ tướng rồi.