Tuesday, December 9, 2014

Oái ăm, lấy bục giảng làm bàn trường vẫn đạt chuẩn quốc gia

2/3 phòng học ở trường Tiểu học số 1 An Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đang phải dùng bàn ghế tạm, thậm chí có phòng học chỉ duy nhất một chiếc bàn của giáo viên, học sinh phải vạ vật, lăn lê dưới sàn lớp, lấy bục giảng làm bàn... nhưng vẫn đạt chuẩn quốc gia.

Học sinh trường Tiểu học số 1 An Ninh lăn lê trên nền lớp, dùng bục giảng làm bàn học
Học sinh trường Tiểu học số 1 An Ninh lăn lê trên nền lớp, dùng bục giảng làm bàn học.

Được biết, trường Tiểu học số 1 An Ninh được công nhận đạt chuẩn lần đầu vào năm 2000, lần thứ 2 vào năm 2007. Đầu năm 2013, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Bình về thẩm định và đề nghị UBND tỉnh này công nhận trường Tiểu học số 1 An Ninh tiếp tục duy trì đạt chuẩn quốc gia mức 
độ 1.

Nhiều phụ huynh có con em học ở trường này cho biết, mặc dù cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp trầm trọng do nhiều năm không được đầu tư nâng cấp. Con em họ phải ngồi học trong phòng học có nguy cơ đổ sập khi mưa gió, bàn ghế thì tạm bợ, thậm chí phải lăn lê, bò toài trên nền lớp, dùng bục giảng làm bàn để viết bài. Tuy nhiên, không hiểu sao trường vẫn tiếp tục đạt chuẩn.

Một phụ huynh nằm trong hội cha mẹ học sinh của trường này cho biết: “Vì bệnh thành tích, mà khi đoàn kiểm tra của tỉnh đến thẩm định, trường đã mượn bàn ghế ở các trường khác đến để “phục vụ” cho việc kiểm tra. Khi đoàn của tỉnh ra về, xe lại chở bàn ghế đi trả”. 

Trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Thủy, hiệu trưởng trường Tiểu học số 1 An Ninh về vấn đề nêu trên, cô Thủy thừa nhận: Đã hơn chục năm nay nhà trường không được đầu tư nâng cấp nên cơ sở vật chất bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhà trường, rồi chính quyền xã An Ninh đã có nhiều tờ trình lên cấp trên xin nguồn vốn nhưng không được đáp ứng. “Hiện trường có 10 phòng học phục vụ 240 học sinh. Tuy nhiên, chỉ có 3 phòng học đủ bàn ghế đạt chuẩn, 7 phòng học còn lại dùng bàn ghế tạm, thậm chí dùng cả vỏ đựng thiết bị dạy học làm bàn cho học sinh. Nhà vệ sinh xuống cấp nhưng phải sử dụng”.

Tuy nhiên, khi được hỏi vì sao cơ sở vật chất như vậy vẫn đạt chuẩn, liệu có việc mượn bàn ghế của trường khác về để đối phó với đoàn thẩm định, cô Thủy khẳng định: Kết quả thẩm định là khách quan, không có chuyện mượn bàn ghế của trường khác.
Thứ ba - 09/12/2014 20:11
Tác giả bài viết: Hoàng Nam 
Nguồn tin: Báo Tiền Phong 

Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An: Tuyển "chui" lao động sang Đức

Mặc dù chỉ duy nhất Cục Quản lý lao động ngoài nước mới được đưa điều dưỡng sang Đức, nhưng Trung tâm Dịch vụ việc làm Nghệ An vẫn tuyển dụng, làm hồ sơ với lời cam đoan sẽ đưa sang Đức làm việc trong vòng 2 tháng.

Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An.
Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An.

Chị H.T.D (Hưng Nguyên) cho biết, vừa rồi, thông qua một người quen chị được giới thiệu về chương trình xuất khẩu lao động sang CHLB Đức của Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An, ngành điều dưỡng. Vừa ra trường, chưa tìm được việc làm nên chị D. đăng kí tham gia.

Khi đến làm việc tại Trung tâm, chị D. cũng các lao động khác đã nhiều lần hỏi nhân viên tư vấn đây có phải là chương trình của Bộ LĐ-TB-XH hay không thì được nhân viên tư vấn trả lời là đúng. Được khẳng định nhiều lần như thế nên chị D. cũng 6 lao động đã đăng kí tham gia.

Sau khi đăng kí, cuối tháng 9/2014, 7 lao động này được đi học tiếng Đức ngay tại Trung tâm với học phí 2 triệu đồng/tháng cùng lời hứa chắc nịch, cuối tháng 11, đầu tháng 12 sẽ được sang Đức. “Chi phí xuất cảnh là 9.000 EUR. Học được vài ngày thì chúng em được thông báo đóng tiền đặt cọc 3.000 EUR cộng với 5 triệu đồng tiền giữ hồ sơ. Trung tâm cũng yêu cầu các lao động gấp rút làm hồ sơ, nộp bảng điểm gốc, bằng tốt nghiệp chuyên ngành bản gốc, hộ chiếu. Thời gian hoàn tất hồ sơ chỉ trong vòng 1 ngày nên chúng em phải làm nhanh, kể cả dịch thuật hồ sơ lý lịch, hộ chiếu là gần 2 triệu đồng”, D. cho biết.

Các lao động cho biết thêm, cán bộ của Trung tâm nói đi học tiếng là chỉ để cho biết chứ không phải thi cử gì. Trong suốt quá trình học tiếng, không thấy Trung tâm đả động gì đến việc đi Đức, các lao động hỏi thì chỉ nhận được những câu trả lời chung chung “sắp rồi”, “cuối năm đi”.

Vào trung tuần tháng 11, các lao động nhận được thông báo qua điện thoại (vào ban đêm) là sáng hôm sau ra Thái Bình để dự hội thảo liên quan đến việc xuất khẩu lao động sang Đức. Ngoài lao động Nghệ An còn có lao động Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Phiếu thu cấp cho người lao động ghi rõ tiền cọc đi Đức.
Phiếu thu cấp cho người lao động ghi rõ "tiền cọc đi Đức".

Tại đây, các lao động được cho biết, đợt tuyển dụng trước thì các lao động không phải thi tiếng nhưng lần này phải thi. Lao động nào đạt trình độ tiếng Đức B2 mới được phía bạn tiếp nhận. Chương trình học tiếng Đức sẽ do giáo viên bản địa dạy trong vòng 9 tháng, các lao động phải học tập trung tại Thái Bình.

Số lao động Nghệ An bắt đầu hoang mang. Hỏi một cán bộ của Trung tâm đi cùng thì được giải thích là vấn đề này không thuộc chương trình do Trung tâm đang thực hiện. Cho rằng đang bị Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An lừa, các lao động lại đến Trung tâm yêu cầu trả lời: Đây có phải là chương trình của Bộ LĐ-TB-XH hay không?.

“Chúng em được ông Dương – cán bộ Trung tâm giải thích vòng vo rồi lại bảo phải tích cực, quyết tâm để sớm đi. Không tích cực sao được khi bố mẹ chúng em phải cầm cố tài sản để vay mượn tiền đóng đặt cọc cho trung tâm?”, D. bức xúc.

Trước đòi hỏi của các lao động, sáng 20/11, Trung tâm đã có buổi làm việc với các lao động và người nhà của họ. Tại buổi làm việc, ông Dương – cán bộ Trung tâm tiếp tục giải thích vòng vo và yêu cầu các lao động tiếp tục “quyết tâm” để có thể sớm sang Đức. Ông cũng cam đoan Trung tâm sẽ có trách nhiệm với lao động.

Tuy nhiên, trước câu hỏi: Đây là chương trình của Bộ LĐ-TB&XH hay là chương trình liên kết, ông Dương luôn né tránh trả lời. Ông này cho rằng, đây là chương trình song song với chương trình của Bộ (?). Trước sức ép của người lao động và người nhà của họ, cuối cùng, ông Dương cũng thừa nhận đây là chương trình liên kết giữa Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An với một đơn vị tại Thái Bình. Mặc dù vậy ông Dương vẫn khẳng định hiện hồ sơ của các lao động đang ở đại sứ quán (?).

Theo thông báo của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TB&XH gửi Sở LĐ-TB&XH các tỉnh thì chỉ có Cục mới được phép và là đơn vị trực tiếp có chức năng đưa lao động sang Đức. Sau khi kiểm chứng lại các thông tin từ Cục quản lý lao động ngoài nước, 7 lao động Nghệ An đã rút tiền đặt cọc tại Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An.

Phiếu thu cấp cho người lao động ghi rõ tiền cọc đi Đức.
Mặc dù không có chức năng tuyển dụng lao động đi Đức nhưng Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An vẫn thu cả  giấy tờ gốc của người lao động.

 “Từ đó đến nay đã hơn 10 ngày nhưng phía Trung tâm vẫn không có bất kỳ thông tin gì với các lao động. Hiện tại, họ vẫn chưa hoàn trả hồ sơ (bao gồm cả một số giấy tờ gốc) cho lao động”, một lao động cho biết.

Chúng tôi đã đến trực tiếp để đăng kí làm việc với giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Nghệ An để tìm hiểu rõ vấn đề. Cửa phòng giám đốc vẫn mở, đèn vẫn sáng tuy nhiên một cán bộ Trung tâm cho biết giám đốc đang đi công tác. Gọi vào điện thoại di động của ông Hồ Văn Hùng – giám đốc Trung tâm thì không thấy trả lời. Sau nhiều nỗ lực liên lạc, chiều ngày 3/12, ông Hùng nhắn tin là đang ở Sài Gòn, lúc nào về sẽ làm việc với PV.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Đặng Cao Thắng – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho biết: Trung tâm dịch vụ việc làm chỉ có nhiệm vụ tư vấn chứ không có chức năng tuyển dụng lao động sang Đức. Đây là đơn vị sự nghiệp có thu nên phải tự chịu trách nhiệm với việc làm của mình và không cần phải báo cáo với Sở về chương trình liên kết với đơn vị nào đó.

Gọi điện vào đường dây tư vấn của Cục quản lý lao động ngoài nước, chúng tôi được một cán bộ của Cục khẳng định: Cục quản lý lao động ngoài nước không cấp phép cho bất kỳ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào đưa lao động sang Đức. Đối với lao động ngành điều dưỡng sang thị trường Đức đều do Cục trực tiếp nhận hồ sơ và tuyển dụng.

Tác giả bài viết: Hoàng Lam
Nguồn tin: Báo Dân Trí

Bất lực khi nghe con đi xuất khẩu lao động bị ngược đãi

Báo Lao Động vừa nhận được thư kêu cứu của một lao động làm nghề giúp việc gia đình tại Saudi Arabia. Người này đã lén “lên” facebook lúc nửa đêm để gửi lời kêu cứu về quê nhà. Qua đó, chúng tôi được biết, có nhiều lao động giúp việc người Việt Nam khác đang bị giới chủ ở xứ sở dầu mỏ này đối xử như… nô lệ.

Chị L.T.H.V tại "nhà chờ" bên Saudi Arabia. (Ảnh do nhân vật cung cấp).

Họ không được trả lương, bị đánh đập, ức hiếp, bị ép lao động như khổ sai… Lần theo manh mối, PV báo Lao Động đã tiếp cận được nhiều nạn nhân khác may mắn về nước cùng với nỗi oan ức và khối nợ đầm đìa…
Xuất khẩu lao động làm… nô lệ

Không chịu được nỗi nhục bị đối xử như nô lệ, chị L.T.H.V đã lén lên mạng xã hội, gửi lời kêu cứu vô vọng về quê nhà, với hy vọng được giải cứu. Trong thư V viết gửi sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia, chị cho biết đã báo sự việc cho Cty đã đưa mình đi xuất khẩu lao động - Cty Vĩnh Cát ở Hà Nội - nhưng Cty này nói muốn về phải nộp tiền.

Chị V viết: “Cháu bay vào ngày 12.7.2014. Cháu đã sang làm cho chủ đầu tiên được 1 tháng, nhưng chỉ được ngủ 3 - 4 tiếng/ngày. Chỉ được ăn 1 bữa cơm không, hoặc 1 bánh mì bị mốc. Làm việc từ 18-20 giờ/ngày. Cháu bị ốm không được đi bệnh viện, còn bị đổ axit loãng lên tay…

Cháu không làm việc ở gia đình đó, thì được đổi chủ mới. Đến làm 2 tháng, cháu không được nhận lương. Làm việc không chỉ ở 1 gia đình, mà còn làm cho mẹ bà chủ nữa. Cháu bị bà chủ nhốt không cho ăn uống 1 tuần.

 Từ khi đi xuất khẩu lao động sang Saudi Arabia trở về nước, gia đình chị Tô Thị Dung lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

Cháu bị 2 người em trai và em gái bà chủ đánh, bốc cát và sỏi bỏ vào miệng. Lấy bật lửa đốt vào mặt cháu. Hôm nay, cháu viết đơn này nhờ các chú giúp đỡ cháu được về nước. Cháu gọi Cty Vĩnh Cát, nhưng họ nói nếu muốn về phải nộp 58 triệu đồng…".

"Con cố chịu khổ, mẹ không có tiền"

Chúng tôi tìm được nhà bà Nguyễn Thị Châu - mẹ của chị L.T.H.V - ở phường Hưng Dũng (TP.Vinh), trong một con hẻm nhỏ. Căn nhà tạm bợ, lọt thỏm trên mảnh đất chừng 50m2, là nơi hai mẹ con bà sống. Hoàn cảnh bà Châu rất éo le. Sinh hai con, một gái, một trai, nhưng nay bà phải một mình lo cho gia đình. Bà Châu là công nhân xây dựng về hưu theo diện mất sức, lương chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng, nhưng hằng ngày bà vẫn phải cố đi phụ hồ để nuôi con trai thứ hai ăn học.

Theo bà Châu, sau khi L.T.H.V (SN 1986) học xong THPT thì có đi làm ăn buôn bán, nhưng công việc không ổn định, nên chị V ra Hà Nội tìm việc làm thêm. Vào đầu tháng 7.2014, chị V thông báo với mẹ sắp đi “Ả Rập” xuất khẩu lao động, Cty đưa đi không mất phí. Thương con, nhưng thấy con có vẻ thích công việc ở nước ngoài, bà Châu đồng ý cho con đi.

Vài tháng sau, bà Châu nhận được điện thoại của con gọi về kể việc bị chủ nhà ngược đãi, đánh đập… Bà Châu rất xót con, nóng ruột, nhưng hoàn cảnh quá khó nên đã động viên con cố gắng chịu khổ, nhịn nhục để kiếm chút vốn rồi về nước làm ăn, nếu bị đánh đập thì phải báo cho cơ quan chức năng, chứ bây giờ bỏ về nước phải nộp phạt, mẹ không biết xoay đâu ra tiền.

Tin nhắn đe doạ gửi cho chị Dung không cho tiết lộ thông tin bị ngược đãi (ảnh nhỏ). 

Khi chúng tôi đến, bà Châu đã gọi điện cho một người tên Vân Anh, thuộc Cty cổ phần (CP) đầu tư Vĩnh Cát, Hà Nội mà trước đây vẫn liên hệ thường xuyên. Khi bà Châu nói việc V bị đánh đập, bà Vân Anh lập tức phủ nhận, nói rằng “đã đi làm kiếm tiền thì vất vả, chứ không có chuyện đàn áp”, và nếu về trước thời hạn thì phải nộp một số tiền. Và V là người không thật thà. Nếu bà Châu không tin thì có thể ra Hà Nội, Cty sẽ gọi điện sang liên lạc với nhà chủ nơi V đang làm để kiểm tra; Cty nắm tình hình của từng lao động hằng ngày, nếu có gì bất thường sẽ can thiệp ngay. Theo bà Vân Anh, lương của V khoảng 9-10 triệu đồng/tháng, V trước đây còn đưa ảnh khoe là rất sung sướng.

Bà Vân Anh còn khẳng định "như đinh đóng cột", nếu có chuyện lao động bị đàn áp thì Cty của bà sẽ không bao giờ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép(?).

"Cty chỉ biết tiền, không lo cho người lao động"

Chúng tôi liên lạc với chị L.T.H.V, chị rất bức xúc khi biết bà Vân Anh nói cuộc sống của lao động bên Saudi Arabia sung sướng, không bị ngược đãi, lương 10 triệu đồng/tháng.... Chị V gửi cho chúng tôi bản hợp đồng lao động mã số AR 2147 ngày 4.7.2014 với Cty CP đầu tư Vĩnh Cát, trong đó ghi mức lương giúp việc mà người lao động giúp việc được hưởng là 1.300 rial (1 rial tương đương 5.600 đồng), tức lương khoảng hơn 7 triệu đồng/tháng. Tuy trong hợp đồng không ghi, nhưng phía Cty Vĩnh Cát được hưởng 30% lương của người lao động!

Văn bản hợp đồng ghi rõ các quyền lợi của người lao động được hưởng rất đầy đủ, bao gồm tiền lương, chế độ bảo hiểm y tế, tai nạn, ốm đau, chính sách bảo vệ người lao động… Người lao động được nghỉ ít nhất 8 tiếng/ngày; nếu vi phạm hợp đồng phải nộp 2.000USD.

Theo chị V, chị cùng nhiều người bị đánh đập, ngược đãi, một số người bị chủ sàm sỡ, hiếp dâm, làm việc quá 12 tiếng/ngày... nhưng không biết kêu ai. Nếu ai lên tiếng thì bị đưa vào đồn cảnh sát nhốt, không liên lạc được, sau đó lại tiếp tục bị bắt đi làm, nếu không sẽ bị đánh. Người của công ty không thấy đâu.

"Công ty đem con bỏ chợ, chỉ biết tiền, không lo cho người lao động. Nếu em về nước được, thì người của công ty sẽ đi tù" - chị V bức xúc.

(Còn nữa)
Thứ ba - 09/12/2014 23:40
Tác giả bài viết: LAM CHI - QUANG ĐẠI 
Nguồn tin: Báo Lao Động 

Cứu tám ngư dân bị sóng đánh vỡ tàu ở Trường Sa

Tấn Tài - Thứ Tư, ngày 10/12/2014 - 10:54
(PLO) – Trên đường về đảo tránh bão Hagupit, con tàu bị sóng lớn đánh vỡ tan, 8 ngư dân rơi xuống biển.
Ngày 10 - 12, Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung – Tây Nguyên cho biết, một tàu cá cùng tám ngư dân của tỉnh Phú Yên bị sóng đánh chìm ở khu vực quần đảo Trường Sa đã được cứu vớt an toàn.

Nhiều tàu thuyền vẫn đang nằm trên đường đi của bão Hagupit 
Trước đó, vào sáng ngày 9-12, tàu cá PY - 96021TS do ông Huỳnh Tâm (ngụ phường 6, TP Tuy Hòa, Phú Yên) làm thuyền trưởng cùng 7 ngư dân khác trên tàu đang đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Trường Sa thì nhận được tin bão Hagupit sắp tràn vào.
Trên đường di chuyển vào đảo Trường Sa để trú tránh tàu bị mắc cạn và bị sóng lớn đánh chìm. Nhận được tin báo, ba tàu cá khác của tỉnh Phú Yên đang đánh bắt gần đó đã tiếp cận và cứu tàu bị nạn. Tám ngư dân đã được cứu vớt và chuyển sang tàu PY - 92122 TS an toàn.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 5, chính quyền các địa phương từ Quảng Nam đến Bình Định đã rà soát và lên phương án di dời, sơ tán dân sinh sống ven biển chịu ảnh hưởng của nước biển dâng và khu vực chịu ảnh hưởng của gió khi có bão mạnh hoặc siêu bão.
Tấn Tài

Tướng công an xây biệt thự ‘lụi’

LÊ PHI - Thứ Tư, ngày 10/12/2014 - 03:00
(PL)- Khu biệt thự xây dựng không phép đã bị cơ quan chức năng nhiều lần lập biên bản nhưng bị phớt lờ. Ba đời chủ tịch phường xử lý không xong.



Nguyên giám đốc Công an (vừa nghỉ hưu tháng 9-2014) tỉnh Quảng Nam là Thiếu tướng Phan Như Thạch từ khi đương chức đã xây biệt thự tráng lệ không phép ngay bìa rừng Nam Hải Vân nhưng chẳng bị xử lý rốt ráo làm dân bức xúc.

Một loạt biệt thự, nhà sàn xây không phép

Người dân càng bức xúc hơn khi nhà của công nhân từng trồng rừng Nam Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) và người dân cơi nới thì bị các cơ quan chức năng buộc tháo dỡ, cấm xây dựng.

Ông Nguyễn Như Tiến (nguyên Chủ tịch Hội cựu chiến binh phường Hòa Hiệp Bắc) bức xúc: “Tôi thuê hơn 5.000 m2 đất lâm nghiệp, đất này chỉ cho phép xây nhà tạm thôi. Nhưng thấy tướng Thạch xây biệt thự nên tôi cũng mua tranh nứa về làm thêm cái quán để buôn bán kiếm sống thì đội quy tắc lên yêu cầu tháo dỡ, nếu không thì họ sẽ đập bỏ. Tôi phản ứng tại sao tướng Thạch xây dựng biệt thự lại không xử lý mà chúng tôi làm lại bị đập bỏ nhưng không ai giải quyết”.

Theo tìm hiểu của PV, biệt thự hoành tráng của tướng Thạch ở đường vào Suối Lương, rộng 17.750 m2. Khuôn viên biệt thự này được xây bờ tường cao ngút, bên trong công nhân đang thi công biệt thự, nhà rường, nhà cổ… cùng các kiến trúc khác. Khu vực biệt thự này được thi công nhiều năm nay nhưng vẫn chưa xong. Xe chở đất cát, gỗ, vật liệu xây dựng vẫn liên tục ra vào.

Chưa hết, ngoài khu đất biệt thự này, gia đình tướng Thạch mua gom giấy tay nhiều hecta đất lâm nghiệp từ các hộ dân trồng rừng Nam Hải Vân, nằm gần Hạt kiểm lâm quận Liên Chiểu (thuộc Chi cục kiểm lâm TP Đà Nẵng). Theo cơ quan chức năng quận Liên Chiểu thì khu đất này gia đình tướng Thạch bán lại cho đại gia tên Quang, chuyên khai thác vàng ở tỉnh Quảng Nam. Hiện khu đất này đã mọc lên một quần thể biệt thự, nhà sàn, nhà rường cổ… cùng các công trình nguy nga khác có giá trên 100 tỉ đồng. Quần thể này cũng bị cơ quan chức năng nhiều lần lập biên bản vì xây không phép, lấn đất rừng đặc dụng Nam Hải Vân. Tuy nhiên, đến nay quần thể biệt thự đã được xây kín, tường rào bao quanh cao tới khoảng 3 m và bao bọc bởi dây thép gai như biệt phủ. Hiện hằng ngày có hàng chục công nhân cưa xẻ, đục đẽo, xây dựng, xe chở vật liệu nườm nượp ra vào. Cả quần thể biệt thự được xây dựng liên tục nhiều năm nay nhưng vẫn chưa xong, mọc lên tại khu vực dân còn nghèo khó khiến người dân choáng ngợp.

 

Một góc khu biệt thự rộng 17.750 m2 của gia đình tướng Thạch đã nhiều lần bị lập biên bản vì xây dựng không phép và biên bản xử phạt 2013 ghi rõ ông Thạch xây dựng tường rào, nhà không phép. Ảnh: LÊ PHI

Chủ tịch quận: "Đã mời tướng Thạch làm việc nhiều lần!"

Trao đổi với PV, ông Dương Thành Thị, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết: “Anh Thạch đang làm nhà. Khu vực đất đó chưa cho phép xây dựng. Theo quy định thì đất đó không thể xây dựng được. Nhưng một số người dân làm vườn lâu rồi có làm nhà cấp bốn, còn ở đó thì chưa ai có giấy phép đâu” - ông Thị nói.

Theo ông Thị, UBND quận Liên Chiểu mời tướng Thạch tới xử lý nhiều lần. “Hồi đó anh Thạch xây mình có xử lý. Anh ấy trình bày có mua của dân và có nhu cầu sửa chữa để làm vườn. Anh ấy nói là biết những việc làm ấy không phù hợp quy định. Mình nói là anh làm sao để giữ được tình hình địa phương, nếu không dân họ thấy, rứa rồi cũng khó. Anh ấy nói báo cáo TP hoàn chỉnh thủ tục còn không thì anh sẽ có hướng xử lý phù hợp” - ông Thị nói.

“Khu đất gần Hạt kiểm lâm quận Liên Chiểu cũng của tướng Thạch. Nhưng cái đó đã chuyển nhượng lại cho ai khác chưa thì mình cũng không nắm được. Cái khu vực đất đó kiểm lâm họ quản lý” - ông Thị cho hay.

Khó xử lý vì tướng Thạch là em phó bí thư ĐN (?!)

Theo ông Đàm Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, việc ông Thạch nói xin UBND TP Đà Nẵng cấp giấy phép thì đến nay quận vẫn chưa nhận được văn bản của TP giải quyết việc cấp phép trên.

Trong khi đó, ông Huỳnh Đức Thắng (Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Liên Chiểu) khẳng định: “Hiện tại các hộ dân tại khu vực đó sử dụng đất nhưng không có hợp đồng giao đất, kể cả ông Thạch. Nếu là đất rừng thì phải cấp, giao đất còn trường hợp này là ông Thạch tự tung tự tác. Không có nhà nào là đất ở hết. Mà cũng không được cấp luôn. Chúng tôi không thể giải quyết cấp sổ được vì ở khu vực đó không có ai có hợp đồng giao đất hết. Đất ở đây từ trước đến nay không chuyển đổi, không cấp phép”.

Hồi đó có anh Lâm, Phó Bí thư thường trực (ông Phan Như Lâm, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, là anh tướng Thạch - PV)nên vụ việc kéo dài nhiều năm khó xử lý. Ngay cả ông Thị (Dương Thành Thị, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu - PV) cũng không xử lý được” - ông Thắng cho biết.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Chủ tịch phường Hòa Hiệp Bắc Trương Việt cho hay: “Đương nhiên ông Thạch xây như vậy là sai mình mới lập biên bản chứ. Chủ đất đó là ông Thạch nhưng con đứng tên (trên giấy tay - PV)”.

PV hỏi việc xử lý sai phạm xây nhà không phép của tướng Thạch, phường có ngại va chạm không? “Mình có liên quan chi đâu mà sợ. Lập biên bản xây dựng trái phép thôi. Vệt đất dưới là mình quản lý còn trên là kiểm lâm quản lý. Cái trên họ làm lâu rồi. Còn nhà ngoài đường vào Suối Lương thì mới làm, mình đình chỉ. Vụ ni ba đời chủ tịch, loằng quằng rứa thôi” - ông Việt nói.

Bất hợp tác, địa phương bó tay

Ông Nguyễn Xuân Hoài, Đội trưởng Đội Quy tắc đô thị quận Liên Chiểu, thì lắc đầu: “Khi chúng tôi đi kiểm tra nhà ông Thạch, thợ ở trong đó nhiều nhưng kêu cửa không ai mở. Gọi chỉ thấy có chó chạy ra thôi. Phường có lập biên bản, anh em chúng tôi hỗ trợ. Vô kiểm tra, nhà đó xây dựng không phép thì buộc phải tháo dỡ nhưng họ đâu có hợp tác. Họ không đưa bất cứ một giấy tờ gì, mời ổng lên làm việc nhiều lần nhưng cũng không được”.

Về quần thể biệt thự của đại gia Quang, ông Hoài cho biết: “Tôi lên đó 4-5 lần luôn, trong đó có mấy cái nhà sàn, họ đưa người từ ngoài Hà Nam Ninh vô đục đẽo làm nhà xưa đấy. Chúng tôi lập biên bản mà hắn cũng không thèm ký. Khu biệt thự đó có cả trên 100 tỉ đồng ấy chứ. Trong đó có những tấm phản gỗ kinh khủng lắm, bình gỗ, bàn ghế bằng gốc cây bên Lào to phải xe cẩu nâng mới nổi. Mình vô nhiều lần kiểm tra rồi nhưng họ không hợp tác nên không hiệu quả chi cả”.

Về quần thể biệt thự của đại gia Quang đang xây dựng, Chi cục trưởng Kiểm lâm TP Đà Nẵng, ông Trần Văn Lương, nói: “Cái đó xây dựng nó lấn vào đất rừng, hồi trước chúng tôi đã có đình chỉ mấy lần trên đó rồi. Cách đây ba năm, chúng tôi có lập biên bản đình chỉ lúc họ đang xây. Lập biên bản 3-4 lần rồi mà họ vẫn làm. Năm 2012, mình cũng có lập biên bản. Mình lập biên bản xong thì khi mình về họ lại làm tiếp. Giờ tôi nghe nói họ đang làm thủ tục”.

Tháng 8-2013, UBND phường Hòa Hiệp Bắc phối hợp với Đội Quy tắc đô thị quận Liên Chiểu và Hạt kiểm lâm quận Liên Chiểu lập biên bản việc xây dựng không phép khu vực biệt thự tướng Thạch. Theo biên bản, tướng Thạch đã xây dựng tường rào cao 2,5 m và xây công trình nhà ở không phép. Các cơ quan chức năng đã yêu cầu ông Thạch: “Ngưng ngay việc xây dựng trái phép nêu trên. Trong vòng 24 giờ nếu vẫn tiếp tục xây dựng thì tổ công tác tiến hành tháo dỡ theo quy định. Chủ hộ cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc sửa chữa nêu trên về UBND phường trong ngày 22-8-2013”.
Ông Dương Thành ThịChủ tịch UBND quận Liên Chiểu:
Không làm được thì nói với dân làm sao
Anh Thạch trình bày là để báo cáo TP Đà Nẵng xin... Anh ấy cũng thấy được điều đó, anh cũng nói là để anh xin cho được giấy tờ chứ làm ri cũng khó cho địa phương, chứ không phải anh lảng tránh đâu. Nhưng mình cũng có nói với anh một điều là nếu anh không làm được thì sao nói dân họ nghe, anh phải có trách nhiệm với địa phương. Anh ấy cũng ghi nhận chuyện này. Anh cũng có nói là nếu TP không chịu cho ảnh thì anh ấy sẽ chấp hành theo những quy định thôi.

LÊ PHI

An Giang: Hàng trăm gia đình khốn khổ vì sạt lở

AN GIANG (NV) - Liên tiếp trong vài ngày qua, đoạn bờ sông Hậu qua khu vực xã Châu Phong, thị xã Tân Châu đã sạt lở ăn sâu vào đất liền, khiến hàng trăm hộ dân lo sợ mất nhà cửa.

Theo báo Tuổi Trẻ, sạt lở khiến hàng chục nhà dân phải di dời khẩn cấp, hàng trăm hộ còn lại sống bên bờ vực của “hà bá” phải phập phồng lo sợ vì chưa có chỗ ở an toàn.


Sạt lở tấn công nhà dân và tiến gần đến trục giao thông huyết mạch Châu Phong-Long An. (Hình: Tuổi Trẻ)

Hiện trường tại khu vực ấp Vĩnh Lợi 2, nơi vừa xảy ra sạt lở cách nay hai ngày cho thấy, “hà bá” đã tấn công vào sát nhà dân và chỉ còn 5m nữa là tới đường lộ giao thông liên xã Châu Phong-Long An.

Theo ông Nguyễn Hữu Ðiền, chủ tịch xã Châu Phong, tổng chiều dài toàn tuyến gần 5km nhưng đã có trên 2km bị “hà bá” nuốt chửng. Trong đó, vụ sạt lở mới nhất đã cuốn phăng đoạn bờ sông dài gần 400m, ngang 10m và chiều sâu trên 10m.

Nhiều hộ dân sống nơi đây cho biết nếu như lúc trước bờ sông còn rộng ở phía sau có thể trồng hoa màu thì bắt đầu những năm 2000 đến nay mỗi năm sông “nuốt” vài trăm mét khối cát, đá và hiện giờ bà con phải đi nơi khác.

Có người điều kiện kinh tế khó khăn nên sạt lở đến đâu thì họ di chuyển dần ra lộ đến đó, nhưng nay dòng sông đã lấn áp sát vào nhà khiến họ không còn đường lui.

Cũng theo ông Ðiền, chỉ tính riêng từ ngày 27 tháng 11 đến nay, trên địa bàn hai ấp Vĩnh Tường 1 và Vĩnh Lợi 2 liên tiếp xảy ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng khiến 20 hộ dân phải di dời khẩn cấp về nơi an toàn. Toàn xã Châu Phong có 6/8 ấp nằm trong diện nguy cơ sạt lở cao, ảnh hưởng đến 434 hộ dân.

Từ đầu năm đến nay, địa phương đã vận động người dân vào ở khu dân cư Vĩnh Lợi 2 và đã có 234 hộ vào ở nơi an toàn, còn lại 200 hộ chưa có nơi tái định cư.

“Nếu việc sạt lở bờ sông Hậu không được khắc phục kịp sẽ nguy hiểm đến trục giao thông Châu Phong-Long An. Ðây không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch mà còn là đê bao khép kín bốn xã: Châu Phong, Lê Chánh, Phú Vĩnh và Long An, với 3,300 hec ta đất nông nghiệp của người dân,” ông Ðiền nói. (Tr.N)
12-09- 2014 2:02:52 PM

Y tế Việt Nam khám bệnh cho dân bằng thiết bị 'dỏm'

VIỆT NAM (NV) - Lần đầu tiên các thiết bị y tế tại Việt Nam được thanh tra về đo lường. Từ đây, nhiều sai phạm nghiêm trọng đã được phát hiện.

Theo VTC News, ông Trần Minh Dũng, chánh thanh tra Bộ Khoa Học và Công Nghệ, cho biết, có địa phương khi kiểm tra 331 thiết bị y tế gồm huyết áp kế, máy đo điện tim, máy đo điện não và cân sức khỏe thì có tới 99% thiết bị hết hiệu lực kiểm định.


Bộ Y Tế Việt Nam mang thiết bị y tế dỏm “đùa giỡn” mạng sống người dân. (Hình: VTC News)

Nhiều địa phương 100% thiết bị y tế được kiểm tra đều phát hiện sai số. Chẳng hạn, ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, kiểm tra 852 nhiệt kế, 98 áp kế bình thở oxy, 88 máy đo điện tim thì thấy 100% áp kế bình thở oxy, nhiệt kế, 45.5% máy đo điện tim có vấn đề, thậm chí, 17/49 huyết áp kế có sai số vượt mức cho phép.

Có tỉnh như Gia Lai, kiểm tra 345 huyết áp kế, 43 máy đo điện tim, hai nhiệt kế, ba máy đo điện não, 314 áp kế bình oxy thì 100% đều có vi phạm, chủ yếu là vi phạm về kiểm định.

Ngoài ra, trong số gần 1,500 cơ sở kiểm tra có máy X-Quang thì có 323 cơ sở vi phạm quy định về kiểm soát liều chiếu xạ cá nhân, kiểm định máy, đánh giá an toàn phòng chụp.

Tính chung cả nước Việt Nam, trong tổng số 1,493 cơ sở y tế được thanh tra thì 385 cơ sở có vi phạm (25.8%). Con số này được đánh giá là khá cao. Trong tổng số 13,437 thiết bị y tế được kiểm tra có 3,597 thiết bị có vi phạm (26.8%).

Như vậy, các dụng cụ bảo vệ sức khỏe này không đủ điều kiện đo lường nhưng vẫn được sử dụng để khám chữa bệnh cho người dân.

Ðiều này cho thấy, việc kiểm soát chất lượng đầu vào một số sản phẩm y tế của cơ quan chủ quản y tế chưa được chặt chẽ, dẫn đến việc phân phối, trang bị cho các đơn vị y tế trực thuộc thiết bị chưa qua kiểm tra, kiểm soát về chất lượng.

Thế nhưng, trước kết quả trên, ông Dương Xuân An, phó chánh thanh tra Bộ Y Tế cho rằng, bên cạnh những lý do chủ quan, việc quản lý chất lượng các thiết bị y tế hiện nay cũng có nhiều khó khăn.

Không phải thiết bị y tế nào cũng nằm trong danh mục quản lý của Bộ Y Tế, cũng không phải thiết bị nào cũng nằm trong danh mục sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Thế nên mới có chuyện có doanh nghiệp khoáng sản nhưng kinh doanh cả thiết bị y tế. (Tr.N)
12-09-2014 2:00:06 PM

Bị nghi trộm, công an 'mời' và bạt tai ngay trong ngày hỏi vợ

NGHỆ AN (NV) - Ngay trong ngày làm lễ hỏi vợ, một thanh niên bị công an “mời” về trụ sở và “tát 2 cái” do nghi là trộm điện thoại ở một cửa hàng.

Theo đơn tố cáo gởi các cơ quan truyền thông, ông Nguyễn Hồng Hiệp (29 tuổi), trú phường Lê Lợi, thành phố Vinh, Nghệ An trình bày: Ngày 12 tháng 11, ông đến cửa hàng điện thoại di động FPT Shop, trên đường Lê Lợi, thành phố Vinh để trả tiền trả góp mua máy tính trước đó tại nơi này. Sau khi thanh toán xong, ông Hiệp dạo một vòng để xem hàng hóa rồi ra về.

Ông Nguyễn Hồng Hiệp, người bị “mời” lên trụ sở công an ngay trong ngày ăn hỏi. (Hình: Dân Trí)

Tuy nhiên, ngày 20 tháng 11, trong lúc gia đình chuẩn bị sang huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, để làm lễ ăn hỏi và tổ chức đăng ký kết hôn cho ông ở bên địa phương nhà vợ thì công an thành phố Vinh “mời” về trụ sở do nghi ông là trộm.

Ông Hiệp trình bày: “Lúc dẫn tôi đi, tôi có hỏi việc gì thì họ bảo về trụ sở sẽ rõ. Trong lúc làm việc tại trụ sở công an, có một người mặc thường phục tát vào mặt tôi và hỏi về vụ mất trộm điện thoại tại cửa hàng FTP. Tôi khẳng định là hoàn toàn không biết gì đến vụ trộm. Họ yêu cầu tôi viết tường trình, hơn 2 tiếng sau họ mới cho tôi về.”

“Hôm đó là ngày hai bên gia đình họp bàn chuyện cưới xin, gia đình tôi đã sang đó trước nhưng đợi mãi không thấy tôi nên đã rất lo lắng, gọi điện cũng không được vì đang ở trụ sở công an.”

Ðến lúc này, ông Hiệp mới biết có vụ mất trộm tại cửa hàng FPT vào ngay ngày ông đến trả tiền.

Trả lời Dân Trí, ông Nguyễn Ðình Nam, giám đốc FPT tại Nghệ An cho biết, cửa hàng bị mất trộm và đã báo công an. “Trong quá trình điều tra, công an có mời ông Hiệp lên để làm việc, đó là nghiệp vụ của họ. Trong việc này công ty không có lỗi, mong khách hàng thông cảm.”

Còn ông Nguyễn Văn Tịnh, đội trưởng đội hình sự công an thành phố Vinh cho biết, công an nhận được trình báo của cửa hàng FPT về việc mất trộm nên đã đến để thu thập thông tin. Quá trình điều tra, do tại thời điểm mất điện thoại, ông Hiệp có mặt ở đó nên chúng tôi nhận thấy, ông Hiệp có thể là đối tượng, là người bị hại, hay là người làm chứng,... thì đều được mời đến cơ quan làm việc.

“Kết quả điều tra ông Hiệp không phải là thủ phạm lấy cắp điện thoại. Trong quá trình làm việc không có chuyện đánh đập như ông Hiệp nói,” ông Tịnh kết thúc.

Thế nhưng, “Việc 'mời' tôi đến trụ sở công an ngay giữa chốn đông người, lại ngay trong ngày trọng đại của mình đã khiến danh dự của tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tôi cần một lời xin lỗi chính thức từ các đơn vị liên quan, nhưng đã gần một tháng trôi qua mà yêu cầu chính đáng này vẫn chưa được đáp ứng,” ông Hiệp bực tức. (Tr.N)

12-09-2014-2:04:43 PM

“Săn tham nhũng” – Tìm thợ săn ở đâu?

XUÂN DƯƠNG 08/12/14 07:42
(GDVN) - Vì sao tham nhũng vẫn không bị đẩy lùi mà lại trở nên nguy hiểm hơn, từ chỗ đơn lẻ nay đã “trở thành bè cánh, bao che cho nhau”?

Chỉ số cảm nhận tham nhũng viết tắt theo tiếng Anh là CPI (Corruption Perceptions Index), theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế, năm nay Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp hạng toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Điểm số CPI của Việt Nam không thay đổi trong ba năm liên tiếp (2012- 2014), tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia. [1]

Tại buổi tiếp xúc với cử tri Q.4, TP.HCM báo cáo kết quả kỳ họp thứ  8 – Quốc hội khóa XIII vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: “Hiện tham nhũng không còn đứng riêng lẻ, mà đã trở thành bè cánh, bao che cho nhau. …”. “Tham nhũng đã làm thiệt hại ghê gớm về mặt uy tín cho Đảng, về kinh tế cho đất nước, gây mất lòng tin trong nhân dân”. [2]

Có thể thấy từ nhiều năm nay các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở cấp cao nhất đều đã nhận thức sự nguy hiểm của tham nhũng đối với uy tín của Đảng và sự tồn vong của chế độ.

Nhận thức đã có, nghị quyết chống tham nhũng cũng nhiều nhưng vì sao tham nhũng vẫn không bị đẩy lùi mà lại trở nên nguy hiểm hơn, từ chỗ đơn lẻ nay đã “trở thành bè cánh, bao che cho nhau”?

Có thể thấy, đối tượng tham nhũng chủ yếu là công chức, viên chức nhà nước, cán bộ trong một số tổ chức chính trị - xã hội. Trong khi đó phần lớn thành viên của lực lượng chống tham nhũng lại xuất thân từ chính đội ngũ này nên hậu quả tất yếu là có lúc, có nơi người chống tham nhũng lại chính là kẻ tham nhũng. Điển hình là trường hợp nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền hay nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Hồ Xuân Mãn, gần đây báo chí còn đặt câu hỏi với một vị Phó tổng thanh tra Chính phủ đương chức. [3]

Vietnamnet.vn ngày 4/12/2014 có bài “Thu hồi tài sản tham nhũng: 'Sao chỉ mỗi mình tôi?' ” của tác giả Thành Lê, bài viết có đoạn:  “đụng vụ nào thì làm triệt để vụ ấy, không để lọt người lọt tội, không sợ "vỡ bình quý". Cách này hay, vì là nhiều khi cái bình quý ấy, cố ý hoặc vô tình, bị trưng dụng làm nơi chuột "giấu quân". Cũng không nhất thiết diệt chuột to ngay, vì chuột bé ăn mãi rồi thành chuột to, nhờ mối tương quan tiền - quyền - tiền...”.

Có thể thấy tác giả Thành Lê rất hay, rất mạnh dạn khi đề cập đến chuyện “không sợ vỡ bình quý”, tuy thế, dường như ông vẫn có điều gì đó còn ngại ngùng, còn e dè khi cho rằng “Cũng không nhất thiết diệt chuột to ngay”.

Phải chăng tác giả Thành Lê, cũng như không ít cán bộ, người dân tâm huyết đều nhận thấy một thực tế là “chuột to” đụng vào rất khó, nhất là khi “chuột to” lại “giấu quân trong bình”.  Những “chuột to” nhờ vào cái ghế đang ngồi mà nắm trong tay “điểm yếu nho nhỏ” của các loại chuột khác thì coi như đã đặt sẵn cái vé “hạ cánh an toàn”, chẳng thế mà khi còn tại vị, các “chuột bự” như Hồ Xuân Mãn, Trần Văn Truyền ít khi thấy được báo chí quan tâm!

Người dân tuy không hiểu sâu xa như tác giả Thành Lê nhưng ai cũng biết một thực tế là “chuột bé” thì thường “ăn vặt”, ăn ít hơn “chuột to”, chuột bé lại chưa đến tuổi sinh sản, nếu tạm thời chưa diệt “chuột to”, nếu cứ để “chuột to” thoải mái sinh đẻ thì diệt “chuột bé” phỏng có ích gì? Diệt một con “chuột to” hôm nay sẽ bớt hàng nghìn con chuột bé ngày mai, đó mới là cái gốc, đó mới là kế lâu bền.

Đấy là chưa nói bọn “chuột” đâu biết thế nào là vệ sinh, nếu cứ để chuột “giấu quân” mãi trong “bình” như cách nói của tác giả Thành Lê thì thế nào cũng đến lúc “bình” bốc mùi khó chịu, dù biết là bình quý người ta cũng ngại đứng gần.

“Diệt chuột bé” có nét gì đó cũng giống như một bình luận trên báo Laodong.com.vn: “Bởi vì chỉ nói suông thì dân không tin. Bởi không làm đến đầu đến não, mà chỉ làm từ vai trở xuống thì nhân dân cũng không tin”. [4]

Những ai đã từng diệt chuột ở nhà đều có nhận xét, cái bẫy đã dính chuột một lần, bọn chuột sẽ không bén mảng đến dù mồi rất thơm, rất ngon. “Chuột tham nhũng” tinh khôn gấp vạn lần chuột nhà cho nên các loại “bẫy” thông dụng như kiểm điểm cuối năm, kê khai tài sản hay thanh tra liên ngành khó mà khiến chúng mắc lừa.

Bẫy không có tác dụng thì dùng thiên địch của chuột là mèo, mèo trắng, mèo đen, mèo mướp đều có thể diệt chuột. Tuy vậy cũng không có gì là tuyệt đối, mèo cũng phải chọn lựa cho cẩn thận vì có con chuyên ăn vụng, “thoáng cái vèo, mèo vọc cá kho”, cho nên dùng mèo thì cũng cần chú ý “chó treo, mèo đậy”.

Nói thế để thấy, không có công cụ duy nhất nào có thể diệt hết chuột, phải kết hợp cả bẫy, cả thuốc diệt chuột, cả mèo và đặc biệt là thợ săn chuột có kinh nghiệm trong dân gian.

Nhiều vị lãnh đạo, nhiều bài báo chỉ ra rằng nguyên nhân chính khiến tham nhũng không bị đẩy lùi nằm ở cơ chế và con người. Câu hỏi chống tham nhũng có vùng cấm hay không thường nhận được câu trả lời là không. Tuy nhiên khá nhiều vụ việc đã và đang xử lý khiến người dân vẫn chưa thực sự hài lòng, vẫn còn phải nêu nhiều câu hỏi đối với lãnh đạo, như cử tri TP. HCM trao đổi với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới đây.

Trong buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đề cập đến dự án tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp cho nhà đầu tư Trung Quốc trên đèo Hải Vân: “cứ trả lời trước công luận đơn giản là cấp trên đã duyệt rồi (nên được cấp phép), dân nghe như thế thấy bực bội, cho rằng Chính phủ vô trách nhiệm, nhưng thực tế không phải như vậy và chính tôi đã xem các văn bản liên quan… Muốn cấp phép thì phải hỏi các bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ Quốc phòng, nhưng địa phương không hỏi theo quy định, rõ ràng là chấp hành sai”. [5]

Cổ nhân có câu: “việc hôm nay chớ để ngày mai”, đã sai thì phải sửa, phải kỷ luật, phải cách chức người làm sai, còn nếu mà để họ ngồi đó cho hết nhiệm kỳ hoặc “nghiêm túc rút kinh nghiệm” thì chắc còn lâu lắm “chuột” mới tự nguyện bò ra khỏi bình. Cái bình quý mà lại đầy chuột lớn, chuột bé “giấu quân” bên trong thì liệu có nên cứ để thế?

Hay như chuyện thu hồi tài sản của ông Trần Văn Truyền, so sánh của nổi là vườn cao su bạt ngàn và cơ ngơi của ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch tỉnh Bình Dương với của nổi của ông Truyền thì chắc ông Truyền còn lâu mới “cùng đẳng cấp” với ông Cung, vậy mà như Vietnamnet.vn ngày 20/8/2014 nêu câu hỏi: “không biết tài sản của ông Cung và tài sản của ông Truyền khác nhau ở điểm nào, mà đến nay đã hơn 7 tháng, việc xác minh, kiểm tra tài sản của ông Chủ tịch tỉnh Bình Dương vẫn chưa thấy sáng tỏ”?


Căn nhà đầy màu sắc  của Chủ tịch tỉnh Bình Dương ở phường Định Hòa, TP Thủ Dầu Một

Đối với một số quan chức đã nghỉ hưu như nguyên bí thư Thừa Thiên - Huế - Hồ Xuân Mãn; nguyên Tổng thanh tra Chính phủ - Trần Văn Truyền; nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - Nguyễn Trường Tô, nguyên Chủ tịch UBND Hà Nội - Hoàng Văn Nghiên; nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Hòa Bình… báo chí có thể dùng các từ ngữ hết cấp độ mạnh như VOV.VN đã dùng với ông Hồ Xuân Mãn: “bất chấp liêm sỉ” hoặc “người đời khinh bỉ”. [6]

Tuy vậy có những vụ việc lại không phải như vậy, vừa qua phóng viên báo ANTT.VN chỉ mới chụp ảnh ngôi nhà của Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương đã lập tức bị sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này “nhắc nhở” thông qua công văn gửi Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông và Vụ Báo chí-Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương.


Dinh cơ của ông Nguyễn Trọng Hưng, giám đốc Sở Tài chính Hải Dương (antt.vn)

Về chuyện này Vietbao.vn (trang tin điện tử thuộc Bộ TT&TT) ngày 24/11/2014 đã đăng bài với tiêu đề: “Vợ Giám đốc sở Tài chính Hải Dương thóa mạ phóng viên”.

Giả sử bà Lê, người gửi đơn khiếu nại đến sở TT&TT không phải là vợ ông Nguyễn Trọng Hưng – Giám đốc sở Tài chính Hải Dương, và nếu ông Hưng không phải là “đương” mà là “nguyên” Giám đốc sở Tài chính thì liệu ông Vũ Văn Vở, Phó GĐ Sở Thông tin &Truyền thông Hải Dương có phải nhọc lòng nghiền ngẫm cái công văn gửi cấp trên mà nội dung của nó đã được nhiều luật sư đề cập?

Du khách trong nước và quốc tế đến phố cổ Hà Nội, Hội An… có thể thoải mái quay phim chụp ảnh các công trình kiến trúc tại đây, các khu dân cư sinh sống, không nơi nào có quy định cấm quay phim, chụp ảnh, vậy phải chăng nhà của ông Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương là một ngoại lệ, phóng viên không được phép chụp ảnh?

Thiết nghĩ cũng nên điểm qua một chút ngôn từ mà sở TT&TT Hải Dương viết trong văn bản số 688/STTTT-BCXB gửi cấp trên: “Trước việc thông tin không đúng sự thực của một số cơ quan báo chí và hoạt động tác nghiệp báo chí của một số phóng viên không đúng quy định của Luật Báo chí và các quy định khác của pháp luật có liên quan, sở Thông tin và Truyền thông  đề nghị Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông và Vụ Báo chí - Xuất bản ban Tuyên giáo Trung ương tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh  hoạt động của các báo điện tử và phóng viên…”.

Trong khi vợ Giám đốc sở Tài chính “thóa mạ phóng viên” (như Vietbao.vn đã nêu) mà sở TT&TT tỉnh Hải Dương lại còn ra văn bản đề nghị Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo TƯ “tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh  hoạt động của các báo điện tử và phóng viên”, thì liệu có gì không bình thường? Phải chăng có sự liên hệ trong câu nói của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “tham nhũng không còn đứng riêng lẻ, mà đã trở thành bè cánh, bao che cho nhau…” ở đây?.

Nếu không phải là “bè cánh bao che cho nhau” thì vì sao chỉ theo đơn của vợ một vị  giám đốc sở mà trong cùng một ngày kể từ khi nhận đơn, ông Phó GĐ sở TT&TT Hải Dương đã có ngay công văn gửi cấp trên với nhiều chi tiết không đúng sự thật?

Cần phải nói thêm rằng lãnh đạo cấp sở đề nghị cấp Bộ và Ban Khoa giáo Trung ương  “tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh…” có cái gì đó hơi ngược, liệu đề nghị này có đúng vị thế của cấp sở hay là biểu hiện của sự “dạy khôn” mà ông Vở muốn thể hiện? Liệu đây có phải là một lời nhắc nhở, rằng cấp trên chưa hoàn thành nhiệm vụ, hay đây chỉ là suy diễn chủ quan của người đọc?

Phải chăng khi trong tay có quyền ban hành văn bản, sở TT&TT Hải Dương muốn viết gì thì viết kể cả khi văn bản đó chứa đựng những thông tin sai sự thật về nhà báo và cơ quan báo chí? Với những “thông tin sai sự thật” một cách rõ ràng (qua ý kiến của Trưởng công an phường Trần phú Hải Dương, Nguoiduatin.vn 3/12/2014) liệu đã có đủ chứng cứ để xử phạt hành chính sở TT&TT tỉnh Hải Dương không? Câu hỏi này nên sớm được trả lời.

Bên Trung Quốc người ta có chiến dịch “săn cáo” để tìm bắt các quan tham đang lẩn trốn. Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh có sáng kiến đề nghị Chủ tịch nước “Việt Nam cũng nên có chiến dịch "săn tham nhũng” để trừng trị các "quan tham”, [7] có điều tìm đâu ra thợ săn lão luyện bây giờ? Nếu các đoàn thợ săn lại được dẫn đầu bởi các “Thợ săn trưởng” cùng tuýp với ông Trần Văn Truyền, ông Hồ Xuân Mãn thì e rằng câu ca dao cổ phải sửa như sau: “Bắc thang lên hỏi ông giời, tiền “tham nhũng” lấy có đòi được không”?

Chống tham nhũng cần rất nhiều lực lượng tham gia, đặc biệt là rất cần tiếng nói của nhân dân và truyền thông, nhưng liệu có nên để tồn tại hiện tượng phóng viên bị đánh, bị dọa giết như trường hợp phóng viên Hoàng Văn Quân, Báo Công an TP. HCM (Congan.com.vn, 12/4/2014) hay chuyện vu cáo phóng viên và báo chí như Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương đã làm?

Thợ săn lão luyện có nhiều trong dân gian, “hang tham nhũng” khác với hang cáo không ẩn dưới đất mà lại rất nguy nga tráng lệ, chỉ cần nhờ dân và truyền thông một ngày là có thể tìm ra không ít. Vấn đề là Đảng, Chính phủ cần có những “Thợ săn trưởng” có tâm, có tầm để chỉ huy đoàn thợ săn đó và cũng cần trang bị những công cụ đủ mạnh, vừa để thợ săn tự bảo vệ mình, vừa để "đào hang diệt chuột".

Tài liệu tham khảo:

[1] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/12/141203_cpi_corruption_index

[2] http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Tham-nhung-da-thanh-be-canh-bao-che-cho-nhau-post152942.gd

[3] http://dantri.com.vn/blog/nghi-ve-chuyen-cua-ong-nguyen-chanh-va-ong-duong-pho-1001911.htm

[4] http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/de-khong-con-dam-tieu-tam-tu-vai-tro-xuong-270868.bld

[5] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141204/ung-ho-cong-khai-tai-san-cua-can-bo/680058.html

[6] http://vov.vn/blog/chuyen-anh-hung-rom-ho-xuan-man-bi-lot-danh-hieu-360301.vov

[7] http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1367&Chitiet=95184&Style=1

Trung Quốc bực tức với báo cáo Biển Đông của Mỹ

(Nguồn bài: vnexpress.net )Thứ ba, 9/12/2014 | 18:23

Trung Quốc hôm nay chỉ trích báo cáo của Mỹ về đường 9 đoạn là đi ngược lại cam kết không can thiệp trong các tranh chấp ở Biển Đông.

Mỹ cho rằng đoạn thứ 1 trong đường 9 đoạn của Trung Quốc xâm phạm vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Rappler
Mỹ cho rằng đoạn thứ 1 trong đường 9 đoạn của Trung Quốc xâm phạm vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Rappler

Báo cáo của Mỹ trong đó cho rằng đoạn thứ nhất trong đường 9 đoạn của Trung Quốc xâm phạm vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Rappler

Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng nước này có chủ quyền đối với Biển Đông dựa trên những tuyên bố lịch sử.

"Báo cáo của Mỹ đã làm ngơ trước những sự thật lịch sử và những quy định pháp lý quốc tế, trái với cam kết của nước này rằng không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp", ông Hồng nói.

Ông còn chỉ trích báo cáo của Mỹ "không giúp ích gì cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông" và "yêu cầu Mỹ tuân thủ các cam kết, hành động và phát ngôn cẩn trọng, nhìn nhận và xử lý vấn đề liên quan một cách khách quan, công bằng".

Cuối tuần trước, Cơ quan Đại dương và Các vấn đề Môi trường và Khoa học Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố bản nghiên cứu dài 26 trang. Trong đó, các chuyên gia đã phân tích và tái khẳng định yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông là phi lý, không phù hợp với luật biển quốc tế.

"Các đoạn 2, 3 và 8 xuất hiện trên bản đồ năm 2009 của Trung Quốc không chỉ tương đối gần với bờ biển thuộc đất liền của các nước khác, mà chúng còn nằm ngoài ranh giới 200 hải lý tính từ bất kỳ thực thể nào mà Trung Quốc đòi kiểm soát", các chuyên gia Mỹ phân tích.

Đường 9 đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò, là đường biên giới quốc gia trên biển mà Trung Quốc ngang nhiên vạch ra nhằm tuyên bố chủ quyền với 80% Biển Đông. Đường này xâm phạm nhiều khu vực thuộc chủ quyền của các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Bắc Kinh từ lâu khẳng định chỉ giải quyết vấn đề Biển Đông theo hướng song phương.

Anh Ngọc

Xử lý nghiêm cảnh sát giao thông núp lùm, rút khoá xe

(Nguồn bài: vnexpress.net )- 06:31am | 10/12/2014
Ngày 9/12, Trưởng phòng Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội, đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết những cảnh sát giao thông đứng không công khai, nấp chỗ kín và rút, giật chìa khoá xe vi phạm khi làm nhiệm vụ ngoài đường sẽ bị xử lý nghiêm.

Cảnh sát giao thông “núp“...
Cảnh sát giao thông “núp“...

Thông tin được nêu ra trong cuộc họp tổng kết tháng 11 và triển khai nhiệm vụ tháng 12 của Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội.

Theo ông Thắng, nhiều cán bộ chưa thành thạo công việc, chỉ biết đứng bục và rất lóng ngóng, đặc biệt là những chiến sĩ nữ mới ra trường.

Liên quan đến việc, các tổ công tác khi tuần tra đứng ở chỗ khuất, không công khai, đại tá Thắng chỉ đạo, "thời gian tới phải chấm dứt ngay tình trạng này và nghiêm cấm rút, giật chìa khoá trên xe người vi phạm".
Những người không chấp hành chỉ đạo trên sẽ bị lập biên bản và xử lý kỷ luật nghiêm khắc.

Theo quy định của Bộ Công an về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông, trong lúc làm nhiệm vụ, muốn dừng phương tiện để kiểm soát, xe của cảnh sát phải bật đèn tín hiệu, cán bộ phải đứng ở vị trí công khai.

Sau khi dừng phương tiện, cảnh sát giao thông phải tuân thủ đầy đủ quy trình kiểm tra giấy tờ xe (đăng ký xe), người lái xe (bằng lái), an toàn kỹ thuật (giấy chứng nhận kiểm định), việc chở người, hàng hóa... Khi lập chốt kiểm soát cố định trên đường, cảnh sát phải đặt biển báo hiệu ở hai phía, ban đêm phải có đèn chiếu sáng đảm bảo việc kiểm soát, xử lý một cách công khai, minh bạch.


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1043420#ixzz3LS5yqMng
doc tin tuc www.xaluan.com

Xử 'con ông, cháu cha': Bộ Giao thông không khó khăn gì...

(Baodatviet) - Bất cứ ai không đạt yêu cầu, có là con ông nào, cháu ông nào cũng sẽ bị loại ra

Làm thường xuyên
Lời tuyên chiến với "con ông, cháu cha" của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng với cán bộ, nhân viên Tổng Công ty quản lý cảng, quản lý bay nhanh chóng trở thành hiện tượng nóng trong toàn xã hội.
Các chuyên gia lo ngại nhiều khó khăn về lợi ích, quan hệ giữa bộ nọ, bộ kia, người này với người khác là nguyên nhân khiến bộ trưởng khó có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, khẳng định quyết tâm của bộ trưởng không chỉ dừng lại ở lời nói, hay việc hô hào những khẩu hiệu. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng, tinh giản biên chế, thanh lọc bộ máy là chuyện bình thường, không có gì là khó khăn với bộ

Xử lý công chức yếu kém không thể tùy tiện
Xử lý công chức yếu kém không thể tùy tiện
"Bộ không đặt vấn đề con ai, cháu ai mà chỉ có khái niệm là công chức, viên chức, cấp trên với cấp dưới, lãnh đạo và nhân viên... đã được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước để làm việc phải đáp ứng được yêu cầu từng vị trí, tính chất công việc. Bất cứ ai không đạt yêu cầu, có là con ông nào, cháu ông nào cũng sẽ bị loại ra", Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói.
Cũng theo ông Trường, việc rà soát lại chất lượng cán bộ, nhân viên công chức là việc làm thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước. Từ việc thực hiện rà soát, đánh giá lại chất lượng cán bộ công chức. Với những cán bộ, công chức trình độ thấp có thể cho đi đào tạo lại, nâng cao chất lượng. Với những cán bộ sắp nghỉ hưu có thể chuyển vị trí cho phù hợp. Ai không đáp ứng được buộc sẽ phải cho nghỉ việc.
Không thể tùy tiện?
Trước quyết tâm của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia bày tỏ lo ngại "Bộ trưởng nói như vậy nhưng không biết bộ trưởng có làm được không"?
Theo phân tích của vị chuyên gia này, phải đi vào từng tình huống rất cụ thể mới có được cách thức xử lý cụ thể. Để đi từ lời nói tới một cách giải quyết cụ thể lại phải tuân thủ những quy trình, ở đây là cơ quan nhà nước nó không giống với trách nhiệm cá nhân, hay cơ quan tư nhân.
Một thực tế rất rõ ràng, một công nhân muốn sa thải phải đánh giá theo đúng quy trình, mức độ vi phạm. Với cơ qua nhà nước phải có ý kiến cấp trên, cấp dưới, có đánh giá, nhận xét, có họp kỷ luật, có giàng buộc hợp đồng... tất cả phải tuân theo luật không thể tùy tiện coi cơ quan nhà nước như công ty của mình thích cho ai nghỉ là cho.
Đó là còn chưa nói tới việc quyết định đó có đụng chạm tới ai không, mối quan hệ, lợi ích nào không...
Thứ hai, quyền lợi của người lao động có được đảm bảo đủ không? Nếu cho nghỉ, chính sách chế độ thế nào, quy trình thủ tục như thế nào. Việc này không hề đơn giản trong cơ chế hiện nay.
Nếu còn tâm lý "đả chuột sợ đánh vỡ bình quý" thì phải cần thận nếu không cuối cùng cũng chỉ là cái bẫy để bẫy mấy chục triệu cán bộ, công chức. Tất cả phải giải quyết theo luật pháp chứ không phải tùy tiện quyết định.
PGS Nguyễn Hữu Tri cho rằng, muốn giải quyết triệt để phải cần sự vào cuộc của cả hệ thống, chỉ dựa trên một sự vụ rồi đi xử lý theo kiểu giải quyết tình huốn sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề.
Theo đó, chỉ có cách thu gọn dần bộ máy hành chính nhà nước, chuyển sang họat động theo hình thức xã hội hóa, theo cơ chế thị trường. Cán bộ, viên chức cũng làm việc theo cơ chế thị trường.
Có 3 mô hình sẽ dần chuyển đổi là: doanh nghiệp, cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường chất lượng cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị thanh lọc theo đúng yêu cầu của thị trường.
Bán ghế, luật hóa chạy chức?
Cho rằng, nếu công khai hóa việc chạy chức chạy quyền bằng luật tức là "bán ghế", thì người dân vẫn giám sát được và cơ quan nhà nước cũng dễ quản lý.
Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ, trên thế giới không ai không muốn chức quyền thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu. Không thể đổ lỗi cho việc chạy chức, chạy quyền trong khi cả thế giới đều có như vậy, điều này cho thấy cơ chế quản lý yếu kém của Việt Nam chứ không phải lỗi của người chạy chức, chạy quyền hay lỗi của "con ông, cháu cha".

PGS Nguyễn Hữu Tri cho biết, không nên nghỉ nếu luật hóa chạy chức, chạy quyền thì chỉ người có tiền mới làm quan chứ không chọn được người tài. Vấn đề này, các nước tư bản đã làm rồi, điều kiện đầu tiên để một người tham gia vào vị trí nào là phải có mức tài sản cố định là bao nhiêu.
Đi cùng với đó là cơ chế chịu trách nhiệm, nếu không đáp ứng được yêu cầu dù có chạy tiền vào cũng sẽ bị loại ra. Nghĩa là không lo chỉ người có tiền mới làm được quan vì có tiền mà không có tài thì cũng mất cả "chì lẫn chài". Tuy nhiên, việc này ở Việt Nam chưa làm được do cơ chế, chính sách còn vướng.
Tức là cơ chế hiện nay của Việt Nam chưa đặt hiệu quả, chất lượng công việc lên đầu. Về nguyên tắc phải phân tích công việc rồi trên cơ sở đó mới tìm người đặt vào đó nhưng ở Việt Nam lại đang làm ngược lại bố trí người rồi mới đẻ ra việc.
Tức là cái quan niệm, có cũng được, không có cũng không sao. Như vậy thì không thể tránh khỏi tình trạng bộ máy ì ạch, quan liêu. Càng tinh giản bộ máy càng phình to.
Thứ Ba, 09/12/2014 07:25
  • Hiếu Lam

Rút thắt lưng đánh cảnh sát giao thông khi bị kiểm tra

(Baodatviet) - Trong lúc nói chuyện với lực lượng cảnh sát giao thông hai tên này đã dùng thắt lưng tấn công.

Tối 7/12, hai đối tượng Nguyễn Văn Tây (21 tuổi) và Phan Văn Tứ (20 tuổi), cùng ngụ ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, Thoại Sơn, An Giang điều khiển xe mô tô trên QL19 ( Long Xuyên, An Giang ) vi phạm luật giao thông.
Đúng lúc đó cán bộ cảnh sát Phòng CSGT đường bộ Công an An Giang, thực hiện nhiệm vụ tuần tra bắt gặp Tây và Tứ. Ngay lập tức cán bộ cảnh sát ra hiệu cho Tây và Tứ dừng xe để kiểm tra. 
Chẳng những  Tây và Tứ không chấp hành mà còn chống lại. Trong lúc nói chuyện với lực lượng cảnh sát giao thông hai tên này đã dùng thắt lung tấn công. Lập tức, hai đối tượng trên bị lực khống chế đưa về trụ sở để làm việc.
Theo kết quả xét nghiệm của Bệnh viện ĐK Trung tâm An Giang lúc 10h ngày 8/12, Tây có nồng độ cồn trong máu 1,985 g/l, còn Tứ có nồng độ cồn trong máu 1,255 g/l.
Vụ việc đang được Công an TP.Long Xuyên điều tra làm rõ.
Cách đó không lâu vào ngày 4/8 tại Kon Tum cũng xảy ra một vụ tương tự.
Trưa 4/8, do chạy xe máy quá tốc độ, Lê Văn Đông (26 tuổi, ở Ayun Pa, Gia Lai) bị CSGT tỉnh Kon Tum thổi phạt. Khi bị CSGT chặn xe Đông ra sức chống lại.

Chiếc xe bị cháy toàn toàn tại hiện trường.
Chiếc xe bị cháy toàn toàn tại hiện trường.
Sau khi Đông dừng lại, hắn đã đạp đổ xe, đập cho xăng chảy ra và châm lửa đốt làm cho chiếc xe bị thiêu rụi hoàn toàn rồi  Đông bỏ đi.
Đỗ Thái Anh ( Tổng hợp )

Trẻ lớp 2 bị phơi nắng vì thiếu bảo hiểm y tế?

(Baodatviet) - Bé lớp 2 ở trường Tiểu học Thạnh Phú Đông kể với mẹ rằng em đã bị cô giáo bắt phơi nắng dưới cờ vì chưa đóng tiền bảo hiểm y tế.

a
Báo Tuổi trẻ cho biết, bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền - ngụ thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ - cho biết trưa thứ hai (2-12) khi đi học về, con bà là em Lê Thị Hồng Quỳnh (lớp 2A Trường tiểu học Thạnh Phú Đông) nói bị cô giáo bắt phơi nắng dưới cờ vì chưa đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).
Cách đây chưa lâu, dư luận đã vô cùng bức xúc vì chuyện ngài Hiệu trưởng trường THCS Phong Hiền ở Huế có một sáng kiến động trời: Bêu tên học sinh trong buổi chào cờ vì tội chưa nộp tiền. Tưởng rằng sau vụ việc đáng phẫn nộ đó sẽ không còn hành động phản giáo dục nào như thế nữa xảy ra thì mới đây, ở Cần Thơ lại có vụ việc tương tự.
Tuy nhiên bà Võ Tuyết Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thạnh Phú Đông, phủ nhận việc bắt học sinh phơi nắng vì chưa đóng tiền tham gia BHYT. Bà Hạnh cho biết trường có 264 học sinh nhưng số học sinh tham gia BHYT chưa đạt chỉ tiêu huyện giao. Nhà trường phải vận động phụ huynh đóng tiền cho con tham gia BHYT, nếu không sẽ không được xét thi đua.
“Học sinh nào chưa đóng tiền tham gia BHYT, gần đây đến giờ sinh hoạt dưới cờ, cô giáo phụ trách y tế đọc tên các em đứng lên để nhắc nhở. Hết giờ sinh hoạt dưới cờ thì tất cả học sinh đều về lớp” - bà Hạnh nói.
Tôi tin rằng trẻ con không biết nói dối. Em bé lớp 2 về kể với mẹ chuyện bị phơi nắng dưới cờ vì chưa đóng tiền BHYT là có thật, chẳng qua dưới cách giải thích của cô hiệu trưởng, chuyện này trở thành “cô giáo phụ trách y tế đọc tên các em đứng lên để nhắc nhở” mà thôi.
Khổ thân các em, nếu chúng chưa có tiền đóng BHYT để đạt chỉ tiêu huyện giao cho nhà trường gây ảnh hưởng đến thi đua, thì tại sao nhà trường không gọi phụ huynh lên để “hạch tội” mà lại trút hết xuống đầu trẻ con như vậy?
Không hiểu các cô giáo ở trường tiểu học Thạnh Phú Đông đã từng học qua môn tâm lý giáo dục chưa mà lại sỉ nhục học trò như vậy? Các em khác đóng tiền rồi thì được ngồi trong buổi chào cờ, còn em nào chưa đóng tiền thì bị đứng lên, trong suốt buổi chào cờ ấy. Đứa trẻ lớp 2 không chịu được nắng vì bị phơi suốt buổi, đã phải về kêu với mẹ.
Không biết trên khắp đất nước này, còn những trường nào như trường Phong Hiền ở Huế và trường Thạnh Phú Đông ở Cần Thơ, giở trò xúc phạm học sinh chỉ vì cha mẹ chúng chưa có tiền đóng? Tại sao những chuyện này vẫn xảy ra? Nếu là một quan chức của Bộ Giáo dục Đào tạo, liệu bạn có cảm thấy đau lòng vì những câu chuyện này hay không?
Những thầy cô giáo có cách hành xử không thể chấp nhận được đó, tôi xin được nói thẳng, họ không có tư cách để đứng trên bục giảng, họ không xứng đáng với danh xưng người thầy và hoàn toàn không thể là những người tử tế.
Chỉ vì bệnh thành tích, vì điểm thi đua của nhà trường mà họ tìm mọi cách để ép buộc phụ huynh học sinh phải đóng đủ loại tiền, và khi chưa đạt mục tiêu thì lôi những đứa trẻ ra hành hạ, sỉ nhục, bạo hành tinh thần.
Vì sao chúng ta lại có những nhà trường vô nhân đạo như vậy? Tất cả chỉ vì hai chữ “thành tích” gần như đã trở thành một thứ triết lý giáo dục của Việt Nam thay vì sự khai phóng con người, tôn vinh giá trị con người như những nền giáo dục văn minh khác trên thế giới.
Thật đáng thương cho những đứa trẻ trong guồng quay bệnh thành tích của người lớn. Chúng trở thành những con rối trong các giờ thao giảng thi giáo viên dạy giỏi của cô, có đứa học kém còn được cô giáo khuyên khéo “hôm ấy con nên nghỉ học ở nhà”. Chúng được cấy điểm, nâng điểm để tống lên lớp cho đạt chỉ tiêu thi đua. Chúng được thoải mái ném bài trong kỳ thi tốt nghiệp để trường nâng cao thành tích. Và hậu quả là chúng ra đời với những tâm hồn khuyết tật, bởi vì sự trung thực, lòng ngay thẳng đã bị bóp nghẹt từ trong trứng nước.
Không biết đến khi nào những câu chuyện man rợ như thế này của ngành giáo dục sẽ không xảy ra nữa? Bởi một môi trường giáo dục ghẻ lạnh với tình thương và chà đạp lên tính nhân văn thế này mà tội ác trong xã hội mới ngày một nhiều lên.
Khi tôi viết những dòng này, thì câu chuyện về một đứa bé 2 tuổi đẹp như thiên thần vừa bị mẹ đem bỏ trên xe taxi ở TP Hồ Chí Minh vẫn chưa có hồi kết. Đài báo nói rôm rả ồn ã suốt gần 1 tuần lễ mà mẹ nó vẫn quyết không ra mặt, quyết không hồi tâm chuyển ý để đến mà nhận nó về.
Tại sao những câu chuyện man rợ như thế vẫn xảy ra? Có lẽ bởi vì trong nhà trường, vẫn có những đứa trẻ bị bêu tên dưới cờ vì chưa đóng tiền, vẫn có những đứa bé lớp 2 bị phạt phơi nắng vì gia đình trót chưa mua thẻ BHYT hay còn bởi những gì nữa?.
Không thể có một xã hội nhân văn và tử tế nếu vẫn còn những thầy cô hiệu trưởng bị mê muội bởi bệnh thành tích đến như thế. Họ lo cho các chỉ tiêu thi đua hơn mọi thứ trên đời và vì cái chỉ tiêu vô hình đó mà sẵn lòng đem con trẻ ra chà đạp.
Cái ác luôn đến từ sự mông muội của con người. Và một khi, cái ác xuất hiện ngang nhiên trong đội ngũ những người được xã hội giao cho công việc cao cả là khai sáng và bồi đắp tâm hồn cho con người từ thủa thơ ngây non nớt, thì đúng là mạt quá.
  • Mi An  

Hơn nửa số phụ nữ ở VN là nạn nhân quấy rối tình dục

HÀ NỘI (NV) - Ðó là kết quả một cuộc khảo sát do tổ chức ActionAid Việt Nam phối hợp với Trung Tâm Nghiên Cứu Giới-Gia Ðình-Môi Trường tại Hà Nội và Sài Gòn thực hiện.

Tuy chỉ tổ chức thăm dò ngẫu nhiên 2,046 phụ nữ từ 16 tuổi trở lên, sống ở Hà Nội và Sài Gòn, song kết quả cho thấy “quấy rối tình dục” là vấn nạn phổ biến ở Việt Nam. Phụ nữ Việt Nam đối diện với nguy cơ bị xâm hại thân thể, nhân phẩm, tự chịu đựng những tổn thương về tâm lý, tình cảm và sức khỏe.


Xe buýt, nơi có đến 31% nữ sinh cho biết từng bị “quấy rối tình dục.” (Hình: VNExpress)

Ðiểm đầu tiên đáng lưu ý từ kết quả khảo sát là 57% phụ nữ xác định, khu vực công cộng là nơi mà phụ nữ có nguy cơ bị “quấy rối tình dục” cao nhất. Nói cách khác, chính quyền không hề quan tâm đến việc ngăn chặn và trừng phạt các hành vi “quấy rối tình dục” nên tệ nạn này trở thành công khai ở nơi công cộng.

Ðiểm thứ hai đáng chú ý là những kẻ “quấy rối tình dục” nhắm vào trẻ gái vị thành niên và thiếu nữ. Có 31% nữ sinh cho biết từng bị “quấy rối tình dục” trên xe buýt.

Ðây cũng là lý do khiến Ủy Ban An Toàn Giao Thông Việt Nam gửi công văn cho chính quyền hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn, đề nghị chỉ đạo các ngành hữu trách ngăn chặn tệ nạn “quấy rối tình dục” trên phương tiện vận tải hành khách công cộng để nâng cao tính an toàn, thân thiện của dịch vụ vận tải công cộng đối với phụ nữ nói riêng và dân chúng nói chung.

Ủy ban này đề nghị chính quyền hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn tổ chức khảo sát, xác định rõ các địa điểm, các tuyến giao thông công cộng và các đoạn đường thường xuyên xảy ra tệ nạn “quấy rối tình dục.” Mặt khác thực hiện các biện pháp cảnh báo, ngăn ngừa khả năng xảy ra những hành vi tồi bại này như: tăng số đèn chiếu sáng, niêm yết số điện thoại của công an, phát hành các hướng dẫn cách ứng phó khi bị “quấy rối tình dục.”

Ủy Ban An Toàn Giao Thông Việt Nam còn yêu cầu gia tăng tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có khả năng xảy ra tình trạng “quấy rối tình dục” để phát giác, ngăn chặn và xử lý nghiêm những cá nhân có hành vi xâm hại thân thể nhân phẩm phụ nữ, trẻ gái. Hướng dẫn phụ nữ các kỹ năng tự vệ. Vận động phụ nữ tố cáo với cơ quan hữu trách khi bị “quấy rối tình dục.” (G.Ð)
12-08- 2014 4:35:44 PM

Giá dầu thế giới giảm, ngân sách Việt Nam đảo lộn

HÀ NỘI (NV) - Giá dầu thế giới giảm mạnh và nhiều phần sẽ còn giảm nữa ảnh hưởng nhiều phần sẽ làm đảo lộn ngân sách nhà nước CSVN.

Theo tờ TBKTVN hôm Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014, “Giá dầu thô cứ giảm 1 USD/thùng sẽ làm ngân sách nhà nước hụt thu khoảng 1,000 tỷ đồng. Trong khi đó, giá dầu thô thế giới đã giảm 33-38% tính từ đầu năm đến nay.”


Nhân viên bơm xăng cho một khách hàng ở Hà Nội. Giá dầu thế giới xuống thấp ảnh hưởng tới ngân sách CSVN. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Vào dịp lễ Tạ Ơn tức cuối tháng 11, 2014, giá dầu thô thế giới đã tụt xuống bên dưới $70 một thùng. Một số dự báo trên truyền thông quốc tế nói giá dầu còn có thể giảm đến $40 một thùng, tức giảm hơn 50% kể từ đầu năm đến nay.

Tại Mỹ, mấy tháng mùa Hè người ta phải đổ xăng lẻ với giá trên dưới $4 một gallon nhưng hiện nay các cây xăng phổ biến bán với giá trên dưới $2.75 một gallon. Dự báo sẽ có thể giảm xuống bên dưới $2/gallon.

Từ mùa Hè đến nay, các cây xăng bán lẻ cũng thấy giảm giá từ từ nhưng với mức giảm rất ít, nhờ vậy mà hệ thống phân phố xăng dầu độc quyền của nhà nước kiếm lời rất lớn.

Giá dầu giảm có lợi cho người tiêu thụ nhưng lại ảnh hưởng xấu đến ngân sách của chế độ Hà Nội. Ít nhất, 1/10 ngân sách nhà nước CSVN dựa vào tiền thu từ dầu thô.

Theo các con số của Bộ Tài Chính Hà Nội được tờ TBKTVN đưa ra, cho năm 2014, thì “thu ngân sách 11 tháng đã hoàn thành nhiệm vụ thu cả năm và thu từ dầu thô đã vượt dự toán 13.2%. Như vậy, rõ ràng việc giá dầu thô sụt giảm mạnh không ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước năm 2014, mà sẽ tác động tới thu ngân sách nhà nước năm 2015.”

Hiện ngân sách tài khóa 2015 của nhà cầm quyền Việt Nam đã được Quốc Hội của chế độ thông qua hôm 10 tháng 11, 2014 nhưng “đáng chú ý, dự toán thu ngân sách vừa mới được Quốc Hội thông qua có giá dầu thô dự toán khoảng 100 USD/thùng,” theo TBKTVN.

Theo bản ngân sách 2015 đã được thông qua, dự thu (gồm cả nguồn thu từ dầu thô) khoảng 911,100 tỉ đồng (khoảng hơn $45 tỉ) trong khi dự chi lên tới 1,147,100 tỉ đồng (hay khoảng gần $57 tỉ). Thâm thủng ngân sách của chế độ lên hơn $11 tỉ.

Nay với giá dầu thế giới tiếp tục giảm sang tới năm 2015, TBKTVN dựa theo ước tính của chuyên gia kinh tế Vũ Ðình Ánh nói rằng, nếu giá dầu thế giới chỉ còn khoảng $40/thùng, Việt Nam sẽ bị mất khoảng 120,000 tỉ đồng hay khoảng $6 tỉ từ khai thác đến xuất cảng dầu thô. Trong khi đó, ngân sách nhà nước CSVN sẽ bị hụt khoảng 60,000 tỉ đồng hay khoảng $3 tỉ.

Vốn đã thâm thủng ngân sách nghiêm trọng, nay với giá dầu thô đang còn lao dốc, chuyên viên kinh tế nói trên cho rằng, “Trong khi vẫn chưa có chiến lược và kế hoạch bài bản cơ cấu lại nguồn thu ngân sách Nhà nước, sự chuyển dịch cơ cấu thu ngân sách nhà nước bị động năm 2015 buộc các cơ quan chức năng phải tìm kiếm các giải pháp đối phó.” (TN)
12-08- 2014 5:54:26 PM

Hãy cứu lấy trái đất

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa- RFA
Gia Minh, biên tập viên RFA 2014-12-0
Các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát thải nhiều gây hiệu ứng nhà kính, cần thỏa thuận với nhau để giảm các loại khí nguy hại khiến Trái Đất ấm nóng lên như lâu nay.
Trước yêu cầu đó, các quốc gia đạt được những gì?
Thỏa thuận giữa Trung Quốc- Hoa Kỳ
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp vào tháng 11 vừa qua tại Bắc Kinh công bố kế hoạch cắt giảm phát thải khí carbon của hai quốc gia hiện dẫn đầu thế giới về mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Thống kê cho thấy tổng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm 40% số này của toàn thế giới.
Thỏa thuận giữa hai phía đạt được sau hơn chín tháng đàm phán và đây được cho là thỏa thuận lịch sử như là cách thức thúc đẩy các quốc gia khác trên thế giới cũng có những cắt giảm tương tự. Theo giới chuyên gia thì nếu Bắc Kinh và Washington không thể giải quyết bất đồng trong hoạt động phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thì ít có quốc gia nào sẽ đồng ý với mức cắt giảm bắt buộc và bất cứ những thỏa thuận nào trên thế giới cũng chẳng có thể thực hiện được.
Thỏa thuận (cắt giảm phát thải khí carbon) giữa Hoa Kỳ và TQ đạt được sau hơn chín tháng đàm phán và đây được cho là thỏa thuận lịch sử như là cách thức thúc đẩy các quốc gia khác trên thế giới cũng có những cắt giảm tương tự
Ngay trước khi tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đưa ra tuyên bố về thỏa thuận với phía Trung Quốc trong biện pháp cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, một quan chức chính phủ Mỹ phát biểu rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc lâu nay thường được cho là hai phía đối kháng nhau, nên hy vọng thỏa thuận đạt được có thể đưa hai phía tiến vào một giai đoạn hành động đối tác nhiều hơn.
Nhà Trắng cũng ra tuyên bố cho rằng mức độ nghiêm trọng của thách thức ấm nóng toàn cầu yêu cầu hai phía phải làm việc một cách xây dựng cho mục tiêu chung. Để đạt được điều đó, tổng thống Barack Obama và chủ tịch Tập Cận Bình sẽ làm việc chung với nhau và với những quốc gia khác để thông qua một nghị định thư, một công cụ pháp lý khác hay một thỏa thuận có hiệu lực pháp lý dưới dạng một công ước áp dụng cho tất cả các phía tại Hội nghị Khí hậu Liên hiện quốc sẽ diễn ra vào sang năm ở Paris.
Theo thỏa thuận thì phía Hoa Kỳ sẽ cắt giảm từ 26 đến 28% khí carbon vào năm 2025 so với mức năm 2005. Đó là mức giảm gần gấp đôi so với chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn 2005- 2020.
Phía Trung Quốc thì cam kết là mức cao nhất phát thải carbon của nước này chỉ đến năm 2030 mà thôi nếu như không thể sốm hơn. Để đạt được mục tiêu đó, chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc hứa nước ông sẽ sản xuất 20% nguồn năng lượng sạch như gió và mặt trời trong tổng nguồn năng lượng sản xuất ra vào năm 2030.
Nhóm G-20
Ngay sau thỏa thuận có tính lịch sử giữa hai quốc gia Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, các nước thuộc nhóm G-20 gặp nhau tại Brisbane, Australia cũng lên tiếng kêu gọi cần có hành động mạnh mẽ và hữu hiệu đối với tình trạng biến đổi khí hậu trên Trái Đất. Trong thông cáo chung, nhóm G20 nêu rõ tái cam kết hổ trợ trong việc huy động nguồn tài chính cho công tác thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như Quỷ Khí hậu Xanh.
Ngay sau thỏa thuận có tính lịch sử giữa hai quốc gia Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, các nước thuộc nhóm G-20 gặp nhau tại Brisbane, Australia cũng lên tiếng kêu gọi cần có hành động mạnh mẽ và hữu hiệu đối với tình trạng biến đổi khí hậu trên Trái Đất
Thủ tướng Tony Abbott của Úc, là người khi lên nắm quyền tại nước này đã cho bãi bõ một loại thuế gọi là thuế phát thải carbon nhằm giúp chống lại tình trạng biến đổi khí hậu, và bản thân ông này cũng phản đối một số từ ngữ về khí hậu trong dự thảo thông cáo chung của cuộc họp các nguyên thủ nhóm G20; tuy nhiên ông này vẫn phải lên tiếng bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ của tất cả đối với hành động mạnh và hữu hiệu nhằm đối phó với vấn nạn biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Tony Abbott nói với báo giới rằng hành động của mọi người là sẽ ủng hộ phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế và sự vững chắc cho hoạt động kinh doanh, đầu tư. Và dĩ nhiên tất cả sẽ làm việc một các xây dựng cho hội nghị khí hậu của Liên hiệp quốc sẽ được tổ chức ở Paris vào tháng 12  sang năm. Tại hội nghị này, tất cả sẽ thúc đẩy cho một thỏa thuận hậu Nghị định thư Kyoto.
Cũng theo lời của thủ tướng Australia, Tony Abbott thì nước ông luôn tin rằng hiện tượng biến đổi khí hậu là có thực nên con người cần phải có đóng góp bằng hành động thiết thực, mạnh mẽ. Chính phủ Australia cam kết cắt giảm những phát thải có hại.
Nhật Bản tái khẳng định cam kết đóng góp đến 1 tỷ rưởi đô la cho Quỷ Khí hậu Xanh. Và Hoa Kỳ cũng cam kết 3 tỷ đô la giúp giảm thiểu tác động của tình trạng ấm nóng toàn cầu đối với các quốc gia nghèo khó. Nguồn Quỹ Khí hậu Xanh do Liên hiệp quốc chủ xướng là cách thức để các nước giàu giúp cho những nước nghèo được trở nên xanh hơn và xây dựng được những biện pháp phòng chống các tác động của biến đổi khí hậu gây nên.
Pháp và Đức là hai nước đã có cam kết đóng góp mỗi nước 1 tỷ đô là cho một khung khí hậu mới của Liên hiệp quốc.
Tại Brisbane, tổng thư ký Ban Ki-moon của Liên hiệp quốc nhắc lại biến đổi khí hậu là một vấn đề rõ ràng của thời đại mà con người đang sống. Tổng thống Barack Obama phát biểu rằng bản thân ông muốn chặn đứng tình trạng ấm nóng toàn cầu để con cháu ông có thể đến thăm rạn san hô Great Barrier ở Australia trong vòng 50 năm tới.
Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi thì khẳng định rằng những tác hại do con người gây ra đối với hành tinh Trái Đất trong nhiều thế kỷ qua là nặng nề.
Ông Dermot O’Gorman, cho rằng Kỳ họp G20 tại Brisbane có thể được gọi là một thượng đỉnh về khí hậu trên thực tế. Nước sẽ đăng cai tổ chức kỳ họp G20 vào năm tới là Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra cam kết vấn đề biến đổi khí hậu là một ưu tiên hàng đầu
Một nhà hoạt động về môi trường thuộc tổ chức bào vệ thiên nhiên WWF, ông Dermot O’Gorman, cho rằng Kỳ họp G20 tại Brisbane có thể được gọi là một thượng đỉnh về khí hậu trên thực tế. Nước sẽ đăng cai tổ chức kỳ họp G20 vào năm tới là Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra cam kết vấn đề biến đổi khí hậu là một ưu tiên hàng đầu.
Đánh giá của chuyên gia
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh, một chuyên gia về biến đổi khí hậu của Việt Nam và là người từng tham gia soạn thảo báo cáo thứ tư của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, IPCC, có đánh giá về trở ngại của các quốc gia trên thế giới trong việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu trên Trái Đất và hướng phải theo như sau:
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là các nước chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế là chủ yếu. Thực tế phát triển kinh tế của các nước ở các giai đoạn khác nhau hiện nay ràng buộc rất nhiều, nhưng tính cạnh tranh rất lớn, rất khốc liệt. Chính vì thế mà việc đưa vào các công nghệ mới như năng lượng mới, rối các biện pháp về nông nghiệp và các biện pháp về giao thông vận tải và nhiều chuyện khác nữa thì đều liên quan đến công nghệ. Thế nhưng đầu tư công nghệ mới sẽ tốn kém hơn rất nhiều và hiệu quả thu lại về mặt lâu dài chứ không phải trước mắt.
Trong bối cảnh đó thì cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh về thị trường rất khốc liệt mà một khi đầu tư vào đó mà giá rất mắc khiến việc thu hồi vốn rất lâu. Trong khi đó các đối thủ khác cạnh tranh đưa ra sản phẩm khác giá rẻ hơn, còn người tiêu dùng thì chưa quan tâm đến giá trị lâu dài mà quan tâm đến túi tiền; do đó cạnh tranh sẽ rất khốc liệt. Chính vì thế mà đặc biệt những nước lớn, họ đang có một thị trường phát triển kinh tế như thế, bên cạnh đó còn có sức ép nội bộ nữa, họ không thể nào đưa ra những khoản đầu tư khổng lồ, trong khi đó thị trường có thể mất vào tay đối thủ. Đó là một trong những nguyên nhân rất sâu xa ảnh hưởng đến các nền kinh tế trước mắt và họ không phải dễ dàng bỏ ra một khoản tiền để đầu tư cho một công nghệ lâu dài để thu lại lợi ích trước mắt mà chưa có ngay. Tôi cho rằng đây là một trở ngại lớn nhất, nhất là chính trị gia của các nước, kể cả những nước lớn, đều có nhiệm kỳ của họ. Trong quá trình tranh cử, vận động họ đều đặt mục tiêu làm sao tăng trưởng kinh tế trong nước, giảm thất nghiệp và công ăn việc làm… Như thế các nhà chính trị trên khắp thế giới đều vấp phải mâu thuẫn trong việc phát triển lầu dài và phát triển trước mắt trong nhiệm kỳ của từng chính trị gia.
Trong quá trình tranh cử, vận động họ đều đặt mục tiêu làm sao tăng trưởng kinh tế trong nước, giảm thất nghiệp và công ăn việc làm… Như thế các nhà chính trị trên khắp thế giới đều vấp phải mâu thuẫn trong việc phát triển lầu dài và phát triển trước mắt trong nhiệm kỳ của từng chính trị gia
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh
Tất nhiên mức độ có khác nhau, chẳng hạn như những nước Bắc Âu, họ đã đi đầu trong việc đầu tư vào những công nghệ mới, nền kinh tế của họ đã phát triển ở mức độ cao, phúc lợi xã hội lớn. Thặng dư của nền kinh tế có thể đầu tư, chi tiêu đáng kể cho công nghiệp mới thích nghi với biến đổi khí hậu. Thực tế những nước này đang dẫn đầu về các công nghệ năng lượng gió, mặt trời, sóng biển- thủy triều và các nền công nghệ nông nghiệp khác như biochar ( than sinh học), phân bón thế hệ mới. Họ đã thu được những hiệu quả tương xứng với đầu tư của họ vì họ đã đi được những bước rất xa.
Đó là những nước tiên phong, và EU cũng đang có kế hoạch cắt giảm phát thải CO2 đến 40-50% hay cao hơn nữa vào mấy chục năm tới. Tôi hy vọng những tác động này sẽ có tính dây chuyền vì mang tính toàn cầu. Các nước khác sẽ cùng nhau trao đổi, bàn bạc tại hội nghị Paris vào năm tới trên cơ sở của những đánh giá rất cụ thể, có bằng chứng rõ ràng của hai báo cáo của IPCC lần thứ tư và lần thứ năm. Từ đó làm chính sách nền tảng mang tính chất toàn cầu cho tất cả các nước. Các khu vực phải có quyết định đúng đắn vì phát triển bền vững, lâu dài cho quả đất của chúng ta.
Một chuyên gia khác trong lĩnh vực này của Việt Nam là ông Trần Việt Liễn cũng có một số nhận xét về nghiên cứu biến đổi khí hậu và hổ trợ của các nước phát triển đối với những nước đang phát triển:
Đối với các quốc gia về vấn đề giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cần phải được nghiên cứu một cách cụ thể hơn, thích hợp hơn với mình; đặc biệt trong các giải pháp của các nước đang phát triển. Tôi cho rằng kỳ này cũng muốn nhấn mạnh về điều đó.
Ở Việt Nam, thông qua kết hợp nghiên cứu vừa rồi, thông qua dự án của Anh hỗ trợ ( mà tôi có tham gia), tôi thấy rằng những nhận thức và chuyển biến cũng có nét mới. Thông quan lần đánh giá thứ năm này thì thấy rõ ràng hơn. Đặc biệt sự hỗ trợ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Vấn đề này trong thời gian qua không được tích cực lắm, cho nên điều đó giúp cho thích ứng và góp phần làm giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển. Đây là vấn đề có thể đặt ra trong COP 20 sắp tới ở Paris.
Một số hiện tượng thời tiết cực đoan cuối năm
Trong khi tất cả các nước đều nói đến tình trạng cấp bách phải đối phó với biến đổi khí hậu, thì những bất thường, cực đoan của thời tiết lại được minh chứng rõ nét hơn với những thực tế ở nhiều nơi trên thế giới.
Vào cuối tháng 11 vừa qua thành phố Buffalo, bang New York Hoa Kỳ chịu trận bão tuyết dày hơn 7 inch, tức chừng 2 thước. Khi số tuyết này tan thì sẽ gây ngập lụt tại địa phương.
Thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo cho biết địa phương của ông phải chuẩn bị đối phó tình trạng ngập lụt mà trong thời gian rất lâu họ chưa hề phải gặp bao giờ.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.
Gia Minh chào tạm biệt.