Monday, August 8, 2016

Xuống đường phản đối Formosa là thực hiện ý thức công dân

"Nếu người dân cam chịu thì chúng ta sẽ thấy cái thảm họa chắc cũng còn lâu nữa và tôi nghĩ là người dân phải phản kháng, họ không thể sống kiểu này được nữa, họ phải nói lên tiếng nói của mình, nhưng bây giờ họ rất là sợ hãi và lúc nào cũng sợ sự trấn áp, sự đe dọa của bên công an. Cho nên họ cam tâm nhìn tất cả những chuyện xấu nhất xảy ra cho đất nước. Tôi nghĩ rằng đến một ngày nào đó từng gia đình một sẽ phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng này thôi. Và tôi thật sự cũng không biết rằng đất nước này sẽ đi về đâu với cái sự cam chịu như vậy." - Ls Lê Công Định.

*

Trần Quang Thành (Danlambao) - Suốt mấy tháng qua trong khi dửng dưng trước cuộc sống điêu đứng của người dân vì thảm họa môi trường do Formosa gây nên, ­giới cầm quyền cộng sản lại ra sức tìm cách bao che, giảm nhẹ những sai phạm nghiêm trọng mà tập đoàn Formosa đã gây nên, thẳng tay đàn áp những cuộc xuống đường ôn hòa của người dân lên án Formosa gây thảm họa môi trường.

Từ Sài Gòn luật sư Lê Công Định đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành. Ông khẳng định xuống đường phản đối Formosa là thực hiện ý thức công dân.

Nội dung như sau, mời quí vi cùng nghe:

Việt Cộng / Trung Cộng

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - "Trung quốc có biên giới với hàng chục chục nước, có nước rất nhỏ bé, dân số chỉ có chưa đầy một triệu dân như Bhutan. Vậy mà Trung quốc không làm gì được, trong khi đó thì Trung quốc chỉ bắt nạt ta, chèn ép dân tộc ta. Sao thế?" Dân Quê, độc giả của trang Dân Luận.

Bữa rồi, tôi nghe blogger Vũ Đông Hà kể lại chuyện sau:

"HL là một sinh viên ở một tỉnh miền Tây. Trong khi bạn bè rủ nhau trở thành cô dâu Đài Loan thì HL làm đơn xin đi lao động hợp tác. Cán bộ phường là một gã côn đồ, hống hách, xem dân như cỏ rác. HL cũng không thoát khỏi hoàn cảnh đó, vừa sợ hãi, vừa căm giận, vừa phải nhịn nhục khi đến xin chữ ký. "Cuối cùng em nghiệm ra rằng em là nô lệ cho sự sợ hãi của chính em và từ đó danh dự, nhân phẩm của em đã trở thành nô lệ cho chúng nó." 

3 năm sau, HL về nước. Những cảm nhận ở nước ngoài làm HL có một nhận thức mới về chính mình. Ngày lên phường để khai báo, cũng tên cán bộ phường đó, cũng thái độ hống hách, coi thường người dân. "Em đã đứng thẳng dậy, nhìn thẳng vào mắt nó và rất nghiêm trang nhưng rất dữ, "quạt" nó cả 10 phút không ngừng nghĩ. Anh biết gì không? Mặt mày nó tái mét, khi em dừng nói nó bối rối dữ lắm, không biết phản ứng ra sao. Cuối cùng nó lí nhí xin lỗi và bỏ tuốt vào bên trong. Từ đó đến nay, thái độ của nó đối với em khác hẳn. Em ngộ ra một điều là qua nhiều năm, tụi em vì thời thế đã tự tạo cho mình khả năng tự vệ khi bị làm khó làm dễ; ngược lại có kẻ quen tấn công người khác thì không có khả năng phản ứng khi bị tấn công vì chưa có kinh nghiệm bao giờ. Tụi nó chỉ biết núp bóng bộ đồng phục ở trên người và cái bóng của hệ thống..."

Chuyện ni cũng na ná như nội dung của hàng trăm hoạt cảnh mà tôi đã được thấy qua youtube:








Mềm nắn rắn buông. Cái thói côn đồ xưa nay vẫn thế, bất cứ nơi đâu, và bất kể cả là loại côn đồ đứng đường huýt còi hay côn đồ bang giao quốc tế.

Cứ mỗi lần nhìn thấy phản ứng quyết liệt của một phụ nữ VN trước sự đe doạ của cường quyền, và thái độ bối rối/lo ngại (rồi) lẳng lặng rút lui của đám nhân viên công lực là tôi lại nhớ ngay đến bức ảnh ông Vương Nghị, chụp chung với bà Aung San Suu Kyi, vào ngày 5 tháng 4 năm 2016.

Hôm ấy, theo tường thuật của tờ The Global New Light of Myanmar thì ngài Ngoại Trưởng của nước lớn (bỗng) xụi lơ. Nói năng mềm mỏng và hoà nhã chưa từng thấy:

Mr Wang Yi said Myanmar has seen change in internal affairs but China’s friendly relations with Myanmar have remained unchanged, pledging that China would not interfere in the internal affairs of Myanmar. China supports the choice of the Myanmar people and I hope Myanmar will find itself on the right path in conformity with the country’s reality.”

(Ông Vương Nghị phát biểu rằng, Miến Điện đã có những đổi thay trong nội bộ của mình, nhưng quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Miến Điện vẫn không thay đổi. Ông cam kết Trung Quốc sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Miến Điện. “Trung Quốc ủng hộ sự chọn lựa của nhân dân Miến Điện và tôi hy vọng, Miến Điện sẽ thấy mình đang đi trên con đường đúng đắn, phù hợp với hiện thực của đất nước.” Bản dịch Bùi Xuân Bách).

Ngoại Trưởng Trung Cộng & Ngoại Trưởng Miến Điện. Ảnh: MNA

Chớ chuyện gì đã khiến cho ông Vương Nghị phải lật đật bay từ Bắc Kinh qua Nay Pyi Taw để chúc mừng tân chính phủ Miến Điện, với những lời lẽ hoà nhã và tình cảm (chứa chan) như thế?

Lý do, giản dị, chỉ vì Miến Điện đã tỏ thái độ cứng rắn và cương quyết với Tầu:




Thử tưởng tượng nếu Việt Cộng cũng dám bầy tỏ một thái độ quyết liệt tương tự (đình chỉ việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, đóng cửa nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh, khởi kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế vì những hoạt động bất hợp pháp ở biển Đông, bắt giữ và truy tố những chủ tầu lạ thường xuyên xâm nhập lãnh hải và gây rối cho ngư dân Việt Nam...) thì chuyện gì sẽ xẩy ra?

Những kẻ nắm quyền lãnh đạo hiện nay (chắc chắn) sẽ được sự ủng hộ của người dân, cùng sự hổ trợ và nể trọng của quốc tế - kể cả Trung Cộng. Nhưng đám Việt Cộng đời nào dám thế, vì thế nên Trung Cộng mới có thế "được chân lân đầu," và vừa doạ "sẽ dạy lại cho Việt Nam một bài học" nữa - theo như bản tin của VOA, nghe được vào hôm 1 tháng 8 năm 2016.

Trước lời đe doạ trắng trợn và xấc xược này, phát ngôn viên của bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình, đã "đáp trả" bằng một... lời đề nghị: "Đề nghị Trung Quốc không đe doạ bằng bạo lực!"

Lê Hải Bình - Ảnh Tuổi Trẻ

Đúng là mặt trơ trán bóng. Thiệt chán mớ đời! Sao mà yếu xìu vậy, cha nội?

Thái độ cầu an của Việt Cộng giải thích được, phần nào, câu hỏi (đã nêu) của độc giả Dân Quê:

"Trung quốc có biên giới với hàng chục chục nước, có nước rất nhỏ bé, dân số chỉ có chưa đầy một triệu dân như Bhutan. Vậy mà Trung quốc không làm gì được, trong khi đó thì Trung quốc chỉ bắt nạt ta, chèn ép dân tộc ta. Sao thế?"

Trăng với sao gì? Hèn hạ đến thế mà không bị bị bắt thì mới là chuyện lạ. Đời vẫn vốn không nương người thất thế mà Việt Cộng lại lựa thế qùi nên bị bợp tai và đá đít là lẽ tất nhiên.

Chỉ có điều cần minh định là không thể đồng nhất sự hung hãn của Đảng Cộng Sản Trung Hoa và sự bạc nhược của Đảng Cộng Sản Việt Nam với dân Tầu và dân Việt. Hai cái đảng ôn dịch này không có đủ tính chính danh và chính đáng để đại diện cho bất cứ ai ngoài chính chúng nó.

Có dân tộc nào mà ưa chuộng chiến tranh? Dân Tàu chả có lý do gì để hiếu chiến. Dân Việt Nam cũng thế. Tuy thế, dân tộc này chưa bao giờ ngại ngần trong việc chống lại ngoại xâm.

08.08.2016


ĐCSVN một thế lực tay sai của Tàu cộng

Nguyên Thạch (Danlambao) - Một cách công minh mà phán xét vấn đề thì người ta có thể thông cảm ĐCSVN cho vị thế hiện tại do ĐCSVN đã làm đất nước tụt hậu về mọi mặt, dẫn đến sự thua kém về kinh tế và quân sự so với Trung cộng nên ĐCSVN đã không còn sự lựa chọn nào khác hơn là Qui hàng giặc. Điều mà dân chúng muốn nhấn mạnh ở đây là: Thái độ ác với dân của chế độ. Người dân đã rất bất mãn với đảng và nhà cầm quyền về thái độ dùng Côn an trị để đàn áp, bắt bớ, đánh đập, bỏ tù những người dân yêu nước sẵn sàng đứng lên khi Tổ Quốc lâm nguy. Trong hiện tình quá yếu ớt về nhiều mặt như vậy, ĐCSVN còn làm những điều tồi tệ, xuẩn ngốc như hành hạ dân, xem dân như kẻ thù… Những động thái này, đảng đã tự tách mình ra khỏi khối sức mạnh của toàn dân. Một khối sức mạnh mà bất cứ thế lực nào dẫu hung hãn cũng phải run sợ. Đồng thời đảng cũng cố tình phớt lờ không nghe theo lời khuyên quí giá “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Cố tình không muốn đối mặt với sự thật rằng triều đại nào rồi cũng phải đến lúc chấm dứt mà ĐCSVN không phải là ngoại lệ.

*

Có muốn hay không muốn, có thích hay không thích thì hiện tại đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn là một thực thể cầm quyền của một đất nước có tên gọi Việt Nam. ĐCSVN là một đảng phái chính trị không do toàn dân chọn lựa, đảng này đã dựng nên một nhà nước dưới cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), nhà nước này không do dân bầu ra để đại diện cho người dân mà mọi việc từ ứng cử và bầu cử đều do đảng lựa chọn đề cử và quyết định, người dân chỉ mỗi việc là đi bầu trong sự ép buộc để gọi là hợp thức hóa một chính quyền.

Dưới các thể chế dân chủ khác, một chế độ hoàn toàn độc tài như vậy thì không thể gọi dưới danh xưng “Chính Quyền” mà phải nên được gọi là “Tà Quyền”. Đảng phái chính trị này lấy chủ thuyết Mác-Lê làm nền tảng lý luận duy nhất cho mọi hoạt động của nhà cầm quyền và xã hội. Nhà nước của chế độ chính trị này chọn giai cấp Công Nhân làm căn bản đại diện cho mọi giai cấp, mọi thành phần trong xã hội, từ cơ bản đó, tự nó đã ngấm ngầm gây nên sự phân biệt trầm trọng giữa giai cấp công nhân (giai cấp lãnh đạo) với các giai cấp khác và đó là nguyên nhân tạo ra sự cách biệt hoặc ngay cả sự thù hận giữa giai cấp này với các tầng lớp khác mà hố sâu cách biệt đó là do người cộng sản tự cho mình cái danh nghĩa đại diện cho giai cấp công nhân, một giai cấp có quyền lãnh đạo và thống trị các giai cấp khác, chính từ tư duy biện chứng ấy đã gây ra sự bất bình đẳng, chia rẽ và tạo ra bất ổn xã hội.

Dựa trên những lý luận cơ bản nêu trên, đảng CSVN sẽ không bao giờ qui tụ được một Hội Nghị Diên Hồng như hội nghị năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp. Hội nghị diễn ra khi quân Nguyên âm mưu và đang chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai để trả thù cho lần thất bại đầu tiên (1258), gỡ danh dự và uy thế của nước lớn. (1)

Trước khi Hội nghị bắt đầu, nhà Trần thăm dò và biết được quân Nguyên huy động một lực lượng rất lớn. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: số quân nhà Nguyên điều là 50 vạn[1] từ phương Bắc tràn xuống; kết hợp với cả gần 10 vạn quân của Toa Đô từ phía Nam (Champa) đánh lên; tin rằng với sức mạnh như vậy sẽ nhanh chóng bóp nát nước Đại Việt. Đối phó với đạo quân hùng mạnh như vậy, nhà Trần khôn khéo triệu tập hội nghị - đầu tiên là Bình Than (1282) bàn về chiến lược đánh giặc của tướng soái và quân nhà Trần. Ý thức được rằng, muốn chiến thắng được đội quân khổng lồ của nhà Nguyên, phải cần có sự tham gia của toàn thể nhân dân.

Bao đề xuất về "Hòa Hợp Hòa Giải” và ngay cả Nghị quyết 36 của Bộ chính trị cũng không được toàn dân Việt nội ngoại hưởng ứng. Do đó những năm tháng gần đây, bọn bành trướng Bắc Kinh đã thực hiện tham vọng chiếm lấy biển, đảo, đất liền và thôn tính Việt Nam một cách ngang ngược và trắng trợn mà ĐCSVN không thể hợp lực cùng toàn dân chống trả lại những hành vi xâm chiếm, chẳng những thế mà ngược lại là ĐCSVN sẵn sàng quỳ lạy Trung cộng một cách nhu nhược đốn hèn.

Điểm lại những diễn tiến gần đây như: “Trung cộng dạy VN bài học 1979” (2), Xung đột Việt–Trung 1979–1990 (3), Gạc Ma 1988, giàn khoan HD-981, Đường phân khúc 9 đoạn (Đường lưỡi bò), Thực trạng 7 bãi đá Trung Quốc cải tạo ở Trường Sa qua ảnh vệ tinh (4) và gần đây nhất là những vụ Formosa thải chất độc giết cá chết hàng loạt, vụ SU-30MK2 và CASA 212 bị bắn hạ cùng hàng loạt các vụ các tàu đánh cá của ngư dân VN bị tông chìm, bắn giết v.v…người dân không còn nghi ngờ gì nữa về thái độ qui hàng giặc ngoại bang của đảng và nhà cầm quyền CSVN. Hoa Nam đã ngang nhiên khiêu khích bằng chuỗi hành động đã nêu trên để chẳng những nói lên sự khinh thường đảng và Quân đội CSVN vì Trung Nam Hải đã nắm chắc rằng Bộ chính trị là những con chó tuy hèn nhát nhưng rất trung thành, mà họ còn thử thách để xem thái độ của toàn dân VN phản ứng như thế nào trước thời hạn của “Mật nghị Thành Đô” 2020.


Diện tích phần đất nhân tạo trên bãi đá Châu Viên được mở rộng tới 119.711 m2, tính đến ngày 14/3. Những công trình xuất hiện tại đây gồm kênh tiếp cận, đê chắn sóng, bãi đáp trực thăng, các tòa nhà hỗ trợ, cơ sở quân sự, ăng ten liên lạc vệ tinh, radar. Ảnh: AMTI/Digital Globe.

Đá Chữ Thập có diện tích 960.000 m2, tính đến ngày 21/10/2014. Ngoài đường băng, trên hòn đảo nhân tạo này còn có cảng biển đủ lớn để đón tàu tiếp tế, tàu chiến đấu cỡ lớn, nhiều nhà máy xi măng, cơ sở hỗ trợ, cầu cảng, súng phòng không, hệ thống chống người nhái, trang thiết bị liên lạc, nhà kính, bãi đáp trực thăng. Ảnh: CSIS/AMTI.

Một cách công minh mà phán xét vấn đề thì người ta có thể thông cảm ĐCSVN cho vị thế hiện tại do ĐCSVN đã làm đất nước tụt hậu về mọi mặt, dẫn đến sự thua kém về kinh tế và quân sự so với Trung cộng nên ĐCSVN đã không còn sự lựa chọn nào khác hơn là Qui hàng giặc. Điều mà dân chúng muốn nhấn mạnh ở đây là: Thái độ ác với dân của chế độ. Người dân đã rất bất mãn với đảng và nhà cầm quyền về thái độ dùng Côn an trị để đàn áp, bắt bớ, đánh đập, bỏ tù những người dân yêu nước sẵn sàng đứng lên khi Tổ Quốc lâm nguy. Trong hiện tình quá yếu ớt về nhiều mặt như vậy, ĐCSVN còn làm những điều tồi tệ, xuẩn ngốc như hành hạ dân, xem dân như kẻ thù… Những động thái này, đảng đã tự tách mình ra khỏi khối sức mạnh của toàn dân. Một khối sức mạnh mà bất cứ thế lực nào dẫu hung hãn cũng phải run sợ. Đồng thời đảng cũng cố tình phớt lờ không nghe theo lời khuyên quí giá “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Cố tình không muốn đối mặt với sự thật rằng triều đại nào rồi cũng phải đến lúc chấm dứt mà ĐCSVN không phải là ngoại lệ.

Thiếu Nhân Quyền, vắng bóng Tự Do, không Dân Chủ ắt sẽ dẫn đến độc tài và dần dà đưa đến toàn trị. Tổ chức hệ thống cầm quyền và xã hội dưới chủ nghĩa cộng sản là những cái vòng kim cô siết chặt trên đầu chẳng những người dân bình thường mà còn siết ngay cả thành phần lãnh đạo. Tất cả tự trói mình trong cái vòng ma lực khủng khiếp rùng rợn ấy mà mọi thành phần không thể tìm ra được lối thoát.

Sở dĩ ĐCSVN chọn thái độ đối nghịch lại với dân tộc, coi toàn dân như những kẻ thù vì ĐCSVN đã hiện nguyên hình là đám tôi tớ cho ngoại bang Tàu cộng. Dân Việt nội ngoại còn chần chờ gì nữa mà không vùng lên trừ khử đám Thái thú này để thoát vòng nô lệ, giữ gìn sự vẹn toàn và phát triển của đất nước?.



________________________________________

Chú thích:


Công an - quân đội dàn trận bảo vệ Formosa, quyết đối đầu với nhân dân




Bạn đọc Danlambao - Video phổ biến trên facebook Vì Dân cho thấy cảnh hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động với khiêng giáp, gậy gộc đầy đủ dàn trận trước trụ sở Formosa, sẵn sàng đối đầu với các ngư dân biểu tình phản đối hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của công ty gang thép này.

Trong một góc ảnh khác, người ta thậm chí còn thấy cả sự xuất hiện của quân đội, đầu đội mũ cối đang xếp thành hàng ngang phía sau lưng lực lượng cảnh sát cơ động.

Cách xếp đặt đội hình cho thấy quân đội chính là tuyến phòng vệ thứ 2 của Formosa. Tuy nhiên, không rõ lực lượng mặc áo trắng, đội mũ đỏ xuất hiện với vai trò gì.

Công an, quân đội dàn trận bảo vệ Formosa

Những hình ảnh trên diễn ra tại cuộc tuần hành bảo vệ môi trường sáng ngày 7/8/2016 của người dân giáo xứ Đông Yên - một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thảm hoạ đầu độc biển do Formosa gây ra.

Theo trang mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo, hưởng ứng lời kêu gọi “Một ngày vì môi trường” của Đức Tổng Giám mục Vinh, khoảng hơn 700 ngư dân xứ Đông Yên đã đồng loạt dọn dẹp vệ sinh quanh nơi cư trú. 

Sau đó, bà con bèn thu gom rác mang đến đốt ngay trước cổng trụ sở Formosa Hà Tĩnh. Trên đường tuần hành, người dân vừa đi vừa giơ cao các biểu ngữ và khẩu hiệu yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam.

Dẫn lời một người dân, phóng viên GNsP cho hay: “Tại đây, rất đông lực lượng CSCĐ chắn ngang ngay trước cổng Formosa, đông an ninh mặc thường phục... để bảo vệ cho Formosa. Chúng tôi đã lấy rác mà thu gom tại làng xóm, đốt ngay trước cổng Formosa đem đốt. Công an đã huy động ba xe cứu hỏa dập tắt ngay ngọn lửa này.”

Để huy động cả một đội quân hùng hậu bảo vệ trước cổng công ty, chắc chắn Formosa đã phải chi ra một khoản tiền khổng lồ. Nhiều khả năng, số tiền này chính là khoản “đền bù” 500 triệu đô-la của Formosa.

Cho đến thời điểm này, tân chính phủ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn chưa công khai minh bạch kế hoạch sử dụng số tiền trên. Sự chậm trễ này càng khiến người ta nghi ngờ rằng: Núp dưới danh nghĩa “đền bù” ngư dân, 500 triệu đô-la chính là số tiền bảo kê mà Formosa đã nộp cho CSVN để được an toàn, tránh khỏi sự phẫn nộ của ngư dân.

Những gì diễn ra sáng ngày 7/8/2016 trước cổng trụ sở Formosa đã càng chứng minh giả thiết trên là có cơ sở. Vì tiền, lực lượng công an, quân đội cộng sản sẵn sàng đối đầu với nhân dân – những người đã đóng thuế để nuôi sống họ.





* Video và ảnh: Facebook Vì Dân, Tin Mừng Cho Người Nghèo


Trả lại cho Dân

 


Cộng đồng giáo xứ Kẻ Đọng (giáo phận Vinh) cất vang bài hát "Trả Lại Cho Dân" trong đêm chầu thánh thể cầu nguyện cho quốc thái dân an ngày 7/8. Đây được cho là dàn hợp ca hay nhất, ý nghĩa nhất và hùng tráng nhất từ trước tới nay.

Nguồn video: FB Trần Michel

Trả Lại Cho Dân

Nhạc sĩ Duy Quốc Nam.

Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn.

Trả lại đây cho anh quân nhân
Quyền được sống đời trai hùng
Quyền tự hào, tự tôn nòi giống
Là bảo vệ non nước Việt Nam
Là bảo vệ dân lành Việt Nam.

Trả lại đây quyền phúc quyết của toàn dân
Dân biết điều gì dân cần
Để tự do mưu cầu hạnh phúc.

Trả lại đây quyền chính đáng của người dân
Dân biết chọn gì cho mình
Cho thái bình non nước Việt Nam.

Giáo Phận Vinh biểu tình lớn chống Formosa


Danlambao - Hưởng ứng lời kêu gọi “Một ngày vì môi trường” của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, sáng ngày 7/8/2016, hàng ngàn giáo dân giáo phận Vinh đã đồng loạt xuống đường yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam.

Đây được coi là cuộc biểu tình được tổ chức quy mô nhất từ khi xảy ra sự kiện cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung đến nay.

Ngay từ 5h30 phút sáng 7/8, khoảng 2500 giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc đã diễu hành từ giáo xứ này sang giáo xứ Phú Yên.

Tại giáo xứ Phú Yên đã có khoảng hơn 1 ngàn giáo dân đang chờ để nhập đoàn với giáo dân xứ Phú Yên. Sau đó, đoàn giáo dân thuộc hai giáo xứ Phú Yên và Song Ngọc lại tiếp tục diễu hành và đi tới giáo xứ Mành Sơn, nơi được chọn để cử hành Thánh lễ và biểu tình. Được biết, tại Mành Sơn có khoảng 2 ngàn 500 giáo dân đang chờ. Như vậy là trong sáng nay, riêng 3 giáo xứ Song Ngọc, Phú Yên và Mành Sơn đã có khoảng hơn 6 ngàn người tham gia tuần hành, biểu tình vì môi trường. 

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, chánh xứ giáo xứ Phú Yên và là lãnh đạo tinh thần của giáo dân trong các hoạt động bảo vệ môi trường đã cử hành Thánh lễ.

Được biết, ngoài ba giáo xứ nói trên còn có nhiều giáo dân ở các xứ khác đến tham dự. Trao đổi với CTV Dân Làm Báo, linh mục Anton Đặng Hữu Nam cho biết, có khoảng hơn một ngàn giáo dân ở các giáo xứ cách xa Phú Yên và mành Sơn 70 đến 80 cây số như Xuân Kiều, Ngọc Long, Yên Đại… cũng tới tham dự Thánh lễ, tuần hành vì môi trường. 

Cũng theo ghi nhận của Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, ngày hôm trước (thứ 7/6/8), lực lượng công an, quân đội án ngữ tại trung tâm thị trấn với con số lên tới vài ngàn người. Từ Phú Yên tới Mành Sơn có khoảng vài trăm mật vụ. Bọn người này giám sát, theo dõi, trà trộn vào đoàn người diễu hành và trong buổi Thánh lễ. Chưa kể con số gần 1 ngàn người đóng chốt rải rác khắp hai Giáo xứ này.

Cùng thời điểm này, tại giáo xứ Cồn Sẻ (Quảng Bình), khoảng 3 ngàn giáo dân cũng tập trung cầu nguyện và biểu tình.

*
Theo ghi nhận, các cuộc tuần hành đã diễn ra tại các giáo xứ như Song Ngọc, Phú Yên, Mành Sơn, Ngọc Long, Xuân Kiều…

Video và hình ảnh phổ biến trên các mạng xã hội cho thấy, đoàn người tuần hành kéo dài cả cây số mang theo các khẩu hiệu bảo vệ môi trường đi dọc trên các tuyến đường nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng.


Video: Thanh Niên Công Giáo

Theo facebook Hung Tran, tại giáo xứ Đông Yên – một trong những điểm nóng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau sự kiện cá chết hàng loạt, hàng ngàn giáo dân đã tuần hành dọc theo quốc lộ 1A tiến xuống bờ biển.

Thời tiết nóng nực khiến cảnh sát cơ động và công an phải tìm chỗ tránh nắng, còn các giáo dân vẫn kiên trì tuần hành trên đường. Ảnh: Facebook Hung Tran


Mặc dù thời tiết nóng nực, nhưng đoàn người vẫn tuần hành trong trật tự với các khẩu hiệu như:

- “Yêu cầu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với công ty Formosa và những tổ chức cá nhân liên quan”

- “Đừng dửng dưng trước thảm hoạ môi trường đang phá huỷ biển miền Trung”

- “Yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn Formosa để bảo đảm môi trường sống cho người dân”…

Thời tiết nóng nực, nhưng hàng ngàn giáo dân Đông Yên vẫn xuống đường vì môi trường trong sạch. Ảnh: Facebook Hung Tran



Bên cạnh các hoạt động xuống đường tuần hành nhằm nâng cao ý thức cho người dân, bà con giáo dân xứ Yên Hoà còn tổ chức chung tay dọn dẹp vệ sinh như phát quang bụi rậm, khai thông những nơi ao tù nước đọng, tiêu huỷ rác thải...

Đây là những hoạt động rất có ý nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Công lý & Hòa bình giáo phận Vinh về “Một ngày vì môi trường”.


Giáo dân Yên Hoà xuống đường bảo vệ mội trường, dọn dẹp vệ sinh toàn giáo xứ. Ảnh: Facebook Paul Oanh



Giáo dân 3 xứ Phú Yên, Song Ngọc và Mành Sơn đáp lại những tiếng hô vang dội của linh mục Đặng Hữu Nam. Video: Hồ Huy Khang

Ảnh: Blogger Vì Dân
Giữa lúc toàn bộ giáo phận Vinh đang chung tay xuống đường ôn hoà nhằm bảo vệ môi trường, nhà cầm quyền CSVN lại huy động hàng ngàn cảnh sát cơ động với khiên chắn, gậy gộc giàn quân để bảo vệ công ty Formosa.

Xem ra, số tiền 500 triệu đô-la tiền "bồi thường" của Formosa cũng chỉ đủ để chi trả cho các lực lượng công an của đảng.

Tác giả bức ảnh - blogger Vì Dân nhận xét:

"Công an đang tập trung bảo vệ Formosa. Nhìn tấm hình là biết đảng đứng về phía ai rồi!"

Photo: Một người dân tại Vũng Áng cung cấp
*

Trước đó, vào tối ngày 6/8/2016, nhiều giáo xứ cũng đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho cho việc bảo vệ môi trường. Tại một số nơi, CA Nghệ An đã ra lệnh cắt điện. Nhiều giáo dân bị công an chặn đánh giữa đường hoặc bị khám xét, kiểm tra “hành chính”. Công an và mật vụ xuất hiện, rình rập mọi ngõ xóm.

Tại giáo xứ Yên Hoà, hàng chục chiếc xe tải chở cảnh sát cơ động cũng đã được điều động nhằm thị uy và đe doạ người dân.

Xe tải chở hàng ngàn cảnh sát cơ động đã được đổ xuống Vinh vào chiều ngày 6/8/2016


 


* Tiếp tục cập nhật

Quy định dùng tên ‘Bún Bò Huế’ phải xin phép bị ‘ném đá’

Logo nhãn hiệu chứng nhận “Bún Bò Huế” do tỉnh Thừa Thiên-Huế “đăng ký sở hữu.” (Hình: Tuổi Trẻ)
Logo nhãn hiệu chứng nhận “Bún Bò Huế” do tỉnh Thừa Thiên-Huế “đăng ký sở hữu.” (Hình: Tuổi Trẻ)
HUẾ (NV) – Độc giả của nhiều tờ báo tại Việt Nam đã vô cùng tức giận khi thấy chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế bất ngờ đưa ra “quy chế” về sử dụng nhãn hiệu “Bún Bò Huế.”
Cười hay mếu? Món Bún Bò Huế nổi tiếng suốt từ biết bao nhiêu năm qua không biết ai là tác giả của cái công thức làm món ăn này, nhưng mới đây, chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế đã “đăng ký” kèm theo logo với Cục Sở Hữu Trí Tuệ ở Hà Nội rồi “ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ‘Bún Bò Huế.’”
Dư luận rộ lên với hàng trăm phản ứng gay gắt và phẫn nộ trên các báo mạng tại Việt Nam về cái sự “bảo hộ” chẳng giống ai về một món ăn mà những ông bà cầm quyền xứ Huế của cái nước “dân chủ đến thế là cùng” không phải là tác giả phát minh.
Hôm Thứ Sáu, 5 Tháng Tám, người ta thấy một số báo tại Việt Nam đưa tin kèm theo những lời bình luận của độc giả về một thứ quy định bất ngờ của chính quyền Thừa Thiên-Huế. Một trong những tờ báo đó là tờ Thanh Niên nói rằng tỉnh này đã “ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ‘Bún Bò Huế’ vào ngày 13 Tháng Bảy, 2016.”
Ông Phan Ngọc Thọ, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, được thuật lời giải thích trên tờ Thanh Niên rằng: “Việc UBND tỉnh đứng ra đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bún Bò Huế là điều cần thiết và là trách nhiệm của địa phương.”
Theo ông này được thuật lại lời thì “Bún Bò Huế được nêu trên là một nhãn hiệu do UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế thiết kế và đăng ký bảo hộ, thể hiện bằng logo riêng. Nhãn hiệu chứng nhận Bún Bò Huế đang được UBND tỉnh đăng ký bảo hộ với Cục Sở Hữu Trí Tuệ theo quy định của pháp luật. Đây là nhãn hiệu do UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế làm chủ sở hữu và giao cho Hiệp Hội Du Lịch Thừa Thiên-Huế quản lý.”
Tiếp theo lời ông Thọ, báo Thanh Niên dẫn lời ông Đinh Mạnh Thắng, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Thừa Thiên-Huế, là “Món Bún Bò Huế đã phổ biến, tuy nhiên mỗi nơi có một hương vị khác nhau. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bún Bò Huế nhằm mục đích xây dựng thành một sản phẩm đặc trưng của Huế, có uy tín trên thị trường, được bảo chứng về chất lượng, hương vị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.”
Món bún bò nổi tiếng của Huế nhưng phổ biến khắp nơi “bị” tỉnh Thừa Thiên-Huế đăng ký giữ bản quyền. (Hình: Tuổi Trẻ)
Món bún bò nổi tiếng của Huế nhưng phổ biến khắp nơi “bị” tỉnh Thừa Thiên-Huế đăng ký giữ bản quyền. (Hình: Tuổi Trẻ)
Tuy cùng một nguyên tắc hay công thức chung khi nấu món Bún Bò Huế nhưng hương vị mỗi nhà, mỗi tiệm đều có thể khác nhau tùy sự nêm nếm, gia giảm các loại gia vị, mắm muối cũng như cách nấu.
Dù vậy ông Thắng vẫn nói: “Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Bún Bò Huế nhằm mục đích xây dựng thành một sản phẩm đặc trưng của Huế, có uy tín trên thị trường, được bảo chứng về chất lượng, hương vị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau khi được Cục Sở Hữu Trí Tuệ công nhận, những tổ chức và cá nhân nào muốn sử dụng nhãn hiệu thì phải đăng ký và bảo đảm các tiêu chí theo quy định về nguyên liệu, về cách thức chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm…”
Đồng thời, ông này bảo rằng: “Sau khi được cấp chứng nhận sử dụng nhãn hiệu Bún Bò Huế, các tổ chức, cá nhân kinh doanh Bún Bò Huế được gắn nhãn hiệu chứng nhận trên biển hiệu, phương tiện kinh doanh, thư từ giao dịch, phương tiện quảng cáo do mình sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận.”
Ông này cũng như ông Thọ còn giải thích là: “Ai không muốn dùng nhãn hiệu đó thì vẫn kinh doanh bình thường và tự chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, về chất lượng món ăn theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện muốn bán bún bò thì phải đến Huế xin giấy phép.”
Hầu hết các lời bình luận của độc giả trên các tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ và Người Lao Động đều bực tức hay phẫn nộ về một quyết định bất thường của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nó cũng giống như quyết định của Bộ Y Tế mấy năm trước cấm người “ngực lép” chạy xe gắn máy nên đã bị “ném đá” tơi bời.
“Quy định tào lao, các món thức ăn Việt Nam là những loại thực phẩm thuần túy của người Việt, đã có từ bao đời, do sự biến tấu theo từng miền để hợp khẩu vị cho người ăn, ai cũng có quyền để kinh doanh buôn bán cho người ăn, không thể đưa ra các quy định không giống ai cho là đó là sản phẩm trí tuệ!!!” Độc giả tên “Dân tui” bình luận trên tờ Người Lao Động.
“Đăng ký nhãn hiệu này ở Huế là không đúng với hiện trạng thực tế. Bún bò ở Huế không bao giờ được gọi là Bún Bò Huế mà chỉ gọi là bún bò, và đặc trưng sợi bún lẫn thức ăn đều không giống với Bún Bò Huế ở Sài Gòn. Chỉ có ở Sài Gòn người ta bắt đầu định nghĩa Bún Bò Huế (và từ đó lan ra cả nước), Bún Bò Huế ở Sài Gòn khác hoàn toàn Bún Bò ở Huế, tôi có thể phân biệt được bún bò nào là Bún Bò Huế và bún bò nào làm ở Huế, ngay cả khi ở Huế tôi cũng dễ dàng phân biệt được bún bò ở Sài Gòn hay bún bò ở Huế. Đừng lạm dụng đăng ký nhãn hiệu mà sai phạm, chỉ có ở Sài Gòn mới đăng ký nhãn hiệu Bún Bò Huế vì những quán đầu tiên đã tồn tại hơn 50 năm chứ ‘Bún Bò Huế’ (thực ra là bún bò Sài Gòn nhãn hiệu Bún Bò Huế) chỉ mới được bán ở Huế trong vài năm trở lại đây, trước đó họ chỉ bán bún bò (kiểu Huế),” Một độc giả khác tên Văn Minh bình luận trên tờ Thanh Niên.

Trong một bài viết trên tờ Người Lao Động ngày 7 Tháng Tám, Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hải Vân, giảng viên trường đại học luật ở Sài Gòn, cho rằng món “Bún Bò Huế không phải là một nhãn hiệu!” Sau khi đưa ra các dẫn chứng và phân tích về nhãn hiệu hàng hóa để vạch ra sự sai trái của tỉnh Thừa Thiên-Huế “không hội đủ điều kiện để được bảo hộ như là một nhãn hiệu,” bà kết luận rằng: “Ngay từ bây giờ bất kỳ người thứ ba nào có lợi ích liên quan, như các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống có Bún Bò Huế tại địa phương hoặc trên cả nước đều có quyền nộp đơn yêu cầu Cục Sở Hữu Trí Tuệ không cấp giấy chứng nhận hoặc ra quyết định hủy bỏ “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Bún Bò Huế” vì không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo điều 96 Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 và sửa đổi năm 2009.” (TN)
07-08-2016