Thursday, August 18, 2016

“Túi tiền” Nhà nước 3 năm nay thu không đủ chi

Theo Trí thức trẻ-19-08-2016

“Túi tiền” Nhà nước 3 năm nay thu không đủ chi

Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trong những năm từ 2013 – 2016 luôn ở mức rất cao.

Báo cáo mới đây của Chứng khoán Bảo Việt cho biết thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao hơn so với dự toán.
Vào cuối tháng 7/2016, Quốc hội đã thông qua quyết toán ngân sách nhà nước 2014 với tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) là 1.130.609 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 1.339.489 tỷ đồng, và bội chi là 249.362 tỷ đồng. So với dự toán, mức bội chi này cao hơn 11%.
Đáng lưu ý, số liệu quyết toán năm 2013 cho thấy mức thâm hụt ngân sách trên thực tế còn cao hơn nhiều so với dự toán, lên tới 46%. Gần đây nhất, số liệu cập nhật ngân sách lần hai vào tháng 4/2016 của Bộ Tài chính cũng cho thấy mức thâm hụt ngân sách năm 2015 dự kiến cao hơn 13% so với dự toán.
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao trong mấy năm gần đây. Thống kê cho thấy, tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP của Việt Nam từ 2013 – 2016 lần lượt là 6,6%; 6,3%; 6,1% và ước tính (theo dự toán) 5,5% năm 2016.
Tỷ lệ thâm hụt ngân sách này có thể không phù hợp với thông lệ quốc tế khi nó bao gồm cả khoản chi trả nợ gốc của Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả khi loại trừ khoản chi trả nợ gốc thì mức thâm hụt của Việt Nam vẫn ở mức rất cao, từ 4,2 đến 5% GDP, cao hơn nhiều so với giới hạn cảnh báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là 3%.
Áp lực gia tăng nợ công trong năm 2016 có thể lên đến 385.375 tỷ đồng và không chỉ đến từ thâm hụt ngân sách.
Theo quyết định số 1011/QĐ-TTg của Thủ tướng về kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016, tổng kế hoạch vay nợ của Chính phủ là 452.000 tỷ đồng; trong đó, kế hoạch vay để đảo nợ là 95.000 tỷ đồng, kế hoạch bảo lãnh tổng cộng là 85.025 tỷ đồng.
Trên thực tế, ngoài phần phát sinh do thâm hụt ngân sách, áp lực gia tăng nợ công còn có thể đến từ các khoản trái phiếu đầu tư trực tiếp của chính phủ, các khoản chính phủ đi vay để cho vay lại, và các khoản bảo lãnh của chính phủ.
Con số dự báo cho năm 2016 cho thấy áp lực ròng gia tăng nợ công đến từ thâm hụt ngân sách là 197,350 tỷ đồng, chiếm 51% tổng áp lực ròng gia tăng nợ công trong năm. Phần còn lại trong áp lực gia tăng nợ công đến từ các khoản trái phiếu đầu tư, cho vay lại và bảo lãnh của Chính phủ.
Theo đó, tổng áp lực gia tăng nợ công trong năm là 385.375 tỷ đồng (bằng tổng kể hoạch vay nợ trợ đi phần đảo nợ và trả nợ gốc, cộng với tổng bảo lãnh). Tổng áp lực gia tăng nợ công này có thể hiểu là mức tối đa tăng ròng nợ công trong năm 2016 theo kế hoạch, đặt trong giả thiết các khoản trái phiếu đầu tư, cho vay lại và bảo lãnh hoàn toàn phát sinh mới và được cộng dồn vào năm trước (không có số liệu đáo hạn của những khoản này).
Kết quả phát hành trái phiếu Chính phủ đến cuối tháng 7/2016 đã giúp Chính phủ nắm thế chủ động trong kế hoạch vay nợ năm 2016. Tính đến cuối tháng 7/2016, Chính phủ đã huy động được tổng cộng 207.379 tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu Chính phủ (TPCP), đạt 83% so với kế hoạch năm (kế hoạch điều chỉnh tăng thêm 30.000 tỷ đồng, lên 250.000 tỷ đồng).
Nhờ việc hoàn thành tốt kế hoạch huy động trên thị trường trái phiếu, Chính phủ có thể chủ động điều hành kế hoạch vay nợ trong năm 2016. Tuy nhiên, ngay cả khi giả định nguồn huy động từ TPCP đạt kế hoạch, thì, theo quyết định 1011, Chính phủ vẫn cần huy động thêm tổng cộng 86.000 tỷ đồng từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) và từ tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Đức Minh

Tựa đề lạ: 'Thâu tóm mang tính thù địch đã xuất hiện tại Việt Nam'

Theo Người lao động-19-18-2016

Thâu tóm mang tính thù địch đã xuất hiện tại Việt Nam
Bán lẻ là lĩnh vực có nhiều thương vụ mua bán sáp nhập tại Việt Nam thời gian qua.

Đã có sự xuất hiện của những thương vụ sáp nhập, hợp nhất mang tính chất thù địch, sự thiếu minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ thuế.

Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo Đầu tư tổ chức chiều 18-8, ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận xét các chuyển động chính sách gần đây như Luật đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014 bắt đầu đi vào cuộc sống sau 1 năm có hiệu lực và hàng chục nghị định quy định chi tiết thi hành các luật mới này đã được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 1-7-2016, đang tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều giấy phép con được bãi bỏ, lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện được thu hẹp, các quy định về điều kiện kinh doanh minh bạch hơn.
Chính phủ mới cũng đang thực hiện quyết liệt chương trình tái cơ cấu, cổ phần hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tăng tỉ lệ vốn bán ra, tiếp tục thực hiện lộ trình thoái vốn ngoài ngành…
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong những năm qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) tại Việt Nam không ngừng gia tăng. Mặc dù số liệu thống kê chưa thống nhất, song ước tính tổng giá trị các thương vụ M&A trong 5 năm qua đạt 18 tỉ USD và riêng 7 tháng đầu năm nay đã vượt con số 3,2 tỉ USD.
Hoạt động M&A diễn ra sôi động ở hầu hết các lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng, bất động sản… trở thành một kênh huy động vốn, một hình thức đầu tư và là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp và nền kinh tế.
Dù vậy, hoạt động M&A vẫn đang gặp những rào cản khi luật pháp, chính sách còn bất cập, quy mô chưa tương xứng với tiềm năng và xu hướng thâu tóm triệt tiêu thương hiệu nội địa. Đã có sự xuất hiện của những thương vụ sáp nhập, hợp nhất mang tính chất thù địch, sự thiếu minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, cũng như trong quá trình định giá và công bố thông tin…
"Nhà đầu tư quan tâm đến sự ổn định và sự tăng trưởng của nền kinh tế ở các quốc gia. Nhưng cũng có thách thức là chất lượng của các doanh nghiệp. Chúng ta phải tìm ra nhà đầu tư chiến lược hoặc chỉ là nhà đầu tư tài chính, muốn vậy doanh nghiệp phải biết thuyết phục" - Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương đánh giá.
Ông John Ditty, Phó Tống giám đốc điều hành KPMG Việt Nam, nhận định thị trường M&A Việt Nam đã thay đổi rất nhiều trong những năm qua từ quy mô đến độ phức tạp. Với thị trường Việt Nam, điều nhà đầu tư nước ngoài cần là những công ty có chất lượng, đồng thời, khi có nhiều nhà đầu tư ngoại tham gia sẽ giúp DN có cơ hội cải thiện bản thân và nâng tầm hơn.
Theo đó, sẽ có nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập bùng nổ trong thời gian tới ở lĩnh vực bán lẻ, địa ốc, hàng tiêu dùng, đặc biệt là dưới sự tác động của hội nhập. Đồng thời, hội nhập cũng giúp Việt Nam trở thành nguồn cung hàng hóa trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại. Các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp nâng quy mô, nâng sức cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu.
“Gần đây, có nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam đến từ các tập đoàn Thái Lan. Nhưng điều này không có nghĩa doanh nghiệp Việt không thể qua Thái Lan mua bán, sáp nhập với các doanh nghiệp của nước họ. Triển vọng của M&A là rất lớn không chỉ trong thị trường nội địa mà cả khu vực nên doanh nghiệp Việt cần nắm bắt” – ông John Ditty nói.
 Thái Phương

Rác thải ở Đà Nẵng và Tòa nhà hành chính - Quan liêu hay lãng phí tiền dân?

Thiên Điểu-19-08-2016

(VNTB) - Vấn nạn ô nhiễm môi trường từ sau vụ đầu độc biển của Formosa đang ngày càng nóng và lan rộng khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Vấn đề không đơn giản từ tác hại đã xảy ra mà quan trọng hơn là câu hỏi về nguy hại trong tương lai sẽ thế nào vẫn chưa có câu trả lời trong cách quản lý và xử lý từ các cơ quan nhà nước.



Vụ Formosa đầu độc biển Việt Nam ngày càng như bóng ma ám ảnh khắp nơi khi người dân và báo chí liên tục phát hiện chất thải của Formosa được tẩu tán, chôn lấp ở rất nhiều nơi. Có nơi không phải là bãi rác rất gần ngay bên ngoài hàng rào nhà máy, công viên, trang trại, đất hoang đầu nguồn.. Có cả những địa chỉ là doanh nghiệp xử lý chất thải hẳn hoi nhưng chỉ nhận về, “xử lý” bằng cách phân loại rồi đem bán tiếp (Phú Thọ) dù cách xa Formosa hàng trăm kilomet.


Ngày 16/8/2016, báo laodong.com.vn có bài viết “Vụ chôn lấp chất thải nghi độc hại tại Đà Nẵng: Lấy 3 mẫu chất thải nghi độc hại để xét nghiệm”. Liên quan trực tiếp là Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Ánh Dương (Cty Ánh Dương) tại tổ 171 khối phố Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng).


Một chi tiết đặc biệt đáng chú ý là một người dân (tên H..)  cho biết: “Bà Nguyễn Đặng Mỹ Uyên – Giám đốc Cty Ánh Dương nói các chất thải này được lấy từ khu công nghiệp Hòa Khánh và bà Uyên còn nói chất thải này được vận chuyển từ một công ty ở phía Bắc đem vào. Vì bà Uyên nghĩ rằng rác thải này không độc hại nên đã nhận về Cty để xử lý”. Nó cho thấy rất rõ một sự thật là Công ty này hoàn toàn không có chuyên môn gì về xử lý chất thải. Nó cũng chỉ ra một nghi vấn rất dễ hiểu rằng chất thải “từ phía Bắc đem vào” chắc chắn có vấn đề khi tìm lời giải cho câu hỏi: Tại sao chất thải từ tận ngoài Bắc lại phải vượt hàng trăm kilomet tới Đà Nẵng xử lý ? Đương nhiên, chất thải “ngoài Bắc” kia là từ đâu hoàn toàn không khó để điều tra trong khi CA cho biết “đã lấy mẫu đi xét nghiệm” mà chưa có thông tin nào về nguồn phát tán.


Một chi tiết cần biết rằng: Chính bãi rác của Công ty này vào tháng 10/2015 đã bị dân phản ánh và đích thân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã tới thị sát, sau đó đến tháng 5/2016,  ông Anh đi kiểm tra lại thì kết quả được đánh giá là “kiến nghị của bà con đã được xử lý, không còn mùi hôi..”  ( môi trường đã tốt, an toàn ?). Nhưng chỉ sau 2 tháng thì bây giờ lại bị người dân tố chôn chất thải độc hại, gây ô nhiễm và cơ quan Công an vào cuộc lấy mẫu đem đi xét nghiệm.


Câu chuyện bãi rác Khánh Sơn chỉ là một trong vô vàn các bãi rác, các dự án, nhà máy thải chất độc gây ô nhiễm môi trường ở khắp Việt Nam. Nó có nguyên nhân khá sâu xa liên quan cơ chế quản lý, chính sách và lợi ích nhóm.


Cách đây khoảng 7-8 năm, khi  rộ lên phong trào lập Công ty xử lý môi trường, xử lý rác thải… Nguyên nhân khá đơn giản chỉ vì đây là ngành nghề mới, đang rất cần thiết khi bùng nổ các khu công nghiệp và quan trọng nhất là rất dễ vay vốn ưu đãi (lập dự án đầu tư bãi rác, xử lý môi trường, chất thải.v.v.). Sau khi vay vốn thì khá nhiều Doanh nghiệp sử dụng vốn vào các mục đích khác, dẫn đến công nghệ và chuẩn đầu tư cho xử lý rác không đạt yêu cầu, tiếp tục gây ô nhiễm môi trường bởi chính hoạt động xử lý môi trường (!) Tất nhiên, đa số các Doanh nghiệp ăn nên làm ra trong ngành này là sân sau của quan chức với đủ các kiểu quan hệ  chằng chịt từ góp vốn, tặng cổ phần tới bảo kê, chia chác các hợp đồng..

Thực trạng rất rõ là hầu hết các Doanh nghiệp ngành này có chuyên môn liên quan xử lý môi trường mà Công ty Ánh Dương nói trên chỉ là một ví dụ nhỏ. Mặc dù xử lý môi trường là ngành nghề không thuộc diện ngành nghề có điều kiện khi Đăng ký kinh doanh nên không cần chứng minh năng lực (vì có thể thuê 100%). Nhưng xử lý chất thải thì khác - dù nó cũng là một việc trong công tác xử lý môi trường nhưng nó đòi hỏi Doanh nghiệp phải có chuyên môn để thực hiện việc tự giám sát hoạt động do chính Doanh nghiệp thực hiện. Ở nước ngoài thì đây là ngành nghề bị kiểm soát rất chặt ngay từ khi ĐKKD. Ở Việt Nam thì ngược lại, do luật không chặt chẽ, không cụ thể, rõ ràng nên từ khi thẩm tra hồ sơ thành lập Doanh nghiệp đến giám sát hoạt động đều hời hợt. Cấp phép xử lý môi trường chung chung, xử lý chất thải có điều kiện cũng không chặt chẽ, chỉ hoạt động xử lý chất thải y tế, chất thải công nghiệp đặc biệt độc hại.. mới thuộc danh mục có điều kiện. Cái đáng đòi hỏi thì không đòi hỏi, cái không đáng thì lại vẽ ra đủ thứ lằng nhằng, nên mới có tình trạng DN xử lý chất thải không đủ năng lực được cấp phép rồi làm bừa như Công ty Ánh Dương nói trên. Nhập rác thải về với suy nghĩ rất đơn giản “không độc hại” rồi chọn cách xử lý là "đem chôn". Đơn giản như quét rác trong nhà đổ ra đường hoặc đổ ra trước cửa nhà người khác !

Về phía quản lý nhà nước thì từ lãnh đạo tới cán bộ  giám sát, kiểm tra trực tiếp cũng không có chuyên môn nên chỉ biết "kiểm tra bằng mắt" (!) Câu chuyện quan chức - tới cả hàm Bộ trưởng - vốc nước dưới ao hồ lên ngửi, dỡ cái lu lên kiểm tra lăng quăng, xách cặp lượn quanh bãi rác.v.v. rồi kết luận đạt hay không đạt, dẫn đến tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp tục tái diễn là vì như vậy.

Cũng tại Đà Nẵng, câu chuyện tòa nhà hành chính của thành phố này được đầu tư 2,000 tỷ nay phải tính cách di dời nhân viên, đầu tư trụ sở mới.. vì “không đảm bảo sức khỏe” do thiết kế bọc kính hoàn toàn. Thực chất vẫn là Doanh nghiệp làm ẩu (trong việc tòa nhà hành chính Đà Nẵng là đơn vị thiết kế, thi công..) nhưng bộ máy nhà nước quan liêu, không đủ năng lực thẩm tra, giám sát dẫn đến thất thoát, nguy hại và tốn kém (ảnh hưởng sức khỏe, phải di dời, đầu tư khắc phục, xây dụng công trình khác) .v.v.

Phương cách xử lý vẫn không có gì thay đổi. Với bãi rác thì tiếp tục kiểm tra, điều tra sau khi bị dân tố cáo.. Với Tòa nhà hành chính thì vẫn nghe các cấp dưới bàn, sẵn sàng đổ tiền đầu tư công trình khác trong khi nếu chỉ vì yếu tố bọc kính, kém thông thoáng thì việc khắc phục, sửa chữa vốn không phải là quá khó hay quá tốn kém.

Quan liêu từ thủ tục hành chính (qui định, luật lệ..) tới quan liêu trong phương pháp xử lý thực tế là vấn nạn  “ô nhiễm” cho mọi ô nhiễm phát sinh chứ không không phải chỉ ở chất độc.

VAFI: Một năm lên 4 chức, Vũ Quang Hải lập kỷ lục về tốc độ thăng chức?

Dân trí "Chỉ hơn 1 năm ở Bộ Công Thương, Vũ Quang Hải được lên 4 chức: Chức danh KSV của một tập đoàn kinh tế lớn là Vinataba, chức danh Phó Vụ trưởng, chức danh thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco - Đây là một kỷ lục về tốc độ thăng chức?", VAFI bình luận.

Sau khi không thỏa mãn với văn bản trả lời từ Bộ Công Thương, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) sáng nay (17/8) đã có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ (là các đơn vị soạn thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Phòng chống tham nhũng) đề nghị giải đáp những vấn đề tồn tại trong bổ nhiệm nhân sự chủ chốt tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (Sabeco).
Theo khẳng định của VAFI, việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải (con trai ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương) làm thành viên Hội đồng quản trị Sabeco là trái với Luật Doanh nghiệp năm 2005, năm 2014. Đồng thời, theo VAFI, việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải làm thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng (2005).
Hơn hai tháng trước đó, Hiệp hội này đã có nhiều văn bản gửi trực tiếp Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan phản ánh vấn đề trên, tuy nhiên, đến nay theo ghi nhận của VAFI thì những kiến nghị mà hiệp hội đưa ra "hầu như không được lãnh đạo Bộ Công Thương tiếp thu".
Ngay đầu văn bản tham vấn Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ, lãnh đạo VAFI đã không giấu bức xúc, đặt câu hỏi: "Bộ KHĐT với chức năng là cơ quan tham mưu soạn thảo Luật Doanh nghiệp, giám sát thi hành Luật Doanh nghiệp xin trả lời việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải có đúng Luật Doanh nghiệp hay không?".
Đồng thời, hiệp hội này cũng muốn được Thanh tra Chính phủ với chức năng soạn thảo và giám sát việc thi hành Luật Phòng chống tham nhũng đưa ra lời giải đáp "quy trình bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải làm Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco có mang tính vụ lợi hay không và có vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 hay không?".
Theo VAFI, việc Sabeco thực hiện bầu Vũ Quang Hải vào HĐQT tổng công ty này thông qua lấy ý kiến bằng văn bản là sai luật
Theo VAFI, việc Sabeco thực hiện bầu Vũ Quang Hải vào HĐQT tổng công ty này thông qua lấy ý kiến bằng văn bản là sai luật
"Quy trình bổ nhiệm Vũ Quang Hải mang đậm tính vụ lợi và phạm luật"
Lãnh đạo VAFI khẳng định, "quy trình bổ nhiệm ông Vũ Quang Hảimang đậm tính vụ lợi và hành vi này bị nghiêm cấm theo Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005". Cụ thể, trong thời gian ngắn ngủi ở Cục Xúc tiến thương mại với vai trò là Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Vũ Quang Hải còn được ưu ái bổ nhiệm chức danh Kiểm soát viên (KSV) Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba). Việc bổ nhiệm này, theo VAFI, là hoàn toàn phi lý, sai luật và cũng mang tính vụ lợi.
Và để dẫn chứng cho quan điểm trên, VAFI dẫn chiếu: Theo Điểm 1e Điều 3 qui định về tiêu chuẩn điều kiện bổ nhiệm thành viên Ban kiểm soát của Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 1/8/2011 quy định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu thì việc bổ nhiệm kiểm soát viên (KSV) phải tuân thủ quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2005 và các quy định khác của pháp luật.
Điểm 1b Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định : "Thành viên BKS không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh,chị, em ruột của thành viên HĐQT, giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác". Trong khi đó, ông Vũ Huy Hoàng lúc đó là Bộ trưởng Bộ Công Thương, là người đại diện quản lý vốn cao nhất có quyền bổ nhiệm các thành viên HĐQT. VAFI kết luận: "Rõ ràng việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải là không đúng luật".
Theo VAFI, để làm được thành viên Ban Kiểm soát tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, ngoài bằng cấp về tài chính còn đòi hỏi KSV phải có nhiều kinh nghiệm quản lý vốn và tài sản Nhà nước và để đạt được trình độ đó nhanh nhất phải mất 3 năm. KSV phải mất thời gian cập nhật kiến thức và chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến nhiều lĩnh vực từ quản lý tài chính kế toán, luật doanh nghiệp, bất động sản, xây dựng, chế độ chính sách về tiền lương... Với trường hợp bổ nhiệm Vũ Quang Hải, VAFI "tin rằng xuất phát điểm là ít có kiến thức quản lý Nhà nước về những nội dung nêu trên".
VAFI đặt vấn đề: "Thực chất của việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải làm thành viên Ban kiểm soát Vinataba là gì?", đồng thời đưa ra câu trả lời: "Nhằm có cơ sở để thăng hàm Phó Vụ trưởng và đẩy Vũ Quang Hải vào diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo của Bộ Công Thương".
"Để tránh chuyện lạm quyền, vụ lợi, sao ông Hải không phỏng vấn thi tuyển?"
Hiệp hội này cũng khẳng định thêm rằng, "việc điều động Vũ Quang Hải về Sabeco hay dưới dạng Sabeco tha thiết xin Vũ Quang Hải đều mang đậm tính chất vụ lợi".
"Chỉ hơn 1 năm ở Bộ Công Thương, Vũ Quang Hải được lên 4 chức: Chức danh KSV của một tập đoàn kinh tế lớn là Vinataba, chức danh Phó Vụ trưởng, chức danh thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco - Đây là một kỷ lục về tốc độ thăng chức?", VAFI bình luận.
Ngoài ra, theo nhận định của hiệp hội, nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng ở hành vi “lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi”, theo Điểm 1 Điều 10 của luật này.
Nói về việc Vũ Quang Hải về Sabeco, VAFI đặt câu hỏi: Nếu Vũ Quang Hải "đi làm thuê" cho Sabeco như chia sẻ của ông Hải trên truyền thông, thì để tránh chuyện lạm quyền, vụ lợi, ông Hải chỉ cần chấm dứt hợp đồng với Cục Xúc tiến thương mại và đến Sabeco làm thủ tục phỏng vấn thi tuyển chứ đâu cần Quyết định điều động cán bộ của Bộ Công Thương?
Hiệp hội này lập luận thêm: Để quản lý vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, bộ ra quyết định cử người đại diện ủy quyền và có công văn giới thiệu người đó ra đại hội đồng cổ đông để ứng cử nhưng bộ không thể ra Quyết định hay văn bản nào để giới thiệu một người không có nghĩa vụ quản lý vốn nhà nước ra ứng cử tại đại hội đồng cổ đông được.
Ngay cả Chủ tịch HĐQT hay cả HĐQT cũng không thể có văn bản đề cử một người nào đó ra ứng cử HĐQT, bởi theo Luật Doanh nghiệp 2005 và 2014 thì HĐQT chỉ có quyền giới thiệu thêm ứng viên ứng cử vào HĐQT nếu số ứng cử viên còn thiếu so với số lượng thành viên HĐQT cần phải bầu .
Chưa kể, theo lập luận của VAFI, ông Vũ Huy Hoàng là đại diện cổ phần Nhà nước tại Sabeco, ông Phan Đăng Tuất là đại diện được ủy quyền, còn Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa ký văn bản là ký thay cho Bộ trưởng nên không thể không có chuyện bố đề cử cho con tham gia ứng cử vào HĐQT và nếu không có ai giới thiệu thì Vũ Quang Hải không thể có tư cách là thành viên HĐQT được.
Cho rằng Quyết định điều động cán bộ, công chức số 1288/QĐ-BCT ngày 4/2/2015 do Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa ký đã làm cơ sở cho HĐQT Sabeco bổ nhiệm Vũ Quang Hải làm Thành viên HĐQT và Phó Tổng giám đốc Sabeco, tuy nhiên, theo VAFI, quyết định này hoàn toàn trái luật và không có giá trị pháp lý. Từ đó khẳng định, Vũ Quang Hải không đủ điều kiện để làm Phó Tổng giám đốc Sabeco và thành viên HĐQT.
VAFI còn đề cập đền một vấn đề khác, đó là việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát phải được biểu quyết tại Đại hội cổ đông và không được dùng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản để bầu thành viên HĐQT theo Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2014 nhằm tránh tình trạng thiếu minh bạch. Tuy nhiên, việc bầu ông Vũ Quang Hải theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản và như vậy là hoàn toàn sai luật.
"Đây là một điều vô cùng kỳ lạ từ trước tới nay trong việc bầu bổ sung thành viên HĐQT đã xảy ra tại Sabeco", VAFI bình luận.
Khẳng định "không có mối quan hệ gì, không có thành kiến gì với bất kỳ ai ở Bộ Công Thương", lãnh đạo VAFI cũng đặt vấn đề: "Chúng ta hãy thử hình dung nếu như những vụ việc cá biệt như bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải, Vũ Đình Duy,… không được ngăn chặn triệt để thì từ tình trạng cá biệt sẽ trở thành phổ biến và lúc đó kinh tế xã hội nước ta sẽ trở nên lâm nguy bởi tình trạng bổ nhiệm cho người thân".
 17/08/2016 - 11:30 
Bích Diệp

Cục trưởng CSGT: Người dân không có quyền kiểm tra cảnh sát

Theo VnExpress-17-08-2016
Người đứng đầu lực lượng cảnh sát giao thông cho rằng người dân không có quyền yêu cầu kiểm tra kế hoạch xử phạt của cảnh sát, còn luật sư nhận định chỉ đạo này là vi hiến.
Cục trưởng CSGT: Người dân không có quyền kiểm tra cảnh sát
Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cảnh sát giao thông. Ảnh: Bá Đô
Trong cuộc họp ra quân đợt cao điểm xử lý vi phạm chào mừng Quốc khánh 2/9 tại Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội vào ngày 15/8, thiếu tướng Trần Sơn Hà (Cục trưởng Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) nhận định kỹ năng giải quyết tình huống của một số cảnh sát “còn chưa nhanh nhạy và chuyên nghiệp”. Nguyên nhân được ông cho rằng do tập huấn nghiệp vụ chưa tốt.
Lấy ví dụ trường hợp người dân yêu cầu cảnh sát xuất trình kế hoạch xử lý vi phạm, tem kiểm định máy bắn tốc độ, ông Hà gợi ý cách giải quyết: “Chúng ta không phải xuất trình gì cả vì việc ra đường xử lý vi phạm đã được các cấp có thẩm quyền cho phép. Trên ngực cảnh sát giao thông có bảng tên, biển hiệu đàng hoàng nên người dân không được yêu cầu. Họ không có quyền đó”.
Cho rằng người dân có thể thực hiện quyền kiểm tra được pháp luật cho phép nhưng lạm dụng là không được, thiếu tướng Hà nhấn mạnh điều này với cán bộ, chiến sĩ Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội. “Khi xử lý vi phạm ngoài đường phải cứng rắn, kiên quyết đấu tranh với những trường hợp vi phạm. Khi giải thích không nghe, chống đối là phải cưỡng chế ngay”, Cục trưởng quán triệt với cấp dưới.
Trao đổi với PV, luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc) cho rằng nếu không được kiểm tra thì cảnh sát giao thông đã “bác bỏ hoàn toàn vai trò giám sát của người dân, trong khi đây là một quyền hiến định”.
“Nếu không giám sát, nhỡ kẻ xấu giả cảnh sát giao thông rồi xử phạt bừa thì sao, mà thực tế điều này xảy ra không hiếm. Quân phục, bảng tên đều có thể mua được đồ giả”, ông Bình nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm của luật sư Bình, một số chuyên gia pháp lý cho hay trong nhiều luật và Hiến pháp đều xác định người dân có quyền giám sát mọi hoạt động của cá nhân tổ chức chỉ trừ một số bí mật quốc gia. Luật Tiếp cận Thông tin được Quốc hội thông qua tháng 4/2016 đã quy định, mọi công dân có quyền được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Tại điều 10 còn cho phép công dân tiếp cận mọi thông tin được cơ quan nhà nước công khai và có quyền yêu cầu nhà nước cung cấp thông tin.
“Vì thế chuyên đề, kế hoạch xử phạt của cảnh sát giao thông không thuộc phạm trù bí mật quốc gia nên người dân có thể được kiểm tra, pháp luật không cấm”, một luật sư nêu quan điểm.
Cảnh sát giao thông thường có những kế hoạch, chuyên đề xử phạt do Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt.
Các kế hoạch, chuyên đề được thể hiện thông qua văn bản và phổ biến với cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên đường.
Bá Đô

Choáng cán bộ ‘ăn’ tiền ngân sách, tiền ăn của học viên cai nghiện

Theo Người đưa tin-17-08-2016
Được giao trọng trách chăm lo đời sống cho học viên cai nghiện nhưng bà Soa, cán bộ Trung tâm Phú Xuân lại lợi dụng làm khống giá cả,… để thu lợi.

Choáng cán bộ ‘ăn’ tiền ngân sách, tiền ăn của học viên cai nghiện
Cơ sở cai nghiện Đồng Nai nơi xảy ra vụ việc
Chiều ngày hôm qua (17/8), PV đã có buổi làm việc trực tiếp với giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai (viết tắt là Cơ sở cai nghiện, tên cũ là Trung tâm cai nghiện Xuân Phú, đóng tại xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).
Nội dung làm việc của chúng tôi nhằm làm rõ thông tin liên quan đến một số cán bộ của cơ sở đã nâng khống giá thức ăn, giá mua hàng,… để ăn chặn tiền ngân sách và tiền ăn của học viên cai nghiện.
Theo đó, ông Hồ Trí Lịch, giám đốc cơ sở cho biết, trước đây, học viên cai nghiện tại trung tâm này chỉ khoảng từ hơn 60/80 học viên/đợt nên việc quản lý diễn ra dễ dàng hơn. Từ tháng 1/2016, ông Lịch chính thức về làm lãnh đạo cơ sở này.
Sau khi nhận công tác, khoảng 26/1, ông Lịch cho thành lập tổ Quản trị đời sống với mục đích cải thiện tốt hơn nữa đời sống cho các học viên và Ban giám đốc đã ra quyết định giao cho bà Đinh Thị Soa làm tổ trưởng để quản lý tổ này.
Nhưng đến tháng 4/2016 số lượng học viên cai nghiện bắt đầu tăng lên vì lý do các địa phương thu gom người nghiện đưa về cơ sở cai nghiện. Theo đó, từ ngày 1/4 – 22/5 tăng lên được 350 học viên và cho đến cuối tháng 5/2016 là con số học viên nhập cơ sở cai nghiện lên đến 400 người.
Ông nói rằng, thời điểm này thấy học viên tăng nhanh, ông sợ có nhiều vấn đề phát sinh nên lo lắng các học viên chịu thiệt thòi vì vậy đã đề nghị kế toán kiểm tra sổ sách thu chi của các tháng. Bước đầu kiểm tra, kế toán báo lại sổ sách có vấn đề, nhiều mặt hàng bị nâng khống,…
Và nhiều chỗ ví dụ như học viên nhập trung tâm vào buổi chiều đáng lẽ chỉ lập giấy tờ bữa ăn tối tuy nhiên bà Soa lại lập khống lên ăn cả ngày. Chẳng những thế bà ta còn tự ý đặt chênh lệch giá với đối tác bán hàng cho cơ sở cai nghiện để thu lợi số tiền còn lại. Vì vậy Ban giám đốc đã họp và thành lập tổ kiểm tra.
Qua kiểm tra chính thức, phát hiện bà Soa đã nâng khống rất nhiều mặt hàng của tháng 4 và tháng 5 với tổng số tiền chênh lệch của 2 tháng lên khoảng 90 triệu. Ngoài ra còn có 7 triệu đồng của gia đình các học viên ký gửi cho các học viên chi tiêu nhưng bà Soa cũng ghi khống lên.
Trong tháng 4, bà Soa đã “trục lợi” được khoảng 20 triệu đồng. Còn tháng 5, bà ta đã lập hồ sơ với số tiền chênh lệch khoảng 70 triệu đồng nhưng do phát hiện kịp thời nên số tiền này vẫn nằm trong ngân sách. Lý do là tháng 5 số tiền chưa được chi ra do cơ sở cai nghiện chưa chuyển cho đối tác hoặc do phía đối tác chưa chuyển hoàn lại số tiền dư cho cơ sở. Đồng thời sau khi vụ việc được Ban giám đốc phát hiện thì mọi giao dịch với đối tác đang được phong tỏa lại, chờ ý kiến của cơ quan chức năng.
“Vì vậy cho đến thời điểm phát hiện, cơ sở mới chỉ thất thoát khoảng 20 triệu đồng tiền ngân sách và 7 triệu đồng ăn chặn tiền của gia đình học viên ký gửi”, ông Lịch thông tin.
Trong vụ việc này cơ sở cai nghiện xác định ít nhất có 4 người liên quan cụ thể gồm bà Đinh Thị Soa (tổ trưởng Tổ quản trị đời sống của cơ sở cai nghiện); bà Ngô Thị Oanh (thủ quỹ kiêm thủ kho); ông Hoàng Đức Hậu (quyền trưởng phòng Tổ chức hành chính kế toán) và ông Hà Xuân Thọ (kế toán trưởng).
Trong số này, bà Soa được cho là người đứng đầu trong vụ việc. Ông Thọ là người có trách nhiệm kiểm tra giám sát nhưng lại để sự việc xảy ra, sau đó còn nhận 2,3 triệu từ bà Soa; Oanh người quản lý việc xuất nhập hàng ra vào kho nhưng lại để Soa “làm loạn” và có nhận của Soa 1,3 triệu còn ông Hậu là người có trách nhiệm quản lý nhưng để sự việc xảy ra và đến nay cũng chưa xác định ông Hậu có nhận tiền từ bà Soa hay không.
Ông Lịch nói thêm: “May mắn chúng tôi đã phát hiện sự việc sớm để ngăn chặn kịp thời nên thất thoát chưa lớn, tuy nhiên đó cũng là bài học. Sau khi vụ việc xảy ra, số tiền mà Soa thu được nhờ kê khống giấy tờ chúng tôi đã thu lại, lập biên bản tạm giữ. Chuyển báo cáo sự việc lên Sở Lao động thương binh và xã hội (LĐTBXH). Còn đến nay vẫn chưa thấy Công an đến làm việc. Về những cán bộ có liên quan thì hiện chúng tôi đã chuyển Soa sang làm một công việc khác (giúp việc cho người khác), riêng những người còn lại hiện vẫn đảm nhiệm vị trí cũ và chờ ý kiến xử lý của các cơ quan chức năng”.
Chiều cùng ngày, ông Hồ Văn Lộc, phó giám đốc Sở LĐTBXH cũng cho PV Người Đưa tin biết, trong bốn người liên quan đến vụ ăn chặn tiền, Sở đã chỉ đạo cơ sở cai nghiện chuyển công tác đối với 3 người gồm: bà Đinh Thị Soa, bà Ngô Thị Oanh và ông Hà Xuân Thọ, Riêng ông Hoàng Đức Hậu (quyền trưởng phòng Tổ chức hành chính kế toán) là quản lý nên vẫn giữ nguyên chức vụ chờ kết quả điều tra của cơ quan công an.
Cũng theo ông Lộc toàn bộ hồ sơ liên quan đến sự việc trên đã được Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai chuyển qua Công an tỉnh Đồng Nai để tiếp tục tiến hành điều tra làm rõ. Vì vậy hiện vẫn phải chờ kết quả điều tra của công an rồi mới có hình thức xử lý cụ thể đối với những người liên quan.

Ông Lộc cũng cho biết thông tin từ một số tờ báo đăng tải vụ việc này có một số điều chưa chính xác, đúng với thực tế.
Nguyễn Nhâm

Xây lò đốt rác bệnh viện mất tiền tỷ, 8 năm bỏ hoang

Lò đốt rác hơn một tỷ đồng bị bỏ hoang suốt 8 năm. (Hình: VnExpress)
Lò đốt rác hơn một tỷ đồng bị bỏ hoang suốt 8 năm. (Hình: VnExpress)
BÌNH PHƯỚC (NV) – Ðược đầu tư hơn một tỷ đồng lắp đặt lò xử lý rác thải y tế, nhưng 8 năm qua bệnh viện đa khoa huyện Bù Ðốp chưa một lần sử dụng.
Theo báo điện tử VNExpress, ngày 18 tháng 8, năm 2008, thực hiện “Dự án y tế nông thôn,” Sở Y Tế tỉnh Bình Phước đầu tư lắp đặt cho bệnh viện đa khoa huyện Bù Ðốp lò đốt rác thải y tế cỡ nhỏ sử dụng điện, thiết bị công nghệ được sản xuất tại Hoa Kỳ, trị giá hơn một tỷ đồng.
Tháng 4 tháng 2011, bệnh viện xây xong và đưa hệ thống xử lý rác thải vào sử dụng. Tuy nhiên, do không được tập huấn cách vận hành, nên nhân viên bệnh viện đều “ngơ ngác” với hệ thống máy đốt rác thải.
Liên hệ với công ty cung cấp lắp ráp nhờ hỗ trợ, bệnh viện “tá hỏa” khi được biết đây là “công nghệ không còn được sử dụng,” nên cũng không còn người để hướng dẫn. “Họ trả lời vậy nên chúng tôi đành ‘bó tay’ và lò đốt cứ mãi bị bỏ hoang,” ông Ngô Văn Nguyên, giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Bù Ðốp, nói.
Ðể xử lý rác thải y tế mỗi ngày, những năm qua bệnh viện này phải hợp đồng với công ty Môi Trường Xanh Bình Phước thu gom, đơn giá mỗi kg rác 20,000 đồng. Mỗi ngày bệnh viện thải ra khoảng 90 kg rác, vị chi bệnh viện phải trả trên 650 triệu đồng/năm. Toàn bộ chi phí chi này được lấy từ nguồn của bệnh viện.
Cũng theo ông Nguyên, vì bỏ quá lâu nên bây giờ cũng chẳng biết lò đốt rác còn hoạt động được nữa không. “Giữ cũng khó mà bỏ cũng chẳng xong. Chúng tôi nhiều lần gửi đơn kiến nghị mà Sở Y Tế chưa giải quyết, trong khi càng để lâu thì bệnh viện càng tốn kém,” ông Nguyên than.
Chưa hết, ngoài lò đốt rác, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, hệ thống xử lý nước thải y tế của bệnh viện cũng chưa một lần vận hành được. Theo thiết kế, nước thải y tế từ các phòng và các khoa trong bệnh viện sẽ qua đường ống chảy ra bể chứa, sau đó được đẩy lên bồn, lọc hết vi khuẩn độc hại trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, nguồn nước thải này không chảy ra bể chứa mà thấm thẳng xuống đất.
“Nước thải y tế là loại chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm. Mỗi ngày, hàng chục khối nước thải y tế của bệnh viện vẫn ngày đêm ngấm vào mạch nước ngầm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của dân cư trong khu vực,” ông Nguyên thừa nhận và cho biết đã kiến nghị lên cấp trên để… khắc phục, nhưng chưa được giải quyết. (Tr.N)

Cái chết của tâm hồn người Việt Nam!

Trong chuyến thăm vùng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứng kiến cảnh chết chóc tràn bờ, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt nhận định:
“Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị."
Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu, khi làm điều tốt thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Nhưng khi lương tâm chết rồi nó không còn cắn rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi.
Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa, không còn biết đâu là xấu – tốt thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức, không còn quy tắc đạo lý nữa.
Lý trí là sự hiểu biết để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần”. Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là cái chết của lý trí không còn phân định được và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao.
Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Khi việc mưu cầu hạnh phúc cho con người đã chết thì biển chết, cá chết là hậu quả.” Lời nhận định của một nhà lãnh đạo tôn giáo quả thật rất sâu sắc và chí lý.
Đất nước VN đang đối phó với cái chết thể lý do nhiễm độc mà ai cũng thấy sờ sờ trước mắt, ngay trên mâm cơm nhà mình mỗi ngày. Nhưng sự nhiễm độc này chưa tàn phá và chết chóc cho bằng sự nhiễm độc trong tâm hồn mà Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp trong bài giảng ngày 13.06, lễ thánh Antôn tại Trại Gáo, Vinh đã nói: “Hôm nay người dân VN với mâm cơm đầy nghi nan, không biết đâu là thực phẩm bẩn – sạch và ranh giới giữa chúng rất mong manh. Một số người ham lợi nhuận, vì đồng tiền đã bán rẻ lương tâm, chế biến những thực phẩm bẩn đem bán trên thị trường.”
Hai vị chủ chăn cùng chung một nhận định về cái chết trong tâm hồn con người. Đây là thứ chất độc đáng sợ hơn cả! Bởi độc bên ngoài, theo thời gian người ta có thể cùng chung tay loại trừ nó, nhưng độc tố hận thù trong lòng khiến người ta hại nhau, giết nhau một cách thản nhiên thì không còn thời gian để cứu vớt.
Máu độc trong tâm hồn là hậu quả một nền giáo dục độc tôn do Đảng Cộng Sản VN Vô Thần cai trị hơn 70 năm ngoài Miền Bắc và hơn 40 năm trong Miền Nam. Một nền giáo dục mà theo lời nhận định của Đức Cha Phaolô là “đã bị nhiễm bẩn” bởi lòng bạo lực, thù hận và ích kỷ. Bao thế hệ trẻ VN dưới mái trường XHCN đã được “dạy” cho biết về lòng thù hận đối với Mỹ, Ngụy. Tôi còn nhớ như in ngày mình được học về lòng căm thù “thằng Ngụy”. Đầu óc non nớt trẻ thơ chưa hiểu “thằng Ngụy” là thằng nào mà nó phải đáng nguyền rủa như thế! Tôi đem thắc mắc ấy về hỏi Cha tôi, vốn là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, Cha tôi cười chua chát và chỉ vào mình:
“Là thằng này đó con!”
Những khái niệm về sự quảng đại, lòng bao dung, ơn tha thứ là những mệnh đề khó hiểu. Bởi thế, khi cá chết trắng Miền Trung, bao gia đình đớn đau tuyệt vọng, đói khát lầm than, nhiều người đến làm từ thiện thì họ lại nêu ra câu hỏi: “làm từ thiện để làm gì?”, trên một chương trình truyền hình hẳn hoi.
Sự im lặng, làm ngơ của nhà cầm quyền trước tình trạng nhiễm bẩn môi trường biển, cá chết hàng loạt hơn 70 ngày qua không phải là ngẫu nhiên. Họ thừa cơ sở dữ liệu để có thể tuyên bố nguyên nhân trong 1 ngày, nhưng cố tình che đậy. Đó chính là thứ độc hại trong tâm hồn mà CS đã chủ mưu từ khi lên cầm quyền.
Giả như tuyên bố nhanh nhà máy Formosa là thủ phạm thì chẳng khác nào thừa nhận việc làm phi nhân của mình khi vì lợi lộc của một nhóm lợi ích mà gây thiệt hại cho toàn dân. Nếu chỉ mặt Formosa cũng đồng nghĩa việc thừa nhận hối lộ, để làm ngơ cho Trung cộng hoàn toàn thao túng trên đất Việt.
Vì lẽ, Cộng sản xây dựng học thuyết không phải trên lòng yêu thương, tình đồng loại hay sự dấn thân cho lợi ích cộng đồng mà hoàn toàn ngược lại. Sức mạnh của người Cộng sản hình thành trên nền tảng của lòng ích kỉ, tính thù hận và óc vụ lợi. Lúc mới hình thành, người Cộng sản đã dựa vào hạt gạo tình thương của nhân dân để mà sống, đến khi phát triển, có chỗ dựa thì họ quay sang đề phòng nhân dân và hoàn toàn xa rời nhân dân.
Đến khi nắm quyền lực trong tay, họ tồn tại bằng cách duy trì lòng thù hận, giáo dục về lòng thù hận và phát triển lòng thù hận. Lòng thù hận luân chuyển trong lòng chế độ như một thứ máu độc, nó kích thích tính ích kỉ, sự dửng dưng và vô cảm trước nỗi đau đồng loại. Và chưa bao giờ mà thứ máu độc này lại hoành hành trên dân tộc Việt Nam như bây giờ.
Và một khi chất độc tâm hồn đã gây cái chết trong lòng người, thì mọi thứ độc tố bên ngoài chỉ còn là phụ tùy.
08/17/2016 - 14:22
GNsP...

Nguồn: Dòng Chúa Cứu Thế
(Các bài viết trong mục Blog thể hiện quan điểm riêng của tác giả)