Sunday, October 5, 2014

Người biểu tình ở Hong Kong từng chat không cần Internet

Theo Sohoaexpress-09:54, 06/10/2014
FireChat là ứng dụng được nhiều người biểu tình ở Hong Kong dùng để giao tiếp với nhau nhờ việc nội dung trò chuyện không bị kiểm duyệt do dùng kết nối Bluetooth.

Theo VOANews, rất nhiều trong số những người biểu tình tại Hong Kong đã dán mắt vào ứng dụng FireChat trên smartphone. Phần mềm này cho phép họ giao tiếp ngay cả khi mạng di động bị nghẽn hoặc mất sóng.

GTY-hong-kong-1-kab-141001-16x-5343-1920
Người biểu tình trên đường phố Hong Kong. Ảnh: Chris McGrath/Getty.

FireChat được phát hành bởi công ty Open Garden vào đầu năm 2014. Thông thường, các thiết bị di động sẽ giao tiếp với nhau thông qua Internet dù là dùng mạng viễn thông hay Wi-Fi, sau đó các thông tin sẽ được gửi đến máy chủ từ xa. Điểm nút này đồng nghĩa với việc chính phủ hoặc các cơ quan chức năng có thể kiểm soát hay chặn toàn bộ nội dung trao đổi thông qua ISP (Nhà cung cấp dịch vụ Internet). Bằng chứng là Instagram và các mạng xã hội tại Trung Quốc đều bị kiểm duyệt thậm chí là cấm dùng để ngăn cản việc cập nhật tình hình biểu tình từ Hong Kong.

FireChat đã giải quyết vấn đề này khi không dùng đến Internet. Thay vì kết nối đến những máy chủ từ xa, phần mềm sử dụng Bluetooth, một giao tiếp nội bộ quen thuộc có trên hầu hết smartphone để tạo thành vòng kết nối. Bất cứ ai bật Bluetooth trong bán kính 70 mét và dùng FireChat đều có thể trò chuyện trong nhóm với nhau.

image1-JPG-4023-1412402486.jpg
Giao diện ứng dụng FireChat.

Chỉ trong 24 giờ đầu tuần trước, FireChat đã có hơn 100.000 lượt tải về bởi người dùng Hong Kong. Ứng dụng này được cũng cấp miễn phí và sẽ tự động dò tìm những người đang cùng sử dụng ở xung quanh. Người dùng có thể trò chuyện về các chủ đề, chia sẻ thông tin mà không gặp bất kỳ trở ngại nào về kiểm duyệt.

Tuy vậy, việc tự do nói chuyện không có nghĩa là người dùng hoàn toàn được riêng tư. Ai cũng có thể tham gia vào mạng nội bộ này, bởi vậy không loại trừ khả năng chính phủ hoặc nhân viên an ninh sẽ giám sát được nội dung trong nhóm. Chẳng hạn những người biểu tình đang kêu gọi nhau phối hợp hành động, thông tin này sẽ được chia sẻ cho bất kỳ ai trong khu vực.

FireChat đang đau đầu để giải thích rằng dịch vụ của mình không giúp người dùng ẩn danh. Công ty phát triển ứng dụng này khuyến cáo khách hàng nên tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng bí danh để tránh việc bị nhận diện. Không có gì là bảo mật và riêng tư tuyệt đối.

Đình Nam

Hồng Kông: Chậm chạp khởi động tiến trình đàm phán

(NLĐO) – Sáng 4-10, người biểu tình vẫn bám trụ trên đường phố Hồng Kông bất chấp tối hậu thư “xóa sạch” từ phía chính quyền đặc khu. Hiện những người biểu tình và chính quyền đặc khu vẫn chưa thể phá vỡ bế tắc.

Các cuộc thảo luận sơ bộ để chuẩn bị cho cuộc đàm phán với Tổng Thư ký quản trị Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) và người biểu tình bắt đầu song tiến độ rất chậm.

Lãnh đạo sinh viên Sầm Ngao Huy (Lester Shum) đã có cuộc gặp với các quan chức cấp cao để bàn thảo các điều điện cho một cuộc gặp giữa hai bên. Đại diện lãnh đạo sinh viên cho biết hai bên thống nhất tổ chức đàm phán trực tiếp, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau.

Tuy nhiên, Sầm Ngao Huy cho biết cuộc đàm phán sẽ bị hủy bỏ nếu cảnh sát dùng vũ lực đối với người biểu tình trong ngày 6-10. Các cuộc đối thoại ban đầu được lên kế hoạch ngày 4-10 nhưng phe biểu tình đã hủy bỏ sau các vụ tấn công nhằm vào người biểu tình vào tối trước đó, khiến nhiều người bị thương.

https://www.scmp.com/sites/default/files/styles/486w/public/2014/10/06/occupycentral-dayni34a2880.jpg?itok=lGov5s7v
Cảnh sát đi về phía văn phòng chính phủ ở Thiêm Mã sáng 6-10. Ảnh: SCMP

Các phương tiện giao thông vào sáng 6-10 tránh những nơi người biểu tình chiếm đóng hơn 1 tuần qua như Vịnh Đồng La (Causeway Bay) và khu vực Kim Chung (Admiralty).

Các nhóm biểu tình vào đêm qua không còn chặn lối vào các tòa nhà chính quyền và khẳng định các viên chức có thể trở lại làm việc mà không bị cản trở. Các đám đông bên ngoài văn phòng Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh đã giảm xuống còn khoảng 50 người vào sáng sớm nay.

Nhân viên bắt đầu quay trở lại nhiệm sở ở các cơ quan chính quyền tại khu vực Thiêm Mã (Tamar), trong khi người biểu tình đồng ý mở lối đi cho nhân viên.

https://www.scmp.com/sites/default/files/styles/486w/public/2014/10/06/altahpcxo2rbssmbicfqy6jdmpas_gqwdxzgzup0hhofj46.jpg?itok=3Ha2bWhp
 Biểu ngữ của người biểu tình sáng 6-10 Ảnh: SCMP

Theo tường thuật của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, có khoảng 100 người ở khu Kim Chung (Admiralty), 100 người không có ý định rời đi tại Vịnh Đồng La (Causeway Bay) và tầm 200 người tiếp tục bám trụ ở khu vực Vượng Giác (Mong Kok).

Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh ngày 4-10 đã yêu cầu cảnh sát phải dọn dẹp các đường phố để công sở và các trường học mở cửa trở lại vào sáng 6-10.

Các trường trung học ở quận Loan Tử (Wan Chai), quận Trung và quận Tây đã mở cửa lại, trừ các trường tiểu học và mẫu giáo.

Tính đến nay, cảnh sát bắt giữ 30 người biểu tình tại Vượng Giác (Mong Kok). 20 người bị bắt trước đó đã được thả. Hôm qua (5-10), một người đàn ông bị bắt vì cố tự thiêu trước văn phòng ông Lương Chấn Anh, đòi được nói chuyện với bà Carrie Lam.

Thứ Hai, 09:09  06/10/2014
H.Bình (Theo SCMP, RTHK, SMH)

Công chức Hồng Kông trở lại làm việc khi biểu tình tạm lắng xuống

(TNO) Các công chức trở lại làm việc tại trụ sở chính quyền Hồng Kông vào sáng ngày 6.10 khi những cuộc biểu tình, làm tê liệt khu vực này trong suốt hơn một tuần qua, có dấu hiệu tạm lắng xuống trước thềm hạn chót phải giải tán.

Người biểu tình ở quận Admiralty, Hồng Kông tối 5.10 - Ảnh: AFP

Hàng chục công chức quay trở lại làm việc trong khi vài trăm người biểu tình vẫn còn tập trung quanh trụ sở chính quyền Hồng Kông, nhưng con số người biểu tình đã giảm đi so với những ngày trước đó, theo ghi nhận của AFP.

Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh trước đó cảnh báo ông sẽ “áp dụng tất cả biện pháp cần thiết để tái thiết lập trật tự xã hội”.

Ông Lương buộc phải cho đóng cửa trụ sở và các văn phòng chính quyền Hồng Kông vào ngày 3.10, khiến 3.000 công chức phải nghỉ việc ở nhà.

Chính quyền Hồng Kông ra thời hạn là vào ngày 6.10, những người biểu tình phải giải tán khỏi các con đường mà họ cố thủ suốt trên một tuần qua.

Mặc dù con số người biểu tình tập trung trước trụ sở văn phòng chính quyền Hồng Kông giảm xuống dưới 1.000, nhưng một số người biểu tình khẳng định họ không có ý định về nhà, theo ghi nhận của AFP.

AFP cho biết những người biểu tình đang bị chia rẽ trước quyết định họ nên tiếp tục cố thủ hay giải tán trước thời hạn chính quyền Hồng Kông đưa ra.

“Nếu có bạo lực xảy ra, tôi nghĩ tôi có thể về nhà”, luật sư 27 tuổi Chan Wang-Ingai, một trong những người tham gia biểu tình, cho AFP biết.

Một người biểu tình khác tên Oscar Ng khẳng định: “Chúng tôi sẽ không giải tán trước khi đạt được những gì chúng tôi muốn. Thậm chí họ có bắn chúng tôi bằng đạn cao su”.

Những người biểu tình đề nghị được tự do chọn ứng cử viên cho chức Đặc khu trưởng trong cuộc bầu cử vào năm 2017, sau khi Trung Quốc hồi tháng 8.2014 khẳng định chỉ cho phép cư dân đặc khu này chọn lựa trong số các ứng viên mà Bắc Kinh đã định sẵn.
06/10/2014 08:08
Phúc Duy

Thanh niên Trung Quốc đại lục ủng hộ biểu tình Hồng Kông

(TNO) Một nhóm thanh niên Trung Quốc đại lục đã tạo fanpage trên Facebook để huy động sự ủng hộ đối với phong trào biểu tình tại Hồng Kông.


Tờ South China Morning Post đăng tải hình ảnh chụp trang chủ của trang Facebook “Người đại lục ủng hộ Hồng Kông” (Mainlanders support Hong Kong)

Trang Facebook kể trên mang tên “Người đại lục ủng hộ Hồng Kông” (Mainlanders support Hong Kong) đã nhận được hơn 1.500 likes vào trưa 4.10 (giờ địa phương), theo ghi nhận của tờ South China Morning Post.

Lydia Liu, một trong những người lập ra trang Facebook, cho biết đã nhận rất nhiều ảnh của người ủng hộ gửi đến và những người này thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, từ sinh viên, các chuyên gia tài chính đến các nhạc sĩ.

“Chúng tôi đã thuyết phục những người ở đại học đừng cho thấy chân dung của họ. Chúng tôi không muốn họ bị rắc rối. Đã có người bị bắt tại Thâm Quyến vì bày tỏ ủng hộ biểu tình Hồng Kông”, cô Liu nói.

Liu hiện đang du học ở nước ngoài thừa nhận cô “có lẽ đã không dám làm vậy (bày tỏ sự ủng hộ đối với biểu tình Hồng Kông) nếu tôi sống ở đại lục”.

“Đối với những người đại lục sống ở Hồng Kông hoặc ở nước ngoài, chúng tôi sẽ không bị bắt khi bày tỏ sự ủng hộ của mình, ít nhất là trong một thời gian. Người đại lục cần đứng lên để bày tỏ sự ủng hộ”, nữ sinh này cho hay.

Ngoài việc nhận hình của người ủng hộ, quản trị trang “Người đại lục ủng hộ Hồng Kông” còn chia sẻ ý kiến và phân tích về phong trào biểu tình.

“Nhiều người đại lục (tại Hồng Kông) đang thể hiện sự ủng hộ của mình và lời nói của họ cần được nghe thấy”, Liu cho hay.

Tuy nhiên, theo khảo sát của South China Morning Post, cộng đồng người Trung Quốc đại lục tại Hồng Kông có nhiều ý kiến khác nhau về cuộc biểu tình.

Một số người đại lục cư ngụ tại Hồng Kông nói với tờ báo có trụ sở đặt tại đặc khu này rằng họ đồng cảm với phong trào biểu tình. Tuy nhiên, trong các cuộc phỏng vấn với South China Morning Post, một số sinh viên đại lục cho biết họ tránh xa các cuộc biểu tình và chỉ muốn tập trung vào việc học.
05/10/2014 09:00
Hoàng Uy

PICS:Tường thuật từ Hồng Kông: Trắng đêm sôi sục ở Mong Kok

(TNO) “Tôi không sợ hãi thì không quan trọng lắm đâu. Điều quan trọng hơn là tất cả mọi người đều không sợ hãi”, So, sinh viên 21 tuổi, nói trước giờ tối hậu thư của chính quyền hết hạn vào 6.10, trong đó đe dọa sẽ “dùng mọi biện pháp để khôi phục trật tự”.

Sáng 6.10 đánh dấu cuộc biểu tình ở Hồng Kong đã bước qua ngày thứ 9. Trước đó, tối 4.10, Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh cảnh báo chính quyền và cảnh sát quyết tâm dùng mọi biện pháp cần thiết để khôi phục trật tự xã hội để hôm nay, 6.10, chính quyền và người dân trở lại làm việc bình thường.

Đến 23 giờ 30 ngày 5.10, ở Mong Kok, tôi vẫn không thấy có dấu hiệu người biểu tình di chuyển khỏi vị trí của họ trên đường phố. Mặc dù số lượng người biểu tình tối chủ nhật không đông bằng tối thứ bảy nhưng những người bám trụ tỏ vẻ kiên quyết và không sợ hãi với các biện pháp đe dọa của chính quyền.


Người biểu tình tập trung trước tòa nhà làm việc của Đặc khu trưởng đêm 5.10 - Ảnh: Nguyễn Thành Trung

Khoảng 22 giờ ngày 5.10, Tổng thư ký Tổng hội sinh viên Hồng Kong (HKFS) Alex Chow cho biết HKFS đang chuẩn bị để nối lại đàm phán với chính quyền sau khi đưa ra hai điều kiện: chính quyền phải hứa điều tra vụ tấn công người biểu tình vào ngày 3.10, và không được dùng vũ lực để trấn áp người biểu tình.

Chow cho biết Tổng hội sinh viên sẽ không nhường bước đối với yêu cầu đòi quyền công dân được đề cử ứng viên cho cuộc tổng tuyển cử đặc khu trưởng vào năm 2017 (civic nomination) và bãi bỏ khu vực bầu cử theo nghiệp đoàn (functional constituency) cho cuộc bầu cử lập pháp Hồng Kông. Hiện nay khu vực bầu cử theo nghiệp đoàn chiếm 35 trong tổng số 70 ghế trong Hội đồng lập pháp, vốn được cho thân Trung Quốc; 35 ghế còn lại được bầu cử theo khu vực địa lý (geographical constituency).

 
Cảnh sát ở khu Mong Kok - Ảnh: Nguyễn Thành Trung

Trong đêm 5.10, hơn 80 giáo sư và học giả từ 8 trường đại học hàng đầu ở Hồng Kông cùng ký tên vào bản đề nghị chính quyền phải đáp ứng yêu cầu của sinh viên với hành động cụ thể và tránh dùng bạo lực đối với người biểu tình. Trước đó, tối 4.10, Ủy ban hiệu trưởng các trường đại học ra thông báo yêu cầu sinh viên rời khỏi các khu vực biểu tình và đặt an toàn cá nhân lên trên, nhưng nhiều bạn trẻ nói rằng chính bạo lực khiến họ ở lại.

Hai sinh viên So và Ben, cùng 21 tuổi, khi được hỏi có sợ hãi khi biết Đặc khu trưởng ra cảnh báo sẽ dùng mọi biện pháp để lập lại trật tự vào đêm nay không, cả hai đều lắc đầu một cách dứt khoát.


 So (trái) và Ben (phải) - Ảnh: Nguyễn Thành Trung

Hai sinh viên này cùng ở ngay tuyến đầu, đối diện với cảnh sát tại trước tòa nhà chính quyền. So từng bị cảnh sát xịt hơi cay vào ngày 28.9, nhưng So không lùi bước. So nói bạo lực sẽ chỉ làm họ mạnh mẽ hơn mà thôi. Hai bạn trẻ này cho biết đêm nay họ sẽ ngủ lại đây, ngay trên đường phố. So và Ben chỉ những người xung quanh: “Anh nhìn xem, chúng tôi không cô đơn đâu”.

Khi tôi nói cảm ơn các bạn, So siết chặt tay tôi và nói: “Việc tôi không biết sợ hãi thì không quan trọng lắm. Điều quan trọng hơn là tất cả mọi người đều không sợ hãi”. So và Ben cho biết họ sẽ vẫn tiếp tục ở tuyến đối đầu trực diện với cảnh sát vào tuần tới.

Tôi chứng kiến nhiều người vẫn kiên trì bám trụ ở khu vực Mong Kok. Sau hai ngày căng thẳng giữa những người biểu tình và những nguời phản đối biểu tình, tình hình tối 5.10 có vẻ êm dịu hơn khi cảnh sát xuất hiện dày đặc để ngăn chặn va chạm giữa hai nhóm này.


Ở khu Mong Kok, người biểu tình vẫn còn tập trung đông đúc (chụp lúc 23 giờ ngày 5.10) - Ảnh: Nguyễn Thành Trung

Cuộc kháng nghị trên đường phố mặc dù đang vào giai đoạn cuối nhưng có vẻ không kết thúc vào sáng 6.10 như cảnh báo của Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh.

Cuộc đàm phán cải cách chính trị trên bàn thương lượng giữa Tổng hội sinh viên Hồng Kông (HKFS) và bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nếu được nối lại sẽ không có nhiều dấu hiệu khả quan. Cuộc đàm phán không những kéo dài mà có thể không đem lại hiệu quả, bởi quyền quyết định công dân tự đề cử ứng viên cho cuộc tổng tuyển cử 2017 theo yêu cầu của Tổng hội sinh viên Hồng Kông lại không nằm trong tay những nhà lãnh đạo ở Hồng Kông, mà ở tận Bắc Kinh.

06/10/2014 07:30
Nguyễn Thành Trung (từ Hồng Kông)

Joshua Wong: ‘100,000 người Hồng Kông biểu tình làm Trung Quốc lo sợ’

LTS - Tối Chủ Nhật vừa qua, tình hình tại khu trung tâm Hồng Kông rất căng thẳng, vì chính quyền muốn sinh viên và học sinh phải giải tán, gỡ bỏ những hàng rào, để các văn phòng chính phủ và trường học tái hoạt động. Trong lúc theo dõi tình hình, hai phóng viên, Mai Phi Long của đài truyền hình SBTN, và Ðỗ Dzũng của nhật báo Người Việt, bất ngờ gặp anh Joshua Wong, một trong những nhân vật chủ chốt tạo nên cuộc biểu tình làm chấn động thế giới trong những ngày qua. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn chớp nhoáng này.

Mai Phi Long: Tôi biết, trong vài giờ qua có rất nhiều thương thuyết không chính thức giữa chính quyền và sinh viên, và giữa các nhóm sinh viên, để tìm giải pháp chấp dứt tình trạng hiện nay. Nhìn lại những ngày qua, kết luận của anh là gì?

Joshua Wong: Chúng tôi cả trăm ngàn người tham gia biểu tình một cách ôn hòa. Tôi tin rằng điều này đã gởi cho đảng Cộng Sản Trung Quốc một thông điệp rất rõ ràng và làm họ lo sợ. Ðó là, người dân Hồng Kông phải có quyền chọn người lãnh đạo cho mình.

Mai Phi Long: Mọi người đang chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra trong những giờ tới, mặc dù chưa biết sẽ sao? Sau ngày hôm nay, mọi chuyện sẽ như thế nào?

Joshua Wong: Chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi mọi người tham gia biểu tình ôn hòa, chiếm đóng một số đường phố, cho đến khi đạt mục tiêu, Ðó là ông Lương Chấn Anh phải từ chức và mọi người dân Hồng Kông có quyền chọn lựa người đại diện cho mình.

Ðỗ Dzũng: Tối hôm nay, có một số người rút lui không biểu tình nữa. Một số khác rút lui khỏi Mong Kok về nhập vào với nhóm lớn hơn ở Admiralty. Xin anh giải thích chuyện này?

Joshua Wong: Ðó là tự do của mỗi nhóm sinh viên, họ có sự độc lập của họ, chúng tôi không thể làm gì khác hơn. Chúng tôi đấu tranh cho tự do của người Hồng Kông thì không có lý gì chúng tôi giới hạn sự tự do đó.


Joshua Wong, một trong những nhân vật chủ chốt tạo nên cuộc biểu tình làm chấn động thế giới (Hình: Getty Images)

Ðỗ Dzũng: Anh có nghĩ việc này sẽ làm cho phong trào sinh viên yếu đi, hay mạnh hơn?

Joshua Wong: Tôi nghĩ nó sẽ mạnh hơn nhiều. Một điều chắc chắn là chúng tôi luôn muốn có nhiều người tham gia vào cuộc biểu tình này và mục tiêu của chúng tôi là đòi hỏi quyền lợi cho người Hồng Kông.

Ðỗ Dzũng: Với những thương thuyết giữa hai bên, chính quyền Hồng Kông và sinh viên, hiện đang bị bế tắc. Trong khi đó, hàng ngàn sinh viên vẫn chưa chịu rút khỏi các nơi đang chiếm đóng. Ông Lương Chấn Anh cũng đưa ra “tối hậu thư” là sáng Thứ Hai mọi chuyện phải bình thường. Anh có lo là cảnh sát sẽ ra tay trong những ngày tới.

Joshua Wong: Tôi nghĩ là họ sẽ không dám làm, vì chúng tôi biểu tình bất bạo động. Chúng tôi chỉ muốn bày tỏ quan điểm của chúng tôi. Ðó là tương lai của chúng tôi.
10-05-2014 5:50:55 PM
Mai Phi Long/SBTN và Ðỗ Dzũng/Người Việt  (thực hiện)

Bất ổn Hồng Kông: Bám trụ hay rút lui?

(Baodatviet) - Trong khi nhóm Chiếm trung tâm quyết định rút lui thì Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) và phong trào Scholarism vẫn bám trụ.

Mâu thuẫn

Ngày 5/10, lực lượng biểu tình ở Hong Kong nảy sinh mâu thuẫn về việc rút khỏi một số địa điểm biểu tình trong thành phố.

Liên đoàn Sinh viên Hong Kong (HKFS) và phong trào Scholarism của học sinh 17 tuổi Joshua Wong đều tuyên bố sẽ không rút lực lượng ra khỏi khu mua sắm Mongkok.
“Chúng tôi sẽ bám trụ ở đây để bảo vệ khu vực này. Chúng tôi phải làm gì đó” - sinh viên 21 tuổi Bosco Leung tuyên bố.

Cảnh sát Hồng Kông và người biểu tình đối đầu tại khu mua sắm Mong Kok hôm 5/10
Cảnh sát Hồng Kông và người biểu tình đối đầu tại khu mua sắm Mongkok hôm 5/10

Trước đó, phong trào Chiếm trung tâm cho hay lượng người biểu tình của nhóm này sẽ rút khỏi khu Mongkok và chỉ tập trung biểu tình tại quận Admiralty.

Các thủ lĩnh Chiếm trung tâm cũng cho biết sẽ mở đường cho công chức Hồng Kông trở lại làm việc ở tòa nhà chính phủ ở trung tâm thành phố.

Trong buổi tối, nhiều người biểu tình thuộc nhóm Chiếm trung tâm bật khóc khi rời khu Mongkok. “Chúng tôi rời đi vì không muốn đổ máu. Chúng tôi sẽ trở lại nếu chính phủ không chịu đàm phán” - học sinh 16 tuổi Tang Sin -Tung nghẹn ngào.

Động thái trên diễn ra sau khi chính quyền Hồng Kông khẳng định sẽ mở cuộc đàm thoại với các thủ lĩnh sinh viên về cải cách hiến pháp nếu các rào chắn được dỡ bỏ khỏi các con đường.

Trong một tuyên bố, giới chức Hồng Kông kêu gọi thông thoáng lại những con đường chính ở Admiralty và cây cầu nối các văn phòng chính quyền đến những tuyến đường xung quanh được mở lại để các nhân viên có thể vào các tòa nhà ở khu vực này.

Trước đó, hôm 4/10, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh cảnh báo phong trào “chiếm lĩnh trung tâm” có thể vượt ngoài tầm kiểm soát, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho an ninh và trật tự công cộng.

Ông Lương cho biết điều cấp thiết nhất là dọn lối ra vào cho các trụ sở chính quyền vào ngày 6/10 để 3.000 nhân viên chính quyền có thể đi làm phục vụ nhân dân bình thường trở lại.

"Hồng Kông nên tự hào về thế hệ trẻ"

Theo khảo sát của South China Morning Post, cộng đồng người Trung Quốc đại lục tại Hồng Kông có nhiều ý kiến khác nhau về cuộc biểu tình.

Một số người đại lục cư ngụ tại Hồng Kông nói với tờ báo có trụ sở đặt tại đặc khu này rằng họ đồng cảm với phong trào biểu tình. Tuy nhiên, trong các cuộc phỏng vấn với South China Morning Post, một số sinh viên đại lục cho biết họ tránh xa các cuộc biểu tình và chỉ muốn tập trung vào việc học.

Trước đó, du khách Trung Quốc đại lục tới Hồng Kông trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay cũng thể hiện thái độ khác nhau đối với cuộc biểu tình đòi dân chủ.

“Nhìn vào thế hệ trẻ của một nơi là biết tương lai của nơi đó. Hồng Kông nên tự hào về thế hệ trẻ của họ”, Ding - một giáo viên dạy cấp 2 từ Thâm Quyến, Trung Quốc - nhận xét khi đi một vòng qua khu vực biểu tình ở quận Admiralty của Hồng Kông ngày 1/10.

Ông Hu Yang, một giáo sư về thiết kế đến từ Hàng Châu, bày tỏ sự nể phục đối với giới sinh viên Hồng Kông. “Tôi dành sự tôn trọng lớn cho các sinh viên trẻ tuổi của Hồng Kông. Họ đang đi tiên phong trong thời điểm của thay đổi và cải cách này. Họ sẽ là những người tạo ra thay đổi cho Hồng Kông, và thậm chí là cả Trung Quốc”.

Trong khi đó, một số du khách đại lục thậm chí cảm thấy bực bội khi thấy biểu tình lớn.
“Tôi chẳng hiểu cái quái gì đang diễn ra ở Hồng Kông nữa? Tôi thấy rất bất tiện khi phải kéo hai vali to tới khách sạn vì tài xế taxi không chịu đưa tôi tới nơi. Cửa hiệu thì đóng, nhà hàng thì hết đồ ăn. 

Liệu tôi làm được gì ở đây?”, du khách Zheng Tian, 40 tuổi, từ Ninh Ba, càu nhàu.

Một nhóm thanh niên Trung Quốc đại lục đã tạo fanpage mang tên “Người đại lục ủng hộ Hồng Kông” (Mainlanders support Hong Kong) trên Facebook để huy động sự ủng hộ đối với phong trào biểu tình tại Hồng Kông.

Trang này nhận được hơn 1.500 likes vào trưa 4/10 (giờ địa phương), theo ghi nhận của tờ South China Morning Post.

Minh Thái (Tổng hợp)

Trong nửa tháng, nhà cầm quyền huyện thua kiện 75 lần

LONG AN 5-10 (NV) .- Trong 15 ngày từ 8 đến 23 tháng Chín, 2014, Tòa án huyện Tân Trụ, tỉnh Long An đưa 75 vụ dân kiện chính quyền huyện Tân Trụ ra xử và nhà cầm quyền huyện Tân Trụ thua cả 75 vụ.   


Dân chúng xã An Nhựt Tân mừng thắng kiện ngay tại chòi giữ đất ở giữa cánh đồng có diện tích 120 héc ta. (Hình: Tuổi Trẻ)

Đây là lần thứ hai, nhà cầm quyền huyện Tân Trụ thua kiện khi ban hành các quyết định liên quan đến việc thu hồi đất để xây dựng Khu Công nghiệp An Nhựt Tân.

Năm 2006, nhà cầm quyền tỉnh Long An ban hành “chủ trương” thu hồi 120 héc ta đất trồng lúa để giao cho Công ty Thép Long An xây dựng Khu công nghiệp An Nhựt Tân. Năm 2007, nhà cầm quyền huyện Tân Trụ ban hành “quyết định bồi thường” để lấy đất của 82 gia đình ở xã An Nhựt Tân xây dựng Khu Công nghiệp này.

Bị dân chúng phản ứng dữ dội vì lạm quyền, năm 2008, nhà cầm quyền tỉnh Long An mới làm “Tờ trình” gửi Thủ tướng CSVN xin thành lập Khu Công nghiệp An Nhựt Tân.

Sau đó nhà cầm quyền huyện Tân Trụ mới ban hành “quyết định thu hồi đất”. Do tiền bồi thường rẻ mạt, nơi được xác định là khu vực tái định cư vẫn chỉ là bãi đất hoang, năm 2010, tất cả 82 gia đình này kiện nhà cầm quyền huyện Tân Trụ ra tòa. Ở phiên sơ thẩm, Tòa án huyện Tân Trụ bác đơn kiện.

Năm 2011, Tòa án tỉnh Long An đưa vụ kiện ra xử phúc thẩm. Theo Tòa án tỉnh Long An, nhà cầm quyền huyện Tân Trụ đã vi phạm pháp luật hiện hành: Ra “quyết định bồi thường đất” trước khi ban hành “quyết định thu hồi đất” đến cả năm. Cũng vì vậy, gía bồi thường không sát với giá trị thực tế của đất và các tài sản có trên đất ở thời điểm ban hành “quyết định thu hồi đất”. Tòa án tỉnh Long An yêu cầu chính quyền huyện Tân Trụ hủy các quyết định liên quan đến bồi thường.

Sau khi thua kiện lần đầu, năm 2013, nhà cầm quyền huyện Tân Trụ ban hành các quyết định bồi thường” khác. Tuy nhiên dân chúng xã An Nhựt Tân không tán thành bởi việc bồi thường vẫn không thỏa đáng. Cả 75 gia đình được giao những “quyết định bồi thường” này tiếp tục kiện chính quyền huyện Tân Trụ ra Tòa án huyện Tân Trụ.

Lần này, Tòa án huyện Tân Trụ không chỉ chấp nhận đơn khởi kiện mà còn tuyên hủy “quyết định bồi thường” của chính quyền huyện Tân Trụ đối với từng gia đình trong số 75 gia đình nộp đơn kiện.

Theo Tòa án huyện Tân Trụ, các “quyết định bồi thường” mà nhà cầm quyền huyện Tân Trụ ban hành hồi năm ngoái đều dựa trên những quyết định mà Tòa án tỉnh Long An đã từng tuyên hủy vào năm 2011 nên trái pháp luật, gây thiệt hại cho công dân.

Trước sự kiện vừa kể, viên Chủ tịch tỉnh Long An tên là Đỗ Hữu Lâm, cho rằng, nhà cầm quyền huyện Tân Trụ sai vì “quá nhiệt tình”, ngay khi tỉnh vừa mới có “chủ trương” đã ban hành “quyết định bồi thường”.

Tuy dân chúng xã An Nhựt Tân thắng kiện, 75 “quyết định bồi thường” đã bị hủy nhưng những “quyết định thu hồi đất” vẫn còn hiệu lực, 120 héc ta đất trồng lúa ở xã An Nhựt Tân vẫn có thể bị thu hồi bất kỳ lúc nào. (G.Đ)

10-05-2014 11:15:40 AM 
Theo Người Việt 

Trộm cắp hoành hành giữa ban ngày, công an "bó tay"!

VŨNG TÀU (NV)- Đối phó với nạn trộm đêm chưa dứt, thì giờ đây người dân thành phố Vũng Tàu lại phải mệt mỏi chống chọi với nạn trộm cắp ban ngày liên tục xảy ra, gây không ít hoang mang lo lắng.


Một số dụng cụ phá khóa do kẻ trộm bỏ lại hiện trường (Hình: báo Người Lao động)

Thời gian gần đây, tại thành phố Vũng Tàu liên tục xảy ra các vụ trộm cắp nhà dân. Điều đáng nói là nếu như trước đây bọn trộm cắp thường chọn ban đêm để ra tay, thì nay bọn chúng trộm vào ban ngày.

Thời điểm để hành động thường là từ sau 7 giờ sáng đến 11 giờ trưa và từ sau 14 giờ đến trước 17 giờ. Đây là những khoảng thời gian mà nhiều nhà khóa cửa đi làm, nên bọn trộm có đủ giờ ra tay mà không lo sợ bị phát hiện.

Chỉ trong vòng 5 ngày giữa tháng Chín, 2014 bọn trộm đã làm 4 vụ trộm cắp tài sản nhà dân với cùng một phương thức, thủ đoạn: phá khóa cửa đột nhập vào trong nhà.

Một vài trường hợp được nêu ra trên báo cho thấy, khoảng 18 giờ ngày 15 tháng 9, bà Đỗ Thị Rỡ, ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa phát hiện phát hiện kẻ gian phá khóa cửa đột nhập vào nhà lấy đi toàn bộ tài sản có giá trị như: máy tính xách tay, tivi, tiền mặt và nhiều thứ khác có giá trị gần $5,000 USD.

Đến ngày 18 tháng Chín, tại nhà ông Lê Ngọc Tam ở đường Bình Giã, khi gia đình trở về nhà sau ngày làm việc mệt mỏi lúc xế chiều thì đã phát hiện cửa nhà bị phá khóa, kẻ gian đã trộm cắp lấy đi một số tài sản trị giá khoảng $1,500 USD.

Cũng trong ngày này, sau khi khóa cửa nhà đi công việc lúc gần 9 giờ sáng, đến gần 11 giờ khi trở về nhà thì ông Chu Tiến Bình, ở đường Ba Cu đã phát hiện bị trộm đột nhập vào nhà bằng cách phá khóa cổng, leo lên lầu gom lấy tài sản gồm: 1 máy tính xách tay, $1,200 tiền mặt, 4 lượng vàng SJC và một số nữ trang, tổng thiệt hại khoảng $10,000 USD.

Gần đây nhất là vào ngày 19 tháng Chín, sau khi ra ngoài trở về nhà vào lúc 8 giờ 45 phút cùng ngày, anh Nguyễn Duy Tiến, ngụ đường Bình Giã, phát hiện bị kẻ trộm phá khóa cửa vào nhà lấy đi một số tài sản gồm: xe máy, ti vi, máy tính xách tay…, trị giá thiệt hại khoảng $3,000 USD.

Qua xem xét các nơi xảy các vụ trộm, công an thành phố Vũng Tàu cho biết, bọn trộm đã sử dụng thủ đoạn mới để phá khóa. Nếu như trước đây, đối tượng chủ yếu dùng kềm cộng lực để cắt ổ khóa, thì nay chúng dùng dụng cụ để kích móc khóa làm gãy chốt bên trong, từ đó dễ dàng làm bung ổ khóa.

Tuy nhiên, bắt giữ và ngăn chặn các vụ trộm cắp tài sản ở nhà dân thì công an địa phương "bó tay" với lý do " Vì đối tượng chủ yếu là dân vãng lai, không đăng ký tạm trú, sau khi thực hiện hành vi trộm cắp là nhanh chóng mang tài sản đi tiêu thụ ở các địa phương khác…"?! ( Tr.N)
10-05- 2014 11:22:28 AM
Theo Người Việt

Việt Nam mua máy bay không người lái của Israel

Tel Aviv 10-3 (NV) - Việt Nam mua loại máy bay không người lái cỡ nhỏ để giúp chỉ định mục tiêu tác xạ pháo binh chính xác từ trên không, thay cho tiền sát viên.


Máy bay không người lái Orbiter 2 được chế tạo cho nhiệm vụ xác định tọa độ cho pháo binh bắn chính xác. (Hình: israelweapon.com)

Bản tin của tạp chí thông tin hàng không và không gian Flight Global cho hay như vậy hồi tuần qua và cho biết loại máy bay không người lái mà Hà Nội đặt hàng là Orbiter 2. Tuy nhiên, người ta không biết số lượng là bao nhiêu và giá mỗi đơn vị thế nào, bao giờ giao hàng.

Trong các dòng máy bay không người lái sử dụng cho mục đích quân sự, Orbiter do hãng Aeronautics Defense Systems của Do Thái chế tạo thuộc loại “mini” tức rất nhỏ. Nó có thể phóng đi từ một cái giá và khi trở về thì xuống bằng dù và đệm hơi. Chỉ cần 2 người điều khiển.

Từ cao độ 2,000 bộ, theo nhà sản xuất, Orbiter 2 có thể cung cấp nhiều tọa độ khác nhau cho các đơn vị pháp binh và thời gian tối đa ở trên không 4 giờ trong vận tốc từ 55km đến 130km/giờ.

Theo Flight Global tiết lộ, một nhà sản xuất võ khí khác của Israel là Rafael đề nghị cùng với việc bán máy bay không người lái Orbiter 2, họ có thể cung cấp đi kèm theo loại hỏa tiễn Spike không đối đất và hỏa tiễn đất đối đất của Israel Military Industries.

Tuy nhiên, người ta cũng không thấy chi tiết bản tin cho biết Hà Nội chọn phiên bản máy bay không người lái Orbiter nào và có mua các loại hỏa tiễn như vừa kể hay không.

Theo nguồn tin, phiên bản nâng cấp Orbiter 2B có khả năng bay độc lập và hoàn thành nhiệm vụ trên không, cho dù hệ thống định vị GPS bị trục trặc hay sự liên lạc với bộ phận điều khiển bị mất. Phiên bản này có thể mang theo một số trang bị để hỗ trợ nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo.


Hệ thống điện tử điều khiển và quan sát Orbiter 2. (Hình: israelweapon.com)

Hồi đầu năm 2014, báo chí trong nước cho hay, 2 phiên bản súng trường tấn công nổi tiếng Galil ACE 31/32 do hãng Israel Military Industries (IMI) của Israel phát triển và đang được chế tạo tại nhà máy sản xuất vũ khí Z111 của Việt Nam ở tỉnh Thanh Hóa. Từ đây, Galil ACE 31/32 sẽ thay thế dần cho súng AK-47 do Liên Xô sản xuất vốn được quân CSVN sử dụng từ nhiều chục năm qua.

Năm 2011, báo chí Israel cho hay công ty quốc phòng quân sự của họ đã đạt được hợp đồng 100 triệu đô la xây dựng nhà máy sản xuất súng trường Galil tại Việt Nam. Hà Nội đã chọn súng Do Thái mà không chọn phiên bản AK mới với đề nghị của nhà sản xuất Nga vì đòi giá quá đắt, gần gấp đô giá chào hàng của Do Thái.

Cũng từng có tin từ hai năm trước, nhà thầu quân sự của Do Thái đứng ra cải tiến, nâng cấp cho đoàn xe tăng T54, T55 của CSVN vốn đã quá cũ và lỗi thời. (TN)
10-03- 2014 5:13:24 PM
Theo Người Việt

Hải quân Mỹ "khoe" tàu tuần tra không người lái

(Dân trí) - Hải quân Mỹ sắp triển khai các tàu tuần tra tự động được trang bị vũ khí mà không cần thủy thủ trên tàu để hộ tống và bảo vệ các tàu chiến di chuyển qua các vùng biển nhạy cảm.

Một tàu tuần tra tự động của hải quân Mỹ.
Một tàu tuần tra tự động của hải quân Mỹ.
Công nghệ mới, vốn được ứng dụng từ các xe tự hành của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trên sao Hỏa, sẽ cách mạng hóa cách thức hoạt động của hải quân Mỹ.
Văn phòng nghiên cứu hải quân ngày 5/10 đã công bố kết quả một cuộc thao diễn chưa từng có hồi tháng 8, khi 13 tàu tuần tra tự động hộ tống một tàu chiến dọc sông James ở bang Virginia.
Trong một kịch bản giả định, 5 tàu tuần tra tự động đã bảo vệ một tàu lớn hơn, trong khi 8 chiếc khác được lệnh điều tra một tàu khả nghi.
Các tàu tuần tra không người lái sau đó đã bao vây và khoanh vùng tàu mục tiêu, cho phép tàu mẹ di chuyển an toàn qua khu vực.
Cuộc diễn tập, diễn ra trong hơn 2 tuần, được thiết kế nhằm mô phỏng một chuyến đi qua một eo biển, Chuẩn đô đốc Matthew Klunder, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu của hải quân Mỹ, cho hay.
"Đó có thể là eo biển Malacca, hoặc eo biển Hormuz", ông Klunder nói.
Ông Klunder nhấn mạnh rằng cuộc diễn tập là một bước đột phá và nói thêm rằng các tàu tuần tra tự động có thể đi vào hoạt động trong vòng 1 năm nữa.
Các tàu tuần tra thường do 3-4 thủy thủ vận hành. Nhưng với hệ thống tự động, một thủy thủ có thể vận hành tới 20 tàu tuần tra không người lái.
Không có hoạt động bắn đạn thật trong cuộc thao diễn hồi tháng 8, nhưng ông Klunder cho biết tàu tuần tra tự động có thể được trang bị vũ khí không sát thương và súng máy.
Tàu tuần tra tự động chỉ khai hỏa vào một tàu đối phương nếu có lệnh của thủy thủ điều khiển.
Trong cuộc thao diễn, các nhà nghiên có 2 hệ thống dự phòng để đảm bảo an toàn nhằm tránh các sự cố.
Nếu liên lạc với tàu bị mất, con tàu sẽ "chết trên biển". Nếu tàu bị trục trặc, 2 hệ thống liên lạc riêng biệt có thể được sử dụng để cho tàu ngừng hoạt động.
Hoạt động độc lập, chi phí rất thấp
 
Không giống với các máy bay không người lái nổi tiếng như Predator và Reaper, tàu tự động hoạt động độc lập hơn và có thể thực hiện các hoạt động mà không cần con người điều khiển từng bước một.
Quân đội Mỹ cho hay công nghệ mới có thể giúp cứu mạng của các thủy thủ và tăng cường sức mạnh của hải quân.
Chuẩn đô đốc Klunder cho biết công nghệ mới có chi phí rất thấp và có thể được lắp đặt dễ dàng trên các tàu tuần tra và các tàu khác.
Và tàu tuần tra tự động cũng có thể được sử dụng để vận chuyển các nhóm lực lượng đặc nhiệm, vốn đang sử dụng tàu có người lái. Các cơ quan chính phủ khác và các công ty tư nhân cũng đang quan tâm tới các tàu không người lái.
Quân đội Mỹ "khoe" công nghệ mới đúng vào dịp tưởng niệm 14 năm vụ tấn công khủng bố tàu USS Cole ngoài khơi Yemen.
Tháng 10/2000, tàu chiến Mỹ USS Cole đã bị tấn công khi đang neo gần cảng Aden ở phía nam Yemen, khiến 17 thủy thủ thiệt mạng và 39 người khác bị thương.
"Nếu khi đó chúng ta có công nghệ này, tôi chắc chắn rằng chúng ta đã có thể cứu USS Cole", ông Klunder nói.
 
Tuy nhiên, những người hoài nghi đã cảnh báo về các nguy cơ của việc sử dụng rộng rãi các tàu tự động có vũ khí mà không có các quy định thích hợp và các cuộc tranh luận về việc sử dụng chúng
An BìnhTheo AFP, AP

Chính quyền Hồng Kông tiếp tục "tạo sức ép" lên người biểu tình

HỒNG KÔNG (NV) - Chính quyền Hồng Kông tiếp tục “gây sức ép” với sinh viên và học sinh biểu tình, yêu cầu họ dời các hàng rào cản trên một cây cầu dẫn vào tòa nhà hành chánh, trước khi có đối thoại giữa hai bên.

Trong khi đó, một người đàn ông trung niên đứng trên nóc một cây cầu đi bộ, cách mặt đất khoảng 20 mét, gần Admiralty Centre, đòi người biểu tình giải tán vì ông cho rằng “như vậy là quá đủ rồi.”


Một phụ nữ bênh nhóm biểu tình lộ vẻ tức giận khi cãi nhau với nhóm chống biểu tình ở Mong Kok. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

Theo nhật báo The South China Morning Post (SCMP), tòa hành chánh Hồng Kông hôm Chủ Nhật đưa ra yêu cầu sinh viên phải dẹp các rào cản ở khu vực Admiralty Centre, nhất là trên con đường dẫn vào tòa nhà hành chánh, để người dân có thể lui tới giao dịch với thành phố.

Trước đó một hôm, ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hồng Kông, tuyên bố “các văn phòng chính phủ và trường học ‘phải’ được mở cửa trở lại vào Thứ Hai.”

Cho tới 7 giờ tối Chủ Nhật, giờ Hồng Kông, vẫn chưa thấy phía người biểu tình có thêm tin tức hoặc thông báo gì liên quan đến đòi hỏi của chính quyền.

Tuy nhiên, vẫn theo SCMP, vào lúc đó, các nhóm sinh viên bỏ phiếu đồng ý dời các chướng ngại vật ở lối vào tòa thị chính, nhưng ngay lập tức, bị một số nhóm khác dựng lên lại, vì họ cho rằng “chặn lối vào tòa nhà là một thành quả quan trọng.”

Khi được SCMP hỏi về chuyện gì “có thể” xảy ra tối Chủ Nhật, một phát ngôn viên cảnh sát cho biết sẽ “xem xét và đánh giá tình hình một cách đúng đắn, rồi tùy theo tình hình thực tế.”

Trong khi đó, số người tập trung biểu tình lại không đông bằng hôm tối Thứ Bảy.

“Đủ rồi”

Vào lúc 1 giờ chiều, trong lúc những người biểu tình đang nghỉ ngơi trên đường Connaught, ngay phía trước Admiralty Centre, một người đàn ông trung niên đi lên nóc cây cầu đi bộ, ngồi xuống, cầm loa phóng thanh và bắt đầu nói, làm nhiều người ngạc nhiên, không biết chuyện gì xảy ra.

Người đàn ông này mang một túi xách, bên trong có một con dao.

Ông nói rằng ông ủng hộ cuộc biểu tình của sinh viên và học sinh, nhưng tám ngày qua đã đủ rồi, và bây giờ là lúc nên chấm dứt.

Ông cho biết có ba người con, cần đi học trở lại, vì cuộc biểu tình làm trường học bị đóng cửa.

“Biểu tình như vậy là đủ, nhưng nếu tiếp tục nữa thì không giải quyết được vấn đề,” ông nói qua loa phóng thanh, trong lúc đi qua đi lại trên đỉnh cầu.

Ở dưới đất, sáu xe cứu hỏa và một xe cứu thương trực sẵn. Nhân viên cứu hỏa còn bơm hai nệm hơn rất lớn để dưới chân cầu, đề phòng trường hợp ông nhảy xuống đất.


Người đàn ông leo lên đỉnh cầu vừa được cảnh sát đưa xuống. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

Sở cứu hỏa đã phải phái ba chuyên viên tâm lý, gồm hai nữ và một nam, đến nói chuyện với ông trong bốn giờ đồng hồ.

Cuối cùng, ông chịu nhượng bộ và nhân viên cứu hỏa đưa ông xuống đất an toàn, trong tiếng vỗ tay của hàng ngàn sinh viên ngồi bên dưới.
Cảnh sát không cho biết danh tánh của ông.

Mong Kok, một Hồng Kông “rất khác”

Vào lúc 10 giờ sáng, tình hình tại khu Mong Kok bên đảo Kowloon vẫn căng thẳng, giữa những người bênh và chống biểu tình, hoàn toàn khác với không khí ôn hòa ở trung tâm tài chính.


Cư dân ở Mong Kok tranh cãi gay gắt nên hay không nên ủng hộ biểu tình, làm nhiều người tụ lại xem. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt)

Người biểu tình chiếm giao lộ đường Nathan và đường Argyle, ngã tư chính của khu Mong Kok, và dựng hàng rào xung quanh.

Khác với trung tâm tài chánh, Mong Kok là nơi có nhiều doanh nghiệp và nhà hàng tư nhân, và thành phần cư dân ở đây là trung lưu.

Người biểu tình thuộc lứa tuổi trung niên, không giống thanh niên ở khu trung tâm Hồng Kông.

Cuộc biểu tình rõ ràng làm ảnh hưởng trực tiếp đời sống một số cư dân Mong Kok, nên họ có phản ứng gay gắt hơn, dẫn đến nhiều cuộc cãi vã ồn ào.

Phóng viên nhật báo Người Việt chứng kiến nhiều người trung niên cãi nhau rất kịch liệt, làm cảnh sát phải liên tục can thiệp.

Vì thế, người biểu tình và người chống biểu tình rất bực bội lẫn nhau, dễ dẫn đến bạo động.

Ngoài ra, lều của người biểu tình Mong Kok cũng nhếch nhác hơn, so với lều của sinh viên và học sinh ở khu trung tâm.
10-05- 2014 10:54:33 AM
Đinh Quang Anh Thái & Đỗ Dzũng/Người Việt (tường trình từ Hồng Kông)

Lực lượng biểu tình ở Hồng Kông kiên quyết không rút lui

Lực lượng biểu tình tại Hongkong vẫn chiếm giữ trung tâm hành chánh
Lực lượng biểu tình tại Hongkong vẫn chiếm giữ trung tâm hành chánh đêm 05/10/2014-AFP
 Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-10-05
Tối chủ nhật 5/10 cuộc biểu tình đòi dân chủ của sinh viên Hong Kong chưa có dấu hiệu chấm dứt. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái có mặt tại khu trung tâm tài chính Hong Kong tường trình cùng đài Á châu tự do về những diễn biến cho đến 8h tối ngày chủ nhật.
Kính Hòa: xin anh cho biết tình hình Hongkong hiện giờ như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: ngay lúc này tôi đang có mặt ngay tại khu vực Trung Tâm Hành Chánh Và Tài Chánh của Hongkong, một trong những địa điểm tập họp rất đông người của cuộc biểu tình đòi dân chủ liên tục diễn ra trong suốt 10 ngày qua. Trong ngày hôm nay có 2 cuộc biểu tình lớn diễn ra, một tại khu vực mà tôi đang đứng và một tại Mong Kok, nằm cách đây khoảng 15 phút. Tại Mong Kok đã xảy ra một vụ xô xát, dù chỉ nhỏ thôi, nhưng dường như những người chống biểu tình đang muốn gây hấn để tạo ra tình huống bất ngờ.
Riêng tại khu vực mà tôi đang có mặt thì vào lúc 2 giờ 36 phút chiều hôm nay, giờ Hongkong, có một người đàn ông leo lên chiếc cầu bắt ngang qua 2 tòa cao ốc, dùng loa nói với mọi người rằng ông ta ủng hộ cuộc tranh đấu của anh em sinh viên, nhưng theo ông ta thì cách tốt nhất là tập thể sinh viên nên đi về nhà, đi học trở lại. Ông ta cũng nói là chính phủ Hongkong phải giải tỏa tất cả những khu vực đang bị sinh viên chiếm đóng, để trả lại đời sống bình thường cho người dân.
Lời kêu gọi của người đàn ông này xem chừng như hợp với những gì vị Hành Chánh Chưởng Quan Hongkong là ông Lương Chấn Anh nói ngày hôm qua. Trong thông cáo báo chí, ông Lương Chấn Anh nói rằng vì trình trạng bạo động có vẻ không thể kiểm soát được nữa nên ông cương quyết muốn giải tóa tất cả những địa điểm đang bị chiếm đóng bởi người biểu tình. Ông Lương Chấn Anh cũng nói ông muốn công tác này hoàn tất vào ngày mai, tức là ngày thứ Hai.
Sự kiện thứ 3 là khoảng lúc 4 giờ chiều, một phái đoàn các linh mục và các nữ tu Công Giáo Hongkong có đến đây, dựng Thánh Giá, dâng lời cầu nguyện xin bình an cho mọi người.
Kính Hòa: anh mới nói đến lời phát biểu của ông Lương Chấn Anh, có vẻ như là một tối hậu thư đòi nội trong ngày mai tất cả các sinh viên phải rời khỏi địa điểm biểu tình. Phản ứng của tập thể sinh viên mà anh ghi nhận được như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: tin tức này đã được loan truyền trong giới sinh viên từ tối hôm qua, ai cũng nói đến cả. Chính vì thế mà tối hôm qua có biết bao nhiêu người đổ về đây, con số đông nhất trong 5 ngày tôi có mặt tại chỗ để đưa tin về cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hongkong. Phần lớn những người từ mọi ngã đường đổ về Trung Tâm Hành Chánh và Tài Chánh Hongkong đều đặc người, đặc biệt là giới trẻ. Chúng tôi có dịp nói chuyện với một số bạn trẻ cả nam lẫn nữ, thì câu trả lời khẳng định của họ là nếu cảnh sát sử dụng bạo lực, xịt hơi cay, bắn đạn cao su để giải tán đoàn biểu tình thì họ sẽ chạy, vì mạng sống là quan trọng nhất, không bảo vệ được mạng sống của mình thì không làm được gì cả. Nhưng sau đó họ sẽ trở lại, tiếp tục cuộc biểu tình. Một cô sinh viên còn bảo với tôi rằng điều sinh viên muốn thể hiện là muốn cho giới lãnh đạo thấy nguyện vọng thiết tha phản ánh mong ước của người dân là muốn có dân chủ trên vùng đất này.
Một đằng là ông Lương Chấn Anh có vẻ cương quyết, một đằng là tập thể sinh viên cũng nhất quyết không lùi bước, thành ra chưa rõ chuyện sẽ đi tới đâu. Nhưng tối hôm nay, thì có những dự đoán cho rằng có thể lực lượng Hongkong sẽ làm điều mà mọi người đoán biết trước là dùng võ lực để giải tán đoàn biểu tình.
Kính Hòa: trước tình hình như vậy, quan điểm của tập thể sinh viên cũng như của lực lượng đối lập với Bắc Kinh được gọi là lực lượng “chiếm trung tâm” như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: họ đưa ra 2 vấn đề. Vấn đề thứ nhất là ông Lương Chấn Anh phải thật tâm muốn nói chuyện với họ, hy vọng tìm được giải pháp cho cả đôi bên. Vấn đề thứ nhì là họ đòi hỏi giới lãnh đạo Trung Quốc phải từng bước một, tổ chức thăm dò ý kiến quần chúng về đường lối cai quản, điều hành vùng đất này, chứ không thể tiếp tục áp đặt như Bắc Kinh đang làm hiện nay. Họ đòi hỏi phải có một văn bản chính thức về cuộc thăm dò ý kiến quần chúng, phải cho người dân thì giờ để bày tỏ ý kiến, sau đó giới lãnh đạo Bắc Kinh phải đưa ý kiến thăm dò cho một ủy ban chuyên nghiên cứu, sau đó mới đưa ra trước Quốc Hội thảo luận dựa theo ý kiến của người dân Hongkong.
Họ cương quyết không chấp nhận lối làm việc mang tính áp đặt lối dân chủ theo kiểu Bắc Kinh mà Quốc Hội Trung Quốc mới làm, tự đặt ra những quy định cho cuộc bầu cử vào năm 2017 và bắt người dân Hongkong thì hành. Họ không chấp nhận điều đó.
Chúng ta chưa thể biết được 2 nguyện vọng này có được đáp ứng hay không.
Kính Hòa: trở lại với cuộc biểu tình đang diễn ra ngay nơi anh có mặt, tình hình hiện giờ như thế nào?
Đinh Quang Anh Thái: hôm nay là ngày Chủ Nhật, ngày mai thứ Hai mọi người đi làm, chưa biết sinh viên có đi học trở lại hay không, nhưng suốt từ chiều đến giờ mọi người vẫn đổ về Trung Tâm Tài Chánh và Hành Chánh Hongkong, dù không đông bằng tối hôm qua.
Có nhiều điều tôi thấy cần phải nói. Thứ nhất là thái độ của những sinh viên tham gia biểu tình phải nói là rất tử tế, rất lễ phép, họ sẵn lòng giúp đỡ tất cả người, đồng thời họ cũng tránh không đưa ra những lời nói có thể xúc phạm đến nhân viên cảnh sát hay những người chống đối họ.
Điều thứ hai là sinh viên đại học biết trong số người tham gia biểu tình có cả những em học sinh trung học, sinh viên biết là các em tham gia tranh đấu sẽ bị mất một số bài học, bài tập, do đó họ tập họp các em thành những nhóm nhỏ, ngồi vòng tròn với nhau và sinh viên dậy cho các em những bài học mà các em học sinh trung học bị mất trong thời gian các em tham gia biểu tình. Là một nhà báo từng có dịp đi tường thuật những cuộc biểu tình ở nhiều quốc gia, hiếm khi nào tôi thấy được tuổi trẻ tạo được những điểm son lớn như những điểm son mà tôi chứng kiến ở cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hongkong.
Kính Hòa: sinh hoạt của các thanh niên sinh viên tham gia biểu tình trên đường phố ở Hongkong như thế nào? Tập thể sinh viên ứng phó ra sao trong lúc sinh hoạt của đặc khu bị xáo trộn?
Đinh Quang Anh Thái: có những điều rất đặc biệt mà nếu không có mặt tại chỗ chúng ta sẽ không tưởng tượng được. Tôi chứng kiến thấy cảnh người dân Hongkong đem nước dừa, nước uống, đem khăn lau mặt, đem cả kính đeo mắt khi đi bơi đến cung cấp hoàn toàn miễn phí. Thành ra một rừng người đông đảo như thế mà không một ai bị đói khát, ngay chính cá nhận của chúng tôi mỗi khi đi qua một toán sinh viên thì thế nào cũng có người hỏi có khát nước không, có muốn ăn miếng bánh kho cho đỡ đói không, thâm chí họ còn cung cấp cho chúng tôi những tấm khăn quàng cổ mầu trắng để nhúng nước lau mặt khi trời nóng vào buổi trưa.
Tôi có thể nói tóm tắt là khung cảnh đang diễn ra ở Hongkong là một tấm gương sáng cho giới trẻ của những nước khác khi muốn tổ chức những cuộc biểu tình bất bạo động để phản đối chính quyền hà khắc, đồng thời cũng là bài học cho người dân những nước khác khi trông thấy người dân Hongkong tiếp sức với phong trào trẻ.
Kính Hòa: xin cám ơn anh Đinh Quang Anh Thái.
*Chúng tôi liên tiếp cập nhật tình hình Hồng Kông ở phần tin quốc tế

Mỹ-Philippines đang 'dằn mặt' Trung Quốc trên biển Đông?

(Baodativet) - Hải quân Mỹ-Philippines vừa tiến hành một loạt cuộc tập trận quy mô lớn trên biển Đông, trong khi Trung Quốc cũng triển khai một cuộc diễn tập đáp trả.

Mỹ-Phi và Trung Quốc ồ ạt diễn tập trên biển Đông

Mặc dù các quan chức hai nước Mỹ và Philippines đều nói rằng cuộc tập trận chung mang tên “Diễn tập đổ bộ 2015” (PHIBLEX 15) chỉ là đợt diễn tập thường niên, không nhằm vào bất kỳ một mục tiêu cụ thể nào. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông các nước đều cho rằng cuộc diễn tập này chính là nhằm vào Trung Quốc.
Theo tờ Manila Bullentin ngày cho biết, cuộc tập trận chung mang tên “Diễn tập đổ bộ 2015” (PHIBLEX 15) được khai mạc vào ngày 29-9 và sẽ kết thúc vào ngày 10-10-2014. Mục đích nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác an ninh khu vực.
Hãng Reuters cho biết, cuộc diễn tập được tổ chức ở khu vực Zambales, tây bắc đảo Luzon gần với quần đảo Trường Sa. Lực lượng tham gia tập trận bao gồm gần 5000 quân, trong đó Philippines có 1200 quân, còn Mỹ điều động đến 3500 lính hải quân đánh bộ.
Hai tàu chiến mà Hải quân Mỹ điều đến tham gia cuộc tập trận lần này là tàu đổ bộ tấn công LHA-5 “USS Peleliu” và tàu đổ bộ LSD-42 “USS Germantown” thuộc Hạm đội 7. Trong đó tàu “USS Peleliu” có chức năng chuyên chở lính thủy đánh bộ thực hiện nhiệm vụ tấn công, còn tàu “USS Germantown” chở các loại phương tiện đổ bộ. 
Tàu USS Germantown (LSD 42) cùng với tuần dương hạm USS Port Royal (CG 73), tàu đổ bộ LPD 5 USS Ogden trên Đại Tây Dương
Tàu USS Germantown (LSD 42) cùng với tuần dương hạm USS Port Royal (CG 73), tàu đổ bộ LPD 5 USS Ogden trên Đại Tây Dương
Theo kế hoạch, quân đội hai nước “vai kề vai” cùng chỉ huy diễn tập hiệp đồng, thực hiện chiến tranh thông tin; tiến hành diễn tập huấn luyện, trong đó bao gồm huấn luyện các vũ khí hạng nhẹ và bắn đạn pháo. Ngoài ra, quân đội 2 nước còn tiến hành diễn tập các khoa mục tác chiến đổ bộ, hoạt động “tàu đối bờ”, huấn luyện phối hợp đa binh chủng và các dự án hỗ trợ nhân đạo và dân sự.
Phía Philippines cho biết, trọng điểm của cuộc diễn tập này chính là hiệp đồng chỉ huy. “Cuộc tập trận này sẽ giúp Quân đội Philippines tăng cường khả năng lên kế hoạch đồng thời thực hiện có hiệu quả tác chiến phòng vệ lãnh thổ và an ninh hàng hải” - một quan chức quân sự của Manila cho biết.
Trong khi đó, cũng trên khu vực biển Đông, Trung Quốc vừa tiến hành cuộc tập trận mang tên “Hành động chung-2014”, bao gồm các tàu chiến mặt nước cỡ lớn của hạm đội Nam Hải và hạm đội Đông Hải của hải quân nước này cùng thủy thủ đoàn.
Cuộc tập trận lần này của Trung Quốc được cho là nhằm phô trương sức mạnh của hải quân PLA trong chiến thuật chống tiếp cận, chống xâm nhập ở khu vực tranh chấp trên biển, đồng thời cũng nhằm đáp trả lại các cuộc tập trận chung của Mỹ và Philippines ở khu vực biển Đông.
Tàu đổ bộ tấn công LHA-5 “USS Peleliu” của Mỹ
Tàu đổ bộ tấn công LHA-5 “USS Peleliu” của Mỹ
Theo “Want China Times”, cuộc diễn tập “Hành động chung-2014” có sự góp mặt của tàu khu trục Type 052D mang số hiệu 172 “Côn Minh”. Đây là khu trục hạm hiện đại nhất của hải quân Trung Quốc, trang bị hệ thống radar mảng pha chủ động AESA, được mệnh danh là “Aegis Trung Hoa” hay “lá chắn thần Trung Hoa”. 
Tàu này được hệ thống phóng thẳng đứng 64 ống, dùng để phóng các tên lửa phòng không tầm xa Hải Hồng Kỳ 9 (HHQ-9 - phiên bản trên hạm của hệ thống phòng không mặt đất Hồng Kỳ 9 - HQ-9) và tên lửa hành trình Đông Hải 10 (DH-10 - phiên bản trên hạm của tên lửa hành trình phongd từ trên không CJ-10 - Trường Kiếm 10).
Ngoài ra, tham dự cuộc diễn tập còn có tàu khu trục phòng không Type 052C mang số hiệu 171 “Hải Khẩu” và tàu hộ vệ tên lửa Type 054A mang số hiệu 530 “Từ Châu”, Tàu hộ vệ tên lửa Type 056 mang số hiệu 583 “Thượng Nhiêu”. Hầu như tất cả các chiến hạm hiện đại nhất của Trung Quốc đều góp mặt.
Tàu hộ vệ tên lửa 530 “Từ Châu” là tàu hộ vệ cỡ lớn của hạm đội Đông Hải, thuộc Type 054A, có chiều dài 132m, rộng 15m, mớn nước 5m, trọng tải 4500 tấn (mãn tải), tốc độ 27 hải lý/giờ, hành trình liên tục 5000 hải lý, trang bị máy bay đa năng Z-9C hoặc Ka-28.
Tàu khu trục tên lửa Type 052D 172 Côn Minh của Trung Quốc
Tàu khu trục tên lửa Type 052D 172 Côn Minh của Trung Quốc
Vũ khí bao gồm, 1 pháo hạm 76mm, 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần 7 nòng Type-730 30mm, tên lửa phòng không hạm HHQ-16, tên lửa chống hạm YJ-83, 2 hệ thống phóng hỏa tiễn săn ngầm 6 ống phóng 250mm kiểu 81, 2 máy phóng ngư lôi 324mm, 2 hệ thống phóng hỏa tiễn đa năng 18 ống phóng kiểu 726-4.
Tập trận chung Mỹ-Phi nhằm thẳng vào Trung Quốc?
Giới phân tích quân sự cho rằng, cuộc tập trận chung lần này giữa Mỹ và Philippines giúp tăng cường khả năng phối hợp quân sự giữa hai nước đồng minh, củng cố lòng tin, khiến Manila có thêm sức mạnh trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc trên biển Đông.
Tờ Manila Bullentin cho hay, cuộc tập trận chung được tổ chức trong khi Quân đội Philippines đang chuyển sự tập trung từ hoạt động chống nổi dậy trong nước sang đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, đặc biệt là theo hướng biển - nơi nước này đang có những tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Hãng AFP dẫn lời phát ngôn viên của lực lượng Hải quân đánh bộ Philippines Jerber Anthony Belonio nhấn mạnh rằng, cuộc tập trận được tổ chức theo kế hoạch đã định, không có liên quan gì đến những tranh chấp lãnh thổ hiện tại trên biển Đông và không nhằm vào nước thứ 3 nào.
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A số hiệu 530 “Từ Châu”
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A số hiệu 530 “Từ Châu”
Ông Belonio cho rằng, cuộc tập trận này chỉ nhằm mục đích kiểm chứng sức mạnh của lực lượng hải quân đánh bộ Philippines đang đóng quân ở Palawan”, "tăng cường khả năng tương tác giữa Hải quân cũng như lực lượng hải quân đánh bộ hai nước Mỹ và Philippines”. Tuy nhiên các nhà phân tích không đưa ra những nhận xét như vậy.
Hãng AP cho rằng, Palawan là tiền đồn chính của Biển Đông, gần đây quân đội Philippines đã tăng cường thực lực quân sự cho hòn đảo này, đồng thời cũng tăng cường quan hệ quân sự với các nước đồng minh, đặc biệt là Mỹ. Trước cuộc tập trận này, hai bên Mỹ và Philippines đã diễn tập một loạt các khoa mục quân sự ở Palawan và Zambales.
Các nhà phân tích cho rằng, tuy Mỹ không công khai đứng về phía nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, nhưng những hoạt động giao lưu và diễn tập quân sự liên hợp với Philippines cũng là hành động cảnh cáo Trung Quốc không nên có những “hành vi gây mất ổn định” ở Biển Đông.
Hôm 23-9 vừa qua, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III khẳng định Philippines sẽ tiếp tục đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông, đồng thời bày tỏ quan ngại rằng, hoạt động của 2 tàu khảo sát thủy văn Trung Quốc trong thời gian gần đây có thể nằm trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khoan dầu tại vùng biển này. 
Hình ảnh Trung Quốc đang cải tạo đất bất hợp pháp tại đảo Gạc Ma
Hình ảnh Trung Quốc đang cải tạo đất bất hợp pháp tại đảo Gạc Ma
Ông Aquino nói rằng, Philippines không rõ mục đích của các tàu khảo sát thủy văn Trung Quốc tại khu vực bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), nhưng Manila nghi ngờ khả năng Bắc Kinh đang lên kế hoạch triển khai một giàn khoan dầu tại đây. “Điều rõ ràng là có 2 tàu đã thực hiện công tác đo đạc trong khu vực”, ông Aquino nói.
Trước đó, trò chuyện bên lề cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hợp Quốc, Tổng thống Philippines đã đưa ra các bức ảnh cho thấy hoạt động cải tạo đất bất hợp pháp của Trung Quốc tại bãi Gạc Ma (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và nhấn mạnh, Bắc Kinh đang nỗ lực thay đổi hiện trạng trái phép trên biển Đông.
Ông Aquino nói rằng, tất cả các quốc gia có hoạt động hàng hải liên quan đến Biển Đông cần lên tiếng bày tỏ quan ngại về cách hành xử hung hăng của Trung Quốc. “Đó không chỉ là vấn đề quan ngại quốc gia của riêng Philippines. Tôi tin rằng ngoài các quốc gia liên quan, tất cả những ai đi qua Biển Đông đều bị ảnh hưởng”, ông Aquino nhấn mạnh. 
Hồi tháng 5 vừa qua, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và những chỉ trích gay gắt của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương 981 và khoan thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong thời gian hơn 2 tháng.
Ngang ngược hơn nữa, Bắc Kinh đã cử hàng trăm tàu công vụ, trong đó có hàng chục tàu chiến, tiến hành phun vòi rồng, ngăn cản, đâm húc các tàu chấp pháp Việt Nam thực hiện hoạt động chấp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình, thậm chí còn đâm chìm tàu cá Việt Nam làm căng thẳng trên Biển Đông leo thang đến bờ vực xung đột.
  • Thu Huệ

Những bước đi của Triều Tiên khiến Trung Quốc "ngồi trên lửa"

(Baodatviet) - Kêu gọi Hàn Quốc thành lập liên bang, công du châu Âu, thúc đẩy quan hệ với Nga... những bước đi của Triều Tiên khiến Trung Quốc thấp thỏm.

Thúc đẩy lộ trình thống nhất hai miền

Ngày 1/10, Triều Tiên hối thúc Hàn Quốc hồi đáp về đề xuất tái thống nhất hai miền thông qua hình thức liên bang ở mức thấp, trong bối cảnh sắp tới kỷ niệm 34 năm đề xuất trên được đưa ra.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của một viện thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng trong bối cảnh hiện nay, "đây là đề xuất thực tế nhất để tái thống nhất đất nước một cách hòa bình và công bằng, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của toàn dân tộc".
Rất nhiều lần Triều Tiên đã kêu gọi "tái thống nhất độc lập" dân tộc. Triều Tiên cho rằng miền Bắc và miền Nam nên cùng nhau xác định về việc thống nhất đất nước bắt cách "thành lập liên bang và nỗ lực hiện thực hóa điều này, tích cực thúc đẩy sự tồn tại, thịnh vượng và các lợi ích chung".
Ngày 10/10 tới sẽ đánh dấu kỷ niệm 34 năm cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) đưa ra đề xuất hướng tới thành lập một nhà nước tái thống nhất dân tộc ở cấp độ thấp, cho phép hai bên thực hiện quyền tự trị khu vực và theo các hệ tư tưởng khác nhau. Triều Tiên nhấn mạnh đề xuất này là "định hướng đúng nhất để đạt được tái thống nhất dân tộc".
Dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, Triều Tiên đang có những bước đi
Dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, Triều Tiên đang có những bước đi "thoát Trung"
Trong một động thái tích cực, ba quan chức cấp cao của Triều Tiên, trong đó có ông Hwang Pyong-So mới được bầu làm Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng quốc gia,  nhân vật số 2 sau nhà lãnh đạo Kim Jong Un, sẽ tham dự lễ bế mạc Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 17 (Asiad 17) tại Hàn Quốc.
Dự kiến, ba quan chức trên sẽ gặp Bộ trưởng thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-Jae, đánh dấu cuộc tiếp xúc cấp cao nhất giữa hai miền Triều Tiên trong những năm qua.
Việc Triều Tiên gần gũi hơn với Hàn Quốc có lẽ sẽ khiến anh bạn lớn Trung Quốc phải lo lắng bởi như thế cũng đồng nghĩa với việc Triều Tiên gần gũi với Mỹ hơn. Hàng chục năm qua Trung Quốc đổ tiền vào Triều Tiên chính là để dựng lên tấm lá chắn bảo vệ Trung Quốc trước các quốc  gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Một khi Triều Tiên đứng về liên minh Mỹ-Nhật-Hàn, lại nắm trong tay con bài hạt nhân thì Trung Quốc cũng chẳng còn an toàn.
Phá băng quan hệ với phương Tây, đẩy mạnh quan hệ với Nga
Trong khi thúc giục Hàn Quốc về vấn đề tái thống nhất, Triều Tiên cũng thay đổi chính sách đối ngoại nhằm phá băng quan hệ với phương Tây và cải thiện quan hệ với Nga.
Từ ngày 6/9, đoàn quan chức cấp cao của Bình Nhưỡng do Bí thư phụ trách đối ngoại của Đảng Lao động Triều Tiên Kang Sok-ju dẫn đầu đã bắt đầu chuyến công du châu Au với các chặng dừng chân tại Đức, Bỉ, Thụy Sỹ, Italy.
Tiếp đó, từ ngày 30/9,  Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong cũng có chuyến thăm kéo dài 10 ngày tới nước Nga. Ngoại trưởng Triều Tiên và người đồng cấp Sergei Lavrov đã thảo luận vấn đề hợp tác song phương, trong đó có tăng cường đối thoại chính trị, đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thương mại, đồng thời trao đổi quan điểm về việc giữ gìn hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên, khu vực Đông Bắc Á.
Hai bên cũng bàn về các điểm nóng quốc tế khác như Ukraine, khu vực Cận Đông, chương trình hạt nhân Iran, những nỗ lực để tạo lập cấu trúc an ninh mới trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Quan hệ Triều-Nga được cải thiện tích cực trong những năm qua. Trước đó, vào tháng 5/2014, Nga đã mạnh tay xóa tới 90% khoản tiền 10,86 tỷ USD mà Triều Tiên nợ từ thời Liên Xô trước đây.
Số nợ còn lại khoảng 1,09 tỷ USD, sẽ được Triều Tiên trả góp 6 tháng/lần trong vòng 20 năm tới. Theo thỏa thuận này, Mátxcơva dự kiến dùng số tiền nợ còn lại mà Bình Nhưỡng phải trả để đầu tư vào các dự án y tế, giáo dục và năng lượng ở Triều Tiên. Ngoài ra, Bộ Tài chính Nga có kế hoạch sử dụng khoản tiền này cho việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt và hệ thống đường sắt đến Hàn Quốc xuyên qua Triều Tiên. Nhiều ý kiến cho rằng Nga đang dần thay Trung Quốc làm bạn lớn của Triều Tiên.
Những động thái trên đang đẩy Triều Tiên ngày càng xa Trung Quốc khi Bình Nhưỡng tìm kiếm những người bảo trợ khác rộng rãi hơn. Đặc biệt, Nga, nước đang cực kỳ gắn bó với Trung Quốc sau loạt biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây do liên quan đến khủng hoảng Ukraine, lại trở thành đối thủ cạnh tranh tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bị cấm vận, Nga đẩy mạnh hướng Đông, trong đó Triều Tiên là một mắt xích quan trọng. Đây là điều Trung Quốc không hề mong muốn một chút nào.
Làm thế nào để giữ được Triều Tiên trong vòng kiểm soát? Đây có lẽ là bài toán khó đối với Trung Quốc trong lúc này, nhất là khi quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã rạn nứt và nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un đang đẩy nhanh quá trình "thoát Trung".
Minh Thái

Ông Kim Jong-un “vẫn khỏe”

Triều Tiên bày tỏ hy vọng chuyến thăm Hàn Quốc hôm 4-10 của các quan chức cấp cao nước này là cơ hội tốt để cải thiện mối quan hệ liên Triều

Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae hôm 5-10 cho biết Triều Tiên khẳng định nhà lãnh đạo Kim Jong-un không có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe sau khi xuất hiện những lời đồn đoán về chuyện này.

Thông tin trên được ông Ryoo Kihl-jae đưa ra sau cuộc gặp mặt với phái đoàn quan chức cấp cao Triều Tiên do ông Hwang Pyong-so, người được cho là nhân vật quyền lực số 2 tại Bình Nhưỡng, dẫn đầu hôm 4-10.

Phát biểu trên kênh KBS, ông Ryoo cho biết: “Tôi đã hỏi ông Kim Yang-gon (Bí thư Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên) về tình hình sức khỏe nhà lãnh đạo Triều Tiên và được trả lời rằng sức khỏe ông không có vấn đề gì”.

Ông cho biết thêm theo cách nói của ông Kim Yang-gon thì dường như nhà lãnh đạo Triều Tiên không có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong lần xuất hiện trước công chúng gần đây nhất hôm 3-9 Ảnh: KCNA
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong lần xuất hiện trước công chúng gần đây nhất hôm 3-9-Ảnh: KCNA


Việc ông Kim Jong-un không xuất hiện trước công chúng kể từ khi tham gia buổi hòa nhạc với phu nhân Ri Sol-ju hôm 3-9 khiến những đồn đoán về sức khỏe không tốt của lãnh đạo trẻ này dấy lên.

Đài truyền hình Triều Tiên sau đó đưa tin ông Kim Jong-un cảm thấy khó ở, được xem là một sự thừa nhận ngầm rằng ông đang bị bệnh. Bản thân chuyến thăm Hàn Quốc của phái đoàn quan chức cấp cao Triều Tiên nói trên càng khiến những lời đồn đoán lan rộng. Thậm chí, một số tin cho rằng đã có một cuộc đảo chính xảy ra ở Bình Nhưỡng nhưng chưa được công bố.

Ngoài nỗ lực giải tỏa những thắc mắc về sức khỏe ông Kim Jong-un, phái đoàn Triều Tiên còn đồng ý tổ chức vòng đàm phán cấp cao với Hàn Quốc vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11. Bộ trưởng Ryoo nhận định: “Tôi nghĩ rằng các cuộc hội đàm hôm 4-10 đã mở đường cải thiện mối quan hệ liên Triều. Seoul sẵn sàng đối thoại với Bình Nhưỡng cả về mặt hình thức lẫn nội dung”.

Đoàn đại biểu Triều Tiên đã trở về Bình Nhưỡng ngay khi kết thúc lễ bế mạc ASIAD 17. Họ từ chối lời mời ở lại của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye với lý do không có thời gian. Dù vậy, ông Kim Yang-gon bày tỏ hy vọng chuyến thăm lần này là cơ hội tốt để cải thiện mối quan hệ liên Triều.

Giáo sư Kim Yon-cheol tại Đại học Inje (Hàn Quốc) cũng nhận định động thái mới nhất của Triều Tiên cho thấy thiện chí sẵn sàng cải thiện quan hệ giữa hai miền vì trong phái đoàn có hai ông Hwang Pyong-so và Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae - những nhân vật thân cận nhất với lãnh đạo Kim Jong-un.

Cũng trong ngày 5-10, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear của Mỹ đã đến Seoul để thảo luận về biện pháp tăng cường hợp tác giữa 2 nước và các vấn đề khác liên quan đến Bình Nhưỡng.

Hai quan chức Mỹ đặc trách về các vấn đề Triều Tiên này dự kiến thăm Hàn Quốc trong 3 ngày trước khi lên đường đến Nhật Bản. Theo hãng tin Yonhap, hai ông dự kiến hội đàm với các quan chức nước chủ nhà về kết quả cuộc gặp liên Triều nói trên cũng như bàn về chính sách của họ với Bình Nhưỡng.

Cơ sở hạt nhân Yongbyon ngừng hoạt động
Viện Khoa học và An ninh Quốc tế (ISIS) hôm 4-10 tiết lộ những hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên đã ngừng hoạt động một phần hoặc toàn bộ trong thời gian gần đây.
Hiện chưa rõ nguyên nhân của sự ngừng hoạt động này. Tuy nhiên, theo ISIS, Bình Nhưỡng có thể đang nạp nhiên liệu hoặc bảo dưỡng cơ sở này.
Vào đầu tháng 9, báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết những hình ảnh vệ tinh cho thấy hơi nước bốc lên và nước làm nguội thoát ra từ cơ sở trên, một dấu hiệu chứng tỏ cơ sở này có thể đang vận hành.


Chủ Nhật, 22:48  05/10/2014XUÂN MAI
Theo NLĐO

Biểu tình HK ‘không có dấu hiệu lùi’

BBC-8 giờ trước
Người biểu tình Hong Kong ngủ lại qua đêm trên đường phố
Mặc dù lãnh đạo Hong Kong đã tỏ dấu hiệu cứng rắn nhưng những người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong ‘không có dấu hiệu lùi bước’, một nhà báo người Việt hiện đang có mặt ở Hong Kong cho biết.
Tuy nhiên, ông cũng nói người biểu tình ‘đã có sự chuẩn bị’ cho trường hợp bị cảnh sát đàn áp.
Hôm thứ Bảy ngày 4/3, ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hong Kong, đã cảnh báo cảnh sát phải làm sao dọn dẹp đường phố để công sở và trường học có thể mở cửa trở lại vào sáng thứ Hai ngày 6/10.

‘Không khí căng thẳng’

Trao đổi với BBC, phóng viên Đinh Quang Anh Thái của tờ Người Việt có trụ sở ở Mỹ, nói rằng ngay sau khi có thông tin này thì ngay tại trung tâm hành chính Hong Kong ‘bầu không khá căng thẳng’.
“Người biểu tình đã chuẩn bị sẵn mặt nạ hơi cay,” ông Thái cho biết.
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng ông đã tiếp xúc với nhiều người trẻ biểu tình và họ đều bày tỏ rằng ‘nếu cảnh sát đàn áp thì họ vẫn giữ thái độ bất bạo động’.
“Họ (người biểu tình) sẽ chạy, nhưng sau đó sẽ vòng trở lại,” ông nói, “Họ muốn chứng tỏ cho ông Lương cũng như giới cầm quyền Bắc Kinh thấy rằng đây (dân chủ) là nguyện vọng tha thiết của người dân Hong Kong.”
Trong đêm 4/10,đã có 'hàng chục ngàn người dân Hong Kong' xuống đường
Theo ông thì ở trung tâm Hong Kong ‘không thấy động tĩnh gì cho thấy từ giờ đến sáng mai sẽ xảy ra trấn áp của cảnh sát’.
Về cuộc xô xát giữa hai phe biểu tình và phe chống biểu tình, ông Thái cho biết ông đã chứng kiến ba cuộc xô xát như vậy.
“Một bên là những người biểu tình và một bên là những người dân không muốn tình trạng nhiễu nhương như thế này nữa,” ông nói.
Theo lời ông Thái thì ‘phe chống biểu tình khiêu khích trước’ và ‘dùng ngôn ngữ nặng nề’ còn ‘người biểu tình rất hòa nhã’.
“Một người phụ nữ đã bị cảnh sát ngăn rồi nhưng nhất định xông vào người biểu tình và nói là ‘Tao đánh cho mày chết’,” ông kể.
Trong khi đó, cũng theo lời phóng viên này, thì sinh viên đã lùi về phía sau để cảnh sát ngăn chặn cuộc xô xát giữa hai bên.
Tuy nhiên, ông nói ông không có bằng chứng cho thấy những người này là ‘xã hội đen’ do chính quyền thuê như những người biểu tình cáo buộc.

‘Càng lúc càng đông’

“Rút kinh nghiệm từ những xã hội độc tài thì lúc nào họ cũng dùng một số người có thể mua chuộc và lợi dụng lòng bực bội của những người đó để khiêu khích những người biểu tình bất bạo động,” ông nhận định.
Ông nói việc biểu tình đã làm ngưng trệ toàn bộ hoạt động ở trung tâm hành chánh và tài chánh của Hong Kong trong khi đường phố chính và rất nhiều hàng quán đóng cửa.
Khi được hỏi sau nhiều ngày biểu tình liên tiếp như thế thì người biểu tình có mất nhiệt hay không, ông Thái nói: “Nhìn nét mặt họ rất mệt mỏi nhưng họ không có dấu hiệu sẽ lùi bước.”
Phe chống biểu tình hung hăng?
“Tôi đã tiếp xúc với bảy người biểu tình đã tốt nghiệp đại học và đi làm trong nhiều ngành khác nhau,” ông nói thêm, “Khi tan sở thì họ tập trung tại chỗ biểu tình và ngủ tại đó để sáng sớm dậy đi làm.”
“Thậm chí họ còn đợi người khác đến thay phiên họ thì họ mới đi.”
Theo ông Thái quan sát thì con số người biểu tình trong ba hôm qua ‘càng lúc càng đông’.
“Trong đêm hôm qua, tôi ước lượng vài chục ngàn người kéo dài suốt con đường chính ở trung tâm hành chính và tài chính,” ông nói.
“Họ phẫn uất vì đã xảy ra đàn áp bằng hơi cay và việc cảnh sát không can thiệp gì khi phe chống biểu tình có thái độ hung hăng,” ông nói thêm.
Về cách giải quyết khủng hoảng theo mong muốn của người biểu tình, ông Thái nói rằng họ ‘muốn ông Lương Chấn Anh phải đối thoại với họ’ và họ muốn chính quyển ‘minh bạch hóa tất cả tiến trình thảo luận và phải tham vấn quần chúng về cuộc bầu cử năm 2017 rồi bộ mới đi tới kết luận chứ không áp đặt đối với người dân Hong Kong’.
Ông Thái cũng kể rằng trên cầu chính dẫn vào trung tâm hành chính ông thấy một biểu ngữ là ‘Người Việt Nam ủng hộ dân chủ cho Hong Kong’.