Monday, November 27, 2023

Gậy golf vừa vụt vào thể chế, vừa quất vào mặt thường dân

 Trân Văn-27/11/2023

Hình minh hoạ.

Hình minh hoạ.

Nếu “kỷ cương hành chính” tồn tại, Chủ tịch và Bí thư Bắc Ninh không tự xử thì cũng sẽ bị xử lý kỷ luật vì liên đới trách nhiệm.

Văn phòng chính phủ (VPCP) tuần rồi gửi công văn hỏa tốc cho Chủ tịch Bắc Ninh, truyền đạt chỉ đạo của ông Trần Lưu Quang – Phó Thủ tướng – yêu cầu kiểm tra thông tin Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NN PTNT) của tỉnh này mỗi tuần bỏ nhiệm sở đi chơi golf vài ngày (1).

Sự kiện vừa đề cập không lạ. Chuyện các viên chức bỏ nhiệm sở đi chơi golf xảy ra thường xuyên (2), kể cả đi chơi golf trong thời gian đang có đại dịch tất cả mọi người phải thực thi “giãn cách” nhưng Giám đốc Sở Du lịch Bình Định vẫn đi chơi golf với Cục phó Cục Thuế của tỉnh, khi chuyện trở thành lùm xùm thì ra lệnh cho Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch làm thư mời cả hai “khảo sát thực địa sân golf ở Quy Nhơn” để , để “giải độc dư luận” khiến Giám đốc trung tâm này bị vạ lây (3).

Giá trị lớn nhất của việc VPCP gửi công văn hỏa tốc cho Chủ tịch Bắc Ninh là phơi bày mặt trái của thứ mà trước giờ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam luôn luôn đề cao và cam kết sẽ tôn trọng: KỶ CƯƠNG HÀNH CHÍNH. Tiếc rằng dẫu đã được khai sinh nhưng ở Việt Nam, “kỷ cương hành chính” chưa... chào đời!

Nếu hoạt động của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam có kỷ cương, chắc chắn Giám đốc và Phó Giám đốc Sở NN PTNT không dám bỏ nhiệm sở đi chơi golf ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đều đặn vài ngày mỗi tuần. Nếu “kỷ cương hành chính” tồn tại, sau khi scandal bùng lên (4), chính quyền Bắc Ninh đã xử lý xong những viên chức có liên quan (ngoài lãnh đạo, còn có Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư của Sở NN PTNT, Bí thư huyện Yên Phong), không cần phải đợi đến Phó Thủ tướng chỉ đạo VPCP gửi công văn hỏa tốc. Nếu “kỷ cương hành chính” tồn tại, Chủ tịch và Bí thư Bắc Ninh không tự xử thì cũng sẽ bị xử lý kỷ luật vì liên đới trách nhiệm.

***

Bởi “kỷ cương hành chính” chỉ được khai sinh chứ chưa... chào đời cho nên bất kể thu nhập chính thức hết sức khiêm tốn nhưng các công bộc không ngại khoe sang, khoe giàu, hồn nhiên trưng bày sự... sành điệu, đẳng cấp qua trang phục, trang sức, tư gia, sinh hoạt, trong đó có chơi golf.

Theo ước tính của Golf Việt – một trang web cung cấp những thông tin có liên quan đến golf tại Việt Nam – golf là môn thể thao dành cho “quý tộc” ở “thiên đường XHCN”. Vào thời điểm này, chi phí để làm thành viên của một sân golf bình thường dao động trong khoảng từ 20.000 Mỹ kim đến 25.000 Mỹ kim một năm. Nếu muốn làm thành viên của một sân golf sang trọng, chi phí có thể lên tới 60.000 Mỹ kim/năm. Không phải hội viên, đến sân golf với tư cách khách vãng lai, chi phí khoảng 100 Mỹ kim/ lần chơi, chưa kể nhiều loại chi phí khác (thuê xe điện, ăn uống, tip cho caddie,...), tối thiểu cũng phải từ bốn triệu đến năm triệu cho một lần đánh golf (5).

Không phải tự nhiên mà năm 2011, khi đang đảm nhiệm vai trò Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT), ông Đinh La Thăng yêu cầu viên chức đang làm việc trong lĩnh vực GTVT không được chơi golf (6) và khi ấy, yêu cầu đó có hơn 60% độc giả của VnExpress hoan nghênh kèm theo một yêu cầu khác: Cần điều tra xem vì sao công chức lầy tiền từ đâu để chơi môn thể thao tốn kém như vậy (7). Bởi “kỷ cương hành chính” chưa chào đời nên yêu cầu chính đáng này không được đáp ứng!

12 năm sau khi ông Đinh La Thăng yêu cầu viên chức trong lĩnh vực GTVT không được chơi golf vì “mất thời gian”, còn dân chúng đòi điều tra vì công bộc chơi golf là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy đương sự thiếu liêm chính, cho dù “kỷ cương hành chính” đã được khai sinh nhưng càng ngày càng nhiều công bộc chơi golf và chuyện bỏ nhiệm sở đi chơi golf vẫn xảy ra không ở nơi này thì ở nơi khác, không phải lúc này thì vào lúc khác.

Hồi tháng tư vừa qua, tờ Quân Đội Nhân Dân đăng tâm tình với công bộc về golf, bởi cứ đến các ngày thứ sáu là Đà Nẵng dập dìu cán bộ cấp huyện, xã của những tỉnh miền núi “hành quân” tới đó chơi golf. Tác giả bài này tâm tình: Sinh thời, bác Hồ từng nói: Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ ‘cộng sản’ mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước...’ và ‘Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức tính cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính.

Cũng vì vậy, tác giả ấy cho rằng: “Thấm nhuần lời dạy sâu sắc của bác, người cán bộ cách mạng phải luôn sâu sát thực tiễn, gần dân, trọng dân, tin dân, hiểu dân, gắn bó với nhân dân, rèn luyện lối sống giản dị, tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí...” và đề nghị “một số cán bộ ở các tỉnh còn nghèo, đời sống nhân dân còn khó khăn nên hạn chế thú vui chơi golf trong các ngày nghỉ cuối tuần để bám nắm cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, có như vậy mới thực sự là công bộc của nhân dân(8)...

Dường như tác giả bài viết vừa đề cập không thức thời bởi trong thực tế, công bộc vừa “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, vừa vô tư phô bày sự xa hoa như chơi golf và hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương cùng xem đó là hết sức bình thường dù chênh lệch giữa thu nhập chính thức và thực tế chi tiêu, sinh hoạt lớn đến mức hết sức bất thường. Ở Việt Nam, ngoài việc quất vào banh golf, gậy golf còn vụt vào thể chế và vụt vào mặt thường dân cho họ tỉnh!

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/pho-thu-tuong-yeu-cau-xac-minh-vu-lanh-dao-di-choi-golf-trong-gio-lam-viec-20231123110702525.htm

(2) https://dautuvakinhdoanh.vn/scic-noi-vi-ve-thong-tin-lanh-dao-tong-cong-ty-thep-vn-di-choi-golf-trong-gio-lam-viec-a13590.html

(3) https://nld.com.vn/thoi-su/hop-thuc-hoa-cho-giam-doc-so-va-cuc-pho-choi-golf-giua-lenh-cam-nu-can-bo-bi-dinh-chi-20210824134117854.htm

(4) https://vtc.vn/nhieu-lanh-dao-so-huyen-o-bac-ninh-choi-golf-trong-gio-hanh-chinh-ar833487.html

(5) https://golfviet.vn/chi-phi-choi-golf-ton-bao-nhieu-tien-d4611.html

(6) https://vnexpress.net/bo-truong-giao-thong-yeu-cau-can-bo-khong-choi-golf-2208569.html

(7) https://vnexpress.net/can-bo-keu-luong-thap-vay-lay-tien-dau-choi-golf-2208681.html

(8) https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/can-bo-tinh-ngheo-me-choi-golf-724554

Từ tội ác đến buôn người ở Việt Nam



“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”

Đó là nội dung trong Báo cáo của Viện Kiêm sát nhân dân tối cao (KSNDTC) với Quốc hội đầu tháng 11/2023, sau 5 tháng có nhận xét của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình trạng buôn người ở Việt Nam, theo đó: “Chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn mua bán người nhưng hiện đang thực hiện những nỗ lực đáng kể để thực hiện mục tiêu này.”

Tội ác các loại

Qua lời đại biểu Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa), công luận được biết: “Các loại tội phạm nguy hiểm tăng mạnh như tội phạm giết người, cướp tài sản, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự gây rối trật tự công cộng tội phạm ma túy ngày càng tăng cao và nguy hiểm hơn.”  (Đai Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam), ngày 1/11/2013)

VOV loan tiếp: “Bên cạnh đó, sự xuất hiện một số loại ma túy núp bóng thuốc lá, điện tử, đồ uống thực phẩm gây tác hại nhiều mặt đến người sử dụng, nhất là thanh thiếu niên và đe dọa đến an ninh trường học, vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng diễn biến khá phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi.” 

Theo một báo cáo của Chính phủ hồi tháng 09/2023 thì: “Trong các loại tội phạm, số vụ tội phạm ma túy phát hiện tăng 18,42%; số ma túy tổng hợp thu giữ tăng đặc biệt cao (1.484,19%), cho thấy diễn biến hết sức phức tạp của tội phạm ma túy.”

Báo cáo viết: “Tình trạng sử dụng trái phép ma túy, nhất là ma túy tổng hợp diễn ra ở nhiều địa phương; xuất hiện một số loại ma túy được “núp bóng” thuốc lá điện tử, đồ uống, thực phẩm, … gây tác hại nhiều mặt đến thanh, thiếu niên.”

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến nói với Quốc hội: “Số vụ và số ma túy thu giữ tăng, tuy nhiên trong đó nhiều vụ là vận chuyển, trung chuyển qua địa bàn Việt Nam, không chỉ thuần túy qua đường bộ mà còn qua đường biển, đường hàng không. Các đường dây ma túy không chỉ từ khu vực “Tam giác vàng”, mà còn cả từ châu Phi trung chuyển qua Việt Nam sang nước thứ ba. Theo thống kê thì hơn 37,8% các vụ ma túy là trung chuyển qua địa bàn Việt Nam.”

Tam giác Vàng (tiếng Anh: Golden Triangle) là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới 3 nước Lào, Thái Lan, Myanmar, nổi tiếng là nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới trước đây.

Buốn người lan rộng

Bước sang lĩnh vực buôn người, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ viết:”Tội phạm mua bán người lừa đảo đưa người Việt Nam ra nước ngoài cưỡng bức lao động cưỡng ép tham gia các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng diễn ra phức tạp. Tội phạm xâm hại trẻ em diễn ra ngày càng tăng. Vẫn còn những băn khoăn, lo lắng trước những hạn chế, sai sót, vi phạm trong hoạt động tố tụng của các cơ quan thực thi pháp luật.”

Theo lời trình bầy của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí thì có nhiều yếu tố chung quanh thắc mắc “Vì sao khi chúng ta càng chống, càng đấu tranh quyết liệt, thì tình trạng vi phạm pháp luật, phạm tội lại càng tăng?”

Ông Trí nói: “Việc quan tâm, coi trọng và tập trung cho công tác phòng ngừa để có thể chủ động ngăn chặn kịp thời có lẽ một trong những giải pháp ngăn chặn tội phạm từ gốc”.

Theo ông Trí thì: “Công tác phòng ngừa tội phạm liên quan đến công tác xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội phải cùng tham gia thì công tác đấu tranh mới hiệu quả.”

Tuy nhiên, Viện trưởng Viện KSND không đưa ra đề nghị cụ thể nào.

Chủ quan các loại tội phạm

Cùng trả lời chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Công an Tô Lâm chi tiết hơn những nguyên nhân của tội ác:

– “Một là, “nhóm nguyên nhân thuộc về chủ quan của các cơ quan chức năng như vấn đề triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; các vi phạm trong điều tra, xử lý tội phạm; về phối hợp giữa các cơ quan chức năng; về tinh thần, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, cá biệt có những trường hợp sai phạm, tiêu cực, vi phạm pháp luật.”

Nhưng tại sao lại “chủ quan”, có nghĩa tự cho mình có khả năng chống tội phạm hay thờ ơ nên không đối phó kịp?

– “Hai là, “những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp luật, cơ chế chính sách.”

– “Ba là, “những khó khăn về nguồn lực trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.”

Ông Tô Lâm nói với Quốc hội: “Những vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc nêu trên có những vấn đề có thể khắc phục được ngay nhưng có vấn đề cũng cần phải có thời gian.”

Bên cạnh đó, theo báo cáo của ông Lâm thì:” Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp.”

Ông Tô Lâm cho biết: “Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp; số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế được phát hiện nhiều hơn 11,69%; số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện nhiều hơn 51,63%…số vụ phạm tội về trật tự xã hội tăng 18%, trong đó nhiều loại tội phạm tăng cao và có xu hướng phức tạp trở lại.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm báo cáo: “Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp; số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế được phát hiện nhiều hơn 11,69%; số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện nhiều hơn 51,63%. Tội phạm về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm còn xảy ra phổ biến trên nhiều lĩnh vực, địa bàn; số vụ được phát hiện nhiều hơn 18,87%.”

Ngoài ra: “Tình hình tội phạm ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp; số vụ được phát hiện nhiều hơn 17,68%; trong đó có một số đường dây vận chuyển ma túy với khối lượng lớn. Tình trạng sử dụng trái phép ma túy còn diễn ra ở nhiều địa phương…”

Chưa làm tốt

Về tình trạng buôn người, một loại tội tác tồn tại lâu năm ở các Tỉnh biên giới va vùng quê Việt Nam đã được báo cáo với Quốc hội nhưng không có chi tiết.

Vì vậy, trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 6/2023, những thiếu sót của Chính phủ Việt Nam đã được nêu ra như: “Chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn mua bán người nhưng hiện đang thực hiện những nỗ lực đáng kể để thực hiện mục tiêu này…”

Nhận xét của Bộ Ngoại giao Mỹ về Việt Nam được công bố trong “Báo cáo Buôn người 2023” (2023 Trafficking in Persons Report), ngày 15/6/2023

Lên một bậc

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, vì Việt Nam đã có những cố gắng nên được “nâng hạng lên Nhóm 2 trong Danh sách theo dõi”, đứng trên Trung Quốc, Cao Miên, Miến Điện và Bắc Hàn. Tuy nhiên Việt Nam lại đứng sau Đài Loan, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Hồng Kông, Nam Dương, Nhật và Lào.

Lý do Việt Nam được ra khỏi Danh sách hạng 3 “tồi tệ” là nhờ đã:” Tiến hành điều tra, truy tố và kết án nhiều đối tượng mua bán người hơn, tăng cường hợp tác thực thi pháp luật quốc tế và khởi tố vụ án hình sự đối với các quan chức bị cáo buộc tiếp tay cho tội phạm mua bán người. Chính phủ cũng xác định và hỗ trợ nhiều nạn nhân hơn và thực hiện các biện pháp bảo vệ cho người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.”

Tuy vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn nói thẳng với Việt Nam rằng: “Chính phủ vẫn chưa chủ động nhận diện các nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong các đường dây lừa đảo trên mạng là nạn nhân bị mua bán để cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho họ, trong đó có cả các nạn nhân là người nước ngoài được xác định tại Việt Nam. Các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành kiểm tra hàng ngàn cơ sở có nguy cơ cao xảy ra tội phạm mua bán người vì mục đích bóc lột tình dục nhưng chỉ xác định được hai nạn nhân, mặc dù trên thực tế các cơ sở như vậy rất phổ biến.”

Nhìn chung, lực lượng Công an đồ sộ của Việt Nam đã thiếu kê hoạch chống nạn buôn người từ gốc, trong khi các “tai mắt quốc tế”, trong đó có Mỹ, đã nhìn thấy rất rõ các tổ chức và mánh lới của bọn buôn người khiến dự luận nghi ngờ có tình trạng “tiếp tay” hay “cố tình làm ngơ để tham nhũng” của các viên chức chính quyền. -/-

(11/2023)
Phạm Trần

Chạy Đại biểu quốc hội 30 tỷ đồng

Bình luận của blogger Nguyễn Nhơn-2023.11.27

dieu-ky-la-trong-vu-cuu-dbqh-chau-thi-thu-nga-lua-dao.jpg

Bà Châu Thị Nga ra toà ở Hà Nội năm 2018. Hình: VietNamNet

Khi bị bắt vào năm 2017, cựu đại biểu Quốc hội/doanh nhân lớn Châu Thị Thu Nga khai đã chi khoảng 1,5 triệu USD (tương đương 30 tỷ đồng) để chạy chân đại biểu Quốc hội khóa 13.

Nữ đại biếu Quốc hội trùm lừa

Bà Nga (sinh năm 1965, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất - Housing Group, nguyên đại biểu Quốc hội khóa 13, thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội) bị tòa án hai cấp sơ và phúc thẩm tuyên án chung thân vào năm 2018 cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, từ tận năm 2008, bà Nga đã xây dựng bộ máy kinh doanh nhà đất nhằm mục đích lừa đảo khách hàng, đưa thông tin ảo, lập mô hình dự án chung cư đặt tại trụ sở công ty, thi công cọc khoan nhồi tại dự án, sau đó thu tiền khách hàng đặt mua trước căn hộ trong khi dự án chưa được cấp phép.

Bản án phúc thẩm nhận định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với hơn 700 khách hàng bị lừa nộp gần 400 tỷ đồng để mua căn hộ “ma”.

Bà Nga chỉ trả lại cho khách hàng được gần 30 tỷ, còn lại hơn 300 tỷ đã tiêu xài hết.

Báo chí Việt Nam mô tả bà Nga là một nữ đại gia, nổi lên nhờ cơn sốt đất những năm 2006-2010. Sinh năm 1965 tại Thừa Thiên-Huế, với trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, bà Nga bước vào thương trường với nghề kinh doanh vật liệu xây dựng, sau đó tiến sang đầu tư, phát triển bất động sản.

Trong khoảng thời gian 2004 - 2011, bà Nga là đại biểu Hội đồng nhân dân phường, sau đó tiếp tục tham gia đại biểu dân cử ở cấp quận. Từ 2011, bà trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa 13.

“Con đường chính trị của bà đã song hành với việc mở rộng của công ty”-báo mạng điện tử Nhadautu viết.

Tờ báo này viết rõ: “Sau khi trúng cử đại biểu quốc hội, cái tên Châu Thị Thu Nga nổi lên như cồn khi người ta thấy bà tham gia vào hàng loạt các chức vị như Phó Trưởng ban điều hành Mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam khu vực khu vực miền Bắc- Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản Bộ Xây dựng; Chủ tịch Câu lạc bộ Vườn ươm doanh nhân - Hội Liên hiệp thanh niên TP.Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng nhà đất; Ủy viên Ban Thường trực nhóm nữ đại biểu quốc hội Việt Nam… Bà Nga còn là đại biểu Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Ngay sau khi bà Nga trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội, doanh nghiệp của bà liên tục công bố việc đầu tư vào hàng chục dự án tại thủ đô, từ loại dành cho người có thu nhập trung bình đến cao cấp, văn phòng cho thuê, biệt thự nhà vườn, nhà liền kề...

Ngoài Hà Nội, công ty của bà Nga còn đầu tư các dự án tại các tỉnh, thành”.

“Em xin lỗi, em nhầm”


Tình tiết “chạy Đại biểu Quốc hội” hết 30 tỷ rất thú vị.

Theo báo mạng Công an TP HCM (congan.com.vn), trong hồ sơ tại công an có đến bônz bút lục lời khai của bà Nga về việc chi 1,5 triệu USD để “chạy” đại biểu Quốc hội khóa 13. Bà Nga khai số tiền này đưa cho ông Nguyễn Công Cường, một doanh nhân kinh doanh vàng bạc có quan hệ rộng để nhờ “chạy”.

Tại phiên tòa, cả hai lần bà Nga và luật sư muốn nói về lời khai này đều bị hội đồng xét xử quyết liệt ngăn lại trước khi bà kịp nói bất cứ từ nào.

Tuy nhiên, kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ lời khai này, giải tỏa nghi ngờ “ém nhẹm” của người theo dõi phiên tòa.

Thế nhưng hành động tiếp theo của chính bà Châu Thị Thu Nga lại khiến cho người theo dõi bất ngờ. Bà viết một tờ tường trình kêu oan dài 94 trang giấy, trong đó phủ nhận chính lời khai “chạy đại biểu Quốc hội” của mình lúc trước.

Do bị xúc phạm, ức chế và do thời điểm làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra, bản thân rất mệt mỏi, tinh thần không được ổn định đồng thời kèm theo ức chế về công việc nên đã khai như vậy-bà Nga viết trong đơn.

Bà Nga khẳng định thực tế việc bà được bầu là đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu Hội đồng nhân dân TP Hà Nội là do cử tri tín nhiệm lựa chọn.

Sự thực thế nào, chỉ (nhiều) người trong cuộc mới rõ. Nhưng diễn biến bất ngờ của nó không dập đi được hoài nghi của dư luận mà chỉ khiến họ khẳng định hơn. Việc “chạy” đại biểu Quốc hội nếu có, là một bất lợi rất lớn cho bà Nga vì nó gian dối, phạm pháp. Vậy tại sao trong quá trình điều tra bà Nga vẫn giữ lời khai này từ đầu và rất kiên định khai đến 4 bút lục? Liên quan giữa tình tiết này với vụ án chiếm đoạt tài sản như thế nào mà cho đến tận khi ra trước phiên tòa, bà Nga vẫn rất cương quyết muốn nói rõ về nó?

Rất nhiều khách hàng mua căn hộ ma của bà Nga là người về hưu, gom góp cả đời được ít tiền dồn hết vào đặt cọc căn nhà mới. Trả lời báo chí, nhiều người nói do tin tưởng vị nữ đại biểu Quốc hội có các chức vị rất to, rất quan trọng nên không ngần ngại gì cả. Niềm tin lớn đến nỗi có những người nộp gần cả tỷ đồng xong, suốt mấy năm trời vẫn yên tâm chờ đợi, thậm chí không một lần đến hiện trường dự án xem xét.

Vì trong ý thức của phần đông người dân (nhất là người Bắc), đại biểu Quốc hội là những người thành đạt giỏi giang, có chức vụ quan trọng, ý thức chính trị vững vàng, đã được (nhà nước) chọn lọc qua nhiều cấp nên không thể là người lừa đảo được.

Ngay cả cựu Phó tổng giám đốc Housing Group của bà Nga-ông Đinh Phúc Tiếu, từng là giảng viên khoa kế toán của một trường đại học, bị cáo buộc vai trò đồng phạm trong vụ án lừa bán nhà “ma”, cũng nói trong phiên tòa rằng ông quá tin tưởng bà Nga là đại biểu Quốc hội nên mới để xảy ra sự việc.

Nhưng tôi không ngạc nhiên về sự ngạc nhiên của ông Nguyễn Hạnh Phúc.

Ngạc nhiên của ông Nguyễn Hạnh Phúc

Trả lời báo chí bấy giờ, ông Phúc-Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội rất sửng sốt: “Chạy một khoản tiền lớn thế Quốc hội làm gì, giải quyết được vấn đề gì? Nếu có thì đó là chuyện tày trời. Tôi không tin có chuyện chạy tiền vào Quốc hội. Giờ mời làm đại biểu Quốc hội chuyên trách người ta còn không muốn tham gia, vậy một cá nhân muốn vào Quốc hội để làm gì, có lợi lộc gì không?”

Thật nếu tôi là ông Phúc, khéo tôi còn tỏ vẻ ngỡ ngàng, ngơ ngác, ngã ngửa ra ấy chứ! Thân đang giữ chức vụ quan trọng của Quốc hội, ông Phúc chả thể bộc lộ thái độ nào khác cả.

Nhưng hỏi bất cứ một thường dân nào rằng doanh nhân vào Quốc hội có lợi lộc gì không thì có ngay câu trả lời. Trong xã hội “nhất thế nhì tiền” và các nhóm lợi ích chằng chịt giữa doanh nghiệp và quan chức, nếu doanh nhân chỉ chăm chăm kinh doanh thuần túy thì rất dễ dàng bị chèn ép và gây khó khăn. Thậm chí nếu ăn nên làm ra thì có khi không thể tiếp tục kinh doanh mà phải chắp tay nhường lại cho người khác, hoặc bị cắt phế đến mức gần như đi làm công cho thằng khác hưởng.

Nhưng nếu có chỗ dựa là nhân vật chính trị thì lại khác. Không những doanh nghiệp không sợ bị cạnh tranh đểu mà còn được biết trước được những thông tin kinh doanh có giá trị bằng vàng, được dành cho những ưu ái về chính sách về vốn và thuế phí v.v, được nâng đỡ và bao bọc. Thậm chí nếu doanh nghiệp đủ lớn còn có thể tác động vào chính sách để tạo ra những điều kiện riêng hết sức thuận lợi cho mình.

Tất cả những đại án suốt thời gian qua là bằng chứng dễ thấy nhất cho sự cấu kết hoặc cộng sinh bắt buộc giữa doanh nghiệp và quan chức.

Vụ án chuyến bay giải cứu vừa qua, doanh nhân Đào Minh Dương, Giám đốc công ty Vijasun đã khai bị Phạm Trung Kiên, thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế thường xuyên gọi điện nhắn tin để ép xì tiền. Kiên còn nói thẳng: “Phải chi tiền thì mới được đóng dấu” (cấp phép tổ chức chuyến bay)!

Thế nên cách tốt nhất là ngoài việc tham gia vào đường dây của ông anh bà chị nào đó thì tự  mình cũng phải phấn đấu lên để làm một chỗ dựa chính trị cho chính doanh nghiệp của mình.

Với dân thường Việt Nam, chân lý này rất dễ hiểu và có giá trị trường tồn.

Mà chạy đại biểu Quốc hội (nếu có) thì vẫn dễ, rẻ và an toàn hơn chạy một vị trí quan chức cùng cỡ.

Hãy xem cơ cấu đại biểu Quốc hội khóa 15, có nhiệm kỳ 2021-2026.

Có tổng cộng 499 người trúng cử đại  biểu Quốc hội, trong đó tổng cộng 495 đại biểu làm việc ở các cơ quan tổ chức ở Trung ương và địa phương. Chỉ có 14 đại biểu là ngoài Đảng.

Mà nguyên tắc thì đảng viên phải chấp hành quyết định của Đảng. Nghĩa là ngoài 14 người chân trắng có thể phát ngôn theo ý chí cá nhân ra thì tất tật 485/499 đại biểu còn lại phải phát ngôn và bấm nút biểu quyết theo quyết định của Đảng.

Nói cách khác, Quốc hội chỉ là một bản sao có thêm vài đường tô màu của bộ máy Đảng hay chính quyền. Trong một giới hạn được cho phép, đại biểu có thể sảng khoái phê phán và đề nghị các cái thật thẳng thắn để người dân nghe xong cứ sướng ngất vì khoan khoái. Tác dụng của việc mị dân này tốt lắm. Nhưng khi thực sự phải biểu quyết, thách kẹo thì tuyệt đại đa số những ông nghị bà nghị đang là đảng viên, cán bộ, lãnh đạo kia cũng không dám chạy trật ra khỏi vòng kim cô.

Một Quốc hội như thế thì chuyện gì cũng có thể xảy ra được. Cũng những con người ấy diễn ở các sân khấu khác nhau mà thôi.

Cho nên muốn khỏi đau tim vì tức, thành thật khuyên người dân khi xem họp Quốc hội thì nhớ nhắc mình như đang xem show thôi.

______________

Tham khảo:

https://nhadautu.vn/nhung-nu-doanh-nhan-tung-la-dai-bieu-quoc-hoi-ve-dau-sau-cuoc-be-dau-d3451.html

https://vnexpress.net/xet-xu-phuc-tham-cuu-dai-bieu-quoc-hoi-chau-thi-thu-nga-3734376.htmlhttps://vnexpress.net/cuu-dai-bieu-thu-nga-thua-nhan-co-sai-pham-khi-ban-hang-tram-can-ho-3734865.html

https://vnexpress.net/vo-mong-vi-tin-du-an-cua-cuu-dai-bieu-quoc-hoi-3733231.html

https://vnexpress.net/ong-nguyen-hanh-phuc-khong-tin-co-chuyen-chay-tien-vao-quoc-hoi-3465039.html
https://tienphong.vn/chi-tiet-14-nguoi-ngoai-dang-trung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-post1345206.tpo

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

* Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.

Phê bình việc luận tội mấy ông cố đạo...

 Trương Nhân Tuấn

phapthuoc1

Jean Dupuis ngồi giữa với trang phục Mãn Thanh. Wikipedia

Nếu có nghiên cứu lịch sử Việt Nam (khách quan một chút) thì ta phải nhìn nhận là nếu không có Pháp "đô hộ" Việt Nam thì Việt Nam cũng trở thành thuộc địa của một đế quốc Tây phương khác (như Anh, Tây Ban Nha...). Việt Nam cũng có rất nhiều cơ hội để trở thành một "tỉnh" của Trung Quốc. Và ta cũng thấy rằng "chữ quốc ngữ" của các ông cố đạo không hề là phương tiện để thực dân chinh phục Việt Nam.

Việt Nam bị lệ thuộc Pháp là do "tình cờ địa lý" chớ không hề do "tham vọng lãnh thổ" của đế quốc Pháp. Mục tiêu chinh phục của Pháp thời đó, cũng như Anh và các đế quốc Tây phương khác, là lục địa Trung Hoa. Lục địa này cực kỳ giàu có vì đông dân lại nhiều vàng bạc, ngọc ngà châu báu tơ lụa... trong khi quân sự lại yếu kém. Việt Nam thời đó, nhìn lại qua hình ảnh của các nhà du hành Pháp, rõ ràng kém mở mang, nếu không nói là cực nghèo, không có gì để gợi lòng tham của đế quốc. (Nếu không thì Việt Nam đã bị Anh chiếm trước cả Pháp).

Quân Pháp tiếp nối quân Anh, cùng các đế quốc Tây phương khác, "phân liệt" Trung Hoa, mỗi đế quốc buộc Thanh triều dành một "tô giới" cho mình.

Đế quốc Pháp đi sau nước Anh, trâu chậm uống nước đục, phải lựa chọn "Cochinchine", tức Nam kỳ để làm "hậu cứ" dưỡng quân. Tàu bè Pháp thời đó đã được trang bị máy hơi nước do đó rất cần than đá mà miền Nam không có. Pháp quyết định (cùng với Tây Ban Nha) đánh Việt Nam ban đầu là để "trừng phạt" nhà Nguyễn vì triều đình đã có các chính sách giết chóc người theo đạo. Đến khi thấy "dễ ăn" quá, các vị tướng chỉ huy đạo quân viễn chinh mới lấy quyết định (ngược với Paris) là chiếm vĩnh viễn Nam kỳ để làm "bàn đạp chiếm Trung Hoa".

Bắc kỳ (Tonkin) chỉ được đế quốc Pháp để ý, sau khi nhận thấy sông Cửu Long không thể sử dụng để thông thương với các tỉnh Vân Nam, Quí Châu... (qua các cuộc du hành ngược sông Cửu Long của Auguste Pavie). Các "nhà thám hiểm" Pháp thời đó tưởng rằng vùng thượng du Bắc Việt, cũng như các tỉnh lục địa Trung Quốc rất giàu (bởi vì họ thấy dân thiểu số ở đây đeo vòng, kiềng... kim loại màu vàng mà họ tưởng là vàng thật !). Các bản "báo cáo" của phe thương nhân (tức phe chủ trương chinh phục) ghi nhận rằng Bắc kỳ có nhiều mỏ vàng, than đá v.v... Tonkin (Bắc kỳ) vì vậy được chia làm hai vùng : vùng đồng bằng và vùng hầm mỏ.

Cuộc "chinh phục" Bắc kỳ của Pháp rất gian nan, nhiều lần tưởng bỏ cuộc. Một mặt do mẫu quốc không mặn mà vì rất tốn kém. Mặt khác do dân Việt Nam chống đối với sự trợ giúp của tàn quân Trung Hoa (Cờ đen, Cờ vàng...). Cuộc chiến Pháp-Thanh cuối cùng 1885 diễn ra hai mặt : mặt trận biển và mặt trận các tỉnh thượng du. Pháp thắng trong đường tơ kẻ tóc, buộc Thanh triều ký hiệp ước Hòa bình ở Thiên Tân năm 1885, cam kết "nhượng" Việt Nam lại cho Pháp (trong đó có công ước phân định biên giới và các công ước về kinh tế).

Tức là trên tinh thần Hiệp ước Thiên tân 1885, Pháp nhìn nhận Việt Nam trước đó "thuộc" về Trung Hoa.

Tài liệu đã được giải mã (Văn khố Pháp ở Aix-En-Provence) cho thấy lý ra Pháp đã đồng ý "chia hai" Việt Nam với Trung Quốc. Từ Quảng Bình trở về phía bắc thuộc Trung Quốc. Quảng Bình về phía nam thuộc Pháp. Nếu không có phe "chủ chiến" phản đối thì "thôi rồi lượm ơi" ! Lý hồng Chương mua chuộc quan chức Pháp để Trung Hoa lấy tới Quảng Bình.

Ta cũng thấy nguyên nhân chiến tranh Pháp-Trung (1883-1885) là triều đình nhà Nguyễn quan niệm Việt Nam là một bộ phận của Trung Hoa. Thời đó triều đình Mãn Thanh đã rệu rã, ốc không mang nổi mình ốc, mà vua quan Việt Nam luôn gởi sứ đi triều cống (để tỏ lòng thần phục) và yêu cầu Thanh triều gởi quân sang tiếp cứu. Tăng Kỷ Trạch lấy đó làm "bằng chứng" để yêu cầu Pháp nhượng bộ.

Vì vậy các "học giả" Việt Nam phán rằng "chữ quốc ngữ" của mấy ông cố đạo là phương tiện để Pháp chinh phục Việt Nam là trật lất. Nói cho đúng là Pháp đã sử dụng chữ quốc ngữ như là phương tiện để dễ dàng "cai trị" Việt Nam. Tức là sau khi "gạo nấu thành cơm", vai trò "chữ quốc ngữ" trở thành quyết định cho văn hóa và văn minh Việt Nam bây giờ.

Điều này tốt hay xấu ?

Theo tôi, nếu không có mấy ông cố đạo "chế" ra "chữ quốc ngữ" thì Pháp sẽ sử dụng tiếng Tàu để cai trị Việt Nam. Dĩ nhiên qua những viên chức người Hoa.

Điều này sẽ ra sao, sau 1945 "Hoa quân nhập Việt" để tước khí giới quân Nhật ?

100% Bắc Kỳ (nếu không nói toàn cõi Việt Nam, ngoại trừ Cochinchine) sẽ thuộc về Trung Quốc.

Còn văn hóa Việt Nam, nếu "cắt bỏ" khúc thúi là "văn hóa xã hội chủ nghĩa", thì không thể chối cãi có rất nhiều cái hay, đẹp... nhờ tiếp cận văn hóa Tây phương. (Điển hình Việt Nam Cộng Hòa với nền giáo dục, xã hội, mô hình quốc gia pháp trị... cho thấy ưu việt và nhân bản hơn các quốc gia đồng thời ở Châu Á).

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 27/11/2023

Vỗ cho béo rồi thịt

 TS Phạm Đình Bá   

(VNTB) – Nuôi lợn và giết lợn là một chính sách của đảng.   

Trong bối cảnh dân lo về vụ tham nhũng Vạn Thịnh Phát, bài nầy coi về quan hệ giữa giai cấp quyền lực đỏ và người làm ăn buôn bán bên nhà. “Trọng” ở đây là biểu tượng của “đảng / nhà nước” – như con đỉa lắm đầu mà đảng gài đặt đảng viên vào khống chế và hút máu nhà nước từ trung ương đến các tỉnh thành, huyện và thôn làng để duy trì quyền lực của đảng.  

Giai cấp quyền lực ở đây chỉ đến thiểu số trong độc tài độc đảng toàn trị có sức sinh sát trên toàn dân – không phải ai là đảng viên thì có quyền nhưng không ai ở vị trí quyền lực mà không là đảng viên.  

Doanh nhân ở đây là người làm ăn buôn bán mà phải chi hối lộ từng ngày cho bảo kê của giai cấp quyền lực và đặc biệt là một số người làm ăn buôn bán có quan hệ móc nối với giới quyền lực. Đặc biệt trong số nầy là những hạt giống đỏ trở thành doanh nhân như trường hợp những người trong gia đình các ông cựu thủ tướng. Trong định hướng như thế, thị trường là sân chơi của gia đình tùy tùng giới quyền lực. 

Nhìn ra thì các vụ tham nhũng lớn như Vạn Thịnh Phát, Việt Á và chuyến bay giải cứu làm rầm rộ dư luận một thời về quan hệ giữa đảng viên / cán bộ và doanh nhân có móc nối. Nhớ lại nữa các quan hệ tương tự trong các vụ tham nhũng lớn đã qua như vụ Vũ Nhôm và Út Trọc. Có phải chăng tham nhũng to lớn như thế lại xảy ra hoài hoài trên thị trường định hướng của Trọng? 

Trong định hướng của Trọng về tham nhũng, thiểu số cán bộ không đủ đạo đức làm hỏng công việc chung và vì vậy cần phải đốt lò liên tục hơn thập niên để làm trong sáng đảng / nhà nước. Trong đời sống tay làm hàm nhai và bắt bớ tù đày nếu có suy nghĩ trái chiều, ít có ai dám nghĩ sâu và đặt các câu hỏi cốt lõi về cách làm của Trọng. Có vài câu hỏi cốt lõi về tham nhũng, đại khái là như thế nầy.  

1) Có cái gì trật trong định hướng của Trọng?  

2) Có phải những cái trật ấy là do thiếu đạo đức đỏ như Trọng rao giảng, HAY là Trọng cố ý cố tình và hệ thống hóa cách dung dưỡng tham nhũng để có củi đốt lò và duy trì quyền lực trong cơ chế của Trọng?  

Để cho dễ hiểu, bài nầy không chú trọng đến từng vụ tham nhũng to mà nhìn một cách hệ thống xuyên qua những vụ tham nhũng to cũng như nhỏ. Bài nầy chú ý đến quan hệ giữa giai cấp quyền lực và doanh nhân trong định hướng của Trọng. 

 Cụ thể bài nầy dùng các nghiên cứu gần đây để đề xuất một mô hình kinh doanh để làm rõ những cách Trọng hệ thống hóa việc dung dưỡng tham nhũng để duy trì quyền lực của giai cấp quyền lực đỏ.[1-3]

Mô hình nầy bẻ cái quan hệ giữa giai cấp quyền lực đỏ và doanh nhân có móc nối với quyền lực thành hai giai đoạn – giai đoạn 1 tạm gọi là “nuôi lợn” và giai đoạn 2 là “giết lợn”. 

Trong giai đoạn “nuôi lợn”, hai bên liên kết với nhau để xây dựng doanh nghiệp. Đảng viên / cán bộ lèo lái ăn cắp của công để chuyển tiền, vật liệu, đất đai, cơ sở bất động sản, nhân lực, chính sách và nghị định cùng nhiều lợi thế khác để xây dựng doanh nghiệp mà doanh nhân đứng tên và quyền lực núp tên.  Giai đoạn nầy quyền lợi hai bên là có đồng thuận cao vì nỗ lực của cả hai bên đều quy vào việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp, tạo dựng những mặt hàng hay dịch vụ có nhiều người muốn mua. Giai đoạn nầy dễ thấy lắm. 

Những lãnh vực kinh doanh béo bở là nơi quyền lực và móc nối “nuôi lợn” rất quan tâm, bao gồm ngân hàng, quản lý tài chính, bất động sản, công nghệ xuất khẩu và tiêu dùng, y tế, công nghiệp vận chuyển như máy bay và xe buýt liên tỉnh, khách sạn, giáo dục, buôn người lao động ra nước ngoài, đánh bạc trên mạng và nhiều lãnh vực khác.  

Hiện tượng gì có thể quan sát được trong giai đoạn “nuôi lợn”? Các công ty trong giai đoạn “nuôi lợn” thường xuất hiện bất ngờ, tăng trưởng kinh doanh rất nhanh (so với những kinh doanh không có móc nối), chất lượng sản xuất chỉ rầm rộ ban đầu nhưng khó duy trì theo thời gian.  

Tuy phát triển nhanh, những mầm mống bất ổn cũng hình thành dần dần trong giai đoạn “nuôi lợn”. Các doanh nghiệp như thế thường không có khả năng phục hồi khi đối mặt với thay đổi trong thị trường. Với thành công mang đến cạnh tranh với các nhóm lợi ích khác trong giai cấp quyền lực. Sự sống còn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nơi móc nối với đảng viên / cán bộ quyền lực mà nhân sự thì lại thay đổi theo thời gian. Tài sản bất chính thường dẫn đến cãi vã xung đột giữa những tên trộm cướp. Những bất ổn không tránh khỏi nầy dần dần dẫn đến giai đoạn “giết lợn”. 

   Trong giai đoạn “giết lợn”, hai bên dần đi đến đổ vỡ trong liên kết giữa đảng viên / cán bộ móc nối với doanh nhân, cả hai bên tranh chấp để nắm sở hữu của doanh nghiệp.  

Doanh nhân biết rằng luật lệ không thể giúp họ giữ mãi sở hữu của doanh nghiệp. Mặt khác, chỉ móc nối với một nguồn quyền lực cũng lại là nguy hiểm. Doanh nhân bởi vậy thường có xu hướng đa dạng hóa mối liên kết của họ với quyền lực. Doanh nhân bởi vậy có xu hướng đa dạng hóa doanh nghiệp. Các thao tác nầy của doanh nhân thường ảnh hưởng đến chất lượng của doanh nghiệp, thiếu tập trung để làm tốt sản phẩm, doanh nghiệp thường khó duy trì nhất là trước các biến đổi trong thương trường. 

Trong giai đoạn “giết lợn”, đảng viên / cán bộ móc nối với doanh nghiệp dùng quyền lực được trao vào vị trí quyền lực của họ để lấn lướt doanh nhân trong sở hữu và lợi nhuận từ doanh nghiệp. Đảng viên / cán bộ thường dùng chính sách hay nghị định, thay đổi chính sách hay nghị định để lấn lướt hoặc bảo vệ doanh nhân hoặc trừng phạt doanh nhân trong xung đột quyền kiểm soát tài sản lợi nhuận từ doanh nghiệp. 

Hiện tượng gì có thể quan sát được trong giai đoạn “giết lợn”? Chính sách nghị quyết nghị định thay đổi đột ngột thường xuyên khiến dân phải chóng mặt vì dân không biết tại sao cứ thay đổi xoành xoạch như thế. Những vụ tham nhũng nổ ra, lại đốt lò lửa cháy ngút ngàn làm dân hoang mang. Dân bị hại vì doanh nghiệp đổ vỡ. Cả hai bên trong quan hệ “giết lợn” thường tẩu tán tài sản, tiền bạc và gia đình tùy tùng ra nước ngoài, từ từ ban đầu rồi tháo chạy lúc cận cùng.  

Giở chăn lên mới biết là trống rỗng trong ngân quỹ và tài sản của doanh nghiệp. Một số đảng viên / cán bộ lại bị Trọng đốt lò. 

 Màn kịch nầy diễn đi diễn lại theo thời gian, liên miên bất tận. Doanh nghiệp có móc nối nầy đến doanh nghiệp có móc nối khác. Đất nước có khi phát triển rất nhanh rồi chựng lại một thời gian. Làm tiền, làm tiền và làm tiền lại kết nối, đất nước cứ lúc lên lúc xuống khiến dân phải chóng mặt.  

Nét hằn bởi lối sống và làm việc theo mô hình “nuôi lợn, giết lợn” là rất rõ nét trên khuôn mặt nhiều người, cả người có quyền lực cũng như doanh nhân làm ăn trong định hướng của Trọng. 

Từ quan điểm và định hướng của Trọng, Trọng dùng một phần mô hình “nuôi lợn” để duy trì khả năng kiểm soát nguồn tài nguyên vốn liếng để duy trì quyền lực và có thể ngang nhiên tuyên bố là định hướng dẫn đến phát triển kinh tế. Trọng dùng một phần môi hình “nuôi lợn” để thu nhập đảng viên và giúp đảng viên làm tiền, làm tiền, làm tiền. Trọng dùng một phần mô hình “giết lợn” để duy trì quyền lực vì trung ương có quyền sinh sát trong lựa chọn “củi” để đốt lò tham nhũng.  

Các vụ tham nhũng to nhỏ không phải là một vài đảng viên tha hóa làm hỏng việc của đảng. Nuôi lợn và giết lợn là một chính sách của đảng. Đó là luật bất thành văn của đảng mà đã là đảng viên / cán bộ hoạt động trong đảng thì dần dần họ học được những luyện tập và thực tế nầy. 

Trong sự chịu đựng của dân, mô hình nầy là mối đe dọa đến đời sống của hàng hàng thế hệ con người. Đây là thảm họa. Đây là ung thư mãn tính, đây là ung thư dần dần dẫn đến tử vong của cả một dân tộc.  

Cần khử đi những suy nghĩ là về lâu về dài việc “đốt lò” của Trọng dẫn đến đời sống dễ thở cho mọi người. Không phải như thế! 

Hiểu rõ mức độ độc hại trong định hướng của Trọng là bước đầu trong phản biện và loay hoay để tìm cách đập đỗ đi định hướng nầy trong tương lai.

 ________________

 Nguồn: 1. Rithmire M. Precarious Ties: Business and the State in Authoritarian Asia. Oxford University Press; 2023. 2. Fforde, A., The Emerging Core Characteristics of Vietnam’s Political Economy. Institutions & Transition Economics: Political Economy eJournal, 2017. 3. Morris-Jung, J., Reflections on governable spaces of activism and expertise in Vietnam. Critical Asian Studies, 2017. 49: p. 441 – 443.


https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-vo-cho-beo-roi-thit/ .

Suy tư từ một sự kiện văn hoá

 Mạc Văn Trang   

(VNTB) – Bộ Văn hoá có đem hết 350.000 tỷ đồng đầu tư chấn hưng Văn hóa GHPGVN cũng không sao tạo ra được những nhà sư như Thích Nhất Hạnh, Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu và cộng đồng phật tử tu theo những vị Chân tu này.   

Trước khi Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ mất, tôi không biết tiểu sử của ông, không hiểu ông có vai trò gì trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN); tôi chỉ đọc mấy bài thơ của ông và bài nhà thơ Bùi Giáng bình thơ Tuệ Sỹ… và cảm thấy mến mộ cả hai người. Nhưng khi HT Thích Tuệ Sỹ viên tịch, trên mạng xã hội trong và ngoài nước tràn ngập những bài viết về Ngài, tôi bỏ công tìm hiểu, và thấy Nhân cách của Ngài, sự nghiệp của Ngài đã hoàn toàn chinh phục trái tim và khối óc của tôi: Đây đích thực là một vị Chân tu, một Trí thức lớn, một nhà Phật học uyên thâm, một Nhân cách văn hoá không chỉ của Phật giáo mà của Dân tộc. Điều ngạc nhiên là sau khi Ngài mất 3 ngày, đến sáng nay tôi gõ cụm từ “HT Thích Tuệ Sỹ viên tịch” trên Google xuất hiện Khoảng 178.000 kết quả (0,29 giây), mà trên toàn bộ hệ thống báo chí Nhà nước chỉ có báo Tuổi trẻ đưa tin về sự kiện này. Vậy là từ trước đến nay và cả khi Ngài mất, toàn hệ thống truyền thông nhà nước không được giới thiệu về Thích Tuệ Sỹ, ém nhẹm mọi thông tin về Ngài, cố tình vùi lấp đi một Nhân cách Văn hoá, một sự kiện Văn hóa đáng được tôn vinh. Trong Tiểu sử của ông viết: “Ông thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ông được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật.[1] Lúc bị bắt năm 1984, ông và Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.[2]” (https://vi.wikipedia.org/…/Th%C3%ADch_Tu%E1%BB%87_S%E1…). Như vậy nhân vật Thích Tuệ Sỹ gắn liền với cộng đồng GHPGVNTN tạo nên một thực thể văn hoá trong lòng dân tộc. Văn hoá là cái được hình thành tự nhiên trong lịch sử, nó gắn liền với những con người, những cộng đồng sản sinh ra văn hoá; trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử nó vẫn tồn tại và tích tụ, toả sáng giá trị trường tồn. Có những thế lực muốn xóa nó đi, nhưng nó vẫn tồn tại dưới nhiều dạng thức và khi có cơ hội sẽ lại phục hưng… Đảng CS từ khi cầm quyền đã tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng văn hoá tư tưởng, cách mạng Khoa học kỹ thuật, nhằm xóa cái Cũ, xây dựng cái Mới, nhưng nhìn lại tất cả ba cuộc cách mạng đó đều sai lầm và thất bại. Xóa cái CŨ nhưng cuối cùng lại phục hồi cái CŨ mà chẳng ra sao, còn cái MỚI tạo ra nhiều cái phản giá trị! Ở đây chỉ nói về “Cách mạng Văn hoá tư tưởng” tiến hành bằng cách phá đình chùa, đốt sách cũ, bài trừ “hủ tục, văn hoá phong kiến, thực dân đồi truỵ”…; vùi dập các trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà tu hành chân chính… Còn xây dựng “nền văn hoá mới” đến nay được những gì? Bao nhiêu Nghị quyết, bao nhiêu cuộc vận động “chống và xây”, bao nhiêu phong trào thi đua “xây dựng văn hoá mới”… suốt từ 1954 rồi 1975 đến nay, mấy mươi năm, để lại những GIÁ TRỊ VĂN HOÁ GÌ đáng được tôn vinh? – Ta có 5 DI TÍCH VĂN HÓA VẬT THỂ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cần bảo tồn là: Quần thể di tích Cung đình Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa MỸ Sơn, di tích Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ. Đó đều là những di sản của chế độ phong kiến để lại, may bị cách mạng phá mà chưa hết! – Có 15 DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ đã được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại cần được bảo tồn: Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Kinh Bắc, Ca Trù, Hội Gióng, Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca Tài tử Nam bộ. Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ, Thực hành Then của người Tày- Nùng- Thái, Nghệ thuật Xòe Thái, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm. (https://vietnamnet.vn/15-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua…) Tất cả những di sản này đều gắn với những nhân vật, những cộng đồng tạo ra, gìn giữ không gian văn hoá, phát triển nó một cách tự nhiên trong đời sống, trong dòng chảy của lịch sử, trải bao thăng trầm, những vẫn tồn tại… Hãy xem, Thiền sư Thích Nhất Hạnh với pháp môn “Phật giáo Làng Mai”, đã trở thành cộng đồng Phật giáo Làng Mai quốc tế có ở hơn một chục cơ sở ở các nước là sự kiện văn hoá rất lớn. Vậy mà Năm 2007 Phật Giáo Làng Mai mới được hoạt động ở Việt Nam; nhưng chưa bao lâu đã bị đánh đuổi tơi bời, phải chạy sang Thái Lan lập ra Phật giáo Làng Mai tại đất nước Thái và phát triển mạnh mẽ. “Một bài viết trên Tạp chí Phật giáo Tricycle vào năm 2008 đã chỉ trích rằng nếu bạn thực hành Bát Chánh Đạo tại Việt Nam, trong đó có chánh ngữ (nói lời đúng đắn, công bình, ngay thẳng), chánh mệnh (sống chân chính bằng khả năng của mình, không luồn cúi, không ăn bám kẻ khác), và chánh nghiệp (hành động theo lẽ phải), thì bạn có thể sẽ ngồi tù vì “tội tuyên truyền chống nhà nước”. “Nhận xét vừa nêu cũng trùng hợp với nhận định của thiền sư Nhất Hạnh sau vụ việc Bát Nhã vào 2009, khi các tu sinh Làng Mai bị đuổi ra khỏi một ngôi chùa của GHPGVN tại tỉnh Lâm Đồng: “Trong thời Thực dân, trong thời ông Diệm và ông Thiệu, tuy hành đạo có khó khăn thật đấy, nhưng người tu cũng không bị kiểm soát gắt gao quá đáng như trong hiện tại. Người ta chỉ muốn có một đạo Phật của tín mộ, của thờ cúng, người ta không muốn có một đạo Phật có khả năng lãnh đạo tinh thần và văn hóa đạo đức cho quốc dân.” (https://www.luatkhoa.com/…/lang-mai-va-ba-rac-roi-khi…/). Nhìn vào Phật giáo nước nhà thấy rõ GHPGVNTN và Phật Giáo Làng Mai có những nhân vật văn hóa lỗi lạc gắn liền với sinh hoạt của các cộng đồng này, tạo ra những giá trị văn hoá dẫn dắt phật tử tu tập theo Chính đạo, đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội bền vững. Vì vậy tôi nghĩ, đừng nhân danh cái gì mà xoá bỏ GHPGVNTN và Phật giáo Làng Mai. Xoá đi là tội lỗi với dân tộc, với Phật giáo nước nhà. Mà xóa cũng không được vì nó gắn liền với những con người, những nhân cách văn hoá lớn tạo dựng nên cộng đồng văn hoá đó; nó sẽ tồn tại lâu dài. Theo thiển nghĩ, GHPGVNTN và Phật giáo Làng Mai cũng là tiếp nối, phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. “Thiền phái Trúc Lâm (zh. 竹林禪派) là một tông phái của Thiền tông Việt Nam, hình thành từ thời nhà Trần, do Vua Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần Nhân Tông từ khi xuất gia ở động Vũ Lâm (Ninh Bình), đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng Thiền này. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang (gọi chung là Trúc Lâm Tam tổ). (https://vi.wikipedia.org/…/Thi%E1%BB%81n_ph%C3%A1i_Tr…). Đây là cội nguồn văn hoá dân tộc đáng tự hào, cần được bảo tồn, chấn hưng, phát triển, vì các giá trị văn hoá ấy gắn liền với tên tuổi những nhân cách văn hoá lớn và những di sản văn hoá phi vật thể đồ sộ, vô cùng phong phú. Còn Nhà nước muốn “chỉ đạo xây dựng” GHPGVN thành nền văn hoá Phật giáo XHCN với các hoạt động “Dâng sao giải hạn”, “trục vong”, “phóng sinh”, “cúng lễ, cầu xin”… thì cứ chỉ đạo; nhà nước tôn vinh mấy ông sư nói: Dâng sao giải hạn mỗi người đóng 200 ngàn, nhà chùa lỗ chổng vó ra; càng nghèo càng phải cúng dường để thoát nghèo… thì cứ tôn vinh. Những đừng vì muốn tôn vinh “cái của mình” mà đi xoá bỏ cái tốt đẹp thuộc về nhân dân, thuộc về dân tộc. Thời đại này rồi, hãy để văn hoá “trăm hoa đua nở”, cạnh tranh với nhau thì chỉ thêm phong phú và cái tốt đẹp sẽ được cuộc sống nuôi dưỡng, cái xấu hại sẽ bị loại bỏ… Bộ Văn hoá có đem hết 350.000 tỷ đồng đầu tư chấn hưng Văn hóa GHPGVN cũng không sao tạo ra được những nhà sư như Thích Nhất Hạnh, Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu và cộng đồng phật tử tu theo những vị Chân tu này. Văn hoá nảy sinh từ cuộc sống, các nhà văn hóa lỗi lạc như Trời Đất sinh ra để dẫn dắt những cộng đồng văn hoá đó; nó hình thành tự nhiên, chẳng có Nghị quyết hay ai chỉ đạo xây dựng nên được! Cho nên đường lối quản lý văn hoá là phát hiện ra những sự kiện văn hoá, nhân vật văn hoá, cộng đồng văn hoá có giá trị Chân, Thiện, Mỹ đích thực thì bảo tồn, tạo điều kiện cho nó phát triển bình thường trong đời sống xã hội và có thể trở thành những di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại. 27/11/2023

______________ 

Nguồn: FB Mạc Văn Trang  – SUY TƯ TỪ MỘT SỰ KIỆN VĂN HOÁ


 https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-suy-tu-tu-mot-su-kien-van-hoa/ .

Dòng suối từ vẫn chảy

 Thị Nghĩa Trần Trung Đạo  

 (VNTB) – Đêm tối sẽ qua đi và bình minh sẽ đến.    

 “Cầu mong các con có đủ dũng mãnh để đi bằng đôi chân của mình, nhìn bằng đôi mắt của mình; tự xác định hướng đi cho chính mình. Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình.”

 Đó là câu kết luận trong lá thư Hòa thượng Tuệ Sỹ gởi các tăng sinh Huế. Mặc dù Thầy viết cho các tăng sĩ trẻ còn đang tu học trong nước, lá thư đã làm xúc động hàng triệu trái tim người con Phật ở mọi nơi, mọi giới, trong đó có chúng tôi, những đoàn viên của GĐPTVN. 

Vẫn biết rằng mai đây “ngọc đá cũng thành tro, lụa tre dần mục nát” như thi hào Vũ Hoàng Chương đã viết trong Lửa Từ Bi, nhưng những lời nhắn nhủ từ trái tim của một bậc thầy đáng kính sẽ mãi mãi như dòng Suối Từ, dài vô tận, rộng bao la, đã chảy hơn hai ngàn năm lịch sử và sẽ chảy qua nhiều thế hệ Phật Tử Việt Nam.

 Cũng bên dòng Suối Từ ngọt ngào đó, chúng tôi, những đoàn viên Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPTVN), đã gặp nhau, đã từng chia nhau từng ngụm nước trong lành của tình thương và trí tuệ.

 Đạo Phật không ban cho con người cứu cánh nhưng giúp cho con người những phương tiện cần thiết để tự đạt tới cứu cánh an lạc cho chính mình. Đạo Phật dạy chúng tôi cách sống hòa mình vào tập thể, cho chúng tôi thấy được sự quan trọng và trách nhiệm của một con người trong cộng đồng xã hội, biết sống cho mình và sống cho người khác. Đạo Phật là đạo của tình thương và tình thương chính là kỳ quan tinh thần vĩ đại nhất của văn minh nhân loại. 

Vó ngựa của đạo quân Hồi Giáo đã san bằng trung tâm văn hóa Phật giáo Nalanda, tàn sát hàng triệu Phật Tử Ấn Độ nhưng đạo Phật vẫn tồn tại và phát triển. Lời Phật dạy sau hơn hai ngàn sáu trăm năm vẫn còn được nghe từ đỉnh Hy Mã Lạp Sơn cho đến tận vùng băng tuyết xa xôi của xứ Siberia, Tây Á. 

Những lời kinh Phật được tụng từ tu viện đơn sơ ở cố đô Anuradhapura, Tích Lan, còn vang vọng đến giảng đường hiện đại của đại học Harvard, nước Mỹ.

 Cây Bồ Đề đầu tiên nơi đức bổn sư thành đạo bị đốn ngã nhưng hàng trăm triệu hạt giống bồ đề khác đã mọc và lớn lên tươi tốt khắp thế gian. Niềm tin và chân lý bao giờ cũng mạnh hơn cường quyền và bạo lực.

 Chúng tôi học cách mở mang sự hiểu biết trong tinh thần Phật giáo khoa học, khai phóng và dung hợp. Đạo Phật không những dạy chúng tôi làm người phải sống cho một mục đích hướng thiện và nhân bản nhưng cũng can đảm chấp nhận những khó khăn để đạt tới mục đích tốt đẹp đó. 

Trong suốt dòng lịch sử, sinh mệnh Phật giáo Việt Nam bao giờ cũng gắn liền với sinh mệnh dân tộc, cùng vui với niềm vui của đất nước và cùng chia một nỗi đau chung của đất nước. Phật giáo không chủ trương độc tôn thống trị và cũng chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, đã đóng một vai trò như thế. 

Trong thời đại Lý Trần, thời đại vàng son của Phật giáo Việt Nam, nhiều nhà sư đã tham gia trực tiếp vào việc trị nước chăn dân, và hầu hết vua chúa không những đều là Phật tử mà còn là tổ của các Thiền tông lớn, nhưng không phải vì thế mà Phật giáo trở thành lực lượng thống trị xã hội. Trái lại, các tôn giáo khác tại Việt Nam vẫn tồn tại và có ảnh hưởng quan trọng trong mọi sinh hoạt văn hóa xã hội, thương yêu và gắn bó với nhau. Các nhà vua thời Lý, thời Trần với quyền hạn tuyệt đối, nhưng thay vì xây dựng những đền chùa nguy nga bằng mồ hôi nước mắt của nhân dân, các ngài đã để lại cho chúng ta ngày ngay những tổ đình uy nghiêm, tôn kính nhưng với một kiến trúc vô cùng khiêm nhượng. 

Tại sao? Đơn giản bởi vì các ngài là những vì vua nhân từ, lãnh đạo một đất nước vừa nghèo khó, vừa phải lo chống đỡ các triều đại Bắc phương không ngừng xâm lấn. Các ngài đã biết đặt sự an lạc của dân tộc lên trên sự hưng thịnh riêng của tôn giáo mình. Nước và sữa còn có thể phân ly nhưng Đạo Phật Việt Nam và Dân Tộc Việt Nam không thể nào và cũng không ai có thể làm phân ly được. Câu thơ của Hòa thượng Mãn Giác “Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông” mang ý nghĩa vô cùng thân thương và tha thiết như thế đấy. Thế hệ của các em GĐPT lớn lên hôm nay không phải trải qua những ngày khốn khó. Nhiều trong số các em đang là những chuyên gia lỗi lạc trong nhiều ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội ở nước ngoài. Nhưng trong tâm hồn các em, dòng Suối Từ vẫn chảy, và trái tim của các em vẫn hướng về nơi có bóng Từ Quang tỏa sáng. Các em, chứ không ai khác, phải có trách nhiệm xây dựng lại đoàn, đội của mình một cách thích hợp với môi trường mà các em đang sống. Đừng sợ mất bởi vì mất để còn hơn là cố bám víu nhưng biết rằng sẽ mất vĩnh viễn. Các em, chứ không ai khác, phải biết tự làm vỡ chiếc vỏ dày bảo thủ trong tâm thức để những mầm xanh Bi Trí Dũng được có cơ hội lớn lên trên nền đất mới. Các em, chứ không ai khác, phải biết bay qua những ao tù nước đọng của quá khứ hoài nghi và định kiến, để phát huy tinh thần Bi Trí Dũng bằng thái độ khai phóng và dung hợp trong thời đại toàn cầu. Được như thế, một ngày không xa, các em sẽ cùng với hàng trăm ngàn đoàn viên GĐPT trong nước mang ngọn lửa tình thương, tin yêu và hy vọng thắp sáng bầu trời đất mẹ Việt Nam. Đêm tối sẽ qua đi và bình minh sẽ đến.   (trích trong Tiếng Vọng Của Suối Từ viết lần đầu cuối năm 2003 sau khi đọc Thư Gởi Tăng Sinh Huế của HT Thích Tuệ Sỹ ngày 28.10.2003, thời gian đó ngài là Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN. Ảnh em Oanh Vũ Bảo Nghi )   __________ Nguồn: Trần Trung Đạo – DÒNG SUỐI TỪ VẪN CHẢY


https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-dong-suoi-tu-van-chay/ .