Sunday, November 22, 2015

Đồng Nai: Công an hành hung, bắt giam 2 thành viên Lao Động Việt


Cập nhậtCô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức đã ra khỏi đồn công an Long Bình lúc 2 giờ sáng. Sau khi ra khỏi đồn cả 2 được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Theo Facebook anh Huỳnh Ngọc Chênh "Công an đã đánh Minh Hạnh và Minh Đức bầm dập, Hạnh bị tổn thương vùng đầu và khắp người đến mức không đi nổi, anh em phải dìu ra xe..."


CTV Danlambao - Vào lúc 11:30’, ngày 22/11/2015, khoảng 20 công an thường phục và sắc phục đã ập vào khống chế, đánh đập và bắt giữ cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức khi cả hai đang hỗ trợ pháp lý cho người lao động tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

Cả hai người đều là thành viên của Lao Động Việt, một tổ chức rất có uy tín với nhiều hoạt động cụ thể trong lãnh vực bảo vệ quyền lợi công nhân tại Việt Nam.

Được biết, cô Hạnh và ông Đức bị bắt khi đang cùng luật sư đến tư vấn pháp luật cho công nhân công nhân công ty Yupoong về việc khởi kiện chủ doanh nghiệp do ngang nhiên chấm dứt hợp đồng nhưng không đền bù thoả đáng cho công nhân.

Trên facebook cá nhân của mình, ông Trương Minh Đức cũng đã đưa lên các đoạn clip ghi lại hình ảnh cô Đỗ Thị Minh Hạnh bị những người mang thường phục khống chế bằng vũ lực để bắt đi.

Công an cũng đã thu giữ hết các đơn khởi kiện của công nhân kiện công ty Yupoong.

Hiện nay, mọi liên lạc với cô Đỗ Thị Minh Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức đều không không thể thực hiện được.

Được biết, trước đó ngày 21/9/2015, tại khu công nghiệp Loteco (Biên Hòa, Đồng Nai), các công nhân đã phải nghỉ làm do xảy ra vụ cháy ở xưởng 1 bên trong công ty Yupoong. 

Sau đó lãnh đạo công ty đã thông báo chấm dứt hợp đồng với gần 2000 lao động, đa số là các công nhân lâu năm. Hành động đẩy người lao động, đặc biệt là 180 phụ nữ, trong đó có cả những người đang mang thai vào tình cảnh ngặt nghèo vì không có công ăn việc làm với mức bồi thường chỉ 1 tháng lương.

Ngay khi vụ việc xảy ra, các thành viên Lao Động Việt đã lập tức có mặt để đấu tranh và đồng hành cùng những người lao động thấp cổ bé họng. 

Dù vậy, nhà cầm quyền CSVN - những kẻ luôn tự xưng là ‘đại diện cho giai cấp công nhân’ không những không đứng cùng công nhân, mà thậm chí còn ra lệnh cho CA đàn áp, đánh đập thô bạo và bắt giam những người bảo vệ quyền lợi công nhân.

Được biết, một số thân nhân cùng các nhà hoạt động cũng đang trên đường đến công an phường Long Bình, Tp Biên Hòa , nơi được cho là đang giam giữ hai thành viên Lao Động Việt để chất vấn lý do bắt người.

Anh em Sài Gòn cùng vợ ký giả Trương Minh Đức trên đường đi đòi người. Ảnh FB Nguyễn Hoàng Vi
Hiện tại, Minh Hạnh bị giữ trên lầu, anh Trương Minh Đức nằm ở ghế đá ở dưới. Phía CA giựt điện thoại và cấm những ai đến hiện trường chụp hình.

Tại Sài Gòn đã có thêm 1 nhóm xuống Biên Hoà hỗ trợ cho các bạn đang có mặt tranh đấu cho các thành viên Lao Động Việt.
22/11/2015

Trung Quốc tiếp tục bị chỉ trích về tranh chấp biển đảo

KUALA LUMPUR, Malaysia (AFP) - Trung Quốc hôm Chủ Nhật tiếp tục gặp chỉ trích về sự hung hãn của họ trong cuộc tranh chấp biển đảo ở vùng Biển Đông, khi tìm cách cạnh tranh thế lực với Mỹ nơi đây.

Một người dân Philippine giương cao biểu ngữ trong một cuộc biểu tình chống
sự xâm lấn biển đảo của Trung Quốc. (Hình: Richard James Mendoza/Pacific
Press/LightRocket via Getty Images)

Trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo Á Châu-Thái Bình Dương ở Malaysia, Trung Quốc lại bị chỉ trích về các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo để dùng cho mục đích quân sự.

“Cả thế giới đang theo dõi,” để xem Bắc Kinh có hành xử giống như “một nhà lãnh đạo thế giới có trách nhiệm” trong cuộc đối đầu hiện nay hay không, theo lời Tổng Thống Philippines Benigno Aquino khi phát biểu trước các nhà lãnh đạo.

Cuộc họp, gồm cả sự tham dự của Mỹ, Trung Quốc, Nhật và các quốc gia khác, được khối ASEAN tổ chức.

Tổng Thống Barack Obama, người hồi đầu tuần này lập lại lời kêu gọi Trung Quốc hãy ngưng việc tân tạo các hòn đảo, hôm Chủ Nhật loan báo rằng ông sẽ mời các nhà lãnh đạo ASEAN tới Mỹ trong năm tới.

“Khu vực này... rất quan trọng cho an ninh, thịnh vượng và nhân phẩm con người trên toàn thế giới,” ông nói, trong khi cũng hứa hẹn tiếp tục sự hỗ trợ về thương mại, ngoại giao và an ninh cho vùng.
Mùa họp thượng đỉnh trong năm, vốn khởi sự tuần qua ở Thổ Nhĩ Kỳ cho nhóm G-20, tiếp tục với các diễn đàn khu vực ở Manila và Kuala Lumpur, nhưng bị che khuất phần nào bởi các cuộc tấn công đẫm máu của khủng bố mới đây.

Tuy nhiên, sự chú ý ở Malaysia đã nhắm trở lại vào các hành động của Trung Quốc, vốn tạo sự lo sợ rằng sẽ dẫn đến chiến tranh trên biển.

Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe kêu gọi không quân sự hóa vùng Biển Đông, một hải lộ trọng yếu cho nền thương mại thế giới, trong lúc không trực tiếp nêu tên Trung Quốc, theo bản tin của hãng thông tấn Kyodo của Nhật.


Trung Quốc coi hầu như toàn thể khu vực Biển Đông, nơi dồi dào tài nguyên thiên nhiên, là thuộc chủ quyền của họ và có tranh chấp với Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei cũng như Đài Loan. (V.Giang)
11-22-2015 2:53:08 PM 

(OK) Mỹ và Trung Quốc đối chọi về Biển Đông tại diễn đàn ASEAN

KUALA LUMPUR (NV) - Mỹ và Trung Quốc đả kích nhau về tình hình căng thẳng Biển Đông khi lãnh tụ hai nước và các đối tác khu vực tham dự cuộc họp của ASEAN tại thủ đô Malaysia.

Không ảnh chụp đảo nhân tạo Đá Thập (Fiery Cross Reef) hồi tháng 7, 2015
mà Trung Quốc bồi đắp. Phi trường dài 3,000 mét đã hoàn tất và các cơ sở,
tòa nhà đang xây dựng. (Hình Global Digital)

Lên tiếng trước phiên họp chính thức ở Kuala Lumpur giữa ASEAN với các đối tác khu vực Á Châu Thái Bình Dương, Tổng Thống Barack Obama kêu gọi các nước đang tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông dừng tất cả mọi hành động bồi đắt và xây dựng đảo nhân tạo hoặc mở rộng diện tích. Đồng thời ông kêu gọi các nước không quân sự hóa vùng biển này vốn là thủy lộ vận chuyển hàng hóa thương mại quan trọng hàng đầu thế giới.
Lời kêu gọi của ông Obama hiển nhiên nhắm vào Trung Quốc, nước đã bồi đắp 7 bãi đá ngầm biến thành 7 đảo nhân tạo khổng lồ ở quần đảo Trường Sa. Ít nhất 3 trong số 7 đảo nhân tạo đó được xây dựng các phi đạo dài tối thiểu 3,000 mét để những phi cơ quân sự lớn nhất của Trung Quốc có thể sử dụng, bên cạnh các các biển.

Trung Quốc tuyên bố hơn 80% diện tích Biển Đông nằm trong 9 cái vạch hình “Lưỡi Bò” là thuộc chủ quyền của họ “từ thời cổ xưa” dù không ai công nhận. Việt Nam đã rất nhiều lần tuyên bố các vùng biển và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam với các bằng chức lịch sử và thực tế “không thể tranh cãi.”

Suốt hai năm qua, Trung Quốc đã gấp rút và ồ ạt biến 7 bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa gây lo ngại cho các nước ở khu vực cũng như các nước khác. Rất nhiều chuyên viên phân tích quốc tế tin rằng Bắc Kinh sẽ biến các nơi này thành những căn cứ quân sự quy mô nhằm không chế toàn bộ Biển Đông.

Chống chế lại các sự đả kích từ phía Mỹ cũng như các chuyên viên quốc tế, Bắc Kinh kêu rằng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo đó chỉ nhằm bảo vệ các cơ sở dân sự. Những hành động của Mỹ gần đây như cho tàu chiến hay máy bay đi vào khu vực Trường Sa chỉ là những khiêu khích chính trị, trắc nghiệm phản ứng của Bắc Kinh.

Lên tiếng tại các cuộc họp ở Kuala Lumpur, cả thủ tướng Lý Khắc Cường và thứ trưởng Ngoại Giao Lưu Chấn Dân của Trung Quốc đều đả kích lại những lời cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Lưu Chấn Dân nói trong cuộc họp báo rằng việc bồi đắp các đảo nhân tạo đã hoàn tất hồi Tháng 6 vừa qua. Các tòa nhà xây dựng trên đó vẫn còn đang tiếp diễn “Nhằm giảm thiểu khó khăn cho những người sống ở đó và xây dựng các cơ sở để trợ giúp cho các ngư dân và tàu thương mại,”

Tuy nhiên, ông Lưu Chấn Dân nói rằng vì những đảo nhân tạo này rất xa với Hoa Lục nên họ cần phải xây dựng và duy trì các cơ sở quân sự tại những nơi đó. Ông kêu gọi “đừng nối kết những cơ sở quân sự trên cả đảo với nỗ lực quân sự hóa Biển Đông.”

Theo ý kiến của ông Ashley Townsend, một chuyên viên khảo cứu về an ninh quốc phòng tại đại học Sydney, Úc, nói trên tạp chí Financial Times thì, để mọi chuyện trở nên minh bạch và giải tỏa sự nghi ngờ của các nước khác, Trung Quốc phải công khai cho biết những trang bị quân sự gì sẽ được họ mang tới các đảo nhân tạo tại Trường Sa.

Các loại phi cơ nào, súng đại bác, hỏa tiễn loại nào, chiến hạm loại nào, các hệ thống thông tin vệ tinh, tình báo cỡ nào sẽ đồn trú hay trang bị thường trực tại đó cần phải cho biết. Trang thiết bị “tự vệ” hay phòng thủ khác xa với các trang thiết bị dùng để tấn công. Không mấy ai tin Bắc Kinh sẽ khai thật ra cho mọi người biết.

Không riêng gì tổng thống Mỹ, trong cuộc họp nói trên, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng nêu mồi quan ngại của ông về các việc làm của Trung Quốc ở Trường Sa vì tạo căng thẳng và lo âu cho cả khu vực. Đồng quan điểm với Mỹ, Nhật bắn tiếng có thể gửi lực lượng phòng vệ của Nhật đến Biển Đông nhưng điều này chưa có gì chắc chắn. (TN)

11-22-2015 4:40:44 PM

‘Các bạn hãy chuẩn bị các điều kiện để xin đăng ký thành lập hội, đoàn’

Theo Người Việt-11-22- 2015 3:34:47 PM 
Phạm Chí Dũng
“Các bạn hãy chuẩn bị các điều kiện để xin đăng ký thành lập hội, đoàn sau khi luật về hội được Quốc Hội thông qua. Một khi đã có tư cách pháp nhân, các bạn không chỉ có quyền, nghĩa vụ mà còn được nhà nước bảo vệ,” lời khuyến dụ lạ lùng này xuất hiện trong đoạn cuối của bài “Đằng sau ‘Tuyên bố’ của những ‘tổ chức’ mạng,” mục “Làm thất bại chiến lược ‘Diễn biến hòa bình,’” báo Quân Đội Nhân Dân ngày 9 Tháng Mười Một, 2015.

Vẫn nhất quán thể trạng ken đặc “tâm tư” cùng tư thế “chữa bệnh” của thủ trưởng tờ Quân Đội Nhân Dân, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh, gần hết nội dung bài viết trên là một thể tái khẳng định tư tưởng chuyên chính đàn áp tư tưởng bất đồng đối với các tổ chức hội đoàn xã hội dân sự, đúng theo phương châm chống diễn biến hòa bình.

Trừ cái kết của bài viết là chưa từng có, nếu đối chiếu với rất nhiều cái kết trước đây cũng trên tờ báo này với mức độ nhẹ nhàng nhất như “hành vi phản động này đáng bị lên án,” cho đến phán quyết mang tính gông cùm “những đối tượng này phải được pháp luật xử lý (khởi tố và truy tố)” - liên đới mật thiết với một chuỗi “tín điều” muốn bắt ai thì bắt: 258 (lợi dụng quyền tự do dân chủ), 88 (tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa), 79 (âm mưu lật đổ chính quyền).

Cơn mê sảng nào đang diễn ra với cái kết của bài viết trên Quân Đội Nhân Dân? Một thủ thuật chào mời chiêu dụ bằng chót lưỡi tuyên giáo muốn thâu gom tất cả hội đoàn dân sự độc lập về một mối để “quản bằng luật?” Một tinh thần răn đe sẽ được kết quả bằng nhà tù công an trị? Hay một thái độ ban ơn không dám tuyên bố của chính quyền dành cho những kẻ cứng đầu mãi vẫn không thể bắt?

"Ông mà còn nói ra từ này thì tôi kỷ luật ông liền"
Mọi răn đe và bắt bớ đều có thể xảy ra. Nhưng chỉ là thuộc về dĩ vãng.

Còn đến giờ này, đảng cầm quyền đang cố đào xới một thay đổi tự thân khi nhận ra không còn lối nào quay trở lại quá khứ độc tôn muôn làm gì thì làm.

Hẳn nhiên, quyền tự do lập hội cũng từ đó được sinh sau đẻ muộn.

Cùng thời gian kỳ họp Quốc Hội Việt Nam vào 2 Tháng Mười và Mười Một, 2015, đang hiện ra vài tín hiệu cho thấy có thể dự luật về hội (do chính quyền soạn thảo chứ không phải do các tổ chức xã hội dân sự) vẫn được xem xét “kín,” cho dù chương trình của kỳ họp này được thông báo không có việc thông qua luật về hội.
Ngày 12 Tháng Mười Một, 2015, Quốc Hội “bỗng dưng” xem xét dự án luật về hội do phía chính phủ trình ra. Dự án này thậm chí đã được ban thẩm tra Quốc Hội cho ý kiến.

Trước đó vào ngày 25 Tháng Chín, 2015, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng bất ngờ quyết định hoãn luật về hội. Lý do ông Hùng viện dẫn là “còn có nhiều ý kiến khác nhau” về một số nội dung trong dự luật, trong đó có vấn đề về quy định “Hội có tư cách pháp nhân.”

Song chỉ một tháng sau khi đột ngột quyết định “nên tạm lùi để chuẩn bị kỹ hơn” việc thông qua dự luật về hội, chính ông Nguyễn Sinh Hùng lại nêu ý kiến “cần thể hiện rõ hơn việc bảo đảm quyền tự do lập hội” trong phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Tháng Mười, 2015.

Cho đến cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 10 của Quốc Hội sáng 19 Tháng Mười, 2015, Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc bất ngờ thông báo: “Quốc Hội sẽ bàn nhiều luật liên quan đến xã hội dân sự.”

Ban hành các đạo luật về xã hội dân sự, theo ông Phúc là để triển khai thực hiện các nội dung quan trọng của Hiến Pháp. Các dự án luật liên quan đến xã hội dân sự mà Quốc Hội sẽ bàn tại kỳ họp này được ông Phúc nhắc đến như luật về hội, luật tôn giáo tín ngưỡng.

Đây là lần đầu tiên cụm từ “Xã hội dân sự” được một cơ quan có trách nhiệm như Quốc Hội nêu ra một cách chính thức. Còn trước đây, cụm từ này thậm chí còn bị kiêng kỵ tại các cuộc họp nội bộ, khi nhiều quan chức không dám đụng đến vì sợ bị người khác coi là “mất lập trường.”

Một câu chuyện truyền khẩu được kể lại: Trong một cuộc họp quan trọng về nội chính vào năm 2012, khi nghe cấp dưới nhắc đến “xã hội dân sự,” một phó chủ tịch tỉnh liền đập bàn: “Ông mà còn nói ra từ này thì tôi kỷ luật ông liền.”

Còn giờ đây, cụm từ “Xã hội dân sự” đã tự thân “tiến hóa” hơn một chút khi được giới chức nhà nước nêu ra một cách đầy ẩn ý.

Nhưng tính ẩn dụ ấy lại khá dễ được giải mã, nếu nhìn lại từ năm 2013, phía Hoa Kỳ đã yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng và tạo điều kiện cho Xã hội dân sự hoạt động. Đến cuối năm 2013 khi Việt Nam được xếp một ghế tại Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, yêu cầu này tiếp tục được nêu ra. Cũng từ khi đó, các tổ chức xã hội dân sự độc lập liên tiếp hình thành ở Việt Nam, để đến ngày hôm nay đã lên đến gần 30 tổ chức.
Có vẻ luật về hội vẫn còn cơ hội để ló mặt trong năm 2015.

Không vào TPP, ai sẽ kỷ luật ai?

Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn trong thế bùng nhùng. Dự luật về hội được Quốc Hội công bố “lấy ý kiến rộng rãi” vào giữa năm 2015 vẫn đầy rẫy từ ngữ “xin, cho.” Ngay sau đó, các tổ chức xã hội dân sự phản ứng mạnh mẽ và đòi chỉ “đăng ký.” Thế nhưng cho tới lúc này, các cơ quan hành pháp và lập pháp Việt Nam vẫn chưa chịu đầu hàng.
Và thế là một cụm từ mới xuất hiện: “xin đăng ký.”

Chỉ muốn được không muốn cho, não trạng giới quan chức Việt vẫn lẩn quẩn những toan tính siết bức giới dân chủ nhân quyền, cho dù thế chân tường chế độ đang lừng lững hiện hình.

Không chỉ tìm cách buộc các tổ chức xã hội dân sự phải “xin đăng ký,” nhiều quy định vừa áp chế vừa loại bỏ khác, đặc biệt “phải bảo đảm an ninh quốc gia” sẽ biến tất cả các hội đoàn độc lập thành bất hợp pháp, cho dù luật về hội được chính thức ban hành.
Tính đối phó với các điều kiện nhân quyền của TPP cũng được các cấp chính quyền Việt Nam “vận dụng nhuần nhuyễn.” Vào thời gian này, lộ trình công bố bản văn đầu tiên của Hiệp Định TPP vừa được các cơ quan hữu trách của Việt Nam thực hiện. Chỉ có điều, thành phần được xem là nhạy cảm nhất về chính trị của bản văn này là định chế công đoàn độc lập, do giới lãnh đạo chính trị Việt Nam phải chấp nhận để đổi lấy một suất bên bàn tiệc đứng TPP, vẫn bị những người công bố giấu nhẹm.

Vào nửa cuối năm 2015, trên thực tế nhà nước Việt Nam đã phải thừa nhận cả công đoàn độc lập và Xã hội dân sự. Nhưng muốn để hai định chế này đi vào hoạt động theo đúng yêu cầu của Hiệp Định TPP, lại cần có một bộ luật triển khai.

Khác với năm 2014 và vài năm trước đó, thời gian để giằng kéo hay mặc cả của giới quan chức Việt Nam theo thuyết vị lợi tuyệt đối đang không còn nhiều. Lý do đơn giản là vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016, có khả năng chính phủ Mỹ sẽ trình lên Quốc Hội nước này nội dung đàm phán chính thức về TPP để giới nghị sĩ xem xét. Nếu thời gian xem xét của Quốc Hội Mỹ theo đúng lộ trình ba, bốn tháng, có cơ hội TPP sẽ được cơ quan này bỏ phiếu (thông qua hoặc không thông qua) vào giữa năm 2016. Như vậy từ đây đến giữa năm 2016 sẽ là khoảng thời gian còn lại và tương đối ngắn ngủi để phía Việt Nam hoàn tất những cam kết đầu tiên về TPP, trong đó có luật lập hội và những bước đi đầu tiên để triển khai công đoàn độc lập.

Nếu vẫn cố tình giữ nguyên tinh thần “xin đăng ký” và “an ninh quốc gia” như một cách dựng lên bức tường thành trước không gian xã hội dân sự, e rằng giới quan chức soạn luật và cả ngành công an sẽ làm mất đi chút cơ hội còn lại về TPP của nhà nước Việt Nam.

Khi đó, ai sẽ “kỷ luật” ai?

Gửi công văn để ‘xin’ thì không sao cả

QUẢNG TRỊ (NV) - Trưởng công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị hứa sẽ kiểm tra vụ đội trưởng đội cảnh sát giao thông của huyện này gửi công văn xin đá cho ông ta làm nhà. Chuyện có lẽ sẽ chẳng đến đâu.
Công văn xin đá cho thượng cấp làm nhà của đội trưởng Đội Cảnh Sát
Giao Thông huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. (Hình: Facebook)
Tuần trước những người dùng Facebook ở Việt Nam chuyển cho nhau xem một công văn được ông Hồ Văn Xinh, thiếu tá, đội trưởng Đội Cảnh Sát Giao Thông của huyện huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, ký ngày 16 tháng Mười Một, 2015, gửi cho công ty Funix - Max, tọa lạc tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Công văn này thông báo: “Đồng chí Hồ Sĩ Nhung, trưởng công an huyện Đakrông đang làm nhà ở” và đề nghị “ban giám đốc công ty Funix - Max hỗ trợ đồng chí Nhung 30 mét khối đá cùng phương tiện vận chuyển, địa điểm tập kết đá tại đường T3-km41 - thị trấn KrôngKlang, Đakrông.”
Mới đây, ông Xinh xác nhận với báo giới, công văn đó đúng là do ông soạn, ký và gửi, đồng thời giải thích thêm, đó là chủ ý của ông chứ không phải yêu cầu của ông Nhung. Mặt khác, việc “xin hỗ trợ” là do “hảo tâm” không hề “ép buộc.” Công ty Funix - Max cho hay không cũng chẳng sao.
Ông Nhung thì thề không biết thuộc cấp đi xin đá cho ông ta xây nhà. Chuyện ông Xinh đã làm có thể vì “thiện ý” nhưng “làm như thế là không nên!”
Theo một luật sư thì “thiện ý” của ông Xinh là vi phạm luật pháp. Chuyện lấy danh nghĩa đội trưởng Đội Cảnh Sát Giao Thông để xin hỗ trợ là lợi dụng quyền hạn để vòi vĩnh. Một kiểu nhũng nhiễu, không thể khoan thứ.
Tuy nhiên trên thực tế, dùng công văn để “xin” rất phổ biến tại Việt Nam và khi đổ bể thì chỉ nhắc nhở, rút kinh nghiệm là xong.
Hồi Tháng Tám, báo giới Việt Nam từng chỉ trích kịch liệt chuyện phó bí thư xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ký hàng loạt giấy giới thiệu các bí thư chi bộ thôn đến những doanh nghiệp nằm trên địa phận xã xin tiền đi “tham quan, học tập” - một kiểu du lịch trá hình!
Lúc đó, ông Khổng Sơn Trường, bí thư thị xã Phúc Yên, từng tuyên bố sẽ yêu cầu Ủy Ban Kiểm Tra của Thị Ủy “làm rõ,” nếu phát hiện sai phạm sẽ “xử lý nghiêm khắc” nhưng tới giờ này, ông Phan Quốc Doanh - người ký, cấp các giấy giới thiệu để các các bí thư chi bộ thôn đi xin tiền vẫn bình an vô sự bởi đây là “chủ trương của Ban Thường Vụ Đảng Ủy xã Ngọc Thanh!”
Xa hơn một chút, hồi đầu năm nay, hàng loạt tờ báo tại Việt Nam đồng loạt cảnh báo về thực trạng, các doanh nghiệp vẫn khốn khổ với đủ loại công văn xin tiền vào dịp Tết để Khó xử nhất đối với các doanh nghiệp là những khoản xin khá lớn để “hỗ trợ tổng kết,” “giúp các đối tượng, gia đình thuộc diện chính sách ăn Tết,” “giúp người nghèo ăn Tết.”
Lúc đó, cũng đề cập đến tệ nạn này, tờ Người Lao Động viết rằng, nhiều doanh nghiệp dẫu khốn đốn vì làm ăn khó khăn nhưng phải bóp bụng để “hỗ trợ” vì “không giúp không xong.” Đáng nói là tiền “hỗ trợ” chủ yếu được dùng vào việc ăn nhậu. Tờ Người Lao Động kêu gọi “doanh nghiệp chật vật lắm rồi, đừng moi tiền của họ nữa!” (G.Đ)
11-22- 2015 4:02:43 PM 

Thượng đỉnh Đông Á đặc biệt chú ý hồ sơ Biển Đông

Đức Tâm
Theo RFI- ngày 22-11-2015 16:09
Tổng thống Mỹ Obama với các lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh đến sự cần thiết duy trì tự do lưu thông vùng Biển Đông - REUTERS /Jonathan Ernst
Hôm nay, 22/11/2015, Thượng đỉnh Đông Á đã khai mạc tại Kuala Lumpur, Malaysia, trong bối cảnh hồ sơ tranh chấp ở Biển Đông được đặc biệt chú ý. Tham dự Thượng đỉnh Đông Á bao gồm Tổng thống, Thủ tướng của 10 nước ASEAN, và 8 quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.
Các hoạt động ngoại giao của ASEAN và các nước Châu Á-Thái Bình Dương khác trong những ngày qua tại Malaysia đã diễn ra vào lúc tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng do các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại những nơi đang có tranh chấp.
Theo nhận định của AFP, tại Thượng đỉnh ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc đã bị chỉ trích mạnh mẽ trong hồ sơ Biển Đông.
Hôm qua, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ với các lãnh đạo ASEAN, hai bên đã ra thông cáo chung nhấn mạnh đến sự cần thiết duy trì tự do lưu thông hàng hải và hàng không trong vùng Biển Đông.
Đồng thời, nguyên thủ Mỹ cũng ủng hộ ASEAN đã kêu gọi cần phải đạt được các tiến bộ trong các cuộc thương lượng với Trung Quốc về bộ luật ứng xử tại Biển Đông - COC.
Tổng thống Philippes tuyên bố là toàn thế giới đang nhìn xem liệu Trung Quốc có hành xử như một cường quốc có trách nhiệm hay không trong hồ sơ Biển Đông. Thủ tướng Nhật Shizo Abe cũng kêu gọi không nên quân sự hóa khu vực này.
Sau Thượng đỉnh ngày hôm qua, các nước ASEAN ra tuyên bố chung nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm tự do lưu thông ở vùng Biển Đông.
Bắc Kinh đã có phản ứng. Theo lời một quan chức Trung Quốc, trong cuộc gặp ngày hôm nay với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề nghị các nước bên ngoài không nên can thiệp vào hồ sơ Biển Đông. Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Chấn Dân (Liu Zhenmin) chỉ trích Hoa Kỳ gần đây, đã đưa tàu chiến vào vùng Biển Đông.
Để tỏ rõ sự ủng hộ của Mỹ với ASEAN, hôm nay, Tổng thống Mỹ đã thông báo mời lãnh đạo các nước Đông Nam Á sang Hoa Kỳ vào năm tới, bởi vì mối quan hệ với các nước Châu Á giữ vai trò chủ chốt trong vấn đề bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ. Lời mời này cũng bác bỏ những nhận định cho rằng tình hình Trung Đông đã làm cho Mỹ bớt chú ý tới Châu Á.

Liên Hiệp Quốc chỉ trích Việt Nam trục xuất người tị nạn

Minh Anh
Theo RFI-Ngày 21-11-2015 16:38
Phát ngôn viên Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc, bà Ravina Shamdasani.
(DR)
Việt Nam và Thái Lan, ngày 20/11/2015, đã bị Liên Hiệp Quốc chỉ trích vì đã trục xuất người tị nạn. Theo tổ chức quốc tế này, những người bị trao tra có nguy cơ bị “vi phạm nghiêm trọng nhân quyền”.
Theo tuyên bố của bà Ravina Shamdasani, phát ngôn viên Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với giới báo chí, trong tháng 10/2015, Việt Nam đã bắt giam 9 công dân Bắc Triều Tiên, trong đó có một em bé một tuổi và một thiếu niên. Những người này sau đó đã được chuyển cho chính quyền Trung Quốc – đồng minh chính của Bình Nhưỡng.
Bà Shamdasani lo sợ rằng “những người này có thể đã bị trả về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Họ có nguy cơ bị vi phạm nhân quyền trầm trọng”. Theo nội dung báo cáo, nhóm người này đến từ thành phố Thẩm Dương, gần với biên giới Bắc Triều Tiên và họ bị bắt tại Việt Nam ngày 22/10/2015. Sau đó những người này đã được trả về cho chính quyền thành phố Đông Hưng, gần với biên giới Việt Nam.
Cũng theo phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc, dường như “nhóm người này đã được chính quyền Bắc Kinh hộ tống đưa đi đâu không ai rõ”. Bà Shamdasani quan ngại là “chín người này có thể đã bị cưỡng bức hồi hương”.
Tuyên bố trên của bà Shamdasani được đưa ra ngay sau khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lên án các “ hành động vi phạm nhân quyền phổ biến, liên tục và có hệ thống lâu nay tại Bắc Triều Tiên”.
Ngoài ra, phát ngôn viên Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng chỉ trích Thái Lan đã trục xuất không rõ lý do hai công dân Trung Quốc, đã được công nhận quy chế tị nạn, được quyền hưởng chế độ tái định cư ở nước thứ ba.
Phát ngôn viên Phủ Cao ủy tị nạn lấy làm quan ngại rằng “hành động này của Thái Lan chỉ xảy ra vài tháng sau khi nước này bị chỉ trích mạnh mẽ vụ trục xuất 109 người Duy Ngô Nhĩ, một sắc tộc thiểu số theo đạo Hồi tại Trung Quốc”.
Bà Shamdasani nhắc lại là: “Nguyên tắc không trao trả nghiêm cấm việc cưỡng bức hồi hương một người tị nạn đến từ một quốc gia mà ở đó họ có thể phải đối mặt với các hành động đàn áp hay tra tấn. Nguyên tắc này đã được ghi trong điều khoản 3 của Hiệp ước chống Tra tấn hay những hành động Đối xử hoặc Trừng phạt bạo tàn, vô nhân đạo hay gây tổn thương khác, mà Thái Lan vẫn thường hay sử dụng”.
Cuối cùng, bà Shamdasani kêu gọi chính phủ Việt Nam và Trung Quốc làm rõ số phận những người Bắc Triều Tiên nói trên, đồng thời kêu gọi cả hai chính phủ nên hạn chế việc cưỡng bức hồi hương những công dân bỏ trốn khỏi Bắc Triều Tiên.

Khủng bố và chống khủng bố

Một binh sĩ Pháp tuần tra ở phía trước bảo tàng Louvre ở Paris hôm 17/11.
Một binh sĩ Pháp tuần tra ở phía trước bảo tàng Louvre ở Paris hôm 17/11.
Cuộc khủng bố của nhóm Nhà nước Hồi giáo (Islamic State, IS) tại Paris vào tối 13/11 đã qua. Tất cả những tên khủng bố đã bị giết chết hoặc tự làm nổ bom chết. Một số tên chủ mưu cũng đã bị giết chết. Nhưng cuộc khủng bố ấy vẫn chưa kết thúc. Chính phủ Pháp, một mặt, tiếp tục truy lùng những tên chủ mưu còn lại; mặt khác, gia tăng các đợt oanh kích nhắm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo tại Syria. Nhưng, quan trọng hơn hết, cuộc khủng bố vẫn chưa kết thúc trong tâm trí mọi người: Cứ bước đến bất cứ chỗ nào đông người cũng đều có cảm giác bất an. Sống, thì mọi người vẫn cứ sống, vẫn vào quán cà phê và tiệm ăn, vẫn vào các rạp hát và các sân vận động, nhưng, tự trong lòng, thỉnh thoảng lại nhói lên một cảm giác lo lắng: Không biết có tên khủng bố nào đột nhiên xuất hiện cầm súng bắn xả vào mình hay không.

Cảm giác bất an ấy chứng tỏ bọn khủng bố đã thành công.

Có thể nói, khủng bố là hành động dùng vũ lực để gieo rắc hoang mang và sợ hãi trong quần chúng. Với mục tiêu như thế, khi khủng bố giết được càng nhiều người bao nhiêu thì càng được xem là “thắng lợi” bấy nhiêu. Bởi vậy, đối tượng chính của khủng bố không phải là các trại lính, các đồn cảnh sát hay các cơ quan công quyền mà là những nơi tụ tập của những người dân bình thường như sân vận động, rạp hát, nhà thờ, chùa chiền, chợ búa, các tụ điểm giải trí và các tiệm ăn hay tiệm cà phê. Đó là những sự phân biệt lớn nhất giữa khủng bố và chiến tranh: Trong khi chiến tranh là những sự đụng độ giữa hai lực lượng quân sự, khủng bố chỉ nhắm đến thường dân, những người hoàn toàn vô tội, không có vũ khí trong tay; trong khi chiến tranh nhắm đến việc chiếm cứ đất đai, khủng bố chỉ nhắm đến việc làm cho người ta hoảng sợ.

Khủng bố có nhiều hình thức, trong đó, hai hình thức chính là: khủng bố nhà nước và khủng bố tổ chức.

Tất cả các chế độ độc tài, với những mức độ khác nhau, đều là những nhà nước khủng bố. Mọi chế độ, để đứng vững, bao giờ cũng cần sự ủng hộ của dân chúng. Không có sự ủng hộ ấy, các chế độ độc tài đều được xây dựng trên hai nền móng chính: tuyên truyền và khủng bố. Cứ nhìn vào Bắc Triều Tiên, Iran hay cả Nga hiện nay thì thấy. Chính quyền tìm mọi cách để sát hại tất cả những người phản kháng hoặc có mầm mống phản kháng. Ở Việt Nam, tính chất khủng bố nhẹ hơn, nhưng không phải không có, qua các việc trấn áp những người bất đồng chính kiến: bắt họ, bỏ tù họ hoặc giả dạng côn đồ để đánh đập họ. Tất cả đều nhắm tới một mục tiêu: khủng bố tinh thần dân chúng, làm cho mọi người sợ hãi.

Khủng bố tổ chức là khủng bố do một tổ chức nào đó đứng ra thực hiện. Trong khoảng hơn một thập niên vừa qua, hai tổ chức khủng bố có quy mô lớn nhất và được xem là nguy hiểm nhất trên phạm vi toàn thế giới là al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo. Cả hai đều gây nên những cuộc khủng bố khủng khiếp như cướp máy bay rồi tông thẳng vào Trung tâm thương mại ở New York giết hại cả 3000 người vào năm 2001 hay đặt bom ở các phương tiện giao thông công cộng, từ ga xe lửa đến trạm xe buýt ở London vào năm 2005 làm chết 52 người và hơn 700 người khác bị thương; gần đây nhất là vụ đặt bom trên chuyến bay từ Ai Cập đến Nga làm cho 224 người chết và cuộc tấn công vào Paris làm cho ít nhất 129 người chết và hơn 350 người khác bị thương.

Đặc điểm quan trọng nhất của cả al-Qaeda lẫn Nhà nước Hồi giáo đều là Hồi giáo. Chính vì vậy, người ta thường khái quát hoá thành nhận định: “Không phải người Hồi giáo nào cũng là khủng bố, nhưng tất cả những tên khủng bố đều là người Hồi giáo”. Nhận định ấy, thật ra, không sai hẳn. Quả thật, từ năm 2001 đến nay, phần lớn các cuộc khủng bố lớn xảy ra trên thế giới đều ít nhiều dính líu đến Hồi giáo. Phần lớn. Nhưng không phải tất cả. Cuộc khủng bố ở nhà hát Moskva năm 2002 làm trên 120 người chết do những người Chechnya thực hiện vì lý do chính trị chứ không phải vì lý do tôn giáo. Việc đồng nhất khủng bố với Hồi giáo, do đó, không chính xác. Đã không chính xác, nó lại còn nguy hiểm: Nó có thể đẩy tất cả những người Hồi giáo khác vào thế đối nghịch.

Bất cứ cộng đồng nào cũng có người tốt kẻ xấu. Cộng đồng Hồi giáo cũng vậy. Đại đa số người Hồi giáo là những người ôn hoà, an vui với đạo của họ. Chỉ có một thiểu số là quá khích, lúc nào cũng lăm lăm đòi tiêu diệt những người ngoại đạo, muốn đặt tôn giáo của mình lên trên hiến pháp và luật pháp quốc gia, hơn nữa, muốn Hồi giáo hoá toàn thế giới. Chiến lược để tiêu diệt những bọn Hồi giáo cực đoan bao gồm hai khía cạnh: một mặt, tiêu diệt chúng; mặt khác, không xúc phạm đến những người Hồi giáo ôn hoà để họ khỏi ngả theo những bọn Hồi giáo cực đoan.

Khi Nga và Pháp, theo chân Mỹ trước đó, đem máy bay đến oanh kích các nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq, họ chỉ nhắm đến mục tiêu thứ nhất. Có lẽ họ sẽ không bao giờ toại nguyện. Ngay cả khi diệt hết các phiến quân thuộc Nhà nước Hồi giáo, nguy cơ khủng bố vẫn còn lơ lửng trên đầu mọi người. Thì, trước đây, khi quyết định tấn công Afghanistan và Iraq, Mỹ cũng muốn tiêu diệt nhóm Hồi giáo cực đoan al-Qaeda; tuy nhiên, thứ nhất, họ vẫn không tiêu diệt hết được; thứ hai, sau khi al-Qaeda suy yếu thì nhóm Nhà nước Hồi giáo vùng lên còn đông đúc và nguy hiểm hơn cả nhóm Al-Qaeda trước đó nữa.

Bởi vậy, người ta cần phải chú trọng đến khía cạnh thứ hai: cắt đứt nguồn cung cấp nhân sự cho các lực lượng Hồi giáo quá khích bằng cách ngăn chận hoặc giảm thiểu quá trình cực đoan hoá của các tín đồ Hồi giáo. Theo tin tức tình báo, ở Úc có cả mấy trăm thanh niên, ở châu Âu, nhiều hơn, có cả ngàn thanh niên tự nguyện từ bỏ cuộc sống yên ấm của mình để lén lút đến Syria hay Iraq tham gia vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo hoặc để được huấn luyện cách thức ám sát hoặc nổ bom tự sát. Trong số này, có những người sinh trưởng ở Tây phương, được giáo dục ở Tây phương. Tại sao họ lại làm vậy?

Lý do đầu tiên là do họ cuồng tín. Cuồng tín gắn liền với giáo dục. Chỉ có giáo dục mới giải toả được sự cuồng tín. Bởi vậy, một trong những sách lược chống khủng bố là phải bắt đầu với giáo dục. Lý do thứ hai, quan trọng hơn, đến từ những bất mãn đối với xã hội Tây phương. Hầu hết những thanh niên tham gia các phong trào quá khích đều là những người thất bại hoặc bị kỳ thị trong xã hội. Họ muốn trả thù. Tham gia vào các nhóm khủng bố dưới danh nghĩa tôn giáo là một cách trả thù… cao cả. Bởi vậy, để ngăn chận tâm lý trả thù này, các chính phủ cần có các chính sách xã hội khuyến khích những tín đồ Hồi giáo hội nhập vào xã hội chính mạch.

Các chính sách giáo dục và hội nhập ấy được xem như những chiến lược “mềm” nhằm cảm hoá trái tim và khối óc của những người Hồi giáo, qua đó, ngăn chận khủng bố ngay từ mầm mống của nó.

Không có chiến lược “mềm” này, các việc ném bom ào ạt trên chiến trường chỉ là những biện pháp tạm thời. Khi tên khủng bố này bị giết chết, các tên khủng bố khác sẽ lại xuất hiện. Và, đâu đó, giữa những tụ điểm đông người, bom vẫn nổ và mọi người vẫn tiếp tục sống trong phập phồng sợ hãi.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đồng Nai: Công an hành hung, bắt giam 2 thành viên Lao Động Việt

CTV Danlambao - Vào lúc 11:30’, ngày 22/11/2015, khoảng 20 công an thường phục và sắc phục đã ập vào khống chế, đánh đập và bắt giữ cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức khi cả hai đang hỗ trợ pháp lý cho người lao động tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

Cả hai người đều là thành viên của Lao Động Việt, một tổ chức rất có uy tín với nhiều hoạt động cụ thể trong lãnh vực bảo vệ quyền lợi công nhân tại Việt Nam.

Được biết, cô Hạnh và ông Đức bị bắt khi đang cùng luật sư đến tư vấn pháp luật cho công nhân công nhân công ty Yupoong về việc khởi kiện chủ doanh nghiệp do ngang nhiên chấm dứt hợp đồng nhưng không đền bù thoả đáng cho công nhân.

Trên facebook cá nhân của mình, ông Trương Minh Đức cũng đã đưa lên các đoạn clip ghi lại hình ảnh cô Đỗ Thị Minh Hạnh bị những người mang thường phục khống chế bằng vũ lực để bắt đi.

Công an cũng đã thu giữ hết các đơn khởi kiện của công nhân kiện công ty Yupoong.

Hiện nay, mọi liên lạc với cô Đỗ Thị Minh Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức đều không không thể thực hiện được.

Được biết, trước đó ngày 21/9/2015, tại khu công nghiệp Loteco (Biên Hòa, Đồng Nai), các công nhân đã phải nghỉ làm do xảy ra vụ cháy ở xưởng 1 bên trong công ty Yupoong. 

Sau đó lãnh đạo công ty đã thông báo chấm dứt hợp đồng với gần 2000 lao động, đa số là các công nhân lâu năm. Hành động đẩy người lao động, đặc biệt là 180 phụ nữ, trong đó có cả những người đang mang thai vào tình cảnh ngặt nghèo vì không có công ăn việc làm với mức bồi thường chỉ 1 tháng lương.

Ngay khi vụ việc xảy ra, các thành viên Lao Động Việt đã lập tức có mặt để đấu tranh và đồng hành cùng những người lao động thấp cổ bé họng. 

Dù vậy, nhà cầm quyền CSVN - những kẻ luôn tự xưng là ‘đại diện cho giai cấp công nhân’ không những không đứng cùng công nhân, mà thậm chí còn ra lệnh cho CA đàn áp, đánh đập thô bạo và bắt giam những người bảo vệ quyền lợi công nhân.

Được biết, một số thân nhân cùng các nhà hoạt động cũng đang trên đường đến công an phường Long Bình, Tp Biên Hòa , nơi được cho là đang giam giữ hai thành viên Lao Động Việt để chất vấn lý do bắt người.

Hiện tại, Minh Hạnh bị giữ trên lầu, anh Trương Minh Đức nằm ở ghế đá ở dưới. Phía CA giựt điện thoại và cấm những ai đến hiện trường chụp hình.

Tại Sài Gòn đã có thêm 1 nhóm xuống Biên Hoà hỗ trợ cho các bạn đang có mặt tranh đấu cho các thành viên Lao Động Việt.
22/11/2015

Việt sử tôi đâu?

Quang Dương (Danlambao) - Ai dám bảo đảm là những mảng lịch sử vá víu được cắt ra từ môn Lịch Sử Việt Nam chân chính đem "tích" với đem "hợp" vào mấy cái môn học khác vốn đã mang nặng tính đảng và tính nhồi sọ sẽ không bị sửa đổi, bóp méo hay bị tô "hồng" cố ý và có sẽ giúp học sinh ham thích học, thầy giáo giảng bài được hào hứng hơn không? Cũng vậy, ai dám đoan quyết là với cách loại bỏ môn Lịch Sử như thế, những thế hệ mai sau sẽ vẫn ngoan cường, kiên quyết bảo vệ tổ quốc, dân tộc, xây dựng đất nước độc lập tự chủ, chống lại kẻ thù bành trướng như tiền nhân chúng ta đã làm?

*

Tại sao bây giờ người ta lại muốn bỏ môn Lịch Sử? Làm sao mà học sinh thời nay lại chán học Sử như thế? Nhất là Sử Việt Nam, lịch sử hình thành của cả một dân tộc anh hùng bất khuất? Sao có chuyện lạ lùng như vậy?

Ngày xưa tôi nhớ học trò chúng tôi rất thích môn Sử, gọi là Sử Ký hay Việt Sử hay Việt-Nam Tranh-Đấu Sử vì lịch sử Việt Nam gồm nhiều giai đoạn tranh đấu chống ngoại xâm kể từ thời lập quốc cho đến cận đại. Không những thích mà chúng tôi còn trân trọng và hào hứng khi học nữa. Mở quyển sách Việt Sử ra là tâm trí chúng tôi hòa nhịp say mê lôi cuốn ngay vào những trang sách, những dòng chữ mang đầy hình ảnh oai hùng, quật cường, bất khuất của tiền nhân trải dài suốt bốn ngàn năm chống ngoại xâm, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước. Chúng tôi mong mau đến giờ Sử để được nghe thầy giảng bài, kể chuyện về lịch sử dân tộc qua các triều đại, kể cả chính sử lẫn dã sử và những giai thoại bên lề.

Lời giảng của các thầy dạy môn Việt Sử đều rất hùng hồn, sống động. Tôi nhớ được học một vị thầy như vậy khi ở lớp Năm tiểu học mà vì lâu quá đã quên mất tên của thầy. Khi thầy giảng bài Việt Sử, giọng thầy trở nên truyền cảm, lôi cuốn, thao thao bất tuyệt như nhập thần. Có lúc giọng thầy hào hùng sống động như có tiếng trống dồn, tiếng hò reo của tướng sĩ ba quân trong những chiến công hiển hách của các vị danh tướng, những bậc anh quân như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ... Có lúc lời thầy đanh thép như quan tòa nghiêm khắc, truy hạch tội ác của giặc Hán, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh đã hành hạ đày đọa dân Việt như thế nào, và tội "cõng rắn cắn gà nhà" quỵ luỵ cầu xin kẻ thù truyền kiếp đem quân sang dày xéo nước nhà chỉ vì lợi ích cá nhân của một số vua quan cuối đời Hậu Lê ra làm sao. Có lúc giọng thầy lại trầm buồn, bi tráng khi kể về sự hy sinh cao cả của những anh hùng như Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái, hoặc như Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí vì chống lại thực dân Pháp, mong giành độc lập cho đất nước mà bị lên máy chém. Lời thầy lúc đọc bài thơ "Ngày Tang Yên Bái" của Đằng Phương trong đó có những câu:

"Việt Nam muôn năm!", một đầu rơi rụng
"Việt Nam muôn năm!", người khác tiến lên
Và tử thần kính cẩn đứng ghi tên
Những liệt sĩ vào bia người tuẫn quốc

như vẫn còn văng vẳng bên tai. 

Nghe lời giảng một cách say mê và nhìn ánh mắt thầy khi long lanh ngời sáng, khi u ẩn xót xa cảm xúc theo từng diễn tiến của sử tích hay bài giảng bọn học trò chúng tôi như bị thôi miên, như đang được trở về quá khứ, hòa nhập vào cuộc sống oanh liệt của tiền nhân. Từ đó tình cảm yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu giống nòi, tôn kính tiền nhân, ngưỡng mộ, noi gương những bậc anh hùng trung trinh tiết liệt, hy sinh tranh đấu chống giặc ngoại xâm cứu nước cứu dân đã tự nhiên sinh sôi nảy nở, thấm nhuần vào tim óc, vào máu huyết mà đâu cần phải có ai áp đặt hay nhồi nhét một cách khô khan gượng ép.

Bây giờ viện cớ môn Việt Sử là thừa hay tại vì học sinh chán không muốn học nên người ta đem chia cắt ra, nhét vào các môn học khác mỗi môn một ít gọi là "tích hợp". Tôi chẳng cần biết tích hợp là cái gì? Chữ với nghĩa nghe cộm tai lắm. Chỉ biết làm vậy là đã giết môn Việt Sử, cũng có nghĩa là tài liệu, sách Sử sẽ không còn, và sẽ càng không còn những vị thầy dạy môn Sử nữa.

Nếu không còn thầy dạy Việt Sử thì ai sẽ là người truyền cho các em học sinh những kiến thức về lịch sử Việt Nam, về niềm tự hào dân tộc, về những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại bang xâm lược của cha ông? 

Ai dám bảo đảm là những mảng lịch sử vá víu được cắt ra từ môn Lịch Sử Việt Nam chân chính đem "tích" với đem "hợp" vào mấy cái môn học khác vốn đã mang nặng tính đảng và tính nhồi sọ sẽ không bị sửa đổi, bóp méo hay bị tô "hồng" cố ý và có sẽ giúp học sinh ham thích học, thầy giáo giảng bài được hào hứng hơn không? Cũng vậy, ai dám đoan quyết là với cách loại bỏ môn Lịch Sử như thế, những thế hệ mai sau sẽ vẫn ngoan cường, kiên quyết bảo vệ tổ quốc, dân tộc, xây dựng đất nước độc lập tự chủ, chống lại kẻ thù bành trướng như tiền nhân chúng ta đã làm?

Môn Việt Sử, như một di sản rường cột tinh thần, một cẩm nang trân quý được đúc kết bằng mồ hôi, xương máu, công lao trời biển từ bao nhiêu đời của tổ tiên, cha ông để lại cho con cháu mà gìn giữ, học tập và phát huy. Thế mà người ta đã không trân trọng bảo tồn, quảng bá lại còn muốn triệt tiêu, hủy bỏ. Có phải họ muốn những thế hệ con cháu chúng ta sau này không còn nhớ gì đến cội nguồn của nòi giống, không phân biệt được đâu là chính đâu là tà, không nhận ra ai là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc luôn muốn nuốt gọn đất nước này?

Tôi chợt nhớ đến bài hát "Việt Nam Tôi Đâu?" của nhạc sĩ Việt Khang với những lời ca đầy xúc động:

Giờ đây
Việt nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu

Mượn ý tựa đề của bài hát, tôi chỉ xin bắt chước để đặt câu hỏi tới những kẻ đang âm mưu xóa bỏ môn Lịch Sử là: "Việt Sử tôi đâu?". 

Các người hãy ngưng ngay mọi ý đồ, mọi hành động mờ ám loại bỏ môn Lịch Sử Việt Nam ra khỏi chương trình học của các em học sinh. Hãy cải tà quy chánh trước khi quá muộn.

Tôi cũng chợt nhớ có ai đó nói câu: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng một khẩu súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng một cỗ đại bác". Tôi chỉ muốn sửa lại chút xíu trong trường hợp này là: "Nếu các anh bắn vào Việt Sử bằng một khẩu súng lục thì tương lai sẽ bắn vào các anh bằng 90 triệu cỗ đại bác!".


Đảng CSVN hãy trả lời cho tuổi trẻ chúng tôi - Ai là phản động?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Đảng CSVN đã phá vỡ đất nước một cách toàn diện, về mặt vật chất, từ nghèo đói, tụt hậu, nợ nần đến tinh thần toàn dân sa sút, đầy âu lo... nghi ngờ, giành giựt chém giết lẫn nhau, thờ ơ vô cảm mất hẳn niềm tin trong khi nước nhà đang bị giặc ngoại bang Tàu Cộng cướp dần biển đảo, lấn chiếm đất liền ở 6 tỉnh dọc biên thùy. Tuổi trẻ chúng tôi đã bị lừa từ thế hệ này qua thế hệ khác, 80 năm cho tuổi trẻ miền Bắc, 40 năm cho tuổi trẻ Việt Nam cả nước, thế là quá đủ. Thế hệ chúng tôi hôm nay thề quyết không là trâu ngựa để đảng bịt mắt đày đọa, tuổi trẻ chúng tôi sẽ đứng lên hợp quần thành dòng cuộn cách mạng và sẽ đạp đổ mọi tai họa đã gây nên bởi một đảng độc tài khốn nạn này đã mụ mị và lừa dối tuổi trẻ chúng tôi dưới cái mỹ từ giáo dục XHCN ưu việt. Tuổi trẻ VN sẽ không khuất phục đảng CSVN những người đã đưa đất nước và dân tộc đến bờ vực thẳm tuyệt vọng như ngày hôm nay, lúc mà toàn dân khắp 2 miền đang lầm than ta thán trong bối cảnh sơn hà nguy biến, hiểm họa vong nô Tàu Cộng đang đến gần kề. Đả đảo đảng CSVN, một lũ phản quốc và phản động.

*

Tiên sư nhà sản các ông, một lũ già đạo đức giả, mụ mị, gian dối, tham lam và độc tài toàn trị. Đảng các ông mở miệng ra là giáo huấn, là đạo đức cách mạng, đặt đủ điều đủ khoản để áp đặt tuổi trẻ vào khuôn khổ để chỉ biết cúi mặt im lặng, để phấn đấu, nhằm xứng đáng là cháu ngoan của Bác, để xứng tầm với thế hệ Hồ Chí Minh vĩ đại nhưng khi đảng các ông làm thì hoàn toàn ngược lại. Ban tuyên giáo, Bộ giáo dục, các ban ngành đoàn thể của Mặt trận Tổ Quốc lúc nào cũng hô hào nào là đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh, tự do dân chủ gấp vạn lần tư bản giãy chết v.v...và v.v...nhưng các ông vẫn luôn cũng cố chủ trương bưng bít, bịt mồm, bịt miệng. Hở ra là các ông gán cho là PHẢN ĐỘNG nếu ai không chịu cúi đầu răm rắp nghèo theo lời mụ mị của đảng các ông.

Tập thể lãnh đạo? Ông nào, bà nào chịu trách nhiệm trước sự tụt hậu thê thảm của đất nước?. Đạo lý suy đồi, xã hội vô cảm, nhà nước vô trách nhiệm trước hố sâu vực thẳm của nợ nần, của hiểm họa vong nô!. Đùn đẩy cho ai đây khi tầng lớp của cái gọi là lãnh đạo của các ông, thằng nào, con nào cũng tha hóa, cũng tham ô giàu sụ. Các ông đục khoét ngân quỹ nhà nước, cướp của dân, vay mượn nước ngoài 10 phần bỏ túi 7 còn 3. Nhà nước các ông cứ hoang phí tiệc tùng, tiêu xài vô tội vạ, xong cưỡng bách đóng thuế để các ông đập phá tan nát những thứ còn tốt, còn có thể sử dung rồi qui hoạch xây lên những cái mới hầu các ông có dịp để chia nhau liếm láp. Các ông vin vào cái xác chết mà các ông tự tôn hắn là Thánh, là "Cha già dân tộc vĩ đại" rồi các ông xây đúc tượng đài hàng ngàn tỷ khắp nơi để các ông có dịp bỏ túi, hưởng phần trăm!.

Đảng các ông buôn dân bán nước, buôn Thần bán Thánh, cái gì bán được là các ông cứ bán. Lớp lãnh đạo các ông cũng chẳng ngại ngần bán luôn tư cách, phẩm giá tối thiểu của một con người. Góp ý, phê phán thì các ông các bà íu chịu nghe. Vạch mặt chỉ tên, tố giác những tên tham nhũng, đồi bại về đạo đức thì các ông bao che bênh vực cố dìm để "cứt trâu hóa bùn", đã thế các ông còn ghim tâm thù, lưu ý, theo dõi và trả thù biết bao nhiêu tấm gương trung trực, một lòng vì dân vì nước, vì tương lai của bao thế hệ, dám đứng lên tố giác.


Hồi trước 1975 ở miền Nam, ông Nguyễn Văn Thiệu đã nói: "Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm", câu nói để đời thiệt là đúng làm sao. Lớp đảng già của các ông chuyên "nói một đàng, làm một nẻo" vậy mà các ông các bà cứ áp đặt để tuổi trẻ noi gương theo, noi thế íu nào? Là thành phần lãnh đạo mà cứ làm bậy hết việc này đến việc khác một cách lỳ lợm triền miên, không chịu vươn lên chính mình mà cứ muốn tuổi trẻ phải thật thà, phải học tốt, làm tốt là sao?. Chính các ông bà không chịu làm gương tốt cho lớp trẻ noi theo, khi tuổi trẻ bất mãn không đồng thuận thì các ông bà cho là PHẢN ĐỘNG, là nghịch tử là nghĩa gì?.

Này nhé, nếu đảng các ông bà cho rằng tuổi trẻ chúng tôi là PHẢN ĐỘNG, là hư hỏng, là... là... bất cứ từ gì mà mấy ông bà muốn gán cho thì hãy lắng nghe tuổi trẻ chúng tôi nêu ra một số thí dụ trong vô vàn thí dụ như sau:

- Hồ Chí Minh: Là một người có nhiều tên, nhiều tuổi, nhiều ngày sinh tháng đẻ và thậm chí ngày chết cũng gian dối! (Lúc thì 3 tháng 9, lúc thì 2 tháng 9). Tại sao ông ta lại là Thiếu tá Hồ Quang - Hồ Chí Minh trong Bát lộ quân thuộc lực lượng quân đội Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc?. Ông ta đã tàn sát biết bao người vô tội qua cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953 - 1956?. Hãm hại bao nhiêu nhân sĩ trong "Nhân Văn Giai Phẩm" xét lại chống đảng?. Ai đã chủ trương sẵn sàng sát hại hàng triệu thanh niên miền Bắc dẫu phải đốt cả Trường Sơn để CƯỚP cho được miền Nam đang sống tự do ấm no hạnh phúc?. Ai là tác giả C B của bài đấu tố "Địa chủ ác ghê" để "hào hùng" dùng những viên đạn cách mạng bắn vào đầu một người vừa là phụ nữ, vừa là ân nhân nuôi dưỡng mình cũng như góp công góp của cho cái gọi là "Lời kêu gọi của Bác Hồ".

Ai là người nhiều vợ, nhiều con mà vẫn chối bai bải là ta độc thân một lòng vì dân vì nước?. Vậy Tăng Tuyết Minh là ai? Nông Thị Xuân là ai?. Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tất Trung con của tên nào?.
 
Bài tố giác "Lần gặp Bác Hồ, tôi bị mất trinh" của Huỳnh Thị Thanh Xuân (1) ở Quảng Nam nói gì?. Hình ảnh Bác ôm trẻ con hôn môi nút lưỡi rành rành đã nêu được là hình ảnh của con quỉ dâm dục đến độ báo chí của Nam Dương(Indonesia) cũng đã lên tiếng.

 

Ai là Trần Dân Tiên tự ca tụng chính mình là khiêm nhường, là đạo đức, là "vị cha già dân tộc" qua quyển sách "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch"?.

Bác đã thế, nối nghiệp bác, Lê Duẩn hoang dâm hung bạo thế nào, Trường Chinh đấu cha tố mẹ thế nào, Lê Đức Thọ tàn ác ra sao, Tố Hữu nịnh bợ ngoại bang cỡ nào, Đỗ Mười phá hoại đất nước khủng không, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng hèn hạ bán nước qua "Công hàm 1958", qua "Mật Nghị Thành Đô 1990" ra sao, Lê Đức Anh mật giao với giặc Tàu sát hại 64 chiến sĩ QĐND ở đâu, Nguyễn Phú Trọng rước voi dày mả tổ trắng trợn và quì lạy Tàu Cộng để chúng ngang nhiên xây dựng căn cứ quân sự kiên cố và nhiều sân bay hiện đại và nuốt trọn 7 đảo thuộc chủ quyền ngàn đời của VN mà không hề hó hé ngay cả việc kiện chúng ra tòa án quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh, Viện trưởng VKSND Nguyễn Hòa Bình, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc... tất cả biển thủ của công và làm giàu cho cá nhân, cho dòng họ của chúng như thế nào?. Tất cả giờ đã lộ rõ ra nhiều sự thật.

Tuổi trẻ VN giờ đây đã nhận rõ chân tướng của đảng CSVN là loài sâu bọ đục khoét thân thể của mẹ Việt Nam đến tàn tạ mục ruỗng, chúng là bầy thú hoang khỉ đột, dã nhân đã phá hoại đất nước tanh banh, là loài trùng độc đã tàn phá dân tộc một cách tàn nhẫn không thương tiếc.

Nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng

Hãy nhìn bao cây xanh ở Hà Nội bị chặt phá, môi trường sông lạch bị ô nhiễm, tài nguyên biển đất đang bị hủy hoại tiêu diệt, thực phẩm đầy chất độc không được kiểm soát đúng mức, bệnh tật đầy dẫy mà nhà thương, bệnh viện không hề là nơi để phục vụ dân sinh. Trường học tha hồ thu phí, bóc lột học sinh sinh viên nghèo chúng tôi đến tận xương tủy trong khi con cháu các ông bà trong guồng máy cầm quyền thì du hí nước ngoài, chơi bời hưởng thụ, ăn uống phủ phê, nhà cửa đầy đủ, đồng thời cũng là nơi đáp cánh an toàn cho các ông bà khi đất nước có biến cố.


Đảng CSVN đã phá vỡ đất nước một cách toàn diện, về mặt vật chất, từ nghèo đói, tụt hậu, nợ nần đến tinh thần toàn dân sa sút, đầy âu lo... nghi ngờ, giành giựt chém giết lẫn nhau, thờ ơ vô cảm mất hẳn niềm tin trong khi nước nhà đang bị giặc ngoại bang Tàu Cộng cướp dần biển đảo, lấn chiếm đất liền ở 6 tỉnh dọc biên thùy. Tuổi trẻ chúng tôi đã bị lừa từ thế hệ này qua thế hệ khác, 80 năm cho tuổi trẻ miền Bắc, 40 năm cho tuổi trẻ Việt Nam cả nước, thế là quá đủ. Thế hệ chúng tôi hôm nay thề quyết không là trâu ngựa để đảng bịt mắt đày đọa, tuổi trẻ chúng tôi sẽ đứng lên hợp quần thành dòng cuộn cách mạng và sẽ đạp đổ mọi tai họa đã gây nên bởi một đảng độc tài khốn nạn này đã mụ mị và lừa dối tuổi trẻ chúng tôi dưới cái mỹ từ giáo dục XHCN ưu việt. Tuổi trẻ VN sẽ không khuất phục đảng CSVN những người đã đưa đất nước và dân tộc đến bờ vực thẳm tuyệt vọng như ngày hôm nay, lúc mà toàn dân khắp 2 miền đang lầm than ta thán trong bối cảnh sơn hà nguy biến, hiểm họa vong nô Tàu Cộng đang đến gần kề. Đả đảo đảng CSVN, một lũ phản quốc và phản động.

Dưới bóng màn đêm, ta vẫn trẻ
Hòa nhập tâm tư với dòng đời
Chợt thấy rằng ta không cô lẻ
Nhìn về phía trước, áng rạng ngời.

22/11/2015


______________________________________

Chú thích: