Friday, November 10, 2023

Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược


Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, với ước tính khoảng 22 triệu tấn, chiếm khoảng 19% trữ lượng được biết đến của thế giới. Tuy nhiên, bất chấp nhiều nỗ lực nhằm phát triển ngành đất hiếm, bao gồm cả việc hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản vào đầu những năm 2010, vẫn chưa có nhiều tiến triển và Việt Nam vẫn chưa triển khai thành công ngành đất hiếm của mình.

Nhưng mọi thứ dường như đang thay đổi nhanh chóng. Vào tháng 7, Chính phủ Việt Nam đã công bố quy hoạch tổng thể ngành khoáng sản với mục tiêu khai thác và chế biến hơn 2 triệu tấn quặng đất hiếm vào năm 2030 và sản xuất 60.000 tấn oxit đất hiếm mỗi năm. Ngày 18/10, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức một hội thảo bàn về phát triển ngành đất hiếm. Việt Nam cũng đã lên kế hoạch đấu giá quyền khai thác một số khu vực ở Đông Pao, mỏ đất hiếm lớn nhất cả nước, trước cuối năm nay.

Không giống như các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khác như dầu khí hay than đá, ngành đất hiếm dù có tầm quan trọng chiến lược nhưng vẫn còn tương đối nhỏ. Theo Research Nester, thị trường kim loại đất hiếm toàn cầu năm 2022 trị giá khoảng 10 tỷ USD và được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ gộp hàng năm là 8% để đạt tổng doanh thu 20 tỷ USD vào năm 2035. Nếu phát triển thành công ngành đất hiếm để chiếm 10% thị trường toàn cầu vào thời điểm đó, Việt Nam có thể tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, lợi nhuận tiềm năng có thể thấp hơn đáng kể nếu tính đến tất cả chi phí sản xuất. Những lợi ích kinh tế tương đối khiêm tốn này, cộng với việc thiếu công nghệ phù hợp và những lo ngại về tác động môi trường, có thể đã trì hoãn những nỗ lực phát triển ngành này trước đây của Việt Nam.

Do đó, những nỗ lực phát triển ngành đất hiếm gần đây của Việt Nam có thể được lý giải tốt hơn bằng những lợi ích chiến lược mà Việt Nam hy vọng đạt được, đặc biệt là tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của nước này đối với các cường quốc trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng khốc liệt.

Trung Quốc hiện chiếm 63% sản lượng khai thác đất hiếm, 85% năng lực chế biến đất hiếm và 92% sản lượng nam châm đất hiếm của thế giới. Các oxit đất hiếm cũng như các hợp kim và nam châm đất hiếm mà Trung Quốc kiểm soát là những thành phần quan trọng trong các ngành công nghiệp thiết yếu như điện tử, xe điện và tua-bin gió. Chúng cũng rất cần thiết cho việc sản xuất các loại vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa, radar và máy bay tàng hình.

Điều này dẫn đến sự phụ thuộc đầy rủi ro từ phía Mỹ và các đồng minh vào hoạt động xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc. Ví dụ, Washington hiện nhập khoảng 74% lượng đất hiếm từ Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc bị cáo buộc áp đặt một lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau một tranh chấp trên biển, làm tăng khả năng Trung Quốc sẽ áp lệnh cấm xuất khẩu tương tự đối với Mỹ. Kể từ tháng 8, Trung Quốc cũng đã hạn chế xuất khẩu germanium và gallium, những thành phần quan trọng của một số sản phẩm công nghệ cao, càng làm tăng thêm lo ngại ở Washington.

Washington và các đồng minh đã tìm cách đa dạng hóa nguồn cung đất hiếm khỏi Trung Quốc. Bên cạnh việc khôi phục các mỏ đất hiếm của mình, họ cũng tăng cường hợp tác với Việt Nam để phát triển nguồn cung thay thế. Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden vào tháng 9, hai nước đã ký một Bản ghi nhớ nhằm hỗ trợ Việt Nam định lượng tài nguyên đất hiếm và tiềm năng kinh tế, cũng như thu hút các khoản đầu tư chất lượng cho lĩnh vực này. Tháng trước, Emily Blanchard, Chuyên gia kinh tế trưởng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phát biểu trong chuyến thăm Hà Nội rằng Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong việc đảm bảo an ninh khoáng sản và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị đấu giá các mỏ đất hiếm của mình, cũng như cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để giúp Việt Nam phát triển ngành này.

Một số đồng minh của Mỹ cũng bày tỏ quan tâm đến việc hợp tác với Việt Nam để khai thác tiềm năng đất hiếm. Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hồi tháng 6, hai nước đã ký Bản ghi nhớ thành lập trung tâm chuỗi cung ứng chung về đất hiếm và các khoáng sản như vonfram, nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng đáng tin cậy cho các công ty Hàn Quốc. Một số nhà đầu tư Australia, trong đó có Blackstone, cũng đã bày tỏ ý định đấu thầu quyền khai thác tại mỏ Đông Pao.

Nếu Việt Nam có thể phát triển thành công ngành công nghiệp đất hiếm và trở thành nhà cung cấp các sản phẩm đất hiếm đáng tin cậy cho Hoa Kỳ và các đồng minh, điều đó sẽ nâng cao đáng kể vị thế của Hà Nội trong các tính toán chiến lược của Washington và đồng minh. Nó cũng sẽ giúp củng cố mối quan hệ của Hà Nội với các đối tác này, bù đắp cho sự miễn cưỡng của Hà Nội trong việc tham gia vào một số hoạt động hợp tác quốc phòng nhạy cảm. Về lâu dài, phát triển ngành đất hiếm còn có thể mang lại cho Việt Nam những lợi ích kinh tế tiềm năng khác, bao gồm việc hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu cho các sản phẩm công nghệ cao, điều cần thiết cho tham vọng trở thành nền kinh tế công nghiệp hóa và thu nhập cao của Việt Nam vào năm 2045.

Tuy nhiên, liệu Việt Nam có thể khởi động ngành đất hiếm như kế hoạch hay không vẫn còn chưa rõ. Thách thức nghiêm trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay là thu hút các nhà đầu tư có năng lực và tiếp thu được các công nghệ hiệu quả, thân thiện với môi trường cho các cơ sở chế biến quặng của mình. Kết quả của cuộc đấu giá nhượng quyền khai thác tại mỏ Đông Pao trong những tháng tới có thể cung cấp thêm góc nhìn chi tiết về những vấn đề này.

Lê Hồng Hiệp

Nguồn: https://nghiencuuquocte.org/2023/11/10/tham-vong-dat-hiem-cua-viet-nam-dong-luc-kinh-te-va-chien-luoc/

(*) Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên chuyên trang bình luận Fulcrum.sg

Truyện cười: Đổi trắng thay đen

 Trần Thế Kỷ  



  1. Mấy người bạn trò chuyện : 

– Bác Thủ Chính nói : “Thành công chống dịch Covid khẳng định tinh thần, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng”. 

– Các bác nhà mình sao cứ thích nổ. Nếu không lầm, có nước nào là chịu thua con Covid đâu. – Nhẽ ra bác Thủ Chính nói chuyến bay giải cứu, kit test Việt Á…thể hiện sự tài tình của Đảng mới phải. 

– À, tới giờ này rất nhiều nhân viên y tế đi chống dịch Covid ở TPHCM vẫn còn bị nợ tiền. Thay vì nổ đùng đùng, Đảng nên mau mau thanh toán cho họ. – Đúng vậy. Con người ta sống nhờ gạo chứ đâu phải bằng thứ tự hào suông. 

– Mà thôi, bác Thủ Chính có gáy gì đi nữa thì cây cột điện ở Mỹ nó cũng chằng chịu về đâu !


2. Mấy người bạn trò chuyện :

 – Ngót hai tháng trời sau vụ cháy chung cư mini, khoản tiền 130 tỷ đồng do dân  đóng góp mới tới tay các nạn nhân.

 – Đại diện của Uỷ ban MTTQVN giải thích rằng sự chậm trễ này là vì “đang chờ ý kiến của các ngành để thống nhất phương án”.

 – Chẳng phải là hễ có tiền thì các ban ngành xúm lại để chấm mút nên mới có sự chậm trễ này ? – Đúng vậy. Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê. Trong khi đó, những ồn ào khiếu kiện đất đai hay án oan thì chả thấy ban ngành nào có ý kiến.

 – Mỡ tới miệng thì mèo chẳng chê bao giờ. Rốt cuộc phải nói rằng mỗi thiên tai, hỏa hoạn là nỗi đau của dân nhưng có khi lại là niềm vui của MTTQ !


3. Anh Năm bảo anh Tư : 

– Bốn người Thượng theo Tin Lành ở Đắc Lắc bị câu lưu vì gởi thư ngỏ mời Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. – Bốn người này mời Chủ tịch nước để làm gì ?

 – Họ nói là để cho Chủ tịch nước thấy chuyện họ thực hành các nghi lễ tôn giáo chứ không có nội dung chống phá nhà nước. 

– Được dân mời thì quá mừng cho Chủ tịch nước, vì đấy sẽ là dịp tốt cho ông Võ Văn Thưởng đối thoại với nhân dân. Trong quá khứ, VVT từng tuyên bố “không sợ đối thoại”. 

– Đúng vậy. Đáng tiếc là Võ Văn Thưởng đã không tới theo lời mời của dân thì chớ, ngược lại còn cho Công an tóm đầu dân. 

– Rốt cuộc, cái gọi là thiện ý “không sợ đối thoại” của ông Chủ tịch nước chỉ là thiện ý của cái cùi chỏ !


4. Anh Năm bảo anh Tư :

 – Về hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi vì Tháng Tư Đen, Nguyen Thanh Viet cho rằng họ phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình tại Võ Văn Thưởng cũng như tại Hoa Kỳ. 

– Đầu óc ông này có vấn đề nên mới nói nhăng như thế. Rõ là ông ta nói theo quan điểm của những người Mỹ thiên tả vốn cho rằng Mỹ và VNCH là bên có tội trong cuộc chiến Võ Văn Thưởng, còn CSBV là bên chính nghĩa.  

– Nói như thế, Nguyen Thanh Viet đã chà đạp lên lịch sử. Có những kẻ chẳng biết mấy về lịch sử nhưng lại thích lên giọng dạy người khác về lịch sử. Nguyen Thanh Viet là một trong số đó. 

– Có lẽ ông ta nghĩ rằng đoạt Pulitzer là ghê gớm lắm nên thích lên giọng  dạy đời thiên hạ. – Kẻ nào thích dạy đời sẽ bị đời dạy. Chà đạp lên lịch sử, nếu không phải là kẻ điên thì cũng là kẻ bất nhân. 

– Đúng vậy. Nguyen Thanh Viet, với những phát ngôn xuẩn ngốc của mình, đáng bị đá đít vào thùng rác cùng với cái giải Pulitzer của ông ta!

Quảng Ninh có thật tốt vậy không?

 Huyền Linh  

 


(VNTB) –  Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2022 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) 

Đầu quý 2-2023, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ đã tổ chức Phiên họp thứ tư theo hình thức trực tuyến toàn quốc về cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số và công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2022 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2022 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo báo cáo Bộ Nội vụ, công tác cải cách hành chính đã đạt được những kết quả tích cực, tiếp tục đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đặc biệt là từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân theo chủ trương, đường lối của Đảng. 

Năm 2022 là năm thứ 11 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số PAR INDEX của các bộ, các tỉnh, thành phố; là năm thứ 6 triển khai đo lường sự hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính SIPAS tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. 

Tại phiên họp nêu trên, Bộ Nội vụ đã công bố chỉ số SIPAS năm 2022. Kết quả tỉnh Quảng Ninh xếp thứ nhất với mức độ hài lòng đối với sự phục vụ cơ quan hành chính nhà nước là 87,59%, đây là lần thứ 4 liên tiếp tỉnh Quảng Ninh đứng thứ nhất chỉ số SIPAS. Đứng ở các vị trí tiếp theo là Thái Nguyên, Cà Mau, Bình Dương , Thanh Hóa. Đứng tốp cuối bảng chỉ số SIPAS là các tỉnh: Bình Thuận, Cao Bằng, Quảng Nam, Bắc Kạn, Lạng Sơn.

 Đối với Chỉ số PAR INDEX năm 2022, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục ở ngôi vị dẫn đầu đối với cấp tỉnh với 90,1 điểm. Tiếp đó là Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang, Đà Nẵng. 5 tỉnh đứng cuối bảng là Phú Yên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bình Thuận, Bắc Ninh. 

Phía chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định việc thực hiện các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI có ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững của Quảng Ninh. Các chỉ số đã trở thành thương hiệu của tỉnh Quảng Ninh về “Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, điểm đến đầu tư an toàn, thuận lợi, minh bạch, hấp dẫn và thành công”.

Hiện nay, toàn tỉnh đã cung cấp 1.240/1.591 dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia (đạt 78% cao nhất toàn quốc), trong đó 77% là dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 70% hồ sơ thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến 5 bước trên môi trường điện tử; số hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn và trước hạn đạt 99,8%; thực hiện số hóa 100% thủ tục hành chính trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện…

 Với thành tích trên, lẽ ra sẽ không thể có chuyện lùm xùm như vụ dự án lấn biển ở vịnh Hạ Long gần đây để rồi từ đó… ‘lòi’ ra việc đã không ít lần đại diện UNESCO tại Việt Nam đưa ra cảnh báo về những tác động môi trường, cảnh quan do ảnh hưởng của việc lấn biển tới vịnh Hạ Long. Đại diện UNESCO tại Việt Nam cũng từng khuyến nghị để giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản vịnh Hạ Long.

Cách Tuần Châu không xa là dự án khu đô thị Hùng Thắng thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long có quy mô 248ha, được chia làm ba bán đảo. Từ năm 2013 đến nay, chủ đầu tư dự án đã xây dựng, đưa vào hoạt động một số dự án thành phần như chung cư, khu nhà phố liền kề San Hô, khu tổ hợp thương mại và giải trí Hạ Long Marina Plaza… 

Những dự án thành phần này đều được hình thành sau khi lấn vịnh Hạ Long. Trong số đó phải kể tới dự án Horizon Bay Hạ Long quy mô trên 10ha với hàng trăm biệt thự liền kề cao sáu tầng, biệt thự song lập cao ba tầng được quảng cáo là sở hữu tầm nhìn ôm trọn vịnh di sản. 

Tính đến năm 2021, Quảng Ninh là một trong những địa phương có nhiều dự án lấn biển nhất với hơn 40 dự án và quy mô diện tích lên tới hàng ngàn ha. Các dự án cùng với khu dân cư hiện hữu trước đó góp phần định hình không gian đô thị của Quảng Ninh; và qua đó góp phần giúp Quảng Ninh thứ hạng cao trong các chỉ số SIPAS, PAR INDEX.

Có lẽ đã đến lúc nhà nước Việt Nam nên đề xuất rút lui vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới mà UNESCO đã công nhận ở hai hạng mục: giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn VII), và giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn VIII).

 https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-quang-ninh-co-that-tot-vay-khong/ .

Thành Bưởi đã bị… án hình sự

 Cát Tường



(VNTB) – Ông Lê Dương đối mặt với mức án lên đến 7 năm tù  

 Vụ án hình sự không liên quan đến các nghi vấn về thuế, mà là trách nhiệm trong vai trò quản lý. Ông Lê Dương (32 tuổi) là con trai ông Lê Đức Thành (67 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi). Ông Dương bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”. Hành vi này đã dẫn tới việc tài xế Hoàng Văn Tính (37 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) lái xe khách biển số 50F-004.83 đi từ TP.HCM đến TP Đà Lạt (Lâm Đồng) gây tai nạn khiến 5 người chết, 3 người bị thương tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.

 Tại trụ sở của đơn vị này trên đường Lê Hồng Phong, quận 5 (TP.HCM), cơ quan công an đang tiến hành khám xét. Đơn vị thực hiện thuộc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Cụ thể, ngày 30-9, ông Lê Dương ký lệnh vận chuyển điều động tài xế Hoàng Văn Tính (37 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) lái xe khách biển số 50F-004.83 đi từ TP.HCM đến TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Lúc đó tài xế Tính đang bị Công an tỉnh Lâm Đồng tước giấy phép lái xe 3 tháng (từ ngày 5-8). Khi đến Km48 đoạn thuộc ấp 3, xã Phú Vinh, huyện Định Quán, Tính chạy xe vượt bên trái xe tải biển số 60C-345.13 đi cùng chiều phía trước. Hậu quả khiến 5 người chết, 3 người bị thương. 

Liên quan vụ án, ngày 30-9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Định Quán đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Đến ngày 1-10, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, lệnh tạm giam với Hoàng Văn Tính để điều tra về hành vi “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại khoản 3 điều 260 Bộ luật hình sự. 

Với cáo buộc tội danh trên, ông Lê Dương đối mặt với mức án lên đến 7 năm tù.

Đối với tội phạm này, người phạm tội tuy thấy trước hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy trước hành vi đó có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. 

Nguyên tắc lập luận suy đoán vô tội thì đây cũng có thể là tắc tránh trong quản trị của điều hành doanh nghiệp, khi ông Lê Dương đã không kiểm tra, hoặc không được cung cấp đầy đủ thông tin pháp lý về tài xế mà ông ký duyệt thủ tục lệnh vận chuyển. Lỗi này khá quen thuộc, ngay cả khi xe nhận lệnh xuất bến, ít ai kiểm đếm thật tế số khách trên xe, mà hầu hết là “ký khống” về số lượng, và nhà xe đó sẽ tiếp tục đón khách đi lẻ ngoài bến trên tuyến đã cấp phép.

Vụ án nêu trên có tình tiết đơn giản. Việc giao cho người khác không đủ điều kiện/ hoặc tạm thời mất quyền điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là khá phổ biến trong xã hội hiện nay, như việc phụ huynh giao xe máy cho con cái chưa có giấy phép lái xe thích hợp, hoặc giao cho người biết rõ là có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định… điều khiển tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn dẫn đến hậu quả thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho chính người điều khiển phương tiện và cho người khác. 

Tạm gác qua các thuyết âm mưu trong vụ nhà xe Thành Bưởi, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi kể trên góp phần răn đe, phòng ngừa các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung và hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ nói riêng, đồng thời, hạn chế những hậu quả thương tâm, đáng tiếc do tai nạn giao thông đường bộ gây ra.

‘Đối thủ’ của Thành Bưởi là Phương Trang cũng đang đối mặt với án hình sự về chở hàng lậu. Theo đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Đức đã khởi tố vụ án xe buýt Phương Trang chở thuốc lá lậu. “Vụ án đang được điều tra, khi có kết quả cụ thể về xử lý sẽ thông tin sau”, nguồn tin cho hay.


Đảng sẽ khoan hồng!

 Hà Nguyên 

(VNTB) – Đảng viên tự nguyện từ chức sẽ được miễn giảm kỷ luật   

Phần cuối của Quy định 132-QĐ/TW ngày 27-10-2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có đưa ra quy định “Được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật nếu chủ động xin thôi giữ chức vụ, từ chức, xin nghỉ công tác trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý…” 

Một số tình tiết giảm nhẹ khác cũng được đề cập ở Quy định 132-QĐ/TW, như “được xem xét loại trừ trách nhiệm trong trường hợp không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.

 Được xem xét miễn, giảm trách nhiệm trong trường hợp chủ động phát hiện và đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý, khắc phục hậu quả hoặc báo cáo cấp có

Câu hỏi đặt ra: nếu Hiến định đã ghi ở “Điều 31.1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”, vậy một công dân – đảng viên khi chưa bị kết tội của Tòa án đã có hiệu lực, thì sẽ căn cứ vào đâu để cho rằng người ấy vi phạm pháp luật dẫn đến từ chức của “xin thôi giữ chức vụ”? 

Chả lẽ khi đó phải nêu một lý do “dân sự” nào đó kiểu như “năng lực kém, không đáp ứng yêu cầu của Đảng” cho thủ tục “thôi giữ chức vụ” tương tự như với các đảng viên Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Đức Đam? Và liệu Tổng bí thư là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, khi tham gia Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương như khóa hiện tại, thì đảng viên Nguyễn Phú Trọng cũng có thể “tự nguyện từ chức” để… giữ thanh danh trong trường hợp chóp bu của Đảng ủy Công an Trung ương tham nhũng? 

Quy định 132-QĐ/TW cho thấy Đảng nhìn nhận là trong nội bộ ngành công an – viện kiểm sát – tòa án nhân dân lâu nay có “tham nhũng, tiêu cực” song pháp luật chuyên ngành dường như đã… ‘bó tay’ với các ông/ bà lớn này.

Vậy thì căn cứ vào đâu mà một đảng chính trị lại cho mình cái quyền “đứng trên tất cả” khi phát hành những quy định hình sự – dân sự nhưng lại không chịu sự điều chỉnh tương ứng của luật mẹ Hiến pháp, của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Liệu ở đây có lạm quyền của biểu hiện “tham nhũng quyền lực” ở Bộ Chính trị? 

Sở dĩ đặt nghi vấn “lạm quyền” vì theo Điều lệ Đảng thì Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.

 Nếu giải thích Quy định 132-QĐ/TW là vấn đề của quản lý cán bộ đảng viên, thì quy định này vẫn phải tuân thủ theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một nội dung Hiến định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” – Điều 4.3.


Luật sư Võ An Đôn kêu gọi thành lập “Phiên toà Nhân dân” để xét xử quan chức cộng sản

 RFA-2023.11.09


Luật sư Võ An Đôn khi còn ở Việt Nam-Photo: RFA

Luật sư Võ An Đôn, người cùng gia đình rời Việt Nam sang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ vào cuối tháng trước cho rằng, một phiên tòa có bồi thẩm đoàn là người dân trong và ngoài nước có tác dụng răn đe các quan chức cộng sản vi phạm nhân quyền.

Ông Võ An Đôn, 46 tuổi, được nhiều người biết đến sau khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại trong vụ án năm công an dùng nhục hình khiến nạn nhân Ngô Thanh Kiều tử vong ở Phú Yên.

Ông bị rút thẻ hành nghề luật sư sau khi thường xuyên trả lời phỏng vấn các báo đài tiếng Việt về các vấn đề của đất nước, bảo vệ cho nhiều thân chủ là người hoạt động nhân quyền... và có các phát ngôn về nghề luật sư ở trong nước.

Hôm 3/11, ông viết trên trang Facebook cá nhân kêu gọi các luật sư đang tị nạn Mỹ thành lập “Đoàn Luật sư Việt Nam Hải ngoại” và “Phiên toà Nhân dân” nhằm trợ giúp người dân trong nước và răn đe quan chức nhúng chàm. Ý tưởng này được nhiều người đón nhận và chia sẻ, bên cạnh ý kiến cho rằng điều này là "ngây ngô."

Theo ông Đôn, việc tập hợp các luật sư có lòng với đất nước chỉ với mục đích dùng kiến thức pháp luật để tư vấn pháp lý miễn phí cho người dân cũng như các vấn đề bức xúc trong nhân dân, và khai dân trí, phổ biến kiến thức cho người dân để xã hội văn minh hơn.

Ông chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 08/11:

Nhu cầu trợ giúp pháp lý trong nước rất là lớn bởi vì người dân rất cần luật sư trợ giúp, đặc biệt trong những vụ án bị cưỡng chế đất đai, tranh chấđất đai, các quan chức nhà nước thu hồi đất đai… tranh chấp, khiếu nại, tố cáo rất là nhiều.”

Bên cạnh đó, các thành viên của “Đoàn Luật sư Việt Nam Hải ngoại” có thể bình luận hoặc có bài viết phân tích để người dân xem về những vụ án hoặc những hành vi mà dư luận trong nước quan tâm.

Ông cho rằng hệ thống toà án ở Việt Nam là công cụ của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền để xét xử người dân trong khi các quan chức được bao che nên họ thường được bỏ qua tội trạng hoặc chỉ phải chịu những mức án nhẹ không tương xứng với hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện.

Một ví dụ điển hình ông nêu ra là vụ án "Chuyến bay giải cứu," trong đó nhiều quan chức của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an cấu kết với một số doanh nghiệp và chính quyền một số địa phương để hồi hương người Việt từ nước ngoài với giá vé máy bay cao ngất ngưởng, sau đó họ bị nhét vào các khu cách ly với chi phí ăn ở rất đắt. 

Trong vụ án Chuyến bay giải cứu, thiệt hại của người dân rất là lớn nhưng (quan chức bị- PV) xử rất nhẹ. Luật pháp quy định rõ ràng các chế tài rất nặng nhưng trong thực tế bản án rất nhẹ và thiệt hại của người dân không được bồi thường theo luật pháp khiến người dân rất bức xúc.”

Ngoài ra, Phiên toà Nhân dân cũng sẽ có thể được thành lập dùng để xét xử các quan chức công bằng và nghiêm khắc hơn.

i có ý tưởng cùng các luật sư khác thành lập phiên toà nhân dân, một phiên toà đúng nghĩa là của nhân dân, chứ không phải như các phiên toà nhân dân trong nước dùng luật pháp Việt Nam để xét xử quan chức Việt Nam giống như toà án quốc tế xử Putin (đương kim Tổng thống Liên bang Nga- PV) vừa rồi.

Hội đồng xét xử là các luật sư còn bồi thẩm đoàn là người dân trong nước và ngoài nước.”

Theo ông, hồ sơ và các chứng cứ của phiên toà này dựa vào kết quả điều tra của cơ quan công an, cáo trạng của Viện Kiểm sát, và thông tin bổ sung từ báo chí, điều tra trực tiếp từ những người liên quan trong vụ án.

Để tránh oan sai, Phiên toà Nhân dân chỉ hoạt động khi có chứng cứ rõ ràng.

Ông nói về tác dụng răn đe của phiên toà dạng này:

Chúng tôi không có nhà nước, không có quân đội, không có cảnh sát, không có nhà tù nên việc cưỡng chế thi hành bản án rất là khó. Nhưng bản án này thể hiện đúng luật pháp, dùng luật pháp Việt Nam và ý chí nguyện vọng của nhân dân Việt Nam cho nên nó có tác dụng răn đe rất là lớn.

Bản án này mà khi tuyên một ai đó vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam thì tôi nghĩ rằng dù người đó có chức quyền lớn bao nhiêu cũng phải khiếp sợ về ý chí của người dân trong bản án này.”

Theo luật sư Võ An Đôn, các luật sư mới từ Việt Nam sang tị nạn tại Mỹ có thể tham gia, rồi sau đó mạng lưới có thể được mở rộng với sự tham dự của các luật sư khác ở Mỹ và trên thế giới.

Ông nói giới luật sư ở Việt Nam có thể không thể tham gia ngay nhưng họ có thể âm thầm đóng góp cho công việc chung. Ông cho biết đã chia sẻ ý tưởng với nhiều luật sư và nhận được sự đồng tình và khích lệ từ họ.

Ông cũng cho rằng đây mới chỉ là ý tưởng ban đầu, và cần sự bàn bạc, thống nhất với các luật sư khác để xây dựng chi tiết dự án để biến thành khả thi.

Gii luật sư nói gì?

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người tham gia bào chữa cho các thành viên tu tại gia của Tịnh thất Bồng Lai nhưng bị buộc đi tị nạn ở Hoa Kỳ từ giữa năm nay, cho biết “Phiên tòa Nhân dân” như đề nghị của đồng nghiệp Võ An Đôn là một cách thức đấu tranh mới, đầy sáng tạo và cũng là cách “chia lửa” với những người đang dấn thân tranh đấu vì những giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Ông nói với RFA trong tin nhắn:

Khi nghe luật sư Đôn chia sẻ ý tưởng này, tôi đã hết sức tán thưởng và đồng tình ngay. Trong hoàn cảnh chưa thể chính thức thiết lập tòa án để xét xử tội ác chế độ Cộng sản, thì những Phiên tòa Nhân dân’  xét xử theo đúng các tiêu chuẩn luật pháp văn minh sẽ đều mang ý nghĩa tích cực cả.

Một mặt giúp công chúng có cái nhìn về tội ác của chế độ cộng Sản dưới góc độ pháp lý, chứ không phải chỉ là sự phê phán chung chung, đầy chất cảm tính. Mặt khác, không chỉ tích cực đối với công chúng, mà ngay cả những bị cáo, những tên tội phạm trong nước bị đưa ra xét xử trong Phiên tòa Nhân dân’  cũng sẽ phải biết đối diện với những tội trạng như thế nào và hình phạt đối với chúng ra sao để mà chuẩn bị hung hăng hơn hoặc chùn tay trước tội ác.”

Theo ông, phán quyết từ những phiên tòa như thế này cũng sẽ là cách thức khẳng định tính không chính danh của chế độ Cộng sản trong việc cướp chính quyền, nắm giữ quyền lực quốc gia và tham tàn, thu vén tài nguyên quốc gia làm của riêng.

Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng không chỉ các luật sư phải lưu vong ra hải ngoại, mà hầu hết đồng bào quốc nội, những người đang là nạn nhân trực tiếp của chế độ cộng sản và đồng bào người Việt phải tị nạn tại hải ngoại để tìm kiếm tự do sẽ đều đồng tình với ý tưởng thiết lập “Phiên tòa Nhân dân” của luật sư Võ An Đôn.

Tôi đã đề nghị luật sư Võ An Đôn, với tư cách tác giả, nên phác thảo ý tưởng thành phương án để có cơ sở đưa góý chung vi các đồng nghiệp, kể cả tham khảo ý kiến các vị đã hoặc đang từng làm việc trong ngành tư pháp Việt Nam trước đây hoặc tại hải ngoại. Đến khi có phương án khả thi thì công bố chính thức ra công chúng.”

Luật sư Ngô Anh Tuấn, người từng tham gia bào chữa cho nhiều nhà hoạt động và đang sinh sống ở Hà Nội, nói về đề nghị của luật sư Võ An Đôn "ý tưởng thì hay nhưng thực sự rất ngây thơ về mặt pháp lý, cả về pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế. Khả năng thực hiện được là khó vì nó không nhận được sự đồng thuận của những người am hiểu về pháp lý.”

Về sự tham gia của luật sư trong nước, ông nói trong tin nhắn gửi RFA trong ngày 08/11:

Luật sư đang hành nghề hợp pháở Việt Nam gần như chắc chắn 100% không có ai tham gia, nếu họ không muốn bị chấm dứt hành nghề, thậm chí bị bắt ngay lập tức.

Ngay cả tôi, tôi là người ngay thẳng, ngang tàng nhưng tôi không hành xử kiểu lấy trứng chọi đá một cách bất chấp và ngây ngô như vậy.”

Từ Canada, luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng đề nghị của ông Đôn khá thú vị nhưng còn quá sớm để nhận định về tính khả thi.