Monday, March 20, 2017

Nhiệt điện Long An: Bộ Công Thương trấn an dư luận?

Theo BBC-20 tháng 3 2017 

nhiệt điệnBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionHai vị trí được cân nhắc đặt nhà máy Nhiệt điện Long An nằm sát khu đô thị cảng Hiệp Phước
Bộ Công Thương ra thông cáo rằng sẽ "chỉ duyệt Nhiệt điện Long An khi đáp ứng yêu cầu" trong lúc chuyên gia bình luận với BBC rằng "đó chỉ là một cách trấn an".
Trung tâm Điện lực Long An được đầu tư khoảng 5 tỷ đôla, đề xuất xây dựng ở Long An, gần biển Cần Giờ khiến người dân TP Hồ Chí Minh quan ngại về nguy cơ ô nhiễm.
Dự án nằm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030, đang ở giai đoạn lập quy hoạch nghiên cứu và chọn địa điểm.
Theo kế hoạch, trung tâm được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 2024 trở đi với 2 nhà máy tổng công suất 2.800 MW.
Hôm 20/3, Bộ Công Thương phát đi thông cáo: "Để phù hợp với ý kiến của các bộ ngành, Tư vấn đã hiệu chỉ hồ sơ quy hoạch. Địa điểm Trung tâm Điện lực Long An [gồm hai dự án nhà máy nhiệt điện] được đề xuất tại xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An."
"Địa điểm này phù hợp với Quy hoạch của Tỉnh Long An, với quy hoạch Quốc phòng, phù hợp với quy hoạch Giao thông vận tải."
[Tuy vậy] Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh ủng hộ chọn địa điểm Trung tâm Điện lực Long An tại Cần Đước và có ý lo ngại nếu nhà máy đặt tại Cần Giuộc sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống khu đôo thị Cảng Hiệp Phước."
Thông cáo cho biết thêm: "Bộ Công Thương chỉ phê duyệt Quy hoạch địa điểm Trung tâm Điện lực Long An khi đáp ứng các yêu cầu: phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, công nghệ tiên tiến, có giải pháp xử lý phát thải đảm bảo môi trường, đáp ứng Quy chuẩn Việt Nam hiện hành…"
Bộ Công Thương cũng nói "sẽ quản lý chặt chẽ quá trình triển khai các dự án, ngay từ việc đề xuất lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, có cam kết đảm bảo môi trường trong đầu tư cũng như vận hành nhà máy…"

'Tai hại'

Đường dây điệnBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionĐường dây điện (ảnh minh họa)
Hôm 20/3, từ Hà Nội, Chuyên gia Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh GreenID nói với BBC rằng bà "đang tìm hiểu dự án Nhiệt điện Long An đang ở giai đoạn nào nên chưa thể bình luận."
Cùng ngày, trả lời BBC từ Đại học Bách khoa Grenoble, Pháp, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, cựu cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF), nói: "Theo tôi, thông cáo của Bộ Công Thương chỉ là một cách trấn an công luận".
"Người dân ở TP Hồ Chí Minh cũng như Hà Nội có lý do để quan ngại về các dự án nhiệt điện trong lúc môi trường hiện tại đã quá tệ rồi."
"Nhà máy nhiệt điện dùng nhiên liệu than thì dù tối tân đến đâu vẫn thải khí CO2 quá nhiều so với nhà máy khí."
"Theo như tôi được biết thì giải pháp làm nhiệt điện chỉ mang tính tạm thời và là chính sách tai hại, chứ không phải là chiến lược lâu dài, trong lúc chính phủ Việt Nam chờ đầu tư vào năng lượng tái tạo."
"Nhiều nước đã đi con đường này và đó cũng là con đường duy nhất của Việt Nam."
Cũng liên quan đến nhiệt điện, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, hôm 7/3 khiến hai người bị bỏng 20% và 35%.
"Nguyên nhân được xác định là do công nhân thi công của nhà thầu trong quá trình hàn lắp ghép thiết bị đường ống gần hệ thống khử SOx (FGD) trong đường khói thoát, đã gây tia lửa bắn vào các bảo ôn bao bọc hệ thống FGD, gây cháy bảo ôn," Bộ Công Thương ở thời điểm đó cho hay.

Trung Quốc tự tin có sức mạnh ‘ăn trùm’ ở Biển Đông

Đoàn tàu chiến Trung Quốc hộ tống mẫu hạm Liêu Ninh đến tập trận trên Biển Đông hồi đầu Tháng Giêng 2017. (Hình: AFP/Getty Images)
BẮC KINH (NV) .- Trung Quốc tự thấy đã đủ sức mạnh ăn trùm trên Biển Đông mà các nước khác ám chỉ cả Mỹ cũng không thể tranh giành, theo một bài viết của tạp chí nội bộ của Quân đội Trung Quốc.
Bài viết này được hãng tin Kyodo của Nhật đề cập hôm Thứ Hai sau nhiều lần Bắc Kinh gồm cả ông chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố không quân sự hóa Biển Đông. Điều này cho thấy Bắc Kinh tuyên bố tuyên truyền che đậy trong khi họ ráo riết xây dựng và võ trang cho các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và các đảo ở quần đảo Hoàng Sa.
Tác giả của bài viết trên báo “Quân đội giải phóng” của Trung Quốc là một nhóm các sĩ quan của Hạm đội Nam Hải mà mọi người hiểu nhiệm vụ chính yếu của họ là duy trì và bảo vệ sự hiện diện ‘ăn trùm’ của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bài báo không giấu giếm chủ trương của Trung Quốc khi nói các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp tại quần đảo Trường Sa (cướp của Việt Nam) đã giúp nước này đạt được lợi thế an ninh chiến lược hơn hẳn trên Biển Đông .
“Tuy bị đe dọa bởi các dự án này, các nước tuyên bố chủ quyền và các nước khu vực lân cận không thể khiêu khích xung đột quân sự hoặc leo thang dẫn đến chiến tranh vì họ được chuẩn bị quá kém.” Bài trên báo Quân đội Trung Quốc viết.
Bài viết cho rằng một cuộc khủng hoảng quân sự trên Biển Đông nhiều phần có thể xảy ra nhưng nổ lớn thành một cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự toàn diện thì nguy cơ nhỏ.
Về sự đối đầu với lực lượng Mỹ trên Biển Đông, bài viết cho rằng trong khi Hoa Kỳ duy trì quan điểm trung lập đối với các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở khu vực thì họ cũng “thiếu cả khả năng và ý chí để giao tranh quân sự hay khai chiến với chúng ta”.
Trong khi Trung Quuốc cũng tìm đủ cách ngăn ngừa khủng hoảng quân sự nhưng cũng sẽ nhân có khủng hoảng xảy ra mà phản công khi bị kẻ thù tấn công và tận dụng mọi phương tiện cần thiết để “đánh địch chỗ nào địch bị tổn hại” và “dạy chúng bài học”.
Để duy trì thế ăn trùm ở khu vực, bài viết trên đề nghị hai cách tiếp cận. Thứ nhất, vẽ một lằn vạch rất rõ trên cát về quản lý khủng hoảng quân sự. Các phương tiện có thể sử dụng gồm cả việc ngăn chặn các nước láng diềng chiếm thêm các vị trí , xua đuổi các nước khác bằng cách ngăn cấm các hoạt động thường xuyên của họ trên biển như đánh cá hoặc dò tìm dầu khí.
Thứ hai, chuẩn bị đối phó với một cuộc chiến kéo dài hầu duy trì lợi thế chiến lược lâu dài bằng sự kiên nhẫn và có kế hoạch lâu dài. Theo thời gian thì sức mạnh sẽ nghiêng về phía Trung Quốc, bài báo đó viết. Quân đội sẽ “chiến đấu từ phía sau lực lượng dân sự và kềm chế không bắn trước nhưng cũng chuẩn bị để chiến đấu trường kỳ” hầu bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia.
Bài báo cho thấy chủ trương bá quyền bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông được hậu thuẫn với khả năng quân sự phát triển vượt bậc đang giúp cho lực lượng của họ tự tin hơn, hung hăng hơn. (TN)

Việt Nam nợ nần đầm đìa vì ‘bóc ngắn, cắn dài’

Trái phiếu do chính quyền Việt Nam phát hành. Do phát hành vô tội vạ, chi tiêu vô tội vạ nên các khoản lãi và nợ gốc phải trả càng ngày càng lớn. (Hình: TBKTSG)
HÀ NỘI (NV) – Ông Ðinh Tiến Dũng, bộ trưởng Tài Chính CSVN, vừa khuyến cáo, nếu Việt Nam tiếp tục thu-chi ngân sách như thời gian vừa quà thì… “chỉ có chết”!
Bộ trưởng Tài Chính Việt Nam vừa có một buổi điều trần trước Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam về dự luật sửa đổi Luật Quản Lý Nợ Công hiện hành.
Khi được yêu cầu giải thích tại sao nợ nần của Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 tăng vọt, ông Dũng nói thẳng là vì kinh tế Việt Nam không đạt được mục tiêu tăng trưởng mà vẫn phải chi cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, duy trì các mục tiêu an sinh xã hội.
Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, bộ trưởng Tài Chính CSVN trách Quốc Hội Việt Nam khóa trước đã cho phép bội chi ở mức quá cao, tổng nợ trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 lên tới 1.4 triệu tỉ đồng, đã vậy lại còn chấp nhận trả lãi cho vốn đi vay cao (từ 11%/năm đến 13%/năm), thời gian vay lại ngắn. Cần nhắc lại rằng, ông Dũng giữ cương vị bộ trưởng Tài Chính Việt Nam từ năm 2013!
Cũng theo ông Dũng, trong những năm vừa qua, năm nào dự báo tăng trưởng kinh tế cũng sai. Chẳng hạn năm ngoái, dự báo giá trị GDP sẽ là 5.1 triệu tỉ đồng nhưng cuối cùng chỉ đạt được 4.6 triệu tỉ đồng.
Tân chính phủ CSVN với sự điều hành của ông Nguyễn Xuân Phúc trong vai trò thủ tướng đang cố gắng chứng minh gánh mà nội các cũ do ông Nguyễn Tấn Dũng điều hành để lại quá nặng.
Hồi cuối năm 2016, Bộ Tài Chính CSVN từng loan báo, tính đến cuối năm 2015, tổng nợ của chính phủ Việt Nam là 2.6 triệu tỉ đồng. Tuy chưa có số liệu chính thức về nợ nần của Việt Nam tính đến cuối năm ngoái nhưng công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), từng ước đoán, tổng nợ của chính phủ Việt Nam cho đến hết năm 2016 sẽ xấp xỉ ba triệu tỉ đồng, tương đương 64.4% GDP.
Bởi nợ nần do nội các cũ tạo ra đã quá lớn, cuối năm ngoái, Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội CSVN đã lắc đầu với đề nghị nâng giới hạn nợ nần của nội các mới từ 50% GDP lên 55% GDP, trong giai đoạn từ 2016 đến 2020.
Lúc đó, đa số thành viên thuộc Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội CSVN cho rằng, khi ngân khố “không vững chắc” thì không những phải duy trì ngưỡng an toàn nợ nần như hiện nay mà còn phải thắt chặt việc sử dụng vốn vay. Ủy ban này lưu ý, tuy Quốc Hội CSVN đã ấn định giới hạn cho nợ riêng của chính phủ trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 là 50% GDP nhưng trong thực tế, năm 2015, nợ riêng của chính phủ đã lên tới 50.3%, khiến tỉ lệ nợ phải thanh toán đã vượt qua mức 25% tính trên tổng thu ngân sách.
Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội CSVN xác nhận, việc duy trì các giới hạn nợ nần là một thách thức vì trong giai đoạn 2011-2015, các chỉ số về nợ nần đều đã chạm ngưỡng được ấn định. Thậm chí nếu tính đúng, tính đủ, gộp hết các khoản vay có tính chất như nợ nần quốc gia thì nợ nần đã vượt xa ngưỡng được ấn định.
Chính phủ CSVN được nhắc nhở rằng, dù trên danh nghĩa, những khoản vay trong thời gian vừa qua của các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi trách nhiệm của những doanh nghiệp nhà nước đó nhưng trong thực tế, nếu các doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ thì chúng trở thành nợ dự phòng của chính phủ. Chính phủ không được phép chuyển nợ dự phòng thành nợ chính thức, không được trả nợ thay các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra cần phải lập thống kê chi tiết để tránh tình trạng, Quốc Hội không cho phép nhưng mức độ nợ nần trên thực tế vẫn vượt giới hạn đã ấn định.
Tại buổi điều trần về dự luật sửa đổi Luật Quản Lý Nợ Công hiện hành trước UƯy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN hôm 20 Tháng Ba, giống như cách nay vài năm, bộ trưởng Tài Chính vẫn chỉ thừa nhận những khoản mà chính phủ vay rồi mang về cho các doanh nghiệp nhà nước vay lại, hoặc những khoản vay mà chính phủ Việt Nam đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp mới là nợ quốc gia, chứ không gộp nợ của các doanh nghiệp nhà nước thành nợ quốc gia. Tuy nhiên theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN không yên tâm.
Tháng trước, tân chính phủ CSVN công bố chiến lược kiểm soát nợ nần, theo đó, từ nay đến 2020, chính phủ sẽ không để các khoản nợ mà họ bảo lãnh vượt qua mức 12% GDP. Tuy nhiên người ta chưa rõ chính phủ sẽ làm thế nào khi vào lúc này, các khoản tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước vay mượn được chính phủ Việt Nam đứng ra bảo lãnh đã xấp xỉ 11% GDP và nếu không được bảo lãnh để vay nợ hoặc được vay lại từ chính phủ Việt Nam, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước sẽ… tắc tử?
Với bối cảnh như vừa kể, ông Phùng Quốc Hiển, phó chủ tịch Quốc Hội CSVN, không yên tâm về dự luật sửa đổi Luật Quản Lý Nợ Công hiện hành. Ông Hiển bảo rằng, theo dự luật, vai trò “đầu mối” trong quản lý nợ nần quốc gia của Bộ Tài Chính cũng chỉ như “cộng sổ.” Khi dự luật vẫn dành quyền đi vay cho rất nhiều nơi thì cũng như một căn nhà có nhiều cửa đi vay song trả nợ thì chỉ có duy nhất một cửa. (G.Ð)

Sài Gòn: Chế biến cá thối cho heo ăn thành…đặc sản quán cơm

Xe chở cá trông như xe thu gom rác. (Hình: Báo Phụ Nữ Sài Gòn)
SÀI GÒN (NV) – Hơn 10 năm nay, người dân sống xung quanh chỉ biết “bịt mũi để sống” vì mùi hôi thối kinh hoàng phát ra từ “công xưởng” chế biến cá thối cho heo thành thức ăn cho người ở Phường 14, Quận Sáu.
Ngày 20 Tháng Ba, báo Phụ Nữ Sài Gòn loan tin, do tố cáo của người dân, đã phát hiện đường dây “hô biến” cá phế phẩm thành… đặc sản quán ăn, số lượng đến hàng tấn mỗi ngày, tại một căn nhà trên đường Phan Anh, Phường 14, Quận Sáu, do bà Lý Thị Thu Ngọc làm chủ.
Theo báo Phụ nữ Sài Gòn, 16 giờ ngày 10, Tháng Ba, phóng viên tờ báo đã “đột nhập” được vào bên trong “công xưởng” của bà Ngọc. Nơi này rộng khoảng 60 mét vuông, chỉ mở một cửa duy nhất khi cần ra vào, nhưng là nơi tập trung của gần chục tấn cá mỗi ngày với khoảng 10 nhân công làm việc.
Lần đầu vào đây, phóng viên không tránh được cảm giác buồn nôn, vì sàn nhà bẩn thỉu, sũng nước, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Hơn 100kg lòng và mang cá vừa được đổ ra. Một thanh niên cúi xuống bới chọn bao tử cá trong đống nhầy nhụa tanh nồng đó.
Ở gian bên cạnh, một nhóm công nhân khác cũng đang bới tìm trong đống cá thối những chiếc đầu cá đã bốc mùi ngay trên những vũng nước đọng máu cá. Ở đây không có gì bị bỏ đi. Lòng và mang cá thối được gom lại trong những thùng phuy nhựa, đủ số lượng sẽ xay làm thức ăn cho cá hoặc nấu lên cho heo. Đầu cá và một ít thịt cá còn dính trên xương cá thì được tận dụng làm thức ăn cho người.
Bà Ngọc vốn làm nghề gom cá phế phẩm về sơ chế và bỏ mối lại đã hơn 10 năm.
Với danh nghĩa “mua về cho heo ăn”, bà Ngọc ký nhiều hợp đồng bao tiêu phế phẩm cá số lượng lớn với một số công ty chế biến thủy sản. Hợp đồng ký theo từng năm, với giá chưa đến 2,000đồng/kg, mỗi năm từ 100-200 triệu đồng, tùy số lượng hàng.
Đáng sợ hơn là nguồn cá còn được bà Ngọc “vét” từ những buổi chợ vãn. Tan chợ, các tiểu thương gom hàng ế, đa phần là cá đã ươn, đưa ra bãi thu mua của bà Ngọc. Dù là cá đã ươn thối, được xem là phế phẩm, nhưng qua bàn tay “phù phép” của cơ sở bà Ngọc cũng thành “đặc sản”.
Thế nhưng, “giá đầu cá bà Ngọc bán 20,000đ/kg vẫn còn quá rẻ! Đầu cá chẽm ngoài chợ bán 50,000-60,000đ/kg. Tôi mua cá của bà Ngọc nhiều năm rồi. Ở Sài Gòn này không có chỗ nào bán cá rẻ hơn bà Ngọc”, bà H., chủ một quán cơm bình dân thường xuyên mua cá của bà Ngọc cho biết.
“Chắc chắn rất nhiều người, trong đó có cơ quan chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm biết, nhưng có thể người ta không muốn kiểm tra, xử phạt vì dư luận chưa lên tiếng. Có thể sau khi báo chí loan tin, người ta sẽ vội vã có biện pháp ngay, nhưng hậu quả của những năm buông lỏng để cá thối chạy vào bàn ăn người tiêu dùng mỗi ngày này khó mà cân đo được”, bà Thủy, nhà đối diện với cơ sở này tức giận nói. (Tr.N)

PetroVietnam có thể bị ‘mổ’ theo cách nào?

Phạm Chí Dũng
Theo VOA-20/03/2017 
Vụ PVN có thể là một cơ hội để ông Trần Quốc Vượng (giữa) ‘lấy điểm’ trước Tổng Bí thư Trọng. (Ảnh tư liệu)Vụ PVN có thể là một cơ hội để ông Trần Quốc Vượng (giữa) ‘lấy điểm’ trước Tổng Bí thư Trọng. (Ảnh tư liệu)

Trong con mắt của đảng, nếu vụ Hà Văn Thắm - Ngân hàng Đại Dương được xem là “đại án” thì có lẽ vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam - PVN) khi lôi ra tòa sẽ trở thành “đại đại án”.
Tháng Ba năm 2017, việc Hội đồng xét xử tạm ngưng xử vụ “Hà Văn Thắm và đồng bọn” để trả hồ sơ và yêu cầu điều tra làm rõ hơn một số vụ việc, trong đó có số tiền 800 tỷ đồng “biến mất” mà trước đây PVN đã góp vào Ngân hàng Đại Dương, cho thấy chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng không hề muốn “khoanh” vụ án chỉ nằm trong phạm vi ngân hàng này như một số đồn đoán trước đây.
Mà còn “phát triển” đến PVN - mảnh đất từ đó đi lên của ông Đinh La Thăng…
Để bàn cờ nhân sự và “cơ cấu thị phần” nhiều khả năng sẽ được “tái cấu trúc”. Sẽ xuất hiện những gương mặt mới cùng “tư duy” mới, đại diện cho những nhóm quyền lực mới. Những ai không còn phù hợp với trào lưu lịch sử thì đương nhiên sẽ bị lịch sử đào thải.
Đã có những dấu hiệu không còn mơ hồ về quy trình đào thải có thể biến động trong tương lai gần ấy.
800 tỷ đồng và 7 tỷ USD
Trùng với thời gian tháng 3/2017 xét xử vụ đại án Hà Văn Thắm - Ngân hàng Đại Dương có liên quan đến Nguyễn Xuân Sơn - cựu chủ tịch Hội đồng quản trị PVN, một nhân vật cao cấp là Chủ tịch PVN Nguyễn Quốc Khánh “bất ngờ” bị điều chuyển về làm “công chức thường” ở Bộ Công Thương, trong lúc thâm niên của nhân vật này tại PVN mới chỉ hơn 1 năm, sau khi có khoảng nửa năm tạm quyền chức danh Chủ tịch khi người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Sơn bị thôi chức.
“Tuổi thọ” quá ngắn ngủi tại PVN của ông Nguyễn Quốc Khánh đã khiến phát sinh ngay dư luận về việc ông Khánh bị thôi chức hoặc cách chức chứ không phải “được điều chuyển”.
Nhưng dù có bị cách chức thì âu vẫn là “hạ cánh mềm”. Một cách thoát nạn khả dĩ chấp nhận được, nếu không muốn bị vướng vào vòng điều tra và cả lao lý.
Bây giờ thì dù có muốn, ông Nguyễn Quốc Khánh cũng không thể cản bước Ủy ban Kiểm tra trung ương, nếu sắp tới ủy ban này lùng sục từng ngóc ngách thu chi tài chính trong PVN theo lệnh của Tổng Bí thư Trọng.
Khác hẳn Ban Nội chính trung ương của cựu ủy viên trung ương kiêm trưởng ban Nguyễn Bá Thanh, Ủy ban Kiểm tra trung ương lại được lãnh đạo bởi một ủy viên Bộ Chính trị là ông Trần Quốc Vượng - người trước đây là chánh văn phòng trung ương đảng và được xem là “cánh thân hữu” với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ sau Đại hội 12 và kể cả từ sau mệnh lệnh “việc cần làm ngay” của ông Trọng phát ra từ tháng 6/2016, câu chuyện cần tách bạch là cho đến giờ Ủy ban Kiểm tra trung ương vẫn chưa có nổi một thành tích đáng kể nào, ngoài việc kiểm tra xe hơi của Trịnh Xuân Thanh và một số công việc mang tính hành chính khác.
Do vậy, vụ PVN có thể là một cơ hội để ông Trần Quốc Vượng “lấy điểm” trước Tổng Bí thư Trọng, nhất là trong quan điểm của ông Trọng vẫn ngầm mang hơi hướng so sánh giữa Ủy ban Kiểm tra trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam với Ủy ban Kỷ luật trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà ngay sau Hội đồng xét xử yêu cầu điều tra làm rõ số tiền 800 tỷ đồng của PVN không cánh mà bay tại Ngân hàng Đại Dương, đã bùng lên loạt bài “Tài chính dầu khí và ‘vũng lầy’ PVN” trên báo Thanh Niên vào giữa tháng 3/2017 về những sai phạm ở Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí (PVFC) thuộc PVN mà đã gây ra thiệt hại của PVFC trên 500 tỷ đồng.
Thanh Niên hẳn là một tờ báo không chỉ mang truyền thống “cánh tay phải của đảng”, mà giờ đây còn phải làm sao để được đảng phục hồi độ tin cậy, nhất là sau vụ tờ báo này nhận tiền quảng cáo của đại gia để đánh nước mắm truyền thống khiến người sản xuất điêu đứng mà đảng vẫn để yên cho tổng biên tập tờ báo này.
Hoàn toàn rõ ràng, chiến dịch tổng công kích của truyền thông nhà nước dành cho PVN đã phát pháo. Nếu không có gì thay đổi, chính trường hứa hẹn sẽ diễn biến những cú đánh tiếp theo, dành cho những “cá mập” trong ngành dầu khí còn lớn hơn hẳn PVFC.
Để sau đó hẳn phải là “cả hệ thống chính trị quyết tâm vào cuộc” với căn cứ “báo nói như vậy…”.
Cú ra đòn mới nhất của tổng bí thư hiển nhiên đang tập trung vào PVN - tập đoàn nhà nước thuộc loại sung túc nhất Việt Nam. Chỉ riêng tài sản lưu động của tập đoàn này đã lên đến 166 ngàn tỷ đồng (trên 7 tỷ USD) tiền mặt gửi ngân hàng để lấy lãi - theo báo cáo tài chính năm 2016 của PVN.
Con số 7 tỷ USD trên, giả dụ vào một ngày đẹp trời nào đó có thể được “trưng thu” để trả nợ công quốc gia, sẽ đạt đến 70% số cần trả nợ quốc tế cho một năm. Mà trong tình cảnh ngân sách quốc gia “ngàn cân treo sợi tóc” như hiện thời, bất cứ một tỷ đô la nào cũng quý.
Nhưng trong trường hợp PVN, có lẽ tiền không phải là tất cả.
Tổng Bí thư Trọng đang ‘tâm tư’ về ai?
Với PVN, sai phạm rõ ràng nhất là tập đoàn này đã góp vốn 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Đại Dương thời Hà Văn Thắm, nhưng cho đến nay toàn bộ số tiền đó đã không thu hồi được và thực tế là đã mất trắng khi ngân hàng này bị âm đến 2,5 lần vốn điều lệ.
Tại phiên tòa xét xử “Hà Văn Thắm và đồng bọn”, dĩ nhiên người tiền nhiệm của ông Nguyễn Quốc Khánh là ông Nguyễn Xuân Sơn - cựu chủ tịch PVN - phải chịu trách nhiệm về số 800 tỷ đồng không cánh mà bay. Nhưng dư luận thì vẫn chưa chịu dừng ở đó: ngoài Nguyễn Xuân Sơn, còn có quan chức lãnh đạo nào khác của PVN “dính” vụ Hà Văn Thắm?
Tại phiên tòa xét xử vụ Hà Văn Thắm, giới lãnh đạo của Ngân hàng Đại Dương lại khai tuột rằng việc Ngân hàng nhà nước mua Ngân hàng Đại Dương với giá 0 đồng vào năm 2015 là “quyết định đơn phương của Ngân hàng nhà nước”.
Từ sau Đại hội 12 cho tới nay lại nổi lên nhiều dư luận đặt nghi vấn về việc Ngân hàng nhà nước đã lấy nguồn tiền từ đâu, và bao nhiêu tiền, để “ôm” cả 3 ngân hàng Đại Dương, Xây Dựng và Dầu Khí Toàn cầu. Không ít người cho rằng đó là tiền từ ngân sách nhà nước, tức tiền đóng thuế mồ hôi xương máu của nhân dân.
“Tác giả” của vụ mua bán 0 đồng quá tai tiếng ấy chính là Nguyễn Văn Bình - thời còn là thống đốc Ngân hàng nhà nước và là trợ thủ đắc lực cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Còn hiện nay ông Bình đang ngự trên ghế ủy viên Bộ Chính trị kiêm trưởng ban Kinh tế trung ương.
Ở một “mũi” khác, hãy chú ý cái cách tạm kết trong loạt bài “Tài chính dầu khí và ‘vũng lầy’ PVN” của báo Thanh Niên: “Trao đổi với Thanh Niên, PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng, các khoản đầu tư bất chấp pháp luật của PVFC và PVFC Invest trong giai đoạn 2006 - 2011 có trách nhiệm từ lãnh đạo Tập đoàn PVN. Bởi PVN là công ty mẹ, sở hữu 78% vốn tại công ty con PVFC, PVFC lại sở hữu 59% vốn của công ty cháu PVFC Invest và 99% tại Mỹ Khê VN. “Những vi phạm này cần được các cơ quan chức năng làm rõ”, ông Long kiến nghị”.
Vậy ai là “lãnh đạo Tập đoàn PVN giai đoạn 2006 - 2011”?
Cũng như chiến thuật thường thấy trước Đại hội 12, cách đi của những người bên đảng không quá khó hiểu. “Đường lối” đã mở, chỉ cần chú thích theo kiểu “tên anh đã có trong danh sách”.
Bàn cờ chính trị đang thay đổi từng tuần và có thể đảo lộn lớn trong thời gian tới.
‘Loạn xà ngầu’
Làm thế nào để Trần Quốc Vượng có thể trở nên Vương Kỳ Sơn?
Và làm thế nào Nguyễn Phú Trọng tạo dựng được một chiến dịch “Săn Cáo” hồi tố tài sản tham nhũng được coi là khá thành công mà Tập Cận Bình đã làm từ năm 2013 cho đến nay?
Đòn thế của ông Trọng đã phát ra và đang phát triển. Nguyễn Phú Trọng - người đã từng thắng đậm Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội 12, đang tung ra một trong những đợt tấn công tổng lực và mãnh liệt nhất, nhưng không nhất thiết phải dùng tới Bộ Công an mà ngay trước mắt là công cụ “19 điều đảng viên không được làm” thông qua vai trò của Ủy ban Kiểm tra trung ương.
Gần đây, lại có dư luận cho biết Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ công bố một “cáo trạng” về PVN kể từ năm 2008.
Như một “phong cách” của bên đảng, việc đầu tiên và dễ nhất luôn là “kiểm điểm đảng viên” để làm cơ sở cho “điều chuyển cán bộ”. Còn sau đó, nếu “điều kiện thuận lợi”, sẽ đẩy tới “hình sự hóa dân chính đảng”.
Sau một số động tác “chống tham nhũng” vào nửa cuối năm 2016 đối với một số đơn vị thành viên của PVN, đến đầu năm 2017 chiến dịch của Tổng bí thư Trọng đang áp sát tập đoàn mẹ cùng giới quan chức lãnh đạo đương nhiệm và có thể cả những “tư lệnh” đã thôi chức của nó.
Với cái đà này, không cách này thì cách khác và có muốn cũng khó mà tránh được, PVN phải một lần “lên thớt”. Cũng là để bàn cờ chính trị được “tái cơ cấu”.
Tuy nhiên, vẫn còn một khúc mắc không hề nhỏ. Nếu trước Đại hội 12 bàn cờ chính trị ở Việt Nam chỉ là “hai phe”, thì nay đang phức tạp đến mức “đa trung tâm quyền lực”. Mọi thứ hiện giờ “loạn xà ngầu” và không phải cứ muốn là “xử” được.
Chưa kể nếu Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa hiện diện công khai trước công luận ở sân bay quốc tế Nội Bài, chiến dịch được xem là “chống tham nhũng” của ông Trọng vẫn thiếu hẳn một con át chủ để chốt hạ ván bài…
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Na Uy hạnh phúc nhất, VN không hạnh phúc như đã tưởng

Theo VOA-20/03/2017
Một người cha Na Uy đưa con gái đi dạo bờ hồ ở Haugesund. Na Uy vừa được xếp là quốc gia hạnh phúc nhất trái đất năm 2017.
Một người cha Na Uy đưa con gái đi dạo bờ hồ ở Haugesund. Na Uy vừa được xếp là quốc gia hạnh phúc nhất trái đất năm 2017.

Na Uy vừa soán ngôi nước láng giềng Đan Mạch, trở thành quốc gia hạnh phúc nhất trái đất trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới. Trong khi đó, Việt Nam bị xếp thứ 94 trong bảng xếp hạng có 155 quốc gia. Một kết quả trái ngược với suy nghĩ của nhiều người Việt cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia “hạnh phúc” và “lạc quan” nhất thế giới.
Báo cáo mới nhất do Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững (SDSN) của Liên Hiệp Quốc thực hiện.
Theo báo cáo năm 2017, với vị trí thứ 94, Việt Nam tăng hai bậc so với năm trước, đứng ngay sau Somalia.
Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan xếp thứ 32, Malaysia thứ 42, Philippines thứ 72, Indonesia thứ 81. Singapore được chọn là quốc gia hạnh phúc nhất trong khu vực.
Báo cáo cũng ghi nhận người Đức đang hạnh phúc hơn và người Mỹ đang buồn hơn.
4 quốc gia đứng đầu ghi điểm cao về các yếu tố được gọi là chìa khóa hạnh phúc, bao gồm: “việc chăm sóc, sự tự do, hào phóng, trung thực, sức khỏe, thu nhập và chính phủ tốt”.
Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Hạnh phúc ở Copenhagen, Meik Wiking, nói với hãng tin AP: “Điều hiệu quả ở các nước Bắc Âu là ý thức cộng đồng và hiểu biết về công ích”.
Tác giả chính của báo cáo, John Helliwell, lưu ý phát hiện rằng để con người hạnh phúc, cần phải có nhiều thứ hơn là tiền của.
“Đó là những điều quan trọng về con người. Nếu người giàu lại khó có được những mối quan hệ thường xuyên và đáng tin hơn, thì liệu điều đó có đáng không?”, nhà kinh tế học Helliwell tại Đại học British Columbia, Canada, nói. “Vật chất có thể cản trở con người”.
Nằm cuối trong Danh sách Hạnh phúc Thế giới năm 2017 là các quốc gia nghèo, đang xảy ra xung đột.
Danh sách cho thấy mặc dù ý thức cộng đồng có thể có ích, nhưng tiền và an ninh cũng là những yếu tố cần thiết để con người cảm thấy hạnh phúc. Hầu hết các quốc gia nằm dưới cùng trong danh sách đều trong tình trạng nghèo đói cùng cực.
Đức vẫn ở cùng vị trí như năm ngoái, đứng thứ 16 trong danh sách, dưới Ireland nhưng vượt Bỉ. Báo cáo mới nhất cho biết người dân Đức tự đánh giá mình hạnh phúc hơn so với những năm trước.
Ngược lại, Hoa Kỳ đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng, giảm một bậc so với năm ngoái. Theo báo cáo, điểm số hạnh phúc của Hoa Kỳ trong thập niên qua đã giảm 5%.
Báo cáo được công bố trùng hợp vào Ngày Hạnh phúc Thế giới, dựa trên 155 quốc gia. Bảng xếp hạng đã được Liên Hiệp Quốc sử dụng từ năm 2012 khi Bhutan giành được sự ủng hộ cho đề nghị công nhận hạnh phúc là nguyên tắc chỉ đạo cho các chính sách công.
Theo AP, DPA, DW

Quan chức cộng sản không hề tham nhũng mà chỉ...

Dân Đen (Danlambao) - “Không phát hiện trường hợp nào kê khai tài sản không trung thực”. Đó là kết quả được đưa ra từ Hội nghị tổng kết dự án đánh giá công tác phòng chống tham nhũng của Thanh tra chính phủ cộng sản đảng được tổ chức tại Hà Nội, ngày 16/3/2017.

Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục chống tham nhũng của nhà cầm quyền đã đưa ra nhiều ý kiến, báo cáo cùng những “trăn trở” của mình trong công tác phòng chống tham nhũng. Từ bài phát biểu dài hơn 45 phút của mình, “Đạt cục bự” nhấn mạnh nhiều điểm.

“3 không trong phòng, chống, tham nhũng”

Theo báo cáo của Đạt cục bự cho biết nhiều năm qua công tác phòng, chống, tham nhũng tại nhiều địa phương cần đặt ra những vấn đề lớn.

Điểm thứ nhất:“Nhiều địa phương không phát hiện trường hợp nào sai phạm về tặng quà và quà tặng, không phát hiện trường hợp nào kê khai tài sản không trung thực và có những địa phương không xử lý trường hợp nào về tham nhũng.”

Rõ ràng đúng là... 3 không. Vì thế tình trạng tham nhũng vẫn còn nhiều điều bàn tới, cần đưa ra giải pháp tình thế trước mắt, cần phải có thật nhiều phòng để tránh tình trạng “không trong phòng” dẫn tới hiện tượng tham nhũng công khai, lộ liễu.

Điểm thứ hai: là chống (lưng). Ông Đạt cục bự này cho hay: “Qua theo dõi cho thấy, qui định về việc nộp lại quà tặng và tặng quà sai qui định chưa phát hiện các trường hợp vi phạm... Tổng hợp đánh giá báo cáo từ các địa phương trong năm 2016 thì qua xác minh tài sản, thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền,không phát hiện trường hợp kê khai không trung thực”.

Từ những đánh giá trên có thể nhận xét, tình trạng chống (lưng) đã phát huy hiệu quả tối đa khi thực hiện “đúng qui trình”.

Điểm thứ ba: là tham nhũng. Cũng theo cục bự Đạt thì trong năm 2016 có tới 17 tỉnh thành không xử lý trường hợp tham nhũng nào... tình trạng này cho thấy ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong việc triển khai thực hiện các giải pháp trong phòng, chống, tham nhũng chưa cao, không quyết tâm thực hiện 3 không “trong phòng, chống lưng, tham nhũng”. Vì thế tình trạng tham nhũng tại nhiều địa phương vẫn còn khoảng cách.

Từ những điểm nhận xét trên, xét thấy 17 tỉnh thành cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước cần “nghiêm chỉnh” thực hiện “qui trình” 3 không: “trong phòng, chống lưng, để tham nhũng”, nhằm nêu cao tinh thần làm giàu đúng đắn, đàng hoàng của quan quyền cộng sản đảng.

Như đã nói ở phần trên, Đạt cục bự lưu ý thêm một số điểm khi thực hiện công tác“trong phòng, chống lưng, để tham nhũng” ở cấp tỉnh năm 2016 bộ lộ những địa phương thực hiện không đồng đều, có khoảng cách rất xa. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phân chia không đồng bộ dẫn tới sự khác biệt lớn khi thực hiện 3 không!

Từ sự khác biệt lớn ấy đã để lại kinh nghiệm quí báu trong phòng, chống (lưng),tham nhũng. Điển hình như vụ sở hữu khối tài sản lớn của thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Vụ việc vẫn đang liếm khá nhiều mực của đám bút nô bưng bô dưới sự chỉ đạo của tổng Trọng lú. Hay như vụ nghi vấn về khối tài sản khủng của chủ tịch Tp. Đà Nẵng mới đây cũng đã và đang “chia sẻ” kinh nghiệm quí báu của mình trong công tác “chống (lưng), tham nhũng cần có phòng”.

Được biết khối tài sản khủng của bà thứ trưởng tên Thoa có được là do khả năng “chịu khó” và sự đóng góp của cô con gái cùng người em đang nắm hầu hết số cổ phiếu ở công ty Điện Quang để “làm ăn”. Tính đến thời điểm tổng Trọng lú phán lệnh “vào phòng” làm cho ra Hồ Thị Kim Thoa thì thiên hạ mới biết gia đình thứ trưởng có khoảng 672 tỷ hồ tệ. Trong khi đó, chủ tịch Đà Nẵng là Huỳnh Đức Thơ đã kê khai số tài sản nhiều tỷ của ông có là do góp vốn kinh doanh sản xuất. Nghe giang hồ bút nô đồn thổi chủ tịch Đà Nẵng chỉ có khoảng 2,5 tỷ hùn vốn với 4 cơ sở, mua thêm cổ phiếu của Dana 500 triệu. Tính ra khoảng 3 tỷ hồ tệ, ấy thế mà cũng lại cái đám bút nô bưng bô xoắn cả lên. Chủ tịch Thơ chỉ có nhiều tỷ thôi, hơn nữa cũng đã kê khai rõ ràng minh bạch trong hồ sơ công chức đảng viên rồi cơ mà lại... kiếm chuyện. Chẳng qua chủ tịch Thơ có thêm vài miếng đất đẹp nằm ở những vị trí vàng tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Cộng thêm căn nhà 300m2 cùng với vài dự án hùn hạp nuôi tôm, trồng rừng.

Thời điểm năm 2014 trước đây có vụ ông tổng thanh tra chính phủ là Trần Văn Truyền. Ông Truyền vốn có kinh nghiệm “nuôi heo” khi nắm chức tổng thanh tra chính phủ. Từ đó ông đã sở hữu vài căn biệt thự ở Thảo Điền, Quận 2, vài căn hộ cao cấp tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng - Quận 7, vài căn nhà mặt tiền ở Quận 5 của thành Hồ. Ngoài chuyện nhà cửa thì Truyền chăn heo còn sở hữu một dinh thự gồm 4 căn nhà làm bằng gỗ quí hiếm trong khu đất 3ha của mình tại Bến Tre. Không biết do ăn ở thế nào mà đám bút nô bưng bô nhảy vào mổ xẻ, đòi tranh tra tài sản của nguyên tổng thanh tra chính phủ. Có lẽ kẻ nào đó mà ai cũng biết kẻ đó là kẻ nào đã phán lệnh làm cho ra chuyện nuôi heo của Truyền chăn heo.

Nhắc lại một số chuyện cũ và mới để có thể thấy rằng, dưới sự sáng suốt của cộng sản đảng thì không thể xảy ra chuyện tham nhũng của quan chức cầm quyền. Vốn dĩ kim chỉ nam của cộng sản đảng là đạo đức của “bác” Hồ. Với thứ đạo đức ấy của bác nên đám con cháu trong tập đoàn cộng sản luôn “cần kiệm, liêm chính”, không lấy của dân dù là sợi chỉ cây kim. Chúng chỉ cướp chính quyền sau đó “giải phóng” miền Nam là sẽ có tất cả.

Vâng! Dưới sự chỉ bảo từ đạo đức của “bác” Hồ thì ngày nay quan quyền cộng sản vẫn ăn nên làm ra, vẫn nắm hàng tỷ trong khối tài sản khủng từ việc nuôi heo, bán bóng đèn hay trồng rừng v.v... Từ đó cho thấy phát biểu của Phạm Trọng Đạt cục trưởng cục... gì đó của tập đoàn cộng là hoàn toàn chính xác khi nhận định: nhiều địa phương “không xử lý trường hợp nào về tham nhũng” và “không phát hiện trường hợp nào kê khai tài sản không trung thực”.

21.03.2017

Các quan chức cộng sản đã trở thành "siêu giàu" bằng cách nào?

Vũ Đông Hà (Danlambao) - 15 năm qua, từ ngày Phan Văn Khải ký nghị định làm giàu đảng viên đến nay, một giai cấp mới mang tên tư bản đỏ được hình thành. Con đường tự diễn biến, tự chuyển hóa từ vô sản đến tư bản được đảng cộng sản hoàn tất đại thành công theo tiến trình: "tài sản của nhân dân => tài sản của nhà nước => tài sản của đảng => tài sản của đảng viên"

Con đường làm giàu được bảo kê bằng chính sách này có tên gọi là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Gồm những bước như sau:

Bước 1: Trước hết, nhân danh nhà nước quản lý toàn bộ tài sản quốc gia, các quan chức cộng sản thành lập các DNNN và toàn quyền sử dụng công quỹ của quốc gia cho các doanh nghiệp này. Nhà nước vừa quản lý vừa làm chủ doanh nghiệp.

Bước 2: Để vừa là "nhà nước ta" vừa là "đảng ta" sở hữu chủ doanh nghiệp, Bộ Chính trị đảng CSVN đã ban hành Quyết định số 48-QĐ/TW, thành lập Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương. Trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương có 35 đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị với hơn 80000 đảng viên. (1)

Bước 3: Các quan chức thương lượng, dàn xếp những vị trí to, vừa, nhỏ cho cán bộ, đảng viên từ trung ương đến địa phương ngồi vào. Như mọi cơ cấu khác trong xã hội cộng sản, DNNN lúc nào cũng có 2 loại ghế - ghế điều hành và ghế chính ủy, nhưng tất cả đều quy về một mối: đảng. Lấy nhân sự của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN làm ví dụ (2): EVN có một BCH đảng bộ gồm 27 đảng viên. Đứng đầu là Dương Quang Thành, vừa là Bí thư Đảng ủy vừa là Chủ tịch EVN.Phó Bí thư đảng ủy là Đặng Hoàng An, kiêm luôn Tổng giám đốc EVN. Bên cạnh BCH đảng bộ, EVN còn có các bộ phận khác trong đó có cả Ban Tuyên giáo!

Khi bước này hoàn tất thì trên thực tế toàn bộ tài sản của nhân dân đã lọt vào tay đảng cộng sản.

Bước 4: Biến tài sản của đảng thành tài sản của cá nhân đảng viên. Trong suốt thời gian làm ăn của DNNN, ở một số doanh nghiệp, các cán bộ tìm nhiều cách tạo ra những đề án mà mục đích chính là để tham ô. Kết quả là doanh nghiệp đi xuống nhưng sự nghiệp làm giàu của cán bộ đi lên. Một số khác nhìn xa hơn, thấy được lợi điểm của độc quyền làm ăn nên phát triển doanh nghiệp và sau đó cấu kết với nhau rút rỉa lợi nhuận của DNNN vào túi riêng. Tuy nhiên, cách nào đi nữa thì tài sản, lợi nhuận trên nguyên tắc vẫn là của tập thể đảng, mỗi cán bộ chỉ có thể "ăn" được theo thời gian của nhiệm kỳ. Làm thế nào để tài sản hay một phần tài sản của doanh nghiệp nhà nước chính thức trở thành tài sản của cán bộ một cách hợp pháp và vĩnh viễn? Kế sách của đảng cộng sản là:

Đẻ ra Nghị định 64/2002 (3).

Nghị định này ra đời 15 năm về trước để "chính sách hóa" mưu đồ thực hiện giai đoạn cuối của tiến trình "tài sản của nhân dân => tài sản của nhà nước => tài sản của đảng => tài sản của đảng viên". Tài sản được chuyển giao cho đảng viên qua cái gọi là "chuyển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thành công ty cổ phần, hay cổ phần hóa DNNN."

Nghị định này do Phan Văn Khải ký vào ngày 19/06/2002.

Mục đích trên giấy tờ của nghị định này là:

"Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp."

Tuy nhiên, đó là trò mị dân. Trên thực tế chẳng có "đông đảo người lao động"nào có tiền để mua cổ phần sở hữu, hoặc có tiền cũng chẳng được sờ đến một cổ phần. Tất cả đều lọt vào tay của các cán bộ qua sự thống trị của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương cũng như đảng bộ tại mỗi DNNN.

Mị dân và lừa đảo tương tự như vậy với mục tiêu thứ 2:

"Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông; tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động."

Một lần nữa, mục tiêu thật sự của điều trên là chuyển quyền làm chủ cho các cá nhân cán bộ cộng sản.

Bước 5: Thực hiện quy trình làm giàu cá nhân bằng Nghị định 64/2002

Cách thức biến của công thành của tư được nghị định 64/2002 đưa ra như sau: 1. Giữ nguyên vốn nhà nước, phát hành thêm cổ phiếu; 2. Bán một phần vốn nhà nước; 3. Bán toàn bộ vốn nhà nước.

a- Bán bao nhiêu?

Trước hết các quan chức tự cho mình quyền định giá: "Cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, hoặc lựa chọn Công ty kiểm toán, tổ chức kinh tế có chức năng định giá để doanh nghiệp cổ phần hóa ký hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp."

Trên thực tế, việc định giá, quyết định bộ phận tay sai nào định giá hoàn toàn nằm trong tay của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương và BCH đảng bộ DNNN.

Giá trị của doanh nghiệp trị giá 10 triệu đô thì các quan chức thoải mái (vì có thẩm quyền) hạ giá còn 1 triệu đô, hoặc cho nó còn xuống $1, ai cấm!? Cần rõ thêm một điều là trước khi hạ giá, các quan chức còn cố tình tung tin, khai báo DNNN bị thua lỗ để phản ảnh "đúng đắn" giá trị đụng đáy của doanh nghiệp trước khi tiến hành cổ phần hóa. Sau khi cổ phần hóa và thu tóm tài sản về tay mình thì như phép lạ, doanh nghiệp nhà nước lại tăng trưởng, lời nhiều và giá trị cổ phần tăng vọt ở mức luỹ thừa.

b- Ai mua?

Sau khi định giá bèo xong thì những ai được xếp hàng trước để mua cổ phần?

Theo Nghị định 64/2002, "Việc bán cổ phần và thực hiện chính sách ưu đãi về giá bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp, người sản xuất và cung cấp nguyên liệu do doanh nghiệp cổ phần hóa đảm nhận".

"Chính sách ưu đãi" này là gì và "người lao động trong doanh nghiệp" là ai?

Theo Nguyễn Duy Long, Tổ trưởng Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (4):

Theo quy định về cổ phần hóa được thực hiện thí điểm từ năm 1992, lãnh đạo doanh nghiệp được mua cổ phần của doanh nghiệp theo 2 tiêu chuẩn:

- Được mua "cổ phần ưu đãi" dựa theo số năm công tác trong khu vực nhà nước.

- Được mua "ưu đãi thêm", theo mức tương đương giá đấu giá thành công dựa vào số năm công tác còn lại. "Mỗi năm làm việc trong khu vực Nhà nước được mua 100 cổ phần ưu đãi giá bán bằng 60% trên cơ sở giá bán thấp nhất của giá đấu thành công." (5)

Để bảo đảm tài sản sẽ thuộc vào tay ta, theo Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp thì (5):

- Những đảng viên, lãnh đạo doanh nghiệp phải gương mẫu đi đầu trong việc mua cổ phần.

- Con cháu cán bộ, đảng viên hoàn toàn có thể bỏ tiền túi để mua cổ phần và luật không cấm.

Gom những điều của 2 quan chức trên nói, chúng ta thấy 99% "cổ phần hóa" lọt vào tay các quan chức, cán bộ, đảng viên cộng sản. Những cửa ngõ được mở ra bởi "chính sách" này đã tạo nên những "gia tộc đảng viên" siêu giàu.

c. Ai giàu?

Một trong hàng ngàn gia tộc đảng viên siêu giàu này đang bị lộ hàng vì bị tố trong bối cảnh phe phái đảng đấu đá nhau. Đó là Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa: Bà Hồ Thị Kim Thoa đang nắm giữ 1,6 triệu cổ phiếu công ty Điện Quang, tương ứng 89,4 tỷ đồng. Con gái lớn Nguyễn Thái Nga hiện là thành viên HĐQT, Phó giám đốc nắm số cổ phiếu trị giá 218,7 tỷ đồng. Con gái thứ hai Nguyễn Thái Quỳnh Lê nắm số cổ phiếu trị giá 118,2 tỷ đồng. Em trai Hồ Quỳnh Hưng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Điện Quang, nắm số cổ phiếu trị giá 133,5 tỷ đồng. Mẹ của bà Thoa là Trần Thị Xuân Mỹ, nắm số cổ phiếu trị giá 64,8 tỷ đồng. 

Kể từ khi Phan Văn Khải ký nghị định 64/2002 vào ngày 19/06/2002 cho đến năm 2015, toàn bộ tiến trình mua bán cổ phiếu sau cổ phần hóa đều được thực hiện theo thỏa thuận trong nội bộ của các lãnh đạo đảng trong DNNN. Sau khi các quan chức hốt hết cổ phần thì mới đưa ra bán đấu giá công khai, chào cạnh tranh những cổ phần còn sót lại (nếu có).

Hiện nay, còn tồn tại 536 DNNN. Trong số này có 323 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá (6). Bên cạnh đó còn nhiều doanh nghiệp khác đã bị phá sản vì các quan tham ăn sạch. 

15 năm trôi qua, đảng cộng sản đã trở thành một tập đoàn tư bản đỏ mà trong cuộc chiến đấu đá nội bộ các quan tham đã tố nhau là "nhóm lợi ích". Con đường tự diễn biến, tự chuyển hóa từ vô sản sang tư bản được đảng cộng sản hoàn tất đại thành công theo đúng quy trình: "tài sản của nhân dân => tài sản của nhà nước => tài sản của đảng => tài sản của đảng viên"

21.03.2017



__________________________________

Chú thích: