Saturday, October 3, 2015

Không được cao hơn và học tập, làm theo: Tư duy của bầy cừu?


Những ngày gần đây, tờ báo của Nguyễn Như Phong - một viên công an làm báo - mở đầu cuộc tấn công vào một công trình đã xây dựng gần xong, to khổng lồ, cao vòi vọi ở số 8B Lê Trực, Hà Nội. Đây là khu nhà của Công ty CP may Lê Trực, một công ty thuộc Bộ Công thương.
Bài báo nêu lên lý do rằng thì là "Tòa nhà này dòm xuống lăng bác". Thậm chí Nguyễn Như Phong còn đặt câu hỏi rằng những người thiết kế, xây dựng "còn có mắt?" vì " Đây rõ ràng là một công trình cực kỳ vô lễ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Và theo lời ông Vũ Mão - một nhân vật nổi tiếng từ 13 năm trước qua đám tang của Tướng Trần Độ - đã tuyên bố rằng: "Ở khu trung tâm có một nguyên tắc mà bất cứ người dân thủ đô nào, dù làm nghề gì và ở đâu thì cũng hiểu là không một công trình nào ở quanh khu vực này được phép cao hơn Lăng Bác... Ngay cả một công trình quốc gia quan trọng như Tòa nhà Quốc hội mới, kiến trúc chưa đạt tới độ xuất sắc cũng một phần vì phải tuân thủ nguyên tắc tối cao trên."
Được dịp, báo chí nhà nước hùa nhau vào mổ xẻ tới tấp như một trận đánh lớn làm động từ cơ quan thấp nhất là cấp phường, quận cho tới Thành phố, rồi đến cả Thủ Tướng chính phủ.
Những đàn lạc đà chui qua lỗ kim
Theo dõi hệ thống báo chí những ngày qua, cứ như tòa nhà này mới mọc lên đêm qua và chắc chắn là không đánh kịp thì nó quẳng bom xuống "lăng bác" ngay lập tức vậy. Báo chí lôi ra rằng là công trình này xây dựng sai phép đến có hơn 6.000 mét vuông, và chiều cao thì hơn giấy phép chỉ có... 19 mét, tương đương một tòa nhà 6 tầng.
Nếu bạn đã từng ở Hà Nội, hàng ngày bạn sẽ thấy lực lượng công an, dân phòng, thanh tra xây dựng và đủ loại lực lượng khác ăn lương của dân lượn như đèn cù. Một người nông dân mang mấy quả ổi, quả dưa đến Hà Nội bán, lập tức lực lượng này xông đến cướp mang lên ô tô chẳng cần giấy tờ, lệnh hoặc bất cứ văn bản nào, mặc cho mấy bà già mếu máo và xin xỏ, chẳng ai động lòng khi đã dám làm xấu mặt thủ đô.
Một nhà dân nếu chỉ cần dỡ nhà làm lại hoặc cơi nới, lập tức lực lượng thannh tra xây dựng mũi thính như ruồi đã bu đến. Nếu chủ nhà không có thế lực hoặc biết điều, thì hậu quả là thảm khốc nếu lại sai phép hoặc không phép.
Còn nhớ, năm 2008, một số giáo dân Thái Hà chỉ dỡ mấy viên gạch xây trái phép để vào khu đất của nhà thờ Thái Hà đã bị nhà nước chiếm cướp bất chấp luật pháp và đạo đức. Họ đã bị truy tố ra Tòa với hai phiên tòa có hàng ngàn công an và đủ loại phương tiện, thiết bị, chó và cảnh sát canh giữ để "công khai xử kín" tại Hà Nội.
Trong khi một bình trà miễn phí cho người nghèo đặt ở vỉa hè Hà Nội đã lập tức bị tịch thu không thương tiếc để đảm bảo "tính nghiêm minh của pháp luật và cảnh quan đô thị". Thì nếu bạn không phải là người dân Hà Nội, bạn sẽ rất ngạc nhiên là tại sao một công trình to lớn khổng lồ như vậy, quá trình xây dựng như vậy mà tận cho đến hôm nay, khi báo chí phanh phui ra thì người ta mới biết được nó sai phép đến tận mức đó mà không hề hấn gì.
Mà ở Hà Nội đâu phải chỉ có một công trình này sai phép. Ở thủ đô văn minh của xứ thiên đường này, những công trình sai phép và không phép vẫn cứ như đàn lạc đà nườm nượp chui qua lỗ kim mà đi đến Thiên đường XHCN. Có thể kể ra một số công trình điển hình như sau:
- Năm 2007, tòa nhà số 4 Đặng Dung (Ba Đình, Hà Nội) cao 23 tầng, trong đó xây vượt phép 13 m (tương đương 4 tầng).
- Tòa nhà 13 tầng tại số 16 phố Trích Sài, phường Bưởi (Tây Hồ) được cấp phép xây dựng 11 tầng, chủ đầu tư xây 15 tầng.
- Tòa nhà 221-223 Bạch Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) từng xây dựng 12 tầng, vượt giấy phép 5 tầng.
- Tòa nhà số 34 Đại Cồ Việt (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được cấp phép 9 tầng nhưng chủ đầu tư xây vượt phép 2 tầng.
- Ngôi nhà số 67 Mai Hắc Đế được cấp phép xây 9 tầng nhưng chủ nhà đã tự ý xây 10 tầng.
- Tòa nhà 135-137 Bùi Thị Xuân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được cấp phép xây dựng 9 tầng nhưng chủ nhà đã tự ý xây lên 11 tầng.
- Tòa nhà 93 Lò Đúc cũng xây dựng sai phép nhiều tầng, dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài và bị Thanh tra Chính phủ yêu cầu tháo dỡ tầng 30.
- “Lâu đài hiện đại bậc nhất huyện Phú Xuyên xây không phép trên đất lấn chiếm”: Chính quyền xã hợp thức hóa cho sai phạm.
Chỉ qua những ví dụ trên, người ta thấy câu nói của cha ông xưa nay rất ứng nghiệm: "Mèo tha miếng thịt thì đòi. Hổ tha con lợn, mắt coi trừng trừng".
Điều gì có thể lý giải được cái nghịch lý này? Xin thưa, rất đơn giản khi "nén bạc đâm toạc tờ giấy" ở đất nước này. Khi quyền lực và lợi ích phe nhóm đã thâu tóm xã hội, thì thậm chí không chỉ tờ giấy mà cả những nghị quyết hay Hiến pháp. Cuối cùng, thì chỉ tầng lớp dân nghèo, những ông chủ của xã hội là chịu nhiều đau đớn nhất bởi đám "đầy tớ tận tụy và trung thành" của mình mà thôi.
Khi xã hội bị giới hạn bởi cái trần: Không được cao hơn!
Trở lại câu chuyện Tòa nhà số 8B Lê Trực.
Như trên đã nói, lý do đầu tiên mà tờ báo của Nguyễn Như Phong đưa ra, là: "Tòa nhà dòm xuống lăng bác" và ông Vũ Mão thì khẳng định: " không một công trình nào ở quanh khu vực này được phép cao hơn Lăng Bác..." và đó là "nguyên tắc tối cao"?
Chưa rõ cái gọi là "nguyên tắc tối cao" này được ban hành bởi ai, ai quy định và quy định ở đâu. Điều này cần bàn đến cách cụ thể. Bởi không ai có quyền tự ý mình áp đặt những "nguyên tắc" mà không được sự đồng thuận của xã hội, của cộng đồng.
Công trình Lăng Hồ Chí Minh là công trình đã bắt đầu được xây dựng từ 45 năm trước. Hẳn nhiên, việc xây dựng lăng này và để nó tồn tại đến nay, đúng hay sai, tác dụng hay công dụng của nó ra sao đã tạo ra nhiều vấn đề tranh luận trong cộng đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng làm như vậy là đi ngược lại ý muốn người đã khuất, bởi ông Hồ Chí Minh yêu cầu thiêu xác sau khi chết chứ không để ông nằm như vậy mấy chục năm nay. Đảng thì bảo "thể theo nguyện vọng của đồng bào, đồng chí cả nước". Nhưng, đồng bào không ai được hỏi một câu, đồng chí không ai dám hé răng. Cuối cùng, thì ra chỉ là ý của mấy ông trong đảng mà buộc dân mấy chục năm nay cung phụng tốn kém hàng bao ngàn tỷ đồng cho cái lăng mà người chết không muốn này và hậu quả thì còn kéo dài cho đến bao giờ chưa được biết. Điển hình là khi xây dựng một công trình cao hơn, đã được đám bồi bút cho rằng "Đây rõ ràng là một công trình cực kỳ vô lễ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh" - Nguyễn Như Phong.
Thế nhưng, ở đây không bàn đến vấn đề xây dựng cái lăng nên hay không, tốt hay xấu mà chỉ nói về mặt công trình xây dựng này.
Trong thực tế, dù là công trình gì đi nữa, thì nó cũng mang tính thời gian và hoàn cảnh ra đời của nó, nó chỉ có tầm vóc và giá trị trong một thời gian nhất định mà không có gì là vĩnh cửu. Công trình xây dựng tùy theo từng thời kỳ, sẽ phục thuộc vào trình độ kỹ thuật, mỹ thuật, cũng như những yếu tố tinh thần khác ở thời điểm xây dựng mà tạo nên.
Và các yếu tố đó luôn luôn vận động và thay đổi.
Chẳng có một tượng đài, lăng tẩm hoặc bất cứ công trình nào có thể là tuyệt đối và hoàn toàn vĩnh cửu, Ngay cả lăng Hồ Chí Minh cũng không thoát khỏi quy luật đó. Đơn giản nhất, chỉ nhìn hàng chữ trước mặt lăng: "CHỦ TịCH HỒ CHÍ MINH". Hàng chữ này đã sai về ngữ pháp. Bởi chưa bao giờ trong Tiếng Việt, trong một hàng chữ IN HOA, hai chữ I thì có một chữ lại có thêm dấu chấm trên đầu. Chưa cần nói đến kiến trúc, hình dáng hoặc kết cấu, chỉ cần vậy thôi để chứng minh điều đơn giản rằng đây không phải là một công trình tuyệt đối, không có sai lầm hoặc là vĩnh cửu.
Vậy thì lý do gì mà các công trình khác không được cao hơn? Và "nguyên tắc tối cao" là nguyên tắc nào vậy? Ngay khi còn sống, chẳng phải là Hồ Chí Minh đã tuyên bố "Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay" đó sao? Muốn xây dựng hơn mười, hơn trăm lần mà cứ nhất định phải thấp hơn cái lăng, cái mả, thì thử hỏi xây dựng được cái gì, xây dựng như thế nào và đất nước phát triển ra sao?
Phải chăng, phải để cái lăng cao hơn mới hoành tráng, mới trịnh trọng? Xin thưa, từ bao đời nay, chưa ai có quan niệm rằng cái lăng, cái mả phải thật cao, cao nhất mới là trịnh trọng, là tôn kính. Bởi sự tôn kính bắt đầu từ lòng người. Biết bao anh hùng dân tộc và những đại danh nhân thế giới, đâu cầu mồ cao, mả lớn mà tên tuổi họ vẫn còn mãi với loài người đó thôi. Chỉ riêng việc không thực hiện ý nguyện người đã chết lối lại, thì đó là một sự rất không kính trọng rồi.
Ngay trên đất nước này, không rõ 100 năm nữa có còn ai nhắc đến Hồ Chí Minh hay không, nhưng Đại thi hào Nguyễn Du dù nơi yên nghỉ của ông cũng đã từng được mô tả:
...Một vùng cồn bãi trống tuênh.
Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề.
Ngút tầm chẳng cánh hoa lê.
Bạch đàn đôi ngọn, gió về nỉ non...

(Viếng mộ cụ Nguyễn Du - Vương Trọng)
Thế mà hai trăm năm mươi năm nay, con người ấy vẫn còn sống mãi trong mỗi người dân Việt, trong mỗi trang sách học trò, trên môi miệng những người già trẻ.
Một lý do nữa mà một số quan chức trưng ra rằng: Để bảo đảm an ninh quốc phòng? Xin thưa, nếu có kẻ nào định đánh bom, định phá hoại, thì chắc chẳng bao giờ họ nghĩ rằng leo lên tòa nhà đó để bắn xuống. Bởi với công nghệ và vũ khí ngày nay, một khoảng cách ngắn hơn hay dài hơn một đoạn đâu phải là vấn đề. Và ở đây, Bộ Quốc phòng đã chính thức các nhận: Độ cao đảm bảo an toàn bay. Thế thì còn lý do gì nữa?
Thực ra, chuyện ông Vũ Mão tự đặt ra cái "nguyên tắc tối cao" chẳng qua cũng chỉ là từ não trạng sùng bái cá nhân để rồi tự áp đặt một cách mù quáng, thần thánh hóa một biểu tượng mà thôi. Điều này thì đảng và đảng viên đã vi phạm một nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác - Lenin vô thần rằng: Con người chết là hết, chẳng có hồn ma thần thánh nào cả.
Còn nhớ, trước đây, ở Nghệ Tĩnh, khi một ngôi nhà thờ đang thi công bị công an đình chỉ không cho đổ bê tông, phải dừng lại vì "tháp nhà thờ mà lại có độ cao hơn cả nhà Tỉnh ủy là không được". Cơ quan công an gặp cơ quan thiết kế, gặp tác giả kiến trúc của công trình, yêu cầu sửa lại kiến trúc, bởi về nguyên tắc" là không nhà nào được cao hơn nhà Tỉnh ủy. Vị tác giả này thủng thẳng bảo rằng: Nguyên tắc đó ở đâu? Các ông về mà thiết kế cho họ, đây là công trình văn hóa chứ không phải nhà giam hay nhà kho của các ông mà muốn sửa thì sửa. Thế là công an đành bó tay.
Từ chuyện độ cao, đến chuyện học tập và làm theo: Tư duy của bầy cừu
Từ chuyện cái lăng với độ cao, giống như cái mức giới hạn mà người ta tự đặt ra để ngăn cấm những công trình xây dựng, phát triển bằng xung quanh với cái gọi là "nguyên tắc tối cao", nghĩa là độ cao đó như một cái "trần" mà không được vượt.
Điều này làm chúng ta lại nhớ đến một phong trào đã hao tiền, tốn của bao năm nay mà đảng CS luôn bám vào đó để tiêu tiền dân: Phong trào "Học tập và làm theo đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh".
Ở đây, chúng ta cũng không bàn đến chuyện Hồ Chí Minh có đạo đức như thế nào, tư tưởng ra sao. Chúng ta chỉ bàn đến việc cả nước "Học tập và làm theo" thì hậu quả của nó là gì?
Theo ngay Chủ nghĩa Mác- Lenin, thì sự vật và xã hội luôn vận động và phát triển theo vòng xoáy trôn ốc, nhưng ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Khi xã hội phát triển, thì tất cả đều phải phát triển theo quy luật của nó. Cái sau sẽ phải phủ nhận cái trước để mà tiến bộ hơn, phát triển hơn. Nghĩa là xã hội muốn tồn tại, phải luôn luôn hướng về phía trước mà phát triển với mức độ cao hơn. Và khi đó, thì mọi thứ không chỉ vật chất, mà tinh thần, đời sống, tư tưởng... đều phải thay đổi theo cho phù hợp thế giới bên ngoài.
Chúng ta đều phải thừa nhận với nhau rằng: Hồ Chí Minh không phải là Thần, cũng chẳng phải là Thánh để không hề có sai lầm hoặc siêu việt đến mức cái gọi là đạo đức, tư tưởng của ông trác việt, tuyệt vời xuyên cả không gian lẫn thời gian mà tồn tại.
Bởi có những việc thời ông sống, ông làm thì ngày nay đã không phù hợp, không được chấp nhận. Chỉ đơn giản như việc ông ngậm phì phèo điếu thuốc lá khi quàng khăn đỏ cho học sinh hay khi bón cơm cho trẻ... đến giờ đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại, ngày nay nếu ai làm thế sẽ bị cho là thiếu ý thức và bị lên án.
Kể cả khi cái đạo đức, tư tưởng của ông (nếu có) nó có là tuyệt vời, tốt đẹp đi nữa thì đó cũng không phải là mục tiêu cuối cùng mà dân tộc, đất nước này, xã hội này chỉ nhắm đến đó được là xong.
Nhưng, qua các phong trào "Học tập và làm theo" vừa qua, đảng cộng sản đã cố tình lấy đó làm một mức trần mà cả đất nước này chỉ có nhìn theo đó mà học tập, mà làm theo là đủ?
Vậy thì khi cả dân tộc đều đã được đóng một cái "Trần" phía trên rồi cứ nhìn vào đó mà "học tập, làm theo" thì lấy đâu ra sự sáng tạo, sự thay đổi?
Cha ông ta có câu dặn rằng: "Con hơn cha thì nhà mới có phúc" vậy mà cả đất nước, cả dân tộc cứ lấy một cái đạo đức, tư tưởng (nếu có) của một người sống cách chúng ta cả thế kỷ để làm cái "trần", cái giới hạn cho mọi sự phát triển của trí tuệ đất nước, của mọi thế hệ đời sau. Thử hỏi đất nước này, dân tộc này sẽ phát triển đến đâu?
Phải chăng cũng vì vậy mà gần đây, người ta đã buộc phải kết luận rằng "Việt Nam là một đất nước kỳ lạ, không chịu phát triển" cũng có nguồn gốc bởi cái "Trần" này?
Với cả một hệ thống lãnh đạo đất nước, mà chỉ hoạt động dưới cái trần đã định sẵn, thì thử hỏi tư duy nào, sáng tạo nào để đưa đất nước vượt thoát khỏi cảnh nghèo đói, túng thiếu và lạc hậu như thời ông Hồ Chí Minh còn sống?
Con người, hơn con vật ở chỗ biết tư duy và sáng tạo. Vì thế nên xã hội loài người mới có thể phát triển đến đỉnh cao của sự văn minh và làm chủ thiên nhiên, xã hội.
Với cả một dân tộc mà tự đánh mất tính sáng tạo và phát triển, chỉ chăm chăm nhìn vào cái "Trần" giới hạn để phấn đấu đến đó rồi thôi, thì tư duy đó chỉ là tư duy của một bầy cừu đã được định sẵn cho đường đi, lối về và cái máng cỏ theo ngọn roi của ông chủ mà thôi.
Hà Nội, ngày 3/10/2015
·       J.B Nguyễn Hữu Vinh

Phá rào, nhưng chưa đủ

Gần đây gặp một nhà văn ở Sài Gòn qua, tôi hỏi anh rằng tại sao có hai thứ văn chương không thấy phá triển ở trong nước. Một là văn trào phúng kiểu Số Ðỏ; trong một xã hội đầy rẫy những Xuân Tóc Ðỏ, từ Nguyễn Tấn Dũng đến Phùng Quang Thanh, mà chẳng thấy một Vũ Trọng Phụng mới. Thứ hai là thứ văn chương kinh hoàng, ghê rợn kiểu Vàng Và Máu của Thế Lữ... Nhà văn Sài Gòn cải chính: “Văn trào phúng có chứ!” Anh kể, mỗi lần đảng Cộng Sản làm một bản báo cáo chính trị là, “Anh em văn nghệ ngồi quán cà phê lại đọc cho nhau nghe; cứ nghe một câu lại bò lăn ra mà cười!” 

Nhưng còn văn chương ghê rợn thì sao? Vẫn có, vẫn là những bản báo cáo chính trị của đảng. Có lúc về ngồi xổm ở cái góc trong nhà hay ngoài vườn, cầm tờ báo lên thấy bản báo cáo chính trị in ngay trang nhất, buồn tình đọc lại. Lúc đó mới thấy ghê rợn, kinh hoàng! Suốt đời mình đã phải nghe những câu huênh hoang, trống rỗng đó! Con cái mình vẫn phải nghe! Mà chắc đến đời cháu nội, cháu ngoại mình chúng vẫn phải nghe lại đúng những khẩu hiệu vô ý nghĩa như thế! Trước cảnh tượng đó không kinh hoàng, rợn tóc gáy sao được?
Ðể hiểu ý ông bạn nhà văn (xin miễn nêu tên, vì ông ấy đang sống ở Sài Gòn), xin mời quý vị đọc thử mấy câu văn vừa hài hước vừa ghê rợn. Quý vị có thể đọc từ câu đầu xuống tới câu chót; hoặc bắt đầu từ ngay đoạn giữa rồi đọc xuống; hoặc đọc ngược từ câu chót lên câu đầu; hay đọc một câu đầu nhảy ngay xuống câu chót rồi ngưng, đọc cách nào cũng được, không sao cả.
Bây giờ mời quý vị thở một hơi dài và thật chậm để đọc những chữ sau đây: “giữ vững ổn định chính trị trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ,”...“nâng cao cảnh giác,”...“chủ động phòng ngừa,”...“phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bọn phản động, cơ hội chính trị, cực đoan chống đối trong và ngoài nước...,” “nền tảng là an dân... cơ sở chính trị quan trọng,”... “tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới công nghệ, thu hút đầu tư, chủ động hội nhập, xây dựng chính quyền đô thị kiến tạo phát triển hiệu lực, kết quả để tạo ra bước đột phá...,” “tăng cường mối quan hệ máu thịt với Nhân dân, dựa vào Nhân dân, phát huy sức dân để chăm lo cho nhân dân...”
Nếu đang sống ở nước ngoài thì quý vị có thể không bật cười trước những câu văn như là chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, hội nhập, xây dựng, quan hệ máu thịt, nhân dân, vân vân vì trong đầu đang lo những chuyện tầm thường nhỏ nhặt như là làm sao nhớ đi mua cho thằng con đôi giầy trước cuối tuần này, để nó đi đá banh, hoặc làm cách nào trốn cắt cỏ một bữa để đi nhậu với mấy thằng bạn mà không bị bà xã cự nự. Chỉ những người sống trong nước mới thông cảm được với các nhà văn khi họ vừa đọc các câu trên vừa cười muốn bể bụng. Họ bật cười bởi vì mỗi lần nghe các khẩu hiệu rỗng tuếch rỗng toác đó họ lại hình dung bộ mặt các cán lớn cán bé phùng mang trợn mép day tay mắm miệng lập đi lập lại khoảng ba vạn chín nghìn lần những câu “ba xạo” này, từ nửa thế kỷ rồi chưa chán!
Biết vậy cho nên chúng tôi rất thán phục những vị không những đã bỏ thời giờ, giữ nguyên bộ mặt nghiêm nghị không cười mà đọc kỹ một dự thảo báo cáo chính trị của đảng Cộng Sản! Phải nói, đây là những vị cù léc cũng không cười! Giỏi hơn nữa, họ còn viết cả một bức thư “góp ý” vào bản báo cáo chính trị. Có 20 vị đã ký tên “hưởng ứng bức thư tâm huyết” gửi đến “Ðảng bộ Thành phố những ý kiến đóng góp vào Dự thảo Báo cáo Chính trị.”
Nhưng đọc bức thư góp ý của họ thì rất thán phục. Bởi vì 20 vị trên đã nhân cơ hội viết lá thư mà nói thẳng những điều họ nghĩ về thành phố Sài Gòn, trước và sau năm 1975. Ðâu phải lúc nào người ta cũng có dịp viết ra những lời phê phán đảng Cộng Sản một cách công khai và tàn nhẫn không chút nể nang như vậy?
Ðể mở đầu, thư góp ý nói rằng 20 người họ rất tán thành bản Dự thảo Báo cáo vì các thành ủy Sài Gòn đã đề cao “vai trò, vị trí của thành phố, là nơi hội tụ và lan tỏa,... làm đầu tàu cho cả nước...” Ðây dân Sài Gòn khen ngợi dân Sài Gòn biết đề cao dân Sài Gòn! Không những thế, bản dự thảo còn nhắc lại những kinh nghiệm quý báu. Hãy nghe thành ủy Thành Hồ nói: “Thành phố HCM đã từng 'phá rào' để tự cứu mình và từ hành động dũng cảm... đó đã dẫn đến những thay đổi trong tư duy của những người lãnh đạo cao nhất của đất nước,...” Nói “phá rào” thì dân Sài Gòn biết chuyện gì diễn ra khi ông Võ Văn Kiệt làm thành ủy. Ðiều thú vị là bản báo cáo chính trị xác nhận là nhờ Sài Gòn đã dám phá rào, dám gạt bỏ các giáo điều, các kế hoạch, chỉ tiêu ngu ngốc; nhờ Sài Gòn làm gương trước cho Hà Nội đi theo; cho nên cả đảng Cộng Sản được “đổi mới tư duy.” Ðúng như vậy, Sài Gòn đã từng “làm đầu tàu cho cả nước.” Dân Sài Gòn nghe thấy sướng cái lỗ tai thiệt!
Nhưng nhờ đâu Sài Gòn làm được đóng vai “làm đầu tàu cho cả nước?” Ðọc những lời họ giải thích mới thấy 20 tác giả bức thư rất thâm! Nói tóm tắt, họ chứng minh rằng Sài Gòn thành đầu tàu cho cả nước là nhờ thành phố này đã từng sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa!
Thư góp ý của họ đã nhắc lại: “...trước 75, Sài Gòn từng vượt xa Bangkok, Singapore,...” (Ý nói, Hà Nội không thể nào so sánh được). Họ nêu ra một “nét đặc thù” của thành phố này là ở đó có “một đội ngũ trí thức, doanh nhân có bề dày kinh nghiệm, (có) vốn tri thức, (có) kỹ năng nắm bắt và vận dụng công nghệ hiện đại vào nền kinh tế thị trường.” Nhấn mạnh đây là “nét đặc thù” của Sài Gòn, tức là Hà Nội không hề có mấy thứ đó.
Nhưng các “bề dày kinh nghiệm, vốn tri thức, kỹ năng...” này ở đâu mà ra? Không cần nói, ai cũng biết, đó là nhờ họ được sống tự do hơn, được làm việc tự do hơn, nên có cơ hội học hỏi và phát triển khả năng của họ, trước năm 1975, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.
Sau khi vạch ra các điều trên, bức thư góp ý giải thích hiện tượng “phá rào” họ đã nêu lên. Thư viết: “...cho nên 'phá rào' cũng có nghĩa là phá những ràng buộc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp không chấp nhận quy luật thép của thị trường, để trở lại với kinh tế thị trường vốn là cội nguồn của Sài Gòn...” (các chữ in nghiêng trong nguyên văn).
Bức thư không dám nói trắng ra, nhưng ngó đằng sau các hàng chữ trên thì người ta hiểu: Sài Gòn khác Hà Nội vì trong này có “đội ngũ trí thức, doanh nhân có kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng.” Còn ở ngoài kia, được bác và đảng lãnh đạo, thì chỉ có “cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp...” Không nói trắng ra người đọc cũng hiểu: “Cội nguồn sức mạnh kinh tế của Sài Gòn” là cơ chế thị trường đã được Việt Nam Cộng Hòa dùng từ trước năm 1975. Các hành động gọi là ‘phá rào’ thời ông Võ Văn Kiệt chính là “trở lại với cội nguồn của Sài Gòn.” Phải “trở lại” bởi vì chỉ cần một, hai năm sau 1975, đảng Cộng Sản đã phá nát cuộc sống tự nhiên của Sài Gòn, qua những đợt cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản, đày đọa “đội ngũ trí thức, doanh nhân” trong các nhà tù, dọa đưa đi kinh tế mới, vân vân, khiến bao nhiêu người phải liều chết vượt biên vì nếu cái cột đèn biết đi nó cũng chạy!
Có thể nói, 20 vị đảng viên hoặc cựu đảng viên đã viết những lời lên án đảng Cộng Sản nặng nề nhất, nói rõ ràng nhất so với các lời góp ý kiến khác, kể cả những bức thư họ đã ký tên trước đây. Họ đã khôn ngoan né tránh, không phê phán thẳng các chính sách phá sản mà đảng áp dụng trên toàn quốc từ năm 1945 đến nay. Họ tự gói ghém một trong phạm vi nhỏ, chỉ góp ý với bản dự thảo báo cáo chính trị của đảng ủy một thành phố, không nuôi tham vọng nào cao hơn.
Bức thư góp ý được coi là hưởng ứng thư của Ban Chấp Hành Ðảng Bộ TP HCM “chân thành mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý tâm huyết, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm”! Nhưng qua bức thư này, người đọc thấy trước năm 1975 trên nước Việt Nam đã có hai con đường, một là “cơ chế thị trường,” hai là “cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp.” Con đường thứ hai này là thứ sản phẩm mà đảng Cộng Sản vẫn hãnh diện khoe họ đã “giác ngộ,” đã học Nga Xô, Trung Cộng để vào áp dụng ở Việt Nam. Bức thư góp ý không dám nói thẳng những sai lầm cơ bản của đảng cộng sản; mà chỉ đề cao những bước “phá rào” đi ngược với chủ nghĩa, với đường lối của đảng. Chính các bước xé rào đó đã thay đổi cả lề lối suy nghĩ của giới lãnh đạo đảng, đảng bèn “đổi mới,” tức là quay đầu 180 độ, trở lại lối cũ của Sài Gòn Năm Xưa!
Chính các tác giả bức thư góp ý đã “phá rào” - nhưng làm bộ họ không dám phá rào! Ðiều đáng tiếc là họ chưa “phá rào” cho đủ.
Chưa đủ, bởi vì chúng ta có thể đoán trước kết quả của bức thư góp ý này. Kết quả là: Số Không! Những người ký tên dưới bức thư trên đã từng ký rất nhiều bức thư tương tự, nhiều lắm, chắc chính họ cũng không nhớ hết được. Bao nhiêu lần những lời tâm huyết của họ được cung kính dâng lên cho giới lãnh đạo đảng, chẳng thấy gì cả. Chẳng có một con muỗi nào hắt hơi hết! Vũ Như Cẩn! Vẫn Như hồi đó tới giờ, không thay đổi! Cứ tiếp tục viết thư góp ý kiểu này thì sẽ tới ngày chính những loại thư góp ý với báo cáo chính trị cũng biến thành văn chương hài hước, không khác gì các báo cáo chính trị!
Thành ra hành động “phá rào” của 20 nhà trí thức vẫn còn nằm bên trong một thứ hàng rào khác. Ðó là lòng trung thành với đảng Cộng Sản! Nói gì thì nói, không ai dám bàn tới chế độ độc tài chuyên chế của đảng! Lê Hiếu Ðằng đã dám bước ra ngoài cái hàng rào trung thành tuyệt đối đó; ít nhất, một lần trước khi qua đời!
Theo Người Việt 10-02- 2015 2:09:58 PM
Ngô Nhân Dụng

Đấu đá nội bộ CSVN qua vụ án gián điệp Trung Quốc

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) - Các phe cánh khác nhau trong giới lãnh đạo đảng CSVN có những quyết định đối chọi nhau được giới phân tích thời sự tình hình chính trị Việt Nam nhìn thấy qua một phiên tòa xử tội gián điệp.
Bị cáo Hà Huy Hoàng bị bắt từ tháng 10/2014, xử tội gián điệp ngày 30/9/2015. Phòng xử không có ai ngoài công an. (Hình: Tuổi Trẻ)
Ngày 30 Tháng Chín vừa qua, tòa án tại Hà Nội đưa ra xử bị cáo Hà Huy Hoàng, 55 tuổi, với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc. Phiên tòa chỉ kéo dài trong một ngày và ông bị kết án sơ thẩm 6 năm tù, theo điều 80 của Bộ Luật Hình sự sau khi bị bắt ngày 15 Tháng Mười, 2014, tức gần một năm trước. Ông là phóng viên của báo Thế Giới và Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại Giao CSVN, với bút hiệu Hà Hoàng.
Theo cáo trạng, ông Hà Huy Hoàng đã thăm Trung Quốc một số lần sau khi gặp một nữ giáo viên Trung Quốc tên Tôn Văn Quế trên đường xe khách từ Lạng Sơn về Hà Nội. Cô này giới thiệu cho ông một người bạn và là nhà báo tên Nhạc Xuân, phóng viên tạp chí Cầu Thị “để tìm hiểu thông tin phục vụ công việc”.
Cáo trạng nói rằng “...giữa năm 2009 đến Tháng Sáu, 2011 Hà Huy Hoàng đã cung cấp cho Nhạc Xuân tin tức, tài liệu về Việt Nam gồm: thông tin quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; thông tin kỳ họp Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng; thông tin kỳ họp Quốc Hội khóa XIII...”
Bản tin VNExpress kể như vậy và viết tiếp rang: “Cuối Tháng Sáu, 2011, theo điều tra, Hà Huy Hoàng được Nhạc Xuân đề nghị tìm hiểu để cung cấp thông tin bí mật nhà nước, thông tin không được công bố hoặc chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cơ quan điều tra cho rằng qua trao đổi với Nhạc Xuân, từ Tháng Sáu, 2011 đến Tháng Năm, 2014, Hà Huy Hoàng nhận thức người này là tình báo Trung Quốc hoạt động thu thập tin tức tình báo dưới danh nghĩa phóng viên nhưng vẫn tiếp tục quan hệ và cung cấp thông tin.”
Theo đó, ông còn “cung cấp cho Nhạc Xuân thông tin về hoạt động của thanh niên, sinh viên Việt Nam hướng về biển đảo; Việt Nam tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia bị mất tích; chủ trương xử lý của Việt Nam đối với vụ việc lợi dụng biểu tình phản đối Trung Quốc để gây rối hòa bình ở Bình Dương...”
VNExpress kể lại: “Từ năm 2009 đến Tháng Bảy, 2013 Tôn Văn Quế và Nhạc Xuân tổng cộng đã 8 lần mời Hà Huy Hoàng sang Trung Quốc tham quan các địa danh nổi tiếng. Trong số này, Nhạc Xuân chi trả toàn bộ chi phí hai chuyến cùng quà tặng.”
Luật Sư Hà Huy Sơn biện hộ cho ông nói rằng một vài món quà mà ông Hoàng nhận chỉ “mang tính chất xã giao chứ không có tính chất trả công cho việc cung cấp thông tin". Ông Hoàng cũng phủ nhận cung cấp thông tin cho một nữ gián điệp Trung Quốc tên Nhạc Xuân là “chống lại nhà nước Việt Nam”. 
Có hai tờ báo tại Việt Nam, Tuổi Trẻ và VNExpress, đưa tin về phiên tòa xử Hà Huy Hoàng. Các phiên tòa xử gián điệp cho ngoại quốc nói chung và xử người Việt Nam làm gián điệp cho Trung Quốc nói riêng là vấn đề nhậy cảm chính trị trong mối quan hệ “16 chữ vàng” và “4 tốt” của hai nước Cộng Sản anh em “núi liền núi, sông liền sông”.
Nhưng chỉ vài giờ sau khi xuất hiện, cả hai bản tin trên Tuổi Trẻ và VNExpress đều bị gỡ bỏ, không có một lời giản thích. Các tờ báo điện tử ở Việt Nam thường có thói quen này khi có lệnh “ở trên”.
Nhiều năm qua, người ta không hề thấy báo chí tại Việt Nam tường thuật những phiên tòa như vậy. Một số tù nhân chính trị tại Việt Nam khi mãn tù đều cho hay, họ bị giam chung với các tù gián điệp cho Trung Quốc. Những người này chấp nhập làm “ăng ten” cho công an để đổi lại sẽ được giảm án hay được ban cho các ân huệ khác.
Trên trang web VNExpress, trong phần bối cảnh của bản tin tường thuật phiên tòa nói trên, nguồn tin này nói Nhạc Xuân “còn liên quan một vụ án gián điệp khác khi cùng một nhân viên cơ quan tình báo Trung Quốc chỉ đạo Nguyễn Đức Tiến hoạt động gián điệp. Năm 2013, ông Tiến bị tòa án Lạng Sơn xử phạt 6 năm tù.”
Không thấy VNExpress cho biết nhân thân của Nguyễn Đức Tiến và những chi tiết liên quan đến vụ án này.
Bản tin của VNExress về phiên tòa xử Hà Huy Hoàng bị gỡ bỏ. (Hình: VOA)
“Một số lãnh đạo chóp bu của Việt Nam muốn quan hệ thân cận hơn với Hoa Kỳ vì họ lo sợ Trung Quốc,” Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc tại Canberra, đưa ra nhận xét qua điện thoại khi được hãng tin Bloomberg phỏng vấn. “Những người đó cho phép một số tờ báo đưa tin. Nhưng sau khi những tin đó dược tung ra, phe cánh sợ gây tổn hại đến mối quan hệ với Trung Quốc đã áp lực để lấy những bản tin đó xuống.”
Vụ xứ án gián điệp cho Trung Quốc diễn ra chỉ hai ngày sau khi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, bình luận ngược lại của Chủ Tịch Tập Cận Bình cho rằng Trường Sa “thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa”.
Trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn AP, ông Sang nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa “thực sự thuộc về tổ quốc Việt Nam của chúng tôi”. Dịp này, ông còn tố cáo rằng “Trung Quốc bồi lấp, xây dựng trái phép đảo nhân tạo ở biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa an ninh hàng hải.”
Tin tức cho hay vào những ngày cuối năm nay, Hà Nội nhiều phần sẽ tiếp đón hai lãnh tụ hai cường quốc mạnh nhất hành tinh về cả kinh tế và quân sự là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tổng thống Barack Obama có thể đến Việt Nam vào dịp ông đến khu vực dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Manila vào các ngày 18 và 19 Tháng Mười Một.
Giữa Tháng Bảy, báo chí tại Việt Nam tường thuật cuộc viếng thăm của ông Trương Cao Lệ, phó thủ tướng Trung Quốc, tới Hà Nội để chuẩn bị cho cuộc thăm viếng Việt Nam của Chủ Tịch Tập Cận Bình, không thấy tiết lộ ngày giờ nhưng cũng vào dịp cuối năm nay.
Cuộc thăm viếng của ông Tập Cận Bình trước khi đảng CSVN mở đại hội đảng đầu năm 2016 bầu những chức vụ hàng đầu trong đảng và nhà nước, được nhận định là sẽ mang thông điệp về điều Bắc Kinh mong muốn về nhân sự chóp bu và hướng đi của đảng CSVN, trong mối quan hệ giữa hai nước và cả với Hoa Kỳ.
Tờ Channel News Asia của Singapore ngày 16 Tháng Bảy cũng lưu ý rằng, việc ông Trương Cao Lệ đi thăm Việt Nam ngay sau khi tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ là “có dụng ý”.
Việc đưa một nhà báo bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc ở thời điểm này hiển nhiên có chủ ý tính toán của Hà Nội kiểu “một mũi tên bắn hai con nhạn” trong chính sách ngoại giao đu dây từng bị tờ Hoàn Cầu Thời Báo ở Bắc Kinh nguyền rủa là sẽ vật ngược lại kẻ chủ xướng. (TN)
 10-02- 2015 3:36:03 PM

VN cần đột phá và khôn ngoan thế nào?

 

http://wsodprogrf.bbc.co.uk/vietnamese/dps/2015/10/tuong-lai-vn-policies_151003_tuonglai_vn_policies_au_bb.mp3

Theo BBC-3 tháng 10 2015 - 21:44
Tình hình thế giới và khu vực đang có những chuyển biến mau lẹ và sâu sắc, Việt Nam do đó phải có những 'đột phá' và 'khôn ngoan' về chiến lược, chính sách, theo một cựu thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Trao đổi với BBC tuần này về chiến lược và sách lược của Việt Nam trong lúc Đảng Cộng sản đang trong quá trình gấp rút chuẩn bị cho Đại hội Toàn quốc lần thứ 12 dự kiến vào đầu năm sau, Giáo sư Tương Lai cho rằng Việt Nam cần phải 'đột phá ra khỏi tư duy cũ kỹ và đường lối bế tắc' mà theo ông đã 'đẩy đất nước lún sâu vào lạc hậu'.
Theo nhà phản biện, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, một 'đường lối mới' giúp tạo ra sự đột phá chính là Việt Nam phải 'gia nhập TPP', tức Hiệp định hợp tác Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

'Khi giặc đến nhà'


Theo ông, đây là một 'ngưỡng' tạo ra sự khác biệt và đem lại sự chuyển đổi có tính bước ngoặt cho Việt Nam trong khi cần phải có 'một cái nhìn động' đối với thời cuộc và bối cảnh.

Tuy nhiên, ông cũng đặt câu hỏi 'ai, thế lực nào' trong nước và đội ngũ lãnh đạo có thể giúp tận dụng cơ hội này để tạo ra sự chuyển biến mà ông cho là có khác biệt về 'chất' so với thời điểm Việt Nam chuẩn bị và gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mấy năm về trước.

Về mặt đối ngoại, nhà xã hội học tin rằng Việt Nam cần phải một mặt đối phó có tính ưu tiên với toan tính và mưu đồ rõ ràng của nhà cầm quyền Trung Quốc trên Biển Đông, được thể hiện qua phát biểu mới đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Liên Hợp Quốc, khẳng định các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa 'từ xa xưa đã thuộc về cha ông' của người Trung Quốc, nhưng mặt khác cũng cần biết khéo léo giữ hòa hiếu với nhân dân Trung Quốc, như những bài học mà 'ông cha' đã để lại.

Ông tin rằng về mặt ngoại giao, Việt Nam 'có lý' khi nói bề ngoài rằng nước này cần có chính sách 'không liên kết, liên minh' với một nước thứ hai để chống lại nước thứ ba, nhưng bên trong thì cần 'khôn ngoan' tìm kiếm liên minh giúp cho mình bảo vệ được an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, trước các nguy cơ, đe dọa xâm phạm chủ quyền của cường quốc ở khu vực mà có thể hiểu là Trung Quốc.

"Giặc đến nhà rồi, nó vào đến sân rồi, có người láng giềng muốn giúp chúng ta chống giặc, thì bảo 'không, không, không ông để tôi thu xếp bàn với nó thôi' thì đó là sự ngu xuẩn," Giáo sư Tương Lai nhấn mạnh.

Việt Nam: Ghế lãnh đạo và cán cân Trung-Mỹ

Theo BBC-3 giờ trước

Giáo sư Thayer bàn về "hai khả năng" cho ghế Tổng bí thư Đảng. 
 
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam, phân tích về bế tắc chính trị cấp lãnh đạo trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12

Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat vào hôm 02/10/2015, ông Thayer cho rằng đấu đá ghế nhân sự cấp lãnh đạo tại Việt Nam và vụ xử nhà báo làm gián điệp cho Trung Quốc đặt ra nhiều câu hỏi về hướng đi tương lai.
Giáo sư Thayer mở đầu bài viết bằng việc nói tới thực trạng công bố dự thảo Báo cáo Chính trị và Kế hoạch Kinh tế Xã hội (2016-2020) chậm.
Dự thảo báo cáo như vậy được đưa ra 9 tháng trước kỳ Đại hội 11 trong khi lần này đưa ra chỉ có 4 tháng trước.
Mặc dù việc lựa chọn các ghế lãnh đạo đã được thảo luận tại hội nghị trung ương lần thứ mười một của Ủy ban Trung ương Đảng hồi tháng Năm nhưng không có tuyên bố nào cả.
Giáo sư Thayer cho rằng các nhà quan sát tại Hà Nội cho biết Ủy ban Trung ương có thể được triệu tập lại vào tháng Mười để giải quyết bế tắc việc lựa chọn lãnh đạo với một phiên tiếp theo được lên lịch cho tháng 11 nếu không đạt được đồng thuận.
Nếu Ủy ban Trung ương Đảng không thể đạt được sự đồng thuận về hai ứng viên cho ghế Tổng bí thư Đảng (như báo chí nói có hai người đều từ miền nam là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong khi ghế này vốn là của người miền bắc) thì sẽ có hai khả năng xảy ra, theo ông Carl Thayer.
“Khả năng thứ nhất là cả hai ứng viên sẽ rời vũ đài chính trị để nghỉ hưu và vị lãnh đạo đảng tiếp theo sẽ được các ủy viên Bộ Chính trị bầu chọn.
“Khả năng thứ hai là nhà lãnh đạo đảng hiện này là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được tái bổ nhiệm với sự nhất trí rằng ông sẽ nhường đường cho một lãnh đạo khác trước khi hết nhiệm kỳ 5 năm của mình.
“Giải pháp này sẽ tương tự như tại Đại hội Đảng lần thứ tám vào năm 1996 khi bầu lại ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư và nhất trí rằng ông sẽ từ chức trước giữa nhiệm kỳ. Ông Lê Khả Phiếu đã thay ông Đỗ Mười vào cuối năm 1997.

'Người cho đăng, kẻ bắt gỡ'

 

 Việc cho xét xử công khai cựu nhà báo trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam làm gián điệp cho Trung Quốc đang gây bàn luận nhiều.

Theo ông Thayer, trước thềm đại hội đảng nào thì các sự kiện xảy ra đều được các nhà quan sát chính trị nghiên cứu kỹ để xem gió đang thổi về hướng nào và trước kỳ đại hội này cũng vậy.
"Chẳng hạn như khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức chiêu đãi chào mừng ngày Quốc khánh Trung Quốc (được tổ chức sớm vào ngày 29 tháng 9) tại Hà Nội, Việt Nam đã cử đại diện là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bùi Quang Vinh tới dự.
"Ông Vinh không phải là ủy viên Bộ Chính trị và dự kiến sẽ nghỉ hưu sau Đại hội Đảng 12. Có bàn tán nhiều tại Hà Nội về lý do tại sao một quan chức tương đối "thấp cấp" lại đại diện cho chính phủ Việt Nam.
"Ngày 30 tháng 9, một ngày sau lễ tân tại Đại sứ quán Trung Quốc, truyền thông Việt Nam đưa tin Hà Huy Hoàng, một cựu nhân viên của Bộ Ngoại giao và từng là phóng viên báo Thế giới và Việt Nam, bị xử và bị tuyên án tù 6 năm vì tôi làm gián điệp cho Trung Quốc.
"Mỗi chuyến thăm này [Tập Cận Bình và Barack Obama tới Hà Nội] có thể được xem là những phép thử riêng biệt cho định hướng tương lai của Việt Nam. "
"Sau đó người ta càng đồn đoán nhiều hơn khi báo Tuổi Trẻ, VnExpress và các báo khác đã gỡ bài trên trang web của họ. Nay người ta quay sang bàn tán ai là người ra lệch gỡ các bài báo này xuống," ông Thayer viết.
Theo Giáo sư Carl Thayer thời điểm xảy ra phiên tòa xử nhà báo Việt Nam là gián điệp cho Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh có đấu đá chính trị trong hàng ngũ chính trị chóp bu trước thềm Đại hội Đảng 12.
“Rõ ràng là một vấn đề trọng tâm chưa được giải quyết là Việt Nam xử lý các mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ như thế nào.
"Dự thảo Báo cáo Chính trị đại hội 12 không đưa ra gợi ý về định hướng trong chính sách trong tương lai về chủ đề rắm rối này.
 
 Có tin nói Bắc Kinh nói với Hà Nội về việc không thích Ngoại trưởng Phạm Bình "leo cao" vì "thân Mỹ".

Ông Thayer cho rằng rõ ràng là một số nhân vật trong hàng ngũ chính trị cao cấp của Việt Nam đã duyệt việc đưa tin phiên xử hoạt động gián điệp của công dân Việt cho Trung Quốc. Động thái này diễn ra ngay sau khi có tin Việt Nam cho phép Trung Quốc mở một Tổng Lãnh sự quán tại Đà Nẵng.
"Việc cho xét xử công khai [vụ gián điệp] này một dấu hiệu quan trọng cho thấy việc Việt Nam xử lý lý mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ ra sao là một chủ đề nóng bỏng vào lúc này," ông Thayer nhận định.
"Những người phản đối việc Việt Nam xích quá gần với Hoa Kỳ nói về "mối đe dọa của biến hòa bình" là đe dọa an ninh quốc gia. Họ chỉ ra áp lực của Mỹ về nhân quyền và tự do tôn giáo như là một phần của mối đe dọa này.
"Các cáo buộc về động gián điệp cho Trung Quốc châm ngòi cho quan ngại gồm các tiếng nói khác nhau đang góp giọng rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và có thể đang cố gây ảnh hưởng đến kết quả của Đại hội Đảng toàn quốc sắp tới.
"Giới quan sát tại Hà Nôi nói với tờ The Diplomat rằng Trung Quốc đã chọn một số nhà lãnh đạo Việt Nam để nhắn gửi rằng họ phản đối việc thăng quan tiến chức cho Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, người được xem là thân Mỹ.
"Các nguồn tại Việt Nam cũng cho Hà Nội biết ở lúc gặp kín rằng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể hoãn chuyến thăm dự kiến của mình đến Việt Nam trong tháng này nếu Hà Nội không ngưng việc chỉ trích các hoạt xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc. Cũng những nguồn này tin rằng chuyến thăm sẽ được tiến hành vì đối với Trung Quốc thì đây là chuyến thăm quan trọng," Giáo sư Thayer viết.

'Diễn biến hòa bình' và 'gián điệp TQ'

 Tác giả nói vè khả năng Tổng thống Obama sẽ thăm Việt Nam trong tháng 11 sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Hà Nội vào tháng 10.

"Những người muốn thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ nhấn mạnh những lợi thế kinh tế của vị thế hội viên trong thỏa thuận TPP. Nhóm này hiện đang chống lại biện luận về "mối đe dọa của biến hòa bình" bằng cách chỉ ra rằng hoạt động gián điệp Trung Quốc là một mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia.
"Nói cách khác, các mối đe dọa diễn biến hòa bình từ Hoa Kỳ hiện đang được đấu đầu với mối đe dọa lật đổ từ Trung Quốc.
"Việc Việt Nam quyết định công khai phiên xử gián điệp, cùng với việc thả một số người bất đồng chính kiến trong những tháng gần đây, là chỉ dấu cho thấy khả năng thay đổi có thể có trong quan hệ Việt-Mỹ.
"Gần đây Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói trong một cuộc phỏng vấn tại New York với hãng thông tấn AP rằng việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo của là bất hợp pháp theo luật quốc tế và đe dọa an ninh biển."
Theo Giáo sư Thayer, bình luận của ông Sang là "nhắm cả vào cả khán giả quốc tế và quốc nội."
"Lời lẽ của ông kể như như đặt nền tảng để làm sâu sắc thêm quan hệ với Hoa Kỳ đồng thời có thể được xem là việc đánh bóng hình ảnh của mình về lập trường an ninh quốc gia đối với trong nước.
"Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức đón các chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình trog tháng 10 và Tổng thống Barack Obama trong tháng 11.
"Trong bối cảnh giới lãnh đạo còn đang đấu đá như hiện nay thì mỗi chuyến thăm này có thể được xem là những phép thử riêng biệt cho định hướng tương lai của Việt Nam", Giáo sư Thayer kết luận.

Con gái thủ tướng ‘không có quốc tịch Mỹ’

Bạn đọc Danlambao - Mạng xã hội vừa xuất hiện một lá thư được cho là của bà Nguyễn Thanh Phượng – con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố nhằm phản bác các thông tin nói rằng bà này đã nhập quốc tịch Mỹ.

Bức thư ghi rõ người nhận là 3 vị giáo sư – tiến sỹ từng giữ chức viện trưởng, trưởng khoa thuộc học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, gồm các ông: Lưu Văn Sùng, Đỗ Thế Tùng, Nguyễn Đình Kháng.
Trong đó, bà Phượng nhấn mạnh: “Cháu là người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam. Cháu không có quốc tịch Mỹ như các bác đã gửi đơn tố cáo”.
Trước đó, xuất hiện một số thông tin cho rằng bà Phượng đã chuyển sang nhập quốc tịch Mỹ sau khi kết hôn cùng ông Nguyễn Bảo Hoàng, vốn là một doanh nhân người Mỹ gốc Việt.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng là con trai của ông Nguyễn Bang, một cựu viên chức Việt Nam Cộng Hoà sang Mỹ tị nạn từ năm 1975.
Những tin đồn như trên đã được một số đảng viên lão thành lợi dụng triệt để nhằm tấn công vào gia đình thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng - ứng cử viên cho chức tổng bí thư tại đại hội đảng 12 sắp tới.
Con thủ tướng bị ‘gây hàm oan’?
Cũng trong bức thư, vị chủ tịch ngân hàng Bản Việt nói thêm rằng bản thân bà hiện vẫn đang là một đảng viên đảng cộng sản. 
Bà được bầu giữ chức bí thư đảng bộ ngân hàng này từ tháng 7/2012. 
“Cháu kính xin các bác không vu khống, bịa đặt nhiều điều không đúng về cháu, gây hàm oan cho cháu”, bức thư do bà Phượng ký ngày 29/9/2015 nói.
Hiện không rõ lá đơn của ba ông Lưu Văn Sùng, Đỗ Thế Tùng, Nguyễn Đình Kháng tố cáo chi tiết những nội dung gì, tuy nhiên cách phản ứng của bà Phượng phần nào cho thấy mức độ lan toả của vụ việc.
Ngoài việc kể lể một số thành tích ‘có công với cách mạng’ của gia đình, bà Phượng cũng không quên nhắc đến những đóng góp của bố mình – tức ‘thương binh’ Nguyễn Tấn Dũng với 11 vết xẹo trên người do bom đạn của ‘đế quốc Mỹ’ gây ra.
Cuối thư, bà cảnh báo 3 vị đảng viên lão thành ‘phải sống, làm việc theo pháp luật’, đồng thời nhấn mạnh rằng ‘không ai nhẫn tâm phản bội lại cha ông mình’.
Dưới đây là toàn văn nội dung bức thư đựợc đăng trên trang Facebook Page của bà Nguyễn Thanh Phượng hôm 3/10/2015:

Tại sao tôi không chạy án để làm giàu?

LS Võ An Đôn - Nghề luật sư là nghề hái ra tiền ở Việt Nam hiện nay, mỗi tháng mỗi luật sư nhận trung bình từ 3 vụ đến 10 vụ án; nếu là luật sư chân chính thì nhận vài triệu đồng mỗi vụ, còn luật sư chạy án thì nhận từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi vụ. Nhiều luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng, họ mua nhà lầu ở nhiều nơi và tậu xe hơi đắt tiền.
Tôi chỉ là luật sư bào chữa cho người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 18 tuổi phạm tội, phụ nữ mang thai và người tàn tật. Những vụ án thuộc diện này tôi nhận bào chữa hoàn toàn miễn phí nhưng được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hỗ trợ từ một triệu đến hai triệu đồng mỗi vụ, chi phí này chỉ đủ đổ xăng, ăn sáng. Ngoài việc làm luật sư bào chữa tại tòa án, tôi còn phải làm ruộng, cuốc đất trồng rau, nuôi bò để cải thiện cuộc sống.
Sau khi liên ngành Công an - Viện kiểm sát - Tòa án thành phố Tuy Hòa kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của tôi, nhưng bất thành vì vấp phải sự phản đối từ dư luận cả nước. Sau đó, họ tung tin đồn “Tôi sắp bị bắt về tội phản động” làm cho nhân dân trong vùng không ai dám đến nhờ tôi bào chữa.
Nhiều người nói với tôi rằng “Làm luật sư ai cũng giàu sang phú quý còn anh thì nghèo hoài; hơi đâu mà lo chuyện xã hội để tự làm khổ thân; sao anh không chạy án làm giàu như những luật sư khác…”
Làm người ai cũng muốn mình giàu sang phú quý, tôi cũng muốn có nhà lầu, xe hơi nhưng làm giàu bằng cách chạy án bất chính, lấy tiền từ sự đau khổ của người khác làm giàu cho bản thân và gia đình mình thì không nên. Bản thân tôi không bao giờ thấy hạnh phúc khi mình đi xe hơi tiền tỷ mà xung quanh mình còn rất nhiều người dân nghèo lam lũ, làm cơ cực cả đời không đủ ăn.
Nhiều gia đình nông dân quê tôi khi có việc liên quan đến kiện tụng hoặc có người thân trong gia đình lâm vào cảnh lao tù thì họ chạy vạy khắp nơi mượn tiền hoặc buộc phải bán con bò, sào ruộng là tài sản duy nhất của mỗi gia đình nhà nông để lo tiền chạy án, mong sao cho mình thắng kiện hoặc người thân của mình khỏi lâm vào chốn lao tù.
Than ôi, muốn làm một người tốt, một người sống có lương tâm trong cái xã hội này thật là khốn khổ!
LS Võ An Đôn

Hồ là Cộng sản thì còn chỗ đâu để yêu Tổ quốc, đồng bào Việt Nam?

 
 
Le Nguyen (Danlambao) - Đối với các chiến sĩ thông tin hay với các “tín đồ” của các trang báo lề dân thì không còn ai mơ hồ, hiểu lệch lạc về tên cộng sản vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc Hồ Chí Minh nữa và về phía các tên dư luận viên - cái loa tuyên truyền của tuyên giáo cộng sản khi thấy các bài viết chỉ ra sự thật Hồ chí Minh, chúng như cái máy hô vài ba câu khẩu hiệu thuộc nằm lòng đại khái như: “...bác Hồ vĩ đại, công lao của bác to lớn... không có bác không có Việt Nam độc lập thống nhất?... Mỗi dân tộc đều có anh hùng để tôn thờ... bác là thánh của dân tộc không được mạ lỵ, phỉ báng bác...” rồi biến mất khi gặp sự phản ứng quyết liệt với các bằng chứng tội ác giết người man rợ, tội làm tay sai cho Nga-Tàu, đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng của Hồ Chí Minh do các còm sĩ báo lề dân trưng dẫn tư liệu, bằng chứng không thể chối cãi.
Mặt trận thông tin tuyên truyền của tuyên giáo cộng sản phổ biến huyền thoại của “thánh Hồ”, lúc mạng thông tin bùng nổ đã thất bại, đã không còn cơ hội cho cộng sản diễn trò “bác đảng” trên các trang mạng xã hội, các trang báo lề dân và niềm tin của một bộ phận không nhỏ của tầng lớp cán bộ, đảng viên về “cha già dân tộc” phai nhạt dần, có nguy cơ dẫn đến tự diễn biến, tự chuyển hóa của các tầng lớp cán bộ đảng viên, dẫn đến sụp đổ chế độ. 
Do đó để đối phó với hiện tượng tự chuyển biến, tự chuyển hóa tư tưởng trong lòng nội bộ đảng cộng sản Việt Nam và để củng cố niềm tin “bác vĩ đại, đảng quang vinh” – Tuyên giáo trung ương đảng cộng sản đã tập trung nguồn lực chính trị, quy tụ các lý thuyết gia hàng đầu trong cái hội đồng lý luận trung ương, là cơ quan tham mưu cho đảng về lý luận chính trị soạn thảo, làm ra, phát tán, giảng dạy, bồi dưỡng lý luận cho cán bộ tuyên giáo: một là làm mới lý luận đã phá sản; hai là ngăn chận sức tiến công của các chiến sĩ thông tin đánh sập, đốt cháy hào quang giả tạo của Hồ Chí Minh.
Để chống đỡ sức công phá của các chiến sĩ thông tin trên các trang báo lề dân và để che dấu tội ác, gian manh của tên cộng sản ngu dốt, rừng rú Hồ Chí Minh (lời của đồng chí Staline dành cho Hồ). Các tài liệu tuyên giáo bao biện rằng Hồ Chí Minh là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, suốt đời sống độc thân, vì dân vì nước chứ Hồ không phải là cộng sản và tội ác tố điêu, giết người trong cải cách ruộng đất, chúng cho là do Tàu ép nhưng sự thật lịch sử đã chống lại Hồ Chí Minh, là chính hắn ta ngoan ngoãn thi hành “lệnh” trên giao chứ không ai ép cả! 
Bằng chứng lịch sử đã chỉ ra Hồ Chí Minh là tên cộng sản quốc tế đã nhận lệnh Nga-Tàu thực hiện cải cách ruộng đất long trời lở đất ở miền Bắc. Giờ thì ai cũng biết, chính Hồ Chính Minh là đầu têu của trò dựng chuyện, tố điêu gia đình bà Cát Hanh Long, Nguyễn Thị Năm đóng góp không ít cho kháng chiến chống Pháp với nhiều bịa đặt tội ác tưởng tượng trong bài Địa Chủ Ác Ghê nhằm giết người có công với cách mạng. Ngày nay sự thật lịch sử đã chỉ ra bản thân bà Nguyễn Thị Năm, Cát Hanh Long là hội trưởng hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Các con bà có Nguyễn Hanh làm đến chức trung đoàn trưởng thuộc sư đoàn 308 và Nguyễn Cát là thành viên trong phái đoàn Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận nhận ấn kiếm thoái vị của vua Bảo Đại ở kinh thành Huế năm 1945. 
Chuyện tuyên giáo cộng sản mớm lời cho các tên cuồng đảng, mê Hồ nhằm chạy tội cho Hồ là không lạ! Chúng ngụy biện cho là Hồ bị Tàu Cộng ép thực hiện việc giết người man rợ, mớm ý cho cháu con đấu cha tố mẹ chửi bới ông bà làm đảo lộn luân thường đạo lý, phá nát nền tảng đạo đức gia đình Việt Nam và cho rằng Hồ không dính dáng gì đến tội ác trời không dung đất không tha của Hồ gây ra. 
Thời gian qua bộ mặt gian manh tàn bạo cuồng cộng của Hồ đã bị các chiến sĩ thông tin lột ra từng mảng nhỏ và để đối phó đảng, nhà nước cộng sản đã xua các tên bồi bút vào cuộc xóa tội giết 172. 008 mạng người cho Hồ, với việc làm mới câu chuyện Hồ biết sai đã dũng cảm khóc lóc xin lỗi đồng bào và được văn nô, bồi bút ê a, đặt vào mồm Hồ rằng thì là:
“...Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, mà người phụ nữ ấy lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản, là mẹ một trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tại chức!... Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng... Người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa".
Thế nhưng lịch sử đã chỉ ra bộ mặt tráo trở, gian manh của Hồ, bởi trước khi vụ việc xảy ra, Hồ đã thảo luận với Tàu, nhận chỉ thị của Nga để thực hiện cải cách ruộng đất và đối chiếu nội dung bài Địa Chủ Ác Ghê do Hồ viết dưới bút danh C.B cùng với những lá thư gửi cho Staline lưu trữ trong văn khố Nga đã nói lên tất cả sự thật. Chính cá nhân Hồ chủ động, tích cực thực hiện cải cách ruộng đất nhưng đã được văn nô, bồi bút, sử nô đẩy tội Hồ sang cho người khác. Dưới đây là thư Hồ Chí Minh gởi cho Staline liên quan đến cải cách ruộng đất:
Bức thư thứ 1 Nội dung tạm dịch:

Đồng chí Stalin thân mến:

Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.

Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.

Gửi lời chào cộng sản.

Hồ Chí Minh, 31/10/1952

Nguồn tài liệu: Cục lưu trữ quốc gia Nga:
Bức thư thứ 2 Nội dung tạm dịch:
Đồng chí Stalin kính mến

Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.

- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.

1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.

2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có người chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.

3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh (thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm.

4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau

(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu

Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.

Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất.

Hồ Chí Minh
30-10-1952
đã ký
(Quý vị để ý: Trong bức thư thứ 2, Hồ Chí Minh ký tên Tàu”
Đọc thư của Hồ Chí Minh gởi cho Stline và đọc bài Địa Chủ Ác Ghê do Hồ bịa ra không khó để nhận ra các chuyên “da”, lý luận “da” lề đảng không thể lấp liếm che giấu tội ác kinh hoàng của cải cách ruộng đất nên đã đánh tráo tội ác, đổ tội ác của Hồ Chí Minh trong cải cách ruộng đất cho cố vấn Tàu. 
Tuy nhiên tội ác khủng khiếp nhất của Hồ là Hồ khoát áo dân tộc, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, phục vụ cho nhiệm vụ làm tay sai cho cộng sản quốc tế là sự thật không thể chối cãi...
Bằng chứng lịch sử cũng đã chỉ ra, Hồ là tên gián điệp trăm tên nghìn mặt của quốc tế cộng sản đệ tam nhưng tuyên giáo cộng sản vẫn dẫn dắt những tên đảng viên ngu đảng, cuồng Hồ tin tưởng mù quáng rằng, Hồ là cha già dân tộc, là thánh của dân tộc Việt Nam và “lý tưởng cộng sản” chỉ là phương tiện để cho Hồ hoạt động cách mạng, đánh đuổi thực dân, đế quốc(?) 
Phải công nhận là tuyên giáo cộng sản đã ít nhiều thành công với một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ngu đảng, cuồng Hồ - một bộ phận không có khả năng đọc hiểu, không đủ “trình” vượt tường lửa để truy cập các tài liệu, thông tin nằm ngoài “giáo trình” nhồi sọ của tuyên giáo trung ương đảng cộng sản nên chúng vẫn mù quáng bất kể chết, lao vào bảo vệ hào quang giả tạo của tên đại gian, đại ác Hồ Chí Minh.
Thông thường nếu ai có khả năng vượt tường lửa, có khả năng đọc hiểu các tài liệu ngoài nguồn bác đảng làm ra thì các tên ngu đảng, cuồng Hồ khi tiếp cận lá thư đòi tiền lương, tiền công tác phí từ quốc tế cộng sản và đọc di chúc của Hồ với cái đầu không mê cuồng, nhất định chúng sẽ thấy Hồ là một tên cộng sản, đỏ từ đầu tới đít, đỏ từ trong ra ngoài, tới chết Hồ vẫn còn đỏ... và dưới đây là các tài liệu liên quan chỉ ra Hồ là tên cộng sản đệ tam, tới chết vẫn còn mê cuồng Mác-Lê:
1)Thư Hồ Chí Minh gửi đoàn chủ tịch quốc tế nông dân.
Các đồng chí thân mến,

Trong 2 hoặc 3 tuần lễ tôi sẽ trở về Đông Nam Á. Chuyến đi của tôi tốn chừng 500 đôla Mỹ. Vì tôi không có tiền, nên tôi mong các đồng chí giúp tôi.Xin vui lòng trả lời tôi ở địa chỉ như sau: Ông Lai, ở nhà ông écxten, 21 phố Halesơ, Béclin. Trong thư trả lời này, hãy viết đơn giản "có" hoặc "không". Nếu là có, hãy gửi tiền đến Uỷ ban Trung ương của Đảng Đức, cho "Liwang".Có hay không có tiền, tôi yêu cầu các đồng chí gửi cho tôi một chương trình tổ chức thực hành để tôi có thể làm việc một cách có ích. Trong khi chờ đợi sự trả lời mà tôi hy vọng có được tức thời, xin các đồng chí thân mến nhận lời chào cách mạng của tôi.

Béclin, ngày 16-12-1927.

NGUYỄN ÁI QUỐC 

Hồ Chí Minh toàn tập - tập 2
2)Thư gửi ban phương đông Quốc tế Cộng Sản.
Các đồng chí thân mến,

Đây là tóm tắt tình hình của tôi:

Tháng 5-1927... rời Quảng Châu

Tháng 6... tới Mátxcơva

Tháng 7 - tháng 8 ở bệnh viện

Tháng 11 được phái đi Pháp

Tháng 12 rời Pháp (không thể công tác được do cảnh sát) đến hội nghị Bruyxen.

Tháng 1 - tháng 4-1928 Chờ chỉ thị của các đồng chí ở Béclin và sống bằng sự giúp đỡ của MOPRE 1 

Vì không thể công tác ở Pháp, ở Đức thì vô ích, nhưng cần thiết ở Đông Dương, nên tôi đã xin lại lên đường về xứ sở này. Trong những thư gửi cho các đồng chí, tôi đã lập một ngân sách công tác và một ngân sách đi đường.

Khi đồng chí Đôriô qua Béclin, đồng chí đã hứa sẽ quan tâm đến vấn đề của tôi. Tôi đã nói với đồng chí ấy là nếu không được kinh phí công tác, miễn là đồng chí cho tôi tiền đi đường, bởi vì đã một năm tôi lang thang từ nước này sang nước khác.

Nhưng cho tới nay tôi chưa nhận được chỉ thị của các đồng chí, cả câu trả lời của đồng chí Đôriô.
Hiện nay, tôi ở trong hoàn cảnh khó khăn không chịu nổi:

a) Chờ đợi vô thời hạn (tôi chờ chỉ thị đã 4 tháng).

b) Không có gì để sống vì rằng MOPRE không thể giúp tôi một cách vô hạn, ngay cả cho 18 đồng mác mỗi tuần (số tiền đối với tôi không đủ sống nhưng quá nặng cho tổ chức).

Vậy tôi xin các đồng chí cho tôi càng sớm càng tốt những chỉ thị chính xác về điều mà tôi phải làm và bao giờ thì tôi có thể lên đường.

Xin gửi lời chào cộng sản.

Nguyễn Ái Quốc.

Béclin ngày 12-4-1928. Hồ Chí Minh toàn tập, tập2.
3) Trích đoạn di chúc Hồ Chí Minh.
“...Ai đoán biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy năm mấy tháng nữa?

Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột...

...Về phong trào cộng sản thế giới - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em!

Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình...
...Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.

...Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”
Qua những tài liệu trưng dẫn đối chiếu với những việc Hồ Chí Minh làm cho quốc tế cộng sản cho đến khi chết. Rõ ràng Hồ Chí Minh là một tên cộng sản mê cuồng là nhất quán không thể chối cãi và cộng sản thì tôn thờ chủ nghĩa tam vô: vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc... lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm tư tưởng chỉ đạo, theo đuổi chủ nghĩa xã hội, chống đa nguyên đa đảng... Và Hồ là cộng sản nên luôn bận rộn với đấu tranh giai cấp, với chuyên chính vô sản, với lời chào cộng sản luôn gắn trên môi, với cuồng vọng “tôi dắt năm châu đến đại đồng” thì còn chỗ nào trong trái tim để Hồ yêu tổ quốc, yêu đồng bào mà các tên ngu đảng, cuồng Hồ ca tụng là cha già dân tộc, là thánh của dân tộc việt Nam, lừa bịp nhân dân để nhân dân ngộ nhận bái lạy tôn thờ? 
10/3/2015

Còn độc đảng, độc tài, độc quyền tham nhũng còn tràn lan

 
Trần Quang Thành (Danlambao) - Giới cầm quyền cộng sản Việt Nam đang dọn đường dư luận đưa ra xét xử 8 vụ án 'trọng điểm' về tham nhũng. Đã nhiều vụ trọng điểm được đưa ra xét xử, nhưng bài học rút ra là “giặc nội xâm” tham nhũng ngày càng gia tăng và tinh vi hơn.
Từ xã đến trung ương, ngành này lan sang ngành khác người nào có quyền đặt bút ký là cũng có thể dính tràm tham nhũng.
Tham nhũng là lũ chuột to, chuột nhỏ được cái lọ lộc bình là đảng cộng sản dung dưỡng ngày càng mập béo. Đánh nó là bình vỡ, đảng tan.
Việc chống tham nhũng ở Việt Nam rất kém hiệu quả, xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, thì điểm ba năm: 2013, 2014 và 2015 vẫn là 31/100, không có thay đổi. Có lẽ vì vậy Tông thanh tra chính phủ đã nói rằng tham nhũng vẫn trong tình hỉnh ổn định.
Nhân sự vụ sắp đưa ra xử 8 vụ án “trọng điểm” về tham nhũng. Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có đôi lời bình luận qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.
Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.
(Youtube PV ông Quang A)


Campuchia trục xuất hơn một nghìn người Việt


Người biểu tình Campuchia đốt cờ Việt Nam bên ngoài Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh hồi cuối năm 2014.
Người biểu tình Campuchia đốt cờ Việt Nam bên ngoài Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh hồi cuối năm 2014. 
Theo Phnom Penh Post, VOA-04.10.2015 

Gần 2 nghìn người, phần lớn là người Việt, đã bị chính quyền Phnom Penh trục xuất trong 9 tháng đầu năm 2015, số liệu của chính phủ Campuchia cho biết.
Tính từ tháng Một tới tháng Chín năm nay, 1.919 người đã bị đuổi khỏi vương quốc này, trong đó có 90% là người gốc Việt.
Theo con số mà cơ quan nhập cảnh Campuchia công bố, tỷ lệ người Việt Nam bị trục xuất gia tăng kể từ năm ngoái.
Năm 2014, trong khoảng thời gian từ tháng Bảy và tháng 12 khi số liệu được ghi nhận, có 1.307 vụ trục xuất, trong đó người Việt chỉ chiếm hơn 80%.
Phe đối lập Campuchia bấy lâu nay thường sử dụng “con bài” người Việt ở Campuchia để cáo buộc chính quyền Phnom Penh nhân nhượng Hà Nội.

Chưa rõ là việc Campuachia trục xuất nhiều người Việt như trên có nhằm mục đích chứng tỏ sự cứng rắn đối với vấn đề nhập cư cho những người phản đối thấy hay không.
Ngoài người Việt, các di dân trái phép còn từ các nước như Trung Quốc, Nigeria, Mỹ, Anh, Pháp và Italia.
Theo các quan chức địa phương, những người bị trục xuất không có giấy tờ nhập cảnh hợp pháp, giấy phép làm việc và thường vào Campuchia trái phép qua các tuyến đường không chính thống.
Tổ chức nhân quyền Adhoc hoan nghênh việc chính phủ minh bạch về con số người bị trục xuất, nhưng nhấn mạnh rằng họ cần phải được đối xử công bằng.
Ngoài vấn đề di dân, phe đối lập cũng thường cáo buộc chính quyền “dâng đất” cho Viêt Nam.
Trả lời VOA Việt Ngữ khi biểu tình bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc hôm 26/9, ông Thành Kiên, một người Khmer Krom, nói với VOA Việt Ngữ: “Nếu mà giải quyết vụ đất đai không được hoặc không thể giải quyết cái vụ người Việt Nam ở trên đất nước Campuchia bất hợp pháp quá nhiều thì nên cho [Thủ tướng] Hun Sen ra đi".

Rau xanh không còn an toàn

  Nhóm phóng viên tường trình từ VN
Theo RFA-2015-10-02
 rau-xanh-622.jpg
 Những người nôi trợ ngày càng ngại mua những loại rau xanh có màu xanh mơn mởn như thế này. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) -RFA

Rau xanh không còn là thực phẩm an toàn đối với con người, đây là một thẩm trạng mà càng ngày người Việt Nam càng lún sâu vào. Nếu như với khoa học, rau xanh là một loại thực phẩm quan trọng, có khả năng bổ sung vitamin mạnh nhất thì với người nông dân, rau xanh là một tấm xốp hút đầy thuốc độc và bán nó, người ta kiếm được tiền. Còn với người tiêu dùng, rau xanh là một loại thực phẩm có chứa độc vừa đủ để ngấm dần vào cơ thể cho đến một lúc nào đó tự động phát tác mà hằng ngày người ta phải bỏ tiền ra để mua độc vào cơ thể.

Lượng thuốc độc quá cao

Một người nông dân tên Thiện, sống ở huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, chia sẻ: “Ở ngoài này họ trồng nhiều rau lắm, nhưng phân đạm, phân lân thì nhiều chứ phân hữu cơ thì ít lắm! Rau cải, rau muống… các thứ đều bơm thuốc dưỡng chứ. Nhưng mà đắt đỏ chứ lúc nào rau quá rẻ thì họ để cho lên tự nhiên…!”
"Ở ngoài này họ trồng nhiều rau lắm, nhưng phân đạm, phân lân thì nhiều chứ phân hữu cơ thì ít lắm! Rau cải, rau muống… các thứ đều bơm thuốc dưỡng chứ. Nhưng mà đắt đỏ chứ lúc nào rau quá rẻ thì họ để cho lên tự nhiên… "-Ông Thiện
Ông Thiện cho biết thêm là hiện tại, không có loại rau nào là đáng tin cậy cho dù rau được trồng theo công nghệ trồng rau sạch. Bởi những làng trồng rau sạch vẫn có bơm thuốc nhưng thay vì bơm ban ngày, người ta chuyển sang bơm ban đêm, vào lúc người khác đã đi ngủ. Ông Thiện đã nhiều lần chừng kiến người ta bơm thuốc hàng loạt cho rau xanh vào lúc nửa đêm khi ông đi bán rau chợ khuya.

Ông Thiện cho rằng sở dĩ một số làng rau sạch lại lén lút bơm thuốc trừ sâu cho rau của họ là vì họ cũng rơi vào thế bí. Họ đã bỏ ra không ít tiền để đầu tư làm rau sạch nhưng lại không có đầu ra, không có chỗ tiêu thụ ổn định, cuối cùng, phải mang ra chợ bán chạy đua với rau không an toàn. Và khi họ làm như vậy, để gở được một phần vốn của họ, họ buộc phải nói dối với các đầu mối thường đến mua rau sạch của họ. Cuối cùng, người tiêu dùng chịu trận nặng nhất khi mua rau với giá cao nhưng lại không sạch, vẫn nguy hiểm.

Cũng theo ông Thiện, hiện nay, rau xanh trên thị trường không có rau nào là không bơm thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng cây, chống nấm. Bởi vì thời tiết quá khắc nghiệt, khi nắng thì như đổ lửa, mưa thì như trút nước, không có cây rau nào trụ nổi với thời tiết như vậy. Muốn giữ vườn rau, người nông dân buộc phải bơm thuốc.

Có hai cách để giữ vườn rau, hoặc là làm giàn, che lưới, đưa nguồn nước sạch từ thủy cục vào hồ chứa chừng ba ngày để lượng clo trong nước hoàn toàn bốc hơi, sau đó tưới rau và bón rau bằng phân chuồng. Hoặc là dùng thuốc hóa học và bơm thường xuyên mỗi ngày, dùng phân hóa học, có thể tưới nước giếng bơm.

Nếu chọn phương án che giàn lưới và tưới nước sạch, chi phí cho một vụ rau sẽ đội lên rất cao, người nông dân sẽ không thu được lãi nếu bán đồng giá trên thị trường. Chỉ bán cho siêu thị, nhà hàng thì mới có thể kiếm chút lãi, mà những siêu thị, nhà hàng, khách sạn thường có mối ổn định, người nông dân khó mà lọt vào được.

rau-xanh-400.jpg
Ảnh minh họa. RFA PHOTO.
Ngược lại, chọn phương án tưới nước giếng bơm và bón phân hóa học, bơm thuốc kích thích sinh trưởng, chu kì phát triển của cây rút ngắn đáng kể, từ chỗ một tháng hoặc một tháng rưỡi rút xuống còn một tuần hoặc nửa tháng. Người nông dân thường xuyên bơm thuốc vào mỗi chiều tối, bơm chất kích thích tăng trưởng, sau một tuần là vụ thu hoạch bắt đầu.

Ông Thiện cho rằng nguồn nước giếng bơm với hàm lượng phèn, thậm chí thạch tín trong đó quá cao cũng sẽ là mối nguy cho người tiêu dùng bởi cây rau phải thường xuyên tiếp xúc với nước không an toàn, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng cây, kích thích tăng trưởng.

Để chốt lại vấn đề, ông Duy khẳng định là hiện tại, không bao giờ có rau sạch bán trên thị trường, trừ khi đó là rau do tự người ta trồng ra. Bởi muốn có rau sạch, việc đầu tiên phải có một thị trường sạch và có một môi trường chính trị, văn hóa và kinh tế sạch.

Những thứ này tưởng chừng không liên quan với nhau nhưng trên thực tế, khi sống trong một môi trường chính trị, kinh tế và văn hóa sạch sẽ, lành mạnh, tâm hồn người nông dân sẽ nhanh chóng trở về với bản nguyên hồn nhiên, tốt bụng và chất phác.

Mũi dùi Trung Quốc

Một nông dân khác tên Khải, sống ở huyện Đoan Hùng, Phú Thọ, chia sẻ thêm: “Dùng thì người ta vẫn phải dùng (loại rau bơm thuốc). Bởi rau ở đây khô cằn, không tăng trưởng được, nó tùy thuộc vào thời tiết, khí hậu của từng năm. Mùa Đông thì rau tốt chứ mùa này thì cằn lắm. Ví dụ như vào mùa này thì rau đang bị cằn cỗi lắm, mùa đông thì đỡ hơn.”
"Dùng thì người ta vẫn phải dùng (loại rau bơm thuốc). Bởi rau ở đây khô cằn, không tăng trưởng được, nó tùy thuộc vào thời tiết, khí hậu của từng năm. Mùa Đông thì rau tốt chứ mùa này thì cằn lắm. "-Ông Khải
Theo ông Khải, vấn đề rau xanh trở nên độc hại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng hiện nay lại có một nguyên nhân sâu xa khác mang tên Trung Quốc. Yếu tố Trung Quốc đã chi phối quá nặng trên thị trường Việt Nam, tao ra những cơn lốc sử dụng vô hồn, nghĩa là cứ rẻ thì mua, mua xài xong lại vứt, lại xài tiếp. Chính thứ tâm lý này đã tác động không nhỏ đến người nông dân.

Người nông dân đã trở nên nóng vội trong việc kiếm tiền, bất chấp sức khỏe đồng loại để kiếm tiền. Đương nhiên, cũng vì hố sâu ngăn cách quá rõ rệt, ngày càng nới rộng giữa đời sống xa hoa, phung phí của giới quan quyền, tư bản đỏ và nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn mọi thứ của người nông dân, giới lao động nghèo. Trong khi đó, chính người nông dân và giới lao động nghèo phải hằng ngày còng lưng đóng đủ các loại thuế trong từng chai nước mắm, gói bột ngọt, chai xì dầu…

Chính hố sâu ngăn cách cùng với những bất công về đất đai đã khiến người nông dân một mặt chạy đua với thời gian, còn nước thì còn tát, cố gắng đào thật nhiều tiền trên mảnh vườn trước khi nó dính vào một dự án nào đó.

Nhưng đáng sợ hơn là sâu thẳm trong tâm hồn người nông dân, sự oán giận đã biến thành hành động, họ bơm thuốc vô tội vạ và không bao giờ ăn rau mình trồng bởi họ biết rằng những kẻ có tiền, ăn trên ngồi trốc sẽ là khách hàng của họ trong một ngày nào đó. Đương nhiên điều này đã được chuyển hóa thành hành động gần với vô thức của người nông dân.

Ông Khải nói rằng ông không đồng cảm với người nông dân trong vấn đề trồng rau xanh của họ nhưng điều này cũng nói lên rằng nếu như có một xã hội tử tế, một hệ thống nhà nước tử tế, người nông dân sẽ cho ra đời những cây rau sạch. Cây rau Việt Nam hiện tại giống như một biểu kế đo sự tử tế của nhà nước. Hệ thống quản lý càng tốt thì cây rau càng sạch, ngược lại, hệ thống quản lý nhà nước càng bệ rạc bao nhiêu thì cây rau càng chứa nhiều độc tố bấy nhiêu. Đây giống như luật nhân quả vậy!

http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/tainted-vegetable-big-threat-to-consumers-10022015142955.html/vttvn100215.mp3
Nói đến đây, ông Khải lắc đầu, thở dài.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Người Việt cố giàu lên để vẫn bị coi là kẻ thất bại

  Cúc Trần
Theo RFA-2015-10-03
 giau-ngheo-622.jpg
Ảnh minh hoạ -RFA file/AFP

Tại sao quốc gia chúng ta lại thất bại?

Khi nhận được câu hỏi: Bạn (Người Việt) cố giàu lên, để làm gì? Chắc hẳn ai cũng sẽ có câu trả lời riêng của mình. Riêng tôi, sau khi đọc xong series bài Người Việt cố giàu lên, để làm gì? (1,2) của nhạc sỹ Tuấn Khanh, tôi lại nhớ ngay đến cuốn sách Why Nations Fail của Daron Acemoglu và James A. Robinson. Tuy là hỏi đấy nhưng người đọc có thể câu trả lời ngay trong chính bài viết của tác giả: đa số Người Việt cố giầu lên là để tìm lối thoát cho con em họ và chính họ ra khỏi quê hương mình. Một quốc gia mà người dân lại muốn bỏ đi liệu có phải là một quốc gia bị thất bại? Và tại sao quốc gia chúng ta lại thất bại?
Theo Daron Acemoglu và James A. Robinson trong cuốn Why Nations Fail, các quốc gia thất bại ngày nay là những quốc gia đang áp dụng các thể chế kinh tế tước đoạt (extractive economic institutions) và những thể chế này không tạo ra được những động cơ cần thiết để người dân tiết kiệm, đầu tư, học tập và sáng tạo. Nhưng chính “Thể chế chính trị” mới là yếu tố quyết định thể chế kinh tế của một quốc gia. Trong thể chế chính trị tước đoạt (extractive politcal institutions), giới lãnh đạo hỗ trợ cho các thể chế kinh tế tước đoạt bằng cách gắn kết quyền lực với những người được hưởng lợi từ sự tước đoạt này. Mặc dù các thể chế kinh tế và chính trị tước đoạt hiện hữu dưới nhiều hình thức khác nhau trong những điều kiện khác nhau nhưng nó lại luôn là gốc rễ của sự thất bại của mọi quốc gia. Như chúng ta có thể thấy ở Argentina, Columbia, Ai Cập (Việt Nam?), sự thất bại này thể hiện ở sự thiếu vắng các hoạt động kinh tế thích đáng; bởi các chính trị gia lại sống sung sướng hơn khi tước đoạt đi các nguồn lực hoặc dẹp bỏ được bất kỳ hoạt động kinh tế tư nhân nào đe dọa đến quyền lợi của họ và giới kinh tế có quyền lợi gắn liền với họ (nôm na là các công ty nhà nước và công ty sân sau của giới cầm quyền). Kết quả là người dân những quốc gia này còn nghèo hơn khi họ ở vào thập niên 1960.
Theo nhận định của tác giả, Trung Hoa (một quốc gia mà Việt Nam là bản sao của họ về thể chế kinh tế và chính trị) cũng là một quốc gia phát triển dưới thể chế kinh tế tước đoạt nên sẽ không phát triển bền vững và có vẻ như một cỗ máy đang sắp hết hơi. Mặc dù gần đây Trung Quốc đã chú trọng đến đổi mới và phát triển công nghệ, nhưng sự phát triển của họ chủ yếu dựa trên việc áp dụng công nghệ có sẵn và đầu tư nóng, chứ không phải dựa trên sự hủy diệt mang tính sáng tạo*. Kinh tế của họ phát triển dựa trên sự phát triển nóng, nhập khẩu công nghệ và xuất khẩu những sản phẩm cấp thấp giá rẻ - đây là kiểu phát triển mà tác giả gọi là sự hấp dẫn của kinh tế bóc lột: các con số tăng trưởng đẹp, một tầng lớp cực giàu nổi lên, người dân cũng được no đủ hơn nhưng đại đa số vẫn nghèo mạt và không có quyền con người chính đáng. Kiểu phát triển này sẽ không thể kéo dài khi Trung Quốc đạt đến tiêu chuẩn của một quốc gia có mức thu nhập trung bình, đồng thời tỷ lệ tăng trưởng thần kỳ của họ cũng sẽ dần dần bốc hơi. Ngay cả khi đó người dân cũng không thể hi vọng rằng giới cầm quyền sẽ tạo điều kiện để quốc gia này chuyển sang kiểu phát triển dựa trên sự hủy diệt mang tính sáng tạo và đổi mới thực sự, bởi vì chăm lo cho phúc lợi và hỗ trợ cho người dân làm giàu, sáng tạo không phải là ưu tiên của giới cầm quyền mà họ chỉ quan tâm làm sao để duy trì quyền lực và lợi ích kinh tế cho họ mà thôi. Do vậy, kịch bản khả dĩ nhất sẽ là Đảng CSTQ và tầng lớp gắn bó với họ về quyền lợi kinh tế sẽ tìm cách để thắt chặt quyền lực trong vài thập kỷ tới. Các doanh nghiệp được đảng “chống lưng” vẫn sẽ được hỗ trợ để nhận được những hợp đồng với điều kiện cực kỳ ưu đãi, họ có thể ép người dân để tịch thu đất đai, vi phạm pháp luật mà không hề bị trừng phạt. Ai dám chống lại đường lối kinh doanh này của họ sẽ bị coi là phản động và thậm chí có thể bị bỏ tù hoặc ám sát.

Thuyết bất bình đẳng thế giới

51087851257508-40866-622.jpg
Ảnh minh họa chụp tối ngày 15/9/2015 tại Sài Gòn.
Quay trở lại với câu hỏi Người Việt cố giàu lên để làm gì? Họ làm giàu để có đủ phương tiện đi tìm một lối thoát tới một nơi mà họ tìm thấy sự bình đẳng hơn trước bất lực không thể thay đổi thực tại về thể chế kinh tế và chính trị gì ở quê hương mình. Thế giới chúng ta đang sống vốn đầy dãy sự bất bình mà các tác giả gọi là Thuyết bất bình đẳng thế giới, theo thuyết đó có những vùng miền chỉ cách nhau một bờ ranh giới nhưng người dân trên hai vùng đất ấy lại sống hai cuộc đời rất khác nhau. Ví dụ như Nam Hàn và Bắc Hàn, hai vùng Nagolas (một bên thuộc Arizona của Mỹ và một bên thuộc Sonora, Mexico; họ có cùng tổ tiên, tập quán ăn uống, âm nhạc giống nhau). Một bên người dân sống khỏe mạnh hơn, tuổi thọ cao hơn và được giáo dục tốt hơn. Họ được tiếp cận nhiều tiện nghi và nhiều lựa chọn trong cuộc sống, từ các kỳ nghỉ cho tới sự nghiệp mà người dân ở bên kia chỉ có thể mơ đến mà thôi. Những người sống ở quốc gia thịnh vượng hơn có thể lái xe trên những con đường không có ổ gà, nhà ở của họ có đầy đủ điện nước và tiện nghi nội thất. Quan trọng hơn là chính quyền của họ không tùy ý bắt bớ hoặc sỉ nhục họ, ngược lại chính phủ cung cấp dịch vụ gồm giáo dục, chăm sóc y tế, đường xá, đảm bảo các quy định và luật pháp. Người dân được quyền bầu cử và góp tiếng nói cho chiều hướng chính trị mà quốc gia họ theo đuổi.

Chỉ ở những quốc gia đó mới sản sinh ra được những Bill Gates hay những nhân vật huyền thoại khác trong ngành công nghệ thông tin như Paul Allen, Steve Ballmer, Steve Jobs, Larry Page, Sergey Brin, và Jeff Bezos. Tài năng và tham vọng vượt bậc của họ đã được khích lệ để bùng nổ thông qua một loạt các thể chế đem lại cho người dân một hệ thống giáo dục tốt, nền hành chính công minh bạch và không rào cản, hệ thống tài chính ngân hàng dễ tiếp cận vốn đối với người khởi nghiệp, thị trường lao động chất lượng cao, môi trường kinh doanh tương đối cạnh tranh. Những doanh nhân này tự tin ngay từ đầu rằng dự án mơ ước của họ có thể thực hiện được: họ tin vào những thể chế và quy định pháp luật do những thể chế này đặt ra mà không cần phải lo lắng về quyền sở hữu trí tuệ của mình bị đáng cắp. Quan trọng nhất, thể chể chính trị đã đảm bảo rằng không có một nhà độc tài nào có thể ngoi lên và tự ý thay đổi luật lệ của cuộc chơi theo hướng có lợi cho riêng mình, tước đoạt của cải của họ, bỏ tù họ hoặc đe dọa đến tính mạng và cuộc sống của họ.

Trong cuốn sách còn có với sự so sánh rất thú vị của các tác giả về con đường làm giàu của hai tỷ phú được xếp hàng top thế giới là Bill Gates (Mỹ) – một sản phẩm của thể chế kinh tế dung nạp (inclusive economic institutions) và Carlos Slim (Mexico) - một sản phẩm của thể chế kinh tế tước đoạt (extractive economic institutions). Khối tài sản của Gates được xây dựng từ trí tuệ và khả sáng tạo vượt bậc trong một nền kinh tế cạnh tranh bình đẳng, trong khi đó Slim cũng rất tài năng nhưng khối tài sản của ông được tạo dựng lên nhờ biết cách khai thác lợi thế độc quyền được chính phủ bảo trợ và mối quan hệ chặt chẽ với giới chính khách Mexico (rất giống với cách làm giàu của các đại gia Việt Nam). Ban đầu, ông nổi lên nhờ các thương vụ mua bán chứng khoán và khôi phục lại những công ty thua lỗ, trong đó nổi bật nhất là vụ mua lại Telmax – hãng viễn thông độc quyền ở Mexico được Tổng thống Carlos Salinas tư nhân hóa vào năm 1990. Chính phủ thông báo bán ra 51% cổ phiếu có quyền biểu quyết (chiếm 20,4% tổng số cổ phiếu) trong công ty vào Tháng Chín 1989 và nhận thầu vào Tháng Mười Một 1990. Mặc dù Slim không bỏ thầu cao nhất nhưng liên doanh do tập toàn Grupo Corso của ông dẫn đầu vẫn thắng thầu. Thay vì phải thanh toán cho cổ phiếu ngay lập tức thì ông tìm cách trì hoãn việc thanh toán, sử dụng chính lợi tức của Telmex để trả cho số cổ phiểu đó. Một hãng viễn thông trước đây thuộc độc quyền kinh doanh của nhà nước thì nay thuộc độc quyền kinh doanh của Slim với lợi nhuận khổng lồ.

Các thể chế kinh tế để tạo nên những đại gia như Carlos Slim hoàn toàn khác với các thể chế ở Mỹ, nơi sinh ra những đại gia như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zugerbeck... – những người có khả năng làm khuynh đảo thế giới bằng quyền lực mềm của mình chứ không phải bằng tiền bạc. Nếu bạn sống ở Mexico, bạn sẽ gặp phải vô số những rào cản lớn khi lập nghiệp, bao gồm chi phí đắt đỏ để xin các giấy phép cần thiết, những tệ nạn quan liêu mà bạn phải vượt qua, các chính trị gia và doanh nghiệp cùng ngành sẽ ngáng đường bạn, khó khăn khi xin vốn từ một khối các công ty tài chính thường có quan hệ móc ngoặc sẵn với các doanh nghiệp cùng ngành mà bạn đang phải cạnh tranh. Trong môi trường kinh doanh như vậy, bạn cần phải trang bị cho mình nhiều mánh mung: ai là người bạn phải thiết lập quan hệ và bạn có thể gây ảnh hưởng đến ai, và đương nhiên ai là người mà bạn có thể hối lộ. Carlos Slim, một người tài năng, tham vọng xuất thân từ một gia đình nhập cư Libăng khá khiếm tốn là bậc thầy trong việc đoạt được những hợp đồng độc quyền, ông độc quyền thống trị thị trường viễn thông Mexico rồi mở rộng sang cả các nước Mỹ Latin còn lại. Nhưng khi ông định mở rộng kinh doanh sang Mỹ – một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng thì ông đã gặp phải thất bại ngay lập tức.

Năm 1999, Tập đoàn Grupo Curso của ông mua lại hãng bán lẻ máy tính CompUSA. Trước đó CompUSA đã cấp đặc quyền cho công ty COC Services để bán hàng hóa của họ ở Mexico. Slim ngay lập tức vi phạm hợp đồng với ý định thành lập một chuỗi cửa hàng riêng của mình mà không phải cạnh tranh với COC. Nhưng COC đã khởi kiện CompUSA lên một toàn án ở Dallas. Trên đất Mỹ, Slim không được “chống lưng” và bị phạt 454 triệu USD. Luật sư của COC, Mark Werner sau đó đã giải thích rằng “thông điệp của bản án này là trong nền kinh tế toàn cầu, các công ty phải tôn trọng các quy định của Mỹ nếu họ muốn đến đây”.Kết quả là khi nằm trong các thể chế của Mỹ, các mánh khóe kiếm tiền của Slim đã bị vô hiệu. Cũng như ở Việt Nam, chúng ta luôn hô hào các doanh nghiệp Việt phải vươn ra biển lớn, vươn ra toàn cầu, nhưng ít đại gia nào của Việt Nam đủ sức; không hẳn là họ không giỏi, không tài năng, nhưng rõ ràng cách làm giàu của họ cũng rất giống Slim và những mánh khóe này chỉ được dung dưỡng trong các thể chế kinh tế tước đoạt, chúng không có đất sống khi vươn ra ngoài những thể chế đó.

Tóm lại, không có một công thức chung nào cho mọi quốc gia muốn chuyển đổi từ thể chế tước đoạt sang thể chế dung nạp vì mỗi quốc gia có lịch sử, quá khứ và hiện tại khác nhau, nhưng cuối cuốn sách tác giả đã dẫn một ví dụ về một cuộc đình công thành công của những công nhân tại Nhà máy xe tải Scânia, São Paulo, Brazil năm 1978; tạo tiền để để Brazil tái lập nền dân chủ, xóa bỏ một tập hợp các thể chế kinh tế và chính trị bóc lột ở nước này. Luiz Inácio Lula da Silva, thủ lĩnh của cuộc đình công khi đó là một nhà hoạt động xã hội 33 tuổi, sau này trở thành tổng thống Brazil năm 2002 đã nói rằng: “Tôi nghĩ chúng ta không thể tách biệt các yếu tố kinh tế khỏi chính trị. Cuộc đấu tranh của chúng tôi là vì lương bổng nhưng trong cuộc đấu tranh về lương bổng, tầng lớp lao động đã giành được một chiến thắng trên mặt trận chính trị.” Ngày nay, Brazil là quốc gia nằm trong khối BRIC, quốc gia đầu tiên ở Mỹ La Tinh có tiếng nói trọng lượng trên các diễn đàn ngoại giao và kinh tế thế giới.

Đây là một cuốn sách hay nên đọc để biết rằng ngoài việc chỉ biết cố làm giàu thì chúng ta, những người Việt còn thể làm gì khác nữa để chúng ta hoặc con cháu chúng ta “Không thể mãi là công dân của một quốc gia thất bại”.

Sách này hiện đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam dưới tựa “Tại sao các quốc gia thất bại”, nó cũng nằm trong reading list của Mark Zugerberk. Tôi chưa đọc bản dịch tiếng Việt của cuốn sách này được bán trên thị trường chính thống, nhưng với chính sách kiểm duyệt truyền thông và văn hóa phẩm ở Việt Nam thì rất có thể sách sẽ có nhiều đoạn sẽ bị cắt bỏ hoặc biên tập lại để tránh động chạm, nên sẽ không thể chuyển tại đầy đủ và đúng nội dung của bản gốc như đã từng xảy ra với nhiều cuốn sách khác. Nếu bạn nào muốn đọc có thể tải miễn phí bản tiếng Anh tại đây:

http://norayr.arnet.am/collections/books/Why-Nations-Fail-Daron-Acemoglu.pdf