Tuesday, October 16, 2018

Cao tốc 3.400 tỷ nghi bị hỏng do 'bớt xén vật liệu'

Theo BBC-14 phút trước 
Việt Nam, giao thôngBản quyền hình ảnhCHAU DOAN
Image captionMột đường cao tốc hư hỏng ở Việt Nam (ảnh minh họa)
Thêm một vụ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi trị giá hàng ngàn tỷ đồng vừa bắt đầu được sử dụng đã bị hư hỏng nặng gây bức xúc dư luận, theo truyền thông Việt Nam.
Tuyến cao tốc này có tổng mức đầu tư lên đến 34.500 tỷ đồng, trong đó vốn vay JICA (Nhật Bản) gần 16.700 tỷ, vay Ngân hàng Thế giới 12.400 tỷ.
Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài gần 140 km và được chia làm 13 gói thầu với nhiều nhà thầu.
Tuyến đường mới chính thức thông xe hôm 2/9 nhưng tới nay đã xuất hiện chi chít ổ gà, đe dọa an toàn tính mạng của người tham gia giao thông, theo Vietnamnet.
Mới đây, hai nhóm chuyên gia thuộc hai cơ quan khác nhau qua khảo sát đều có chung ghi nhận là những vị trí hư hỏng trên cao tốc đều nằm ở tuyến Đà Nẵng - Tam Kỳ, theo Zing.vn.
Nhiều ổ gà nằm chính giữa đường, chiều rộng tới vài chục centimet. Ngoài ra nhiều đoạn đường còn bị chảy nhựa, bong tróc.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc ban quản lý dự án, từ chối tiết lộ cho báo giới Việt Nam danh sách đơn vị thi công những vị trí bị hư hỏng.
Ông Thành nói đoạn cao tốc Tam Kỳ - Quảng Ngãi là của các nhà thầu Trung Quốc, khánh thành hôm 2/9 và "không hư hỏng gì". Việc hư hỏng là do mưa to và do xe qua tải đi vào cao tốc.

Nghi vấn 'ăn bớt vật liệu'

Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã từng có hồ sơ biên bản thanh tra gói thầu A5, thuộc nguồn vốn Ngân hàng Thế giới - dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi từ tháng 4/2017, trong dó chỉ ra nhiều sai phạm, nhưng đến nay chưa xử lý, theo Zing.vn.
Kết luận thanh tra cho thấy đơn vị thi công - Công ty Posco E&C của Hàn Quốc đã bán thầu nhiều lần. Giá trị gói thầu ban đầu là 1.394 tỷ đồng.
Kỹ sư Mai Công Sơn nói với trang Zing.vn là việc bán thầu mang giúp chủ thầu lời 10 - 15% giá trị hợp đồng.
"Việc bán thầu diễn ra nhiều lần thì số tiền bị cắt xén càng lớn", ông Sơn phân tích.
Ví dụ gói thầu 1000 tỷ đồng, qua tay các nhà thàu nhỏ thì số tiền còn lại để thi công có khi chỉ còn vài trăm tỷ. Con số ít ỏi này sau đó lại bị đơn vị thi công 'đong đếm' sao cho vẫn có lời.
Rút cục là họ phải mua các vật liệu rẻ, thậm chí bớt xén vật liệu để thi công.
Thanh tra Bộ GTVT cũng chỉ ra nhiều sai phạm khác ở gói thầu này, như việc thi công không đúng với thiết kế.

Đề nghị làm rõ trách nhiệm cá nhân

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hôm 15/10 đã đề nghị chính phủ làm rõ câu hỏi của cử tri là vì sao nhiều công trình giao thông, như tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, làm lâu mà hỏng mau, theo Thanh Niên.
Bà Nga cũng để nghị làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan trong các vụ việc này.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng tiếp tục ra văn bản yêu cầu Tổng công ty phát triển đường cao tốc VN (VEC) sửa chữa mặt đường hư hỏng.
Theo văn bản này, ông Thể "nghiêm khắc phê bình" những người có liên quan, như chủ tịch hội đồng tư vấn, Tổng giám đốc VEC và các đơn vị nhà thầu, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế.
Trong khi đó, về mặt pháp lý, luật sư Trần Văn Hùng (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) nói với Zing.vn rằng cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để tìm nguyên nhân hư hỏng cao tốc. Nếu phát hiện ra việc cắt xén vật liệu thì có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xử lý theo luật định.
Còn kỹ sư Trần Dân, một trong những người tham gia nhóm khảo sát chất lượng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nói có ba cơ quan chính phải chịu trách nhiệm. Trong đó đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm lớn nhất vì không làm đúng thiết kế và có khả năng bớt xén, thay đổi vật liệu.
Ông Dân nói với Zing.vn là nếu xác minh được việc này, cơ quan tố tụng có thể khởi tố vụ án hình sự theo luật hiện hành.

Quanh vụ TP.HCM 'bảo vệ cán bộ trên không gian mạng'

Theo BBC-16 tháng 10 2018 

Ngày càng nhiều người dùng internet ở Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhiều người dùng Internet ở Việt Nam đang quan ngại trước luật An ninh mạng được thực thi từ đầu năm 2019
Nhà quan sát bình luận với BBC rằng việc TP.HCM "bảo vệ cán bộ trên không gian mạng" là "biểu hiện đặc trưng của một chế độ phi dân chủ, nơi những lãnh đạo không phải do dân bầu lên."
Theo báo Dân Trí hôm 16/10, Thành ủy TP.Hồ Chí Minh giao các cơ quan liên quan "xây dựng kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng, nhất là bảo vệ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của thành phố".
Tuy vậy, các báo ở Việt Nam không cho biết chi tiết về kế hoạch nêu trên sẽ được triển khai như thế nào.
Có suy đoán rằng kế hoạch bảo vệ cán bộ sẽ được tiến hành chủ yếu trên mạng xã hội, nơi nhiều blogger thường xuyên bày tỏ ý kiến về phát ngôn của giới lãnh đạo.

'Khước từ tiếng nói bất đồng'

Hôm 16/10, trả lời BBC, nhà bất đồng chính kiến Phạm Lê Vương Các nói: "Đây rõ ràng là một chính sách nhằm gia tăng việc kiểm soát quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng."
"Hoạt động này nhắm đến việc ngăn chặn và trừng phạt đối với những ai bày tỏ quan điểm phê phán hay chỉ trích lãnh đạo trên không gian mạng."
"Đây là biểu hiện đặc trưng của một chế độ phi dân chủ, nơi những lãnh đạo không phải do dân bầu lên thì hệ quả của nó là lãnh đạo sẽ khước từ tiếng nói bất đồng từ phía người dân."
"Có thể hiểu nó là một chính sách để thi hành luật an ninh mạng trong phạm vi TP.Hồ Chí Minh, cho thấy chính quyền ở đây là nơi đi đầu của cả nước đang tích cực thi hành triệt để luật An ninh mạng dù luật này chưa có hiệu lực."
"Có thể họ đưa ra quyết định này là vì báo chí chính thống đang ngày càng gây mất niềm tin đối với quần chúng khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho lãnh đạo."
mạngBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionGiới blogger quan ngại luật An ninh mạng sẽ đe dọa quyền tự do ngôn luận và biểu đạt của người dân
"Theo tôi, một xã hội sẽ không thể phát triển bền vững nếu dập tắt những tiếng nói phê phán, chỉ trích đối với lãnh đạo."
"Luật nhân quyền quốc tế đã khuyến nghị các quốc gia cần phải dỡ bỏ các rào cản pháp lý, tạo ra một môi trường an toàn để người dân có thể bày tỏ quan điểm của mình về các chính sách quốc gia hay phê bình lãnh đạo trên không gian mạng."
"Chính sách này của chính quyền TP.Hồ Chí Minh cho thấy họ đang đi ngược lại với các tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế."
Dự kiện nhà nước Việt Nam chuẩbn bị Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng đang gây lo ngại cho một số giới.
Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác ý kiến nói với BBC họ quan ngại Luật An ninh mạng sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều mặt trong đời sống người dân và các quyền trong xã hội.
Gần đây, viết trên Facebook cá nhân, nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Duy Hậu viết về văn bản này:
"Nó khiến cho ta chỉ có thể đi đến một trong hai kết luận: hoặc chính quyền đã thực sự tuyên chiến chống một kẻ thù nào đó trên mạng internet, hoặc con người trên internet của ta không bằng con người ngoài đời thật của ta..."
"Nó sẽ mở đường cho sự lạm quyền, theo dõi quần chúng, giám sát tư tưởng, hay tệ hơn là sự kiểm soát cá nhân mang tính thù ghét."
Hồi tháng 1/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo cao nhất của Bộ Quốc phòng dự lễ công bố Quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng.
Truyền thông Việt Nam nói việc này xuất phát từ một quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam, tuy không cho biết rõ nội dung cụ thể của quyết định này.
Như tên gọi, lực lượng mới này của quân đội sẽ tập trung hoạt động trên mạng internet để "bảo vệ Tổ quốc".
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Phúc tiết lộ Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng sẽ "phối hợp chặt chẽ" với Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông dặn dò biên chế lực lượng "phải tinh gọn, trang bị vũ khí phải đồng bộ, hiện đại nhất", theo trang web chính phủ.
Đây sẽ là lực lượng "trung thành, kỷ luật, trí tuệ, nhạy bén, hiệu quả".
Thủ tướng Việt Nam cũng yêu cầu Bộ Tư lệnh "tuyệt đối không để các thế lực thù địch móc nối, làm ảnh hưởng đến uy tín của quân đội".
Hồi tháng 12/2017, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam - tiết lộ về "lực lượng 47", có có hơn 10.000 người.
Ông mô tả lực lượng 47 là "hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng", "vừa hồng vừa chuyên".

Quí tộc, tinh hoa & luận lý dẫn dắt

Image result for tom hiddleston college eton
Trương Duy Nhất – RFA

Ai tinh hoa, ai quí tộc?

Bạn phổ thông, tôi có 3 đứa cực thân: Trương Đức Lãnh, Trương Bảy và Võ Hoàng Phương. Tôi may mắn hơn, là đứa đậu đại học. 35 năm trước, vùng quê thế, vào được đại học là như thể… tinh hoa.

3 đứa bám quê. Lãnh giờ thành giám đốc quản mấy xí nghiệp may. Bảy làm ông chủ một shop hoa. Phương nuôi lợn.
À, phải thêm một thằng nữa. Là Việt em tôi, thợ hồ. Mấy đứa bạn thân tôi, cũng là bạn nó. Vì thế riết rồi, nó với tôi cũng như hai thằng bạn.
Lâu lâu, có chai rượu ngon, tôi vẫn chạy về. Mày tao chí tớ rôm rả, chẳng đứa nào phân rạch giai tầng, ngôi vị. Quí, nên bọn chúng cứ hay bảo tôi là đứa “thành danh”, là “niềm tự hào”… Tôi chả dám. Bởi chúng nó còn khối niềm tự hào mà tôi không thể có.
Thú thật, chưa bao giờ tôi quan niệm ai “tinh hoa” hay đẳng cấp hơn ai. Cả những thằng bạn sau này, có đứa hàm Thứ trưởng, Bộ trưởng, trung ương ủy viên… Mỗi thằng một tính, mỗi công việc. Chắc gì tôi đã làm tốt cái nghĩa vụ và bổn phận công dân hơn chúng nó. Cũng như cái thằng Thứ trưởng, Bộ trưởng, trung ương uỷ viên kia, có phải việc gì cũng “tinh hoa”, cũng “trên thế” với thằng Việt thợ hồ hay thằng Phương nuôi lợn.
Đóng góp cho xã hội và vị thế, vai trò mỗi đứa, không hẳn đứa nào “trên” đứa nào. Biết quí trọng nhau, quí trọng cuộc đời, bình đẳng và yêu thương chúng bạn, ấy mới là “tinh hoa” của cuộc sống.
Cũng không ít lần từng ngồi rung đùi trong mấy cái “opera”, với nhà hàng dành cho giới quý tộc, thượng lưu giữa trung tâm New York, Washington DC… Nhưng chỉ để cho biết. Chưa bao giờ tôi dám xem đó là điều “hơn” chúng bạn. Mấy ông bà quý tộc Mỹ, cũng chẳng thấy ai nhìn tôi với ánh mắt khi dễ. Vào đấy, tôi cũng như họ, ai cũng “quý tộc” như ai. Chẳng ai dám vênh mặt cho mình là “tinh hoa, dẫn đắt”.
Ăn cơm với vua, tôi cũng đã từng. Cơm tù cũng đã. Nhưng không thể nói ngồi với vua (hay Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng Bí thư) là “vinh” hơn cơm tù. Thậm chí là ngược lại.
Dài dòng thế, là nhân việc có một cậu nhạc sĩ nọ vừa cao xướng mình là “giới quí tộc, tinh hoa”.
Hơn 30 năm làm báo, tôi có nhiều cơ hội để có thể “vun vén” cho mình một cơ ngơi “quí tộc” như chàng nhạc sĩ nọ. Nhưng tôi không chọn cách đó. Bởi không xem đấy là một giá trị “quí tộc, thượng lưu”, và ngược lại, luôn hướng cho mình một lối sống giản lược nhất có thể.
Không biết gia thế cu cậu thế nào. Ừ, cứ cho là “quí tộc” đi. Nhưng, ôm đàn tửng tưng vài nốt sòn la sí đố mà dám vỗ ngực xưng “tinh hoa”, đòi “dẫn dắt dân tộc” thì là thứ vô học.
Tôi không cho đó là sự lỡ lời. Lỡ, có thể văng Đ.M, hay… “cái ông Nhạ”. Còn đây, là cậu đã mặc xếp mình thuộc tầng lớp “quý tộc tinh hoa” mang sứ mệnh “dẫn dắt dân tộc” cơ mà.
Đất nước, có vài đứa như thế là mạt vận, chứ “dẫn dắt” chi.
Luận lý “dẫn dắt” & câu hỏi: đảng viên không phải con người?
Tôi gắn đảng vào đây, cùng với chàng “quí tộc” kia, cũng bởi chính sự tương đồng trong tư duy “trên dưới”, “dẫn dắt” và “tinh hoa” bậy bạ đó.
Sống trên đời, chẳng ai có thể vỗ ngực tự xưng mình “là đạo đức, là văn minh”.  Đảng (Cộng sản), không thể là tầng lớp đứng trên để “dẫn dắt” quần chúng. Câu “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” xưa rồi. Giờ, ối đảng viên phải nhìn vào nhân dân mà học tập.
Anh đảng ư, kệ đảng. Việc đảng của đảng, việc dân của dân. Xã hội hiện đại, mỗi người một vai trò – chức phận, không ai làm gương hay dẫn dắt ai.
Càng không thể khi xếp đảng là một “loài giống” đứng trên và cao hơn…  con người.
Hãy nghe ông Nhị Lê (phó tổng biên tập tạp chí Cộng sản) nói: “Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đạo đức, phẩm hạnh, trước hết ở liêm sỉ, tức là sự xấu hổ, mà thiếu nó thì không thể thành người, nói gì đến trở thành đảng viên” (nguồn: Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/nha-bao-nhi-le-nhieu-dang-v…).
Thật kinh sợ! Thế chẳng lẽ đảng viên không phải con người, đứa nào đảng viên thì là giống loài khác?
Tôi không đảng. Nhưng mấy đứa em tôi đem đảng ra để phân xếp, đòi “dẫn dắt”, e no đòn. Về quê, ngồi nhậu mà mở miệng “quí tộc” với “tinh hoa”, có khi ăn ly rượu vào mặt.
Không chỉ là chuyện về một thằng nhạc sĩ vớ vẩn với cái lão đảng viên giáo điều nọ. Đó còn là tư duy phát triển. Quốc gia, luẩn quẩn mãi bởi sự “dẫn dắt” của thứ tư duy “quí tộc, tinh hoa” Cờ Lờ Mờ Vờ thế, không mạt mới lạ.

Lật lọng như Tổng Trọng

Tác giả: Quê Hương

Tại đại hội Đảng 12 cuối tháng 1 năm 2016, sau cuộc quyết đấu với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng được tái bầu chức Tổng Bí Thư mặc dù ông đã quá tuổi quy định. Khi ấy, ông Trọng khẳng định việc ông ta được tái bầu chỉ là “giải pháp tình thế” bởi trong Đảng chưa có ai đủ uy tín và Tổng Trọng sẽ đảm bảo quá trình chuyển tiếp thế hệ lãnh đạo, đồng thời sẽ rút lui sau nửa nhiệm kỳ 5 năm dự kiến vào khoảng cuối năm 2017 và nửa đầu 2018 để nhường cho người khác lên thay.
Thậm chí trong cuộc họp báo sau khi đại hội, Trọng còn nói rõ: “Tôi không ngờ lại được Đại hội tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Hội nghị lần thứ nhất BCH Trung ương khóa XII bầu làm Tổng Bí thư với số phiếu gần như tuyệt đối 100%. Tôi bất ngờ vì tuổi đã cao, có lẽ trong các vị lãnh đạo tuổi tôi là cao nhất, sức khỏe, trình độ có hạn”.

Nói tóm lại, việc Tổng Trọng được tái cử chỉ là “tình thế”, chứ ông ta không có ý định ngồi ghế này lâu dài. Mặc dù vậy, đến nay tức là cuối năm 2018, Tổng Trọng không hề cho thấy ý định rút lui do tuổi cao sức yếu, trình độ có hạn mà Trọng còn chuẩn bị kiêm thêm cả chức chủ tịch nước theo kiểu “vắt chân lên hai ghế” sau cái chết được báo trước đối với chủ tịch nước Trần Đại Quang. Và một lần nữa cụm từ “giải pháp tình thế” lại được Trọng nhắc lại trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, Hà Nội diễn ra trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Trong buổi tiếp xúc cử tri này, Trọng nhấn mạnh “Đến bây giờ thì không phải nhất thể hoá, đây là tình huống. Vừa rồi không may đồng chí Trần Đại Quang – nguyên Chủ tịch nước mất đi, rất đột ngột, mặc dù bệnh hiểm nghèo đã được chữa trị cả năm nay… không nên nói là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, nói tắt thì được nhưng không đúng nghĩa”.
Cũng giống như “giải pháp tình huống” mà tổng Trọng cam kết hồi đại hội Đảng 12 sau khi tái đắc cử Tổng Bí Thư, lần này Trọng cũng giao giảng “giải pháp tình thế”. Mặc dù vậy, ai cũng hiểu một khi Trọng đã leo lên thì không bao giờ chịu tụt xuống. Điều đó cũng có nghĩa là sau khi lật lọng để được được tái bầu TBT, một lần nữa Trọng lại lật lọng để có thêm chiếc ghế chủ tịch nước. Trong khi vẫn giao giảng đạo đức để che giấu đi tham vọng quyền lực của mình.
Và chắc chắn là sau khi vắt vẻo chân trên 2 ghế như vậy, Trọng sẽ nắm quyền suốt đời giống như Tập Cận Bình hay Putin. Một khi Trọng còn ngồi ở đó, thì công tác đào tạo quy hoạch cán bộ trẻ, chuyển giao thế hệ lãnh đạo còn khướt mới thực hiện được, bởi lớp già sống chết bám lấy ghế của mình như thế thì lấy đâu ra ghế cho lũ cán bộ kế cận leo lên. Và như vậy, đất nước Việt Nam chưa biết bao giờ mới có thể thoát khỏi sự giam hãm của gã độc tài bảo thủ thân Trung Cộng – Nguyễn Phú Trọng.
Đúng là khốn nạn cho đất nước Việt Nam!!!

Vì sao Việt Nam không chịu công bố kiều hối năm 2017 và 2018?

Phạm Chí Dũng – Người Việt |
Vẫn giấu biệt số kiều hối
Khi Tháng Chín năm 2018 đã qua, vẫn chẳng có một con số thống kê nào được công bố về kết quả kiều hối trên bình diện tổng thể quốc gia mà chính thể độc đảng ở Việt Nam đã “hút” được từ gần 4 triệu “khúc ruột ngàn dặm” ở hải ngoại.
Năm 2017 cũng chẳng có con số tổng hợp nào của Tổng Cục Thống Kê về “tình hình kiều hối trên cả nước,” thay vào đó chỉ là kết quả kiều hối về Sài Gòn – một thị trường được xem là “truyền thống.”
Tâm thế im ắng quá bất thường như thế là hoàn toàn trái ngược với những năm trước.
Thay cho sự vắng bóng của những con số thống kê về kiều hối quốc gia, đến Tháng Chín năm 2018 chỉ hiện ra trên mặt báo nhà nước một báo cáo quý 3 năm 2018 của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cho biết Việt Nam là quốc gia thuộc trong Top 10 nước có lượng tiếp nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 2,5% tổng kiều hối toàn cầu năm 2017.Trái ngược với hiện tượng “trùm mền” trên là năm 2015. Vào năm đó, lượng kiều hối đổ về Việt Nam lên đến mức kỷ lục $13,5 tỷ, Tổng Cục Thống Kê và hệ thống báo đảng đã công bố báo cáo kiều hối 2015 ngay khi năm cũ còn chưa kết thúc. Tổng Cục Thống Kê cũng thường rất mau mắn công bố kết quả thu hút kiều hối ngay đầu Tháng Bảy hoặc thậm chí trước khi kết thúc Tháng Sáu hàng năm. Hệ thống tuyên giáo đảng càng không quên tô vẽ về “thành công của Nghị Quyết 36,” tức bản nghị quyết ra đời từ năm 2003 về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, mà đã khiến cho bà con Việt kiều nhiệt tình “cống hiến cho quê hương.”
Kiều hối quan trọng đến thế nào đối với chế độ cộng sản?
Theo đánh giá của UNDP, kiều hối có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bức tranh tài chính tổng thể của một số nước ASEAN. Ở Philippines, kiều hối chiếm tới 17% tổng nguồn tài chính của quốc gia này, trong khi ở Myanmar chiếm 13% và Việt Nam là 12% tổng nguồn tài chính.
Tỷ trọng đóng góp của kiều hối trong GDP của Việt Nam ở mức 6-8% GDP trong giai đoạn 2006-2017, cao hơn nhiều so với các nước phát triển, bình quân chỉ chiếm 1-2% GDP.
Trong đó, dòng kiều hối từ Mỹ chảy về Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất, lên đến 55% tổng lượng kiều hối, kế đến là các quốc gia: Úc, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc.
Phần lớn kiều hối được gửi về nước là xuất phát từ Việt kiều (chủ yếu định cư ở Mỹ, Canada, Đức và Pháp) chiếm 80-90% tổng lượng kiều hối về nước, trong khi đó, kiều hối từ nhóm xuất khẩu lao động chỉ chiếm một phần nhỏ (6-7%).
Theo UNDP, quy mô kiều hối về Việt Nam nhiều hơn gấp 4 lần nguồn vốn ODA trong năm 2016 và tương đương với lượng FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2017.
Nhưng ngay cả ODA cũng là một bi kịch cho Việt Nam.
Chẵn một phần tư thế kỷ từ lúc bắt đầu “ăn đủ, ăn dày” nguồn tiền ODA – viện trợ phát triển chính thức – của thế giới “tư bản giãy chết,” đến Tháng Tám năm 2018 chính thể độc đảng ở Việt Nam đã phải gián tiếp thừa nhận hiện thực nợ công ngập đầu: ODA chỉ còn rất ít hoặc sẽ hết sạch.
2018, sau vài chục năm “vay mượn, vay mượn ồ ạt cho đến khi sụp đổ,” ngân sách Việt Nam đã biến thành một tổ mối đúng nghĩa: tỉ lệ nợ công/GDP vượt xa giới hạn nguy hiểm, còn cộng đồng tài chính quốc tế đang thẳng tay “cấm cửa” vay mượn ODA.
Trong bối cảnh ODA đang cạn kiệt, kiều hối lại càng có giá.
Nhưng vì sao các cơ quan Việt Nam cố giấu diếm công bố về kiều hối của vào năm 2017 và 2018? Tổng lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 và 9 tháng đầu năm 2018 là bao nhiêu? Và vì sao cho đến giờ phút này các cơ quan kinh tế của chính quyền vẫn chưa công bố số liệu tổng hợp về nguồn ngoại tệ thu được từ “kiều bào ta?” Liệu đã xảy ra một “sự cố” đủ lớn mà đã khiến chính quyền không dám công bố kết quả kiều hối năm 2017 và trong 9 tháng đầu năm 2018?
Thống kê và “biến hóa”
Vào năm ngoái, dư luận còn nghi ngờ về cách tính của Tổng Cục Thống Kê đã chuyển từ việc thống kê kiều hối trong năm dương lịch sang… năm âm lịch, tức “tính gộp” lượng kiều hối trong cả năm 2017 với kiều hối trong tháng Giêng năm 2018 với nhau.

Ứng với nghi ngờ trên, việc Tổng Cục Thống Kê và Ngân Hàng Nhà Nước cố ý không công bố giá trị kiều hối 2017 trong năm và cả trong Tháng Giêng năm 2018 là do các cơ quan này nhận thấy nếu công bố, giá trị kiều hối 2017 là quá ít ỏi và sẽ khiến ảnh hưởng tiêu cực đến “thành tích của chính phủ kiến tạo,” do vậy các cơ quan này buộc phải chờ đến thời gian gần tết khi dòng ngại tệ đổ về thì mới “tính gộp” vào kết quả của năm 2017 để số kiều hối 2017 tăng vọt và do đó “đạt thành tích lớn.”
Tất nhiên, Tổng Cục Thống Kê và Ngân Hàng Nhà Nước hoàn toàn có thể “biến hóa” số liệu kiều hối tăng vọt so với thực tế – theo cách mà nhiều chuyên gia phản biện độc lập đã nghi ngờ “thành tích GDP tăng trưởng 6.7% trong năm 2017” là “giả số liệu.” Tuy nhiên nếu số liệu kiều hối 2017 bị “ma,” Tổng Cục Thống Kê và Ngân Hàng Nhà Nước sẽ phải lý giải thế nào nếu bị công luận và ngay trong giới đại biểu quốc hội đòi hỏi làm rõ từ những nguồn nào, thị trường nào và theo phương cách nào để có được “thành tích kiều hối” như thế.
Cho tới nay, con số chính thức duy nhất về kiều hối của năm 2017 chỉ là Sài Gòn thu hút lượng kiều hối $5,2 tỷ, và khoảng một nửa con số đó cho nửa đầu năm 2018.
Có một cách thức để ước tính lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 và năm 2018: nếu vẫn dựa vào tỷ lệ chiếm đến 55 – 60% tổng lượng kiều hối của Sài Gòn, tổng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 và năm 2018 sẽ vào khoảng $9 – $9,5 tỷ, tức bằng hoặc cao hơn lượng kiều hối $9 tỷ về Việt Nam trong năm 2016.
Nhưng nếu tỷ lệ 55 – 60% của Sài Gòn thay đổi theo chiều hướng tăng hoặc tăng vọt trong năm 2107 va năm 2018, có nghĩa là kiều hối đổ về Việt Nam ngày càng tập trung về Sài Gòn trong khi giảm mạnh ở tỉnh thành khác, thì sao?
Trong trường hợp đó, cần nhìn lại một dự báo của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew (Pew Research Center) của Mỹ vào Tháng Bảy năm 2017: kiều hối về Việt Nam năm 2017 dự kiến chỉ có 5,4 tỷ.
Pew đã dự đoán kiều hối 6 tháng đầu năm 2017 sẽ rơi vào khoảng $3,6 tỷ. Và với dự báo 6 tháng cuối năm 2017, lượng kiều hối còn bị giảm 50% do tác động của việc chính phủ Việt Nam duy trì lãi suất đồng USD 0% và FED tăng lãi suất, kiều hối năm 2017 sẽ vào khoảng $5,4 tỷ, giảm 39,7% so với năm 2016.
Sẽ cạn ngoại tệ cuối 2019?
Một số người Việt hải ngoại cho biết nếu cách đây 5 – 6 năm, họ thường chọn phương án gửi tiền về Việt Nam để đầu tư, thì nay có đến 9/10 người hải ngoại chọn cách gửi tiền hoặc đầu tư ở nước ngoài. Nguyên do không chỉ là mặt bằng lãi suất gửi đô la ở Việt Nam quá thấp, mà còn bởi do kinh tế suy thoái nên thị trường kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam sinh lời rất thấp. Một nguyên do khác không thể bỏ qua là tình hình chính trị ở Việt Nam đầy biến động, bất ổn và có thể gây rủi ro cao mà khó làm cho “kiều bào ta” yên tâm gửi tiền về…
Lượng kiều hối từ Châu Âu gửi về Việt Nam, vốn trước đó có đà sụt giảm, có thể càng giảm mạnh hơn sau vụ chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt và khiến môi trường chính trị lẫn đầu tư ở Việt Nam trở nên bất ổn hơn nhiều.
Hiện nay, thị trường tài chính ở Việt Nam đang xảy ra hai động thái trái chiều: trong khi lượng tiền đồng quá dư thừa trong hệ thống Ngân Hàng Nhà Nước, Kho Bạc Nhà Nước và các ngân hàng thương mại cổ phần, lượng đô la dành cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngoài lại bị thiếu hụt khá trầm trọng. Nếu kiều hối về Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong vài ba năm tới, ngân sách sẽ không biết tìm đâu ra ngoại tệ mạnh để thanh toán các khoản đến hạn với quốc tế.
Một nguồn giấu tên cho biết ngân sách Việt Nam sẽ sớm rơi vào cạn kiệt ngoại tệ trả nợ nước ngoài. Thời điểm cạn kiệt gần nhất là vào cuối năm 2019.
Vỡ nợ chăng?

Quyền lực của Vượng Vin

Tiền bạc đi đôi với quyền lực và quan hệ cộng sinh. Vượng cũng không ngoại lệ. Hôm vừa rồi hàng trăm xe hơi căng biểu ngữ đỏ phản đối nhà của Vượng xây ăn bớt kích thước. Khá nhiều bài đăng phản ánh về vụ việc này nhưng bị xóa đi rất nhiều. Có bạn còn nói với tôi là anh ơi ở nhiều nhóm hễ cứ đụng đến Vượng là bị xóa bài và nhiều tài khoản Facebook bị đập khi đụng đến Vượng. Việc Vượng thao túng truyền thông thì là rõ ràng như ban ngày. Nhưng thò vòi cả vào được Facebook thì con ranh Lê Diệp Kiều Trang là con bị nghi ngờ đầu tiên hoặc bọn Bộ tác chiến không gian mạng dính tới việc này.
Vượng không chỉ thao túng bên truyền thông. Mà hắn còn thao túng từ quan chức cao cấp ở trung ương . Tầm cỡ anh Trọng mà còn phải loe ngoe ra mặt bảo kê cho hắn cái nhà máy sản xuất xe hơi thì phải biết là tiền sai khiến được quyền lực thế nào. Để mời được anh Trọng đến đó bảo kê thì không ít tiền đâu nhé. Còn ai nhớ vụ AVG mà em trai Vượng là Phạm Nhật Vũ là chủ tịch không nhỉ? Vụ mua bán này rất loằng ngoằng. Bên nhà Vượng mất khá nhiều tiền trong vụ này. Chính chị Ngân Chủ tịch Quốc hội phao tin rằng sẽ xem xét đánh thuế nhà trên 700 triệu để PR cho dự án nhà ở giá rẻ 700 triệu của Vượng. Vụ đó đem lại cho Vượng và em Vượng 3000 tỷ trên sàn chứng khoán thì phải. Gọi là kiểu đền bù gì đó. Và vụ đó chắc chị Ngân cũng được hoa hồng không ít đâu. Xong vụ đó là chẳng thấy chị Ngân đề cập gì cái luật đó nữa. Còn vụ AVG dính đến Trương Minh Tuấn nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Chắc chắn tay chân, đàn em của Trương Minh Tuấn và báo chí nhà nước vẫn đang bị Vượng thao túng. Họ không chỉ bênh Vượng mà họ bênh Vượng đồng nghĩa với việc bênh quan chức thuộc nhóm lợi ích với Vượng. Là ai thì mọi người nhìn lại ở trên. Vụ này ngay cả Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son cũng bị xử nhưng Phạm Nhật Vũ em trai Vượng thì vẫn ngồi ung dung. Thế mới thấy quyền lực của Vượng tầm cỡ thế nào.
Việc Vượng rất thành công trong ngành bất động sản không phải là chuyện dễ dàng. Để có được những mảnh đất vàng, những dự án mua vào giá rau mà bán ra giá bạc ấy thì không đơn giản và không phải ai cũng có được. Vượng lấy những mảnh đất ấy dễ như trở bàn tay. Đắc địa và quan trọng như cái triển lãm Giảng Võ to thế mà Vượng thổi bay luôn và đặt vào đó dự án bất động sản của mình là Vinhome Giảng Võ. Và ngay cả anh Phúc cũng bó tay trong vụ này. Và còn cả lô đất đẹp như ngọc 29 Liễu Giai nữa cũng rơi vào tay Vượng. Và các giới quan chức địa phương chỉ cần nghe Vượng sẽ lấy chỗ này, chỗ nọ là tự biết rằng không phải đơn giản chỉ là riêng Vượng lấy. Và họ cũng biết là mình sẽ được gì trong vụ đó. Vậy là đặt bút phê duyệt không cần nghĩ ngợi. Tôi còn hồ nghi rằng tiền của Vượng không nhiều đến vậy. Trong két nhà Vượng có rất nhiều tiền của lãnh đạo “gửi nhờ” vào đó. Hay nói cách khác, Vượng là sân sau, là một mắt xích lớn trong nhóm lợi ích kinh tế mafia này.
Tôi dám chắc một điều, một số Facebook có tiếng là chuyên đánh án thuê cho các nhóm lợi ích mà tôi gọi là “bút nô” không dám viết về Vượng. Họ biết về Vượng còn rõ hơn tôi nhiều. Nhưng không dám viết vì há mồm ra là vỡ alo ngay. Mấy đứa đó thì mọi người cũng chẳng lạ gì. Ngó qua vụ dân biểu tình nhà của Vượng vừa rồi xem có dám viết không là biết đứa nào bút nô ngay ấy mà. Cái này tiện thì nói thêm để mọi người nhận diện. Viết về Vượng mà không dám thì làm sao dám viết về tầm anh Phúc, anh Trọng./.

ĐCSVN đã thất bại trong việc quản lý và vận hành đất nước!

Nguyên Thạch (Danlambao) - Đã bao năm qua với bao kinh nghiệm đau thương đầy nước mắt, và hận thù, phải đối mặt với cuộc sống đầy thất vọng mà tương lai như lớp mây mù phủ kín, người dân giờ đây đã nhận thấy rằng con đường XHCN đầy mụ mị và hoang tưởng hẳn không phải là con đường mà toàn xã hội phải dốc tâm tiến lên. Sự hiện hữu của mỗi một con người là hữu hạn mà dòng thời gian đã qua đi một cách vô nghĩa, rồi thời gian sắp đến cũng chỉ là vô vọng. Với thực tế tồi tệ này, thiết nghĩ chúng ta không nên lãng phí thêm thời gian nữa để rồi thế hệ chúng ta và cả các thế hệ tương lai lại cũng sẽ bị chìm vào trong tăm tối. Từ nhận thức ấy, mỗi người phải tự rèn luyện cho bản thân tính can đảm như can đảm từ bỏ đi thói hư tật xấu đã gây biết bao điều tệ hại. Đừng trông chờ ai cả mà mỗi một người hãy bằng mọi cách của mình mà góp tay giải trừ một nhà nước hoàn toàn vô vọng này. 


Quản lý đất nước là một công việc vô cùng quan trọng, nó đòi hỏi đòi hỏi những người được giao trọng trách này phải có tài năng lẫn sự sáng suốt, nhiệt tình và đạo đức. ĐCSVN như một bọn thảo khấu, được dựng nên bởi một tên kém học thức mà lại còn thêm bản tính xảo quyệt, điếm đàng rồi tụ tập một lũ du thủ du thực, đầu đường xó chợ, chăn trâu thiến lợn dưới cái nguyên tắc cơ bản gọi là thành phần bần cố nông, vô sản thì làm sao có đủ tài năng và trí tuệ để cầm nắm vận mệnh của cả một quốc gia. 

1- Phá vỡ sự đoàn kết của dân tộc: Từ cái nguyên nhân gốc của chủ nghĩa cộng sản là lấy một giai cấp để lãnh đạo và thống trị các giai cấp khác trong xã hội, giai cấp đó là công nhân. điều này đã tự nó gây ra biết bao nhiêu phản ứng của mọi tầng lớp trong xã hội. Những phản ứng này không chỉ là những phản kháng nhất thời, mà là sự biểu hiện thái độ bất đồng về lâu về dài theo dòng thời gian bởi lẽ xã hội là tập hợp mọi thành phần và giai cấp công nhân chỉ là một trong nhiều thành phần của xã hội. Sự tôn vinh quá đáng này là cả một sai lầm lớn mà hệ quả của nó là tạo ra chuỗi phản ứng gây bất ổn cho xã hội trên mọi phương diện. 

2- Quản lý kinh tế: Bản năng tự nhiên của con người là sự cố gắng vươn lên và muốn tư hữu được kết quả của sự vươn lên ấy. Loài người vào thời đại này chưa phải là Thánh và có lẽ con người cũng sẽ chẳng bao giờ trở nên là toàn hảo nhưng con người chỉ có thể từng bước giảm đi tội lỗi và tăng phần thánh thiện trong khuynh hướng tiến dần đến Chân Thiện Mỹ. Kinh tế tập trung chủ đạo của Chủ Nghĩa Xã Hội đã cường điệu trong hoang tưởng rằng sự tư hữu phải được chối bỏ, trong khi ngay cả cái nhà nước ca ngợi, tung hô những điều mà chủ nghĩa ấy đã nêu ra và lấy làm mục đích để vận hành xã hội thì chính khối thành viên thuộc guồng máy đó cũng đã muốn, cũng như luôn cũng cố sự tư hữu quyền lực, tiền tài cùng sự sung túc cho bản thân và băng đảng của mìnnh là chính mà không hề mảy may quan tâm đến các tầng lớp bị trị. 

Quyền tư hữu của người dân bị từ khước một cách trắng trợn thì xã hội làm sao giàu có và phát triển? Cho nên kinh tế XHCN là một loại kinh tế bèo nhèo, què quặt, mà hệ quả là sự thất bại hoàn toàn. Để minh chứng cho điều này, người viết trưng ra bằng chứng là tất cả 100% KHÔNG thua lỗ? Mà Vinashin, Vinalines, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Dung Quất, Vũng Án, Nhiệt Điện...nhiều vô kể là những thí dụ điển hình. ĐCSVN thường nói: "Lấy kinh tế quốc dân làm chỉ đạo" còn đồng nghĩa rằng dồn tài sản của quốc gia để khuyến khích và ưu tiên cho tham nhũng, ưu ái, mắt nhắm mắt mở cho các đảng viên chóp bu làm giàu, mà đảng viên giàu, cho dù là giàu từ ăn cướp của dân thì đảng mới mạnh. Đó là thực tế của kinh tế tập trung. 

Từ vô số những tiêu cực trên, người cộng sản đã thất bại hoàn toàn trong việc quản lý kinh tế của quốc gia. Bằng chứng là nợ công chồng chất, ngân sách thâm thủng... mà đất nước thì ngày càng tụt hậu thê thảm. 

3 - Ngoại giao: Mối bang giao của CSVN với các quốc gia khác trên thế giới, nhất là các nước tiên tiến là mối bang giao ĂN MÀY. Các quốc gia Dân Chủ trên thế giới nhìn Việt Nam, hay nói rõ nghĩa hơn là nhìn ĐCSVN như những tên hủi, một quốc gia có cô số mánh lới gian xảo, bưng bít bịt miệng Tự Do Ngôn Luận, đàn áp Nhân Quyền, và bỏ tù đối lập theo cung cách toàn trị, vô luật pháp, mà điển hình là các tổ chức phi chính phủ, các quốc gia văn minh luôn tố giác Việt Nam là một trong những nước độc tài đội sổ bảng xếp hạng. 

4- Giáo dục: Khỏi nói nhiều về nền giáo dục nhồi sọ và xuống cấp của đất nước này vì hầu hết mọi người ở trong nước đã thấy rõ mức độ tệ hại của đám Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ giấy của đám dốt mua bằng. Chỉ nhìn vào các bài vở đầy tính sát nhân của các lớp bậc Tiểu học cũng đã đủ nêu lên một chế độ khát máu. Chỉ nhìn và đọc thử cái bộ "Tiếng Việt mới" của cái gọi là Phó giáo sư Buồi Hiền thì người dân cũng đã đủ điên đầu rồi. 

5- Tôn giáo: Mác đã nói: "Tôn giáo là liều thuốc phiện". Nhưng xã hội không có sự hiện hữu của tôn giáo là một thứ xã hội điên loạn đầy tộc ác. Vì muốn chiếm lấy ngai vị của chủ nghĩa vô thần, người cộng sản đã không ngần ngại viết lên cương lĩnh của chúng là lấy "Duy vật biện chứng làm nền tảng cho mọi tư duy của xã hội" mà trong đó nhà cầm quyền cùng toàn thể đảng viên phải quán triệt. Trên thực tế, ĐCSVN luôn xem tôn giáo là kẻ thù của họ, phải triệt tiêu, bất luận là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo, tất cả đều bị xem là kẻ thù. 

6- Chủ quyền: Điểm lại lịch sử ngàn năm của Việt tộc qua các triều đại Đinh Ngô Lê Lý Trần Nguyễn...không một thể chế nào làm mất đất liền, vịnh, biển đảo nhiều như dưới trào cộng sản. Từ Hồ Chí Minh cho đến Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Phú Trọng... tất cả đều xem quyền lợi, sự hiện hữu của đảng là quan trọng hơn sự vẹn toàn của đất nước. Bằng chứng hùng hồn nhất là Hồ Chí Minh đã xem biển đảo của tổ tiên để lại chỉ là những bãi đầy cứt chim ỉa. Nguyễn Văn Linh đã tuyên bố "Biết là đi với Trung Quốc là mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng"!. 

Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông xem như đã mất dưới sự đê hèn đầu hàng của ĐCSVN. Các đảo Vành Khuyên, Subi, Chữ Thập, Rubi, Tư Nghĩa, Raven, Gạc Ma nay đã thuộc Tàu và chúng đã xây dựng các căn cứ quân sự kiên cố, các sân bay hiện đại. Chẳng những thế, mà các túi dầu nằm trong khu vựa đặc quyền kinh tế không thể chối cãi của Việt Nam cũng bị Trung Cộng cấm đuổi hoặc ngăn chận khai thác dầu khí. 

7- Trọng nhân đãi sĩ: Cơ chế dùng tiêu điểm "Hồng hơn chuyên", đỏ hơn tài đã từ khước biết bao tài năng của đất nước, khiến lớp nhân tài này phải bị mai một hoặc tháo chạy ra nước ngoài dưới hiện tượng được gọi là "chảy máu chất xám". Tất cả những lời hay, lý đúng khuyên giải cũng đều bị xem là "phản động" chống lại đường lối của đảng, mà đường lối của đảng được chủ trương bởi nhiều tên ĐẠI NGU!. 

8- Tệ nạn: Người dân ở quốc nội và ngay cả người Việt ở hải goại, hiện ay, ai cũng biết xã hội Việt Nam hôm nay là một xã hội đầy dẫy khối tê nạn. Tệ nạn từ guồng máy cầm quyền cho đến tệ nạn từ cộng đồng dân chúng. Một xã hội gần như bị mục ruỗng toàn diện về nhiều mặt như: Đạo đức, giáo dục, guồng máy cai trị, môi trường, sinh hoạt đời sống... mà trong phạm vi một bài viết ngắn không thể nào nêu ra hết được. 

Đã bao năm qua với bao kinh nghiệm đau thương đầy nước mắt, và hận thù, phải đối mặt với cuộc sống đầy thất vọng mà tương lai như lớp mây mù phủ kín, người dân giờ đây đã nhận thấy rằng con đường XHCN đầy mụ mị và hoang tưởng hẳn không phải là con đường mà toàn xã hội phải dốc tâm tiến lên. Sự hiện hữu của mỗi một con người là hữu hạn mà dòng thời gian đã qua đi một cách vô nghĩa, rồi thời gian sắp đến cũng chỉ là vô vọng. Với thực tế tồi tệ này, thiết nghĩ chúng ta không nên lãng phí thêm thời gian nữa để rồi thế hệ chúng ta và cả các thế hệ tương lai lại cũng sẽ bị chìm vào trong tăm tối. Từ nhận thức ấy, mỗi người phải tự rèn luyện cho bản thân tính can đảm như can đảm từ bỏ đi thói hư tật xấu đã gây biết bao điều tệ hại. Đừng trông chờ ai cả mà mỗi một người hãy bằng mọi cách của mình mà góp tay giải trừ một nhà nước hoàn toàn vô vọng này. 

Tại sao toàn dân Việt Nam nội ngoại lại phải cúi đầu chấp nhận một thể chế đầy nghịch lý này mà không đứng lên giải trừ nó? Đó là câu hỏi dành cho tất cả các bạn trong cuộc sống mà hàng ngày, hàng giờ chúng ta phải suy nghĩ. 

17.10.2018