Saturday, November 18, 2023

Bối cảnh quốc nội và quốc tế của Quy định 132 của ĐCSVN

Trên thực tế, 28 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án được liệt kê trong Quy định 132 đều đã có trong tất cả các bộ luật hiện hành.

Trên thực tế, 28 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án được liệt kê trong Quy định 132 đều đã có trong tất cả các bộ luật hiện hành.

Trên bình diện rộng lớn hơn, phải chăng Bộ Chính trị ĐCSVN đã đến lúc không thể “nhắm mắt làm ngơ” cho Toà án, Viện Kiểm sát và Công an tác oai tác quái mãi được?

Vũ Hải Lê


Thay mặt Bộ Chính trị ĐCSVN, ngày 27/10/2023, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký quy định số 132 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (1). Tại sao bà Mai phải ký Quy định này? Phải chăng vì, không có nơi đâu trên trái đất này, nghi can bị kết án tử nhưng thời điểm xảy ra án mạng, lại có đầy đủ bằng chứng ngoại phạm? Chưa hết, hung khí gây án là cái thớt và con dao đã bị công an nhanh chóng phi tang khỏi hiện trường, nghĩa là vết máu và vân tay trên hung khí gây án kịp thời được loại bỏ, sau đó cơ quan chức năng ra chợ mua một cái thớt và con dao khác về làm vật chứng thay thế. Ấy mà bản thân Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) Nguyễn Hòa Bình, tuy thừa nhận đúng là có các sai sót trong quá trình điều tra, nhưng lạy Chúa, vị Giáo sư-Tiến sĩ duy nhất trong ngành khoa học an ninh này vẫn kết luận, điều ấy không hề làm thay đổi bản chất vụ án Hồ Duy Hải (2). Vụ này thực sự đã gây sốc và rung lắc đối với toàn xã hội suốt hàng mấy năm trời, cho tận đến hôm nay.

Bi thảm hơn là trường hợp một nạn nhân khác, tử tù Lê Văn Mạnh. Vụ án khét tiếng này đã vượt khỏi biên giới quốc gia hình chữ S, dội ra thế giới văn minh về một thể chế độc tài công an trị, vừa tàn bạo vừa vô nhân. Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) cùng với Đại Sứ quán của Canada, Vương quốc Anh và Vương quốc Na Uy tại Việt Nam đã ra tuyên bố chung kêu gọi Hà Nội dừng việc thi hành án đối với Lê Văn Mạnh, người bị kết án tử hình từ năm 2005 nhưng bị can và gia đình liên tục kêu oan. Tuyên bố của EU đã “cực lực phản đối việc áp dụng hình phạt tử hình trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, đây là một hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm và không bao giờ có thể biện minh được, đồng thời vận động Việt Nam hoãn thi hành tất cả các án tử hình” (3). Nhưng bất chấp sự lên tiếng của các phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế, Hà Nội vẫn thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh bằng hình thức tiêm thuốc độc. Tổ chức “Ân xá Quốc tế” (Amnesty International) nhận được tin này đã phải kêu lên, hành vi của Việt Nam “thật là ghê tởm! sickening!)” (4)

Trước bão táp của dư luận trong và ngoài nước, Chánh án Nguyễn Hòa Bình buộc phải lên tiếng chống chế. Nhưng càng thanh minh, càng lộ rõ bản chất “tam vị nhất thể” của các cơ quan tham gia tố tụng. Dù vậy, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình vẫn chối phắt hiện tượng “án bỏ túi”, “họp án” hay “chạy án phải đồng bộ”. Bình thừa nhận, trong các vụ án, tuy Toà án, Viện Kiểm sát và Công an vẫn có họp chung với nhau, nhưng họp là để bàn giao tài liệu, thống nhất lộ trình, thời gian xét xử, “chứ không phải bàn về tội danh hay mức án” (5). Nhưng “dấu đầu hở đuôi”, mới đây thôi, đánh mất hoàn toàn tính liêm sỉ và lòng tự trọng, Nguyễn Hòa Bình lên truyền thông trong nước công khai phát động một cuộc thi sáng tác ca khúc về cái gọi là “ Tòa án nhân dân”. Nguyễn Hòa Bình không che dấu tham vọng, qua cuộc thi này có thể tìm được những bản nhạc, bài hát có sức sống đi cùng năm tháng, “trở thành niềm tự hào của đội ngũ Thẩm phán, mỗi Thẩm phán hay cán bộ Tòa án khi hát lên sẽ say sưa với đầy niềm tự hào” (6).

Trên bình diện rộng lớn hơn, phải chăng Bộ Chính trị ĐCSVN đã đến lúc không thể “nhắm mắt làm ngơ” cho Toà án, Viện Kiểm sát và Công an tác oai tác quái mãi được? Gần đây, hàng trăm người dân đã ký tên vào một thỉnh nguyện thư do các luật sư thảo ra, yêu cầu các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam cùng các cơ quan có thẩm quyền xem xét và điều tra lại các vụ án mà họ cho là oan sai đối với các tử tù Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh, trong đó tử tù Mạnh đã bị hành quyết (7). Đã đến lúc chính quyền Hà Nội không thể che giấu nổi sự thật, Việt Nam là một trong những quốc gia áp dụng nhiều án tử hình nhất ở châu Á và trên thế giới. Các vụ án nêu trong thỉnh nguyện thư chỉ là một số ví dụ nổi bật về hàng loạt sai trái trong hệ thống tư pháp của Việt Nam. Không thể bỏ ngoài tai mọi phản ứng của lương tri và văn minh nhân loại, trước sự oán thán quá trời của dân chúng, ĐCSVN thế chẳng đừng, buộc phải ban hành Quyết định số 132 về kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp. Nhưng Quyết định chẳng qua cũng là để trấn an vậy thôi!

Vì vậy, hết thảy những ai có lương tâm và lương tri đều chia sẻ với lời kêu gọi của Facebooker Lâm Bình Duy Nhiên: “Lên án những sai lầm của nhà nước là điều cấp bách để tránh những ‘tội ác có hệ thống’ của nền tư pháp Việt Nam. Chọn thái độ chính trị đối lập với nhà cầm quyền là lương tâm và trách nhiệm của mọi công dân. Chỉ có một xã hội đa nguyên, đa đảng thì tiếng nói của người dân mới thực sự được tôn trọng và luật pháp mới thực sự đứng về kẻ cần được bảo vệ. Bằng không, sau Lê Văn Mạnh sẽ là Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải và bao nạn nhân khác… trong sự bất lực của tất cả chúng ta!” (8) Bởi vì, bằng cách nào mà Quy định 132 vừa ban hành có thể trở thành “tảng đá vững chắc trong thành trì chống tham nhũng” như báo nhà nước tụng ca (9), khi đưa ra đề nghị giảm hình thức kỷ luật nếu chủ động xin thôi giữ chức vụ? Hóa ra, cán bộ đảng viên tham nhũng mà nhận tội thì sẽ được giảm nhẹ hơn so với “phó thường dân”? Trên thực tế, 28 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án được liệt kê trong Quy định 132 đều đã có trong tất cả các bộ luật hiện hành. Nhưng tất cả chỉ tồn tại trên giấy. Có thêm nhiều Quy định 132 nữa cũng không thể nào giải quyết được các vấn nạn liên quan đến các bất cập trong hệ thống tư pháp công an trị.

(1) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/quy-dinh-so-132-qdtw-ngay-27102023-cua-bo-chinh-tri-ve-kiem-soat-quyen-luc-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-trong-hoat-dong-dieu-9876

(2) https://lsvn.vn/chanh-an-nguyen-hoa-binh-bao-cao-truoc-quoc-hoi-vu-ho-duy-hai.html

(3) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eu-calls-for-halting-execution-of-death-row-le-van-manh-09222023072507.html

(4) https://www.scmp.com/news/asia/southeast-asia/article/3235593/vietnam-executes-man-despite-diplomatic-pleas-mercy-sickening-amnesty-says

(5) https://vnexpress.net/chanh-an-nguyen-hoa-binh-hop-ba-nganh-khong-phai-de-ban-toi-danh-muc-an-4583175-tong-thuat.html

(6) https://baochinhphu.vn/phat-dong-cuoc-thi-sang-tac-ca-khuc-ve-toa-an-nhan-dan-102231101153721263.htm

(7) https://www.voatiengviet.com/a/hang-tram-nguoi-keu-goi-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-viet-nam-dieu-tra-lai-3-vu-an-oan/7343659.html

(8)https://www.facebook.com/duynhienlambinh/posts/pfbid02rcpXckx99GRbL4LwRaKzgDitNNaPku52G4FkhCe8qEo1cBQ8cDQATxMS1dw7Bdzvl

(9) https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/quy-dinh-so-132-qd-tw-tang-da-vung-chac-trong-thanh-tri-chong-tham-nhung-750944

Dự chi 5 đám cưới, 10 đám tang

 Chu Mộng Long



Quỹ của phụ huynh thường là chi cho giáo viên. Hổng lẽ học trò tảo hôn và chết yểu?

Cưới hỏi, tang lễ là chuyện riêng của gia đình người ta, hổng lẽ hội phụ huynh cũng nhảy vào lo? Mà lo cho gia đình học sinh thì lo bao nhiêu cho vừa?

Gì chứ nếu dự chi cho giáo viên thì tôi ủng hộ. Vì giáo viên sống hay chết gì cũng đều thích ăn quà và phong bì như… ăn cúng vậy. “Sống tết chết giỗ, chi vậy là phải.

Theo Hiệu trưởng, đó chỉ là dự kiến. Dự kiến là chỉ tiêu. Vấn đề là sẽ có nhiều cuộc họp thống nhất ai sống và ai phải chết. He he, hu hu…

Có điều tương quan 5 sinh 10 tử thì trụt giảm biên chế lớn quá! Ông Sơn ắt phải lo cho nhân sự thực thi cải cách giáo dục.

Ô hô, thượng hưởng!

C.M.L.

Nguồn: FB Chu Mộng Long

Nguyễn Văn Hùng, Lưu Bình Nhưỡng và sân khấu Quốc hội

 11/15/2023 - 10:30 — VietTuSaiGon


Vừa qua các trang mạng Việt Nam rầm rộ bàn tán về hai hình ảnh, một hình ảnh cảnh quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long bị phá nát do qui hoạch xây dựng và hình ảnh thứ hai là chân dung ông Bộ trưởng Văn hóa- Thể thao- Du lịch Nguyễn Văn Hùng, người đề xuất ý kiến nên “phạt nặng những người đã bôi xấu phim điện anh Đất Rừng Phương Nam” trong phiên họp quốc hội. Cả hai hình ảnh này lại có chung một vấn đề và dẫn đến vấn đề khác, đó là “chấn hưng văn hóa”, một ý tưởng tốn mấy chục ngàn tỉ đồng do Nguyễn Văn Hùng đề xuất trước đây.

Theo Wikipedia: “Vịnh Hạ Long là di sản thế giới, Năm 1962, Bộ Văn Hóa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo vào năm 2000. Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.

Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành một trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2015, Cục Di sản Văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long là trên 2,5 triệu lượt khách...”.

Trích như vậy để thấy mức độ quan trọng cũng như mối quan hệ giữa Vịnh Hạ Long với Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Việt Nam như thế nào. Bởi hiện tại, du lịch Việt Nam do bộ này quản lý, các danh lam, thắng cảnh, di sản cũng do bộ này quản lý. Và đặc biệt, các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên mang tầm vóc thế giới như Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long là những vùng cực kì nhạy cảm trong quản lý, bởi ngoài yếu tố trực tiếp quản lý, trực tiếp thu lợi từ du lịch, đây còn là con gà đẻ trứng vàng trong vấn đề tài trợ bảo tồn từ nước ngoài, hơn nữa, là bộ mặt văn hóa đất nước, chế độ.

Thế nên mới có chuyện đoàn xe ông Nguyễn Xuân Phúc thời còn làm Thủ tướng lái vào Phố cổ Hội An thì liền sau đó nhận gạch đá tơi tả từ cộng đồng và những người quản lý phố cổ cũng chịu trách nhiệm, bị khiển trách...

Sự việc kéo dài có vài chục phút nhưng hệ lụy, tai tiếng của nó cả tháng trời. Thế mà sự vụ cả một góc lớn của di sản thiên nhiên thế giới bị đắp, bị người ta làm cho biến dạng bằng hàng triệu mét khối đất đá mà cái bộ văn hóa thông tin truyền thôn và du lịch kia không hề hay biết (hoặc giả biết mà xem như chả có gì), nên chẳng có bất kì động thái phản đối nào, mãi cho đến khi cộng đồng mạng lên tiếng thì người ta mới vỡ lẽ là nó đã được phê duyệt bằng một dự án nhà nước.

Ơ hay, khi phê duyệt dự án cấp tỉnh, dự án sinh thái, có liên quan đến di sản văn hóa, chắc chắn phải có thông qua của các bộ như Bộ Khoa học Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng... Ít nhất phải có bốn bộ trên thông qua dự án, phê duyệt, phê chuẩn dự án thì nó mới tiến hành được. Như vậy, không thể nói Bộ Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch không biết gì được, nếu nói không biết là nói láo trắng trợn!

Thế nhưng khi sự vụ đổ bể, lùm xùm, chí ít trong phiên họp Quốc hội, ông Hùng, với vai trò Bộ trưởng có liên quan, mà phải nói liên quan trực tiếp phải nêu ra được các vướng mắc hoặc phải giải thích làm sao cho ít ra là thuận nhĩ các đại biểu quốc hội, gồm cả các nghị gật.

Nhưng không, ông Hùng chả thèm đá động gì đến chuyện vịnh Hạ Long bị tùng xẻo, ông chỉ nhắc đến vụ phim Đất Rừng Phương Nam, một bộ phim mang nhiều tai tiếng về nội dung, phục trang truyền thống vùng miền và cả diễn xuất. Ông Hùng đưa ra lời đề nghị quốc hội phê chuẩn về việc chế tài những ai gièm pha, ném đá phim này.

Cũng giống như Bộ trưởng Hùng, các đại biểu quốc hội chẳng mấy ai đá động đến vấn đề nhức nhối Hạ Long, chẳng mấy ai bàn về tình hình kinh tế, giá điện, giá xăng hay những gì liên quan đến đời sống thiết thực của người dân, các ông quay ra bàn về chuyện đấu giá sim số đẹp, đấu giá biển số xe. Những chuyện tưởng như chỉ bàn ở quán cà phê, vỉa hè thì lại được mang vào bàn thảo ở quốc hội hết sức sôi nổi và nghiêm túc. Chống buồn ngủ chăng?!

Và, nói tới quốc hội, chắc không mấy ai không biết đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, một đại biểu được cộng đồng mạng tung hô bởi ông ta có lối nói phản biện, thẳng thắng và không sợ đụng chạm ai. Có thể nói trong số đông các nghị gật tại quốc hội, có vài người, rất ít ỏi, dám nói mạnh miệng và nói vào tiếng nói lòng dân, thao thức cùng với nhân dân. Trong số ít hiếm hoi đó, có ông Lưu Bình Nhưỡng.

Thế rồi, đùng cái, Lưu Bình Nhưỡng bị bắt vì nghi có dây mơ rễ má với đường dây giang hồ, xã hội đen của Cường “quắt”, đường dây này chuyên trấn lột những người khai thác cát.

Câu chuyện ông Nhưỡng bị bắt khiến cộng đồng mạng chia ra hai luồng dư luận rõ rệt: Ông Nhưỡng bị hại, bởi ông dám nói lên tiếng nói của nhân dân, và ông Nhưỡng có đụng chạm tới lợi ích nhóm; Ông Nhưỡng cũng chỉ là đạo đức giả, lên giọng như bao đồng chí khác, và ông Nhưỡng có gì đó của Nguyễn Bá Thanh trước đây.

Ở luồng dư luận thứ nhất, người ta cho rằng ông Nhưỡng bị hại, có vẻ như không có cơ sở để chứng minh điều đó đúng nhưng cũng chẳng có cơ sở nào chứng minh điều đó sai. Bởi hiện tại, mọi thứ vẫn chưa phơi bày rõ ràng trước ánh sáng, mà đã có ánh sáng rồi thì cũng chưa biết đó là ánh sáng mặt trời hay là ánh sáng đèn dầu tù mù tranh tối tranh sáng. Và hơn nữa, quá trình phản biện của ông Nhưỡng không ít lần đụng chạm đến các nhóm lợi ích, đặc biệt là các nhóm lợi ích trong việc khai thác tài nguyên môi trường. Ông Nhưỡng bị hại cũng dễ hiểu thôi.

Luồng thứ hai, cho rằng ông Nhưỡng có thể nhúng chàm, một kiểu Nguyễn Bá Thanh xứ Bắc, cũng không sai. Bởi nói cho cùng thì cán bộ Cộng sản, có ông nào thực sự tử tế đâu, mà nếu thực sự tử tế thì chả ai dại gì chui vào đảng, bởi ở đó chỉ toàn những nguyên tắc nặng nề, hà khắc và thiếu thực tế, nếu không có thứ gì đó tươi tươi để chấm mút thì chắc điên mới xông vào. Người ta vào đảng với mục đích duy nhất là vinh thân phì gia, và cũng như bao người khác, ông Nhưỡng cũng giàu có, cũng đầy đủ như các quan “thanh liêm” khác, ông chẳng có gì khác họ.

Cũng như Nguyễn Bá Thanh, từng được ca tụng, tung hê cho lắm vào, đến khi chết xuống, người ta mới hiểu rằng, à, cũng chả có anh Cộng sản nào tốt đâu, cái khác nhau là một thằng xấu ra mặt, một thằng xấu chừng chừng, xấu nhưng cũng chừa một tí cho người khác thở. Rồi người ta khui lại vụ giáo xứ Cồn Dầu, khui lại hàng ngàn lô đất, khui lại biết bao nhiêu chuyện tày đình, người ta lại so sánh lăng mộ của Nguyễn Bá Thanh với các ông vua... Nói cho cùng, chả có thằng nào tốt.

Nói như vậy để thấy rằng Quốc hội Việt Nam chỉ như cái sân khấu lớn, các diễn viên luân phiên diễn kịch cho nhau xem, đứa nào xem chán thì ngả lưng, há mồm mà ngủ, mà ngáy, đứa nào có sức thì đăng ký lên diễn tiếp, diễn bao giờ mệt thì lại giao vai cho đứa khác, nhưng mà diễn phải sinh lãi, phải lấy được nước mắt hay lòng tin của dân chúng đang xem ti vi, và phải lấy được tiền bán vé, tiền ủng hộ, tiền tài trợ, chứ không phải cứ diễn cho nhau xem rồi vỗ tay.

Có lẽ từ nay, dù gì đi nữa thì sân khấu quốc hội cũng mất đi một diện viên chính, cái  vai anh hùng của ông Nhưỡng tạm thiếu vắng, một số diễn viên phản diện sẽ nhảy vào thay thế tạm thời, và cứ như thế, sân khấu lại tiếp tục những vở diễn mới.

Cứ như trò đùa ấy nhể ?

 Lưu Trọng Văn- 15-11-2023



Lưu tộc vừa có cuộc gặp mặt các doanh nhân họ Lưu. Lưu Bình Nhưỡng là khách danh dự của cuộc gặp đó được đón chào nồng nhiệt.

Gã cũng họ Lưu. Không buồn vì người cùng họ bị công an bắt giam mà buồn, rất buồn vì con người họ Lưu này bao năm nay nổi lên trên báo chí, truyền thông của nhà nước, trên diễn đàn QH cao quý như một con người của Dân, vì Dân dấn thân cho quyền lợi Dân và Công lý, đùng một cái ngã ngựa.

Gã không được quen biết Lưu Bình Nhưỡng, tất cả những gì gã biết về con người này là qua truyền thông và các diễn đàn chính thống của QG. Vâng, có thể nói rằng chính các diễn đàn QH, truyền thông của QG đã giúp đưa hình ảnh của Lưu Bình Nhưỡng đến với công chúng. Từ đó công chúng có tình cảm, quý trọng, tôn vinh ông đại diện cho Ban Dân nguyện của QH này.

Khó mà đổ thừa cựu ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng là người diễn xuất sắc vai Dân tuý để lừa đảo công chúng được. Càng khó mà vạch áo rằng “trông vậy không phải vậy”đối với phẩm chất của Lưu Bình Nhưỡng được. Vì, mặc dù không còn là ĐBQH khoá 15, ông vẫn đường hoàng được Uỷ ban Thường vụ QH cùng Đảng đoàn QH, cùng sự chấp thuận của Ban Tổ chức Trung ương đề bạt chức Phó chủ nhiệm Ban Dân nguyện - một ban vô cùng quan trọng của QH cơ mà.

Đây là sự việc luôn được xem xét cẩn trọng về mọi mặt đạo đức, phẩm chất, năng lực, uy tín.

Đùng một cái người hùng do chính QH và truyền thông nhà nước góp phần tạo ra bị công an khởi tố, bắt giam vì tội “cưỡng đoạt tài sản” tức tội ăn cướp.

Giời!

Vậy biết tin ai bây giờ?

Giời!

Cứ như là trò đùa ấy nhể?

L.T.V.

Nghề giáo có được tôn vinh thật không?

 Chu Mộng Long-18-11-2023



Tối nay, tự dưng ông hàng xóm sang chơi. Ông trao cho bó hoa. Ông nói rằng mấy ngày nay không thấy học trò đến thăm nên mạo muội tặng tôi một bó hoa cho vui. Tôi trố mắt và miễn cưỡng nhận. Rồi mời trà ông. Ông nâng tách trà và hỏi:

– Tôi hỏi câu này khí không phải. Ông giáo vào nghề đã bao nhiêu năm? Ông giáo có thấy nghề của mình được tôn vinh thật không?

Tôi hụt hẫng nhìn bó hoa. Rồi cũng lựa lời trả lời ông:

– Nếu không cầm súng thì đã 35 năm. Có lẽ mình tự tôn vinh mình hơn là mong thiên hạ tôn vinh, ông ạ.

Ông hàng xóm chăm chắm vào mắt tôi:

– Tôi thấy hoa, quà bán đầy đường. Phụ huynh, học sinh, sinh viên mua nườm nượp. Cả thiên hạ đang hướng vào nhà giáo đấy chứ?

Tôi bật cười:

– Hoa, quà cũng chỉ là hình thức. Cả thiên hạ hướng vào nhà giáo chưa hẳn đã tôn vinh. Có khi nào ông nghe họ vừa mua vừa chửi không? Tôi thì nghe rồi. Thậm chí còn thấy học trò viết trên nhóm của chúng: “Tớ đang bị cô giáo đì. 20.11 này, cái con mẹ ấy thích ăn gì tớ cúng!”

Ông hàng xóm cũng cười theo:

– Nhưng bó hoa của tôi không là hình thức đâu nhé. Tôi nghĩ tôn vinh hay không thì trước hết thầy phải ra thầy. Thầy không ra thầy thì học trò gọi bằng thằng cũng đáng.

Tôi giải thích thêm cho ông hiểu:

– Thiên hạ ở cái xã hội bây giờ giả cả ông ạ. Thời bao cấp, tôi thi vào sư phạm, đã từng nghe thiên hạ nói: “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Họ nói lái: “Thầy giáo tháo giày”, “Giáo chức dứt cháo”. Có nghĩa là xưa họ chê nhà giáo cùng đường, nghèo. Nay nhà giáo không nghèo nữa nhưng lại bị họ khinh là tham! Họ bày trò hoa, quà để tỏ ra tôn vinh, nhưng rất khinh…

Ông hàng xóm hôm nay lịch sự hơn mọi hôm. Ông im lặng và mặt buồn rười rượi. Ông lảm nhảm cái câu tôi nói đầu tiên: “Có lẽ nhà giáo tự tôn vinh mình hơn là mong thiên hạ tôn vinh”. Bỗng ông thốt lên:

– Chắc là mắc bệnh hoang tưởng cả. Nhưng ông giáo nói vậy có sợ người ta chụp mũ “tội làm nhục nghề giáo” không?

Tôi cười:

– Có! Tôi từng bị chụp mũ rồi. Bài trừ hoa, quà, phong bì 20.11. ắt có lắm kẻ thù.

Nói đoạn tôi kể cho ông nghe hai chuyện. Một lần trong cuộc họp đối chất với một giảng viên vu cáo tôi lên báo vì ám thị tôi sẽ tố anh ta ăn chơi, cưỡng hiếp học viên. Anh ta nói to giữa cuộc họp: “Tôi phải như thế nào mới vinh dự được học viên săn sóc đến từng bữa ăn, giấc ngủ chứ. Còn ông do học viên ghét nên dạy xong thì về phòng đóng cửa. Không thấy nhục hay sao?” Lần khác, dạy xong tôi đi ăn một mình. Gặp một phó giáo sư đang chờ học viên chở đi nhà hàng. Ông ta hỏi: “Chú ăn ở thế nào mà không có vinh dự được học viên mời cơm hè?”. Tôi phải nói toạc luôn: ‘Dạ thưa ông, trường đã chi tiền tôi ăn ở, nên ăn nhậu dầm dề ngày ba bữa từ tiền của học viên tôi thấy nhục lắm! Nhục nhất là các ông ăn nhậu, nhận phong bì phong bao, tốn bao nhiêu tiền của lớp. Đến kì thi họ tưởng tôi cũng như các ông nên cứ đòi thầy cho đề trước”.

Ấy đấy! Chuyện vinh nhục lộn tùng phèo cả. Chỉ vì phản đối hoa quà, phong bì, ăn nhậu thôi mà đã có người hạ nhục tôi và thù tôi cho đến chết!



Vụ Vạn Thịnh Phát: Giới chức Ngân Hàng Nhà Nước nhận hối lộ $5.2 triệu trong ‘thùng xốp’

 HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát, bà Đỗ Thị Nhàn bị cáo buộc khi còn tại vị cục trưởng Cục Thanh Tra, Giám Sát Ngân Hàng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, nhận lối lộ đến $5.2 triệu.

Báo Tuổi Trẻ hôm 18 Tháng Mười Một dẫn bản kết luận điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát cho hay, trong quá trình thanh tra ngân hàng SCB thuộc sở hữu của bà Trương Mỹ Lan, bà Đỗ Thị Nhàn nhận khoản tiền nêu trên để “hướng dẫn” cách xóa dấu vết các sai phạm trong cho vay và hứa hẹn bỏ qua nhiều sai phạm của nhà băng này.

Bà Đỗ Thị Nhàn (bìa phải), cục trưởng Cục Thanh Tra, Giám Sát Ngân Hàng, tại một sự kiện hồi năm 2020. (Hình: Tài Nguyên Môi Trường)

Bà Lan được xác định có hai lần gặp riêng bà Nhàn, một lần ngay tại trụ sở Ngân Hàng Nhà Nước và một lần tại khách sạn Daewoo ở Hà Nội.

Khi đó, bà Nhàn nêu thực trạng sai phạm của ngân hàng SCB “là rất nghiêm trọng,” trong lúc bà Lan nhờ bà Nhàn có kết luận thanh tra “êm đẹp” để các đối tác ngoại quốc vào đầu tư và bà cục trưởng đồng ý.

Khi bị bắt, bà Nhàn khai mình có bốn lần nhận tiền từ SCB thông qua ba thuộc cấp của bà Lan.

Lần đầu tiên, vào giữa Tháng Ba, 2018, bà Nhàn nhận một túi cherry và một túi đựng $200,000 ngay tại phòng làm việc. Sau đó, bà Nhàn mang số tiền này về cất ở tư gia.

Tiếp đó, từ Tháng Mười đến Tháng Mười Hai, 2018, ông Võ Tấn Hoàng Văn, tổng giám đốc SCB, đã liên tiếp mang một thùng xốp đựng $1 triệu và hai thùng $2 triệu đến tư gia của bà Nhàn.

Hồ sơ của Bộ Công An ghi, bà Nhàn hỏi ông Văn là tiền gì, ông này đáp “là tiền của bà Trương Mỹ Lan cảm ơn bà vì đã trợ giúp SCB trong quá trình thanh tra.”

Hồi Tháng Mười Hai năm ngoái, bà Nhàn chia nhỏ số tiền này, mang $2.6 triệu gửi tại nhà một người họ hàng bên chồng ở thành phố Nam Định.

Khoản tiền còn lại được bà Nhàn cho vào thùng sắt khóa lại, mang sang nhà ông Đỗ Xuân Lộc, em trai cùng cha khác mẹ, cất vào trong tủ do bà giữ chìa khóa.

Khi bà Nhàn bị điều tra, ông Lộc đã giao nộp thùng sắt có $3 triệu bên trong.

Còn gia đình họ hàng bên chồng bà Nhàn cho hay sau khi nhận giữ giùm tiền đã mượn bà này $1.4 triệu để mua một mảnh đất tại Nam Định và mở 10 sổ tiết kiệm tại ngân hàng.

Những người này đã giao nộp $1.2 triệu, 10 sổ tiết kiệm và một “sổ đỏ” (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Bà Trương Mỹ Lan (trái) và cháu gái, Trương Huệ Vân, lúc bị bắt. (Hình: Tuổi Trẻ)

Sau đó, họ còn nộp thêm $600,000 để “khắc phục hậu quả” cho bà Đỗ Thị Nhàn.

Với việc đã nhờ người thân nộp lại hết khoản tiền hối lộ $5.2 triệu trong vụ án này, nhiều khả năng bà Đỗ Thị Nhàn sẽ được “giơ cao, đánh khẽ” khi hầu tòa. (N.H.K) [qd]

Ấn vàng Vua Minh Mạng đang từ Pháp về trưng bày ở Bắc Ninh

 BẮC NINH, Việt Nam (NV) – Ấn vàng “Hoàng Đế Chi Bảo” của Vua Minh Mạng được ghi nhận trên đường từ Pháp về Việt Nam, sau một thời gian bị công luận hoài nghi về tính thực hư.

Theo báo VNExpress hôm 18 Tháng Mười Một, thời gian cụ thể mà cổ vật về đến Việt Nam “được giữ kín vì lý do an ninh.”

Ấn vàng “Hoàng Đế Chi Bảo” được bán cho ông Nguyễn Thế Hồng, nhà sưu tập tư nhân ở tỉnh Bắc Ninh, với giá $6.6 triệu. (Hình: VNExpress)

Ông Nguyễn Thế Hồng, nhà sưu tập tư nhân và là chủ bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng, ở tỉnh Bắc Ninh, được cho là đã chi 6.1 triệu euro ($6.6 triệu) mua ấn từ nhà đấu giá Millon của Pháp, dưới sự bảo trợ của chính phủ Việt Nam.

Dự kiến bảo tàng nêu trên sẽ lưu giữ, trưng bày ấn để “phát huy giá trị của bảo vật.”

Ông Hồng ký cam kết sẽ chỉ chuyển giao bảo vật cho cơ quan nhà nước khi ông này không còn nhu cầu sở hữu, trưng bày ấn.

Nhà đấu giá Millon chào bán ấn với giá khởi điểm 2-3 triệu euro ($2.1 triệu-$3.2 triệu), hồi Tháng Mười năm ngoái.

Hãng Millon sau đó nhiều lần dời lịch đấu giá, tạo điều kiện cho phía Việt Nam có thêm thời gian thương lượng để mua lại.

Đến Tháng Mười Một năm ngoái, Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Việt Nam loan báo đàm phán thành công với hãng Millon để chuyển giao ấn về Việt Nam, “trên tinh thần đồng thuận, thấu hiểu giữa hai bên và quan hệ hữu nghị Việt-Pháp.”

Được biết ấn vàng của Vua Minh Mạng (1791-1841), cao 10.4 cm, nặng 10.7 kg, mặt hình vuông, kích thước 13.8×13.7 cm. Đế ấn in dòng chữ “Hoàng Đế Chi Bảo” (Báu Vật Của Hoàng Đế).

Theo cuốn “Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ,” ấn được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn như lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, sắc thư ban cho ngoại quốc.

Vào ngày 30 Tháng Tám, 1945, sau khi tuyên bố thoái vị, Vua Bảo Đại trao ấn “Hoàng Đế Chi Bảo” cho chính quyền mới tại Ngọ Môn.

Đến Tháng Mười Hai, 1946, Pháp tái chiếm Hà Nội, hiện vật được đem giấu tại ngôi nhà ở làng Nghĩa Đô là xưởng in tiền của Việt Minh.

Ngôi nhà bị phá hủy vào năm 1947.

Hôm 28 Tháng Hai, 1952, một tiểu đoàn của Pháp đào bới móng nhà để thu gạch vỡ, phát hiện hai chiếc hòm đựng bộ ấn kiếm.

Pháp sau đó trao hai hiện vật cho cựu Hoàng Bảo Đại, khi đó là quốc trưởng Quốc Gia Việt Nam.

Năm 1953, Vua Bảo Đại cử bà Mộng Điệp mang hai hiện vật cùng một số tư trang giao cho Hoàng Hậu Nam Phương và cựu Thái Tử Bảo Long cất giữ.

Năm 1963, Hoàng Hậu Nam Phương qua đời, hiện vật được ông Bảo Long ký gửi trong một két sắt tại Union Des Banques Européennes (Ngân Hàng Châu Âu).

Trong tập hồi ký, bà Mộng Điệp cho biết cựu hoàng muốn dùng ấn đóng vào sách để làm tăng giá trị tác phẩm. Tuy nhiên, ông Bảo Long không cho mượn.

Một tòa án tại Pháp sau đó tuyên Vua Bảo Đại được sở hữu kim ấn, ông Bảo Long giữ bảo kiếm.

Ông Nguyễn Văn Hùng (thứ ba từ phải), bộ trưởng Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Việt Nam, tại buổi chuyển giao ấn vàng “Hoàng Đế Chi Bảo.” (Hình: VNExpress)

Năm 1982, cựu hoàng kết hôn với bà Monique Baudot, người Pháp. Trước khi qua đời vào năm 1997, ông để lại di chúc, trao quyền thừa kế tài sản ở Pháp, bao gồm cả ấn cho vợ.

Bà Monique Baudot qua đời năm 2021. Hồi năm ngoái những người thừa kế tài sản của bà mang ấn đi bán đấu giá. (N.H.K) [qd]

Thao túng ngân hàng dễ vậy sao?

Nguyễn Huyền    



(VNTB) – Bà Trương Mỹ Lan đã thao túng hoạt động ngân hàng.

Theo kết luận điều tra, bà Trương Mỹ Lan là Chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) tập đoàn Vạn Thịnh Phát, trong đó có nhiều công ty liên kết. Lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty liên kết, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần của các ngân hàng này để thao túng hoạt động của các ngân hàng này phục vụ cho mục đích cá nhân.  

Theo đó, từ tháng 12-2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bà Trương Mỹ Lan đã nắm giữ 81,43% cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn (cũ) dưới tên của 32 cổ đông; 98,74% cổ phần của ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa dưới tên của 36 cổ đông và 80,46% cổ phần của ngân hàng TMCP Đệ Nhất dưới tên của 24 cổ đông.  

Sau khi 3 ngân hàng nêu trên được hợp nhất vào ngày 1-1-2012 với tên gọi là ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), bà Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu hơn 85% cổ phần của SCB, đồng thời tiếp tục mua và sử dụng cá nhân đứng tên cổ phần SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên hơn 91% vào ngày 1-1-2018.  

Theo cơ quan điều tra, tính đến tháng 10-2022, SCB có vốn điều lệ hơn 15.200 tỷ đồng, với tổng số hơn 4.100 cổ đông, được Ngân hàng Nhà nước công nhận. Trong đó, bà Trương Mỹ Lan sở hữu, chi phối 1,3 tỷ cổ phần SCB, chiếm 91,536% vốn điều lệ, do 27 pháp nhân, cá nhân đứng tên giúp.  

Tài liệu điều tra xác định, các cá nhân và đại diện các tổ chức này (trừ các pháp nhân nước ngoài đã liên hệ nhưng không đến làm việc) đều khai đứng tên cổ phần cho bà Trương Mỹ Lan.  

Với việc sở hữu/nắm quyền chi phối số cổ phần SCB nêu trên, bà Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân bà Lan tin tưởng, thân tín, đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghe theo chỉ đạo của bà Lan vào các vị trí chủ chốt tại SCB, trả mức lương cho họ 200-500 triệu/tháng, như: HĐQT, ban tổng giám đốc, giám đốc các chi nhánh lớn, trưởng ban kiểm soát để sử dụng những người này điều hành toàn bộ hoạt động của SCB. Thực tế, các lãnh đạo chủ chốt của SCB đều do bà Lan tuyển chọn và giao nhiệm vụ.  

Cơ quan điều tra cáo buộc, hành vi của bà Trương Mỹ Lan đã vi phạm Khoản 1, Điều 7, Khoản 2, Điều 55 Luật các Tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017. Hành vi của các đối tượng tại SCB đã vi phạm quy định tại điều 38, Luật các Tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017.  

Với những tóm tắt trên cho thấy việc kinh doanh tài chính của bà Trương Mỹ Lan là… hợp lý, vì các giao dịch gọi là “sở hữu cổ phần” đều được bà Trương Mỹ Lan chi trả bằng “tiền tươi – thóc thật”. Việc mở nhiều công ty liên kết ở đây cũng hợp pháp về các thủ tục, bao gồm cả những khoản thuế – phí đầy đủ cho ngân sách theo Luật Doanh nghiệp.  Hàng ngày, tin tức chuyên ngành luôn bám sát về diễn biến lên – xuống của chứng khoán với những tin tức đại loại như “Tự doanh mua ròng X.Y.Z tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng A.B.C tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng X/Y ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, dịch vụ tài chính…”.  

Như vậy về nguyên tắc, việc gọi là “thao túng ngân hàng” chỉ xảy ra khi nhóm quan chức nào đó “thao túng quyền lực” với kiểu “tạo cơ sở kinh tài” để hợp thức hóa các cú áp-phe trên chính trường; nôm na, doanh nghiệp của bà Trương Mỹ Lan được “đặt hàng” trong “quy trình rửa tiền” cho nhóm chính trị gia ở nhiệm kỳ nào đó.  

Rồi khi phe nhóm không còn “ăn cánh” nữa thì chuyện “triệt hạ” ắt đến…

 https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-thao-tung-ngan-hang-de-vay-sao/ .

Tầm nhìn của Đảng ở Đà Nẵng

 Sơn Trà   



(VNTB) – Tầm nhìn của Đảng không đủ xa, dân lãnh đủ    

Những phiên bản Sơn Tinh ở Đà Nẵng

 Lô cốt đó gồm có khung sắt chữ U được hàn chết vào tường, sàn nhà, làm giá đỡ cho tấm khung sắt lớn khổ rộng đủ lọt lòng cửa, mỗi tấm cao ít nhất 1m. Khi nước bắt đầu dâng tràn vào nhà, người ta sẽ lấy tấm khung sắt ngăn nước thả lọt vào hệ thống giá đỡ chữ U. Sau đó, các vị trí sẽ được siết chặt lại bằng ốc vít. Ốc vặn tới đâu, các khe hở sẽ được bít kín tới đó. Để ngăn nước tốt hơn, các khe hở được gắn lớp gối cao su mỏng. 

Có nhà thì chọn đổ đất kê cao nền, nhà thì đóng hẳn một lồng sắt treo lên giữa gian chính của nhà để tá túc, cất bỏ đồ đạc khi mưa lớn làm nước dâng cao, với giải thích: “Khi nước lên thì toàn bộ đồ đạc sẽ đặt ở giàn sắt phía dưới. Còn người thì leo lên giàn trên cùng để ngồi. Giờ chấp nhận cảnh sống với lụt thôi chứ chẳng biết chạy đi đâu cho thoát”. 

Có nhà còn làm hẳn một cầu thang dẫn từ nền lên thẳng một gác xép trên mái rồi đục một lỗ thoát phía trên tấm tôn để tính tới việc nước lên quá nhà, lúc đó phần mái tôn được đục lỗ sẽ là nơi thoát nạn… 

Lời cảnh báo từ mười năm trước…

 Mười năm về trước tình cảnh ngập lụt này đã được cảnh báo nhưng các cấp quản lý đô thị ở Đà Nẵng dường như đã bỏ ngoài tai. 

Tại hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng dễ bị tổn thương vùng ven đô trong quá trình phát triển đô thị và biến đổi khí hậu; nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn 3 xã, phường là Hòa Xuân, Hòa Tiến và Hòa Châu, Đà Nẵng, có một tham luận đưa ra cảnh báo: “Năm 2013 Việt Nam có 770 đô thị, đến 2015 đã có 840 đô thị được xây dựng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, tỷ lệ bê tông hoá nhanh, diện tích cây xanh, mặt nước giảm đi làm tăng nguy cơ ngập lụt đô thị. Bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu, mùa mưa, hình thái thời tiết cực đoan gia tăng, thay đổi cường độ bão…”. 

Tham luận trên đưa ra khuyến cáo rằng Đà Nẵng là thành phố thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là khu vực chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị, khu vực ven đô thị. Trong quá trình phát triển của mình, thành phố Đà Nẵng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, hơn 300 khu đô thị mới được xây dựng. Vì vậy, việc nghiên cứu những ảnh hưởng của thiên tai của biến đổi khí hậu là hoạt động cần thiết để giảm thiểu rủi ro, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 

Chi tiết hơn, vào năm 2012 khu vực Hoà Tiến, Hoà Châu có thay đổi hạ tầng khoảng 10-20%, phát triển nâng cấp hạ tầng về giao thông, cầu cống. Khu vực Hoà Xuân thay đổi gần như 100% địa hình, phát triển hoàn chỉnh về hạ tầng đô thị. 

Đến năm 2014, khu vực Hoà Tiến, Hoà Châu tiếp tục phát triển, nâng cấp hạ tầng về giao thông, cầu cống, công trình. Trong khi đó, khu vực Hoà Xuân ổn định tại khu vực nhưng thành phố tiếp tục mở rộng phát triển hạ tầng ở các vùng lân cận: Hoà Quý, Hoà Thọ Đông. 

Một số các nguyên nhân gây ra vấn đề ngập vào các năm 2007, 2013 tại khu vực này do xây dựng các tuyến đường, chắn dòng chảy lũ ở khu vực. Mặc dù trận lụt 2007, 2013 không lớn so với mức lũ 1999 nhưng gây mức ngập lớn. 

Nguyên nhân khác là do xả nước của các công trình thuỷ điện gia tăng vận tốc dòng chảy, không dự báo được thời gian nước lên. Một số công trình nâng cao cao trình, san nền các khu đô thị liền kề và xây dựng mới một số công trình ở những vùng trũng thấp. 

Trách nhiệm của Thành ủy Đà Nẵng

 Từ năm 2013 các nhà khoa học đã đưa ra đề xuất bao gồm việc mở rộng hành lang thoát lũ, vùng đệm, duy trì các vùng chứa lũ tự nhiên, hạn chế các giải pháp công trình trên sông. Cần xem xét yếu tố liên vùng khi quy hoạch chi tiết, giữa đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh. Coi trọng việc đầu tư đồng bộ để hạn chế tác động bất lợi từ đô thị trung tâm đẩy sang các đô thị vệ tinh.

 Mười năm sau đó đi qua, hiện tình lúc này ở Đà Nẵng cho thấy là có thể chính quyền lắng nghe, nhưng thực thi thì không thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm cụ thể, mặc dù theo Hiến định thì đó thuộc về Thành ủy Đà Nẵng.


 https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-tam-nhin-cua-dang-o-da-nang/ .

Tổng bí thư là người chịu trách nhiệm cuối cùng?

 Du An


(VNTB) – Phải có người cụ thể chịu trách nhiệm về quản trị quốc gia, không thể cứ chung chung là “Đảng lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội”. 

Xưa, ở miền núi, lũ là hiện tượng bình thường. Mùa mưa (khoảng tháng 7 – 8), sau liền mấy ngày đêm mưa lớn kéo dài, lượng nước lớn dồn ứ quá hạn, lập tức sinh ra lũ. 

Nếu chia theo cấp độ từ nhỏ đến lớn, từ thượng nguồn đến hạ lưu thì nhỏ nhất là lũ khe. Thường ngày khe chỉ ri rỉ róc rách, nhiều đoạn đá trơ ra rêu xanh; nhưng có lũ thì cũng thành dòng như tên bắn ngay. Băng băng, vèo vèo, réo gào… hoa mắt. 

Tiếp theo là lũ suối. Suối là hợp lưu của nhiều khe “không tên” trong một khu vực. Qua thời gian, dần dần suối biến đổi phù hợp với lượng nước trong địa bàn, nghĩa là đủ độ rộng độ sâu, để “cầm lái” được dòng lũ hung dữ. Cuối cùng, qua những cánh rừng bản làng, lũ ra đến sông. Đến nơi mênh mang, bờ bên này nhìn sang bờ bên kia mờ xa hút tầm mắt, lũ tuy vẫn còn sức mạnh nhưng bị hóa giải ngay bởi “đại lộ” tràng giang. 

Thiên nhiên đã sinh ra lũ, và có ngay khe suối, sông để biến lũ thành an toàn, hài hòa. Nghìn năm, triệu năm đã mưa đã lũ như thế rồi. Nhưng tại sao mấy chục năm nay, nhất là những năm gần đây hễ đến mùa mưa, ở miền núi lại có những trận lũ ống lũ quét kinh hoàng, thiệt hại vô cùng lớn? 

Ai cũng có thể trả lời ngay là, tại phá rừng, tại xây dựng lấn chiếm dòng chảy… 

Quả đúng như thế, con người đã tác động xấu đến thiên nhiên, môi trường sống của mình. Cái gốc của vấn đề là những con người hiện tại đã không thuận theo núi rừng, phá vỡ quy luật tự nhiên. Bình thường khi mưa nhiều mưa lớn thì có lũ. Cũng bình thường, mưa xuống có điệp trùng rừng cây chào đón níu giữ. Chính vì thế, lượng nước sức mạnh mười phần dẫu là lũ cũng chỉ còn hai, ba.

 Cơ chế sinh ra lũ, lũ an toàn là vậy… vấn đề cốt lõi là có rừng già “cầm chân” giữ nước để nước bị giảm dần sức mạnh theo khe, suối, sông… đến bão hòa. Từ đây, chúng ta dễ hiểu tại sao ngày nay ở miền núi, lũ ống lũ quét lại nhiều, lại tàn phá ghê gớm như vậy. 

Một thời gian dài, nhất là những thập niên tám mươi, chín mươi… của thế kỷ trước, diễn ra tình trạng phá rừng đồng loạt. Rồi sau đó, khi rừng cạn kiệt dần, có sửa sai bằng phong trào trồng rừng, giữ rừng. Rừng trồng mới, rừng tái sinh, khoanh nuôi bảo vệ đã mang lại màu xanh cho phần lớn diện tích núi trọc. 

Nhưng rừng loại ấy trong tương quan với lượng mưa thì chưa đủ khả năng gánh vác nhiệm vụ điều hòa lũ nên lũ ống lũ quét vẫn xảy ra. Cộng thêm nữa, việc khai thác cát sỏi quá mức, công trình xây dựng lấn chiếm ngăn cản dòng chảy… vô hình trung đã nhân lên sức tàn phá của lũ.

 Sau lũ ống lũ quét ở miền núi phía Bắc,  khả năng cao (dù không ai muốn) là lũ lụt miền Trung, rồi đồng bằng sông Cửu Long.

 Điệp khúc buồn ấy vẫn sẽ là vùng cuối nguồn sông đê vỡ, người chết, nhà cửa tài sản bị “bà thủy” cuốn phăng trong giây phút. Đến giờ chúng ta quá hiểu rằng, dù lũ miền núi hay lụt ở đồng bằng, từ Bắc chí Nam thì đều chung nguyên nhân gốc – mưa nhiều mưa lớn, rừng không còn đủ sức chặn lại mà tiêu lũ; đã thế ao hồ lại bị lấp không có chỗ lưu giữ dòng nước; sông ngòi vốn là đường đi của nước, cần thông thoáng lại bị ngăn cản bởi những công trình… nhô ra. 

Phải chung sống với lũ lụt – đấy là ý cam chịu, nhất thời. Về lâu về dài, mỗi người dân – mà đặc biệt là với lãnh đạo tối cao như Tổng bí thư, cần phải biết tại sao lũ hung dữ, để rồi từ đó có cách giữ rừng, giữ môi trường như giữ tính mạng sống còn của chính Đảng Cộng sản Việt Nam.


https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-tong-bi-thu-la-nguoi-chiu-trach-nhiem-cuoi-cung/ .