Friday, March 21, 2014

Sách sử nói quá ít về Trường Sa, Hoàng Sa

Ôh hay, mấy em học sinh này bây giờ thấm nhuần tư tưởng..phản động rồi đấy.
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Nếu mấy em muốn hiểu rõ về Hoàng,Trường Sa, xin mời mấy em vô diển đàn Paltak để nghe, xem & chia sẽ cảm nghĩ của mình. Hy vọng một ngày nào đó sẽ được gặp các em trong diễn đàn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sách sử nói quá ít về Trường Sa, Hoàng Sa

22/03/2014 08:11 (GMT + 7)
TT - Đó là phản ảnh của nhiều học sinh tại buổi đối thoại sáng 21-3, giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM với 150 học sinh đại diện cho học sinh các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.
Bạn Phạm Thái Tiểu My, lớp 11A1 Trường THPT Bình Khánh (TP.HCM), phát biểu tại buổi đối thoại - Ảnh: Như Hùng
Trực tiếp đối thoại với học sinh là các ông Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Hoài Chương - phó giám đốc Sở GD-ĐT, cùng trưởng, phó phòng chuyên môn của sở.
Vừa khô, vừa thiếu
"Sở GD-ĐT nên tổ chức cho chúng em được trải nghiệm thực tế bằng một chuyến đi Trường Sa, Hoàng Sa để chúng em cảm nhận, học tập và tự hào hơn về lịch sử dân tộc"
Trần Thiên An (học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong)
Mở đầu buổi đối thoại, ông Nguyễn Hoài Chương gợi ý: “Buổi đối thoại hôm nay sẽ không hạn chế về nội dung. Các em có thể nêu suy nghĩ của mình về tất cả vấn đề liên quan tới chuyện học tập, sinh hoạt, rèn luyện, đến những vấn đề mang tính thời sự hiện nay”.
Đáp lời ông Chương, học sinh Cao Thanh Liêm, Trường Thiếu sinh quân, phát biểu: “Học sinh chúng em đều ý thức là lịch sử rất quan trọng nhưng chương trình quá khô khan. Ở một số trường còn thiếu trang thiết bị dạy học và ít tổ chức các hoạt động ngoại khóa về môn sử nên học sinh không hứng thú với môn học này. Đã vậy, những sự kiện hấp dẫn mà chúng em quan tâm như: hải chiến Trường Sa, bãi đá Gạc Ma... lại không có trong sách giáo khoa”.
Tương tự, Lưu Yến Bình, Trường THPT Trường Chinh, phản ảnh: “Chương trình lịch sử hiện nay vẫn còn thiếu nhiều kiến thức mà học sinh chúng em cần biết. Như các nội dung về Hoàng Sa, Trường Sa sách giáo khoa nói quá ít”. Thái Anh, học sinh Trường THPT An Đông, cũng thắc mắc: “Tại sao sách giáo khoa môn sử không nói gì về chiến tranh biên giới phía Bắc?”.
Ngoài những “chứng cứ” rằng môn sử không hấp dẫn học sinh, nhàm chán và nặng nề nên ít học sinh yêu thích, các đại biểu dự buổi đối thoại còn nêu bức xúc. “Chương trình các môn bậc THPT bắt chúng em phải học lý thuyết quá nhiều, cần tăng cường thực hành nhiều hơn” - Mai Trân, Trường THCS - THPT Trí Đức, đề nghị. Tiếp theo đó là hàng loạt ý kiến của đại diện học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT Bình Phú, Trường THPT Bình Khánh yêu cầu Sở GD-ĐT cần tăng thêm giờ học về kỹ năng sống cho học sinh như: kỹ năng ứng phó với tai nạn, kỹ năng hòa nhập vào môi trường mới, kỹ năng vượt qua những thử thách của cuộc sống..., cần tăng thêm các chương trình cho học sinh trải nghiệm thực tế chứ đừng dạy kỹ năng sống bằng các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề chung chung, sau khi về nhà là quên hết.
Trả lời các câu hỏi của học sinh, ông Nguyễn Hoài Chương thừa nhận chương trình phổ thông hiện nay nặng nề và mang tính hàn lâm. Tuy nhiên, ông cũng “bật mí” về định hướng giáo dục trong thời gian tới là tích hợp, giải quyết vấn đề bằng kiến thức liên môn: “Thầy là “dân” toán nhưng thầy xin khẳng định thầy dùng rất nhiều kiến thức về lịch sử, địa lý trong cuộc sống. Do vậy các em đừng coi thường hai môn này. Thầy không chê trách việc các em có định hướng thi đại học khối A, khối B, các em không đăng ký thi tốt nghiệp môn sử, địa. Nhưng học lệch là điều không thể chấp nhận bởi nó khiến tâm hồn, khả năng chúng ta bị què quặt. Sự thành công trong cuộc sống, ngoài kiến thức chuyên môn, chúng ta phải cần thêm rất nhiều kiến thức phụ” - ông Chương giải thích.
Mới lớp 10 đã phải học triết
Được xem là một trong những đại biểu có ý kiến dài nhất buổi đối thoại, Phạm Thái Tiểu My, lớp 11A1 Trường THPT Bình Khánh, cho biết: “Mới lớp 10, chúng em đã phải học về triết học trong môn giáo dục công dân. Tại sao ngành giáo dục không đưa môn học này về đúng với vị trí của nó là giáo dục con người? Thời gian qua có học sinh nữ phải nghỉ học vì có thai, có học sinh đâm chém nhau... tình trạng này có phải lỗi do môn giáo dục công dân chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của nó không?”.
Tiểu My cũng “đặt hàng”: “Em được biết khi chọn môn thi tốt nghiệp THPT, rất nhiều bạn trong nội thành đã chọn thi tiếng Anh. Thế nhưng ở Cần Giờ thì ngược lại. Thậm chí, nhiều bạn còn liệt môn tiếng Anh là môn học sinh Cần Giờ sợ nhất. Em mong rằng Sở GD-ĐT quan tâm hơn đến việc dạy và học tiếng Anh ở Cần Giờ, đồng thời đầu tư nhiều hơn cho môn học này”. Trong khi đó Nguyễn Hữu Thái Anh, học sinh Trường THPT An Đông, đặt câu hỏi: “Việc dạy và học tiếng Anh ở TP đã đi đúng hướng chưa? Bởi trên thực tế, hầu hết các bạn học giỏi tiếng Anh đều phải học thêm ở trung tâm ngoại ngữ”.
Tại buổi đối thoại, nhiều học sinh đã trình bày mong ước về giáo dục trong tương lai như: đưa môn học kinh tế, nghệ thuật vào nhà trường; giáo dục ý thức công dân cho học sinh ngay từ bậc mầm non... Nói như một học sinh Trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý: “Việc giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh hiện đã có nhưng chỉ dừng lại ở mức cơ bản. Em mong chương trình học sẽ có nhiều nội dung về văn hóa VN. Ví dụ như chén nước mắm của người Việt ta cũng chứa đựng cả một nền văn hóa trong đó. Những chi tiết này dù nhỏ nhưng tạo sự thú vị cho học sinh chúng em”.
HOÀNG HƯƠNG
Quy chế thi thay đổi nhanh và bất ngờ quá
Nhiều ý kiến của học sinh tập trung vào quy chế thi cử, trong đó có việc bỏ điểm sàn trong tuyển sinh ĐH, cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT, tầm quan trọng của môn tiếng Anh trong thời đại hội nhập nhưng Bộ GD-ĐT lại không đưa môn tiếng Anh là môn bắt buộc khi thi tốt nghiệp THPT... Có học sinh ở Trường THPT Trường Chinh lo lắng: “Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm nay thay đổi nhanh và bất ngờ quá, năm sau có thay đổi nữa không?”. Có học sinh còn đề nghị gộp hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH thành một để đỡ mất sức: “Vì trước sau gì học sinh cũng chỉ thi một khối thi”.

PICS - HCM & Thiếu Nhi Việt Nam

Hãy nhìn bàn tay của già Hù trên đùi của cháu bé gái ~


MH370 mất tích làm lộ nhiều thông tin kín

 22/03/2014 - 09:50 AM
Ai biết được Trung Quốc có 21 vệ tinh trong vũ trụ, hay 40 hộ chiếu đăng ký là mất tích? Nhiều thông tin được tiết lộ từ vụ máy bay mất tích.

Trong khi chúng ta chưa biết đích xác điều gì xảy ra với máy bay mất tích mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines thì cuộc tìm kiếm lại tiết lộ những sự thật ngỡ ngàng về thế giới quanh chúng ta, báo Sydney Morning Herald đưa tin.


Trung Quốc có 21 vệ tinh trong vũ trụ

Cuộc tìm kiếm máy bay mất tích đã tiết lộ nhiều thông tin về nguồn lực trong không gian của Trung Quốc. Để hỗ trợ cuộc tìm kiếm, Trung Quốc đã triển khai 21 vệ tinh rà soát khắp lãnh thổ nước này. Việc Trung Quốc đang có ít nhất 21 vệ tinh là một sự thật đáng ngạc nhiên.

Sức mạnh quân sự của các nước

Cuộc tìm kiếm quy mô lớn đối với máy bay mất tích đã cung cấp những thông tin quan trọng về sức mạnh quân sự của các nước.

Ví dụ, Trung Quốc đã điều hơn 10 tàu tham gia cuộc tìm kiếm 239 người trên máy bay mất tích, trong số này có 154 người Trung Quốc.

Trong khi đó, hơn 20 quốc gia đã đầu tư nguồn lực quân sự vào chiến dịch xác định vị trí máy bay mất tích.

Australia, Bangldesh, Brunei, Campuchia, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Myanmar, New Zealand, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Anh, Mỹ và Việt Nam cũng giúp sức tìm kiếm máy bay.

Một ngày sau khi máy bay mất tích, BBC đưa tin, 40 tàu và 34 máy bay từ 9 nước đã tham gia cuộc tìm kiếm.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Obama nói, cuộc tìm kiếm máy bay mất tích là ưu tiên hàng đầu của Mỹ và nước này có thể trợ giúp với mọi nguồn lực, gồm cả FBI.

Dùng hộ chiếu giả để đi lại không khó

Hai hành khách đã dùng hộ chiếu đánh cắp để lên chuyến bay MH370. Ai biết nó lại được dùng dễ dàng như thế nào?

Sau vụ tấn công khủng bố 11/9, Tổ chức Cảnh sát Quốc tế (Interpol) đã đưa ra một dữ liệu toàn cầu về các hộ chiếu bị mất hoặc bị đánh cắp.

Dữ liệu này cho phép các nhân viên nhập cư và kiểm soát biên giới xác minh tính hiệu lực của hộ chiếu trong vòng vài giây.

Tính đến tháng 3/2014, dữ liệu trên chứa đựng các thông tin của hơn 40 triệu giấy tờ đi lại (hộ chiếu, thị thực, chứng minh thư) được thông báo là mất hoặc bị đánh cắp ở 167 người. Điều lạ lùng là nhiều nước hầu như chả dùng gì tới dữ liệu này.

40% số hộ chiếu không được đối chiếu với dữ liệu của Interpol, giáo sư Brian Lovell thuộc đại học Queensland cho hay.

Australia là nơi giữ bí mật về MH370?

Malaysia đã cầu cứu Mỹ tiết lộ dữ liệu từ các vệ tinh gián điệp được lưu trữ tại căn cứ quân sự Mỹ ở ngoại ô Alice Springs ở Northern Territory. Dù Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein không đề cập cụ thể tới căn cứ trên thì báo New Straits Times của Malaysia cho rằng, quan chức này nói tới căn cứ Pine Gap và Jindalee

Pine Gap là một căn cứ mật của Australia, được thành lập từ năm 1970. Căn cứ này do cả Mỹ và Australia điều hành, tên chính thức của nó là Căn cứ quốc phòng chung Pine Gap. Chính phủ Australia rất ghét phải thừa nhận sự tồn tại của nó

Như vậy, liệu có phải Australia đang cất giữ bí mật về chiếc máy bay mất tích. 

Theo Vietnamnet

Không thể nói tàu “lạ” khi biết đó là tàu “quen”

Thứ Bẩy, 22/03/2014 - 07:17
(Dân trí) - “Chúng tôi yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra vụ việc, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và không dể tái diễn các vụ việc tương tự”
Không thể nói tàu “lạ” khi biết đó là tàu “quen”

Đó là nội dung công hàm của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa gửi Đại sứ quán Trung Quốc hôm 17.3, phản đối việc tàu Trung Quốc số hiệu 1239 truy đuối và đập phá tài sản tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90055 TS ngày 7.1; và tàu ngư chính 02 Trung Quốc khống chế, tịch thu tài sản của tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96074 TS ngày 1.3.

Việt Nam cho rằng những hành động trên của các lực lượng chức năng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở biển Đông, xâm phạm tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.

Những lời phản đối kiên quyết, chỉ thẳng vào vào các hành động vi phạm và gây hấn của Trung Quốc bằng một công hàm ngoại giao từ Cục lãnh sự - Bộ ngoại giao Việt Nam cho thấy Việt Nam đã không nhân nhượng như những lần trước. Thiện chí hòa hiếu, hữu nghị của Việt Nam đã không thay đổi được nhận thức của những người rắp tâm xâm lấn ngư trường và chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam. Càng ngày, họ càng lấn tới. Rõ ràng, không thể nhân nhượng hơn nữa.

Ngư dân Việt Nam sẽ ấm lòng và có niềm tin khi thấy mình được bảo vệ, được che chở. Từ trước đến nay, có nhiều trường hợp ngư dân bị tàu Trung Quốc tấn công, bắt giữ đòi tiền chuộc. Sau những vụ này, thường thì có những phát ngôn phản đối của nhiều tổ chức, của báo chí và sự hỗ trợ của cộng đồng. Tuy nhiên đối với ngư dân, ngoài sự giúp đỡ về vật chất để tiếp tục ra khơi, họ mong muốn có một hành động mạnh mẽ hơn, đó là đòi phía Trung Quốc bồi thường.

Việc đòi bồi thường không chỉ là bù đắp vật chất bị thiệt hại cho ngư dân, mà thể hiện hành động bảo vệ ngư dân, và bảo vệ ngư dân cũng chỉnh là bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển Đông.

Không chỉ lên tiếng phản đối chung chung, nếu như xác minh chính xác lực lượng của Trung Quốc tấn công ngư dân Việt nam thì phải đòi bồi thường, dứt khoát như vậy. Không thể nói “tàu lạ”  khi những  chiếc tàu đó là tàu “quen”.

Biết là tàu “quen” mà cứ nói tàu “lạ” thì làm sao đòi bồi thường được.


Lê Chân Nhân

Malaysia muốn Mỹ dùng công nghệ dưới nước tìm máy bay mất tích

Thứ Bẩy, 22/03/2014 - 07:54

(Dân trí) - Malaysia đã đề nghị Mỹ trợ giúp công nghệ giám sát dưới biển để tìm kiếm chiếc máy bay MH370, vốn mất tích hôm 8/3 cùng 239 người trên khoang, giới chức Lầu Năm Góc cho biết. 
 

Một phi công Úc tham gia cuộc tìm kiếm mảnh vỡ MH370 ở Ấn Độ Dương ngày 21/32.
Một phi công Úc tham gia cuộc tìm kiếm mảnh vỡ MH370 ở Ấn Độ Dương ngày 21/32.
Đề nghị trên được đưa ra khi cuộc tìm kiếm kéo dài gần 2 tuần đã không tìm thấy bất kỳ mảnh vỡ nào từ chiếc Boeing 777, vốn đột ngột biến mất khỏi màn hình radar khi đang thực hiện lộ trình từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.
Trong một cuộc điện đàm với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 21/3, quyền Bộ trưởng quốc phòng và giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein "đã đề nghị Mỹ cung cấp một số thiết bị giám sát dưới nước", theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tướng John Kirby.
Bộ trưởng Hagel đã đảm bảo với người đồng cấp Malaysia rằng ông sẽ "đánh giá tính hiệu quả và thiết thực của việc sử dụng công nghệ giám sát dưới nước quân sự đối với một sứ mệnh như vậy và sẽ có câu trả lời trong tương lai rất gần", ông Kirby cho biết trong một tuyên bố.
Giới chức Mỹ không tiết lộ chính xác thiết bị nào mà Lầu Năm Góc có thể trợ giúp, nhưng quân đội Mỹ đã đầu tư nhiều vào công nghệ robot được thiết kế cho hoạt động giám sát dưới nước chống lại các tàu ngầm và ngư lôi của đối phương.
Trong cuộc điện đàm, ông Hussein cũng đã cảm ơn sự trợ giúp của hải quân Mỹ trong cuộc tìm kiếm chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines.
Hai máy bay trinh sát hàng hải của hải quân Mỹ, P-3 Orion và P-8 Poseidon, đang tham gia cuộc tìm kiếm MH370.
P-8 đã bay cùng máy bay Úc trong cuộc tìm kiếm máy bay mất tích ở nam Ấn Độ Dương, trong khi chiếc P-3, vốn rà soát một khu vực ở Vịnh Bengal, dự kiến cũng sẽ tham gia chiến dịch tìm MH370 tại Ấn Độ Dương.
Hôm qua, nỗ lực tìm kiếm các mảnh vỡ của máy bay Malaysia tại một khu vực hẻo lánh ở Ấn Độ Dương đã không mang lại kết quả, Cơ quan an toàn hàng hải Úc (AMSA) cho biết trong một tuyên bố.
An BìnhTheo AFP

Nghị sĩ Mỹ chế giễu biện pháp trừng phạt của Nga!

theo Zing | 21/03/2014 15:01

John Boehner, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, nói rằng ông cảm thấy vinh dự khi Nga chọn ông để trừng phạt.

Nữ nghị sĩ Mary Landrieu và Chủ tịch Hạ viện Mỹ nói rằng họ cảm thấy vinh dự khi thuộc nhóm chính trị gia mà Nga trừng phạt.

Nga vừa công bố danh sách những quan chức, nghị sĩ Mỹ mà Moscow sẽ trừng phạt để đáp trả việc Nhà Trắng trừng phạt các quan chức, doanh nhân Nga. Họ bao gồm Chủ tịch của Thượng viện và Hạ viện, các thượng nghị sĩ kỳ cựu như John McCain, Mary Landrieu, Bob Menendez, Dan Coats. Những người này sẽ không được phép vào lãnh thổ Nga. Phần lớn nghị sĩ đã thể hiện thái độ của họ ngay sau khi Điện Kremlin công bố danh sách, The Wire đưa tin. 
"Tôi đoán kỳ nghỉ mùa xuân của tôi ở vùng Siberia sẽ không thể diễn ra, cổ phiếu của tôi trong tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga sẽ mất, tài khoản ngân hàng bí mật của tôi trong một ngân hàng ở Moscow sẽ không thể hoạt động. Tuy nhiên, tôi sẽ không bao giờ ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina", thượng nghị sĩ John McCain bình luận. "Trở thành đối tượng mà Putin trừng phạt là một vinh dự đối với tôi", Mary Landrieu, thượng nghị sĩ Dân chủ tại bang Louisiana, viết trên mạng xã hội Twitter.
Chủ tịch Hạ viện John Boehner khẳng định ông cảm thấy tự hào khi tên của ông nằm trong danh sách mà Moscow trừng phạt. "Ngài Chủ tịch Hạ viện cảm thấy hãnh diện khi thuộc nhóm những người sẵn sàng chống lại sự gây hấn của Putin" Michael Steel, người phát ngôn của Boehner, nói.
Thượng nghị sĩ Dan Coats nói chuyến nghỉ dưỡng của gia đình ông tại vùng Siberia sẽ không trở thành hiện thực bởi tên ông nằm trong danh sách mà Moscow công bố, nhưng ông vẫn "cảm thấy vinh dự" khi Nga chọn ông để trừng phạt.
Bob Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cáo buộc Tổng thống Nga hành xử giống như thời Chiến tranh Lạnh. "Tổng thống Putin can thiệp quân sự và sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga. Đây là hành động thô bạo và không thể chấp nhận. Hành động ấy đưa chúng ta trở lại bầu không khí thù địch của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Nếu việc đấu tranh cho tự do, dân chủ và chủ quyền của người dân Ukraina khiến tôi trở thành đối tượng mà Putin trừng phạt thì tôi chấp nhận thực tế ấy", Menendez tuyên bố.

Tham nhũng làm hủy hoại sự tôn trọng pháp luật của doanh nghiệp

Thứ bảy, 22/3/2014 11:14 GMT+7
TN-Báo cáo CPI 2013 dành một phần lớn để truyền đi thông điệp: Tham nhũng làm doanh nghiệp thích lách luật. Tình trạng sẽ cải thiện nếu họ được lắng nghe trong quá trình xây dựng chính sách.

Quan ngại về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


Theo cuộc điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2013 của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, 41% trong tổng số 8000 doanh nghiệp dân doanh Việt Nam trả lời bảng lấy ý kiến đã đồng ý với mục “tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp khá phổ biến”.

VCCI nhận định, tham nhũng làm hủy hoại sự tôn trọng của doanh nghiệp đối với pháp luật. Bởi người dân và doanh nghiệp thường liên tưởng việc phải tuân thủ pháp luật là bị đòi hối lộ, hơn là vì lợi ích chung của xã hội. (Điều này khá dễ hiểu, nếu chúng ta liên tưởng tới việc bị cảnh sát giao thông tuýt còi khi vi phạm luật giao thông).

Năm 2010 tại TP.HCM một bé gái bị điện giật từ cây ATM rò rỉ. Một tuần sau, cơ quan chức năng phát hiện ra 14% trong tổng số 866 cây ATM trên địa bàn này không được đóng dây tiếp đất đúng quy định và có nguy cơ rò điện.

Câu chuyện về rò rỉ điện ở cây ATM được báo cáo PCI 2013 của VCCI dẫn ra như là một dấu hiệu cho thấy một hiện tượng ở quy mô lớn hơn đang diễn ra: ngày càng khó giảm thiểu những tác động tiêu cực của doanh nghiệp đối với môi trường và cộng đồng. 

Báo cáo cho rằng, vấn đề không phải là thiếu quy định pháp luật, mà chính là khả năng thực thi yếu kém và năng lực hạn chế của cơ quan quản lý, khiến cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp thường xuyên lách luật bởi họ biết khả năng bị phát hiện là rất ít.

Doanh nghiệp sẽ tôn trọng pháp luật hơn, nếu…

Báo cáo PCI 2013 đưa ra và kiểm nghiệm giả thiết rằng, việc đối thoại mang tính rộng rãi và được thể chế hóa hơn giữa doanh nghiệp và chính quyền sẽ góp phần nâng cao việc tuân thủ pháp luật. 

Các giải pháp bao gồm: Các diễn đàn đối thoại giữa DN và chính quyền; quy định về thời gian lấy ý kiến công khai đối với dự thảo và luật định; thành lập ban soạn thảo gồm DN và hiệp hội; thành lập văn phòng đoàn đại biểu QH của tỉnh để đại biểu tiếp xúc với cử tri của tỉnh; các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa quan chức địa phương.

Từ số liệu khảo sát PCI, nhóm nghiên cứu của VCCI chỉ ra rằng các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật khi họ tham gia xây dựng pháp luật. “Thái độ của doanh nghiệp đối với các cơ quan nhà nước  chỉ thực sự tích cực khi cơ quan nhà nước quan tâm và phản hồi ý kiến doanh nghiệp.”

Đây cũng chính là thông điệp chính sách của báo cáo PCI năm nay: “Các cơ quan nhà nước ở Việt Nam cần tăng cường tham vấn doanh nghiệp, công khai phản hồi những đề xuất góp ý của doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng đến mức độ thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh của doanh nghiệp.”

Uyên Lê
Theo ttvn.vn

Mỹ, EU nã loạt trừng phạt thứ hai

Thứ Bảy, ngày 22/3/2014 - 04:00
PLO.vn-Nga tuyên bố không đổ quân. Ukraine cảnh báo sẽ đáp trả quân sự.
Ngày 21-3, nhân hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels (Bỉ), Thủ tướng tạm quyền ở Ukraine Arseny Yatsenuk đã ký kết phần chính trị trong hiệp định liên kết với EU. Phần chính trị liên quan đến lời nói đầu và các chương 1 (các nguyên tắc chính), 2 (đàm phán chính trị) và 7 (các điều khoản chung).
Theo báo Le Monde (Pháp), như vậy động thái ký kết này chỉ mang ý nghĩa tiêu biểu sau khi Nga ký hiệp định nhất trí sáp nhập Crimea vào Nga chứ Ukraine vẫn chưa ký các phần then chốt liên quan đến kinh tế.
Hôm trước đó, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo một toán vũ trang gồm lực lượng tự vệ và binh lính Nga đã tấn công tàu hộ tống Ternopil của quân đội Ukraine thả neo ở Sevastopol. Toán vũ trang này đã sử dụng lựu đạn gây choáng và súng tự động.
Sáng cùng ngày, tư lệnh hạm đội Nga ở biển Đen Alexander Vitko cũng đã lên tàu hộ tống Slavutich đậu gần tàu Ternopil để thương lượng đầu hàng.


Tàu hộ tống Ternopil của quân đội Ukraine ở Sevastopol bị tấn công. Ảnh: AP
Hải quân Nga đã phong tỏa hai tàu Ternopil và Slavutich ở cảng Sevastopol trong nhiều ngày qua.
Thủ tướng tạm quyền ở Ukraine Arseny Yatsenuk đã tuyên bố chính thức cảnh báo Nga rằng Ukraine sẽ đáp trả bằng quân sự đối với mọi âm mưu vượt biên giới hay thôn tính Ukraine của Nga.
Trong khi đó đêm 20-3, Lầu Năm Góc thông báo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel.
Ông Sergey Shoygu cho biết quân đội Nga tập trung dọc biên giới Ukraine chỉ nhằm tập trận chứ Nga không có ý định đưa quân vượt biên giới. Ông bảo đảm các binh sĩ không có bất kỳ hành động gây hấn nào.
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel hỏi cuộc tập trận kéo dài trong bao lâu. Ông Sergey Shoygu đáp không có lịch trình cụ thể.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng đã điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và khẳng định Nga sẽ không xem xét lại vấn đề Crimea sáp nhập vào Nga.
Ngày 20-3 (giờ địa phương), Mỹ và EU tiếp tục công bố loạt trừng phạt thứ hai đối với Nga sau khi Mỹ trừng phạt 11 cá nhân và EU trừng phạt 21 cá nhân hôm 17-3.
Bộ Tài chính Mỹ thông báo có 20 cá nhân Nga bị trừng phạt trong đợt này (phong tỏa tài sản, không cấp visa) bao gồm các viên chức, doanh nhân, nghị sĩ. Trong đó có các doanh nhân hoạt động ủng hộ tổng thống Nga. Như vậy đã có tổng cộng 31 cá nhân bị Mỹ trừng phạt.
Tổng thống Obama cảnh báo Mỹ có thể sẽ trừng phạt các lĩnh vực then chốt của Nga như tài chính-ngân hàng, quốc phòng, năng lượng, khai khoáng.
EU thông báo tiếp tục trừng phạt thêm 12 cá nhân, như vậy đã có 33 cá nhân bị EU trừng phạt.
EU đã hủy Hội nghị thượng đỉnh Nga-EU dự kiến vào ngày 3-6 tới ở Sochi. Các nước thành viên EU cũng hủy các cuộc gặp cấp cao song phương.
EU đã thông báo ba mức độ trừng phạt Nga: Ngưng đàm phán về hiệp định mới Nga-EU và hiệp định nới lỏng chế độ visa; cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản đối với các cá nhân bị trừng phạt, đồng thời hủy Hội nghị thượng đỉnh Nga-EU ở Sochi; áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Hiện nay EU đã tiến hành mức độ hai và đang chuẩn bị cho mức thứ ba.
HOÀNG DUY

Máy bay mất tích chở chất dễ cháy

theo Zing | 22/03/2014 10:53


Hãng hàng không quốc gia Malaysia xác nhận máy bay mất tích chở pin dễ cháy trong kho chứa. Sự việc làm dấy lên đồn đoán lửa có thể là nguyên nhân khiến phi cơ mất tích.

Giám đốc điều hành của hãng hàng không Malaysia, ông Ahmad Jauhari, thừa nhận máy bay mất tích chở chất dễ cháy. Tuyên bố này được đưa ra 4 ngày sau khi ông phủ nhận thông tin trên và gần hai tuần sau khi phi cơ biến mất. Trước đó, tại một cuộc họp báo, nhiều người đặt câu hỏi liệu máy bay có chở chất nguy hiểm không, ông Ahmad trả lời: “Máy bay chở 3 đến 4 tấn măng cụt đến Trung Quốc”.
Ông Ahmad nói rằng các nhà chức trách đang điều tra về kho chở hàng của máy bay nhưng không nói rằng pin có thể gây nguy hiểm. Thông tin này khiến nhiều người đặt giả thiết chiếc máy bay Boeing 777-200 đã cháy, thành viên phi hành đoàn và hành khách bất tỉnh vì hít phải khí độc.
Pin Lithium-ion mà CEO của hãng hàng không Malaysia Airlines thừa nhận có trên máy bay được sử dụng trong điện thoại di động và máy tính xách tay. Vật thể này từng là nguyên nhân của nhiều vụ cháy trên phi cơ và khiến máy bay đâm trong những năm gần đây.
Theo trang tin tức Malaysiakini của Malaysia, pin lithium-ion trên khoang hàng hoặc hành lý đã gây ra 140 sự cố kể từ tháng 3/1991 đến tháng 2 năm nay. Trong một số trường hợp hiếm hoi, máy bay có thể bị phá hủy vì lửa bén từ pin. Một máy bay của Mỹ từng gặp nạn vì sự cố này.
Chuyến bay số 6 của hãng hàng không UPS, Mỹ đâm khi đang cố tiếp đất trong hành trình từ Dubai đến Cologne, Đức hồi tháng 9/2010 vì chở pin. Trong khi đó, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết ngày 22/3, sau gần hai tuần tìm kiếm phi cơ mất tích trong vô vọng, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia - Hishammuddin Hussein đã đề nghị Mỹ xem xét cung cấp trang thiết bị do thám dưới biển để tìm MH370.
Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đảm bảo rằng ông sẽ xem xét các công nghệ dưới biển của quân đội sẵn có và hữu dụng dùng vào nhiệm vụ tìm kiếm này, đồng thời sẽ thông báo cho chính phủ Malaysia trong thời gian sớm nhất. Giới chức Mỹ không tiết lộ những thiết bị cụ thể mà Lầu Năm Góc sẽ cung cấp nhưng quân đội Mỹ lâu nay đầu tư mạnh vào công nghệ robot cho việc do thám dưới lòng biển để chống tàu ngầm, hoặc ngư lôi của đối phương.

Chậm khởi tố vụ sập cầu ở Lai Châu vì được "chống lưng"?


(Soha.vn) - Đó là câu hỏi mà dư luận đặt ra cho các cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng của tỉnh Lai Châu trong vụ sập cầu treo Chu Va 6.

Có người “chống lưng” bao che cho sai phạm để sự việc “chìm xuồng”?
Dư luận cả nước đang rất quan tâm và đặt câu hỏi vì sao đến thời điểm gần 1 tháng sau vụ sập cầu trao Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) chưa được cơ quan công an tỉnh này khởi tố? Hay có người “chống lưng” bao che cho sai phạm để sự việc “chìm xuồng”?
Chiều 21/3, trao đổi với PV về những câu hỏi này, Đại tá Lê Văn Bảy - Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Lai Châu (Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu) cho biết, hiện vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định khởi tố vụ án, hay khởi tố bị can, đúng người, đúng tội trong vụ việc này thì vẫn phải chờ kết quả giám định mẫu ắc neo tăng đơ từ Viện Khoa học kỹ thuật hình sự (Bộ Công an).

Đại tá Lê Văn Bảy - Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Lai Châu (Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu).
“Trên này chúng tôi cũng rất sốt ruột. Vì dư luận cũng nói vì sao lại chậm trễ khởi tố vụ án này. Nhưng trong quy định của luật, cụ thể là điều 104 Bộ Luật tố tụng hình sự khi nào thì khởi tố vụ án, đấy là khi có dấu hiệu tội phạm mà tội đó thì cần phải xác định rõ đã.
Ví dụ khi mình bắt được ma túy thì phải chờ giám định xem đó có phải là ma túy hay không thì mới ra quyết định khởi tố được.
Với vụ sập cầu ta không khởi tố vụ sập cầu mà phải đi tìm nguyên nhân vụ sập cầu là gì, ở đây là thanh ắc neo đó bị gãy vì sao? Để khi ấy mình xem lỗi, tìm nguyên nhân trong vụ sập cầu này là gì và trách nhiệm của ai hoặc tội danh gì?
Chẳng hạn ở đây là tội vi phạm các quy định trong công tác xây dựng chiếu theo điều 299 của Bộ Luật hình sự thì cần phải làm rõ những thứ nêu ở trên thì mình mới khởi tố được vụ án. Tức là làm rõ tội danh trong vụ sập cầu phải thông qua kết quả giám định và phải xem cái thanh ắc neo tăng đơ đó nếu không đúng theo yêu cầu, không đúng theo thiết kế thì mới quy trách nhiệm cho ai, ai làm ra cái đó, sai như thế nào để cơ quan công an căn cứ vào đó ra kết luận khởi tố vụ án được. Không có lý do gì khác ngoài kết quả giám định của Viện Khoa học kỷ thuật hình sự - Bộ Công an”, đại tá Lê Văn Bảy giải thích.
Chờ giám định ắc neo tăng đơ lấy từ cầu Chu Va 6 làm căn cứ mới ra quyết định khởi tố vụ án được.
Chờ giám định ắc neo tăng đơ lấy từ cầu Chu Va 6 làm căn cứ mới ra quyết định khởi tố vụ án được.
Theo đại tá Bảy, Công an tỉnh Lai Châu đang rất khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để kết thúc vụ án. Tuy nhiên, hiện nay Viện Khoa học kỹ thuật hình sự chưa có thiết bị giám định sắt thép nên phải liên hệ với cơ quan giám định của ngành giao thông hoặc ngành xây dựng để hỗ trợ giám định cùng.
“Thời hạn của vụ việc này cho phép cơ quan công an buộc phải đưa ra quyết định khởi tố vụ án không quá 60 ngày theo điều 103 của Bộ luật tố tụng hình sự nếu có dấu hiêu tội phạm. Theo quan điểm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu, khi có kết quả giám định, phát hiện vi phạm sẽ ra quyết định khởi tố ngay.
Chúng tôi cũng đang chỉ đạo rất quyết liệt anh em cán bộ kiện toàn hồ sơ để khởi tố vụ án, đưa vụ việc ra xử lý trước pháp luật chứ không để dư luận cứ nghĩ cơ quan công an chậm chễ khởi tố là có vấn đề. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu cũng chỉ đạo rất quyết liệt vấn đề này.
Khi có kết quả ai sai ở khâu nào thì xử lý ở khâu đó. Còn chắc chắn không có chuyện bao che. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy họp cũng chỉ đạo rất rõ là làm nghiêm, không có chuyện bao che, ai sai thì người đó chịu trách nhiệm”, đại tá Bảy cho hay.
Cũng với câu hỏi trên, trao đổi với PV, thiếu tướng Trần Duân - Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Lai Châu đang tổng hợp hồ sơ vụ án để xem xét trách nhiệm của những người liên quan. Việc ra quyết định khởi tố phải có tội danh cụ thể nên vẫn đang chờ kết quả giám định ắc neo tăng đơ của Viện Khoa học kỹ thuật hình sự (Bộ Công an) mới thực hiện được.
“Quan điểm của Công an tỉnh Lai Châu là làm nghiêm túc, không bao che hay có vấn đề gì đâu”, thiếu tướng Trần Duân cho hay.
Một bệnh nhân vẫn đang điều trị tại bệnh viện
Bác sĩ Đỗ Văn Giang - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu (kiêm Phó Giám đốc Sở Y tế Lai Châu) cho biết, các bệnh nhân trong vụ sập cầu Chu Va 6 đã xuất viện hết. Riêng chỉ còn bệnh nhân Giàng A Sú bị chấn thương cột sống ngực, cổ vẫn đang phải theo dõi thêm.
Hình ảnh các bác sĩ chăm sóc, thăm hỏi cho các gia đình nạn nhân trong vụ sập cầu treo Chu Va 6.
Hình ảnh các bác sĩ chăm sóc, thăm hỏi cho các gia đình nạn nhân trong vụ sập cầu treo Chu Va 6.
“Bệnh nhân này được mổ sọ não xong rồi, mổ xương đùi rồi và mới mổ phẫu thuật cột sống ngực, cột sống cổ, vì anh này bị dị dạng cong vẹo cột sống cổ, ngực từ trước. Giờ ngã gãy lại chỗ dị dạng đó. Ngày mai chúng tôi sẽ xem chụp lại cột sống ngực, cổ như thế nào để điều trị tiếp. Cái này cũng phải kéo dài điều trị khoảng 10 ngày nữa mới xuất viện được” - bác sĩ Giang cho hay.
Cũng theo bác sĩ Giang, bệnh nhận Giàng A Thương bị vỡ ruột non được chuyển xuống Hà Nội chữa trị đã về và bình phục tốt.

PICS:Cty Đại - Việt - Mỹ xả nước bẩn, hàng trăm hộ gia đình kêu cứu!

Thứ bảy, 22/3/2014 8:55 GMT+7
TN-Hàng trăm hộ dân sống tại thôn Hồng Sơn, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã gửi đơn đến Báo Tầm nhìn và các cơ quan chức năng kêu cứu vì nước thải của Trung tâm Thương mại đa ngành nghề Lợi Châu (thuộc Cty Đại - Việt - Mỹ) xả nước thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo các hộ dân nơi đây, vài tháng trở lại đây Trung tâm Thương mại đa ngành nghề Lợi Châu thuộc Cty Đại Việt Mỹ (sau đây gọi tắt là Cty Đại Việt Mỹ) xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường khiến cho các hệ thống mương nước ở đây bị ô nhiễm trầm trọng! 

Người dân đã nhiều lần kêu cứu đến các cơ quan chức năng, đã có nhiều đoàn về kiểm tra, nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, nước thải bốc mùi hôi thối vẫn ào ạt chảy ra khu dân cư.

Ông Hoàng Huy Nam, Bí thư chi bộ thôn Hồng Sơn trao đổi với PV : “Hiện tại thôn Hồng Sơn có 220 hộ dân, hầu như phần lớn người dân trong thôn đều bị ảnh hưởng do Cty Đại Việt Mỹ xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. Chúng tôi nhiều lần đi kiểm tra phát hiện thấy Cty này không có mương nước theo đúng quy chuẩn, chúng tôi nhiều lần khiếu nại đến các cơ quan chức năng nhưng chẳng có kết quả…” 

“Đến nay nước chảy ra từ Cty này vẫn bốc bùi hôi thối, nguồn nước để sinh hoạt hàng ngày chúng tôi phải đi sang các thôn khác để lấy về.” ông Nam trình bày.

Còn bà Trần Thị Truyền và nhiều người dân thôn Hồng Sơn cho biết, khi phát hiện Cty Đại Việt Mỹ xả nước thải ra môi trường, ngoài việc kêu cứu đến các cơ quan chức năng, chúng tôi còn tìm đến các đường ống của Cty này để trám lại những điểm đấu nối giữa các đường ống, nhưng không đem lại kết quả. Càng ngày mùi hôi thối bốc mùi càng mạnh hơn. Khổ nhất là khi trời nắng hoặc có tí gió mạnh là mùi hôi thối từ Cty này bốc ra mạnh mẽ hơn, ở nhà ăn cơm không được, phải tìm chổ khác ngồi chứ không thể ngồi ở nhà được. Gia đình nhiều hộ dân đã có dấu hiệu đau, và nghẹt mũi rồi. 


Ông Hoàng Huy Nam, Bí thư chi bộ thôn Hồng Sơn bức xúc trước việc làm của Cty Đại - Việt - Mỹ
Có mặt tại Trạm xá xã Kỳ Phương chúng tôi chứng kiến cảnh chị Dương Thị Nga ở thôn Hồng Sơn do quá lo lắng khi phát hiện nguồn nước giếng sinh hoạt của gia đình bị ô nhiễm quá nặng đã không dám sử dụng mà phải lấy mẫu đến trạm y tế xã kiểm tra.

Chị Nga bức xúc cho biết : “Chỉ vài tháng sau khi Cty này đi vào hoạt động, chúng tôi đã phát hiện họ xả nước thải chẳng qua xử lý ra môi trường, nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối nồng nặc.”

Cũng theo chị Nga, trước kia gia đình chị có một cái giếng đào sử dụng hơn 20 năm nay. Tuy nhiên, khi công ty này đi vào hoạt động thì gia đình không thể sử dụng được nữa, nước thường có cặn bẩn, tanh hôi nồng nặc. 

Cách đây một tháng, gia đình chị cũng có khoan một cái giếng sâu 20m, thế nhưng nguồn nước vẫn không thể sử dụng được do có mùi tanh, hôi…

 
Quá lo lắng chị Nga đã lấy mẫu nước đến Trạm xá xã kiểm tra

Ông Nguyễn Văn Chương – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Kỳ Phương thông tin: Liên tục thời giam qua có nhiều hộ gia đình khi phát hiện nguồn nước sinh hoạt bi ô nhiễm đã lấy mẫu đến trạm kiểm tra. Do không đủ thiết bị để đưa ra kết luận nhưng qua quan sát bình thường cũng nhận thấy nước bị ô nhiễm nặng, bốc mùi nồng nặc nên chúng tôi khuyến cáo bà con không nên dùng.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hệ thống đường ống dẫn nước thải của Cty này được gắn một cách rất sơ sài. Hầu hết các điểm đấu nối giữa các ống không được gắn chặt lại với nhau, nước thải đen ngòm, bốc bùi tanh, hôi cứ theo các kênh mương chảy vào khu vực người dân sinh sống.

Được biết, Trung tâm thương mại đa ngành nghề Lợi Châu – thuộc Cty CP XD Đại – Việt - Mỹ được khởi công xây dựng tại thôn Hồng Sơn, xã Kỳ Phương huyện Kỳ Anh với tổng dự toán lên đến 500 triệu USD.

 
Tại công ty này hiện có hàng ngàn người sinh hoạt. Theo phản ánh trong các phòng việc 
xử lí vệ sinh rất đảm bảo nhưng khi thải ra môi trường xung quanh lại không được coi trọng
Dự án xây dựng khách sạn, trung tâm thương mại, bể bơi, văn phòng cho thuê.

Chùm ảnh về quy trình xã nước ra môi trường của Cty Đại - Việt - Mỹ mà PV Tầm nhìn đã ghi lại:

 Nước chảy thẳng ra môi trường và các hộ dân xung quanh chủ yếu                                  qua con mương bằng đất này


Hơn 200 hộ dân thôn Hồng Sơn lãnh đủ dòng nước đen ngòm và bốc nồng nặc mùi hôi tanh


 


             Có đoạn con mương thoát nước được làm bằng cống nhưng thường
               xuyên bị đứt đoạn
 

  
 
                                  Tầm nhìn sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.

Hà Tuấn Vũ































NATO “bất lực” hoàn toàn trước Nga trong khủng hoảng Ukraine



(Kienthuc.net.vn) - Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, nhiều chuyên gia phân tích hàng đầu thế giới cho rằng, Liên minh quân sự NATO đã hoàn toàn “bất lực” trước Nga.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến công du nước ngoài từ hôm thứ Ba (18/3) nhằm trấn an các đồng minh Đông Âu của mình. Đồng thời, ông còn đưa tuyên bố rằng, chính cuộc khủng hoảng ngoại giao với Nga sẽ càng làm NATO “mạnh hơn và thống nhất hơn bao giờ hết”.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết, vụ khủng hoảng Ukraine phản ánh sự “bất lực” của NATO trước chiến thắng ngoạn mục của Tổng thống Putin, đó là sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga.
Những lính lạ (được cho là binh sĩ Nga) chiếm đóng các cứ điểm quan trọng ở Crimea trong những ngày căng thẳng qua. 
Trong khi ông Biden ở Warsaw “khua chân múa tay” hứa hẹn “kề vai sát cánh” với Ba Lan, thì Tổng thống Putin lại đang có bài phát biểu trọng đại ở Điện Kremlin tuyên bố sáp nhập Crimea và Sevastopol. Động thái từ người đứng đầu nước Nga đã đặt Mỹ vào tính thế buộc phải “rút gươm” hành động.
Để có thể hành động, Mỹ hay các quốc gia phương Tây cần phải có cơ sở pháp lý để thực hiện điều đó. Thực tế, Ukraine hiện vẫn chưa phải là thành viên của NATO mặc dầu mọi người suy đoán từ nhiều năm trước rằng, quốc gia này đã sẵn sàng tham gia tổ chức quân sự trên. Chính vì lý do trên, nên NATO không thể can thiệp vào Ukraine theo Điều số 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Ở đó, điều khoản này ghi, nếu một quốc gia thành viên NATO bị tấn công, các thành viên còn lại có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của nước đó.
“Nguyên nhân trên một phần đã khiến NATO khó có thể thực hiện bất cứ động thái mạnh tay nào. Về cơ bản, điều đó có nghĩa là NATO bất lực trước Nga đúng không? Vâng, tôi nghĩ là như vậy”, chuyên gia phân tích cao cấp từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CIS) Andrew C. Kuchins nói.
Các biện pháp trừng phạt bị coi là động thái đáp trả “thảm hại”
Khi NATO không có lý do thích đáng nào để can thiệp quân sự vào lãnh thổ Ukraine, thì các thành viên của nó đã tính tới các biện pháp trừng phạt đối với Nga như cấm thị thực hay cấm vận kinh tế. Tuy nhiên, hôm 18/3, cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind đã nhận xét rằng, những biện pháp đáp trả này là “thảm hại”.
“Đây là cuộc khủng hoảng nguy hiểm nhất mà chúng ta phải đối mặt. Đó còn là khủng hoảng đối với châu Âu, chứ không riêng Ukraine”, ông Malcolm Rifkind trao đổi trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh BBC. Và, theo ông, sự thiếu đồng thuận trong các hoạt động quân sự là “rất đáng lo ngại. Cộng đồng quốc tế đến nay chỉ áp dụng biện pháp trừng phạt về thị thực hay tài sản mà thôi. Đó là cách phản ứng thảm hại”.
Lãnh đạo Nga, Crimea và Sevastopol cùng nhau ký vào bản Hiệp ước sáp nhập ở điện Kremlin. 
Hy vọng NATO dùng vũ lực quân sự
NATO có một số lựa chọn quân sự, trong đó có cả việc triển khai 14.000 binh sĩ tinh nhuệ của mình. Tuy nhiên, để làm được điều nó, NATO đòi hỏi cần sự nhất trí của tất cả 28 thành viên. Có điều đáng chú ý, đội quân này sẽ chiến đấu ở một khu vực, nơi đã chứng kiến nhiều xung đột trong những thập kỷ gần đây. Vụ can thiệp gần đây do NATO dẫn đầu là ở Kosovo hồi năm 1999.
“Sau 10 đến 12 năm can thiệp quân sự ở Afghanistan và Iraq, rõ ràng việc sử dụng vũ lực chưa phải là cách tốt nhất để giải quyết xung đột. Chúng ta nhận thấy, NATO đã miễn cường triển khai quân tới Syria và Libya””, chuyên gia nghiên cứu về NATO ở trung tâm Chatham House là Kathleen McInnis nói.
Trong thời gian đó, NATO cũng tiến hành những cuộc tập trận chung gần biên giới với Ukraine.
NATO cũng ngần ngại can thiệp quân sự hồi năm 2008 khi mà Nga tấn công Gruzia. Và cũng giống Ukraine, Gruzia cũng đã nhận nhiều lời gợi ý gia nhập vào NATO. Song, nước này vẫn chưa phải là thành viên của tổ chức quân sự NATO vào thời điểm đó. Vì thế, NATO “đành” từ chối can thiệp quân sự.
Vậy, NATO cần làm gì để thể hiện sức mạnh quân sự của mình? Theo Kathleen McInnis, có lẽ sức mạnh đó chỉ được nhìn thấy thông qua khối tài sản cùng quy mô các cuộc tập trận quân sự dọc biên giới phía đông của NATO.
Cơ hội để NATO phục hồi vị thế
Trong khuôn khổ chuyến công du nước ngoài của mình, hôm 19/3, Phó Tổng thống Biden đã có cuộc họp mặt với Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite và Tổng thống Latvia Andris Berzins. “Những sự kiện gần đây nhắc nhở chúng ta rằng, nền tảng của liên minh vẫn dựa trên nguyên tắc tự vệ tập thể (được ở Điều 5 Hiệp ước NATO)”, ông Biden phát biểu.
Chính phát ngôn trên cùng một số nguồn tin khiến cộng đồng hy vọng, cuộc khủng hoảng Ukraine có thể giúp phục hồi năng lực, thanh thế của NATO.
Nick Witney, thành viên Hội đồng châu Âu, chia sẻ ý kiến: “Theo quan điểm của NATO, cuộc khủng hoảng Ukraine là do ý trời”. Tuy nhiên, khi các thành viên NATO đang phô trương về sức mạnh quân sự của mình, Ukraine có thể sẽ ngậm ngùi nhớ về Biên bản ghi nhớ Budapest.
Văn kiện thỏa thuận được ký kết bởi Mỹ, Nga và Ukraine hồi năm 1994 ghi rõ, Kiev giao nộp tất cả kho vũ khí hạt nhân từ thời Liên Xô cho Nga. Đổi lại, họ nhận được cam kết các bên sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho nước họ. “Thật nực cười, thỏa thuận đó hiện thời dường như chẳng có giá trị nào cả”, Kuchins nói.
Thanh Nga (theo NBC)