Monday, September 22, 2014

Chống tham nhũng, sống chết không thành vấn đề!

«Trong cuộc chiến đấu chống tham nhũng, sống hay chết và danh lợi là hoàn toàn vô nghĩa đối với tôi», đó là tuyên bố của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp Bộ Chính trị tháng 6/2014 vừa qua (theo Weibo và Bưu điện Hoa Nam ngày 20/7).
Ngay sau cuộc họp này là công bố chính thức việc điều tra đối với nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị  Chu Vĩnh Khang, đã về hưu từ cuối năm 2012, khi đang là chủ tịch Ủy ban Chính trị - Pháp luật của Trung ương đảng, phụ trách về pháp luật và chính quyền. Ông Chu Vĩnh Khang từ đó là một «nguyên lão đồng chí», theo cách gọi tôn trọng của đảng CS Trung Quốc đối với các bậc công thần của chế độ.
Theo hệ thống tổ chức của đảng CS Trung Quốc, Ban Thường vụ Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa các kỳ đại hội. Xưa nay các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị được coi là bất khả xâm phạm. Nhất là khi đã về hưu rồi là yên chí hạ cánh an tòan.
Việc khởi đầu cuộc điều tra ông Chu Vĩnh Khang là một quyết định rất hệ trọng vì trong quá khứ ông Chu từng cầm đầu Tập đòan dầu khí quốc gia đầy thế lực, sau đó lại là Bộ trưởng Công an trong 8 năm, rồi là Chủ tịch Ủy ban Chính - Pháp nhiều quyền thế.
Vụ án Chu Vĩnh Khang nổ ra sau khi vụ án Bạc Hy Lai, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Trùng Khánh, diễn ra từ đầu năm 2012 dẫn đến bản án tử hình của Cốc Khai Lai, vợ Bạc Hy Lai, và bản án tù chung thân cho chính Bạc Hy Lai. Nay được biết ngày 19/3/2012 Chu đã ngầm huy động một lực lượng cảnh sát định làm đảo chính lật đổ chính quyền Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo, nhưng đã bị Quân đoàn phòng vệ số 38 phá gọn trước khi khởi sự. Bạc Hy Lai từng gắn bó với Chu Vĩnh Khang, với tham vọng sẽ được chọn thay Hồ Cẩm Đào lên vị trí cao nhất.
Cuộc ra tay của Tập Cận Bình quyết sống mái với Chu Vĩnh Khang ngoài ý chí chống tham nhũng còn mang tính phục thù, theo dư luận ở Hồng Kông. Từ khi lên đảm nhận chức vụ cao nhất trong đảng và bộ máy nhà nước, Tập Cận Bình luôn nhắc đến phương châm «diệt từ hổ đến ruồi», từ bầy siêu hổ hung dữ nhất đến ô lại tàn bạo cấp thấp nhất. Cho đến nay hồ sơ của Chu Vĩnh Khang đã dày cộp. Bộ máy của Ủy ban Kỷ luật - Thanh tra có cả một đội quân tinh nhuệ giàu kinh nghiệm về điều tra, hỏi cung, thu thập chứng cứ. Mỗi đối tượng điều tra như Chu Vĩnh Khang được mở ra rất rộng, từ anh, chị, em ruột, các con trai, con dâu, con gái, con rể, đến bạn học, kẻ giao du, cùng chơi bài, đánh bạc, chơi thể thao, cho đến người tình, vợ hờ, bạn gái, cả đến những người phục vụ như thư ký, văn phòng, người bảo vệ, người nấu ăn, lái xe, phục vụ khách sạn, nhà nghỉ. Hàng trăm viên chức từng làm việc ở tập đòan dầu khí, hay các thứ trưởng, cục vụ trưởng cục vụ phó, nhân viên văn phòng, chuyên viên thư ký, kế tóan  khi Chu Vĩnh Khang làm Bộ trưởng Công an cũng được mời đến khai báo, trình bày. Các láng giềng ở quanh nhà ở cũng được hỏi han. Hơn 400 trong số 2 ngàn người bị điều tra đã bị bắt giữ, quản thúc, chờ ngày ra tòa. Trong đó có 2 nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính rị là Giả Khánh Lâm và Tăng Khánh Hồng, các nguyên ủy viên Quân ủy Trung ương tướng Tứ Tài Hậu, Thứ trưởng Công an Lý Đông Sinh, chủ nhiệm Ủy ban quản lý tài sản nhà nước Tưởng Khiết Mẫn, Phó Chủ tịch Tập đòan dầu khí Vương Vĩnh Xuân.
Với ý định rõ rệt là đánh tham nhũng đến nơi đến chốn, chính quyền Tập Cận Bình - Lý Khắc Cường đã quyết định sung công ngay mọi tài sản của mỗi bị cáo về tội tham nhũng. Các tài sản chưa được chứng minh rõ là tham nhũng nhưng cũng chưa được chứng minh là chính đáng, vẫn cứ bị ưu tiên niêm phong, sung công cho đến khi được chứng minh là chính đáng mới được trả lại. Tổng giá trị số tài sản chìm và nổi đã sung công liên quan đến vụ án Chu Vĩnh Khang và đồng bọn ước tính 80 tỷ US$.
Vẫn chưa hết. dư luận ở Bắc Kinh hé lộ rằng đây chưa phải là vụ án lớn cuối cùng. Ngụ ý rằng hết “siêu hổ” sẽ đến rồng. Các blogger tự do ở Thượng Hải công khai nói đến Giang Trạch Dân. Từ khi lên ngôi số 1 của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã giữ một khỏang cách với họ Giang. Việc Tăng Khánh Hồng và Giả Khánh Lâm bị điều tra là một đòn mạnh giáng vào Giang vì họ là đệ tử ruột của Giang. Đầu tháng 8 vừa qua cả một đòan hàng trăm chuyên viên điều tra được Ủy ban Kỷ luật và Thanh tra phái xuống Thượng Hải, vốn là vương quốc của họ Giang. Báo chí được nói đến những việc làm quá đáng đối với Pháp Luân Công, phê phán cả hệ thống công an khi Chu Vĩnh Khang làm bộ trưởng và khi Giang Trạch Dân làm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước đã buông lỏng, còn nuông chiều cho công an đàn áp nhũng nhiễu nhân dân ra sao. Tập Cận Bình đã có 2 chủ trương lớn được lòng dân là đóng cửa các trại cải tạo trên tòan quốc, đồng thời chủ trương hệ thống tư pháp phải thực thi luật pháp, chỉ tuân theo luật pháp mà thôi, được coi là tách ra khỏi nền cai trị thô bạo của Giang Trạch Dân.

Dư luận Trung quôc cho rằng Tập Cận bình sẽ giải quyết vụ án Chu Vĩnh Khang trước, để tránh một đòn đánh phủ đầu của cánh Giang Trạch Dân dù rằng vây cánh ông này đã bị tước đi một mảng lớn. Trong tháng 10 trong cuộc họp Trung ương IV có thể Tập Cận Bình sẽ thay 2 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn, phụ trách tuyên huấn, và Trương Đức Giang,  Chủ tịch Quốc hội, không thật nhất trí với mình. Tập Cận Bình sẽ đưa Thượng tướng Lưu Nguyên, con trai Lưu Thiếu Kỳ, vào chức phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, người có chung đường lối chống tham nhũng mạnh mẽ bằng việc làm và thượng tôn pháp luật.
Việt Nam hãy nhìn sang Trung Quốc để so sánh. Chống tham nhũng, chết bỏ, sống hay chết không thành vấn đề. Họ giải thể hết các trại cải tạo là trại giam tra hình tàn ác. Họ thu hồi quy công biết bao tài sản bất minh để trả lại công quỹ.
Ở VN,  Ủy ban chống tham nhũng vẫn cứ quyết tâm …liệt, tê liệt gần như triệt để. Các trại cải tạo vẫn đông nghẹt người. Luật pháp vẫn chỉ làm vì, khi các phiên tòa công khai vẫn đóng chặt cửa, luật sư không được cãi theo luật. Công an vẫn tha hồ hành dân, đánh dân, giết dân.  Quan chức các cấp vẫn đua nhau ăn bẩn, ăn gian, chỉ cần một chữ ký là có vài miếng đất, vài nền nhà, vài dự án, vài tỷ đồng, có khi là mỏ ngọai tệ từ 2 vòi ODA và FDI.

Việt Nam Cộng sản hay làm theo Trung Quốc. Vậy thì ai sẽ là đồ đệ tự nguyện của Tập Cận Bình, quyết giương cao lá cờ chống tham nhũng theo phương châm «diệt từ siêu hổ đến ruồi nhặng», dám xắn tay áo dẹp lọan kiêu binh «côn an» từ cao nhất đến cơ sở? Có như thế mới hy vọng  giải quyết được những bất công xã hội, chênh lệch giàu nghèo ngày càng khủng khiếp khiến  tòan xã hội cũng như từng người dân không ai còn có thể chịu nổi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đu dây được đến bao giờ?

Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính Trị và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính Trị và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Giới lãnh đạo Việt Nam không bao giờ nói thẳng và nói rõ chiến lược bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của họ vì với họ, đó là một bí mật quốc gia. Tuy nhiên, quan sát các diễn tiến trong mấy năm qua, đặc biệt thời gian gần đây, tôi nghĩ, chiến lược chính của họ là đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ.
Với Trung Quốc, Việt Nam không có chọn lựa nào khác ngoài việc nhượng bộ. Lý do rất đơn giản: Việt Nam không phải là đối thủ của Trung Quốc. Hai mặt mạnh làm nên những chiến thắng vang đội của đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ vừa qua là chiến thuật du kích và chiến thuật biển người. Cả hai chiến thuật ấy chỉ thành công trong hai điều kiện: một là trên đất liền, đặc biệt ở những vùng rừng núi hoang vu; và hai là tinh thần chiến đấu cao và sẵn sàng chấp nhận hy sinh của nhân dân và binh sĩ. Điều kiện thứ nhất sẽ bị vô hiệu hóa khi chiến sự xảy ra trên biển và đảo. Điều kiện thứ hai bị chính giới lãnh đạo phá hủy trong nhiều năm qua bằng các vụ vu khống, hành hạ, bắt bớ và nhục mạ những người có tinh thần bất khuất, quyết tâm chống lại Trung Quốc. Chiến tranh trên biển, nơi không thể sử dụng chiến thuật biển người hay chiến thuật du kích, tùy thuộc chủ yếu vào vũ khí và kỹ thuật. Ở cả hai khía cạnh này, một số người cho rằng sáu chiếc tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga từ năm 2009 (đến nay đã nhận được hai; chiếc thứ ba sẽ đến Việt Nam trong năm nay; ba chiếc còn lại sẽ được giao vào năm 2016; trị giá tổng cộng đến 2,6 tỉ Mỹ kim) như những chiếc gậy thần dùng đế chống lại các chiến hạm của Trung Quốc. Nhưng người ta quên đi những gì Việt Nam mua từ Nga thì Trung Quốc cũng có thể mua được, hơn nữa, nhờ giàu hơn, Trung Quốc cũng sẽ mua tàu ngầm với số lượng nhiều hơn hẳn, chưa kể, những chiếc tàu ngầm do họ tự chế tạo.
Ngoài lý do vừa nêu, Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc có thể vì nhiều lý do khác nữa, ví dụ, về kinh tế, họ lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc; về phương diện chính trị, họ bị ràng buộc bởi những cam kết bí mật nào đó trong cuộc hội nghị Thành Đô trước đây. Cũng không thể loại trừ khả năng là nhiều người trong giới lãnh đạo bị Trung Quốc mua chuộc.
Nhưng vì bất cứ lý do nào, sự nhượng bộ cũng có giới hạn của nó. Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma: nhượng bộ. Nhưng nếu Trung Quốc đánh chiếm các hòn đảo khác ở Trường Sa thì Việt Nam không thể tiếp tục nhượng bộ được nữa. Trung Quốc mang giàn khoan để thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam: nhượng bộ. Nhưng nếu Trung Quốc công khai khai thác dầu khí ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam thì Việt Nam không thể tiếp tục nhượng bộ được nữa. Trung Quốc tuyên bố con đường lưỡi bò: nhượng bộ. Nhưng nếu Trung Quốc đưa ra một số luật lệ để kiểm soát trên con đường lưỡi bò ấy, ví dụ, hạn chế tàu bè của Việt Nam cũng như của quốc tế đến Việt Nam thì Việt Nam không thể tiếp tục nhượng bộ được nữa.
Nếu không nhượng bộ thì làm gì?
Tự Việt Nam, Việt Nam không làm được gì cả. Nước nhỏ, thế yếu, Việt Nam chỉ có thể trông chờ sự hậu thuẫn và trợ giúp của thế giới bên ngoài, trong đó, quan trọng nhất là Mỹ và sau lưng Mỹ là các lực lượng đồng minh của Mỹ trong khu vực, từ Nhật đến Úc. Cho nên, bằng mọi giá, Việt Nam phải tìm cách siết chặt quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, ở đây lại không ít cản trở. Thứ nhất là vấn đề nhân quyền. Bình thường, thành thực mà nói, dù Mỹ hay nói đến nhân quyền nhưng trong rất nhiều trường hợp, vì lợi ích của nước họ, họ cũng thường nhắm mắt làm ngơ trước các sự vi phạm nhân quyền của nước liên hệ. Lâu nay, Mỹ vẫn làm thế ở Trung Đông và Nam Mỹ. Tuy nhiên, với Việt Nam thì khác. Chính phủ Mỹ có thể chỉ lên án qua loa lấy lệ, nhưng dân chúng Mỹ, đặc biệt với những người cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam thì khác. Đó là chưa kể cộng đồng người Việt với trên một triệu rưỡi người đang sống trên đất Mỹ. Tất cả đều có thể gây một sức ép đáng kể để chính quyền Mỹ, dù muốn hay không, cũng đặt vấn đề nhân quyền như một điều kiện để liên kết.
Nhưng cản trở lớn nhất của Việt Nam trên con đường tiếp cận với Mỹ chính là Trung Quốc. Chắc chắn Trung Quốc không hề muốn và càng không thể chấp nhận hiện tượng Việt Nam bắt tay với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Chắc chắn họ sẽ phá; nếu không phá được, sẵn sàng tấn công Việt Nam trước khi quan hệ liên minh giữa Việt Nam và Mỹ biến thành hiện thực. Trong trường hợp này, chắc chắn Trung Quốc sẽ hành xử y hệt Nga tại Ukraine trong mấy tháng vừa qua.
Như vậy, nghịch lý của Việt Nam hiện nay là: một mặt, cố gắng nhượng bộ Trung Quốc nhưng biết rõ là sự nhượng bộ ấy không phải là vô giới hạn; mặt khác, cần Mỹ để chống lại Trung Quốc nhưng lại không thể công khai hóa quá trình thành lập liên minh ấy.
Cuối cùng, Việt Nam chọn giải pháp đu dây: Họ vờn qua Trung Quốc một tí lại vờn quá Mỹ một tí. Trong Bộ chính trị, nếu có người này sang Trung Quốc thì sẽ có người kia sang Mỹ. Hứa với Trung Quốc điều a thì cũng hứa với Mỹ điều b. Chính sách đu đây này họ đã sử dụng một cách thuần thục trong cuộc chiến tranh Nam Bắc trước đây: họ đong đưa giữa Liên Xô và Trung Quốc để có thể nhận được sự trợ giúp của cả hai dù quan hệ giữa hai nước ấy rất căng thẳng với nhau.
Nhưng đu dây giữa hai đồng minh dù sao cũng dễ hơn là đu dây với kẻ thù. Trung Quốc sẽ không dại dột để Việt Nam chơi trò đu dây. Chắc chắn họ sẽ bắt Việt Nam phải lựa chọn.
Điều cần nhất của Việt Nam hiện nay là phải chuẩn bị cho những sự lựa chọn ấy.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Việt Nam bắt thêm 2 đại gia: dấu hiệu của đợt chống tham nhũng mới ?

RFI-Trọng Thành

media
Việt Nam đang tiến hành một đợt chống tham nhũng mới?REUTERS

Cuối tuần qua, báo chí trong nước rất chú ý đến hai vụ bắt giữ, một cựu lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tổng giám đốc một tập đoàn dược phẩm lớn có quan hệ với nhiều cơ sở Nhà nước. Hai vụ bắt giữ xảy ra chỉ ít ngày sau khi chính phủ Việt Nam công bố kết quả hoạt động công khai tài sản của gần 1 triệu công chức, bị báo chí trong nước chỉ trích mạnh mẽ vì không trung thực.

Nhân dịp này, dư luận đặt nhiều câu hỏi về mối quan hệ giữa hai vụ bắt giữ cuối tuần và thực hư của cuộc chiến chống tham nhũng do chính quyền tiến hành.

Ngày 20/09/2014, theo báo chí trong nước, ông Đỗ Tất Ngọc, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), một trong các ngân hàng công lớn nhất nước, bị cơ quan điều tra Bộ Công an tạm giam. Cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank bị bắt vì hành vi « cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ». Theo nguồn tin từ cơ quan điều tra, đương sự đã tiếp tay cho một công ty in của Ngân hàng làm thất thoát hơn 90 tỷ đồng, không có khả năng thu hồi. Cũng có tin ông Đỗ Tất Ngọc đã bị khởi tố và tạm giam vào ngày 17/09.

Trước đó, ngày 19/09, một đại gia khác, ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty VN Pharma, bị bắt và công ty bị khám xét trong đêm. VN Pharma là một tập đoàn dược phẩm mới ra đời nhưng đang nổi lên như một nhà cung cấp thuốc chủ yếu cho các cơ sở y tế công tại Việt Nam. Theo một số thông tin ban đầu Tổng giám đốc Công ty VN Pharma bị cáo buộc làm giả hồ sơ đấu thầu vào bệnh viện và dính líu đến buôn lậu. Cũng có nguồn tin cho biết công ty vừa trúng một đơn đặt hàng trị giá đến 800 tỷ đồng.

Hai vụ bắt giữ nói trên xảy ra đúng vào thời điểm sau khi Thanh tra chính phủ Việt Nam công bố trước Quốc hội bản tổng kết về hoạt động công khai, minh bạch tài sản liên quan đến gần một triệu cán bộ, công chức. Kết quả chỉ có một người bị xử lý kỷ luật vì không kê khai tài sản trung thực. Với kết quả như trên, chủ trương kê khai tài sản - từng được nhìn nhận như là cái gốc của việc chống tham nhũng – gây một thất vọng lớn trong dư luận.

Báo Lao động chạy tựa « Một cái ‘‘kết’’ không quả’’ ». « Gần triệu người kê khai tài sản, chỉ một bị kỷ luật vì không trung thực » là hàng tựa của báo Pháp luật Thành phố. Báo Người Lao động có nhiều bài viết về chủ đề này : « Khai mà không khai », « Kê khai tài sản : Huề cả làng ! »…

Trong bối cảnh này, trong công luận có nhiều câu hỏi : Chính quyền đang khởi sự một chiến dịch chống tham nhũng mới ?... Hay có thể vụ bắt giữ hai đại gia mới đây là một động thái của chính quyền nhằm xoa dịu sự bất bình cao độ trong xã hội trước sự thất bại của chủ trương công khai tài sản ?...

Sau đây mời quý vị nghe một vài nhận định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, người dành nhiều chú ý cho cuộc chiến chống tham nhũng và vấn đề minh bạch thể chế tại Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh : “Về những vụ bắt bớ vừa rồi… tôi nghĩ đấy là những bước đi chống tham nhũng được các cơ quan điều tra chuẩn bị và đưa vào tầm ngắm từ lâu rồi…. Còn cái tin là một triệu người kê khai mà chỉ có một trường hợp bị đánh giá là không đúng sự thực đã được báo chí và các đại biểu Quốc hội phê phán…. Sự đánh giá đó và phát hiện đó cho thấy nỗ lực của việc công khai minh bạch của Việt Nam đang còn hết sức nửa vời và kém hiệu quả…

Gần đây ở Hà Nội đã có đưa ra những nghiên cứu sau khi thăm dò ý kiến các doanh nghiệp, cho thấy họ phải góp từ 73% đến 107% số lợi nhuận để cho những 'chi phí ngoài pháp luật'… Có một công trình đã công bố. Theo tính toán của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, mà số liệu được công bố trên báo chí cho thấy thực tế rất nghiêm trọng, (số tiền hối lộ - ndr) tương đương với 50% tổng số thu ngân sách…

Gần đây có một cuộc hội thảo công bố kết quả của Ngân hàng Thế giới, tiến hành tháng 12/2013, về công khai minh bạch đất đai… tôi phát hiện ra không có bất kỳ một sự công khai minh bạch nào về dự án được giao đất, về giá đất, về việc giao đất cho công ty nào, ai ký chịu trách nhiệm, khi nào bắt đầu và khi nào kết thúc. Đấy là những thông tin hết sức thiết thân với người dân…

Tôi rất e ngại rằng nếu không có các nỗ lực công khai minh bạch nữa, thì sự minh bạch (được tuyên bố - ndr) vẫn chỉ là nửa sự minh bạch, và như vậy nó chưa phải là minh bạch”.

RFI : Xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (Hà Nội)22/09/2014
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140922-viet-nam-dai-gia-bi-bat-chong-tham-nhung/#

Hồng Kông muốn ra khơi xa rời đại lục

RFI-Anh Vũ
media
Bích chương kêu gọi sinh viên đại học Hồng Kông bãi khóa để phản đối luật bầu cử của Bắc Kinh.REUTERS/Tyrone Siu

Trên trang Tranh luận của Le Monde hôm nay, 22/09/2014, điểm lại một bài viết đăng trên tạp chí Phê bình ( Critique) số ra trong tháng này có tựa đề « Hồng Kông rời bến ra khơi » đề cập đến những xáo động chính trị xã hội gần đây trên vùng đất có quy chế đặc khu hành chính của Trung Quốc.

Theo Le Monde, sau 17 năm trở về với Trung Quốc, Hồng Kông vùng đất thuộc địa cũ của Anh đang kháng cự. Mặc dù chịu nhiều sức ép của Bắc Kinh, xã hội Hồng Kông vẫn không được « bình thường hóa ».

Bài viết ngược lại thời gian, nhắc lại vào thời điểm năm 1997 khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc lục địa, nhiều người bi quan đã dự báo về sự sụp đổ của trung tâm tài chính lớn ở Châu Á, về sự suy tàn của tiếng Quảng Đông, thứ ngôn ngữ của 7 triệu người dân Hồng Kông, và người ta cũng dự báo về hệ thống « một đất nước hai chế độ » như thỏa thuận giữa Đặng Tiểu Bình và Margaret Thatcher ( thủ tướng Anh lúc bấy giờ) sẽ không thể duy trì được.

Thế nhưng những tiên liệu đó đã không xảy ra, Hồng Kông với một xã hội dân sự sôi sục vẫn bảo tồn được bản sắc riêng của mình. Đây là điều đã được nhiều nhà báo, chuyên gia, học giả người Hồng Kông, Trung Quốc đề cập đến qua nhiều bài viết ở các góc độ khác nhau về chính trị văn hóa xã hội ở vùng đất này.

Tuy nhiên theo, Le Monde, nếu như Trung Quốc lục địa ưu ái thậm chí hỗ trợ Hồng Kông trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997, thì chính quốc đại lục cũng đã bị ảnh hưởng bởi mảnh đất từng một thời bị coi là biểu tượng nhục nhã của triều đại Trung Hoa trong thế kỷ 19 dưới thời nhà Thanh.

Tự do ngôn luận, hoạt động tích cực của các tổ chức xã hội dân sự từ Hồng Kông đang lan sang ảnh hưởng tới bầu không khí chính trị của tỉnh Quảng Đông nằm kế bên.

Nhưng từ năm 2003, ý đồ đưa vào luật pháp Hồng Kông tội « xâm hại an ninh quốc gia », một tội danh vẫn được sử dụng ở Trung Hoa lục địa để kết án những nhà ly khai với chế độ, thì bầu không khí ở Hồng Kông bắt đầu trở nên căng thẳng. Sự huy động của phe dân chủ và đặc biệt sinh viên cũng như thái độ thù hằn với du khách đến từ đại lục là những dấu hiệu căng thẳng dễ thấy nhất.

Gần đây, chính quyền Bắc Kinh vừa mới ấn định, theo cách thắt chặt hơn, những điều kiện chỉ định ứng cử viên lãnh đạo đặc khu cho bầu cử phổ thông đầu phiếu.

Bài báo trích dẫn nhà nghiên cứu Khổng Cáo Phong (Ho-fung Hung) thuộc đại học Johns Hopkins – Hoa Kỳ nhận định những diễn biến chính trị tại Hồng Kông gần đây cho thấy đường lối của Bắc Kinh đang nôn nóng muốn đồng hóa Hồng Kông và áp đặt cho vùng đất này cách thực thi quyền hành ở đại lục, muốn nền dân chủ truyền thống của Hồng Kông phải dựa trên ảo ảnh cải cách dân chủ của Trung Quốc. Trong khi đó các phong trào tự quản địa phương đang thách thức Bắc Kinh đòi dân chủ cho Hồng Kông nhưng vẫn hướng tới cuộc đấu tranh rộng lớn hơn cho việc dân chủ hóa ở Trung Quốc.

Các nhà đầu tư ngoại quốc bị vạ lây cuộc chiến chống tham nhũng tại Trung Quốc ?

Trang kinh tế báo Le Monde có bài viết chạy tựa : « Bắc Kinh tấn công vào tham nhũng và các công ty đa quốc gia », nhân sự kiện tư pháp Trung Quốc hôm 19/9 tuyên án công ty dược phẩm nổi tiếng của Anh GSK mức phạt kỷ lục 3 tỷ nhân dân tệ (tương đương trên 400 triệu đô la Mỹ ) vì đã móc ngoặc hối lộ các nhân viên y tế Trung Quốc nhằm giành thị phần bán sản phẩm của mình.

Theo Le Monde thì đây là án phạt làm gương trong lúc mà chính quyền Bắc Kinh đang mở chiến dịch tấn công vào tham nhũng dưới mọi hình thức và mục tiêu đặc biệt chú ý tới các công ty nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc. Nhiều hãng xe hơi lớn cũng đang bị lao đao vì chính quyền áp dụng luật chống độc quyền thông qua năm 2008. Thực tế này đang khiến các nhà đầu nước ngoài ở Trung Quốc không khỏi hoang mang lo lắng.

Cuộc trở lại đầy náo động của cựu tổng thống Pháp

Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trở lại chính trường Pháp không phải là thông tin mới, nhưng cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình kéo dài 55 phút ngày hôm qua (21/9) làm náo động báo chí Pháp. Hầu hết các báo giấy ra sáng nay đều đưa lên trang nhất hình sự kiện này cùng với những hàng tựa, bài viết đủ các góc độ tranh luận xoay quanh cuộc « trở lại » của ông Nicolas Sarkozy.

Trước đó hai hôm, ông Sarkozy, qua Facebook đã thông báo chính thức quay trở lại chính trường với việc ra tranh cử chức chủ tịch đảng cánh hữu UMP, đảng đối lập chính hiện nay đang trong khủng hoảng vì tranh giành quyền lực nội bộ. Mặc dù vậy lần xuất hiện trên truyền hình tối qua đã làm dư luận chính trị và báo giới Pháp sôi sục bàn luận. Điều quan tâm đầu tiên của dư luận là liệu ông Sarkozy có thay đổi gì kể từ sau thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Ở điểm này, đa số các báo đều có chung một nhận xét là ông không thay đổi gì.

Nhật báo Le Parisien, chạy tựa trang nhất « Đúng là ông ta ! ». Tờ báo nhận định : « Nicolas Sarkozy đã trở lại. Người ta vẫn thấy ông những bản tính vốn có, say sưa với những điều mà ông không tài nào giấu được, đam mê chính trị, thèm khát hành động, hiếu thắng, nỗi bức xúc, ham muốn trở thành người đứng mũi chịu sào với đất nước và trong sâu xa vẫn hiện lên vết thương thất bại năm 2012..... », tờ báo nhấn mạnh, « dù ông đã suy nghĩ, muốn quy tụ đoàn kết để đưa đất nước thoát khỏi những chia rẽ thì con người ông không thay đổi ».

Libération thì ngoáy vào khía cạnh sự trở lại (trước tiên là trong đảng) của ông Sarkozy sẽ gây những hệ lụy trước tiên cho UMP với tấm chân dung đặc tả cựu tổng thống phủ kín trang nhất dưới hàng tựa : « Cánh hữu trong chiến tranh ».

Libération nhận định : « Từ giờ, Nicolas Sarkozy đối mặt với các đối thủ không còn lẩn tránh và họ sẵn sàng đối đầu với ông ». Tờ báo kết luận : « Những hiềm khích trong lòng một cánh hữu đang tàn lụi, không tiền, không ý tưởng đang chính thức mở ra ».

Trong khi đó nhật báo Le Figaro, có xu hướng thiên hữu, thì ngược lại nhìn thấy sự quay lại của Nicolas Sarkozy có thể khép lại thời kỳ rối ren của đảng cánh hữu UMP, bắt đầu từ sau khi ông François Hollande thắng cử. Từ đó đến nay đối lập UMP đã có hai năm rưỡi rơi vào khủng hoảng tranh giành quyền lực nội bộ. Xã luận báo Le Figaro khẳng định cựu tổng thống trở lại trong đảng cánh hữu là một tin tốt lành. « Người ta muốn nói rằng hãy để cho trăm hoa đua nở, ai mạnh thì thắng ».

Với báo l’Humanité, cuộc « mã đáo » của ông Sarkozy là «triệu chứng của một nền dân chủ đang ốm yếu », tựa trang nhất của nhật báo Cộng sản Pháp. Vẫn với chủ đề này nhật báo công giáo la Croix đề cập rộng hơn đến việc trở lại chính trường sau thất bại của các nhà chính trị lớn ở Pháp. Việc ông Sarkozy quay lại chính trường không có gì đặc biệt, nhiều đời tổng thống Pháp gần đây thôi cũng đã từng có những cuộc quay rẽ, trở lại ngoạn mục trong sự nghiệp chính trị của mình.

Tờ báo nhận thấy trong chuyện này « những kinh nghiệm tích lũy, kể cả kinh nghiệm thất bại có thể tạo nên một thế mạnh cho việc thực thi quyền lực. Nhưng đặc tính rất Pháp này lại bộc lộ những bất cập quan trọng, theo tờ báo, đó là trước tiên nó tạo cho người Pháp cảm giác là những nhà chính trị tham quyền cố vị bằng mọi giá. Và nhất là, điều này cản trở đáng kể việc đổi mới con người và sự phát triển của thế hệ trẻ ».

Nga : Tài phiệt lại đụng đầu với chính quyền

Trang quốc tế báo Libération chú ý đến nước Nga qua bài : « Kremlin khoắng túi của một tài phiệt ». Tờ báo trở lại vụ Evtouchenko, một tỷ phú khá kín tiếng đứng đầu một đế chế dầu mỏ của Nga vừa bị chính quyền quản thúc tại gia và đang đứng trước nguy cơ lĩnh án tới 7 năm tù.

Libération cho hay, nhà tài phiệt dầu mỏ này không có được vẻ ngoài hấp dẫn hay ăn nói sắc sảo như tỷ phú Mikhail Khodorkovski, ông chủ cũ của Ioukos, từng phải ngồi tù 10 năm vì tội chống lại Vladimir Putin. Nhưng có điểm giống đó là Vladimir Evtouchenko, người được xếp hạng giàu thứ 15 ở nước Nga với khối tài sản trị giá khoảng 9 tỷ đô la, đang nằm trong tầm ngắm của chính quyền Nga. Từ một tuần nay ông bị quản thúc tại gia vì bị Ủy ban điều tra Nga cáo buộc tội tẩy tiền và biển thủ tài sản của công ty .... những cáo buộc có nguy cơ khiến nhà tài phiệt này sẽ phải lĩnh mức án cao nhất 7 năm tù.

Bề ngoài thì thuần túy đây là một án kinh tế nhưng bên trong giới quan sát đã nhìn thấy một « vụ Ioukos bis », bởi Evtouchenko không chấp nhận nhượng lại một phần tài sản của tập đoàn cho Nhà nước. Theo Libération thì số phận của Evtouchenko sẽ phụ thuộc vào việc ông có chấp nhận làm ăn cùng với những kẻ được cho là « ăn cắp » của ông hay không. Hay nói một cách khác nhà tài phiệt này có chịu đổi dầu lấy tự do hay không.

Libération trích dẫn nhật báo kinh tế tại Nga Vedomosti giải thích rằng từ một thập kỷ nay, tại Nga vẫn tồn tại những thỏa thuận bất thành văn về việc chia chác lợi nhuận giữa các giới tài phiệt lớn với chính quyền. Giờ đây khi khó khăn, nguồn thu thiếu hụt thì tất cả các ông chủ lớn ở Nga đều cảm thấy bị đe dọa, bất chấp họ vẫn tận tụy hay gần gũi với Kremlin. Những thương vụ mờ ám, thường là nền tảng của các đế chế tài chính, thì nay lại trở thành những bằng chứng để chống lại chính họ. Sở hữu tư nhân vẫn là khái niệm mong manh ở Nga, và cuộc tấn công nhằm vào Evtouchenko cho thấy một dấu hiệu bất an đối với giới tài phiệt Nga.

Dân số thế giới vẫn còn tiếp tục tăng mạnh

Nhật báo La Croix dẫn nguồn từ một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Mỹ cho biết, đến năm 2100 dân số thế giới có thể sẽ đạt 11 tỷ người, tức là cao hơn mức dự báo trước đây 2 tỷ. Các chuyên gia về dân số vẫn dự báo đến khoảng năm 2050 dân số hành tinh sẽ lên đến 9 tỷ người rồi sau đó sẽ chững lại hoặc thậm chí còn có xu hướng giảm. Nhưng số liệu này giờ đây đã phải xem xét lại vì tạp chí Khoa học của Mỹ trong tuần qua vừa công bố một nghiên cứu của các nhà thống kê, dân số và xã hội học quốc tế. Theo đó các nhà khoa học đã tính toán chi tiết ở từng khu vực và chỉ ra rằng dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng đều đều để đến năm 2100 sẽ lên tới 11 tỷ người. Tăng mạnh nhất sẽ là ở khu vực bắc Phi. Tại đây dân số sẽ tăng gấp 4 lần, đạt con số 4 tỷ dân.

70 nhà tài phiệt hàng đầu Hồng Kông qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình

HỒNG THỦY 22/09/14 09:45
(GDVN) - Việc vận động ủng hộ từ giới tỉ phú Hồng Kông mà Bắc Kinh đang tiến hành càng làm tăng quyết tâm của những người đòi cải cách.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bưu điện Hoa Nam ngày 22/9 đưa tin, một nhóm 70 nhà tài phiệt hàng đầu Hồng Kông đã sang Bắc Kinh theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Phái đoàn này do Đổng Kiến Hoa, cựu Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông và hiện là Phó Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc dẫn đầu.
Chuyến đi đã được sắp xếp sau khi Bắc Kinh đưa ra một khuôn khổ hạn chế đối với các cuộc bầu cử chọn ra người đứng đầu Hồng Kông kể từ năm 2017 đã gây ra các cuộc biểu tình và hoạt động tẩy chay quy mô lớn.
Một trong những nhà tài phiệt, Chủ tịch hãng Henderson Land ông Lee Shau-kee cho biết mô hình bầu cử trên toàn cầu là khác nhau, do đó phương án bầu cử năm 2017 đang bị dư luận lên án là phương án "rất tốt" để đảm bảo sự thịnh vượng của đặc khu này.
"Cải cách chính trị nên tiến hành dần dần. Trung Quốc rất phức tạp, tiến hành quá nhanh sẽ có hại", Lee Shau-kee nói với các nhà tài phiệt Hồng Kông. Ông nói rằng hoạt động phản kháng của dư luận Hồng Kông được gọi là "chiếm trung" sẽ gây ra tác động tiêu cực đối với Hồng Kông và làm hỏng danh tiếng của trung tâm tài chính quốc tế.
Lui Che-woo, người đứng đầu tập đoàn K. Wah kêu gọi sinh viên và những người biểu tình cần có thái độ "xây dựng". "Họ không nên có những hành động khác, nếu không hài lòng họ có thể nói ra, đừng làm hỏng Hồng Kông. Chúng tôi đã phấn đấu trong 70 năm qua. Mọi người trên thế giới nghĩ rằng Hồng Kông là một thành phố kiểu mẫu. Tôi hy vọng điều này được tôn trọng."
Phái đoàn bao gồm cả những người giàu nhất Hồng Kông sẽ tham dự một cuộc hội thảo được Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc tổ chức hôm nay về nền kinh tế đất nước. Tập Cận Bình sẽ tiếp họ trong buổi chiều 22/9 và họ sẽ dự tiệc chiêu đãi buổi tối do Trương Đức Giang - Chủ tịch Quốc hội chủ trì.
Nghị sĩ Hồng Kông Lee Cheuk-yan cho biết, việc vận động ủng hộ từ giới tỉ phú Hồng Kông mà Bắc Kinh đang tiến hành càng làm tăng quyết tâm của những người đòi cải cách.

Những vở diễn lạc hậu

Mon, 09/22/2014 - 16:34 — VietTuSaiGon
Càng ngày, các vở diễn, kịch bản vu khống và bắt người của công an Cộng sản Việt Nam nhắm vào người yêu nước càng dày đặc. Trong đó, những vụ nổi trội như vụ blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Công Định…

Đều là những vụ bắt bớ đầy kịch tính và hết sức buồn cười. Nếu như đa phần các vụ bắt bớ đều viện lý do về hộ khẩu, hộ tịch, tạm trú… thì những vụ còn lại, những kịch bản dành cho nó khá buồn cười, ví dụ như trốn thuế, sử dụng bao cao su.

 Trong đó, nổi trội nhất là vụ luật sư Cù Huy Hà Vũ bị bắt vì lý do sử dụng hai cái bao cao su, và tang chứng, lý do duy nhất để bắt ông Vũ là hai cái bao cao su đã qua sử dụng. Buồn cười hơn nữa là sau khi bắt ông Vũ, cơ quan công an mới trưng ra hàng loạt bằng chứng vu cáo ông phạm tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận để chống phá nhà nước và kết án tù ông. Câu chuyện ông Vũ đấu tranh trong tù, tuyệt thực như thế nào, thiết nghĩ không cần bàn thêm.

 Mà vấn đề muốn bàn ở đây là cái vở kịch, hay nói cách khác là kịch bản bao cao su rất ư thô thiển và lạc hậu mà nhà nước Cộng sản đã dùng để làm cái cớ bắt người. Điều này cho thấy tư duy của cơ quan hành pháp, chấp pháp Cộng sản Việt Nam có vấn đề trầm trọng. Người ta không có đủ sự thông minh hoặc sự tỉnh táo để viện dẫn luật pháp nhà nước (vì trên thực tế, mọi điều khoản luật Việt Nam hiện tại đều có chung mục đích là bảo vệ đảng Cộng sản, mọi cử chỉ, lời nói đụng chạm đến đảng Cộng sản đều có thể phạm vô số điều luật?!) mà phải dùng đến những trò bẩn thỉu. Không chừng, họ lại nghĩ rằng làm như thế sẽ bôi nhọ hình ảnh của đối phương và khi bị bắt, đối phương rơi vào cô thế.

 Như trường hợp luật sư Cù Huy Hà Vũ, rất may là ông có người vợ tỉnh táo, hiểu chồng và hơn hết là biết hy sinh cho chồng con, hy sinh cho đại cuộc. Chuyện trắng đen chưa cần bàn, một người vợ nghe chồng mình bị bắt trong lúc đêm khuya, trong một phòng khách sạn với sự có mặt của một người phụ nữ khác, lại có hai bao cao su đã sử dụng… Máu tam bành nổi lên, cơn ghen nổi lên, có khi lại làm lộ hết mọi bí mật của gia đình, cuối cùng rơi vào bẫy của kẻ khác. Nhưng luật sư Dương Hà đã không bị rơi vào bẫy, bà hết sức tỉnh táo để chia sẻ với ông Vũ, không ngoại trừ việc sang nước ngoài vận động đưa ông Vũ ra khỏi tù. Kết quả là ông Vũ được đi Mỹ “chữa bệnh”.

 Và đến lúc ông Vũ, bà Dương Hà đi Mỹ, một kết cục không mong muốn của nhà nước Cộng sản cũng đã diễn ra: hai cái bao cao su qua sử dụng đã đóng vai trò thay thế cho tờ giấy quyết định xuất cảnh của nhà nước cấp cho ông Vũ. Bởi vì trước đó, chưa chắc ông Vũ và bà Dương Hà dễ dàng bay sang Mỹ theo đường xuất cảnh thuần túy, không chừng ông Vũ cũng đã bị xếp vào diện “cấm xuất cảnh”. Nhưng nhờ hai cái bao cao su qua sử dụng, ông Vũ được đưa vợ sang Mỹ! Đó mới là vấn đề hay ho!

 Hay ho hơn nữa, càng ngày, vở diễn và kịch bản bắt người của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam càng lộ liễu và lạc hậu, diễn đi diễn lại một bài, từ Bắc chí Nam đều chung khuynh hướng dựng một chuyện gì đó để vu khống, bắt nóng và sau đó dẫn qua chuyện liên quan đến điều 258, nếu không dựng chuyện trốn thuế thì cũng dựng chuyện gây rối trật tự công cộng (như chuyện nhà đấu tranh Bùi Thị Minh Hằng bị bắt ở Long An chẳng hạn) rồi sau đó cho báo chí trong nước dựng chuyện, lăng mạ người bị bắt. Cái kịch bản và vở diễn này lạc hậu, vô văn hóa đến mức những người yêu nước, đấu tranh dân chủ nhân quyền đều tin chắc rằng khi họ bị bắt, trước tiên, họ cũng phải xem một vở kịch như thế.

 Thậm chí, các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam phải thốt lên rằng sao lại cứ dùng mãi một cái kịch bản quá lạc hậu và vô văn hóa như vậy để bắt người, chẳng lẽ không có kịch bản nào khác, mới mẽ hơn sao? Chí ít cái kịch bản mới đó cũng “an ủi” phần nào người bị bắt, không tạo ra bối cảnh quá lếch thếch, quá nhếch nhác và thiểu năng như đang thấy. Bởi dù sao cái kịch bản mới trong chuyện bắt bớ cũng đỡ làm bẽ mặt người Việt Nam, cho thấy người Việt không đến nỗi ngu ngốc và lạc hậu đến mức hành xử chẳng khác nào súc vật với nhau, mà hơn nữa đây là hành xử của nhà nước đối với công dân, một kiểu hành xử mang tính mẫu mực và phản ánh dân tộc tính!

 Nhưng, có vẻ như cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có kịch bản nào mới trong việc buộc thế, bắt bớ, vu tội cho các nhà đấu tranh yêu nước. Và cho đến thời điểm bây giờ, chắc chắn, trong số hàng triệu nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền đang có mặt tại Việt Nam, nếu có ai bị bắt, họ lại phải xem một vở kịch “bổn cũ soạn lại” của nhà cầm quyền. Đây là điều mà ai cũng có thể nhận ra và lâu ngày, nó trở thành câu chuyện rất quen thuộc, giống như chuyện thường ngày ở huyện, không có gì đáng bàn. Nếu gặp, người ta sẽ bảo: “Ở đây vốn vậy!”.

 Cò một điều cũng cần nói thêm là một khi mọi trò khỉ của nhà cầm quyền trở nên nhàm chán, trơ trẽn, không những không làm cho người khác sợ mà còn biến thành trò hề trước công luận quốc tế cũng như công dân trong nước thì e rằng, thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa khó mà kéo dài thêm! Chỉ cầu mong sao sự chấm dứt của nó diễn ra có tính người một chút, đừng quá khỉ!

VietTuSaiGon's blog

Vụ mặc cả chạy án: Người ta đã cân đo luật pháp để tính tiền

QUỐC TOẢN 22/09/14 09:04
(GDVN)-“Vì anh là người nhà của cô Niên, bọn em mới giúp, còn là dân thì... bọn em sẽ làm theo quy định...”, bà Lê Thị Thu cán bộ Tòa án huyện Triệu Sơn thẳng thừng.
Chuyện “quan” Tòa, “quan” Viện Triệu Sơn dùng luật pháp, ngã giá với bị can để chạy tội, khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Thật xấu hổ, pháp luật lại chính là món hàng được đưa lên bàn cân để ngã giá trong thương vụ “làm tiền” của những người được cho là công bộc, là đầy tớ của nhân dân.
Theo diễn biến vụ việc, ông Nguyễn Bá Quý (phạm tội cưỡng đoạt tài sản) đến Tòa án Nhân huyện Triệu Sơn đặt vấn đề nhờ Chánh án Lê Ngọc Hiệp giúp đỡ. Tại đây, một cuộc ngã giá “làm tiền” trắng trợn, hiếm gặp giữa cán bộ tòa án và bị can đã diễn ra giữa "thanh thiên bạch nhật". Toàn bộ các cuộc hội thoại “kỳ kèo bớt một thêm hai” này đã được ghi âm lại.
Cũng tại trụ sở Tòa án Nhân dân huyện Triệu Sơn, bà Lê Thị Thu, thẩm phán đã nói với bị can Nguyễn Bá Quý rằng: “Vì anh là người nhà của cô Niên (bà Niên cán bộ Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Triệu Sơn có họ hàng với bị can Quý- PV), nên bọn em mới giúp, còn là dân thì... bọn em sẽ làm theo quy định của pháp luật”.
Câu nói trên đã lột tả đúng bản chất đạo đức kém cỏi của một số cán bộ đang thực hiện trọng trách “cầm cân, nảy mực”, công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thì ra theo các “quan” Tòa, “quan”  Viện, giá trị của pháp luật cũng được chia làm hai loại: Một loại dành cho quan hệ, loại khác không có quan hệ. Nói cách khác, dân sai thì sẽ xử nghiêm, còn con em, người nhà cán bộ sai, ắt sẽ có cái để…chống lưng?
Nói như thế không phải cứ có quan hệ là không mất tiền, mà tùy theo mức độ vi phạm  sẽ có các loại “giá” (tiền) khác nhau. Và dĩ nhiên, loại pháp luật dạng quan hệ  sẽ nhận được cơ chế “ưu tiên” hơn các đối tượng khác. Hay nói cách khác, trong trường hợp trên, “quan” Tòa, “quan”  Viện đã sử dụng “giấy phép”  quyền lực của mình để “kinh doanh pháp luật”.
Tranh biếm họa của Quang Phan
Cũng từ sự việc trên, độc giả bỗng nhận ra một thực tế rằng, việc nhận tiền chạy án đâu chỉ có riêng “quan” Tòa, “quan” Viện tại huyện Triệu Sơn, mà nhiều nơi khác cũng đã và đang xuất hiện tình trạng này.
Đến đây, mời độc giả nghe lại đoạn đối thoại giữa thư ký Tòa án Lê Sỹ Thuần và bị can Nguyễn Bá Quý đã được ghi âm lại trong thương vụ ngã giá, mặc cả, bán rẻ luật pháp, để thấy nhận định trên là có cơ sở: “Anh vứt xuống tỉnh 20 cái (tiền - PV), lo đây 10 cái, tổng 30 cái, được lòng trước khỏi mất lòng sau, chính xác 100%. Còn nếu anh không tin tôi thì anh cứ đi hỏi nơi khác, nhưng khi anh quay lại phải nâng lên một ít nữa, tính tôi rất thật...”.
Tiếp đó, báo GDVN xin viện dẫn tiếp vụ việc nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân huyện Mường Lát - ông Đỗ Chí Nguyện bị truy tố về tội nhận hối lộ năm 2013. Theo đó, để giảm nhẹ tội cho bị can, ông Nguyện đã yêu cầu mỗi đương sự đưa 5 triệu đồng để được hưởng án treo, nếu không sẽ bị kết án ở tội có khung hình phạt nặng hơn...Sau khi sự việc bại lộ, cơ quan chức năng đã kết án ông Nguyện 3 năm tù về tội nhận hối lộ.
Cũng chính từ suy nghĩ Tòa án luôn là nơi tính thượng tôn của pháp luật được bảo vệ và thực thi một cách nghiêm minh, thì qua sự việc trên, người ta bỗng chột dạ, nhận ra rằng, công lý tại chốn công đường không phải khi nào cũng minh bạch.
Chắc hẳn, qua sự việc, nhiều “quan” thanh liêm đang công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm: “Tôi không thể tin rằng những cán bộ lãnh đạo công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể  nhận tiền trắng trợn đến như vậy? Tôi quá buồn, họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm nghiêm trọng luật pháp…”, một cán bộ uy tín công tác trong ngành tòa án tỉnh Thanh Hóa đã phải thốt lên như thế.
Sự việc trên chỉ là lát cắt nhỏ về những tiêu cực đã từng tồn tại trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, nhìn nhận ở một góc độ khác nó cũng chỉ là những trường hợp “con sâu làm rầu nồi canh”. Người dân vẫn tin tưởng và luôn hy vọng công lý sẽ được thực thi nghiêm khắc đối với những đối tượng cố tình vi phạm pháp luật…

Gian nan hành trình học chữ của người thiểu số

 Hòa Ái, phóng viên RFA 2014-09-22
000_Hkg7965874-600.jpg
Hai đứa trẻ dân tộc Hmong tại một ngôi làng ở huyện miền núi Mù Cang Chải, tỉnh Tây Bắc- AFP photo
Ngành giáo dục ở VN ngày càng quan tâm và chú trọng đến những vùng xa xôi, hẻo lánh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nâng cao kiến thức của những người ở độ tuổi đến trường, đặc biệt đối với người thiểu số.
Hội thảo Phổ biến kết quả nghiên cứu trẻ em ngoài nhà trường của VN do Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa tổ chức trong tháng 9, công bố con số 1.127.345 trẻ em từ 5 đến 14 tuổi chưa từng đi học, bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học.
PGS-TS Lê Khánh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính của Bộ GDĐT cho biết trong số hơn 1 triệu trẻ em này, đa phần thuộc thành phần nghèo khó, sống ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh, là trẻ em dân tộc thiểu số, khuyết tật, trẻ phải lao động, trẻ em di cư…Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số chưa bao giờ đi học khá cao. Trong đó, dân tộc H’Mông chiếm tỷ lệ cao nhất, 23,02%. Nghèo đói và hủ tục là các nguyên nhân chính cản trở việc tiếp cận trường học của trẻ em thiểu số được TS Nguyễn Phong, chuyên gia tư vấn của nghiên cứu này, nêu ra.
Trao đổi với một số gia đình người thiểu số dân tộc Hà Lăng, ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, thuộc vùng sâu-vùng xa của tỉnh Kon Tum, đài RFA được cho biết rằng người dân địa phương rất vui mừng khi thấy trường học được dựng lên. Dù cách xa đến 2-3 cây số, họ vẫn cho con đi học vì họ mong rằng con cái của họ biết được mặt “cái chữ”, biết tính được “con số”, không như thế hệ của họ chỉ biết ruộng nương mà thôi. Thế nhưng, ước mơ đó lại không hề dễ dàng như họ tưởng. Vì sao lại như thế, một phụ huynh chia sẻ:
“Bây giờ gia đình nào họ cũng muốn cho con được đến trường đi học nhưng có vấn đề là không còn như trước. Bây giờ tự túc hết cho nên nhiều địa phương, không giống anh em người Kinh, rất khó khăn, thiếu thốn đủ mọi bề. Chính vì lý do đó nên các em nhỏ không được đến trường vì từ sách vở rồi đóng tiền cho nhà trường và này khác… nên anh em địa phương không có đủ điều kiện cho con đến trường được”.
Tại buổi Hội thảo Phổ biến kết quả nghiên cứu trẻ em ngoài nhà trường của VN, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển tuyên bố qua số liệu công bố sẽ thúc đẩy ngành giáo dục tìm ra phương pháp tiếp cận mới trong xây dựng chính sách giáo dục, thay đổi chiến lược “đưa trẻ em đến trường” thành “đưa trường đến trẻ em”. Chiến lược mới sẽ được triển khai cụ thể như thế nào và khi nào được triển khai? Có lẽ hơn ai hết, nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số đang nóng lòng chờ đợi.
Cũng là sự chờ đợi nhưng mỏi mòn và tuyệt vọng hơn, đó là sự chờ đợi cơ hội tìm được công ăn việc làm của các cử nhân dân tộc thiểu số tốt nghiệp đại học. Những người trẻ này đã phải nỗ lực bội phần để vượt qua muôn vàn khó khăn mới vào được đại học, tốt nghiệp ra trường. Họ là những tân cử nhân của các trường đại học uy tín như Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Sư Phạm, Đại học Nông Lâm…với ước mơ có cuộc sống ổn định và đóng góp cho cộng đồng.
Có rất nhiều sinh viên khi họ vào trường đại học, họ được vay một số khoản tiền nhất định nhưng khi ra trường họ không có tiền để trả, có khi nợ kéo dài 4-5 năm sau cũng chưa trả nổi.
- Nhà thơ Inrasara
Tìm hiểu vì sao uớc mơ thiết thực ấy lại trở nên viễn vông? Hòa Ái được nhà thơ Inrasara, dân tộc Chăm, cho biết nhiều bạn trẻ người Chăm bị thất nghiệp sau khi ra trường. Nhiều người phải làm các công việc như phụ hồ, hái cà phê, lượm điều hoặc làm các lao động chân tay khác không phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Phần lớn các cử nhân người Chăm lại phải trở về làm nghề nông trên mảnh ruộng nhỏ bé của mình. Nhà thơ Inrasara nói:
“Nhiều người trở lại nghề nông hoặc là thất nghiệp gần như toàn phần. Có rất nhiều sinh viên khi họ vào trường đại học, họ được vay một số khoản tiền nhất định nhưng khi ra trường họ không có tiền để trả, có khi nợ kéo dài 4-5 năm sau cũng chưa trả nổi. Đó là một nguy cơ rất lớn đối với các em dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học, nhất là người Chăm”.
Dân tộc Chăm tập trung ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, không giống như những dân tộc thiểu số khác ở miền núi cao mà họ ở đồng bằng, hòa lẫn với người Kinh nên cuộc sống hàng ngày được tiếp xúc với thế giới văn minh. Các bạn trẻ người Chăm gần như không có mặc cảm trong việc học tập và trình độ học ở phổ thông hay đại học của họ cũng không thua kém gì với đa số bạn học người Kinh. Dù rất tự tin khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học trên tay nhưng họ phải chấp nhận thất nghiệp như một sự an bày.
Nhà thơ Inrasara cho biết tình hình chung ở VN hiện có nhiều sinh viên ra trường không có việc làm và riêng đối với dân tộc thiểu số ngày nay dường như không còn có sự ưu tiên nào. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính khiến cho các cử nhân dân tộc thiểu số bị lâm vào cảnh bế tắc. Ông nói:
“Thất nghiệp vì lý do thứ nhất, là vì không phải họ tuyển những người đã tốt nghiệp mà họ đã tuyển rồi mới cử người để đưa đi thi và học. Tức là quan hệ quen biết là chính mà người dân tộc thiểu số nói chung quen biết rất ít. Thứ hai nữa còn vấn đề rất tiêu cực ở VN là phải chạy vạy, gọi là “văn hóa chạy”. “Chạy” thì phải có tiền. Điều này thực tế ai cũng biết vì xảy ra hàng ngày, gây bức xúc cho đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng cũng như những người nghèo nói chung. Khi ra trường, họ không có đủ khoản nhất định để có thể gọi là “chạy chổ”, “chạy ghế”, “chạy” một nơi nào đó để làm việc”.
Không một số liệu nào ghi nhận có bao nhiêu em nhỏ trong tổng số hơn 1 triệu trẻ em không được đến trường có ước mơ cắp sách đi học và có bao nhiêu em nhỏ hàng ngày phải chứng kiến cảnh sống thất vọng, chán nản vì thất nghiệp của các anh chị mình nhưng hệ lụy tương lai về nạn thất học chắc chắn là rất lớn, bởi vì câu hỏi “học để làm gì” đã có lời đáp, nhất là thắc mắc của các em nhỏ dân tộc thiểu số.
Trong khi Bộ GDĐT loay hoay tìm giải pháp cho “đầu vào” lẫn “đầu ra”, đặc biệt đối với người thiểu số, thì hành trình học chữ của họ vẫn còn lắm gian nan.

Dư âm và hiện tại

Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-09-22
000_Hkg10094460.jpgMột phụ nữ thắp nhang trước con sư tử đá kiểu Trung Quốc tại lối vào một ngôi chùa ở Hà Nội hôm 8/9/2014. AFP photo
Hơn một tuần lễ đã trôi qua từ lúc Triển lãm cải cách ruộng đất mở cửa tại thủ đô Hà Nội, và sau đó người ta đã vội vã đóng cửa vì lý do kỹ thuật. Hơn một tuần lễ trôi qua nhưng sự việc đó vẫn là một dư âm trong không gian các blog tiếng Việt. Đó cũng là điều dễ hiểu vì nhiều người vẫn cho rằng cuộc cải cách ruộng đất mà những người cộng sản gọi là cuộc cách mạng long trời lở đất ấy vẫn còn đậm dư âm trong xã hội Việt Nam ngày nay.
Nhà văn Hoàng Minh Tường viết bài Đừng bao giờ tái diễn Cải cách ruộng đất:
CCRĐ phạm sai lầm lớn nhất là bóp chết lòng yêu nước, triệt tiêu tinh hoa và động lực của nông dân, nông thôn. Nhưng nguy hại hơn là nó triệt tiêu đạo lý, triệt bỏ tình người. Con tố cha, vợ bỏ chồng, anh em hận thù, xóm làng phiêu tán… Bao nhiêu giá trị văn hoá, đạo lý, nghìn đời mới tạo dựng được, phút chốc đã tiêu tan.
Cách đây 10 năm, ông Nguyễn Minh Cần, người từng giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội, người trực tiếp tiến hành công tác sửa sai của đảng cộng sản Việt Nam nói với chúng tôi rằng:
Cuộc cải cách ruộng đất về xúi người này bới móc tội lỗi của người kia, và có thể những tội hoàn toàn không có cũng bới ra. Và dựa vào những thù cũ rồi gây ra thù hận giữa các tầng lớp với nhau. Chính cái đó nó phá hoại truyền thống đoàn kết lâu đời của người Việt Nam mình ở nông thôn.
Nỗi sợ hãi đến từ bạo lực, từ không luật pháp, từ đám đông cuồng nộ cướp bóc đã ám ảnh, dai dẳng 60 năm nay.
- Blogger Nguyễn Hữu Vinh
Ông cũng nói thêm là cuộc cải cách ruộng đất đã phá hoại nền tảng luân lý của người Việt khi các đội cải cách kích động con cái tố cáo cha mẹ, anh em, họ hàng. Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, một người có gốc Bắc di cư vào Nam năm 1954, nhớ lại những câu chuyện rùng rợn mà người thân của bà kể lại sau này, và đồng thời bà cũng nhớ đến công cuộc cải cách điền địa êm thấm diễn ra dưới chế độ Việt Nam cộng hòa:
Vì sao cùng trên một đất nước, cùng một nền văn hóa, cùng là người Việt da vàng máu đỏ, cùng với mục tiêu mang lại sự công bằng về sở hữu ruộng đất, giúp người nông dân làm chủ luống cày, mà ở miền Nam thì mọi việc xảy ra hiền hòa, êm ả, còn miền Bắc thì lại xảy ra những cảnh tượng đau lòng đến vậy? Để mãi đến 60 năm sau, thời gian đủ dài để hầu hết những người đã tận mắt chứng kiến cải cải cách ruộng đất đã không còn tồn tại, mà khi nhắc đến thì cải cách ruộng đất vẫn còn là một sự nhức nhối không nguôi?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh viết tiếp trong loạt phóng sự về triển lãm cải cách ruộng đất:
Nỗi sợ hãi đến từ bạo lực, từ không luật pháp, từ đám đông cuồng nộ cướp bóc đã ám ảnh, dai dẳng 60 năm nay.
Nguyễn Hữu Vinh không phải là người đầu tiên nói đến bạo lực và cướp bóc như là một hệ lụy của cải cách ruộng đất. Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, một nhà luật học đi theo kháng chiến chống Pháp đã cảnh báo tình trạng này cho những người cầm quyền ở miền Bắc Việt nam ngay sau năm 1954, và ông đã trả giá bằng cả cuộc đời bị vùi dập dưới chế độ của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa.
Và như một lời kết luận về những Dư âm ám ảnh của bạo lực và phá hoại năm xưa, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc viết
Chúng ta cũng chưa biết thật rõ những tác hại tinh thần của nó trong đời sống xã hội cũng như trong quan hệ giữa người và người.
Hôm nay
Nhân dư âm của Cải cách ruộng đất bùng lên vào mùa thu năm 2014 này, Nhà văn bị lưu đày Vũ Thư Hiên nói về chuyện phải làm hiện nay là phải loại bỏ tâm lý sùng bái lãnh tụ, mà cụ thể là ông Hồ Chí Minh ra khỏi tâm thức dân tộc bằng những phân tích chính trị thõa đáng. Trong một lần trả lời phỏng vấn ông nói:
Việc ông Hồ Chí Minh có là một tượng đài trong trái tim nhiều người Việt Nam là hiện tượng bình thường. Nó không khác gì tượng đài Lenin, Stalin trong trái tim người dân Liên Xô (cũ). Nhưng giờ ở nơi đó nó chỉ còn rơi rớt trong số rất ít trái tim già, chứ những trái tim trẻ của nước Nga bây giờ không có chỗ cho ba thứ lẩm cẩm ấy.
Sự giải thiêng chính trị đó là điều mà nhiều người cho rằng cần phải làm hôm nay. Có như thế thì dân tộc mới có được sức mạnh cần thiết để đương đầu với những thách thức của thời đại ngày nay, từ vấn đề bề bộn của giáo dục quốc gia cho đến việc đương đầu với đe dọa ngày càng lớn đến từ phương Bắc.,
Blogger Nguyễn Xuân Diện đăng bài Ý đồ sâu xa của TQ sau 25 năm chiếm Garma, của tác giả Thái Anh, trong đó phân tích mối đe dọa rất lớn khi Trung quốc rồi đây có thể sử dụng căn cứ Garma mà họ đã chiếm từ tay Việt nam hồi năm 1988 để hoàn thành mục tiêu chiếm trọn biển Đông.
Trong khi đó một cản trở nghiêm trọng cho lý lẽ chủ quyền của Việt nam trên biển Đông lại là một công hàm của chính phủ miền Bắc Việt Nam trước 1975, thường gọi là công hàm Phạm Văn Đồng, ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung quốc trên biển Đông. Nhà báo Đoan Trang viết trên blog của cô rằng phải thừa nhận chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, phải thừa nhận rằng chính phủ đó đã từng đứng đầu một quốc gia là miền Nam Việt nam:
Với cách hóa giải này, điểm mấu chốt là chính quyền Việt Nam bây giờ phải thừa nhận rằng trước năm 1975, đã tồn tại hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc, và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Nói cách khác, chính quyền phải công nhận rằng đã có một quốc gia Việt Nam Cộng hòa, với một chính quyền có tính chính danh, chứ đó không phải là một triều đại “ngụy”, “bù nhìn” do “Mỹ và tay sai” dựng nên.
Việc công nhận này cũng chính là điều mà nhiều người cho rằng chính phủ hiện nay ở Việt Nam nên làm, không chỉ để làm cơ sở pháp lý cho việc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc mà còn để hóa giải nhiều nỗi đau thương mà đảng cộng sản Việt Nam đã gây ra trên chính đồng bào của họ. Một cựu chiến binh của đảng cộng sản Việt Nam là ông Đặng Kiên Trung viết:
Ngày nay, hàng triệu người Việt định cư nước ngoài – nạn nhân chánh sách tàn bạo của Đảng năm xưa, dù có cuộc sống tốt, nhưng làm sao bà con xóa nhòa được ký ức đau thương đó! Đảng kêu gọi bà con “quên đi quá khứ”, “xóa bỏ hận thù”, “hòa giải cùng đồng bào trong nước”… Nhưng, Đảng đã làm gì? Tôi chưa nghe thấy Đảng làm gì thể hiện sự chân thành sám hối những lỗi lầm năm xưa với đồng bào ruột thịt của mình, vẫn giử thái độ “kiêu ngạo cộng sản” cố hữu, nên con đường hòa giải dân tộc còn xa vời! Nhiều lúc suy nghĩ tôi hối tiếc vì ngày xưa mình a tòng với Đảng làm điều ác, tôi cuối đầu xin lỗi những nạn nhân của Đảng, vì đã góp phần gây ra khổ đau cho họ!
000_Hkg7748046-400.jpg
Công nhân kết hoa chuẩn bị cho ngày 2 tháng 9 tại Hà Nội. AFP photo
Cũng liên quan đến đảng cộng sản, mà đặc biệt là việc họ độc quyền coi mình là duy nhất đúng, là duy nhất cầm quyền tại Việt Nam hiện nay, tờ báo lớn của đảng là Quân đội nhân dân, đăng một bài viết nói rằng đám đông ở Việt Nam ủng hộ đảng cộng sản, và vì thế lý thuyết cộng sản cũng như đảng cộng sản không thể sai được.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn phản bác rằng:
Sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội có thật sự là lựa chọn của dân tộc? Theo tôi thì chẳng có chứng cứ nào để nói như thế cả. Phân nửa đất nước trước 1975 không chọn XHCN, và phân nửa đó bị tấn công, tiến chiếm bằng vũ lực, và áp đặt thể chế XHCN, chứ họ đâu có chọn chủ nghĩa đó. Ngay cả ở miền Bắc tôi nghĩ nếu được hỏi nghiêm chỉnh và khách quan, đa số cũng không chọn XHCN. Sau 1975, hàng triệu người liều mình vượt biển và vượt biên và họ thà chết chứ không chấp nhận sống với XHCN. Cho đến nay, khi có điều kiện và có dịp, người Việt vẫn tìm cách bỏ nước ra đi.
Trong lĩnh vực giáo dục, nhà báo kiêm đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn viết bài Một đề án giáo dục phản giáo dục, trong đó ông phê bình dự án máy tính bảng rất tốn kém được đưa ra gần đây của ngành giáo dục Việt nam. Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng dự án này đã không lấy con nguwofi làm trọng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy thì cho rằng giáo dục cũng là một thủ phạm làm băng hoại đạo đức xã hội hôm nay. Bà viết:
Nếu chúng ta thừa nhận rằng, trong gần nửa thế kỷ vừa qua, xã hội đã băng hoại trầm trọng dưới sự lãnh đạo của đảng, thì trường học, một công cụ của đảng (điều này được chứng minh bằng sự hiện diện của các tổ chức đảng trong mọi trường học, cả khu vực công lẫn khu vực tư, và được chứng minh bằng việc nhân sự của trường là do đảng ủy duyệt và quyết định, nhân sự cao cấp của trường ngoài công lập là do nhà nước bổ nhiệm), đã góp phần không nhỏ (nếu không muốn nói là góp phần quan trọng) vào sự băng hoại đó.
Ngày nay, hàng triệu người Việt định cư nước ngoài – nạn nhân chánh sách tàn bạo của Đảng năm xưa, dù có cuộc sống tốt, nhưng làm sao bà con xóa nhòa được ký ức đau thương đó!
- Ông Đặng Kiên Trung 
Bà nói rằng những người có tâm với đất nước nên bỏ đi những cái cần phải bỏ, ví dụ như những đặc quyền đặc lợi do tình trạng nhiễu nhương hiện nay mà có, để đất nước này tiến lên:
Nếu đất nước này mất đi, nếu dân tộc này phải làm nô lệ, nếu xã hội mất nhân văn, con người mất phẩm giá, nếu bản thân mình cũng phải làm nô lệ, cũng mất nhân tính, tha hóa, độc ác, dối trá, lừa lọc, thì việc mình giữ được thứ mình đang có liệu sẽ mang những ý nghĩa gì ?
Người cựu chiến binh Đặng Kiên Trung thì lên tiếng với đảng cộng sản:
Trước mắt chấm dứt trấn áp và trả tự do tất cả những người bất đồng chính kiến đấu tranh vì tự do, dân chủ, quyền con người đang bị giam giữ; ban hành “sách trắng” tuyên bố công khai mọi sai lầm trong đường lối, chánh sách cầm quyền của Đảng ngày xưa và ngày nay, thành tâm sám hối xin lỗi đồng bào, đồng chí – những nạn nhân của Đảng; thực hiện thể chế dân chủ đa nguyên chính trị trong sinh hoạt đảng và ngoài xã hội; cải cách thể chế kinh tế thị trường tự do theo mô hình các nước công nghiệp tiên tiến; thực hiện sở hữu tư nhân ruộng đất
Điều chỉnh tức thì đối sách với Trung Quốc, giữ  vững tinh thần độc lập dân tộc, tự chủ, chấm dứt các mối quan hệ lệ thuộc, ràng buộc và tìm bạn bè liên kết, liên minh tạo thế và lực mới bảo vệ đất nước trước hiểm họa bành trướng, xăm lược của Trung Quốc.
Trong một buổi phỏng vấn gần đây về nền dân chủ đang hình thành tại Indonesia, Tiến sĩ Vũ Tường nói rằng:
Đối với các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam thì họ nhìn vào đó như là một ví dụ cho thấy là sự chuyển đổi sang dân chủ không phải là đáng sợ như có suy nghĩ cho rằng dân chủ sẽ dẫn đến hỗn loạn, đổ vỡ, chia cắt đất nước,… Ở Indonesia thì dân chủ lại giúp cho đất nước thành một khối.
Chúng tôi xin để lời nhận định của Tiến sĩ Vũ Tường về một nền dân chủ kết thúc bài điểm blog hôm nay.

Chưa thức tỉnh thì mãi mãi tụt hậu

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-09-22

000_Hkg8230443.jpg
Xích lô đợi khách hàng bên ngoài quán cà phê Starbucks đầu tiên tại TPHCM hôm 31/1/2013- AFP photo

Tại diễn đàn Phát triển Châu Á (ADF) tổ chức ngày 19/9/2014 tại Hà Nội, đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá Việt Nam sẽ mất 40 năm tức tới 2058 mới vượt ngưỡng thu nhập trung bình. Điều này phản ánh thực trạng kinh tế Việt Nam hay là một đánh giá quá bi quan.
Theo Ngân hàng Thế giới, một quốc gia có thu nhập trung bình có nghĩa là lợi tức bình quân đầu người ở trong khoảng 1.000 USD đến 12.000 USD một năm. Tuy vậy Việt Nam mới chỉ bước vào các nấc thang đầu tiên của nhóm các nước thu nhập trung bình, vì người Việt Nam mới chỉ đạt GDP đầu người khoảng 1.900 USD. Đây là cách tính máy móc lấy tổng sản phẩm nội địa chia cho dân số.
Để người Việt Nam tiến tới mức GDP đầu người 12.000 USD/năm thì có lẽ đã quá tầm mơ ước của Đảng và Nhà nước Việt Nam; vượt qua ngưỡng này và bước vào câu lạc bộ các nước thu nhập cao vào năm 2058 được xem là một đánh giá có phần lạc quan chứ không phải bi quan.
Trả lời chúng tôi, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định rằng Việt Nam có thể bị ách tắc trong bẫy thu nhập trung bình. Ông nói:
... nếu không được giải quyết một cách quyết liệt, thì chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tụt hậu, 40 năm nữa không những không thể đuổi kịp mà còn tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực.  
-PGS TS Ngô Trí Long 
“Hoàn toàn có thể xảy ra nếu không thực hiện cải cách thể chế, cải cách quyết liệt tạo sự bình đẳng sân chơi giữa các thành phần kinh tế; coi con người là nhân tố quyết định, cốt lõi là phải tạo ra năng suất cao. Hiện nay năng suất lao động so với thế giới và khu vực thì Việt Nam đứng vào loại thấp nhất. Đây là mối nguy hiểm tạo một rào cản rất lớn cho động lực phát triển kinh tế. Cho nên nếu tất cả những thách thức, những khó khăn tồn tại bất cập hiện nay nếu không được giải quyết, không được xử lý một cách quyết liệt triệt để, thì chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tụt hậu, 40 năm nữa không những không thể đuổi kịp mà còn tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực.”
So với láng giềng Việt Nam tụt hậu khá xa, cụ thể năm 2013 Malaysia có GDP đầu người 10.514 USD, Thái Lan 5.779 USD. Những láng giềng này cũng đang nằm trong mức thu nhập trung bình, nhưng theo OECD Malaysia sẽ là quốc gia Đông Nam Á tiến lên nước thu nhập cao vào năm 2020, Thái Lan và năm 2031. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới có GDP đầu người 6.807 USD và có khả năng thoát ngưỡng thu nhập trung bình vào năm 2026.
Theo VnExpress, phát biểu tại Diễn đàn Phát triển Châu á tổ chức ở Hà Nội, Giáo sư Keun Lee thuộc Đại học Quốc gia Hàn Quốc, lấy kinh nghiệm phát triển thành công của quốc gia mình và lập luận: “yếu tố có thể giúp các nước vươn lên thoát bẫy thu nhập trung bình là con người và sự đổi mới sáng tạo.”
Vì đâu nên nỗi?
Phải chăng những vấn đề vừa nêu đã cản trở sự phát triển của Việt Nam. Phó Giáo sư Ngô Trí Long nhận định:
000_Hkg9412954-400.jpg
Một người buôn bán vỉa hè đang đếm tiền. Ảnh chụp ngày 27/1/2014 tại Hà Nội. AFP photo
“Đây là cách nhận định hoàn toàn đúng mà nhiều chuyên gia cũng đã có kiến nghị với các cơ quan chức năng cũng như với chính phủ. Bởi vì cho tới hiện nay nếu không có sức sáng tạo, cũng như đặc biệt về năng suất lao động mà không phát huy, không đổi mới thể chế thì chắc chắn Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và sẽ tụt hậu hơn nữa so với các nước trong khu vực. Đây là điều nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy và đang quyết tâm đẩy mạnh. Thế thì giữa quyết tâm đấy và việc có thực hiện được hay không hãy chờ xem xét ở phía trước.”
Yếu tố con người và tinh thần đổi mới sáng tạo có thể hiểu như thế nào trong hoàn cảnh Việt Nam. Gần bốn thập niên sau khi Cộng sản Việt Nam thống nhất đất nước và thiết lập thể chế một đảng toàn trị, nền kinh tế Việt Nam được Ngân hàng phát triển Châu Á đánh giá kém sáng tạo và xếp một bậc sau nước Lào. Đánh giá này có thể máy móc dựa vào một số yếu tố, chỉ tiêu và có thể không mang nhiều ý nghĩa lắm.
Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới được báo Đất Việt Online trích lời, đã đề cập đến nhược điểm của người Việt Nam là thích ăn sổi, không thích sáng tạo trong sản xuất, cho đến nay từ cây kim sợi chỉ, cái lược chải đầu cũng nhập từ Trung Quốc. Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn nhấn mạnh, chỉ số thông minh IQ của người Việt cao hơn nhiều nước khác, IQ xét về xử lý bộ não nhưng xử lý cái gì lại là chuyện khác. Theo lời vị chuyên gia Việt Nam có tiềm năng nhưng không đi vào thực tế.
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội nhìn nhận vấn đề theo cách riêng của mình. Ông nói:
Tư duy bao cấp, tư duy làm ăn dối trá đối phó đó của người Việt nó nặng nề lắm và bây giờ ảnh hưởng nhiều thế hệ, đặc biệt giới lãnh đạo thì nói dối kinh khủng…
- Nhà giáo Đỗ Việt Khoa
“Nguyên nhân chính là do cả cái cơ chế này ở Việt Nam, người ta sống trong một thời kỳ giả dối thời gian rất dài. Giả dối biểu hiện rõ nhất là trong thời kỳ làm ăn hợp tác xã, việc công người ta làm ẩu. Làm hợp tác xã kẻng rồi mãi bà con mới đi, đi thì làm qua quýt chưa kẻng đã thấy về nhà. Tư duy bao cấp, tư duy làm ăn dối trá đối phó đó của người Việt nó nặng nề lắm và bây giờ ảnh hưởng nhiều thế hệ, đặc biệt giới lãnh đạo thì nói dối kinh khủng…
Trong ngành giáo dục chúng tôi tỷ lệ nói dối thật khủng khiếp, thầy cô cũng nói dối, học sinh sẽ học được bệnh nói dối ngay từ sớm và như thế thì còn cái gì là sáng tạo nữa, còn cái gì là động lực trung thực nữa.”
Việc Việt Nam sập bẫy thu nhập trung bình là điều đã được dự báo từ lâu. Nhưng dự báo thẳng thắn là Việt Nam có thể mất 40 năm mới ra khỏi cái “ao” thu nhập trung bình, thì quả là một thông tin gây sốc cho người dân.
Bên cạnh sự kiện Diễn đàn Phát triển Châu Á diễn ra hôm 19/9 tại Hà Nội. Cùng ngày Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ông Takehiko Nakao có họp báo ở Thủ đô Việt Nam nhân chuyến viếng thăm hai ngày. Ông Nakao khuyến cáo Việt Nam cần thực hiện hiệu quả những luật lệ và qui định trong kinh doanh để tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp và hỗ trợ phát triển một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn. Theo lời Chủ tịch ADB, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh của Việt Nam và tránh bẫy thu nhập trung bình.
Thế nhưng Việt Nam dường như đã bỏ lỡ một cơ hội để sửa sai thể chế kinh tế ngược đời của mình. Việt Nam kiên định với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 vẫn minh định kinh tế Nhà nước là chủ đạo nền kinh tế.

Quan điểm của chính quyền về khiếu kiện đất đai

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ 2014-09-22   
000_Hkg8584638.jpgNông dân lên Hà Nội khiếu kiện đất đai hôm 29/8/2012 AFP photo
Tình trạng khiếu kiện đông người và dai dẳng lại được các cấp chính quyền Hà Nội đề cập đến trong tuần qua tại hội nghị trực tuyến hôm ngày 19 tháng 9 của chính phủ do phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, cũng như tại phiên họp thứ 17 Ủy ban Pháp Luật, Quốc hội một hôm trước đó tại Sài Gòn.
Có những điểm nào đáng chú ý qua những cuộc họp như thế về vấn đề liên quan đến nhiều người dân khắp cả nước bị thu hồi đất đai phải khiếu kiện bấy lâu nay?
Ý kiến các cấp chính quyền
‘Khiếu kiện, khiếu nại đông người là do bị lợi dụng, xúi giục.’ ‘Việc công dân đi khiếu kiện thường xuyên nhận được viện trợ 200 kilogram gạo, mỳ tôm từ một hội do các cá nhân thành lập từ năm 2013 để những công dân này tiếp tục lưu trú tại Hà Nội.’’ Và khi các công dân này ốm đau thì đựợc đưa đi bệnh viện và hỗ trợ bằng tiền mặt’.
Đó là những điểm trong báo cáo chính phủ được tờ Tuổi Trẻ trích dẫn trong bài viết đăng tải hồi ngày 18 tháng 9 về phiên họp thứ 17 của Ủy ban Pháp Luật, Quốc hội Việt Nam. Tại phiên họp các đại biểu có ý kiến về tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo của chính phủ trong năm 2014.
Theo các vị trong Ủy ban Pháp luật Quốc hội thì các đoàn khiếu kiện đông người gia tăng, cũng như sự chống đối mang tính quyết liệt của người dân cho thấy phản ứng của họ đối với hoạt động kém hiệu quả và thiếu trách nhiệm của một số cơ quan, cá nhân trong quản lý Nhà nước cũng như trong công tác khiếu nại, tố cáo.
Dân oan phản bác
Đối với những kết luận trong báo cáo của chính phủ mà báo chí loan tải như vừa nêu, những người tham gia khiếu kiện lâu nay như anh Trịnh Bá Phương tại phường Dương Nội, quận Hà Đông cho rằng kết luận như thế là không chính xác.
Anh Trịnh Bá Phương xác định việc người dân tại phường Dương Nội suốt mấy năm qua phải đi khiếu kiện là vì cơ quan chức năng làm sai luật, không thực thi đầy đủ mọi qui trình khi tiến hành thu hồi đất của người dân và không thực thi quyết định của cấp trên. Anh phát biểu:
Trong thời gian qua từ năm 2008, người dân chúng tôi bắt đầu khiếu kiện, làm đơn tập thể gồm 356 hộ dân kiên quyết đến cùng giữ lại tư liệu sản xuất. Từ ngày đó đến nay không hề có ai xúi giục, kích động bà con phải đi ‘thế nọ’, phải đi ‘thế kia’.
Xuất phát từ chỗ mất tư liệu sản xuất, nhân dân không thể chuyển đổi được nghề nghiệp. Sau khi bị chính quyền thu hồi đất, nhân dân kiên quyết sẽ phải đi khiếu kiện để đòi lại tư liệu sản xuất của nhân dân.
ttxva.net-400.jpg
Một vụ khiếu kiện đất đai đông người ở Hà Nội. Courtesy of ttxva.net
Ngay tại Dương Nội, họ đã không thực hiện theo đúng qui trình, thủ tục thu hồi đất. Họ không thực hiện điều 56,57, Nghị Định số 84. Có rất nhiều sai phạm.
Đã có quyết định của Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Quyết định của UBND thành phố Hà Nội số 313 thể hiện rằng nhân dân không thể chuyển đổi được nghề nghiệp. Trong quyết định đó họ cũng thừa nhận trong những năm qua chỉ chuyển đổi nghề nghiệp cho đúng 26 người dân.
Trong kết luận số 1078 của Thanh Tra Chính phủ, đoàn thanh tra chính phủ kết luận không thể chuyển đổi được nghề nghiệp sau khi thu hồi đất. Họ dẫn chứng ra là lứa tuổi của nhân dân không đồng đều, dân không có bằng cấp, chỉ có thể bám vào ruộng đất mà thôi. Căn cứ theo kết luận của thanh tra chính phủ và quyết định số 313, nhân dân chúng tôi đang bị chính quyền thu hồi đất trái phép.
Là những người nông dân mất tư liệu sản xuất, không được giải quyết những oan sai nên những người dân như anh Trịnh Bá Phương không còn nguồn sống nào khác và phải nhờ đến sự hỗ trợ của những người hảo tâm. Anh cho biết:
Người dân đã mất hết tư liệu sản xuất, không còn nguồn để sống, không còn đất để trồng ra cây lúa nên nhân dân Dương Nội phải đi xin cứu đói nhiều năm. Xin cứu đói đến các cơ quan công quyền, khi đến Bộ Công an họ nói họ không có kho gạo; đến Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam họ cho được 2 thùng mỳ tôm và 1 thùng nước lọc. Sự trợ giúp của chính quyền đến nay, chúng tôi chỉ nhận được đúng 2 thùng mỳ tôm và 1 thùng nước lọc.
Nếu không nhận được sự trợ giúp của các nhà hảo tâm, chắc chắn đã có người chết đói rồi.
Có rất nhiều người như bà Oanh, ông Liễu ở Bộ Nông nghiệp nói rằng nghĩa cử tương thân tương ái, yêu thương đồng bào và chia xẻ đó còn phải tuyên dương, trao bằng khen. Đó cũng chính là truyền thống của người Việt Nam, nên người dân nhận được sự trợ giúp đó.
Bất cứ hành vi ngăn cản nhận sự trợ giúp gạo để người dân duy trì cuộc sống và cả viện phí khi đi viện là không đặt truyền thống của người Việt Nam lên hàng đầu và không có tâm.
Tổ chức dân sự bất đồng
Những người vì lòng trắc ẩn trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều người dân oan phải từ các tỉnh- thành về Hà Nội ăn chực nằm chờ tại các cơ quan Trung ương mong trường hợp của họ được giải quyết đã bỏ công, góp sức giúp cho những đối tượng đó, tỏ ra không bằng lòng khi việc làm của họ bị đưa vào báo cáo chính phủ như thế.
Anh Lã Việt Dũng từ Hà Nội lên tiếng:
Thật ra chúng tôi cũng hơi bất ngờ với bài báo như vậy. Trong bài báo còn có thông tin chính phủ báo báo với quốc hội vấn đề như vậy. Không biết đơn vị nào của chính phủ mà lại nói rằng khiếu kiện lâu là có xúi giục và từ năm 2013 có những nhóm như chúng tôi do hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền cho dân oan ăn uống và đi bệnh viện thì dân oan mới ở lại khiếu kiện lâu dài. Chúng tôi bất bình về thông tin như vậy, bởi vì nguyên nhân sâu xa là vấn đề đất của họ.
Một người cũng công khai lên tiếng kêu gọi ủng hộ cho những người dân oan phải sống lay lắt ở Hà Nội hay Sài Gòn, anh Bùi Tuấn Lâm, cũng tỏ ta bức xúc khi hay tin việc làm của bản thân bị nêu ra trong báo cáo của chính phủ:
Khi nghe như vậy, tôi thấy người ta ‘chụp mũ’ cho công việc của những người thực hiện. Những tổ chức hay cá nhân nào làm để giúp cho người ta với mục đích gì, tôi không biết. Riêng bản thân tôi, tôi là những chương trình đó vì nhân đạo. Tôi thấy bà con của mình, những người nông dân, những dân oan mất hết tư liệu sản xuất, họ cùng đường, kiệt quệ khi theo đuổi khiếu kiện về đất đai. Rõ ràng, người ta là những người bị liên lụy, mất quyền lợi cá nhân do những sai lầm của chính sách đất đai.
Tôi giúp họ trên tinh thần nhân đạo cùng là người Việt Nam, thấy người dân khỗ thì mình làm gì được thì làm.
Văn phòng chính phủ hay cơ quan chính phủ về đất đai mà nói như thế, tôi phản đối!
Thống kê trong báo cáo vừa nêu của chính phủ cho thấy trong năm nay số lượt đoàn đông người đến các cơ quan Trung ương tại Hà Nội và Sài Gòn tăng hơn 12% so với năm ngoái.
Báo cáo này nêu rõ có những đoàn gồm vài trăm người và thái độ của những người khiếu kiện được ghi nhận là bức xúc, và gay gắt. Vấn đề khiếu nại tố táo chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai với tỷ lệ hơn 68%.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền của tỉnh Lâm Đồng, thuộc Ủy ban Pháp Luật Quốc hội được trích dẫn nói rằng có người dân đi mua đất với giá 20 triệu đồng một mét vuông, đến khi bị giải tỏa thu hồi thì Nhà nước đền bù có 2 triệu đồng. Nguyên văn lời ông này được trích dẫn ‘Đền bù như thế thì bố ai chịu được”.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/long-last-n-mass-land-dispute-state-perspective-09222014095648.html/09222014-giaminh.mp3/inline.html