Sunday, August 9, 2020

Cần tuyên truyền cho dân hiểu thay vì chăm chăm phạt cho dân sợ

 Thừa Thiên Huế: Phạt tới 400 triệu đồng nếu săn bắt, giết, nuôi ...

Diệp Chi (VNTB) – Việt Nam đã có số ca tử vong vì nhiễm Covid-19 từ môi trường bệnh viện Đà Nẵng hồi cuối tháng 7 vừa qua, đến nay đã ở mức 2 con số.

Chính quyền TP.HCM nhanh chóng ban hành quyết định để phòng dịch Covid lây lan, kể từ ngày 5/8/2020, nếu người dân ra đường không đeo khẩu trang sẽ bị xử phạt. Trong mùa dịch Covid19, quyết định này được coi là bảo vệ sức khỏe cho chính cá nhân, gia đình, xã hội. Một số người dân cho rằng, với việc xử phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng, sẽ có tính răn đe cao đối với một nhóm người còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch Covid19. Song, một số người dân khác lại cho rằng, nên có khoảng thời gian dài hơn một tí trong việc tuyên truyền, sau đó sẽ phạt. Bởi không phải ai cũng biết đầy đủ thông tin về lệnh phạt được ban bố đầy bất ngờ ấy.

“Mình thấy trong thời buổi dịch đang bùng phát diễn biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam, quyết định của thành phố về việc đeo khẩu trang là rất tốt. Đeo khẩu trang ở nơi công cộng nhìn chung thấy cũng không bất tiện lắm. Mình có nhiều sự lựa chọn mà như khẩu trang y tế, khẩu trang vải, rồi khẩu trang vải kháng khuẩn này nọ. Mặc dù mình biết lúc trước thành phố có tuyên truyền cách đeo khẩu trang ở các bảng quảng cáo trên những con đường, nhưng theo mình quan sát thì có người vẫn không đeo, có người đeo cũng không chính xác”, anh Phi, một cư dân sinh sống ở Sài Gòn chia sẻ.

“Cũng có thấy trên mạng người ta nói phải đeo khẩu trang, không đeo phạt ba trăm ngàn đồng. Giờ dịch ghê quá, mình phải đeo thôi. Mình phải đeo vì lo bảo vệ bản thân của mình. Đôi lúc ngồi cũng thấy ngộp, mà cũng phải đeo thôi, chứ mình đâu biết người nào bệnh người nào không bệnh đâu”, bà Huyền, một người bán hàng rong chia sẻ.

Tuy ủng hộ hành động của chính quyền trong việc đề nghị người dân đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, song theo anh Phi, chính quyền cũng không nên làm quá gắt trong việc phạt tiền, bởi nếu người dân thực sự không biết đến lệnh ấy, thì việc xử phạt họ sẽ thành oan khuất.

“Nên tuyên truyền trên phương tiện đại chúng như là truyền hình hoặc là báo chí. Nhưng mà cũng có người lo chạy kiếm miếng cơm mưu sinh qua ngày, lo cho con ăn học đã mệt mỏi rồi, thời gian đâu mà coi truyền hình với đọc báo. Theo mình những khu phố họp dân phố thì cũng nên nhắc nhở người dân, hoặc là truyền tay nhau để mà nhắc nhở. Nếu ai đó biết rồi mà vẫn làm trái thì khi đó mình sẽ phạt. Mình sẽ phạt làm gương. Chứ với mấy trường hợp biết, không chấp hành, đã vậy còn cãi lại như trên báo đăng, không phạt đúng là không được ”. Một luật gia nhận xét.

Đồng ý một điều rằng nếu không phạt người dân có khi sẽ không sợ, công tác phòng chống dịch sẽ thêm một phần khó. Đồng tiền lại liền khúc ruột, thay vì tốn mấy trăm ngàn cho công việc đóng tiền phạt, người dân bỏ mấy chục ngàn ra mua hộp khẩu trang y tế sẽ nhẹ nhàng hơn. Song, cũng không nên lấy lý do đó mà lạm dụng cho việc phạt.

Bởi có lẽ, nhiều người dân cũng biết đến dịch bệnh đang diễn ra, biết được số người nhiễm tăng theo ngày, số ca tử vong vì bệnh Covid-19 cộng với bệnh nền. Chính vì thế, đa số sẽ tự giác đeo khẩu trang.

Còn một số ít, nếu không đeo, chưa hẳn là họ hoàn toàn không chấp hành quy định của Nhà nước; có thể vì một lý do đặc biệt nào đó (như việc đeo khẩu trang sẽ làm họ khó thở, không biết quy định từ ngày 5.8 phải đeo khẩu trang nơi công cộng, có vấn đề về trí nhớ…), chứ không phải những trường hợp vì lý do nào đó mà “cãi chày cãi cối”. Thay vì phạt, với những trường hợp đặc biệt, dù ở thời gian nào đi chăng nữa, có lẽ cơ quan chính quyền cũng nên nhắc nhở bởi quy định gì chăng nữa, thì đó vẫn cần có tình người.

Vì sao Quân nhân nhiễm Covid-1 “nguy hiểm” hơn người thường?

bệnh nhân 751

 Mai Lan

(VNTB) – Người thường ở đây có thể hiểu là thường dân. Việt Nam đã ghi nhận có ca nhiễm Covid-19 là quân nhân, đó là ca được đánh số thứ tự 751.

Sáng 2/8, trang cá nhân của một bác sĩ (BS) chia sẻ nỗi lo của các đồng nghiệp tại Bệnh viện (BV) Ung Bướu TP.HCM. Họ không thể ngủ được vì tin BS L.Đ.N. (Trưởng khoa Ung Bướu, BV đa khoa tỉnh Đồng Nai) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hai giờ sáng, trằn trọc trên giường, lướt Facebook, ông thấy các đồng nghiệp của mình vẫn còn online.

Vị BS chia sẻ: “Sáng ra hỏi thì không ai ngủ hết. Lo vì nếu BS N. dương tính thì nhóm BS tiếp xúc cả ngày với BS này sẽ có nguy cơ”. Những đồng nghiệp của ông đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc lo lắng, căng thẳng. BS Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc BV Ung Bướu TP.HCM, xác nhận, lúc đó Ban giám đốc đã phải liên lạc để trấn an các BS đang được cách ly tại nhà.

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1, nếu không đảm bảo an toàn phòng dịch và được cách ly sớm, y BS mắc Covid-19 sẽ gây ra nguy hiểm cao hơn các đối tượng khác. Vì y BS mỗi ngày khám và chăm sóc cho rất nhiều bệnh nhân, và sau đó họ lại về nhà ở nhiều tỉnh, thành khác nhau. Lượng người quá đông trong BV cũng sẽ khiến vi-rút phát tán nhanh hơn. Nếu BS mắc Covid-19 làm việc tại các phòng hồi sức hay các phòng bệnh nặng, lại càng nguy hiểm hơn vì bệnh nhân đã có bệnh nền sẵn, sức đề kháng rất yếu.

Một chuyên viên dịch tễ tại TP.HCM nói rằng chỉ cần thay thế từ ‘bác sĩ’ ở đoạn trên bằng ‘quân nhân’, sẽ cho cùng kết quả về nỗi lo, và nỗi lo đó còn là việc một khi quân đội bị lây nhiễm bệnh sẽ đồng nghĩa tạo lỗ thủng trong mắt xích bảo vệ tổ quốc.

                   Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Phòng không – Không quân lần thứ X

Ca mắc Covid có số thứ tự 751 là quân nhân có lịch di chuyển ở thời gian nghi phát bệnh khá phức tạp (trích):

– Ngày 30/7/2020, ông N.M.Đ. cùng 9 đồng đội thuộc Sư đoàn 377, đóng quân tại Cam Thúc Bắc, Cam Ranh, Khánh Hòa, bay từ Cam Ranh ra Hà Nội để dự Đại hội Đảng bộ binh chủng Phòng không không quân. Ông Đ. đã ăn cơm, tiếp xúc rất nhiều người tại nhà khách Quân chủng.

– Tối ngày 1/8/2020, ông Đ. bị sốt, có sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh.

– Từ ngày 2/8 đến 4/8, ông Đ. dự Đại hội Đảng bộ tại Quân chủng.

– Trưa ngày 5/8, ông Đ. đi xe ô tô từ Hà Nội về Hải Dương, trên xe có 3 khách và 1 tài xế. Đến 12g20’ cùng ngày, ông Đ. thấy sốt nên đã vào thẳng khoa cấp cứu của bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương.

– Kết quả hình ảnh chẩn đoán ban đầu đối với bệnh nhân N.M.Đ.: X.Quang phổi cho thấy có đám mờ không đồng nhất thùy trên phổi phải. Chụp CT-Scanner phổi, cho kết quả hình ảnh tổn thương đông đặc phổi 2 bên.

– Sáng ngày 6/8, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SAR-COV-2. Kết quả xét nghiệm lần 1 lúc 16g, bệnh nhân dương tính với SAR-COV-2. Kết quả lần 2 lúc 19g30, bệnh nhân dương tính với SAR-COV-2.

– Đến 21g ngày 6/8, hội chẩn bệnh viện quyết định chuyển bệnh nhân lên bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương để điều trị.

Ngay sau khi có kết quả dương tính lần 1 của bệnh nhân N.M.Đ., Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương đã thông báo với bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương tiến hành điều tra các trường hợp tiếp xúc gần. Kết quả, trường hợp F1 tại đây là 6 người đều là nhân viên y tế, gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên.

Nhờ phát hiện nhanh, nên trong trường hợp các ca F1 ở bệnh viện đa khoa Hải Dương có thể giảm thiểu nguy cơ lây lan cộng đồng. Tuy nhiên việc trước đó quân nhân N.M.Đ., có lịch trình di chuyển khá phức tạp, tiếp xúc với rất nhiều người, đặc biệt là những quân nhân từ khắp mọi miền đất nước cùng về Hà Nội để dự Đại hội Đảng bộ binh chủng Phòng không không quân.

Đáng lo ngại là các ca F1 chỉ tính riêng trong mấy ngày diễn ra đại hội, cho thấy toàn là những quân nhân đảng viên tiêu biểu từ các đơn vị. Các quân nhân này khi trở về đơn vị sẽ dễ tạo nên làn sóng lây nhiễm ‘domino’ tiếp theo trong quân chủng phòng không không quân.

Nếu các quân nhân bị nhiễm bệnh, phải cách ly, chắc chắn làm giảm đi sức mạnh của quân đội Việt Nam. Chính điều đó cho thấy việc tiếp tục tổ chức những đại hội đảng bất chấp diễn biến của dịch bệnh Covid, cần phải được xem xét dừng đồng loạt trên cả nước.

Lo trước cái lo của thiên hạ

 

Út Sài Gòn

(VNTB) – “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.

Mỗi khi viết bài về đạo đức cách mạng, báo chí vẫn thường hay nhắc đến câu trên và cho rằng đây là huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giờ với câu này trong mùa dịch Covid tại Việt Nam bắt đầu gây thương vong đã sang mức 2 con số, cho thấy đầy tính thời sự.

Câu chuyện đảm bảo máy móc, thiết bị, sinh phẩm cho phòng chống dịch trở thành tâm điểm của cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, diễn ra sáng 7-8, khi Thủ tướng liên tục nhắc phải đảm bảo đủ thiết bị, sinh phẩm cho phòng chống dịch chứ không đổ cho cơ chế hay thiếu tiền.

– Anh Út, tui đọc báo thấy bản tin ông thủ tướng yêu cầu các địa phương có dịch phải dành phương tiện, nguồn lực cho trang bị phương tiện, sinh phẩm phòng chống dịch chứ không được nói là vì thiếu tiền hay đổ lỗi cho cơ chế. Với cái đề nghị của ngài ấy thì người dân như mình an tâm rồi, không sợ thiếu mấy cái để xét nghiệm dịch Covid cũng như đầy đủ các trang thiết bị cho việc chữa bệnh.

– Tui cũng nghĩ như anh Tám. Có điều, tui thấy thế này. Thay vì buộc chính quyền địa phương phải này phải nọ, sao không chủ động luôn?

– Ý của anh là sao tui không rõ?

– Tui nhớ ngày xưa được học, hình như là trong một tác phẩm nào đó của ông Phạm Trọng Yêm bên Tàu lận, có câu “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu” (lo trước cái lo của thiên hạ). Đã là người tài, người giỏi được người dân tín nhiệm, biết rõ mấy cái khó khăn như vậy sao mình không chủ động giúp đỡ chính quyền địa phương trước. Chứ đợi báo cáo này nọ là cũng tốn thời gian rồi.

Đó là chưa kể, hồi bữa tui có lên mạng, người dân cảm ơn ông Thủ tướng và bác Đam nhà mình. Phải công nhận là họ cũng có công trong việc phòng chống dịch đó, nhưng cũng không thể không ghi nhận công lao của chính quyền địa phương, từ ông chủ tịch đến bác bí thư. Nhưng khi bị than phiền thì chính quyền địa phương bị trước tiên.

– Anh nói sao chứ tui thấy thứ nhất, cái ông Yêm gì đó là bên Tàu, đem qua Việt Nam có phù hợp? Thứ hai, đụng chuyện địa phương bị chửi hồi nào?

– Tàu thì cũng có người đàng hoàng, tử tế chứ đâu phải Tàu nào cũng tào lao bá đạo kiểu Tập tiên sinh. Với lại, những cái gì phù hợp, giúp ích cho dân cho nước, sao mình lại không duy trì, bác bỏ làm gì? Còn anh nói địa phương không bị chửi hả, chứ không nhận được tiền hỗ trợ; tổ trưởng với tổ dân phố đi ghi nhận thông tin bà con cho đã rồi không phát, được bao nhiêu người biết rõ như thế nào đâu! Quy định đâu phải do địa phương đề ra.

Quay trở lại vấn đề, tui thấy việc đề xuất của ông thủ tướng là không sai, song thay vì chính quyền phải này phải nọ, thì ông thủ tướng nên coi chính quyền địa phương họ cần cái gì, có hành động giúp đỡ cụ thể, sẽ hiệu quả hơn là lên tivi hô hào.

– Anh nói sao chứ ngài còn bận trăm công nghìn việc.

– Nhưng có người giúp đỡ mà. Đâu thể ai một thân một mình có thể làm hết mọi việc. Tui thấy vừa chống dịch vừa duy trì kinh tế đã là một bài toán khó cho chính quyền địa phương rồi. Rồi sắp tới còn phải căng thẳng trong việc thi tốt nghiệp và chờ đợi sau đó 14 ngày ủ bệnh coi sao nữa nè. Đủ thứ chuyện chứ bộ.

Đó là chưa kể, tui còn thấy thế này. Bài báo đó tui có đọc, tui rất ủng hộ ý kiến của thủ tướng về việc đeo khẩu trang trước hết đối với nơi công cộng, các thành phố lớn, nơi có dịch và cứ thể mở rộng ra nhiều địa phương trong thời gian tới. Nhưng tui có một đề nghị, trước khi phạt nặng người ta để nghiêm, thì mấy ông quan trên trung ương làm gương trước đi. Chứ trong hội nghị, rồi đại hội đảng gì đó, có ông bà nào đeo khẩu trang đâu mà kêu người dân đeo? Ví dụ như những người nào không đeo, bị phạt, họ nói vậy, thì mấy anh phải trả lời làm sao? Phòng họp có thể không phải là nơi công cộng, nhưng phòng họp đó nằm ở Hà Nội và thủ đô lại là một trong những thành phố lớn ở Việt Nam.

– Ờ, nghĩ đi nghĩ lại thì thấy anh nói cũng có lý.

– Dân đen như tui với anh thôi nha, học hành chẳng được bao nhiêu, cũng chẳng biết sâu hay rộng gì cả, nên mùa dịch này chỉ tin tưởng vào các cơ quan y tế, chính quyền địa phương cũng như nhà nước thôi. Thành ra, ý kiến của mấy anh có thể không sai nhưng thay vì nói, hành động đi cho nó thiết thực. Nói thì ai chả nói được…

Dân Thủ Thiêm lại phải ‘ứa gan’ với mấy ông Đảng của TP.HCM

 

Loan Thảo(VNTB) – Không ứa gan sao được khi mà những ông bà quan chức của đảng bộ TP.HCM, bất chấp việc dân chúng réo gọi ‘chửi cha’ suốt ngày này qua tháng nọ, song Đảng bộ TP.HCM nói rằng ‘hết thời hiệu’ rồi để tính chuyện kỷ luật.

Thật ra chuyện đưa ra mức xử lý “phê bình” đối với mấy ông quan đương chức như Tất Thành Cang, cũng giống như cách nói dân dã, ‘chỉ là gãi… ngứa’ mà thôi.

Nói như lời cáo buộc của luật sư Đặng Đình Mạnh, “dân oan Thủ Thiêm đã liên tục khiếu nại, tố cáo suốt 20 năm qua thì chẳng thể nào nói chính quyền không biết đến tội ác để mà xử lý, đến mức để quá thời hiệu? Vậy ai đã trì hoãn, tạo điều kiện cho Cang thoát thì cũng vẫn còn là dấu hỏi?”.

Ắt hẳn cả hai câu được đánh dấu hỏi ấy, cũng chỉ là một thể văn của hình thức tu từ. Ai cũng quá rõ câu trả lời một cách căn cơ nhất, ‘đúng Hiến pháp’ nhất được ghi rất rõ ràng như một hiển nhiên tại Điều 4, Hiến pháp 2013: “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” – “chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” – “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Trước tiên, Bộ Chính trị và Đảng bộ TP.HCM cùng làm công việc ‘lãnh đạo thành phố’, nên việc sai phạm suốt hơn 20 năm qua tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, trách nhiệm mặc định không ai khác, chính là các vị tổng bí thư, bí thư tương ứng của nhiệm kỳ.

Tiếp theo, những vị tổng bí thư hồi hưu, và đương chức sẽ cùng với các bí thư Thành ủy TP.HCM tương ứng, chịu mọi trách nhiệm về các quyết định điều động nhân sự, dẫn tới chuyện các nhân sự này kết bè, kéo phái để phá nát dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm trong suốt hơn 20 năm qua; và cho đến nay bè phái này vẫn chưa được xử trí theo đúng quy định của kỷ cương phép nước.

Thứ ba, vì Hiến định nói rằng dù đó là ngài tổng bí thư quyền lực cao chót vót của Đảng, hay chỉ là ông đảng viên vốn là bộ đội phục viên, giờ đang lam lũ nghề vá xe nơi đầu đường, tất cả đều phải tuân thủ đúng pháp luật, không có một ‘kim bài miễn tử’ nào ở đây. Bởi đơn giản, “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài” như huấn dụ của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thế nhưng trên thực tế thì chẳng có điều nào ở trên được thực hiện. Quyền lực được Hiến định tại Điều 4, khi mang đến tai ương cho người dân, thì chẳng thể mang ra để phán xét. Cũng dễ hiểu, Tòa án Hiến pháp tại Việt Nam vẫn là câu chuyện ở thì tương lai, mặc dù từng được đặt ra nghiêm túc trong thời gian lấy ý kiến cho bản tu chính Hiến pháp từ phiên bản 1992 sang 2013.

Xin dẫn một ví dụ để thấy rõ những nguyên do khiến người dân Thủ Thiêm đang ứa gan:

“Về kết quả xem xét, thi hành kỷ luật đối với vụ việc tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM cho biết, thực hiện thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm liên quan quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo xem xét trách nhiệm của 66 đảng viên có khuyết điểm, vi phạm.

Cụ thể, Ban Thường vụ Thành ủy có văn bản báo cáo, đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét theo thẩm quyền đối với một đồng chí.

Đối với 3 đồng chí Thành ủy viên nhiệm kỳ 2015 – 2020: Phan Thị Thắng, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND TP, nguyên Giám đốc Sở Tài chính; Bùi Xuân Cường, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP, nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải; đồng chí Tất Thành Cang, Thành ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Công trình Lịch sử TPHCM, nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật, nhưng do đến nay đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật đảng nên Ban Chấp hành Đảng bộ TP thống nhất kết luận phê bình”.

(Trích “Kết quả xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên đối với vụ việc tại Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 8 đơn vị”, đăng trên trang tin điện tử Đảng bộ TP.HCM, ngày 7/8/2020).

Nói đến sai phạm trong quá trình triển khai khu đô thị Thủ Thiêm gắn liền với tên tuổi Tất Thành Cang – Bùi Xuân Cường – Phan Thị Thắng, không thể không nhắc đến dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao). 4 tuyến đường đó là: Đại lộ Vòng Cung (R1), đường ven hồ trung tâm (R2), đường ven sông Sài Gòn (R3) và đường Vùng châu thổ, đường Châu thổ, đường ven sông – khu dân cư (R4).

Tại thông cáo của kỳ họp thứ 31 từ ngày 12 – 14/11/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố nội dung liên quan về việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Tất Thành Cang – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.

Theo cơ quan kiểm tra trung ương, ngày 1/12/2014, Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM ký kết hợp đồng BT xây 4 tuyến đường này. Tuy nhiên, trước đó một năm, tháng 11/2013, doanh nghiệp được chỉ định đã ký tắt hợp đồng BT với lãnh đạo TP.HCM và dự án đã được khởi công từ đầu năm 2014 để kịp tiến độ hoàn thành vào năm 2017. Bản hợp đồng tắt này được ông Tất Thành Cang (Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Uỷ viên UBND TP.HCM) đại diện UBND TP ký kết và được đóng dấu “mật”.

Hợp đồng này thể hiện, dự án 4 tuyến đường ‘xương sườn’ của khu đô thị Thủ Thiêm gồm: Đại lộ vòng cung (tuyến R1 dài 3,4 km); đường ven hồ trung tâm (tuyến R2 dài 3km); đường ven sông Sài Gòn (tuyến R3 dài 3km); đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông – khu dân cư (tuyến R4 dài 2,5 km). Ngoài ra còn có 10 cây cầu trong đó có 2 cầu cạn. 4 tuyến đường có tổng chiều dài gần 12km, chiều rộng từ 11,6m đến 55m với tổng mức đầu tư là hơn 8.265 tỷ đồng. Nếu tính cả chi phí dự phòng do trượt giá và lãi vay (3.917 tỷ đồng), tổng số vốn lên đến hơn 12.200 tỷ đồng.

Như vậy, trung bình mỗi km đường trong khu đô thị Thủ Thiêm có giá gần 700 tỷ đồng – gấp 4 lần suất đầu tư tuyến cao tốc Bắc – Nam đã được Quốc hội thông qua (gần 182 tỷ đồng/km) và hơn gấp 3 lần cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (khoảng 250 tỷ đồng/km).

Đổi lại, công ty ký hợp đồng này được giao 79ha đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông) để phát triển các dự án bất động sản. Giá giao đất tại thời điểm đó (năm 2013) chỉ được tính bình quân 26,7 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, việc ký kết trên không đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 108 năm 2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, hợp đồng xây dựng – chuyển giao. Theo nội dung nghị định, UBND TP.HCM chỉ được phê duyệt tổng mức đầu tư các dự án BT có tổng mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng…

Và kết quả hiện tại thì sao? “Do đến nay đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật đảng nên Ban Chấp hành Đảng bộ TP thống nhất kết luận phê bình”.

Hỏi sao không thể ứa gan cho được?

Virus corona sẽ không bao giờ biến mất

 Tôi nghĩ rằng, virus này sẽ theo cùng chúng ta đi tới tương lai. Nhưng cũng như cúm đi cùng chúng ta, đa phần, cúm không đóng cửa xã hội của chúng ta. Chúng ta chế ngự nó”.

Bất kể điều gì xảy ra bây giờ, virus cũng sẽ tiếp tục lây lan khắp thế giới.

covid19_is_here_tostay
Ảnh minh họa. Nguồn: Brian L. Frank / The New York Times / NIH / The Atlantic

Virus corona sinh ra Covid-19, đã làm hơn 16,5 triệu người mắc bệnh trên sáu lục địa. Nó đang hoành hành ở các nước chưa bao giờ xuất hiện loại virus này. Nó đang hồi sinh trở lại nhiều nước mà nó đã xuất hiện. Nếu có một lúc nào đó khi loại virus corona này có thể được ngăn chặn, thì có lẽ thời gian đó đã qua. Một kết quả hiện đang được xem gần như là chắc chắn: Virus này sẽ không bao giờ biến mất.

Virus corona đơn giản là dễ lây lan và dễ truyền nhiễm. Theo các chuyên gia, kịch bản rất có thể xảy ra là đại dịch chấm dứt một lúc nào đó – bởi vì có đủ số người bị nhiễm hoặc tiêm vaccine – nhưng virus vẫn tiếp tục lan truyền ở các mức độ thấp hơn trên toàn cầu. Các ca nhiễm sẽ thịnh và suy yếu dần theo thời gian. Sự bùng phát sẽ xảy ra đây đó.

Ngay cả khi có một loại vaccine được mong đợi rất nhiều xuất hiện, nó chỉ có khả năng chặn nhưng không bao giờ tiêu diệt hoàn toàn loại virus này. (Lưu ý rằng, vaccine có mặt cho hơn một chục loại virus ở con người nhưng chỉ có một loại là bệnh đậu mùa, đã bị diệt trừ khỏi hành tinh và phải mất 15 năm phối hợp toàn cầu). Chúng ta có thể sẽ phải sống chung với virus này trong suốt phần còn lại của cuộc đời chúng ta.

Trở lại vào mùa đông, các quan chức y tế công cộng đã hy vọng nhiều hơn về SARS-CoV-2, loại virus corona gây ra Covid-19. SARS, một loại virus corona có liên quan chặt chẽ, xuất hiện cuối năm 2002, đã lây nhiễm hơn 8.000 người nhưng đã bị diệt thông qua sự cô lập mạnh mẽ, truy tìm dấu vết và cách ly. Virus này đã biến mất khỏi con người năm 2004.

SARS và SARS-CoV-2 khác nhau ở chỗ quan trọng, loại virus mới (SARS-CoV-2) này lây lan dễ dàng hơn và trong nhiều trường hợp không có triệu chứng. Các chiến lược đã thành công với SARS thì ít hiệu quả hơn khi một số người bị nhiễm Covid-19 thậm chí không biết rằng họ bị nhiễm bệnh. Stephen Morse, một nhà dịch tễ học tại Đại học Columbia, nói: “Rất khó có khả năng chúng tôi có thể tuyên bố loại chiến thắng mà chúng tôi đã làm được đối với SARS”.

Nếu không diệt được, thì tương lai của Covid-19 sẽ như thế nào? Theo ông Yonatan Grad, điều đó sẽ phụ thuộc vào sức mạnh và thời gian miễn dịch chống lại virus. Grad, một nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại ĐH Harvard và các đồng nghiệp của ông đã mô hình hóa một vài hướng đi có thể. Nếu khả năng miễn dịch chỉ kéo dài vài tháng, có thể có một đại dịch lớn kéo theo những đợt bùng phát nhỏ hơn mỗi năm. Nếu khả năng miễn dịch kéo dài gần hai năm, Covid-19 có thể đạt đỉnh mỗi hai năm.

Tại thời điểm này, vẫn không rõ khả năng miễn dịch với Covid-19 sẽ kéo dài bao lâu; virus chỉ đơn giản đã lây nhiễm cho con người chưa đủ lâu để chúng ta biết. Nhưng các loại virus corona có liên quan là những điểm so sánh hợp lý: Trong SARS, các kháng thể – là một thành phần của miễn dịch – suy yếu sau hai năm. Kháng thể đối với một số loại virus corona khác gây cảm lạnh thông thường, biến mất chỉ sau một năm. Grad nói với tôi: “Sự bảo vệ biến mất càng nhanh, thì càng khó cho bất kỳ dự án nào cố gắng đi tới diệt trừ”.

Điều này cũng có ảnh hưởng đối với vaccine. Thay vì chỉ tiêm một lần, khi có vaccine ngừa Covid-19, có thể yêu cầu tiêm nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch theo thời gian. Bạn có thể bị nhiễm mỗi năm hoặc mỗi hai năm một lần, giống như tiêm phòng cúm.

Ngay cả khi bằng cách nào đó virus bị loại bỏ khỏi con người, nó vẫn có thể lây nhiễm ở động vật và lây lan sang người một lần nữa. SARS-CoV-2 có khả năng có nguồn gốc từ virus dơi, với một loài động vật vẫn chưa được xác định có thể đóng vai trò là vật chủ trung gian, có thể tiếp tục là ổ chứa virus. (SARS cũng có nguồn gốc từ loài dơi, với những con cầy vòi mốc – catlike palm civets – đóng vai trò là vật chủ, khiến các quan chức ra lệnh tiêu hủy hàng ngàn con cầy).

Timothy Sheahan, một nhà virus học tại Đại học North Carolina ở Chape Hill, tự hỏi, nếu SARS-CoV-2 lây nhiễm trên toàn cầu, con người có thể đang lây nhiễm các loại virus mới và tạo ra các ổ chứa động vật nhiễm virus mới hay không. Ông nói: “Làm thế nào để bạn bắt đầu biết mức độ lây nhiễm của virus bên ngoài quần thể con người và ở động vật hoang dã và gia súc?” Cho đến nay, những con hổ tại Sở thú Bronx và những con chồn trong các trang trại Hà Lan dường như đã bị con người lây Covid-19 và trong trường hợp của những con chồn, chúng đã truyền virus trở lại cho những người làm việc trong trang trại.

Sự tồn tại của các ổ chứa động vật nhiễm virus có thể tiếp tục tái nhiễm bệnh cho con người, cũng là lý do tại sao các nhà khoa học không nói về việc “diệt trừ” các loại virus này. Chẳng hạn như virus Ebola, có lẽ đến từ dơi. Mặc dù việc truyền virus Ebola từ người sang người cuối cùng đã chấm dứt trong dịch bệnh Tây Phi hồi năm 2016, virus này vẫn còn hiện diện ở đâu đó trên trái đất và vẫn có thể lây nhiễm sang người nếu chúng tìm đúng vật chủ.

Thật ra hồi năm 2018, Ebola đã bùng phát trở lại ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Ebola có thể được ngăn chặn thông qua theo dõi tiếp xúc, cô lập và vaccine mới, nhưng nó không thể bị “diệt trừ”. Không ai chắc chắn lý do tại sao SARS chưa bao giờ tái xuất hiện từ một ổ chứa động vật bị nhiễm, nhưng virus corona này có thể theo một mô hình khác.

Trong trường hợp tốt nhất, vaccine và các phương pháp điều trị tốt hơn sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của Covid-19, làm cho nó trở thành một bệnh ít nguy hiểm hơn và ít gây rắc rối hơn. Theo thời gian, SARS-CoV-2 trở thành một loại virus đường hô hấp theo mùa nữa, giống như bốn loại virus corona khác gây ra một tỷ lệ khá lớn các bệnh cảm lạnh thông thường: 229E, OC43, NL63 và HKU1.

Những virus corona gây cảm lạnh này phổ biến đến mức có khả năng tất cả chúng ta đã bị chúng lây nhiễm ở một lúc nào đó, thậm chí có thể nhiều lần. Chúng có thể gây ra dịch bệnh nghiêm trọng, đặc biệt ở người già, nhưng thường chỉ bị nhẹ ở mức chúng nằm ngoài vòng kiểm soát. Một kết cục là SARS-CoV-2 trở thành loại virus corona thứ năm thường lây nhiễm ở người.

Thật ra, các nhà virus học tự hỏi, có phải các loại virus corona gây cảm lạnh thông thường cũng bắt đầu bằng một đại dịch, trước khi chúng trở thành các loại virus thông thường hay không. Năm 2005, các nhà sinh vật học ở Bỉ nghiên cứu đột biến gen ở loại virus corona OC43 gây cảm lạnh, có khả năng tiến hóa từ một loại virus corona có liên quan chặt chẽ với loại virus nhiễm bệnh cho bò. Do đột biến gen tích lũy với tốc độ khá đều đặn, các nhà nghiên cứu có thể xác định được sự lây lan từ bò sang người vào cuối thập niên 1800.

Trong khoảng thời gian này, một bệnh hô hấp có khả năng lây nhiễm cao đã giết chết nhiều con bò, và thậm chí kỳ lạ hơn, năm 1889, một đại dịch ở người bắt đầu giết chết nhiều người trên khắp thế giới. Càng lớn tuổi, họ càng dễ mắc bệnh. Bệnh này gây ra bệnh sốt rét, sốt và các triệu chứng rõ ràng của hệ thần kinh trung ương, có liên quan đến bệnh cúm dựa trên các kháng thể được tìm thấy ở những người sống sót nửa thế kỷ sau đó. Nhưng nguyên nhân gây ra không bao giờ được chứng minh từ các mẫu tế bào.

Nó có thể là một loại virus corona đã truyền từ bò sang người? Đây chỉ là suy đoán và mối liên hệ có thể có giữa ba loại virus corona gây cảm lạnh khác và đại dịch trong quá khứ thậm chí còn chưa rõ ràng, Burtram Fielding, nhà nghiên cứu virus corona tại Đại học Western Cape cho biết: “Nhưng tôi không ngạc nhiên”. Về mặt nào đó, nó cũng là một tin mừng, bởi vì nó sẽ cho thấy rằng Covid-19 có thể trở nên ít nguy hiểm hơn theo thời gian, là quá trình chuyển đổi từ đại dịch sang cảm lạnh thông thường.

Với một loại virus, có một sự đánh đổi chung giữa mức độ lây nhiễm và mức độ gây chết người của nó. SARS và SARS-CoV-2 là những điểm so sánh minh họa: Virus SARS đã giết chết bệnh nhân cao hơn nhiều, nhưng nó không lây nhiễm dễ dàng. Và điều mà một loại virus cuối cùng muốn làm là tiếp tục lây lan, điều này dễ thực hiện hơn từ một vật chủ đang sống, đi lại, hơn là một vật chủ đã chết.

Vineet Menachery, một nhà nghiên cứu virus corona tại Medical Branch của Đại học Texas, nói: “Bạn biết đấy, trong một sự phối hợp lớn, một vật chủ đã chết thì không giúp được gì cho virus”. Bốn loại virus corona khác cũng có thể ít gây tử vong hơn vì chúng ta đều đã bị chúng lây nhiễm khi còn nhỏ và ngay cả khi khả năng miễn dịch của chúng ta không thể ngăn chúng ta bị lây nhiễm trở lại, nó vẫn có thể ngăn ngừa bệnh nặng. Tất cả những điều này, cùng với khả năng miễn dịch từ vaccine, có nghĩa là Covid-19 có khả năng trở nên ít gây rắc rối hơn.

Cúm có thể là một điểm so sánh hữu ích khác. “Cúm” không chỉ là một loại virus, mà là một số chủng virus khác nhau, lây nhiễm theo mùa. Sau các đại dịch như cúm H1N1 hồi năm 2009, còn được gọi là cúm heo, chủng đại dịch không đơn chỉ giản biến mất. Ngược lại, nó biến thành một chủng cúm mùa, lây nhiễm quanh năm nhưng cao điểm trong mùa đông. Một hậu duệ của chủng dịch cúm H1N1 2009 vẫn là bệnh cúm mùa hiện nay. Các đỉnh dịch cúm mùa không bao giờ đạt đến độ đại dịch vì tạo ra khả năng miễn dịch trong dân số. Cuối cùng, một chủng mới mà mọi người không có miễn dịch, xuất hiện và gây ra một đại dịch mới, rồi sau đó nó trở thành chủng vượt trội mới, xuất hiện theo mùa.

Theo cách này, triển vọng dài hạn cho Covid-19 có thể mang lại một số hy vọng cho sự trở lại bình thường. Ruth Karron, một nhà nghiên cứu vaccine tại Johns Hopkins, nói với tôi: “Tôi nghĩ rằng, virus này sẽ theo cùng chúng ta đi tới tương lai. Nhưng cũng như cúm đi cùng chúng ta, đa phần, cúm không đóng cửa xã hội của chúng ta. Chúng ta chế ngự nó”.

4/8/2020
Sarah Zhang

Nguồn:The Coronavirus Is Never Going Away

Dịch giả: Trúc Lam

07/08/2020

Nguồn: https://baotiengdan.com/2020/08/07/virus-corona-se-khong-bao-gio-bien-mat/

Chủ nghĩa thực dân đỏ Trung Cộng tại Phi Châu

 “…Con đường thành công của Trung Cộng, giống như hầu hết các đế quốc trước đây, đã nhuộm bằng máu, lót bằng xương của hàng triệu người dân các nước nhược tiểu nghèo nàn và bất hạnh…

china_colonizing_africa

Hai tháng trước ngày khai mạc Thế vận hội mùa hè 2008, Diêu Minh (Yao Ming), một trong những cầu thủ bóng rổ nổi tiếng tại Trung Cộng và Mỹ, trong một buổi lễ rước đuốc Olympic, đã cùng với 150 ngàn người dành một phút im lặng để tưởng nhớ đến 70 ngàn người dân Trung Cộng bị thiệt mạng trong trận động đất tại Tứ Xuyên ngày 12 tháng 5. 2008. Các hệ thống truyền hình chiếu đi chiếu lại nhiều lần cảnh tượng đầy xúc động này cũng như khi nghe Diêu Minh tuyên bố “Ngày 12 tháng 5 người ta không còn nghĩ đến Olympic, không còn nghĩ đến rước đuốc mà chỉ nghĩ đến việc cứu người”.

Lời tuyên bố của Diêu Minh chắc đã phát xuất từ trái tim anh, giống như nỗi đau của gia đình 70 ngàn người dân Trung Cộng là nỗi đau có thật. Cảm tình của thế giới dành cho Trung Cộng lên cao nhất kể từ cuộc tàn sát Thiên An Môn 1989. Đối với gia đình 70 ngàn nạn nhân động đất, những mất mát của họ sẽ không thể nào thay thế được. Tuy nhiên, với chính phủ Trung Cộng biến cố đó là một điều may mắn.

Suốt hai tháng sau ngày động đất xảy ra, Trung Cộng tận dụng cảnh hoang tàn ở Tứ Xuyên, thậm chí còn rước đuốc ngang qua những đống gạch vụn để khơi dậy lòng thương xót và cũng để xoa dịu sự công phẫn của thế giới trước tội ác nghiêm trọng của Trung Cộng đối với các dân tộc châu Phi. Trên những cánh đồng ở Darfur, Sudan, không phải chỉ 70 ngàn người chết mà 300 ngàn da đen bất hạnh bị chặt tay, chặt đầu, treo cổ, hiếp dâm và cũng không chỉ kéo dài trong hơn 3 phút như ở Tứ Xuyên mà đã và đang diễn ra từ hàng chục năm nay nhưng không ai cứu.

Ảnh hưởng và tội ác của Trung Cộng đối với châu Phi không phải là điều gì mới mẻ.

Tinh thần Bandung

Tháng 4. 1955, lãnh đạo của 29 quốc gia Á – Phi ngồi lại tại Bandung, Nam Dương, để tìm cách thúc đẩy các mục tiêu kinh tế xã hội và hợp tác văn hóa giữa các nước chậm tiến, từng là thuộc địa và muốn giữ vị trí độc lập trong cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Hội nghị Bandung là một cơ hội lớn của Trung Cộng để gây ảnh hưởng với các quốc gia vừa giành được độc lập và đang đi tìm một chỗ đứng trên chính trường quốc tế.

Bản thân Trung Cộng trong giai đoạn đó cũng chưa thiết lập được mối quan hệ ngoại giao vững chắc với một nước tư bản nào. Chủ trương của Trung Cộng trong hội nghị rất mềm dẻo, như Chu Ân Lai xác định trong diễn văn tại Bandung: “Không ai trong chúng ta phải từ bỏ các quan điểm riêng bởi vì đó là thực tế khách quan, nhưng không nên để những dị biệt làm cản trở việc hoàn thành các mục đích chung”.

Bảy điểm do Chu Ân Lai đưa ra, từ điểm thứ nhất tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nhau cho đến các điểm về tôn giáo, bình đẳng giữa các quốc gia không phân biệt lớn nhỏ v.v… đều được hội nghị ủng hộ hoàn toàn. Tinh thần đoàn kết của khối Á – Phi, tuy nhiên, không kéo dài được bao lâu vì sau đó chế độ Sukarno tại Nam Dương bị lật đổ, chiến tranh bùng nổ giữa Trung Cộng và Ấn Độ, một quốc gia có ảnh hưởng lớn trong khối Á – Phi, đã tạo sự chia rẽ trong Phong trào Không Liên kết. Dù sao, hội nghị Bandung vẫn được xem như là một trong những thành tựu ngoại giao lớn của Trung Cộng.

Đầu năm 1964, một phái đoàn đông đảo do Thủ tướng Chu Ân Lai hướng dẫn để thực hiện chuyến công du 10 quốc gia lục địa châu Phi bao gồm Algeria, Morocco, Tunesia, Ghana, Mali, Kali, Guinea, Ethiopia, Sudan, Somali. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo nhà nước cao cấp của Trung Cộng viếng thăm châu Phi trong một thời gian khá dài từ 14 tháng 12.1963 cho đến 4 tháng 1.1964. Mục đích của chuyến đi, như trong bài bình luận của Nhân dân Nhật báo trước ngày tiễn Thủ tướng Chu Ân Lai và Bộ trưởng Ngoại giao Trần Di lên đường, là để “tăng cường hợp tác với các quốc gia châu Phi và củng cố hòa bình thế giới”, nhưng thực chất là để tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô và lót đường cho quan hệ Trung Cộng và châu Phi sau này.

Cuộc đấu tranh giữa hai đàn anh trong phe xã hội chủ nghĩa đang diễn ra gay gắt. Phần lớn các tài liệu do phái đoàn Trung Cộng phổ biến trong chuyến viếng thăm cũng như được phát giác một cách tình cờ tại một phi trường Anh, đều nhằm chống Liên Xô. Cả Trung Cộng và Liên Xô đều ủng hộ công cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa tại châu Phi, tuy nhiên tại một số nước, sự ủng hộ của Liên Xô được thể hiện một cách cụ thể qua vũ khí và tiền bạc, đã đem lại các kết quả tích cực hơn là các ủng hộ có tính cách tinh thần của Trung Cộng.

Chu Ân Lai gặp phải một số chống đối tại Algeria hay vài quốc gia như Kenya, Uganda, Tanganyika, đã rút lại lời mời vào phút chót. Dù sao, cá tính ngoại giao mềm mỏng của Chu Ân Lai cũng gây được nhiều cảm tình với lãnh đạo các quốc gia mà họ Chu thăm viếng và chuyến đi với mục đích giới hạn được đặt ra từ đầu, cũng được đánh giá là thành công.

Sau những thảm trạng kinh tế và biến động chính trị dồn dập trong thời gian dài từ 1964 đến 1976 đã làm 30 chục triệu người chết đói và những cuộc thanh trừng đẫm máu trong nội bộ lãnh đạo Đảng, hội nghị lần thứ 3 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Hoa lần thứ 11 tổ chức vào tháng 12.1978 mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử chính trị Trung Cộng.

Sau ba năm nằm gai nếm mật ở chuồng bò Giang Tây và hai lần sống sót thanh trừng, Đặng Tiểu Bình xuất hiện trở lại và đóng vai trò lãnh đạo của cánh cấp tiến trong Trung ương Đảng. Họ Đặng lần lượt loại bỏ các thành phần cực tả và giới hạn quyền hành của các thành phần đối lập, thiếu dứt khóat trong lãnh đạo Đảng mà một thời ông đã liên minh như Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng.

Để thu phục nhân tâm, Đặng Tiểu Bình đánh giá lại vai trò của Mao Trạch Đông trong lịch sử và phục hồi danh dự cho hàng triệu nạn nhân của Cách mạng Văn hóa, trong đó có Lưu Thiếu Kỳ.

Đặng Tiểu Bình và các phong trào Maoist

Về mặt kinh tế, Đặng Tiểu Bình chủ trương hàng loạt chính sách đổi mới kinh tế. Từ 1981, họ Đặng đưa các trợ thủ đắc lực vào các chức vụ then chốt trong Đảng và nhà nước như Hồ Diệu Bang nắm quyền Tổng Bí thư Đảng và Triệu Tử Dương lãnh đạo nhà nước trong cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Các khẩu hiệu đấu tranh giai cấp được thay bằng “Bốn hiện đại hóa” (công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, khoa học kỹ thuật). Các thành tựu về kinh tế là thước đo của lãnh đạo chính trị chứ không phải chính trị lãnh đạo kinh tế như trước nữa.

Đặng Tiểu Bình cũng đánh giá nhẹ các phong trào Maoist một thời được Trung Cộng cung cấp vũ khí và yểm trợ tài chánh. Một số phong trào cực tả đang đấu tranh võ trang chống chính phủ khắp nơi đã kết án họ Đặng phản bội tư tưởng Mao Trạch Đông. Đặng Tiểu Bình không phủ nhận tư tưởng Mao nhưng như ông nhấn mạnh trong buổi phỏng vấn dành cho nhà báo Ý Oriana Fallcaci 1980: “Dân chúng cần sự ổn định và đoàn kết. Họ quá chán những cuôc biểu dương lực lượng ồ ạt”. Ý Đặng Tiểu Bình muốn ám chỉ đến những cuộc biểu tình, tập trung đông đảo như đã diễn ra nhiều lần tại Thiên An Môn dưới thời Mao. Mục đích của họ Đặng rất rõ ràng và dứt khoát là cần ổn định để thực thi “Bốn hiện đại hóa”.

Không giống như trường hợp Khrushchev hạ bệ Stalin sau đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20, Đặng xác nhận, cũng trong buổi phỏng vấn của Oriana Fallcaci: “Tiếc thay, trong buổi hoàng hôn của cuộc đời, đặc biệt trong giai đoạn ‘Cách mạng Văn hóa’, chủ tịch Mao đã phạm phải sai lầm – và không phải là sai lầm nhỏ – đã mang đến nhiều bất hạnh cho Đảng, nhà nước và nhân dân, nhưng công lao của Mao đối với Đảng và nhân dân Trung Cộng lớn hơn nhiều so với những sai lầm mà ông phạm phải.”

Những năm đầu thập niên 1990, Trung Cộng chính thức theo đuổi mục đích “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” với thị trường chứng khoán, các chương trình cải cách thuế má, trao đổi tiền tệ, kích thích sản xuất. Trước thời kỳ đổi mới, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước toàn quyền quyết định việc phân phối tư liệu sản xuất. Về giá cả, ngoài trừ một ít sản phẩm nông nghiệp do nông dân làm và bán trong các vùng nông thôn xa xôi, hầu hết giá cả hàng hóa đều do sự quyết định của Ủy ban Vật giá Nhà nước. Việc quyết định giá của một sản phẩm nhiều khi không liên quan gì đến mức lợi nhuận cũng như chi phí sản xuất ra sản phẩm đó.

Tương tự, trước đổi mới, Trung Cộng không có thị trường lao động theo quan điểm kinh tế thị trường. Mức lương bổng của công nhân do nhà nước quyết định. Kết quả của chính sách do Đặng Tiểu Bình đề xướng đã thổi luồng gió mới vào nền kinh tế Trung Cộng và tức khắc đem lại nhiều thành quả cụ thể. Theo các tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (Center For Strategic and International Studies) và Viện Peter G. Peterson về Kinh tế Quốc tế (Peter G. Peteson Institute for International Economics), các chính sách đổi mới kinh tế của họ Đặng tạo điều kiện tham gia của lực lượng lao động khổng lồ 803 triệu người, gia tăng tiết kiệm, hội nhập vào kinh tế toàn cầu, khuyến khích lượng đầu tư và nâng cao trình độ giáo dục phổ thông.

Đặng Tiểu Bình mất năm 1997, một thời gian ngắn trước khi Hong Kong được sáp nhập trở lại Trung Cộng. Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, những người kế tục chính sách của Đặng, không dừng lại mà còn đẩy mạnh hơn các kế hoạch kinh tế của Trung Cộng vào thị trường kinh tế thế giới. Năm 2004, Trung Cộng vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia mậu dịch đứng thứ ba trên thế giới. Trong giai đoạn 5 năm từ 2000 đến 2005, kinh tế Trung Cộng gia tăng trung bình 9.5%. Giá trị hàng hóa nhập cảng cũng gia tăng từ 225 tỉ đến 660 tỉ USD trong cùng giai đoạn. Trung Cộng chiếm 12% trong tổng mức gia tăng kinh tế toàn cầu. Song song với phát triển kinh tế, Trung Cộng, nơi cư ngụ của một phần năm nhân loại, cũng chuyển mình từ một một nền kinh tế tự túc xã hội chủ nghĩa để dần dần trở thành một xã hội tiêu thụ. Năm 2005, số lượng xe cộ lưu thông tại Trung Cộng là 20 triệu chiếc. Năm 2010, con số được ước lượng sẽ là 56 triệu và với đà tăng đó năm 2020 sẽ có ít nhất 140 triệu chiếc xe trên đường sá Trung Cộng.

Nhu cầu nguyên liệu tại Trung Cộng

Đòi hỏi đầu tiên của các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội tiêu thụ đang hình thành là năng lượng. Mỗi ngày Trung Cộng tiêu thụ 6.93 triệu thùng dầu trong khi chỉ sản xuất được một nửa số đó. Năm 1985, Trung Cộng còn là nước xuất cảng dầu hỏa hàng thứ 2 tại châu Á, nhưng chỉ 5 năm sau Trung Cộng phải bắt đầu nhập cảng dầu hỏa và đến năm 2005 Trung Cộng qua mặt Nhật Bản để trở thành quốc gia nhập cảng dầu hỏa thứ nhì thế giới.

Nhu cầu nhiên liệu quá cao tại Trung Cộng một phần cũng phát xuất từ sự sử dụng năng lượng thiếu hiệu quả trong các ban ngành và công ty nhà nước. Mặc dù GPD (tổng sản phẩm nội địa) của Trung Cộng chỉ bằng một phần bảy của Mỹ nhưng năng lượng được dùng tại Trung Cộng lại hơn một nửa của Mỹ. Không những chỉ dầu hỏa, Trung Cộng còn là nước nhập cảng hàng đầu các khoáng sản và nguyên liệu khác như bạch kim, đồng, sắt, vàng, bạc và gỗ.

Từ 1990 trở về trước, 60% nguồn năng lượng của Trung Cộng được nhập từ các quốc gia châu Á và phần còn lại là Trung Đông. Hiện nay, Trung Đông đã hạ thấp tỉ lệ này, chỉ còn 45%; dầu hỏa nhập từ châu Phi gia tăng từ con số không năm 1990 đến 28.7% năm 2004. Mậu dịch giữa Trung Cộng và các nước châu Phi vào khoảng 50 tỉ Dollar và ước lượng sẽ lên đến 100 tỉ vào 2010.

Tạo sao châu Phi?

Thứ nhất, các quốc gia châu Phi dễ gần Trung Cộng hơn là Mỹ và các cường quốc phương Tây vì phần lớn các nước này đều mới thoát khỏi ách thực dân không bao lâu. Không ít các lãnh tụ độc tài tại châu Phi hiện nay xuất phát từ các phong trào giải thực, lấy tư tưởng Mác – Lê làm vũ khí lý luận và coi kinh tế xã hội chủ nghĩa như mục tiêu kinh tế trong chiến tranh chống đế quốc để giành độc lập. Trung Cộng khai thác mọi bất đồng giữa các nước phương Tây và các quốc gia nghèo nhưng giàu tài nguyên, đặc biệt là tại châu Phi.

Các nhà lãnh đạo Trung Cộng nhiều lần nhắc đến tinh thần Bandung như là điểm hội tụ cho các quốc gia Á – Phi mặc dù vai trò của Trung Cộng sau 50 năm đã hoàn toàn đảo ngược. Trong diễn văn kỷ niệm 50 năm hội nghị Bandung tháng Tư 2005, Chủ tịch Nhà nước Hồ Cẩm Đào tố cáo các nhóm khủng bố, tội ác, các lực lượng phiến loạn đã làm ảnh hưởng đến hòa bình ổn định tại châu Phi nhưng ông ta quên rằng khẩu súng các phiến quân đang cầm trên tay vốn được chế tạo tại Trung Cộng.

Thứ hai, hợp tác với Trung Cộng, lãnh đạo các nước châu Phi không phải bận tâm về các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền. Bản thân Trung Cộng là một trong những nước vi phạm nhân quyền hàng đầu thế giới nên vấn đề nhân quyền không bao giờ được đặt ra trong các buổi thương thuyết hay đàm phán các thỏa hiệp kinh tế. Trong khi các vấn đề nhân quyền đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi châu Phi thì Trung Cộng trở thành nước độc quyền đầu tư và khai thác kinh tế.

Trung Cộng chủ trương chính sách không can thiệp vào nội bộ của các nước khác, nhưng chẳng qua cũng chỉ để che giấu cái lý lịch không mấy tốt đẹp của bản thân mình. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Châu Trọng Văn trong buổi phỏng vấn dành cho báo New York Times tháng 8.2004 biện hộ cho thái độ làm ngơ trước những bất công xã hội tại châu Phi: “Thương mại là thương mại. Trung Cộng tách rời thương mại khỏi chính trị”.

Thứ ba, trong khi vay tiền của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), các quốc gia con nợ phải thông qua hàng loạt thỏa thuận về nguyên tắc, phải báo cáo hàng năm, phải bị kiểm soát chặt chẽ các khoản chi dùng và phải thực hiện các cải cách xã hội, giáo dục, nhân quyền cần thiết, điều kiện vay tiền của Trung Cộng dễ chấp nhận hơn nhưng bù lại cũng có nhiều điều khoản thuận lợi cho phía Trung Cộng.

Ngoài ra, trong khi các công ty dầu khí phương Tây độc lập về thương mại nhưng lại lệ thuộc vào các chính sách đối ngoại của chính phủ họ thì cả ba công ty dầu khí lớn của Trung Cộng, gồm Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Trung Cộng (CNOOC), PetroChina và Tổng Công ty Hóa dầu Trung Quốc, đều là những công ty quốc doanh. Thảo luận hay ký kết các hợp đồng thương mại với các công ty này cũng chẳng khác gì ký kết với chính phủ Trung Cộng và do đó không cần phải thông qua sự chấp thuận của chính phủ lần nữa, nếu có cũng chỉ là vấn đề thủ tục giấy tờ.

Trung Cộng ngày nay đã thay thế vai trò của các đế quốc Anh, Pháp, Bồ Đào Nha từng đóng tại Châu Phi thế kỷ 19. Thay vì tạo sự bất ổn qua việc chi viện cho các nhóm phiến loạn, các mặt trận giải phóng dân tộc như đã làm trước đây, họ cố bám vào các lãnh đạo tham nhũng, độc tài để duy trì một chính quyền tập trung, cứng rắn và ổn định.

Để hút cạn nguồn dầu hỏa châu Phi, Trung Cộng không những nuôi dưỡng các tầng lớp lãnh đạo độc tài mà còn tiếp tay cho chúng để đàn áp các thành phần đối lập, tàn sát các tầng lớp nhân dân da đen thiếu học, không một tấc sắt trong tay bằng những phương tiện vô cùng ác độc. Giống như chế độ thực dân đế quốc trước đây, Trung Cộng bao che giới lãnh đạo, cung cấp cho chúng tiền bạc, súng đạn, che chở an ninh cá nhân và bảo vệ chế độ bằng quyền phủ quyết trong các cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc.

Vài trường hợp điển hình

Tại Angola, cuộc nội chiến giữa hai phe UNITA (Liên minh quốc gia vì độc lập hoàn toàn của Angola) và MPLA (Phong trào nhân dân giải phóng Angola) với sự can thiệp từ các phe bên ngoài như Trung Cộng, Mỹ, Liên Xô, Cuba, trong thập niên 1980 để lại trên 350 ngàn người chết và trên một triệu người không nhà cửa. Phe MPLA, dưới quyền của lãnh tụ cộng sản José Eduardo dos Santos đã thắng cuộc nội chiến đẫm máu và cai trị dân tộc Angola bằng hệ thống an ninh khủng bố do các cố vấn Đông Đức giúp thành lập trước đây để nhằm tận diệt mọi mầm mống phản kháng.

Giống như Kim Nhật Thành và phần lớn lãnh đạo cộng sản khác, dos Santos xây dựng chung quanh ông ta một hệ thống sùng bái cá nhân với sự toa rập của một tập đoàn đặc quyền đặc lợi chia sẻ hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính quyền. Sau khi Johna Savimbi, lãnh tụ UNITA, bị giết 2002, dos Santos rảnh tay hơn để củng cố chế độ độc tài, tham nhũng thối nát tại Angola.

Trong lúc giới lãnh đạo MPLA sống trong xa hoa, phung phí, con cái chúng được du học nước ngoài bằng tiền thu được từ các nguồn kim cương và dầu hỏa, hàng triệu dân Angola sống dưới mức nghèo quốc tế và mỗi ngày phải sắp hàng dài nhiều cây số chỉ để mua vài cân khoai tây. Từ 1997 đến 2001, các chương trình du học chiếm đến 18 phần trăm của toàn bộ ngân sách giáo dục, cao hơn cả ngân sách dành cho phát triển khoa học kỹ thuật, nhưng phần lớn du học sinh được tuyển chọn từ tầng lớp con ông cháu cha trong khi bốn chục phần trăm dân Angola trong nước không biết đọc biết viết.

Cũng trong cùng thời gian từ 1997 đến 2001, tổng thu nhập từ xuất cảng dầu hỏa của Angola là 17.8 tỉ USD, tuy nhiên con số tiền lời thật sự thì không ai biết. Một tường trình của IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) năm 2002 cho biết 21 phần trăm chi phí, tương đương vào khoảng 4.1 tỉ USD, của chính phủ trong giai đoạn từ 1991 đến 2001 đã không được kết toán. Bản thân José Eduardo dos Santos, được quốc hội bù nhìn ca ngợi là “thông minh” và “thành thật”, rất hiếm khi rời khỏi dinh thự nguy nga nhìn ra biển của y, trong khi phần lớn dân Angola phải chịu đựng nghèo nàn, bệnh tật trong các khu nhà bằng đất tồi tàn và tuổi thọ trung bình của người dân Angola chỉ 37 tuổi.

Đồng minh thân cận và cũng là người bảo trợ chính của chế độ độc tài tham nhũng dos Santos không ai khác hơn là Trung Cộng. Trung Cộng cho Angola vay 2 tỉ USD để tài trợ cho các công trình xây dựng phi trường, đường xá tại Angola, và để đáp lại khách hàng ưu tiên và hàng đầu của dầu hỏa Angola là Trung Cộng. Năm 2004, Angola là nước thứ ba sau Saudi Arabia và Iran, cung cấp dầu hỏa cho Trung Cộng. Chỉ riêng trong tháng 3.2006, Angola chuyên chở đến Trung Cộng 456 ngàn thùng dầu một ngày, vượt qua cả Saudi Arabia.

Tại Zimbabwe, tháng 3 năm 2008 vừa qua, đã tiến hành cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội. Ứng cử viên Morgan Tsvangirai của Phong trào vì Thay đổi Dân chủ (Movement for Democratic Change) thắng đủ đa số phiếu để buộc đương kim Tổng thống Mugabe, nhà chính trị có tư tưởng cộng sản, phải tham gia cuộc bầu cử vòng hai quyết định. Trước viễn ảnh thất bại sẽ xảy ra, trong ba tháng vận động tranh cử vòng hai, Mugabe sử dụng phương pháp khủng bố, đe dọa và ám sát các thành phần đối lập có khuynh hướng dân chủ. Kết quả là trên một trăm người ủng hộ ứng cử viên Morgan Tsvangirai bị giết, hàng ngàn người khác bị thương, nhà cửa, các cơ sở thương mại của phe đối lập bị đốt cháy. Morgan Tsvangirai cuối cùng đã phải quyết định rút ra khỏi vòng tranh cử. Không có đối thủ, Mugabe thắng vòng hai với 85 phần trăm số phiếu vào ngày 27 tháng 6.2008.

Mỹ, Anh và phần lớn các quốc gia trong Liên minh châu Âu kết án Mugabe vi phạm nhân quyền và ăn cắp cuộc bầu cử. Ngày 11 tháng 7 năm nay, cố gắng của các nước phương Tây, Anh, Pháp, Mỹ nhằm tái lập dân chủ và ổn định tại Zimbabwe tan vỡ khi Trung Cộng tuyên bố sẽ phủ quyết các quyết nghị của Liên Hiệp Quốc để trừng phạt chính quyền độc tài của Tổng thống Mugabe. Đại sứ Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc Vương Quang Á lý luận: “Về mặt quốc tế, sự sử dụng hay đe dọa sử dụng sự trừng phạt rất ít hay không giải quyết được vấn đề”.

Chính quyền Trung Cộng cho rằng họ chủ trương “chính sách không can thiệp” vào nội bộ các quốc gia khác, trong trường hợp này là Zimbabwe, nhưng thực chất họ đã can thiệp vào quốc gia này từ hai mươi năm trước. Theo giáo sư David Shinn, thuộc Đại học George Washington, Trung Cộng bán chiến đấu cơ J-7 và radar cho Zimbabwe, và mới đây không lực Zimbabwe nhận thêm 6 phản lực cơ K-8. Để trao đổi, Mugabe hứa sẽ cho phép Trung Cộng sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của quốc gia này. Trong suốt thời gian vận động tranh cử giữa Morgan Tsvangirai và Mugabe, các tàu chở vũ khí của Trung Cộng nhiều lần cố gắng nhập vào các cảng Zimbabwe.

Và bất hạnh nhất là Sudan. Nhắc đến Sudan, người ta sẽ nghĩ ngay đến cuộc diệt chủng vùng Darfur. Trong cuộc xung đột giữa các bộ tộc vùng Darfur, phía tây Sudan, bùng nổ vào đầu năm 2002, chính phủ Sudan cung cấp tài chánh, vũ khí cho nhóm quân sự Janjaweed, cũng như đã tham gia các cuộc tàn sát các bộ lạc Fur, Zaghawa và Massaleit. Cuộc xung đột đã giết chết trên 200 ngàn người và khoảng 2 triệu rưỡi người không nhà cửa, phải sống chen chúc trong các trại tỵ nạn. Đến nay, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, đã có 400 ngàn người bị giết, trong khi các tài liệu khác phỏng đoán từ 200 ngàn cho đến 400 ngàn.

Sudan, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Omar al-Bashir, đã tham gia trực tiếp vào cuộc tàn sát, hiếp dâm, đày ải hơn hai triệu người dân trong khu vực Darfur. Chính phủ Sudan bị Liên Hiệp Quốc và hầu hết các quốc gia hội viên kết án.

Tháng 6.2008, biện lý Tòa án Quốc tế Luis Moreno-Ocampo, người Argentina, ngoài việc truy tố các viên chức trong chính quyền Sudan, đã có ý định truy tố chính Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir về tội diệt chủng chống lại nhân loại. Nếu điều đó xảy ra thì đây sẽ là lần đầu tiên Tòa án Quốc tế tại The Hague sẽ xử một nguyên thủ quốc gia. Phản ứng trước tin tức này, ngày 15 tháng 7.2008, đại sứ Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc bày tỏ “sự lo ngại trầm trọng” nếu tòa án quốc tế bắt giữ Tổng thống Sudan và đe dọa phủ quyết bất cứ quyết nghị Liên Hiệp Quốc nào chống lại chính quyền độc tài Bashir.

Trung Cộng bằng mọi giá bảo vệ chế độ diệt chủng Bashir cũng chỉ vì dầu hỏa. Công ty dầu khí quốc doanh của Trung Cộng là khách hàng đầu tư số một vào kỹ nghệ dầu khí Sudan. Trung Cộng sở hữu nhiều mỏ dầu chung quanh khu vực Darfur. Trung Cộng mua 70 phần trăm dầu của Sudan và thậm chí giúp Sudan xây dựng các xưởng chế tạo vũ khí.

Theo tạp chí Sudan Tribune trong bài bình luận nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng tháng 5.2007, “Không có quốc gia nào có nhiều ảnh hưởng đối với Khartoum hơn Trung Cộng, khách hàng tiêu thụ 70 phần trăm tổng sản xuất dầu của Sudan, và đã nhiều lần dùng quyền phủ quyết để ngăn cản trừng phạt chế độ Bashir”. Mặc dù quyết nghị 1591 được Liên Hiệp Quốc thông qua năm 2005 ngăn cấm việc cung cấp vũ khí cho chính quyền độc tài Bashir, theo một điều tra của phái viên Hilary Anderson của đài BBC công bố ngày 12 tháng 7 vừa qua, Trung Cộng đã cung cấp huấn luyện và trang bị vũ khí, kể cả các hỏa tiễn phòng không cho quân đội Sudan tại Darfur. BBC đã phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng trong phe chống chính phủ và được xác nhận các vũ khí mà họ tịch thu được từ chính phủ Sudan vào tháng 12 năm 2007 được nhập từ Trung Cộng. Bà Abakar Mohammed, mẹ của bảy đứa con, đã tận mắt chứng kiến ba đứa con nhỏ của bà bị các chiến đấu cơ Trung Cộng bắn nát thành những mảnh thịt nhỏ.

Ngày 8 tháng 8.2008, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Cộng tưng bừng khai mạc Thế vận hội mùa hè lần thứ 29 với chi phí tổ chức uớc lượng lên đến khoảng 44 tỉ USD. Thế vận hội cũng đánh dấu một chặng đường dài của Trung Cộng từ một nước khép kín trở thành một đế quốc đỏ đầy quyền lực. Con đường thành công của Trung Cộng, giống như hầu hết các đế quốc trước đây, đã nhuộm bằng máu, lót bằng xương của hàng triệu người dân các nước nhược tiểu nghèo nàn và bất hạnh.

Một tuần trước ngày Thế vận hội khai mạc, nhà báo Corey Hunt trong một bài bình luận trên tờ Contra Costra Times, đã kêu gọi toàn thế giới khi ngọn đuốc Olympic vừa đi đến chặng cuối cùng trước khi được thắp lên trên quảng trường Olympic ở Bắc Kinh, hãy dành một phút im lặng để tưởng nhớ đến những nạn nhân của chính sách khủng bố Mugabe ở Zimbabwe, Omar al-Bashir ở Sudan, José Eduardo dos Santos ở Angola và nhiều chế độ độc tài khác trên lục địa châu Phi với sự ủng hộ và bao che của Trung Cộng.

Trần Trung Đạo

Nguồn: facebook.com/ChinhLuanTranTrungDao/

Tham khảo:

- Martin Meredith, The Fate of Africa, Public Affairs 2005
John Ghazvinian, Unatpped, the scamble for Africa ‘s oil, Harvest Book 2005

- Martin Meredith, Mugabe, Public Affairs, 2007
Center for Strategic and International Studies and the Peter G - Peterson Institute for International Economics, China: The Balance Sheet, Public Affairs 2007

- David H. Shinn, China, Africa and Chinás Global Activism , The George Washington University
Open Society Archives http://www.osa.ceu.hu

- Deng Xiaoping answers to Italian Journalist Oriana Fallaci, August 21 and 23, 1980 http://english.peopledaily.com.cn/dengxp/vol2/text/b1470.html

- China and Sudan: Deadly Partnership http://www.savedarfur.org/pages/china_and_sudan

- Brett D. Schaefer and John J. Tkacik, Jr, Zimbabwes’s Enabler: How Chinese Arms keep Mugabe in Power, http://www.heritage.org/Research/africa/wm1997.cfm#_ftn4

- Princeton Lyman, Director of Africa Policy Studies, Council on Foreign Relation, China’s Rising Role in Africa, July 2005 http://www.cfr.org/publication/8436/