Thursday, November 15, 2018

Tòa án phản động: Tẩy chay

“…chúng ta có thể chấm dứt ngay nỗi chua cay của chúng ta, chấm dứt ngay sự hí hửng, hả hê của quân lừa đảo bằng cách: dứt khoát tẩy chay những “phiên tòa” do chính quân lừa đảo dựng lên…”
vuan_nhanvangiaipham
Phiên tòa tại Hà Nội ngày 19/01/1960, xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Từ trái sang phải:
Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thuỵ An, Phan Tại và Lê Nguyên Chí. Ảnh: Flickr
Trong suốt thời gian hơn nửa thế kỷ đó, dưới chế độ chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dựng lên và kìm giữ, có vô số phiên tòa tương tự đã được mở ra để xét xử những người bị gọi hay được gọi là “phản động” với những tội trạng khác nhau, với những phán quyết khác nhau, và với những kết cục đau thương khác nhau dội xuống cuộc đời các bị cáo cùng gia đình của họ. Hình thức và các thủ tục tố tụng của các phiên tòa đó cũng đã thay đổi nhiều. ĐCSVN đã biết làm cho các “phiên tòa” trở nên hấp dẫn hơn, thu hút hơn và “cởi mở” hơn bằng gia giảm nhiều chi tiết: sự hiện diện đôi khi rất hùng hậu của luật sư bên bị, sự tham dự của giới ngoại giao quốc tế qua màn hình, sắp xếp lại ghế ngồi trong phòng xử, bãi bỏ khung hình móng ngựa, thậm chí các bài bào chữa không kém hùng biện cũng cho vang lên ngay tại tòa,…
Nhưng một đặc điểm không hề thay đổi: tất cả những nhân vật chủ chốt thực hiện quá trình tố tụng, kể cả thẩm phán-quan tòa, đều là thành viên của ĐCSVN; và các bản án luôn triệt hạ các mầm mống tiến bộ, lương thiện của dân tộc. Dưới chế độ độc đảng độc tài toàn trị kéo dài, người ta thường coi đó là một điều hiển nhiên, không cần cật vấn.
Nhưng, nếu chúng ta chấp nhận gọi những phiên xét xử người bất đồng chính kiến là một “tòa án” – với ý nghĩa là nơi phân định công lý, đúng-sai, chúng ta cần  đặt lại vấn đề đối với các “tòa án” này.
Dù muốn hay không, tất cả những người đã bị đảng cộng sản liệt vào dạng “phản động” đều là những người có tư tưởng hoặc hành động đối lập, chống lại đảng cộng sản. Nói cách khác, các phiên xét xử những người bất đồng chính kiến là các cuộc phân định đúng-sai về bất hòa, xung đột giữa hai bên: một bên là đảng cộng sản và bên kia là những cá nhân, những tổ chức, hội đoàn đối lập với đảng cộng sản.
Từ góc nhìn này chúng ta thấy ngay điều kiện tiên khởi để các phiên xử án có khả năng, chỉ là có năng, đạt được mục tiêu tối hậu định rõ sự thật, đúng-sai, tòa án đó bắt buộc phải được điều khiển bởi những người không có những lợi ích, ràng buộc với cả hai bên: ĐCSVN, những người bị cáo buộc.
Thế nhưng, cho đến nay, tất cả các “thẩm phán” trong các phiên tòa xử người bất đồng chính kiến luôn là đảng viên ĐCSVN. Không chỉ “thẩm phán”, các “kiểm sát viên” – người buộc tội bị cáo - và các thành phần liên đới khác trong tổ chức của phiên tòa, như “thư ký tòa án” hay các “hội thẩm viên nhân dân”, thậm chí người dự khán, đều là đảng viên ĐCSVN hoặc là người được chọn lựa kỹ càng bởi ĐCSVN.
Tính chất giễu cợt, phỉ báng công lý, công luận của những “phiên tòa” đó đã được giấu bớt đi bởi những thủ tục, tên gọi phức tạp và hình thức của một chế định văn minh của loài người.
Nhưng chúng ta sẽ thấy ngay sự khốn nạn, chua cay khi một kẻ lừa đảo luôn đóng vai trò tổ chức trong việc phán định công lý cho nạn nhân.
Song, chúng ta càng chua cay bao nhiêu, kẻ lừa đảo càng hí hửng, mừng rỡ bấy nhiêu.
Chấm dứt sự khốn nạn của quân lừa đảo có thể cần phải nhiều thời gian, nhiều nỗ lực hơn nữa. Nhưng chúng ta có thể chấm dứt ngay nỗi chua cay của chúng ta, chấm dứt ngay sự hí hửng, hả hê của quân lừa đảo bằng cách: dứt khoát tẩy chay những “phiên tòa” do chính quân lừa đảo dựng lên.
Phạm Hồng Sơn

Chút an ủi cuối cùng cho Thương Phế Binh VNCH còn ở lại

 

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Cho đến thời điểm này con số đăng ký đủ giấy tờ điều kiện được DCCT chấp nhận đã lên đến 7000 người.

Còn rất nhiều hồ sơ chưa được duyệt xét có khi vì có vấn đề hay vì chưa đủ điều kiện hoặc vì vết thương loại 2 nhẹ nên không được chấp nhận.

Họ là những người bị xã hội quên lãng và bỏ rơi, kiếm sống bởi nhiều công việc khác nhau, có người đi ăn xin sống qua ngày, có người đi bán vé số trên chiếc xe lăn hay trên đôi nạng gỗ, có người đi bán nhang kiếm tiền độ nhật, có người ngồi ở các vỉa hè để vá những lỗ thủng ruột xe và bơm xe cho khách qua đường.

Họ cố gắng vươn lên vật lộn với những khó khăn thiếu thốn, đau đớn thể xác mỗi khi trái gió trở Trời để mà sống, để đi nốt đoạn đường còn lại của một kiếp người trước khi trở về với lòng đất mẹ là nơi sẽ ôm ấp họ sau một kiếp đoạ đày.

Họ không than van và cam chịu những đau khổ, những hành hạ, những khinh miệt, những chiếu cố mà chế độ này gán ghép cho họ là những người có nợ máu với nhân dân để rồi phân biệt đối xử như những kẻ thù tuy không nói ra cửa miệng.

Tất cả họ cho đến giờ này người nhỏ nhất cũng trên 60 tuổi đời, nên chẳng còn bao lâu nữa thì họ cũng sẽ ra đi vĩnh viễn rời xa cái nhân tình thế thái này.

Có ai nghĩ tới họ đã từng một thời trai trẻ đầy nhiệt huyết, hăng say lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của non sông, làm trách nhiệm của một người trai với Tổ Quốc và Đồng Bào thân yêu, bỏ lại sau lưng tuổi thanh xuân đầy hứa hẹn, vai mang nặng hành trang ôm súng bảo vệ Tổ Quốc cho tới ngày 30/04 cay đắng và chua chát nhất cho thân phận người lính.

Chính họ đã gởi lại những vùng đất mẹ một phần thân thể của mình để làm chứng cho sự quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc, để làm tròn trách nhiệm của những người "Trai Thời Ly Loạn".

Khi họ bị thương trở về có người mất hết không còn gì, mất đi phần thân thể, mất đi người vợ mà trước đó đầu ấp tay gối chỉ vì họ bỏ lại chiến trường 2 chân hay 2 tay. Cái đau đớn hơn nỗi đau thể xác là tình người họ không biết bám bíu vào đâu để sống, để mà tâm sự những khó khăn, những đau khổ chồng chất trên đôi vai gầy tàn tạ.

Ngày 30/04 họ còn mất đi sự an ủi cuối cùng là chút tiền máu xương hằng tháng bị cắt đứt, ngay cả ngôi nhà chính phủ xây cho họ ở cũng bị tước mất như khu nhà TPB Thủ Đức.

Họ có người vô gia cư, vô nghề nghiệp, lang thang đây đó, làm bất cứ cái gì trong khả năng khiếm khuyết của mình để kiếm sống qua ngày.

Mấy năm nay Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) có chương trình Tri Ân TPB VNCH tổ chức cho Anh Em TPB đi khám bệnh tổng quát, thanh toán tiền bảo hiểm cho Anh Em, cấp nạng, cấp xe lăn, xe lắc cho Anh Em, giúp Anh Em làm chân giả, Anh Em TPB nào có hoàn cảnh quá khó khăn nhà cửa dột nát sẽ được DCCT xem xét kiểm tra và sửa sang lại, hiện này có một khu vực DCCT đã mua lại và xây nhà hco một số Anh Em TPB không nơi nương tựa không người thân đến tạm trú. Cuối năm tổ chức họp mặt phát quà xuân cho tất cả Anh Em TPB. Một công việc làm rất nhân văn của các Linh Mục DCCT và các tình nguyện viên khắp nơi cũng như sự đóng góp của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trên toàn thế giới gởi giúp đỡ Anh Em.

Đây là nguồn an ủi duy nhất của Anh Em TPB trước khi nhắm mắt, nhiều anh Em bật khóc khi được chăm sóc, hỏi han và rất cảm động khi được phục vụ.

Chúng tôi đại diện cho Anh Em TPB còn lại trong nước xin chân thành biết ơn những tấm lòng vàng, các Linh Mục DCCT, các tình nguyện viên khắp nơi quy tụ về để phục vụ Anh Em trong những ngày khám bệnh tổng quát và họp mặt tri ân cuối năm, cũng xin cám ơn đến các nhà hảo tâm và quý vị mạnh thường quân đã góp sức cùng với DCCT để làm công việc này giúp Anh Em có chút an ủi cuối đời.

Xin ơn trên phù hộ thêm sức và chúc lành cho quý vị ân nhân trong công việc giúp đỡ Anh Em TPB những người bị xã hội bỏ quên và ngược đãi này.













Ngày 16/11/2018


Việt Nam đang chết đuối ở biển đông

Phạm Trần (Danlambao) - Giữa lúc Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vùi đầu vào canh bạc chọn người cho Đại hội đảng khóa XIII diễn ra vào tháng 01/2021 thì Trung Hoa đã xiết gọng kìm để chuẩn bị bóp cổ Việt Nam ở Biển Đông.

Hiện tượng này diễn ra ở Việt Nam và Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ trong vòng 6 tháng nửa sau của năm 2018.

Tại phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc diễn ra ngày 16/9 (2018) tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Trưởng đoàn Trung Cộng, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã nói với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Phạm Bình Minh rằng: "Cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng trên biển (giữa Việt Nam và Trung Quốc) là hợp tác khai thác trên biển."

Lập trường của Vương Nghị không mới mà đã thường xuyên được phía Trung Hoa lập lại với Việt Nam mỗi khi có cuộc họp chính thức song phương, hay bên lề các cuộc gặp gỡ Quốc tế. Sở dĩ Bắc Kinh muốn nhắc lại là muốn cho phía Việt Nam hiểu rằng Hà Nội không có lựa chọn nào khác, khi xét về tương quan lực lượng quân sự và sức mạnh kinh tế-chính trị của Trung Hoa đối với Việt Nam.

Nợ Trung Hoa bao nhiêu?

Nếu đem yêu cầu Việt Nam "cùng hợp tác để khai thác trên biển" của Vương Nghị áp dụng vào món nợ khổng lồ của Việt Nam đối với Bắc Kinh thì “qủa đấm” của họ Vương dành cho ông Phạm Bình Minh không nhẹ chút nào.

Món nợ tài chính này đã được chuyên gia Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, tiết lộ trong bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 03/09/2018. Bài này sau đó được đăng lại trên nhiều báo ở Việt Nam.

Ông Việt viết: "Theo một nghiên cứu chi tiết về các khoản nợ của các nước trong đó có Việt Nam với Trung Quốc, thì tổng số nợ của Việt Nam với Trung Quốc (bao gồm cả Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư) có thể đã lên tới 4 tỉ đô la Mỹ, chỉ có thể tính đến hết năm 2013. Số liệu trên cũng chưa thể tính trừ đi khoản nợ gốc đã trả."

“Tuy thế”, ông Việt viết tiếp, “nếu dựa vào số liệu nợ Trung Quốc là 4,1 tỉ đô la năm 2013, tính ra bằng 6,3% tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam (kể cả nợ của doanh nghiệp) là 63,5 tỉ đô la vào năm 2013. Dựa vào cùng tỷ lệ trên, và với số nợ nước ngoài hiện nay ước là 100 tỉ đô la Mỹ, có thể ước nợ Trung Quốc vào năm 2018 đã trên 6 tỉ đô la. Ngân hàng Thế giới tính số nợ nước ngoài của Việt Nam là 86,9 tỉ đô la vào cuối năm 2016.” 

Vẫn theo tính toán của ông Việt thì: "Số nợ Trung Quốc thật sự có thể lớn hơn số trên, vì từ sau năm 2010, Bộ Tài chính chỉ theo dõi và công bố nợ công tức là nợ của Chính phủ và nợ của doanh nghiệp do Nhà nước bảo lãnh, theo định nghĩa của Việt Nam. Từ 2011, bộ đã chấm dứt công bố nợ nước ngoài bao gồm cả nợ của doanh nghiệp tư nhân. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có bản hướng dẫn về nội dung quản lý nhà nước đối với vay và trả nợ của doanh nghiệp (03/VBHN-NHNN, 12-7-2017). Như thế về nguyên tắc, Ngân hàng Nhà nước nắm được thông tin nhưng không công bố."

Với đống nợ to bằng cái đình làng như thế thì liệu Việt Nam có khả năng tránh được áp lực đòi cùng khai thác ở Biển Đông của chủ nợ không?

Trả lời hay không?

Đó là lý do tại sao phía Việt Nam, qua lời người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao,đã trả lời giữa vời khi được báo chí chất vấn về yêu cầu của Vương Nghị.

Bà Hằng nói chiều ngày 20/09/2018: "Việt Nam hoan nghênh hợp tác giữa các quốc gia, trong đó có hợp tác trên biển. Trên thực tế, Việt Nam đã có hợp tác song phương và đa phương về biển với các quốc gia, trong đó có Trung Quốc với nhiều hình thức khác nhau như nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm trên biển, hoạt động kinh tế... 

Chủ trương của Việt Nam là hợp tác trên biển phải theo đúng các quy định và chế định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phù hợp với quyền, lợi ích của Việt Nam và tôn trọng lợi ích của các bên liên quan khác." (Bản tin chính thức của Bộ Ngoại giao).

Câu trả lời của Bà Hằng không bác thẳng tay yêu cầu của Vương Nghị mà ngụ ý sự hợp tác, nếu có phải được thảo luận dựa trên Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, đòi hỏi các bên quan hệ phải tôn trọng quyền lợi và lập trường về biển đảo của đôi bên.

Nói cách khác, phía Việt Nam đã ỡm ờ giữa “có” và “không” để mua thời gian với cáo già Trung Quốc.

Cũng nên biết lập trường “gác tranh chấp để cùng khai thác” của Trung Hoa đã phát ra lần đầu tiên từ cửa miệng Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình năm 1979. Từ đó đến nay, các thế hệ lãnh đạo Trung Hoa kế tiếp vẫn giữ nguyên như thế.

Nhưng nếu mắc bẫy Trung Hoa là chẳng khác nào bán thóc giống đi mà ăn. Bởi vì trước hết, Trung Hoa không có chủ quyền thực tế ở Biển Đông mà chỉ tự nhận các bãi đá, đảo và vùng nước chung quanh những vị trí này là của Trung Hoa từ ngàn xưa.

Câu nói ngang ngược của Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình tại Tân Gia Ba (Singapore) ngày 07/11/2015 là bằng chứng tham vọng của Bắc Kinh.

Họ Tập nói tại Đại học Quốc gia Singapore: "Xin hãy để tôi nói rõ: những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa. Chính quyền Trung Quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung Quốc".

Ông Tập rêu rao rằng “những hòn đảo của Trung Quốc” trên Biển Đông đang bị các quốc gia láng giềng chiếm đóng. Ông nói: "Những hoạt động xây dựng của Bắc Kinh trên Biển Đông là nhằm mục đích hòa bình."

Suy nhược - phục tùng

Lập trường chủ quyền ở Biển Đông của Trung Hoa đã bước vào thời kỳ căng thẳng và nguy hiểm nhất từ 30 năm qua, sau khi quân Trung Hoa tấn công chiếm 7 bãi đá của Việt Nam ở Trường Sa từ năm 1988. Sau đó bồi đắp thành đảo lớn kiên cố và quân sự hóa gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.

Trung Hoa đã đồn trú binh lính, xây bến cảng, sân bay và lập tuyến phòng thủ Radar và xây một số Đài khí tượng trên 7 vị trí. Vì vậy, Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, nếu xẩy ra chiến tranh, vì sức mạnh quân sự không cân bằng mặc dù Việt Nam đang kiểm soát tới 21 vị trí ở Trường Sa gồm:

Cụm Song TửĐảo Song Tử TâyĐá Nam





Một bằng chứng suy nhược của phía Việt Nam Cộng sản là quân đội đã không dám nghênh chiến với lính và tầu Trung Cộng mỗi khi chúng tấn công, bắn phá vá cướp tài sản của ngư dân Việt Nam hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa (bị Trung Cộng chiếm từ tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974) và ở Trường Sa.

Ô nhục hơn, phần lớn báo đài nhà nước CSVN không dám chỉ đích danh lính và tầu Trung Cộng đã hành động sát nhân vô nhân đạo chống ngư phủ Việt Nam mà chỉ dám gọi chúng là “tầu lạ” hay “tàu nước ngoài”.

Tại Bộ Ngoại giao Việt Nam, mỗi khi Trung Cộng có động tác xác nhận chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa thì người phát ngôn chỉ biết nói đi nói lại đến nhàm tai rằng: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Dương Khiết Trì - Biển đông

Khẳng định của Việt Nam, một lần nữa đã bị Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Chánh văn phòng Uỷ ban công tác ngoại sự Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc gạt đi trong cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 09/11/2018. 

Họ Dương và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Hoa, Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) đã đến Hoa Thịnh Đốn để họp thường niên với Ngoại trưởng Michael Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jame Mattis.

Trả lời câu hỏi về hoạt động của Trung Hoa tại Biển Dông, Dương Khiết Trì nói:"China reaffirmed its principled position on this issue and pointed out that China has indisputable sovereignty over islands in Nansha and its adjacent waters. On its own territory, China is undertaking some constructions to build civilian facilities and necessary defense facilities. That is the right of preservations and self-defense that international law has provided for sovereign state that has nothing to do with militarization." (Tài liệu Bộ Ngoại giao Mỹ)

Tạm dịch: "Trung Quốc đã khẳng định lập trường chính thức về vấn đề này, và muốn nói rõ rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo ở Trường Sa và vùng nước chung quanh. Trên phần lãnh thổ của mình, Trung Quốc đã thực hiện công tác xây dựng một số cơ sở dân sự và quân sự quốc phòng. Đây hoàn toàn phù hợp với quyền bảo vệ và tự vệ theo đúng luật pháp quốc tế chứ không dính dáng gì đền điều gọi là quân sự hóa."

Lời tuyên bố mới nhất về Biển Đông của Dương Khiết Trì như gáo nước lạnh tạt vào mặt lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, vậy mà đảng và nhà nước, kể cả báo đài sống nhờ tiền dân và Ban Tuyên giáo chuyên nghề tuyên truyền đã không dám mở mồm bình phẩm hay phản ứng lấy nửa lời.

Là người lãnh đạo cao nhất nước, Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có còn là người Việt Nam hay ông chưa biết Việt Nam đang chết đuối ở Biển Đông? -/-

(11/018)

Sai phạm ở Thủ Thiêm: Có tha thứ được không?


Những người dân Thủ Thiêm đã bị phớt lờ và thường bị đối xử như thể họ không hề tồn tại (EriK Harms)
Fb. Nguyễn Việt Nam
Trong buổi tiếp xúc với bà con Thủ Thiêm, Nguyễn Hồng Điệp (trưởng ban tiếp dân trung ương) nói: Sực việc ở Thủ Thiêm đã diễn ra nhiều năm, rất khó sửa chữa được như cũ nên mong bà con hợp tác. Khuyết điểm của chính quyền mà bà con tha thứ được thì mong bà con bỏ qua, hợp tác cùng chính quyền để giải quyết vấn đề Thủ Thiêm.
Nguyễn Hồng Điệp (trưởng ban tiếp dân trung ương) .
Vấn đề được bà con Thủ Thiêm đặt câu hỏi là 160 Ha đất tại định cư của bà con ở đâu? Xin thưa rằng 160 Ha này bên thành phố đã giao cho doanh nghiệp rồi, đẩy bà con xuống tận Rạch Chiếc, Cát Lái.. cách xa Thủ Thiêm tận những 15km. Cái đáng nói ở đây là không phải khuyết điểm của chính quyền, mà đây là sai phạm, là phạm tội rất nghiêm trọng. Hành vi phạm tội này đẩy người dân Thủ Thiêm vào vòng khốn khổ , đau thương, mất mát 20 năm trời. Mất không thể kể siết. Vậy thì làm sao mà tha thứ được chứ. Vụ việc này phải xử lý thật nghiêm minh chứ không phải vòng vo, câu giờ, chạy tội được. Xin nhắc lại đây là hành vi phạm tội rất nghiêm trọng và không thể tha thứ.
Vấn đề bà con hợp tác ở đây là hợp tác về mặt đưa ra các chứng cứ, tài liệu xác thực để kết tội những kẻ đã gây ra đại án long trời lở đất này. Chứ không phải hợp tác theo kiểu dĩ hòa vi quý, xuề xòa thông cảm được. Làm gì có cái kiểu đẩy hàng nghìn hộ dân vào 20 năm đau thương, mất mát, oan ức mà lại chỉ hợp tác kiểu xin lỗi, kiểm điểm tập thể hay câu giờ, chạy tội được. Riêng anh Phúc với anh Trọng mà không giải quyết được chuyện này thì đây có thể là tiền lệ bùng cơn sóng ngầm uất hận của nhân dân ở khắp các vùng miền bị cướp đất. Các anh liệu mà làm sao thì làm. Làm được thỏa đáng vụ này thì các anh lấy lại được khối điểm lòng dân đấy./.

Tuyên truyền biển đảo kiểu “ngu dân”



Hai ngày hôm nay bên tuyên giáo mở các chiến dịch tuyên truyền về biển đảo. Nhưng tuyên truyền theo kiểu là bên ta vẫn giữ vững trận địa, giữ ổn định, hòa bình tốt trên Biển Đông. Bà con và các đồng chí không nên tin các đối tượng thù địch, thế lực xấu xuyên tạc…kiểu kiểu như thế. Nó viết dài mà linh tinh lắm. Bây giờ Nam tuyên truyền sự thật đây này, cái sự thật mà hầu như ai cũng biết nhưng bọn tuyên giáo giấu nhẹm trên truyền thông báo chí.
+ Chúng mày có dám nói với người dân là bây giờ biển Việt Nam mất gần hết rồi không? Chúng nó đã bồi đắp, quân sự hóa gần hết rồi không ?
+) Chúng mày có dám nói rằng ngư dân của ta bị Trung Quốc bắn chết, đâm nát tàu cá, bị cấm đánh bắt trên chính vùng biển của nước mình mà chúng mày không dám đứng ra bảo vệ, không dám gọi tên kẻ thù đích danh là Trung Quốc, không dám lên tiếng phản đối, lên án mà đến hai chữ ” quan ngại”mà chúng mày còn ít dám nói không?
+) Chúng mày có dám đưa tin tức nóng bỏng về tình hình căng thẳng quân sự ở Biển Đông không? Tao toàn thấy đưa vài tin tào lao ngoài lề thôi à.
+) Chúng mày có dám nói thằng Lê Đức Anh ra lệnh cho các chiến sỹ ở Gạc Ma đứng xếp hàng cho Trung Quốc nó bắn rụng như cây chuối không? Chính thằng Lê Đức Anh ra lệnh đó.
+) Chúng mày có dám nói sự thật về ô nhiễm biển khiến ngư dân cơm không có mà ăn không?
+) Chúng mày có dám nói thẳng vào vấn đề ngoại giao đu dây ở Biển Đông nói riêng và chính trị nói chung không?
+) Chúng mày có dám đề cập đến việc chúng mày không dám kiện thằng Tàu đến nơi đến chốn vụ chúng nó chiếm biển của Việt Nam không?
+) Chúng mày có dám thú tội rằng chúng mày đã bắt bớ, đánh đập, giam cầm người dân yêu nước phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo không? Có dám nói với bà con và đồng chí chúng mày không?
+) Chúng mày có dám nói chính chúng mày đã buôn lậu cát để chúng nó bồi đắp đảo nhân tạo không?
+) Chúng mày có dám nói rằng bọn Trung Quốc nó đang thúc đẩy du lịch ngoài các đảo chiếm được của Việt Nam để hợp pháp hóa vùng biển của mình thành của nó không?
+) Chúng mày có dám công khai lên cho bà con biết là hiện tại đã mất bao nhiêu vùng lãnh hải và các đảo không, còn bao nhiêu không?
Tao đố chúng mày dám nói với nhân dân và đồng chí chúng mày vậy đấy. Đấy là sự thật, chúng mày không thể giấu nổi đâu lũ Hán Nô, hèn nhát, Việt gian. Đừng để đến đời con cháu chúng tao phải đi đòi lại lãnh thổ như thằng Đam nó nói. Không đòi được thì cút xuống để chúng tao đòi, tại sao lại ngăn cản, giam cầm chúng tao? Chúng mày là tội đồ dân tộc chứ không ai khác đâu./.

Cái chết uẩn khúc của cựu tù nhân lương tâm Ksor Kla

Cái chết uẩn khúc của cựu tù nhân lương tâm Ksor Kla
Tang lễ cựu TNLT Ksor Kla - Ảnh: Facebook
Một cựu tù nhân lương tâm  người JaRai tên là Ksor Kla, 60 tuổi, sau khi bị chính quyền CS bắt giam 8 ngày và được thả ra đã chết sau đó 2 ngày tại Buôn Nu, xã Ia Siêm, huyện Krong Pa, tỉnh Gia Lai.
Theo nguồn tin từ gia đình nạn nhân, ông Ksor Kla bị công an CS bắt vào ngày 28/10/2018 vì tội “dụ dỗ người dân tham gia tà đạo.”  Trước lúc bị bắt ông Ksor Kla rất khỏe mạnh, nhưng sau 8 ngày từ đồn cảnh sát trở về ông ốm yếu không đi lại được, trên thân thể ông đầy thương tích, gia đình ông đã cố gắng chữa trị nhưng ông không qua khỏi và đã qua đời vào ngày 08 tháng 11.  Sau khi ông Ksor Kla chết, cảnh sát đã đến nhà cùng với một vài quan chức trong buôn và xã, và  đã đe dọa gia đình ông Ksor Kla  rằng, nếu ai nói nên sự thật họ sẽ bắt đi tù. Sau đó họ quay một thước phim phỏng vấn ông trưởng thôn nói rằng ông Ksor Kla bị bệnh mà chết.
Được biết ông Ksor Kla là một tín hữu đạo Tin Lành. Ông đã tin Chúa và đã đi rao giảng lời Chúa ở nhiều nơi nên được Hội Thánh huyện Krong Pa bầu làm chức vụ Chấp Hội trưởng. Chính vì lý do này ông đã bị nhà cầm quyền CSVN bắt và sử 9 năm tù vì tội “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc.” Ông thụ án tại nhà tù Ba Sao thuộc tỉnh Nam Hà, và khi ra tù ông tiếp tục đi giảng đạo bất chấp sự đe dọa của chính quyền CS, vì thế ông đã bị bắt lại vào ngày 28 tháng 10 và dẫn đến cái chết thật bi thảm. (Thuyết Nguyễn)

Người dân Bình Định chặn xe công binh để phản đối dự án điện

Người dân Bình Định chặn xe công binh để phản đối dự án điện
Ảnh: Pháp Luật Online
Hàng chục người dân thuộc bốn thôn của xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong suốt năm ngày liền đã chặn giữ một chiếc xe công binh đi rà soát bom mìn để phản đối một dự án điện mặt trời, mà họ cho là trá hình để che giấu chuyện khai thác khoáng sản gây hại cho môi trường.
Truyền thông trong nước đưa tin, vào chiều Thứ Bảy (10 tháng 11) vừa qua, chiếc xe chở công binh đến xã Mỹ Thắng để khảo sát, chuẩn bị rà phá bom mìn trong vùng dự án, thì bị người dân chặn lại trên đường. Một số người yêu cầu chính quyền xã phải đến cam kết không thực thi dự án mới cho xe về. Nhà cầm quyền nói dự án điện mặt trời tại hai xã Mỹ Thắng và Mỹ An đã được phê duyệt đúng quy trình, và giao cho Công ty Phát triển Tầm nhìn Năng lượng sạch khảo sát và nghiên cứu. Tuy nhiên dân chúng cho rằng những dự án điện mặt trời và điện gió đang được thực hiện như là bình phong để khai thác titan trên bờ biển, phá khu vực rừng dương phòng hộ ven biển gây sạt lở, ô nhiễm, và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cư dân địa phương.
Hồi hạ tuần tháng Tư, dân chúng cũng đã biểu tình tại hai xã Mỹ An và Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, để phản đối việc xây dựng một trạm quan trắc gió. Theo báo Người Lao Động, một mỏ khai thác titan hoạt động trong 5 năm qua đã biến vùng ven biển huyện Phù Mỹ thành một nơi hoang phế, và 10 người đã bị thiệt mạng do hoạt động khai thác titan.
Huy Lam / SBTN

Bắc Kinh không cho Joshua Wong sang Mỹ nhận giải thưởng nhân quyền

Nhà tranh đấu trẻ Joshua Wong ở Hồng Kông. (Hình: Anthony Kwan/AFP/Getty Images)
BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Một nhà tranh đấu đòi dân chủ và nhân quyền ở Hồng Kông hiện đang bị chính quyền Trung Quốc cấm không cho sang Mỹ để nhận một giải thưởng nhân quyền.
Bản tin của Daily Beast nói rằng anh Joshua Wong, người từng đứng đầu các cuộc biểu tình lớn của giới học sinh sinh viên tại Hồng Kông để chống lại chế độ Bắc Kinh năm 2014, đã bị tuyên án ba tháng tù hồi Tháng Giêng năm nay về việc này.
Anh Wong đang kháng án và được cho tại ngoại hậu tra. Điều kiện để được tại ngoại buộc anh Wong phải giao nạp sổ thông hành cho tòa.
Tòa này đã bác bỏ yêu cầu của anh Wong là được sang Mỹ để nhận giải thưởng nhân quyền “Santos Prize” của tổ chức vinh danh cố chủ tịch ủy ban ngoại giao Hạ Viện Mỹ, ông Tom Lantos. Những người được trao giải này trước đây gồm cả bà Hillary Clinton, Đức Đạt Lai Lạt Ma và ông Elie Wiesel.
Buổi lễ trao giải dự trù diễn ra ở Washington, D.C. vào Tháng Mười Hai sắp tới.
Các nhà tranh đấu nhân quyền nói rằng việc giới hạn di chuyển của anh Wong là chứng cớ mới nhất cho thấy sự đàn áp ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh đối với thành phần chống đối ở Hồng Kông.
Chính quyền Hồng Kông đang ngăn cấm không cho một số nhà báo đến làm việc nơi này, và gần đây nhất đã không gia hạn giấy phép làm việc của một ký giả thuộc tờ Financial Times. (V.Giang)

Phó bí thư thường trực Thành Ủy ở Sài Gòn sắp ‘vào lò’

Ông Tất Thành Cang vừa bị đề nghị kỷ luật vì vi phạm pháp luật. (Hình: Tuổi Trẻ)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương CSVN đánh giá vi phạm của ông Tất Thành Cang, phó bí thư thường trực Thành Ủy ở Sài Gòn, là “rất nghiêm trọng” đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Hôm 15 Tháng Mười Một, 2018, báo Tuổi Trẻ trích dẫn kết luận Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương CSVN nêu rõ: “Ông Tất Thành Cang đã vi phạm quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, quy trình xử lý công việc, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sỡ hữu đảng bộ và vi phạm quy định pháp luật trong việc hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng các dự án và quyền sử dụng đất.”
Ngoài ra, kết luận còn cho biết ông Cang “đã vi phạm trong việc thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, gây ra nhiều vi phạm pháp luật làm thiệt hại lớn cho ngân sách thành phố.”
Theo báo Zing, trong thời gian giữ cương vị giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải thành phố, ông Cang “đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai, quản lý đầu tư xây dựng trong việc ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng đầu tư xây dựng bốn đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.”
Cụ thể, hợp đồng ký tắt này giao cho Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Bất Động Sản Đại Quang Minh xây dựng bốn đường ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đổi lại, công ty này được giao 79 hécta đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phường Thủ Thiêm và phường An Lợi Đông, quận 2) để phát triển các dự án bất động sản.
Bốn đường tại khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng chiều dài 11.9 cây số, bao gồm 10 cây cầu với tổng chiều dài khoảng 1.8 cây số, có mức đầu tư 12,000 tỷ đồng (hơn $514,8 triệu). Các tuyến đường này đặt ký hiệu R1 (đại lộ Vòng Cung), R2 (đường ven hồ trung tâm), R3 (đường ven sông Sài Gòn), R4 (đường vùng châu thổ, đường châu thổ, đường ven sông – khu dân cư), được mong chờ là “bốn tuyến huyết mạch, thúc đẩy sự phát triển giao thông và thu hút đầu tư cho khu đô thị mới Thủ Thiêm.”
Khu đất Công Ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai tại Phước Kiển, Nhà Bè, Sài Gòn. (Hình: Thanh Niên)
Tin cho biết, tuy dự án khởi công từ Tháng Sáu, 2013, trong đó tuyến lớn nhất R1 dài 3.4 cây số nhưng vẫn đang dở dang nhiều đoạn, do chưa hoàn tất việc giải tỏa mặt bằng.
Đường R2 dài 3 cây số đã hoàn tất phần lớn chiều dài, nhưng khu vực cầu số 8 kết nối với đường Trần Não và đường Lượng Định Của đã dừng xây dựng hơn hai năm qua.
Còn tuyến đường R3, mặt cắt ngang 28.1 mét, chạy dọc theo bờ sông Sài Gòn. Tuy nhiên, hiện đoạn từ hầm Thủ Thiêm tới cầu Thủ Thiêm 2 vẫn chưa tiếp tục xây dựng.
Theo báo Thanh Niên, trước đó hồi Tháng Sáu, 2018, ông Tất Thành Cang đã bị Ban Thường Vụ Thành Ủy đề xuất kỷ luật do cá nhân ông Cang có liên đới khi chấp thuận chủ trương cho chuyển nhượng và chấp thuận chủ trương bán 30 hécta đất ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho Công Ty Quốc Cường Gia Lai, với giá rẻ mạt chỉ 1.29 triệu đồng (khoảng $55)/mét vuông; trong khi đất của người dân liền kề với tình trạng tương tự được giao dịch khoảng 10 triệu đồng (khoảng $429)/mét vuông. (Tr.N)

Cảnh sát giao thông Tuy Hòa bắn người, đổ lỗi súng ‘cướp cò’

Chị Hoa bị bắn té xuống đường. (Hình: Zing cắt từ video clip)
PHÚ YÊN, Việt Nam (NV) – Người dân khẳng định cảnh sát giao thông rút súng bắn người, còn lãnh đạo Công An Tuy Hòa cho rằng do súng bị “cướp cò” nhằm né tránh trách nhiệm.
Dưới áp lực của dư luận, chiều 15 Tháng Mười Một, 2018, ông Lương Tấn Dĩnh, phát ngôn viên Công An tỉnh Phú Yên, cho biết công an tỉnh đã yêu cầu Công An Tuy Hòa “báo cáo về một clip đăng tải trên mạng xã hội Facebook với nội dung ‘Cảnh sát giao thông Phú Yên bắn vào lưng người vi phạm.’”
Người vi phạm giao thông xuất hiện trong clip là anh Đào Minh Trọng và chị Trần Thị Kim Hoa, vợ anh Trọng (cùng ngụ huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên).
Nói với báo Thanh Niên, anh Trọng cho biết chiều cùng ngày, anh chở vợ đi chợ ở thành phố Tuy Hòa. Do chị Hoa không đội nón bảo hiểm, còn anh Trọng thì vượt đèn đỏ, nên bị cảnh sát giao thông đuổi theo chặn lại.
Anh Trọng kể, khi bị cảnh sát giao thông chặn anh đã dừng xe, nhưng do thấy cảnh sát giao thông rút súng ra nên sợ quá quay đầu xe bỏ chạy, thì bị rượt theo.
Lúc này, theo anh Trọng, cảnh sát giao thông rút súng bắn vào chị Hoa, rồi đánh anh Trọng. Thấy vậy, người dân đã đưa chị Hoa đến bệnh viện.
Tin từ Bệnh Viện Đa Khoa Phú Yên cho biết may mắn vết thương trên người chị Hoa nông, không cần khâu. Hiện chị Hoa vẫn đang tiếp tục lưu lại bệnh viện để điều trị.
Liên quan đến sự việc trên, ông Nguyễn Văn Dũng, trưởng Công An Tuy Hòa, cho rằng khi tổ cảnh sát giao thông tuần tra phát hiện đôi nam nữ chạy lạng lách, người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm, nên yêu cầu dừng xe. Tuy nhiên, hai người này không dừng lại mà tiếp tục lạng lách trước đầu xe cảnh sát giao thông để thách thức.
“Do trong xe có chở một bao màu đen nên cảnh sát giao thông nghi là chở hàng không minh bạch, ý định bắn chỉ thiên để yêu cầu dừng xe. Tổ cảnh sát giao thông dùng súng cao su loại nhỏ. Do xe công vụ bất ngờ thắng gấp nên súng ‘cướp cò’ đạn chỉ đi qua phần mềm bên hông người ngồi sau,” ông Dũng biện minh nói.
Mặc dù né trách nhiệm cho rằng không bắn người dân, thế nhưng theo ông Dũng “ngay sau sự việc lãnh đạo công an thành phố cũng đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên,” một hành động mị dân thường diễn ra sau khi công an CSVN phạm lỗi, thậm chí gây tội ác. (Tr.N)

Aung San Suu Kyi: Biểu tượng sụp đổ


"Nhà tù thực sự duy nhất là sự sợ hãi, và tự do thực sự duy nhất là tự do khỏi sự sợ hãi". Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ Myanmar, lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã viết câu nói đầy triết lý ấy.
Người phụ nữ gây guộc mà can đảm này từng là nguồn cảm hứng vô tận cho bao người đấu tranh cho dân chủ và tự do, không chỉ tại đất nước của bà mà còn trên toàn thế giới.
Là con gái của tướng Aung San, anh hùng dân tộc của Myanmar, bà thừa hưởng từ cha danh tiếng và di sản chưa hoàn thành – đó là bổn phận làm những điều lớn lao cho đất nước. 
Với thân thế đó, bà được dẫn dắt bởi một chuỗi các sự kiện và biến cố để trở thành một chính trị gia và một biểu tượng quốc tế về sự dấn thân bền bỉ và mạnh mẽ cho tự do và dân chủ.
Sinh ra vào năm 1945, hơn 2 năm sau, Aung San Suu Kyi mất cha vì ông bị ám sát. Bà trải qua những năm tháng tuổi thơ tại nhiều quốc gia trên thế giới dưới sự chăm sóc của mẹ là một nhân viên ngoại giao. 
Năm 1964, Aung San Suu Kyi đến Đại học Oxford để học chính trị, kinh tế và triết học. Tại đây, bà gặp Michael Aris, người về sau đã ngỏ lời cầu hôn và nhận được câu trả lời đồng ý từ bà với một điều kiện: nếu đất nước cần, bà sẽ phải đi. 
Năm 1988, bà về nước để thăm người mẹ bị đột quỵ. Chuyến đi được dự kiến diễn ra trong một tuần trở thành dài đằng đẵng bắt đầu từ việc bà miễn cưỡng đáp ứng lời đề nghị của một nhóm trí thức, rằng bà sẽ dẫn dắt phong trào dân chủ Myanmar.
Từ đó, bà cùng cộng sự thành lập NLD, tập hợp lực lượng, kêu gọi cải cách dân chủ và bầu cử tự do, và nhận được ủng hộ rộng rãi bởi dân chúng. Tiếng tăm của bà vang dội, và hình ảnh của bà trở nên quen thuộc trong đời sống chính trị Myanmar. 
Không thể chấp nhận các hoạt động cùng ảnh hưởng của bà, chính quyền quân sự đã quản thúc bà tại gia vào năm 1989 và bắt giữ nhiều thành viên của NLD. Lo ngại người vợ bị hãm hại, Michael đã thực hiện một chiến dịch cấp cao để xây dựng hình ảnh của bà như một biểu tượng quốc tế.
Năm 1990, để đạt được tính chính danh, chính quyền quân sự tổ chức bầu cử toàn quốc. NLD thắng lợi nhưng bị chính quyền khước từ chuyển giao quyền lực. Aung San Suu Kyi tiếp tục bị quản thúc tại gia trong chuỗi tháng ngày cô đơn.
Năm 1991, với ảnh hưởng của mình và nỗ lực thầm lặng của Michael, bà đoạt giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động đấu tranh, và vì là "một tấm gương tiêu biểu về quyền lực của người không quyền lực".[1]
Năm 2010, chính quyền quân sự của Thein Sein đã chính thức trả tự do cho bà và bắt đầu tiến hành cải cách. Điều này mở đường cho một cuộc bầu cử công khai và cạnh tranh vào tháng 11/2015 mà NLD giành thắng lợi áp đảo.
Tuy không thể trở thành tổng thống vì giới hạn trong Hiến pháp (đối với người có vợ/chồng và con là người nước ngoài), bà giữ cương vị cố vấn quốc gia và hi vọng có thể lèo lái đất nước thông qua tổng thống là người phụ tá thân cận của mình trước kia.
Tưởng như Myanmar từ đây đã bước sang một thời kỳ đầy hứa hẹn, với người lãnh đạo tinh thần Aung San Suu Kyi, người được dân chúng kính ngưỡng, thậm chí tôn thờ, nhưng nền dân chủ của Myanmar lại rơi vào tình trạng bấp bênh.
Kể từ khi nắm quyền lực, bà bị phê phán là chuyên chế, tự phụ, thích cho mình là trung tâm,[2] chỉ xây dựng liên minh với những người đồng chính kiến và gạt ra bên ngoài những người mà bà không ưa. 
Không những thế, điều khiến cộng đồng quốc tế hụt hẫng là bà đã im lặng trước cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội Myanmar đối với người Hồi giáo Rohingya khiến hàng ngàn người Rohingya thiệt mạng. Bà cũng đã im lặng trước bản án 7 năm tù dành cho hai nhà báo Myanmar làm việc cho Reuters vì đã điều tra cuộc đàn áp.[3]
Các vấn đề đã cho thấy rõ ràng rằng Aung San Suu Kyi đã rất khác trước. Đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những người từng tôn vinh bà và lấy bà làm hình mẫu, bà đã phản bội các giá trị mà bà từng đấu tranh cho.
Vì lẽ đó, nhiều địa phương, tổ chức trên thế giới từng vinh danh bà bằng các giải thưởng cao quý đã thu hồi các giải tưởng ấy, trong đó có các thành phố Dublin, Oxford của Anh, Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng Do Thái của Mỹ,[4] và gần đây nhất là Tổ chức Ân xá Quốc tế vào ngày 11/11 vừa qua.[5]
Có người nói sở dĩ các giá trị từng được bà đề cao giờ đây bị bà hạ thấp là vì sự ham muốn quyền lực đã làm bà mờ mắt. Và nói theo cách mà bà đã viết về tự do khỏi sự sợ hãi, thì chính sự sợ hãi mất quyền lực đã khiến bà mất tự do. 
Biểu tượng của nền dân chủ Myanmar đã thực sự sụp đổ. Có hai điều người ta có thể rút ra từ câu chuyện của Aung San Suu Kyi: thứ nhất, để không quá phụ thuộc vào biểu tượng duy nhất, phong trào đấu tranh cần xây dựng nhiều hơn một biểu tượng, và thứ hai, khi nắm quyền lực, một người có thể xa rời lý tưởng, dù người đó trước kia tốt đẹp thế nào đi chăng nữa. 
Chú thích:
[1] Dẫn lời của Chủ tịch Ủy ban Nobel
[2] Miến Điện vỡ mộng sau hai năm Aung San Suu Kyi cầm quyền
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180906-mien-dien-aung-san-suu-kyi-cam-quyen
[3] Như [2]
[4] Tổ chức Ân xá Quốc tế tước giải thưởng của bà Suu Kyi
https://www.voatiengviet.com/a/to-chuc-an-xa-quoc-te-tuoc-giai-thuong-cu...
[5] Amnesty International withdraws human rights award from Aung San Suu Kyi
https://www.amnesty.org/en/latest/news/2018/11/amnesty-withdraws-award-f...

Liên minh giữa tội phạm xã hội đỏ và xã hội đen


Trong chế độ độc đảng cộng sản, do quyền lực của các quan chức cộng sản là tuyệt đối nên sinh ra sự tha hoá tuyệt đối. Để bảo vệ cho các hoạt động phi pháp của mình, và cũng để cạnh tranh với các nhóm lợi ích khác. Các quan chức cộng sản(tội phạm xã hội đỏ) có mưu mô, thủ đoạn cao hơn thường cấu kết với các loại tội phạm bên ngoài xã hội(tội phạm xã hội đen) để bảo vệ, bảo kê cho nhau trong các hoạt động phạm pháp.
Ví dụ: Quan chức hải quan, thuế, biên phòng,… bảo kê cho tội phạm buôn lậu, chốn thuế,… Thanh tra thị trường, công an thì bảo kê cho hàng giả, hàng nhái,… Công an thì bảo kê cho tín dụng đen, ma tuý, cờ bạc, mại dâm, chiếm dụng lòng đường, vỉ hè,… Các quan chức cộng sản cao cấp thì bảo kê cho tham nhũng như vụ của Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, Hồ Thị Kim Thoa,
Nguyễn Phú Trọng là kẻ bảo kê cho cả chế độ cộng sản tham nhũng và suy đồi.
Tóm lại trong chế độ cộng sản Việt Nam việc liên minh giữa tội phạm xã hội đỏ và tội phạm xã hội đen diễn ra trên mọi lĩnh vực và mọi cấp độ.
Việc các đại biểu quốc hội phát hiện và nêu lên trên nghị trường chỉ là một vài hiện tượng nhỏ trong cả một xã hội tội phạm đỏ đen đã và đang hoành hành trong nhiều thập kỷ qua.
Tại phiên thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm chiều 13/11, ông Mai Sỹ Diến - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá cho rằng, "hiện nay một số cán bộ, công chức quan hệ phức tạp với cá nhân ngoài xã hội".
Ông giải thích, "đó là liên minh giữa những người có tiền với những người có quyền, thậm chí cả tiền - quyền - xã hội đen, hoạt động với phương châm khép kín, giấu mình nhằm lẩn tránh dư luận xã hội".
Theo ông, từ những "liên minh" nêu trên hình thành nên các nhóm chia sẻ việc công, tư liên quan đến lĩnh vực mà một người trong nhóm được Nhà nước giao phụ trách nhằm trục lợi. Nhiều cán bộ có tài sản lớn đứng danh người thân.
"Hàng loạt các vụ án đã và đang xét xử liên quan đến cán bộ, công chức đã phần nào minh chứng cho nhận định của tôi", ông nói. 
Nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện và xử lý nghiêm tội phạm, ông Diến đề nghị Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch nhận diện các mối quan hệ bất thường nói trên. Từ đó, tổ chức thanh tra, kiểm tra, điều ra để kết luận, xử lý và răn đe tội phạm có hiệu quả hơn.
"Những quan hệ không trong sáng, kể cả lợi ích không quy thành tiền nhưng đem lại sự hài lòng, thoả mãn cho người nhận. Do vậy, quyền lực phải được kiểm soát bằng cơ chế, quyền hạn phải được đảm bảo bằng trách nhiệm để chống tha hoá cán bộ", ông nói.
Những phát hiện của đại biểu Mai Sỹ Diến chỉ là một hạt cát trong cả một bãi cát tội phạm đỏ đen.
Muốn xoá bỏ loại liên minh tội phạm đỏ đen nguy hiểm này, chỉ có cách duy nhất là xoá bỏ cái chế độ đã sản sinh ra, nuôi dưỡng và bảo vệ nó. Đó chính là phải xoá bỏ chế độ độc đảng cộng sản để xây dựng chế độ dân chủ đa đảng.

Muốn chống tham nhũng phải xoá bỏ chế độ cộng sản VN


Image result for tranh phòng chống tham nhũng
11/14/2018 - 14:54 — nguyenvandai
Trong hơn hai năm qua kể từ khi Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch đốt lò chống tham nhũng. Nguyễn Phú Trọng đã đưa vào lò hàng loạt các quan chức, kể cả uỷ viên Bộ chính trị trong các vụ đại án tham nhũng và cố ý làm trái gây chấn động như vụ Ngân hàng Đại dương Oceanbank, Vụ Tập đoàn Dầu khí PVC-PVN, vụ đường đánh bạc công nghệ cao Rikvip v.v…
Sau khi loại bỏ được kẻ thù chính trị số 1 Nguyễn Tấn Dũng vào kỳ đại hội 12, có thể nói  Trọng đã đạt được thế thiên thời địa lợi nhân hòa để tiến hành một trong những chiến dịch chống tham nhũng quy mô nhất trong lịch sử đảng CSVN.
Trọng dùng chiến dịch ‘đốt lò’ này giành lại quyền lực và uy thế của mình và  cũng cố gắng lấy lại lòng tin của người dân vào nhà cầm quyền CS.
Nhưng các báo cáo về kết quả chống tham nhũng vào tháng Sáu và tháng Tám, 2018 do chính Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc công bố cho thấy một sự thật khủng khiếp về mức độ tham nhũng của chế độ CSVN.
Từ giai đoạn 2014-2016 đến giai đoạn 2016-giữa 2018, có thể thấy số lượng đảng viên bị kỷ luật đã tăng lên đáng kể, gần 7000 đảng viên, tổ chức đảng bị kỷ luật cũng tăng lên 140 tổ chức.
Số đảng viên bị kỷ luật vì tham nhũng, cố ý làm trái chênh lệch không quá nhiều.
Tuy nhiên để nói đây là chiến dịch chống tham nhũng trong hai năm qua là lớn nhất về quy mô và số lượng Đảng viên bị kỷ luật thì có lẽ không chính xác.
Nếu xét với số liệu năm 2013 (trừ ra từ số liệu 2013-2018 và 2014-2018), thì thực tế số lượng đảng viên bị kỷ luật, nhất là vì tham nhũng, cố ý làm trái vào hai giai đoạn sau đều không bằng.
Chỉ riêng 2013, đã có tới 19.542 đảng viên bị kỷ luật, trong đó có 1.580 người bị kỷ luật vì tham nhũng, cố ý làm trái.
Cũng vẫn theo Trưởng Ban Nội chính TW Phan Đình Trạc, tổng số đảng viên bị kỷ luật trong 5 năm qua là 77.662 trên tổng số khoảng 4,9 triệu đảng viên, tức chỉ chiếm 1,6%. Trong đó có 4.300 bị kỷ luật vì tham nhũng, cố ý làm trái, tức chỉ 0,09%.
Con số này có thực sự phản ánh thực tế? Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS thì “thiên về quan điểm cho rằng đó chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm”.
Như vậy con số thực tế về các quan chức cộng sản tham nhũng phải lớn hơn rất nhiều.
Và chúng ta cũng cần phải thấy rõ một điều là trong số 4,9 triệu đảng viên, thì chỉ có vài trăm ngàn đảng viên có chức, có quyền, tức là có quyền tham nhũng. Còn lại đều là đảng viên quần chúng.
Vậy tỷ lệ quan chức cộng sản tham là khủng khiếp nếu không muốn nói là 99,9% các quan chức cộng sản có chức, có quyền đều tham nhũng, số quan chức cộng sản còn là chưa bị phát hiện mà thôi.
Trong việc chống tham nhũng, quan điểm của Trọng là“đập chuột thì phải giữ bình“ tức chống tham nhũng nhưng phải giữ bằng được chế độ độc đảng CSVN. Còn quan điểm của Nhân dân là“ đập chuột thì phải đập luôn cả bình“ vì cái bình đã bảo vệ và bảo kê cho lũ chuột. Tức là muốn chống tham nhũng hiệu quả và triệt để thì phải xoá bỏ chế độ cộng sản đã sinh ra tham nhũng và bảo kê cho tham nhũng, xây dựng chế độ mới, chế độ dân chủ đa đảng thực sự của Nhân dân.
Qua các số liệu thống kê nói trên, chúng ta phải khẳng định lại một điều đã thành chân lý từ lâu đó là“Chế độ cộng sản được xây dựng lên để phục vụ cho quyền và lợi ích của các quan chức cộng sản. Chế độ cộng sản sinh ra tham nhũng, bảo vệ tham nhũng và các quan chức tham nhũng để bảo vệ chế độ.“
Bởi vậy, chúng ta muốn nước Việt Nam có tự do, dân chủ, công bằng và thịnh vượng thì việc đầu tiên mà tất cả mọi người Việt Nam phải làm là cùng nhau hợp tác và đoàn kết đấu tranh xoá bỏ chế độ cộng sản, xây dựng chế độ dân chủ đa đảng.