Tuesday, August 9, 2016

Người Việt đang giàu lên hay nghèo đi?

Theo thống kê GDP Việt Nam trong suốt những năm từ sau 1975 đến nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng liên tục.
Theo thống kê GDP Việt Nam trong suốt những năm từ sau 1975 đến nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng liên tục.

Theo VOA-08.08.2016 
Cao Huy Huân
Trên mạng xã hội mọi người đang chia sẻ với nhau rất nhiều về một bài viết của một blogger với nhan đề “người Việt giàu lên để làm gì?”, trong đó tác giả có nhắc đến những mặt trái của xã hội đang làm con người ta trở nên đau đáu, nhức nhối.
Tôi thì nhìn nhận cuộc sống này có chút khác hơn, bởi xung quanh ta xã hội vẫn đang có những bước chuyển động đáng ghi nhận. Nhưng không vì thế mà chúng ta quên đi tất cả những nguy cơ to lớn không kém so với những cơ hội mà người Việt đang có. Vậy người Việt đang giàu lên, hay nghèo đi?
Theo thống kê GDP Việt Nam trong suốt những năm từ sau 1975 đến nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng liên tục. Người dân từ chỗ nghèo khổ, khó khăn, cơ chế bao cấp cũ kỹ, lạc hậu đã chuyển sang nền kinh tế thị trường (dù chưa toàn diện và còn nhiều chuyện phải bàn). Việc tiếp cận với giáo dục, y tế, an sinh xã hội cũng tốt hơn và có xu hướng cải thiện thứ hạng chỉ số phát triển con người (HDI) đáng kể. Đó là chưa kể việc nâng cao hạ tầng, phát triển cơ sở vật chất cũng có nhiều cải tiến đáng ghi nhận. Nhìn nhận một chút, xu hướng tiêu dùng những mặt hàng cao cấp; nhà hàng, khách sạn, du lịch... đều phát triển. Sự cải thiện đáng kể của khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP cho thấy mức sống của người dân cũng có tăng, và đó là những dấu hiệu tích cực, không thể phủ nhận.
Tuy nhiên sự cải thiện đó có thật sự vượt trội so với những cái tụt hậu mà người dân phải chịu trận? Trước hết là người Việt dường như ngày càng trở nên nghèo niềm tin với nhau. Mỗi ngày, tình trạng lừa lọc, tham nhũng vẫn cứ xuất hiện đều đều trên mặt báo, đến mức từ tin tức nóng, trở thành đề tài thường xuyên đến nhàm chán. Người dân, hay đúng hơn là rất nhiều người dân nghi ngờ về mọi thứ: chính sách, con người, lãnh đạo... Biểu hiện của việc khủng hoảng niềm tin chính là các dự luật, chính sách cải cách... thường xuyên bị dư luận công kích nhiều hơn là tán thưởng. Các vấn đề lớn của xã hội thường được dân chúng đặt ra hàng loạt câu hỏi “tại sao?”, “mục đích gì?”, “động cơ gì?”, nhưng rồi mọi chuyện đâu cũng vào đấy, rất khó giải quyết triệt để. Khủng hoảng niềm tin là khi một bộ phận trí thức, như một vị đại biểu Quốc hội từng lên tiếng báo động trước đây, đang kéo ra nước ngoài làm việc mặc dù ở Việt Nam, họ cũng sẽ có được mức lương tương đương. Họ sợ môi trường giáo dục không có lợi cho thế hệ con cháu của họ; sợ môi trường pháp lý không an toan – ví dụ, khi ngay cả bộ Luật hình sự đến ngày sắp có hiệu lực thì bị phát hiện ra hàng loạt sai sót nghiêm trọng không thể chấp nhận. Họ còn sợ họ không thể tiến thân vì ‘con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa’.
Cái tụt hậu thứ hai đối với người dân chính là cái nghèo về sức khỏe. Các trường hợp tử vong tăng cao vì mọi lý do hiển hiện xung quanh con người: vì lý do cơ sở hạ tầng yếu kém, dẫn đến những tai nạn ngoài ý muốn; thực phẩm bẩn tràn lan đe dọa bữa cơm cho dù đó là bữa cơm của nhà giàu hay nhà nghèo; những ống nước thải đen ngòm tại các nhà máy (như Formosa chẳng hạn) đang hủy hoại môi trường một cách nghiêm trọng, đe dọa sinh kế của hàng triệu người dân; những công trình thủy điện đang âm thầm dìm chết con người ở hạ nguồn vào mùa mưa và hút cạn nguồn nước của người dân vào mùa nắng; hay những hàng cây xanh tăm tắp che mát cho những con đường nay bị tàn phá ghê gớm mà người ta vẫn không biết lý do vì sao.
Cái tụt hậu thứ ba chính là nghèo trí thức. Sau Thế chiến thứ Hai lực lượng trí thức ở Nhật Bản ra đi nhưng rồi quay về phụng sự đất nước, nâng nền kinh tế nước này lên vị trí thứ hai thế giới. Singapore sau năm 1963, từ một làng chài heo hút đã biết thu hút lực lượng trí thức xây dựng thành đảo quốc sư tử, trung tâm kinh tế - tài chính của cả châu Á. Hãy nhìn rất nhiều quốc gia khác nữa, trí thức ra đi rồi quay về phụng sự quốc gia. Còn ở Việt Nam thì sao? Sự tỷ lệ thuận của số lượng bằng cấp và số lượng người thất nghiệp và tỷ lệ nghịch của số lượng tiến sĩ, thạc sĩ đối với sự đóng góp thiết thực của họ vào việc quản lý nhà nước, xây dựng quê hương. Có quá bi quan không?
Cái cuối cùng mà người Việt Nam đang nghèo đi chính là đạo đức. Tôi không dám nói tất cả mọi người đang dần mất đạo đức, nhưng phần đông người ta vẫn đang bị suy giảm đạo đức. Đây cũng chính là căn nguyên cho những cái nghèo niềm tin, nghèo sức khỏe và nghèo tri thức. Sự xuất hiện dày đặc của tội phạm, từ những xó xỉnh chợ búa đến những tòa cao ốc chọc trời; từ những tên lưu manh xăm trổ đầy người đến những anh chàng ăn vận complet lịch sự... Một bức tranh xã hội kì quặc và đáng sợ. Hay như những kẻ vì lợi lộc sẵn sàng biến bữa cơm thành bữa ăn đầu độc dân tộc mình; những kiện thực phẩm bẩn đi thẳng vào nhà hàng, siêu thị, rồi nhẹ nhàng được đặt lên bàn ăn. Quả thật là có quá nhiều thứ làm cho người ta sợ hãi. Còn nữa, những quan chức sử dụng ô dù thiếu đạo đức, nâng đỡ con cháu, chiếm những vị trí lẽ ra dành cho những người có năng lực cũng khiến lực lượng trí thức (đáng lẽ ra) của xã hội này ngày càng vơi dần, đổ về Âu châu, thung lũng Silicon, hay những quốc gia khác - những nơi họ được trân trọng và trả công xứng đáng về vật chất lẫn tinh thần theo đúng năng lực của mình.
Mọi thứ đang dần dần tồi tệ hơn, chẳng phải vì có người bảo rằng người Việt sẽ chết sớm trước khi họ giàu có. Vì đơn giản với tôi, nó tệ hơn vì người Việt đang nghèo nàn, tụt hậu cho đến ngày tạ thế.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đại tướng quân đội Việt Nam lĩnh lương bao nhiêu?

 Chi tiêu quân sự của Việt Nam năm 2015 đạt 4,4 tỉ đôla, chiếm 8% tổng chi tiêu chính phủ.Chi tiêu quân sự của Việt Nam năm 2015 đạt 4,4 tỉ đôla, chiếm 8% tổng chi tiêu chính phủ.
VOA-09.08.2016
Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết việc tăng lương, phụ cấp và trợ cấp đối với các quân nhân trong đó có các tướng lĩnh cao cấp.
Theo quy định được báo chí trong nước đăng tải, lương cấp bậc quân hàm sĩ quan với đại tướng là 12.584.000 đồng/tháng, khoảng 500 đôla Mỹ/tháng; thượng tướng 11.858.000 đồng; trung tướng 11.132.000 đồng; thiếu tướng 10.406.000 đồng.
Truyền thông Việt Nam đưa tin, ngoài bảng lương còn có bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo quân đội nhân dân.
Bộ trưởng Quốc phòng có hệ số phụ cấp cao nhất 1,5 với số tiền hiện hưởng là 1.815.000 đồng/tháng; phụ cấp của Tổng tham mưu trưởng – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị là 1.694.000 đồng.
Theo quy định hiện hành, có ba chức vụ trong quân đội được giữ cấp bậc quân hàm cao nhất là đại tướng, gồm: Bộ trưởng Quốc phòng; Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Báo chí quốc tế mới đây dẫn các nguồn tin cho biết rằng năm ngoái, chi tiêu quân sự của Việt Nam đạt 4,4 tỉ đôla, chiếm 8% tổng chi tiêu chính phủ. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới Stockholm (SIPRI), đó là sự gia tăng đáng kể từ năm 2005, khi Việt Nam chỉ chi tiêu vào khoảng 1 tỉ đôla.
Trong khi đó, chuyên viên phân tích Công nghiệp Quốc phòng châu Á Thái Bình Dương tại IHS Jane's ước tính, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam sẽ tăng lên tới 5 tỉ đôla trong năm nay và 6,2 tỉ đôla đến năm 2020.
Theo SIPRI, các con số này có thể gia tăng nhanh chóng nhưng vẫn kém xa so với các nước chi tiêu nhiều cho quốc phòng nhất thế giới. Mỹ dẫn đầu với 596 tỉ đôla trong năm 2015 và Trung Quốc đứng thứ hai với 215 tỉ đôla.
Theo VnExpress, VietNamNet, SIPRI, CNN

Ông Nguyễn Phú Trọng chủ tâm rước giặc vào nhà?

Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Theo VOA-09.08.2016 
Lê Anh Hùng
Cộng đồng mạng Việt Nam vẫn chưa hết bàn tán về vụ nhóm hacker 1937CN của Trung Quốc gây sự cố tại sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất chiều ngày 29/7 vừa qua. Đám hacker đã tấn công trang web của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam rồi chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin tại sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, trước khi tung ra những thông tin xuyên tạc về vấn đề Biển Đông, xúc phạm Việt Nam và Philippines.
Sự cố này khiến nhiều người giật mình lo lắng, bởi hiện nay hạ tầng mạng của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các công ty Trung Quốc, đặc biệt là Huawei và ZTE. Đây là hai tập đoàn từ nhiều năm qua đã bị vạch mặt chỉ tên là công cụ phục vụ đắc lực cho chính quyền Trung Quốc trong hoạt động thu thập thông tin tình báo trên khắp thế giới. Vào Google gõ dòng chữ “Huawei; ZTE; gián điệp” thì chỉ nửa giây sau, công cụ tìm kiếm này đã cho ra hơn 13.000 kết quả. Nghĩa là thông tin về việc hai tập đoàn thiết bị viễn thông này làm gián điệp cho chính quyền Bắc Kinh đã đầy rẫy trên mạng.
Cuối tháng 1/2015, trang Thanh Niên Online khởi đăng loạt bài 5 kỳ với nhan đề “'Chó sói' Huawei và nguy cơ cho an ninh viễn thông Việt Nam”, trong đó có đoạn: “Theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam công bố tháng 4/2013, có tới 6/7 hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE. Đặc biệt, hiện có hơn 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) của các nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của hai tập đoàn Trung Quốc này.” Bài báo cho biết thêm là nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, Anh, Úc và Ấn Độ đã “cấm cửa” Huawei từ lâu. Thậm chí, Michael Hayden, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Mỹ (NSA) và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) còn thẳng thừng khẳng định chuyện Huawei làm gián điệp cho Bắc Kinh là điều “không phải bàn cãi”.
Những thông tin về việc Huawei và ZTE làm gián điệp cho nhà cầm quyền Trung Quốc không phải gần đây mới nổi lên, mà đã xuất hiện từ nhiều năm trước.
Ngày 30/3/2009, tờ Daily Mail của Anh đăng bài: “China 'could use BT network to launch cyber attack and cripple Britain'” (tạm dịch: “Trung Quốc có thể sử dụng mạng lưới của British Telecom để phát động cuộc tấn công mạng làm tê liệt nước Anh”). Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban Tình báo Liên hợp Alex Allen được cho là đã thông báo về mối đe doạ này trong một cuộc họp của uỷ ban liên bộ về an ninh quốc gia hồi tháng 1/2009. Tháng 4/2005, Huawei đã ký hợp đồng cung cấp những bộ phận then chốt cho mạng viễn thông mới của British Telecom. “Một cuộc tấn công mạng có thể làm ngưng trệ mạng lưới cung cấp điện, nước, hệ thống phân phối thực phẩm, giao thông vận tải, tài chính, điện thoại và truyền hình”, bài báo viết.
Ngày 30/4/2010, tờ New York Times đăng bài “India Tells Mobile Firms to Delay Deals for Chinese Telecom Equipment” (tạm dịch: “Chính phủ Ấn Độ yêu cầu các hãng điện thoại di động hoãn các thương vụ mua thiết bị viễn thông Trung Quốc”). Theo bài báo, lo ngại trước các báo cáo về hoạt động gián điệp và hacker của Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ đã ngăn các nhà mạng di động trong nước giao dịch với các công ty sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc.
Ngày 28/6/2010, tạp chí Tia Sáng (Bộ Khoa học & Công nghệ) đăng bài “Chiến lược chiếm lĩnh thị trường thế giới của Trung Quốc”, trong đó có đoạn: “Ngay cả các nhân viên tình báo Đức cũng phải nhăn mặt mỗi khi nghe đến cái tên Huawei và họ luôn cảnh báo các bên liên quan phải hết sức cảnh giác, nhất là đối với các lĩnh vực cần có độ an toàn cao. Người ta cho rằng điệp viên Trung Quốc có thể đột nhập lối cửa sau vào các công trình mà Huawei cung cấp thiết bị mạng để lấy thông tin mật của doanh nghiệp mà không sợ bị lộ.”
Ngày 1/8 vừa qua, trang Bauxite Việt Nam đã đăng bài “Huawei (Hoa Vi)”. Trong bài, tác giả Mạnh Kim viết: “…Cho đến nay, dù nhiều lần báo chí trong nước đã đề cập yếu tố an ninh quốc gia liên quan đến việc sử dụng các thiết bị Hoa Vi nhưng chưa từng có động thái cụ thể gì từ giới chức trách trong việc giám sát các thương vụ làm ăn cũng như hệ thống kỹ thuật mà Hoa Vi cung cấp. […] Nếu các hệ thống mạng cấp quốc gia, từ mạng an ninh nội bộ, hệ thống điện lưới quốc gia, đến hệ thống điện tử quốc phòng, bị tấn công thì sẽ phản ứng như thế nào…”
Tuy nhiên, nếu từ đó mà vội đi đến kết luận rằng lãnh đạo Việt Nam không quan tâm gì đến Huawei, ZTE nói riêng và an ninh mạng quốc gia nói chung thì quả là oan ức cho họ. Bằng chứng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật vẫn được coi là đứng đầu chính thể hiện nay ở Việt Nam, từng ít nhất hai lần xuất hiện trên mặt báo cùng hai cái tên nói trên. Vậy với tư cách là người phải chịu trách nhiệm cao nhất về những gì diễn ra ở Việt Nam hơn 5 năm qua, ông ta đã quan tâm lo lắng cho vấn đề an ninh quốc gia hệ trọng này như thế nào?
Trong chuyến công du Trung Quốc lần đầu tiên trên cương vị Tổng Bí thư ĐCSVN, ông Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đoàn tuỳ tùng hùng hậu của mình đến thăm tập đoàn Huawei tại thành phố Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông, vào ngày 14/10/2011. Tại trụ sở tập đoàn này, TBT Trọng đã chứng kiến lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Huawei và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) về việc thành lập Trung tâm Phát triển, Nuôi dưỡng và Ứng dụng ICT.
Chưa hết, trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai từ 7-10/4/2015, TBT Nguyễn Phú Trọng đã tiếp lãnh đạo hai tập đoàn Huawei và ZTE tại Bắc Kinh vào ngày 9/4/2015. Báo điện tử Chính phủ cho biết:
“…Tổng Bí thư chúc mừng những thành công của Hoa Vi trong hoạt động sản xuất kinh doanh... Tổng Bí thư đánh giá cao kết quả hợp tác của Hoa Vi với các công ty viễn thông của VN và sự hỗ trợ trong đào tạo nhân lực thuộc lĩnh vực thông tin - viễn thông của VN. Tổng Bí thư mong rằng Hoa Vi sẽ tiếp tục triển khai nhiều dự án hợp tác làm ăn hiệu quả tại VN, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của VN cũng như tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước.
[…] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những nỗ lực của Trung Hưng (ZTE) trong việc triển khai các dự án hợp tác về lĩnh vực truyền thông và tín hiệu đường sắt; hy vọng hai bên sẽ tăng cường hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà hai bên cùng quan tâm. Trong những năm qua, Công ty Trung Hưng (ZTE) đã thực hiện được gần 50 dự án, trong đó có dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu 3 tuyến đường sắt phía Bắc và khu đầu mối Hà Nội. Đại diện Công ty Viễn thông Trung Hưng cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để Trung Hưng hoạt động hiệu quả tại VN, đồng thời mong muốn tiếp tục được sự hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện giai đoạn II dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt.”
Với việc được người chịu trách nhiệm cao nhất về an ninh quốc gia hết dành cho đặc ân thăm viếng tận nơi lại đến lượt ưu tiên tiếp đón trọng thị và nhiệt thành ủng hộ việc mở rộng hợp tác làm ăn tại Việt Nam thì liệu còn ai trong cái đám “công bộc” vốn chỉ biết “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” kia dám to gan “ý kiến ý cò” gì về Huawei hay ZTE?
Tác giả Mạnh Kim kết thúc bài viết về Huawei của mình bằng câu: “Chủ quyền không chỉ liên quan đến biển đảo. Chủ quyền là các vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia nói chung trong đó có an ninh mạng…” Về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, ông Nguyễn Phú Trọng đã để lại cho hậu thế câu phát ngôn bất hủ: “Tình hình Biển Đông không có gì mới” (!!!). Còn về trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia trong lĩnh vực mạng viễn thông thì với những gì nêu trên, chẳng phải là người đứng đầu Đảng CSVN đã chủ tâm “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về dày mả tổ” hay sao?
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nỗi khổ sau lũ ở Lào Cai

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 
Theo RFA-2016-08-08  
ttvn-080816.jpg
Nước lũ dâng cao trên sông Hồng, Lào Cai. Courtesy of Báo Lào Cai
Trong vòng chưa đầy hai giờ đồng hồ, lúc mọi người vẫn còn đang say giấc lúc 2 giờ sáng ngày 5 tháng 8, một trận lũ ống lớn chưa từng thấy đã kéo đến và xóa sạch một ngôi làng, gây ngập úng nhiều làng, xã, nhiều huyện ở tỉnh Lào Cai. Hậu quả của trận lũ này để lại không nhỏ chút nào, và đời sống của bà con hiện nay ra sao?

Thiệt hại

Theo thông tin từ các báo địa phương, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đã làm 11 người bị thiệt mạng; cuốn trôi, vùi lấp nhiều nhà ở, tài sản, gia súc.
Hậu quả thì quá nặng, hiện tại chỉ mới tìm được ba người mất tích. Có 60 gia đình bị cô lập, chỉ tạm thời bắc cầu tre để đưa hàng hóa vào bên trong.
- Nữ cán bộ sở cứu hộ tỉnh Lào Cai
Giới chức tỉnh Lào Cai cho rằng nguyên nhân do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Nida đã gây ra mưa to suốt 4 ngày liền trên địa bàn Lào Cai. Đến sáng ngày 5 tháng 8, lượng mưa đo được tại một số huyện ở mức cao như Bát Xát 152mm, thành phố Lào Cai 63mm, Sapa 60mm, Bảo Yên 72mm. Trong đó, huyện Bát Xát chịu ảnh hưởng nặng nhất, cây cầu treo qua thôn Sủng Hoảng bị cuốn trôi làm cho 16 gia đình bị cô lập.
Các tuyến đường giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tuyến đường 4D từ thành phố Lào Cai đi Sapa bị tắc, tuyến đường từ thành phố Lào Cai đến Bát Xát cũng bị chia cắt, nhiều tuyến đường tỉnh lộ cũng bị nước dâng cao, không thể lưu thông.
Một nữ cán bộ thuộc sở cứu hộ cứu nạn tỉnh Lào Cai cho hay:
Vấn đề lương thực thì hiện tại đang có các đoàn cứu trợ gởi vào. Tạm thời cũng ổn rồi. Nhưng phải chờ thời gian để thống kê thiệt hại.”
Tuy nhiên, một cán bộ làm việc tại ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, yêu cầu giấu tên, chia sẻ:
”Bão cũng đã đi qua rồi. Hậu quả thì quá nặng, hiện tại chỉ mới tìm được ba người mất tích. Có 60 gia đình bị cô lập, chỉ tạm thời bắc cầu tre để đưa hàng hóa vào bên trong, vẫn chưa thể nói được gì.”
Vị này nhận xét là mức thiệt hại về người và tài sản là không thể kể xiết, mặc dù số lượng người chết và mất tích đã xác định là 11 người nhưng số người bị khủng hoảng tinh thần về lâu dài và nhiễm các bệnh tật do bị thương, do thiếu lương thực và thiếu vệ sinh sẽ còn là một ẩn số không nhỏ.
Với nguồn sống vốn èo ọp từ trước đến nay, kinh tế của Lào Cai, nhất là các xã bị thiệt hại nặng sẽ khó vực dậy sau trận lũ này. Để làm được điều này có lẽ phải tốn đến cả chục năm.
cu_tro.jpg
Hàng tiếp tế được vận chuyển bằng cáp treo qua chiếc cầu đã bị sập đến hai thôn Sủng Hoảng 1, Sủng Hoảng 2. Courtesy of TTXVN
Một cán bộ tên Phương, làm việc tại huyện Bát Xát, chia sẻ:
“Hiện tại bây giờ chưa có tin gì về sức khỏe. Chỉ có một số người quá mệt do chạy lũ, nhà cửa thì sạt lở hết. Đá tầm ba tấn đến 5 tấn trôi xuống thì còn gì. Cây gỗ trên rừng trôi về hết, lấp sạch mọi thứ.”
Ông Phương cho biết thêm là xã Cốc San, huyện Bát Xát cũng bị ảnh hưởng rất nặng, toàn bộ hệ thống ao hồ trong huyện ngập trắng, cá mất, ruộng trắng xóa bùn lầy. Chính quyền địa phương đã di chuyển được 10 gia đình thuộc vùng núi sạt lở ra khu trường học. Trong đó, thôn Luổng Giang thuộc xã Cốc San, có trường hợp thương tâm là ba chị em ruột gồm hai gái, một trai của một gia đình bị nước sạt đất chèn lấp. Các cháu bé không may mắn đã được mai táng.

Công tác cứu trợ

Ông Phương chia sẻ về tình hình cứu trợ đến bà con:
“Chủ yếu bây giờ hỗ trợ về mì tôm, nhu yếu phẩm, bà con cần nồi niêu, bát đũa, tạm thời là vậy. Nhưng về lâu về dài thì phải mua tấm pro ciment về lợp nhà cho bà con sống chứ chẳng còn gì… Hiện tại chỉ có khả năng cứu trợ một ít nhu yếu phẩm để qua ngày. Nhà nước đang có chính sách cấp mỗi người hai bộ quần áo để khỏi bị lạnh thôi.”
Dường như những suất quà ít ỏi hiện tại cũng chỉ làm ấm bụng người khốn khó vài ba bữa là cao chứ không giải quyết lâu dài được, nói cho cùng là giống như hạt muối bỏ bể trong hoàn cảnh này.
Hiện tại chỉ có khả năng cứu trợ một ít nhu yếu phẩm để qua ngày. Nhà nước đang có chính sách cấp mỗi người hai bộ quần áo để khỏi bị lạnh thôi.
- Ông Phương, cán bộ huyện Bát Xát
Một người dân thôn Sùng Hoảng 2, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, Lào Cai, tên Kính, chia sẻ:
“Đất đá lấp đầy, muốn khôi phục lại chắc mất ít nhất cũng 5 năm. Khó, đời sống sẽ rất khó để mà nói chuyện tồn tại! Vài trăm hecta hoa màu bị mất trắng hoàn toàn. Mưa lũ, nước ở trên rừng đổ xuống…”
Ông Kính vẫn chưa hết kinh hoàng cho biết thêm là có 16 căn nhà trong thôn bị xóa sạch. Ông may mắn hơn những người khác trong thôn do đi buôn hàng chuyến, lẽ ra đêm mùng 4 ông về nhà nhưng lại gặp bạn, ngồi uống mấy chén thì say khướt, phải ngủ lại thành phố Lào Cai. Trong khi đó, chưa bao giờ ông uống vài ba chén rượu mà bị say như hôm tối mùng 4, một đêm mà sau đó vài giờ là nỗi kinh hoàng ập xuống hàng xóm và gia đình ông.
Một cán bộ xã Phìn Ngan cho biết hiện vẫn chưa có thể vào thôn được bởi con nước quá dữ. Nếu vượt được suối đang lũ, lội bộ vào được Sùng Hoảng 2 cũng phải mất ba giờ đồng hồ, bị sạt lở, chẳng biết đâu là đường, đâu là hố sâu. Hiện tại, cả 16 ngôi nhà của người dân đều không còn vết tích.
Ông Chảo Phủ Páo, 60 tuổi, ngậm ngùi cho biết 16 gia đình với 105 người, sau lũ có 3 người mất tích, 102 người còn lại tạm xuôi xuống tá túc nhờ tại thôn Sùng Hoảng 1 - nơi cũng bị cô lập nhưng còn nhà ở. Ông Páo nói rằng suốt mấy mươi năm nay, lần đầu tiên ông thấy một trận lũ lớn đến mức kinh hoàng như vậy!
Ông Páo cho biết thêm là số người dân sống sót sau trận lũ có đến hơn một nửa là trẻ em, hiện tại, mọi người đang đói rét, đói thì chưa đến nỗi quá đói bởi có mì tôm cứu tế. Nhưng rét thì 100% bị rét bởi không có ai mang theo bộ áo quần dự phòng nào khi chạy. Cả thôn rủ nhau chạy sau khi trưởng thôn là con trai ông Páo chạy đi gọi từng nhà dậy để chạy lũ. Khi mọi người chạy đến lưng chừng đồi thì nghe tiếng nước dội vào vách núi như bom nổ chảy xuống thôn. Và sáng hôm sau về thăm thì thấy cả thôn ngập nước, các ngôi nhà trong thôn hoàn toàn bị xóa trắng không còn dấu vết. Có ba người ngủ quên đã bị lũ cuốn mất.
Tình trạng của những người dân vùng lũ ở tỉnh Lào Cai hiện nay có thể nói rằng quá thảm khốc và sự tổn thương, mất mát của người dân nơi đây khó có gì bù đắp nổi. Họ đang mong chờ những bàn tay nhân ái của đồng loại!

Hiểm họa hóa chất tràn ra môi trường

RFA- 2016-08-09  
000_APH2001031641421.jpg
Một bé gái ở xã Bản Đôn, huyện Đắk Lắk, tỉnh Tây Nguyên  AFP photo
Vụ đường ống nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Dak Nông vỡ hôm cuối tháng 7 vừa qua được giới chuyên gia nhận định là hiểm họa khai thác bô xít tại Tây Nguyên đang lộ rõ và sắp tới sẽ gây hại như cảnh báo được các nhà khoa học đưa ra cách đây gần cả chục năm khi chính phủ Hà Nội quyết định thực hiện dự án bị cho là phiêu lưu đó.
Vụ mới nhất
Đường ống nhà máy Alumin Nhân Cơ tại huyện Dak R’lắp, tỉnh Dak Nông do nhà thầu Chalieco- Trung Quốc phụ trách vào sáng ngày 23 tháng 7 vừa qua bị vỡ khiến hóa chất kiềm tràn ra ngoài.
Lượng kiềm tràn ra ngoài được nói gần 9,6 mét khối.
Truyền thông trong nước loan tin một số kiềm thấm xuống lòng đất trong phạm vi 600 mét vuông, phần còn lại chảy theo đường ống đổ xuống suối Dak Dao.
Vấn đề bauxite đã có đủ các tầng lớp nhân dân có ý kiến, đã dự đoán những nguy hiểm không những cho kinh tế, môi trường, vấn đề bảo vệ tổ quốc...nhưng lãnh đạo họ không để tâm nghe.
- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang 
Một người dân tại xã Dak Dao cho tờ Giao Thông biết khi nước từ đường ống bị vỡ tràn xuống suối thì nước trở nên đục, có màu sẫm đen, mặt nước nổi váng loang lổ… Người dân tiếp xúc với nước suối chừng 10 phút thấy chân bị ngứa, da khô cứng, căng ra. Chỗ da non nếu tiếp xúc nước đó bị đau rát và cả nổi rộp lên như bị bỏng nước sôi.
Cá trong suối chết nổi lên. Những người dân thấy cá chết xuống suối vớt lên đã bị những hiện tượng như vừa nêu.
Thông tin từ Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Dak Nong cho biết phía Công ty Nhôm Dak Nông đã tiến hành thu gom lượng hóa chất bị thoát ra bên ngoài; phần đất bị kiềm tràn ra được xúc đổ vào hồ chứa bùn đỏ; ngoài ra còn dùng hóa chất pha loãng trung hòa lượng kiềm…
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên & Môi trường sau khi phân tích mẫu nước lại báo cáo nói độ pH trong nước, đất vẫn nằm trong qui chuẩn của Việt Nam. Đoàn kiểm tra của cơ quan chức năng cũng nói không ghi nhận thấy hiện tượng bất thường nào xảy ra cho cây cối, sinh vật trong khu vực khảo sát.
Ban Quản lý dự án Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ – Vinacomin còn cho vụ vỡ đường ống khiến hóa chất kiềm tràn ra ngoài không ảnh hưởng đến môi trường. Dù thế ban này cũng cùng nhà thầu Chalieco khắc phục sự cố.
Vụ vỡ đường ống Nhà máy Alumin Nhân Cơ xảy ra trong giai đoạn nhà thấu Chalieco, Trung Quốc đang tiến hành các bước để chạy thử liên động toàn nhà máy.
Thông tin cho hay tính đến ngày 22 tháng 7 vừa qua tổng số kiềm đã nhập về Nhà máy Alumin Nhân Cơ là hơn 22 ngàn 110 tấn.
Cảnh báo của chuyên gia
Ngay từ năm 2007 khi dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên được chính quyền Hà Nội chuẩn thuận, nhiều chuyên gia, nhân sĩ- trí thức Việt Nam lên tiếng, ký thỉnh nguyện không thể tiến hành vì nhiều mối nguy về môi trường, xã hội, quốc phòng… tuy nhiên dự án vẫn được tiến hành vì theo những vị điều hành lúc bấy giờ đó là chủ trương lớn của ‘đảng và nhà nước.’
cafeland.jpg-400.jpg
Nhà máy Alumin Nhân Cơ tại huyện Dak R’lắp, tỉnh Dak Nông. Photo courtesy of cafeland
Tiến sĩ địa vật lý Nguyễn Thanh Giang vào ngày 5 tháng 8 nhắc lại việc ý kiến phản biện đối với dự án khai thác bauxite Tây Nguyên không được lắng nghe dẫn đến những hậu quả như lâu nay:
“Vấn đề bauxite đã có đủ các tầng lớp nhân dân có ý kiến, đã dự đoán những nguy hiểm không những cho kinh tế, môi trường, vấn đề bảo vệ tổ quốc.
Nhiều tầng lớp nhân dân đã nói, không chỉ trí thức, lão thành cách mạng mà cả những đảng viên, rồi bậc công thần như cụ Võ Nguyên Giáp cũng có ý kiến.
Tất nhiên những người trong lĩnh vực chuyên sâu như chúng tôi cũng đã phát biểu ý kiến, đã tha thiết can ngăn nhưng những người lãnh đạo họ không để tâm nghe.
Bây giờ những tai họa đó đang xuất hiện và sẽ còn xuất hiện ở khắp nơi.”
Giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một trong những trí thức chủ xướng Trang Bauxite Việt Nam nhằm gióng tiếng cảnh báo đối với dự án đó nhắc lại tác hại hóa chất kiềm tràn ra môi trường do đường ống bị vỡ hôm cuối tháng 7 vừa qua ở nhà máy alumin Nhân Cơ cũng như cảnh báo về những tai họa khác mà thế giới thấy trước do một dự án như khai thác bauxite ở Tây Nguyên gây ra:
Các cơ quan thông tấn không được nói cho đầy đủ, đến nay đồng bào tại đó bị tác động vào xương thịt, vào đời sống mới kêu rên, báo chí mới nêu lên. Nếu phản ánh cho hết những cái mà dân đang chịu thì lớn lắm.
- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang 
“Chất sud, chất kiềm này rất nguy hiểm ví dụ tiếp xúc với nó có thể bị ‘tuột tay, tuột chân’, làm mệt; chưa nói trong chất bùn đó còn có kim loại nặng, những chất độc khác nữa ở mức độ ít, còn kiềm là nhiều.
Như vậy trên thế giới người ta rất sợ chuyện này. Ví dụ như ở úc những hồ chứa bùn đỏ nằm ở những chỗ sâu nhất, không thể chảy đi đâu hết. Nếu hồ có vỡ thì (bùn đỏ) cũng nằm tại đó; có thấm xuống nước ngầm cũng tại chỗ đó. Còn ở Việt Nam thì nằm chỗ cao nhất là Tây Nguyên nên rất nguy hiểm.
(Vỡ) lần này không phải là lần duy nhất/lần đầu/lần cuối mà trong tương lai qua khai thác bùn tích lũy càng ngày càng nhiều.
Tai họa là do các đường ống không chịu lực đủ vỡ ra, hoặc hồ chứa bùn bị động đất hay do nhân tai là người ta phá khi chiến tranh, khủng bố… Trước đây đã có nói đó là quả bom lơ lửng trên đầu chúng ta.”
Bác sĩ Hồ Hải vào cuối tháng tư vừa qua có một bài viết đưa lên trang blog cá nhân kể rõ ‘Tết âm lịch 2016 vừa rồi, tôi về thăm lại Dak Lak và được biết thị trấn Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nong, nơi mà các khu công nghiệp bauxite Tây Nguyên Tân Rai và Nhân Cơ đã làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Dân Gia Nghĩa bây giờ không dám uống nước từ giếng nước, mà phải mua mước từ Ban Mê Thuột vể để uống. Người dân có khả năng đưa con em mình di cư từ Gia Nghĩa đến thành phố hoặc địa phương khác sinh sống và học tập.’
Phản biện
Đối với những giải thích mà cơ quan chức năng cũng như ban quản lý dự án nhà máy alumin Nhân Cơ đưa ra về vụ vỡ đường ống khiến hóa chất kiềm tràn ra ngoài, giáo sư Nguyễn Thế Hùng có ý kiến:
“Họ nói rằng hồ an toàn là nói với những người không hiểu biết. Có thấm ít chứ không phải không thấm. Cứ tưởng tượng ngày này qua ngày nọ thì sẽ thấm bao nhiêu.
Bây giờ đường ống vỡ ra thì người ta thấy chứ còn thấm xuống thì người ta không thấy. Những nguy hiểm được các nhà khoa học nhìn thấy bằng trí tuệ, còn ‘người trần, mắt thịt’ làm sao thấy được; cho nên họ nói như tự vả vào miệng thôi.”
Tiến sĩ địa vật lý Nguyễn Thanh Giang có nhận định về thông tin tác hại do những nhà máy thuộc dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên được tiết lộ:
“Các cơ quan thông tấn không được nói cho đầy đủ, đến nay đồng bào tại đó bị tác động vào xương thịt, vào đời sống mới kêu rên, báo chí mới nêu lên. Nếu phản ánh cho hết những cái mà dân đang chịu thì lớn lắm.
Người dân ở đó gánh chịu và cả dân tộc phải chịu về vấn đề kinh tế và phá hoại môi trường thì còn lớn lắm.”
Dự án bị phản đối
phapluatplus.jpg-400.jpg
Nhiều cá tôm chết bất thường tại dòng suối Đắk Dao. Photo courtesy of phapluatplus.vn
Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên được bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam thông qua tại đại hội lần thứ 9.
Thủ tướng chính phủ ký quyết định phê duyệt qui hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 có tính đến năm 2025.
Truyền thông trong nước vào tháng 3 năm 2015 đưa ra con số lỗ của nhà máy Nhân Cơ trong 6 năm đầu là 3 ngàn tỷ đồng, nhà máy Tân Rai ít hơn là 460 tỷ đồng cho 3 năm đầu.
Dù lỗ lã và gây hại cho môi trường, xã hội và nguy cơ về quốc phòng, thế nhưng dự án vẫn được nhà nước tiến hành. Giáo sư Nguyễn Thế Hùng lý giải sự bất hợp lý đó như sau:
“Trước hết cơ chế ( tại Việt Nam) không phải ‘của dân, do dân và vì dân’ mà là cơ chế của lãnh đạo; họ muốn làm gì thì làm. (Đơn cử một bài toán có nhiều nghiệm), anh là lãnh đạo một công ty nhà nước thì phải xướng việc này, xướng việc kia mới có ăn được chứ! Lỗ là đất nước lỗ còn trong túi cá nhân thì ngày càng đầy.
Hoặc là bị áp lực của một thế lực nào đó chi phối, bắt phải làm. Nếu không làm thì (bị) đánh bài ngửa và sẽ chết; như bị đeo thòng lọng và bảo đi mà không đi là bị giật.
Trên đất nước này biết bao nhiêu dự án lỗ lã chứ đâu phải riêng gì bauxite Tây Nguyên. Như (dự án) Vũng Áng cũng lỗ lã biết bao nhiêu và nguy hiểm là đang giết cả dân tộc Việt Nam.”
Tiến sĩ địa vật lý Nguyễn Thanh Giang cũng có ý kiến:
“Theo tôi rất đáng phàn nàn các cấp lãnh đạo vì họ kiêu ngạo cộng sản, họ không không chịu lắng nghe ý kiến của nhân dân. Có những người có trí thức, trí tuệ và tấm lòng đối với đất nước hơn hẳn các nhà lãnh đạo; nhưng những vị lãnh đạo có ‘ghế’ và lo bảo vệ chiếc ghế đó chứ không lo bảo vệ chân lý, quyền lợi của đất nước và nhân dân.
Trên đất nước này biết bao nhiêu dự án lỗ lã chứ đâu phải riêng gì bauxite Tây Nguyên. Như (dự án) Vũng Áng cũng lỗ lã biết bao nhiêu và nguy hiểm là đang giết cả dân tộc Việt Nam.
- Giáo sư Nguyễn Thế Hùng 
Những người ( lãnh đạo) đó đã tạo ra rất nhiều hiểm họa mà gần đây mới phát giác như Formosa.
Trở lại cách đây 10-15 năm, các ý kiến phân tích đã hết sức đầy đủ. Bây giờ buộc các nhà lãnh đạo phải nghiêm chỉnh tổ chức các hội thảo để các nhà khoa học thuộc mọi lĩnh vực phân tích, đưa ra kiến nghị thu gọn, thậm chí phá bỏ, dừng thực hiện dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.”
Một vị giáo sư- tiến sĩ khác tại Việt Nam, ông Nguyễn Đức Dân, có bài điểm lại ý kiến của cả hai phía ủng hộ và phản đối dự án bauxite Tây Nguyên. Ông này cũng tổng hợp toàn bộ thông tin được báo chí trong nước loan tải về những diễn tiến suốt thời gian qua tại hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ.
Kết luận của giáo sư- tiến sĩ Nguyễn Đức Dân là nhân vụ vỡ đường ống nhà máy alumin Nhân Cơ vào cuối tháng 7 vừa qua, chính phủ Hà Nội cần có những hành động kiên quyết, muộn còn hơn không.
Báo Giao thông trong nước trích phát biểu của phó giáo sư- tiến sĩ Nguyễn Văn Phổ thuộc Viện Công nghệ Địa chất và Khoáng sản, Hội Địa Chất Việt Nam ‘nếu không cẩn trọng trong khai thác bauxite ở Nhân Cơ sẽ có nguy cơ thảm họa môi trường tại Tây Nguyên giống Formosa ở Hà Tĩnh.’

Từ Cồn Sẻ, Nghi Thiết, đến Vinh

 Kính Hòa, phóng viên RFA 2016-08-09  
tinhdongchuacuuthe.com.jpg
Giáo dân xứ Cồn Sẻ, hạt Hòa Ninh, giáo phận Vinh đã xuống đường biểu tình đòi đóng cửa Formosa hôm 7/7/2016.  Photo courtesy of tinhdongchuacuuthe.com
Trong thời gian chỉ hơn 1 tháng, liên tục có những cuộc biểu tình của dân chúng ba tỉnh miền Trung là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, biểu tình đòi môi trường trong sạch, phản đối những hành động hủy hoại môi trường của công ty thép Formosa tại Hà Tĩnh, đòi đóng cửa công ty này. Một điều đặc biệt là những cuộc biểu tình này có đại đa số người tham gia là giáo dân Công giáo. Đã có đàn áp xảy ra, và có đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh.
Liên tục biểu tình vì môi trường
Ngày 7 tháng Bảy giáo dân tại Cồn Sẻ, tỉnh Quảng Bình biểu tình chống nhà máy Formosa, và xung đột có đổ máu đã xảy ra giữa người biểu tình và lực lượng an ninh.
Ngày 30 tháng Bảy, hàng trăm ngư dân xã Nghi Thiết, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An biểu tình chống việc đền bù đất đai không thỏa đáng, và chống một nhà máy xi măng ở đây gây ô nhiễm môi trường. Lực lượng chức năng đã đàn áp, nhiều ngư dân bị thương.
Ngày 7 tháng Tám nhiều ngàn giáo dân trên nhiều giáo xứ của ba tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp xuống đường tổ chức Một ngày vì môi trường, dọn dẹp vệ sinh, đồng thời biểu tình đòi nhà máy Formosa phải bị đóng cửa. Theo ghi nhận của đài RFA thì đã không có điều gì đáng tiếc xảy ra, mặc dù là lực lượng an ninh đã được triển khai rất đông đúc trên khắp ba tỉnh miền Trung.
Xáo trộn xã hội là không tránh khỏi ở những nước nghèo và những nước theo chính sách gọi là đầu tư tối đa và bỏ qua vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Kỹ sư Lê Quốc Trinh
Ngay sau khi vụ Cồn Sẻ xảy ra, Kỹ sư Lê Quốc Trinh, người có kinh nghiệm 40 năm làm trong ngành luyện kim tại Canada nói với chúng tôi rằng bằng những dự án không đoái hoài gì đến môi trường như Formosa, thì cuộc sống dân chúng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, xáo trộn xã hội là không tránh khỏi:
Vậy cho nên vấn đề ô nhiễm môi trường tại sao lại tác động mạnh lên người dân, đến lúc mà họ chịu không nổi, con cái, người thân, chính bản thân mình, phải mang bệnh tật suốt đời chữa không được, họ phải lên tiếng. Thành ra xáo trộn xã hội là không tránh khỏi ở những nước nghèo và những nước theo chính sách gọi là đầu tư tối đa và bỏ qua vấn đề ô nhiễm môi trường.”
Sau cuộc biểu tình ở giáo phân Vinh xảy ra, Kỹ sư Phạm Phan Long, sáng lập viên của tổ chức Sinh Thái Việt tại Hoa Kỳ, trong email trả lời phỏng vấn của chúng tôi nói rằng các thảm hoại môi trường không những có thể gây ra những xáo trộn về xã hội mà còn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính trị nữa.
Những cuộc biểu tình có tổ chức
400.jpg
Giáo dân giáo phận Vinh biểu tình vì môi trường hôm 7/8/2016.
Điều đặc biệt trong những cuộc biểu tình vừa qua có rất đông giáo dân Công giáo và được tổ chức rất trật tự.
Một người quan sát kỹ các sự kiện có tổ chức của người Công giáo trong thời gian gần đây là ông Nguyễn Vũ Bình, từng làm việc cho Tạp chí Cộng sản của Đảng cộng sản Việt Nam nói với đài RFA:
Bên Công giáo họ có những lãnh tụ tinh thần, họ có tổ chức, thành ra một sức mạnh rất là ghê gớm. Những lãnh đạo tôn giáo, người ta đồng loạt bức xúc về môi trường và muốn giải quyết dứt điểm. Và người ta huy động giáo dân. Chỉ đơn thuần là vấn đề môi trường. Nhưng nếu nhà cầm quyền Việt Nam làm không khéo thì từ môi trường nó sẽ sang những chuyện khác. Bởi vì họ không thể giải quyết được vấn đề môi trường nếu họ không quyết tâm. Mà khi không giải quyết vấn đề môi trường mà lại dung cái cách thông thường là đàn áp, thì nó sẽ chuyển biến thành những cái vô cùng phức tạp.”
Không rõ quyết tâm giải quyết vấn đề môi trường từ phía cơ quan công quyền Việt Nam như thế nào, mặc dù ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang có lên tiếng rằng sẽ truy cứu trách nhiệm những người gây ra thảm họa cá chết tại Vũng Áng.
Bên Công giáo họ có những lãnh tụ tinh thần, họ có tổ chức, thành ra một sức mạnh rất là ghê gớm. Những lãnh đạo tôn giáo, người ta đồng loạt bức xúc về môi trường và muốn giải quyết dứt điểm.
- Ông Nguyễn Vũ Bình
Cũng chưa có một lời cảnh báo nào từ phía những người cầm quyền ở Hà nội rằng tai họa môi trường có thể dẫn đến xáo trộn chính trị và xã hội, chỉ thấy ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng cộng sản có nói rằng vụ Vũng Áng có ảnh hưởng đến việc bầu cử Quốc hội, nơi có tuyệt đại đa số là đảng viên cộng sản. Còn trước ngày biểu tình lớn ở giáo phận Vinh, báo mạng Vietnamnet đưa tin rằng Đại tá Giám đốc công an Nguyễn Hữu Cầu của tỉnh Nghệ An nói trong cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh rằng rằng đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị của người Việt tại hải ngoại đang xúi giục biểu tình.
Lên tiếng đáp trả lời buộc tội đó, ông Hoàng Tứ Duy, đại diện cho đảng Việt Tân viết trên mạng xã hội rằng nhà cầm quyền Việt Nam nên giúp đỡ nạn nhân của thảm họa môi trường đòi công lý và phục hồi nghề cá cho ngư dân chứ không nên chuyển hướng dư luận như vậy.
Việc xung đột giữa lực lượng an ninh Việt Nam với các cuộc biểu tình của giáo dân Công giáo không phải là diễn ra lần đầu tiên. Lần cuối cùng diễn ra có xung đột bạo lực là cũng tại giáo phận Vinh, xã Mỹ Yên, vào năm 2013. Lên tiếng sau vụ xung đột đó, Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp có nói với đài RFA rằng ông mong có một nhà nước đối thoại, một nhà nước pháp trị, và trong cảnh bạo lực xung đột giữa giáo dân và lực lượng an ninh, ông nhìn thấy cảnh một nhà nước bị mất, bị thiệt hại, chứ không phải là sự đau đớn thể xác của một vài cá nhân nào đó.

Sắc lệnh 31 có còn hợp pháp?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-08-09 
 000_Hkg9826183.jpg
Công an bắc loa kêu gọi người dân đừng biểu tình trên một con phố gần đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 18 tháng 5 năm 2014.  AFP photo
Sắc lệnh 31 của Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc dù được ban hành từ năm 1945 về quy định tổ chức cho dân chúng biểu tình tới nay vẫn chưa có một đạo luật nào thay thế hay bãi bỏ. Tuy nhiên người dân biểu tình vẫn tiếp tục bị ngăn cấm, bất kể sắc lệnh 31 vẫn còn hiệu lực. Mặc Lâm phỏng vấn LS Lê Công Định để biết thêm nội dung cũng như tính hợp hiến của sắc lệnh này.
Nghĩa vụ của nhà nước
Mặc Lâm: Hiến pháp đã thừa nhận người dân có quyền biểu tình nhưng chính phủ lại trì hoãn Luật biểu tình khi trình cho Quốc hội thông qua, mục đích không cho người dân cơ hội thực thi cái quyền ấy. Xin luật sư cho biết khi chưa ban hành luật biểu tình thì những điều quy định trong Hiến pháp có giá trị thi hành hay không?
LS Lê Công Định: Có sự nhầm lẫn của chính quyền Việt Nam trong cách hiểu về việc ban hành Luật biểu tình bởi vì điều quan trọng là một khi Hiến pháp đã ghi nhận quyền biểu tình rồi thì dù có hay không có luật để thi hành bên dưới hiến pháp cũng không quan trọng mà điều quan trọng là quyền đó đã được ghi nhận trong hiến pháp thì người dân tự động hành xử cái quyền của mình.
Việc ban hành Luật Biểu tình để cụ thể hóa việc thực hiện quyền biểu tình của người dân là nghĩa vụ của nhà nước chứ không phải nghĩa vụ của công dân.
- LS Lê Công Định
Việc ban hành Luật Biểu tình để cụ thể hóa việc thực hiện quyền biểu tình của người dân là nghĩa vụ của nhà nước chứ không phải nghĩa vụ của công dân. Công dân không có nghĩa vụ gì trong việc ngồi chờ nhà nước ban hành Luật biểu tình thì mới được phép thực thi cái quyền đã được thừa nhận trong hiến pháp của mình. Một khi hiến pháp đã ghi nhận thì có quyền hành xử.
Nếu có Luật biểu tình công dân sẽ hành xử theo thể thức mà Luật biểu tình đặt ra, còn nếu không có Luật biểu tình thì người dân hoàn toàn có quyền hành xử quyền biểu tình của mình theo đúng từng câu từng chữ những điều mà Hiến pháp quy định không nhất thiết phải chờ đến khi có Luật biểu tình.
Mặc Lâm: Từ năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh 31 về tổ chức biểu tình, các chính phủ sau này tuy không chính thức bãi bỏ sắc lệnh này nhưng vẫn cấm đoán biểu tình, như vậy phải chăng họ đang cố tình vi hiến?
LS Lê Công Định: Sắc lệnh 31 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành vào ngày 13 tháng 9 năm 1945 ngay sau khi chính phủ Hồ Chí Minh được thành lập thì tôi thấy đây là một sắc lệnh hoàn toàn tiên bộ, nó phù hợp với tiêu chuẩn pháp lý và văn minh trên thế giới.
Sắc lệnh 31 là một sắc lệnh rất đơn giản, trong vòng khoảng 150 từ sắc lệnh này quy định từ ngữ về quyền biểu tình của người dân và kể cả thể thức thực hiện cái quyền đó. Trong thể thức đó chỉ cần người biểu tình đăng ký trong vòng 24 giờ trước khi cuộc biểu tình diễn ra cho các Ủy ban cơ sở tại những nơi diễn ra cuộc biểu tình là đủ. Một sắc lệnh với quan điểm tiến bộ như vậy và ngay trong sắc lệnh đó, cụ Hồ cũng đã ghi rất rõ rằng là tự do hội họp là một nguyên tắc căn bản của nền dân chủ cộng hòa, tức là ông thấy được quyền tự do hội họp là quyền công dân và nó cũng là nhân quyền mà một chính phủ chính danh không thể nào bác bỏ hay tước đoạt của người dân. Với một sắc lệnh rất đơn giản ông đã thực thi hóa quyền biểu tình của người dân.
Vì sao chính quyền sợ hãi?
000_8Q3VM.jpg-400.jpg
Cảnh sát cơ động giữ trật tự tại một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 14 tháng ba năm 2016. AFP photo
Mặc Lâm: Quốc hội của bà Nguyễn Thị Kim Ngân mặc nhiên tiếp tục cho phép kéo dài thêm hai năm nữa mà không thông qua Luật biểu tình, phải chăng chính phủ đang bị sức ép chính trị hay thế lực nước ngoài đe dọa làm việc cho phép người dân biểu tình bị trì hoãn bởi lo sợ sự bất ổn cho chế độ?
LS Lê Công Định: Tôi ngạc nhiên vì những nhà lãnh đạo Việt Nam hiện giờ một mặt họ nói rằng họ là những người kế thừa tư tưởng cách mạng của cụ Hồ nhưng ngược lại thì họ không thực hiện đúng tư tưởng của cụ. Họ nói hàng ngày rằng học tập tấm gương đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng thực tế họ chỉ nêu ra những gì mà cụ Hồ nói có lợi cho họ thôi còn những gì có lợi cho nhân dân thì họ hoàn toàn phớt lờ đi.
Tôi rất ngạc nhiên khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói rằng nếu biểu tình có thể gây rối loạn xã hội thì biểu tình trở nên không tốt. Tôi muốn đặt bối cảnh ra đời của sắc lệnh 31 mà cụ Hồ ký thì chúng ta thấy vào cái thời điểm đó đất nước cực kỳ rối ren, Việt Nam không chỉ có vấn đề trong nội bộ vì lúc đó có rất nhiều đảng phái và tiếng nói khác nhau về các vấn đề chính trị xã hội và kinh tế có nhiều tương phản.
Có thể nói chúng ta bây giờ ổn định hơn vậy thì tại sao lấy lý do gì để mà sợ hãi, nói rằng biểu tình sẽ dẫn đến rối ren xã hội. Tôi rất là ngạc nhiên trước lập luận này.
- LS Lê Công Định
Việt Nam lúc ấy cũng phải đối diện với cuộc ngoại xâm, thù trong giặc ngoài rất nhiều. Ngoại xâm thì quân đội Pháp lăm le trở lại Việt Nam, ở phía Bắc thì Tưởng Giới Thạch tràn qua biên giới để vào nắm giữ một số địa phận của Việt Nam, chi phối rất nhiều hoạt động kinh tế cũng như gây những ảnh hưởng chính trị rất lớn của Việt Nam lúc đó.
Tôi nghĩ trong bối cảnh lịch sử ở xã hội cực kỳ rối ren như vậy mà cụ Hồ vẫn can đảm ký một sắc lệnh thừa nhận và đồng ý thực thi quyền biểu tình của người dân thì rõ rằng tầm vóc của cụ Hồ nếu so với các nhà lãnh đạo Việt Nam bây giờ hơn quá xa. Xã hội Việt Nam bây giờ là xã hội hòa bình và sự mâu thuẫn bên trong xã hội Việt Nam nếu so sánh vào thời điểm năm 1945-1946 hoàn toàn khác xa nhau. Có thể nói chúng ta bây giờ ổn định hơn vậy thì tại sao lấy lý do gì để mà sợ hãi, nói rằng biểu tình sẽ dẫn đến rối ren xã hội. Tôi rất là ngạc nhiên trước lập luận này.
Mặc Lâm: Trong nhiều luật ban hành luôn có câu: "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định." Theo LS mục đích của đoạn văn này nhắm tới điều gì?
LS Lê Công Định: Cái câu thòng mà anh vừa nói hoàn toàn vi phạm nguyên tắc nhà nước pháp quyền của chính chế độ này vì có trong quy định của Hiến pháp hoặc là trong quy định ở trong những đạo luật luôn luôn có ghi rằng thực thi những đạo luật đó phải căn cứ vào quy định của pháp luật.
Bởi vì họ quan niệm như thế này: Quốc hội ban hành hiến pháp và luật là một lẽ nhưng thực thi lại là do chính phủ bằng những nghị định cấp bộ, bằng những thông tư quy định thể thức thi hành thì họ sẽ dùng các nghị định của chính phủ, thông tư của các Bộ để một là hạn chế các quyền đã được công nhận trong hiến pháp và trong luật, hai là họ có khả năng tước đoạt luôn cả cái quyền đó chẳng hạn như luật biểu tình và lập hội.
Họ luôn luôn nói rằng việc thực thi quyền biểu tình đó chờ sự quy định của luật pháp, cho nên bây giờ họ bắt dân phải chờ cho đến ngày Luật biểu tình ra đời nhưng họ quên một điều rất quan trọng, chúng ta quay trở lại với sắc lệnh 31 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sắc lệnh này được ban hành vào ngày 3 tháng 9 năm 1945 tới giờ vẫn còn hiệu luật pháp lý và cho tới giờ vẫn chưa có bất kỳ một văn bản nào đã thay thế hoặc hủy bỏ nó cho nên về phương diện pháp lý sắc lệnh 31 của cụ Hồ ký vẫn còn hiệu lực cho đến ngày hôm nay.
Nếu căn cứ vào sắc lệnh 31 thì tất cả người dân đều có quyền biểu tình và chỉ cần đăng ký hoặc thông báo trước cho UBND sở tại 24 giờ trước khi cuộc biểu tình diễn ra, đơn giản là như vậy và ngoài ra chúng ta không cần phải làm điều gì khác hết.
Bởi vì nếu mà nói quyền biểu tình của hiến pháp phải chờ quy định của luật pháp thì chính sắc lệnh 31 đó là quy định của luật pháp để thực thi quyền biểu tình của người dân.
Mặc Lâm: Xin cám ơn LS Lê Công Định.

Những bài học từ “Ngày Môi trường” ở Giáo Phận Vinh

Anh Vũ, thông tín viên RFA 2016-08-08  
HungTran1.jpg
 Giáo dân Đông Yên xuống đường vì môi trường trong sạch hôm 7/8/2016.  Ảnh: Facebook Hung Tran
Hoạt động “Một ngày vì Môi trường” của Giáo phận Vinh không chỉ là hoạt động thiết thực để gìn giữ môi trường, mà còn là bài học cho các tổ chức khác.
Vai trò của Xã hội Dân sự
Hưởng ứng lời kêu gọi “Ngày vì Môi trường” của Ban Công Lý và Hòa Bình, thuộc Giáo phận Vinh, ngày Chủ Nhật 07 tháng 08 năm 2016, đã có khoảng hơn 1 vạn giáo dân, thuộc các giáo xứ trong Giáo phận Vinh đã tiến hành việc dâng thánh lễ, cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường, tổ chức dọn dẹp vệ sinh trong toàn giáo xứ và tuần hành… nhằm bảo vệ và nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống.
Từ Nghệ An, ông Đức, một giáo dân ở Giáo xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu cho biết, ngày vì môi trường ở địa phương ông đã diễn ra bình thường và đạt được nhiều kết quả. Môi trường cảnh quan được dọn dẹp phong quang, sạch sẽ. Nói về các trở ngại trong ngày môi trường ông trình bày:
Các tổ chức XHDS sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng ở đây, đặc biệt là Giáo phận Vinh - với tư cách là một tổ chức có ảnh hưởng và là một XHDS có tổ chức nhất ở VN, họ sẽ có một vai trò rất quan trọng.
- TS. Nguyễn Quang A 
“Không, không có đâu không có thằng nào đưa sao vàng đến phản đối đâu. Ngày hôm qua lúc bà con tuần hành thì cũng có một số công an bí mật đi theo, đi cũng êm xuôi và tốt đẹp cả. Chúng tôi không sợ, mình không ngán gì hết, đến tuần sau nữa có khả năng sẽ diễu hành tiếp.”
Ông Nguyễn Bắc Truyển, một nhà hoạt động xã hội và là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đánh giá cao sáng kiến “Ngày vì Môi trường” của Giáo phận Vinh. Theo ông đây là hoạt động có tổ chức của một giáo phận đối với vấn đề quan trọng ở tầm quốc gia, mà Giáo phận Vinh là nơi trực tiếp bị ảnh hưởng do vụ Formosa gây ra. Ông đánh giá:
“Việc GP Vinh kêu gọi tổ chức ngày hoạt động về môi trường là một công việc hết sức cụ thể, nó không chỉ nhắc nhở trách nhiệm của những tín đồ, mà ngoài ra những người lương, những người không theo công giáo vẫn có thể tham gia vào để làm cho môi trường xung quanh mình nó tốt hơn. Theo tôi nghĩ việc làm này cần phải được nhân rộng ra cho tất cả người dân VN thực hiện, mà GP Vinh đã đi đầu rất tốt như vậy.”
Nói về vai trò của Giáo phận Vinh và các tổ chức XHDS trong việc tạo các áp lực để yêu cầu nhà nước giải quyết thảm họa do Formosa gây ra, trong cuộc PV của RFA ngày 30/6/2016. TS. Nguyễn Quang A khẳng định:
“Các tổ chức XHDS sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng ở đây, đặc biệt là Giáo phận Vinh - với tư cách là một tổ chức có ảnh hưởng và là một XHDS có tổ chức nhất ở VN, họ sẽ có một vai trò rất quan trọng. Bời vì người dân gây sức ép đối với chính quyền để buộc chính quyền phải thay đổi và cái đó là tốt đối với chính quyền.”
Ông Lã Việt Dũng, một thành viên của tổ chức No-U thấy rằng, qua sự kiện ngày môi trường do Giáo phận Vinh khởi xướng, đã làm cho các nhà hoạt động xã hội thức tỉnh. Ông thừa nhận rằng, lâu nay các tổ chức XHDS đã quên những việc làm tưởng như bình dị như vậy, nhưng mang lại quyền lợi cho người dân. Theo ông, đây là những việc làm cần thiết để các tổ chức XHDS nhận được sự ủng hộ của người dân. Ông nói:
“Tôi rất hoan nghênh việc nhân rộng các hoạt động tương tự như vậy về môi trường nói riêng và các hoạt động của các tổ chức XHDS nói chung. Vừa qua Giáo phận Vinh đã có hoạt động cụ thể, tôi ủng hộ và nghĩ rằng việc làm đấy cần phải được nhân rộng hơn không chỉ trong phạm vi của một tổ chức tôn giáo.”
Nhu cầu chính đáng của giáo dân
p.jpg-400.jpg
Linh mục GB Nguyễn Đình Thục (ngoài cùng bên phải) cùng bà con giáo dân giáo xứ Song Ngọc hôm 7/8/2016.
Ông Nguyễn Bắc Truyển thấy rằng, các hoạt động kêu gọi người dân tham gia mang có ý nghĩa về mặt tập hợp quần chúng. Theo ông việc làm này càng được nhân rộng thì càng chứng tỏ sức mạnh của các tổ chức XHDS, đây là điều có lợi cho đất nước VN. Ông khẳng định:
“Sự quan tâm của mỗi người về môi trường sống, là hành động đơn thuần về môi sinh, không liên quan đến chính trị. Các tôn giáo khác cũng như các tổ chức XHDS cũng có thể học tập cách làm của GP Vinh. Trong công việc này, Phật giáo Hòa hảo của cúng tôi cũng đã xem xét và đề ra các công việc cụ thể và thích hợp, để kêu gọi người dân quan tâm và bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.
Từ Sài gòn, ông Lê Quang Hiền, Thư ký Hội đồng Liên Tôn khẳng định rằng việc tổ chức ngày vì môi trường của Giáo phận Vinh là việc làm không nhằm chống chính quyền, mà chỉ kêu gọi làm sạch môi trường sống, chống lại các nguy cơ gây hại cho đất nước và người dân. Ông nhận định:
“Cá nhân tôi cũng như các thành viên của Hội đồng Liên Tôn VN ai cũng thấy phải có bổn phận và trách nhiệm. Tôi thấy cách thức đó (của GP Vinh) là cấp thiết mà các tôn giáo khác ở VN cần nên làm, bởi vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề chung của toàn xã hội. Đồng thời 5 tôn giáo ở VN cũng nằm trong XH nên các chức sắc tôn giáo phải cùng chịu trách nhiệm.”
Theo MS. Nguyễn Trung Tôn, một nhà hoạt động xã hội và là mục sư Tin Lành, thấy rằng hoạt động trong ngày Môi trường ở Giáo phận Vinh diễn ra trong ngày Chủ Nhật vừa qua, đã cho thấy đây là một nhu cầu chính đáng của giáo dân và sẽ không bị đàn áp. Theo ông, nên coi đó là sự tập dượt sinh hoạt chính trị dân chủ, điều mà Tập hợp Anh em Dân chủ cũng đã xúc tiến. Ông bình luận:
“Trên phương diện của một người đấu tranh cũng như hoạt động Tôn giáo thì tôi thấy đây là một nhu cầu cần thiết. Chúng tôi khẳng định rằng, những hành động yêu nước, yêu quê hương và bảo vệ môi trường trong sạch thì không có thế lực nào có thể ngăn cản việc làm này. Vào ngày 28-29/7, thì hội anh em Dân chủ chúng tôi cũng phát động phong trào dán tờ rơi, để vận động người dân đòi khởi kiện Formosa ra tòa án.”
Chúng tôi khẳng định rằng, những hành động yêu nước, yêu quê hương và bảo vệ môi trường trong sạch thì không có thế lực nào có thể ngăn cản việc làm này.
- MS. Nguyễn Trung Tôn
Về đối sách của chính quyền trước các hoạt động của các tổ chức XHDS cũng như các tôn giáo khác dưới các hình thức tương tự sự kiện ngày Môi trường của Giáo phận  Vinh. Ông Nguyễn Bắc Truyển đánh giá:
“Nhưng ở VN các hành động như vậy sẽ bị coi là thách thức họ (chính quyền) và họ sẽ không ra mặt đàn áp công khai, nhưng chắc chắn rằng, ở đâu có nhiều người tham gia thì chúng ta sẽ chống lại được việc đàn áp. Nhưng những vùng xa xôi, hoạt động nhỏ lẻ thì chắc chắn họ sẽ tiến hàn đàn áp và gây khó khăn cho người đấu tranh.”
Dưới nhan đề "Hoan nghênh Ngày Môi Trường của Giáo phận Vinh", ông Nguyễn Khắc Mai, một nhân sĩ trí thức nổi tiếng, hiện là Giám đốc Trung tâm Minh triết Việt Nam có viết rằng " … lành thay, ơn ích thay, đẹp đẽ thay, thánh thiện thay hành động “Bảo vệ Môi trường” của bà con Giáo phận Vinh. Tôi tiếp nhận tin lành này và cũng sẽ đồng hành làm những việc ơn ích. Tôi mong tiếng chuông rung lên từ những xứ đạo sẽ vang xa lay động và thức tĩnh mọi người! Nguyện cầu những hành động thánh thiện thành công. Nguyện cầu sự mở rộng vòng tay lớn cùng hành động vì môi trường của tất thảy mọi cộng đồng."