Monday, January 28, 2019

Lừa nhau cả thôi



Nguyễn Việt Nam|


hương trình “Xuân quê hương 2019” được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của đại diện kiều bào ở nhiều quốc gia và lãnh đạo cộng sản. Anh Trọng thì cắm mặt vào mảnh giấy đọc miết, dài ngoằng. Tôi khẳng định anh Trọng không đủ tầm, đủ thời gian để soạn văn bản đó. Ta thấy rằng chẳng có tấm lòng hay mảnh dạ nào của anh Trọng dành cho bà con kiều bào cả.
Cái tao cần là ngoại tệ, USD càng tốt. Nói trắng ra thế cho nó nhanh. Chúng tao vay mượn nhiều, phá nhiều giờ nợ đầm đìa, nhân dân đang trả cho chúng tao, trong đó có cả chúng mày. Chúng mày cứ gửi về càng nhiều càng tốt là tao thích. Có thế thôi.
Việt kiều chúng mày về đầu tư mà muốn xuôi lọt thì phải làm luật qua tụi tao. Phải có quà cáp, lót tay thì mới mong về làm ăn. Phải ngoan, phải chơi theo luật của tao, phải cho tao dính máu ăn phần hay cho tao gửi lợi ích, tiền bạc ké vào đó. Có lợi ích nhóm hết. Toàn trò rửa tiền xuyên quốc gia. Thằng nào muốn có miếng bánh ngon ở Việt Nam cũng vậy, đều phải vào mạng lưới mafia, lợi ích nhóm hết chứ đừng có nói là đảng và nhà nước tạo điều kiện cho kiều bào về làm ăn, đóng góp.
Bà con kiều bào sống ở nước ngoài thì lạ gì nữa. Ở nước ngoài chơi bằng luật pháp, còn ở Việt Nam chơi bằng luật rừng. Muốn về thì phải chơi theo luật rừng. Bên anh Phúc có nói là cải thiện thể chế, môi trường đầu tư nên tạo nhiều cơ hội làm ăn, thu hút đầu tư, trong đó có kiều hối. Ừ đúng, nhưng sự thật vẫn là trao đổi lợi ích, thế thôi chứ lòng dạ gì. Trao đổi thế nào thì trên chúng ta đã thấy rồi. Không phải cuộc chơi đẹp , bẩn thỉu hết.
Ngay cả thống kê về lượng kiều hối năm 2018 tôi cho rằng là thống kê láo. Lúc gần 16 tỷ, lúc gần 19 tỷ. Chẳng qua cứ nói phét thể để kiều bào thấy rằng à bên Việt Nam thế nào thì người ta mới gửi tiền về đầu tư làm ăn nhiều thế chứ. Tiền Việt Nam có ổn định thì người ta mới gửi gắm thế chứ. Lừa đảo niềm tin thôi chứ thực tế tôi cho rằng là không phải.
Chung quy lại là lừa nhau, lợi dụng nhau chứ chẳng có cái gì gọi là tình cảm abc này nọ đâu./.

Đi chúc Tết hay đi thu tiền???

Nguyễn Việt Nam|

Image result for xã hội chủ nghĩa tư bản
Gần Tết nhộn nhịp các bài báo đưa tin về các lãnh đạo đi chúc Tết. Lãnh đạo Trung ương thì đi chúc Tết cấp tỉnh. Lãnh đạo tỉnh thì đi chúc Tết cấp huyện, các công ty và cứ thế thấp dần.
Dưới vỏ bọc là về các địa phương chúc Tết lãnh đạo cấp dưới, gia đình chính sách, công nhân, doanh nghiệp…thực ra là hành động đi hốt tiền. Tao đến tỉnh mày, huyện mày, công ty mày thăm lãnh đạo đạo, gia đình chính sách, công nhân…thì mày phải chuẩn bị sẵn quà để cho tao đi phát. Ngoài ra chúng mày phải chuẩn bị phong bì đưa cho đệ của tao đi. Nhất là mấy chú có ý định thăng tiến, chạy chức chạy quyền thì phải dày dày vào. Hoặc tỉnh nào có kế hoạch xin ngân sách dày thêm thì liệu mà phong bì, hoa hồng…
Cả năm có dịp Tết, lãnh đạo đi thăm hỏi là bên dưới cứ phải són đái chi phí đi lại, ăn nghỉ, quà cáp. Thời đại giờ ngày càng đói. Miếng bánh quốc gia, ngân sách nhân dân thì hàng triệu cái mồm thi nhau đớp. Cạn dân rồi. Muốn tăng thu thì tăng đớp của nhau. Ngày xưa đớp nhiều thì giờ đớp nhiều thêm. Chú nào biếu ít thì chú ấy thiệt. Biếu nhiều thì mới có động lực mà cướp của cấp dưới, của nhân dân, của đất nước. Mỗi cái xuân là nhân dân, đất nước lại thêm gánh nặng. Toàn dân lo Tết cho lãnh đạo chứ lãnh đạo lo cho dân được mấy. Vài phần quà nhỏ thì cũng lại là tiền của dân do quan chức, doanh nghiệp cướp của dân, trích của người lao động mà ra. Còn ơn thì lại thuộc về lãnh đạo, về đảng cộng sản, về chế độ.
- Quảng Cáo -
Tết lo phết./.

Ông Táo Quân ơi, xin ông hãy trung thực

Nguyễn Việt Nam|


Hôm nay vợ chồng anh Trọng thả cá chép sớm ở Hồ Gươm cùng một số kiều bào. Ý nghĩa của tục lệ thả cá chép là để cho Táo Quân cưỡi về trời bẩm báo công tội của con người ở dưới dương thế cho Thiên đình định đoạt thưởng phạt. Hi vọng rằng ông Táo quân cưỡi trên con cá của anh Trọng không sợ hãi quyền lực của anh Trọng cũng như không nhận hối lộ mà khách quan báo cáo cho Thiên đình. Và hi vọng rằng Táo quân chưa bị kết nạp đảng vì Phật tổ, Bồ Tát, Thánh thần bị kết nạp đảng cộng sản nhiều lắm rồi.

Vợ chồng anh cả Trọng thả cá chép sớm ở Hồ Gươm cùng một số kiều bào.

Ông Táo ơi hãy bẩm với Thiên đình sự thật rằng anh Trọng là nô bộc của Tàu chứ không phải của nhân dân Việt Nam. Anh ấy làm tất cả theo chỉ thị, dập khuôn hình mẫu những thủ đoạn chính trị, thủ đoạn cai trị của Tàu. Ông hãy nói với Thiên đình rằng trò chống tham nhũng của anh Trọng chỉ là đánh nhau chính trị, thanh trừng phe cánh, mị dân mà thôi. Ông hãy nói rằng anh Trọng đã giết bạn cướp ngôi, một đít hai ngai chễm chệ xưng vương ở cõi Việt Nam này. Ông hãy nói lên những dối trá, láo xược, trơ trẽn và vô liêm sỉ của anh Trọng, ông nhé.

Tiện thể ông tâu lên Thiên đình nỗi khổ của đất nước con, dân tộc con. Đất nước con tan hoang, mất mát nhiều lắm ông ạ. Cộng sản họ phá hết, bán hết. Dân con cũng khổ lắm. Chúng con mất tự do, dân chủ và nhân quyền. Chúng con phải gánh sưu cao thuế nặng. Chúng con phải hứng chịu bệnh tật, ô nhiễm. Chúng con phải chịu cướp bóc, đánh đập, cấm đoán, tù đày, giết chóc, oan úc, bất công… nhiều lắm ông ạ. Tất cả là do đảng cộng sản gây ra. Ông biết mà, con mong ông hãy thành thật, khách quan.
Luật nhân quả không chừa một ai. Ông hãy xin Thiên đình tạo điều kiện thuận lợi để người Việt chúng con nâng cáo ý chí, sức mạnh để phế bỏ sự cai trị của cộng sản ông nhé. Dân tộc chúng con vốn dĩ không phải ngu, hèn mà do dưới sự ma mị, tàn ác của cộng sản mà dân tộc con mới thành ra thế này. Mong Thiên đình thương xót mà giúp chúng con./.

Đường cùng tất biến!

Nguyễn Hoàng Hải

Lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Quaido



(VNTB) - Đó là hoàn cảnh của người dân Venezuela vào ngày 24/1/2019 vừa qua. Hàng triệu người đã xuống đường đòi phế truất tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, là một tổng thống độc tài đã dẫn dắt người dân của mình đi theo con đường CNXH mà đã khiến họ trở nên nghèo đói không còn gì để ăn ngoài việc phải tìm kiếm những thức ăn thừa thải còn sót lại trong những thùng rác ngoài vỉa hè.


Thảm cảnh trên đã được mục thị một cách rõ ràng qua những phóng sự trên toàn cầu trước đây trong một lăng kính phẳng của thế giới văn minh. Từ một nước giàu có về năng lượng khí đốt lớn nhất khu vực Mỹ Latinh, Venezuela trong phút chốc trở nên nghèo đói bởi những người cầm trịch vận mệnh đất nước qua vài nhiệm kỳ mà mình " sở hữu".

Venezuela,  khi cuộc sống của người dân lâm vào đường cùng không còn gì để ăn, điều đó có nghĩa sinh mạng của họ đang bị đe dọa từng ngày từng giờ.

Đường cùng tất biến là sự nổi dậy mạnh mẽ của hàng triệu người dân Vennezuela vào ngày 24/1/2019, vài lần xuống đường trước đó chỉ là dấu hiệu cảnh báo nhà cầm quyền Maduro, và chính vì không có thay đổi gì đến điều kiện sống cần phải có nên họ phải hành động để giành lại đó là điều tất yếu.

Ai ủng hộ và đồng hành cùng người dân Venezuela?

Đồng hành cùng người dân là chàng trai trẻ Juan Guaido chủ tịch Quốc Hội Venezuela hiện tại. Juan Guaido đã đứng về phía người dân của mình để bác bỏ chức nhiệm tổng thống Nicolas Maduro vì cho rằng Maduro đã tiếm quyền qua cuộc bầu cử gian dối. 

Juan Guaido có hiểu mình đang làm gì?

Là chủ tịch Quốc Hội Venezuela, hơn ai hết Anh hiểu nội tình của đất nước mình đang ở giới hạn nào, và chắc Anh cũng thấu hiểu tình cảnh của người dân mình ra sao ở thời điểm hiện tại. Nên việc Anh đứng ra tuyên bố và lãnh trách nhiệm làm tổng thống lâm thời Venezuela đã cho thấy đó là một bước đi trong giới hạn lương tri của con người không thể bị giày vò hơn cảnh tàn tạ của chính đất nước mình.

Sự ủng hộ nhanh chóng dành cho Guaido, đồng loạt đến từ nước Mỹ và các nước Nam Mỹ, chỉ vài nước như Trung Quốc, Nga, Cuba, Bolivia, không ủng hộ vì họ cho rằng có sự tác động từ bên ngoài vào Venezuela mà cụ thể là nước Mỹ. 

Thế nhưng "họ", những nước không ủng hộ Juan Guaido lại quên rằng ngày 25/9/2018 chính tổng thống Mỹ Donal Trump đứng trước Đại Hội Đồng LHQ đã công khai chỉ trích chế độ CNXH của Maduro ở Venezuela và kêu gọi những thành viên có mặt hãy hành động nhiều hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng, kêu gọi khôi phục đầy đủ nền dân chủ và tự do chính trị tại Venezuela.

Tổng thống Mỹ Donal Trump cũng không ngần ngại khi nói : " Từ Liên Bang Xô Viết, tới Cuba, tới Venezuela, nơi nào CNXH, hay Cách Mạng XH chân chính được áp dụng, nơi đó đều phải chịu đắng cay, tuyệt vọng và thất bại. Những ai còn rao giảng về giáo lý của thứ chủ nghĩa đầy tai tiếng này thì chỉ góp phần kéo dài đau khổ cho những người phải sống dưới những chế độ tọi ác này. ".

Điều đó cho thấy tổng thống Mỹ Donal Trump không ngại chỉ trích thẳng thắng trước bàn dân thiên hạ của thế giới này, và điều đó đúng hay sai thì hàng triệu triệu người trên thế giới này cũng đã tường tận.

Tổng thống lâm thời Juan Guaido có thắng Nicolas Maduro trong cuộc chiến sinh tồn vì người dân Venezuela hay không tất nhiên rồi cũng sẽ ngã ngũ. Lợi thế có phần đang nghiêng hẳn về Juan Guaido vì được người dân ủng hộ, bên cạnh đó là xu thế sụp đổ tất yếu của những chế độ XHCN trong quá khứ.

Chính thể nào rồi cũng vậy, nếu để người dân của mình rơi vào đường cùng thì chính thể đó sẽ có ngày nhận lấy sự trừng trị thích đáng trước công luận của thế giới.

Ví như ở Việt Nam, cũng là một nước đi theo con đường CNXH, người dân ở đây chưa đến nỗi tiệm cận những thùng rác bên vỉa hè để tồn tại. Nhưng, chỉ dấu về sự tiệm cận đó là có thể xảy ra khi khổ danh dân oan mất đất, mất nhà mất cửa, cứ mọc lên như nấm được mùa. Vườn Rau Lộc Hưng là một chỉ dấu sống động hiện tại, bên cạnh nỗi đau kêu không thấu trời của dân oan Thủ Thiêm qua hai mươi năm dài đăng đẳng.

Đường cùng tất biến!, là cảnh báo nguy hiểm dành cho những kẻ vượt ra khỏi giới hạn của lương tri.

Khi Chính phủ nước ngoài thương Dân Việt

An Viên

VNTB - Từ trong sách lịch sử của những người Cộng sản, bọn tư bản là bọn “người bóc lột người”, nhưng sao giờ đây, càng ngày càng nhận ra tư bản văn minh và nhân bản hơn những người cộng sản. Ít nhất thuế phí họ minh bạch, ít nhất không đặt ra “hàng trăm thứ thuế phí vô lý”, và lợi quyền cộng đồng luôn được tôn trọng.

Image result for B.O.T an Suong-An Lac Co. Ltd


Nhà báo, Facebooker Trương Châu Hữu Danh trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân cho biết, trước ngày anh và bạn bè có buổi làm việc với người của Đại sứ quán Úc về việc cát tặc lộng hành dưới cầu Mỹ Thuận, thì dưới chân cầu... sạch bóng tàu múc cát. Và anh, một công dân Việt Nam đã “cảm ơn nước Úc”, cái nước mà họ đã làm cầu “để dân mình đi” và giờ là bảo vệ cầu, trong khi chính quyền nước mình (cụ thể ở đây là chính quyền Vĩnh Long) đã làm ngơ cho cát tặc phá cầu.

Đây không phải là lần đầu tiên Úc bảo vệ lợi quyền cho cộng đồng người dân Việt Nam tại chính… Việt Nam. Cũng tại cây cầu Mỹ Thuận này, một trạm thu phí được mọc lên, và số tiền thu phương tiện đi lại lên đến hàng trăm ngàn  tỷ đồng. Mọi chuyện êm đẹp cho đến khi, Úc lên tiếng phản đối việc thu phí do cây cầu này được xây từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước này. 

BOT đã không mọc ở cầu Mỹ Thuận xuất phát từ sự thiện tâm và minh bạch của chính quyền Úc.

Câu chuyện tương tự diễn ra đối với trạm thu phí hầm vượt sông Thủ Thiêm, công trình đến từ vốn ODA (không hoàn  lại) của Nhật, khi chính quyền Tp. HCM lập trạm thu thì ngay sau đó, phía Nhật đã lên tiếng phản ứng để rồi Tp. HCM ra quyết định “chưa thu phí hầm Thủ Thiêm”.

Từ trong sách lịch sử của những người Cộng sản, bọn tư bản là bọn “người bóc lột người”, nhưng sao giờ đây, càng ngày càng nhận ra tư bản văn minh và nhân bản hơn những người cộng sản. Ít nhất thuế phí họ minh bạch, ít nhất không đặt ra “hàng trăm thứ thuế phí vô lý”, và lợi quyền cộng đồng luôn được tôn trọng.

Bằng những câu chuyện rất nhỏ như trên, các nước tư bản đã tạo ra một mùa xuân trong suy nghĩ và tình cảm người Việt. Nếu “lý luận” như TBT, thì tư bản đang tạo sự tự chuyển biến, tự chuyển hóa trong một bộ phận không nhỏ người Việt Nam.

Trong những ngày cuối năm, BOT  vẫn là một chủ đề nóng, BOT Tân Đệ (Thái Bình) đã chuyển về tuyến đường tránh, đúng cái vị trí theo luật của nó. Nhưng để có được cái ngày “tháo dỡ và di dời theo chỉ đạo của cơ quan chức năng” này, thì không ít anh chị em tài xế đã phải đổ mồ hôi, lẫn máu để đấu tranh liên tục trước đó. Và có lúc, sự đấu tranh vì lợi quyền cho cộng đồng này đã bị một bộ phận không nhỏ những quan điểm thiếu ý thức gán cho cái  mác là “kẻ kích động, kẻ phản  động”.

Tại phía nam, BOT An Sương cũng nóng lên, một cánh tài xế bị lực lượng vũ trang dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường bởi một người có nhân dạng… giống ông Bí thư quận ủy Quận Bình Tân (Tp. HCM) bắt giữ, đánh đập (trong đó có một người tên Tuấn bị CA phường Tân Tạo vô cớ bắt người giam giữ gần 24 tiếng, sau khi đánh đập xong đuổi ra khỏi trụ sở CA mà không có bất kỳ biên bản nào, vi phạm nghiêm trọng luật pháp) và đe dọa, trong khi phương tiện (xe cộ) bị phá hoại. Báo chí nhà nước đã im lặng trước sự đấu tranh chống sai trái của BOT này (kéo dài hơn 2 tháng), nhưng khi vụ bắt giữ người và đánh đập người dân tại BOT  (vốn mang yếu tố dân sự) nổi lên và thu hút dư luận, thì báo Tuổi Trẻ (cơ quan thành đoàn Tp. HCM) đã đăng tải bài: Xử phạt 3 người gây rối tại BOT An Sương – An Lạc.

BOT An Sương – An Lạc, cũng giống như BOT Cai Lậy đã bị “vũ trang hóa”, và cuộc chiến chống lại cái sự gian dối, sai trái (hay BOT bẩn) trở thành trách nhiệm và niềm tin theo đuổi của không ít người, nơi họ phải trả giá không ít trước sự vào cuộc của “cả bộ máy chính trị” ở một vài nơi, trong đó có quận Bình Tân.

Và điều kỳ lạ, chính quyền cấp thành phố (Tp. HCM) hoàn toàn im lặng trước sức nóng BOT An Sương – An Lạc.
Rời BOT, đến với EVFTA – câu chuyện Hiệp định thương mại tự do Việt – EU đã tạm hoãn thời gian ký về sau vì lý do kỹ thuật, và một trong số đó là vì “nhân quyền” chưa được đáp ứng. Năm 2018, Việt Nam đẩy mạnh việc trấn áp nhân quyền bằng phương pháp: sách nhiễu, bắt giữ, tống giam, trục xuất và kết án với mức tù nặng. Việt Nam sẵn sàng vận động hành lang giới doanh nghiệp để được ký hiệp định, trong khi nhân quyền lại trở nên khắt khe. Nếu chiếu theo góc nhìn “thương dân, vì dân”, thì việc  tạm ngừng ký kết EVFTA (mang tính tạm thời) lần này cũng cho thấy, Chính phủ nước ngoài thương dân Việt và tôn trọng dân Việt hơn Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội.
Nhũng nhiễu, lợi ích nhóm hay thậm chí cả lạm dụng quyền lực trong nước đã bào mòn niềm tin của người dân về mặt thể chế, biến họ từ những người dân từ việc nhẫn nhục và chịu đựng thành những người dám lên tiếng và đấu tranh. 
Và chỉ qua câu chuyện cát tặc dưới cầu Mỹ Thuận, hay vũ trang hóa BOT An Sương đã xóa bỏ sạch sẽ niềm tin về một thể chế “của dân, do dân, vì dân”, mà ông TBT – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng kỳ vọng sẽ gây dựng lại được qua công cuộc “đốt lò” của mình. Có lẽ vì vậy mà khi mùa xuân tràn đến Venezuela, sự kiện này nhận được phản ứng tích cực của người Việt (thông qua cộng đồng sử dụng Facebook rộng lớn), phản ánh một trạng thái quá chán chường với thể chế hiện tại, một thể chế  mà “rượu vang, bít-tếch ngoại hạng” dành cho nhóm ít người, còn “cơm không thịt” lại dành cho đại đa số nhân dân. Trong không khí bao trùm: Chính phủ nước ngoài thương Dân Việt.

Đảng CSVN đã làm gì để hỗ trợ ‘đồng chí Maduro’?

Thường Sơn(VNTB) - “Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi và mong muốn Venezuela hòa bình, ổn định” - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói gọn lỏn trước số phận có thể chỉ còn tính bằng ngày của Maduro - tổng thống của một Venezuela ‘xã hội chủ nghĩa anh em’ mà đã biến nền kinh tế từ giàu có về dầu mỏ thành suy kiệt và thảm họa xã hội.

Phải chăng đảng CSVN không thật sự cảm nhận được mối đe dọa rất hữu hình đối với Maduro, về nguy cơ cứ với đà này thì kịch bản ‘Mùa xuân Ả rập’ rất có thể sẽ xảy ra ở một đất nước đã hội tụ hầu hết các yếu tố khủng hoảng khiến nó phải xảy ra, về sự ra đi gần như tất yếu của một chủ nghĩa xã hội đã thực sự tan vỡ ở Venezuela và kéo theo sự mất mát một ‘đồng minh chiến lược’ của Việt Nam ở phía Tây bán cầu…, hay cái thế giới cộng sản thu nhỏ và chỉ còn trên danh nghĩa ở Việt Nam giờ đây đã càng thu mình lại trước một biến động thời cuộc thế giới có thể sẽ rất ghê gớm và thậm chí sẽ tác động trực tiếp và đảo lộn đến đời sống chính trị - xã hội lẫn thế tồn vong của một chính đảng cộng sản chưa bao giờ chấp nhận một khung luật nào quản lý nó ở Việt Nam, một đảng cộng sản mà đã trở thành thủ phạm không thể rõ ràng hơn trong việc biến dải đất hình chữ S từ ‘rừng vàng biển bạc’ thành vùng đất hoang mạc về tài nguyên thiên nhiên của ngày hôm nay?   


   Nguyễn Phú Trọng đã làm gì để hỗ trợ Maduro?

Phát ngôn trên của Bộ Ngoại giao Việt Nam về vấn đề Venezuela xảy ra trong tình hình ngày 24/1/2019, ngay sau khi Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido tuyên bố trở thành Tổng thống lâm thời Venezuela, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức lên tiếng công nhận ông Guaido và kêu gọi các nước khác làm theo. Ngay sau đó, hàng loạt quốc gia khác bao gồm Canada, Brazil, Colombia, Chile, Peru, Ecuador, Argentina, Paraguay, Costa Rica… cũng tuyên bố ủng hộ ông Guaido làm tổng thống lâm thời Venezuela. Ít giờ đồng hồ sau, chính phủ Đức đã trở thành quốc gia tiên phong ở châu Âu ủng hộ lãnh đạo đối lập ở Venezuela.

Nghĩa là gần như cả khối Mỹ Latinh và sẽ là một phần lớn, nếu không nói là toàn bộ khối Liên minh châu Âu, đang và sẽ ủng hộ kịch bản loại trừ Maduro ngay trong năm 2019 này với những hành động can thiệp của quốc tế vào các nước Bắc Phi như Tunisie, Ai Cập, Libya vào mùa xuân năm 2011. Trong đó, không loại trừ kịch bản can thiệp quân sự.

Đến ngày 26/1/2019, Paris, Madrid và Berlin đồng thời tuyên bố sẽ công nhận thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido là Tổng thống Venezuela, nếu nguyên thủ quốc gia hiện tại, Nicolas Maduro, trong vòng 8 ngày không công bố một cuộc bầu cử mới.
“Người dân Venezuela nên được tự do quyết định tương lai của họ. Nếu cuộc bầu cử không được công bố trong vòng tám ngày, chúng tôi sẽ sẵn sàng công nhận ông Guaido là tổng thống Venezuela để khởi động tiến trình chính trị”, Tổng thống pháp Macron viết trên Twitter.

Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cũng đưa ra lập trường tương tự đối với Tổng thống đương nhiệm Venezuela  Nicolas Maduro.

“Chúng tôi không muốn lật đổ chính phủ ở Venezuela. Chúng tôi muốn dân chủ và bầu cử tự do ở Venezuela”, Thủ tướng Tây Ban Nha nói thêm.

Ngày 23/1, các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại Tổng thống đương nhiệm Venezuela Nicolas Maduro đã được tổ chức tại Caracas. Lãnh đạo phe đối lập, Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido đã tự tuyên bố mình là người đứng đầu nhà nước tạm thời (quyền Tổng thống) để chuẩn bị cho một chính phủ chuyển tiếp.

Về phía đối trọng của khối trên, chỉ có một số ít ỏi những quốc gia mà không khó dự đoán là Cuba, Trung Quốc, Nga và cả Mexico.

Trong bối cảnh đấy tính thách thức như thế, cách tuyên bố nước đôi hoặc ‘đi hàng hai’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam về cuộc khủng hoảng chính trị Venezuela không còn giống như cách đu dây của Việt Nam giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến Biển Đông hay những va chạm quốc tế khác. Phản ứng quá sức chung chung và như thể ‘nói cho nó lành’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam gần như là một biểu hiện của tâm thế bối rối, hơn thế nữa là hoang mang cao độ của Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đảng của ông ta.  

Cũng như cái cách mà từ năm 2016 đến nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ tuyên bố ‘tàu Mỹ đi qua vô hại’’ và ‘Việt Nam tôn trọng tự do hàng hải’ ở Biển Đông.

Bỏ qua người đồng chí dầu mỏ đã từng một thời thân thiết là Venezuela, lợi ích sống còn trước mắt của chính thể độc trị ở Việt Nam là những mỏ dầu mà Bắc Kinh - như một kẻ cướp hung hãn - nhảy xổ vào nhà và đòi chia bôi với chủ nhà đến 60% tài sản của cái nhà đó.

Không còn cách nào khác, từ năm 2014 đến nay Việt Nam đã phải tìm cách dựa vào Mỹ. Còn việc Mỹ hành xử với Venezuela như thế nào thì đó là ‘chuyện người khác’.

Vạ lây

Thảo Vy-VNTB - Dân kinh doanh nhà đất nói rằng đại gia bất động sản Dương Thị Bạch Diệp đã ‘chết’ lãng nhách, vì nhiều tay trùm khác còn lũng đoạn cả chính sách quốc gia trong đất đai.
Nữ doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp

Trong 37 năm qua, bà Diệp ở tù 3 lần: lần đầu 2 tháng 15 ngày, 12 năm sau ở tù lần 2 dài 6 tháng 13 ngày. Hai lần đầu ở tù “oan sai” tổng cộng 8 tháng 28 ngày, nhưng lần sau cùng không thể “nhất quá tam”, vì 2 lần trước bà không có đồng phạm. Còn lần này bà bị bắt cùng 3 đồng phạm là cán bộ trung - cao, gồm Nguyễn Thành Rum, cựu giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM – ông còn là nguyên phó ban tư tưởng văn hóa Thành ủy TP.HCM; Trần Nam Trang, nguyên phó giám đốc sở Tài chính TP.HCM; Vy Nhật Tảo, giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM; và một đồng phạm cao cấp bị bắt trước bà Diệp là cựu phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài.
Dài dòng kể lể như vậy để thấy rằng bà Dương đã có ít nhiều vốn liếng lận lưng về chuyện đối mặt tù tội trong các áp phe làm ăn trên chốn thương trường. Lần ngã ngựa này, nhiều đồn đoán ngờ rằng bà Dương xem ra ít nhiều gặp nạn vạ lây của trâu bò húc nhau, vì bà còn là… dân xứ Bình Định.
Các đại gia quê gốc Bình Định được biết đến từng hô phong hoán vũ trên thương trường ít nhiều liên quan đến các quan chức chóp bu trong bộ máy cầm quyền là Trần Thị Hường (Tư Hường, đã mất), Chủ tịch Công ty Hoàn Cầu; Dương Thị Bạch Diệp; Trần Bắc Hà; Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai; Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen; Võ Trường Thành, Chủ tịch Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành.
Lê Phước Vũ là anh em cột chèo với bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, người vừa bị phe cánh đối thủ chính trị ra đòn nhục nhã qua vụ xe công vụ đón phu nhân bộ trưởng tận cầu thang máy bay. Cả hai ông Lê Phước Vũ, Trần Tuấn Anh lại được xem thuộc nhóm thân cận thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; dòng tộc bà Tư Hường cũng được xem là ‘phò thịnh không phò suy’ khi chuyển hướng sang thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 
Tương tự là ông Trần Bắc Hà liên quan đến nhóm của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhóm của ông cựu thủ tướng trong tháng vừa qua còn bất ngờ với thông tin Ngân hàng Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, ái nữ ông Nguyễn Tấn Dũng, đã lãi lớn với nguồn vốn đầu tư mới đổ vào… Nhiều dự án điện từ năng lượng tái tạo ở miền Nam cũng liên quan đến sự vận động vốn của bà Phượng.
“Nếu có vấn đề chính trị ở đây thì đó xuất phát từ tranh giành làm ăn trong đất đai hiện nâng lên tầm quyền lực vùng miền…”. Một doanh nhân trong ngành bất động sản từng là phóng viên tờ Nhà báo và Công luận, nhận định với người viết. Ông xa gần nói đến việc tập đoàn Vincom đang xí chỗ giữ rất nhiều vị trí đắc địa ở Sài Gòn; gần đây là mặt bằng của siêu thị có doanh số cao nhất của Coop-Mart trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh đã phải đóng cửa để nhường cho Vincom. 
Thậm chí khu vườn rau Lộc Hưng vừa bị chính quyền quận Tân Bình bất chấp pháp luật và đạo lý đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm nhà cửa, đất đai của cư dân nơi đây, có nguồn tin là cũng nhằm đến dự án của Vincom trong lãnh vực giáo dục.
“Nguồn vốn của Vincom đến từ các ông bà chủ nhà băng của Trung Hoa đại lục. Đây là điều rất đáng ngại!”. Ông N.Q.K., thành viên của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, nói. Dường như có bóng dáng của đặc vụ trùm tình báo Trung Quốc Chu Vĩnh Khang ở ngay tại Sài Gòn hậu thuẫn cho mọi hoạt động của Vincom, là điều mà ông K. dè dặt nêu ra.
Một cái tên được ông K. gợi ý là tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Nếu có thể bằng vai phải lứa để cùng ‘song kiếm’ với Vincom ở Sài Gòn, có lẽ giờ đây chỉ còn mỗi Vạn Thịnh Phát. Theo dữ liệu được công bố hồi tháng 5-2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một số nhân vật trong “Hồ sơ Panama” có tên giống với tên lãnh đạo của tập đoàn Vạn Thịnh Phát là Truong My Lan và Chu Nap Kee Eric.
Vạn Thịnh Phát (VTP Group) thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương được xếp vào hàng những công ty gia đình giàu có và bí ẩn tại Việt Nam, bởi thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website, và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông. Tập đoàn này được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc. 
Ông Lê Thanh Hải là quan chức của TP.HCM được nhìn nhận là có mối quan hệ khắng khít với cả ông trùm mật vụ Chu Vĩnh Khang và với bà trùm bất động sản đầy bí ẩn Trương Mỹ Lan.
Những ai sẽ bị vạ lây của những cú áp phe chính trị trong năm 2019 này? Phải chăng sẽ nằm trong kịch bản của ông Nguyễn Phú Trọng, như nhận định của nhà quan sát chính trị là tiến sĩ Phạm Chí Dũng trên Đài Á Châu Tự Do: Ba chiếc ghế trống trong Bộ Chính trị là ông Đinh La Thăng bị bắt về tội tham nhũng vào tháng 12-2017, ông Đinh Thế Huynh, chính thức nghỉ bệnh vào tháng 3-2018, và ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước, mất vào tháng 9-2018, đã không được bầu bổ sung. Đó là thủ đoạn chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng muốn để ba chỗ trống, tạo nên sự tranh giành từ bên dưới lên, để ông có thể dễ dàng kiểm soát hơn. 
Việc tranh – giành này sẽ đưa đến những bắt bớ cho con tin quyền lực? Cái đáng lo là thấp thoáng đàng sau hậu trường chính trị đó lại đang ẩn hiện bóng dáng của Trung Quốc.

Còn lại gì sau chiến tranh?

Trúc Giang(VNTB) - Chuyên mục truyền hình “Ký ức vui vẻ” trên VTV 3 tối thứ bảy 26-1, ở phần ký ức về thập niên 1980, dẫn dắt chương trình bằng trích thước phim “Cánh đồng hoang” của đạo diễn Hồng Sến (đã mất), MC Lại Văn Sâm đã chốt bằng một câu rất ngắn: Vâng, chiến tranh mà, chiến tranh chẳng được gì cả...”.

Nạn nhân của chất độc khai quang - Ảnh: Trí – Thịnh
Khuôn hình của câu kết chỉ 10 từ ấy là đoạn kết phim Cánh đồng hoang, khi chiến binh Mỹ và chiến binh Việt Cộng đều chết, hai bên đều để lại người vợ trẻ và đứa con thơ.
Dường như lúc đong tràn cảm xúc, người ta thường nói thật lòng mình. Bởi lẽ ở đây, thường thì sẽ kết bằng một câu mặc định suốt 44 năm qua về “thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh đánh đổ đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội”. Do đó nếu nói như lời kết bi thương của MC Lại Văn Sâm, hóa ra cuộc chiến này chỉ mang ý nghĩa của một cuộc nội chiến, của tương tàn huynh đệ?
Còn lại gì sau chiến tranh? 
Thầy giáo môn sử, địa – ông Trần Minh Quốc, thành viên của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng kể rằng ông cùng nhiều đồng đội đã bị lừa gạt ở cuộc chiến này. Ông nói hồi đó ông tham gia mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam bằng tinh thần ái quốc của chủ nghĩa dân tộc, không chấp nhận đất nước mình là thuộc địa của ai cả. Ông vẫn nghĩ mai này hòa bình, màu cờ sắc áo của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam sẽ song hành cùng miền Bắc xã hội chủ nghĩa trên bản đồ thế giới. 
Có lẽ nhiều người miền Nam chọn ‘tập kết’ ra Bắc cũng trong nỗi niềm đó. Lịch sử ghi rằng từ năm 1954 đến 1975, có hơn 32.000 học sinh miền Nam lần lượt theo xe bộ đội, đi tàu thủy, đi bộ vượt dãy Trường Sơn… ra miền Bắc học tập. Hàng chục ngàn người trưởng thành lại trở về xây dựng miền Nam. 
Nhiều học  sinh miền Nam ngày ấy trở thành cán bộ cao cấp trong chính quyền sau này, như các ông Trương Quang Được, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng; bà Trần Thị Thanh Thanh, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em; ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Thượng tướng công an Nguyễn Khánh Toàn; đại tá phi công Nguyễn Văn Nghĩa, nguyên Hiệu trưởng trường Hàng không Việt Nam; nguyên phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Kso Phước…
Cũng có học sinh miền Nam sau này vướng vòng lao lý. Bà Dương Thị Bạch Diệp – người vừa bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra khởi tố về tội ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ theo điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 - sinh năm 1948 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, năm 1954, bà Diệp là một trong số các con em cán bộ miền Nam được chọn cho ra miền Bắc học tập.
Trở lại với ông Trần Minh Quốc. “Tôi từng là thơ ký của ông Nguyễn Hộ. Tôi tán thành quan điểm của ông Nguyễn Hộ là Đảng Cộng sản Việt Nam đã tước đoạt của nhân dân các quyền tự do. Khi dân chủ tự do bị chà đạp thì nhân dân giống như những người bị xiềng xích, bị bịt tai, bịt mắt, khớp miệng và tất nhiên mấy mươi triệu người Việt Nam không thể không biến thành tù binh của Đảng Cộng sản Việt Nam… 
Tôi cùng nhiều đồng đội đã sai lầm, giờ chúng tôi sửa chữa sai lầm ấy bằng việc lên tiếng về chuyện một nhóm người lãnh đạo trong Đảng Cộng sản vì sợ mất vai trò lãnh đạo và đặc quyền, đặc lợi của mình mà đã chà đạp thô bạo hiến pháp của Việt Nam, biến nó thành một thứ trang trí, không có giá trị thực tiễn trong việc bảo vệ dân chủ tự do và lợi ích của công dân”. Ông Trần Minh Quốc nói. 
Còn lại gì sau chiến tranh? 
44 năm đi qua, câu hỏi này với nhiều người dân ở quê hương “Bến Tre đồng khởi”, tiếc thay vẫn là sự ngậm ngùi hệt như MC Lại Văn Sâm: Vâng, chiến tranh mà, chiến tranh chẳng được gì cả....
Những ngày giáp Tết Kỷ Hợi này, trong dịp về quê tảo mộ, thắp cây nhang tưởng nhớ ông, bà nơi chôn nhau, cắt rốn của mình tại Giồng Trôm, Bến Tre, người viết đã gặp gỡ một vài gia đình vẫn cam sống nghèo khó trong tật bệnh của hậu quả chất khai quang thời chiến tranh. Cựu binh Phạm Thái Sơn kể hồi đó ông là du kích ở huyện Ba Tri. Trực thăng của quân đội Mỹ rải chất khai quang xuống vườn dừa xứ này nhằm để dễ phát hiện nơi trú đóng của các cánh quân thuộc lực lượng dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông và đồng đội đều không biết chất độc khai quang này ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe.
Sau này khi lập gia đình, trong các đứa con sinh ra, có đứa bị tật nguyền. Những đứa con khỏe mạnh của ông sau này lấy vợ, lấy chồng, lại có đứa sinh ra những đứa cháu của ông bị tật nguyền như thế hệ trước. Đến lúc này ông mới thấm thía hết chất độc khai quang ảnh hưởng di truyền như thế nào.
Bà Huỳnh Thị Gô, phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam – dioxin và Bảo vệ quyền trẻ em huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre nhìn nhận nỗi đau thời hậu chiến tiếp tục len lỏi đến thế hệ thứ ba của chất độc khai quang đã rải xuống ở Bến Tre, và dường như đúng như lời của MC Lại Văn Sâm, Vâng, chiến tranh mà, chiến tranh chẳng được gì cả....
Còn lại gì sau chiến tranh? 
Gia đình là nạn nhân của chất độc khai quang - Ảnh: Trí – Thịnh

Những hình ảnh được nhóm phóng viên trang web Việt Nam Thời Báo ghi nhận ở đây tại Ba Tri, Bến Tre về một gia đình là nạn nhân của chất độc khai quang thời chiến tranh sẽ góp thêm lăng kính khác về cuộc chiến tuy đã khép lại 44 năm rồi, song nỗi đau lại tiếp nối đến thế hệ của những đứa trẻ được sinh ra thập niên 2000…