Monday, March 21, 2016

Bằng lái xe: Muốn mua là có

Theo NLĐO-21/03/2016 22:40

“Tôi đã làm hàng trăm bằng lái cho cánh tài xế, họ vẫn chạy rần rần từ Bắc chí Nam, có ai bị bắt bỏ tù đâu” - ông trùm mua bán giấy phép lái xe đoan chắc

Khi được “bảo đảm”, người mua có thể mua bất cứ loại bằng nào và theo lời cam kết của các trùm, bằng lái mà họ bán là thật hoặc có giả cũng như thật!
Bà trùm quận 9
“Không quen, đố ông gặp mặt chứ đừng nói đến chuyện mua bán” - một tài xế tên B. ở doanh nghiệp vận tải N.L (đóng trên địa bàn quận 9, TP HCM) khẳng định như thế sau khi chúng tôi mất gần 2 tuần gạ gẫm mong được dắt mối. Cuối cùng, B. cũng giới thiệu chúng tôi với một phụ nữ tên là Mai, nhà ở quận 9. Theo B., Mai chính là bà trùm chuyên làm bằng lái ô tô mà không cần thi cử cho cả trăm tài xế ở quận 9, nhiều nhất là bằng FC (lái xe container).
Trùm Tân khẳng định bằng giả của mình làm như thật và sẵn sàng làm giả thêm CMND cho người cần bằng FC nhưng không đủ tuổi
Trùm Tân khẳng định bằng giả của mình làm như thật và sẵn sàng làm giả thêm CMND cho người cần bằng FC nhưng không đủ tuổi
Gặp chúng tôi, lúc đầu Mai e dè nhưng khi nghe giới thiệu chúng tôi quen thân với B. thì mới vui vẻ nhận lời giúp. Sau khi trao đổi, Mai đồng ý làm cho chúng tôi một bằng FC với giá 4,5 triệu đồng. “Quen thì em mới làm chứ sợ bị lộ, đi tù như chơi” - Mai nói. Chúng tôi hỏi Mai là bằng này làm ở TP HCM hay ở đâu thì Mai xẵng giọng: “Làm ở đâu không quan trọng, miễn sao một tuần có bằng cho anh chạy (xe) là được”. Chấp nhận giá cả, Mai yêu cầu nộp CMND bản photocopy, 4 tấm ảnh 3x4 nền trắng và 4,5 triệu đồng.

Bằng lái giả bị Phòng Quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe Sở Giao thông Vận tải TP HCM phát hiện nhưng không thể xử lý vì người xài bằng đã “bỏ của chạy lấy người”
Bằng lái giả bị Phòng Quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe Sở Giao thông Vận tải TP HCM phát hiện nhưng không thể xử lý vì người xài bằng đã “bỏ của chạy lấy người”
Tôi thắc mắc chưa có bằng mà đưa tiền, Mai gắt: “Anh không tin thì về hỏi mấy tài xế xe N.L thử coi, tôi làm cho hàng trăm người có “chạy” của ai đồng nào đâu”. Khi chúng tôi hỏi bằng lái mà Mai làm cho chúng tôi là bằng thật hay giả thì Mai cho biết bằng thật 100%.
Tiếp tục thắc mắc tại sao bằng thật mà chỉ mất một tuần trong khi nếu thi ở các trung tâm sát hạch phải mất hơn 3 tháng, chúng tôi được bà Mai lý giải: “Thế mới cần đến tui, chứ làm 3 tháng thì nói làm gì”. Mai cho biết thêm hiện nay, nhiều tài xế do không có thời gian đi thi nên cũng nhờ Mai làm thêm một vài tấm bằng nữa để lận lưng, nhất là cánh tài xế chạy xe đường dài.
Khen Mai còn trẻ mà quen biết rộng, ngay cả bằng FC mà cũng “lo” được, Mai cho biết: “Cũng nhờ ông anh kết nghĩa làm cho thôi chứ em thì giỏi giang gì”. Theo Mai, trước đây toàn bộ cánh tài xế ở khu vực quận 9, quận Thủ Đức (TP HCM), Biên Hòa (Đồng Nai) muốn có bằng nhưng không có “điều kiện” để thi đều phải nhờ đến Mai. “Hiện nay, ngoài Mai ra còn có một số người khác cũng làm được nhưng bằng giả chứ không có phôi thật như chỗ Mai. Thằng Beo, Hải “lơ”, Hiếu “chột” cũng làm được nhưng có ai tìm đến đâu, cứ “bám” em không à” - Mai khoe. Theo Mai, riêng trong 2015, Mai đã làm bằng cho không dưới 100 trường hợp. Riêng đầu năm 2016 đã hơn chục cái FC.
Bán bằng bất chấp tuổi
Qua môi giới của Hùng - tài xế một doanh nghiệp vận tải ở TP HCM - sáng 5-3, chúng tôi tìm gặp Tân, một trong những người được các tài xế truyền tai nhau là có thể “lo” được đủ các loại bằng từ C đến F chỉ trong vòng một tuần với giá rẻ hơn so các nơi khác từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Tiếp chúng tôi tại một quán cà phê gần Bưu điện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Tân cho biết nếu làm bằng C thì chỉ 2 ngày là có, còn bằng FC thì phải ít nhất một tuần.
Chúng tôi hỏi nếu mới 20 tuổi  thì có làm được bằng FC không, Tân cho biết “không vấn đề gì” nhưng trước khi làm bằng phải làm lại CMND. Chúng tôi hỏi tại sao làm lại CMDN thì Tân nói “vì yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) là phải đủ 24 tuổi trở lên mới được cấp bằng, do đó phải nâng tuổi trong CMND lên cho đủ”. Chúng tôi hỏi “còn kinh nghiệm thì sao”, Tân đáp: “Anh có phải đi thi gì đâu mà cần kinh nghiệm. Mọi thứ tôi sẽ nhờ người ta lo hết cho anh rồi, còn lái thế nào trên đường là việc của anh”.
Với câu hỏi nếu không may khi CSGT kiểm tra, có phát hiện CMND bị nâng tuổi để làm bằng hay không thì Tân cho biết mặc dù CMND và bằng đều giả nhưng chẳng khác bằng thật là bao. Nếu nhìn bằng mắt thường thì không thể phát hiện. “Tôi đã làm hàng trăm cái cho cánh tài xế các doanh nghiệp ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Họ vẫn chạy rần rần từ Bắc chí Nam, mà toàn chạy hàng “khủng” không hà, có ai bị bắt bỏ tù đâu” - Tân tự hào.
Để củng cố thêm lòng tin của chúng tôi, “cò” Hùng khẳng định trước đây vốn là lơ xe cho một đơn vị vận tải chuyên lái xe siêu trường, siêu trọng, thỉnh thoảng học đòi “đàn anh” ôm vô lăng chạy thử. Hơn nửa năm sau, Hùng nhờ một người chuyên làm bằng giả cho cánh tài xế với giá 5 triệu đồng/cái. Hùng cho biết hiện doanh nghiệp vận tải mà anh đang chạy cũng có một số tài xế sử dụng bằng giả. “Thật ra, làm cái bằng để lận lưng cho yên tâm thôi, miễn sao chạy cẩn thận, không gây tai nạn là được” - Hùng vô tư chia sẻ.
Huề cả làng
Các cơ quan chức năng đã tuyên bố “xử đẹp” các đối tượng làm bằng lái giả cũng như mạnh tay với tài xế xài bằng giả nhưng xem ra tuyên bố trên không có tác dụng. Bằng chứng là hiện nhiều tài xế vẫn mua và xài bằng lái xe giả một cách vô tư. Vì đâu nên nỗi!?
Ông Võ Trọng Nhân, Trưởng Phòng Quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe - Sở GTVT TP HCM, cho rằng hầu hết các trường hợp xài bằng giả khi đến đơn vị này để đổi lại giấy phép lái xe thì bị phát hiện. Thế nhưng, khi biết mình bị phát hiện, các tài xế đều “bỏ của chạy lấy người”. Do đó, đơn vị này không thể lập hồ sơ, biên bản sự việc để chuyển các cơ quan chuyên môn điều tra làm rõ.
“Đó là thực trạng xài bằng giả hạng A1 hay B2” - ông Nhân chia sẻ và thông tin thêm: Riêng đối với những trường hợp sử dụng bằng FC giả, do sợ bị phát hiện nên tài xế không đưa đi cấp đổi, vì thế đơn vị này không thể phát hiện được. “Việc phát hiện loại bằng này chủ yếu là do các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác chuyển đến nhờ xác minh” - ông Nhân nói.
Theo ông Nhân, thủ thuật mà các đối tượng sử dụng để làm bằng giả là lấy thông tin trên bằng cũ của người khác, sau đó dán hình của mình lên rồi ép lại và sử dụng. Một số trường hợp sử dụng bằng A1 sau đó sửa một số thông tin để chuyển sang bằng B2, FC hoặc các bằng hạng khác. Nguy hiểm hơn, nhiều đối tượng làm giả con dấu hoặc ăn cắp CMND của người khác, sau đó về các tỉnh khác để làm bằng giả.
“Từ khi có chính sách chuyển từ bằng giấy sang bằng PET thì tình trạng làm bằng giả có giảm đáng kể nhưng vẫn còn” - ông Nhân khẳng định và cho biết thêm do hiện nay các đối tượng làm bằng giả sử dụng công nghệ cao với nhiều thủ thuật tinh vi nên bằng mắt thường nếu là người không có kinh nghiệm thì rất khó phát hiện.
1 năm, phát hiện gần 1.800 bằng giả
Theo thống kê của Phòng Quản lý sát hạch cấp giấp phép lái xe - Sở GTVT TP HCM, trong năm 2015, phòng đã phát hiện gần 1.200 trường hợp sử dụng bằng giả các loại.
Ngoài ra, trong năm 2015, các cơ quan chức năng còn phát hiện 581 trường hợp khác sử dụng bằng giả. Trong đó, bằng B2 40 trường hợp, bằng C 35 trường hợp, bằng D 36 trường hợp, bằng E 40 trường hợp và bằng FC 35 trường hợp.

Vì quá thiếu tài xế?!
Ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM, cho biết tài xế có bằng FC (lái xe container) đang rất khan hiếm. Trong khi đó, lượng hàng hóa có nhu cầu chuyên chở tăng cao nên nhiều đơn vị nhắm mắt cho tài xế sử dụng bằng giả.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của chúng tôi, các chủ xe còn tìm đủ mọi cách để mua “bùa hộ mệnh” nhằm tránh bị xử phạt để tăng tối đa khả năng quay đầu xe. “Chiêu” ở đây chính là việc các chủ xe nhờ “cò” làm một biên bản xử phạt còn thời hạn đối với những trường hợp tài xế không có bằng lái xe hoặc bị mất. Theo đó, khi gặp cơ quan chức năng, tài xế có thể đưa biên bản này ra để yên chuyện.

Bài và ảnh: THÀNH ĐỒNG

Xưởng mộc gây ô nhiễm, bất ngờ ra tro lúc nửa đêm

(NLĐO) - Ngọn lửa bùng phát lúc nửa đêm khiến một xưởng mộc bị thiêu rụi hoàn toàn và gây thiệt hại nhẹ cho 2 ngôi nhà liền kề

Vụ việc xảy ra lúc 0 giờ15 phút sáng 22-3, tại xưởng mộc thuộc Cty THHH Tiến Triển, đóng tại thôn Đại An, xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Hiện trường vụ hỏa hoạn - Ảnh Trần Thịnh
Hiện trường vụ hỏa hoạn - Ảnh Trần Thịnh
Theo nhiều người dân, do xưởng mộc nằm sát khu dân cư nên khi vụ cháy xảy ra, mọi người đã nhanh chóng khống chế ngọn lửa và gọi lực lượng chữa cháy đến dập.
Rất may, do lực lượng PCCC tỉnh Quảng Nam đến kịp lúc nên hai căn nhà của hai ông Trần Đức và Trần Bình nằm liền kề xưởng mộc được chữa cháy kịp thời, chỉ bị thiệt hại nhẹ.
Đến gần 2 giờ sáng 22-3, ngọn lửa được dập tắt nhưng xưởng mộc đã bị thiêu rụi hoàn toàn, gây thiệt hại lớn.
Được biết,  xưởng mộc trên nằm trong khu dân cư nên nhiều lần bị người dân phản ảnh và yêu cầu di dời nhưng chủ xưởng mộc vẫn "chây ì và không chịu di dời.

Vụ hỏa hoạn khiến xưởng mộc bị thiêu rụi hoàn toàn lúc nửa đêm -Ảnh Trần Thịnh
Vụ hỏa hoạn khiến xưởng mộc bị thiêu rụi hoàn toàn lúc nửa đêm -Ảnh Trần Thịnh
Trước đó cũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, khoảng 2 giờ 30 ngày 21-3, ngôi nhà cấp 4 của chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (khu dân cư Trà Mai, thuộc thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My) cũng bốc cháy dữ dội, toàn bộ tài sản và ngôi nhà bị thiêu rụi.
22/03/2016 12:05
Vĩnh Quyên

Hãy tự cứu mình thay vì trông chờ vào Trung Quốc

07:00 | 22/03/2016

Bóng ma của một cuộc chiến tranh nguồn nước đang thập thò, ngấp nghé khu vực.

Bằng việc kiểm soát "vòi nước", Trung Quốc đang tạo ra sức mạnh đối với các nước láng giềng ở hạ nguồn sông Mê Kông cũng như Trung Á.
Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, Ấn Độ ngày 16/3 bình luận trên Nikkei Asian Review, hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông đang gây chú ý đáng kể bởi những tác động tiêu cực của nó đến trật tự hàng hải toàn cầu.
Tuy nhiên, hoạt động ồ ạt xây dựng các đập nước trên những dòng sông quốc tế phát tích từ Tây Tạng và Tân Cương để chiếm dụng tài nguyên nước quốc tế của Trung Quốc lâu nay đã không thu hút được mức độ chú ý cần thiết, tương ứng của dư luận. Mặc dù bóng ma của một cuộc chiến tranh nguồn nước đang thập thò, ngấp nghé khu vực.
Kiểm soát nguồn nước là vũ khí chính trị kiềm tỏa, sai khiến láng giềng
ha y tu cu u mi nh thay vi trong cho va o trung quo c
 Đập thủy điện Tạng Mộc mà Trung Quốc xây dựng ở Tây Tạng đang đe dọa an ninh nguồn nước của Ấn Độ.
Hầu hết các dòng sông lớn ở châu Á bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng được "sáp nhập" vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngay sau khi thành lập năm 1949. Một khu vực khác - Tân Cương, cũng là nơi phát tích của sông Irtysh và Ili chảy đến Kazakhstan và Nga.
Tuy nhiên cho đến nay Bắc Kinh không chấp nhận bất kỳ hiệp ước nào chia sẻ nguồn nước với các quốc gia nằm ở hạ lưu các con sông bắt đầu từ 2 vùng cao nguyên này. Trung Quốc từ chối khái niệm chia sẻ nguồn nước.
Phân tích của Giáo sư Brahma Chellaney cho người viết hiểu rõ hơn về tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng hôm 15/3: "Người dân sống dọc theo sông Mekong - Lan Thương đều được nuôi dưỡng bởi cùng một dòng sông. Đương nhiên là bạn bè cần giúp đỡ nhau khi cần thiết".
Trung Quốc nói rằng họ bắt đầu xả nước từ con đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam từ 15/3 đến 10/4 để giúp các nước hạ du sông Mê Kông như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam khắc phục tình trạng hạn hán nghiêm trọng.
Ông Lục Khảng khẳng định, tình hình hạn hán trong khu vực hiện nay là do thiên tai chứ không phải con người. Nói cách khác, 6 đập Trung Quốc đã xây và 14 đập dự kiến sắp xây để chặn dòng Mê Kông là vô can.
ha y tu cu u mi nh thay vi trong cho va o trung quo c
Ông Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asian Review
Nhưng thực tế hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng có dung tích hoạt động tối đa 249 triệu mét khối nước (số liệu ông Tuấn dẫn theo Wikipedia, còn theo Giáo sư Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, đập Cảnh Hồng của Trung Quốc có chiều cao thân đập là 108m; chiều dài đập là 704,5m. Tổng dung tích hồ chứa của Thuỷ điện Cảnh Hồng là 1,139 tỷ mét khối nước, theo báo Dân Việt 16/3/2016).Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ ngày 16/3 được báo Dân Việt dẫn lời cho biết, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc xả nước từ đập Cảnh Hồng với lưu lượng 2.300 mét khối / giây, xả liên tục theo ngày.
Nếu xả theo yêu cầu của Việt Nam là tối thiểu 2300 mét khối/giây thì chỉ sau 30 giờ là cạn hồ, ông Lê Anh Tuấn nhận định.
Mặt khác, sống Mê Kông chạy qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia với hàng ngàn km dọc đường là những cánh đồng hạn cháy thì dù có xả nước, về được vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng chẳng đáng là bao.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Việt Nam, ông Hoàng Văn Thắng được đài VOA Tiếng Việt ngày 16/3 dẫn lời cho biết:
“Nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng về tới vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian rất dài, trên nửa tháng. Cho nên chúng tôi cũng đang chờ đợi. Chúng tôi cũng không đề nghị họ phải xả liên tục. Chúng tôi chỉ đề nghị họ xả 3 đợt thôi. 
Như vậy, nếu họ xả được trong vòng 7, 8 ngày cũng là quý đối với hạ lưu sông Mekong, đồng bằng sông Cửu Long rồi. Nếu có dòng nước đẩy mạnh, chúng tôi sẽ cùng các địa phương tìm các giải pháp lấy nước, trữ nước để phục vụ nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Giáo sư Brahma Chellaney nhận định, bằng việc xây dựng một cách lặng lẽ và mờ ám các đập nước lớn sát biên giới trên các dòng sông xuyên quốc gia, Bắc Kinh đang tạo ra một thứ vũ khí chính trị, một tình thế không thể đảo ngược với các nước láng giềng nằm ở hạ du các con sông bắt nguồn từ Tây Tạng, Tân Cương.
Việc kiểm soát "vòi nước" cung cấp nước ngọt cho các quốc gia láng giềng đã trở thành một đòn bẩy, một thứ công cụ, vũ khí chính trị để Trung Quốc gây tác động, ảnh hưởng đến hành vi của các quốc gia này, bao gồm cả việc ngăn chặn các nước thách thức các lợi ích ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.
Bằng việc kiểm soát "vòi nước", Trung Quốc đang tạo ra sức mạnh đối với các nước láng giềng ở hạ nguồn sông Mê Kông cũng như Trung Á. Các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc làm này chỉ còn biết kêu gọi Trung Quốc hợp tác cùng khai thác nguồn nước. Thậm chí có quốc gia còn phải "thận trọng" khi nhắc đến các vấn đề lên án việc làm sai trái của Trung Quốc.
Băm nát các dòng sông quốc tế, các nước "thân thiện" với Trung Quốc cũng nằm trong vòng kiềm tỏa
Trên hệ thống sông Mê Kông - dòng chảy cung cấp nước ngọt huyết mạch của Đông Nam Á, Trung Quốc đã xây dựng 6 con đập và đang có kế hoạch xây thêm 14 con đập nữa.
ha y tu cu u mi nh thay vi trong cho va o trung quo c
Đập Cảnh Hồng chặn dòng Mê Kông.
Bắc Kinh đã thay đổi trọng tâm xây dựng hệ thống đập thủy điện từ những con sông nội địa sang những dòng sông xuyên quốc gia, tập trung ở khu vực biên giới với các nước.
Sau khi đã xây dựng bão hòa các con đập ở vùng đồng bằng phía Bắc Trung Quốc, trung tâm Hoa Hạ, ngày nay địa bàn trọng điểm xây dựng hệ thống đập thủy điện được Trung Quốc di dời sang khu cao nguyên Tây Tạng, Tân Cương, nơi khởi phát của hàng loạt dòng sông lớn xuyên quốc gia.
Hầu hết các đập nước lớn ở châu Á là của Trung Quốc. Bắc Kinh tự hào có hơn một nửa trong số 50 ngàn con đập lớn nhất thế giới. Sự bùng nổ các đập thủy điện ở Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngược lại, Trung Quốc đang tập trung xây dựng các đập nước sát biên giới với các nước láng giềng.
Quốc gia có dân số thứ 2 thế giới xếp sau Trung Quốc là Ấn Độ cũng đang phải chịu cảnh bị Trung Quốc "khóa vòi" cung cấp nước ngọt trên các dòng sông.
Đập Tạng Mộc mà Trung Quốc xây ở Tây Tạng trên con sông Brahmaputra chảy sang Ấn Độ với chi phí 1,6 tỉ USD đang chạy đua với thời gian để hoàn thành, trong khi một loạt đập bổ sung trên sông Yarlung Tsangpo cao nhất thế giới đang diễn ra.
Tình hình thiếu nước ngọt ở Ấn Độ tồi tệ hơn nhiều so với Trung Quốc, nguồn nước tái tạo nội bộ của Trung Quốc khoảng 2813 tỉ mét khối mỗi năm, nhiều gấp đôi Ấn Độ. Đã vậy, Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục chặn dòng, đắp đập ngăn sông.
Mối quan tâm của các nước hạ nguồn các dòng sông quốc tế bắt nguồn từ Tây Tạng và Tân Cương về việc Bắc Kinh đang tìm cách biến nước thành vũ khí chính trị ngày càng gia tăng. Bắc Kinh không thèm đếm xỉa đến lợi ích của các quốc gia được xem là thân thiện với họ, từ Kazakhstan cho đến Thái Lan, Campuchia.
ha y tu cu u mi nh thay vi trong cho va o trung quo c
Nông dân Thái Lan cũng đang trở thành nạn nhân của thảm họa kép - El Nino và đập thủy điện Trung Quốc. Ảnh: Japan Times.
Để mang lại lợi ích kinh tế xã hội lâu dài và đối phó với hạn hán hay mất cân bằng nguồn nước, một con sông có thể được ngăn đập một cách hợp lý với tính toán chu đáo đến môi trường sinh thái của cả dòng sông, Giáo sư Brahma Chellaney bình luận.
Nhưng những gì Trung Quốc đang làm là đắp đập và đắp đập, ngăn sông và ngăn sông, chặn dòng và chặn dòng, khiến các dòng sông xuyên quốc gia như Mê Kông hay Salween nhìn từ bản đồ giống như một chuỗi hạt, mỗi hạt là một đập thủy điện.
Những con đập này đang làm thay đổi rất lớn chất lượng nước và dòng chảy, làm giảm đáng kể lượng phù sa màu mỡ xuống hạ nguồn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu nông dân, ngư dân sinh sống nhờ vào những dòng sông này (trong đó có nông dân Đồng bằng sông Cửu Long).
Các vùng đồng bằng châu thổ ở châu Á đang bị tổn thương nặng nề bởi biến đổi khí hậu và đe dọa bởi nước biển dâng, nay càng khát cháy bởi các đập thủy điện mà Trung Quốc và một số quốc gia ở thượng nguồn, trung du các dòng sông quốc tế đang đua nhau xây dựng, theo Giáo sư Brahma Chellaney.
Hãy tự cứu lấy mình thay vì trông chờ, hy vọng vào Trung Quốc
Giáo sư Brahma Chellaney tin rằng, châu Á cần nỗ lực cùng nhau kêu gọi Trung Quốc vào bàn đàm phán, thể chế hóa việc quản lý sử dụng nguồn nước ngọt trên các dòng sông quốc tế. Nếu không có Trung Quốc trên bàn đàm phán, việc hợp tác bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái trên các dòng sông quan trọng ở châu Á là điều không thể.
Người viết cho rằng phân tích và đề xuất của Giáo sư Brahma Chellaney là hợp lý, cần thiết về lâu dài nhưng phải làm ngay và nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi, kết hợp chặt chẽ các công cụ ngoại giao - chính trị - pháp lý và đoàn kết chặt chẽ giữa các nước bị ảnh hưởng.
Nhưng từ nay đến khi các giải pháp này phát huy hiệu quả, chưa biết sẽ kéo dài trong bao lâu bởi sự khác biệt về lợi ích ngay giữa chính các quốc gia cùng chung một dòng sông. Trong lúc đó Việt Nam nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, không thể chỉ trông chờ vào giải pháp trung - dài hạn này.
Thiết nghĩ, các giải pháp tự cứu lấy mình trước khủng hoảng kép do thiên tai hạn hán bởi El Nino gây ra, hay do "nhân họa" bởi hệ thống đập thủy điện mà Trung Quốc và một số nước tạo ra là cấp bách và quan trọng hơn cả, Việt Nam chúng ta phải tự tìm cách cứu mình trước.
Nếu theo phân tích của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn nêu trên, việc trông chờ Trung Quốc "xả nước cứu hạn" cho Đồng bằng sông Cửu Long dường như có phần ảo tưởng. Đó là chưa nói tới khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ khí nước để mặc cả, đánh đổi với các nước như phân tích của Giáo sư Brahma Chellaney.
Người viết thiết nghĩ, chống lại El Nino, hạn hán, xâm nhập mặn hay thiên tai nói chung là điều quá sức con người và không thiết thực, thay vào đó cần học cách thích nghi và sống chung với nó. 
Hãy học hỏi người Israel trong việc sử dụng nguồn nước ngọt như thế nào để tối ưu hóa hiệu quả để phát triển nông nghiệp bền vững, học tập tinh thần người Nhật Bản sống hài hòa với thiên nhiên, tồn tại và phát triển giữa thiên tai khắc nghiệt.
Điều đầu tiên phải thay đổi là tư duy, sau đó mới đến giải pháp.
Khi xâm nhập mặn và hạn hán đã bao phủ Đồng bằng sông Cửu Long, trồng lúa nước là điều không thể thì cần nghĩ ngay đến việc khai thác cây trồng, vật nuôi khác chịu hạn và chịu mặn thày vì loay hoay tìm cách "chống hạn, chống mặn" như hiện nay.
Tư duy ấy đã giúp chính phủ Thái Lan hình thành chính sách nông nghiệp mới, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cách đây đã cả chục năm và đang áp dụng với nhiều bài học có giá trị, thiết nghĩ Việt Nam chúng ta nên tham khảo, điều này được tác giả Ngọc Việt phân tích trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

Nguồn:

Cuộc chiến Mậu Thân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Cuộc tổng tấn công của CS nhân dịp Tết Mậu Thân (1968) diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), từ Quảng Trị đến Bạc Liêu, sớm nhất tại Quảng Nam và Nha Trang, vào đêm giao thừa ở Nam Việt Nam (NVN) tức đêm 29 rạng 30-1-1968, và rút lui trễ nhất tại Huế vào ngày 25-2-1968. Như vậy cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân của CS diễn ra trong gần một tháng. Trong suốt tháng nầy, CS tấn công 44 địa điểm tại các thị trấn, tỉnh lỵ và thành phố trên toàn miền Nam Việt Nam.

1.- Vùng I chiến thuật

Vùng I Chiến thuật (CT) gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Tín và Quảng Ngãi. Cuộc chiến tại Quảng trị và Thừa Thiên sẽ trình bày sau. 

Tại tỉnh Quảng Nam, vào khoảng giao thừa, tức tối 29 rạng 30-1-1968, CS pháo kích trại định cư Trà Kiệu ở phía nam thành phố Đà Nẵng khoảng 30 cây số, bắn vào phi trường Non Nước (một phi trường quân sự nhỏ gần Ngũ Hành Sơn, và Đà Nẵng, bên sông Hàn) và bắn vào phi trường Đà Nẵng. 

Sau 3 giờ sáng mồng 1 Tết (30-1-1968), CS đột nhập bộ Tư lệnh QĐ I ở Đà Nẵng. Các đợt tấn công nầy đều bị đẩy lui. Cộng sản xách động dân chúng tập họp trước chùa Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng (đường Ông Ích Khiêm) để biểu tình, liền bị dẹp yên. 

Cũng sau 3 giờ sáng mồng 1 Tết, CS tấn công thị xã Hội An, nhưng quân VNCH được các đại đội Đại Hàn và Hoa Kỳ trợ lực, đến giải tỏa ngay. 

Cũng trong ngày mồng 1 Tết, cộng quân pháo kích vào bộ chỉ huy Trung đoàn 51 Bộ Binh ở gần Vĩnh Điện trên quốc lộ 1, giữa Đà Nẵng và Hội An, và tối hôm đó, CS tấn công tiền đồn quân lực VNCH trên đèo Hải Vân (thuộc quận Hòa Vang, Quảng Nam), nhưng bị đẩy lui.

Tại tỉnh Quảng Tín, trước đây là phần phía Nam của tỉnh Quảng Nam tách ra, từ 4 giờ sáng mồng 2 Tết (31-1-1968), cộng quân đồng loạt pháo kích các đơn vị quân sự, hành chánh tỉnh lỵ Tam Kỳ và vùng phụ cận, tung 4 tiểu đoàn từ nhiều mặt tấn công Tòa hành chánh và Tiểu khu Quảng Tín, nhưng thất bại trong ngày hôm đó.

Quảng Ngãi là nơi đóng bản doanh bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh thuộc Quân đoàn I. Được tin quân CS tấn công các nơi khác vào sáng mồng 1 Tết (30-1-1968), nên Sư đoàn 2 BB chuẩn bị phòng thủ cẩn thận. Lúc 4 giờ sáng mồng 2 Tết (1-2-1968), CS bắt đầu pháo kích, rồi xung phong tấn công các cứ điểm hành chánh và quân sự Quảng Ngãi. Sư đoàn 2 BB sử dụng thiết vận xa đẩy lui các đợt tấn công của CS. Tuy nhiên, bộ đội CS xâm nhập được vào lao xá, thả trên 500 tù nhân. Gần sáng, phi cơ can thiệp kịp thời, quân CS phải rút lui.

2.- Vùng II chiến thuật

Vùng II CT gồm các tỉnh duyên hải Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh cao nguyên là Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức (Đà Lạt), Lâm Đồng.

Tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) là nơi chính quyền VNCH bắt được 10 cán bộ CS ngày 29-1-1968 (30 tháng Chạp đinh mùi) trong đó có một tỉnh ủy viên CS cùng nhiều tài liệu quan trọng báo hiệu CS sẽ tổng tấn công trong dịp Tết. 

Sáng hôm sau (30-1-1968 tức mồng 1 Tết) khoảng sau 4 giờ, quân CS tấn công Khu 22 An ninh Quân đội, giải thoát những người bị bắt, chiếm ty Thông tin và Đài phát thanh Quy Nhơn. Tiểu khu Bình Định phối hợp cùng Sư đoàn Mãnh Hổ (Nam Hàn) phản công và ngày 3-2-1968, quân CS hoàn toàn rút khỏi thị xã Quy Nhơn.

Đêm mồng 1 Tết, quân CS pháo kích và sau đó tấn công thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, nhưng bị đẩy lui trong ngày mồng 2 Tết.

Tại Nha Trang, hơn nửa giờ sau giao thừa (qua sáng 30-1-1968), quân CS pháo kích vào Trường Hải Quân, nhưng bị máy bay Không đoàn 62 chận đứng. Đến 2 giờ sáng, CS tấn công cùng một lúc vào Đài phát thanh, Tiểu khu và Tòa hành chánh tỉnh Khánh Hòa, Bộ chỉ huy 5 Tiếp vận, và Tiểu đoàn Truyền tin 651. 

Bộ đội cộng sản không tấn công vào bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt đặt tại Nha Trang. Tư lệnh LLĐB là chỉ huy trưởng Yếu khu kiêm quân trấn trưởng Nha Trang, nắm vững tình hình, và tổ chức phản công hữu hiệu. Tối mồng 2 Tết (31-1-1968), sau một cuộc ác chiến, CS rút lui. Hai bên đều thiệt hại nặng. Quân VNCH và Đồng minh tiếp tục tảo thanh vùng phụ cận Nha Trang.

Phía nam tỉnh Khánh Hòa là tỉnh Ninh Thuận, hoàn toàn vô sự trong Tết Mậu Thân. Thị xã Phan Thiết, tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận, bị tấn công nhiều đợt. Quân CS tấn công đợt đầu từ mồng 1 (30-1-1968) đến mồng 7 Tết (5-2-1968). Đợt thứ hai, quân CS tấn công tối 17 rạng 18-2 và bị đẩy lui ngày 20-2. Sau đó, CS còn tấn công Phan Thiết hai lần, nhưng cuối cùng hoàn toàn bị đẩy lui ngày 12-3-1968.

Dãy Trường Sơn và cao nguyên Nam Trung phần với rừng núi bạt ngàn là nơi CS hoạt động mạnh mẽ. Lực lượng VNCH và Hoa Kỳ đóng quân ở một số thị trấn trên các cao nguyên. 
Tại tỉnh Kontum, bộ đội CS tấn công thành phố Kontum bốn lần: Rạng sáng mồng 1, tối mồng 1, rạng sáng mồng 3 và rạng sáng mồng 4. Qua ngày mồng 5, CS rút lui. 

Tại thị trấn Tân Cảnh, phía bắc và cách Kontum 50 km trên quốc lộ 14, CS tấn công từ 2 giờ sáng mồng 1 Tết (30-1-1968), nhưng bị đẩy lui ngay trong ngày mồng 1. 

Pleiku, nơi Quân đoàn II VNCH đóng bản doanh, giữ một vị trí chiến lược quan trọng. Pleiku nằm về phía nam Kontum trên quốc lộ 14, và phía bắc Ban Mê Thuột cũng trên quốc lộ 14. Nếu theo quốc lộ 19 về phía đông là Quy Nhơn và theo quốc lộ 7-B về đông nam là Phú Bổn (Cheo Reo), Củng Sơn, Tuy Hòa. 

Một tiểu đoàn CS tấn công Pleiku vào ban ngày, lúc 9G. sáng mồng 1 Tết, nên bị Thiết giáp VNCH loại ngay trong ngày. Sáng mồng 4 Tết, hai trung đoàn CS tấn công Pleiku lần thứ hai, bị phi cơ VNCH và Mỹ đánh đuổi cũng ngay trong ngày. Quân cộng sản thất bại nặng tại Pleiku, phải rút lui.

Ban Mê Thuột là tỉnh lỵ tỉnh Darlac. Darlac nằm về phía nam của Pleiku và Phú Bổn, phía bắc của Quảng Đức và Tuyên Đức. Khoảng 1G.35 sáng mồng 1 Tết, CS tung khoảng 3,500 quân tấn công cùng một lúc các căn cứ quân sự và cơ sở hành chánh Ban Mê Thuột, nhưng bị quân đội VNCH chận đứng. Cộng sản tiếp tục xâm nhập trong ngày mồng 2, nhưng cuối cùng phải rút lui hoàn toàn vào ngày mồng 6 Tết. Thiệt hại hai bên tại đây: CS 924 chết, 143 bị bắt trong khi VNCH 148 chết, 22 mất tích.

Lực lượng CS tấn công thành phố du lịch Đà Lạt, tỉnh lỵ của tỉnh Tuyên Đức khá trễ, vào lúc 1G.45 sáng mồng 4 Tết (2-2-1968), chiếm Biệt điện (Bảo Đại), Đài phát tuyến, Khu chợ Hòa Bình. Ngày 9-2-1968, Liên đoàn 2 Biệt Động Quân được gởi tới Đà Lạt, nhanh chóng giải tỏa Đà Lạt. Các thị trấn thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Phú Bổn và Quảng Đức không bị tấn công.

3.- Vùng III chiến thuật

Cuộc chiến tại thủ đô Sài Gòn sẽ trình bày sau. Có lẽ để hỗ trợ cho cuộc tấn công Sài Gòn, cộng quân đưa hai trung đoàn đánh ba cứ điểm quan trọng ở Biên Hòa: phi trường, Bộ tư lệnh Quân đoàn III - Vùng III Chiến thuật, và trại Frenzel Jones (tức căn cứ Long Bình, tổng kho hậu cần của quân đội Mỹ). 

Trận đánh bắt đầu lúc 3 G. sáng mồng 2 Tết (31-1-1968). Quân CS pháo kích rồi vượt rào kẽm gai, tràn vào phi trường Biên Hòa. Trực thăng VNCH phản công; quân CS rút lui. 

Đồng thời với cuộc tấn công phi trường Biên Hòa, quân CS tấn công Bộ chỉ huy QĐ III, nhưng bị kháng cự mạnh mẽ, phải bỏ trốn vào nhà dân. 

Bộ đội CS còn tấn công trại Frenzel Jones (căn cứ Long Bình) thuộc Lữ đoàn 199 Mỹ, nhằm hỗ trợ cho toán đặc công lẽn vào phá hủy kho đạn khổng lồ nầy. Tuy nhiên, toán đặc công CS bị phát giác. Phi cơ và chiến xa nhanh chóng đẩy lui cuộc tấn công của CS. 

Ngày hôm sau, mồng 3 Tết (1-2-1968), liên quân Việt Mỹ mở cuộc tảo thanh chung quanh thành phố Biên Hòa, ổn định tình hình. Tổng kết, CS tử thương 527 người và 40 bị bắt. (Khối Quân Sử Phòng 5 Bộ Tổng Than Mưu, Cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa của Việt Cộng Mậu Thân 1968, Sài Gòn: 1968, tr. 340.)

Bộ đội CS còn tấn công một vài địa điểm gần Biên Hòa trong dịp Tết như Xuân Lộc thuộc Long Khánh (Bộ tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh), Tân Uyên thuộc Bình Dương và tấn công lực lượng Úc ở Bà Rịa. Trễ hơn, cộng sản đánh Tây Ninh ngày 6-2-1968 và Long An ngày 8-2-1968.

4.- Vùng IV chiến thuật

Vùng IV Chiến Thuật gồm 14 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng trong dịp Tết Mậu Thân, CS tấn công mạnh ở ba tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre), Vĩnh Long và Phong Dinh (Cần Thơ).

Tại Kiến Hòa, quân CS đột nhập vào thành phố Bến Tre rạng sáng mồng 3 Tết (1-2-1968), bao vây các khu quân sự và chiếm các khu dân sự. Sau đó, khoảng 4G. sáng, CS pháo kích vào Tòa hành chánh tỉnh, Bộ chỉ huy Trung đoàn 10/SĐ 7 BB và vị trí pháo binh ở Sân vận động. Trong ngày mồng 3, các cứ điểm quân sự đã đẩy lui CS nhanh chóng. Do việc CS chiếm nhà dân để chiến đấu, tử thủ trong khu dân sự, nên khi liên quân Việt Mỹ tảo thanh CS, 90 thường dân bị chết, và 50% nhà cửa dân chúng bị hư hại nặng.(Cuộc tổng công kích..., tr. 344.) 

Cộng sản trốn trong khu dân sự, vì vậy việc đánh nhau diễn ra trong khu dân sự. Đáng lẽ phải kết án hành động của CS cố tình lấy dân làm bia đỡ đạn, trong buổi thuyết giảng ngày 25-9-2001 tại nhà thờ Riverside Church, New York, trước một cử tọa đông đảo cả ngàn người Mỹ, sư Nhất Hạnh lại nói rằng Không quân Hoa Kỳ đã thả bom tiêu diệt 300,000 ngôi nhà tại Bến Tre. (Nguyên văn: "When we learned of the bombing of the Bentre village in Vietnam, where 300,000 homes were destroyed ...”) (Nhật báo Người Việt, Orange County, California, ngày 16-10-2001.) Lúc đó, dân số thành phố Bến Tre khoảng 80,000 người. Không biết thầy Nhất Hạnh lấy ở đâu ra con số 300,000 ngôi nhà? Việc thầy Nhất Hạnh nói không đúng sự thật ảnh hưởng rất tai hại với người Tây phương. Ví dụ: Báo Maclean's, Canada, số ngày 24-9-2012, tr. 28, đăng bài “Trudeau's Big Leap”, tác giả Peter Newman viết rằng để cứu tỉnh Bến Tre, Mỹ đã phải “destroyed it to save it”. Đây là kết quả nguồn tin sai lạc từ thầy Nhất Hạnh.

Cộng sản sử dụng ba tiểu đoàn tấn công Vĩnh Long hai lần vào đầu năm Mậu Thân. Lần đầu lúc 3G. sáng mồng 2 Tết (31-1-1968), CS đánh khám đường (để giải thoát tù binh), Tòa hành chánh tỉnh, phi trường và khu vực Bến Đá - Nhà lồng chợ. Cộng sản bị đẩy lui và thiệt hại nhiều, nhất là tại phi trường. Riêng tại khu vực khám đường và Nhà lồng chợ, CS trốn trong dân chúng, mãi đến mồng 6 Tết (4-2-1968) mới bị đẩy lui hoàn toàn. Nhà lồng chợ bị CS đốt cháy. Mười ngày sau (14-2-1968), CS trở lui tấn công Vĩnh Long lần thứ hai và bị đánh đuổi hoàn toàn ngày 17-2-1968. 

Thủ phủ của Vùng IV CT và là tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh là Cần Thơ. Lúc 3G. sáng mồng 2 Tết (31-1-1968), tiểu đoàn Tây Đô 303 CS tấn công Bộ tư lệnh QĐ IV (gần trường Trung học Phan Thanh Giản) và trại Truyền tin QĐ. Trong khi đó, tiểu đoàn U Minh CS tấn công Đài phát thanh, khu Đại học. 

Trong ngày mồng 2 Tết, hai bên đánh nhau giành từng căn nhà. Đêm mồng 2, CS tạm thời rút quân. Ngày mồng 6 Tết (4-2-1968), CS tái xuất hiện, chiếm khu Đại học. Phi cơ oanh kích gây thiệt hại nặng cho khu vực nầy. Cuộc giải tỏa ở Cần Thơ cho đến tháng 4-1968 mới chấm dứt.

Kết luận

Tuy CS lợi dụng dịp hưu chiến nhân lễ Tết cổ truyền của dân tộc, bất ngờ mở cuộc tấn công trên một mặt trận rộng lớn, nhưng Quân đội VNCH khắp nước đã phản ứng kịp thời và có nơi được quân đội Đồng minh giúp đỡ, đã đẩy lui nhanh chóng các lực lượng CS. Có hai nơi chiến trận kéo dài và gây thiệt hại nặng là Sài Gòn và Huế. (Còn tiếp bài 4: Cuộc chiến ở Sài Gòn.)

(Toronto, 20-3-2016)


Bài đã đăng:

Trời ơi! Sao dân tôi mãi khổ thế này?


Nguyên Thạch (Danlambao) - 40 năm dòng thời gian nghiệt ngã đã trôi qua, nó mang theo vô vàn thống khổ của một dân tộc đã bị đọa đày. 40 năm dài dân tôi đã kéo lê cuộc đời trong cùng cực của lầm than khốn khó, chìm ngập trong hố thẳm đoạn trường... Thượng Đế hỡi, Việt tộc còn gánh chịu đến bao giờ?.

*

Từ ngày có đảng là dân ta nếm đủ thứ mùi khổ nạn. Mỗi người mỗi cảnh khổ, mỗi giai đoạn mỗi thứ khổ đặc thù. Người cùng khổ, nhà nhà cùng khổ, cả nước cùng khổ dưới cái gọi là sự lãnh đạo tài tình của đảng cộng sản Việt Nam quang vinh.

Cái khổ nạn trầm trọng nhất, trần ai nhất là cái khổ về chủ nghĩa hoang đường mà Hồ Chí Minh là một thứ Nhân Tai, đấy là nguyên nhân của mọi nguyên nhân đưa đến cảnh khổ. Khổ dai dẳng, khổ triền miên, khổ như điên, khổ khắp mọi miền, khổ từ thành thị cho đến bưng biền, khổ vì cơm áo gạo tiền cho đến muộn phiền trong tâm khảm. Khổ vì đời sống bị tù đày giam hãm, khổ từ Cách mạng tháng Tám tê tái cho đến ngày "phỏng d... 1975'. Khổ vì bị giam cầm trong một nhà tù oái oăm vĩ đại, khổ vì đời bỗng dưng bị biến thành ngu dại, khổ vì những chính sách của đảng luôn thất bại nặng nề... Ôi chuỗi cảnh khổ lê thê từ thôn quê đến thành thị vì đảng là một lũ ngu lâu dốt dài độc tài và toàn trị.

Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm (Xét lại chống đảng), chế độ tem phiếu lương thực, đấu tố phê và tự phê, chiến dịch Mậu Thân, Thảm sát Huế 1968, vượt Trường Sơn, Phỏng d...1975, cải tạo Công Thương nghiệp, kế hoạch Kinh tế mới, "Nghĩa vụ quốc tế" đánh Campuchea", "Bài học 1979", cải tạo" Quân Cán Chính VNCH, Kinh tế Hợp tác xã, Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, 16 vàng 4 tốt... Tất cả đều là thảm trạng khổ ải mà đảng ngu lâu dốt bền cứ lấy dân ra làm thí nghiệm để gọi là học tập cho hơn 70 năm ở miền Bắc và 40 năm cho cả nước. Những cảnh khổ cùng khắp quê hương trên từng cây số mà không bút mực nào tả xiết.

Xin mời bạn đọc ôn lại (và xin bổ sung thêm) những cảnh khổ trong vô vàn cái khổ sau đây để hiểu được cái khổ là như thế nào:

1- Cuộc đấu tố Cải Cách Ruộng Đất

- Bà Tơ được các du kích khoác súng dẫn ra bãi tha ma cách bãi chợ vài trăm mét, một lỗ huyệt đã được đào, cạnh bờ huyệt, một cột gỗ được đóng sẵn, các du kích trói bà vào cột. Một loạt súng nổ, bà Tơ từ từ khụy xuống, rồi đầu gục trước ngực. Dân chúng chỉ được quan sát từ xa, nên không biết họ chôn bà Tơ như thế nào, không thấy áo quan hay bất cứ mảnh gỗ hay tấm chiếu mang đến cạnh huyệt trước đó, có lẽ bà được hất ngay xuống huyệt và lấp đất lên. (1)


- Lúc ấy, người nào càng hăng hái, càng tốt, càng đấu tố, càng đánh đập, thì càng tốt. Có những người bị tử hình, ông cụ tôi bị kết án tử hình, bắn chết ngay, lôi ra bắn chết ngay, bắn ngay trước mặt mọi người, con cháu… Đấu tố bố mình, bắt phải ra nhìn… Còn những người khác bị tra tấn, bị chết thì cho là họ tự tử, bắn thì rõ ràng rồi, mấy trường hợp… Cuối cùng thì sửa sai, biết là sai lầm, rồi xin lỗi, thế thôi!" (2)


- Ngay cả em ruột ông nội tôi là một nhà sư rất nổi tiếng ở huyện cũng bị đấu tố đến mức tự treo cổ chết. Sau này, ông cũng được xuống thành phần. Ông sư trong chùa có gì mà là địa chủ. Họ cốt quy ông là địa chủ để phá chùa của ông thôi. Gần như Cải cách Ruộng đất tiến đến một cuộc diệt chủng. Ví dụ như ông cố sinh ra ông nội tôi, năm đó gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ. Vậy mà họ cũng đem ông ra ruộng đào hố đấu tố ông chỉ vì ông có nhà to nhất làng. Ông cố tôi là một trong những người lập ra cái làng đó. Ông bị đấu tố tới ngất đi. Ông xin xử bắn cho ông được yên mà họ không bắn, đem nhốt ông trong nhà bếp bên cạnh nhà tôi, không cho ăn. Cứ đêm đến ông gọi tôi qua cửa sổ ‘Ông Hảo ơi cho con xin miếng cơm.’ Mẹ tôi thỉnh thoảng lén ném qua cửa sổ cho ông một nắm cơm để ông sống. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ông chết. (3)

2- Nhân Văn Giai Phẩm (Xét lại chống đảng)

- Một số văn nghệ sĩ trong phong trào:

Bùi Xuân Phái, Cao Xuân Huy, Chu Ngọc, Đào Duy Anh, Đặng Đình Hưng, Đỗ, Đức Dục, Hoàng Cầm, Hoàng Công Khanh, Hoàng Huế, Hoàng Tích Linh, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Yến, Huy Phương, Hữu Loan, Hữu Thung, Lê Đại Thanh, Lê Đạt, Nguyễn Bính, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Tuân, Nguyễn Văn Tý, Như Mai, Phan Khôi, Phan Vũ, Phùng Cung, Phùng Quán, Quang Dũng, Sĩ Ngọc, Thanh Bình, Thụy An, Trần Công

Trần Dần, Trần Đức Thảo, Trần Duy, Trần Lê Văn, Trần Thiếu Bảo, Trần Thịnh, Trương Tửu, Tử Phác, Vĩnh Mai, Văn Cao, Xuân Sách, Yến Lan

Bị xử phạt nặng nhất là Thụy An và Nguyễn Hữu Đang. Bà Thụy An bị kết tội làm gián điệp, cùng với đó là bài báo công kích "mụ phù thủy hiện nguyên hình rắn độc", bị kết án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang trong phiên tòa ngày 21/1/1960 tại Hà Nội. Mãi đến năm 1973 hai người mới được ra tù nhưng bị quản thúc thêm một thời gian nữa. (4)

3- Chiến dịch Mậu Thân 1968


- Kết quả là Việt Cộng đã hoàn toàn thất bại, trong khi đó họ đã phá hủy 50,000 căn nhà của dân, đem chết chóc đến cho 14,000 đồng bào đủ cả già trẻ gái trai và "vô sản hóa" 70,000 người đa số là dân lao động. Ngoài ra điều dã man chưa từng thấy trong lịch sử loài người là họ đã xua những lực lượng gồm 7 phần 10 con nít vào lò lửa chiến tranh và mở những cuộc pháo kích bừa bãi vào những khu gia cư nghèo khó, đông đúc không có lấy một cơ quan quân sự, để trả thù sự bất cộng tác của dân chúng. (5)

4- Thảm sát Huế 1968

- "Câu chuyện (về Huế) chưa chấm dứt. Nếu ước đoán của giới chức Huế được coi như gần đúng, khoảng 2.000 người vẫn còn mất tích. Tổng kết về người chết và mất tích như sau:

Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích

Chiến trường: - 1.900 bị thương vì chiến cuộc; 944 thường dân chết vì chiến cuộc

Nạn nhân trong những ngôi mộ tập thể:

1.173 - số tử thi tìm trong đợt đầu sau cuộc chiến, 1968

809 - số tử thi tìm trong đợt nhì, kể cả tìm thấy ở đụn cát, tháng 3-7 năm 1969

428 - số tử thi tìm trong đợt thứ ba, trong khe Đá Mài (khu Nam Hoa) - tháng 9 năm 1969

300 - số tử thi tìm trong đợt thứ tư, khu Phu Thu, tháng 11 năm 1969

100 - số tử thi tìm thấy các nơi trong năm 1969

1.946 - mất tích (tính đến năm 1970)" (7)

Hình Thảm sát Huế

- Trong 28 ngày Cộng quân chiếm đóng thành phố Huế đã sát hại nhiều người rất hãi hùng. Riêng thường dân bị hại khoảng 7.000 người, trong đó có 844 tử thương và khoảng 1.900 bị thương vì bom đạn, và số người mất tích đã tìm được khoảng 2.800 tử thi từ các hầm chôn tập thể ở tản mác khắp nơi trong thành phố. Sau đấy, đồng bào còn tìm được 19 địa điểm khác do Việt cộng giết hại và chôn rải rác khắp thành phố Huế. Có nhiều người dân bị xử tử tại Gia Hội, các nạn nhân bị giết hại gồm cả người già, phụ nữ và trẻ em. (6)

5- Kinh tế mới

- Mang trong mình nhiều bệnh tật, nhưng bà Hứa Thị Thanh (sinh năm 1950, ở xóm 11 xã Tân Ninh, Triệu Sơn, Thanh Hóa) đang phải một mình nuôi người mẹ chồng 90 tuổi bị mù lòa, cùng với người chồng và hai người con gái bị tâm thần. Bà bảo, nhiều lúc bà muốn chết đi, nhưng nhìn cảnh chồng con, mẹ già và cháu gái tội nghiệp lại không đành, và cũng không cho phép bà chối bỏ trách nhiệm với gia đình. Ngày trước, sống trong cảnh bom rơi đạn nổ bà không sợ, vẫn tươi cười nghĩ đến tương lai. Còn bây giờ trước mắt bà, cuộc sống thật tăm tối…

6- Chiến dịch trả thù Quân Cán Chính VNCH

- Tên đồ tể ĐM đã tuyên bố: Với khẩu hiệu "thà giết lầm hơn bỏ sót" (Đỗ Mười?).

- Nguyễn Hộ: "Chiếm được Sài Gòn, nhà của Ngụy ta ở, vợ của Ngụy ta lấy, con cái Ngụy ta bắt làm nô lệ, Ngụy Quân, Ngụy Quyền ta sẽ tống vào trại cải tạo cho đến chết mới thôi" (Nguyễn Hộ, Ủy viên quân quản Sài Gòn).

- Dương Thu Hương: "Ôi! man di mọi rợ đã thắng văn minh". Trong khi đó, người dân miền nam đóng cửa ngồi trong nhà, hay mẹ già ôm lấy xác con ngoài đầu ngõ cho những dòng nước mắt rơi! Tình cảnh này có diễn đạt niềm vui của hòa bình chăng? Hay nó là một nghịch lý của Hòa Bình, của hết chiến tranh? 

Không. Nó không phải là nghịch lý của Hòa Bình, của kết thúc chiến tranh. Nhưng nó là sự thực hành bài học khắc cốt ghi tâm theo gương đạo đức Hồ chí Minh, một thứ đạo đức đã tàn phá đất bắc, nay chúng đem vào nam theo khẩu lệnh:" Chiếm được Sài Gòn, nhà của Ngụy ta ở, vợ của Ngụy ta lấy, con cái Ngụy ta bắt làm nô lệ, Ngụy Quân, Ngụy Quyền ta sẽ tống vào trại cải tạo cho đến chết mới thôi" Như thế, với những tư tưởng và hành động man di mọi rợ mà Việt cộng mang vào trong Nam là máu của người Việt Nam không những chỉ tuôn chảy trong cuộc chiến, nhưng còn là những ngày tháng sau đó. Bởi vì: Cuộc chiến Quốc- Cộng đã chấm dứt vào ngày 30-40-1975. Nhưng nó không bao giờ là biểu tượng, hay mang lại một cuộc Thống Nhất và Độc Lập cho Dân Tộc như Vua Quang Trung xưa đã làm. Trái lại, là cả nước ngậm ngùi trong tủi nhục dưới nanh vuốt nô lệ do Việt cộng và Tàu cộng áp đặt. Nó là cuộc chiến mà tập đoàn Việt gian cộng sản Minh, Đồng, Chinh, Duẩn, Giáp, Thọ… đã hãnh diện với thành tích chia đôi đất nước rồi làm cho hơn 3 triệu người Việt Nam mất mạng. Và sau đó có hàng triệu triệu gia đình ly tán, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Ra đi tìm đường sống nơi xứ người. (8)

Để đánh dấu chuỗi đau thương mà Quân Cán Chính VNCH đã phải gánh chịu, tác giả với bài thơ sau đây đã nói lên điều đó:

*

Miền đất bạc
Tác giả: Nguyên Thạch


Mùa thu cũ nhớ ngày anh lặng lẻ 
Tôi viết bài thơ lời tưởng niệm tặng anh. 

Ngày ra đi không tiếng trống, không nhạc quân hành. 
Thảm cỏ úa vài chiếc lá xanh làm phúng điếu. 

Anh ra đi không mang theo giấc mơ huyền diệu 
Vỏn vẹn chỉ chiếc áo tù và manh chiếu phủ thân 
Hai chiến hữu đồng tù còng lưng thương tiếc ân cần 
Cũng kiệt sức trơ dần theo đói khát. 

Mé rừng hoang, nơi anh nằm, miền đất bạc 
Sỏi đá khô cằn tan tác thê lương 
Bạn tù khiêng anh qụy ngã bên đường 
Anh không nặng nhưng hai thân gầy xương khiêng sao nỗi. 

Sức kiệt đất cằn bốn tay gầy xới vội 
Huyệt không sâu 
U uẩn một lối về 
Ngày anh đi, không con cháu không hôn thê 
Âm thầm cô lẻ nẻo đường quê từ biệt. 

Nước mắt hai bạn tù đã đuối mòn cạn kiệt 
Gió vi vu thương tiếc thoảng mênh mang 
Anh ra đi hồn lẻ nhập suối ngàn 
Đâu còn nữa thênh thang đường Tổ Quốc. 

Chiều Việt Bắc dòng đời trôi tất bật 
Khối nhân gian vẫn vờ vật với đời 
Giã biệt anh, người bạn tù ơi. 
Theo sau linh cữu chỉ đất trời gió lộng. 

Chuyến viễn du ngàn thu nhưng trong tôi anh vẫn sống.


Để nói lên sự hung tàn sắc máu của chế độ, tác giả xin mượn 4 câu thơ của tên văn nô Tố hữu để nói lên chủ trương và mục đích của đảng CSVN.

"Giết! Giết nữa bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sit-ta-lin bất diệt!"

40 năm dòng thời gian nghiệt ngã đã trôi qua, nó mang theo vô vàn thống khổ của một dân tộc đã bị đọa đày. 40 năm dài dân tôi đã kéo lê cuộc đời trong củng cực của lầm than khốn khó, chìm ngập trong hố thẳm đoạn trường... Thượng Đế hỡi, Việt tộc còn gánh chịu đến bao giờ?.

Ơi Thượng Đế

Tôi ở bên này, trông ngóng Quê Hương
Quê Hương tang thương muôn ngàn tuyệt vọng!
Đâu những lối đi?
Đâu nẻo trở về?

Chập chùng ngàn khơi bên kia bạc trắng
Trĩu áng mây đen
Vạt nắng lạc loài

Chiều trông biển Thái trùng dương mù thẳm
Em ở bên nhà còn nắng ấm không?
Nghe xót xa lòng, môi trầm muối mặn
Vọng ngóng chờ nhau nối một nhịp cầu.

Đường trần bể dâu
Tìm đâu một hướng
Mẹ đã già nua
Sức yếu hơi tàn

Sáng ra biển, vọng xa mẹ hát
Một đảng vong nô
Một lũ bội tình
Cúi gục đầu nhận chữ nhục vinh
Thân run khóc, khóc cho tình đất mẹ…

Quê hương ơi, hôm nay tôi sẽ
Bước chung đường, dẫu đường buồn tẻ cô đơn
Nung nấu con tim
Nuôi chí căm hờn
Noi gương Quốc Tổ giang sơn gìn giữ.

Không là con hoang
Quay lưng lìa xứ
Bỏ mặc Quê Hương nhục nhã ê chề

Bao nhiêu năm dài
Một lũ u mê
Ảo vọng miên man...
Lạc lối đi về.

Một đám kên kên
Một bầy quạ đỏ
Chúng biến quê hương, thành xó điêu tàn.

Xương gầy bọc da, một đàn em bé
Mười bốn bán dâm, thành kẻ không hồn

Đời đầy hố chôn oan khiên nghiệt ngã
Lê bóng ma trơi, vất vưởng không nhà…

Ngài mãi nơi đâu?

Ơn cao Thượng Đế 
Cứu giúp dân tôi trong cuộc sống này
Mau cứu quê tôi thoát cảnh đọa đày…



________________________________

Ghi chú: