Wednesday, October 29, 2014

Tái định cư trên đất nghĩa địa, cả ngàn dân thiếu nước

QUẢNG NGÃI (NV) - Sống cạnh công trình nước sạch xây 11 tỷ đồng, song hàng trăm hộ dân khu tái định cư phải xài nguồn nước ngầm tanh hôi của nghĩa địa, trong khi nhà cầm quyền thì bảo “chờ xem xét”...


Có công trình cấp nước 11 tỷ đồng nhưng nhiễm phèn, người dân phải xài nước nghĩa địa. (Hình: báo Lao Động)

Theo tờ Lao Động, dù mới bàn giao đưa vào sử dụng chưa đầy một năm, nhưng công trình nước sạch cấp cho hơn 200 hộ dân khu tái định cư Đồng Bến Sứ, xã Tịnh Long, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã hư hỏng, không có nước.

Là một trong những người đầu tiên chuyển đến đây để nhường đất cho dự án đường Sa Huỳnh-Dung Quất vào năm 2012, ông Đoàn Văn Minh (57 tuổi), cho biết, “Mặc dù ổn định nơi ở mới, nhưng tôi phải về chỗ ở cũ để xin nước giếng xài. Xin hoài cũng thấy ngại nên đành ‘đóng’ giếng mới, mặc dù biết uống nước nghĩa địa là rất độc.”

Ông Tô Minh Diệt, tổ trưởng khu tái định cư Đồng Bến Sứ, bực tức, “Dân không có nước sạch để xài do nước từ công trình cung cấp đục và tanh. Nhiều lần người dân mang nước ra xã kiến nghị, nhưng đến giờ dân ở đây vẫn phải đi xin từng can nước ở làng cũ về
uống.”

Trả lời báo Lao Động, ông Đỗ Văn Ba, phó chủ tịch xã Tịnh Long, cho biết để thực hiện dự án đường Sa Huỳnh-Dung Quất, hơn 200 hộ dân của xã phải di dời đến khu tái định cư mới, phần lớn là đất nghĩa địa cũ.

Do vậy, chủ đầu tư là Sở Giao Thông và Vận Tải tỉnh Quảng Ngãi có xây dựng công trình nước sạch cấp nước cho 4 khu dân cư thuộc xã Tịnh Long, đoạn Mỹ Khê-Trà Khúc, tổng vốn đầu tư 11 tỷ đồng bằng nguồn tiền giải tỏa đất dự án. Nhưng từ khi bàn giao cho xã vào cuối năm 2013, công trình thường xuyên gặp “sự cố,” trục trặc, đường ống nước, van trong các khu dân cư thường xuyên bị vỡ.

Công trình bị hư hỏng nặng, nên nước sạch trở thành chuyện “đau đầu” với hàng trăm người dân. Phần lớn, mọi người đi xin nước xài như ông Diệt. Một số hộ thì đành đào giếng lấy nước... nghĩa địa như ông Minh. Một sự lãng phí khác đó là, chỉ có 22 hộ dân sử dụng công trình nhưng một ngày đài nước mất đến 80m3 nước.

“Đất khu tái định cư trước đây là nghĩa địa và cánh đồng, dân sử dụng nước giếng tự đào là rất nguy hiểm. Xã đã rất nhiều lần kiến nghị chủ đầu tư sửa chữa song vẫn chưa được khắc phục,” ông Ba bày tỏ quan ngại.

Thế nhưng, ông Đặng Văn Minh, giám đốc Sở Giao Thông và Vận Tải Quảng Ngãi cho rằng, do xã quản lý yếu kém dẫn đến việc hư van, hỏng ống nước, sở đã cho người sửa chữa khắc phục nhiều lần nhưng hư hỏng vẫn cứ lặp lại. “Sắp tới sở sẽ cho đơn vị thi công xuống xem xét,” ông này nói(?!) (Tr.N)

10-29- 2014 1:05:17 PM
Theo Người Việt

Việt - Ấn mở rộng hợp tác dầu khí Biển Đông bất chấp Trung Quốc

RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 29-10-2014 15:51
media
Theo đề nghị của Việt Nam, tập đoàn dầu khí Ấn Độ OVL đồng ý thăm dò thêm hai lô dầu khí ở Biển Đông (DR)

Quan hệ chiến lược Việt-Ấn đã được thúc đẩy đáng kể với chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng kết thúc vào hôm qua, 28/10/2014. Ngoài quyết định tăng cường mạnh mẽ quan hệ quân sự và quốc phòng – và dĩ nhiên là kinh tế - hai bên còn thể hiện một sự tương đồng quan điểm trên vấn đề Biển Đông, với việc Ấn Độ bất chấp phản đối của Trung Quốc, đã đồng ý thăm dò thêm hai lô dầu khí ở Biển Đông theo đề nghị của Việt Nam.

Theo thỏa thuận được ký kết hôm qua 28/10/2014 giữa tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ OVL (ONGC Videsh Limited) và PetroVietnam, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, phía Ấn Độ sẽ hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác 2 lô mang ký hiệu 102/10 và 106/10 ở vùng Biển Đông, ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Đây là hai trong số 5 lô dầu khí mà phía Việt Nam từng mời đối tác Ấn Độ tham gia thăm dò, và cả hai lô này đều không nằm trong khu vực bị Trung Quốc tranh chấp.

Thỏa thuận dầu khí ký kết hôm qua còn liên quan đến việc Ấn Độ tiếp tục duy trì công cuộc thăm dò và khai thác một lô dầu khí thứ ba ở Biển Đông, lô 128, mà hợp đồng vừa được phía Việt Nam triển hạn. Điểm mới là OVL đã nhượng lại cho PetroVietnam 50% phần hùn của họ trong lô này.

Vào năm 2011, Trung Quốc từng đe dọa Ấn Độ về việc tập đoàn Ấn Độ khai thác hai lô dầu khí 127 và 128 trong vùng mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Mới đây, sau khi kết luận rằng lô 127 không có lợi, Ấn Độ đã giao trả lại lô này cho Việt Nam, nhưng vẫn giữ lại lô 128.

Vấn đề Biển Đông và các hành động quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc đã được hai bên đề cập đến. Tương đồng quan điểm giữa Việt Nam và Ấn Độ đã được nêu bật trong buổi họp báo chung của lãnh đạo chính phủ hai nước vào hôm qua sau buổi hội đàm tại New Delhi.

Dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng bản Tuyên bố chung Ấn-Việt đã nhấn mạnh rằng Ấn Độ và Việt Nam hoàn toàn nhất trí cho rằng : « Tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông không thể bị cản trở ». Hai nước do đó yêu cầu các bên liên quan « không sử dụng hoặc đe đoạ sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 ».

Theo giới quan sát, sự kiện Việt Nam và Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác dầu khí tại Biển Đông chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc phật ý, đặc biệt trong bối cảnh New Delhi công khai giúp đỡ Việt Nam hiện đại hóa quân đội bằng việc huấn luyện thủy thủ tầu ngầm và phi công lái chiến đấu cơ, bán tàu tuần tra và có dấu hiệu sẵn sàng cung cấp tên lửa siêu thanh chống hạm BrahMos cho Việt Nam, tất cả các phương tiện này đều có thể được dùng để đối phó với Trung Quốc.

Đối lập Hồng Kông ngập ngừng về chiến lược hành động

RFI-Lê Vy
Ngày 29-10-2014 16:01

media
Tại phố Admiralty, phong trào đòi dân chủ tiêp tục kêu gọi biểu tình - Reuters

Về thời sự Châu Á, báo Le Monde phân tích về phong trào dân chủ Hồng Kông qua bài viết : « Tại Hồng Kông, đối lập ngập ngừng về hành động sắp tới ». Nhật báo đặt câu hỏi : liệu ban tổ chức « phong trào hoa dù » đang nhận thấy hiện thực là « quá dân chủ sẽ tiêu diệt nền dân chủ » ?

Số là sau khi thông báo sẽ cho người biểu tình bỏ phiếu về những kiến nghị trình lên Bắc Kinh, bộ ba tổ chức xuống đường đòi dân chủ từ một tháng qua (liên đoàn sinh viên HKFS, phong trào Scholarism và Occupy Central with Love and Peace, OCLP) đã thoái lui khỏi dự định trên.

Chỉ vài giờ trước khi cuộc bỏ phiếu qua mạng bắt đầu, dự kiến diễn ra trong hai vòng, vào chủ nhật (26/10) và thứ 2 (27/10), ban tổ chức đã thông báo hủy cuộc bỏ phiếu. Ban tổ chức cáo lỗi vì đã không nghiên cứu kỹ nội dung trước khi thảo ra hai kiến nghị trình lên Bắc Kinh. Trong hai yêu sách trên, Hồng Kông đòi Bắc Kinh rút lại quyết định về phương thức bầu cử lãnh đạo hành pháp Hồng Kông 2017 và xem đó như điều kiện tiên quyết cho bất kỳ đối thoại nào sắp tới.

Bất cứ ai cũng được quyền ứng cử cho chiếc ghế lãnh đạo. Đồng thời, bản kiến nghị còn yêu cầu chính quyền Hoa lục rút lại 30 trên tổng số 65 ghế tại hội đồng lập pháp dành cho những dân biểu được Bắc Kinh tuyển chọn. Những đề nghị trên có nguy cơ lại kéo vòng đàm phán vào ngõ cụt.

Tuy nhiên, tờ báo nhận thấy, sau chút lủng củng trong nội bộ ban tổ chức, quan hệ giữa các thành viên lại êm ấm trở lại. Phong trào bất tuân dân sự dường như nhận được sự ủng hộ nhiều hơn trước, trái với dự đoán là họ sẽ dần tan rã. Theo một thăm dò được Chinese University tiến hành từ ngày 8-15/10, 92% số người trong độ tuổi 15-24 « ủng hộ » hay « ủng hộ một phần » phong trào.

Trên tổng số, 38% dân số Hồng Kông khẳng định ủng hộ, tức tăng 7 điểm so với lúc đầu và trước khi sinh viên và chính phủ đàm phán vào ngày 21/10. Le Monde nhận định, không một nụ cười, nhưng với tài năng hùng biện và một thái độ kiên định đầy ấn tượng, sinh viên dường như tiếp tục lôi cuốn sự ủng hộ của người lớn. Bà Anson Chan, cựu quan chức cao cấp trong chính quyền hành pháp Hồng Kông cũ nhận xét : « Cho đến lúc này, sinh viên đã không mắc phải sai lầm nào ».

Ngay tại khu Admiralty, có đến 2.268 tấm lều, một phòng học, các cửa hàng tiếp tế, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy phong trào đang tan rã.

Phe đối lập « thân Bắc Kinh » cũng bắt chước y nguyên người biểu tình của phong trào đòi dân chủ Hồng Kông. Họ đeo nơ xanh dương thay vì màu vàng và thu thập đến 600.000 chữ ký vào bản kiến nghị. Trong cuộc biểu tình của phe này, 4 nhà báo đã bị tấn công.

Trung Quốc muốn giảm tội danh có án tử hình

Liên quan đến Trung Quốc, nhật báo Libération quan tâm đến dự luật giảm bớt tội danh có khung hình phạt tử hình của chính quyền cộng sản. Một giáo sư dạy luật tại Bắc Kinh bình luận : « Đó sẽ là một bước tiến, nhưng rất tiếc là việc xóa bỏ án tử hình vẫn còn rất xa. Theo vị giáo sư xin giấu tên này, án tử hình đối với đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn sẽ là hình phạt không thể thiếu được của chế độ để cai trị đất nước ».

Số người lãnh án tử hình vẫn bị Bắc Kinh giấu kín. Tuy nhiên, một chuyên gia về luật hình sự giấu tên cho Libération biết, theo tính toán, có thể có đến 5000 người đã bị xử tử vào năm 2013, một số liệu không thể kiểm chứng được.

Theo nhật báo, dù sao thì đây cũng là một tiến bộ rõ rệt so với 24000 trường hợp bị tử hình vào năm 1983. Một số tội phạm lãnh án tử hình được cơ quan y tế dùng để lấy nội tạng và cấy ghép. Thành phần này sẽ không bị lãnh viên dạn vào đầu mà bị tiêm thuốc mê để các phẫu thuật gia mỗ để lấy nội tạng, theo lời chứng của một ông bố tù nhân.

Dilma Rousseff, chiến thắng và hạn chế

Nhìn sang Nam Mỹ, kết quả bầu cử tổng thống Brazil được nhật báo Le Monde quan tâm bình luận. Trong bài viết đề tựa : « Dilma Rousseff, chiến thắng và hạn chế », tờ báo cho rằng, tổng thống Brazil tái đắc cử buộc phải thay đổi chính sách kinh tế cũng như tiến hành nhiều cải cách.

Le Monde gọi đây là một chiến thắng mong manh. Chiến thắng khá sít sao của bà Rousseff trước đối thủ làm sáng tỏ những khó khăn và thách thức mà bà phải đối mặt để thống nhất đất nước Brazil đang chuyển mình nhanh chóng, để thúc đẩy kinh tế đang đình đốn và trấn an thị trường. Bà Dilma Rousseff hứa sẽ tăng cường các đạo luật chống tham nhũng, một chủ để trung tâm trong chiến lược tranh cử của bà.

Bên cạnh đó, báo Le Monde có bài viết : « Dilma Rousseff trước ngõ cụt ngoại giao Brazil ». Theo bài báo này, lĩnh vực bị đối lập công kích nặng là chính sách ngoại giao của tổng thống.

Le Monde nhận định, chính sách ngoại giao của Brasilia hoàn toàn thất bại và đang dần cô lập quốc gia Nam Mỹ này. Do là thành viên của nhóm các quốc gia mới trỗi dậy Brics (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và do không muốn làm phật lòng đối tác Nga, nên Brazil đã phải im lặng trên hồ sơ Nga sáp nhập bán đảo Crimée, khủng hoảng Syria, Ukraina, trong khi người Brazil bấy lâu nay vẫn tôn trọng nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của các nước.

Le Monde nhận định, tổng thống Brazil phải quyết định thay đổi hướng chiến lược ngoại giao vì những lý do vừa chính trị vừa kinh tế. Suy thoái chỉ mới bắt đầu và nền kinh tế Brazil sẽ không khởi động lại được nhanh chóng. Năm 2015 có nguy cơ trở nên khá căng thẳng. Đây không còn là lúc mà bà Dilma Rousseff chỉ cam chịu thế bị cô lập hay chỉ hài lòng trông chờ vào thị trường nội địa, kích thích tiêu thụ như bài thuốc để trị bá bệnh cho nền kinh tế, mà Brazil phải đa dạng hóa thị trường và tăng cường xuất khẩu.

Tờ báo dự đoán, những thay đổi trong ékíp của tổng thống và cải tổ nội các sẽ giúp bà Rousseff có những cải cách chiến lược cần thiết. Sau khi đối đầu với Hoa Kỳ trong vụ gián điệp của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), Brazil đã hủy chuyến công du đến Washington dự kiến vào năm 2013 song giờ đây, Brazil buộc phải sưởi ẩm quan hệ với cường quốc Bắc Mỹ, đồng thời xích lại với Châu Âu.

Le Monde cũng khuyên Brasilia nên xét lại tình hình địa chính trị trong khu vực và nên nhận ra Comlombia đã vượt Achentina về mọi mặt. Đối tác Mỹ La tinh thực sự xứng tầm với những kỳ vọng của Brazil chính là Mêhico. Ngày nào mà cả Brazil và Mêhico gạt ra bên lề được những hơn thua về thứ bậc và ganh đua thì lúc đó, cặp đôi Brazil- Mêhico có thể giữ vai trò điều hành khu vực ngang ngửa với cặp Pháp-Đức ở Châu Âu.

Bán đảo Crimée dưới thời Mátxcơva

Tám tháng sau khi bán đảo Crimée bị sáp nhập vào Nga, nhật báo Le Monde hôm nay giới thiệu cho độc giả về sự thay da đổi thịt của cựu lãnh thổ Ukraina, giờ đây đã bị Nga hóa sâu sắc.

Những thay đổi bên ngoài phải kể đến là quốc kỳ Nga bay phấp phới trên các tòa nhà hành chính tại Crimée. Các nhà cung ứng dịch vụ viễn thông cũng đổi chủ. Đồng phục giống y như tại Nga. Đồng tiền Ukraina không còn được lưu hành tại bán đảo mà thay bằng đồng rúp. Biển số xe, passe port cũng đổi.

Một số công ty Nga cũng đến Crimée để làm ăn, nhưng để tránh các trừng phạt quốc tế, họ đã thay hình đổi dạng với tên gọi hoàn toàn mới. Dần dần, các mối liên hệ với Ukraina cũng bị cắt. Truyền hình, radio Ukraina không còn đến được với dân chúng Crimée. Tại trường học, tiếng Ukraina cũng bị ngưng giảng dạy, hoặc bị giảm phân nửa, mặc dù tân chính quyền tuyên bố thiết lập ba ngôn ngữ chính là Nga, Ukraina và Tatar.

Nhận định về cuộc bầu cử quốc hội Ukraina hôm chủ nhật vừa qua, nhật báo Libération nhận định, Tổng thống Nga Putin đánh mất tầm ảnh hưởng của mình tại Ukraina, sau khi phe thân phương Tây giành thắng lợi. Sắp tới, thương lượng giữa hai nước sẽ càng gay go hơn. Tuy nhiên, Nga vẫn không thiếu quân bài để gây áp lực lên Kiev để bảo vệ lợi ích riêng của nước Nga như đặc biệt sử dụng đến lá bài khí đốt.

Tranh cãi bùng nổ về vụ đập Sivens

Trở lại thời sự tại Pháp với cuộc tranh cãi ngày càng dữ dội sau cái chết của Rémi Fraisse, một tình nguyện viên đấu tranh chống việc xây dựng đập Sivens vào cuối tuần vừa rồi. Nhiều chi tiết mới được tiết lộ từng ngày. Nhật báo La Croix gọi thảm kịch trên là « một cú sốc ».

Dấu vết của thuốc nổ TNT được tìm thấy trên quần áo của nạn nhân. TNT là thành phần trong lựu đạn cay hay lựu đạn tấn công của hiến binh. Cuộc điều tra sẽ tập trung vào quả lựu đạn được ném lên trên ba lô đeo vai của chàng trai trẻ xấu số, gây sát thương giữa cổ và sọ. Libération gọi đó là : « cú bắn sát thủ » trên trang nhất, kèm bức ảnh của nạn nhân Rémi Fraisse trên nền đen để thể hiện tang chế. Libération phát họa chân dung của chàng sinh viên trẻ ngành thực vật học, bản tính khá ôn hòa và chưa bao giờ tham gia một cuộc biểu tình nào như vậy.

Nếu như kết quả điều tra được xác định như những giám định ban đầu thì giới quan sát lo ngại sự sôi sục của phong trào khiến người ta có thể mường tượng ra việc chính phủ sẽ phải rút lại dự án xây dựng đập Sivens (Tarn). Nhật báo Le Parisien nhận định, thảm kịch này sẽ gây xung đột giữa các đảng phái chính trị và trên các trang mạng xã hội, nhiều cuộc xuống đường đã được định ngày tại nhiều thành phố. Đa phần, nhiều ý kiến chỉ trích chính phủ đã phản ứng chậm trễ trước cái chết của Rémi Fraisse.

Nhật báo Le Figaro có bài viết : « Đập Sivens : đảng Xanh thách thức chính phủ ». Theo tờ báo, sau bi kịch của chàng trai trẻ, căng thẳng đã dâng cao giữa những thành viên đảng Xanh chủ trương bảo vệ môi trường và chính phủ. Họ yêu cầu chính phủ phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này.

Người phụ nữ đằng sau ánh hào quang ở Los Angeles

NguyênTriDung-duongthitan-danlambao.jpgAnh Nguyễn Trí Dũng và bà Dương Thị Tân. Courtesy photo
Nguyễn Tường Thụy, viết từ Hà Nội
RFA- 2014-10-28
Thương tặng Dương Thị Tân - người bạn, người em mà tôi quý trọng thương yêu
Khi Điếu Cày được đón tiếp nồng nhiệt khi đặt chân xuống Sân bay quốc tế Los Angeles, có lẽ ít ai để ý đến một người phụ nữ từ Sài Gòn buồn bã hướng về nơi hào quang tỏa sáng mà đồng bào Việt ở Mỹ dành cho anh.
Chị chẳng bao giờ lên facebook giãi bày tư tưởng, quan điểm, trưng ảnh, khoe có mối quan hệ với ai. Cũng chẳng bao giờ tuyên bố này nọ, có chăng chỉ là những câu trả lời phỏng vấn mang đầy bức xúc khi bị làm khó dễ, đày ải. Người ta biết đến chị bởi những hoạt động của chị liên quan đến một người nổi tiếng mà tôi vừa nhắc đến: Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải.
Tôi quý trọng chị không phải vì chị liên quan đến anh Nguyễn Văn Hải mà từ những gì biết về chị: chân thành, gần gũi, chu đáo với anh em bạn bè, thẳng thắn và quyết liệt khi đối mặt với công an.
Chị là Dương Thị Tân.
Lần đầu tiên tôi gặp chị vào ngày 9/3/2013, hôm chị cùng Nhung (mẹ bé Uyên) được một số bạn bè đưa đến thăm tôi. Hai người ra Hà Nội để tham gia phiên tòa xử sơ thẩm Luật sư Lê Quốc Quân nhưng đến sát ngày thì họ báo hoãn. Khi Lê Quốc Quyết giới thiệu, tôi không ngờ được chị đến thăm. Lúc ấy, tôi đã biết khá nhiều về chị.
Đó là một phụ nữ đã qua tuổi trung niên nhưng chưa thể gọi là già. Vẻ chị còn lưu lại nhiều nét của một thời con gái xuân sắc. Chị mặc bình dị, giọng thanh mà ấm rất dễ nghe, nói năng khúc chiết. Ở chị toát lên một vẻ sang trọng không cần tôn tạo. Sau đó, tôi và các bạn Hà Nội nhiều lần cùng mẹ con chị trong những chuyến đi đấu tranh cho anh Nguyễn Văn Hải, từ vụ anh Hải tuyệt thực 33 ngày đến những lần thăm nuôi anh ở trại giam số 6 Nghệ An. Tôi đã từng chứng kiến cảnh chị giáp mặt với công an trại giam, Viện Kiểm sát Nghệ An, Tổng cục Trại giam yêu cầu làm rõ chuyện anh Hải tuyệt thực; đến cả Tòa soạn báo công an đối chất về việc tờ báo này xuyên tạc vụ anh Hải tuyệt thực, nói xấu những người đồng hành cùng chị trong những chuyến đi.
Qua những lần như thế, tôi thấy bản lĩnh chị thật kiên cường. Chị nói năng lưu loát, cứng cỏi, lý lẽ chắc chắn. Trước chị, những người bị chị chất vấn chỉ biết thoái thác trả lời, hoặc đánh bài chuồn như Viện kiểm sát Nghệ An.
Án chồng án, anh Nguyễn Văn Hải bị tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam, điều này ai cũng biết nhưng ít người biết chị cũng bị án lây 2 năm 6 tháng tù treo, lại còn kèm theo 3 năm quản chế. Chị đã nhiều lần kể cho tôi nghe chuyện chị bị chúng đánh rất tàn bạo, kể cả treo lên cao để đánh cho dễ. Chị bị khốn khổ khốn nạn chỉ vì căm anh Hải mà chúng dồn luôn đòn thù lên chị. Bây giờ, trong người chị đầy bệnh tật, một bên đầu gối sưng vù, đi lại rất khó khăn. Ở trại 6, tôi mới biết được chị cứ hơi ngồi một lúc là phải có người đỡ, chị mới đứng dậy được. Thế mà chị đi khắp nơi, ngoài việc đi cùng con vì anh Hải, chị còn tham gia các phong trào tranh đấu rất nhiệt tâm. Thì thông thường là thế, chuyện tù thường phạm không nói nhưng cứ một người thành tù chính trị thì vợ con, gia đình cũng trở thành những người đấu tranh.
Trong đấu tranh, có lẽ phụ nữ can trường hơn nam giới. Những tấm gương của chị em khiến cánh mày râu phải nể phục như Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Nga, Lê Thị Phương Anh, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên… Với Dương Thị Tân, dù sao chị cũng là người lớn tuổi hơn, sức khỏe yếu hơn nhưng sức chịu đựng của chị thật tuyệt vời. Chị còn là người bạn ân cần chu đáo với bạn bè. Nhà chị cũng là nơi tụ tập thường xuyên của anh em hoạt động dân chủ. Dạo tôi vào Sài Gòn vì vụ xử Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, đã có tới 4 lần tôi được mời ăn cơm nhà chị, tất nhiên không chỉ tôi là khách. Cũng vì vậy, tôi biết thêm nhiều bạn Sài Gòn. Anh em Hà Nội có việc vào Sài Gòn, thường là phải lãnh thêm trách nhiệm mang quà cáp của chị gửi ra. Ăn những trái cây, miếng bánh của chị mang hương vị miền Nam, tôi thầm tự trách mình cư xử với chị chưa được chu đáo.
Ngày 21/10/2014, nhà cầm quyền thả anh Nguyễn Văn Hải ra khỏi trại tù nhưng buộc phải sang Mỹ tị nạn, tâm trạng tôi thật khó tả. Mừng thì có mừng vì anh thoát khỏi chế độ nhà tù khắc nghiệt nhưng sự vui mừng ấy không trọn vẹn. Sao anh không được ở lại quê hương – nơi anh bị bao đọa đầy, đau khổ để tiếp tục đấu tranh? Trục xuất một người đấu tranh ra khỏi Tổ quốc, họ quá tàn nhẫn. Tàn nhẫn hơn nữa là đẩy gia đình anh vào cảnh chia ly mà không được nói với nhau lời nào.
Từ hôm ấy, tôi vẫn chưa có một liên lạc gì với chị Tân, gọi là để nói lời chúc mừng hay an ủi. Điều này tôi đắn đo lắm. Tôi biết tâm trạng chị còn nặng nề hơn tôi. Vậy là từ nay, chị không còn phải lặn lội khắp các trại giam để thăm nuôi anh Hải. Điều đó làm cho chị nhẹ gánh nhưng cũng có thể làm cho chị buồn hơn khi xét đến một góc độ tâm lý khác. Nhiều khi, người ta lấy sự vất vả làm niềm vui khi nghĩ đến sự vất vả của mình mang lại niềm vui, điều tốt cho người khác. Và dù sao, mỗi lần thăm anh Hải, dẫu chị chỉ được chầu rìa ngoài cổng để cho một mình cháu Dũng vào nhưng anh Hải vẫn rất gần. Chị còn có cảm giác như nghe quanh đây hơi thở của anh, còn anh thì biết chị đang phải ngồi lắt lay ngoài cổng vì mình. Còn bây giờ là nỗi buồn của sự xa xôi vạn lý.
p.txt-400.jpg
Hai mẹ con chầu chực trước cổng trại giam
Trong 6 năm rưỡi ở tù, Nguyễn Văn Hải đã qua 11 trại giam. Anh bị giam ở đâu, chị Tân và các cháu lại phải tìm đến đấy. Là người được chị tin cậy, đôi khi tôi mạnh bạo hỏi chuyện về chị và anh Hải. Tôi hỏi chị những khi đi đấu tranh cho anh Hải thì lấy tư cách gì? Họ sẽ lấy lý do em với anh Hải không còn là vợ chồng, họ từ chối tiếp thì sao? Chị bảo: em đại diện cho quyền lợi cho các con em, mà con em cũng là con anh Hải.
Nhiều lần tôi hẹn với chị, nếu anh Hải ra tù, chắc chắn tôi sẽ bay từ Hà Nội vào. Chị biết là tôi không chỉ nói cho vui. Đầu tháng 8 vừa qua, nghe nói anh Hải sẽ được thả vào dịp 2/9, mọi người đều hy vọng. Thế rồi vụ án Bùi Thị Minh Hằng xảy ra, tôi vào Sài Gòn rồi đi Cao Lãnh. Lẽ ra sau khi xử xong, tôi có thể quay ra Hà Nội nhưng lại cùng một số anh em khác cố nấn ná lại đến một tuần, hy vọng có thể được đón anh Hải. Mãi 3/9 chúng tôi mới trở ra Hà Nội.
Cứ nghĩ đến cảnh người vợ lặn lội đi thăm nuôi chồng là tù nhân chính trị trong các trại giam, tôi thường hay nghĩ đến câu ca dao:
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Ngàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng.
Người chồng hoạt động chính trị bị bắt đi tù, khổ đã đành, nhưng khó có thể nói khổ hơn khi so với sự lo toan vất vả của người vợ. Vậy mà sự vất vả tận tụy của chị Tân vì anh Hải so với những người vợ của những tù nhân chính trị khác, không hề nhẹ đi nếu không nói là hiếm có. Chị nói là vì quyền lợi của các con chị nhưng tôi hiểu nó còn là một cái nghĩa. Cái nghĩa ấy của chị thật là cao quý, lớn lao. Đôi khi anh em nói chuyện vui, chúng tôi hay đùa sau này anh Hải ra tù, hai người phải quay lại với nhau, chị bảo, không bao giờ có chuyện ấy đâu anh ạ. Tôi lại nghĩ, nếu cho rằng sự tận tụy của chị xuất phát từ động cơ hai người sẽ quay trở lại với nhau thì vô hình trung đã đánh giá thấp về chị.
Dù sao, tôi vẫn cứ mong một kết cục có hậu giữa chị và anh Hải. Có lần cháu Dũng kể, cháu vào trại, nói với bố là bố mẹ nên quay trở lại với nhau để có danh nghĩa cho mẹ được gặp bố, anh Hải không phản đối mà cười, bảo nhưng bố bây giờ đang trong tù thì làm sao được. Vì vậy, khi anh Hải sang Mỹ, tôi còn buồn vì có thể lỡ một cơ hội mà tôi mong muốn.
Nhưng đọc bài trả lời phỏng vấn báo Người Việt hôm qua 27/10, thấy anh dùng từ “vợ” để nói về chị Tân:
Về cuộc sống riêng, gia đình tôi và gia đình bên vợ hầu hết ở Vancouver và Toronto, Canada. Hiện nay tôi cũng chưa muốn chia sẻ nhiều về cuộc sống riêng.
Cũng ngày 27/10, khi đài VOA dùng cụm từ “vợ cũ của ông” thì anh Hải lại dùng từ “vợ tôi” để nói về chị Tân:
VOA: Dũng, con trai ông và cả chị Tân, vợ cũ của ông, cho biết là gia đình không nhận được một lời từ biệt nào trước khi ông ra đi. Ông có thể nói rõ hơn về chuyện này không?
Blogger Điếu Cày: … Còn khi mà xuất cảnh ra sân bay, tôi cũng nghĩ là họ sẽ để cho tôi được gặp con tôi, gặp vợ tôi ở sân bay nhưng thực tế thì họ không cho tôi gặp mà đẩy thẳng ra máy bay luôn.
Tôi thấy vui vui khi phát hiện ra điều này. Điếu Cày không nói nhầm. Hẳn là anh hiểu được những nỗi cực khổ, gian nan mà chị Tân phải chịu đựng vì anh, hiểu được được tấm lòng cao cả đầy tình nghĩa mà chị đã vì con và chắc chắn vì cả anh nữa. Hẳn là anh rất vui khi biết trong 6 năm rưỡi qua, chỉ không chỉ làm tròn bổn phận của một người mẹ, người vợ mà chị đã hòa chung vào phong trào đấu tranh dân chủ, sát cánh cùng đồng đội của anh trong đó có nhiều người thức tỉnh do tấm gương từ anh soi sáng. Và có thể cũng vì những lẽ đó, anh “lạm dụng” từ “vợ tôi” một cách âu yếm để nói về chị, dù không biết chị có chấp nhận hay không.
Anh Hải ra đi, điều đó không có nghĩa là Dương Thị Tân đã được yên ổn. Ngày hôm nay, tôi được biết thông tin chị bị triệu tập ra tòa vì vụ tranh chấp đòi tiền đặt cọc giữ chỗ thuê nhà mà tôi cho rằng có thế lực nào đó xúi bẩy. Dù chưa biết sự thể ra sao nhưng tôi nghĩ chị thua là cái chắc vì người xử sẽ không đứng về phía chị.
Anh đi rồi nhưng chắc chị sẽ còn bị sách nhiễu. Cũng như Phương Uyên, khi buộc phải thả cháu ra, cháu vẫn còn phải chịu đòn thù. Tôi vừa mong cho anh Hải sẽ trở về để che chở cho chị, vừa mong muốn có một cuộc đoàn tụ gia đình bên Mỹ nếu như anh Hải không thể trở về.
Hà Nội ngày 28/10/2014

“Xu thế dân chủ” của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

000_DV1889109.jpg
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Berlin hôm 15 tháng 10 năm 2014.AFP photo

 Chân Như, phóng viên RFA 2014-10-29
Trong chuyến thăm Đức vừa qua, khi tham gia trả lời phỏng vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phát biểu: “Dân chủ là xu thế không thể đảo ngược”. Trong chương trình diễn đàn bạn trẻ hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xu hướng dân chủ tại Việt Nam ra sao với sự tham gia của Thúy Nga, Thanh Tùng và Tiến Trung.
Dân chủ là gì
Chân Như: Trước khi chúng ta đi sâu vào lời phát biểu của ông thủ tướng, theo các bạn với ngôn ngữ bình dân, dễ hiểu, thì dân chủ là gì?
Tiến Trung: Theo ngôn ngữ dễ hiểu bình dân và ngắn gọn, dân chủ có nghĩa là dân làm chủ, là chủ nhân của đất nước mình, làm chủ tài sản đất đai của mình. Nếu khoa học thêm một chút thì dân chủ là thể theo chính trị phải đảm bảo  chính quyền là do toàn thể người dân điều hành, là dân chủ trực tiếp, hoặc chính quyền được điều hành bởi những người đại diện cho người dân.  Đối với Trung chỉ có thể chế dân chủ thật sự mới đảm bảo được quyền làm chủ của người dân được thực thi, các quyền tự do của người dân được tôn trọng, bảo vệ, và các chính sách của chính quyền phù hợp với nguyện vọng của đa số dân chúng.
Thúy Nga: Dân chủ, thứ nhất dân phải được làm chủ tải sản ruộng vườn đất đai của mình. Người dân phải được quyền giám sát tiền thuế của mình đóng trong ngân sách của nhà nước. Các quan chức của chính phủ sử dụng sai mục đích, lạm quyền, tham ô, tham nhũng thì người dân có quyền để đuổi người quan chức đó đi.  Đặc biệt, người dân phải được cái quyền tự do phát triển trong vấn đề kinh doanh cũng như là các sáng kiến khoa học của mình phát minh ra phải được quyền thực hiện. Tất nhiên quyền đó không có vi phạm đến quyền tự do con người của người khác.
Thanh Tùng: Như Tiến Trung và Thúy Nga đã phát biểu, ở đây trước hết người dân phải được làm chủ hoàn toàn từ chính trị cho đến xã hội dân sự, người dân phải có được quyền căn bản.  Đối với một nền chính trị mà nói cụ thể là một chính phủ thì chính phủ đó phải là của dân, do dân và phải vì dân. trong một xã hội dân sự, cụ thể là xã hội dân chủ, thì dân chủ trong đó có sự tập hợp của nhiều tổ chức và tất cả đều được quy định trên hiến pháp và pháp luật. Các cách thức hoạt động của chính phủ là tất cả đều nhắm vào quyền lợi của người dân. Và người dân có quyền giám sát và có quyền quyết định trong việc thay đổi hay bầu cử lập lại trật tự.
Chân Như: Ở VN, có một câu khâu hiệu luôn được nhắc đến đó là xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng-dân chủ-văn minh”. Theo các bạn so với tiêu chí của câu khẩu hiệu trên thì thực tế xã hội Việt Nam hiện nay đạt được bao nhiêu phần trăm về mặt dân chủ?
Tiến Trung: Chúng ta có thể nhìn vào 3 trụ cột của một đất nước để biết được mức phát triển của dân chủ như thế nào.  Đó là nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do và xã hội dân sự.  Trụ cột thứ nhất là nhà nước pháp quyền mà nền tảng là hiến pháp dân chủ. Ở Việt Nam, hiện tại, hiến pháp là do đảng cộng sản Việt Nam viết và dân không được quyền phúc quyết hiến pháp. Và hiến pháp đó phải đi ngược lại nguyên tắc của thị trường tự do khi họ khẳng định kinh tế quốc doanh chủ đạo.
Theo ngôn ngữ dễ hiểu bình dân và ngắn gọn, dân chủ có nghĩa là dân làm chủ, là chủ nhân của đất nước mình, làm chủ tài sản đất đai của mình.
- Tiến Trung
Tuy nhiên,  nguồn lực kinh tế quốc gia lại bị phân bổ một cách méo mó, lệch lạc, kém hiệu quả. Trụ cột thứ ba là xã hội dân sự. Vấn đề đơn giản nhất là quyền lập hội tại Việt Nam vẫn chưa có. Do vậy nhìn vào 3 trụ cột thì Việt nam vẫn chưa có.  Ngoài ra, còn có 3 điểm nhỏ hơn để chúng ta nhìn vào để biết mức phát triển dân chủ đó là ở Việt Nam hiện tại chưa có báo chí tư nhân; Toà án thì do đảng cộng sản khống chế; Và quá trình bầu cử chỉ do đảng cộng sản kinh loát. Khi nhìn vào 3 trụ cột lớn và 3 điểm nhỏ, tôi không thể khẳng định bao nhiêu phần trăm nhưng tất cả những điều nêu trên đều khẳng định Việt Nam chưa có dân chủ.
Thanh Tùng: Theo tôi thời gian qua cho đến hiện tại, những khẩu hiệu (dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng – dân chủ-văn minh) hoàn toàn sáo rỗng.  Điều này thể hiện qua những điểm sau:  Thứ nhất họ nói dân giàu, nhưng thực tế sau ngày thống nhất đất nước người dân Việt Nam chẳng những không được giàu lên mà ngược lại nghèo đi rất nhiều.  Còn nói về nước mạnh ở đây cho thấy Việt Nam hoàn toàn không có sự mạnh mẽ gì thể hiện trong các bảng xếp hạng các quốc gia trên thế giới.  Việt Nam thường nằm ở những thứ hạng áp chót.  Ngoài ra, việc phát triển các ngành công nghiệp hầu hết Việt Nam rất yếu kém. Văn minh ở Việt Nam, một xã hội phải nói rằng đang rất lộn xộn và bát nháo; Người dân họ chưa thể hiện được  nếp sống văn minh, môi trường môi sinh không được bảo vệ.  Một xã hội như vậy thì dường như chúng ta chưa thể nói gì đến vấn đề Việt Nam có được một “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”
Thúy Nga: Đạt bao nhiêu phần trăm thì không chắc nhưng chắc chắn rất ít.  Câu khẩu hiệu ở Việt Nam thực chất chỉ là câu ngoài môi để mị dân. Nó chỉ là vũ khí để cho nhóm quan chức và nhóm lợi ích của chính phủ để họ tham ô, tham nhũng bóc lột tiền thuế của dân cũng giống như cướp đất, cướp nhà của dân.  Tình trạng dân oan đi khiếu kiện triền miên vì bị cướp đất cướp nhà và chính quyền thì các cấp không giải quyết thì người dân làm sao có thể giàu được.
Việt Nam cần làm gì
Chân Như: Ông NTD phát biểu cho rằng: “Dân chủ là xu thế không thể đảo ngược, và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người, VN không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này”.  Đúng như lời ông Dũng, xu thế dân chủ hóa ở Việt Nam gần đây khá khởi sắc.  Tuy nhiên các phong trào dân chủ vẫn còn bị trấn áp, đe dọa, khủng bố từ phía chính quyền. vì sao?
Thanh Tùng: Ông Nguyễn Tấn Dũng thường đi ra “nước ngoài” và có những lời phát biểu khá mỹ miều. Theo bản thân tôi, về mặt ngoại giao, ông buộc phải phát biểu như thế để xây dựng hình ảnh bộ mặt các quan chức Việt Nam khi đi ra ngoài. Và lại một lần nữa cho thấy những phát biểu của ông Dũng hoàn toàn không có một trọng lượng nào. Cụ thể là  không hề đi đôi với hành động nào của chính phủ.  Tôi được biết hồi hội nghị Shangri la ở Philippines, khi Trung Quốc đưa dàn khoan vào thì ông Nguyễn Tấn Dũng cũng có những phát biểu rất mỹ miều. Theo tôi,  họ làm như vậy để  lấy lòng dân và để lấy lòng đối với đối tác mà khi đi ra họ có quan hệ ngoại giao ở nước ngoài thôi. Trên thực tế, khi về trong nước thì những hành động mình trông đợi lại không xảy ra.
Ông Nguyễn Tấn Dũng thường đi ra “nước ngoài” và có những lời phát biểu khá mỹ miều. Theo bản thân tôi, về mặt ngoại giao, ông buộc phải phát biểu như thế để xây dựng hình ảnh bộ mặt các quan chức Việt Nam.
- Thanh Tùng
Tiến Trung: Trước hết chúng ta khẳng định dân chủ là cơ bản, là nền tảng và là nguyên tắc tổ chức của xã hội ngày nay. Do vậy khi dùng từ xu thế như ông Nguyễn Tấn Dũng nói sẽ khiến cho các lãnh đạo đảng cộng sản có cớ để câu giờ, là chỉ thể hiện dân chủ trong tương lai.
Ở Việt Nam, các lãnh đạo đảng mới chỉ nói rất nhiều về dân chủ,về nhà nước pháp quyền, và tôn trọng nhân quyền chứ chưa hề có hành động cụ thể gì, nên tôi rất đồng ý với anh Tùng.  Chúng ta cũng thấy từ đầu thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21 bây giờ, các quốc gia theo thể thức dân chủ thì ngày càng nhiều và chiếm đa số so với quốc gia bị lãnh đạo áp đặt thể chế độc tài toàn trị.  Còn phong trào dân chủ Việt Nam thì vẫn bị đàn áp, theo tôi, vì những người lãnh đạo của đảng cộng sản họ vẫn sợ mất cái đặc quyền đặc lợi cho phe nhóm của mình.
Vừa rồi, chính ông Nguyễn Phú Trọng có nói rằng “đây là vấn đề lợi ích cấu kết mắc ngoặc với nhau, lợi ích nhóm.  Ông mất chân giò bà thò chai rượu, những quan hệ lằng nhằng với nhau”.  Chính ông tổng bí thư của đảng cộng sản đã nói rõ thực trạng giữa các lãnh đạo là như vậy, vấn đề lợi ích, cho nên tôi nghĩ đảng cộng sản thì vẫn nói chứ chưa làm được.
000_Hkg10109836-400.jpg
Từ trái qua: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội hôm 20/10/2014. AFP photo
Thúy Nga: Như tôi cũng nói ở trên, chế độ cộng sản toàn trị thì họ cũng chỉ dùng khẩu hiệu, lời lẽ đầu môi để hoãn binh lừa dối nhu cầu thực sự của người dân thôi. Thực tế, ông ta vẫn chỉ đạo các công an với an ninh thường phục (thực chất là côn đồ) để áp bức các tổ chức xã hội dân sự đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong thời gian vừa rồi và hiện tại vẫn thế.
Như các bạn thấy, vấn đề dân chủ ở Việt Nam thời gian này cũng khá hơn những thời gian trước, nó liên quan đến vấn đề dân chủ của toàn cầu thôi chứ không riêng gì ở Việt Nam. Đặc biệt là nhờ internet mà người dân đã hiểu được quyền căn bản và quyền con người của mình; Và những cái tốt của xã hội dân chủ, cái xấu của xã hội chủ nghĩa mà chính quyền Việt Nam vẫn đang tuyên truyền mị dân.
Chính vì thế mà nhiều người đã dám đứng lên để đấu tranh phản đối việc làm sai và đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.  Nếu thực sự ông Dũng phát biểu câu đấy thì tại sao ông ta lại ra lệnh cho công an côn đồ đàn áp và khống chế không cho người dân được biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo như chuyện giàn khoan HD 981; Hoặc là mới đây rất nhiều người dân đem bản kiến nghị đến yêu cầu quốc hội để bạch hóa hội nghị thành đô thì quốc hội không nhận. Điều đó cho thấy lời ông Dũng phát biểu bên Đức với thực tế mà họ hành xử ở Việt Nam hoàn toàn khác nhau.
Chân Như: Để có một nền dân chủ thật sự, VN cần có những thay đổi gì?
Thúy Nga: Theo tôi thứ nhất phải có đa nguyên đa đảng để đảng nọ giám sát đảng kia như vậy quan chức chính quyền mới giảm bớt được những lạm quyền và tham ô tham nhũng. Cái thứ hai  là người dân phải được quyền tự do ứng cử và bầu cử để chọn ra người có tài, có tâm cho đất nước và lo cho dân.  Và thứ ba là ngành tư pháp và lập pháp và hành pháp phải hoạt động thực sự  độc lập.  Ngành báo chí cũng vậy; Ngành báo chí của Việt Nam bây giờ đang tuyên truyền, nhưng thật sự ngành báo chí và truyền thông cần phải được thực sự độc lập và đưa tin đúng sự thật và đa chiều.
Chế độ cộng sản toàn trị thì họ cũng chỉ dùng khẩu hiệu, lời lẽ đầu môi để hoãn binh lừa dối nhu cầu thực sự của người dân thôi.
- Thúy Nga
Cái quan trọng nữa quyền tự do phát biểu, tư tưởng của mình không bị bất cứ áp bức gì bên phía chính quyền. Điều cần phải được thực hiện ngay tức thời đó là chính quyền phải trả tự do cho tất cả những tù nhân lương tâm, những người đang bị chính quyền bách hại chỉ vì họ dám lên tiếng và hành động để đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên, hiện nay tất cả những điều trên đều chưa có và tất cả đều đang bị nằm dưới sự kìm kẹp của đảng cộng sản.
Tiến Trung: Đối với quan điểm của tôi thì chỉ khi nào Việt Nam có một hiến pháp dân chủ thì lúc đó nền dân chủ mới bắt đầu.  Khi  nào Việt Nam chưa có hiến pháp dân chủ thì ngày đó Việt Nam vẫn còn chưa có dân chủ. Hiện tại, Việt Nam rõ ràng chưa có hiếp pháp dân chủ tại vì theo tôi, khi mà có hiến pháp dân chủ thì đó chính là cơ sở điều hành xã hội.  Từ hiến pháp dân chủ đó sẽ đề ra việc đảm bảo quyền tự do của người dân như thế nào, cơ chế tam quyền phân lập ra sao. Như chị Thúy Nga đã nói, tôi mong là phải đấu tranh cho  toàn dân được  bầu ra quốc hội của mình. Từ đó, quốc hội sẽ dự thảo hiến pháp mới toàn dân thông qua.
Thanh Tùng: Những điểm căn bản, Thúy Nga và Tiến Trung đã nêu ra gần hết rồi. Tất nhiên, mình thấy những yếu tố đó cũng phải dựa trên vấn đề là  sự chủ động thay đổi từ bản chất của chế độ.  Điều đầu tiên họ phải có một hiến pháp thật sự dân chủ.  Khi mà một đảng cầm quyền đang độc quyền về mọi phương diện, thì đối với chúng ta, đặc biệt là những bạn trẻ và những nhân sĩ trí thức phải đồng lòng cùng nhau chúng ta đòi hỏi phải có được một nền giáo dục độc lập tiên tiến, chứ không thể như bao năm qua.
Còn với các nghiệp đoàn thì cũng đòi hỏi có được công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân. Truyền thông báo chí cũng vậy phải có các nghiệp đoàn và tổ chức để làm sao đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.  Để có những điều cơ bản như vậy,Việt Nam cần có những thay đổi gì? Trong điều kiện hiện tại, chúng ta đang bị kìm kẹp chặt chẽ bởi thế lực cầm quyền. Chúng ta cần tìm đủ mọi cách để  vượt ra được cái sự kìm kẹp đó, và cùng nhau xây dựng một xã hội mà ở đó có được sự công bằng, dân chủ.
Xin cám ơn Thúy Nga, Thanh Tùng và Tiến Trung đã đến với chương trình.
Chân Như cũng hy vọng các bạn trẻ cũng sẽ tham gia vào hội luận để hầu nêu lên chính kiến của mình, đó là quyền bày tỏ mà mỗi con người trên trái đất này đều phải có.

Việt Nam giữa phương Tây và Trung Quốc

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Mỹ, Tướng Martin Dempsey và Tổng tham mưu trưởng quân độ nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ duyệt hàng quân danh dự tại Bộ Quốc phòng Hà Nội vào ngày 14 tháng 8 năm 2014.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Mỹ, Tướng Martin Dempsey và Tổng tham mưu trưởng quân độ nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ duyệt hàng quân danh dự tại Bộ Quốc phòng Hà Nội vào ngày 14 tháng 8 năm 2014. AFP
Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-10-29
Một học giả người Nhật bản là ông Yoshiharu Tsuboi có viết một tác phẩm mang tựa đề Nước Đại Nam giữa Pháp và Trung Hoa để mô tả tình thế Việt nam kẹt giữa đế quốc kiểu cổ là Trung hoa với thế giới phương Tây hồi giữa thế kỷ 19. Trong những năm đầu thế kỷ 21 này, Việt nam lại một lần nữa kẹt giữa phương Tây và nước Trung quốc đang lên. Trong bối cảnh đó trong những năm gần đây chính phủ Việt nam đề ra một chính sách gọi là làm bạn với tất cả các nước, mà được gọi nôm na là chính sách đu dây.
Chính trị ngoại giao
Chính sách ngoại giao đu dây của Việt nam thể hiện rõ ràng nhất trong những tháng gần đây. Giữa tháng tám chủ tịch hội đồng liên quân Hoa Kỳ, ông Martin Dempsey đến thăm Việt nam, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng giữa quân đội hai quốc gia. Sau đó phía Mỹ có tuyên bố là sẽ nới lõng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt nam trong dịp Bộ trưởng ngoại giao Việt nam thăm Hoa kỳ vào đầu tháng 10.
Chỉ vài ngày sau, Bộ trưởng quốc phòng Việt nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh sang thăm Trung quốc. Trong dịp này những lời lẽ ngoại giao nhẹ nhàng được hai bên đưa ra trong các tuyên bố với báo chí. Hầu như cùng thời điểm đó, Thủ tướng Việt nam Nguyễn Tấn Dũng, trong chuyến thăm châu Âu đã ra tuyên bố rằng dân chủ và nhân quyền là xu thế của thời đại và Việt nam không đi ngoài cái xu thế đó. Lời tuyên bố có vẻ như hợp với những áp lực thường xuyên của Hoa kỳ và phương Tây về những vấn đề dân chủ và nhân quyền.
Hầu như các nhà quan sát chính trị Việt nam đều đồng ý với nhau rằng Việt nam đang đứng giữa một bên là mô hình xã hội tự do mà nhiều người Việt mong muốn để có một cuộc sống tốt hơn, còn bên kia là mô hình độc đảng quen thuộc của đảng cầm quyền, tương đồng với Trung quốc, một cường quốc đang lên và đang mong muốn lan tỏa ảnh hưởng toàn cầu của mình.
Vấn đề là Việt nam đi tìm sự kết hợp trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung quốc sao cho có lợi nhất cho mục đích của họ. Mà mục đich lớn nhất của họ là bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, cho nên họ vẫn nghiêng về Trung quốc nhiều hơn
Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm
Đánh giá về mối quan hệ tay ba Việt nam Mỹ Trung quốc, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm từ Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á ở Hawaii cho rằng:
Tổng thể những ràng buộc về kinh tế, chính trị, quân sự, về ý thức hệ giữa Trung quốc, Việt nam và Mỹ thì từ xưa tới nay, Việt nam bao giờ cũng nghiêng về phía Trung quốc chứ chưa bao giờ đứng ở giữa. Người ta thường nói là Việt nam đi giây giữa Mỹ và Trung quốc nhưng theo tôi thì cách nói đó không nêu lên thực chất của vấn đề. Vấn đề là Việt nam đi tìm sự kết hợp trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung quốc sao cho có lợi nhất cho mục đích của họ. Mà mục đich lớn nhất của họ là bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, cho nên họ vẫn nghiêng về Trung quốc nhiều hơn.”
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh thăm Trung Quốc (nguồn mạng Bộ Quốc phòng TQ)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh thăm Trung Quốc (nguồn mạng Bộ Quốc phòng TQ)
Về chuyến thăm Trung quốc của Đại tướng Phùng Quang Thanh, ông Vũ Hồng Lâm nói là chuyện đó nằm trong mối quan hệ truyền thống giữa quân đội hai nước kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.
Ông Vũ Hồng Lâm nói thêm là quan điểm đó của những nhà lãnh đạo Việt nam là phần cơ bản, nhưng ngoài ra quan hệ tay ba Việt Mỹ Trung cũng đang chuyển động, và sự kiện giàn khoan Trung quốc xâm nhập vào thềm lục địa Việt nam làm cho Việt nam nhích gần với Mỹ hơn.
Vào những ngày cuối tháng 11, người có quyền lực cao nhất của ngành ngoại giao Trung quốc là ông Dương Khiết Trì thăm Việt nam. Đây là chuyến thăm Việt nam thứ hai trong vòng năm tháng của ông Dương. Truyền thông thế giới quan tâm tới việc này như là một cố gắng từ phía Trung quốc để làm giảm căng thẳng giữa hai quốc gia. Điều này có thể thấy ở lời lẽ nhẹ nhàng hơn của ông Dương, cũng như vẻ mặt vui vẻ hơn của người tương nhiệm Việt nam Phạm Bình Minh so với lần viếng thăm trước của ông Dương Khiết Trì.
Ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến trong nước, nhận xét về chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì, khi được hỏi rằng những biểu hiện trên liệu có phải cho thấy rằng quan hệ Việt Trung đã trở nên nồng ấm hơn hay không:
Tôi không thích dùng chữ nồng ấm, mà tôi nghĩ rằng họ biết điều hơn nên họ xuống thang một cách bất đắc dĩ. Họ thấy được tin thần phản kháng của người Việt nam đối với Trung quốc. Lý do thứ hai là họ thấy sự xích lại của Việt nam với phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và phương Tây cũng thấy vai trò cần thiết của Việt nam ở Đông nam Á. Trung quốc thấy cái nguy cơ một liên minh với Hoa Kỳ đang được hình thành. Họ phải giả vờ nhún xuống để làm giảm đi cái tình cảm thoát Trung của người Việt nam đối với chủ nghĩa đại Hán.”
Tôi không thích dùng chữ nồng ấm, mà tôi nghĩ rằng họ biết điều hơn nên họ xuống thang một cách bất đắc dĩ. Họ thấy được tin thần phản kháng của người Việt nam đối với Trung quốc. Lý do thứ hai là họ thấy sự xích lại của Việt nam với phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Thanh Giang
Kinh tế tài chánh
Trong những nổ lực mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của mình trên thế giới, Trung quốc cũng dùng khối dự trữ tài chính khổng lồ của mình. Vào ngày 24/10/2014,  21 quốc gia châu Á, trong đó có Việt nam cùng nhau ký một thỏa thuận thành lập Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á tại Bắc Kinh, trong đó Trung quốc là quốc gia sẽ cung cấp tín dụng nhiều nhất.
Sự ảnh hưởng của kinh tế Trung quốc lên Việt nam đã được nhiều người nói đến, từ sự nhập siêu của Việt nam, cho đến sự có mặt của hàng ngàn công nhân người Trung quốc ở Việt nam. Khi được hỏi liệu việc Việt nam vay mượn tiền từ ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng này sẽ làm cho Việt nam phụ thuộc hơn nữa vào Trung quốc không, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự thường có những phản biện đối với chính phủ Việt nam nói rằng ông không bi quan như vậy:
Đối với một nước lớn như Trung quốc thì ảnh hưởng quốc tế và khu vực của họ là một điều khó có thể tránh khỏi. Tôi nghĩ là nếu chúng ta gắn nhiều quá vấn đề chính trị vào kinh tế thì khó có thể hài hòa được trong vấn đề phát triển. Với Việt nam cũng cần khôn khéo để tận dụng tất cả những lợi thế của mối quan hệ của Trung quốc với khu vực.”
Có một sự kiện là các quốc gia phát triển ở vùng châu Á Thái Bình Dương như Nhật bản, Hàn quốc và Úc không tham gia vào sự thành lập ngân hàng này. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế từ Hà nội cũng có nhận xét rằng sự kiện này đáng chú ý vì sự cạnh tranh địa chính trị của nó, một bên là ngân hàng do Trung quốc chủ xướng thành lập, còn bên kia là các định chế tài chính phương Tây như ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu Á. Ông Lê Đăng Doanh nói là Việt nam và các quốc gia Asean khác đang cần vốn để phá triển cơ sở hạ tầng nên tham gia ngân hàng do Trung quốc thành lập.
Trả lời câu hỏi về sự ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai của Trung quốc lên kinh tế Việt nam Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói:
Việt nam cũng đã ý thức được rất rõ tình hình này nên đã có một quyết định chiến lược là sẽ tham gia hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP. Bằng cách đó thì Việt nam có thể đa dạng hóa được các đối tác về thương mại, bằng cách đó mở cửa ra để thu hút đầu tư nước ngoài, làm cho Việt nam thực hiện được sự đa dạng hóa về quan hệ kinh tế, và bớt phụ thuộc vào một nước cụ thể nào, và đặc biệt là Trung quốc.”
Nhận định chung về quan hệ tay ba Việt Mỹ Trung, nhiều nhà quan sát tình hình Việt nam, trong đó có Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, cho rằng mối quan hệ đó đang vận động, nó phụ thuộc vào sức ép từ Trung quốc trong mối quan hệ của hai đảng cộng sản, sức ép từ phương Tây về những điều kiện dân chủ nhân quyền, và sức ép từ chính nhân dân Việt nam trong cách nhìn Trung quốc như một đế quốc kiểu đại Hán thời trung cổ.

Quan chức Mỹ mắng Thủ tướng Israel ‘hèn,’ gây thêm rạn nứt giữa hai nước

Tổng thống Barack Obama tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong phòng Bầu dục tại Tòa Bạch Ốc ở Washington, 1/10/2014.
Tổng thống Barack Obama tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong phòng Bầu dục tại Tòa Bạch Ốc ở Washington, 1/10/2014.
Cecily Hilleary
Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Israel tiếp tục cho thấy thêm căng thẳng trong tuần này sau khi một quan chức giấu tên của Mỹ được dẫn lời trong mộtbài báo đăng trên một tạp chí, gọi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bằng một tiếng lóng tục tĩu có nghĩa là "tên hèn vô dụng."
Ông Netanyahu đáp trả hôm thứ Tư trong một buổi lễ tại quốc hội Israel tưởng niệm một quan chức nước này bị ám sát.
"Lợi ích tối cao của chúng ta, chủ yếu là nền an ninh và sự thống nhất của Jerusalem, không phải là mối bận tâm chính của những quan chức ẩn danh công kích chúng ta và cá nhân tôi, trong khi sự công kích nhắm vào tôi chỉ vì tôi bảo vệ Nhà nước Israel," ông Netanyahu nói.
Vụ lời qua tiếng lại khiến chính quyền Obama ra sức khắc phục những tổn hại chính trị.
"Chúng tôi cho rằng những phát biểu như vậy là không thích đáng và phản tác dụng," Alistair Baskey, Phó Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc nói với trang tin Haaretz của Israel.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cũng lặp lại ý này trong một cuộc họp báo: "Tôi đã nói chuyện với Ngoại trưởng về vấn đề này sáng nay và ông chắc chắn quả quyết rằng một cuộc khẩu chiến không mang lại hiệu quả gì từ cả hai phía."
Căng thẳng nhiều tháng trước
Ngay cả trước khi bài báo được đăng, truyền thông Mỹ và Israel đã râm ran đưa tin rằng quan hệ giữa hai nước đồng minh đang lâm vào thời điểm khủng hoảng sau nhiều tháng xảy ra những vụ xung khắc ngoại giao và lạnh nhạt về chính trị.
"Chúng ta không nên giả vờ là không có cuộc khủng hoảng," Bộ trưởng Tài chính Israel Yair Lapid nói tại một sự kiện ở Tel Aviv hôm thứ Bảy. "Mối quan hệ của chúng ta với Mỹ là thiết yếu và phải làm tất cả mọi thứ có thể để chấm dứt cuộc khủng hoảng này."
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (phải) nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon trong lễ tốt nghiệp của các sĩ quan hải quân ở Haifa, 2/9/ 2014.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (phải) nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon trong lễ tốt nghiệp của các sĩ quan hải quân ở Haifa, 2/9/ 2014.
Những căng thẳng gần đây bắt đầu vào tháng 1, khi truyền thông Israel dẫn lại một phát biểu có tính riêng tư của Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon, chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vì hành động "theo nỗi ám ảnh đặt sai chỗ và bằng sự nhiệt tình quá độ" trong vòng đàm phán hòa bình gần đây.
"Bộ trưởng quốc phòng không có chủ ý gây ra bất kỳ sự xúc phạm nào đối với Ngoại trưởng, và ông xin thứ lỗi nếu Ngoại trưởng phật ý vì những lời của Bộ trưởng," thông cáo của Bộ Quốc phòng Israel công bố ngày 20 tháng 3 nói, và bị Mỹ bác bỏ.
"Chúng tôi thất vọng vì thiếu một lời xin lỗi về phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Ya’alon," một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó nói với báo giới.
Khi ông Ya'alon đến Washington vào tuần trước, theo báo Jerusalem Post, ông đã hy vọng sẽ hội kiến ông Kerry, Phó Tổng thống Joe Biden và Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, nhưng bị khước từ.
Mối quan hệ Mỹ-Israel luôn có những thăng trầm, theo lời ông Alan Elsner, phó chủ tịch truyền thông của J Street, một nhóm vận động phi lợi nhuận nói rằng họ ủng hộ Israel và ủng hộ hòa bình.
"Tôi nghĩ rằng mối quan hệ đã chầm chậm và từ từ xấu đi," ông Elsner nói. "Tôi không cho rằng chúng ta đang lâm vào khủng hoảng, nhưng tôi cho là chúng ta đang tiến tới một cuộc khủng hoảng nếu xu hướng này tiếp tục theo lối hiện giờ."
David Makovsky, giám đốc Dự án Tiến trình Hoà bình Trung Đông của Viện Washington về Chính sách Cận Đông, nhận định những căng thẳng này là không thể tránh khỏi: Dù gì thì ông Obama, giờ đang trong nhiệm kỳ thứ hai làm tổng thống, và ông Netanyahu, đang trong nhiệm kỳ thứ ba làm Thủ tướng Israel, đã nhiều lần từng đương đầu với những vấn đề khó khăn.
"Hai người họ đã làm việc với nhau sáu năm qua, và những gì xảy ra cứ chồng chất thêm," ông Makovsky nói. "Và đôi lúc hai người họ hợp sức lại thì hiệu quả hơn là làm việc riêng lẻ."
Mối quan hệ thất thường
Trở lại vào cuối năm 1997, cựu Tổng thống Bill Clinton từ chối gặp ông Benjamin Netanyahu trong chuyến thăm của ông đến Mỹ. Hai tháng sau, ông Netanyahu trở lại Washington và gặp gỡ những người thườn g xuyên chỉ trích ông Clinton và kết quả là ông Netanyahu không được mời đến Tòa Bạch Ốc. Vấn đề đang bàn thảo vào thời điểm đó, cũng như bây giờ, là tiến trình hòa bình lâm vào bế tắc.
Ngày nay, ông nói Elsner một vấn đề thậm chí còn gây tranh cãi nhiều hơn đang đe dọa mối quan hệ hai nước: thỏa thuận hạt nhân với Iran. Khi hạn chót ngày 24 tháng 11 đang đến gần, ông Elsner dự đoán mối hữu nghị giữa Mỹ và Israel sẽ căng thẳng hơn nữa.
Cuộc đàm phán nhằm mục đích thuyết phục Iran giảm chương trình tinh chế hạt nhân của họ để đổi lấy việc dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh tay. Iran kiên quyết phủ nhận họ tìm cách chế tạo một quả bom, nhưng ông Netanyahu cáo buộc Tehran đang cố gắng để "lừa phỉnh đến khi đạt được thỏa thuận" và tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân.
"Tôi nghĩ rằng giờ mọi người đang chờ xem liệu sẽ có một thỏa thuận với Iran hay không," ông Elsner nói. "Và nếu có, khi đó tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sẽ chứng kiến những lời lẽ rất giận dữ và thái độ căng thẳng, gay gắt từ cả hai phía."
Ngoại trưởng John Kerry ngồi cùng với các ngoại trưởng của nhóm P5+1 cũng như Đại diện Cấp cao Liên hiệp châu Âu Catherine Ashton và Ngoại trưởng Iran Javad Zarif, (ngoài cùng bên phải.)
Ngoại trưởng John Kerry ngồi cùng với các ngoại trưởng của nhóm P5+1 cũng như Đại diện Cấp cao Liên hiệp châu Âu Catherine Ashton và Ngoại trưởng Iran Javad Zarif, (ngoài cùng bên phải.)
Nhiều nhà quan sát nghi ngờ về việc đạt được thỏa thuận đến trước cuối tháng sau và dự đoán rằng nhóm P5+1 sẽ triển hạn đàm phán thêm sáu tháng nữa. Đến lúc đó, cuộc bầu cử giữa kỳ đã qua và diện mạo Quốc hội Mỹ có thể thay đổi rất nhiều, một điều mà ông Netanyahu có thể trông cậy.
Nếu đạt được thỏa thuận, ông Elsner nói Israel chẳng thể làm được gì nhiều để thay đổi. Với một ngoại lệ: Họ có thể thỉnh cầu trước Quốc hội Mỹ.
"Vì vậy, giả sử sẽ có một thỏa thuận với Iran và Iran được duy trì khả năng tinh chế uranium. Nếu Israel tích cực vận động sự chống đối để cố gắng phá hoại thỏa thuận, nhờ tới những nghị sĩ đảng Cộng hòa và một số thuộc đảng Dân chủ, lúc đó tôi nghĩ rằng sẽ có vấn đề thực sự," ông Elsner nói.
Đã có sự chống đối đáng kể trong Quốc hội đối với bất kỳ thỏa thuận nào nếu Tehran không tích cực hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Ngày 1 tháng 10, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Ed Royce, dân biểu Cộng hòa bang California, và dân biểu Dân chủ Eliot Engel là hai trong số 354 thành viên của Hạ viện 435 nghị sĩ đã ký một lá thư gửi Bộ trưởng Kerry đòi Iran minh bạch hơn.
"Chúng tôi tin rằng việc Iran sẵn lòng tiết lộ đầy đủ tất cả những khía cạnh của chương trình hạt nhân của mình là phép thử cơ bản cho ý định của Iran trong việc duy trì một thỏa thuận toàn diện," bức thư viết.
Hầu hết các nhà phân tích đồng ý rằng mối quan hệ giữa ông Obama và ông Netanyahu vào thời điểm này đang lạnh nhạt. Nhưng họ nói rằng mối quan hệ giữa hai nước và hai quân đội vẫn vững như bàn thạch.
"Các mối quan hệ bên dưới, được thể hiện qua vô số phương diện - trong sự hợp tác hàng ngày, hợp tác quân sự và giao lưu văn hóa, du lịch, trao đổi học thuật và quan hệ kinh doanh - là cực kỳ sâu sắc, cực kỳ rộng và cực kỳ mạnh mẽ," ông Elsner nói.
Tuy nhiên ông Makovsky nhìn nhận:
"Ai đó mô tả tình hữu nghị này là ‘quá lớn khó sụp đổ.’ Thật không may, khi một số đối thủ nhất định nhìn thấy kẽ hở trong mối quan hệ giữa hai bên, đôi khi họ muốn khoét sâu vết rạn nứt đó thêm nữa.”


Chủ tịch Tập Cận Bình ngăn chặn ‘thảm sát Thiên An Môn’ tại Hồng Kông

 Tinhhoa.net-29.10.2014
Phe cánh của Giang Trạch Dân tìm cách dùng vũ lực thẳng tay đàn áp để chấm dứt “Cách mạng Ô” tại Hương Cảng, tuy nhiên, “Nếu Bắc Kinh không cho dừng [bạo lực], thì đảm bảo con sói hoang dã là trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã cho thảm sát người dân ngay từ đầu”, một chuyên gia chính trị bình luận.
Thiên an môn, thảm sát, Tap Can Binh, Giang Trạch Dân, Bài chọn lọc,
Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trương Đức Giang đằng sau Chủ tịch Tập Cận Bình ngay sau khi ông chính thức được bổ nhiệm làm lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, ảnh chụp tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 15/11/2012 ở Bắc Kinh. Tạp chí Hồng Kông đưa tin ông Trương là người thuộc phe âm mưu tạo ra hỗn loạn ở Hồng Kông nhằm gây ra rắc rối cho ông Tập. (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)
Truyền thông Hồng Kông đưa tin, phe cánh trong chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng thao túng các sự kiện gần đây để tiến hành đàn áp biểu tình Hồng Kông, giống như cuộc thảm sát xảy ra trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Mục đích của ý tưởng trên được đánh giá là nhằm hạ bệ Chủ tịch Tập Cận Bình.
Các ấn bản gần đây của tạp chí Frontline Hồng Kông trích dẫn nguồn thông tin từ nội bộ chính quyền Bắc Kinh cho biết, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trương Đức Giang muốn biến cuộc đàn áp của cảnh sát Hồng Kông đối với người biểu tình ủng hộ dân chủ thành thảm sát Thiên An Môn thứ hai. Bài báo trên tạp chí Frontline, chưa có sẵn trên mạng, được trích dẫn bởi trang web phiên bản Hoa ngữ là Aboluowang, trụ sở tại Mỹ.
Ông Trương ngồi ghế chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ, người có quyền ban hành các quyết định từ cơ quan lập pháp của chính quyền Trung Quốc, Vị quan chức này còn là Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc, nắm giữ danh sách thành viên bổ nhiệm chức trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao. Ông Trương cũng là một đồng minh thân cận của cựu lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Thiên an môn, thảm sát, Tap Can Binh, Giang Trạch Dân, Bài chọn lọc,
Epoch Times công bố những bài báo cùng nhiều bằng chứng tiết lộ “Cuộc đời và Sự nghiệp của Giang Trạch Dân: Tất cả vì quyền lực”. Ông Giang lên nắm quyền hành cai trị Trung Quốc nhờ điều hành cuộc đàn áp 200 nghìn sinh viên ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn, ngày 4/6/1999.
Theo nguồn tin từ Bắc Kinh, phe trung thành với ông Giang cho rằng, nếu vụ thảm sát tại Hồng Kông xảy ra dưới sự theo dõi sát sao của truyền thông quốc tế, nó sẽ là dấu chấm hết cho sự cai trị của ông Tập Cận Bình.
Phe của Giang Trạch Dân đã tìm cách thay thế Tập Cận Bình từ trước khi ông nhậm chức. Do đó, chiến lược tạo ra tình trạng bất ổn tại Hồng Kông là một phần kế hoạch của phe Giang nhằm gây rắc rối cho ông Tập, theo nguồn tin nội bộ Đảng được Epoch Times đăng tải cùng báo cáo đầu tiên vào ngày 3/12/2012.
Trước khi cuộc biểu tình Chiếm Trung Tâm bắt đầu, phe của Giang Trạch Dân đã tìm cách kích động gây ra đổ máu tại Hồng Kông nhằm đổ tội cho ông Tập, Epoch Times báo cáo năm 2014, dựa vào nguồn tin nội bộ chính quyền Bắc Kinh.
Sau khi cảnh sát Hồng Kông dùng hàng chục lựu đạn hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình vào đêm ngày 28/9, ông Tập đã ban hành lệnh cấm dùng bạo lực để đàn áp, Frontline báo cáo.
Thiên an môn, thảm sát, Tap Can Binh, Giang Trạch Dân, Bài chọn lọc,
Cảnh sát Hồng Kông dùng hàng chục, theo Epoch times báo cáo có tới hàng trăm quả lựu đạn hơi cay, dùng để giải tán người biểu tình ôn hòa ủng hộ dân chủ hôm 28/9 ở Hồng Kông.
“Tuyệt đối không được phép nổ súng. Bài học về lục tứ chưa đủ hay sao? Ai cho phép xả súng! Ngay cả dùng hơi cay cũng không được phép. Dù sao chuyện cũng đã rồi, hãy để qua một bên. Nếu người biểu tình không sợ hãi, thì hãy rút lui. Tình hình đang trở nên xấu đi, và nhiệm vụ của các ông là tìm ra cách giải quyết vấn đề. Tuyệt đối không để xảy ra đổ máu. Hãy cố giành được ủng hộ từ người dân. Các vấn đề ở Hồng Kông cần được bàn bạc với người dân Hồng Kông”, theo thông tin rò rỉ từ mệnh lệnh của Chủ tịch Tập gửi cho chính quyền Hồng Kông được Epoch Times công bố.
Tờ Nhân dân Đài Loan đăng tải bài viết của ông Lâm Bảo Hoa, một chuyên gia bình luận chính trị cao cấp, đồng thời là nhà văn và sử học chính về Đảng Cộng Sản Trung Quốc hôm 25/10 lập luận rằng, chính quyền Bắc Kinh không muốn xảy ra sự cố đàn áp đẫm máu ở Hồng Kông.
Thiên an môn, thảm sát, Tap Can Binh, Giang Trạch Dân, Bài chọn lọc,
“Nếu Bắc Kinh không cho dừng [bạo lực], thì đảm bảo con sói hoang dã là trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã cho thảm sát người dân ngay từ đầu”, ông Lâm viết. Ảnh chụp người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông cầm áp phích ông Lương với cặp răng nanh chìa ra.
Ông Lâm còn cho biết, những hành động nương nhẹ đối với phong trào Chiếm Trung Tâm phản ánh sự phân rẽ trong hàng ngũ cấp cao của Đảng chấp chính tại Trung Quốc.
Thiên Hà, Công Lý – Theo Epochtimes

Thực phẩm bẩn dùng làm gì?

Theo NLĐO-Thứ Tư, 22:46  29/10/2014
Nhiều chủ cơ sở thu gom nội tạng súc vật, trong đó có lô hàng trong giai đoạn phân hủy, bốc mùi thối để làm thức ăn cho gia súc nhưng thực tế không phải như vậy

Lợi dụng sự thông thoáng của pháp luật khi cho phép lô hàng không có giấy chứng nhận kiểm dịch được phép kiểm dịch lại, nhiều chủ hàng khai báo đem hàng chế biến thức ăn cho gia súc nhưng nếu không giám sát chặt, lòng thối, mỡ thối sẽ lên bàn ăn.

Thức ăn cho cá chở xe bảo ôn!

1 giờ 30 phút ngày 28-10, căn nhà số B20/5C (ấp 2, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP HCM, giáp ranh tỉnh Long An) cửa đóng im ỉm, đèn tắt nhưng khu nhà tạm nằm đối diện đèn sáng rực. Vừa lúc một người đàn ông chân đi ủng, chạy chiếc xe máy cũ chở 2 giỏ hàng tập kết về đây. Khi đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh ập vào, dưới sàn nhà đã có nhiều phổi heo, lòng heo đổ đống và còn trong các bịch ni-lông, bên cạnh là nồi nước sôi, một máy xay và một máy bơm nước... Nhìn hiện trường không khác gì một cơ sở sơ chế thực phẩm dành cho người.

Nơi “chế biến” phổi heo tại một cơ sở ở ấp 2, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP HCM  Ảnh: NGỌC ÁNH
Nơi “chế biến” phổi heo tại một cơ sở ở ấp 2, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP HCM Ảnh: NGỌC ÁNH

Chủ hàng xin cấp giấy kiểm dịch đưa về Bến Tre nhưng lại xuống hàng ở một lò chế biến mỡ tại Long An
Ảnh: LÊ PHONG
Chủ hàng xin cấp giấy kiểm dịch đưa về Bến Tre nhưng lại xuống hàng ở một lò chế biến mỡ tại Long An Ảnh: LÊ PHONG

Thấy đoàn kiểm tra, nhiều người đàn ông đang làm việc tại đây liên tục nói lớn: “Chúng tôi có làm gì sai đâu, đây là thức ăn cho cá!”. Chủ hàng là ông Trần Văn Lễ cho biết ông thầu toàn bộ phụ phẩm từ một cơ sở giết mổ gia súc ở Long An để cung cấp cho các chủ ao cá trong khu vực. Khi hỏi về giấy chứng nhận kiểm dịch của lô hàng, ông Lễ nói đây là hàng phế thải, rẻ tiền nên không có giấy. Nhưng một lúc sau ông ta lại nói sẽ có giấy chứng nhận kiểm dịch xuất trình sau cho đoàn kiểm tra.

Khoảng 2 giờ 30 phút, vợ ông Lễ mang giấy chứng nhận kiểm dịch về. Giấy này do kiểm dịch viên Đặng Phước Tân, thuộc Chi cục Thú y tỉnh Long An, cấp cho lô hàng xuất phát từ cơ sở giết mổ gia súc Nghĩa Hưng (huyện Bến Lức, Long An). Trên giấy ghi rõ lô hàng là phụ phẩm heo (phổi và mỡ vụn), số lượng 600 kg, mục đích sử dụng làm thức ăn cho cá, phương tiện vận chuyển là ô tô biển số 62C - 02987. Đây là xe chuyên dụng, bên ngoài còn nguyên niêm phong của thú y Long An. Khi tháo niêm phong ra thì bên trong máy lạnh đang mở, mọi người có mặt đều ồ lên vì thức ăn cho cá mà được bảo quản tốt quá!

Tiến hành cân hàng thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận trên xe chỉ có 259 kg phụ phẩm, chưa bằng 1/2 so với số lượng ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch. Vợ ông Lễ trình bày giấy được cấp cho cả số hàng ở dưới sàn nhà nhưng điều này không hợp lệ. Hơn nữa, sau khi lực lượng chức năng tiến hành gom và cân lại thì lô hàng trên có số lượng lên đến gần 1 tấn.

Biết không thể hợp thức hóa được lô hàng, chủ hàng chuyển sang than nghèo kể khổ để xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch lại ngay trong đêm mà không đợi đến đầu giờ làm việc hành chính kẻo hàng hư hết, cá… chê không ăn (?!). Khi các cán bộ thú y khẳng định nếu làm thức ăn cho cá thì đến trưa, hàng vẫn bảo đảm chất lượng thì phía cơ sở liên tục phát ngôn những lời khó nghe rồi tuyên bố bỏ hàng, không ký vào biên bản làm việc để trốn nộp phạt!

Theo nhận định của đoàn kiểm tra liên ngành, qua kiểm tra cũng như trinh sát trước đó, cơ sở trên chỉ cung cấp những loại phế thải dành cho cá, còn lại đưa vào chế biến thức ăn cho người. Trong đó, chủ cơ sở có thể dùng phổi heo để chế biến khô bò như vụ việc mà đoàn đã phát hiện trước đây.

“Tấm bùa” thức ăn gia súc

Chiêu đối phó “làm thức ăn cho gia súc” cũng được Lê Thanh Tuấn (hộ khẩu Bến Tre) tận dụng nhằm giải cứu cho những lô hàng không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Tuấn thuê căn nhà số C22/20A ấp 3, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh để mở cơ sở sản xuất, chế biến mỡ nước và tóp mỡ. Từ tháng 8-2013 đến nay, cơ sở này bị đoàn kiểm tra liên ngành bắt quả tang 4 lần, trong đó 3 lần vi phạm tại cùng địa chỉ. Cơ sở hoạt động không phép nhưng quy mô sản xuất rất lớn, tang vật bị phát hiện 2 lần đầu lên đến trên 3 tấn (gồm mỡ vụn, mỡ nước và tóp mỡ). Lần thứ ba bị phát hiện vào ngày 26-9, do hàng vừa được chuyển lên xe đi giao, tang vật tại cơ sở chỉ còn 388 kg nên ông Tuấn đã bỏ đi, không hợp tác với cơ quan chức năng.

Gần đây nhất là vào ngày 7-10, cơ sở của ông Tuấn tiếp tục bị cơ quan chức năng xử lý do sản xuất không giấy phép, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Lượng lớn hàng đã được tẩu tán đến một địa chỉ khác, tang vật thu giữ tại hiện trường chỉ còn 1,5 tấn là mỡ vụn, bốc mùi hôi thối được thu gom từ các nơi về. Ông Tuấn khai lô hàng này sẽ được đưa về Bến Tre dùng làm thức ăn gia súc và xuất trình hợp đồng mua bán, có công chứng nên buộc cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận kiểm dịch lại cho lô hàng.

Để biết thực hư, chiều cùng ngày, chúng tôi bám theo xe tải biển số 54X-6113 vận chuyển lô hàng về Bến Tre, ông Tuấn cũng có mặt trên xe cùng tài xế. Lòng vòng trên nhiều tuyến đường thuộc địa bàn TP HCM thì tài xế phát hiện có người theo dõi nên liên tục đổi hướng, thay đổi tốc độ và quay đầu xe để “cắt đuôi”. Khoảng 2 giờ sau khi xuất phát, xe 54X-6113 đi qua một cánh đồng lúa, rẽ vào con hẻm đất sỏi và dừng lại ở một ngôi nhà nhỏ nằm trong khu đất rộng, ông Tuấn nhanh chóng xuống hàng rồi lên xe về lại TP HCM. Điều đáng nói, địa điểm này không thuộc tỉnh Bến Tre như ông Tuấn khai báo mà là địa bàn ấp Phú Ân, xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, cách điểm xuất phát khoảng… 5 phút đi xe máy. Người dân quanh khu vực cho biết đó là một cơ sở chế biến tóp mỡ của người nơi khác đến thuê mặt bằng để làm. Như vậy, ông Tuấn đã dùng “lá bùa” hợp đồng mua bán thức ăn cho gia súc để giải cứu lô hàng nên không loại trừ số hàng hôi thối này sau đó được chế biến làm thức ăn cho người.

Đâu lại vào đấy!
“Mỗi lần bắt quả tang, đoàn kiểm tra đều hướng dẫn ông Tuấn thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh và yêu cầu chỉ được hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện vệ sinh. Tuy nhiên, khi đoàn rút về, đâu lại vào đấy. Theo nguồn tin từ người dân thì hiện nay, cơ sở của ông Tuấn vẫn tiếp tục hoạt động. Vấn đề đặt ra là sự giám sát của chính quyền cơ sở như thế nào bởi mỗi lần kiểm tra đều có sự chứng kiến và phối hợp của UBND xã Tân Quý Tây và UBND xã An Phú Tây” - ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm Thú y huyện Bình Chánh, đặt vấn đề.

Cơ quan chức năng “đau đầu”
Theo Trạm Thú y huyện Bình Chánh, hiện không có giải pháp kỹ thuật để các sản phẩm động vật được khai báo làm thức ăn cho gia súc không thể chuyển đổi làm thức ăn cho người, trong khi các loại hóa chất, phụ gia, phẩm màu dùng “làm sạch” thực phẩm bẩn mua đâu cũng có. Do đó, biện pháp duy nhất hiện nay là tăng cường giám sát thực tế cho đến khi lô hàng được tiêu thụ hết thì mới bảo đảm hàng không bị biến thành thức ăn cho người.
Ngày 29-10, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh tiếp tục xử lý điểm chế biến mỡ động vật trái phép tại địa chỉ D20A/282 Vĩnh Lộc B do ông Phan Văn Nghịch làm chủ. Tang vật gồm 1.461 kg (mỡ tươi, mỡ nước, tóp mỡ và da heo), trong đó 200 kg da heo chủ hàng xin tự nguyện tiêu hủy, 1.261 kg còn lại chủ hàng xin cấp giấy kiểm dịch về làm thức ăn cho gia súc ở Đồng Tháp đang khiến cơ quan chức năng “đau đầu”.



NGỌC ÁNH - LÊ PHONG