Saturday, January 30, 2016

Về xu hướng tăng cường công an trong hệ thống lãnh đạo đảng, chính quyền

01/30/2016 - 11:20  

     Trong thời gian gần đây, việc luân chuyển cán bộ công an sang lãnh đạo đảng, chính quyền ở các địa phương diễn ra tương đối phổ biến. Điển hình là mới gần đây, giám đốc công an thành phố Hà Nội đã được bầu (cơ cấu) làm chủ tịch thành phố Hà Nội. Những thông tin được tiết lộ từ Hội nghị trung ương 14 (khóa XI) và Đại hội toàn quốc ĐCS Việt Nam lần thứ XII vừa qua, bộ trưởng công an Trần Đại Quang có thể sẽ được cơ cấu làm chủ tịch nước. Các địa phương tỉnh, huyện trong cả nước cũng có tình trạng tương tự. Như vậy, rõ ràng có xu hướng tăng cường cán bộ công an trong hệ thống lãnh đạo đảng và chính quyền.
     Trước hết, trong hệ thống cơ cấu quyền lực của các chế độ cộng sản nói chung, và chế độ cộng sản Việt Nam nói riêng, ngành công an có một vị thế đặc biệt. Có thể nói, chế độ cộng sản, chế độ toàn trị xây dựng và vận hành được cơ chế triệt tiêu sự phản kháng của người dân có sự đóng góp rất lớn của ngành công an. Đồng thời, việc duy trì và bảo vệ chế độ cộng sản trước những sóng gió của thời cuộc cũng một tay ngành công an tham mưu và lo liệu. Chính vì vậy, quyền lực của ngành công an, so với tất cả các ngành nghề khác là vượt trội và bao trùm. Việc điều chuyển cán bộ ngành công an sang lãnh đạo đảng và chính quyền từ trước tới nay vẫn thường xảy ra, tuy nhiên tỷ lệ không nhiều và chưa trở thành xu hướng như thời gian gần đây.
     Giải thích về xu hướng tăng cường công an trong hệ thống lãnh đạo đảng, chính quyền cũng không có gì khó khăn. Trong xã hội Việt Nam hiện nay, việc cơ cấu cán bộ, luật bất thành văn là vấn đề tiền quyết định rất lớn cho các đương sự. Ngành công an, với quyền lực bao trùm, tiếp xúc và quyết định vận mệnh của rất nhiều tầng lớp, trên nhiều khía cạnh nhất của đời sống người dân đương nhiên thu về nhiều bổng lộc nhất. Vì vậy, trong cuộc đua tiền với các ngành nghề khác, các cán bộ ngành công an hầu như không bao giờ chịu lép vế. Đó là vấn đề “thực lực” của các ứng viên ngành công an. Mặt khác, với mạng lưới an ninh, tình báo, đặc tình rộng khắp và sử dụng lý do nghiệp vụ, các cán bộ ngành công an thường có trong tay những tỳ vết của các ứng cử viên các ngành nghề khác, thậm chí các lãnh đạo cao cấp, các địa phương. Việc sử dụng các tỳ vết của các ứng viên đối thủ để chiếm ưu thế trong các cuộc bầu bán là việc thường xuyên hiện nay.
     Tuy nhiên, một lý do quan trọng bao trùm lên tất cả, giải thích cho xu hướng trọng dụng cán bộ công an trong hệ thống lãnh đạo đảng, chính quyền hiện nay đó chính là xu thế tăng cường việc duy trì và bảo vệ chế độ độc tài toàn trị cộng sản trong giai đoạn cuối chu kỳ tồn tại của nó. Có thể nói, việc suy sụp của nền kinh tế và những dồn nén xã hội, cùng với ứng xử nhu nhược của nhà cầm quyền Việt Nam trước sự ngang ngược của Trung Quốc, kết hợp với ảnh hưởng của hệ thống Internet và mạng xã hội, phần lớn người dân đã thức tỉnh, đã thấy được và hiểu ra bản chất thật sự của chế độ toàn trị. Sự phản kháng của người dân đã lan rộng khắp nơi, ở tất cả các địa phương, ngành nghề và các lĩnh vực, đủ các tầng lớp, thành phần và độ tuổi. Việc tham mưu và triển khai chiến lược, kế hoạch đối phó với những sự nổi dậy, phản kháng của người dân đã làm tăng vị thế của ngành công an một cách tự nhiên. Để thống nhất và thuận lợi trong việc triển khai các kế hoạch đối phó, đàn áp dân chúng nhằm duy trì sự độc tài không gì bằng những lãnh đạo đảng, chính quyền đã từng trải qua hoạt động của ngành công an. Chính vì vậy, xu thế tăng cường công an trong hệ thống lãnh đạo đảng, chính quyền là một xu thế tất yếu.
     Có nhiều người băn khoăn, thậm chí lo lắng cho việc cán bộ công an chuyển sang lãnh đạo đảng, chính quyền sẽ làm gia tăng sự ngột ngạt, đàn áp người dân hoặc phong trào dân chủ. Tuy nhiên, xã hội Việt Nam hiện nay như một chiếc lò xo đã hết độ nén, như một nồi áp suất sắp nổ tung, nếu có những tác động gia tăng sự dồn nén thì đó là điều đáng mừng chứ không còn là điều đáng lo, bởi vì người dân hiện nay cũng chỉ còn mất xiềng xích nữa mà thôi./.
Hà Nội, ngày 30/01/2016
N.V.B

Cafe cuối năm, internet

 Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn 
Theo RFA-2015-01-26  
Cà phê Saigon
 Cà phê Saigon Photo: RFA
Những buổi sáng cafe ở Sài Gòn 10 năm trước cho đến nay dường như vẫn không có gì thay đổi. Vẫn ly cafe nhạt đó, những câu chuyện hỏi han nhau lệ thường, những cuộc tranh cãi vu vơ giữa người với người để chứng minh sự tồn tại như lẽ thật trên trần gian. Khác chăng là những đứa trẻ đánh giày nhiều hơn, những người già vé số tuyệt vọng hơn. Và đặc biệt lượng người trầm ngâm với điện thoại hay máy tính bảng ở mọi góc, ở mỗi giờ.
Thế giới đã khác, những tờ báo giấy mòn mỏi và chậm chập như những chuyến xe liên tỉnh không đến kịp thời gian. Con người Sài Gòn hôm nay ngồi chạm lướt vào hiện tại tức thì để nói về cuộc sống của mình, buồn phiền hay vui cười những tin tức chớp tắt từng giờ. Sài Gòn ngồi một chỗ có thể nhìn mọi nơi, nghe những chuyển động của người Việt, có thể cười cợt với những vận may hạnh phúc và cũng có thể chết lặng với những đảo điên của giống nòi.
Lại một buổi sáng như mọi buổi sáng ở Sài Gòn, anh bạn làm trong ngành toà án nói rằng từ internet, tin tức liên quan về luật pháp có thể những người quan tâm đến stress nặng. Anh bạn làm báo thì kể có lúc anh đọc tin, thấy những trái ngang đến mức bị trầm uất, ngồi hàng giờ ở nhà mà không nói tiếng nào, đến mức gia đình lo sợ.
Là người, chắc không ai quên được vụ thảm sát công dân Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên (2014), mà thủ phạm lại là 5 công an viên do bức cung, nhục hình, bất chấp nạn nhân kêu oan. Tin tức về sự kiện này thoạt đầu, báo chí không đưa nhiều, thậm chí nương nhẹ, giấu bớt phần tội ác của các công an viên. Thế nhưng tin tức trên internet bùng nổ lên tiếng, mang đi hình ảnh những đứa trẻ đeo khăn tang, người vợ mang bức hình thi thể dập nát của chồng mình kêu oan trước những ánh mắt nhân viên an ninh trừng trừng vô hồn đe doạ. Có một bức ảnh được truyền đi trên mạng, cho thấy đứa trẻ đang hôn vào di ảnh của cha mình. Nhiều người đã bật khóc vì khoảnh khắc đó. Nhiều người như anh bạn làm ở ngành toà án hay nhà báo của tôi, và cả tôi đã nhưng nghẹt thở khi nhìn thấy. Tíc tắc của hình ảnh đó có thể theo tôi đến tận cuối đời như một lời nhắc nhở rằng xứ sở mình, người Việt mình đã oan khiên như thế nào, và may mắn thay, nếu không có internet, những điều như thế này sẽ không bao giờ chạm được vào đời thường để được sẻ chia công lý.
Tin tức trên internet như một cuộc cách mạng thầm lặng và vĩ đại đã thay đổi đất nước này, dù không phải ai cũng hân hoan đón chào nó. Trước khi có internet, mọi thứ bị kềm hãm trong truyền hình và báo giấy, trở thành một lá bài ma thuật muôn mặt với công chúng.
Những người bạn ngồi cafe gợi nhớ ngày tháng mọi thứ lệ thuộc vào các bản tin nhanh. Từ bóng đá cho đến các sự kiện thế giới như Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, chiến tranh Vùng Vịnh... Dòng người nôn nao đứng trước Thông Tấn Xã VN chờ mua vào lúc 4g chiều - những ngày tháng đó đã nói hết mọi điều. Những bản tin một chiều, bị kiểm duyệt và thậm chí bóp méo đã được nâng niu, bàn tán từng ngày. Cuộc sống trong một cái nồi đậy nắp kín vẫn luôn đau đáu ngóng chờ một giây phút nào đó để nhìn thấy bầu trời bên ngoài. Hôm nay thì mọi thứ đã thay đổi, dù cá mập có xuất hiện từng đàn theo ước hẹn trước để cắn các dây cáp quang dưới lòng biển, internet xoay tròn tìm kiếm, người ta vẫn tìm thấy đủ cách để tiếp nhận thông tin quanh mình.
Không thể nào dừng được thông tin đến với mọi người, và càng không thể che đậy hay ngăn chận. Vụ thảm sát ở Phú Yên lộ dần bộ mặt của các ác và sự thống trị như cát cứ của chính quyền địa phương, đặc biệt là ngành công an ở đó. Và cũng nhờ đó, mà người ta biết đến chân dung của một người luật sư trẻ đáng kính trọng, Võ An Đôn.
Hãy hình dung vào 10 năm trước, nếu vụ án oan này xảy ra mà không có internet, có lẽ số phận gia đình của nạn nhân Ngô Thanh Kiều sẽ nguy nan biết mấy trước sự bao che, cấu kết lộ rõ ở vùng đất đó. Và luật sư Võ An Đôn chắc cũng sẽ bị xô vào một góc tối khác, nơi công lý chỉ còn một hình hài rách rưới và cam chịu.
Có thể anh Võ An Đôn cũng có một trái tim bình thường như mọi con người khác. Anh cũng biết sợ hãi và biết mình đang đối diện với điều gì. Khi bị cáo công an Lê Minh Phát nổi giận, đạp ghế và chửi bới trước toà khi nghe án tù 6 năm của mình cho tội giết người, nhiều người đã lo sợ. Và chắc anh Võ An Đôn cũng có một tíc tắc bất an nào đó. Ai cũng hiểu hành động của viên công an giới thiệu một bộ mặt khác của Phú Yên, nơi công an là trời, là núi cao, là cát cứ trong sự sợ hãi của dân chúng. Cú đạp của viên công an chỉ là sự bày tỏ rằng vì sao có một loại công lý nào đó có thể chạm được đến họ.
Vụ án kết thúc, nhưng đến năm 2015, cuộc trả thù đánh với vẫn dai dẳng, khi đoàn luật sư tỉnh Phú Yên loay hoay tìm cách rút thẻ hành nghề của luật sư Võ An Đôn. Thậm chí đòi thanh tra nơi làm việc của luật sư Đôn để "quét nhà ra rác". Nhưng may sao, câu chuyện này với các mặt phải-trái của nó đã nhiều đến mức mọi người đứng về vị luật sư cô đơn ngay trên quê mẹ của mình. Bộ mặt quyền lực cát cứ và dẫm đạp lên cả đồng loại mình bị xé toạc ra, lộ ra giòi bọ nhun nhúc trong đó. Nhưng cũng từ đó, những người biết chuyện lại thêm sự lo ngại, rằng cuộc chiến đó chưa yên, quyền lực đó vẫn sẽ âm mưu phục kích công dân tử tế của mình một ngày nào đó để kiểm soát mọi thứ.
Tôi chưa một lần gặp mặt luật sư Đôn, chỉ thấy anh qua hình ảnh. Trong sự rắn rỏi và quyết liệt của anh, dường như tôi còn nhìn thấy sự liều chết của một kẻ đánh bom, muốn phá tan các bức tường che đậy tội ác, bứt đứt những bàn tay đang nắm chặt với nhau vượt qua các giá trị luân lý và nhân tính. Hôm nay, một phần bóng tối đó bị đẩy lùi không chỉ bằng sự cao quý trong trái tim luật sư Đôn, mà còn cả truyền thông nhà nước lẫn tự do cũng lên tiếng. Internet mang đi xa câu chuyện nhức nhối đó, các câu chuyện cafe chia sẻ mạnh mẽ hơn. Sài Gòn xa Phú Yên hàng trăm cây số, nhưng gần bởi cùng sự căm giận cho số phận con người.
Những buổi sáng trôi qua chầm chậm, giật mình lại thấy đã cuối năm. Những câu chuyện từ internet thì dồn dập đến mức khó mà nhớ hết được, nhất là khi mảnh đất Việt Nam này sáng nào mà không đọc thấy một chuyện đáng ngậm ngùi. Trong tập cuối bộ phim Rurouni Kenshin, thầy của tay lãng khách sát thủ đã nói rằng "sao nhìn con như đang mang giùm nỗi đau cho cả đất nước này vậy." Nhìn mặt của nhiều người tiếp nhận tin tức buổi sáng cafe hôm qua và hôm nay, vẫn có thể thấy được những điều u uất đó lởn vởn chung quanh. Nhưng nếu không là vậy, hoá ra, chúng ta đã trở thành loài súc vật công cụ vô tri sao?
Tôi chép lại câu chuyện này như một thứ nhật ký, bằng một niềm hy vọng nhen nhúm. Những ghi chép này như một thứ nhật internet ghi lại sức mạnh của chính nó, ghi lại con người đã ra sao từ đó, và ghi lại một phần những câu chuyện không bao giờ được quên lãng trên đất nước này.
Đây là một lời cảm ơn thầm lặng của tôi đến luật sư Võ An Đôn và chia sẻ đến gia đình của nạn nhân Ngô Thanh Kiều. Và đây cũng là lời cảm ơn đến những ai đã từng chia sẻ câu chuyện này và biến nó thành một sức mạnh công lý của chúng ta.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bị loại ra khỏi cuộc chơi

HÀ NỘI (NV) - Đó là nhận định của ông Trương Đình Tuyển, cựu bộ trưởng Thương Mại Việt Nam. Nhân vật này cảnh báo, doanh nghiệp tư nhân đang kiệt sức và có thể bị “bóp nghẹt.”

Từ 2010 đến nay, doanh nghiệp Việt Nam thi nhau phá sản, xin tạm ngưng hoạt động hoặc xin giải thể nhưng năm nào, chính phủ Việt Nam cũng báo cáo “tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực.” (Hình: TBKTSG)

Thống kê gần nhất về doanh giới Việt Nam cho biết, năm ngoái, con số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam phá sản, xin giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động tiếp tục tăng chứ không giảm. Chỉ tính riêng trong năm 2015, có 80,000 doanh nghiệp ngậm ngùi rút khỏi thương trường.

Tại hội thảo về Kinh Tế Việt Nam 2015 do Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Việt Nam (CIEM) tổ chức, ông Tuyển - giờ là cố vấn cao cấp về hội nhập của chính phủ Việt Nam, tỏ ra hết sức lo lắng về tương lai của kinh tế Việt Nam. Năm ngoái động lực tạo ra sự phát triển của kinh tế Việt Nam là những doanh nghiệp có vốn đầu tư của ngoại quốc (FDI) và năm nay “cũng vẫn như vậy!” Các doanh nghiệp FDI hiện chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp và khoảng 70% giá trị xuất cảng. Theo ông Tuyển, điều đó không bảo đảm cho “phát triển bền vững.”

Trước nay, giới chuyên gia kinh tế của Việt Nam liên tục cảnh báo rằng, các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam sẽ chết nếu chính quyền Việt Nam không những không hỗ trợ mà còn thực thi những chính sách giúp các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI chèn ép giới này.

Nay, bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, nói thêm, nhà nước đang trở thành nhân tố thứ ba chèn ép khu vực tư nhân. Khu vực tư nhân thu hẹp rồi chết là tất nhiên.

Kết quả một cuộc khảo sát của Ngân Hàng Thế Giới cho biết, tại Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân phải đóng góp tới 40.8% lợi nhuận cho nhà nước thông qua các khoản thuế, phí. Bà Lan nêu thắc mắc, khi nhà nước “hăng hái” thu tiền cho ngân sách như vậy thì phải hiểu thế nào về những tuyên bố liên quan tới “cải thiện môi trường kinh doanh?”

Chuyên gia kinh tế này còn nêu một ví dụ khác về chuyện doanh nghiệp tư nhân bị cả nhà nước chèn ép: Lẽ ra khi giá xăng dầu giảm thì doanh nghiệp tư nhân có cơ hội giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh nhưng họ không được hưởng vì bộ máy hành chính quá cồng kềnh, nhà nước vẫn thu thuế và phí tới 50%. Trong khi nhà nước chưa giảm chi phí cho dân chúng và doanh giới thì các loại bảo hiểm lại tăng.

Ông Nguyễn Đình Cung, viện trưởng CIEM, xác nhận, dù có rất nhiều hứa hẹn nhưng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không lớn nổi. Năm 2005, mức đóng góp của doanh nghiệp tư nhân cho GDP là 11% và nay, sau 10 năm, mức đóng góp này vẫn chỉ như thế.

Không có chuyên gia kinh tế nào của Việt Nam dự hội thảo về Kinh Tế Việt Nam 2015 tỏ ra lạc quan cả về hiện tại lẫn tương lai. Bà Lan giải thích đó là vì nợ nần quốc gia tăng vọt, nội lực của doanh giới thì suy giảm trầm trọng chưa từng thấy. Nông nghiệp cũng vậy.

Ông Đặng Kim Sơn, cựu viện trưởng Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Triển Nông Nghiệp-Nông Thôn, tán thành. Theo ông Sơn cho biết, không những không tăng trưởng, hoạt động của nông nghiệp còn liên tục suy giảm suốt năm năm qua và đặc biệt là giảm sâu trong năm ngoái. Đó là điều rất không bình thường.

Ông Sơn than rằng, tình hình như vậy mà vẫn không chịu nhìn vào sự thật, vẫn bắn pháo hóa khắp nơi! (G.Đ)

01-30-2016 3:23:52 PM 

Bảo Tín Minh Châu đuổi 100 nhân viên để 'né' thưởng tết?

Theo PetroTimes -07:10 | 31/01/2016

Trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin công ty Bảo Tín Minh Châu sa thải 100 nhân viên để trốn thưởng tết...

Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện những hình ảnh được cho là tố cáo Công ty Bảo Tín Minh Châu 'bắt' 100 nhân viên nghỉ việc để trốn thưởng Tết. Lý do được tiết lộ là do nhân viên mặt bị mụn hay thừa cân...
Ngoài việc nêu ra các lý do bị "ép" nghỉ việc một cách quá đáng, tài khoản Facebook này còn thông tin thêm rằng cách ngày lại có email của công ty bắt mua cá rô phi định kì, mua nồi, mua xoong, mua thập cẩm các thứ. Nhân viên nào không mua là bị ghét, bị liệt vào dạng "phản động", "chống phá".

bao tin minh chau duoi 100 nhan vien de tron thuong tet
Hàng loạt email "bắt" nhân viên mua đồ dùng và các lý do vụn vặt
Hay việc nhân viên bị gửi email để: "Điều tra vụ máy hút ẩm trong phòng bảo quản rượu của sếp. Máy hút ẩm không ai cắm, đổ ẩm chỉ đạt 30-40%, nhưng lên tới 70%". Hoặc "Điều tra vụ tủ lạnh của sếp".
"Hoá ra là ban giám đốc chỉ đạo đi mua hàng bên ngoài về bán lại kiếm thêm ạ. Công ty vàng bạc bắt nhân viên mua cá rô phi định kì. Mình tưởng chuyện cổ tích. Chắc phải học tập cho nhanh giàu" - tài khoản Facebook này dí dỏm.Hay việc nhân viên bị gửi email để: "Điều tra vụ máy hút ẩm trong phòng bảo quản rượu của sếp. Máy hút ẩm không ai cắm, đổ ẩm chỉ đạt 30-40%, nhưng lên tới 70%". Hoặc "Điều tra vụ tủ lạnh của sếp".
Trước sự việc này, có nhiều thông tin cho rằng Bảo Tín Minh Châu làm như vậy để không phải thưởng tết. 
bao tin minh chau duoi 100 nhan vien de tron thuong tet
Toàn những lý do "trời ơi đất hỡi"
Tuy nhiên, trả lời trên báo chí, một cán bộ của công ty này cho biết: Quan điểm đuổi 100 nhân viên để không phải thưởng tết là hoàn toàn không đúng.

Vị cán bộ này khẳng định, thông tin trên mạng xã hội là của những người đã nghỉ việc hoặc sắp nghỉ việc tại Bảo Tín Minh Châu. Những người bị đuổi việc có những nhân viên mới thử việc, không đáp ứng được yêu cầu công việc nên không được tiếp nhận và có những người đã là chính thức nhưng vẫn bị đuổi là do vi phạm quy chế công ty hoặc làm sai trái chức năng, nhiệm vụ, mặc dù đã được luân chuyển vị trí nhưng vẫn không đáp ứng được công việc.Tuy nhiên, trả lời trên báo chí, một cán bộ của công ty này cho biết: Quan điểm đuổi 100 nhân viên để không phải thưởng tết là hoàn toàn không đúng.
Vị cán bộ này cũng cho rằng việc đăng các thông tin lên trang cá nhân với mục đích làm méo mó thông tin, bôi xấu công ty.
PetroTimes sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Trộm “thăm viếng” sếp thuế và đại gia Ninh Bình

 HOÀI NAM -8:48 AM, 31/01/2016

Trụ sở Cục thuế tỉnh Ninh Bình 215 đường Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình.
Đêm 25.1.2016, trộm đã đột nhập vào trụ sở Cục thuế tỉnh Ninh Bình (trụ sở 215 đường Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình). Tại cơ quan này có đặt camera giám sát. Ông Trần Quang Trung – Chánh Văn phòng Cục thuế Ninh Bình đã xác nhận thông tin này với PV Báo Lao Động. Tuy nhiên, khi được hỏi về thiệt hại tài sản, ông Trần Quang Trung chỉ nói: “Không có gì”.
    Đêm 28.1.2016, trộm tiếp tục đột nhập vào một cửa hàng bán đèn điện trang trí (địa chỉ 70 đường Lương Văn Thăng, phường Đông Thành) lấy đi hàng hóa trị giá khoảng 50 triệu đồng.
    Một vụ trộm táo tợn khác xảy ra trên địa bàn phường Ninh Phong. Kẻ trộm đã bẻ gương, đập cửa kính để trộm đồ bên trong siêu xe Range Rover của một đại gia Ninh Bình.
    Những người bị hại đã trình báo sự việc lên CA phường Đông Thành và CA TP Ninh Bình. Tuy nhiên khi PV tiếp xúc với một số nạn nhân vụ trộm, nhiều người đã không muốn cung cấp thông tin chi tiết cho báo chí với lý do sợ băng trộm trả thù.
    Xác nhận thông tin, Trưởng CA TP Ninh Bình, Đại tá Tống Mạnh Hùng cho biết, CA thành phố đã tiếp nhận đơn trình báo của các nạn nhân và đang tiến hành điều tra vụ việc.
    Trước đó, dịp tết Dương lịch 2016, tại TP Ninh Bình cũng xảy ra nhiều vụ trộm táo tợn, trong đó có vụ việc một nhóm trộm cướp mang theo xe tải đến phá tường một nhà dân tại phường Ninh Khánh để lấy đi một két sắt nặng hơn 1 tấn. Trong lúc mang két sắt đi khỏi hiện trường, CA TP Ninh Bình đã bắt được nhóm đối tượng trộm cắp nói trên.
    Theo Lao Động

    Biển Hoa Đông và Biển Đông : Bắc Kinh lại « cay cú » Mỹ

    Trọng Nghĩa 
    Theo RFI- ngày 30-01-2016 16:39 
    media
     Cảnh sát biển Việt Nam quan sát các tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng biển Hoàng Sa, ngày 15/07/2014. REUTERS/Martin Petty/Files
    Trung Quốc vào hôm qua 29/01/2016 đã lại cảnh cáo Mỹ sau tuyên bố thẳng thắn của đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương là sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông bị Trung Quốc tấn công. Lời phản ứng cứng rắn này được đưa ra 24 tiếng đồng hồ sau một lời đả kích khác của Bắc Kinh, cũng nhắm vào đô đốc Mỹ, đã khẳng định rằng các đảo trên Biển Đông không phải là của Trung Quốc.
    Theo nhật báo Anh ngữ Trung Quốc China Daily, trong một tuyên bố bằng văn bản gởi đến tờ báo này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào hôm qua 29/01, đã kêu gọi Washington « thận trọng trong lời nói và hành động liên quan đến vấn đề quần đảo Điếu Ngư ». Điếu Ngư là tên Bắc Kinh đặt cho quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
    Trong một tuyên bố ngày 27/01 tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington, khi nói về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vị đô đốc chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã tái khẳng định quan điểm theo đó « Mỹ rõ ràng sẽ bảo vệ quần đảo này nếu bị Trung Quốc tấn công ».
    Một chuyên gia Trung Quốc được tờ China Daily trích dẫn đã tố cáo những lời lẽ được cho là có ý đồ khuyến khích Nhật Bản dùng biện pháp quân sự tại vùng đang tranh chấp. Một chuyên gia khác thì giảm nhẹ ý nghĩa của tuyên bố từ phía Mỹ, cho rằng các cam kết bảo vệ đồng minh châu Á mà Mỹ đưa ra thường « mạnh mẽ hơn nhiều so với các hành động trong thực tế ».
    Ngoài các ý kiến về Biển Hoa Đông, đô đốc Harris cũng đã khiến Bắc Kinh giận dữ khi ông đề cập đến tình hình Biển Đông, và khẳng định rằng Mỹ sẽ tiếp tục thách thức lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, nơi mà theo ông, « những hòn đảo không thuộc về Trung Quốc ».
    Tối hôm 28/01/2016, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đả kích nhân xét của đô đốc Mỹ, bị cho là « hoàn toàn thiếu hiểu biết thông thường về lịch sử ». Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là công việc của Bắc Kinh và các nước ASEAN, do đó « không cần đến các nước bên ngoài khu vực chỉ trỏ, chưa kể đến việc đưa ra những nhận xét ngu dốt ».
    Phản ứng gay gắt của Bắc Kinh tương ứng với những tuyên bố bộc trực của đô đốc Mỹ, theo đó trong vấn đề biển đảo, Trung Quốc là « kẻ xâm lược tiềm tàng ».

    Con đường tơ lụa : Đòn « chiêu dụ » mới của Trung Quốc

    Theo RFI-ngày 28-01-2016 17:45 
    media
    Tại Iran hay Ai Cập, chủ tịch Trung Quốc luôn là "sứ giả" của kế hoạch Con đường tơ lụa thế kỷ 21. Reuters
    Mở những tuyến đường sắt và hàng hải mới đi đến châu Âu là một dự án lớn của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngoài mục đích vì sự phát triển chung cho toàn khu vực và đảm bảo an ninh cho nguồn cung ứng nguyên nhiên liệu, Bắc Kinh còn nhắm đến việc xuất khẩu mô hình phát triển của mình.
    Tuy nhiên, giáo sư đại học Standford và giám đốc Trung tâm về Dân chủ, Phát triển và Nhà nước Pháp quyền, Francis Fukuyama, cảnh báo chính sách này của Trung Quốc, không những gây tổn hại đến môi trường, cho nền dân chủ thế giới, mà còn làm giảm tầm ảnh hưởng của phương Tây.  Ông Francis Fukuyama đưa ra lời cảnh báo này trên một bài tham luận, đăng trên trang mạng Project Syndicate 2016, được nhật báo Kinh tế Les Echos số ra ngày 28/01/2016 lược dịch lại qua hàng tựa « Con đường tơ lụa : Đợt tấn công ‘chiêu dụ’ mới của Trung Quốc ».
    Từ đầu năm 2016 , một cuộc tranh tài lịch sử giữa hai mô hình phát triển cạnh tranh đang diễn ra, một bên là Trung Quốc với bên kia là Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác. Một phần tương lai của toàn khối Á-Âu trong những thập niên sắp tới sẽ được quyết định sau thắng bại của cuộc tranh đua này.
    Kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn trì trệ, nhưng Bắc Kinh không tỏ ra thụ động. Năm 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình loan báo một dự án lớn « Một vành đai, Một con đường » nhằm biến đổi trọng tâm kinh tế của cả khối Á-Âu.
    Mảng trên bộ bao gồm các dự án đường sắt xuất phát từ vùng phía tây Trung Quốc, xuyên vùng Trung Á để đến Châu Âu. Con đường hàng hải bao gồm một loạt cảng biển và cơ sở hạ tầng cho phép gia tăng lượng lưu thông hàng hải giữa các nước từ Đông Á với một loạt các quốc gia đến nằm trong vành đai đường bộ.
    Và như vậy, các nước châu Á có thể sẽ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thay vì phải đi xuyên qua hai đại dương như hiện nay.
    Tác giả nhắc lại nguồn tài chính cung cấp cho dự án này sẽ được thông qua Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Á Châu AIIB, do Trung Quốc khởi xướng. Nhiều nước, trong đó có nhiều quốc gia phương Tây lớn đã tham gia vào ngân hàng này, ngoại trừ Hoa Kỳ và Nhật Bản.
    Kinh tế - tài chính : công cụ chinh phục thế giới hiệu quả
    Tất cả những động thái trên cho thấy có sự thay đổi triệt trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Bởi vì, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh tìm cách xuất khẩu mô hình phát triển của mình ra các nước khác. Các nhà đầu tư Trung Quốc từ nhiều năm nay đã đầu tư nhiều vào châu Mỹ-Latinh và châu Phi, hạ Sahara để khai thác nguyên nhiên liệu rồi vận chuyển về Trung Quốc.
    Nhưng theo nhận định của giáo sư Fukuyama, dự án con đường tơ lụa thế kỷ 21 của Bắc Kinh còn ẩn chứa nhiều tham vọng khác : phát triển khả năng công nghiệp nặng và nhu cầu tiêu thụ hàng Trung Quốc ngay tại các quốc gia được đầu tư.
    Nghĩa là, thay vì tự mình khai thác các nguyên nhiên liệu, Trung Quốc tìm cách chuyển giao ngành công nghiệp nặng của mình cho những nước kém phát triển hơn, bằng cách tăng thêm nguồn tài chính và tạo ra một dạng nhu cầu đối với các sản phẩm Trung Quốc.
    Khác với các mô hình phát triển của các nước phương Tây, Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào mảng cơ sở hạ tầng, như xây cầu đường, hải cảng, mạng lưới điện, đường sắt và sân bay để tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp tại chỗ.
    Trong khi đó, Hoa Kỳ và các nước phương Tây lại nghiêng lại có chiến lược phát triển ưu tiên cho các đầu tư quan trọng trong sức khỏe cộng đồng, bình đẳng nữ quyền, ủng hộ xã hội dân sự trên thế giới và các biện pháp chống tham nhũng.
    Tuy nhiên các khoản đầu tư này chưa bao giờ giúp các quốc gia đó trở nên giàu có. Trong khi đó, chiến lược của Trung Quốc đang bắt đầu « đơm hoa, kết quả » và đã trở thành một thành tố quan trọng trong chiến lược được nhiều nước Đông Á bắt chước theo, cho dù đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí cả Singapore.
    Xuất khẩu mô hình phát triển, hay xuất khẩu « mô hình gây ô nhiễm » ?
    Theo đánh giá của giáo sư Fukuyama, nếu như dự án « Một vành đai, Một con đường » này, đáp ứng được phần nào mong đợi của các nhà hoạch định Trung Quốc, thì  bộ mặt toàn thể khối Á – Âu, từ Indonesia cho đến Ba Lan trong tương lai sẽ bị biến đổi.
    Mô hình Trung Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ ra thế giới, làm tăng mức thu nhập và nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc, giúp nước này giải tỏa các bế tắc để thay thế các thị trường khác bị đình trệ trên thế giới.
    Nhưng đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ dịch chuyển các ngành công nghiệp gây ô nhiễm ra bên ngoài. Thay vì là những nền kinh tế ngoại vi, vùng Trung Á sẽ trở thành trung tâm của cả nền kinh tế thế giới. Hình thức cai trị độc tài của Trung Quốc cũng sẽ có được một uy tín rộng lớn kèm theo đó một tác động tiêu cực cho nền dân chủ toàn cầu.
    Tuy nhiên, cũng có nhiều câu hỏi đặt ra : liệu dự án con đường tơ lụa mới này có thành công hay không ? Hiện tại, ở Trung Quốc, tăng trưởng dựa trên đầu tư cơ sở hạ tầng vận hành tốt do chính quyền kiểm soát chặt chẽ môi trường chính trị. Nhưng điều này chưa hẳn sẽ được thực hiện tại các nước khác do tình hình bất ổn, xung đột và tham nhũng chồng chéo lên nhau cùng với các mục tiêu đó.
    Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là Hoa Kỳ và các nước phương Tây khoanh tay đợi khi Trung Quốc thất bại. Nếu như chiến lược phát triển của Bắc Kinh có thể chạm đến giới hạn, những nước còn lại cũng có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng thế giới.
    Cuối cùng, tác giả bài viết lấy làm tiếc rằng Washington đã không tham gia vào ngân hàng AIIB. Mỹ lẽ ra có thể gia nhập và buộc Trung Quốc phải thích nghi với các chuẩn mực quốc tế trên phương diện môi trường, an toàn và lao động. Do vắng mặt,, Mỹ có nguy cơ giao phó tương lai khối Á – Âu và những phần còn lại trên thế giới vào tay Trung Quốc và mô hình phát triển của nước này.

    Tàu chiến Mỹ áp gần đảo tranh chấp

    Theo BBC-1 giờ trước 

    Image copyrightReuters
    Image captionKhu trục hạm USS Curtis Wilbur từng đến Việt Nam
    Lầu Năm Góc cho hay một tàu chiến Mỹ đã di chuyển gần đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa nhằm thực thi quyền tự do hàng hải.
    Đảo này, tên tiếng Anh là Triton, tên tiếng Trung là Trung Kiến, là đảo thuộc nhóm Lưỡi Liềm, Hoàng Sa.
    Tri Tôn nằm gần bờ biển Việt Nam nhất trong số các đảo thuộc Hoàng Sa, hiện do Trung Quốc kiểm soát nhưng Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.
    Tri Tôn, cách đảo Lý Sơn có 123 hải lý, là đảo từng nằm trong tay Việt Nam Cộng hòa nhưng bị Trung Quốc chiếm từ sau trận hải chiến 1974.
    Năm 2014, giàn khoan 981 của Trung Quốc đặt ngay gần đảo này về phía nam, gây phản ứng dữ dội từ Việt Nam.
    Trong sự kiện mới xảy ra hôm thứ Bảy 30/1, khu trục hạm USS Curtis Wilbur của hải quân Hoa Kỳ đã đi qua bên trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn.
    Trung Quốc ngay lập tức phản đối Hoa Kỳ vi phạm luật pháp.
    Đáp lại, Hoa Kỳ nói chỉ muốn bảo đảm quyền tự do lưu thông trong khu vực đường biển quốc tế.

    Không xin phép

    Bộ Quốc phòng Mỹ nói việc tàu USS Curtis Wilbur được điều tới nơi đây là để đối chọi lại với "đòi hỏi chủ quyền biển quá đáng của một số nước đang tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa".
    Người phát ngôn Đại uý Jeff Davis nói: "Hoạt động này nhằm thách thức nỗ lực của ba nước - Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam, muốn hạn chế quyền lưu thông và tự do hàng hải" quanh các đảo ở Hoàng Sa.
    Tuy nhiên trên thực tế, Hoàng Sa hoàn toàn nằm trong kiểm soát của Trung Quốc.
    Theo Lầu Năm Góc, khi tàu USS Curtis Wilbur vào bên trong khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn, không có hiện diện của tàu Trung Quốc.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm luật pháp vì đã "vào bên trong lãnh hải của Trung Quốc mà không xin phép trước".
    Hoa Kỳ thừa nhận không báo trước cho các bên nhưng hoạt động này "nhất quán với thông lệ của chúng tôi và luật pháp quốc tế".
    Hoa Kỳ cũng từng điều tàu vào khu vực 12 hải lý của Đá Subi mà Trung Quốc cải tạo cơi nới hồi tháng 10 năm ngoái, khiến Trung Quốc phản đối.
    Hành động hôm thứ Bảy của hải quân Mỹ được cho là mạnh bạo hơn lần trước vì đảo Tri Tôn là đảo lớn thứ ba của Hoàng Sa, không phải đảo nhân tạo.

    Cần cai nghiện điện thoại để hạnh phúc?

    Tom Chatfield 

    Theo BBC-30 tháng 1 2016 

    Tôi đã viết nháp những dòng này trên một tờ giấy, trong một tiệm cà phê.
    Giờ đây, tôi đang gõ những dòng này vào máy tính và cố gắng không để email hay những thông báo có tin mới từ mạng xã hội làm sao lãng.
    Thế nhưng tôi đã không thể làm được điều đó cho tới khi viết xong bài. Khi những cám dỗ xuất hiện một cách liên tục, tôi đành thúc thủ, đầu hàng.
    Và đây là một vấn đề thực sự, bởi vì hiệu suất lao động, lợi nhuận và sức khoẻ tinh thần của tôi đang bị dính liền với những cỗ máy không phải lúc nào cũng hoạt động phù hợp với dự định của tôi.
    Những tin nhắn đến liên tục đang phá vỡ những khoảnh khắc tôi cố tập trung suy nghĩ. Những người thông minh đang bỏ ra rất nhiều tiền để khiến tôi cứ bấm hết nút này tới nút khác.
    Những người thông minh khác, và cả những người không thông minh cho lắm, thì không định giật dây để tôi phải bấm các nút, nhưng cuối cùng vẫn khiến tôi phải làm vậy bởi những cập nhật, hồi âm, hỏi han trao đổi giữa mọi người cứ diễn ra liên tu bất tận, mà mỗi khoảnh khắc đều hứa hẹn sẽ mang lại cái gì đó tuyệt vời, quan trọng, thú vị và gây sốc hơn là những gì tự tôi có thể bắt gặp và xử lý được trong đời.
    Cố nhà văn David Foster Wallace từng so sánh hành động xem ti-vi với việc hẹn hò giao tiếp với vật dụng trong nhà.
    Ông chỉ ra rằng chỉ cần rời mắt khỏi màn hình một chút để nhìn chính bạn qua con mắt của người, và bạn sẽ nhận ra điều mà bạn đã làm trong nhiều giờ qua thực ra là rất quái gở.
    Image copyrightGetty Images
    Tôi đã nghĩ đến điều này thường xuyên mỗi khi nhìn cách mà đứa con trai hai tuổi của tôi nhìn tôi, đặc biệt là cách nó nhìn tôi khi tôi đang nhìn vào màn hình điện thoại di động.
    Trẻ con bị cuốn hút bởi màn hình cảm ứng, một nhà tâm lý học từng nói với tôi, không chỉ vì chúng hấp dẫn và tiện lợi, mà bởi vì bố mẹ chúng cũng nghiện những thiết bị này.
    Trong mắt trẻ con, chiếc điện thoại di động là nơi hội tụ của tất cả mọi thứ, từ công việc, giải trí, những mối quan hệ, những thứ mà ngay cả người lớn cũng không thể rời mắt.
    Và đó là lý do mà tôi đến quán cà phê này - để tìm kiếm từ ngữ và ý nghĩa cho những dòng mình viết, và để cố gắng không nhìn vào màn hình máy tính, màn hình điện thoại chỉ vài tiếng mỗi ngày.
    Tôi đã làm điều này không phải chỉ vì nỗi luyến tiếc quá khứ.
    Cái tôi muốn là khả năng xem xét những sự lựa chọn và sự tập trung, muốn khoảng trống để biến những dòng suy nghĩ thành của chính mình.
    Image copyrightThinkstock
    Khi con trai tôi liếc nhìn tôi, tôi muốn đôi lúc mình phải nhìn lại thằng bé.
    Có nhiều bằng chứng cho thấy tôi không phải là người duy nhất muốn thế.
    Phần mềm của bộ não con người có khả năng thích ứng rất cao, nhưng phần cứng của nó thì vô cùng lỗi thời.
    Là con người có nghĩa là có một khối óc bên trong một cơ thể và luôn tìm cách lý giải những khía cạnh của thế giới quanh mình. Điều này hiện ra rất rõ ràng khi bạn ngắm một đứa trẻ đang học đọc những dòng chữ đầu tiên.
    Liệu tôi sẽ cảm thấy ra sao nếu con mình chưa bao giờ cầm một cuốn sách giấy, và nếu những thông tin mà nó đọc sẽ luôn chỉ hiện ở trên những màn hình?
    Với sách in, tôi có thể chất kín căn phòng của con trai mình bằng những cuốn sách mà tôi có thể đọc cùng nó hết đêm này đến đêm khác, được nhìn nó lật những trang giấy trong sự thích thú.
    Tôi yêu công nghệ. Chữ in cũng chỉ là công nghệ. Thế nhưng có những bài học về từ ngữ mà những cuốn sách chỉ ra rất rõ: Đó là tình yêu đối với một cái gì đó khiến ta đòi hỏi thứ mình yêu cần phải được đối xử khác với những thứ khác.
    Chúng ta không chỉ dạy con cái mình hiểu những chữ cái và từ ngữ, mà còn dạy chúng cách đọc các dòng, phân biệt các chữ, dạy cách tranh luận và khước từ, cách thuyết phục và chấp nhận.
    Tôi cần thời gian tránh xa khỏi màn hình của mình để nhìn ngắm những thứ có thể thế chúng rõ ràng hơn.
    Tôi cần thời gian tránh xa khỏi đám đông trong thế giới mạng ảo để có thể dành thời gian cho những điều thực sự thuộc về mình.
    Tôi dùng giấy bút không phải vì tôi bị mắc kẹt với những hoài niệm quá khứ mà bởi trong ký ức của tôi, cách đọc và cách viết là một trong những công cụ tuyệt vời nhất giúp tôi hiểu được mình muốn gì - và có được một cuộc sống đáng sống, đáng chia sẻ.
    Lời khuyên của tôi cho bạn là gì? Nếu bạn quá lo lắng về việc công nghệ chiếm hết thời gian của mình, hãy bắt đầu 'chia tay' nó một cách từ từ.
    Hãy tránh việc cứ nhìn vào màn hình, và hãy chỉ quay trở lại dùng nó khi có lý do thực sự thích đáng.
    Rốt cuộc thì sự chú ý là thứ rất quý giá, và các công ty công nghệ đang tìm mọi cách để biến thời gian của bạn thành lợi nhuận cho họ. Đừng đặt giá quá rẻ cho chính bản thân mình.
    Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future.

    Chuyện khỉ

     Theo Người Việt-01-30-2016 1:36:56 PM 
    Bùi Bảo Trúc



    Khỉ là anh em họ hàng rất gần với chúng ta. Ở một thời điểm mù mờ nào đó mà các nhà nhân chủng học vẫn chưa khẳng định được, chúng ta ở trên cây leo xuống đất, vĩnh viễn giã từ đời sống trên cây, đi bằng hai chân, và sau đó, vì hai bàn chân không còn được dùng để leo trèo nữa nên khả năng cầm, nắm cũng dần dần biến đi.

    Khỉ và người xa nhau từ đó. Lối sống mới đưa tới rất nhiều thay đổi cho người trong khi khỉ không có được bao nhiêu đổi thay, tiến hóa. Khỉ cũng biết sử dụng các dụng cụ tìm thấy được ở chung quanh như dùng cành cây nhỏ chọc vào hang mối, khều những thứ ở xa và đánh nhau...  Trong khi đó, người thì luôn luôn không ngừng phát triển chế tạo thêm những dụng cụ khác, không chỉ dùng những thứ có sẵn trong thiên nhiên, mà còn sáng chế ra ngôn ngữ để thông tin với nhau và những ký hiệu càng ngày càng phức tạp, được hệ thống hóa thành văn phạm, nhiều cách ăn nói với nhau, để còn thơ phú, ví von, bóng gió, xỏ xiên, cãi nhau, chửi thề, văng tục... Khỉ không làm được như thế. Trong phòng thí nghiệm, con đười ươi Koko được dạy để có thể dùng dấu hiệu bằng tay nói chuyện với một chuyên gia về tâm lý loài vật bằng những mệnh lệnh giản dị. Nhưng tự loài khỉ thì không sáng chế ra được ngôn ngữ. Nó chỉ có thể học từ con người nhưng cũng không học được cách diễn tả những ý niệm trừu tượng như buồn vui , thất vọng, chán đời, ghen tuông, giận hờn, làm duyên hay điệu rơi điệu rụng...

    Khi xuống đất, khỉ di chuyển bằng tất cả tứ chi, chỉ khi cần lắm như khi phải dùng tay cầm hay mang vật gì thì mới đi bằng hai chân nhưng leo trèo thì không động vật nào giỏi bằng khỉ.

    Khỉ có mặt ở gần hết mọi nơi trên thế giới ngoại trừ Bắc Mỹ, Châu Đại Dương, Âu Châu, Bắc và Nam Cực. Có tất cả 260 giống khỉ khác nhau. Giống nhỏ nhất chỉ bằng nửa bàn tay. Giống lớn nhất có thể to và nặng đến 200 kilô.

    Có ba giống đại hầu là đười ươi (gorilla), hắc tinh tinh (chimpanzee) sống tại Phi Châu, orang utang sống tại Borneo (Á Châu). Cả ba đều là những giống được bảo vệ rất kỹ, nếu không chúng có thể bị tuyệt giống vì môi trường sống của chúng đang ngày càng bị thu hẹp lại lấy chỗ cho người. Hai loài đại hầu ở Phi Châu còn bị săn để lấy thịt (bushmeat) và chính vì ăn thịt hắc tinh tinh mà siêu vi khuẩn gây bệnh Aids đã truyền sang người. Tất cả ba giống đại hầu này đều rất giống người và rất thông minh. Loài chimpanzee giống người nhất. Chúng sống thành từng bầy, có gia đình, đẳng cấp rõ ràng, biết kéo đi đánh nhau với những bầy khác, bắt tù binh, ăn thịt nhau, biết ăn một vài thứ lá khi ăn thịt sống hệt như chúng ta ăn rau thơm, khi đau bụng cũng biết tìm một thứ lá cây nhai. Như vậy chúng cũng biết dùng dược thảo vậy. Chỉ không đem quảng cáo bán trên truyền hình mà thôi. Chúng mắc một số bệnh như người như cảm cúm, lao, sưng phổi... Chúng cũng có những liên hệ đồng tính và có ý niệm rõ về cái chết. Chúng có trí nhớ và có thể học và hiểu, diễn tả được một số tiếng người bằng cách ra hiệu (sign language). Có những con bắt chước người hút thuốc lá và nghiện nặng như ở một vài sở thú. Thiếu thuốc chúng cũng bị vật và thấy người thì chạy tới, ra hiệu xin thuốc hút. Trong tiếng Việt, chúng được gọi chung là khỉ đột hay khỉ độc.

    Những nghiên cứu về hai giống đại hầu đáng kể nhất là của Dian Fossey và Jane Goodall. Dian Fossey người Mỹ chuyên nghiên cứu về đười ươi đã bị bọn săn đười ươi bất hợp pháp giết năm 1985. Jane Goodall, người Anh, chuyên nghiên cứu về hắc tinh tinh trong suốt nửa thế kỷ.

    Người ta thường phân biệt những con có đuôi là monkeys; những con không có đuôi là apes. Tất cả các giống khỉ đều giỏi bắt chước, thấy sao là bắt chước làm theo liền: “monkey see, monkey do” là câu tiếng Anh bồi để nói về cái tính hay bắt chước (mù quáng) đó. Động từ “to ape” cũng có nghĩa là bắt chước. Do khả năng bắt chước giỏi và tính thông minh, khỉ được dạy làm xiếc và giúp người trong nhiều việc. Chúng còn có thể được huấn luyện để giúp đỡ cho người tàn tật không dùng được tay chân làm các công việc như đóng cửa, mở cửa, lấy thuốc, lấy nước, xúc thức ăn... cho người. Đó là khỉ capuchin, một giống khỉ ở Nam Mỹ, tuy nhỏ chỉ như một con mèo nhưng được coi là giống thông minh nhất, có thể hiểu được nhiều mệnh lệnh của người.

    Khỉ đã được cho bay lên thượng tầng khí quyển trước cả người. Chuyến bay của một hỏa tiễn V2 năm 1949 đã đưa khỉ Abert II lên không gian từ một căn cứ không quân của quân đội Mỹ. Khỉ cũng được dùng rất nhiều trong phòng thí nghiệm vì chúng rất giống người trong các phản ứng với các loại thuốc. Các tổ chức bảo vệ loài vật đã phản đối dữ dội nhưng không thành công mấy.

    Khỉ là giống vật gần với người nhất. Vị trí của các bộ phận cơ thể đều được sắp xếp ở những vị trí tương tự như ở người, ngoại trừ một số có đuôi trong khi người thì không. Tại sao ông trời sinh ra khỉ giống người thì không ai biết được. Bàn tay của khỉ rất giống bàn tay người có cả chỉ tay, vân ngón tay. Khỉ có thể phối hợp ngón tay cái và 4 ngón kia nên chúng khéo tay hệt như người, vượt xa khỏi các sinh vật khác. Móng tay khỉ rất giống móng tay người và mặc dầu không phải đi làm nail ở tiệm, lúc nào móng tay khỉ cũng như vừa được cắt và mài giũa xong.

    Khỉ cũng bị người săn bắt lấy thịt để ăn như ở Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ. Dưới triều nhà Thanh, các nhà ngoại giao Tây phương đã ít nhất một lần được mời ăn món óc khỉ. Những con khỉ còn sống la thét bị trói chặt, đầu được đẩy qua những chiếc lỗ trên mặt bàn ăn. Người ta dùng những chiếc búa làm bằng vàng đập vỡ đầu những con khỉ đang la thét đó rồi dùng muỗng múc óc những con khỉ đó lên để ăn. Đúng là cách ăn uống của mấy anh Tàu: Con gì ngọ nguậy là nấu lên đớp liền.

    Trong văn chương ít thấy các nhà thơ nhắc tới khỉ. Có lẽ chỉ đôi ba lần như trong một bài Phan Văn Trị họa lại bài xướng của Tôn Thọ Tường là có nhắc tới khỉ: “Chớ mượn hơi hùm rung nhát khỉ / Lòng ta sắt đá há lung lay.” Nguyễn Du không nhắc tới khỉ một lần nào trong suốt mấy ngàn câu Kiều. Ông Tú Xương chỉ bóng gió nói về khỉ :“... Bồng bế nhau lên chúng ở non.” Nguyễn Nhược Pháp chỉ có một câu có hình bóng những con khỉ: “Sau núi Oản, Gà, Xôi / Bao nhiêu là khỉ ngồi...”

    Trong tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân, con khỉ Tôn Ngộ Không được nhân cách hóa và là nhân vật chính trong Tây Du Ký.

    Có một số khỉ đã bị các nhà sinh vật học bỏ quên nên hiện chưa có được những nghiên cứu nghiêm túc và chi tiết về chúng.

    Thí dụ khỉ khô là giống khỉ không biết xuống nước để tắm, khác hẳn một giống khỉ ở Nhật trong mùa Đông cũng xuống các suối nước nóng để tắm. Giống khỉ này ít gặp nên hễ nhắc tới chúng thì bao giờ cũng là câu “Không có con khỉ khô nào cả” hay “Không ra cái khỉ khô gì hết.”

    Khỉ mốc là giống cũng khó kiếm. Thỉnh thoảng chúng bị ướt, không biết lau cho khô nên hay bị mốc.

    Khỉ Tầu là giống khỉ quê quán tại Hoa Lục, cùng quê hương với người vượn Bắc Kinh theo một số nhà nhân chủng học. Giống khỉ Tầu này rất khốn nạn và mất dậy. Chúng có thói quen ở bẩn, khạc nhổ phóng uế khắp nơi, chỗ nào lấn được là chúng lấn. Cả thế giới đều ghê tởm chúng.

    Khỉ dòm nhà thường được người nuôi trong nhà như một giống thú cưng nhưng nhiều khi lại gây ra rắc rối cho gia chủ hệt như nuôi ong tay áo để lấy sữa ong chúa, sữa chẳng thấy đâu lại bị ong chích cho sưng vù lên thì có.
    Nỡm cũng là một giống khỉ sống gần với người. Tườu là một loài khỉ mà ở Bắc Việt Nam gọi là tiều nhưng lại viết là tườu. Bà Huyện Thanh Quan có lần trông thấy tận mắt mấy con tiều này xuống bến sông đón thuyền đi chợ: “Lang thang dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” Tuy thế, gọi ai là khỉ tườu hay đồ con tườu thì đó là một lối lăng mạ khá nặng.

    Bú dù là một giống khỉ mà người Pháp đem vào Việt Nam. Giống bú dù được lồng vào một câu để chào nhau hồi người Pháp còn ở Việt Nam: “Mẹc xà lù bú dù con khỉ!” Mẹc là do danh từ merde của tiếng Pháp có nghĩa là cứt. Xà lù là từ danh từ salaud nghĩa là đồ khốn nạn.

    Khẹc là một giống khỉ khác. Đây có thể lá một tiếng tượng thanh bắt chước tiếng kêu của nó. Khi nói đồ con khẹc thì cũng hệt như gọi người đó là đồ khỉ vậy.

    Khỉ gió rất dễ ghét. Khỉ gió đùng lăn ngã ngửa là cảnh nham nhở và sàm sỡ của loài khỉ này. Hiện chưa biết nguyên do vì sao chúng lại có cái tên kỳ lạ đó. Có thể là do hai chữ phong hầu (?) ra chăng.

    Giống đười ươi có một thời sống tại Việt Nam và được cho cắp sách đến trường ăn học tử tế nhưng sau sinh tật lười biếng, cúp cua, trốn học bỏ váo rừng rồi không trở ra nữa. Ông Cao Bá Quát có lúc đã dạy học cho mấy con: “Nhà trống ba gian: Một thầy, một cô, một chó cái / Học trò dăm đứa: Nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.” Hồi ấy mấy em nữ sinh đười ươi đi học cũng diện lắm khiến một nhà thơ vô cùng đáng yêu của Việt Nam, ông Bùi Giáng cũng phải ngậm ngùi trong nhiều bài lục bát của ông: “Ta về giũ áo đười ươi / Trút tờ phong nhã cho người phụ nhau” rồi lại “Em về giũ áo mù sa / Tiền trình vạn lý anh là đười ươi.” Sự giao tiếp giữa người và đười ươi là có như trong một truyền thuyết nói là ông Mạc Đĩnh Chi, một danh sĩ thời Hậu Lê tương truyền là có máu đười ươi trong người vì thân mẫu của ông vào rừng bị đười ươi bắt và về nhà thì mang thai rồi sinh ra ông diện mạo rất xấu xa nhưng cực kỳ thông minh được cả Trung Hoa và Việt Nam coi là lưỡng quốc trạng nguyên. Theo báo Sài Gòn Mới của bà Bút Trà thì ở Cà Mâu cũng có một vụ tương tự. Xét về mặt khoa học thì những chuyện người và khỉ đều không thể xẩy ra. Con đười ươi King Kong chỉ là tưởng tượng để làm thành phim kiếm tiền. Phim được thực hiện hai lần đều để kiếm tiền.

    Khỉ già thường sống thành từng cặp sau khi bọn khỉ con học hành xong, có nghề nghiệp bỏ nhà ra đi chỉ còn hai con khỉ già sống với nhau ít được các khỉ con ngó ngàng tới.

    Khỉ cũng biết mặc quần áo chứ không phải lúc nào cũng một bộ lông quanh năm suốt tháng. Vì thế, áo maillot còn có tên là áo khỉ. Túi khỉ là cái túi may ở trước bụng của áo lót dùng để giữ an toàn cho cái bóp tầm phơi.

    Tại một ngôi đền Thần Đạo ở Nikko, Nhật có tượng của ba con khỉ tên là Mizaru, Mikazaru và Mazaru. Con Mizaru lấy tay bưng mắt, Mikazaru bịt tai và Mazaru che miệng. Tượng của ba con khỉ này được tạc từ thế kỷ thứ 17 và được coi là tóm gọn được phần nào nguyên tắc sống của Khổng Tử: Không nhìn những chuyện xấu, không nghe những chuyện xấu và không nói ra những điều xấu. Một con thứ tư được thêm vào một cách không chính thức. Con này dùng tay ôm lấy bộ phận chiến lược của nó, ý nói không làm những chuyện xấu. Nhưng con thứ tư này không được tạc thêm vào những bức tượng ở đền Thần Đạo mà chỉ thấy bán ở những cửa tiệm bán đồ kỷ niệm. Cũng có thể điều khuyên của con này không được bao nhiêu người nghe và làm theo chăng.

    Khỉ được thờ trong Ấn Độ Giáo từ 5 thế kỷ trước Công Nguyên. Khỉ tượng trưng cho thần Shiva, cho sự thông minh, trung thành, dũng cảm. Tại những ngôi đền thờ khỉ, bọn khỉ tự do đi lại như chốn không người, mặc tình cướp phá chợ búa, cửa hàng của dân chúng, cảnh sát cố gắng can thiệp cũng không ăn thua gì.

    Nhưng qua tới Việt Nam, khỉ không có được bao nhiêu mỹ cảm. Những người ra đời trong năm khỉ thì than thở đứng ngồi:

    Người ta tuổi Ngọ tuổi Mùi
    Riêng tôi ngậm ngùi vì nỗi tuổi Thân
    Tuổi Thân con khỉ ăn bần

    Có một điều kỳ lạ là người Việt khi chửi nhau thì lại chỉ lôi cha của khỉ ra mà không bao giờ lôi mẹ của khỉ ra cả. Chúng ta nói “bố khỉ nhà nó” chứ có nói “mẹ khỉ” bao giờ đâu ? Trong một cách nói về một điều không mấy xứng ý, chúng ta cũng đem khỉ ra:“ Rõ khỉ !”

    Nhưng khi gọi ai là “Anh khỉ này!” hay “Đồ nỡm!” hay “Đồ khỉ chửa nào!” thì chưa chắc người đó đã bị ghét mà có thể là rất đáng yêu là khác.

    Trong tiếng Mỹ, monkey hay ape là những tiếng cực kỳ độc địa để gọi người da đen. Chính Tổng Thống Obama cũng đã bị một tờ báo đăng một bức hí họa vẽ ông là một con khỉ. Ông Bush con cũng bị dùng photoshop để biến ông thành một con hắc tinh tinh. Đùa ông Bush thì không sao nhưng tờ báo diễu ông Obama thì phải xin lỗi lia lịa.

    Ngày Tết người Việt kiêng không nhắc đến khỉ vì sợ gặp phải những chuyện không may thế nên chuyện khỉ không nên đem ra nói quá rông dài.

    Bởi thế xin chấm dứt ở đây.