Sunday, December 27, 2015

Thực chất chuyến thăm TQ của ông Sinh Hùng

Theo BBC-7 giờ trước Chia sẻ

Quan hệ Việt - TrungImage copyrightOther
Image captionÔng Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội VN, thăm Trung Quốc từ ngày 23-27/12/2015.
Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Sinh Hùng, chỉ có ý nghĩa 'đối ngoại' hơn là liên quan tới vấn đề nhân sự của Đại hội đảng lần thứ 12 sắp nhóm họp đầu năm tới đây, theo một nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung từ Hà Nội.
Bình luận với BBC về chuyến thăm của ông Nguyễn Sinh Hùng, người vừa thăm Trung Quốc từ ngày 23-27/12/2015 theo lời mời của nhà lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc, ông Trương Đức Giang, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Việt Nam nói:
"Có thể giải thích là chuyến đi thăm cuối cùng khi còn cương vị thì tội gì không đi.
"Đi thì vừa tỏ lễ nghĩa, tỏ tình cảm, còn chuyện họ có ý đồ gì nữa thì chuyện đó là cái chuyện để đó xem thôi.
"Chứ còn theo tôi thì ông Nguyễn Sinh Hùng nhiều tuổi rồi, theo tôi, mà cũng phải là nhân vật đặc biệt.
"Cho nên khó mà có thể ở lại để làm chức vụ gì mới trong ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đâu," nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu nói.

'Bỏ một lá phiếu'


Về ý nghĩa của việc Chủ tịch, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 11/2015, đã bày tỏ lời mời đương kim Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, sang thăm Trung Quốc 'vào một thời điểm thích hợp' trong tương lai, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy bình luận thêm:
"Cá nhân tôi, với sự hiểu biết của tôi, thì tôi cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng 'khá chắc' rồi.
"Cho nên khi mời ông Dũng đi, thì tức là phía Trung Quốc đã bỏ phiếu Tổng bí thư cho ông Dũng đấy."
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng đưa ra đánh giá của mình về mức độ 'hiệu quả tác động' của Trung Quốc 'vào nội bộ' của Việt Nam.
Ông nói: "Tôi biết ảnh hưởng của Trung Quốc từ những đại hội trước đó, từ thời ông Lê Khả Phiếu, rồi đến ông Nguyễn Phú Trọng..., ông Nông Đức Mạnh, Trung Quốc làm sao can thiệp được Việt Nam, (can thiệp) rất nhiều, nội bộ không muốn nói ra đấy chứ.
"Họ ép anh này, ép anh kia, nhưng có ép được đâu, vấn đề là Việt Nam vẫn chọn người của mình thôi," nhà nghiên cứu nói.

'Yên chí sẽ chọn đúng'

Nhân dịp này, ông Dương Danh Dy cũng bày tỏ tin tưởng của mình là Đại hội đảng lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chọn ra giàn lãnh đạo một cách đúng đắn.
Ông khẳng định: "Làm sao ngần ấy đảng viên người ta mù hay sao mà người ta chọn những anh ngu, anh ngốc, những anh không làm được việc? Cho nên yên chí rằng là Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ theo tôi thì qua nhiều đại hội, và đặc biệt là qua mấy chục năm đổi mới rồi, thì họ trưởng thành lắm.
"Cho nên các đại biểu đi dự không phải người ta cũng bầu đâu, anh vớ vẩn họ không bầu đâu. Bầu lên không làm việc, họ không bầu đâu," ông Dương Danh Dy nói.
Quan hệ Việt - TrungImage copyrightReuters Kham
Image captionChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 11/2015 đã mời ông Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Trung Quốc 'trong tương lai vào một thời điểm thích hợp'.
Trở lại với ý nghĩa thực sự của chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Sinh Hùng, người vừa thăm Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, bình luận:
"Theo tôi, phải nói thẳng ra là nó là một chuyến đi bình thường thôi, hai bên đi thăm nhau thì qua lại bình thường thôi, nhưng trong tình hình hiện nay, theo tôi nghĩ là nó cũng có một số ý nghĩa mà mình (Việt Nam) cần phải chú ý.
"Tức là, thứ nhất phải nói thẳng là quan hệ Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn tiếp tục căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, nói chung là như thế. Điểm thứ hai là Việt Nam và Mỹ, qua chuyến đi thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã có bước tiến dài trên con đường bình thường hóa và cải thiện quan hệ hai nước.
"Cho nên chuyến đi của ông Nguyễn Sinh Hùng sang thăm Trung Quốc nó cũng có thêm ý nghĩa mà chúng ta không thể xem thường được," cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu nói với BBC hôm Chủ Nhật.

Bất lực với lao động “chui” ở Hàn Quốc?

LINH NHẬT-14:20 27/12/2015
Hàng loạt biện pháp từ động viên, khuyến khích, hỗ trợ, đến các chế tài xử phạt được đưa ra nhằm khuyến khích lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc trở về nước nhưng đều không hiệu quả. Đến nay, tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn ở mức cao, đứng đầu trong số 15 quốc gia xuất khẩu lao động sang nước này.

Bất lực với lao động “chui” ở Hàn Quốc?
Ảnh minh họa.
 Nếu tới tháng 3/2016 chúng ta không thể giảm số lao động bỏ trốn tại nước này xuống dưới 30% thì Hàn Quốc có thể sẽ không tiếp tục ký hiệp định tiếp nhận lại lao động Việt Nam. Nguy cơ đánh mất thị trường xuất khẩu lao động lớn và hấp dẫn nhất đang hiện hữu trước mắt.

Ở lại vì lương cao
Với khả năng tiếp nhận lao động lớn, ổn định, mức lương tương đối cao, Hàn Quốc đã từng là thị trường xuất khẩu lao động chủ lực của nước ta. Lao động trong nước sang làm việc tại nước bạn chủ yếu trong các nhà máy công nghiệp (khoảng 87%), số còn lại làm việc trong các ngành nông nghiệp, xây dựng và thủy sản. Người lao động làm việc tại Hàn Quốc có điều kiện bảo đảm, việc làm ổn định và thu nhập cao, bình quân khoảng hơn 1.000 USD/tháng.

Thế nhưng, sức hấp dẫn của thị trường này cũng đã khiến hàng loạt lao động Việt Nam dù hết thời hạn hợp đồng vẫn không chịu về, bỏ trốn, chấp nhận cư trú bất hợp pháp để được tiếp tục làm việc. Ông Tiến (Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội) có cậu con đã hết thời hạn hợp đồng xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc hơn 2 năm nhưng đến nay vẫn chưa về. Dù bản thân ông và gia đình đã nhiều lần gọi điện giục con về nước xây dựng kinh tế và lấy vợ nhưng con trai ông cứ lần lữa mãi với lý do về quê không có bằng cấp thì không biết làm gì, trong khi ở bên đó mức lương vài ba chục triệu mỗi tháng.

Đây cũng là lý do của hầu hết người lao động Việt Nam dù đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng vẫn không về nước. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc thì không hẳn tất cả những người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc đều vì mức lương cao. Anh Nguyễn Thế Kiên (Lâm Thao, Phú Thọ) cho biết: “Thật ra có rất nhiều người, nhất là những thanh niên nam trẻ sang lao động, mới đầu thì chuyên tâm làm ăn nhưng sau đó do tiền làm được đã sử dụng để chơi bời, hết thời hạn hợp đồng mà không có tiền tích cóp nên phải ở lại. Họ đi làm như vậy, gia đình rất hy vọng nên khi không có tiền thì không dám trở về”.

Anh Kiên kể rằng bản thân anh cũng muốn ở lại Hàn Quốc thêm vài năm để tích cóp tiền về quê nhưng đúng đợt ấy thì nhóm bạn của anh ở lại nhiều người bị truy đuổi và trục xuất về nước nên anh đã quyết định về. Anh là một trong số ít những lao động về nước đúng hợp đồng, hiện với vốn kinh nghiệm làm việc ở Hàn Quốc, anh đang nộp hồ sơ cho một công ty Hàn Quốc tại Việt Nam. “Tôi hy vọng sẽ xin được công việc ở Việt Nam, mức lương thấp hơn một chút nhưng được gần gia đình. Trường hợp không có công việc phù hợp thì tôi sẽ quay lại Hàn Quốc làm, tôi về nước đúng thời hạn nên vẫn có cơ hội”.

Kể từ khi Luật Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc có hiệu lực, Việt Nam đã trở thành 1 trong 15 nước được phái cử lao động sang nước này. Tuy nhiên, khi hết hạn hợp đồng vào năm 2010, rất nhiều lao động Việt Nam đã bỏ trốn, không về nước mà cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc để tiếp tục làm việc. Tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc luôn dẫn đầu trong số 15 nước có lao động làm việc tại Hàn Quốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến rất nhiều lao động Việt Nam có nguyện vọng sang Hàn Quốc làm việc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của người lao động Việt Nam, dẫn đến việc Chính phủ Hàn Quốc hạn chế tiếp nhận lao động Việt Nam.

Phạt không được, miễn phạt cũng không xong
Trước thực trạng này, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH đã thực hiện đồng bộ và quyết liệt nhiều biện pháp, chính sách như ký quỹ, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ tái hòa nhập, xử phạt hành chính... nhằm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp. Về xử phạt hành chính, năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/NĐ-CP với mức xử phạt lao động cư trú bất hợp pháp lên đến 80-100 triệu đồng.

Đây được kỳ vọng là biện pháp mạnh, một chế tài hiệu quả khiến những lao động có ý định ở lại Hàn Quốc sau khi hết hợp đồng phải chùn bước. Và để khuyến khích lao động bỏ trốn về nước, ngay tại điều khoản chuyển tiếp, Nghị định 95/NĐ-CP đã gia hạn thời hạn xử phạt thêm 3 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Thế nhưng, vẫn có rất ít người tự nguyện về nước, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục có văn bản đề xuất và được Thủ tướng cho phép lùi thời gian áp dụng xử phạt thêm 2 tháng, đến ngày 10/3/2014.

Trên thực tế, theo đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết, những giải pháp đồng loạt được đưa ra cũng đã phần nào giảm được tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng mà không về nước, từ 55,76% năm 2012 còn 43,55% năm 2014 và hiện là trên 32%. Tuy nhiên, so với 14 nước phái cử lao động sang Hàn Quốc, tỉ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước vẫn xếp cao nhất và phía Hàn Quốc cũng vẫn ráo riết thúc giục phía ta có những biện pháp hiệu quả để số lao động này nhanh chóng hồi hương.

Hàn Quốc đã có nhiều biện pháp mạnh để giảm số lao động Việt Nam làm việc chui, cụ thể trong chiến dịch truy bắt lao động bất hợp pháp nước ngoài diễn ra vào tháng 5/2015, Hàn Quốc đã thực hiện chính sách ân xá không phạt tiền, tạm giam và giảm thời hạn cấm nhập cảnh trở lại Hàn Quốc xuống còn 2 năm đối với những người tự nguyện hồi hương. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động Việt Nam đăng ký tự nguyện về nước vẫn thấp nhất trong các nước phái cử. Lý do mà Bộ LĐ-TB&XH đưa ra, có thể do người lao động lo sợ sẽ bị phạt tiền theo NĐ 95.

Chính vì vậy, Chính phủ đã tiếp tục ban hành Nghị quyết số 62/NQ-CP, trong đó nêu rõ người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà tự nguyện về nước trong thời hạn từ ngày 1/9/2015 đến hết ngày 31/12/2015 thì không bị phạt tiền theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP.

Tuy nhiên, theo một cán bộ của Bộ LĐ-TB&XH thì đến nay, dù đã sắp hết thời gian trên nhưng số lao động về nước cũng không tăng đáng kể. Lý do là ngay cả khi đã có quy định về xử phạt vi phạm hành chính thì việc cưỡng chế xử phạt hành chính cũng thường rất khó khăn. Người lao động thì ở nước ngoài, trong khi tài sản trong nước thì không đứng tên họ nên không thể cưỡng chế được.
Vì vậy, có quy định xử phạt hay không xử phạt thì cũng không tác động là bao tới người lao động. Sau hơn 2 năm triển khai, Nghị định 95/NĐ-CP, hầu như chưa có một lao động nào bị xử phạt đúng như quy định dù đã có tới 900 lao động bị lập biên bản xử phạt. Chỉ duy nhất có một lao động ở Bắc Giang bị xử phạt với số tiền 40 triệu đồng cưỡng chế trong tài khoản tiết kiệm.

Khó khăn hỗ trợ việc làm
Với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam, từ cuối năm 2012 đến nay, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức được 18 phiên giao dịch việc làm dành riêng cho lao động từ Hàn Quốc trở về tại 15 tỉnh, thành phố. Đây cũng là một trong những biện pháp nhằm khuyến khích lao động xuất khẩu Hàn Quốc trở về thay vì ở lại cư trú và làm việc trái phép khi hết hạn hợp đồng.

Những phiên giao dịch việc làm như thế này có khá nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc tham gia và đã giúp hàng trăm lao động tìm được việc làm phù hợp. Thế nhưng theo bà Vũ Thị Thanh Liễu (Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội) thì hiệu quả của những phiên giao dịch như thế này chưa thực sự cao vì cung và cầu chưa gặp nhau.
“Chúng tôi đã phải tuyển chọn những doanh nghiệp nước ngoài lớn để thứ nhất là có môi trường làm việc tốt, thứ hai là mức lương cũng cao hơn. Rồi phải phân công cán bộ gọi điện trực tiếp đến từng lao động hồi hương để khuyến khích họ tham gia các phiên giao dịch việc làm, đồng thời tư vấn cho họ rất kỹ nhưng đa phần người lao động vẫn “chê” doanh nghiệp. Người lao động vẫn còn bị choáng ngợp với mức lương bên kia, trong khi ở Việt Nam, với vị trí lao động công nhân kỹ thuật thì DN chỉ có thể trả mức lương 5-6 triệu đồng, còn với những vị trí lương cao hơn như phiên dịch thì người lao động lại không đáp ứng được”.

Mới đây nhất, một biện pháp cứng rắn đã được Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, theo đó từ nay đến hết 31/12/2015, nếu địa phương nào mà tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn ở mức cao, Bộ LĐ-TB&XH sẽ báo cáo Chính phủ không tuyển chọn lao động ở địa phương đó đi làm việc tại Hàn Quốc. Với biện pháp này, người lao động ở một số địa phương có số lượng lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao nhất trong cả nước là Nghệ An, Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Nam Định… sẽ có nguy cơ không được sang Hàn Quốc làm việc.

Hiện cả hai phía Việt Nam và Hàn Quốc đều đang có những chính sách miễn xử phạt cho những người lao động đang cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc tự nguyện về nước, gồm cả những người đã bị ban hành quyết định xử phạt. Đại sứ quán Việt Nam cũng đang tạo mọi điều kiện hỗ trợ những người lao động bất hợp pháp đăng ký tự nguyện về nước như: hỗ trợ cấp giấy thông hành, hướng dẫn các thủ tục, thông tin về trong nước danh sách những người tự nguyện về nước để miễn xử phạt, hủy quyết định xử phạt.
Theo Báo An ninh Thủ đô

Biếm họa: Tôi thấy con ruồi trong cái chai

TTC-00:11 28/12/2015
Mời bạn đọc giải trí cuối tuần với các tranh biếm được sáng tác qua lăng kính và nét vẽ hài hước, dí dỏm của các họa sĩ, cộng tác viên báo Tuổi Trẻ Cười.

Biếm họa: Tôi thấy con ruồi trong cái chai

 

 




 


 

 Theo Tuổi trẻ


Chi gần 150.000 tỷ đồng trả nợ và viện trợ trong năm 2015

TÂM AN-09:19 27/12/2015
BizLIVE - Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 ước tính đạt 1.064.500 tỷ đồng,trong đó chi trả nợ và viện trợ lên tới 148.300 tỷ đồng.

Chi gần 150.000 tỷ đồng trả nợ và viện trợ trong năm 2015
Cơ cấu chi ngân sách năm 2015. Đồ hoạ: T.An
Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 ước tính đạt 884.800 tỷ đồng, bằng 97,1% dự toán năm.
Trong đó, thu nội địa đạt 657.000 tỷ đồng, bằng 102,9%; thu từ dầu thô 62.400 tỷ đồng, bằng 67,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 160.000 tỷ đồng, bằng 91,4%.
Trong thu nội địa, nhiều khoản thu đạt khá và vượt dự toán năm như thu thuế bảo vệ môi trường đạt 24.100 tỷ đồng, bằng 186,1% dự toán năm; thu tiền sử dụng đất 54.200 tỷ đồng, bằng 139,1%; lệ phí trước bạ 21.000 tỷ đồng, bằng 135,9%; thuế thu nhập cá nhân 53.200 tỷ đồng, bằng 103,7%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 119.700 tỷ đồng, bằng 100,1%.
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 128.000 tỷ đồng, bằng 89,8% dự toán năm; thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 204.200 tỷ đồng, bằng 92,5%.
Trong khi đó, tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 ước tính đạt 1.064.500 tỷ đồng, bằng 92,8% dự toán năm.
Trong đó, chi đầu tư phát triển 162.000 tỷ đồng, bằng 83,1%; riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản là 157.500 tỷ đồng, bằng 82,7%.
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 745.000 tỷ đồng, bằng 97,1%; chi trả nợ và viện trợ 148.300 tỷ đồng, bằng 98,9%.

Chưng gần 1 năm, dưa hấu vẫn tươi!

Người Lao động-chủ Nhật, 27/12/2015 - 10:55

Trái dưa hấu chưng được gần 1 năm nhưng vẫn xanh bóng, khiến chủ nhà có ý định giữ lại chưng Tết sắp tới.

Anh Nguyễn Văn T. (đường số 9, Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP HCM) cho biết trái dưa nhà anh chưng từ Tết Ất Mùi đến nay vẫn còn xanh bóng. Dưa tầm 5 - 6 kg, phủ đầy bụi, cuống khô quắt lại nhưng sau khi lau hết lớp bụi lại xanh bóng, không hề có dấu hiệu hư hỏng
Trái dưa chưng gần 1 năm vẫn xanh bóng mà anh Nguyễn Văn T muốn giữ lại để chưng Tết năm nay.
Trái dưa chưng gần 1 năm vẫn xanh bóng mà anh Nguyễn Văn T muốn giữ lại để chưng Tết năm nay.
Theo lời kể của T., trước Tết Ất Mùi, anh mua một cặp dưa hấu bán dọc đường Đa Kao (quận 1, TP HCM) với giá 300.000 đồng về chưng.
Mùng 7 Tết, T. bổ một trái ăn thử thì thấy rất đỏ và ngọt. Trái còn lại, anh để chưng tiếp và kỳ lạ là nó không hỏng suốt gần 1 năm.
"Năm nay, tôi tiếp tục giữ trái dưa này lại để chưng Tết" - T. nói.
Trước đó, anh Phạm Văn Chơn (46 tuổi; ngụ xã Hòa An, huyện Chợ Mới, An Giang) cũng sở hữu trái dưa hấu để 6 tháng mà không hỏng.
Trả lời cho những trường hợp này, ông Nguyễn Hữu An, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang, nhận định: "Thường trái cây để tối đa được 1 tháng là hỏng. Tuổi thọ lâu đến vậy có thể là do gene tốt, không thì chỉ có một lý giải là dùng hóa chất bảo quản"
 C.Quốc

TPHCM: Cháy nhà, 5 người rọi đèn pin kêu cứu từ tầng thượng

Dân trí Phát hiện cháy, cả 5 người trong gia đình đã hốt hoảng bỏ chạy lên lầu và bị kẹt lại. Cảnh sát PCCC đã đeo bình dưỡng khí để tiếp cận hiện trường, giải cứu cả 5 người xuống đất an toàn.

Khoảng 20h tối 26/12, người dân phát hiện khói lửa bùng lên từ tầng trệt của căn nhà 5 tầng ở số 905 Nguyễn Trãi (phường 14, quận 5, TPHCM) nên hô hoán cho mọi người bên trong.
Căn nhà xảy ra cháy
Căn nhà xảy ra cháy
Lúc này trên tầng 4 của căn nhà có 5 người. Những người này đã hốt hoảng tháo chạy lên sân thượng và bị kẹt tại đây.
Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC quận 8 đã điều 5 xe các loại và 1 xe thang cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường để dập lửa, cứu người.
Lúc này 5 người bị mắc kẹt trên sân thượng đã rọi đèn pin cầu cứu.
Chỉ ít phút sau khi có mặt, lính cứu hỏa đã khống chế được đám cháy.
Lực lượng chức năng triển khai đội hình xe thang để cứu người
Lực lượng chức năng triển khai đội hình xe thang để cứu người
Lính cứu hỏa đã phải triển khai đội hình xe thang để tiếp cận nơi các nạn nhân mắc kẹt nhưng không được vì vướng đường dây điện.
Có mặt và trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường, Thượng tá Trần Lương Anh, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC quận 8, TPHCM đã chỉ huy 1 đội hình với đầy đủ trang thiết bị bảo hộ tiếp cận vào bên trong hiện trường để cứu người.
Sau khoảng 30 phút lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 5 người gồm: Nguyễn Thị Kim Oanh (57 tuổi), Phạm Ngọc Quỳnh (58 tuổi), Phạm Nguyễn Ngọc Quỳnh (18 tuổi), Phạm Ngọc Bảo Khánh (6 tuổi) và Phạm Ngọc Bảo Yến (13 tháng tuổi) xuống đất an toàn.
dsc9822-1451142014719
Các nạn nhân được đưa xuống đất an toàn
Các nạn nhân được đưa xuống đất an toàn
Rất đông người dân dõi theo công tác cứu hộ đã vỗ tay vui mừng và dành những lời cảm ơn đến các chiến sĩ chữa cháy khi 5 thành viên trong 1 gia đình được đưa xuống đất an toàn.
Nguyên nhân vụ cháy đang được làm rõ.
Người dân dõi theo công tác cứu hộ
Người dân dõi theo công tác cứu hộ
Chủ Nhật, 27/12/2015 - 01:26
Đình Thảo

Quảng Nam: Dân “kêu trời” vì nước sông ô nhiễm nghiêm trọng

Hoài Nam/VOV - miền Trung-Chủ nhật, 12:04, 27/12/2015
VOV.VN - Cty TNHH Lâm nông nghiệp Việt Nam khai thác vàng sa khoáng, cải tạo ruộng không đúng quy định về bảo vệ môi trường khiến nước sông bị ô nhiễm.

Những ngày qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống dọc sông A Vương, đoạn chảy qua địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam “kêu trời” vì nước sông ô nhiễm nghiêm trọng.
Nguyên nhân là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Phát triển Lâm nông nghiệp Việt Nam được tỉnh Quảng Nam cho phép khai thác vàng sa khoáng trong quá trình thi công Khai hoang, cải tạo đồng ruộng, thủy lợi kết hợp tận thu khoáng sản tại thôn A Ró, xã Lăng, huyện Tây Giang không thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường.
Doanh nghiệp đã biến khu vực này thành “bãi chiến trường”. Một khối lượng đất quá lớn được đào bới từ các triền đồi chất thành đống, trải khắp lòng sông, bùn đất đỏ ngầu trôi theo con nước trở thành nỗi ám ảnh của người dân nơi đây.
quang nam: dan "keu troi" vi nuoc song o nhiem nghiem trong hinh 0
Khu vực khai thác của Dự án bị đào bới nham nhở.
Chị C’ Lâu Thị Giáp, Trưởng thôn Jơ Da, xã Lăng, huyện Tây Giang, nhà ở gần khu vực khai thác khoáng sản cho biết, dòng sông A Vương trước đây là “nguồn sống” của đồng bào Cơ Tu. Bà con thường ra sông tắm giặt, hái rau rừng, bắt con cá về ăn. Thế nhưng, mấy tháng nay không ai dám ra sông nữa. Nước sông đỏ ngầu, bùn non quánh lại từng lớp, hai bên triền sông bị đào xới nham nhở, đất sản xuất cũng không còn. Chị C’ Lâu Thị Giáp lo lắng.
Theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam cấp cho Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lâm nông nghiệp Việt Nam ngày 18/9/2015, nơi thực hiện khai hoang là khu vực đất ở và vườn nhà của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở thôn Aró cũ.
Tổng diện tích đất thực hiện dự án gần 16 ha. Tổng khối lượng vàng sa khoáng Công ty được phép khai thác trên 30 kg, thời gian khai thác 1 năm 2 tháng. Quá trình khai thác, Công ty phải thực hiện đúng, đầy đủ các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến dòng chảy sông, bờ sông, đất đai, cây cối, hoa màu, công trình của các tổ chức, cá nhân khác nằm lân cận khu vực khai thác. Tuy nhiên, khi có Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đào bới vô tội vạ, phá hủy môi trường.
quang nam: dan "keu troi" vi nuoc song o nhiem nghiem trong hinh 1
Sông A Vương chảy xuống gần tới địa phận huyện Đông Giang đỏ ngầu vì vỏ bọc cải tạo đất sản xuất
Ông Zơ Râm Buôn, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho rằng, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lâm nông nghiệp Việt Nam và đối tác không thực hiện đúng quyết định của tỉnh.
“Đào hố, tạo rãnh mương, bể chứa nước thải, Dự án này đơn vị thi công chưa thực hiện nghiêm túc. Bên Công ty họ đào đất lấp mốc của mình, chính vì vậy khi xác định lại mốc rất khó. Chúng tôi không thể gặp được đơn vị thi công mà chỉ gặp công nhân trên công trường. Chính vì vậy, khi đề nghị họ dừng và không khai thác ngoài vị trí của dự án họ thực hiện không nghiêm túc”, ông Buôn nói.
Trước đó, tháng 4/2015, UBND huyện Tây Giang đã lập Phương án khai hoang, cải tạo đồng ruộng, thủy lợi kết hợp tận thu khoáng sản tại thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang. Chỉ hơn nửa tháng sau, Phương án này được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt.
Mục tiêu của phương án là khai thác triệt để diện tích hoang hóa tại khu vực mặt bằng dân cư thôn Aró cũ để bố trí đất sản xuất, nhằm giải quyết nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của nhân dân về đất sản xuất, đặc biệt là đất sản xuất lúa nước. Cách triển khai là hạ thấp độ cao và san lấp để tạo các thửa ruộng bậc thang, kết nối với hệ thống thuỷ lợi A Ró, chủ động tưới tiêu, không bị ngập úng trong quá trình sản xuất.
Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam cho rằng, đối với khu vực đồng bằng thì việc cải tạo đồng ruộng theo hướng này còn khả thi chứ khu vực miền núi là điều không thể.
Mới hơn 3 tháng thực hiện Dự án khai hoang, cải tạo đồng ruộng, thủy lợi kết hợp tận thu khoáng sản, đơn vị khai thác vàng sa khoáng đã và đang gây nhiều bức xúc cho người dân xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 
Bản làng đồng bào Cơ Tu vốn bình yên bị xáo trộn, bà con ngày đêm sống trong nỗi ám ảnh bởi các chất độc dùng để lắng lọc vàng trôi xuống sông, ngấm vào lòng đất. Chính quyền địa phương cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất sản xuất và tài nguyên môi trường. Điều đáng nói là doanh nghiệp này không hợp tác với ngành chức năng tại địa phương để giải quyết những bức xúc, kiến nghị của người dân.
Theo ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, trường hợp người dân có kiến nghị về ô nhiễm môi trường, trước hết, chính quyền và ngành chức năng của huyện có trách nhiệm kiểm tra, xử lý: “Trong quy định, đề án này là huyện Tây Giang, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, công an huyện làm. Khi dân phản ánh huyện mới làm, nếu huyện làm chưa thỏa mãn tỉnh sẽ về giải quyết.
Phải chăng, việc đầu tư khai hoang cải tạo đồng ruộng kết hợp tận thu khoáng sản chỉ là “vỏ bọc” để doanh nghiệp tìm kiếm vàng. Nhưng vàng tận thu được bao nhiêu chưa ai biết, nỗi khổ của người dân cũng chưa thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm. Đồng bào các địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam vốn quá khổ sở vì các Công ty vàng Phước Sơn, Bồng Miêu, nay lại khổ vì Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Lâm nông nghiệp Việt Nam.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và các ngành chức năng cần nhanh chóng vào cuộc làm rõ hiệu quả và mức độ được-mất của Dự án này. Trước hết cần trả lại cuộc sống yên bình cho đồng bào Cơ Tu nơi đây./.

Thừa Thiên Huế:'Tập đoàn bán rong' lấy người khuyết tật làm 'bùa hộ mệnh'

Quang Thành-26/12/2015 03:00

 - TP Huế đang có nhiều trường hợp dư sức lao động nhưng vẫn lợi dụng kiếm ăn trên thân thể của những người khuyết tật.
"Tập đoàn" khuyết tật bán hàng rong
Từ phản ánh của dư luận địa phương, PV đã vào cuộc tìm hiểu về một "tập đoàn" bán hàng rong với sự “hỗ trợ” của người khuyết tật đang tồn tại trên địa bàn TP Huế.
Nhóm người bán hàng rong này chủ yếu có tuổi đời khoảng 20-45, phần lớn đến từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa.
ăn xin, bị chất độc da cam
Khu nhà trọ của nhóm người lợi dụng người khuyết tật bán hàng rong trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP Huế). Ảnh: Quang Thành
Những người này ở trọ rải rác tại một số nhà dân thuộc khu vực phường An Tây. Phương thức hoạt động chủ yếu là một thanh niên khỏe mạnh đẩy xe lăn cho một người bị khuyết tật, đi khắp các khu chợ, quán nhậu … để bán hàng rong.
Một chủ quán nhậu trên địa bàn TP Huế chia sẻ, khi vào quán để bán hàng, những người này luôn miệng kêu la, kể khổ về hoàn cảnh gia đình. Đặc biệt, lấy người khuyết tật đang ngồi trên xe lăn làm “lệnh bài”, những đối tượng này đánh vào lòng từ thiện của khách hàng để vừa bán hàng, vừa xin tiền.
Với sự chỉ dẫn của người dân, PV đã có mặt tại một khu trọ trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Vào buổi trưa, khu nhà trọ rất sôi động bởi đây là thời điểm nhóm người bán hàng rong quy tụ về sau một buổi ‘kiếm ăn’.
Tại đây, xuất hiện nhiều thanh niên khỏe mạnh khoảng 25-30 tuổi, một số xe máy biển kiểm soát 36 và đặc biệt là sự có mặt của một số người khuyết tật với 3-4 chiếc xe lăn.
Sau khi xuống xe, các thanh niên khỏe mạnh vào phòng thay quần áo, ngồi thảnh thơi hút thuốc. Đập vào mắt PV là hình ảnh một người đàn ông tay, chân bị tật nguyền. Tuy nhiên, khác với vẻ mặt khắc khổ khi ngồi trên xe lăn để đi bán hàng, người đàn ông này có thể tự đi lại, thay áo khá nhanh nhẹn.
“Mượn” người bị chất độc da cam để ngụy trang
Với những đối tượng bán hàng rong này, người khuyết tật được xem như “bùa hộ mệnh” để giúp họ bán được nhiều hàng.
Vì lẽ đó, có thời điểm nhóm này đã lân la tiếp cận một số trường hợp người khuyết tật quanh khu vực thuê trọ, sẵn sàng bỏ tiền để thuê người khuyết tật đi... diễn.
ăn xin, bị chất độc da cam
Người khuyết tật được họ sử dụng như "bùa hộ mệnh" để kiếm được nhiều tiền.

Nhóm PV đã tìm gặp một thanh niên bị tật nguyền do nhiễm chất độc da cam tên Lê Văn Q. (18 tuổi, trú đường Nguyễn Văn Khả, phường An Tây, TP Huế).
Ông Lê Văn Tr. (64 tuổi, cha em Q.) cho biết, Q. bị dị tật bẩm sinh do nhiễm chất độc da cam. Em Q. vẫn có thể đi lại, nhận thức được những việc mình làm.
"Trong một lần đi chơi ngoài ngõ, Q. gặp vợ chồng người đàn ông quê ở Thanh Hóa. Sau đó, hai người này rủ cháu đi bán hàng rong mấy ngày liền mà gia đình không hay biết.
Chỉ đến khi tôi qua bên chợ Đông Ba, có người quen hỏi: "Thằng Q. đợt này đi ăn xin à?" thì tôi mới vỡ lẽ và từ đó không cho đi nữa…", ông Tr. cho biết.
Q. cũng tiết lộ, mỗi lần đi với họ, Q. ngồi trên xe lăn rồi được người đàn ông đẩy đi khắp các khu chợ, quán nhậu.
"Họ cho tiền nhiều lắm, có người không mua hàng mà cho tiền, nhưng người đàn ông kia lấy hết. Sau mỗi lần đi bán, người đàn ông kia cho em ngày thì 35 ngàn, ngày 50 ngàn với bữa ăn tối có xôi và thịt gà…", Q. kể với giọng hồ hởi.
ăn xin, bị chất độc da cam
Theo em Q., người dân cho nhiều tiền nhưng gã đàn ông đẩy xe lăn chỉ cho em mỗi ngày từ 35 - 50 ngàn đồng. Ảnh: Quang Thành
Khi được hỏi, nếu họ rủ thì có đi nữa không, Q. đáp: “Có” khiến cho những người có mặt cũng cảm thấy chua chát!
Liên quan đến việc xuất hiện một số đối tượng lợi dụng người khuyết tật để bán hàng rong trên địa bàn tỉnh TT-Huế trong thời gian qua, ông Nguyễn Thanh Kiếm - GĐ Sở LĐTB&XH tỉnh cho rằng, bản thân ông cũng như lãnh đạo đơn vị chỉ nắm được sự việc sau khi tiếp nhận phản ánh của PV.
“Hiện nay, những người khuyết tật Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ hợp lý và nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của xã hội. Việc có kẻ lợi dụng người khuyết tật để đi bán hàng, kinh doanh… là việc làm sai trái, đáng bị lên án. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra và xử lý ngay nếu tình trạng này xảy ra” - ông Kiếm nêu quan điểm.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Hà - Chánh thanh tra Sở VHTT&DL tỉnh TT-Huế cũng cho rằng, Huế là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Để phát triển TT-Huế trở thành môi trường du lịch thuần túy, những vấn đề này cần phải được các cấp, ngành quan tâm, xử lý, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp cơ sở.

Chùa mới bây giờ hoành tráng như cung điện để làm gì?

THU NGUYỆT- 27/12/2015 22:47
TTO - Rất nhiều bạn đọc gửi ý kiến về hiện trạng “xây công trình tôn giáo, tín ngưỡng hoành tráng nhưng chưa đẹp” được nêu ra từ cuộc hội thảo do Viện Kiến trúc quốc gia (Bộ Xây dựng) tổ chức tại Hà Nội ngày 25-12.
Chùa Bái Đính (Ninh Bình) - Ảnh tư liệu.
Chùa Bái Đính (Ninh Bình) - Ảnh tư liệu.
Bạn đọc Văn Hoàng đưa ra ý kiến của mình: “Kiến trúc chùa ngày nay thiên về thực dụng công năng, chẳng có lạ lùng gì cả, vì kết cấu chùa hầu hết bằng bêtông. Gỗ đâu mà xây, gỗ đâu mà điêu khắc hoa văn hoạ tiết. Không thể đòi hỏi mỗi ngôi chùa phải là một công trình văn hoá để đời, không thể và cũng không nên xây chùa ngày nay theo y kiểu chùa của 300 năm ngày trước”.
Cả nước có 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau, với hơn 26.000 cơ sở thờ tự gồm chùa, đền thờ, nhà thờ và các nơi thờ tự khác. (Theo Viện Kiến trúc quốc gia).
Nhưng nhiều bạn đọc khác thì băn khoăn về các công trình tôn giáo, tín ngưỡng xây dựng hoành tráng song chưa đẹp. 
Bạn Mai Tho so sánh dí dỏm “Chùa mới bây giờ nhìn như cung điện” không biết để làm gì trong thời buổi nước nhà tiết kiệm, hạn chế xây dựng lãng phí, "chạy đua" về sự hoành tráng.
Một bạn đọc sống ở Mỹ cảm thán: “Hóa ra không phải chỉ có ở nước ngoài (Mỹ) nơi tôi đang ở. Nhìn ngôi chùa Việt Nam mà cứ tưởng dinh thự ngày xưa hay là đền thần của người nước ngoài. “Bệnh hoành tráng” lây lan quá”.
Bạn đọc Nguyễn Văn Lưu bình luận: “Không hiểu người ta thi nhau xây dựng các công trình giả cổ với sự hoành tráng kỷ lục ngày một nhiều để làm gì? Những ngôi đình, chùa, miếu mọc lên, che khuất những những di tích cũ, làm khách du lịch không khỏi chạnh lòng.
Phải chăng ý nghĩa giá trị văn hoá lịch sử thời nay là nằm ở độ mới, hoành tráng và lập nhiều kỷ lục như to nhất, dài nhất, nhiều nhất chứ không phải là cổ nhất? Người ta sẵn sàng đập bỏ những giá trị nghệ thuật cổ xưa để xây dựng một cái mới giả cổ to hơn, hoành tráng hơn nhưng người ta không hề biết giá trị của những cái giá cổ ấy chỉ là số 0”.
Bạn đọc Mỹ Hiệp chia sẻ và kể một ví dụ theo quan điểm cá nhân: “Những gì mới đương nhiên là đẹp hơn, hiện đại hơn nhiều so với cũ, nhưng dù như thế nào đi nữa, tôi thấy tiếc những công trình xưa cũ. Chùa Linh Sơn Tự (xã Mỹ Hiệp, Cao Lãnh, đồng Tháp) tôi chưa rõ có từ thời nào nhưng nhìn nét kiến trúc có thể khẳng định đó là một ngôi chùa xưa.
Sau năm 2000, người ta đã phá bỏ hoàn toàn ngôi chùa để xây dựng lại một ngôi chùa mới khang trang, hiện đại, mang phong cách nước ngoài... Bỏ cũ để xây mới cho người dân có nơi thờ tự, tín ngưỡng thật đáng mừng, nhưng tôi rất tiếc ngôi chùa xưa cổ, một di sản mà cho dù có nhiều tiền, của bao nhiêu cũng không thể tìm lại được”.
Bạn đọc tên Sang hoài niệm: “Những ngôi chùa có thể được xem là di tích như Việt Nam Quốc Tự, chùa Vĩnh Nghiêm hay chùa Giác Lâm... đều là những công trình mang tên tuổi, gắn liền với địa danh nơi mà nó được tạo ra và kiến trúc có một không hai chứ không phải cứ xây chùa bừa bãi, thiếu sáng tạo như hiện nay”.
Bạn đọc Nguyễn Tiến Hoàng chia sẻ: “Tôi nghĩ đẹp, xấu, giá trị thế nào có lẽ hậu thế sẽ có câu trả lời chính xác hơn, hiện tại điều quan trọng là đừng có tình trạng mới xài... đã hư là được rồi”.
Bạn đọc Nhật Linh bày tỏ: “Nếu đẹp ở độ to lớn, hoành tráng, mới thì không thể đúng với một ngôi chùa. Vẻ đẹp vô giá ở một ngôi chùa nằm ở giá trị nghệ thuật cổ xưa còn tồn tại trải qua hằng trăm năm lịch sử chứ không phải ở độ to lớn, mới mẻ và hoành tráng”.
Bạn đọc Minh Trung cho biết mình "thở dài nhớ đến hai câu thơ": 
“Mái chùa che chở hồn dân tộc / Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
"Công tác rà soát thực trạng, nghiên cứu tổng thể cũng như những định hướng cho người dân, người làm nghề và các nhà quản lý chưa có là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lai căng, khập khễnh trong hình thức kiến trúc, trong bố cục của các công trình tôn giáo, tín ngưỡng xây dựng mới” - ý kiến Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia Đỗ Thanh Tùng (Tuổi Trẻ ngày 26-12).