Tuesday, October 2, 2018

Đặc khu Biển Đông, Thanh trừng nội bộ, Nhất thể hoá: Nguyễn Phú Trọng bật 3 ngọn đèn xanh trong Hội nghị BCHTƯ 8

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Dọn đường cho "Đặc khu Biển Đông", chuẩn bị ngồi vào ghế Chủ tịch Nước và tìm cách trù dập thành phần thù địch cấp cao trong đảng là ba chủ trương được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bật đèn xanh cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Hội nghị lần thứ 8 vào ngày 02/10/2018.

"Đặc khu Biển Đông" 

Nguyễn Phú Trọng đã dành 1/3 bài phát biểu khai mạc (1) để dọn đường cho "Đặc khu Biển Đông". Dĩ nhiên, không có những cụm từ "đặc khu", "Trung Quốc", nhưng dưới tiểu đề "Về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" Nguyễn Phú Trọng đã hé mở về "đề xuất với Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045." 

Tầm nhìn về biển Đông cho đến năm 2045 được bắn đi từ tầm nhìn của Bộ trưởng ngoại giao Tàu cộng Vương Nghị - "Cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển..." (2

Vương Nghị tuyên bố điều trên vào ngày 16/9/2018 trong phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tại Sài Gòn. 

Sau đó, qua cái loa của Bộ Ngoại giao là Lê Thị Thu Hằng, nhà cầm quyền đã xác nhận "Việt Nam hoan nghênh hợp tác giữa các quốc gia, trong đó có các hợp tác về biển... Việt Nam đã có hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc, với nhiều hình thức khác nhau về kinh tế, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm trên biển"

Chỉ 10 ngày sau, tiếp nối chuyến đi Việt Nam của Vương Nghị, Triệu Lạc Tế đến Hà Nội gặp Nguyễn Phú Trọng vào ngày 27.09.2018. (3

Triệu Lạc Tế là một trong 7 người nắm quyền lãnh đạo tối cao của Tàu cộng, là tay phụ đốt lò đắc lực của Tập Cận Bình trong công cuộc đả hổ diệt ruồi, giúp họ Tập thanh trừng phe nhóm đối nghịch và trở thành "hoàng đế" mới của Tàu. 

Trong vai trò Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, chuyến đi của Triệu Lạc Tế có 2 mục đích: chỉ thị cho Nguyễn Phú Trọng phải thúc đẩy vấn đề Đặc khu Biển Đông "Việt Nam - Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển",và ngược lại, Bắc Kinh sẽ hỗ trợ tối đa cho Nguyễn Phú Trọng tiếp tục công cuộc thanh trừng nội bộ - đả muỗi đập ruồi. 

Để nâng cao mức độ "hữu hảo" nhằm dọn đường cho sự" hợp tác" - rước Tàu cộng vào biển Đông khai thác ở tầm mức lớn và lâu dài theo "tầm nhìn đến năm 2045", trong phiên họp với quan thầy Triệu Lạc Tế, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: 

"Quan hệ Việt-Trung đang ở vào thời điểm tốt nhất trong lịch sử và những thành tựu mà Trung Quốc đạt được không chỉ mang lại lợi ích cho người dân Trung Quốc, mà còn thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam và nâng cao quan hệ song phương." 

Tuyên bố này không được phổ biến bởi các cơ quan truyền thông lề đảng mà do Tân Hoa Xã của Bắc Kinh đăng tải (4). 

"Thời điểm tốt nhất trong lịch sử" chính là câu chào hàng của Nguyễn Phú Trọng đáp ứng lại lời mở hàng trước đó của Vương Nghị. Đó là bước khởi đầu cho sứ mạng xây dựng "Đặc khu Biển Đông" mà Bắc Kinh giao phó cho Nguyễn Phú Trọng.

Vì vậy mới có 1/3 bài diễn văn khai mạc được dùng để chỉ thị "đề xuất với Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045." 

Mở mặt trận mới để trù dập thành phần lãnh đạo cấp cao thù địch 

Sau khi chấp hành mệnh lệnh của thiên triều về "tầm nhìn 2045" cho "Đặc khu Biển Đông", từ đó nhận được sự chống lưng, hỗ trợ của Cố vấn đốt lò - Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế - Nguyễn Phú Trọng bắn pháo lệnh cho cuộc thanh trừng, khủng bố mới trong nội bộ. 

Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại những quy định của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI như QĐ47, QĐ101, QĐ55 về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, vai trò nêu gương của cán bộ... 

Tuy nhiên, Nguyễn Phú Trọng đã cho rằng "kết quả thu được còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra" và từ đó gửi thông điệp tấn công vào phe thù địch trong đảng: "đặc biệt có cán bộ lãnh đạo cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưuđã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân." (cần lưu ý đến câu "đã vi phạm nghiêm trọng").

Do đó, Nguyễn Phú Trọng, người đang được Bắc Kinh chống lưng để thao túng Bộ Chính trị đã dùng sự "thống nhất cao" của Bộ Chính trị để "xin kiến nghị" với Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành một Quy định mới với 9 nội dung yêu cầu "từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống." 

Mục tiêu chính trị của "kiến nghị" cho Quy định 9 điểm mới này không phải là để nhắm vào những hành vi tham nhũng, vô đạo đức của 180 UVTƯĐ, 16 UVBCT đang còn sống và còn hoạt động. Nó được Nguyễn Phú Trọng khơi mào nhằm đáp ứng nhu cầu thời sự và cho lộ đồ "Nhất thể hoá". Đó là 7 khẩu AK nhắm vào những kẻ muốn chống lại mưu đồ thâu tóm quyền lực của Tổng Bí thư đang muốn kiêm Chủ tịch đảng của Nguyễn Phú Trọng. 

Từ đó... mới bước sang bước chính:

"Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước"

Sau khi cho Đinh La Thăng trở thành ma tù, đầu độc Trần Đại Quang và bắt ấn cho thành ma âm phủ, Nguyễn Phú Trọng thật sự nắm thế thượng phong trong Bộ Chính trị. Thành viên Bộ Chính trị còn "cựa quậy trên bàn họp" hiện nay gồm có: 

Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Bình Minh, Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Minh Chính, Tòng Thị Phóng, Vương Đình Huệ, Trần Quốc Vượng, Trương Thị Mai, Trương Hòa Bình, Nguyễn Văn Bình, Võ Văn Thưởng. 

Một trong những tiêu chuẩn để được BCT đề cử, CTN là ứng viên phải "tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên" (5). Những ứng viên đó là: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân. 

Nguyễn Phú Trọng đang dùng "Quy định 9 điểm mới" để hăm he những thành phần trong BCT, BCTTƯ và "đặc biệt các cán bộ lãnh đạo cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu" đừng lăm le vận động, viết bài ẩn danh, thả rắn vào dư luận để loại bỏ "ứng viên Nguyễn Phú Trọng"; vận động, thả mồi bắt bóng cho các "ứng viên" Nguyễn Xuân Phúc, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân. 

Kết 

Nhìn riêng từng sự việc sẽ khó thấy mưu đồ của Nguyễn Phú Trọng. Nhưng nếu nhìn vào những "sự cố" và những thời điểm "mốc": 

-16.09.2018, Bộ trưởng ngoại giao Tàu cộng Vương Nghị tuyên bố "Cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển..." 

- 19.09.2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Tàu cộng là Chu Cường gặp Trần Đại Quang (6). 

- 20.09.2018, Bộ Ngoại giao CSVN hoan nghênh đề nghị của Trung Quốc cùng khai thác biển Đông (7). 

- 21.09.2018, Trần Đại Quang chết (8). 

- 27.09.2018, Nguyễn Phú Trọng đón tiếp Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Tàu cộng Triệu Lạc Tế. Triệu Lạc Tế khẳng định với "các cơ quan kiểm tra, kỷ luật của hai Đảng không ngừng tăng cường giao lưu, hợp tác" và Nguyễn Phú Trọng tuyên bố ""Quan hệ Việt-Trung đang ở vào thời điểm tốt nhất trong lịch sử". 

- 02.10.2018, Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 8, đưa ra "đề xuất để ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045""Quy định 9 nội dung" và "BCT đề cử Chủ tịch Nước"

...chúng ta sẽ thấy rất rõ từng bước đi của Nguyễn Phú Trọng trên lộ trình được vạch ra sẵn bởi Vương Nghị, Chu Cường và Triệu Lạc Tế. 

*

Chú thích:









03.10.2018

Chú em ơi! Đừng có... Cù tui nhột!!!

Tư nghèo (Danlambao) - Hổm nào chú em cù lét  3X, nâng bi tổng Lú, bị tống dzô tù, bà con thấy tội chú Cù, tranh đấu cho chú xách mạng chạy qua Mỹ sống với "cựu thù" của đảng. Bi giờ chú thò cái bàn tay tuốt từ bên Mỹ, chĩa về Ba Đình, bưng một lúc 6 cái bô để viết bài bợ mông tổng Lú ngồi vào ghế chủ tịt. Sao chú không xách cái miệng đang ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc về bám trụ Ba Đình để mà bưng cho đỡ mệt!? 

Chú em này là chú Cù. Chú vừa mới bưng một cái bô có sáu cục để khua mùi, tỏa hơi tiếp sức cho đám âm binh phò phù thuỷ leo lên ngồi cái ghế nhất thể hoá.

Cục 1: Hội nhập quốc tế hậu “Chiến tranh Lạnh” của Việt Nam 

Chú lý sự cùn rằng cơ chế 2 đầu tôm này nó trơn tru khi tụi Liên Xô và cộng sản Đông Âu vẫn còn. Như vậy là đảng của chú chẳng cần đứa nào làm chủ tịt, đứa nào làm tổng bí, chỉ cần cả đảng chịu làm kiếp ăn mày với đám quan thầy cộng sản quốc tế là đủ sống, đủ để ra sức đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam. Bây giờ thì khác. Muốn ngữa tay xin tiền đế quốc thì phải có một đứa ăn mày chính danh đại diện. Tên ăn mày đó phải là Nguyễn Phú Trọng trong vai trò chủ tịt nước để " hội nhập (ăn mày) quốc tế hậu “Chiến tranh Lạnh” của Việt Nam". Chú đang nâng bi hay khù khờ chửi xéo tổng Lú và cả đảng nhà chú!? 

Cục 2: Ổn định cấu hình chính trị do Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam xác lập 

Chú "mượn" cái di sản thực dân - phân chia ba miền của Pháp ra và nhét di sản đó vào túi của đẻng. Chú lý sự... cù rằng hồi đó Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng đại diện cho miền Trung, Tôn Đức Thắng miền Nam, Trường Chinh miền Bắc và duy trì lối đại diện đó sau ngày các chú phỏng dế miền Nam. Má ơi, đại diện gì mà hỏi Tôn Đức Thắng nghĩ gì về "tụi nó" thì Thắng cũng phải đứt thắng mà chửi thề... đổ mười đến tao cũng phải sợ!. 

Bây giờ theo chú thì cả bí Lú lẫn côn Quang đều là dân Bắc Kỳ có lý luận. Quang chui vào hòm thì Lú phải leo lên ghế chủ tịt cho nó... Bắc kỳ. Ngọc Thịnh, Xuân Phúc là đồ dỏm miền Trung, Kim Ngân, Hòa Bình là thứ lạc xoong miền Nam... Chú dẹp! Dẹp để "không xáo trộn cấu hình chính trị do Đại hội 12 ĐCSVN"!? Té ra cái ghế phải để Lú ngồi vì nó là Bắc Kỳ! 

Cục 3: Chống tham nhũng

Chú lôi 3X ra dũa cho một trận rồi ca tụng tổng Lú cùng với Tư Sang có công hạ bệ trùm tham nhũng. Chú phì phò rằng "ai cũng biết rằng tham nhũng trước hết và chủ yếu là từ bộ máy Nhà nước mà ra" để từ đó phán rằng "muốn chống được tham nhũng ở một nước độc đảng thì người cầm chịch chống tham nhũng cần phải ở cương vị lãnh đạo Nhà nước". Nè chú, chú giả bộ quên hay giả bộ lú khi không nói cho rõ rằng cái bộ máy tham nhũng nhà nước đó cũng toàn là tụi cộng sản nhà chú mà đứng đầu là tên đảng trưởng mang tên Lú!? Và cái tên Tư Sang đã cùng với bí Lú của chú diệt trùm tham nhũng 3X cũng là một tên trùm... mền tham nhũng! 

Cục 4: Ngăn chặn sụp đổ ngân sách quốc gia 

Chú lý luận rằng sáp nhập bộ máy của Đảng vào bộ máy chính quyền là phương án tối ưu để nước cái nước cộng sản xã hội chó ngáp của chú vẫn cứ tiếp tục ngáp ngáp. Sáp nhập để tiết kiệm công quỹ! Và vì vậy nên nhập hết! Tổng bí thư đảng phải là chủ tịch nước. Nè chú: muốn tiết kiệm tiền thuế của dân, công quỹ của quốc gia thì dẹp mẹ nó cái đảng của chú. Không muốn dẹp thì cứ ngáp ngáp, đi làm ăn mày để tự sống, sao lại đi chôm tiền, cướp của dân để nuôi đảng. Dân có bầu, có đẻ ra cái đảng mắc dịch của chú đâu!? 

Cục 5: Bảo vệ lợi ích quốc gia mạnh mẽ hơn trước Trung Quốc 

Hê hê! Chú đang... cù thiên hạ hở. Nhột thấy mẹ! Chú nói "việc Tổng bí thư Trọng làm Chủ tịch nước không những tạo sự nhất quán tuyệt đối về mặt đối ngoại, mà quan trọng hơn, giúp bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam trước Trung Quốc một cách thích đáng." Chú mà chứng minh cái tên lúc nào cũng lấy quan hệ Việt-Tàu là gia sản quý báu, vừa mới tuyên bố cái quan hệ mắc dịch đó ở tầm số 1 trong lịch sử là cái... thèng yêu nước, bảo vệ Việt Nam thì tui thề sẽ không gọi chú là thèng cù! 

Cục 6: Hợp thức hóa vị thế nguyên thủ quốc gia trên thực tế của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng 

Chú lại cởi truồng đảng cho thiên hạ thấy là chưa phải chủ tịch nước mà tổng bí Lú của chú đã là "nguyên thủ quốc gia trên thực tế". Chú nỡ lòng nào lại chửi đảng của chú là phường lưu manh, lừa đảo và tổng Lú là kẻ tiếm quyền, chà đạp cái hiếp pháp được hiếp bởi đảng chú! Cho nên bây giờ để bớt lộ hàng lưu manh, bớt bớt bộ mặt lừa đảo, chú bưng bô cho tên lạm quyền quốc gia "chính danh" ngồi vào ghế chủ tịt nước. 

Nói cho cùng, lưu manh là bản chất của tên được bưng bô lẫn kẻ đi bưng bô. Chú làm ơn xách bô về Ba Đình mà xả thải vào mồm bí lú. Ngồi chi tận bên Mỹ để làm ô nhiễm xứ người ta và bưng bô kiểu đó coi bộ hơi mỏi tay. 

Bài của chú nằm ở link này: 


Bảo đảm lượng view cho cái bô sáu cục của chú sẽ gia tăng vì cái mùi xú uế khá nồng, thiên hạ đi ngang chịu hổng nổi, phải đứng lại liếc một cái xem sao mà nó thúi dữ thần! 

03.10.2018

Tội ác của cộng sản Việt Nam và Đỗ Mười

5 tháng Tư, 1978 

Belgrade (AP) - Hôm nay một phóng viên Nam Tư tường thuật chính quyền cộng sản Việt Nam, trong "chiến dịch bất ngờ đánh tư sản", đã tịch thu và niêm phong độ 30.000 cơ sở kinh doanh tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh (tên cũ Sài Gòn).

Nhưng người phóng viên này nói chính quyền nói với anh rằng "không phải mọi thứ đều diễn ra mà không có sự chống trả và chấn động" trong suốt chiến dịch tịch thu tài sản vào ngày Chủ Nhật 23 tháng Ba. 

Vào năm 1975 cộng sản Bắc Việt đánh bại chính quyền quốc gia Nam Việt được Mỹ ủng hộ và đã có những tin tức khác về chuyện nhiều người miền nam phản đối nỗ lực của Hà Nội nhằm tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa tư bản. 

Dragoslav Rancid, phóng viên thường trú ở Bắc Kinh của nhật báo Politika ở Belgrade, viết đi từ thành phố Hồ Chí Minh rằng việc quốc hữu hóa hãng xưởng tư nhân ở đấy và ở những thành phố khác ở miền nam đã vấp phải "sự bất mãn của rất nhiều người". 

Rancic nói chiến dịch chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hồ Chí Minh diễn ra mau chóng trong suốt buổi chiều với sự tham dự của độ một triệu đoàn viên thanh niên sinh viên... 

Anh viết vài ngày sau không còn thấy những dấu hiệu căng thẳng nữa, nhưng vẫn còn cảnh những người chủ tiệm đau khổ ngồi trước cửa hàng của họ mà đã bị kéo cửa sắt xuống. Rancic nói ở nhiều nơi "những người kiểm tra" của chính quyền ngồi bên cạnh những người chủ bất hạnh ấy. 

Anh tường thuật không có chuyện bồi thường cho họ nhưng nói "có dấu hiệu ban đầu là chính quyền sẽ quyết định về vấn đề này sau." 

Rancic trích dẫn lời của các viên chức thành phố nói phải mất khoảng một năm những cửa hàng quốc doanh sẽ được mở ra dưới những tên mới. 

Người phóng viên này nói hiện nay rất nhiều người chủ cũ đang chờ bị đưa đi "lao động và cải tạo" ở "những vùng kinh tế mới" được lập ra ở miền quê. 

Anh nói một viên chức nói với nhóm phóng viên Nam Tư rằng chiến dịch tịch thu tài sản này là "một bước quan trọng trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền nam." 

*

Nguồn

Dịch từ báo The Washington Post số ra ngày 5 tháng Tư, 1978, trang A5. Tựa đề nguyên tác "30,000 Private Businesses Seized by Vietnamese Communists". Tựa đề tiếng Việt của người dịch. 

Người dịch:

Đỗ Mười đã theo chân Trần Đại Quang ra đi tìm đường kiếm bác

CTV Danlambao - Theo thông tin của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đỗ Mười đã chết vào lúc 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thực sự chấm dứt sự nghiệp kắt mạng nhân dân. 

Sinh năm 1917, Đỗ Mười đã đi từ con đường hoạn lợn lên làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nhảy tót lên ghế Tổng bí thư và cuối đời được sư quốc doanh bưng bô lên thành... bồ tát thị hiện: "Cụ Đỗ Mười ứng xử với Phật giáo không phải là động thái ngoại giao, cụ có lòng kính tín Tam Bảo, cụ có đầy đủ đức tính của một vị Bồ Tát thị hiện." 

Theo ông Nguyễn Văn Trân, Bí thư Trung ương Đảng khóa III, người từng hoạt động với "Cụ Mười Bồ Tát", có thời gian ĐM bị bệnh thần kinh, gần như không thể làm việc, có lúc lên cơn, ông phải dùng một cây gậy múa cho hạ nhiệt, có lúc người ta thấy ĐM một mình leo lên cây... Năm 1963, ĐM đã phải đi Trung Quốc chữa bệnh tới mấy năm mới về Việt Nam làm việc" 

Trong Đèn Cù, quyển 2, nhà văn Trần Đĩnh cũng ghi lại rằng: "Các lão thành hỏi nhau có nhớ hồi nào Đỗ Mười điên nằm Việt-Xô. Lên cơn, ông leo lên cái cây cạnh cổng đứng xoạc chân cành thấp giơ tay hét xung phong. Các cô y tá ra dỗ bác xuống đều ù té chạy. Bác mặc quần đùi, trận địa pháo đài bày ra hết." 

Theo nhà văn Vũ Thư Hiên trong “Đêm giữa ban ngày” thì ĐM hoạn lợn không phải là trò bôi xấu của thế lực thù địch: “...Các nhà cách mạng biết Đỗ Mười cũng xác nhận nghề hoạn lợn của ông, chỉ nói thêm rằng ông hoạn vụng, có lần hoạn chết lợn của người ta, bị đuổi chạy chí chết.”

Tổng bí thư hoạn lợn... vụng nổi tiếng với bí số ĐM này là một trong những kẻ chủ chốt, phải chịu trách nhiệm chính liên quan đến việc ký kết mật ước Thành Đô; là nhân vật chính trong cuộc đàm phán bí mật tại Bắc Kinh năm 1997 - dẫn đến hậu quả là Việt Nam bị mất phần diện tích lãnh hải lên đến 11 ngàn km vuông vào tay Tàu cộng. 

Trước những "thành tích" trên của đồng chí ĐM, CTV Danlambao gửi đến nhà quàn lẵng hoa với lời phân ưu như sau: 

"Chúc đồng chí bò tót ĐM, người đã điên điên khùng khùng đặt bút ký mật nghị Thành Đô, mở đầu cho một thời kỳ Bắc Thuộc mới, ra đi tìm đường kiếm bác thành công". 

02.10.2018

Nhất thể hóa - Một lầm lẫn tai hại!

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Để quản trị xã hội trật tự, phát triển và đúng chuẩn mực quốc tế, bất kỳ quốc gia nào cũng phải có một hệ thống pháp luật văn minh, đảm bảo hai thuộc tính: Kế Thừa & Liên Tục.

Để luôn tiếp cận với sự vận động của cuộc sống, các quốc gia thông thường cũng phải sửa luật (tu chính án) hoặc ban hành những đạo luật mới, hủy bỏ những đạo luật cũ, sao cho phù hợp với hiện trạng xã hội và tình hình thế giới. Luật càng ít sửa, càng chứng minh những nhà soạn luật của quốc gia đó, không chỉ có tầm nhìn xa mà còn dự đoán được tương lai.

Luật VN chỉ để trang trí

Nước CHXHCNVN, kể từ sau 1975, vốn không có được những điều nói trên. Bằng chứng, một thời không hề có trường luật. Ngay cả miền Bắc trước 1975 được gọi là VNDCCH, nhưng xã hội được điều hành bằng sắc lệnh, nghị quyết, chỉ thị v.v... thậm chí là "lệnh miệng". Nói cách khác, cái gọi là "luật", chẳng qua được soạn theo mong muốn chủ quan của nhà cầm quyền, nhằm phục vụ mục đích chính trị vào từng thời đoạn lịch sử, không phải phục vụ theo đòi hỏi khách quan của xã hội và dân chúng.

Khoảng 12 năm trở lại đây, đặc biệt khi được kết nạp làm thành viên WTO, nhà cầm quyền CSVN dần dần đi vào "quỹ đạo luật" của thế giới, bởi không còn cách nào khác. Tuy nhiên, những gì nhà cầm quyền CSVN thực hiện, luôn mang tính miễn cưỡng, với điều kiện khi thực hiện "luật nào đó" phải mang lại "lợi ích tối đa" và "thiệt hại tối thiểu" cho họ, nếu không có "thiệt hại" càng tốt. Đó không phải tư duy của "con nhà luật".

Vì lẽ đó, nó trở thành một trong các lý do chính, làm cho hệ thống luật tại VN luôn dễ dàng thay đổi và điều đó cũng lý giải tại sao, các nhà đầu tư và thương gia nước ngoài thường rất ngán ngẩm "luật VN" khi vào "làm ăn" tại VN. 

Bàn về "luật VN", dù trên lãnh vực "kinh tế" hay "an ninh quốc gia" hoặc "tổ chức bộ máy", người quan sát thấy rõ, nhà cầm quyền CSVN cho đến nay, khi soạn và thi hành luật, vẫn không khoa học, bởi thiếu tính khách quan cùng tính vận động cần phải có. Đặc biệt, tư duy soạn luật của nhà cầm quyền CSVN thường nghiêng về tính chất đối phó.

Các vụ kiện tụng - như của ông Trịnh Vĩnh Bình (người Hà Lan gốc Việt) - là hậu quả của não trạng coi thường luật pháp suốt hàng chục năm qua của nhà cầm quyền CSVN. Vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình trở thành "di sản tồi tệ" của những tiền nhiệm "CS đời trước" di họa đến nay.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh lại phản ánh góc độ nhà cầm quyền CSVN không chỉ chà đạp luật pháp quốc tế mà còn tự biến hình ảnh "nhà nước CHXHCNVN" - vốn được hàng trăm quốc gia công nhận - trở nên thảm hại trước thế giới. Mới nhất, RFA cho hay [1] "Slovakia khởi tố vụ án dùng chuyên cơ chính phủ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh", trong bài báo nêu rõ: "...Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hứa sẽ chuyển tải những yêu cầu này của Slovakia đến các nhà lãnh đạo Việt Nam...", dù ông Phạm Bình Minh là UVBCT đồng thời là Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng BNG. 

Bởi nguyên tắc tối quan trọng "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" được quy định tại khoản 1 điều 9 chương II của điều lệ ĐCSVN, đã biến một ông Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng BNG không khác một"người giao liên" trước thế giới. Điều đó cũng đồng nghĩa, những quy định trong "Luật tổ chức Chính Phủ" hay "Luật điều ước quốc tế" hoặc "Nghị định số 26/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao" hoàn toàn vô giá trị. Không những thế, chính nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" đã biến sự việc "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" vốn thuộc vấn đề đặc biệt nghiêm trọng của quốc gia, trở thành việc "cha chung không ai khóc"

Tất cả những dẫn giải nêu trên đủ để bật ra 3 khái niệm "tập quyền""tản quyền" "phân quyền", suốt hàng chục năm qua, người CSVN không màng tới mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau rất mãnh liệt của chúng. Hậu quả, người dân (và cả người thi hành công vụ) gánh lấy rất rõ, trước một xã hội vô cùng hỗn độn và rối rắm, trên mọi lãnh vực.

Từ đó, uy tín & danh dự (gọi tắt là uy danh) của nhà cầm quyền CSVN đang tụt giảm nhiều nhất trong 10 năm gần đây, thông qua hình ảnh mới tinh của ông Nguyễn Xuân Phúc, phát biểu trước Đại hội đồng LHQ với vô vàn ghế trống.

Lẫn lộn

Hệ thống pháp luật - khi soạn thảo và thi hành - phải dựa trên những tiền đề căn bản nhất.

Dường như người CSVN hiện vẫn đang "lẫn lộn" về ba khái niệm: "Tập quyền""tản quyền""phân quyền".

Với nền tảng "tam quyền phân lập" lâu đời như Hoa Kỳ, ba khái niệm nói trên được vận dụng đảm bảo khoa học và nhịp nhàng.

Không chỉ Hoa Kỳ, các quốc gia châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc v.v... cũng như vậy, với hình ảnh Thủ Tướng hay Tổng Thống cúi đầu xin lỗi dân chúng và buộc phải đối diện tòa án, để trả lời việc vi phạm pháp luật của họ.

Giám sát và khống chế quyền lực (dù tập quyền hay phân quyền hoặc tản quyền) là một thiết chế buộc phải độc lập tuyệt đối.

Biểu hiện minh họa rõ nhất cho việc "lẫn lộn" ba khái niệm nói trên, chính là sự điều hành "chệch choạc" trên tất cả lãnh vực. Hình ảnh "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" là điều dễ nhìn thấy. Thậm chí, có thể nói tình trạng "hỗn quân hỗn quan", hoặc người ta cũng gọi là tình trạng "vô chính phủ" đang diễn ra với tần suất dày hơn và rộng hơn trên cả nước. 

Một ví dụ rất nhỏ, nhưng cho thấy "hình ảnh" luật pháp VN vô cùng "bát nháo", chính là sự việc "công an có thể bảo kê cho chợ Long Biên" đang được làm rõ. Một sự việc chỉ cần cấp công an quận đã đủ, nhưng thực tế phải cần đến Thứ trưởng Bộ Công An Nguyễn Văn Sơn [2] "khẳng định Bộ Công an đang chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ thu tiền "bảo kê" ở chợ Long Biên".

Vì vậy, xã hội VN mãi mãi sẽ khó có trật tự và ổn định, nên khó nói đến việc phát triển theo mong muốn gọi là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh", bất chấp việc "nhất thể hóa" có thành công đi chăng nữa.

Mô hình của Tập Cận Bình không thể là lối thoát cho ĐCSVN

Mới đây, trên rất nhiều trang báo và mạng xã hội bàn thảo sôi nổi về tên gọi "nhất thể hóa", trong đó nhiều người tin tưởng, một khi ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm luôn chức "Chủ tịch nước" sẽ có nhiều cái lợi, trước tiên là giảm chi phí (vì bộ máy cồng kềnh sẽ gọn hơn) cho một ngân khố vốn dần dần cạn kiệt. Ngoài ra, chức "Chủ tịch nước" sẽ làm cho ông Trọng "tập quyền" nhiều hơn nhờ "chính danh" hơn, từ đó, trách nhiệm sẽ rõ ràng & cụ thể hơn, trong bối cảnh xã hội VN chỉ tồn tại khái niệm "thiếu trách nhiệm" (không phải khái niệm "tròn trách nhiệm" mà lẽ ra cần phải gầy dựng lại nó hơn bao giờ hết).

Tuy nhiên, điều đáng mổ xẻ ở đây, chính là những ai hân hoan vào một "nhất thể hóa" đã không lường được hai khái niệm "tản quyền" và "phân quyền" sẽ tác động gây xáo trộn và làm nảy sinh nhiều vấn đề gai góc, khó lường, một khi "nhất thể hóa" thực hiện xong mà "bỏ quên" chúng. Tàu cộng đang chứng kiến điều Lord Acton nói "Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối" Và cũng bởi, "văn hóa trong lãnh vực chính trị" giữa Việt Cộg và Tàu Cộng vẫn có nhiều điểm khác biệt mà ông Nguyễn Phú Trọng sẽ muôn vàn vất vả so với "Tập Hoàng Đế", khi nắm luôn chức "Chủ tịch nước". 

Ngoài ra, ông Lý Khắc Cường trong vai trò Thủ tướng, dường như cũng hoàn toàn "ăn khớp" với mọi quyết sách của ông Tập Cận Bình. Điều mà ông Nguyễn Phú Trọng xem ra khó thể "ngày một ngày hai" điều khiển được. 

Không dừng lại đó, ngoài tư cách "nước lớn" với một vị trí Ủy viên thường trực HĐBALHQ, quy mô kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới với dân số hơn 1,4 tỷ người v.v..., một mấu chốt rất đặc biệt ông Tập Cận Bình có được mà ông Nguyễn Phú Trọng không bao giờ có được, đó là [3] "...tuyên bố của chủ tịch Tập Cận Bình "các đảo trên biển Nam Hải - Việt Nam gọi là Biển Đông - là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ xưa...". Chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ làm cho hàng trăm triệu người Trung Hoa "một lòng một dạ" quyết theo "Tập Hoàng Đế" để làm sao "giang san gấm vóc Trung Hoa được thu về một mối"

Nói cách khác, sau lưng "Tập Hoàng Đế" là một điểm tựa quá vững chắc mà ông Nguyễn Phú Trọng không tài nào có được. Nó không chỉ đến từ "lòng dân" mà còn ngay trong nội bộ của các "đồng chí với nhau" - điều mà ông Trọng sẽ mãi mãi khó lòng đạt được, một cách khó chối cãi, dù ông đang rất quyết tâm "đốt lò" đi chăng nữa để "lấy lại lòng tin trong dân chúng" và ngay trong nội bộ người CS với nhau.

Kết

Tàu cộng, kể từ 1949 tới nay, dù sao cũng không phải là một quốc gia tiến bộ với một hệ thống luật pháp văn minh. Nay, họ lại đang phải đối diện với cuộc thương chiến đang ngày càng căng thẳng mà nhiều nhà quan sát không tin Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Tập có thể ngồi vào bàn thương nghị sớm.

Ngoài ra, Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA) đã thành công [4], điều đó sẽ giúp Hoa Kỳ "nhẹ bớt một gánh" để càng tập trung đối phó với Bắc Kinh. 

RFA cho hay [5]: "...Một nguồn tin chưa kiểm chứng mà chúng tôi có được cho biết từ đây đến cuối năm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa sẽ có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ...". Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng nếu diễn ra, không chắc là "chuyến đi dễ chịu" - như ông đã từng gặp cựu Tổng thống Obama 2015 - dù trong vai Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước, bởi bài phát biểu "gây sóng gió" của Tổng thống Donald Trump tại Đại hội đồng LHQ mới đây như là lời hiệu triệu cả thế giới cần phải chống lại CNXH mà "thiên hạ cười rộ" với hàm ý rõ ràng nhưng rất hóm hỉnh: "...Vấn đề tại Venezuela không phải nước này thực thi XHCN một cách yếu kém mà là CNXH đã được thực hành một cách thành thực...".

"Học tập và làm theo tấm gương Tập Cận Bình" nhất định không phải là "bài học hay" cho ĐCSVN trong bối cảnh thế giới hiện nay.

03.10.2018

________________________ 

Chú thích:






Công tố viên Slovakia khởi tố hình sự vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

CTV Danlambao - Theo bản tin của TASR, sau khi nghiên cứu các hồ sơ liên quan, công tố viên Michal Surek của Văn phòng Công tố khu vực Thủ đô Bratislava của Slovakia đã yêu cầu các nhân viên điều tra bắt đầu tiến trình truy tố hình sự các cá nhân liên quan đã vi phạm pháp luật của Slovakia trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. 

Theo ông Michal Surek thì có đến 22 người liên quan đến vụ bắt cóc đã được cơ quan điều tra thẩm vấn. 22 người này nằm trong danh sách 44 người được miễn nghĩa vụ bảo vệ tính bảo mật của Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova để có thể cung cấp thông tin liên quan về vụ việc với cơ quan điều tra. 

Dựa trên kết quả của cuộc kiểm tra, điều tra viên đã phủ nhận những cáo buộc của 2 nhà báo Monika T. và Ivan M. nghi ngờ tội lạm dụng quyền hạn của một viên chức của chính phủ Slovakia. 

Theo bản tin của nhật báo Dennik N vào ngày 01.10.2018 thì hai nhân viên cảnh sát Slovakia đã làm nhân chứng và khẳng định rằng họ đã nhìn một người Việt Nam bị kéo trên máy bay của chính phủ Slovakia. Những lời khai này đã mở ra một bước ngoặt cho cuộc điều tra vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. 

Theo tường thuật của báo chí Slovakia và Đức, Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc tại Bá Linh vào tháng 7, 2017 bởi mật vụ CSVN và sau đó bị chở sang thủ đô Bratislava của Slovakia. Từ đây, chính Bộ trưởng Công an CSVN là Tô Lâm đã đích thân điều động đàn em áp giải Trịnh Xuân Thanh lên một máy bay của chính phủ Slovakia. 

Cựu bộ trưởng Bộ Nội vụ của Slovakia là ông Robert Kaliňák bị nghi ngờ là đã tiếp tay cho Bộ trưởng Tô Lâm sử dụng chuyên cơ chính phủ để áp giải Trịnh Xuân Thanh. Ông Kaliňák ban đầu đã phủ nhận cáo buộc có một người bị thương được đưa lên máy bay. Sau đó ông phải thừa nhận có chuyện đó và nhà nước Việt Nam đã lạm dụng lòng hiếu khách của Slovakia. 

Vụ việc đang được cả hai cơ quan Slovakia và Đức điều tra. 

Nguồn tham khảo



03.10.2018