Thursday, January 30, 2014

ĐẦU HÀNG VỚI HÀNG "RỞM" VÀ THƯƠNG LÁI TRUNG QUỐC

SOHA- 31/1/2014       -Năm 2013, hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam với con số kỷ lục, đồng thời thương lái Trung Quốc cũng liên tục hoành hành khiến nhiều người phải lo ngại

Nhập siêu kỷ lục
Theo Tổng cục Thống kê năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 13,1 tỉ USD trong khi nhập khẩu từ quốc gia này lên tới 36,8 tỉ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2012 (tương đương 7,8 tỉ USD). Trung Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức 23,7 tỉ USD. Hàng Trung Quốc nhập khẩu rất đa dạng, từ thượng vàng đến hạ cám, “phủ sóng” hầu khắp các chợ đến siêu thị, trung tâm thương mại.
Một số mặt hàng gần như chiếm lĩnh thị trường như rau, củ, quả, hàng nông sản,... với khối lượng nhập khẩu hàng trăm đến hàng ngàn tấn mỗi ngày. Mới đây, Hiệp hội Da giày Việt Nam cho biết năm 2013, tổng dung lượng thị trường nội địa ước chừng 130-140 triệu đôi/năm, tương đương 1,5 tỉ USD thì đã có tới 45% sản lượng tiêu thụ được nhập từ Trung Quốc chủ yếu qua con đường tiểu ngạch.
Rất nhiều loại trái cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Ảnh: Hồng Thúy
Rất nhiều loại trái cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Ảnh: Hồng Thúy
Rất nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng độc hại như đồ chơi chứa chất độc, sữa nhiểm khuẩn, thịt lớn thối, giày dép chứa chất ung thư... khiến người tiêu dùng lo sợ. Tuy nhiên, người bán hàng vẫn luôn ưu ái hàng Trung Quốc hơn vì hai tiêu chí mẫu mã và giá cả. Có nơi còn gắn mác hàng nội để đánh lừa người tiêu dùng như bắp cải, khoai tây, khoai lang, cam quýt Đà Lạt, Tiền Giang...
Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc đã kéo dài nhiều năm và không ngừng gia tăng nhưng vẫn chưa có hướng khắc phục. Thống kê của Bộ Công thương cho thấy năm 2001 nhập siêu từ Trung Quốc chỉ có 210 triệu USD thì năm 2013 đã lên tới 23,7 tỉ USD, tức đã tăng hơn 110 lần sau 12 năm. Phát biểu trong một hội thảo diễn ra vào đầu tháng 1, TS Phạm Chi Lan cho rằng việc hàng hóa Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt một phần là do các doanh nghiệp trong nước quá thụ động. Các doanh nghiệp Việt đã bị ám ảnh quá nên lúc nào cũng tìm cách để cạnh tranh với Trung Quốc thay vì học tập từ họ. Theo bà Lan, muốn cạnh tranh với Trung Quốc ngay trên thị trường Việt Nam không phải đi soi xem họ xấu gì, tránh gì mà phải tìm các ngách thị trường để đánh trúng thị hiếu và đối tượng khách hàng.
Hoành hành khắp các tỉnh
Cũng trong năm 2013, không ít lần báo chí trong nước lên tiếng việc thương nhân Trung Quốc thao túng vùng nguyên liệu, nông sản Việt Nam. Câu chuyện thương lái Trung Quốc đi thu gom đĩa, móng trâu, dừa non, rễ cây hồ tiêu... ở những năm trước đến nay đã không còn lạ lẫm hay hiện tượng mà đã trở lên phổ biến và lan rộng ra rất nhiều lĩnh vực.
Gom tôm nguyên liệu tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên để bán cho thương lái Trung Quốc hồi tháng 9-2013.Ảnh: HỒNG ÁNH
Gom tôm nguyên liệu tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên để bán cho thương lái Trung Quốc hồi tháng 9-2013.
Vụ việc thương lái Trung Quốc thu mua tôm nguyên liệu ở khắp các miền trong cả nước vào giữa năm 2013 ảnh hưởng không nhỏ đến ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ trong vòng 2 tuần từ 26-8 đến 11-9, Tổng Cục Thủy sản thuộc Bộ NN&PTNT cùng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có đến 3 lần gửi công văn lên các bộ ngành liên quan đề nghị có biện pháp hữu hiệu kịp thời ngăn chặn và hạn chế thiệt hại cho người nuôi tôm cùng doanh nghiệp. Các công văn này dẫn thông tin cho biết mỗi ngày thương lái Trung Quốc thu gom đến 100 tấn tôm nguyên liệu mỗi tỉnh làm nguồn cung trong nước thiếu hụt, giá cả tăng cao. Thậm chí họ còn thực hiện bơm tạp chất có mục đích gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh tôm Việt Nam.
Một sự việc đình đám không kém xảy ra khoảng tháng 9 - 10 năm 2013 khi các đầu nậu người Trung Quốc thông qua nhiều chủ vựa ở một số địa phương ĐBSCL Cần Thơ, Hậu Giang, Long An...  đi thu gom ốc bươu vàng trong dân với giá mua từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, cao thời điểm lên 18.000 - 19.000 đồng/kg, cao gấp nhiều lần bình thường. Lý do thương lái Trung Quốc mua ốc bươu vàng được người dân truyền tai nhau là để xuất khẩu ra nước ngoài.
Làn sóng săn bắt ốc bươu vàng ở ĐBSCL xuất hiện, nhiều người thậm chí còn thả nuôi ở các ao hồ, đồng, ruộng và các kênh rạch để bán kiếm lời. Một số hộ nuôi vịt thả đồng còn không cho vịt ăn ốc bươu vàng trên ruộng mà để dành bán. Nhiều người đã cảnh báo việc này có thể gây thiệt hại lớn cho các chủ vựa khi thương lái đột ngột ngừng mua ốc bươu như đã từng xảy ra ở một số tỉnh phía Bắc trước đây. Nguy hiểm hơn khi ốc bươu vàng sinh sôi vượt tầm kiểm soát sẽ gây hại rất lớn đến nông nghiệp.
Tiếp sau làn sóng thu mua ốc bươu vàng, thương lái Trung Quốc tiếp tục ồ ạt mua vịt đẻ và săn lùn thịt lợn mỡ ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ với giá cao ngất ngưỡng vào những ngày cuối năm. Đến nay, những vụ việc này chưa gây thiệt hại đáng kể cho người dân và doanh nghiệp mà còn góp phần tạo sự phân khởi cho người chăn nuôi trong bối cảnh giá cả trong nước khá thấp.
Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia và cơ quan quản lý đã lên tiếng cảnh báo về thực trạng này để người dân cảnh giác, tránh chạy theo nhu cầu nhất thời của thương lái Trung Quốc để rồi phải gánh thiệt hại lớn về sau.

USA-NHỮNG MÁY BAY QUÂN SỰ NHANH NHẤT HÀNH TINH (lll)

SOHA- 31/1/2014      -Với công nghệ tên lửa, quân đội Mỹ đang tạo ra những loại phi cơ siêu âm có khả năng bay nhanh gấp hàng chục lần so với vận tốc âm thanh.

North American X-15
Đây không phải máy bay đầu tiên của quân đội Mỹ sử dụng công nghệ tên lửa nhưng hiện tại, nó vẫn là máy bay có người lái nhanh nhất thế giới. Vận tốc tối đa của nó đạt Mach 6.72, tương đương 7.274 km/h. X-15 là phiên bản thử nghiệm nhằm cung cấp dữ liệu cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trong quá trình thiết kế máy bay và tàu vũ trụ.
Những máy bay quân sự nhanh nhất hành tinh (III)
Máy bay có người lái nhanh nhất hành tinh North American X-15. Ảnh: Wikipedia.
Cất cánh lần đầu tiên vào ngày 8/6/1959, các phi cơ X-15 "nghỉ hưu" vào tháng 12/1970. Tập đoàn North American chế tạo 3 chiếc X-15 cho Không quân Mỹ và NASA sử dụng. Trong 13 chuyến bay riêng biệt, chúng đã đưa 8 phi công (bao gồm Neil Armstrong – người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng) lên độ cao 80 km so với mực nước biển. Đây là độ cao cần thiết để thử nghiệm tình trạng của các phi hành gia.
X-15 sở hữu động cơ tên lửa Thiokol XLR99-RM-2 sử dụng nhiên liệu lỏng, cho phép nó bay nhanh gấp 6,7 lần tốc độ âm thanh. Trần bay tối đa của nó lên tới 108 km trong khi vận tốc lên cao đạt 18.288 m/phút. Loại máy bay này không thể tự cất cánh từ mặt đất. Máy bay ném bom chiến lược B-52 thả nó ở độ cao nhất định trước khi động cơ tên đưa nó lên cao.
NASA X-43
NASA chế tạo X-43 nhằm thử nghiệm các khía cạnh khác nhau của một chuyến bay siêu thanh. Nó là máy bay không người lái thuộc chương trình Hyper-X. X-43 cất cánh lần đầu tháng 6/2001 nhưng chuyến bay thất bại do động cơ đẩy mất kiểm soát. Các mẫu thử nghiệm khác có thể bay với vận tốc 10,617 km/h ở độ cao 33.528 m.
Những máy bay quân sự nhanh nhất hành tinh (III)
Động cơ của X-43 tận dụng nguồn không khí di chuyển ở vận tốc siêu âm, cho phép nó đạt tốc độ cao gấp nhiều lần vận tốc âm thanh. Tuy nhiên, X-43 không thể tự cất cánh. Một chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 sẽ thả nó ở độ cao nhất định trước khi động cơ hoạt động.
X-43 là mẫu máy bay không người lái sử dụng một lần. Chúng không thể hạ cánh dù thử nghiệm thành công hay thất bại. Quân đội Mỹ lắp đặt hàng loạt cảm biến trên máy bay để nghiệm thu kết quả. Hiện tại, không quân Mỹ đang thử nghiệm máy bay siêu thanh X-51 Waverider để thay thế X-43. Tuy nhiên, vận tốc cực đại của loại máy bay mới chỉ đạt Mach 5+.
Falcon HTV-2
Siêu tàu lượn không người lái HTV-2 ra đời theo yêu cầu của Cơ quan các dự án phòng thủ tối tân Mỹ (DARPA). Người ta dùng chúng để thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu máy bay siêu thanh thế hệ mới. Trong hai lần thử nghiệm vào năm 2010 và 2011, nó đã đạt tới vận tốc Mach 20, tương đương 24.000 km/h đồng thời vượt qua quãng đường 7.700 km sau 9 phút hoạt động. Tên lửa đẩy Minotaur IV Lite đưa siêu tàu lượn lên cao trước khi nó tự cất cánh.
Những máy bay quân sự nhanh nhất hành tinh (III)
Tàu lượn siêu thanh HTV-2. Ảnh: Aviationweek.
Tuy HTV-2 chưa một lần hoàn tất hành trình bay 30 phút nhưng DARPA không có kế hoạch thử nghiệm siêu tàu lượn lần thứ 3. Các chuyên gia khẳng định, dữ liệu mà họ thu thập trong hai lần trước đó đã rất lớn. Chuyến bay đầu tiên cung cấp đầy đủ thống số khí động học cùng hoạt động bay trong khi thử nghiệm lần hai ưa ra những số liệu chi tiết về cấu trúc thân và nhiệt độ. Lượng dữ liệu ấy đủ lớn để các chuyên gia phát triển một máy bay siêu thanh hoàn hảo.
Boeing X-37B
X-37B khá giống nhưng chỉ nhỏ bằng 1/4 tàu con thoi lừng danh của Mỹ và không có người điều khiển. Người ta đưa tàu con thoi mini vào quỹ đạo trái đất bằng tên lửa trước khi nó tách ra và di chuyển như một vệ tinh. Con tàu trở về trái đất theo nguyên lý hoạt động của tàu con thoi và con người có thể sử dụng nó nhiều lần.
Những máy bay quân sự nhanh nhất hành tinh (III)
Tàu con thoi mini Boeing X-37B. Ảnh: NASA.
Boeing trang bị cho X-37B một động cơ tên lửa Aerojet AR2-3, giúp nó di chuyển với vận tốc 28.044 km/h ngoài không gian. Nó ra đời theo đơn đặt hàng của NASA trong năm 1999 nhưng được chuyển giao cho quân đội Mỹ năm 2004. Hiện tại, không quân Mỹ liên tiếp thử nghiệm các mẫu tàu con thoi này ở độ cao 400 km so với mực nước biển. Mẫu thử nghiệm đầu tiên mang tên USA-212 hoạt động ngoài không gian trong 224 ngày. USA-226, mẫu thử nghiệm thứ hai, du hành trong 469 ngày. Đây là thời gian hoạt động kỷ lục của một phương tiện bay không người lái.

TIN TÀU TRUNG QUỐC TẬP TRẬN GẦN MALAYSIA LÀ "DỐI TRÁ"

KUALA LUMPUR 30-1 (NV) .- Tư lệnh Hải quân Malaysia phủ nhận một bản tin của Tân Hoa Xã nói rằng đoàn chiến hạm của Trung Quốc xuống tập trận ở khu vực Malaysia tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Lính Trung Quốc trên tàu đổ quân Trường Bạch Sơn (số hiệu 989) làm lễ thề giữ biển đảo cướp của Việt Nam ở khu vực Trường Sa nhưng dối trá là diễn ra ở vùng biển chủ quyền Mã Lai.(Hình: Chinamil)

Đô đốc  Abdul Aziz Jaafar, tư lệnh hải quân Malaysia nói với báo Straits Times ở Singapore rằng cuộc tập trận và tuần tiễu của đoàn đặc nhiệm Hải quân Trung Quốc hồi tuần trước trên Biển Đông diễn ra hàng trăm cây số về phía bắc, trong vùng biển quốc tế chứ không diễn ra ở khu vực bãi đá ngầm James Shoal (Trung Quốc gọi là Tằng Mẫu đảo – Zengmu).

Khu vực bãi đá ngầm James Shoal mà Malaysia tuyên bố chủ quyền chỉ cách bờ biển tiểu bang Sarawak của họ khoảng 80km.

Hôm Thứ Hai, Tân Hoa Xã loan tin đoàn đặc nhiệm hải quân Trung quốc với 3 chiến hạm tối tân nhất gồm tàu đổ quân Trường Bạch Sơn (Changbaishan), khu trục hạm Vũ Hán (Wuhan) và khu trục hạm Khải Khẩu (Haikou) đã rời quân cảng trên tỉnh Hải Nam xuống tập trận và tuần tra trên Biển Đông. Đoàn tàu này đi vòng từ quần đảo Hoàng Sa, xuống quần đảo Trường Sa và xâm phạm cả vùng sát với bờ biển Malaysia.

Nguồn tin này khoe rằng lính Trung Quốc đã tuyên thệ quyết giữ biển đảo trên biển Đông mà những đảo đó đã cướp của Việt Nam sau mấy trận hải chiến vào các năm 1974 và 1988. Tân Hoa Xã nói cuộc tuyên thệ diễn ra ở vùng biển James Shoal nhưng như lời Tư lệnh Hải quân Malaysia nói với báo Singapore, Tân Hoa Xã đã tuyên truyền dối trá.

'Cái trò tuyên truyền tuyên thệ đó nếu có thì diễn ra ở vùng biển quốc tế và gần với quần đảo Trường Sa của Việt Nam.' Tướng  Abdul Aziz Jaafar, trong bài bình luận viết trên tờ Straits Times, nói khi Trung quốc đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh xuống tập trận trên Biển Đông những ngày đầu năm thì cũng quanh quẩn ở phía trên, cách Malatsia 1,000 hải lý chứ không tới gần khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.

Ông cho hay thêm là Bắc Kinh thông báo cho Malaysia biết trước về cuộc tuần tra tập trận. Bởi vậy, “không hề có sự khiêu khích nào từ phía Trung quốc hay đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ của Malaysia khi họ tập trận trên vùng biển quốc tế”.

Người ta không được biết Hà Nội và Manila được thông báo gì hay không hoặc Bắc Kinh đưa đoàn chiến hạm tới các vùng tranh chấp để khiêu khích và thách đố. Tân Hoa Xã nói lễ tuyên thệ của lính hải quân Trung quốc diễn ra buổi sáng ngày 26/1/2014 gần đảo Tằng Mẫu (James Shoal) rõ ràng chỉ nhằm lừa gạt dư luận.

Liên quan đến quần đảo Trường Sa, Tân Hoa Xã nói khi tới bãi đá ngầm mà họ gọi là Xích Qua Tiêu (tức đảo đá ngầm Gạc Ma cướp của Việt Nam năm 1988), tướng tư lệnh hạm đội Nam Hải là Tưởng Vĩ Liệt (Jiang Weilie) đã lên căn cứ, thăm hỏi khích lệ lính đồn trú. Từ một bãi đá san hô ngầm, Trung Quốc đã xây dựng thành một căn cứ kiên cố trên biển, có cả radar, truyền hình vệ tinh, điện thoại 3G di động, nhà ở có gắn máy lạnh.

Báo Trung Quốc nói cuộc tuần tra tập trận này gồm cả đổ bộ chiếm đảo, chống tàu ngầm. Việt Nam mới tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên và dự trù sẽ nhận thêm hai chiếc nữa trong năm nay trên tổng số 6 chiếc Kilo-Class đặt mua của Nga để tăng cường khả năng phòng vệ biển đảo.

CÔNG AN ĐỌC LÉN IPAD..TỐNG TIỀN ĐỒNG NGHIỆP $100.000 USD

SÀI GÒN (NV) - Xem chiếc iPad của đồng nghiệp để quên ở lớp học thấy “cảnh nóng,” một trung úy công an CSVN lập kế tống tiền ông nọ với số tiền lên tới 100,000 đôla.

Thẻ học viên của nghi can Trần Phương Bình bị tịch thu. (Hình: Báo Dân Trí)

Sự việc cuối cùng vỡ lở, kẻ tống tiền bị bắt, khai tên Trần Phương Bình, 32 tuổi, cán bộ công an, cấp bậc trung úy, tùng sự tại ban chỉ huy huyện Ðất Ðỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Nạn nhân của ông Trần Phương Bình là ông T.V.L., 30 tuổi, tùng sự tại ban chỉ huy công an tỉnh Ðồng Nai, cư dân thành phố Vũng Tàu.

Theo báo mạng VietNamNet, cả hai ông Trần Phương Bình và T.V.L. đều là học viên lớp “chuyên tu tại chức” của trường đại học cảnh sát ở quận Thủ Ðức, Sài Gòn. Sau một buổi học mới đây, T.V.L. vội vã ra về, bỏ quên chiếc iPad ở giảng đường. Nhân viên làm việc tại trường nhặt được, báo cho ông T.V.L. biết để đến nhận lại.

Vì bận việc, ông T.V.L. nhờ ông Trần Phương Bình nhận và giữ hộ giùm chiếc iPad. Trong khi chờ giao trả lại cho bạn đồng nghiệp, ông Trần Phương Bình tò mò mở iPad ra xem, trông thấy một clip quay “cảnh nóng” của vợ chồng ông T.V.L. Có lẽ “máu nghề nghiệp” nổi lên, ông Trần Phương Bình chép lại đoạn clip “nóng” trước khi giao trả máy lại cho ông T.V.L.

Sau đó, ông Bình tìm cách ném đá giấu tay, dùng điện thoại di động khác để tống tiền bạn đồng nghiệp. Ông Bình nhắn tin buộc ông T.V.L. giao nộp cho ông 100,000 đôla để không bị tung đoạn clip quay cảnh phòng the vợ chồng lên mạng.

Sau hồi thương lượng thông qua tin nhắn, ông T.V.L. đồng ý chuộc lại thẻ nhớ có clip “cảnh nóng” với giá 100 triệu đồng, tương đương 5,000 đôla, và đưa trước 30 triệu đồng, tương đương 1,500 đôla.

Vừa kết thúc vụ thương thảo, ông T.V.L. bí mật báo tin cho công an quận Thủ Ðức biết nội vụ.

Chiều ngày 28 tháng 1, 2014, ông Trần Phương Bình thuê một người lái xe ôm ở bến xe miền Ðông, mang thẻ nhớ đến gặp ông T.V.L. theo lời hẹn để nhận số tiền 30 triệu đồng. Người lái xe ôm này bị bắt khi vừa nhận tiền của ông T.V.L. bỏ vào túi. Ông này khai chỉ là người được thuê đi nhận tiền chứ không biết gì về âm mưu tống tiền của ông cán bộ công an Trần Phương Bình.

Ông Bình cuối cùng cũng đã bị bắt để điều tra. Tại đồn công an quận Thủ Ðức, ông Bình đã thừa nhận hành vi phi pháp kể trên.

NGƯỜI VIỆT Ở CAMPUCHIA..NỖI BẤT AN Ở PHNOM PENH

BBC- 30/1/2014      -Đã vài tuần trôi qua kể từ sau vụ đập phá ở Veng Sreng nhưng gia đình ông Đoàn Bá Khâm vẫn chưa khỏi bàng hoàng xúc động.

Vào lúc bốn giờ chiều ngày 3/1, khi cuộc biểu tình của các công nhân may mặc Campuchia đòi tăng lương tối thiểu vẫn đang diễn ra ở chính khu vực này, một nhóm người đi xe máy đã ập tới quán cà phê Hoàng Anh Minh do con gái và con rể ông làm chủ.

"Họ nói lính Việt Nam bắn chết người biểu tình, nên họ phá quán của người Việt Nam để trả thù," Sok Min, con rể ông Khâm kể lại.
Trong cuộc biểu tình bị lực lượng an ninh Campuchia dập tắt, bốn người bị bắn chết và nhiều người khác bị thương.
Quán cà phê đang kinh doanh thuận lợi 10 năm nay của vợ chồng anh Sok Min bị đập phá tan tành.
Các clip mà người dân xung quanh quay bằng điện thoại di động cho thấy những người Campuchia hung hãn phá biển hiệu, phá tường, đập gãy bàn ghế. TV, đồ đạc, gì lấy được là bị lấy hết.
Thiệt hại lớn nhất là số tiền giữ trong két sắt bị cướp mang đi. Theo ước tính của vợ chồng Sok Min, gia đình anh mất khoảng 40.000 đôla trong vụ cướp phá này.

Ngửa mặt kêu trời


"Nhìn cảnh đập phá ngổn ngang, tôi chỉ biết ngửa mặt kêu trời," Sok Min rơm rớm nước mắt.

Vợ và hai con của anh nay vẫn đang lánh nạn ở Việt Nam. Ông Đoàn Bá Khâm kể: "Chúng nó tới giờ vẫn hoảng hốt, nói gì cũng chỉ nói thầm".
Ông đoan chắc rằng, nếu không phải của người Việt thì quán Hoàng Anh Minh đã không bị đập phá.
Cáo buộc của gia đình ông Khâm hiện giờ vẫn chưa được kiểm chứng vì những kẻ đập phá cơ sở kinh doanh nhà ông vẫn chưa bị bắt.
Tuy nhiên tâm lý e dè, thậm chí kỳ thị người Việt không phải bây giờ mới xuất hiện trong xã hội Campuchia.
Hai nước láng giềng chia sẻ nhiều chương chung gian nan và bão tố trong lịch sử, lại thêm phức tạp vì các tranh chấp đất đai và lãnh thổ.
Gốc rễ của các mâu thuẫn sắc tộc giữa người Khmer và người Việt nằm trong quá trình gần một nghìn năm, ba trăm năm cuối cùng trong đó là sự mở rộng về phía Nam của người Việt trong khi nước Campuchia ngày càng thu nhỏ.
Trong chỉ có 100 năm, từ giữa thế kỷ 17 tới giữa thế kỷ 18, toàn bộ khu vực châu thổ sông Mekong, trong có làng chài Prey Nokor của người Miên, sau gọi là Sài Gòn, trở thành lãnh thổ của Việt Nam.
Cho tới tận 1954, khi ba nước Đông Dương giành độc lập từ Pháp, Campuchia vẫn còn tiếp tục đòi đất Khmer Krom (khu vực đồng bằng Mekong trước thuộc Campuchia) và một số đảo, như đảo Phú Quốc (tiếng Khmer là Koh Tral) từ Việt Nam.
Lãnh đạo Phnom Penh nhiều thời kỳ, từ cựu quốc vương Sihanouk, tới chính quyền Khmer Đỏ dưới sự bảo trợ của Bắc Kinh, đều không ít lần chỉ trích cái mà họ gọi là ‘tham vọng bá quyền’ của Việt Nam.

Người Việt được cho là đã hòa nhập khá sâu vào xã hội sở tại
Cáo buộc người Việt chiếm đất của Campuchia là thường thấy nhất trong những bài diễn văn của giới làm chính trị. Và trong các cuộc đấu đá trên chính trường, 'yuon', hay người Việt, dường như là mục tiêu dễ dàng mà các đảng phái nhắm tới với ý đồ riêng của mình.
Một số chuyên gia, như giáo sư sử học Henri Locard, người đã có gần nửa thế kỷ nghiên cứu Campuchia, cho rằng nạn bài Việt thực ra là thuộc phạm trù chính trị chứ không phải vấn đề xã hội.
"Người Việt ở Campuchia ngày nay đã hội nhập rất sâu vào xã hội Campuchia chứ không như trước. Họ lấy tên Khmer, nói tiếng bản địa, lấy vợ lấy chồng người Campuchia," ông Locard nhận định.
"Những gì chúng ta thấy hiện nay là bắt nguồn từ cạnh tranh chính trị, chứ tôi không cho là người dân thù ghét người Việt."

'Giọt nước cuối cùng'
Sau khi lật đổ chế độ Khmer Đỏ và giúp dựng lên một chính thể thân Hà Nội, quân đội Việt Nam còn ở lại Campuchia thêm mười năm.
Thế nhưng ngay cả sau đó, người Campuchia mới chỉ thể hiện tinh thần bài Việt cực đoan khi sự bất mãn với đảng cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen dâng cao.
Giáo sư Locard nhắc tới một sự kiện mà theo ông, là "giọt nước cuối cùng" khiến tâm lý chống Việt Nam tràn ly:
"Truyền hình có chiếu cảnh ông Hun Sen đi thăm Việt Nam (tháng 12/2013) và đọc diễn văn bằng tiếng Việt. Ông ta nói tiếng Việt sõi như người Việt!


Đoạn phim đó đăng trên YouTube khiến bao nhiêu người giận dữ, vì nó làm cho người ta thêm tin rằng ông ta là chân tay của Việt Nam. Thế rồi ông ta về nước, và bắt đầu trấn áp biểu tình..."
Lúc đó đã có tin đồn, mà người ta cho là đã dẫn tới các cuộc tấn công vào cửa hiệu của người Việt, rằng Hun Sen nhờ Việt Nam điều lính tới dẹp người biểu tình.
Các đảng đối lập với Hun Sen, dù không chính thức tuyên bố bài Việt Nam, cũng thường xuyên đưa thông điệp "Việt Nam chiếm đất của Campuchia", "Việt Nam bóc lột tài nguyên của Campuchia"...
Kinh tế khó khăn, chính trị hỗn loạn bao giờ cũng khiến xu hướng dân tộc chủ nghĩa đi lên.
Một trong những điều gây bức xúc cho người bản địa là hiện diện của "người Việt mới" sinh sống và làm ăn ở Campuchia mà dường như không có ai quản lý.
Con số người Việt ở xứ Chùa Tháp là bao nhiêu cũng không có thống kê chính xác. Có nguồn ước tính khoảng 1/5 dân số sở tại, tức 700.000-800.000 người.
Nhưng con số thực tế có thể hơn thế khá nhiều, theo một số nguồn khác. Nhiều người Việt sống ở Campuchia cả chục năm nay mà trong tay không có giấy tờ hợp lệ.
Có nhà quan sát, như Thun Saray, Chủ tịch tổ chức nhân quyền Adhoc, cho rằng chính phủ Campuchia hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề kỳ thị sắc tộc thông qua điều chỉnh các chính sách của mình.
"Chúng tôi với tư cách tổ chức nhân quyền cho rằng nhận thức của người dân về nhân quyền trong xã hội chúng tôi đã tiến bộ đáng kể."

Siết chặt nhập cư

Có thời như đầu những năm 1970, Campuchia có chính sách chống Việt Nam cực đoan, khiến người Việt ồ ạt tìm đường trốn chạy vì sợ bị thanh trừng.
Theo ông Thun Saray, "các hình thức bạo lực với người Việt Nam bây giờ không còn nữa, người ta rất kiềm chế không dùng bạo lực".
"Tôi nghĩ điều quan trọng nhất lúc này là chính phủ Campuchia cần thi hành luật nhập cư sao cho chặt chẽ để kiểm soát việc nhập cư của người Việt."
Đi Campuchia dịp cuối năm, tôi được ngồi ăn trưa với một nhóm người lao động Việt, mà dù ở xứ này hai chục năm, nhìn vẫn ra nét đồng bằng Bắc Bộ.
Những người ít hiểu biết mà lại bị tuyên truyền thì chắc chắn họ ghét mình rồi."
Các anh "chiêu đãi" món dồi lợn tự làm, ăn với lá mơ lông vì không có húng giổi. Câu chuyện quanh quẩn lại quay về quê hương xứ sở, cái bánh chưng ngày Tết, quả bưởi Diễn cúng Xuân.
Nhớ quê là thế, nhưng không về được nữa. Vợ con, nhà cửa bên này cả, không lẽ bỏ hết để về? Dù biết rằng "đối lập họ lấy mình ra làm cái cớ, để phục vụ cho mưu đồ của họ," như lời anh Đỗ Quang Trọng, thợ xây.
"Những người ít hiểu biết mà lại bị tuyên truyền thì chắc chắn họ ghét mình rồi," anh nói.

MỸ MUỐN ÁN TỬ HÌNH CHO NGHI PHẠM MARATHON BOSTON

BBC- 31/1/2014      -Chính phủ Hoa Kỳ nói sẽ yêu cầu án tử hình cho nghi phạm đánh bom Boston Dzhokhar Tsarnaev.
Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder nói trong một thông cáo: "Bản chất gây tội và thiệt hại gây ra đã khiến chúng tôi có quyết định này".
17 trong số 30 tội danh đối với nghi phạm 20 tuổi đã gắn liền khả năng án tử, như tội sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Vụ đánh bom đã làm ba người chết và hơn 260 người bị thương hồi tháng Tư 2013.
Tsarnaev đã không nhận tội và hiện chưa có ngày xét xử.
Phe công tố cho rằng Tsarnaev và người anh đã chết của nghi phạm này - Tamerlan Tsarnaev, đã chế tạo và đặt bom trong nồi áp suất gần đích đến của cuộc chạy marathon Boston.
Hai anh em sống tại bang Massachusetts, thị trấn Cambridge, nơi có trường đại học Harvard, sau khi di cư tới Mỹ năm 2002 từ vùng Kavkaz miền nam Nga.
Giới chức Mỹ cho rằng lý do đặt bom là để phản đối Hoa Kỳ có hành động quân sự tại các nước Hồi giáo.
Tamerlan Tsarnaev chết ngay trong khi bị cảnh sát rượt đuổi sau vụ đánh bom. Người em trai bị thương và bị bắt khi đang lẩn trốn trong một chiếc thuyền cất trong một nhà dân.
Công tố viện nói Tsarnaev đã viết về lý do đánh bom ở thành trong chiếc thuyền.
Ông ta viết rằng chính phủ Hoa Kỳ đã sát hại "dân thường vô tội của chúng ta" và "tôi không thể để mặc tội ác như vậy xảy ra mà không bị trừng phạt".
Tsarnaev cũng bị buộc tội giết hại một cảnh sát viên ở trường đại học và cướp xe hơi.
Ông ta sẽ bị buộc tội theo luật tử hình liên bang vì Massachusetts đã bỏ án tử hình từ năm 1984.
Kể từ khi hình phạt cao nhất được khôi phục lại ở mức liên bang năm 1988, 70 người đã bị trao án tử hình.
Tuy nhiên mới có ba người bị xử tử, trong có kẻ đánh bom thành phố Oklahoma, Timothy McVeigh, vào năm 2001.


Đêm 30 “trực” cùng bác sĩ Bệnh viện Phụ sản đón bé Minh Châu

Theo Lao động | 31/01/2014 09:21


Một bé gái sinh thường nặng tròn 3kg đã ra đời tại BV Phụ sản TƯ đúng thời khắc giao thừa.

 Cô bé được bố mẹ đặt tên là Minh Châu – với kỳ vọng sẽ em bé sẽ như một viên ngọc sáng. BS Vũ Bá Quyết – GĐ BV đã đến tặng quà và mừng tuổi, chúc em bé hay ăn chóng lớn.
Dự kiến sinh vào ngày mồng 8 Âm lịch, nhưng đang xem dở màn Táo quân, chị Nghiêm Lệ Chi ( 34 tuổi ở Văn Giang, Hưng Yên) có đã dấu hiệu trở dạ nên đã vào  BV Phụ sản TƯ lúc chỉ cách giao thừa chỉ một giờ đồng hồ. Dường như tiếng pháo hoa đì đùng nổ bên ngoài bờ Hồ Hoàn Kiếm ngay gần đó có làm chị phân tâm một chút, khiến cuộc trở dạ kéo dài, nhưng rồi em bé đã ra đời thuận lợi. Bé gái hồng hào, khóc to. Với kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh, y tá Đinh Thị Thu Hiền – Khoa đẻ - thấy cánh mũi của cháu bé chưa thật căng nên đã chủ động cho bé thở oxy thêm 15 phút để bé hết khò khè trong tiếng thở. Một giờ sau, em bé đã được đưa vào bú mẹ - những giọt sữa non bổ dưỡng và quý giá của người mẹ.
GĐ BV Phụ sản TƯ – TS Vũ Bá Quyết – đã đến tặng quà và lì xì may mắn cho cháu bé.
Đêm 30 “trực” cùng bác sĩ Bệnh viện Phụ sản đón bé Minh Châu
Trong 30 phút đầu tiên của năm Giáp Ngọ, ngoài bé Minh Châu, các BS, hộ lý khoa Đẻ, BV Phụ sản TƯ đã đỡ 2 ca sinh khác, đó là 1 công dân nam và 1 công dân nữ trong tương lai. Y tá Thu Hiền cho biết: “Dự kiến sẽ có ít nhất 10 ca sinh trong đêm 30 Tết, rạng sáng mồng 1, các sản phụ đã đều nhập viện và chờ sinh. So với ngày thường, trung bình mỗi đêm tại BV có khoảng 30 ca sinh”.
Có mặt tại BV chúc Tết, động viên các cán bộ công nhân viên BV trực đêm 30 Tết, TS Vũ Bá Quyết  - GĐ BV đã tới thăm tặng và và lì xì cho em bé may mắn. Theo TS Quyết nhận định: “Năm Giáp Ngọ không được coi là năm đẹp nên số ca sinh có thể sẽ không tăng đột biến như những năm Thìn, năm Mùi trước đây”.
Những người không có Tết
Đêm giao thừa, cùng ở BV, nhưng có lẽ chỉ có những ông bố, bà mẹ như chị Chi là có niềm vui. Còn với hầu hết các người bệnh phải ở lại BV trong thời khắc giao năm cũ,năm mới, họ nhiều lo lắng, đau đớn vì bệnh tật hơn. Năm nay, bệnh nhân phải ở lại Tết tại Khoa Ngoại Tổng hợp – BV Ung bướu TƯ ít hơn mọi năm, chỉ có 4 người.
Anh Đỗ Xuân Quyền, 34 tuổi, quê ở Cà Mau bị ung thư đại tràng. Hôm nay anh mổ đã được 15 ngày, dự kiến được về nhà từ ngày 29 Tết, nhưng có biểu hiện sốt nên phải ở lại BV theo dõi. Cơn sốt làm anh mệt và không tập đi lại được mỗi ngày 4 lần như BS khuyên. Anh cố gắng ăn được nhiều để nhanh hồi phục hơn. Thời khắc giao thừa bắn pháo hoa, anh Quyền muốn ra xem, nhưng lại không thể đi được khi đôi chân đi cũng không vững. Vì thế, anh chỉ mong đêm giao thừa sẽ có thể ngủ ngon để sáng mai khỏe khoắn hơn.
Mong ước đêm Giao thừa của anh Quyền chỉ là có một giấc ngủ ngon để sớm mai, anh có sức khỏe chiến đấu với bệnh tật của mình.
Đêm 30 “trực” cùng bác sĩ Bệnh viện Phụ sản đón bé Minh Châu
Tương tự như anh Quyền, bác Nguyễn Trung Kiên (62 tuổi, ở Nam Trực, Nam Định) phát hiện bị ung thư đại tràng cách đây 2 tháng. Hôm nay bác mổ đã được 13 ngày, nhưng do tắc ruột nên cũng chưa thể về nhà ăn Tết. Vừa đi thăm con gái ở xa về Việt Nam, bác Kiên chưa được ở nhà lâu thì suốt 2 tháng qua đã phải liên tục ở BV. Ngày Tết không được về nhà thắp hương cho ông bà tổ tiên, thắp hương mời người vợ thân yêu đã mất về ăn Tết, bác Kiên cũng chảy nước mắt, chạnh lòng nhớ gia đình.
Với điều dưỡng Dương Thị Ngát, khoa Ngoại Tổng hợp, BV Ung bướu TƯ, năm nay đã là năm thứ 2 liên tục trực 30 Tết tại BV. Chị cũng thay mặt cán bộ công nhân viên trong khoa làm mâm cỗ cúng giao thừa giản dị. Hương tàn, chị mang đồ cúng mời các bệnh nhân và người nhà thụ lộc. Chị nói: “Chủ yếu là mời người nhà, chứ bệnh nhân mới mổ xong, nhất là những người mổ ở đường tiêu hóa, họ không nên ăn đồ nếp như xôi, bánh chưng để tránh bị dính ruột; lại cũng không nên ăn thịt gà có da nếu mới mổ vì có chất tanh sẽ khiến vết mổ lâu lành”. Chị Ngát cũng bảo, năm mới đến, làm ở BV thì chẳng có BS, y tá nào không có mong ước là mọi bệnh nhân sẽ chóng lành bệnh. “Nhiều lúc nói chuyện với bệnh nhân, nước mắt chỉ trực trào ra vì thương họ quá nhưng chúng tôi đều không dám khóc vì sợ bệnh nhân sẽ nghĩ ngợi cho rằng chắc bệnh tật của mình nặng, họ lại bi quan”.
Đêm 30 “trực” cùng bác sĩ Bệnh viện Phụ sản đón bé Minh Châu
Mâm cỗ cúng giao thừa xong được điều dưỡng Ngát chia cho bệnh nhân và người nhà cùng thụ lộc, đón năm mới.
Đêm 30 Tết, hầu như mọi khoa/phòng trong các BV đều vắng lặng hơn mọi khi, chỉ có những trường hợp bệnh nhân nặng mới phải ở lại ăn Tết trong BV. Chỉ có khoa Cấp cứu các BV là không nằm trong ngoại lệ đó. Khoa Cấp cứu BV Việt Đức trong vòng 2 giờ sau giao thừa đã tiếp nhận 6 trường hợp tai nạn chấn thương được chuyển đến từ nhiều nơi. Các BS ở đây nhận định: Trong từng đó thời gian, có ngần ấy ca nhập viện, có lẽ cũng là yên ả. Mong ước của các BS là sự yên ả đó kéo dài thêm, dù rằng điều đó là rất khó. Bởi đã thành quy luật từ nhiều năm nay, các ca cấp cứu vì tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt trong dịp Tết thường tăng nhiều bắt đầu từ đêm mồng 1 Tết và cứ như vậy duy trì đến hết nghỉ lễ Tết.
Tại các BV ở Hà Nội như BV Bạch Mai, Việt Đức, BV Nhi TƯ…. có hàng nghìn bệnh nhân phải ở lại BV ăn Tết. Để kịp thời động viên bệnh nhân, các BV đều tặng quà và cung cấp các suất ăn miễn phí trong những ngày Tết tới bệnh nhân.

Đau đầu với hàng rởm và thương lái Trung Quốc

Năm 2013, hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam với con số kỷ lục, đồng thời thương lái Trung Quốc cũng liên tục hoành hành khiến nhiều người phải lo ngại

Nhập siêu kỷ lục
Theo Tổng cục Thống kê năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 13,1 tỉ USD trong khi nhập khẩu từ quốc gia này lên tới 36,8 tỉ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2012 (tương đương 7,8 tỉ USD). Trung Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức 23,7 tỉ USD. Hàng Trung Quốc nhập khẩu rất đa dạng, từ thượng vàng đến hạ cám, “phủ sóng” hầu khắp các chợ đến siêu thị, trung tâm thương mại.
Một số mặt hàng gần như chiếm lĩnh thị trường như rau, củ, quả, hàng nông sản,... với khối lượng nhập khẩu hàng trăm đến hàng ngàn tấn mỗi ngày. Mới đây, Hiệp hội Da giày Việt Nam cho biết năm 2013, tổng dung lượng thị trường nội địa ước chừng 130-140 triệu đôi/năm, tương đương 1,5 tỉ USD thì đã có tới 45% sản lượng tiêu thụ được nhập từ Trung Quốc chủ yếu qua con đường tiểu ngạch.
Rất nhiều loại trái cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Ảnh: Hồng Thúy
Rất nhiều loại trái cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Ảnh: Hồng Thúy
Rất nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng độc hại như đồ chơi chứa chất độc, sữa nhiểm khuẩn, thịt lớn thối, giày dép chứa chất ung thư... khiến người tiêu dùng lo sợ. Tuy nhiên, người bán hàng vẫn luôn ưu ái hàng Trung Quốc hơn vì hai tiêu chí mẫu mã và giá cả. Có nơi còn gắn mác hàng nội để đánh lừa người tiêu dùng như bắp cải, khoai tây, khoai lang, cam quýt Đà Lạt, Tiền Giang...
Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc đã kéo dài nhiều năm và không ngừng gia tăng nhưng vẫn chưa có hướng khắc phục. Thống kê của Bộ Công thương cho thấy năm 2001 nhập siêu từ Trung Quốc chỉ có 210 triệu USD thì năm 2013 đã lên tới 23,7 tỉ USD, tức đã tăng hơn 110 lần sau 12 năm. Phát biểu trong một hội thảo diễn ra vào đầu tháng 1, TS Phạm Chi Lan cho rằng việc hàng hóa Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt một phần là do các doanh nghiệp trong  nước quá thụ động. Các doanh nghiệp Việt đã bị ám ảnh quá nên lúc nào cũng tìm cách để cạnh tranh với Trung Quốc thay vì học tập từ họ. Theo bà Lan, muốn cạnh tranh với Trung Quốc ngay trên thị trường Việt Nam không phải đi soi xem họ xấu gì, tránh gì mà phải tìm các ngách thị trường để đánh trúng thị hiếu và đối tượng khách hàng.
Hoành hành khắp các tỉnh
Cũng trong năm 2013, không ít lần báo chí trong nước lên tiếng việc thương nhân Trung Quốc thao túng vùng nguyên liệu, nông sản Việt Nam. Câu chuyện thương lái Trung Quốc đi thu gom đĩa, móng trâu, dừa non, rễ cây hồ tiêu... ở những năm trước đến nay đã không còn lạ lẫm hay hiện tượng mà đã trở lên phổ biến và lan rộng ra rất nhiều lĩnh vực.
Gom tôm nguyên liệu tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên để bán cho thương lái Trung Quốc hồi tháng 9-2013.Ảnh: HỒNG ÁNH
Gom tôm nguyên liệu tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên để bán cho thương lái Trung Quốc hồi tháng 9-2013.
Vụ việc thương lái Trung Quốc thu mua tôm nguyên liệu ở khắp các miền trong cả nước vào giữa năm 2013 ảnh hưởng không nhỏ đến ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ trong vòng 2 tuần từ 26-8 đến 11-9, Tổng Cục Thủy sản thuộc Bộ NN&PTNT cùng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có đến 3 lần gửi công văn lên các bộ ngành liên quan đề nghị có biện pháp hữu hiệu kịp thời ngăn chặn và hạn chế thiệt hại cho người nuôi tôm cùng doanh nghiệp. Các công văn này dẫn thông tin cho biết mỗi ngày thương lái Trung Quốc thu gom đến 100 tấn tôm nguyên liệu mỗi tỉnh làm nguồn cung trong nước thiếu hụt, giá cả tăng cao. Thậm chí họ còn thực hiện bơm tạp chất có mục đích gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh tôm Việt Nam.
Một sự việc đình đám không kém xảy ra khoảng tháng 9 - 10 năm 2013 khi các đầu nậu người Trung Quốc thông qua nhiều chủ vựa ở một số địa phương ĐBSCL Cần Thơ, Hậu Giang, Long An...  đi thu gom ốc bươu vàng trong dân với giá mua từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, cao thời điểm lên 18.000 - 19.000 đồng/kg, cao gấp nhiều lần bình thường. Lý do thương lái Trung Quốc mua ốc bươu vàng được người dân truyền tai nhau là để xuất khẩu ra nước ngoài.
Làn sóng săn bắt ốc bươu vàng ở ĐBSCL xuất hiện, nhiều người thậm chí còn thả nuôi ở các ao hồ, đồng, ruộng và các kênh rạch để bán kiếm lời. Một số hộ nuôi vịt thả đồng còn không cho vịt ăn ốc bươu vàng trên ruộng mà để dành bán. Nhiều người đã cảnh báo việc này có thể gây thiệt hại lớn cho các chủ vựa khi thương lái đột ngột ngừng mua ốc bươu như đã từng xảy ra ở một số tỉnh phía Bắc trước đây. Nguy hiểm hơn khi ốc bươu vàng sinh sôi vượt tầm kiểm soát sẽ gây hại rất lớn đến nông nghiệp.
Tiếp sau làn sóng thu mua ốc bươu vàng, thương lái Trung Quốc tiếp tục ồ ạt mua vịt đẻ và săn lùn thịt lợn mỡ ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ với giá cao ngất ngưỡng vào những ngày cuối năm. Đến nay, những vụ việc này chưa gây thiệt hại đáng kể cho người dân và doanh nghiệp mà còn góp phần tạo sự phân khởi cho người chăn nuôi trong bối cảnh giá cả trong nước khá thấp.
Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia và cơ quan quản lý đã lên tiếng cảnh báo về thực trạng này để người dân cảnh giác, tránh chạy theo nhu cầu nhất thời của thương lái Trung Quốc để rồi phải gánh thiệt hại lớn về sau.

Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới


Lạc Trung - theo Trí Thức Trẻ | 31/01/2014 09:00


(Soha.vn) - Sau màn pháo hoa đầy ấn tượng chào năm mới, dòng người hối hả ra về, bỏ lại phía sau hàng "núi rác". Rác ở khắp nơi, từ lối đi, bãi cỏ cho đến mặt hồ.


Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Sau màn bắn pháo hoa ấn tượng, Hồ Gươm đầy rẫy những tờ báo được dùng để ngồi bị bỏ lại.
Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Chai, lọ, túi nilon vứt đầy bờ hồ.
Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Trên lối đi cũng đầy rẫy những tờ báo cũ.
Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Thảm cỏ
Thảm cỏ
Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Năm nào cũng vậy, các chị lao công lại cần mẫn với công việc làm sạch Thủ đô trong đêm giao thừa.
Năm nào cũng vậy, các chị lao công lại cần mẫn với công việc làm sạch Thủ đô trong đêm giao thừa.
Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Nặng nề những đống rác được thu gom trong đêm.
Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Vẻ mặt thấm mệt của một chị lao công.
Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Một số bạn trẻ cũng giúp đỡ các chị lao công trong đêm giao thừa bằng cách thu gom rác vào thùng rác gần đó.
Hình ảnh những người làm đẹp Thủ đô sớm nhất năm mới
Nhà thơ Tố Hữu từng ví các chị lao công như là sắt, như đồng quả không sai.
Giao thừa là giờ phút linh thiêng, gia đình đoàn tụ bên nhau nhưng giữa tiết trời giá buốt đêm 30, ở nhiều góc phố, những người công nhân quét rác vẫn lặng thầm, cần mẫn với công việc của mình.