Tuesday, May 19, 2015

Tiếc cho những tài năng

Mấy hôm nay dư luận tỏ ra bất ngờ khi theo bảng xếp hạng chất lượng trường học toàn cầu lớn nhất từ trước tới nay của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa được công bố, Việt Nam được xếp thứ 12 dựa trên kết quả kiểm tra toán học và khoa học ở tuổi 15. Dân cư mạng tỏ ra bất ngờ trước thứ hạng “khủng” này, khi Việt Nam qua mặt luôn cả Mỹ, Úc, Pháp, Thái Lan, hay rất nhiều các quốc gia châu Âu, châu Mỹ khác. Bản thân tôi chẳng mấy bất ngờ, và rồi đầu óc cứ quay cuồng bởi không ít suy nghĩ quả thật không mấy sáng sủa.   
Tôi cũng từng trải qua những năm tháng phổ thông, và chứng kiến biết bao bạn học cùng trang lứa thành công như thế nào với các cuộc thi toán, khoa học trong nước và quốc tế. Thời chúng tôi, mái trường được đặc trưng bởi những lão làng toán học vốn sống và học tập, làm việc từ trước những năm 1975. Nói như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chúng tôi được đào tạo ra nhờ những “cây đa, cây đề” trong lĩnh vực khoa học; được học phương pháp nhiều hơn kiến thức; được truyền thụ niềm đam mê hơn là nghĩa vụ hay trách nhiệm học hành. Để rồi ngày chúng tôi bước ra nước ngoài du học, trước một chân trời mới, chúng tôi cũng dễ dàng thích nghi vì ý thức học tập tự giác và năng lực tự nghiên cứu của mình.
Không phải ngẫu nhiên mà OECD chọn đối tượng 15 (tức lớp 9 ở Việt Nam) làm đối tượng đánh giá. Xin thưa, từ 15 tuổi, nếu được giáo dục một cách chuẩn mực và bài bản, thì các em đã có ý thức để tự học và tìm được cách để phát triển sự nghiệp học hành. Cái mà mấy bác cứ tuyên truyền “học suốt đời” trong nền giáo dục Việt Nam chính ra là nền tảng cơ bản mà lẽ ra các em, các cháu, các con phải được dạy từ thuở thiếu thời chứ không phải chỉ được nhắc trên các phương tiện thông tin đại chúng để “làm màu” che đậy những yếu kém nội tại bị bưng bít và ì ạch bên trong.
Lật từng trang vở, từng quyển sách của các em ở cái “thuở bây giờ” mới thấy xót xa cho một nền giáo dục nhồi nhét kiến thức một cách vô thưởng vô phạt. Tôi không đánh đồng giá trị của nền giáo dục này hay tâm huyết của không ít giáo viên vẫn đang nỗ lực vực dậy chất lượng giáo dục nước nhà. Nhưng nếu ông Bộ trưởng giáo dục thử vác trên vai chiếc cặp của đứa cháu tôi đang học lớp 5 thôi, ông sẽ hiểu vì sao các em không thể sáng tạo, nếu không muốn nói là sức sáng tạo ngày càng suy giảm theo thời gian. Mỗi ngày đến trường, ngoài chuyện “hưởng thụ” cái không khí ồn ào và bụi bặm của Sài Gòn, các em phải vác chiếc cặp nặng trĩu chứa biết bao chữ nghĩa mà chính các em cũng không ý thức được học để làm gì.
Hay một lần nào đó, các quan chức giáo dục hãy bớt chút thời gian đóng vai các em học sinh tiểu học, trung học để một lần sống trong cảnh sáng tinh mơ phải vác cặp đến trường, trưa học thêm toán, chiều học văn, tối học ngoại ngữ, khuya phải làm bài tập ở trường… Một tuần bảy buổi, trẻ em đi học còn hơn cánh người lớn chúng tôi đi làm. Đến nỗi có hôm đứa cháu nó tuột canxi mà vẫn giật mình trong cơn mộng mị vì chiều nay nó phải đến trường để còn học thêm, học bớt nếu không muốn… bị đì.
Một phụ huynh ngồi tâm sự với tôi: “Nói thật với anh, tôi hết niềm tin vào giáo dục nước mình. Năm nào chúng tôi cũng nghe nói cải cách, vậy mà cặp sách con tôi vẫn nặng như ngày nào. Tôi không ép con tôi học, nhưng nó bảo không học thì làm bài thi không được vì bài đó thầy chỉ dạy trong lớp dạy thêm. Nghe chính phủ cấm dạy thêm, nhưng thật ra các thầy các cô vẫn dạy, bằng nhiều hình thức trá hình mà chẳng ai mảy may hành động để ngăn chặn. Thời của tôi làm gì có chuyện đó, nhưng vẫn đầy người giỏi. Giờ thì các em đi học không phải để biết cách làm toán, làm văn mà là vì học để đối phó, để làm cho được bài thi. Con tôi hỏi tại sao cô giáo không công bằng, tại sao phải đi học thêm mới làm bài được khi nhiều bạn nhà nghèo không đủ tiền. Tôi cũng không biết trả lời sao để con không phải mất niềm tin vào xã hội này”.
Thế hệ chúng tôi không thiếu những tay toán, tay lý đạt giải Olympic quốc gia hay quốc tế. Tôi tin OECD xếp hạng Việt Nam cũng sẽ dựa nhiều vào thành tích của rất nhiều em mang vinh dự giải thưởng quốc tế về cho nước nhà. Thế hệ 15 tuổi có không ít thiên tài bẩm sinh như kiểu Ngô Bảo Châu, nhưng rồi các em cứ mai một dần theo những con chữ méo mó và lòng người đa đoan. Để rồi vào đại học, các em bị sốc trước một đại dương kiến thức mà các em thì bồng bềnh trên những chiếc tàu không máy điều khiển, không phao để dự phòng và cũng chẳng có la bàn để biết mình sẽ đi về đâu.
Nhiều bậc phụ huynh sau khi con hoàn thành lớp 9, ngay lập tức tìm cách cho con mình “tỵ nạn giáo dục” một cách đau lòng. Những em có tài thì tìm học bổng để tìm đến châu Âu, Mỹ hay Úc - những quốc gia có thứ hạng giáo dục tuổi 15 thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Không phải cứ “nước ngoài” là tốt, nhưng ít nhất các em được truyền thụ niềm đam mê, phương pháp tự học và có thể học suốt đời mà không phải lo lắng về bất kỳ điều gì liên quan “phí bôi trơn” cho chuyện học hành. Dù bị bỏ giữa mớ kiến thức hỗn độn và nhiễu loạn của thời đại internet và thế giới phẳng, nhưng các thầy cô, giáo sư vẫn đủ kiên nhẫn để hướng dẫn các em cách xác định thế mạnh, phát huy sự sáng tạo và tìm đến niềm đam mê. Để rồi lần lượt các em bước vào những doanh nghiệp, viện nghiên cứu hay các cơ quan danh tiếng nhất hành tinh.
Mừng cho các em bao nhiêu thì chúng tôi xót xa cho phận nước nhà phải nạn “chảy máu chất xám” bấy nhiêu. Hàng ngày báo chí vẫn cứ đưa tin đều đều về “người gốc Việt” đạt những thành tích đến mức bạn bè quốc tế phải cúi đầu nể phục. Nhưng rồi chẳng mấy ai về Việt Nam để cống hiến, vì có về thì cũng không có đất dụng võ, hoặc sẽ phải ì ạch với mức lương sống còn không nổi nói chi là sống để làm việc.
Tiếc thay cho không ít phận tài năng vẫn cứ lưng chừng trên cuộc đời học tập của mình. Nhiều em giỏi từ thời tiểu học, để rồi vào học ngành kỹ sư điện, cơ khí cũng phải lắc đầu chán nản vì mãi loay hoay với những môn mang tiếng là đại cương nhưng chẳng biết “đại cương” – tức kiến thức nền tảng - ở chỗ nào. Nào là triết học, mỹ học, xã hội học… những môn vốn rất thời thượng và cao quý ở trời Tây thì trở thành nổi ám ảnh với sinh viên Việt Nam sau khi ngồi dự các lớp  học dài cả buổi, thậm chí cả ngày để rồi toàn nghe về quan điểm đến nổi ngủ cũng đầy ác mộng.
Hôm rồi Việt Nam tưng bừng làm lễ kỷ niệm 40 năm ngày độc lập. Một em sinh viên nữ ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu hùng hồn rằng sẽ noi gương “con đường cách mạng” của anh Lý Tự Trọng, sẽ quyết đi theo con đường cách mạng ấy. Chín mươi triệu dân ngồi nghe với quá nhiều cảm xúc khác nhau. Bản thân tôi lại nghĩ ngay cả một sinh viên đại học, đại diện cho giới trẻ Việt Nam, lại không hiểu hai chữ “cách mạng” là gì. Thời anh Lý Tự Trọng, tầng lớp lao động bị áp bức, vùng dậy cách mạng (từ dưới lên), thay đổi giới cầm quyền đã đành. Còn các em, chẳng biết học từ đâu ra, để rồi hô hào cách mạng trong thời bình, thay vì phải lên tiếng cho những “cải cách” (từ trên xuống) mang tính thực tế hơn, hiệu quả hơn, quyết liệt hơn ở Việt Nam, điển hình như giáo dục. Hay các em cũng muốn “từ dưới vùng lên” như anh Lý Tự Trọng?
Việc áp dụng hai từ “cách mạng” một cách vô thưởng vô phạt đủ thấy những sản phẩm “bị lỗi” trong nền giáo dục còn quá nhiều rủi ro. Chính các em không ý thức được miệng mình nói ra cái gì, để rồi bị điều khiển và trở nên yếu kém về bản lĩnh, ngay cả khi các em có thành tích thật đáng nể thời còn phổ thông.
Hôm nay ngồi đọc tin giáo dục Việt Nam vào tốp đầu thế giới, nửa tự hào, nhưng rồi lại xót xa cho một cái kết cục không mấy tốt đẹp cho những tài năng: hoặc bồng bềnh vô định, hoặc bán chất xám ở xứ xa.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Những tiêu chuẩn đối nghịch quyết liệt



Bùi Tín
20.05.2015

Hội nghị Trung ương 11 đã đề ra tiêu chuẩn rất tỉ mỉ, cụ thể để lựa chọn người được đề cử, ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Trong Đảng CSVN, chưa bao giờ vấn đề nhân sự được bàn cãi nhiều và sôi nổi như trong cuộc họp này.

Cuộc họp đã ra nghị quyết chỉ rõ: "Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 phải là một tập thể vững mạnh, đoàn kết thống nhất chặt chẽ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có tầm nhìn chiến lược, có trí tuệ tư duy đổi mới sáng tạo, ý chí chiến đấu cao, kỷ luật nghiêm minh, có tính đảng cao, biết lắng nghe, tự phê bình và phê bình nghiêm túc, quy tụ được sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, có uy tín năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới".

Thật là đầy đủ, chỉ thiếu có chữ "dân chủ", dân chủ trong đảng và dân chủ trong xã hội. Tuyệt nhiên trong bản tiêu chuẩn trên đây không hề có khái niệm dân chủ, đây là một điểm rõ ràng nói lên bản chất độc đoán của Đảng CS tối kỵ với dân chủ.

Về tiêu chuẩn của một Ủy viên Trung ương còn dài dòng hơn nhiều, kể ra thành 3 nhóm tiêu chuẩn cụ thể:

1. Tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh đường lối của Đảng, hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc...

2. Phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, gương mẫu, được cán bộ, đảng viên và quần chúng tín nhiệm, biết lắng nghe, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc, bản thân không quan liêu, cơ hội vụ lợi, không tham vọng quyền lực và kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, quan liêu tham nhũng, không để vợ, chồng, con, người thân lợi dụng chức quyền để mưu lợi, có ý thức giữ gìn sự đoàn kết thống nhất của Đảng, gương mẫu chấp hành sự phân công và nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê binh và phê binh, công minh và công bằng trong đánh giá và sử dụng cán bộ.

3. Có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược để tham gia hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương, có năng lực cụ thể về lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước, qua thực tiễn thể hiện, là người sáng tạo, nhiệt huyết, năng lực, làm việc có hiệu quả, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, đoàn kết, quy tụ, phát huy đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực, địa bàn được phân công, có ý thức trách nhiệm và khả năng tham gia thảo luận, đóng góp vào các quyết định chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ.

Có thể dễ đàng thấy ngay các tiêu chuẩn trên đây không nhất quán với nhau, nhiều tiêu chuẩn trái ngược nhau, cãi vã nhau quyết liệt, không thể chung sống với nhau. Có khá nhiều điều đối nghịch nhau như lửa với nước. Làm sao có được tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần đổi mới và sáng tạo, biết lắng nghe quần chúng và trí thức dân tộc khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương kiên định chủ nghĩa Mác- Lê đã quá lỗi thời một cách hiển nhiên, đã bị lịch sử lên án và kết luận là sai lầm của nhân loại, khi kiên định chủ nghĩa CS và chủ nghĩa xã hội cũng đã bị cả loài người lên án là ảo tưởng và tội ác chống nhân loại, với một tượng đài tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa CS hiện thực trên toàn thế giới, trong đó có hàng triệu nạn nhân người Việt ta?

Làm sao Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương có thể bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc khi còn duy trì những cam kết bất bình đẳng trong cuộc mật đàm Thành Đô tháng 9/1990, trải qua 5 đời Tổng bí thư, gần đây lại được củng cố thêm một cách cực kỳ nguy hiểm bởi Tuyên bố chung Tập Cận Bình - Nguyễn Phú Trọng tháng 5/ 2015 mới đây?

Một điều rất mỉa mai đáng hổ thẹn là chính nhiều ủy viên Bộ Chính trị và không ít ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng hiện tại xét ra theo công luận cũng không đủ tiêu chuẩn vừa được quyết định tại cuộc họp lần thứ 11 khoá 11.

Chỉ xin kể ra vài ví dụ. Tất cả các Uỷ viên Bộ Chính trị là Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Bộ Chính trị là Phó Thủ tướng, ủy viên Bộ Chính trị là Trưởng ban Tổ chức Trung ương đều bị tố cáo là cá nhân chủ nghĩa, vun vén cho chị em, con cái làm giàu bất chính thành những tỷ phú bất minh, có người còn cử con gái mới 22 tuổi làm Chủ tịch Uỷ ban quản trị một công ty xây dựng lớn, chà đạp ngang nhiên lên luật pháp, cương lĩnh và điều lệ đảng. Nhưng tất cả đều vô can, coi như không có gì xảy ra.

Đã vậy con người cá nhân chủ nghĩa như thế lại đóng vai chủ chốt trong việc đề ra quy hoạch cán bộ cho Đại Hội Đảng kỳ 12 sắp đến, nắm quyền đề xuất việc phân phối các chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước. Như thế thì công tác tổ chức của Đảng không hỗn loạn, nói một đằng làm một nẻo mới là lạ.

Sau khi có nghị quyết về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo nói trên, 2 ông nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh nên nêu gương giải trình về tài sản riêng tư, chỉ riêng về nhà cửa lộng lẫy như cung vua, phủ chúa, đầy vàng bạc, trống đồng, tượng bán thân, đồ cổ trang trí được đưa rộng rãi trên báo chí, chưa nói đến của chìm và những chuyện dâm ô vô đạo của hai ông, để xem quý ngài sẽ trả lời ra sao cho toàn Đảng, toàn dân được thông hiểu.

Còn ông đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xin ông cho biết ông đã có điểm son nào để chứng minh là ông chống tham nhũng quyết liệt, rằng ông là con người sáng tạo, có tầm nhìn, tư duy chiến lược, có trí tuệ.

Điều đặc biệt trong nghị quyết về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo lần này có thêm một mục quy định "kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong những khuyết điểm như sau: bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối nguyên tắc của Đảng, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt...; để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng tiêu cực lớn ở địa phương đơn vị, ...kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình được nguồn gốc...".

Đây là mối quan tâm rất đáng hoan nghênh để tài sản công không bị xà xẻo rơi vãi quy mô lớn. Nhưng làm thế nào để tránh khỏi tai họa đó khi Bộ Chính trị nắm độc quyền quyết định về chi thu ngân sách quốc gia, về nhận và phân phối quỹ viện trợ quốc tế ODA và quỹ đầu tư quốc tế FDI, về thanh tra và kiểm toán ngân sách, Quốc hội không có thể kiểm tra một cách nghiêm minh, đến mức trong và ngoài nước có nhiều chuyên gia kinh tài phỏng đoán rằng ở VN số tiền ngân sách bị xà xẻo, rơi vãi vào túi các quan chức CS cùng các phe nhóm lợi ích của họ có thể vào khoảng trên dưới 20 % ngân sách, nghĩa là vài chục tỷ đô la mỗi năm. Cứ xem các vụ tham ô lớn ở Việt Nam và Trung Quốc thì đủ rõ, các tham quan ô lại CS lớn thường có tài sản mà các nhà đại điền chủ và đại tư sản thuở xưa chỉ là những con thỏ bên những con bò béo mập. Đây chính là cái sai lầm gốc, cái sơ hở khổng lồ của cơ chế, do Bộ Chính trị chịu trách nhiệm chủ yếu, do đó đã phạm ngay "khuyết điểm" lớn của những người không được để lọt lưới và cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Có quá nhiều điều tréo cẳng ngỗng, trái ngược nhau, đối kháng nhau trong các tiêu chuẩn đã quy định. Điểm trên cải nhau với điểm dưới, thật rất khó vận dụng được thông suốt, trôi chảy.

Thật là một cuộc đánh đố đầy gian lao đặt ra cho các đại biểu tham dự Đại Hội 12 để bầu ra một Ban Chấp hành Trung ương vừa kiên định chủ nghĩa Mác Lê, kiên định CNCS và CNXH mơ hồ ảo tưởng, lại có trí tuệ và sáng tạo, trung thành với dân tộc và nhân dân.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.    

Quan hệ Việt-Trung: Bằng mặt, không bằng lòng?

Ảnh chụp từ trang web của Bộ Quốc phòng Việt Nam cho thấy Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn nắm chặt cả hai bàn tay của nhau tại lễ đón, trong khi các quan chức khác của hai nước đứng nhìn.
VOA Tiếng Việt
19.05.2015
Các cử chỉ nồng ấm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc vẫn làm dậy sóng dư luận, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh có những hành động đơn phương gây leo thang căng thẳng trên biển Đông.

Tin cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn lần đầu tiên hội đàm tại biên giới trên bộ hôm 15/5 vừa qua.

Các bức ảnh đăng tải cho thấy hai vị lãnh đạo nắm chặt cả hai bàn tay của nhau, trong khi các quan chức khác của hai nước đứng nhìn.

Báo chí trong nước dẫn lời ông Thanh nói rằng cuộc giao lưu hữu nghị Việt – Trung trên biên giới lần hai “thể hiện quyết tâm cao trong hợp tác quốc phòng gữa hai nước, cho thấy Việt Nam và Trung Quốc hết sức coi trọng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc trích lời ông Thường nói rằng Bắc Kinh trân trọng mối quan hệ với Việt Nam, và sẽ triển khai sự đồng thuận đạt được giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.

"Từ lâu Trung Quốc không phải là nước xã hội chủ nghĩa, mà nó là nước đại Hán. Cho nên là chuyện nó lấn át được Việt Nam nó cứ lấn át. Lấn được bước nào thì cứ lấn. Cái chuyện mà lúc nó chơi cái này, nó thỏa hiệp cái này, làm ra vẻ hòa hoãn cái này, trong khi đó nó lại chơi cái chuyện khác thì là chuyện tất nhiên. Biên giới trên bộ thì Bộ trưởng hai bên gặp nhau, thỏa thuận, ra vẻ hòa bình, hữu nghị lắm, nhưng trên biển họ vẫn gây sự, cấm đánh bắt cá ở vùng biển của Việt Nam..."-Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được trích lời nói thêm rằng phía Bắc Kinh sẽ coi trọng phương châm 4 tốt giữa hai nước: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu kỳ cựu về quan hệ Việt – Trung, cho biết quan hệ giữa hai nước láng giềng từng được coi là “môi hở, răng lạnh” đã “chuyển sang một giai đoạn mới, khác hẳn ngày xưa”. Cựu quan chức ngoại giao của Việt Nam nói thêm:

“Từ lâu tôi đã bác bỏ nhận định cho rằng Trung – Việt cùng là nước xã hội chủ nghĩa cuối cùng còn lại vì từ lâu Trung Quốc không phải là nước xã hội chủ nghĩa, mà nó là nước đại Hán. Cho nên là chuyện nó lấn át được Việt Nam nó cứ lấn át. Lấn được bước nào thì cứ lấn. Cái chuyện mà lúc nó chơi cái này, nó thỏa hiệp cái này, làm ra vẻ hòa hoãn cái này, trong khi đó nó lại chơi cái chuyện khác thì là chuyện tất nhiên. Biên giới trên bộ thì Bộ trưởng hai bên gặp nhau, thỏa thuận, ra vẻ hòa bình, hữu nghị lắm, nhưng trên biển họ vẫn gây sự, cấm đánh bắt cá ở vùng biển của Việt Nam. Theo tôi, không thế thì không phải là Trung Quốc.”

Ngoài việc tiến hành thảo luận song phương, ông Thanh và ông Thường còn trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Nhà văn hóa Hữu nghị biên giới Việt – Trung.

Tin cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc còn trao tặng cho người đồng cấp phía Việt Nam một chiếc bình gốm mà báo chí trong nước nói là “đặc trưng phong cách Trung Hoa”.

Hai nhà lãnh đạo quân sự Việt – Trung còn chứng kiến cuộc tuần tra chung của lực lượng biên phòng hai phía.

Một bạn đọc có tên là Giả Nai bình luận trên trang web của VOA Việt Ngữ: “Đang lúc tình hình biển Đông đang căng thẳng, Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan 981 vào vùng lãnh hải Việt Nam... mà bộ trưởng bộ quốc phòng CSVN vẫn coi trọng hợp tác quân sự với Trung Quốc, xem việc chiếm lấn lãnh hải Việt Nam tựa như không có gì xảy ra!...”

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nhận định thêm về cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt – Trung:

“Mặt trên bộ mà yên được với Trung Quốc thì cũng tốt hơn là để cho họ gây sự, họ quấy rối. Phải nói thật như thế. Tôi làm về Trung Quốc từ lúc còn trẻ tới bây giờ tôi ngoài 80 tuổi rồi, tôi thấy là mệt lắm. Nếu để họ quấy rối, gây chuyện với mình trên biên giới trên bộ thì nhiều chuyện lắm. Cho nên nếu mà yên ổn được thì cứ yên. Còn mặt nào chưa yên được thì phải chịu, phải đấu tranh với nhau thôi”.

“Đang lúc tình hình biển Đông đang căng thẳng, Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan 981 vào vùng lãnh hải Việt Nam... mà bộ trưởng bộ quốc phòng CSVN vẫn coi trọng hợp tác quân sự với Trung Quốc, xem việc chiếm lấn lãnh hải Việt Nam tựa như không có gì xảy ra!...”-Bạn đọc VOA bình luận.

Các hoạt động tại một phần đường biên giới trên bộ dài khoảng hơn 1.000 km diễn ra trong bối cảnh tranh chấp biển Đông nóng lên thời gian qua, với việc Trung Quốc tiếp tục công khai các hoạt động lấn biển tại các khu vực tranh chấp.

Chưa rõ là hai vị lãnh đạo quân đội hai nước có bàn về những tranh chấp trên biển hay không. Báo chí Việt Nam không đề cập tới điều này.

Liên quan tới giàn khoan dầu gây tranh cãi từng đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất trong nhiều tập kỷ hồi năm ngoái đang hiện diện trên biển Đông, Việt Nam tuyên bố “đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển."

Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới đây đã hoan nghênh phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ về chủ đề “Bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ tại Biển Hoa Đông và Biển Đông”.

Việt Nam ‘không đẩy ngư dân vào tình thế nguy hiểm’

Thuyền đánh cá neo đậu gần đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
Thuyền đánh cá neo đậu gần đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
VOA Tiếng Việt
19.05.2015
Cơ quan bảo vệ quyền lợi của ngư dân của Việt Nam cho biết họ không đẩy các ngư phủ vào chỗ nguy hiểm khi tiếp tục kêu gọi ngư dân ra khơi, bám biển Đông, dù Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong ba tháng tới.

Ông Nguyễn Ngọc Đức, Chánh văn phòng Hội nghề cá Việt Nam, bảo vệ hành động của Hội này với tuyên bố rằng “biển của Việt Nam thì ngư dân Việt Nam có quyền đánh bắt”. Ông nói thêm:

“Hội nghề cá cũng đã thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho ngư dân Việt Nam rằng đi đánh bắt phải hợp pháp, đúng với chủ quyền của Việt Nam, và khi đi thì mang đầy đủ trang thiết bị thông tin liên lạc, đánh bắt theo tổ đội để đoàn kết hỗ trợ nhau trong việc đánh bắt trên biển. Chúng tôi cũng kiến nghị lực lượng cảnh sát biển Việt Nam rồi lực lượng kiểm ngư Việt Nam thường xuyên hiện diện trên các vùng biển mà thuộc chủ quyền của Việt Nam để hỗ trợ cho ngư dân kịp thời. Biển của Việt Nam thì đương nhiên chúng tôi phải tiếp tục đánh bắt, không thể gọi là đẩy ngư dân Việt Nam vào chỗ nguy hiểm được.”

Chúng tôi kiến nghị lực lượng cảnh sát biển Việt Nam rồi lực lượng kiểm ngư Việt Nam thường xuyên hiện diện trên các vùng biển mà thuộc chủ quyền của Việt Nam để hỗ trợ cho ngư dân kịp thời. Biển của Việt Nam thì đương nhiên chúng tôi phải tiếp tục đánh bắt, không thể gọi là đẩy ngư dân Việt Nam vào chỗ nguy hiểm được.”.”
Chánh văn phòng Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Ngọc Đức.
Thành phố Hải Khẩu thuộc tỉnh Hải Nam mới thông báo cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8 trong vùng biển bao gồm cả vịnh Bắc Bộ.

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh đơn phương ban hành lệnh cấm, và những năm trước, Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối.

Ông Đức thừa nhận rằng, trong những năm trước, đã xảy ra một số vụ việc. Ông nói:

“Trung Quốc có thể là xua đuổi tàu cá của Việt Nam một cách trái phép. Hiện tượng này cũng đã diễn ra và năm ngoái cũng có một số trường hợp, và chính phủ Việt Nam cũng đã kịp thời can thiệp cũng như đàm phán với phía Trung Quốc để không được bắt giữ ngư dân trái phép. Nếu bắt giữ thì phải thả vô điều kiện tàu cá và ngư dân Việt Nam về nước. Tuy nhiên, một số trường hợp bất lợi cũng đã xảy ra như bắt giữ tàu thuyền và đánh đập ngư dân thì Việt Nam cũng đã kịch liệt phản đối và can thiệp kịp thời thông qua con đường ngoại giao.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 16/5 vừa qua đã phản đối lệnh cấm đánh bắt này, coi đó là hành động “vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”.

Đáp lại, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ sự chống đối của Hà Nội.

Ông Hồng Lỗi nói rằng việc cấm đánh bắt cá “ không những là biện pháp quản lý hành chính chính đáng nhằm bảo vệ tài nguyên biển, đồng thời cũng là biện pháp nhằm làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc”.

Kế hoạch đưa tiếng Hoa vào trường phổ thông

Cát Linh, phóng viên RFA
2015-05-19  
000_Hkg481092.jpg
Thư pháp tiếng Trung Quốc được viết vào đầu năm mới âm lịch tại Văn Miếu, Hà Nội ngày 20 tháng 2 năm 2007. AFP photo

Thông tin về kế hoạch của Bộ Giáo dục- Đào tạo sẽ chính thức đưa môn tiếng Hoa vào giảng dạy từ cấp tiểu học, trung học cơ sở tại Việt Nam gây xôn xao dư luận; vì theo nhiều nhà giáo dục và các bậc phụ huynh trong nước thì cách làm đó là chưa phủ hợp.

‘Đã được đề cập cách đây vài năm’

Từ đầu những năm 1990, tiếng Anh đã được đưa vào chương trình phổ thông như một môn học bắt buộc. Sau đó, học sinh có thêm lựa chọn là tiếng Pháp, Nhật. Thế nhưng, với kế hoạch đưa tiếng Hoa, một ngoại ngữ mà quốc gia sử dụng là quốc gia có số dân lớn nhất thế giới lại là vấn đề mà Bộ GDĐT cân nhắc trong thời gian khá lâu.  Và đồng thời việc này cũng gây ra khá nhiều tranh cãi dù chưa có thông tin chính thức.

Tiến sĩ, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập Vũ Thị Phương Anh cho biết rằng, vì không phải là người dạy về tiếng Hoa nên bà không có sự theo dõi chi tiết về điều này, nhưng bà biết chắc chắn rằng Bộ Giáo dục vào đào tạo (Bộ GDĐT) đã từng đề cập đến. Bà cho biết:

“Việc bộ Giáo dục có kế hoạch là đưa tiếng Hoa vào trường phổ thông thì đúng là có được đề cập cách đây một vài năm.”

Cũng cùng nhận định trên, Phương Thảo, một giáo viên dạy môn Anh ngữ, lớp chuyên Anh ở trường Lê Quí Đôn, quận 3 cho biết cách đây một năm có nghe về việc đưa tiếng Hoa vào chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, sau đó thì không thấy Bộ GDĐT công bố gì thêm về kế hoạch này. Gần đây thì lại thấy một số thông tin trên các mạng xã hội chứ trong các cuộc họp của giáo viên và Sở Giáo dục thì hoàn toàn không đề cập đến.

"... với tư cách là một người dạy ngoại ngữ, tôi cho rằng dạy tiếng Hoa không phải là một lựa chọn kém. Vì trên thế giới, chỉ có một số ngôn ngữ được sử dụng phổ biến, tiếng Hoa, nếu tôi không lầm thì nó đứng hàng đầu."- Tiến sĩ Phương Anh

“Về tiếng Hoa thì chưa nghe nói, chỉ mới nghe một số thứ tiếng khác, Trong đó những cái đã chính thức thực hiện như năm nay bắt đầu đưa tiếng Đức vào. Năm trước thì tiếng Nhật. Tiếng Hàn thì trước đây có nói đến nhưng thực hiện chưa kịp vì một số lý do.”

Giải thích thêm về hình thức đưa một ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh vào chương trình giảng dạy, giáo viên này cho biết hoàn toàn không có chủ trương thay sách giáo khoa như những quan ngại được bày tỏ trên mạng xã hội:

“Đó là tài trợ. Nước nào muốn ngôn ngữ của họ được giảng dạy thì chỉ giảng dạy 1 vài lớp thôi chứ không thay thế gì để gọi là thay sách cả. Ví dụ lớp tiếng Nhật thì sách vở là do Nhật tài trợ toàn bộ”

Đối tượng là học sinh người Việt gốc Hoa

Một người hiện đang công tác tại Sở Giáo Dục và Đào tạo Tp Hồ Chí Minh không muốn nêu tên cho biết kế hoạch này đã được Sở Giáo dục và đào tạo đưa ra từ năm 2013, nhưng chỉ áp dụng cho các khu dân cư có nhiều người Hoa, hoặc người Việt gốc Hoa sinh sống. Và người này còn nhấn mạnh thêm rằng “Chương trình hoàn toàn không bắt buộc.”

Thể hiện sự đồng tình với hình thức “được quyền lựa chọn’ này, Tiến sĩ Phương Anh cho biết:

“Nếu nó là một trong những ngoại ngữ mà mọi người có quyền lựa chọn. Người nào học thì người đó có quyền lựa chọn. Còn nếu nó là ngoại ngữ bắt buộc, chỉ được chọn thứ nhất là tiếng Anh, thứ hai nếu có phải là tiếng Hoa thì tôi sẽ phản đối.”

Hiện nay, quận 5, đặc biệt là khu Chợ lớn vẫn là khu vực có số dân người Hoa và người Việt gốc Hoa sinh sống đông nhất. 70% học sinh của các trường tiểu học ở quận 5 là người Việt gốc Hoa. Do đó, bà Như Hạnh, giáo viên lớp 2, trường Chính Nghĩa thuộc quận 5 cho biết việc đưa tiếng Hoa vào giảng dạy chỉ là cấp tiểu học và trung học cơ sở ở quận 5 thôi.

Và bà cho biết lý do:

“Bản thân họ là người Hoa, phụ huynh người ta muốn duy trì ngôn ngữ của họ nên họ lựa chọn cho con em đi học những lớp tiếng Hoa.”

Lý trí và tình cảm

Không ai có thể tranh cãi hoặc nghi ngại về những ích lợi của việc học ngoại ngữ. Không những biết, mà thông thạo ít nhất một ngoại ngữ thứ hai, ngoài tiếng mẹ đẻ của mình đã trở thành điều kiện tối thiểu cho một người đi tìm cơ hội nghề nghiệp sau khi rời khỏi ghế nhà trường. Chưa kể đến biết thêm ngoại ngữ, là có thể giúp tìm hiểm thêm văn hoá của một dân tộc khác. Thế nhưng, có lẽ như Tiến sĩ Phương Anh đã chia sẻ:

“Vài năm gần đây có lẽ do quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có những lúc căng thẳng, chủ yếu là Biển Đông nên lần trước cũng như lần này có nhiều phản ứng là chống lại vì người ta nhìn đó như là dấu hiệu của một sự lệ thuộc.”

"Người nào học thì người đó có quyền lựa chọn. Còn nếu nó là ngoại ngữ bắt buộc, chỉ được chọn thứ nhất là tiếng Anh, thứ hai nếu có phải là tiếng Hoa thì tôi sẽ phản đối."- Tiến sĩ Phương Anh

Chính vì cảm giác lệ thuộc, bắt nguồn từ lịch sử đất nước bị Trung Quốc xâm lược, đô hộ, thêm vào là những vấn đề hiện tại của Biển Đông mà nhiều người Việt Nam có phản ứng về tình cảm dân tộc.

Tuy nhiên, nếu xét về lý trí thì bà cho biết quan điểm của mình:

“Xét về lý trí, với tư cách là một người dạy ngoại ngữ, tôi cho rằng dạy tiếng Hoa không phải là một lựa chọn kém. Vì trên thế giới, chỉ có một số ngôn ngữ được sử dụng phổ biến, tiếng Hoa, nếu tôi không lầm thì nó đứng hàng đầu.”

Bà còn chia sẻ thêm rằng cách đây vài chục năm, từ thời VNCH, khi còn là sinh viên, một số thầy cô của bà đã cho rằng nếu chúng ta có tiếng Hoa và tiếng Anh thì chúng ta có thể đi bất cứ đâu trên thế giới mà người ta vẫn hiểu mình.

Quan điểm đó vẫn được thế hệ trẻ mấy mươi năm sau chấp nhận. Một giáo viên dạy Anh ngữ của trường Lê Quí Đôn đồng nhận định:

“Biết được càng nhiều ngoại ngữ càng tốt. Cơ hội sau này đi làm, giao tiếp, nói chung tất cả mọi thứ, có thêm ngoại ngữ là có lợi, không có gì thiệt thòi cho mình. Nhất là bây giờ dân số người Hoa rất lớn, biết thêm tiếng Hoa là thêm một lợi thế cho mình.”

‘Chống Trung Quốc thì phải học tiếng Trung Quốc’

Một lý do khác nghiêng về lý trí được bà Phương Anh nêu ra khá thú vị và rất thực tế. Theo bà:

“Học tiếng Hoa kể cả khi quan hệ gữa Việt Nam và Trung Quốc rất xấu thì hiểu tiếng Trung Quốc, để mà kể cả chống Trung Quốc thì theo tôi đó là điều cần phải làm. Vì thực tế ở Việt Nam mình không đọc được tiếng Trung Quốc nên Trung Quốc nói gì mình cũng không biết. Để chống Trung Quốc thì hữu hiệu nhất là phải học tiếng Trung Quốc để hiểu họ như thế nào.”

Cho đến lúc này, vẫn chưa có quyết định chính thức nào trong việc đưa tiếng Hoa vào chương trình từ cấp tiểu học và trung học phổ thông. Thế nhưng, nếu thực tế đã chứng minh rằng học ngoại ngữ ở bất kỳ thời đại nào, giai đoạn nào và ngoại ngữ nào cũng là hữu ích, thì để áp dụng kế hoạch này trong một thời điểm ‘nhạy cảm’ như hiện nay, thì như tiến sĩ Phương Anh đã bày tỏ, “vấn đề là Bộ GDĐT phải làm thế nào và phải giải thích cho dân chúng hiểu.”

http://www.rfa.org/…/plan-teach…/05192015-tienghoa-clinh.mp3

Tràn lan đồ dùng văn phòng chứa "chất lỏng gây chết người"

Dân trí Sau khi có thông tin bé trai 17 tháng tuổi tử vong do uống phải dung dịch chất lỏng chảy ra từ hộp nhựa đựng tăm, phóng viên Dân trí đã thực hiện khảo sát thị trường và thấy các mặt hàng chứa "chất lỏng gây chết người" vẫn được bày bán tràn lan trong khắp các nhà sách, cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ.

 Hộp bút, chặn giấy có chứa chất lỏng độc hại được bày bán vô tư trên thị
Hộp bút, chặn giấy có chứa chất lỏng độc hại được bày bán vô tư trên thịtrường.
Mới đây, một bé trai 17 tháng tuổi tại thành phố Vinh, Nghệ An tử vong do uống phải dung dịch chất lỏng chảy ra từ hộp nhựa đựng tăm đã làm dấy lên những lo ngại về ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng của những mặt hàng dạng này. 
Trên thực tế, lâu nay các mặt hàng như hộp cắm bút, cục chặn giấy bằng nhựa chứa dung dịch chất độc hại như chì, asen, Cd… được bày bán tràn lan trong khắp các nhà sách, cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ. Người tiêu dùng cũng vô tư mua để sử dụng và mang đi cho - tặng, trong đó đối tượng sử dụng nhiều nhất vẫn là các em học sinh và dân văn phòng.
Các cảnh báo về tác hại tiềm ẩn của các mặt hàng này chỉ mới được phát đi sau sự việc đáng tiếc ở trên. Tuy nhiên, ngay cả khi các cảnh báo được đưa ra, nhiều người bán và người mua vẫn không hề hay biết về các thông tin này.
Khảo sát tại một số hiệu sách trên địa bàn Hà Nội sáng nay 19/5 cho thấy, hàng loạt cửa hàng vẫn vô tư bày bán các mặt hàng văn phòng phẩm như chặn giấy, hộp cắm bút… có chứa “chất lỏng gây chết người”. Đặc điểm chung của các sản phẩm này là rất rẻ, chỉ khoảng trên dưới 50 nghìn đồng và không hề có tem mác ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, cảnh báo sử dụng.

Những sản phẩm bày bán có giá rất rẻ, với mẫu mã, màu sắc bắt mắt.
Những sản phẩm bày bán có giá rất rẻ, với mẫu mã, màu sắc bắt mắt.
Khi được hỏi nhiều người bán và cả người mua thừa nhận, lần đầu tiên nghe nói tới việc ăn phải chất lỏng này có thể gây chết người. “Các mặt hàng này chúng tôi nhập lại của một người đổ buôn và bán từ rất lâu rồi, chưa thấy có phản ánh gì về chất lượng sản phẩm”, nhân viên tại một nhà sách trên đường Quang Trung, Hà Đông cho biết.
Trả lời thắc mắc về xuất xứ và chất lượng của sản phẩm, một nhân viên tại một hiệu sách khá lớn khác trên đường Giảng Võ, Ba Đình cho hay: “Chắc là hàng Trung Quốc thôi, giá rất rẻ mà. Còn về chất lỏng ở trong đó, tôi cũng cho là toàn hoá chất và đã là hoá chất thì hoàn toàn không thể uống. Mặc dù không có cảnh báo trên sản phẩm nhưng tôi nghĩ mọi người đều cần phải tự biết điều đó”.
Ngoài việc người bán không hề hay biết cũng như không có mấy trách nhiệm trong cảnh báo người tiêu dùng thì điều đáng lo ngại hơn cả là bản thân người tiêu dùng hoàn toàn không có ý thức bảo vệ chính mình. Các mặt hàng văn phòng phẩm, mà cụ thể ở đây là các hộp cắm bút và chặn giấy được thiết kế với mẫu mã khá đa dạng, màu sắc bắt mắt dễ thu hút sự chú ý của đối tượng học sinh. 
Hiện không có quy định cụ thể nào về kiểm tra chất lỏng trong cái chặn giấy
Hiện không có quy định cụ thể nào về kiểm tra chất lỏng trong cái chặn giấy!

Trao đổi về việc này, ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội số 14, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho hay: “Về mặt hàng văn phòng phẩm nói chung, chúng tôi vẫn làm công tác kiểm tra thường xuyên, đặc biệt hiện tại khi gần tới thời điểm khai giảng năm học mới. Còn về chặn giấy có chất lỏng ở trong, cụ thể là đội của tôi chưa có kiểm tra với xử lý về sản phẩm đó”. 
Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, mỗi một ngành hàng phải có quy chuẩn riêng về quản lý nhà nước, và chặn giấy không giống thực phẩm, như các mặt hàng điện… Do đó, khi kiểm tra cũng chỉ xem xét như mặt hàng thông thường về mặt hoá đơn, chứng từ và nếu không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ sẽ bị tịch thu, tiêu huỷ.
"Hiện tại không có quy định nào về kiểm tra chất lỏng trong cái chặn giấy cả. Quản lý thị trường cũng không thể đổ ra để kiểm tra chất lỏng bên trong nếu không có quy định cụ thể”, ông Nghĩa nói thêm.
 Phương Dung

Hai người nước ngoài “trình báo” bị cướp ở vỉa hè Hà Nội

Dân trí Cặp đôi khách du lịch người Lithuanian viết một bảng thông báo về việc mình bị cướp mất tiền, đồ đạc, để trên vỉa hè sát với hàng rào Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Chiều 19/5, Công an phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, hai khách du lịch người nước ngoài đến trụ sở Công an phường trình báo đã rút đơn tường trình và rời khỏi trụ sở phường.
Hình ảnh đôi nam nữ ngoại quốc trưng biển thông báo bị cướp ở vỉa hè Hà Nội. (Ảnh: facebook)
Hình ảnh đôi nam nữ ngoại quốc trưng biển thông báo bị cướp ở vỉa hè Hà Nội. (Ảnh: facebook)
Trước đó, sáng 19/5, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một đôi nam nữ ngoại quốc treo tấm biển bằng bìa các-tông bên ngoài hàng rào Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nội dung thông báo này cho thấy, tối 18/5, đôi nam nữ trên đi chơi tại công viên Lê Nin không may bị cướp tài sản gồm 400 USD, bản đồ và lều ngủ. Hai người viết thông báo kêu gọi mọi người giúp đỡ để có thể trở về nhà.
Sự việc đã thu hút sự chú ý của nhiều du khách tới thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hai vị khách này sau đó đã được hướng dẫn đến Công an phường Điện Biên trình báo sự việc.
Theo trình báo, anh Tautvydas Urbelis (SN 1989, quốc tịch Lithuanian) cùng bạn gái đi du lịch khắp các nước châu Á trong 7 tháng. Anh nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 30/4/2015. Dự kiến, sau khi tham quan tại Hà Nội, hai người sẽ di chuyển sang Trung Quốc nhưng không may bị cướp.
Công an phường Điện Biên cho hay, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, đơn vị yêu cầu hai người này viết tường trình sự việc, đồng thời hướng dẫn họ tới Đại sứ quán Lithuanian để được trợ giúp. Tuy nhiên, hai người này đã từ chối, rút đơn tường trình và rời đi sau đó.
Thứ Ba, 19/05/2015 - 16:12
Khánh Linh

TPHCM: Cháy lớn tại công ty dệt may xuất khẩu

Dân trí Chiều 19/5, Phòng Cảnh sát PCCC quận 8 vẫn đang tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy tại công ty sản xuất hàng may mặc xuất khẩu 3Q Vina (địa chỉ số 8A đường An Dương Vương, phường 16, quận 8, TPHCM).

Trước đó vào lúc 10h40’ sáng cùng ngày, các công nhân trong công ty 3Q Vina phát hiện khói và lửa bốc lên dữ dội từ kho phụ liệu của công ty nên tri hô. Ngay lập tức, nhiều công nhân và bảo vệ đã dùng các phương tiện chữa cháy tại chỗ đến dập lửa nhưng không được.
Cột khói đen bao trùm công ty
Cột khói đen bao trùm công ty
Cột khói đen bao trùm công ty
Do công ty chứa nhiều vải, ngọn lửa đã phát triển rất nhanh và mau chóng lan rộng.
Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC quận 8 nhanh chóng xuất 5 xe nước cùng 40 CBCS đến hiện trường, triển khai phương án dập lửa.
Khoảng 30’ sau khi có mặt, lính cứu hỏa đã khống chế và dập tắt hoàn toàn ngọn lửa.
Xe cứu hỏa được điều đến hiện trường
Xe cứu hỏa được điều đến hiện trường
 
Tại hiện trường, nhiều cuộn vải nguyên liệu bị cháy xém. Rất may không có thương vong về người.
Nguyên nhân vụ cháy đang được làm rõ.
Công nhân di chuyển những cuộn vải chưa bị cháy ra ngoài
Công nhân di chuyển những cuộn vải chưa bị cháy ra ngoài
Thứ Ba, 19/05/2015 - 20:57 
Thảo Trần

Đắk Lắk: Chánh án tòa án huyện bị tố mua dâm

ĐẮK LẮK (NV) - Lấy lý do sức khỏe không tốt, nhưng thực chất là bị tố mua dâm nhiều lần và nhận hối lộ, chánh án tòa án huyện Ea Kar đã gởi đơn xin rút tên khỏi Ban Chấp Hành Huyện Ủy khóa mới.

Hình ảnh ông Nguyễn Văn Bằng trong đoạn clip. (Hình: Dân Trí) 

Dân Trí đưa tin ông chánh án huyện Ea Kar là Nguyễn Văn Bằng đã gởi đơn xin rút khỏi Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2015-2020 và huyện đã đồng ý. Lý do ông Bằng đưa ra là “do tình hình sức khỏe không bảo đảm để nhận nhiệm vụ ở Ban chấp hành nhiệm kỳ này.”

Trước đó, ngày 7 tháng 4, truyền thông Việt Nam đưa tin, ông Bằng bị ông Triệu Đức Nhật (55 tuổi), ngụ xã Ea Tý, huyện Ea Kar gởi đơn tố cáo về việc ông này mua dâm nhiều lần tại nhà nghỉ do vợ ông Nhật làm chủ, với tang chứng là một video clip dài 35 phút gởi đến các cơ quan chức năng.

Theo ông Nhật, từ năm 2008 đến 2011, ông Bằng đã nhiều lần đến nhà nghỉ trên để mua dâm. Tháng 8 tháng 2011, vợ ông Nhật bị công an huyện bắt giam về tội chứa gái mại dâm và bị án tù 5 năm. Để vợ được giảm án, ông Nhật đã liên hệ và đưa hôi lộ cho một số cán bộ, trong đó có ông Bằng với số tiền 200 triệu đồng, song vợ ông vẫn không được giảm án. Đòi lại tiền không được, ông Nhật đã làm đơn tố cáo ông Bằng có hành vi mua dâm.

Sau khi nhận được đơn tố cáo, huyện Ea Kar đã yêu cầu ông Bằng viết phúc trình về vụ việc. Ông Bằng cho rằng mình không phải là người trong đoạn clip mà ông Nhật cung cấp. Khi đó, ông Bằng đang là huyện ủy viên nhiệm kỳ VII (2010-2015) và nằm trong danh sách được tái cử nhiệm kỳ tới đây. (Tr.N)
05-18-2015 5:22:30 PM 

Vũng Tàu: Bắt nhóm lừa bán phụ nữ sang Trung Quốc

VŨNG TÀU (NV) - Lính biên phòng Bà Rịa-Vũng Tàu vừa khám phá một đường dây mua bán phụ nữ sang Trung Quốc và bắt khẩn cấp ba người trong nhóm này.


Lính biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đọc lệnh bắt khẩn cấp bà Nguyễn Thị Hiên. (Hình: Tuổi Trẻ)


Báo Tuổi Trẻ loan tin, bà L.T.B.H. (31 tuổi), huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, gặp được Nguyễn Thị Hiên (30 tuổi), quê xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có chồng là người Trung Quốc (TQ) và hiện đang sinh sống tại Sung Đỉnh, Phúc Kiến. Bà Hiên hứa với bà H. sẽ đưa sang Trung Quốc làm nghề hái chè lương 5 triệu đồng/tháng.

Tin lời bà Hiên, ngày 6 tháng 5 bà H. đã cùng bà Hiên sang Trung Quốc. Tuy nhiên, khi sang đây, bà Hiên đã lộ mặt là người mua bán phụ nữ khi tuyên bố với bà H. rằng, bà bị bán cho một người đàn ông nước này với giá 70,000 nhân dân tệ.

Bà H. không chịu và quyết đòi về Việt Nam thì bà Hiên tuyên bố, muốn trở về gia đình bà H. phải chuyển khoản trả cho mình 35 triệu đồng. Bà H. đã gọi điện thoại về Việt Nam thông báo với gia đình việc mình bị Hiên bán sang Trung Quốc.

Lính biên phòng Bà Rịa-Vũng Tàu đã vào cuộc dụ cho bà Hiên phải đưa bà H. trở về Việt Nam để đón 2 con nhỏ sang Trung Quốc và bị bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất vào rạng sáng 17 tháng 5.

Qua điều tra, ngày 18 tháng 5 cơ quan chức năng đã bắt khẩn cấp hai người môi giới, chuyên đi tìm kiếm phụ nữ để giới thiệu cho bà Hiên là bà Vũ Thị Kim Loan (47 tuổi), ngụ thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ và bà Nguyễn Thị Hải (33 tuổi), đường Bắc Sơn, phường 11, thành phố Vũng Tàu.

Theo đó, bà Loan chuyên đóng giả làm thầy bói dạo để tìm kiếm phụ nữ nhẹ dạ, cả tin, thất nghiệp. Hai người này khai nhận, được bà Hiên hứa trả cho 30 triệu đồng tiền công môi giới, nhưng mỗi người mới ứng trước 1 triệu đồng.

Tin cho hay, thông qua bà Hiên, ban đầu bà H. được người đàn ông Trung Quốc trả cho 7,000 nhân dân tệ, nhưng bà Hiên chỉ đưa cho bà H. 6,000 tệ. Khi chuẩn bị quay về Việt Nam để bà H. đón con, bà Hiên đã lấy lại tiền và nói khi về đến Việt Nam sẽ trả lại. (Tr.N)
05-18- 2015 5:18:11 PM

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi bị cấm xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu

HÀ NỘI (NV) .- Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cùng vợ và con gái chuẩn bị đáp máy bay đi Hoa Kỳ thì bị giữ lại tại phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, hộ chiếu bị an ninh tịch thu.


Các ông Nguyễn Huệ Chi (trái), Nguyễn Văn Khải (giữa) và Nguyên Ngọc (phải) cùng hàng trăm người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội ngày 14/8/2011. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Nhà văn, nhà giáo, nhà biên khảo văn học Nguyễn Huệ Chi và bà vợ cùng con gái chuẩn bị sang Hoa Kỳ thăm thân nhân từ phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn đêm Thứ Hai 18/5/2015. Tuy nhiên ông đã bị nhân viên an ninh phi cảng giữ lại, thu giữ hộ chiếu trong khi bà vợ và con gái ông vẫn tiếp tục lên đường.

“Nhân dịp con gái về Việt Nam dự hội thảo 100 năm ngày sinh của ông nội (Nguyễn Đổng Chi) tổ chức ở Sài Gòn, cháu mua vé máy bay cho vợ chồng tôi qua chơi với gia đình cháu ở Boston ba tháng. Tuy nhiên, an ninh phi trường đã thu giữ hộ chiếu của tôi không cho đi”. Ông Nguyễn Huệ Chi nói với báo Người Việt qua điện thoại.

Ông cho hay tiếp rằng “Tôi nói với vợ con là ai đi được bình thường thì cứ đi, còn tôi người ta không cho đi thì đành ở lại.”

Ông Nguyễn Huệ Chi từng thăm gia đình con gái hiện sống ở thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, cũng như ra nước ngoài nhiều lần trước đây dù ông từng biểu tình chống Trung Quốc, ký tên chống khai thác bauxite hay kêu gọi bỏ điều 4 hiến pháp dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN.

Khi ông hỏi lý do tại sao ông bị chận lại và hộ chiếu bị tước đoạt thì được an ninh Tân Sơn Nhất trả lời là “Lệnh cấm xuất cảnh từ Hà Nội. Ông có thắc mắc khiếu nại gì thì ra Hà Nội. An ninh sân bay Tân Sơn Nhất chỉ thi hành lệnh.”

Ông nói ông “không hiểu rõ lý do tại sao lần này lại bị cấm nhưng có cảm tưởng là mới đây tôi có cùng một số người khác rút tên ra khỏi Hội nhà văn Việt Nam”.

Bình luận về vụ việc, ông Nguyễn Huệ Chi nói “Tôi có cảm tưởng bất thường về một đất nước là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ mà nhân quyền lại không tôn trọng”.

Ông Nguyễn Huệ Chi, 77 tuổi, là là một chuyên viên hán nôm nổi tiếng tại Việt Nam. Trước khi nghỉ hưu, ông nguyên là trưởng phòng Văn học Việt Nam cổ cận đại của Viện Văn học, nguyên chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Ông đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về văn học và lịch sử Việt Nam được ca ngợi về giá trị.

Mới tuần trước, ông đã cùng với gần hai chục nhà văn ra bản tuyên bố “từ bỏ Hội nhà văn Việt Nam”, một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN. Một trong những nguyên nhân được nêu ra là “tình trạng suy thoái của Hội đã trở nên không thể cứu vãn nếu không có sự thay đổi nhiều điều căn bản trong điều lệ và tổ chức của Hội để Hội thực sự là một tổ chức nghề nghiệp tập hợp những người viết muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản”.

Năm 2009, cùng với nhà văn Phạm Toàn và Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, ông khởi xướng trang thông tin điện tử Bô xít Việt Nam, "tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức" về vấn đề khai thác quặng bauxite và những vấn đề xã hội có liên quan ở Việt Nam. Một bản kiến nghị kêu gọi nhà cầm quyền CSVN dừng kế hoạch khai thác bauxite vì lợi bất cập hại được hàng chục ngàn người tham gia ký tên. Trang mạng Bauxite Việt Nam lôi cuốn hàng triệu người đọc cả trong và ngoài Việt Nam.

Theo trang diện tử Bauxite Vietnam loan báo ngày 5/9/2013, ông Nguyễn Huệ Chi đã rút khỏi vị trí quản trị trực tiếp trang này sau 4 năm làm chủ biên tập, nhóm sáng lập đã mời GS Phạm Xuân Yêm đứng ra đảm nhiệm trang này.

Ông từng tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bá quyền bành trướng tại Hà Nội nhiều lần trước đây. Ông cũng cùng nhiều người khác tham gia ký tên kêu gọi bỏ điều 4 hiến pháp dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN.

Nhà cầm quyền thường có thói quen cấm xuất cảnh tất cả những công dân nào tham gia vận động dân chủ hóa đất nước, đòi hỏi tự do ngôn luận cũng như bầy tỏ lòng yêu nước qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, luật sư Nguyễn Văn Đài, blogger Nguyễn Hoàng Vi, blogger Mẹ Nấm cùng rất nhiều người khác đã bị cấm xuất cảnh khi chuẩn bị lên máy bay. Những ai may mắn “lọt lưới” kiểm soát của công an, khi về đến phi trường đều bị giữ lại thẩm vấn về chuyến đi.

Theo Blogger Nguyễn Tường Thụy viết trên facebook hôm Thứ Hai, blogger “Mai Xuân Dũng từ Singapore về đến sân bay Nội Bài lúc 16 giờ ngày 18/5/2015 thì bị bắt giữ tại công an cửa khẩu. Nhiều anh em từ Hà Nội lên hỗ trợ tinh thần cho anh Dũng và đòi người. Tuy nhiên, một số anh chị em đã bị côn đồ đánh. Bọn này hành hung anh chị em rất ngang nhiên, ngay trước mặt công an, đủ để hiểu rằng, bọn này do công an huy động.” (TN)

05-18- 2015 6:19:06 PM

Ý kiến: Tòa VN gây hại cho nền kinh tế?


5 giờ trước
Ngày 21/4  án Nhân dân Tối cao phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo: Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp.
Tòa án Nhân dân Tối cao là cơ quan chủ trì soạn thảo Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi, việc lắng nghe ý kiến góp ý của cộng đồng doanh nghiệp chứng tỏ sự cầu thị tiến bộ.

Có chịu tiếp thu?

Bộ luật Tố tụng Dân sự là văn bản pháp lý quan trọng có ảnh hưởng sâu rộng, nếu các vấn đề được sửa đổi mà trúng và đúng thì sẽ tạo hiệu quả chuyển biến tích cực lớn.
Tuy vậy có lý do để nghi ngờ chất lượng của hoạt động sửa đổi luật, vì lẽ Bộ luật Tố tụng Dân sự mới được sửa đổi năm 2011 có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 tới nay mới chỉ ba năm, tình hình thực tiễn đời sống chưa thay đổi nhiều mà đã lại sửa đổi.
Xung quanh việc sửa đổi này liệu có xảy ra tình trạng từ chối tiếp thu những ý kiến góp ý xác đáng không?
Điều này liên quan đến tính hợp lý trong quy trình công tác tổ chức sửa đổi luật.
Có hợp lý không khi cơ quan chịu ảnh hưởng chính từ những thay đổi của luật lại là cơ quan chủ trì việc soạn thảo? Liệu có việc từ chối tiếp thu những đề xuất sửa đổi tiến bộ để giữ quyền lợi ích kỷ cho ngành mình không?
"Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao không tiếp thu đề xuất bố trí chỗ ngồi ngang hàng giữa kiểm sát viên buộc tội và luật sư gỡ tội"
Ví như Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là cơ quan chủ trì soạn thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi, cơ quan này đã từ chối tiếp thu đề xuất quy định bố trí chỗ ngồi ngang hàng giữa kiểm sát viên buộc tội và luật sư gỡ tội.
Đấy là ví dụ để công luận thấy được tính công tâm vô tư của các cơ quan chủ trì soạn thảo sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến ngành lĩnh vực của mình: có thể xảy ra tình trạng từ chối tiếp thu những ý kiến xác đáng.
Đặc biệt trong trường hợp này cơ quan chủ trì soạn thảo lại là các cơ quan tư pháp mà sự công tâm khách quan là thuộc tính nghề nghiệp quan trọng. Nếu thiếu công tâm khách quan thì công luận sẽ nhìn vào đánh giá như thế nào?

Thời gian tố tụng quá dài

Một thực trạng xấu đối với tố tụng dân sự lâu nay là thời gian giải quyết các vụ án bị kéo dài. Hầu hết các vụ án thường bị mất thời gian để giải quyết lâu hơn cần thiết.
Thực tế hành nghề thì thấy hầu như vụ án dân sự nào cũng có thể được giải quyết nhanh hơn so với thực tế đã diễn ra.
Bản thân tôi lâu nay khi đến liên hệ với cán bộ tòa án làm việc thì không hề thấy tình trạng tất bật bận rộn.
Thực tế lâu nay các vụ án bị kéo dài thời gian giải quyết khiến người dân và doanh nghiệp mất nhiều thời gian công sức, một trong những nguyên nhân của vấn đề là mức lương của cán bộ tòa án hiện còn thấp.
Muốn nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ tòa án thì cần nâng cao mức lương cho họ.
Bởi một khi còn phải vướng bận lo toan cho các chi tiêu đời sống gia đình, họ sẽ không thể vô tư, thay vào đó họ cài gắn lợi ích của mình vào việc giải quyết các vụ án.
Ngân sách nhà nước cần cân đối các khoản chi, dành một mức cao hơn cho ngành tư pháp.
Bằng cách rút bớt khoản chi cho các hội đoàn hoạt động không rõ tính thiết thực, hoặc dừng việc chi tiêu đầu tư cho các dự án công trình chưa thực sự cấp thiết.

Cần rút ngắn thời gian tố tụng

Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam có bài ‘Cần thiết quy định thủ tục rút gọn trong giải quyết các vụ án dân sự’, theo đó một vấn đề mới được ngành tòa án đưa ra là thủ tục rút gọn trong việc giải quyết các vụ án dân sự có giá trị tài sản tranh chấp dưới 100 triệu đồng.
"Lâu nay các doanh nghiệp và ngân hàng chịu nhiều thiệt hại từ tệ trạng giải quyết án kéo dài"
Như thế xem ra ngành tòa án cũng đã nhận thức được tệ trạng giải quyết án kéo dài và đã chịu sức ép phê phán bất bình cho nên đã đưa ra chế định về thủ tục rút gọn.
Nhưng cũng theo bài báo trên thì đại diện một số ngân hàng đã có ý kiến phản đối. Họ cho rằng chỉ áp dụng thủ tục rút gọn đối với mức tài sản tranh chấp 100 triệu đồng thì số tiền thu về không xứng đáng với thời gian và công sức bỏ ra để theo đuổi vụ kiện.
Lâu nay các doanh nghiệp và ngân hàng chịu rất nhiều thiệt hại từ tệ trạng giải quyết án kéo dài và họ muốn rút ngắn thời gian giải quyết các vụ án xuống áp dụng đối với mọi vụ án mà không giới hạn về giá trị tài sản tranh chấp.
Tuy vậy việc rút ngắn thời gian tố tụng hẳn sẽ tạo ra áp lực không mong muốn đối với ngành tòa án.
Tại sao lại rút ngắn để phải chịu áp lực thay vì thong dong như lâu nay?
Cho nên vấn đề tuy chính đáng đấy, khả năng có thể đáp ứng đấy, nhưng chưa chắc ý kiến góp ý đã được ngành Tòa án chủ trì soạn thảo tiếp thu.

Tài sản lưu thông mới tạo ra giá trị

Việc kéo dài thời gian giải quyết các vụ án dân sự dẫn đến những thiệt hại lớn cho nền kinh tế mà lâu nay chưa được nhận ra và tính toán thống kê.
Một cuốn sách đã lưu hành rộng trên thế giới và đã được dịch xuất bản ở Việt Nam có tiêu đề ‘Sự bí ẩn của tư bản’, tiêu đề phụ là Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở Phương Tây và thất bại ở mọi nơi khác?
Tác giả cuốn sách đã nhận định rằng: Sự thành công của các nền kinh tế tư bản Phương Tây là do khả năng xác lập rõ ràng minh bạch chứng từ về tài sản rồi đưa vào lưu thông.
Tài sản khi không được lưu thông sẽ không tạo ra giá trị, khiến cho nền kinh tế không thể phát triển.
Mà tài sản chỉ có thể được đưa vào lưu thông khi nó được chứng từ hóa, tức là có thông số dữ liệu biểu đạt, ví như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà, xe ô tô, hoặc cổ phiếu.
Khi tài sản được biểu đạt qua những chứng từ đó sẽ giúp nó có hồ sơ như hồ sơ cá nhân, có thể đưa vào cầm cố thế chấp hoặc chuyển nhượng. Tạo ra sự lưu thông rộng khắp của tài sản.
Muốn được như vậy thì tài sản cần được xác lập rõ ràng về chủ quyền sở hữu, xem ai sở hữu tài sản gì. Khi tài sản chậm được xác lập rõ ràng về chủ quyền sở hữu thì đương nhiên sẽ bị hạn chế ở khâu lưu thông.
Từ luận điểm trên đối chiếu với thực tế Việt Nam thì thấy:
Ở Việt Nam lâu nay luôn tồn tại một khối lượng rất lớn tài sản chậm được phân định rõ ràng về chủ quyền sở hữu và do đó chậm được đưa vào lưu thông vì lý do nó còn nằm trong giai đoạn tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp ở tòa án.
Rất nhiều tài sản được cầm cố, thế chấp hoặc tiền vay lẫn nhau, vay ngân hàng, hoặc các khối tài sản tranh chấp giữa những người dân và doanh nghiệp, đã rất chậm trễ trong việc phân định rõ ràng chủ quyền sở hữu.
Lý do như trên đã chỉ ra đó là thời gian giải quyết một vụ án dân sự thường bị kéo dài. Nhiều dự án sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ vì phải đợi tòa án phân định về chủ quyền sở hữu tài sản.
Sự chậm trễ ở khâu tòa án là chướng ngại lớn cho việc bạch hóa về chủ quyền sở hữu, khiến tài sản chậm được đưa vào lưu thông.
Và tài sản không được lưu thông thì không tạo ra giá trị, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế mà lâu nay đã không được nhận ra và tính toán thống kê thiệt hại.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một luật sư từ Hà Nội.

Chặt cây ở Hà Nội: ‘Chủ trương đúng, thực hiện sai’

Theo BBC-4 giờ trước

Việc Hà Nội chặt cây hàng loạt đã gây phản ứng của dư luận
Việc chính quyền Hà Nội tiến hành chặt hạ và thay thế cây xanh trên đường phố trong thời gian là chủ trương ‘đúng đắn’ nhưng trong cách thực hiện ‘có nhiều sai sót’, Thanh tra Hà Nội đã ra kết luận như vậy trong kết quả thanh tra vừa được công bố sáng nay ngày 19/5.
Tuy nhiên, một blogger cho rằng kết luận của thanh tra không xác định trách nhiệm cá nhân của người đã ký duyệt cho thực hiện kế hoạch này.

‘Cần phải thay cây’

Việc ‘Hà Nội có kế hoạch chặt hạ 6.700 cây xanh’ đã khiến dư luận bức xúc và làm bùng phát một số cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh của người dân Hà Nội.
Theo kết quả thanh tra do báo chí trong nước dẫn lại thì việc Hà Nội có chủ trương thay thấ cây xanh là ‘cần thiết và đúng đắn... nhằm đảm bảo an toàn giao thông, cải thiện môi trường cảnh quan đô thị’.
Thanh tra Hà Nội cũng cho rằng việc thay thế hàng cây xà cừ trên đường Nguyễn Trãi ‘là cần thiết’ để tránh trường hợp cây xà cừ cao bị đổ trong trời mưa bảo ‘gây mất an toàn cho tuyến đường sắt trên cao’ đang được xây dựng trên đường Nguyễn Trãi.
Tuy nhiên, kết luận thanh tra đã chỉ ra một số sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch thay thế cây xanh như: không làm rõ tiêu chí cây phải thay thế và do đó đưa ra con số chung chung khiến dư luận hiểu là ‘chặt cây hàng loạt’, ước tính chi phí bình quân 10 triệu đồng/ cây cho việc thay thế là ‘chưa khoa học và phù hợp cho từng loại cây’.
“Công tác thông tin tuyên truyền không đầy đủ, rõ ràng dẫn đến báo chí và dư luận nhân dân hiểu lầm, bức xúc, hoang mang, lo lắng cho rằng Hà Nội có chiến dịch chặt hạ 6.708 cây xanh, đồng thời gây nghi ngờ, băn khoăn việc có thể dẫn đến thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng,” trang mạng Vietnamnet dẫn kết luận của thanh tra cho biết.
Ngoài ra, thanh tra cũng chỉ ra một số cây trồng thay thế ‘không đảm bảo điều kiện’ hoặc ‘không đúng loại được cấp phép’.

‘Kiểm điểm, kỷ luật’

Thanh tra Hà Nội xác định trách nhiệm trong việc thực hiện nói trên ‘thuộc về Sở Xây dựng, Sở Thông tin Truyền thông và các cơ quan truyền thông của Hà Nội’. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Hà Nội ‘cũng có phần trách nhiệm’ trong việc ‘chỉ đạo, đôn đốc thiếu sát sao’.
Do đó, thanh tra kiến nghị ‘nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Hà Nội’ nhưng không nói rõ là cá nhân vị lãnh đạo nào.
Riêng đối với Sở Xây dựng, thanh tra đề nghị ‘kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật với tập thể, cá nhân lãnh đạo Sở và những cá nhân trực tiếp có liên quan’.
Nhiều người dân Hà Nội đã xuống đường phản đối việc chặt hạ cây xanh
Kết luận thanh tra cũng đề nghị rà soát lại đề án thay thế cây xanh trên địa bàn Hà Nội, điều chỉnh cách làm ‘không phù hợp’ và ‘có cơ chế lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, nhân dân’.
Trao đổi với BBC, anh Nguyễn Chí Tuyến, tức blogger Anh Chí, người tham gia các cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, nói chủ trương thay thế của Hà Nội mà Thanh tra cho là đúng ‘chỉ là lời nói trên văn bản giấy tờ’.
“Việc chặt cây trên thực tế tôi thấy là không đúng và bất hợp lý rất nhiều,” ông Tuyến nói.
Về xác định trách nhiệm theo kết luận của thanh tra, ông Tuyến cho rằng ‘chỉ đổ cho cấp dưới’.
Theo ông Tuyến thì ‘những người đứng đầu, hạ bút bút ký (cho đề án thay thế cây xanh) phải chịu trách nhiệm cá nhân kể cả cấp dưới đã làm sai’.
“Kỷ luật kiểm điểm nói chung chung như thế thì không biết họ sẽ làm cái gì,” ông nói, “Đó chỉ là những câu văn sáo rỗng họ thường hay dùng.”
“Những người nào có cương vị ví dụ như ở Sở Xây dựng hay ở cấp cao hơn liệu họ có bị mất chức và trong việc xâm phạm lợi ích của cộng đồng như thế liệu họ có chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự đền bù thiệt hại họ gây ra cho cộng đồng hay không,” ông nói thêm.