Sunday, September 4, 2016

Tình trạng lạm thu các loại quỹ đóng góp tại địa phương

Bạn đọc Dân Làm Báo - Gần đây, UBND phường Vĩnh Hòa, Tp Nha Trang có ra Thông báo về việc đóng góp các loại quỹ (văn bản đính kèm) và cho tổ trưởng dân phố xuống thu của từng nhà. Được biết đây hoàn toàn là các khoản đóng góp tự nguyện nên người dân có quyền từ chối đóng bởi vì theo Pháp lệnh 38/2001/PL-UBTVQH10:

"Điều 15

Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải lập và cấp chứng từ thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Trường hợp không được cấp chứng từ hoặc cấp chứng từ không đúng quy định thì đối tượng nộp phí, lệ phí có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí cấp chứng từ thu hoặc khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền."

Tuy nhiên, khi tổ trưởng dân phố đến thu, một số hộ gia đình từ chối đóng hoặc chỉ đóng khi được cấp biên lai và hỏi về nguồn thu chi minh bạch của những quỹ này thì tổ trưởng không thể đáp ứng, đã vậy còn trả lời với tính chất đe dọa rằng, nếu gia đình nào không đóng thì sau này sẽ không được Tổ dân phố và UBND phường hỗ trợ bất cứ việc gì. 

Đây rõ ràng là một lời đe dọa không có căn cứ pháp luật của tổ dân phố và UBND phường khi liên kết với nhau để gây áp lực bắt người dân phải đóng những loại quỹ mà hoàn toàn mang tính chất tự nguyện chứ không phải bắt buộc. Bởi vì khi chúng ta sống và làm việc theo đúng pháp luật có nghĩa là chúng ta đã phải đóng đủ các loại thuế phí cho Nhà nước và Nhà nước phải có trách nhiệm phân bố hợp lý nguồn thu của ngân sách tới các địa phương để chăm lo an sinh xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho mọi người dân. Và chính quyền địa phương được người dân trả lương cho họ thông qua việc đóng thuế thì nghĩa vụ của họ là phải phục vụ dân chứ không có quyền nói rằng họ không có trách nhiệm hỗ trợ người dân chỉ vì từ chối đóng các loại quỹ tự nguyện, tự phát thế này.

Mặc dù số tiền này chỉ là 60.000 VND nhưng thiết nghĩ người dân cần trang bị cho mình những hiểu biết pháp luật nhất định để có thể nói KHÔNG với các loại đóng góp không minh bạch này từ phường, chứ đừng nên có suy nghĩ số tiền nhỏ đóng cho xong chuyện. Như vậy là chúng ta đang thỏa hiệp và tạo điều kiện cho những việc làm vô pháp đang xảy ra ngày một nhiều hơn, phổ biến hơn và ở mức độ nặng nề hơn đến lúc chúng ta sẽ khó kiểm soát được.

Các bạn nên nhớ rằng khi một dân người từ chối đóng thì tổ dân phố và phường có thể gây áp lực với người đó, nhưng khi nhiều người, nhiều hộ gia đình biết được quyền của mình và từ chối hợp tác với các hoạt động không chính đáng thế này thì áp lực sẽ bị đẩy ngược về chính phía tổ dân phố và chính quyền vì họ đã làm sai quy định pháp luật chứ không phải chúng ta.



05.09.2016

Thùng rác Ba Đình ma dzê in Bắc Kinh

CTV Danlambao - Nhờ vụ lùm sùm thùng rác Ba Đình chạy chữ Tàu quanh hồ Hoàn Kiếm, dân ta mới biết thêm một thành quả của "đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ đất nước" là đến cái thùng rác Việt Nam ta cũng không làm nỗi, phải khiêng về từ Tàu.

Trước phản ứng của dư luận về những thùng rác bắc kinh mang chữ Tàu xếp hàng chung quanh hồ Hoàn Kiếm, Trưởng phòng Truyền thông Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) là ông Lê Trung Dũng thú nhận rằng: "mình không có thì phải nhập thôi".

Điều cần ghi nhận là sau khi nhập thùng rác từ Tàu về thì công ty Urenco đã mau mắn đem thùng ra chưng ngay trung tâm thủ đô, mặc kệ những chữ Tàu còn nguyên xi trên thùng.


Khi bị cư dân mạng phát hiện và phản đối, công ty này đã điều động nhân viên thay nhau mang thùng đi xóa những chữ Tàu. 


Mặc dù vậy, khi được phóng viên hỏi thì ông Lê Trung Dũng lại vờ như... chưa biết: "sẽ cho kiểm tra lại việc này".


Sau khi ra lệnh xoá trước rồi... kiểm tra sau, ông này còn vênh váo với phóng viên:"Bây giờ em có thấy thùng rác nào có chữ Trung Quốc không? Dân mạng thắc mắc thì hỏi bọn anh, bọn anh trả lời. Nếu dân thắc mắc thì bọn em nói là việc người ta mua thùng rác người ta lắp đặt là việc của người ta...". (1)

Qua một chuyện nhỏ xíu về rác Ba Đình thùng Bắc Kinh này, người ta mới biết dưới bàn tay vừa lãnh đạo vừa ăn cướp của đảng ta thì đục khoét thì giỏi nhưng con vít cũng không làm nổi và xả rác thì giỏi nhưng thùng rác cũng không tự sản xuất được. Quay qua quay lại, nhìn đâu cũng thấy ma dzê in Bắc Kinh, từ thùng rác cho đến các quan đang xả rác mao-hồ.

05.09.2016


_____________________________________

Lộ diện vụ chôn chất thải ở Nam Định

MINH ĐỨC  09:46 05/09/2016 
Vừa qua, cơ quan chức năng phát hiện nhiều vụ chôn lấp chất thải trái phép trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, ngày 1/9, người dân tiếp tục phát hiện lượng lớn chất thải được tập kết và chôn trong khu công nghiệp (KCN) Bảo Minh, Vụ Bản, Nam Định.

Lộ diện vụ chôn chất thải ở Nam Định
Xe công nông chở chất thải chạy trong khu công nghiệp Bảo Minh.
Theo phản ánh của một số người dân sinh sống gần KCN Bảo Minh, khoảng 16h ngày 1/9 phát hiện một số xe công nông được các đối tượng chở chất thải đến gần khu vực giáp danh giữa KCN Bảo Minh với khu vực dân cư sinh sống thuộc xóm Già, Kim Thái, Vụ Bản và đổ tại đó. Đến khoảng 20h cùng ngày, các đối tượng sử dụng máy múc, máy ủi để chôn lấp số chất thải đã tập kết tại đây.
Lo dien vu chon chat thai o Nam Dinh - Anh 2
Hiện trường vụ chôn lấp chất thải.
Anh N.V.T người dân xã Kim Thái cho biết, chất thải các đối tượng chở về khu vực này có màu đen, mùi hắc nồng nặc rất khó chịu. Theo anh T, việc chở chất thải vào KCN còn có sự chứng kiến của một số bảo vệ tại KCN Bảo Minh.
Hiện người dân địa phương bức xúc nhưng không dám báo sự việc đến chính quyền vì lo ngại các đối tượng sẽ trả thù, anh T nói.
Lo dien vu chon chat thai o Nam Dinh - Anh 3
Khu vực chôn lấp chất thải vẫn nham nhở.
Lo dien vu chon chat thai o Nam Dinh - Anh 4
Khu vực tập kết chất thải trước khi chôn lấp.
Lo dien vu chon chat thai o Nam Dinh - Anh 5
Chất thải được tập kết gần khu dân cư.
Theo Tiền Phong

‘Việt Nam có nhiều tù nhân chính trị nhất tại Ðông Nam Á’

Bạn bè biểu tình trước tòa án ở Hà Nội khi luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân bị đưa ra tòa phúc thẩm, ngày 18 tháng 2, 2014. Ông Quân bị y án “trốn thuế” 2 năm rưỡi tù dù ông phủ nhận hoàn toàn. (Hình: Getty Images)
Bạn bè biểu tình trước tòa án ở Hà Nội khi luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân bị đưa ra tòa phúc thẩm, ngày 18 tháng 2, 2014. Ông Quân bị y án “trốn thuế” 2 năm rưỡi tù dù ông phủ nhận hoàn toàn. (Hình: Getty Images)
Ba tổ chức nhân quyền gởi thư cho tổng thống Pháp
PARIS (NV) – Ba tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Pháp vừa gửi một bức thư yêu cầu tổng thống nước này áp lực với nhà cầm quyền Hà Nội thả hết tù chính trị “tức khắc và vô điều kiện.”
Ðại diện của ba tổ chức Liên Ðoàn Quốc Tế Nhân Quyền, Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Hội Nhân QUYỀN PHÁP, viết trong bức thư gửi Tổng Thống Pháp Hollande hôm 2 tháng 9, 2016 vừa qua viết rằng: “Nhà cầm quyền CSVN sau đại hội đảng lần thứ 12 đã tăng cường các cuộc đàn áp đối với những ai phê phán chính quyền và những thành viên xã hội dân sự. Các nhà hoạt động đấu tranh cũng như những nhà bảo vệ nhân quyền là đích nhắm thường xuyên nhận chịu những cuộc bạo hành, theo dõi, ngăn cấm tự do đi lại, bắt bớ, giam giữ tùy tiện.”
Ba tổ chức vừa kể nêu ra một số vụ đàn áp nhân quyền điển hình trong mấy tháng vừa qua. Ðó là tăng hạn thời hạn tạm giam, tổng cộng lên 12 tháng, với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Ðài. Kết án tù nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, còn được biết qua biệt hiệu Anh Ba Sàm, 5 năm tù giam hồi tháng 3 vừa qua.
Ba tổ chức nhân quyền nói trên tố cáo rằng, trong bốn tháng vừa qua, nhà cầm quyền CSVN đàn áp dữ dội làn sóng biểu tình ôn hòa trên toàn quốc chống thảm trạng môi sinh chưa từng có, gây cảnh cá chết hàng loạt, và ảnh hưởng trầm trọng tới sinh kế của nhân dân tại các tỉnh miền Trung. Trong nhiều trường hợp, công an đã hành hung vô cớ và bắt bớ hàng chục người biểu tình.
Theo ba tổ chức nói trên, Việt Nam quốc gia có nhiều tù nhân chính trị nhất tại Ðông Nam Á. Khoảng 130 nhà bất đồng chính kiến đang nằm sau chấn song nhà tù.
Bức thư nêu trường hợp Ðức Tăng Thống Thích Quảng Ðộ, vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (giáo hội bị ngăn cấm hoạt động từ năm 1981), hiện bị quản thúc tại Sài Gòn. Ngài Thích Quảng Ðộ, người được đề cử ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2016, bị giam giữ tùy tiện qua nhiều hình thức tù đày hơn 30 năm qua.
“Chúng tôi xin tổng thống tạo áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam để họ ra lệnh trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, và chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu đối với các nhà hoạt động đấu tranh và các nhà bảo vệ nhân quyền.” Bức thư kêu gọi.
Tổng Thống Pháp Francois Hollande dự trù đến Việt Nam thăm viếng vào các ngày từ 5 đến 7 tháng 9, 2016.

Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin là “Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Pháp Francois Hollande nhằm cụ thể hóa nội hàm ‘Ðối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.’ Nhân dịp này, hai bên cũng sẽ trao đổi các biện pháp thúc đẩy một số thỏa thuận hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực; trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.” (TN)

Các hãng bia đổ xô vào Việt Nam, dân chúng ‘say xỉn’ nhiều hơn

Một nhóm người tham dự “đại hội bia” ở Hà Nội, thi nhau uống “bia hơi.” (Hình: Getty Images)
Một nhóm người tham dự “đại hội bia” ở Hà Nội, thi nhau uống “bia hơi.” (Hình: Getty Images)
HÀ NỘI (NV) – Hãng bia Heineken mở rộng sản xuất tại Việt Nam bằng cách mua lại một chi nhánh sản xuất bia của đối thủ Carlsberg làm nổi bật sự chú ý của giới sản xuất bia quốc tế ở nước này.
Với một dân số hơn 90 triệu người mà những người đàn ông thanh niên, sau giờ làm việc, thường hẹn nhau nhậu nhẹt, đây là thị trường béo bở để đầu tư sản xuất bia rượu để kiếm tiền.
Những công ty bia như Heineken, Thai Beverage và hãng bia Asahi đều có ý định mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong khi hãng bia Carlsberg đang chờ để tăng gấp đôi cổ phần trong hãng bia quốc doanh Hà Nội (Habeco) khi được nhà nước bán cổ phần.
“Thị trường bia tại Việt Nam vô cùng hấp dẫn với các nhà sản xuất bia quốc tế như Nhật Bản, Thái Lan.” Theo nhận định của ông Dominic Scriven, chủ tịch công ty đầu tư Dragon Capital điều hành một số vốn dầu tư khoảng 1.5 tỉ đô la tại Việt Nam.
“Ðiều này, nhìn tổng quát, phản ảnh lợi ích chiến lược nhiều hơn trong nhiều lãnh vực đầu tư của các nhà đầu tư ngoại quốc.” Ông nói trong cuộc phỏng vấn của hãng tin tài chính Bloomberg.
Tiêu thụ bia tại Việt Nam đã nhảy vọt 40% từ năm 2010 đến năm 2015, theo ghi nhận của Hiệp Hội Sản Xuất Bia Việt Nam. Người ta ước lượng năm nay, người Việt Nam sẽ tiêu thụ 4.4 tỉ lít bia trong khi năm ngoái tiêu thụ 3.88 tỉ lít bia đã là một thống kê đáng nể.
Với một dân số có tỉ lệ người trẻ rất cao và tuổi hợp pháp để uống rượu là từ 18 tuổi trở lên chiếm khoảng 72.4% dân số vào năm 2021. Nhìn vào đây, người ta thấy được triển vọng đầu tư sản xuất rượu bia sẽ tốt đẹp thế nào tại Việt Nam.
Theo tổ chức Euromonitor phân tích, hơn 400 công ty lớn nhỏ nội địa của Việt Nam sản xuất rượu bia trên hầu hết các tỉnh thị cả nước, năm ngoái, chỉ chiếm được 63% thị phần. Như thế, tiềm năng để các công ty bia rượu ngoại quốc gia tăng đầu tư rất sáng sủa.
Việt Nam được mô tả là nước tiêu thụ bia nhiều nhất Ðông Nam Á, đứng thứ 3 Châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc và nằm trong số 25 nước uống bia nhiều nhất của thế giới.
Oái oăm thay, về tổng thu nhập quốc nội và thu nhập trung bình đầu người, Việt Nam chỉ xếp thứ 8/10 các nước trong khu vực Ðông Nam Á. Lượng rượu bia trung bình sử dụng trên thế giới không tăng trong 10 năm qua, trong khi ở Việt Nam lại tăng trưởng theo chiều thẳng đứng
Cách đây 3 năm, ngày 23 tháng 7, 2013 một độc giả viết trên báo điện tử VNExpress là “đất nước nghèo vì đàn ông Việt ham nhậu.”
Ðộc giả này viết: “Các bạn cứ nhìn sang nền kinh tế của Hàn Quốc sẽ thấy. Diện tích, dân số họ nhỏ hơn ta, nhưng GDP gấp 10 lần nước ta. Tất cả là từ trí tuệ, sức lao động, cần kiệm của con người mà ra.”

Ðộc giả này viết tiếp rằng, “Tôi nghĩ chính những người chi tiêu hoang phí, đặc biệt dùng tiền vào ăn nhậu là những người đáng trách nhất. Nếu ra một chiến dịch khảo sát về khoản chi cho ăn nhậu của người Việt Nam chắc chắn chúng ta sẽ không khỏi rùng mình trước khoản tiền quá lớn đó.” (TN)

Hàng ngàn giáo viên ở Cà Mau bị nợ lương cả trăm tỷ đồng

Phòng Giáo Dục và Ðào Tạo huyện Thới Bình nơi phải “cầu cứu ngân sách tỉnh” để chi trả tiền nợ của giáo viên. (Hình: VNExpress)
Phòng Giáo Dục và Ðào Tạo huyện Thới Bình nơi phải “cầu cứu ngân sách tỉnh” để chi trả tiền nợ của giáo viên. (Hình: VNExpress)
CÀ MAU (NV) – Suốt 5 năm qua, các huyện, thành phố Cà Mau “nợ lương và các chế độ chính sách” đối với giáo viên trên 126 tỷ đồng. Nếu chỉ kể đến cuối tháng 6 năm 2016, tổng số nợ tăng lên 200 tỷ đồng.
Ðây là sự việc được Sở Tài Chính tỉnh Cà Mau cho biết hồi cuối tuần qua và chưa hiểu nhà cầm quyền địa phương sẽ đào đâu ra tiền để “xử lý” một vụ việc khá bất thường nhưng đã kéo dài suốt nhiều năm, gây khốn đốn cho hàng nghìn giáo viên trong tỉnh.
Ngay từ đầu tháng 8, báo chí cho hay riêng huyện Thới Bình đã “nợ lương và chế độ chính sách” giáo viên 6 tháng đầu năm 2016, với số tiền hơn 24.5 tỷ đồng. Cơ quan giáo dục huyện Thới Bình kêu rằng họ bị “mất cân đối thu chi” suốt một thời gian dài nên đã dẫn tới tình trạng nợ tiền giáo viên.
Theo quy định, sau một năm làm việc đủ điều kiện, giáo viên sẽ được hưởng 100% lương. Nhưng đã 5 năm trôi qua, các giáo viên tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vẫn chỉ được hưởng 85% lương. Sự việc kéo dài khiến đời sống của giáo viên trẻ hết sức chật vật với đồng lương xấp xỉ 2.5 triệu đồng/tháng.
Nhìn qua các tài liệu, giới báo chí tại Việt Nam nhận thấy cơ quan giáo dục huyện Thới Bình “có đến 5 khoản nợ đối với gần 2,000 giáo viên các cấp, đến nay mới trả được 1.7 tỉ đồng, vẫn còn 4 khoản nợ chưa được chi trả cho giáo viên.”
Chuyện nợ lương giáo viên không chỉ xảy ra ở Cà Mau. Hồi năm ngoái, người ta thấy huyện Phước Long của tỉnh Bạc Liêu cũng đã ỳ ra không trả tiền lương giáo viên suốt nhiều tháng, lấy cớ “ngân sách của huyện gặp khó khăn nên không thể chi trả hết lương cho giáo viên,” theo bản tin tờ Dân Trí ngày 24 tháng 5, 2015.
Vì lương giáo viên tại Việt Nam rất thấp, không đủ sống, một số người đã dạy học thêm, dạy kèm bên ngoài để kiếm thêm ít tiền. Mới đây, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn cấm giáo viên dạy thêm, hiện đang gây nhiều phản ứng gay gắt. (TN)

Hà Nội lại âm mưu rút rỉa thuế dân hòng ‘xử lý nợ xấu’

Theo Người Việt-04-09-2016
Phạm Chí Dũng
Việt Nam đương đại. Công cuộc “xử lý nợ xấu” ngày càng không lối thoát trong một nền kinh tế suy thoái năm thứ tám liên tiếp cùng thảm trạng ngân sách chỉ còn chờ vỡ nợ.
Mùa Hè năm 2016, chỉ vài tháng sau khi một quan chức lãnh đạo của công ty quản lý các tài sản tín dụng (VAMC) gián tiếp thú nhận rằng từ khi được sinh ra đến nay, công ty chưa bao giờ mua nợ xấu bằng tiền mặt, và sau đó là “năm 2016 VAMC sẽ chỉ mua nợ xấu rất ít,” đã hiện ra một thông tin rất đáng để người dân xuống đường biểu tình: Một lần nữa giới tham mưu tài chính cho chính phủ lại âm thầm bày mưu tính kế “dùng ngân sách để xử lý nợ xấu” – mà về thực chất là rút rỉa tiền đóng thuế của nhân dân và của cả những người rất nghèo.
Móc túi dân trả nợ xấu
Vneonomy – một tờ báo nhà nước bắt đầu có chút hơi hướng phản biện sau sự sụp đổ của “triều đại Nguyễn Tấn Dũng” – vào Tháng Tám đưa tin: Dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư chủ trì xây dựng đã dự kiến trong năm 2017, Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính sẽ trình Quốc Hội dự thảo nghị quyết “Đề án nghiên cứu khả năng bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để xử lý một phần nợ xấu.”
Trong bản tin ngắn gọn của mình, Vneconomy cũng hàm ý một chi tiết đáng chú ý không kém: Trong các nội dung chính của dự thảo, vấn đề sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu không được đề cập cụ thể, mà lại được “giấu” trong phần phụ lục về danh mục chương trình liên quan.
Vào Tháng Mười, 2014, ba năm sau khi triển khai đề án xử lý nợ xấu, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình đưa kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước” ra Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội. So với thái độ giấu diếm trong phụ lục hiện thời thì động tác tống ra văn bản kiến nghị vào năm 2014 là chủ động, chủ quan và mang tính thách thức hơn nhiều.
Nhưng cũng bởi vì quá chủ quan nên chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã vấp phải một làn sóng phản đối quyết liệt từ đủ mọi thành phần dân chúng và cả trong giới quan chức. Cho tới lúc đó, đa số người dân đều đã nhận ra nợ xấu có nguồn gốc cơ bản từ những chiến dịch kinh doanh cực kỳ phiêu lưu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm trong thời kỳ “đầu cơ vàng” những năm 2006-2007, để sau đó khi các thị trường đầu cơ lao dốc và gần như sụp đổ thì phần lớn các chủ thể đầu tư đều rước họa vào thân. Chỉ tính riêng những tập đoàn lớn của nhà nước có tham gia đầu cơ như thế đã mang về số lỗ kinh hoàng, như Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) lỗ 10,000 tỷ đồng, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) lỗ 30,000 tỷ đồng…
Trong lúc dư luận và công luận xã hội dồn dập phản ứng trước đề nghị dùng ngân sách để xử lý nợ xấu của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, một đại biểu quốc hội khu vực Hải Phòng là ông Trần Ngọc Vinh đã thẳng thừng nói: “Hiện ngân sách rất eo hẹp, thu chi chưa cân đối được mà còn chi cho ngân hàng nữa thì ngân sách hụt rất lớn. Không bao giờ cho phép lấy tiền ngân sách đắp vào khoản lỗ của các ngân hàng.”
Ít ngày sau đó, Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh buộc phải yêu cầu Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư không đưa vào báo cáo trình Quốc Hội nội dung dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.
Nhưng đó là câu chuyện thất bại của nhóm quyền lực – tài phiệt vào năm 2014. Hai năm sau đó – 2016 – nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam càng lộ rõ như một thể dịch hỗn tương của căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Khối ung thư sắp vỡ
Nợ xấu bất động sản lại chiếm đến ít nhất 70% tổng nợ xấu lên đến 500,000 tỷ đồng trong khối ngân hàng. Nhưng cú thử thực hiện bản thành tích của VAMC chỉ xử lý trên giấy được khoảng 10% số nợ xấu mua lại từ các ngân hàng thương mại sẽ thấy triển vọng để khoảng một phần ba khối tổ chức tín dụng “một đi không trở lại” là rất cao trong vài năm tới.
Những ngân hàng phải ra đi đầu tiên đã có tên trong bảng phong thần: Ngân Hàng Xây Dựng, Đại Dương, GPBank. Năm 2015, dù Ngân Hàng Nhà Nước đã cố gắng trám bít những lỗ rò bằng biện pháp mua lại các ngân hàng này với giá 0 đồng, nhưng chiến thuật thuần tính tình thế đó cũng có nghĩa là chính phủ phải “ôm” lại nợ xấu và căn bệnh khó cứu của những ngân hàng này, để lại hậu quả cho tới ngày nay.
Vào cuối năm 2015, trong khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống Đốc Nguyễn Văn Bình cố ép nợ xấu về dưới 3% thì chính báo cáo của Ủy Ban Giám Sát và Tài Chính Quốc Gia – một cơ quan phân tích tài chính thuộc chính phủ mà trước đây mang tâm thế khá khép nép – lại cho thấy tỉ lệ nợ xấu thực lên đến 17%.
Sau đại hội 12, đã xuất hiện khá nhiều thông tin về tình trạng nợ xấu tăng đột biến tại nhiều ngân hàng thương mại. Nói cách khác, nếu như trước đây Ngân Hàng Nhà Nước tìm cách “phù phép” để đẩy các khoản nợ đặc biệt xấu và không thể thu hồi được lên những nhóm nợ cao hơn (có thể thu hồi), thì nay do chẳng có gì thu hồi được nên nợ xấu vẫn còn y nguyên và vẫn hàng ngày lãi mẹ đẻ lãi con. Toàn bộ “công tác xử lý nợ xấu” của VAMC từ trước đến nay chỉ còn ý nghĩa trên giấy.
Vậy lấy gì để “xử lý nợ xấu,” nếu thị trường bất động sản vẫn tiếp tục ì ạch, các ngân hàng không thể tống khứ được “của nợ” đang ôm, còn chính phủ cũng chẳng thể “đẩy” được các tỷ đô la trái phiếu ra quốc tế?
Tiền từ túi kẻ trộm có trở về tay người lương thiện?
Vào giữa năm 2016, Bộ Tài Chính phải gián tiếp thừa nhận kế hoạch phát hành $3 tỷ trái phiếu đặc biệt mà chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tung hỏa mù vào cuối năm 2015 đã phá sản.
Và chẳng có gì ngạc nhiên về sự phá sản tất yếu trên, nếu nhìn lại kết quả của toàn bộ 500 hồ sơ chào bán nợ xấu mà VAMC gửi cho các tổ chức tài chính nước ngoài từ năm 2014 vẫn vô vọng hồi âm chính thức. Nếu cả VAMC mà còn không thuyết mị nổi những doanh nghiệp cá mập trong nước “ôm” lại nợ xấu, sẽ chẳng một tập đoàn nước ngoài nào dại dột rước lấy “của nợ Việt Nam.”
Liệu họ có xử lý nợ xấu bằng “quyết tâm” in tiền và in tiền ồ ạt mà do đó sẽ giúp thị trường “thăng hoa” lạm phát?
Nếu vào những năm trước, hành động tùy tiện có thể xảy ra khi chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước muốn làm gì tùy ý, thì vào chính lúc này, khi tình thế ngân sách đã trở nên khốn quẫn và tương lai chính trị biến thành bịt bùng sau vụ quan chức thảm sát nhau ở Yên Bái, xu hướng thân ai người đó lo phổ biến đến mức chẳng một quan chức nào của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội và của chính phủ mới muốn mạo hiểm chịu trách nhiệm về nợ xấu theo cách “người ăn ốc, kẻ đổ vỏ.” Không có lý do gì để chính phủ đệ trình và quốc hội thông qua một cách quá dễ dàng cho thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước xuất quỹ dự trữ ngoại tệ, dù chỉ 10%, để trả nợ thay cho các ngân hàng sắp phá sản.
Nhưng nếu Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính “nhìn trộm” vào quỹ bảo hiểm xã hội và quỹ bảo hiểm y tế, như đã lăm le 500 tấn vàng cất giấu trong dân, điều gì sẽ xảy ra?
Trong đạo làm người, ai có thể tin được tiền từ túi kẻ trộm sẽ trở về tay người lương thiện?
Không giống như con số 500 tấn vàng quá khó để cắp về, hai thứ quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế lại luôn chực chờ dưới bàn tay sẵn sàng tung hứng trò ảo thuật của nhà nước.
Năm 2015, quỹ bảo hiểm xã hội chi tổng cộng 435,129 tỷ đồng để đầu tư, trong đó cho ngân sách nhà nước vay 324,000 tỷ đồng, mua trái phiếu chính phủ 45,500 tỷ đồng, tổng cộng phần dính dáng đến ngân sách nhà nước lên đến 370,000 tỷ đồng. Ai sẽ bảo đảm là con số này sẽ trở về tay những người đóng bảo hiểm xã hội nếu ngân sách nhà nước bị phá sản?
Bởi vì nếu hậu quả xấu xảy ra, sẽ có rất nhiều người đóng bảo hiểm xã hội không nhận được đồng nào sau khi về hưu. Thậm chí, nhiều cán bộ cách mạng lão thành một đời theo đảng cũng sẽ vô vọng khi bước chân vào văn phòng phát lương hưu trí.

Tại sao bầu cử thống nhất đất nước năm 1956 không thành?

Trả lại lịch sử những gì của lịch sử

Mai Tú Ân (Danlambao) - Trước giờ chúng ta thường được thông tin của lề đảng nói rằng, tại vì chính quyền VNCH của Tổng thống Ngô Đình Diệm không chấp nhận bầu cử để thống nhất vì sợ sẽ thất cử trước chính quyền VNDCCH của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Qua nhiều sự nghiên cứu trung thực của nhiều người thì kết luận lại là những người CS đã nói đúng trong trường hợp bầu cử thống nhất đất nước năm 1956 này. Và là một điều hiếm hoi mà họ đã nói thật, nhưng cũng chỉ nói thật được một nửa...

Như mọi người đều biết, sau chiến thắng vang dội của những người Việt Minh CS ở Điện Biên Phủ thì thế trận đã hình thành như sau. Toàn bộ vùng núi phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc đã lọt vào tay Việt Minh, và những người CS Trung Quốc, đã giành được toàn bộ Trung Hoa Đại Lục, đuổi quân Tưởng ra Đài Loan trước đó vào năm 1949. Biên giới hai nước CS đã mở toang cửa cho từng đoàn xe tải Trung Cộng chở hàng, vũ khí từ Liên Xô ùn ùn sang tiếp viện cho đồng mình mới là CS VN. Ngay trong chiến dịch Điện Biên Phủ thì cùng có trên 3000 cố vấn Trung Cộng tham chiến. 

Hết hy vọng thành công trong quân sự, người Pháp không chịu nổi gánh nặng chiến tranh 9 năm trời nên đã muốn buông bỏ nhưng quân đội Quốc Gia Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại thì chưa đủ mạnh để có thề thay thế quân Pháp làm chủ lực chống lại Việt Minh đang được sự trợ giúp vô cùng mạnh mẽ của khối Cộng Sản, qua ngả Trung Quốc.

Cũng xin nói thêm về sự giúp đỡ của khối CS này cho Việt Minh. Thời điểm trước năm 1953- 54 khi đại nguyên soái Staline còn sống, thì mối quan hệ đặc biệt thân thiết giữa Stalin và Mao Trạch Đông cũng như hai nhà nước CS này là vô cùng thân thiết. Chính vì sự giúp đỡ vật chất, khí tài, chuyên gia của Liên Xô đã giúp cho CS Trung Quốc của Mao thắng quân QDĐ của Tưởng Giới Thạch và chiếm toàn bộ đại lục. Nhưng kể từ khi Stalin chết năm 1953, những người kế thừa như Khorussop đã bất đồng quan điểm nghiêm trọng với Mao Trạch Đông, và dần dần hai nước từ bạn biến thành thù. Thậm chí 2 nước còn xảy ra xung đột biên giới năm 1967. Và CS Bắc Việt cũng chịu sự thất thường của mối quan hệ này cũng như sự viện trợ lên xuống tùy theo sự đóng băng của tình đồng chí giữa hai ông lớn CS. Nên có những sự kiện chính của đất nước Việt Nam trong thời gian này cũng chịu ảnh hưởng của mối quan hệ giữa hai ông lớn này. Đó là sự kiện Cải Cách Ruộng Đất và ký Hiệp Định Giơnevo 1954, chia đôi đất nước. Xin hẹn dịp khác sẽ trở lại vấn đề này.

Khi Hiệp Định Giơnevơ được ký kết thì phía của Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc Trưởng và Ngô Đình Diệm làm thủ tướng đã ngần ngại không tham gia. Sau cùng thì cử ông Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ dẫn phái đoàn qua Giơnever.

Khi Pháp phải chấp nhận ký hiệp định Genever 1954, thì chỉ có 7/9 nước tham gia ký Hiệp Định này. Và hai nước không ký chính là Hoa Kỳ và Quốc Gia Việt Nam. Mặc cho Pháp thúc ép, và ngay cả QT Bảo Đại cũng thúc giục nhưng TTg Diệm vẫn cương quyết không chấp nhận ký hiệp định này, vì lý do như vậy sẽ chia cắt lâu dài đất nước. Ông đã chỉ đạo cho ngoại trưởng Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn Quốc Gia Việt Nam dứt khoát không ký với một tuyên bố long trọng trước tất cả các đoàn để bảo lưu ý kiến rằng: 

"Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ quốc gia. Bộ Tư lệnh Pháp đã tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn Quốc Gia Việt Nam. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị Gienever ghi nhận một cách chính thức rằng, Việt Nam đã long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của người dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ Việt Nam tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho toàn xứ sở."

Và Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ đã không ký cái Hiệp Định Genever 1954 tai họa đó khi các cường quốc và VNDCCH đã ký. Ông ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đã bật khóc. TTg Ngô Đình Diệm thì tuyên bố treo cờ rủ vào ngày ký kết hiệp định vì biết trước sự chia cắt lâu dài đất nước. Và ông đã có một câu nói nổi tiếng:

"Phải thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ"

Vốn là người quá rành những thủ đoạn của những người CS vì ông đã từng bị CS cầm tù nên có lẽ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm biết chắc rằng, CS sẽ tráo trở chứ không bao giờ nghiêm chỉnh thực thi hiệp định cả. Ông nói rằng chẳng bao giờ có chuyện những người CS lại phải ký những hiệp định hòa bình với người phía thế giới dân chủ cả, nếu họ không bị dồn vào chân tường. Và họ cũng chỉ ký vi tình thế nào đó bức bách thôi. Ngay khi chưa ráo mực thì họ sẵn sàng xé tan hết cho dù mấy cái Hiệp Định như HD Giơ ne vơ. Được sự ủng hộ về mọi mặt của Hoa Kỳ, ông cùng chính phủ Quốc Gia Việt Nam đã lao vào làm một khối lượng công việc khổng lồ như di dân vào Nam và ổn định nền kinh tế đã tan nát thời hậu chiến. Đây là thời điểm mà ông Diệm và bào đệ là ông Nhu làm việc đến 18 - 20 giờ mỗi ngày. Ông nói phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống người dân khám khá lên là những lá phiếu xứng đáng để hai miền thống nhất. 

Ta sẽ sơ lược để tìm hiểu nhé. Thời điểm từ năm 1954, là năm ký Hiệp Định Giơnevơ cho đến năm 1956 là năm sẽ phải Tổng tuyển cử thống nhất hai miền, thì như các bạn đã biết là công cuộc Cải Cách Ruộng Đất đang "Long Trời Lở Đất" trên khắp lãnh thổ miền Bắc của VNDCCH. Rồi những cuộc di cư của hàng trăm ngàn đồng bào Công Giáo vào Nam vẫn tiếp diễn, khiến cho các vùng Công Giáo truyền thống như Bùi Chu, Phát Diệm... vắng tanh, chỉ còn các cha ở lại để giữ tài sản Nhà Thờ. Vùng tập kết tự do cho dân di cư ở vùng Hải Phòng vẫn hoạt động trong thời hạn 300 ngày. Ước tính có khoảng 900.000 ngàn đồng bào miền Bắc đã rời bỏ quê hương, mồ mả ông bà tổ tiên cùng nhà cửa ruộng vườn, gạt nước mắt bồng bế nhau đến khu vực tập kết tự do chờ tàu há mồm để di cư vào Nam. Số người di cư này, vốn có sự căm thù hiển nhiên với CS, cộng với các Giáo Phái Cao Đài, Hòa Hảo đều có mối căm thù không khoan nhượng với CS. Và hơn tất cả là tuyệt đại đa số người Miền Nam, miền Trung đều không ủng hộ CS. Và thực tế trong cuộc kháng chiến 9 năm thì Việt Minh không thành công ở các lãnh thổ miền Nam và miền Trung như ở Miền Bắc được. Các khối dân trên là một lực lượng gần như tất cả của Đệ Nhất VNCH đều ủng hộ tuyệt đối Chính phủ của ông Ngô Đình Diệm và hoàn toàn có thể giúp chính phủ thắng cử, nếu có một cuộc bầu củ công bằng.

Ngược lại chỉ có khoảng 160.000 ngàn người vừa dân vừa quân đội của Việt Minh đã rời bỏ quê hương để tập kết ra Bắc. Bối cảnh thì như vậy, với sự tan hoang của cả nông thôn miền Bắc lẫn lòng dân sau 2 năm CCRĐ, cộng với truyền thống thắng cử của nền dân chủ trước nền độc đảng thì hẳn là ngược đời nếu cho rằng chính quyền Ngô Đình Diệm không dám Tổng tuyển cử vì sợ thất cử.

Theo các quan chức ngoại giao nước ngoài thì về cá nhân con người thì ông Ngô Đình Diệm là một con người nhỏ bé, và đã bắt đầu hơi đẫy ra với tướng đi vội vàng của một người đã tới tuổi già, dễ gây cảm giác cho người tiếp xúc thấy ông là người đa cảm, yếu đuối. Ông không thích chốn đông người mà ưa trầm tư suy ngẫm. Ông thường đến sớm hơn các em trước bàn thờ Chúa trong các lễ, và ở lại lâu hơn tất cả. Và người ta nghĩ rằng, nếu không có ông em Ngô Đình Như thông làu kinh sử, thông tuệ hơn người thì Tổng Thống sẽ lúng túng lắm trong các buổi giao tế tiệc tùng. Thế nhưng ông Diệm lại thường là người cương quyết và quyết định dứt khoát cùng ý trí thể hiện đến cùng mọi quyết sách hơn là ông em. Việc cương quyết từ chối ký Hiệp Định chính thức ở Gioneve sẽ cho chính phủ của ông, như đã nói trong phần bảo lưu hội nghị, có "toàn quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho toàn xứ sở." Nói thẳng ra là ông dành quyền đáp trả xứng đáng với miền Bắc bất cứ lúc nào, và bất cứ giá nào. 

Quân đội quốc gia được tổ chức cơ động, có sức tấn công chứ không phòng thủ xé lẻ ra như 4 quân đoàn ở 4 quân khu như sau này. Các đơn vị biệt kích gốc Bắc, Nùng Thái... được huấn luyện để nhảy ra Bắc hoạt động du kích. như những chuyến nhảy toán liên tục cho tới khi nền đệ 1 CH sụp đổ năm 1963. Đệ nhị CH đã bị người Mỹ buộc đóng cửa các trại huấn luyện ở Lào. Các chương trình biệt kích cũ, "Bóng Ma Biên Giới" giải thể và trở về với hoạt động nội địa với các tên như Biệt Cách 81. Với sự cương quyết, không bao giờ khoan nhượng với CS, ông đã làm tất cả để mơ một ngày Lấp Sông Bến Hải, thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ. 

"Nhưng Trời cao quen thói má hồng đánh ghen", Ông đã ngã xuống khi ước mơ thống nhất chưa thành.

Lịch sử ngắn ngủi sau đó đã chỉ ra rằng ông đã đúng, bởi khoan nhượng, hay hòa hoãn với CS là tự sát. Như Winton Shusin đã nói, một quốc gia hèn nhát, không dám đối đầu sanh tử với kẻ thù thì trước sau gì cũng bị kẻ thù đánh gục trong một cuộc chiến tranh. 

Việc từ chối Tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào năm 1956 của chính quyền miền Nam là có thật chứ không phải là bịa đặt của chính quyền Hà Nội. Và chúng ta hiểu vì sao một con người Kính Chúa yêu nước, nhưng năm đó luôn đáu đáu trong lòng việc lớn nhất đời ông, đó là thống nhất đất nước, thu giang san về một mối rồi rũ áo từ quan để trở về dòng tu cũ để đọc kinh dâng lễ, lại từ chối việc bầu cử để thống nhất đất nước vào năm 1956 ấy. Bởi vì ông biết là cuộc bầu cử ấy sẽ không bao giờ có.

Làm gì có chuyện chế độ CS miền Bắc lại cho phép cán bộ miền Nam tự do đi lại, căng quảng cáo, áp phích, tờ rơi hoặc gặp gỡ dân chúng miền Bắc để vận động tranh cử? Rồi loa đài phóng thanh cứ ra rả ca ngợi miền Nam, đả kích CS ngay trên đất Bắc (Miền Bắc cũng được làm tương tự ở miền Nam). Tóm lại làm gì có câu chuyện viễn tưởng đó, và ông Diệm biết điều đó hơn ai hết.

Và khi năm bầu cử 1956 đến, khi đó ông đã là Tổng Thống của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, ông đã cương quyết bác bỏ mọi khả năng bầu cử để thống nhất hai miền. Vì ông luôn mạnh mẽ tin rằng, chính quyền CS của ông Hồ Chí Minh sẽ không nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ trách nhiệm để có một cuộc bầu cử hợp lệ, tự do và công bằng. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau đó cũng đã liên tiếp đưa ra các đề nghị bầu cử để thống nhất đất nước theo Hiệp Định 1954, và thậm chí đưa ra Ủy Hội Giám Sát QT. Nhưng chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã không trả lời. Rồi chiến tranh giữa hai miền nổ ra sau đó đưa đến bao cảnh tan nát điêu linh và kéo dài. Và bao giờ chính quyền VNDCCH cũng lên tiếng tố cáo chính quyền VNCH của TT Diệm là kẻ chịu hoàn toàn trách nhiệm vì không chịu tham gia bầu cử để thống nhất hai miền. Điều đó cũng không sai... 

Nhưng trong vòng thân tình với báo giới quốc tế thì ông cố vấn Ngô Đình Nhu bao giờ cũng cười ruồi mà rằng: "Các bạn có thể tiếc nuối bất cứ cái gì, nhưng đừng tiếc nuối câu chuyện bầu cử đó. Vì nó sẽ không bao giờ có cả. Chứ nếu có bầu cử thì cho dù chúng tôi có nhắm một mắt lại để cho họ (CS) gian lận bầu cử thì chúng tôi vẫn thắng tuyệt đối. Vì biết chắc rằng họ cũng phá đám nếu thấy rằng họ không thể thắng. Họ không bao giờ có thể thắng, nên không bao giờ có cuộc bầu cử đó".


Hồ Chí Minh - Từ hành vi mời cố vấn Mỹ gái và thuốc cường dâm đến "đạo đức" của "người"

Bạn đọc Danlambao - Sau khi đọc bài "Bác của tui dẫn gái cho Mỹ!" nói về sự kiện Hồ Chí Minh mời cố vấn Mỹ Henry A. Prunier những cô gái đẹp và thuốc cường dâm ("Ho’s offer of pretty Vietnamese women and jungle aphrodisiacs"), mời mọi người hãy xem các đồng chí đảng ta "sống, chiến đấu và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại". Đây là 1 trong hàng ngàn bài bài học được "dạy" lại bởi các đồng chí con, đồng chí cháu của "bác" và "cha già DT" dành cho nhân dân cả nước.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức trong xã hội: 

- Một là, Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của con người. 

- Hai là, Hồ Chí Minh coi đạo đức là vũ khí sắc bén phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. 

- Ba là, theo Hồ Chí Minh đạo đức là nhân tố làm tăng thêm sức mạnh của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. 

- Bốn là, đạo đức cách mạng giúp cho người cán bộ chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. 

Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối. 

Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.” 

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là nền tảng tinh thần của con người, giúp cho con người vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách. Có đạo đức sẽ giúp người cán bộ cách mạng không lùi bước trước khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng.  

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân". 

Với Hồ Chí Minh, “Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng”. Vì vậy, muốn thành người cộng sản chân chính phải chống chủ nghĩa cá nhân. 
Trần Dân Tiên: Và nhân dân Việt Nam, muôn người như một, nghe theo lời Hồ Chủ tịch, vì họ hoàn toàn tin tưởng ở Hồ Chủ tịch, họ hoàn toàn kính yêu Hồ Chủ tịch. Không có gì so sánh được với lòng dân Việt Nam kính mến tin tưởng lãnh tụ Hồ Chí Minh... Hồ Chủ tịch được nhân dân yêu mến là do lòng hy sinh và lòng nhân từ của Người. (Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (P6).

Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vai trò của đạo đức, Hồ Chí Minh đã tự rèn luyện để có phẩm chất đạo đức cao quý của người cộng sản. Suốt thời gian bôn ba ở nước ngoài, tìm đường giải phóng cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sản có đạo đức cách mạng sáng ngời. 

Hồ Chí Minh là hiện thân của sự hoàn thiện, hoàn mỹ về đạo đức: Yêu đồng bào, yêu nhân dân, triệt để cách mạng và vô cùng nhân từ; uyên bác mà cực kỳ khiêm tốn; vĩ đại mà rất mực bình dị. 
Yêu đồng bào, yêu nhân dân... vô cùng nhân từ...

Bằng lời nói và việc làm, bằng giảng giải và nêu gương, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho mọi người thấy thế nào là một đạo đức cao đẹp, một cuộc sống đáng sống. Người nâng cao tâm hồn và tình cảm của nhân dân, khiến mọi người đều cảm thấy mình luôn luôn lớn lên và đầy niềm tự hào trước sự nghiệp vĩ đại và trước tấm gương đạo đức sáng ngời của Người. 

Bản thân Hồ Chí Minh đã suốt đời không ngừng tự tu dưỡng, tự rèn luyện mình về đạo đức để trở thành “tấm gương tuyệt vời về con người mới”, thành hình ảnh mẫu mực về “người lãnh đạo và người đày tớ thật trung thành của nhân dân”, chẳng những có sức lôi cuốn, cảm hóa mãnh liệt đối với toàn thể dân tộc, mà còn ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới. 

Nhiều lãnh tụ chính trị, học giả, nhà văn, nhà báo có tiếng đã viết về sức cổ vũ kỳ diệu của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với nhân dân nước mình và chứng minh rằng: Do ngưỡng mộ một nhân cách vĩ đại như vậy, có biết bao lớp người trẻ tuổi đã đứng vào hàng ngũ các chiến sĩ cộng sản, tình nguyện hiến dâng đời mình cho cuộc đấu tranh vì tự do độc lập, vì tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân. 





Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một phần quý báu nhất trong di sản tư tưởng của Người, giống như những hạt kim cương đa diện, nhiều màu sắc. Cho dù chặng đường cách mạng mới có thể và nhất định sẽ hình thành những giá trị đạo đức mới, thì những giá trị đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là nền tảng vững chắc cho các quan hệ xã hội mới. 

Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là lời giải về bài toán đạo đức của nhân loại mà giá trị của nó không thể phai mờ, đã góp sức “phục hưng” và “cải tạo một thời đại”. 

Trong tầm nhìn của nhân loại tiến bộ, Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng nhất về cuộc đời của một con người “đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu thương con trẻ, dạt dào tình yêu Tổ quốc, yêu những người lao động, yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa”. 




Trích đoạn từ: 

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 

Đạo đức Hồ Chí Minh - nền tảng sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay 

trên trang nhà của Bộ Nội vụ nước CHXHCNVN 


(*) ảnh minh hoạ bởi Bạn đọc Danlambao

04.09.2016