Tuesday, June 26, 2018

Bị kỷ luật, chủ tịch huyện được điều sang… xây dựng đảng

Ủy Ban Nhân Dân huyện Phú Quốc, nơi có nhiều sai phạm, khiếu kiện của dân trong thời gian qua. (Hình: Người Lao Động)
KIÊN GIANG, Việt Nam (NV) – Bị khiển trách về mặt đảng, ông Đinh Khoa Toàn, chủ tịch huyện đảo Phú Quốc phải rời ghế giữa nhiệm kỳ, nhưng lại chuyển sang làm phó bí thư Huyện Ủy, phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
Ngày 26 Tháng Sáu, báo Người Lao Động cho biết, Tỉnh Ủy Kiên Giang đã ra quyết định điều động ông Đinh Khoa Toàn giữ chức vụ mới. Theo quyết định này, ông Toàn sẽ không còn chức vụ chủ tịch  và được phân công giữ chức phó bí thư Huyện Ủy chuyên phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
Trước đó, hồi Tháng Tư 2018, Đảng Bộ huyện Phú Quốc đã ra quyết định kỷ luật ông Đinh Khoa Toàn bằng hình thức khiển trách về mặt đảng vì “để xảy ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý, điều hành ở địa phương.”
Ông Đinh Khoa Toàn. (Hình: VTC)
Cụ thể, ông Toàn bị kỷ luật vì cuối Tháng Mười, 2017, theo kết quả của đoàn thanh tra tỉnh Kiên Giang tại trên 80 dự án tại các xã Cửa Dương, Gành Dầu, Cửa Cạn, Dương Tơ và Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, phát giác hàng trăm công trình của cá nhân, tổ chức đã thực hiện sai quy định của pháp luật.
Trong đó, có đến trên 90% công trình nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng, không phù hợp với quy hoạch xây dựng… Sai phạm này dẫn tới việc hình thành các khu dân cư tự phát, trái với các quy hoạch phát triển Phú Quốc.
Ngoài xây dựng không phép tràn lan, Phú Quốc còn để tình trạng buông lỏng quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ,…
Theo kết luận thanh tra, ông Toàn đã có các vi phạm về mặt quản lý nhân sự, lơ là công tác kiểm tra dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai tăng cao, tồn đọng nhiều đơn khiếu nại. (Tr.N)

Gia Lai: Cán bộ giành mua ‘đất cho người nghèo’ rồi bán lại

 Căn nhà ông H., cán bộ xã rao bán với giá 650 triệu đồng. (Hình: Người Lao Động)
GIA LAI, Việt Nam (NV) – Nhiều cán bộ ở Gia Lai xin cấp phần đất dành cho người nghèo rồi sau đó đem cho thuê hoặc rao bán theo giá thị trường.
Báo Người Lao Động cho hay, từ năm 2013, Ủy Ban tỉnh Gia Lai đã giao 533 lô đất tại phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku, cho cán bộ, công chức có thu nhập thấp để xây dựng nhà ở (còn gọi là “khu thu nhập thấp”).
Theo quy định, người được cấp đất tại đây phải là cán bộ, công chức chưa có nhà ở, thu nhập thấp; hộ nghèo, cận nghèo khu vực thành thị. Khi nhận được đất phải xây dựng nhà ở trong vòng 18 tháng, sử dụng đủ 10 năm mới được bán, sang nhượng, còn nếu chưa đủ thì phải trình ủy ban huyện phúc trình tỉnh “xử lý từng trường hợp.”
Tuy nhiên, nhiều cán bộ có nhà, đất vẫn “lách quy định” để tranh phần. Thanh tra tỉnh Gia Lai xác định nhiều trường hợp là cán bộ của các sở, ngành thuôc tỉnh đã có nhà ở, giàu có vẫn làm đơn xin cấp đất. Sau khi bị phanh phui, những người trên đã bị thu hồi quyền sử dụng đất.
Nói với báo Người Lao Động, một cán bộ đang công tác tại ủy ban phường Thắng Lợi cho biết, chỉ có khoảng 30% cán bộ được cấp đất là có nhu cầu thực sự về nhà ở. Sau khi được cấp, nhiều người chây lì không xây dựng đúng thời gian quy định. Hoặc xây dựng theo kiểu đối phó, xây xong rồi cho thuê hoặc đóng cửa để không. Nhiều cán bộ sau khi xây nhà đã công khai rao bán vượt quy định.
Theo tường thuật của báo Người Lao Động, ngày 25 Tháng Sáu, khi phóng viên tới căn nhà cấp 4 tại “khu thu nhập thấp” mà ông H. rao bán trên mạng. Ông H. giới thiệu mình là cán bộ một xã ở thành phố Pleiku, vợ là giáo viên, được cấp 150 mét vuông và đã xây dựng nhà cấp 4 để ở nhưng “do thất bại trong làm ăn nên bán.”
Ông H. giao kèo, do chưa đủ thời gian (sử dụng 10 năm) theo quy định để bán nên ông bán giá rẻ là 650 triệu đồng, hai bên chỉ làm hợp đồng ủy quyền sử dụng tài sản, đủ thời hạn 10 năm mới làm thủ tục sang tên. “Quy định thế nhưng mình vẫn lách được. Ở đây mấy người cũng bán như vậy rồi,” ông H. khẳng định.
Ông Lê Văn Quang, chủ tịch phường Thắng Lợi, nói với báo chí rằng đã có thông tin nhiều người dân ở “khu thu nhập thấp” sang nhượng quyền sử dụng đất.
“Họ chỉ thỏa thuận giữa các bên, không có chứng thực của chính quyền, trên giấy tờ thì vẫn đúng tên người được cấp. Địa phương đã tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên tham gia mua bán, giao dịch, sang nhượng đất tại khu vực này vì sẽ gặp nhiều rủi ro, nảy sinh tranh chấp,” ông Quang cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Đại, phó chủ tịch thành phố Pleiku, cho biết chưa nghe thông tin về việc người dân được cấp đất tại “khu thu nhập thấp” rao bán, sang nhượng quyền sử dụng đất. Nếu có thì trái phép. Sau khi tiếp nhận phản ánh từ phóng viên, ông Đại hứa sẽ cho người kiểm tra cụ thể. (Tr.N)

Mặc dân đói, Thanh Hóa vẫn muốn chi 104 tỷ đồng cho ‘lễ kỷ niệm’

Lễ hội Lam Kinh  do Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn ra vào Tháng Tám âm lịch hàng năm. (Hình: Tuổi Trẻ)
THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Thanh Hóa hàng năm vẫn xin gạo cứu đói, nhưng Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch tỉnh này lại dự tính tổ chức các hoạt động kỷ niệm “danh xưng Thanh Hóa,” với tổng kinh phí hơn 104 tỷ đồng, chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
Ngày 26 Tháng Sáu, xác nhận với báo Người Lao Động, ông Phạm Duy Phương, giám đốc Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch (VHTT&DL) cho biết sở này có tờ trình gửi Sở Tài Chính về dự toán các khoản kinh phí dành cho các hoạt động kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa.

“Đây mới là tổng hợp các ý kiến từ nhiều đơn vị, địa phương, sau đó chúng tôi mới làm tờ trình gửi Sở Tài Chính xem xét, thẩm định và ra báo cáo gửi chủ tịch tỉnh ký. Đấy mới là báo cáo tổng hợp thôi, chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện,” ông Phương nói.
Trước đó, ngày 12 Tháng Sáu, Sở VHTT&DL Thanh Hóa đã có công văn gửi Sở Tài Chính dự toán tổng số kinh phí tổ chức các hoạt động tiến tới kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa như: tổ chức kỷ niệm 600 năm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất Lê Lợi và Lễ hội Lam Kinh năm 2018; sáng tác ca khúc viết về Thanh Hóa… Tổng cộng hơn 104 tỷ đồng. Trong số đó, hơn 82 tỷ đồng lấy từ ngân sách nhà nước.
Theo tờ trình này, lễ kỷ niệm “Danh xưng Thanh Hóa” sẽ được dự kiến tổ chức vào ngày 1 đến ngày 7 Tháng Năm, 2019.
Thanh Hóa, nơi người dân thường xuyên thiếu ăn và vẫn phải xin trung ương cứu đói. (Hình: Người Lao Động)
Cũng theo ông Phương khẳng định với báo Tuổi Trẻ thì vẫn chưa có quyết định nào của Sở Tài Chính, hay của Ủy Ban tỉnh Thanh Hóa về việc chi tiền cho các hoạt động nêu trên, Sở Tài Chính còn phải thẩm định, xét tình hình thực tế rồi báo cáo để Ủy Ban tỉnh quyết định. Ông Phương cũng nói, thông tin trên mạng cho rằng tỉnh Thanh Hóa đã chi hơn 104 tỷ đồng cho các hoạt động hướng tới kỷ niệm là không đúng.
Trước đó, dư luận cho rằng việc tổ chức rình rang các hoạt động về sự ra đời cái tên “Thanh Hóa” mà chi đến hơn trăm tỷ đồng là quá lãng phí, trong khi tỉnh này vẫn còn nghèo, hằng năm phải xin trung ương hỗ trợ ngân sách và vẫn xin gạo cứu đói thường xuyên cho người nghèo.

Số kinh phí này nên dành xóa hàng trăm phòng học tranh tre, nứa lá, tạm bợ ở 11 huyện miền núi, vùng cao của tỉnh và xây dựng các công trình phúc lợi khác phục vụ người dân. (Tr.N)

Lũ quét ở Lai Châu: Hàng chục người chết, nhiều trại cá bị san phẳng

Trại cá tầm trên diện tích hơn 12,000 mét vuông, ước tính trị giá hơn 15 tỷ đồng bị lũ quét tàn phá trong 10 phút. (Hình: VNExpress)
LAI CHÂU, Việt Nam (NV) – Lũ quét ập đến giật sập ngôi nhà, bà vợ may mắn nhảy lên mỏm đá cao gần đó thoát thân, còn ông chồng là Dương Ngọc Hưng và nguyên trại cá tầm hơn 12,000 mét vuông bị nước cuốn trôi mất dạng.
Sáng 26 Tháng Sáu, ông Đỗ Chí Đoàn (56 tuổi, ở bản Chu Va 12, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cùng những người trong gia đình đi dọn đá, sục bùn tìm kiếm những món đồ giá trị còn sót lại sau trận lũ quét qua nơi đây hai ngày trước.
Ông Đoàn kể với báo VNExpress, khoảng 8 giờ ngày 24 Tháng Sáu, thấy nước suối chảy mạnh và đục hơn mọi ngày nên ông lội ngược dòng tìm nguyên nhân. Cùng lúc, ông lấy lưới chặn dòng nước để giữ an toàn cho hơn 10 bể cá tầm.
Vừa đảo qua một vòng thì ông Đoàn nghe tiếng ầm ầm như động đất. “Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì đã thấy nước lũ ập vào nhà, giật sập hơn 10 bể cá tầm xây bằng bê tông trị giá gần 3 tỷ đồng, cuốn trôi toàn bộ đồ đạc. Cả trang trại hơn 3,000 mét vuông  giờ ngổn ngang bùn đất, rác thải. Có điều may mắn là mọi người trong gia đình đều nhanh chân chạy lên quả đồi gần đó thoát thân,” ông Đoàn bần thần nói.
Bà Phương vật vã khóc trong lúc tìm kiếm thi thể chồng. (Hình: VNExpress)
Đồng cảnh ngộ, ngồi sụp trong một góc nhà hàng xóm, bà Vũ Thị Mai Phương (55 tuổi, cũng ở bản Chu Va 12) mắt đỏ hoe khi ông Dương Ngọc Hưng (58 tuổi) chồng bà vẫn mất tích, trang trại cá với 12,000  mét vuông hơn 30 bể cá với sản lượng hàng năm gần 80 tấn của gia đình nay chỉ còn là nền đất trống hoác.
Bà Phương kể khoảng 8 giờ, thấy bùn đất đục ngầu cuồn cuộn theo dòng suối đổ xuống. Hàng xóm xung quanh túa ra la hét, người đi đường vứt xe máy bỏ chạy, kêu cứu. Trong giây lát, bà Phương thấy từng mảng lớn đất đá trên quả núi đối diện nhà đổ ập xuống cùng dòng nước. Bà định quay vào nhà lấy xe máy chạy nhưng không kịp vì lũ ập đến và núi lở nhanh “như sóng thần trên tivi.”
Nhanh chân nhảy lên mỏm đá cao cạnh nhà, bà Phương thoát được dòng nước cuốn, nhưng ông Hưng chồng bà thì không còn nhìn thấy sau tiếng đổ sụp của đất đá, cho đến sáng 26 Tháng Sáu vẫn chưa tìm được tung tích.
Những con cá tầm chết gần 3 ngày nay bắt đầu phân hủy, bốc mùi nồng nặc quanh khu trại nuôi. (Hình: VNExpress)
Nhà chức trách địa phương đã huy động lực lượng lội dọc suối và các cửa ngõ ra sông để tìm xác ông Hưng nhưng chưa thấy. Có lẽ thi thể nạn nhân bị cuốn trôi xa hàng chục cây số vì lũ quét rất mạnh.
Tin cho biết, có bốn trang trại nuôi cá nước lạnh đã bị nước lũ cuốn trôi, ước tính thiệt hại khoảng 130 tấn cá thịt và gần 400,000 cá giống với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

Theo thống kê mới nhất, mưa lũ trong những ngày qua ở Lai Châu đã khiến 12 người chết, 11 người mất tích và 8 người bị thương; 244 nhà bị lũ cuốn trôi, 68 công trình hư hỏng; trên 800,000 mét vuông đất, đá sạt lở dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ…
ính đến trưa ngày 26 Tháng Sáu, mưa lũ ở các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai đã rút, nhưng nhiều thôn bản vùng xa chưa thể đến được do đất đá chắn ngang đường. Qua thống kê đã có 17 người chết (Hà Giang 5 người; Lai Châu 12 người), 11 người mất tích… (Tr.N)

Chiến dịch kêu gọi tự do tôn giáo, tín ngưỡng

RFA-2018-06-26   
Người Công giáo trong lễ Năm Thánh ở nhà thờ Sở Kiện, tỉnh Hà Nam hôm 23/11/2009.
Người Công giáo trong lễ Năm Thánh ở nhà thờ Sở Kiện, tỉnh Hà Nam hôm 23/11/2009.AFP
Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam (VCHR) vào ngày 26 tháng 6 tham gia cùng mạng lưới EPRID chống bất dung và phân biệt đối xử tại Liên Minh Châu Âu, phát động chiến dịch đấu tranh cho quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo- tín ngưỡng. Mục tiêu nhằm kêu gọi mọi người khắp nơi trên thế giới đoàn kết theo khẩu hiệu ‘Tin hay không; đó là quyền của tôi!’.
Chiến dịch mang tên #ForBDefender là một sáng kiến nhằm nâng cáo hiểu biết về quyền tự do tín ngưỡng- tôn giáo.
Trong thông cáo đưa ra, một viên chức của EPRID, nệu rõ ‘Trên khắp thế giới hiện nay, quyền tự do lựa chọn, biểu đạt, thay đổi và từ bỏ tôn giáo hay tín ngưỡng của con người đang bị đe dọa. Nhu cầu thiết yếu là cần bảo vệ quyền này và thúc giục các nhà hoạch định chính sách phải có những hành động bảo vệ quyền này một cách cụ thể, thực tế.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch VCHR, cho rằng tại Việt Nam, tất cả người dân thuộc các thành phần khác nhau đang phải đối diện với nạn bị phân biệt, sách nhiễu và tù tội do bày tỏ ý kiến riêng hay niềm tin.
Chiến dịch #FoRBDefender tập trung vào mạng xã hội nên những ai muốn tham gia có thể sử dụng các công cụ như Facebook, Twitter, Instagram để ký tên.
Thống kê của Trung Tâm Nghiên Cứu PEW tại Washington DC, Hoa Kỳ thì chừng 80% dân số thế giới phải chịu tình trạng bị phân biệt, đàn áp hay bị trấn áp vì tôn giáo hay niềm tin của họ. Không nhóm tôn giáo hay niềm tin nào, kể cả những người hữu thần, vô thần và không tôn giáo, là miễn trừ khỏi những vi phạm trong lĩnh vực này.

Thông điệp của Hoa hồng: ‘Đem yêu thương vào nơi oán thù’

Cát Linh, RFA-2018-06-26   
Nguyễn Ngọc Lụa, một trong những nạn nhân bị đàn áp ngày 17/6 ở Sài Gòn đang gắn hoa hồng lên hàng rào kẽm gai
Nguyễn Ngọc Lụa, một trong những nạn nhân bị đàn áp ngày 17/6 ở Sài Gòn đang gắn hoa hồng lên hàng rào kẽm gai -Facebook Nguyễn Ngọc Lụa 
Tao Đàn ngày 17 tháng 6
“Sài Gòn hôm nay không khác gì Sài Gòn giờ giới nghiêm”, một người quan sát diễn biến sự việc từ sáng sớm ngày 17 tháng 6 chia sẻ dòng trạng thái  trên mạng xã hội Facebook.
“Sài Gòn những ngày này như trong tình trạng thiết quân luật”, một chia sẻ khác cũng trên Facebook cho biết như thế.
Sáng Chủ Nhật hôm đó, Sài Gòn dày đặt lực lượng an ninh. Hàng rào kẽm gai, cảnh sát cơ động, an ninh chìm, nổi, lực lượng dân phòng, và theo những nhân chứng kể lại, có cả “côn đồ” được sử dụng tung ra khắp đường phố, tập trung ở khu vực thuộc vào “điểm nóng” như Hoàng Văn Thụ, Nhà thờ Đức Bà, phố đi bộ.
Nó thể hiện ra với tất cả các bên liên quan đó là những người biểu tình thì họ mong muốn những điều tốt đẹp hơn. Người ta hoàn toàn không thù địch. Người ta thật sự là những người ôn hoà. Người ta muốn cái đẹp, cái ôn hoà đó sẽ vượt lên bạo lực. Kẽm gai là biểu trưng của bố ráp, bạo lực. Hoa hồng thì biểu trưng cho lòng yêu thương, cho sự ôn hoà. - Nguyễn Anh Tuấn
Theo con số thống kê từ các nhà hoạt động xã hội đưa ra, cũng như chính từ những người bị bắt giam hôm 17 tháng 6 cho biết, có gần 300 người vô cớ bị “mời” lên xe cảnh sát đưa về sân vận động Tao Đàn.
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho biết không khí ở Sài Gòn từ sau cuộc tổng biểu tình của cả nước vào Chủ nhật 10/6 là rất căng thẳng. Nhiều hình thức sử dụng bạo lực một cách “có hệ thống” được nhà cầm quyền dốc toàn lực để thực hiện, và đỉnh điểm là cuộc bố ráp, giam giữ và đánh đập người dân ở khu vực sân vận động Tao Đàn sáng Chủ nhật 17/6.
Từ đó, anh chia sẻ những gì anh cảm nhận từ hình ảnh những bông hoa hồng trên hàng rào kẽm gai.
“Nó thể hiện ra với tất cả các bên liên quan đó là những người biểu tình thì họ mong muốn những điều tốt đẹp hơn. Người ta hoàn toàn không thù địch. Người ta thật sự là những người ôn hoà. Người ta muốn cái đẹp, cái ôn hoà đó sẽ vượt lên bạo lực. Kẽm gai là biểu trưng của bố ráp, bạo lực. Hoa hồng thì biểu trưng cho lòng yêu thương, cho sự ôn hoà.”
Thêm vào đó, theo anh, khi những cánh hoa hồng được đặt lên hàng rào kẽm gai thì sẽ còn có hiệu quả khác, đó là ngụ ý nói lên những cáo buộc mà bên phía chính quyền cho người biểu tình là kích động bạo lực sẽ trở nên lố bịch, nhất là với những người biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội và các thành phố khác.

Thông điệp của những hoa hồng

Hình ảnh đầu tiên về những cánh hoa hồng đặt trên hàng rào kẽm gai dựa sát vào một gốc cây to ở khu vực sân vận động Tao Đàn vào ngày 19 tháng 6 nhanh chóng lan toả khắp mạng xã hội.
Ý kiến và sự đón nhận của dư luận đối với việc làm này cũng có nhiều góc độ khác nhau. Nhưng trước hết, hãy nghe chia sẻ từ chính những bàn tay đã đặt những cánh hoa hồng lên hàng rào kẽm gai đó. Vì sự an toàn, chúng tôi được đề nghị không nêu tên, và trích lại chia sẻ từ tin nhắn của các bạn ấy khi nói về thông điệp của những hoa hồng.
“Thông điệp đầu tiên muốn gửi đến những người bị bắt, bị đánh đập trong những ngày qua. Cảm ơn họ với tình yêu thương và lòng cảm thông sâu sắc. Mong những nỗi đau đớn đánh đập của họ mau chữa lành. Nhóm đã cắm rất nhiều hoa ở hàng rào kẽm gai khu vực công viên Tao Đàn và hàng rào sau lưng khu vực những người bị bắt giữ.
Thông điệp thứ hai là muốn gửi đến nhà cầm quyền rằng hàng rào kẽm gai cũng không thể ngăn cản chúng tôi bày tỏ chính kiến ôn hoà vì đất nước của mình.”
Với các bạn trẻ, tác giả của những cánh hoa hồng kia, thì “mỗi nguời xuống đuờng là một bông hoa đang tô thắm cho một xã hội Việt Nam đang u ám.
“Thông điệp đầu tiên muốn gửi đến những người bị bắt, bị đánh đập trong những ngày qua. Cảm ơn họ với tình yêu thương và lòng cảm thông sâu sắc. Mong những nỗi đau đớn đánh đập của họ mau chữa lành. Nhóm đã cắm rất nhiều hoa ở hàng rào kẽm gai khu vực công viên Tao Đàn và hàng rào sau lưng khu vực những người bị bắt giữ.
Thông điệp thứ hai là muốn gửi đến nhà cầm quyền rằng hàng rào kẽm gai cũng không thể ngăn cản chúng tôi bày tỏ chính kiến ôn hoà vì đất nước của mình. - Người gắn hoa hồng
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ về cảm nhận của anh.
“Việc dùng hoa để phủ lên kẽm gai, về phương diện thông điệp thì rất tốt, nó khiến cho không khí bạo lực nó bớt căng thẳng. Nếu mình nhìn rộng ra hơn thì nó cũng gián tiếp thể hiện rằng nguyên 1 phong trào, cũng như hành động xuống đường diễn ra ở các thành phố thời gian vừa qua, chủ đạo vẫn là ôn hoà, văn minh. Nó không tỏ bất kỳ ý định thù địch nào đối với chính quyền nói chung cũng như là với người có trách nhiệm giữ trật tự nói riêng, là lực lượng an ninh.”
Bên cạnh sự hưởng ứng và chia sẻ của rất nhiều người đối với việc làm của nhóm bạn trẻ nà, cũng có những ý kiến cho rằng đó là hành động thuần “chủ nghĩa cải lương” hoặc “lãng mạn không hiệu quả”, một phong trào mà nếu chạy theo chỉ “thiệt thân”.
Chúng tôi ghi nhận ý kiến trích dẫn từ trang Facebook Phuong Le, nói về những người đi gắn hoa hồng như sau:
“Các bạn đi gắn hoa hồng lên hàng rào, các bạn phóng tác chuyện diễm tình trên hình ảnh đó , các bạn ngây thơ (hoặc giả bộ ngây thơ) rồi.
Các bạn không hiểu (hoặc làm bộ không hiểu) gì cả về họ!
Đây không phải là Myanmar, với gã cảnh sát canh giữ bà Aung Suu Kyi nghe piano mà nghệch mặt ra.
Đây không phải là Đảng Cộng sản Hungary, nghe công nhân lắc chìa khoá phản đối mà giải tán.
Đây không phải là cảnh sát Hồng Kong, tiếp nước cho người biểu tình.
Đây là máu, là lệ, là cải cách ruộng đất, là Mậu Thân, là cải tạo, thuyền nhân, là Thiên An Môn, là Nhân văn giai phẩm…
Đây là ngoại hạng, vô đối, có một không hai!
Lãng man hay làm bộ lãng mạn?”
Trả lời cho câu hỏi của những người chưa tán thành với việc dùng hoa hồng để nói thay cho tình yêu thương và lòng cảm thông, nhóm bạn trẻ cho biết:
“Hiệu quả hay không thì tuỳ ở mỗi người cảm nhận. Nhưng nhóm có đọc được phản hồi trên Facebook thì thấy có những phản hồi rất tích cực đặc biệt là có những người từng bị bắt cũng nhận xét là cảm thấy được quan tâm và chia sẻ hơn.”
Một trong những nạn nhân của cuộc khủng bố ngày 17/6 là cô Nguyễn Ngọc Lụa đã đăng tải hình ảnh cô đang đặt một cánh hoa hồng lên hàng rào kẽm gai cùng với lời nhắn nhủ cô gọi là “Đem yêu thương vào nơi oán thù”:
“Nếu có dịp ngang qua đây, xin hãy dừng lại để lại trên những hàng rào kẽm gai những bông hoa với thông điệp muốn nói của mình, và có thể lưu giữ nó bằng những hình ảnh đẹp, để ai đó muốn bắt bớ ngăn cản chúng ta xuống đường cũng ý thức một điều rằng, chính là những bông hoa màu nhiệm chứ không phải điều gì khác, mới hồi phục lại một xã hội văn minh tình thương.”
Theo quy luật thì những bông hoa hồng ấy rồi sẽ phải tàn. Nhưng với thông điệp mà nhóm bạn trẻ đã gắn những bông hoa ấy chia sẻ, thì quyền bày tỏ chính kiến của họ sẽ không bao giờ héo tàn. Và như anh Nguyễn Anh Tuấn đã nói, hình ảnh hoa phủ lên hàng kẽm gai thì có nghĩa là cuối cùng, sự ôn hoà và lòng yêu thương sẽ vượt lên bạo lực và hận thù.

Việt Nam có còn tiềm lực để đánh thức không?

RFA-2018-06-26   
Các em học sinh trung học tham dự lễ khai giảng năm học mới tại Hà Nội vào ngày 5 tháng 9 năm 2016.
Các em học sinh trung học tham dự lễ khai giảng năm học mới tại Hà Nội vào ngày 5 tháng 9 năm 2016.AFP
Bài ‘Đánh Thức Tiềm Lực’ của nhà thơ Nguyễn Duy được trích đưa vào đề thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia môn Văn năm nay. Một số ý kiến cho rằng sứ mệnh ‘đánh thức tiềm lực’ và ‘tiềm lực còn ngủ yên’ như trong đề bài đưa ra dành cho học sinh đã không còn phù hợp với thực tiễn ngày nay. RFA có bài tìm hiểu về chủ đề này với chính tác giả bài thơ cùng một số người khác.

Tiềm lực nào ngủ yên?

Nhiều ý kiến trên mạng xã hội hầu như đều cho rằng đề thi năm nay hay, có nhiều điểm để mổ sẻ và tràn đầy tính thời sự. Nghệ sĩ Huyền Đan bày tỏ chính kiến của mình khi được hỏi về tiềm lực nào còn ngủ yên.
Tiềm lực ngủ yên ở đây em phân tích hai khía cạnh. Một là tiềm lực nghĩa đen là thiên nhiên thì đối với em đã tan nát rồi. Bây giờ là đến thời kỳ con người phải phụng sự thiên nhiên thì đối với em tiềm lực đó không còn nữa. Còn tiềm lực về nghĩa bóng, về con người, về xã hội thì đối với mình vẫn còn niềm tin chứ. Mình vẫn mong là xã hội sẽ tốt hơn, đẹp hơn, và cơ bản là vấn đề nhìn nhận về quyền con người phải được trỗi dậy.
Tài nguyên thiên nhiên thì bị cạn kiệt, hao mòn nhiều lắm rồi. Nhưng còn tiềm lực trong con người thì trong giờ phút này vẫn còn ngủ yên.
-Nhà thơ Nguyễn Duy
Tuy vậy, Huyền Đan nhận xét tư duy ‘đánh thức tiềm lực’ trong trích đoạn mà đề bài đưa ra là một tư duy cũ.
Đó là tư duy của cách đây hai ba chục năm trước. Thời Tố Hữu ngợi ca Việt Bắc, rừng vàng biển bạc, thời Việt Nam mình còn trù phú. Cái tư duy của trích đoạn bài thơ là muốn con người đánh lực tiềm lực để sở hữu thiên nhiên, còn những vấn đề xã hội sâu xa hơn thì có thể không đúng tầm của những em nhỏ học phổ thông dưới mái trường xã hội chủ nghĩa.
Đồng quan điểm trên với Huyền Đan, tác giả Nguyễn Duy cho biết rằng tiềm lực trong con người ở phần cuối của bài thơ, phần không được trích dẫn trong đề thi, mới là điều ông trăn trở hiện nay. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng nhận xét tiềm lực thiên nhiên đã có rất nhiều thay đổi so với thời điểm ông sáng tác bài thơ hơn 30 năm về trước.
Nhà thơ Nguyễn Duy.
Nhà thơ Nguyễn Duy. Photo: RFA
Tài nguyên thiên nhiên thì bị cạn kiệt, hao mòn nhiều lắm rồi. Nhưng còn tiềm lực trong con người thì trong giờ phút này vẫn còn ngủ yên. Nhưng điều quan trọng của bài thơ là ở phần cuối cơ chứ không phải ở phần đầu này. Phần đầu chỉ là mào đầu thôi mà phần cuối mới nói lên tiềm lực của con người.
Tuy nhiên, nhà thơ Nguyễn Duy nhận định với đường lối giáo dục hiện hành, nhà trường Việt Nam vẫn chưa thể đưa đoạn cuối trong bài Đánh Thức Tiềm Lực của ông vào. Ông cung cấp cho Đài Á Châu Tự Do một số câu thơ, trích đoạn như sau.
Cần lưu ý/ lời nói thật thà có thể bị xử tội/ lời ninh hót dối lừa có thể được tuyên dương/ đạo đức giả có thể thành dịch tả/ lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường.

Nền giáo dục một chiều và sự im lặng ‘đớn hèn’

Từ xưa đến nay, vấn đề giáo dục luôn được giới lãnh đạo và trí thức đưa ra bàn luận nhằm xây dựng một hệ thống dạy học trang bị kỹ năng và nâng cao kiến thức cho học sinh, sinh viên, những người chủ tương lai của đất nước. Tuy vậy, chương trình giáo dục xã hội chủ nghĩa lâu nay có thể giúp ‘đánh thức tiềm lực’ của lớp trẻ?
Huyền Đan nhận xét về nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Đối với em đó là một nền giáo dục một chiều, bảo thủ và ấu trĩ. Cho nên thật ra mình cần một nền giáo dục khai phóng hơn. Nếu những người làm giáo dục mà đánh thức tiềm lực đúng thì phải cải tổ một nền giáo dục đa chiều thôi. Nền giáo dục một chiều nó còn liên quan đến một vấn đề là: đề thi ra như vậy nhưng ba rem chấm điểm lại khác à. Hễ nói khác ba rem thì không có điểm. Mà không có điểm thì không vô được đại học vậy thôi.
Nhà thơ Nguyễn Duy thì thẳng thắn nhận xét rằng nền giáo dục Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ bị chính trị hóa một chiều mà còn méo mó và sai lạc.
Một nền giáo dục hụt hẫng, méo mó và có thể nói là sai lạc về đường đối giáo dục. Theo chuẩn mực của giáo dục nhân loại thế giới thì ta vẫn bưng bít, áp đặt nhiều thứ lắm chứ không khai thác được cái tự chủ, sáng tạo của học sinh. Chương trình xã hội như Văn, Sử thì bị chính trị hóa quá mạnh, chính trị một chiều.
Nếu những người làm giáo dục mà đánh thức tiềm lực đúng thì phải cải tổ một nền giáo dục đa chiều thôi.
-Huyền Đan
Bên cạnh nền giáo dục cần nhiều cải tổ, thái độ sống của những người xung quanh cũng góp phần xây dựng phẩm cách cho các em học sinh. Quan sát các buổi thi tốt nghiệp phổ thông năm nay, một giảng viên Đại học tại Sài Gòn trăn trở lên trang mạng cá nhân.
Thấy mấy đứa nhỏ thi cử tội quá, tương lai mù mịt với ba mớ kiến thức "cơ bản", không được trang bị bất kỳ hành trang nào để bước vào đời ngoài áp lực, căng thẳng và nỗi sợ hãi. Những ông cha bà mẹ thì cứ một kiểu không quan tâm đến sự đời, ra sao thì ra, làm sao mà thay đổi được..., chỉ cần hết lòng thương con… bỏ mặc một cái kết không có hậu cho cuộc sống tương lai của những đứa nhỏ.
Trước thái độ thờ ơ tình hình chính trị xã hội của nhiều người, nghệ sĩ Huyền Đan cho rằng các em học sinh hiện nay sẽ khó có được kiến thức và sự dũng cảm để bày tỏ chính kiến khi chính các thế hệ đi trước là những kẻ ‘đớn hèn.’
Vấn đề đặt ra là những em nhỏ ở lứa tuổi đó, đề bài đặt ra vấn đề nghị luận xã hội hay ho như vậy nhưng lại đâu đủ kiến thức để phản biện nghị luận xã hội. Rõ ràng là nhiều thế hệ khác cũng đâu nói, thầy cô cũng không nói, thầy cô cũng đớn hèn, nền giáo dục đớn hèn, cha mẹ chú dì cũng đớn hèn thì làm sao đủ kiến thức phản biện xã hội.
Huyền Đan cho biết thêm vấn đề phản biện nghị luận xã hội đòi hỏi một người phải trưởng thành trong nền tảng gọi là ‘quyền cơ bản của con người’ và đối với anh, muốn thay đổi thế hệ thế hệ trẻ thì đòi hỏi nhiều thế hệ khác cùng phải hành động, không thể im lặng một cách ‘đớn hèn.’

Ly hương, sự chọn lựa nghiệt ngã!


Nguyễn Thị Oanh – Trí Việt News

Cuối cùng cũng đến ngày em gái út cùng chồng và con sang Mỹ định cư. Thế là lại thêm một gia đình người thân nữa của tôi rời bỏ đất nước này.
43 tuổi, em đang có việc làm ổn định ở một doanh nghiệp nhà nước với mức thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng. Hai vợ chồng có biệt thự, xe hơi và chồng còn sở hữu một cơ ngơi làm ăn riêng, tuy nhỏ nhưng cũng đáng để cho nhiều người phải mơ ước. Vậy mà điều gì đã khiến các em bỏ hết mọi thứ và dắt díu ba đứa con nhỏ dại từ giã quê hương để bắt đầu làm lại cuộc sống nơi xứ người cách đây nửa vòng trái đất? Câu trả lời nghe vẫn quen thuộc như nhiều lần tôi đã từng nghe: “Vì tương lai con cái!”.
Vâng! Đó là lý do mà rất nhiều người Việt trong dòng chảy nhập cư nước ngoài những năm gần đây thường nêu lên để giải thích cho việc ra đi của mình. Thật chua chát khi hơn 40 năm sau ngày 30-4-1975, ký ức “thuyền nhân” lại trở về dưới một dạng thức khác. Lần này, các “thuyền nhân” ra đi không phải trong tâm thế trốn chạy hoảng loạn, vội vã mà là được cân nhắc, chuẩn bị cẩn thận. Không phải trên những chiếc thuyền lênh đênh đầy bất trắc mà là trên những chuyến bay tiện nghi, an toàn. Không phải lén lút, vô định mà là công khai và được chuẩn bị sẵn mọi thứ cho đến khi cầm visa trong tay mới lên đường. Các công ty tư vấn nhập cư dạo này nhan nhản khắp nơi với những chương trình mời gọi đi định cư châu Âu, Mỹ, Canada, Úc…
Giờ gặp nhau, người ta hỏi thăm đã có PR (permanent resident) của nước nọ nước kia chưa, như một điều bình thường! Người có tài tìm đường đi theo dạng skill worker hoặc doanh nhân khởi nghiệp. Người có tiền thì bỏ tiền ra mua quốc tịch hoặc “thẻ xanh” cho nhanh. Người ít cả tiền và tài thì hy vọng kiếm được một suất đi lao động nước ngoài rồi tìm đường ở lại bằng đủ cách. Lớp trẻ đi du học hầu hết cũng không muốn trở về. Năm 2014, báo chí thông tin có 12/13 quán quân của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” không trở về nước sau khi kết thúc thời gian du học ở Úc với học bổng toàn phần cho người chiến thắng chung cuộc. Con số đó đến nay chắc đã tăng thêm sau bốn năm.
Tháng 7-2017, Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ công bố báo cáo hằng năm cho thấy Việt Nam đứng trong top 10 nước hàng đầu mua nhà tại Mỹ. Trả lời BBC, tổ chức này cho biết chỉ trong thời gian từ tháng 4-2016 đến tháng 3-2017, công dân Việt Nam đã mua bất động sản tại Mỹ trị giá lên tới 3,06 tỷ USD. Đó là mới tính số tiền chuyển đi để mua nhà tại Mỹ chứ chưa tính ở các nước khác và tất nhiên, đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng! Đất nước như một bao gạo bị thủng để trí lực, tài lực cứ chảy dần ra nước ngoài cho đến khi rỗng ruột. Quê hương chôn rau cắt rốn ở đây mà dường như chỉ là chốn dừng chân tạm bợ với rất nhiều người Việt bây giờ…
Làm sao có thể trách em tôi cũng như hàng triệu người dân khác đã và đang tính bỏ nước ra đi? Bởi cái lý do “vì tương lai con cái” nghe nhẹ bâng vậy mà trĩu nặng quá chừng! Sự lo toan và hy sinh vô bờ cho con cái vốn là nét văn hoá đặc trưng của người Việt. Những bậc cha mẹ thuộc nhiều thế hệ đã trải qua các cuộc chiến tranh trên đất nước nhỏ bé này, càng khổ cực nhiều ở đời mình lại càng thấm thía sâu sắc ước mơ về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho đời con cháu. Nhưng nỗi lo bây giờ không còn là chuyện cơm ăn áo mặc hàng ngày cho phần “con”, như trong thời kỳ phải thắt lưng buộc bụng vì chiến tranh và sự mông muội. Nỗi lo bây giờ là về chất lượng cuộc sống cho nhu cầu của phần “người”. Có thể nào sống an yên khi môi trường bị phá hoại tàn khốc, tài nguyên đất nước bị khai thác tới cạn kiệt, thực phẩm bẩn tràn lan khắp nơi và tham nhũng thì như ổ dịch bệnh hoành hành từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài? Có thể nào sống hạnh phúc khi nền giáo dục và y tế ngày càng xuống cấp, các phúc lợi xã hội không chỉ kém chất lượng mà còn tiếp tục giảm sút, các giá trị văn hoá – đạo đức bị tha hoá và đảo lộn?…
Bây giờ, bước ra đường là thấy lo: Lo nạn cướp giật, móc túi; lo tai nạn giao thông; lo ăn uống bị ngộ độc thực phẩm; lo hít khói bụi bị ung thư; lo bọn trẻ bị dụ dỗ sa vào ma túy hoặc bị xâm hại, bắt cóc… Cứ thế mà ngút ngàn triền miên lo. Thà chỉ phải lo cơm áo như ngày xưa còn dễ hơn bội phần! Xã hội càng bất ổn, lòng người càng bất an. Làm sao có thể yên tâm để con cái lớn lên trong một môi trường sống như vậy? Chưa kể, những lời đồn đoán về một tương lai xám xịt của đất nước gắn với những thỏa thuận của Việt Nam và Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng là một trong những nguyên nhân gây hoang mang khiến cho nhiều người phải tính đường tháo chạy trước. 28 năm qua, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn giữ bí mật, nhất quyết không công khai những nội dung đã ký kết với Đảng cộng sản và Nhà nước Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô. Vì thế, những đồn đãi càng ngày càng lan rộng, bất chấp mọi nỗ lực trấn an dân chúng của chính quyền. Và dù đã bước sang thế kỷ 21, thế nhưng nhà nước Việt Nam vẫn chủ trương quản lý, định hướng về tư tưởng và bưng bít thông tin không khác gì ở trong thế kỷ trước.
Hôm biết tin Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng, một người quen của tôi là tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính từng hăm hở từ Mỹ trở về nước cách đây 10 năm ngậm ngùi chia sẻ: “Em đã hoàn tất thủ tục cho cả gia đình trở lại Mỹ cách đây mấy tháng, nhưng vẫn còn cố nấn ná… Giờ thì phải ra đi thôi chị ạ, không thể để bọn trẻ lớn lên trong bầu không khí ngày càng ngột ngạt thế này…”. Bao nhiêu người trẻ có tri thức và nặng tình với quê hương đã “vội vã trở về, vội vã ra đi” như thế?
***
Hồi đi thăm Israel, tôi thường đứng lặng thật lâu trước hình ảnh những con tàu hồi hương hiện diện khắp mọi nơi, như một niềm kiêu hãnh trong lịch sử lập quốc của đất nước này. Đó là những chuyến tàu từ châu Âu, châu Mỹ… đưa hàng triệu người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới trở về xây dựng quê hương sau khi Israel chính thức được thành lập vào năm 1948. Những gương mặt người Do Thái hồi hương khi ấy còn vương nét nhọc nhằn sau Thế chiến, nhưng vẫn bừng sáng niềm hy vọng vào tương lai và ý chí quyết tâm kiến thiết quốc gia. 70 năm sau khi lập quốc, ngày nay Israel đã trở thành một trong số các quốc gia phát triển hàng đầu và là nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới (tính theo GDP danh nghĩa năm 2016). Những chuyến tàu hồi hương ngày đó đã mang về cho quốc gia này vốn liếng quý nhất là những con người tinh hoa để xây dựng thành công một đất nước đã từng không có tên trên bản đồ thế giới.
Còn chúng ta? Sau 73 năm thành lập và thống nhất đất nước (dài hơn thời gian lập quốc của Israel), những chuyến tàu (cả tàu thuỷ và tàu bay) sao lại chỉ mang dân ta ra đi mà không có trở về? Lịch sử dân tộc Việt Nam dường như gắn liền với các cuộc di dân, nhưng chua xót hơn là cho tới tận bây giờ, những cuộc di dân ra nước ngoài vẫn chưa biết bao giờ mới dừng lại? Bao câu hỏi cứ quay quắt trong tôi khi nghĩ đến em gái. Ngoài kia, trời Sài Gòn vẫn vần vũ mưa. Tiếng hát Thái Thanh vọng từ nhà ai đó nghe nức nở: “Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui,  khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi…”.
Và trong tôi, không hiểu sao cứ thấp thoáng khôn nguôi hình ảnh những con tàu hồi hương về Israel cùng những con tàu ly hương rời Việt Nam…

Tin thất thiệt chính thống


Nguyễn Hùng – VOA

Có cuộc biểu tình nào diễn ra ở Việt Nam trong tháng Sáu không?
Theo truyền thông chính thống, có lẽ là không.

Nếu bạn dùng các từ khoá ‘biểu tình Việt Nam 2018’ để tìm trên Google, tin tức đầy đủ và không thiên vị về các cuộc biểu tình chỉ có trên mạng xã hội, BBC, RFI, VOA và các trang tin từ bên ngoài Việt Nam khác.
Một trong những người đi biểu tình nói họ ước gì các nhà báo có mặt và chứng kiến cảnh bạo lực phi lý đối với những người xuống đường thực hiện quyền mà Điều 25 của Hiến Pháp đã ghi nhận.
Điều 25 Hiến Pháp cũng thừa nhận quyền “tự do tiếp cận thông tin” và “tự do báo chí”. Vậy tại sao các nhà báo từ mấy trăm tờ báo không thực hiện các quyền này? Không phải ở Việt Nam không có các nhà báo giỏi và xông xáo, nhưng đừng mong họ giỏi và xông xáo trong lĩnh vực chính trị nhạy cảm ở Việt Nam.
Khi tôi còn làm ở BBC, đôi khi tôi đùa với các đồng nghiệp là nhờ chính sách kiểm duyệt thông tin của Việt Nam mà chúng tôi có việc làm. BBC đã đóng cửa một loạt các ban ngôn ngữ châu Âu trong đó có Ba Lan, Slovakia và Hy Lạp chỉ vì các quốc gia đó không còn thiếu thông tin độc lập nữa.
Điều rõ ràng là truyền thông chính thống vờ như một số sự kiện ở Việt Nam không xảy ra hoặc xảy ra theo cách hoàn toàn khác so với những gì truyền thông không bị sức ép thuật lại.
Một số nhà báo như Huy Đức hay Trương Duy Nhất buộc phải dùng mạng xã hội để truyền đi những thông điệp mà truyền thông chính thống không đủ can đảm để đăng tải.
Cái gốc của sự thiếu vắng những thông tin trung thực hoặc sự tồn tại của những tin tức biến dạng trên truyền thông chính thống ở Việt Nam chính là sự tham nhũng quyền lực.
Mặc dù các nhà lãnh đạo Việt Nam hay nói “của dân, do dân và vì dân”, những gì họ làm trong lĩnh vực truyền thông cho thấy họ chỉ nói vậy nhưng không làm vậy.
Có trang web, tờ báo, đài phát thanh hay truyền hình có ảnh hưởng nào là “của dân” không? Hoàn toàn không? Các cơ quan đảng và nhà nước sở hữu tất cả.
Người dân có được tham gia tự do vào các hoạt động truyền thông không? Dĩ nhiên là không ngoại trừ họ lên Facebook và rồi vẫn có thể gặp rắc rối với chính quyền vì dám làm vậy.
Và nếu truyền thông không phải “của dân” và “do dân” thì đương nhiên họ không thể vì dân được mà phải vì những người ban phát cho họ quyền lực và bổng lộc.
Tại các đất nước mà truyền thông thực sự là của dân và do dân, lãnh đạo báo chí không phải họp hàng tuần với lãnh đạo tư tưởng của một đảng để được khen, bị chê, nhận chỉ thị không đưa tin gì, được đưa tin gì và đưa như thế nào.
Xin dẫn một ví dụ để cho thấy thế nào là sự độc lập trong các quyết định về tin tức và thời sự. Khi quyết định chọn nơi đăng cai World Cup 2018 đang được các quan chức FIFA thảo luận, BBC làm phóng sự điều tra về ba quan chức FIFA nhận hàng triệu đô la tiền hối lộ.
Khi đó Anh và Nga là hai đối thủ được cho là nặng ký và các quan chức Anh muốn BBC không phát phóng sự điều tra trước khi diễn ra một cuộc bỏ phiếu quan trọng của FIFA. Tuy nhiên BBC đã không nghe theo và bị coi là “không yêu nước” và là “điều đáng hổ thẹn”. Có lẽ phóng sự đó đã góp phần nào đó giúp Nga về sau được quyền đăng cai World Cup 2018. Nhưng nghĩa vụ của nhà báo là đưa tin trung thực và có trách nhiệm. Nhiều quan chức FIFA sau này đã điêu đứng vì cuộc điều tra của FBI, vốn phần nào bắt nguồn từ các phóng sự điều tra của báo chí.
Nhiều phóng viên trong nước thừa hiểu những nguyên tắc căn bản của báo chí độc lập đó là đưa tin trung thực và không chịu tác động của quyền lực, ân sủng hay các sức ép nào khác. Nhưng họ phải tự kiểm duyệt để bài viết được đăng và điều này nhiều khi gắn với thu nhập hàng tháng của họ. Nếu họ viết đúng, viết đủ, bài của họ vẫn có thể bị cắt xen hay nhiều khi đăng lên rồi lại bị gỡ xuống. Họ cũng có thể mất việc hoặc thậm chí bị điều tra nếu không uốn cong ngòi bút. Những rủi ro này khiến báo chí chính thống nhiều khi trở thành kênh tin thất thiệt chính thống với cách đưa tin có lợi cho những người có quyền và bất lợi cho người dân.
Tin thất thiệt chính thống cũng là lý do mỗi năm các chính phủ nước ngoài bỏ ra nhiều triệu đô la để duy trì các kênh phát thanh và truyền hình bằng tiếng Việt để đảm bảo người dân tiếp cận được với các thông tin gần với sự thật nhất có thể. Có một điều có lẽ không nhiều quan chức Việt Nam hiểu ra là chính họ cũng có thể trở thành nạn nhân của một hệ thống truyền thông thiên vị chính quyền. Cựu uỷ viên bộ chính trị Đinh La Thăng đã từng bị gỡ bài viết và có lẽ không vui vẻ gì với cách đưa tin của truyền thông sau khi ông bị bắt. Và mới đây ngay cả phát biểu của đương kim Chủ tịch nước Trần Đại Quang được đăng lên nhưng cũng sớm bị gỡ xuống. Khi truyền thông bị gắn sẵn vòng kim cô tư tưởng của Đảng Cộng sản thì chuyện nó bị buộc phải lên đồng hay buộc phải nhắm mắt, bịt tai là ‘chuyện thường ngày ở huyện’.

Mỗi tuần một kiểu “rục rịch” mới


Thach Vu
Nhờ Giời, nhờ nước Nga vĩ đại…
… mà chiến thuật “tuần nào cũng rục rịch biểu tình” đang rất hiệu quả!
Lực lượng trấn áp đang bị đè nặng bởi cả mệt mỏi lẫn ấm ức. Mệt vì số ngày phải canh nơi ở các nhà hoạt động nay thêm cả thứ 6, chứ không chỉ thứ 7 và chủ nhật như trước, vì sợ họ “dạt vòm” cho cuối tuần. Mệt vì giờ canh tại mỗi nơi “có tiềm năng biểu tình” kéo dài đến tận 8 giờ tối, sau khi có các lời kêu gọi biểu tình lúc 5 giờ chiều chứ không phải 9 giờ sáng như trước. Mệt vì phải thực sự gậm bánh mì và ngủ ngồi xuyên đêm.
Nhưng mệt mỏi không bằng một góc của ấm ức. Công an gác đường, gác nhà rất hận những kẻ ra lệnh cho họ phải ứng chiến vì:
• Không chỉ thất thu số “bánh mì” thu nhập bình thường mỗi cuối tuần, mà thất thu cả cơ hội lớn chờ 4 năm mới có. Đó là đi lùng bắt các tụ cá cược bóng đá World Cup, đặc biệt rôm rả vào 3 ngày cuối tuần. Không chỉ công an cấp thấp thất thu mà các cấp lấy xâu bên trên cũng hụt hẫng.
• Áp suất đang lên vì chỉ vài tuần nữa là hết World Cup mà tình hình các cuối tuần không thấy có chỉ dấu thay đổi. Để hở ra lại có xác suất cao biểu tình sẽ bùng lên.
• Và còn hận hơn nữa khi những kẻ ra lệnh cho họ đi ăn bờ ngủ bụi, lại đang ngồi uống bia xem bóng đá trong phòng lạnh.
Dĩ nhiên, khi bóng dáng xanh-vàng-đen vắng mặt trong xã hội, nhiều bà con chúng ta cũng được hưởng lây, từ cảnh ít bị “con sâu gậm tiền” trên từng cây số hơn; đến cảnh hàng rong ít bị cướp bóc hơn;…
Tuy nhiên, cách thức cố tình cho xe “đi chậm” vào cuối tuần qua chưa cho thấy kết quả rõ rệt. Một phần vì các địa điểm này vốn đã thường xuyên kẹt xe rồi. Một phần vì bà con chúng ta chưa quen với cách thức này. Có lẽ phải mất vài tuần mới bắt trớn được và lan ra tới nhiều người.
Nhưng cũng trong 7 ngày qua, côn an địa phương đã gia tăng tấn công, bạo hành một số nhà hoạt động; xách nhiễu, ép đuổi việc, đuổi nhà một số anh chị em tham gia biểu tình ngày 10/6 và 17/6. Nặng nhất là vụ trùm bao đánh lén Chánh Trị Sự Hứa Phi thuộc đạo Cao Đài, và tấn công bằng gạch đá nhà hoạt động chuyên bênh vực công nhân Đỗ Thị Minh Hạnh.
Với thực tế đó, tuần trước mặt cần làm gì? — Xin đề nghị với các anh chị hoạt động và bà con:
• Tiếp tục “rục rịch biểu tình”, ĐI XEM các nơi quen thuộc để cầm chân tối đa số lượng CA-AN. Giờ chót có biểu tình hay không tùy thuộc tình trạng lơ là tại chỗ và chỉ có chúng ta biết.
• Tiếp tục phương thức ĐI CHẬM để bà con quen hơn với cách làm tuy hơi tốn xăng nhưng đầy tính “tiến thoái lưỡng nan” cho công an này.
• Và mở thêm phương thức ĐI THĂM. Chúng ta cùng kéo nhau đến nhà những anh chị em đang bị “ăn bánh canh bất đắc dĩ” để thăm hỏi, với vài tình huống sau đây:
o Nếu vào nhà được, ta tặng hoa các anh chị em đó và chụp hình, hát hò với nhau.
o Nếu không vào nhà được, ta đứng bên ngoài hát, hô, gọi để bạn mình trong nhà nghe mà ấm lòng.
o Và dĩ nhiên nếu thấy phe ta đông áp đảo thì cứ rút băng rôn ra. Ai gọi đó là biểu tình thì … cũng đúng. (Đặc biệt sẽ rất vui nếu trong đoàn người tới thăm nhà hoạt động lại có mặt chính nhân vật đó nhờ đã dạt vòm thành công từ hôm trước.)
Chúng ta có được 4 ngày để chuẩn bị.
(Hình từ mạng. Xin cám ơn các tác giả)

Chủ nhà chó đẻ, hàng xóm chó dại!

Chó dại và chó đẻ!

Lê Công Định FB

Chủ nhà nọ kính cẩn mời gã hàng xóm nổi tiếng bất lương đến nhà vấn an, vì xưa nay vẫn khiếp hãi thái độ hống hách và côn đồ của gã.
Tiệc rượu lai láng nửa chừng, chủ nhà kêu các thành viên gia tộc chủ chốt ra bái tạ và nâng chén chúc tụng gã.
Đợi dịp đông đủ ấy, sẵn thế bề trên, gã phán luôn: “Ao vườn nhà tụi bây thuộc khuôn viên nhà tao từ thời mấy ông cố tổ tao còn là khỉ đột!”
Nói xong gã bỏ về, bỏ lại chủ nhà và mấy thành viên chủ chốt ngơ ngác nhìn nhau, miệng ngậm bồ hòn, nuốt nhục thay cơm.
Chủ nhà, thay vì chửi mắng gã thất phu mất dạy, nhưng do hồn còn xiêu, phách đang lạc, nên quay sang đám gia nô, giận cá chém thớt, răn đe rằng: “Đứa nào dám tiết lộ chuyện nhục nhã vừa rồi chết mẹ với tao!”
Do đang lo tổ chức kỷ niệm hàng năm ngày “đĩ bút lách lạng” tưng bừng, nên theo lề thói gia phong bấy lâu đám nô bộc cứ vâng vâng dạ dạ, mà câm như hến.
Hết chuyện.
P/S: Dân tình nghe câu chuyện trên chỉ biết lắc đầu chép miệng than, thứ chủ nhà như thế còn chó đẻ hơn gã hàng xóm chó dại kia!

Sẽ không phải trả tiền nữa!


CÔNG AN VC CẦM C. CHO CHÓ ĐÁI

Sau một ngày rình rập mệt mỏi trước cổng nhà thờ Đức Bà để canh người dân VN biểu tình chống Tàu xâm lăng, anh công an ghé quán nhậu uống vài chai bia Tsingtao của Tàu xong về đến nhà thì thấy cô vợ đang “quan hệ hữu nghị” với một thằng Tàu rất nồng nhiệt trên giường.

Anh công an giận dữ hét lớn:

“Địt mẹ! Chúng mày đang làm gì thế?”

Thằng Tàu lồm cồm đứng lên phơi bác ra trước mặt anh công an, vẻ tức giận. Còn cô vợ thì cười ỏn ẻn:


“Em đang cho mướn đặc khu…”


Anh công an trợn mắt:


“Cho mướn đặc khu là trai trên gái dưới như vậy đó à?”


Cô vợ đáp:


“Thì mấy cái đặc khu của nhà nước sắp cho Tàu mướn mà anh đi canh dân chúng biểu tình cả ngày hôm nay cũng sẽ như vậy chứ khác gì? Mà anh đi canh đặc khu cho nhà nước, cầm c. cho chó đái rồi được gì?; còn bây giờ em cho mướn đặc khu bao nhiêu tiền mình thu đủ…”


Thằng Tàu đang đứng phơi bác, nói chen vào:


“Mày nói xong chưa tránh ra cho tao chơi. Tao trả tiền rồi.”


Anh công an tức giận nạt:


“Nó là vợ tao. Tao không cho phép mày chơi vợ tao…”


Thằng Tàu hơi ngạc nhiên, nói:


“Nó là vợ của mày à? Nhưng tao đã trả cho nó nhiều tiền rồi, nó nhận tiền rồi thì bây giờ nó là đồ chơi của tao, cần gì mày cho phép; tao đang chơi nửa chừng, không ngưng được nữa….”


Anh công an vẫn lắc đầu không chịu:


“Không được!”


Thằng Tàu cũng tức giận nói:


“Tại sao không được? Bá ngọ! Bây giờ thì tao còn phải trả tiền, chứ mai mốt nhà nước của tao mua xong mấy cái đặc khu rồi thì tao chơi gái Việt Nam không cần phải trả tiền đâu đấy…”


Anh công an quay sang vợ gầm gừ:


“Trả tiền lại cho nó.. ”


Cô vợ lấy tiền trả cho thẳng Tàu. Thằng Tàu mặc lại quần áo, vừa bước ra khỏi nhà vừa lầm bầm:


“Mày nhớ đàn áp, khủng bố dân mày cho thật mạnh vào. Mua xong cái “An Nam nhất thốn thổ” rồi tao trở lại chơi vợ mày không cần phải trả tiền đâu …”