Monday, December 23, 2013

ỚT CAY: Dược thảo cấp cứu số 1 cho bệnh tim mạch

LM Hoàng Minh Thắng- Đình Tứ - Kim Tuyến

Ớt có khả năng tăng cường máu lưu thông và gia tăng hoạt động của tim. Nó có khả năng đặc biệt để nâng cao hoạt động tim mạch trong khi thực sự làm hạ áp huyết. Ớt có tác dụng mạnh mẽ trên toàn bộ hệ thống. Ớt được dùng từ lâu đời để trị mệt mỏi và phục hồi khả năng chịu đựng cũng như sự cường tráng. Ớt là chất kích thích tự nhiên không gây tác dụng phụ nguy hại như tim đập nhanh, hiếu động hay tăng áp huyết.

- Nhồi máu cơ tim (Heart Attacks): Trong 35 năm chữa bệnh và dạy học, chữa trị cho các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, Dr John R Christopher chưa bao giờ để mất một bệnh nhân tim nào khi được gọi đến chữa trị cấp cứu tại nhà. Lý do là, bất cứ khi nào bác sĩ vào nhà bệnh nhân – nếu họ vẫn còn thở – ông cho họ uống trọn một ly trà ớt (một muỗng cà phê ớt bột hay rượu ớt trong một ly nước nóng), và chỉ một lúc sau họ đứng dậy và đi lại được. Đây là một trợ giúp nhanh nhất mà chúng ta có thể đem lại cho tim, vì ớt cung cấp chất dinh dưỡng chính đáng cần thiết cho tim ngay lập tức. Hầu hết tim thiếu chất dinh dưỡng do chúng ta thường ăn các loại thực phẩm chế biến bán sẵn.

Để chứng tỏ gía trị của ớt, thấy ớt tuyệt diệu dường nào, và thực phẩm ưu hạng của tim là gì, các bác sĩ ở phương Đông đã làm thực nghiệm sau và đã được đăng trên nhiều tạp chí nơi họ làm thí nghiệm. Các bác sĩ cho vài mô tim sống vào trong một ly thuỷ tinh ở phòng thí nghiệm được khử trùng có đầy nước chưng cất (distilled water), và nuôi mô tim chỉ với ớt (cayenne pepper), theo định kỳ làm sạch các lớp cặn dưới đáy ly và thêm nước cất. Suốt khoảng thời gian nuôi mô tim, cứ cách vài ngày bác sĩ phải cắt bớt mô tim vì nó phát triển rất nhanh. Không có tuyến yên và tuyến tùng (pituitary and pineal glands) điều khiển, mô cứ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, vì vậy họ phải theo dõi luôn. Họ nuôi mô tim sống trong 15 năm.

Sau khi bác sĩ qua đời, các cộng sự viên tiếp tục nuôi mô tim thêm hai năm trước khi huỷ nó đi vì không cần phải làm thêm nghiên cứu này nữa. Điều này chứng tỏ gía trị dinh dưỡng tuyệt hảo của ớt đối với mô tim. Đây cũng là lý do tại sao rất nhiều trường hợp gây kinh ngạc được sáng tỏ khi người ta sử dụng ớt cho cơn tấn công nhồi máu cơ tim. Vì đa số các trường hợp này là do tim suy dinh dưỡng. Tim không được dinh dưỡng đúng trong thời gian lâu dài đến nỗi nó quá đói mệt, rồi đến một lúc điều người ta âu lo xảy ra: nhồi máu cơ tim.

Một ly trà ớt đem đến cho trái tim một lượng dinh dưỡng của thực phẩm nguyên chất mạnh mẽ, đem nhanh chóng và kỳ diệu đủ để vực dậy một người trong cơn nguy cấp của bệnh tim. Đây là điều mà mọi người nên biết, vì cơn nhồi máu cơ tim có thể đến với thân nhân hay bạn bè bất cứ lúc nào, đến ngay cả với chính bạn nữa. Trà nóng có tác dụng nhanh hơn thuốc viên (tablet), viên nang (capsule) hay trà lạnh, vì trà nóng làm cho tế bào mở rộng và tiếp nhận ớt nhanh hơn nhiều, và chất dinh dưỡng hiệu năng đi trực tiếp vào tim, qua các động mạch.

Ớt cũng giúp thuyên giảm các chứng bệnh khác như:

- Cục máu đông (blood clots): Ớt rất gía trị trong việc phòng ngừa và làm tan cục máu đông
- Xơ vữa động mạch hay Xơ cứng động mạch (Atheroslerosis or Arteriosclerosis): Ớt làm mềm thành mạch, mở rộng các mạch máu, tăng sức mạnh cho tim, và làm sạch bên trong thành mạch của hệ tuần hoàn.
- Suy tim sung huyết (Congestive heart failure): Ớt giúp tim được thư giãn và khoẻ mạnh, mở rộng các mạch máu, dọn sạch những chất bẩn. Về lâu dài căn bệnh tim trầm trọng có thể hồi phục lại gần như bình thường với việc đều đặn dùng ớt. Uống một muỗng ăn phở bột ớt trong một ly nước nóng.
- Triglycerides cao: Ớt giúp giảm lượng triglycerides là chất béo trung tính tổng hợp từ các carbohydrat cơ thể lưu trữ trong các tế bào mỡ.
- Loạn nhịp tim (Heart arrhythmias): Ớt giúp giảm nhịp tim đập nhanh, tăng cường máu đến tim, ngăn ngừa máu đóng calcium.
- Hỗ trợ tim mạch, lọc máu và kích thích toàn bộ hệ thống cơ thể. Giúp thông các tắc nghẽn ở động mạch, tĩnh mạch và hệ bạch huyết.
- Gia tăng chức năng não bộ, một trong những hiệu quả tốt nhất là gia tăng lưu thông máu đến vùng đầu và não. Hiệu nghiệm trong việc chống lại chứng nhức nửa đầu (migraine headache) và nhức đầu chùm (cluster headache).
- Có thể cầm máu rất nhanh bằng cách gột rửa vết thương với 1 đến 5 ống nhỏ giọt đầy rượu ớt (1-5 full droppers), sau đó đắp bột ớt cayenne lên vết thương.
- Tăng cường lưu thông máu và giảm hay cầm máu từ vết loét dạ dầy. Khi uống trà ớt, nó sẽ kích thích lưu thông máu. Dùng để trị chứng khó tiêu (indigestion) và ợ nóng (heartburn).
- Giúp tan đờm và nhanh chóng chữa lành các chứng cảm lạnh, cúm. Được dùng như thảo dược làm toát mồ hôi (diaphoretic).
- Giúp hạ cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông thành hình bằng cách làm loãng máu và giúp chữa lành trái tim sau cơn nhồi máu cơ tim (heart attack).
- Giúp giảm viêm họng và viêm amidan.

Chứng Từ

Năm 1979, Dick Quinn đã qua cái chết lâm sàng vì cơn nhồi máu cơ tim tấn công nhưng được cứu tỉnh lại. Với các động mạch tim bị nghẽn hoàn toàn, ông có 2 con đường chọn lựa: hoặc là giải phẫu tim hoặc là chết. Thật không may, giải phẫu không thành công; sau vài tuần, tình trạng tệ hơn, bác sĩ đề nghị giải phẫu lần thứ hai. Dick từ chối vì vết mổ trước vẫn chưa lành, còn đau lắm. Ông thấy rằng lập lại cùng một phẫu thuật như trước không cách gì giúp ông khá hơn được.

Vì từ chối giải phẫu và thuốc men không giúp gì được, bác sĩ cho ông về nhà. Ông quá yếu nhược, gia đình không hy vọng ông sống sót.

Một hôm ngồi trong công viên để sưởi nắng, bất ngờ một bà láng giềng lại chỗ ông nói ông dùng ớt để chữa trị. Sau khi lịch sự yêu cầu để ông yên tĩnh một mình, Dick về nhà phớt lờ đề nghị buồn cười đó.

Thêm vài tuần, sức khoẻ càng tuột dốc, trong cơn tuyệt vọng ông quyết định thử dùng ớt.

Dick lấy một số thuốc cho tim loại viên bọc, đổ thuốc ra, nhét bột ớt từ ngăn đựng gia vị vào rồi uống rồi đi ngủ. Kết quả thật kỳ diệu, ngay sáng hôm sau ông đã cảm thấy khoẻ hơn rất nhiều và không lâu sau đã trở lại làm việc. Ông viết quyển « Left For Dead » kể lại câu chuyện của ông, thuyết trình qua radio, và công thức Ớt của ông có mặt trên hàng ngàn cửa tiệm thực phẩm. Dick bị nhồi máu cơ tim năm 42 tuổi, đến tuổi 58 nhiều người trên thế giới đã biết đến ông, thuyết trình 300 ngày một năm, chia sẻ về những ích lợi cứu mạng của Ớt.

Thực Hành

Nếu bạn muốn đem theo thứ gì cần thiết trong túi cứu thương để có thể dùng cấp cứu ngay cho người bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, hãy mang theo rượu ớt. Dr Christopher khám phá rằng một ly trà ớt nóng với một muỗng cà phê rượu ớt sẽ làm ngưng cơn tấn công chưa đầy ba phút.

- Khi bạn cảm thấy cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra,hãy uống ly trà ớt nóng cứ 15 phút một lần cho đến lúc các triệu chứng qua đi.

- Nếu bệnh nhân đã bất tỉnh vì nhồi máu cơ tim, bắt đầu cho hai muỗng cà phê rượu ớt vào miệng, sau đó tăng thêm khi bệnh nhân bắt đầu có phản ứng. Trong các chứng từ, có nhiều trường hợp bệnh nhân chết lâm sàng, da chuyển sang màu xanh (blue), tim ngừng đập, được cho rượu ớt từ 1 đến 12 muỗng cà phê, tim bệnh nhân đập trở lại và được phục hồi. Bác sĩ Anderson là bác sĩ được biết đến về một lần đã chạy vội đến bãi đậu xe và cho rượu ớt vào trong miệng một anh đã tắt thở vì bị nhồi máu cơ tim trong khi anh này đang đậu xe. Chỉ trong vòng vài phút, tim anh bắt đầu đập lại.

- Chảy máu, xuất huyết(bên trong hay bên ngoài cơ thể): pha ly trà Ớt nóng (dùng một muỗng cà phê ớt bột hay 30 giọt rượu ớt) để nguội bớt rồi uống, uống luôn cả bã bột ớt nếu có thể. Máu sẽ cầm lại trong vòng 10 giây.

- Vết thương: bạn có thể rắc bột ớt lên vết thương, hay rửa vết thương bằng rượu ớt, máu sẽ cầm lại trong vài giây.

- Cầm máu sau khi sinh:bơm 15-20 ống nhỏ giọt (một ống nhỏ giọt chứa 30 giọt) rượu ớt trực tiếp vào âm đạo. Máu sẽ cầm lại ngay trong giây lát.

- Trẻ sơ sinh bị ngạt thở: dùng vài giọt rượu ớt hoà với vài giọt nước (nửa này nửa kia) nhỏ vào lưỡi bé.

Ghi Chú:Trường hơp cấp cứu, khi có sẵn ớt cay tươi trong nhà, gĩa nhuyễn ớt cay tươi rồi pha với nước nóng để làm trà ớt cho bệnh nhân uống (1 trái ớt cay to dài bằng ngón tay trỏ pha trong 200-250 ml nước nóng).

Liều lượng duy trì hàng ngày

- Rượu ớt: bắt đầu bằng 5 giọt trong nước uống hay nước trái cây ngày ba lần. Tăng dần lên đến 1 ống nhỏ giọt đầy (= 30 giọt), ngày 3 lần.

- Bột ớt:Bắt đầu bằng 1/4 muỗng cà phê ớt bột ngày 3 lần, và tăng dần lên 1 muỗng cà phê ngày 3 lần. Cho ớt (bột ớt hay rượu ớt, Giấm ớt) vào ly nước nóng, để 5 phút như pha trà rồi uống. Uống càng nóng càng tốt.

Rượu dược thảo tươithì mạnh hơn và có hiệu quả hơn loại mua ở thị trường. Nhiều người không tin thảo dược có kết quả, vì họ dùng hàng thương mại bán sẵn.

Chúng không hữu hiệu vì hai lý do:

1) Bệnh nhânkhông dùng đủ liều lượng lớn và
2) Sản phẩm thương mại thường nhẹ đến nỗi bạn có thể uống cả chai mà vẫn không kết quả gì.

Hãy tự làm rượu ớt lấy để đảm bảo chất lượng tươi và tính hiệu quả của nó.

Cách làm Rượu Ớt (Cayenne Tincture)

Bạn có thể chiết suất dược thảo bằng cách dùng nước giống như pha trà. Tuy nhiên cách này không để được lâu. Cách tốt nhất là ngâm rượu. Rượu giúp trích ra được một số chất mà nước khó lấy ra. Ngoài ra có thể dùng Giấm táo (apple cider vinegar) thay vì dùng rượu. Rượu chọn từ loại 40 % alcohol (80 proof) trở lên. Rượu 40 % có nghĩa là 40 % alcohol ngũ cốc và 60 % nước cất. Ở Mỹ hay Tây Phương dùng rượu Vodka 40-50 % alcohol, hay dùng rượu Ever Clear 75 %, 95 % grain alcohol. Nếu dùng 1 lít rượu 95 % thì pha thêm 1 lít nước cất.

- Từ ớt tươi: Rượu thuốc nếu có thể bắt đầu ngâm vào ngày đầu tháng ta. Lấy ớt tươi, ớt càng cay càng tốt, có thể dùng nhiều loại ớt cùng lúc, rửa sạch để thật ráo nước, cắt bỏ cuống, cho vào máy xay (blender), đổ rượu cho ngập bên trên mặt ớt. Xay khoảng một phút hay đến khi được hoà đều. Ớt tươi cho hiệu lực mạnh mẽ. Bạn có thể dùng tươi ngay khi vừa xay, và rất tốt. Nhưng bạn nên cho vào chai thuỷ tinh, đặt nơi tối không có ánh sáng, mỗi ngày lắc đều vài lần. Sau 14 ngày, lọc bỏ bã. Bạn sẽ được chai rượu ớt để được rất nhiều năm.

- Từ bột ớt khô: lấy 4 oz (khoảng 120 G) – chọn loại có độ HU (heat unit) cao 70 000 HU hay 90 000 HU - ngâm trong một lít rượu 45 % alcohol trong 14 ngày. Người mới bắt đầu dùng ớt, dùng loại 35 000 HU trước.

Thảo dược số một để cấp cứu có sẵn trong tay là ớt (cayenne). Đúng vậy, ớt cay. Ớt càng cay càng chứa nhiều phytochemical, càng tác dụng hơn. Do đó chọn loại ớt cay nhất nếu có thể được.

Hãy luôn có một chai rượu ớt nhỏ sẵn bên mình trong túi, túi xách tay, trong xe, trong tủ thuốc, nơi bàn làm việc. Bạn cũng nên làm sẵn ớt bột khô dự trữ ở nhà bếp phòng khi cần thiết.

Khi nào tôi thấy được hiệu quả?

Ớt có tác dụng rất nhanh, bạn có thể cảm thấy ngay. Ớt gia tăng máu lưu thông ngay tức khắc và bạn cảm thấy năng lực gia tăng ngay lần đầu bạn dùng thử. Tuy nhiên nếu bạn nôn nóng dùng quá nhiều sớm quá, bạn có thể đi tiêu chảy hay cảm thấy khó chịu ở bao tử.

Thoạt đầu nếu bạn dùng nhiều quá, hãy giảm bớt lại hoặc là dùng trong bữa ăn nhiều. Bơ, kem và yao-ua sẽ làm giảm cái nóng của ớt trong bao tử tốt hơn là nước. Bạn cũng có thể rắc ớt bột vào thức ăn. Ớt cay ở miệng thông báo cho cơ thể biết trước cái nóng đang trên đường đi tới.

Nguồn: http://tongdomucvusuckhoe.net/noidung/2946

http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?p=111818&posted=1#post111818

Gần 61.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động

Tổng cục Thống kê ngày 23.12 cho biết, năm 2013, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước.

Trong đó, số doanh nghiệp đã giải thể là 9.818, tăng 4,9%; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 10.803, tăng 35,7%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 40.116, tăng 8,6%.

Về các doanh nghiệp nhà nước ngừng hoạt động, cơ quan thống kê cho biết, trong số 24 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước ngừng hoạt động thì tỷ lệ doanh nghiệp chờ giải thể, phá sản chiếm 41,7%.

Mai Nguyễn

Rút ruột đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Từ đơn tố giác của bạn đọc, PV Thanh Niên đã vào cuộc điều tra, phát hiện nhiều bất thường trong thi công dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

 
Nhiều trụ bê tông nguyên vẹn dài chỉ có 25 cm, 30 cm
Đơn tố giác của một bạn đọc ngụ H.Long Thành (Đồng Nai) gửi đến Báo Thanh Niên nêu một số hạng mục của dự án (đoạn đi qua khu vực cầu Xéo thuộc địa phận thị trấn Long Thành, Đồng Nai), có dấu hiệu bị “rút ruột” nghiêm trọng, thi công cẩu thả không đảm bảo chất lượng. Người tố giác khẳng định từng làm công nhân thi công gói thầu số 3 nên phát hiện nhiều sai phạm tại đây. Trong đó, nghiêm trọng nhất là trụ bê tông gắn thanh sắt lan can 2 bên đường và giữa dải phân cách.
  Đoạn đường cao tốc thuộc gói thầu số 3 - Ảnh: Đàm Huy
Cắt xén đủ kiểu
Từ đơn tố giác của bạn đọc, đầu tháng 12.2013, PV Thanh Niên đã nhiều lần tới khu vực nói trên để điều tra vụ việc. Hiện trường công trình là cánh đồng vắng vẻ, lác đác vài nhà dân. Thời điểm này, các hạng mục cầu, đường nhựa, hệ thống chiếu sáng, lan can gần như cơ bản đã được xây dựng hoàn tất, chỉ còn vài chỗ lan can của dải phân cách và 2 bên đường thi công dang dở. Hàng ngàn trụ bê tông gắn thanh sắt lan can đã được lấp đất, nhưng cũng còn ngổn ngang rất nhiều trụ nhô lên khỏi mặt đất, lộ ra nhiều bất thường.

 

Những khiếm khuyết này chắc chắn sẽ làm cho chất lượng trụ bê tông không đạt yêu cầu theo đúng thiết kế. Việc thi công cẩu thả cũng là cách rút ruột công trình

Một chuyên gia kiểm định về xây dựng tại TP.HCM

Theo tìm hiểu của PV, lan can ven 2 bên đường và ở giữa dải phân cách được xây dựng để cản phương tiện khi xảy ra sự cố không lao qua bên làn đường ngược lại, không lao xuống ruộng, ngăn súc vật đi vào đường cao tốc… Vì vậy, các thanh lan can được thiết kế chôn dưới đất cùng đế bê tông hình trụ rất chắc chắn. Theo ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Ban Quản lý đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thanh lan can gồm phần đế bê tông dài 1,2 m, đường kính 46 cm, âm dưới đất, thanh sắt gắn giữa trụ bê tông dài 1,85 m, trong đó 

1 m nằm dưới đất. Phần đế bê tông được xây dựng bằng cách khoan lỗ đặt khuôn đổ bê tông liền, vì đúc sẵn trụ bê tông chôn xuống đất sẽ không chắc bằng. “Đúng theo thiết kế ban đầu trụ bê tông này là hình vuông nhưng thi công khó khăn nên nhà thầu đề xuất các đơn vị liên quan của dự án thay đổi hình vuông sang hình tròn. Sự thay đổi này không ảnh hưởng đến chất lượng, khối lượng trụ bê tông”, ông Hùng nói.

Thế nhưng, theo khảo sát của PV từ nhiều trụ bê tông chưa kịp lấp đất, phần âm dưới đất chẳng những có chiều dài không đúng thiết kế mà có cái bị khuyết hơn một nửa. Nhiều trụ PV đo chỉ dài 25 cm, 30 cm, 40 cm, 60 cm... so với thiết kế là 1,2 m. PV đã đưa các hình ảnh ghi được tại hiện trường cho một chuyên gia về xây dựng tính toán và người này khẳng định “các trụ bê tông này đã bị cắt xén ít nhất từ 30 - 40% khối lượng vật liệu so với thiết kế”.

Thi công cẩu thả
Cũng theo ông Hùng, đoạn mà người dân ở khu vực cầu Xéo (thị trấn Long Thành, Đồng Nai) phản ánh là nằm trong gói thầu số 3 do Công ty TNHH Posco E&C Việt Nam (trụ sở đặt tại Q.1, TP.HCM) của Hàn Quốc thi công. “Đơn vị thi công đổ một lúc, chứ chẳng ai đổ 2, 3 lần. Họ canh rất kỹ, thanh sắt bao giờ cũng nằm ở giữa; kể cả cao độ, kích thước được thực hiện đúng thiết kế. PV có thể xuống hiện trường xem. Khi đi giám sát, chúng tôi chứng kiến, dùng máy ảnh chụp lại hình ảnh đơn vị thi công dùng máy khoan lỗ tròn dưới đất, đặt khuôn sắt, đặt thanh sắt giữa tâm của hình tròn; sau đó mới đổ bê tông. Họ canh thẳng tắp hàng loạt mới tiến hành đổ trụ bê tông”, ông Hùng nói.

Thực tế, khi có mặt tại công trường, bằng mắt thường PV cũng dễ dàng nhận thấy nhiều thanh sắt lan can được đơn vị thi công đặt sai vị trí, có thanh nằm lệch tâm, gần sát mép ngoài trụ bê tông. Chưa hết, khá nhiều trụ được đổ thêm một đoạn bê tông (chiều dài từ 20 - 30 cm), tạo mối nối không đúng với thiết kế; có trụ phần bê tông đổ thêm bị lệch so với phần bê tông đã đổ trước đó. Nhiều trụ có hiện tượng tách lớp giữa bê tông cũ và mới, cho thấy công tác xử lý mặt bê tông cũ không tốt.
 

Thanh sắt lan can được đặt không đúng theo thiết kế
Chất lượng giảm
“Trong quá trình thi công những con đường cao tốc này, việc tuân thủ theo thiết kế phải được thực hiện nghiêm túc một cách tuyệt đối. Theo thiết kế, thanh sắt của lan can được đặt ở giữa trụ bê tông hình tròn là để đảm bảo chịu lực cao. Nhưng thanh sắt nằm lệch tâm thì chắc chắn thanh sắt đó sẽ giảm cường độ chịu lực. Khi bị lực mạnh va chạm vào, có thể thanh sắt xé nát một phần trụ bê tông. Dĩ nhiên, sẽ không đảm bảo chất lượng đúng theo thiết kế”, ông B., từng công tác trong ngành giao thông công chính ở TP.HCM nhận định. Một chuyên gia về hạ tầng giao thông khác cũng phân tích: “Đây là sai phạm không thể chấp nhận được đối với một công trình đường cao tốc được thiết kế với tốc độ lưu thông 120 km/giờ theo tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ một thanh sắt được hàn nối lại khi lực mạnh va chạm vào thanh sắt sẽ dễ bị gãy từ vị trí mối nối thì bê tông cũng vậy”.
  Đổ nối đế trụ bê tông - Ảnh: Đàm Huy
Về tình trạng mặt ngoài của bê tông có hiện tượng rỗ mặt, xốp, phân tầng (cát, xi măng, đá rời rạc), kích thước hình học của trụ bê tông không đồng đều và mặt ngoài bê tông không phẳng… Một chuyên gia kiểm định về xây dựng tại TP.HCM khẳng định: “Những khiếm khuyết này chắc chắn sẽ làm cho chất lượng trụ bê tông không đạt yêu cầu theo đúng thiết kế. Việc thi công cẩu thả cũng là cách rút ruột công trình. Nếu thi công cẩu thả, không đúng thiết kế thì thời gian thi công sẽ ít hơn, chi phí nhân công giảm so với dự toán thi công đúng theo thiết kế…”.
Dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km đi qua TP.HCM và Đồng Nai, tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỉ đồng. Tháng 12.2009, dự án được khởi công; gồm 9 gói thầu, trong đó gói thầu số 3 có tổng chiều dài 9,8 km với tổng vốn đầu tư trên 1.861 tỉ đồng, bắt đầu từ
Km 14+100 đến Km 23+900 (đầu tuyến từ cầu Long Thành qua vòng xoay Long Thành), nằm trên địa bàn 2 huyện: Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai). Tốc độ thiết kế chung cho các loại xe là 120 km/giờ, riêng cầu Long Thành 100 km/giờ. Dự kiến ngày 30.12.2013 Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ cho thông xe, đưa vào khai thác tạm đoạn từ TP.HCM - QL51 (Đồng Nai).
Đàm Huy

 >> Đường cao tốc TP.HCM-Long Thành: Chưa cho xe trên 10 tấn lưu thông >> Khai thác tạm thời đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây >> Thu phí 23 km đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây >> Hơn 130 vị trí trên đường cao tốc bị xâm phạm, phá hoại

Khắc phục sự cố đứt cáp Internet: Mất ít nhất 2 tuần

TT - Sự cố đứt tuyến cáp quang biển AAG ngày 20-12 đang ảnh hưởng đến rất nhiều người dùng Internet tại VN. Các chuyên gia dự đoán nhanh nhất hai tuần nữa tốc độ truy cập Internet đi quốc tế mới có thể khôi phục hoàn toàn.

Ông Lâm Quốc Cường - giám đốc Công ty Viễn thông quốc tế VNPTI, thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN (VNPT) - cho biết đợt đứt cáp AAG lần này cũng như những lần xảy ra trước đây đều ảnh hưởng đến hướng liên lạc quốc tế của bốn doanh nghiệp có sử dụng tuyến cáp AAG là VNPT, Viettel, FPT và SPT. Riêng VNPT ghi nhận có khoảng 40% lưu lượng kết nối quốc tế bị ảnh hưởng.
Đã có phương án dự phòng
Ông Lâm Quốc Cường:
Chưa biết tàu cáp đang ở đâu
Hiện tại hệ thống vẫn chưa xác định được nguyên nhân đứt cáp, chỉ biết có sự cố xảy ra tại vị trí cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 278km. Việc khắc phục sự cố là trách nhiệm của đội ngũ kỹ thuật quản lý cáp AAG, các nhà cung cấp dịch vụ tại VN chỉ có thể phối hợp hỗ trợ chứ không thể tự làm được. Do đó thời gian khắc phục chủ yếu phụ thuộc việc đội ngũ xử lý bố trí tàu cáp, chuyên gia kỹ thuật, các dụng cụ chuyên dụng... đến khu vực xảy ra sự cố để hàn cáp.
Theo kinh nghiệm của tôi, thời gian khắc phục nhanh nhất khoảng hai tuần, còn thông thường là ba tuần. Thực tế, chúng ta không thể muốn là làm ngay được mà phải chờ xác định đúng sự cố, lên phương án sửa chữa, đặc biệt là tàu cáp vì không biết hiện giờ tàu cáp đang ở đâu, thời gian chạy đến vị trí xảy ra sự cố mất bao lâu.
Theo ông Cường, chỉ những yêu cầu truy cập đến các dịch vụ quốc tế mới bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp. Do đã nhiều lần có kinh nghiệm ứng phó nên VNPT đã có sẵn sự chuẩn bị từ trước. Cụ thể, ngay khi ghi nhận xảy ra sự cố đứt cáp vào lúc 18g ngày 20-12, VNPT đã áp dụng ngay các phương án dự phòng, tối ưu hóa tuyến hướng liên lạc, điều chuyển lưu lượng... nhằm hạn chế tối thiểu ảnh hưởng. Do đó các yêu cầu truy cập thông thường của người dùng gần như không ảnh hưởng, chỉ có các truy cập dịch vụ băng rộng đi quốc tế chậm hơn bình thường.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hải - giám đốc Công ty VDC, đơn vị thuộc VNPT, hiện là nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất VN (chiếm khoảng 65% thị phần với hơn 3 triệu thuê bao Internet băng thông rộng) - thừa nhận khách hàng của VDC đang chịu ảnh hưởng khá lớn từ sự cố này. Ông Hải cho rằng thời gian khắc phục sự cố có thể sẽ khá lâu vì ngoài các yếu tố chủ quan trong sự phối hợp giữa các bên liên quan, các yếu tố kỹ thuật máy móc, còn phải chịu tác động của yếu tố khách quan là thời tiết.
Ông Hải cũng cho biết hiện tại VDC đã mở tối đa băng thông của hai hướng kết nối đi quốc tế khác nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu liên lạc đi quốc tế từ VN.
Kết nối trong nước cũng bị ảnh hưởng
Đại diện FPT Telecom khẳng định sự cố khiến việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng như dịch vụ web, e-mail, thoại, video... bị ảnh hưởng do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phòng và có khả năng gây nghẽn. Tuy nhiên, các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng. FPT Telecom đưa ra khuyến cáo người dùng chỉ nên sử dụng Internet quốc tế cho các dịch vụ quan trọng, còn các dịch vụ khác nên chuyển sang các hướng trong nước để tối ưu hóa dung lượng truyền tải.
Hiện tại, FPT đã sử dụng tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng AAG bị ngưng hoạt động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến người dùng. Công ty này cũng cho biết đang gấp rút phối hợp chặt chẽ với đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAG để cập nhật thông tin tới khách hàng và khôi phục liên lạc trong thời gian sớm nhất khi tuyến cáp được sửa chữa xong.
Mặc dù các nhà mạng viễn thông đều khẳng định việc kết nối đến các địa chỉ, dịch vụ Internet trong nước của người dùng không hề bị ảnh hưởng nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, vẫn có tình trạng truy cập website trong nước bị chậm. Chị Phương Thảo (Q.Tân Phú, TP.HCM) sử dụng dịch vụ của FPT Telecom cho biết: “Không chỉ việc truy cập vào các trang web nước ngoài như Facebook rất chậm mà ngay cả một số trang trong nước cũng chậm theo, nhất là việc tải hình ảnh. Tôi phải chờ gần 5 phút mới tải xong một trang web bình thường có hình ảnh”.
Sơ đồ tuyến cáp AAG và điểm xảy ra sự cố Nguồn: submarinecablemap.com - Đồ họa: VĨ CƯỜNG
Trục trặc nhiều lần
VN hiện có bốn tuyến cáp quang biển quốc tế cập bến gồm: AAG (Asia-America Gateway) và TGN-IA (TGN-Intra Asia Cable System) cập bến tại trạm Vũng Tàu, SMW3 (SEA-ME-WE 3) và APG (Asia Pacific Gateway) cập bến tại Đà Nẵng. Hiện ba tuyến cáp AAG, TGN-IA, SMW3 đang được khai thác, còn tuyến APG dự kiến đến quý 3-2014 mới vận hành.
Trong đó tuyến AAG là tuyến cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương đầu tiên nối trực tiếp Malaysia, Thái Lan, Singapore, Brunei, VN, Hong Kong, Philippines, Guam, Hawaii và Mỹ. AAG là kết quả sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, trong đó có bốn doanh nghiệp VN là VNPT, Viettel, FPT và SPT, cùng tham gia xây dựng và bảo dưỡng. Tuyến cáp có chiều dài 20.191km (nhánh cáp rẽ vào VN dài 314km) với tổng chi phí đầu tư khoảng 560 triệu USD, trong đó VNPT với tư cách thành viên sáng lập, là doanh nghiệp VN góp vốn nhiều nhất, 40 triệu USD. AAG được chính thức đưa vào phục vụ từ ngày 10-11-2009. NEC và Alcatel-Lucent là hai công ty được giao phụ trách hoạt động khai thác tuyến cáp.
Mặc dù chỉ mới hoạt động vài năm song AAG được đánh giá là tuyến cáp quang biển quốc tế gặp nhiều sự cố nhất. Đó là các sự cố đứt cáp xảy ra vào ngày 8-3-2011 (20 ngày sau khắc phục xong), bảo trì cáp từ ngày 9-6 đến 12-7-2011, sự cố ngày 13-8-2012, sự cố ngày 20-12-2013...
ĐỨC THIỆN

VN bác tin Đại sứ bị Đức giữ vì 'rửa tiền'


Đại sứ Nguyễn Thế Cường và phu nhân khi trình thư ủy nhiệm lên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Đại sứ Nguyễn Thế Cường (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) bị nghi "rửa tiền"
Quan chức Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ bác tin Đại sứ Nguyễn Thế Cường bị cảnh sát tạm giữ tại Đức 'vì nghi ngờ ông rửa tiền'.
Trước đó có tin từ Đức nói rằng ông Cường bị cảnh sát Đức giữ lại ở sân bay Frankfurt khi nghi ngờ ông mang 20.000 euro tiền mặt mà không khai báo.
Tuy nhiên, Đại sứ Cường được truyền thông Việt Nam trích thuật nói đã 'thừa nhận mang hộ' số tiền trên cho gia đình của các cán bộ dưới quyền về cho gia đình của họ ở Việt Nam, trong đó có một phần là tiền 'quyên góp cho cứu trợ bão lụt'.

Báo Bấm Bild.de của Đức nói cảnh sát đưa ông Cường về đồn để điều tra cáo buộc "rửa tiền" nhưng sau đó cho tại ngoại vì chịu đóng tiền phạt thế chân 3.500 euro. 

Ông Cường được dẫn lời nói số tiền ông mang theo là do Đại sứ quán Việt Nam quyên góp được và chuyển cho ông đem về Việt Nam giúp nạn nhân bão lụt.

Nói chuyện với BBC hôm thứ Bảy, 21/12/2013, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Đặng Huy Bảo nói:

"Đó [chuyện Đại sứ Cường bị câu lưu] là thông tin sai rồi.
"Tôi cũng có nghe về chuyện có báo nói bị 'câu lưu' nhưng tôi không biết thông tin gì về chuyện này"
Ông Đặng Huy Bảo
"Đại sứ chúng tôi ở đây [Thổ Nhĩ Kỳ] về chiều 4/12 để họp Hội nghị Ngoại giao và đã về đúng lịch trình.
"Tôi có nhờ Đại sứ cầm cho cháu tôi một ít quà và Đại sứ đã về đúng ngày.
"Tôi cũng có nghe về chuyện có báo nói bị 'câu lưu' nhưng tôi không biết thông tin gì về chuyện này."

Khi được hỏi về chuyện gần đây Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ có tổ chức quyên góp từ thiện không, ông trả lời:
"Có, ở nhà có yêu cầu, Hội Chữ thập đỏ và các nơi có yêu cầu chúng tôi phải làm chứ."

Có báo nói họ không thấy tin tổ chức quyên góp từ thiện được đăng trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tin mới nhất trên trang của Bấm Đại sứ quán là chuyện Đại sứ quán Việt Nam tổ chức kỷ niệm 68 năm Quốc khánh Việt Nam và 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ hôm 9/9.

'Không biết luật Đức'

Đại sứ Nguyễn Thế Cường
Đại sứ Nguyễn Thế Cường 'thừa nhận' mang hộ tiền 'cho người khác' về Việt Nam.

Thế nhưng theo phản ánh của báo Việt Nam, Đại sứ Cường đã nói với tờ Tuổi Trẻ rằng ông đã mang hộ tiền cho người khác về Việt Nam.

"Ông Cường nói với báo Tuổi Trẻ rằng các gia đình của cán bộ văn phòng của ông đã nhờ ông mang tiền về Việt Nam, trong đó có một phần là tiền quyên góp cho nạn nhân bão lụt ở Việt Nam," tờ Bấm Thanh Niên bản tiếng Anh hôm 23/12 cho hay. 

Vẫn theo Thanh Niên, ông Cường đã 'cảm ơn Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt' vì đã can thiệp trong vụ việc của ông, khi ông đang trong lộ trình từ Ankara tới Hà Nội để tham dự Hội nghị Ngoại giao toàn quốc lần thứ 28 diễn ra từ ngày 16-20 tháng này, sự kiện được loan tin có sự hiện diện và phát biểu 'giao nhiệm vụ' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

'Ông Cường cũng cáo buộc các quan chức (Đức) vi phạm Công ước Vienna (về miễn trừ ngoại giao), nhưng thừa nhận rằng ông đã không biết rằng chính quyền Đức chỉ cho phép lượng tiền mặt ít hơn 10.000 Euros (hay 13.673 USD) được mang vào quốc gia của họ," vẫn theo Thanh Niên online.
"Ông Cường nói với báo Tuổi trẻ rằng các gia đình của cán bộ văn phòng của ông đã nhờ ông mang tiền về Việt Nam, trong đó có một phần là tiền quyên góp cho nạn nhân bão lụt ở Việt Nam"
Báo Thanh Niên Online
Theo tờ báo điện tử Bấm Vietinfo.eu, giới chức cảnh sát Đức đã đưa ông Nguyễn Thế Cường "về đồn để điều tra" và 'cáo buộc ông Cường tội "rửa tiền“ trong khi khoản tiền mà vị Đại sứ khai báo là tiền quyên góp "giúp nạn nhân bão lụt." 

Vẫn theo nguồn này, cảnh sát Đức đã cho ông Nguyễn Thế Cường "tại ngoại" sau khi ông đóng tiền phạt thế chân 3.500 Euro và trong quá trình thẩm vấn ông đại sứ đã không thể xuất trình bất cứ 'chứng từ nào' minh chứng cho lời khai của ông.

Đây không phải là lần đầu tiên một vụ việc được cho là 'scandal' xảy ra với quan chức ngoại giao cao cấp của Việt Nam ở nước ngoài

Hồi tháng 11/2008, một Bí thư Thứ nhất của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Nam Phi đã bị triệu hồi về nước vì bị cáo buộc liên can tới 'buôn bán trái phép sừng tê giác' ở quốc gia châu Phi.

Một thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 19/11/2008 nói: "Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã quyết định triệu hồi bà Vũ Mộc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, người có liên quan đến tin đã đưa, về nước để tường trình và làm rõ sự việc."

Lại hoãn xử công an đánh người vi phạm giao thông

23/12/2013 16:02 (GMT + 7)
TTO - Sáng 23-12, TAND tỉnh Khánh Hòa lại một lần nữa hoãn xử phúc thẩm vụ án công an viên Nguyễn Trọng Hiếu dùng dùi cui đánh người vi phạm giao thông gây thương tích nặng.

Phiên tòa phúc thẩm đã được khai mạc nhưng sau đó hội đồng xét xử (HĐXX) phải quyết định hoãn xử do vắng mặt hai nhân chứng quan trọng của vụ án là Huỳnh Tấn Hùng và Đinh Thị Kiều Hạnh.
Tại phiên tòa, ông Huỳnh Đức Đại, cha của bị hại Huỳnh Tấn Nam (người vi phạm giao thông đã bị công an viên Nguyễn Trọng Hiếu đánh gây thương tích nặng), cho HĐXX biết bà Hạnh có việc riêng, ông Hùng nói không nhận được giấy triệu tập.
Luật sư Lê Văn Tuấn (bảo vệ cho bị cáo Nguyễn Trọng Hiếu) đề nghị trong phiên tòa tới HĐXX cần cho áp giải nhân chứng. Phiên phúc thẩm trước đó (mở ngày 4-12-2013) cũng phải hoãn do luật sư Tuấn có đơn xin vắng vì bận việc khác.
Tại phiên tòa sơ thẩm vụ án này (ngày 16-9-2013), TAND TP Nha Trang đã tuyên phạt Nguyễn Trọng Hiếu (nguyên công an viên xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) 9 tháng tù về tội gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ, buộc Công an xã Diên Phú và bị cáo Hiếu liên đới bồi thường thêm 112 triệu đồng cho nạn nhân. Bị cáo Hiếu có đơn kháng án kêu oan.
Theo hồ sơ vụ án, tối 24-4-2010, anh Huỳnh Tấn Nam (21 tuổi, bảo vệ Tổng kho DFC ở xã Vĩnh Phương, Nha Trang) chạy xe máy ra QL1A mua bánh mì ăn tối.
Thấy Nam không đội mũ bảo hiểm, thượng sĩ Vũ Văn Duy (CSGT huyện Diên Khánh) chở Nguyễn Trọng Hiếu (công an viên xã Diên Phú) trên môtô CSGT rượt đuổi gắt gao. Hiếu ngồi sau vụt gậy giao thông trúng bả vai Nam làm Nam mất thăng bằng, cả xe và người lao xuống đường.
Nghe người dân tri hô, Duy gọi Hiếu lên xe bỏ chạy. Người dân sơ cứu và đưa Nam đi cấp cứu (anh Nam bị chấn thương sọ não, vỡ xương mặt, gãy nhiều răng và đốt sống cổ). Sau đó, anh Nam phải điều trị nhiều tháng tại bốn trung tâm y khoa lớn ở TP HCM, thiệt hại gần 200 triệu đồng (Công an Diên Khánh đã “hỗ trợ” 42 triệu đồng).
Theo giám định, Huỳnh Tấn Nam bị thương tật với tỉ lệ 77% vĩnh viễn.
V.T

Cảnh sát cơ động được trang bị máy bay, tàu thủy

Cảnh sát cơ động được ưu tiên trang bị các phương tiện hiện đại như máy bay, tàu thủy nhưng khi sử dụng phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Công an.

Pháp lệnh Cảnh sát cơ động được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 23/12 quy định, lực lượng này được ưu tiên trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thủy, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng hiện đại. Pháp lệnh giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cho hay, một số ý kiến vẫn còn băn khoăn về tính khả thi khi trang bị tàu bay, tàu thủy cho cảnh sát cơ động. Theo đó, còn có ý kiến không tán thành việc trang bị các phương tiện này và đề nghị phối hợp với Bộ Quốc phòng khi có nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí.
anh-9-2490-1382064761-3773-1387791082.jp
Cảnh sát cơ động sẽ được trang bị máy bay, tàu thủy để hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Ảnh: QĐND.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh cho rằng, tuy cảnh sát cơ động chưa được trang bị tàu bay, tàu thủy nhưng để bảo đảm cho lực lượng này đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, việc hiện đại hóa các loại phương tiện, trang bị kỹ thuật, trong đó có tàu bay, tàu thủy là cần thiết.
Còn việc quản lý các loại phương tiện này phục vụ cho hoạt động của Bộ Công an nói chung và bảo đảm tính cơ động tác chiến của cảnh sát cơ động nói riêng do Bộ trưởng Công an quyết định. Nội dung pháp lệnh cũng ghi rõ, "trường hợp cần điều động lực lượng quy mô lớn hơn hoặc điều động các đơn vị Cảnh sát cơ động quản lý, sử dụng tàu bay, tàu thủy thì phải báo cáo và được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an"
Thảo luận trước khi thông qua pháp lệnh, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị cân nhắc quyền điều động của giám đốc công an tỉnh. Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa giải thích, thẩm quyền điều động lực lượng này tùy thuộc vào tính chất, phạm vi vụ việc xảy ra và phạm vi lực lượng cần điều động. Theo đó, giám đốc công an cấp tỉnh được quyền điều động các đơn vị cảnh sát cơ động thuộc Công an cấp tỉnh để thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, nhưng phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng Công an và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Pháp lệnh cũng quy định việc nổ súng của cảnh sát cơ động trong trường hợp xảy ra bạo loạn, tụ tập đông người phá rối an ninh do Bộ trưởng Công an quyết định.
Gồm 24 điều, Pháp lệnh Cảnh sát cơ động có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.
Theo pháp lệnh được thông qua, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cảnh sát cơ động là thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật (điều 7).
Về tổ chức, Cảnh sát cơ động gồm các lực lượng: đặc nhiệm; tác chiến đặc biệt; bảo vệ mục tiêu; huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ.
Nguyễn Hưng

'Hun Sen đi VN vào lúc này là bất lợi'

Cập nhật: 12:40 GMT - thứ hai, 23 tháng 12, 2013

Media Player

Nhà báo Lý Định Phát nhận định về chuyến đi Hà Nội sắp tới của Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cùng phu nhân sẽ đi thăm Việt Nam từ ngày 26 đến ngày 28/12 theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo.
Ông đi Việt Nam vào lúc phe đối lập đã tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất ở kể từ khi bầu cử ở Phnom Penh hôm Chủ nhật ngày 22/12 với con số tham gia được cho là hàng trăm ngàn người.
Từ Phnom Penh, nhà báo tự do Lý Định Phát nhận định với BBC rằng đây là một ‘chuyến thăm đặc biệt’ trong bối cảnh Campuchia hiện nay.
Ông cho biết có thể một trong những mục tiêu chính của chuyến đi này của ông Hun Sen là ‘tìm cách giữ vững tình hình chính trị hiện nay trước thách thức của phe đối lập’.
“Những việc có liên hệ đến sự tồn vong của chính quyền Hun Sen thì sẽ có sự góp ý, tư vấn của Hà Nội,” ông nói và cho biết sự bất mãn của người dân Campuchia đang dân cao đối với việc Hun Sen và gia đình ‘ngồi trên quyền lực quá lâu’.
“Người dân muốn thay đổi tình hình chính trị thông qua biểu tình,” ông nói, “Đây là thách thức rất lớn đối với Hun Sen.”
Đối với tác động của chuyến đi này đối với uy tín trong nước của Thủ tướng Hun Sen, ông Phát cho là ‘bất lợi’ vì xu thế bài Việt trong một số phe phái tại Campuchia đang lên.
“Dư luận cho rằng Hun Sen đi Việt Nam là để tìm kiếm sự giúp đỡ.”
“Nhiều người phê phán trên Đài phát thanh độc lập Tổ ong rằng: 'Ông Hun Sen mang trong mình không phải dòng máu Khmer mà là Việt Nam’,” ông cho biết.

Videos and Photos

Hun Sen sang Việt Nam 'tìm sự hỗ trợ'?

Cập nhật: 12:52 GMT - thứ hai, 23 tháng 12, 2013

Người biểu tình không đòi ông Hun Sen 'đi Việt Nam' mà hãy ra đi
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cùng phu nhân sẽ đi thăm Việt Nam 26-28/12 theo lời mời của người tương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng trong lúc các cuộc biểu tình ở Phnom Penh không giảm đi.
Chuyến đi diễn ra giữa lúc ông Hun Sen hiện đang gặp nhiều thách thức chính trị ở trong nước sau cuộc bầu cử kết thúc vài tháng trước cho ông tiếp tục làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ.

Biểu tình lớn nhất

Ông Hun Sen, người từng muốn cầm quyền cho tới năm 90 tuổi, sẽ đi Việt Nam vào lúc phe đối lập đã tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất ở kể từ khi bầu cử mấy tháng trước ở Phnom Penh.
Hôm Chủ nhật ngày 22/12 con số người tham gia biểu tình được cho là lên tới hàng chục ngàn.
Trước đó, hôm 20/12 cũng đã có một cuộc biểu tình khác.
Đây là một trong hàng loạt cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử mà Đảng Cứu quốc (CNRP) đối lập của ông Sam Rainsy cho là gian lận.

Vương Quốc Campuchia

  • Dân số: 14.5 triệu (LHQ, 2012)
  • Diện tích: 181,035 km2
  • Ngôn ngữ chính: Khmer
  • Quốc giáo: Đạo Phật
  • Tuổi thọ: 62 năm (đàn ông), 65 năm (phụ nữ)
  • Tiền tệ: 1 riel = 100 sen
  • Xuất khẩu chính: Hàng dệt may, gỗ, đồng
  • GNI bình quân: $820 (Ngân hàng Thế giới, 2011)
Trước đó, sau khi có kết quả bầu cử, Việt Nam đã nhanh chóng công nhận chiến thắng và chúc mừng ông Hun Sen và Đảng CPP của ông.
Trong cuộc tuyển cử khép lại tháng 9 vừa qua, đảng CNRP của ông Sam Rainsy, nhân vật có thái độ chống Việt Nam mạnh mẽ, đã tăng vọt từ 29 ghế lên 55 ghế trong khi CPP giảm từ 90 xuống chỉ còn 68 ghế. Điều này làm cho Hà Nội lo ngại.
Từ Phnom Penh, nhà báo tự do Lý Định Phát nhận định với BBC rằng đây là một ‘chuyến thăm đặc biệt’ trong bối cảnh Campuchia hiện nay.
Ông cho biết có thể một trong những mục tiêu chính của chuyến đi này của ông Hun Sen là ‘tìm cách giữ vững tình hình chính trị hiện nay trước thách thức của phe đối lập’.
Hun Sen và Nguyễn Tấn Dũng
Hà Nội hiện đang lo lắng về tình hình hiện nay ở Campuchia
“Những việc có liên hệ đến sự tồn vong của chính quyền Hun Sen thì sẽ có sự góp ý, tư vấn của Hà Nội,” ông nói và cho biết sự bất mãn của người dân Campuchia đang dâng cao đối với việc Hun Sen và gia đình ‘ngồi trên quyền lực quá lâu’.
“Người dân muốn thay đổi tình hình chính trị thông qua biểu tình,” ông nói, “Đây là thách thức rất lớn đối với Hun Sen.”
Theo nhà quan sát Lý Định Phát thì ông Hun Sen ‘muốn thiết lập chế độ gia đình trị ở Campuchia’ và đã ‘chuẩn bị cho con trai con gái của ông ta vào những chức vụ lãnh đạo Campuchia trong tương lai’.
“Hun Sen không muốn rời chức vụ thủ tướng cũng như không muốn thay đổi tình hình chính trị tại đây,” ông nói.
Ông Hun Sen, theo trang BBC News, đã nói hồi tháng 6/2013 ông không muốn "các cuộc bỏ phiếu làm vỡ quốc gia, xã hội, thôn xóm và gia đình" ở Campuchia.

‘Bất lợi’

Đối với tác động của chuyến đi này đối với uy tín trong nước của Thủ tướng Hun Sen, ông Lý Định Phát cho là ‘bất lợi’.
“Dư luận cho rằng Hun Sen đi Việt Nam là để tìm kiếm sự giúp đỡ.”
“Nhiều người phê phán trên Đài phát thanh độc lập Tổ ong rằng: ‘Ông Hun Sen mang trong mình không phải dòng máu Khmer mà là Việt Nam’,” ông cho biết.
Hôm Chủ nhật ngày 22/12, ông Sam Rainsy viết trên trang Facebook của mình rằng ‘khoảng 500.000 người biểu tình kéo dài 5km trên Đại lộ Monivong ở thủ đô Phnom Penh’.

Hai ông Sam Rainsy và Hun Sen từng đàm phán hai lần không thành công
Nhưng trang Tân Hoa Xã của Trung Quốc nói con số người biểu tình chỉ khoảng 20 ngàn.
Theo Đài Á châu Tự do thì những người biểu tình đã hô khẩu hiệu yêu cầu ông Hun Sen từ chức.
Đảng CNRP của ông Rainsy thề sẽ tiếp tục biểu tình trong ba tháng cho đến khi nào bầu cử lại mới thôi.
Tuy nhiên, Hun Sen đã bác bỏ yêu cầu ông từ chức và bầu cử lại với lý do không có điều khoản nào trong Hiến pháp cho phép bầu cử lại.
Cũng theo đài RFA thì người biểu tình nói rằng họ đã chán nản với những vấn đề của đất nước như tham nhũng, thất nghiệp, bất công xã hội và cưỡng chế đất đai.

Phải chăng họ đã sáng mắt, sáng lòng?.........

Lang thang trên mạng, bắt gặp được mấy câu nói của chính quan chức cộng sản nói về cộng sản, phải chăng họ đã sáng mắt, sáng lòng?

- Nguyễn Hộ: người có 55 tuổi đảng, Chủ Tịch Đoàn Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương, thủ lãnh của Nhóm Truyền Thống Kháng Chiến, viết trong tập hồi ký Quan Điểm Và Cuộc Sống: “Ngày 21/3/1990 tôi rời khỏi Saigòn cũng là ngày tôi rời khỏi Đảng CSVN. Tôi làm cách mạng đã 56 năm, gia đình tôi có 2 liệt sĩ, Nguyễn Văn Đào, anh ruột, Đại Tá QĐNDVN, hy sinh ngày 9/1/1966 tại Củ Chi, và vợ tôi Trần Thị Thiệt bị bắt và chết tại Tổng Nha Cảnh Sát Sài gòn vào tết Mậu Thân 1968 nhưng phải thú nhận rằng tôi đã chọn sai lý tưởng: Cộng Sản Chủ Nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng ấy nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sĩ nhục”


- Nguyễn Minh Cần: nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nguyên Đại Sứ Cộng Sản Hà Nội tại Liên Sô, ghi lại tính tàn độc và lưu manh của Đảng Cộng Sản trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956: “Giết oan hàng trăm ngàn người, đầy ải hàng triệu người, làm cho đạo lý suy đồi luân thường đảo ngược. Tại cuộc mít tinh tối 29/10/1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được. Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại“


- Trần Độ: Cựu Phó Chủ Tịch Quốc Hội: “Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…”


- Hoàng Minh Chính: gia nhập đảng từ năm 1939, Phó Viện Trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc kiêm Viện Trưởng Viện Triết học Mác-Lênin trong một bài phát biểu đã than thở rằng “Người dân dưới chế độ cộng sản đã bị áp bức tệ hại hơn cả thời còn mồ ma thực dân đế quốc. Ngay cả thời kỳ nô lệ, người dân ai muốn ra báo cũng chỉ cần nộp một giấy xin phép và bản lưu chiểu. Điển hình là cụ Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp xử 13 năm tù về tội chống Pháp và bị đầy ra Côn Đảo từ năm 1908 đến năm 1921 mới được trả tự do. Khi mãn hạn tù cụ được thả về Huế, tại đây, cụ đắc cử dân biểu năm 1926, rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân Biểu Trung Kỳ và đứng ra xuất bản tờ báo Tiếng Dân. Một người bị tù vì tội chống thực dân còn được thực dân cho ra báo trong khi đó một người từng nắm giữ chức Phó Chủ Tịch Quốc Hội của chế độ mà xin phép ra một tờ báo cũng không được“.


- Trần Lâm: sinh năm 1925 vào đảng năm 1947, Vụ phó Ủy Ban Kế Hoạch Nhà nước, thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, đã viết trong bài “Những dòng suy nghĩ từ Đại hội đến Quốc hội” số tháng 9/2007: “Đảng thì luôn nói Quốc hội là của dân, do dân, vì dân. Người hiểu biết trong dân thì coi Quốc hội là bù nhìn. Đảng và Nhà nước tổ chức bầu cử, biết đây là kiểu dàn dựng, nhưng cứ làm“.



- Trần Quốc Thuận: Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội CSVN, trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên: “Cơ chế hiện nay tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của nhà nước… Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là tiền, dù số tiền bị mất lên đến hằng trăm tỷ, mà cái lớn nhất bị mất là đạo đức. Chúng ta hiện sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo đức mà cái đạo đức đó rất mất đạo đức”.

  - Nguyễn Khải: Đại Tá, Đại Biểu Quốc Hội, Phó Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn CS: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo.


VIDEOS - Biểu tình ở Campuchia

Khmer Hot News, CNRP News ប្រជាពលរដ្ឋប្រហែល ហាសិបម៉ឺននាក់ 500,000នាក់ ចេញពីទីលានប្រជាធិបតេយ្យ

 ------------------------------------------------- Khmernewstime - Views of CNRP Demonstration on the 6th Day - Part2/5 Khmernewstime - Views of CNRP Demonstration on the 6th Day - Part3/5 Khmernewstime - Views of CNRP Demonstration on the 5th Day - Part4/5 Khmernewstime - Views of CNRP Demonstration on the 5th Day - Part5/5 19/12/2013
-------------------------------------------- Khmer Hot News, Views of CNRP Demonstration on the 8th Day Part 1/6 Khmer Hot News, Views of CNRP Demonstration on the 8th Day Part 4/6 Khmer Hot News, Views of CNRP Demonstration on the 8th Day Part 5/6 Khmer Hot News, Views of CNRP Demonstration on the 8th Day Part 6/6 --------------------------------------------------- Khmernewstime - Views of CNRP Demonstration on the 9th Day - Part 1/3 Khmernewstime - Views of CNRP Demonstration on the 9th Day - Part 2/3 Khmernewstime - Views of CNRP Demonstration on the 9th Day - Part 3/3 ---------------------------------------------------- 18/12/2013 Hàng chục ngàn người ủng hộ phe đối lập Campuchia đã xuống đường biểu tình yêu cầu một cuộc bầu cử mới hoặc Thủ tướng Hun Sen phải từ chức.

Theo hãng thông tấn Reuters, khoảng 20.000 người ủng hộ phe đối lập đã xuống đường biểu tình hôm 22.12 tại thủ đô Phnom Penh để yêu cầu tổ chức lại cuộc tổng tuyển cử hoặc Thủ tướng Hunsen phải từ chức, vì cuộc tổng tuyển cử cách đây năm tháng đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng. Chủ tịch đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) - Sam Rainsy đã lãnh đạo cuộc biểu tình.

Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã phủ nhận cáo buộc gian lận trong bỏ phiếu của phe đối lập, trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 7. Trước đó, người phát ngôn Ủy ban Bầu cử quốc gia tuyên bố sẽ không có chuyện tổ chức tổng tuyển cử lại theo yêu cầu của phe đối lập vì hiến pháp không quy định việc này. Thủ tướng Hun Sen cũng cảnh báo chính phủ sẽ có biện pháp pháp lý đối với những người biểu tình.

Thủ tướng Hun Sen phải đối mặt với thách thức chính trị lớn nhất trong hai thập kỷ qua, đã bác bỏ yêu cầu của phe đối lập cho một cuộc điều tra cuộc bầu cử hồi tháng 7.2013.

Ông Hun Sen cũng cảnh báo sẽ thực thi các hành động theo đúng pháp luật đối với người biểu tình nếu họ phong tỏa các tuyến quốc lộ hoặc chiếm giữ các trụ sở chính quyền.

Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) tuyên bố sẽ tổ chức cuộc biểu tình mỗi ngày và sẽ không dừng lại cho đến khi yêu cầu của họ được đáp ứng. CNRP là một liên minh bầu cử Campuchia giữa hai đảng đối lập chính, đảng Sam Rainsy và Đảng Nhân quyền được thành lập vào giữa năm 2012 để cùng nhau chạy đua trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013.

Long Hải (Video: Reuters, Phnom Penh Post)