Sunday, December 7, 2014

Trung Quốc 'huỵch toẹt' về phân xử tranh chấp trên Biển Đông

(Baodatviet) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7/12 đưa ra tuyên bố lập trường của chính phủ nước này về vấn đề phân xử tranh chấp trên Biển Đông.

Theo thông cáo về tuyên bố lập trường của Trung Quốc, Bắc Kinh nhất quyết không chấp nhận hay tham gia vào việc phân xử ở tòa án quốc tế, đồng thời khẳng định toà án trọng tài không có quyền tài phán trong trường hợp này, theo Tân Hoa xã.
Tuyên bố của Trung Quốc cho rằng bản chất của việc phân xử là chủ quyền lãnh thổ đối với một số đặc trưng về hàng hải ở Biển Đông, điều này vượt quá phạm vi của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như quyền tài phán của tòa trọng tài.
Tàu Trung Quốc sử dụng pháo nước tấn công tàu Cảnh sát biển của Việt Nam - Ảnh: Reuters
Tàu Trung Quốc sử dụng pháo nước tấn công tàu Cảnh sát biển của Việt Nam - Ảnh: Reuters
Trung Quốc cho rằng nước này không chấp nhận, không tham gia vụ kiện là “căn cứ theo quy định của luật pháp quốc tế”. Phía Trung Quốc viện dẫn điều 298 Công ước quốc tế về luật biển năm 1982, theo đó ngày 25/8/2006, nước này đưa ra tuyên bố yêu cầu bảo lưu tất cả những điều khoản trong Công ước quốc tế về luật biển năm 1982 liên quan tới trình tự giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo, vì vậy nước này không chấp nhận, không tham gia vụ kiện là... “phù hợp với luật pháp quốc tế”. 
Cùng với việc không chấp nhận, không tham gia vụ kiện của Philippines, tài liệu tiếp tục tái khẳng định cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) và vùng biển phụ cận, đồng thời tiếp tục nêu chủ trương của nước này “giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua đàm phán song phương trực tiếp giữa các nước có tranh chấp”.
Trung Quốc công bố tài liệu nêu trên ngay trước thời hạn chót mà Toà trọng tài quốc tế yêu cầu nước này phải đưa ra lập luận của mình liên quan vụ kiện của Philippines trước ngày 15/12/2014.
Trước đó, ngày 22/1/2013, Philippines đã chính thức kiện Trung Quốc lên Toà trọng tài quốc tế về vấn đề Biển Đông, trong đó có nội dung quan trọng là yêu cầu làm rõ yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không phù hợp với Công ước quốc tế về luật biển năm 1982. Tuy nhiên, ngay sau đó phía Trung Quốc đã tuyên bố không chấp nhận và không tham gia vụ kiện.
Hồi tháng 5/2014, Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ), cho rằng Trung Quốc sẽ mất rất nhiều nếu từ chối tham gia vụ kiện. Theo đó, họ sẽ càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế. 
"Dư luận sẽ tiếp tục nhìn Trung Quốc như một quốc gia bắt nạt và thiếu trách nhiệm trong cam kết dùng các phương thức hòa bình để giải quyết bất đồng. Điều đó sẽ gây phương hại cho hình ảnh của Bắc Kinh; và dù gì thì họ cũng rất lo ngại hình ảnh của mình bị tổn hại”, ông Abuza nói.
Còn Tiến sĩ Mark Valencia (Mỹ) dẫn thông tin, trước đây Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) vào năm 1984 cũng từng xử vắng mặt chính quyền Mỹ vụ Washington hậu thuẫn phiến quân chống lại chính phủ Nicaragua và khai thác mỏ ở nước này. ICJ phán quyết rằng Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế mặc dù Washington không tham dự phiên tòa.
Chủ Nhật, 07/12/2014 16:16
An Nhiên (Tổng hợp TNO, ĐVO)

Chiêu thức lừa nhiều ngàn USD của "người tình ngoại quốc"

(Baodatviet) - Đánh vào tâm lý thích nhận quà của chị em gái, người tình ngoại quốc giả vờ gửi quà lớn về tặng và lừa lấy tiền qua cách bắt đóng tiền cước. 

Thường xuyên lên mạng xã hội, đầu tháng 4/2014, chị Nguyễn Thị Hoa (ngụ quận 8) nhận được lời mời kết bạn của một kỹ sư tên Alexander Hopperson (37 tuổi, quốc tịch Hoa Kỳ). Qua trò chuyện thấy tính tình Alex cởi mở, lịch sự, có nghề nghiệp đàng hoàng nên chị Hoa hoàn toàn tin tưởng và chấp nhận kết bạn. Ngày 6/4, Alex bảo muốn dành sự bất ngờ và hỏi Hoa địa chỉ nhà ở Việt Nam để gửi quà về.
Bốn ngày sau, Công ty chuyển phát nhanh Paracel, đóng tại Malaysia thông báo cho Hoa biết Alex có gửi cho chị món quà, nhưng Hoa phải đóng tiền thuế 1.000 USD vào số tài khoản của Nguyễn Thị Tuyết Nhung ở Ngân hàng Sacombank. Thấy mức phí quá cao nên chị Hoa điện thoại thì Alex giải thích, sở dĩ phải đóng phí vì ngoài món quà bí mật, anh ta còn gửi kèm 20.000 USD để Hoa tiêu xài. Quá cảm kích trước tấm thâm tình của bạn trai nên Hoa vui vẻ nộp phí.
Sau đó, Hoa tiếp tục nhận được thông báo: “Quá trình kiểm tra bưu kiện của bạn, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phát hiện trong gói quà có chứa số tiền lớn, vi phạm các chính sách vận chuyển, nên bạn phải thanh toán thêm 2.000 USD...”.
Quá bất ngờ trước tình huống trên, Hoa điện thoại hỏi thì Alex bảo trong gói quà có tổng cộng 320.000 USD. Số tiền này Alex dành dụm để ít ngày nữa sang Việt Nam tính chuyện hạnh phúc trăm năm. Chưa kịp đóng tiền thì Hoa lại nhận được thông báo phải đóng thêm 4.000 USD phí sân bay. Trong thời hạn hai ngày nếu Hoa không nộp phí thì thùng quà sẽ gửi trả lại người gửi.
Chưa dừng lại, cuối giờ chiều 10/4, Hoa nhận được điện thoại của nhân viên công ty chuyển phát nhanh bảo đã đem hàng về đến sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng phải đóng thêm 6.000 USD “phí môn bài”. Lúc này Hoa thật sự choáng váng. Không thể vay mượn được tiền ở đâu, nên đành buông xuôi.
Xác minh số tài khoản của Nguyễn Thị Tuyết Nhung thì người này đã theo chồng sang nước ngoài định cư cách đây bốn năm. Đến lúc này Hoa mới bừng tỉnh, nhận ra mình bị rơi vào bẫy.
Để làm tin, nhiều lần Alexander Hopperson gửi hình của mình cho chị Hoa
Để làm tin, nhiều lần Alexander Hopperson gửi hình của mình cho chị Hoa
Cùng cảnh ngộ với Hoa còn có chị Nguyễn Cẩm Tâm (35 tuổi, ngụ quận 8). Tháng 9/2014, qua mạng xã hội chị Tâm quen với Engr Christopher Johnson. Khi đôi bên đã trở nên thân thiết, Johnson có nhã ý muốn gửi tặng chị Tâm một lô hàng nước hoa, máy tính xách tay, ĐTDĐ đời mới... trị giá vài chục ngàn USD.
Ngày 20/10, chị Tâm nhận được email của công ty chuyển phát nhanh thông báo đề nghị đóng phí vận chuyển quà là 1.000 USD và cho số tài khoản của Nguyễn Thị Thủy ở Ngân hàng Sacombank, nên đã vui vẻ đi nộp tiền.
Hôm sau, chị Tâm nhận được điện thoại của nhân viên công ty chuyển phát nhanh tên Owen thông báo hàng đã về đến sân bay, nhưng khi kiểm tra phát hiện trong thùng quà có 320.000 USD nên Tâm phải đóng thêm 2.000 USD phí bảo hiểm. Ngỡ ngàng trước tình huống phát sinh, chị Tâm điện thoại hỏi thì Johnson xác nhận trong thùng hàng có số tiền trên. Gom góp được 1.000 USD, Tâm đem nộp.
Chuyển tiền xong, chị Tâm điện thoại cho bạn trai Johnson không được. Biết đã trúng bẫy kẻ gian, chị Tâm trình báo cơ quan công an.
Chiều 20/10, phát hiện chủ tài khoản tên Nguyễn Thị Thủy đến ngân hàng ở thị trấn Hóc Môn rút tiền, công an liền mời về làm việc.
Tại cơ quan điều tra, Thủy khai, khoảng tháng 4/2014 cùng Lê Thị Mai Sương đi du lịch ở Malaysia, quen với người phụ nữ tên Hạnh. Tháng 10/2014, Hạnh điện thoại xin số tài khoản, nhờ Thủy đi rút tiền dùm rồi đưa cho Sương theo địa chỉ Hạnh cho. Tưởng thật, Thủy đồng ý giúp chứ hoàn toàn không biết là bọn lừa đảo.
Bằng thủ đoạn trưng ra những món hàng có giá trị từ nước ngoài gửi về, sau đó viện lý do đóng cước, thuế, tháng 10/2014, chị Trần Thị Phương (quê Cà Mau) cũng bị nhóm người nước ngoài lừa và chiếm đoạt 30 triệu đồng. 
Không chỉ có phụ nữ mới trở thành miếng mồi béo bở để bọn tội phạm quốc tế đưa vào tròng, mà đàn ông cũng trở thành nạn nhân của chúng. Anh Trần Minh Nhàn (31 tuổi, ngụ quận 1) quen với một phụ nữ tên Lina trên mạng xã hội. Qua chuyện trò, Lina bảo rất cảm mến anh Nhàn và muốn sang Việt Nam để gặp mặt. Lina bảo phải chuyển hành lý sang trước, nhờ anh Nhàn lấy và thanh toán dùm tiền cước. Khi nào sang Việt Nam Lina sẽ gửi lại phí và không quên hậu tạ.
Ngày 19/5, anh Nhàn bất ngờ nhận được điện thoại và email của nam thanh niên tên Peter Cole, hướng dẫn đóng cước phí vận chuyển 2.000 USD vào tài khoản của Đặng Toàn Thắng, Ngân hàng Vietinbank. Anh Nhàn đã nhiều lần nộp phí hết tổng cộng 3.000 USD, sau đó không thể liên lạc được với Lina.
Tìm đến nhà anh Thắng, anh Nhàn mới hay hồi tháng 5/2014, khi học thêm Anh văn tại Trung tâm ngoại ngữ T.H ở TP.Cà Mau, anh quen với người đàn ông tên Rich Chard, quốc tịch Mỹ, là giáo viên của trung tâm. Sau đó Rich hỏi số tài khoản của anh Thắng để một người bạn gửi tiền vào. Tưởng thật, anh Thắng trao số tài khoản và rút dùm anh ta 2.000 USD. Khi cơ quan điều tra tìm đến Trung tâm ngoại ngữ T.H, họ cho biết Rich không phải là giáo viên mà đến trung tâm để giao lưu.

Chiêu thức lừa nhiều ngàn USD của "người tình ngoại quốc"

Thứ Hai, 08/12/2014 07:19

(Baodatviet) - Đánh vào tâm lý thích nhận quà của chị em gái, người tình ngoại quốc giả vờ gửi quà lớn về tặng và lừa lấy tiền qua cách bắt đóng tiền cước. 

Thường xuyên lên mạng xã hội, đầu tháng 4/2014, chị Nguyễn Thị Hoa (ngụ quận 8) nhận được lời mời kết bạn của một kỹ sư tên Alexander Hopperson (37 tuổi, quốc tịch Hoa Kỳ). Qua trò chuyện thấy tính tình Alex cởi mở, lịch sự, có nghề nghiệp đàng hoàng nên chị Hoa hoàn toàn tin tưởng và chấp nhận kết bạn. Ngày 6/4, Alex bảo muốn dành sự bất ngờ và hỏi Hoa địa chỉ nhà ở Việt Nam để gửi quà về.
Bốn ngày sau, Công ty chuyển phát nhanh Paracel, đóng tại Malaysia thông báo cho Hoa biết Alex có gửi cho chị món quà, nhưng Hoa phải đóng tiền thuế 1.000 USD vào số tài khoản của Nguyễn Thị Tuyết Nhung ở Ngân hàng Sacombank. Thấy mức phí quá cao nên chị Hoa điện thoại thì Alex giải thích, sở dĩ phải đóng phí vì ngoài món quà bí mật, anh ta còn gửi kèm 20.000 USD để Hoa tiêu xài. Quá cảm kích trước tấm thâm tình của bạn trai nên Hoa vui vẻ nộp phí.
Sau đó, Hoa tiếp tục nhận được thông báo: “Quá trình kiểm tra bưu kiện của bạn, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phát hiện trong gói quà có chứa số tiền lớn, vi phạm các chính sách vận chuyển, nên bạn phải thanh toán thêm 2.000 USD...”.
Quá bất ngờ trước tình huống trên, Hoa điện thoại hỏi thì Alex bảo trong gói quà có tổng cộng 320.000 USD. Số tiền này Alex dành dụm để ít ngày nữa sang Việt Nam tính chuyện hạnh phúc trăm năm. Chưa kịp đóng tiền thì Hoa lại nhận được thông báo phải đóng thêm 4.000 USD phí sân bay. Trong thời hạn hai ngày nếu Hoa không nộp phí thì thùng quà sẽ gửi trả lại người gửi.
Chưa dừng lại, cuối giờ chiều 10/4, Hoa nhận được điện thoại của nhân viên công ty chuyển phát nhanh bảo đã đem hàng về đến sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng phải đóng thêm 6.000 USD “phí môn bài”. Lúc này Hoa thật sự choáng váng. Không thể vay mượn được tiền ở đâu, nên đành buông xuôi.
Xác minh số tài khoản của Nguyễn Thị Tuyết Nhung thì người này đã theo chồng sang nước ngoài định cư cách đây bốn năm. Đến lúc này Hoa mới bừng tỉnh, nhận ra mình bị rơi vào bẫy.
Để làm tin, nhiều lần Alexander Hopperson gửi hình của mình cho chị Hoa
Để làm tin, nhiều lần Alexander Hopperson gửi hình của mình cho chị Hoa
Cùng cảnh ngộ với Hoa còn có chị Nguyễn Cẩm Tâm (35 tuổi, ngụ quận 8). Tháng 9/2014, qua mạng xã hội chị Tâm quen với Engr Christopher Johnson. Khi đôi bên đã trở nên thân thiết, Johnson có nhã ý muốn gửi tặng chị Tâm một lô hàng nước hoa, máy tính xách tay, ĐTDĐ đời mới... trị giá vài chục ngàn USD.
Ngày 20/10, chị Tâm nhận được email của công ty chuyển phát nhanh thông báo đề nghị đóng phí vận chuyển quà là 1.000 USD và cho số tài khoản của Nguyễn Thị Thủy ở Ngân hàng Sacombank, nên đã vui vẻ đi nộp tiền.
Hôm sau, chị Tâm nhận được điện thoại của nhân viên công ty chuyển phát nhanh tên Owen thông báo hàng đã về đến sân bay, nhưng khi kiểm tra phát hiện trong thùng quà có 320.000 USD nên Tâm phải đóng thêm 2.000 USD phí bảo hiểm. Ngỡ ngàng trước tình huống phát sinh, chị Tâm điện thoại hỏi thì Johnson xác nhận trong thùng hàng có số tiền trên. Gom góp được 1.000 USD, Tâm đem nộp.
Chuyển tiền xong, chị Tâm điện thoại cho bạn trai Johnson không được. Biết đã trúng bẫy kẻ gian, chị Tâm trình báo cơ quan công an.
Chiều 20/10, phát hiện chủ tài khoản tên Nguyễn Thị Thủy đến ngân hàng ở thị trấn Hóc Môn rút tiền, công an liền mời về làm việc.
Tại cơ quan điều tra, Thủy khai, khoảng tháng 4/2014 cùng Lê Thị Mai Sương đi du lịch ở Malaysia, quen với người phụ nữ tên Hạnh. Tháng 10/2014, Hạnh điện thoại xin số tài khoản, nhờ Thủy đi rút tiền dùm rồi đưa cho Sương theo địa chỉ Hạnh cho. Tưởng thật, Thủy đồng ý giúp chứ hoàn toàn không biết là bọn lừa đảo.
Bằng thủ đoạn trưng ra những món hàng có giá trị từ nước ngoài gửi về, sau đó viện lý do đóng cước, thuế, tháng 10/2014, chị Trần Thị Phương (quê Cà Mau) cũng bị nhóm người nước ngoài lừa và chiếm đoạt 30 triệu đồng. 
Không chỉ có phụ nữ mới trở thành miếng mồi béo bở để bọn tội phạm quốc tế đưa vào tròng, mà đàn ông cũng trở thành nạn nhân của chúng. Anh Trần Minh Nhàn (31 tuổi, ngụ quận 1) quen với một phụ nữ tên Lina trên mạng xã hội. Qua chuyện trò, Lina bảo rất cảm mến anh Nhàn và muốn sang Việt Nam để gặp mặt. Lina bảo phải chuyển hành lý sang trước, nhờ anh Nhàn lấy và thanh toán dùm tiền cước. Khi nào sang Việt Nam Lina sẽ gửi lại phí và không quên hậu tạ.
Ngày 19/5, anh Nhàn bất ngờ nhận được điện thoại và email của nam thanh niên tên Peter Cole, hướng dẫn đóng cước phí vận chuyển 2.000 USD vào tài khoản của Đặng Toàn Thắng, Ngân hàng Vietinbank. Anh Nhàn đã nhiều lần nộp phí hết tổng cộng 3.000 USD, sau đó không thể liên lạc được với Lina.
Tìm đến nhà anh Thắng, anh Nhàn mới hay hồi tháng 5/2014, khi học thêm Anh văn tại Trung tâm ngoại ngữ T.H ở TP.Cà Mau, anh quen với người đàn ông tên Rich Chard, quốc tịch Mỹ, là giáo viên của trung tâm. Sau đó Rich hỏi số tài khoản của anh Thắng để một người bạn gửi tiền vào. Tưởng thật, anh Thắng trao số tài khoản và rút dùm anh ta 2.000 USD. Khi cơ quan điều tra tìm đến Trung tâm ngoại ngữ T.H, họ cho biết Rich không phải là giáo viên mà đến trung tâm để giao lưu.

Thứ Hai, 08/12/2014 07:19
Lược theo CATP

Rùng mình làng ung thư ven nội thành Hà Nội

Đăng Bởi  - 

ung thu
Khúc sông thuộc xã Sơn Đồng cứ vào những ngày trời nồm là trở nên đen đặc, bốc mùi.
Mỗi năm có đến hàng chục người già, trẻ chết vì ... ung thư, khiến người dân xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) vô cùng hoang mang. Họ cho rằng, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và không khí là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc, căn bện ung thư vẫn từng ngày cướp đi sinh mạng của người dân nơi đây...
Nhà nhà cửa đóng then cài giữa ban ngày vì mùi hôi thối 
Cách nội thành chưa đầy chục km, song môi trường ở xã Sơn Đồng lại đang rất báo động, cả nước ngầm, nước mặt, không khí đều vượt hàng chục, thậm chí cả trăm lần tiêu chuẩn cho phép.
Chúng tôi về Sơn Đồng vào một ngày cuối tháng 11, mặc dù còn cách sông T2, con sông chảy qua 3 xã khoảng 3km, nhưng tôi đã ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc thốc lên. Đứng trên hai cây cầu Sơn Đồng 1 và 3 vài phút mà tôi có cảm giác ngạt thở, bởi mùi xú uế bốc lên từ con sông nước đen ngòm, sủi bọt, đặc quánh đủ thứ rác thải này. 
Chị Khánh Thị Lan, tổ viên tổ thu gom rác xóm Đồng dẫn tôi ra sông T2, chỉ tay xuống dòng sông đen ngòm bức xúc nói: "Niều năm nay rồi, nhất là mỗi dịp giáp tết, các làng nghề làm miến dong thuộc các xã Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai phía thượng nguồn vào mùa sản xuất thì tình trạng ô nhiễm càng khủng khiếp hơn. Bao nhiêu phế liệu họ đều đổ tất ra sông, chảy đến Sơn Đồng thì gặp hai cây cầu tắc lại, nên người dân ở đây phải gánh cả. Không chỉ vậy, những hộ ven sông còn tùy tiện vứt rác, lợn, gà chết luôn xuống sông, không biết có phải do ô nhiễm gây ra hay không, nhưng gần đây ở Sơn Đồng có rất nhiều người chết vì ung thư, ngay thôn tôi mỗi năm có đến cả chục người". 
Về Sơn Đồng, chúng tôi nhận thấy một điểm chung là hầu như nhà nào cũng "cửa đóng, then cài" kín bưng như hũ, kể cả các trường học, trạm y tế, đến nhà văn hóa thôn UBND xã cũng đều phải đóng cửa, để hạn chế mùi xú uế bốc lên từ con sông chết T2.
Tìm đến nhà ông Nguyễn Viết Hải - Trưởng xóm Rô, thấy cửa đóng, tôi định quay ra, thì một người dân bảo: "Anh gọi đi, ông ấy đang trong nhà đấy, ở đây nếu nhà ai đi làm quên không đóng cửa thì đêm về không tài nào ngủ được, bởi mùi xú uế ám hết vào quần áo, chăn màn". Gặp ông Hải, ông lắc đầu ngán ngẩm rồi "kéo" tôi ra phía bờ sông T2 buồn rầu: "Ô nhiễm đến mức này rồi mà nhiều lãnh đạo cấp trên vẫn bảo chưa ô nhiễm. Chỉ cần về ở với chúng tôi vài ngày sẽ biết "mùi" ô nhiễm như thế nào ngay!". 
ung thu
Khúc sông thuộc xã Sơn Đồng. 
Trẻ không tha, già không thương
Ông Hải bảo, ông không dám khẳng định sự ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt người ở thôn mắc bệnh ung thư, nhưng có một sự thực đáng sợ là từ khi làng nghề miến dong ở xã Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai phát triển và nước sông chuyển từ màu trong xanh sang màu đen, bốc mùi hôi thối, thì cũng là lúc ở thôn xuất hiện hàng loạt người mắc bệnh ung thư. "Năm nào thôn cũng có người chết vì ung thư, có năm lên đến hơn 10 người. Người thì bị ung thư phổi, vòm họng, dạ dày... Các thôn khác còn có tỷ lệ chết do ung thư cao hơn thôn tôi nhiều". 
Theo ông Trần Quang Trung  - Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc xã Sơn Đồng, căn bệnh ung thư xuất hiện và hoành hành mạnh ở xã khoảng 5-7 nằm gần đầy. Những năm trước chỉ có vài trường hợp, nhưng hàng năm đều tăng vọt, đến nay trung bình mỗi năm xã có khoảng 45 - 50 người chết, trong đó gần 40 người mắc bệnh ung thư. 
Để làm rõ những thông tin trên, chúng tôi tìm đến Trạm Y tế xã, bác sĩ Nguyễn Thị Hòa - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Sơn Đồng thừa nhận tình trạng ô nhiễm ở xã là rất nặng, vì chỉ cách bờ sông chừng 30m nên Trạm Y tế phải thường xuyên đóng kín cửa.
"Trung bình mỗi năm xã có khoảng 50 ca tử vong, trong đó khoảng 20 ca ung thư, còn lại chưa xác định rõ. Cụ thể năm 2011 có 49 ca tử vong (14 ca ung thư), năm 2013 có 54 ca tử vong (18 ca ung thư) và từ đầu năm đến nay có 59 ca tử vong (13 ung thư)" - bác sĩ Hòa cho hay. 
Bác sĩ Hòa cho biết thêm, đa số là bệnh ung thư phổi, vòm họng, dạ dày và một số trường hợp ung thư đại tràng, gan, tụy. "Ngoài ra hàng tháng chúng tôi khám dự phòng cho khoảng 200 cháu, trong đó đa số mắc bệnh về đường hô hấp, ruột..." - bác sĩ Hòa nói. 
Điều đáng lo lắng là, những ca chết vì ung thư ở đây đều đang ở độ tuổi còn rất trẻ chỉ độ 40 tuổi, nhiều gia đình có tới 4-5 người chết vì ung thư.
Chị Doãn Thị Hương, xóm Rô buồn rầu kể lại: "Năm 1990, chị gái chồng tôi mất vì ung thư dạ dày khi mới 32 tuổi, năm 2006 chồng tôi bị mắc bệnh ung thư não, hai năm sau thì mất, khi đó anh mới 45 tuổi. Bố chồng mất vì ung thư phổi, mẹ chồng mất vì ung thư dạ dày". Nói đến đây giọng bà Hương nghẹn lại, đưa tay gạt nước mắt, bà Hương kể tiếp. "Năm 2000, cô em gái chồng cũng ra đi vì ung thư não khi mới ngoài 30 tuổi. Năm ngoái 2012, chồng cô ấy (Nguyễn Bá Út) cũng ra đi vì bệnh ung thư phổi bỏ lại hai đứa con thơ dại". 
Từ khi bố mẹ mất, Nguyễn Bá Kiên 16 tuổi con ông Út trở thành đứa trẻ mồ côi. Kiên cho biết, em có một chị gái đã đi lấy chồng, nên em về ở với bác ruột. "Đang học lớp 9 thì tai họa liên tục ập đến gia đình em, không còn chỗ dựa em đành phải nghỉ học" - Kiên buồn rầu cho hay. 
Chúng tôi về xóm Ươm tơ, khi nhắc đến gia cảnh của gia đình ông Nguyễn Vinh Phú ai cũng tỏ ra thương xót, bởi cả hai vợ chồng đều ra đi vì bệnh ung thư bỏ lại đứa con thơ dại. Anh Dũng con ông Phú nghẹn ngào kể lại: "Khi tôi 10 tuổi thì bố tôi phát hiện ung thư phổi, gia cảnh nghèo nên mẹ tôi phải sớm hôm ngoài đồng để kiếm tiền mua thuốc cho bố, trong nhà có thứ gì cũng đã bán hết, nhưng cũng không kéo thêm được sự sống của bố. Vài năm sau mẹ tôi lâm bệnh, nhưng bà cố giấu vì biết nhà không có tiền."
Giải pháp trên...giấy
Theo ông Hải, sở dĩ tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở Sơn Đồng ngày một tăng, là vì 100% người dân ở xã đều sử dụng nguồn nước giếng khoan, bởi ở đây chưa có nước máy: "Trước đây ở khu vực này người dân đa số dùng nước giếng khơi, từ khi nước sông T2 ô nhiễm thì chuyển sang dùng nước giếng khoan hoặc nước mưa. Nhưng gần đây nước giếng khoan rất ô nhiễm, nước bơm lên có màu vàng, để lâu chuyển sang màu đen, mùi thum thủm nên hầu như tôi chỉ dùng nước mưa, nhưng vẫn phải lọc qua máy RO" - ông Hải cho hay. 
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để mua máy lọc, do đó nhiều hộ vẫn phải dùng trực tiếp nước giếng khoan để sinh hoạt. Song nguồn nước ở đây không chỉ ô nhiễm mà còn bị nhiễm asen rất nặng. Về vấn đề này, bà Viết Thị Thoa - Hội Phụ nữ xã Sơn Đồng cho biết, năm 2012 Viện Khoa học công nghệ (thuộc Bộ Khoa học công nghệ) đã về lấy khoảng 30 mẫu nước ở sông, ao, hồ, giếng, xét nghiệm. "Tất cả 100% mẫu đều bị nhiễm asen, COD, H25, NH3... đều vượt hàng trăm lần cho phép. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị, nhưng đến nay không được giải quyết mà tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng nề hơn"- bà Thoa cho hay. 
Ông Trung cho biết thêm, hồi đầu năm 2014 đoàn kiểm tra của huyện Hoài Đức đã về xã lấy mẫu nước sinh hoạt tại một số hộ dân ven sông kiểm tra. Kết quả, các chỉ số ô nhiễm thấp nhất là từ 30-40% và cao nhất lên tới 100-150%. Cũng theo ông Trung, năm 2010 thành phố đã phê duyệt dự án xử lý nước thải ở xã Dương Liễu, tuy nhiên không hiểu lý do gì đến nay dự án này vẫn chưa khởi công. 
Ông Nguyễn Trọng Lương - Phó phòng TNMT huyện Hoài Đức thừa nhận, tình trạng một số làng nghề trên địa bàn xã Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai gây ô nhiễm ở xã Sơn Đồng là có. "Đúng là môi trường ở xã Sơn Đồng đang ô nhiễm ở mức báo động. Song việc ô nhiễm có gây ung thư hay không thì tôi không dám chắc, vì ở nơi khác không ô nhiễm nhưng vẫn bị ung thư?" - ông Lương nói. 
Ông Lương cho biết thêm, huyện đã có quy hoạch "công tác bảo vệ môi trường 2010-2020), trong đó có 50 điểm trung chuyển rác, đồng thời phối hợp với Công ty Thủy nông Đan Hoài thau rửa khi vào mùa lấy nước.
"Hiện thành phố đã có kế hoạch xây dựng ba trạm xử lý rác thải tại xã Dương Liễu, Sơn Đồng và một trạm ở Vân Canh, các dự án đang làm thủ tục thu hồi đất, nhưng vì chưa có kinh phí nên chưa triển khai được. Còn nước sạch đến nay vẫn chưa có kế hoạch" - ông Lương cho hay. 
Việt Tùng (Theo Dòng Đời) 

Xử 'con ông cháu cha': Hoan nghênh…. nhưng!

(Baodatviet) - Lời tuyên chiến của bộ trưởng Thăng trong bối cảnh hiện nay có thể coi là dấu ấn rất đáng hoan nghênh nhưng...

Đáng hoan nghênh…. nhưng
TS Lê Hồng Sơn (Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp) cho rằng 40% cán bộ, nhân viên Tổng Công ty quản lý cảng, quản lý bay mà Bộ trưởng Thăng thấy rằng không đạt yêu cầu cho thấy một thực tế về chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hiện nay đang có vấn đề, không chỉ ở ngành hàng không.
Việc tiêu cực, chạy tiền, mua ghế là một thực tế ai cũng nói tới, dư luận cũng nghe nhiều, cũng thấy nhiều dù đòi hỏi một bằng chứng xác thực là không dễ. Dẫn tới một tình hình là người có thẩm quyền. sau khi xem xét, thường trả lời với công luận là không có bằng chứng, không có căn cứ, làm công luận hết sức bức xúc.
Tuy nhiên, không phải chỉ từ vụ việc chạy chức 100 triệu (bản thân ông Sơn còn nghe dư luận nói có nơi còn gấp 2, gấp 3 lần mức này), hay vụ việc tiêu cực trong công tác thi tuyển ở Bộ Công Thương … người ta mới nói đến tiêu cực mà trong đó có “con ông, cháu cha”.
Việc tuyển dụng đầu vào, sắp xếp vị trí “ngon” hay bổ nhiệm chức vụ dựa vào quan hệ, tiền tệ mà không quan tâm nhiều đến năng lực, trình độ thì dư luận đã nói từ lâu, ai cũng biết, chỉ có cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền là “không biết” hoặc biết lơ mơ, không xử được ai.


Lời tuyên chiến của Bộ trưởng Thăng trong bối cảnh hiện nay có thể coi là dấu ấn rất đáng hoan nghênh nhưng đó cũng chỉ là một cách thức biểu hiện sự quyết tâm chống tiêu cực trong tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức.Không chỉ cá nhân ông Sơn đã nói mà nhiều người cũng nói về việc có tới 30% cán bộ không làm được việc mà chủ yếu là do “con ông, cháu cha”, khiến bộ máy hành chính ì ạch, quan liêu, không hiệu quả. Thậm chí có nơi tỷ lệ này còn cao hơn, ví như vụ việc của công ty hàng không mà vừa qua Bộ trưởng Thăng đã cho kiểm tra, đánh giá.
Ở đây, dư luận, người dân quan tâm và đang chờ ở việc Bộ trưởng Thăng sẽ làm gì và kết quả như thế nào trong câu chuyện này, chứ không phải nói xong rồi để đấy hay chỉ xử lý qua loa. Có làm được hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có sự quyết tâm của Bộ trưởng Thăng.
TS Lê Hồng Sơn khẳng định, “đuổi” cùng một lúc 40% cán bộ nhân viên chất lượng kém là nhiệm vụ bất khả thi, vì có thể đụng đến quan hệ, lợi ích giữa cơ quan này cơ quan kia, người này với người khác hay lãnh đạo này với lãnh đạo khác…Mặt khác, cần phải tính tới yếu tố xã hội, công ăn việc làm, đời sống xã hội... buộc người lãnh đạo phải xem xét, cân nhắc chứ không thể ngay lập tức đưa ra một quyết định cực đoan. Rất cần phải có giải pháp thỏa đáng.
Có thể là cho nghỉ việc ngay một số nào đó thật đích đáng. Cũng có thể cho đào tạo thêm hoặc sắp xếp lại vị trí công việc cho từng người. Như vậy cần phân loại, đánh giá lại toàn bộ vị trí việc làm và năng lực, trình độ của cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị.
Không chỉ con ông, cháu cha…
Ông Sơn cho rằng, “Con ông, cháu cha” là một cách nói, không chỉ "con ông, cháu cha" mới có tiêu cực và cũng không phải tất cả "con ông, cháu cha" đều yếu kém. Có nhiều “con ông, cháu cha" được học hành, đào tạo bài bản, có năng lực, có tư chất và có yếu tố truyền thống tích cực.
Ở đây còn có câu chuyện khác nữa là tiêu cực, quan hệ tiền bạc khi người ta nói hiện tượng “con ông, cháu cha” theo nghĩa rộng của nó, tức là ngoài "con ông, cháu cha" theo đúng nghĩa đen, còn nhiều thành phần, đối tượng khác nữa sử dụng mọi thứ quyền lực, cách thức trong đó có thế lực của đồng tiền, của quan hệ để chui được vào bộ máy nhà nước.
Theo ông Sơn, nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu chuẩn, thiếu trách nhiệm trong tuyển dụng, lựa chọn cán bộ, công chức đầu vào, trong đó có "con ông, cháu cha".
Vậy phải ứng xử với "con ông, cháu cha" thế nào và xử lý 30% cán bộ công chức yếu kém kia ra sao?
Trước tiên, phải xây dựng cho được một hệ tiêu chí xác định, đánh giá cụ thể mỗi vị trí việc làm. Trên cơ sở đó mới xác định người đảm nhiệm công việc tại ví trí đó có xứng đáng, có phù hợp hay không.
Sau khi có tiêu chí cụ thể mới đưa ra những giải pháp sau:
Thứ nhất, kiểm tra lại tiêu chuẩn đầu vào cho từng vị trí, công việc cụ thể.
Thứ hai, đánh giá, kiểm tra lại trình độ năng lực của từng cán bộ nhân viên sau đó mới có giải pháp luân chuyển vị trí, sắp xếp vị trí khác cho phù hợp.
Thứ ba, mở cơ hội đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên có nhưng hạn chế, yếu kém. Khi đào tạo không được, lúc đó mới áp dụng cơ chế buộc thôi việc hoặc chuyển công việc khác.
Như vậy, cần tránh tình trạng tuyển dụng ồ ạt rồi mới loay hoay tìm cách loại bỏ, nhất thiết phải xiết chặt ngay từ khâu tuyển dụng ban đầu, chú trọng chất lượng, trình độ của người được tuyển dụng.
Ở đây có vấn đề cách thức tổ chức thi tuyển như thế nào. Cách quy định chung chung, thiếu cụ thể như hiện nay vừa khó lựa chọn được người thực tài, vừa rất dễ nếu như ai đó có ý muốn luồn lách, đưa người không đủ trình độ, tiêu chuẩn vào bộ máy nhà nước.
Theo ông Sơn, trong khâu tổ chức thi tuyển cần có những quy chế thật cụ thể như đưa tiêu chuẩn để lựa chọn người tham gia vào hội đồng tuyển dụng; xây dựng cho được những bộ đề thi (ngân hàng đề). Tiếp đó, phải xây dựng cho được những nguyên tắc lựa chọn, lập đề thi trước mỗi cuộc thi một cách khách quan, bí mật tránh để việc một vài người định hướng trước hoặc để lộ đề thi.
Có thể xác lập nguyên tắc tập thể hội đồng ra đề thi chỉ lập đề thi trên cơ sở ngân hàng đề ngay trước khi thí sinh vào thi. Việc tổ chức hỏi thi cũng phải tạo lập cơ chế ngẫu nhiễn giữa người hỏi thi và người đi thi. Người hỏi thi cũng phải bốc thăm để biết mình vào hỏi ở bàn nào để hỏi thi; người đi thi cũng phải bốc thăm ngẫu nhiên để xác định bàn để thi.
Việc bốc thăm này phải được tổ chức ngay trước từng buổi hỏi thi. Việc chấm bài thi viết cũng phải tạo lập cho được cơ chế ngẫu nhiên giữa người chấm thi và từng bài thi cụ thể. Không đẻ tình trạng người chấm thi tự chọn bài để chấm. Việc rọc phách bài thi cũng như bảo quản bài thi phải hết sức khách quan, tránh việc một cá nhân tùy tiện tiếp cận bài thi, điểm thi của bài thi đó…
Có thể nói một loạt cơ chế, nguyên tắc phải được định ra ở đây mới bảo đảm được tính công bằng, khách quan, trung thực trong việc tuyển dụng.
Quan trọng hơn, khi có vụ việc nào lình xình, có dấu hiệu tiêu cực cũng dễ truy cứu trách nhiệm cá nhân có liên quan và việc xảy ra ở khâu đoạn nào trong quá trình thi tuyển. Ông Sơn thẳng thắn cho rằng, quy định chung chung hời hợt như hiện nay nói thật là bó tay.
Cũng theo vị chuyên gia này, ngay cách ra đề thi tuyển dụng, cũng phải là đề bậc hai, thí sinh không thể coppy, quay cóp. Đây là loại đề để tuyển chọn học sinh giỏi, chọn được thí sinh có tư chất, trình độ, năng lực.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công tác tuyển dụng sẽ hoàn toàn khác. Vì nó liên quan tới quyền lợi sát sườn của doanh nghiệp nên thường sẽ tuyển chọn được người theo đúng yêu cầu, đáp ứng được công việc của doanh nghệp, của đơn vị.
Việc tổ chức thi tuyển vào các cơ quan tổ chức, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, cơ quan công quyền đã được thực hiện từ rất lâu rồi nhưng việc thi tuyển, tuyển dụng tại các cơ quan này thực sự đang có vấn đề. Ở đây có hai góc nhìn, về việc cơ cấu công chức - viên chức hiện nay vẫn được bố trí theo dạng chức nghiệp (ngạch công chức - PV) chứ không theo cơ cấu vị trí việc làm, nên việc xác định nhu cầu đầu vào cũng chung chung, thiếu cụ thể.
Thứ hai, phía cơ quan tổ chức, quản lý nhà nước và trực tiếp tổ chức thi tuyển thiếu những quy định cụ thể, chi tiết như tôi đã nói ở trên để bảo đảm cho việc tổ chức thi tuyển được khách quan, công bằng trong đánh giá, tuyển chọn đầu vào.
Tiếp theo, những người có trách nhiệm tham gia công tác tuyển dụng thiếu những động cơ sát sườn, thiếu nhưng chế tài giám sát, kiểm soát cụ thể, cho nên, thật dễ hiểu là nếu có điều kiện, người ta sẽ tiêu cực.
Thi tuyển chức danh lãnh đạo ở một số cơ quan hiện nay.

Ông Sơn đánh giá, hình thức tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo tại một số cơ quan là cách làm hay, qua đó tìm được đúng người có năng lực, có tư chất và có chuyên môn phù hợp. Tuy nhiên, việc tổ chức thi tuyển này cần được làm bài bản, khách quan nếu không sẽ là cơ hội để một số người hợp pháp hóa tiêu cực. Cách thức tổ chức thi như thế nào từ ban giám khảo đến cách thức ra đề, chấm thi, phê duyệt kết quả, cần phải thực hiện theo một quy trình bài bản, nghiêm ngặt như đã nói ở trên.
"Bày ra việc thi tuyển là một ý tưởng hay, nhưng nếu thiếu chuẩn, thiếu khách quan, công bằng, người ta lợi dụng việc tổ chức thi tuyển theo kiểu Thầy làm giám khảo, Trò cưng, Đệ tử đi thi để chọn “con ông, cháu cha”. Dùng hình thức thi tuyển như một cách để hợp pháp hóa tiêu cực, theo tôi là hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả việc người ta lợi dụng cơ chế bổ nhiệm như hiện nay để thực hiện hành vi tiêu cực mà dư luận đã nói tới", ông Sơn bức xúc.
Tóm lại, để xử lý tình trạng "con ông, cháu cha" hay cán bộ không làm được việc, muốn nói gì, trước hết cũng phải tạo lập cho được cơ chế thực sự khách quan, công bằng, trung thực. Khi chưa thay đổi được cơ chế thì khó có thể nói tới chuyện xử lý "con ông, cháu cha".
  • Hiếu Lam

Học giả TQ: "Mỹ đòi điều tra Học viện Khổng Tử vì kém tự tin"

Hải Võ | 07/12/2014 19:37

Quốc hội Mỹ vừa thảo luận về việc điều tra Học viện Khổng Tử - "quyền lực mềm" của Trung Quốc tại Mỹ. Cơ quan ngoại giao và các học giả Trung Quốc đã ngay lập lức phản ứng lại.

Mỹ "tố" Học viện Khổng Tử tiêu cực, Trung Quốc nói không

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 6/12 đưa tin, hôm 4/12 (giờ địa phương), Quốc hội Mỹ đã tổ chức phiên điều trần về việc liệu ảnh hưởng từ Trung Quốc có xâm phạm tự do học thuật tại Mỹ hay không.

Thành viên Ủy ban ngoại giao Hạ viện Mỹ Christopher H.Smith chủ trì phiên điều trần cáo buộc, Học viện Khổng Tử tại Mỹ do chính phủ Trung Quốc tài trợ đã cấm thảo luận về những vấn đề "nhạy cảm" trong lớp học của mình.

Ông Smith cho hay sẽ yêu cầu Văn phòng Trách nhiệm giải trình Chính phủ Mỹ (GAO) triển khai điều tra đối với cáo buộc trên.

Hạ nghị sĩ Mỹ Christopher H.Smith
Hạ nghị sĩ Mỹ Christopher H.Smith

Đáp lại động thái của Mỹ, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 5/12 đã bác bỏ hoàn toàn quan điểm trên.

"Trung Quốc cung cấp giảng viên và giáo trình dựa trên yêu cầu của phía Mỹ, hoàn toàn không có chuyện can thiệp vào tự do học thuật" - bà Hoa nói.

Quan chức của Văn phòng Hội đồng Hán ngữ quốc tế thuộc Bộ giáo dục Trung Quốc trả lời phỏng vấn của Hoàn Cầu hôm 5/12, cũng bày tỏ sự đồng tình với phát biểu của bà Hoa Xuân Oánh.

Nghị sĩ Smith cũng chất vấn tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ - "Có phải Mỹ đang 'buôn bán' nền giáo dục cao cấp hay không?

Nếu đúng như vậy, phải chăng các trường học của Mỹ đang hy sinh nguyên tắc tự do học thuật và uy tín để đổi lấy sự đầu tư của Trung Quốc?"

Ông này yêu cầu GAO điều tra nội dung hợp đồng giữa Học viện Khổng Tử và các trường đại học của Mỹ, nhằm "xác nhận việc giảng viên và học viên có được tự do tín ngưỡng và thảo luận các vấn đề của Trung Quốc hay không".

Giáo sư Perry Link tại Trung Quốc năm 1973.
Giáo sư Perry Link (phải) tại Trung Quốc năm 1973.

Tại cuộc điều trần, giáo sư Perry Link thuộc Đại học California nói, Học viện Khổng Tử là "quyền lực mềm" của chính phủ Trung Quốc, giúp nước này chiếm chỗ đứng trong môi trường giáo dục cao cấp của Mỹ.

Kể từ năm 2004, đã có 90 cơ sở Học viện Khổng Tử được mở tại Mỹ, con số này trên phạm vi toàn cầu là hơn 400.

Theo Hoàn Cầu, Học viện Khổng Tử chủ yếu dạy Hán ngữ, truyền bá văn hóa, xã hội và lịch sử Trung Quốc.

"Tôi có thể nói rằng, tất cả Học viện Khổng Tử tại Mỹ đều do các trường học của Mỹ đề xuất tự nguyện, do các trường của Trung Quốc và Mỹ hợp tác vận hành.

Mọi hoạt động dạy học cũng như văn hóa đều được công khai, minh bạch" - bà Hoa Xuân Oánh phát biểu trong cuộc họp báo hôm 5/12.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.

Bà Hoa cũng cho rằng, Học viện Khổng Tử "thuộc về Trung Quốc và cả thế giới", và yêu cầu các bên liên quan "dẹp bỏ định kiến đối với cây cầu nối giữa Trung Quốc và quốc tế" này.

Cũng trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, ông Christopher H.Smith còn yêu cầu điều tra các trường đại học Mỹ đặt cơ sở tại Trung Quốc có từng bị chính phủ Trung Quốc "chèn ép" hay không.

Hoàn Cầu cho hay, ông Smith nghi ngờ nhiều trường học của Mỹ đã phải "nhượng bộ" Trung Quốc để có một vị trí trong thị trường giáo dục của nước này.

Học giả Trung Quốc: "Mỹ thiếu tự tin"

Hình ảnh một lớp học tại Học viện Khổng Tử, thuộc Đại học Delaware, Mỹ.
Hình ảnh một lớp học tại Học viện Khổng Tử, thuộc Đại học Delaware, Mỹ.

Ông Hạ Nghiệp Lương - học giả tại Viện nghiên cứu Cato của Mỹ, người bị Đại học Bắc Kinh sa thải - làm chứng tại phiên điều trần trên, nói rằng các trường đại học Mỹ luôn luôn thỏa hiệp, bởi chính phủ Trung Quốc có tiền và sẵn sàng đầu tư cho họ.

Bên cạnh đó, các học giả Mỹ cũng hy vọng thường xuyên có cơ hội đến Trung Quốc, vì thế luôn giữ thái độ ôn hòa, thậm chí có thể bỏ qua một vài nguyên tắc.
Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Cảnh Sảng phản ứng lại quan điểm trên cho rằng, giáo dục học thuật Trung - Mỹ được xây dựng trên cơ sở tự do phát triển.

Ông Cảnh cũng tuyên bố, Trung Quốc tôn trọng tính độc lập của tất cả các cơ sở giáo dục.

Học giả Kim Xán Vinh
Học giả Kim Xán Vinh

Phó giám đốc Học viện quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh hôm 5/12 trả lời phỏng vấn của Hoàn Cầu nói - "Phiên điều trần này cho thấy về bản chất, nước Mỹ đang mất lòng tin với chính họ".

"Đây là một dạng tâm lý hết sức bế tắc. Trên thực tế, Mỹ là nước tiên phong trong việc tài trợ học giả ngoại quốc.

Hiện nay Mỹ không làm được, nhưng lại không bằng lòng để nước khác làm. Rõ ràng họ muốn áp đặt 'tiêu chuẩn kép' lên Trung Quốc" - Ông Kim "tố" Mỹ.
Kim Xán Vinh cũng cho rằng việc Mỹ tổ chức điều trần sẽ gây ảnh hưởng đến quan hệ giao lưu song phương, khiến các học giả "trở nên cảnh giác hơn".
Mặc dù vậy, ông Kim nhận định, xu thế giao lưu văn hóa Trung - Mỹ sẽ không thay đổi.

Các số liệu thương mại của Mỹ cho thấy, lưu học sinh Trung Quốc đã "cống hiến" 8 tỉ USD cho nền kinh tế Mỹ trong năm 2013.

Theo Soha.vn

PICS:Đường mới mở, nhà dân chỗ thành gò chỗ thành hang






THANH TÙNG-07/12/2014 15:54
TTO - Đường Phan Chu Trinh, Q. Bình Thạnh được mở rộng đến sát nhà dân chắn hết lối đi. Chỗ cao biến thành gò, chỗ thấp trở thành hang.
Chỗ gò cao, đường cắt xén sát nhà tạo thành vực. Người dân không được phép xây cầu ra lề đường đành chọn cách làm những chiếc cầu tạm bằng gỗ bắt lên nhà.  Xe máy phải tìm chỗ gửi hoặc đi vòng vào một con hẻm nhỏ phía sau mới có chỗ lên.
Người già, trẻ em lên xuống những chiếc cầu luôn tiềm ẩn những rủi ro tai nạn.
Mặt đường được nâng cao gần 2m, những  ngôi nhà ven đường bỗng trở thành hang. Nắng lên oi bức, mưa xuống nước tạt vào nhà. Những vết nứt trên tường bắt đầu lộ rõ. Muốn sửa nhà, người dân chỉ có cách đập đi rồi xây lại.
Nhiều người chọn cách sống tạm trong những chiếc “hang” mà trước kia quen gọi là nhà.
Chiếc cầu gần 2m được bắc lên nhà - Ảnh: Thanh Tùng
Những chiếc cầu được làm khá thô sơ - Ảnh: Thanh Tùng
Những đứa trẻ đi trên những chiếc cầu tạm luôn tiềm ẩn những rủi ro tai nạn -Ảnh: Thanh Tùng
Nhiều nhà dân sát mặt đường vẫn chưa làm được cầu đi lên nhà - Ảnh: Thanh Tùng
Nhà sát mặt đường nhưng muốn vào nhà phải leo - Ảnh: Thanh Tùng
Nhà chị Nguyễn Ngọc Mai trước kia cao hơn mặt đường nhưng từ khi đường mới xây, nhà chị thấp hơn mặt đường cả mét - Ảnh: Thanh Tùng
Bà Huỳnh Thị Nghề, 72 tuổi, (áo xám) cho biết 2 căn nhà của bà nếu muốn sửa chỉ có cách đập đi xây mới  -Ảnh: Thanh Tùng
Muốn ra vào nhà phải chịu khó... leo - Ảnh: Thanh Tùng
Những vết nứt lộ rõ trên tường nhà - Ảnh: Thanh Tùng


Blogger Mẹ Nấm bị bắt giữ vì công an cho rằng Nhân quyền là nhạy cảm

Danlambao - Để kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 sắp tới, blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng với một số thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã nhận lời tham gia chiến dịch Human Rights Challenge - Thử thách của Nhân Quyền (*) do đại sứ quán Đức chủ xướng và mời gọi. Đây là một trong nhiều hoạt động mà MLBVN dự trù sẽ tiến hành để cùng lúc kỷ niệm 1 năm thành lập MLBVN.

Chiến dịch Thử thách của Nhân Quyền kêu gọi mọi người bày tỏ quan điểm của mình bắt đầu bằng câu - I support Human Rights because: / Tôi ủng hộ Nhân quyền bởi vì: ...


Ông Felix Schwarz - Lãnh sự và Tham tán chính trị ĐSQ Đức, 
Bà Jutta Frasch - Đại sứ Đức tại Việt Nam, 
Ông Christoph Strässer - Đặc sứ Nhân quyền ĐSQ Đức

Tại Nha Trang, blogger Mẹ Nấm và một số thành viên, bạn bè đã cùng thực hiện việc bày tỏ thái độ ủng hộ Nhân quyền trong tư cách công dân của một thành viên quốc gia trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Quyền biểu lộ này được bảo vệ bởi Hiến pháp và quy định bởi các công ước quốc tế về Nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.

Riêng blogger Mẹ Nấm đã chọn chợ Vĩnh Thạnh là nơi để công khai thể hiện quan điểm ủng hộ nhân quyền của cô với 2 thông điệp Việt và Anh: 

- Tôi ủng hộ Nhân quyền bởi vì: Nếu không có NHÂN QUYỀN sẽ không có TỰ DO và DÂN CHỦ không tồn tại.

- I support Human Rights because: Only with Human Rights that we are able to empower our own individuals and our communities.











Sau khi từ chợ Vĩnh Thạnh về, blogger Mẹ Nấm đã cùng 5 người bạn là chị Hoàng Anh, anh Tâm, anh Thiện, anh Toại, một bạn nữ và một em bé gái 27 tháng tuổi đến quán café để ăn sáng thì có hơn 20 công an thường phục ập vào buộc tất cả về công an xã làm việc. 

Tất cả đã bị áp chế ra khỏi quán café để đưa về trụ sở công an gần đó. Ngoài quán là một lực lượng công an hùng hậu gần 100 người được huy động từ tỉnh đến xã, chuẩn bị máy quay phim, máy chụp hình rất cẩn thận.

Tại trụ sở công an, sau khi doạ nạt cả nhóm, công an đã tách riêng blogger Mẹ Nấm ra để làm việc.

Công an đã lập biên bản có nội dung sơ lược như sau:

“Theo tố giác của quần chúng, công an xã phát hiện một nhóm người nó hành động cầm bảng với nội dung “Tôi ủng hộ Nhân quyền bởi vì: Nếu không có NHÂN QUYỀN sẽ không có TỰ DO và DÂN CHỦ không tồn tại” và chụp hình nơi công cộng. Xét thấy hành động bất minh nên công an xã mời về làm việc và tịch thu đồ đạc”.

Cả 5 người bị bắt tùy tiện vào đồn đều phản đối việc họ bị vu khống, lập biên bản sai sự thật nên đã không ký. Do đó tất cả, trong đó có cả em bé 27 tháng, đã bị đưa về trụ sở công an thành phố để "làm việc" đến tận 4h chiều.

Trong khi "làm việc", các công an đã nói rằng việc chụp hình ở nơi công cộng với các khẩu hiệu nhân quyền là sai trái khi chưa xin phép, và sẽ bị ghép vào tội gây rối trật tự công cộng. 

Sau đây là một đoạn đối thoại giữa một nữ công an và blogger Mẹ Nấm:



Bên cạnh việc tra hỏi bạn bè của Mẹ Nấm xem Mẹ Nấm có hứa hẹn trả tiền cho họ hay không, công an còn dọa bạn bè của Mẹ Nấm rằng nếu tiếp tục giao lưu và ủng hộ blogger này thì sẽ bị vướng vào vòng lao lý.

Được biết Mẹ Nấm bị bắt giữ trong tình trạng sức khoẻ yếu kém vì vừa mới trải qua một trận sốt cao. Khi được hỏi về cảm tưởng, blogger Mẹ Nấm cho biết:

"Hôm nay sức khoẻ tôi không được tốt, vừa trải qua một trận sốt cao và rất mệt nên tôi không muốn tranh luận với lực lượng công an làm gì.

Rời đồn công an và tạm biệt mọi người về nhà để đưa con đi lễ tôi thấy lòng thật nặng nề với những gì xảy ra hôm nay.

Nhân quyền ở Việt Nam nhạy cảm vậy ư?

Công an quy chụp rằng tôi nhận được tiền và trả tiền cho bạn bè để giúp tôi chụp hình?

Việt Nam gia nhập Hội đồng Nhân quyền làm gì mà một nhóm người công khai cầm bảng bày tỏ ý kiến ủng hộ nhân quyền lại bị đối xử như một băng nhóm tội phạm?

Tự do là như vậy sao?..."

Sau một năm, kể từ khi nước CHXHCN Việt Nam gia nhập HĐNQLHQ, tình trạng Nhân quyền của Việt Nam đã được thành viên nhà nước Việt Nam "cải thiện" bằng cách bắt giữ người chỉ vì họ đứng giữa chợ cầm một tấm bảng ủng hộ Nhân Quyền:

Nếu không có NHÂN QUYỀN sẽ không có TỰ DO và DÂN CHỦ không tồn tại...

Tại sao những người cầm quyền của một đất nước lúc nào cũng giương cao khẩu hiệu "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" mà lại quá nhạy cảm với câu này? 



_________________________________