Tuesday, August 30, 2016

Ngư dân Vũng Áng bị cấm khám bệnh?


Vì Dân (Danlambao) - Từ lúc cá chết, nhà cầm quyền chẳng những không thăm khám chữa trị cho người dân tại Vũng Áng, mà còn cấm cản và không cho các tổ chức y tế tiếp cận người dân. 

Ngày xưa dân ở đây cuộc sống rất khá giả, sung túc. Mỗi ngày ra biển ít nhất cũng 500-1 triệu, có khi cả chục triệu.  Vậy mà bây giờ thì sao?

Đừng hỏi vì sao dân mất niềm tin vào chính quyền mà hãy hỏi nhà cầm quyền đã hại dân thế nào?

Người dân phát hiện và nghi rằng Formosa đã xả thải xuống biển

Bạn đọc Danlambao - Trong khi các quan chức đảng và nhà nước cương quyết bám ghế, hải quân và cảnh sát biển nhất định bám bờ thì những gì xảy ra trên biển Đông vẫn phó mặc cho ngư dân Việt Nam. Một trong những sự việc mới xảy ra là ngư dân đã phát hiện một tàu "lạ" từ đất liền Việt Nam chạy ra khơi và lén lún xả thải xuống biển.

Ngư dân Việt Nam bám biển đó là ông Nguyễn Đình Khải, sinh sống tại thôn Thanh Xuân, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Ông và 7 ngư dân khác đang đánh cá cách cửa Gianh khoảng 54 hải lý về hướng Đông Bắc đã phát hiện một tàu chạy từ đất liền và lén lút xả thải xuống biển. Tàu này là một loại chở hàng loại lớn, thân tàu có mang các dòng chữLa tinh và trên tàu có hàng hóa được bịt bằng bạt và 2 cần cẩu.

Các ngư dân này đã chứng kiến tàu lạ này đã vứt xuống biển nhiều túi nilong và họ nghi rằng đó là chất thải của Formosa Hà Tĩnh.

Sau hàng loạt hành vi xả thải, chôn rác thải độc hại của Formosa trên đất liền, đây là phát hiện đầu tiên của người dân về hành vi xả thải trên biển. Cho đến nay cái gọi là điều tra và xử lý của các quan chức trách nhiệm về bảo vệ môi trường và ngăn ngừa tội phạm vẫn nằm nguyên trên cái mồm của họ.

Sau khi sự việc xảy ra và nhận được thông tin của người dân thì UBND tỉnh Quảng Bình đã gửi công văn yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường tuần tra kiểm soát. Điều này cho thấy chính UBND tỉnh cũng đã thấy rõ tình trạng vô trách nhiệm, thường xuyên bám bờ của hải quân và cảnh sát biển.

Giải pháp duy nhất, hiệu quả nhất là đóng cửa Formosa hay ít ra là kiểm soát mọi vận chuyển ra vào Formosa Hà Tĩnh và mọi công trình khác có sản xuất ra chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, điều này vô cùng khó khăn với đảng và nhà nước CSVN khi nhìn đâu cũng thấy nhãn hiệu 4 vàng 16 tốt và những tờ giấy Nhân Dân Tệ vẫn liên tục chui vào túi của họ.

31.08.2016

Suối nước nóng nổi tiếng ở Quảng Bình bị ‘bức tử’

Ngay sau khi vào đầu tư, công ty Ðông Dương chặt phá cây rừng tự nhiên, rồi ngăn nước ở khu các bãi sôi lại và biến thành ao ngâm gỗ. (Hình: báo Thanh Niên)
Ngay sau khi vào đầu tư, công ty Ðông Dương chặt phá cây rừng tự nhiên, rồi ngăn nước ở khu các bãi sôi lại và biến thành ao ngâm gỗ. (Hình: báo Thanh Niên)
QUẢNG BÌNH (NV) – Một con suối nước nóng tuyệt đẹp ở huyện Lệ Thủy, cũng là điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Quảng Bình đã bị biến thành ao ngâm gỗ do sự thờ ơ, tiếp tay của chính quyền địa phương.
Trước áp lực của dư luận, ngày 22 tháng 8, ông Lê Minh Ngân, phó chủ tịch tỉnh Quảng Bình đã ký quyết định thu hồi 212,870 mét vuông đất tại xã Kim Thủy của công ty tập đoàn Ðông Dương, Hà Nội, “do thực hiện dự án chậm tiến độ trên 24 tháng so với tiến độ ghi trong giấy phép đầu tư kể từ ngày nhận bàn giao đất trên thực địa.” Ðây là dự án đầy tai tiếng của công ty này vì đã làm hủy hoại môi trường tự nhiên, bức tử dòng suối Bang.
Theo báo Thanh Niên, suối Bang là dòng suối độc đáo bởi nó nhiệt độ sôi tự nhiên lên đến 105 độ C. Nơi phát nguồn con suối có nhiều điểm nước sôi sùng sục trào lên từ lòng đất vô cùng thú vị, tạo nên những luồng khói sương mờ ảo len lỏi qua các tán cây xanh tươi. Ai đã từng biết, từng đến đều yêu thích con suối này.
Thế nhưng, từ khi có “nhà đầu tư” nhúng tay vào, số phận con suối bị thay đổi, rơi vào cảnh thê lương.
Theo đó, đầu những năm 2000, công ty du lịch và nước khoáng Cosevco vào đầu tư khu du lịch sinh thái và điều dưỡng suối Bang. Sau mấy năm, sản phẩm của công ty này chỉ là những công trình manh mún, dang dở khiến khu vực suối Bang rơi vào cảnh hoang phế.
Tháng 9 tháng 2007, ủy ban tỉnh Quảng Bình cấp giấy chứng nhận cho công ty tập đoàn Ðông Dương, thay thế công ty du lịch và nước khoáng Cosevco thực hiện dự án với tổng số vốn đầu tư gần 200 tỉ đồng, tiến độ thực hiện 4 năm. Ðầu năm 2008, công ty này bắt đầu “phá” dòng suối khi cho ngăn dòng nước, biến bãi sôi tự nhiên thành bãi ngâm gỗ rừng do công ty chặt hạ.
Phát hiện sự việc, báo chí Việt Nam liên tục loan tin phản ánh thực trạng trên, nhưng đến cuối tháng 9 năm 2008, lễ khởi công vẫn diễn ra. Ðể xóa dấu vết, công ty này đã cho đổ đất san lấp khu vực các điểm sôi. Cho đến nay vẫn không có hạng mục nào hoàn thành và việc thi công đã ngưng từ nhiều trước nay.
Ðiều đáng nói, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã cố ý không sớm thu hồi dự án mà thậm chí còn có hỗ trợ cho công ty tập đoàn Ðông Dương, mở rộng hiện trạng lấp suối phá rừng, khiến dòng suối bị hủy diệt, tiềm năng lớn của địa phương trở thành con số âm, mặc dù từ trước đến nay, tỉnh Quảng Bình luôn xác định “suối Bang là một địa chỉ đỏ du lịch kết nối vùng phía Nam của tỉnh,” nhưng cái kết của gần 20 năm đầu tư là sự hủy diệt. (Tr.N)

Sập dầm cầu vượt cao tốc, chủ đầu tư đổ lỗi ‘trời mưa’

Các thanh dầm cầu vượt đang xây bị đổ sập do... trời mưa. (Hình: Người Lao Ðộng)
Các thanh dầm cầu vượt đang xây bị đổ sập do… trời mưa. (Hình: Người Lao Ðộng)
ÐÀ NẴNG (NV) – Công trình cầu vượt đường cao tốc đầu tư 155 tỉ đồng đang xây dựng bất ngờ bị sập đổ 3 dầm cầu, song chủ đầu tư và đơn vị thi công lại đổ lỗi do trời mưa.
Nói với truyền thông Việt Nam, ngày 30 tháng 8, ông Phạm Văn Quyên, giám đốc điều hành dự án đường cao tốc La Sơn-Túy Loan, thừa nhận, có việc sập dầm cầu tại công trình cầu vượt đi qua xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Ðà Nẵng.
Theo báo Người Lao Ðộng, chiều 25 tháng 8, tại công trình cầu vượt đang xây dựng thuộc dự án đường cao tốc La Sơn-Túy Loan, có tổng số vốn 155 tỉ đồng gồm 5 thanh dầm thỉ có 3 thanh dầm chiều dài 38.5 mét, nặng 70 tấn nằm ở đầu cầu phía Bắc bị sập đổ.
Các thanh dầm trên được lắp đặt hoàn thiện trước đó một ngày và vừa kiểm định an toàn bởi một đơn vị nước ngoài. “Tuy nhiên, đến đêm ngày 24 tháng 8 thì trời có mưa to kéo dài. Phần đất dưới chân giàn lao chống bị lún nên dẫn đến hệ thống này bị sụt va vào 3 thanh dầm dẫn nên gây ra sự cố gãy đổ. Công trình trên có mua bảo hiểm và đơn vị bảo hiểm đã xác định nguyên nhân sập là do điều kiện khách quan nên sẽ chi trả,” ông Quyên biện minh.
Tin cho biết, rất may thời điểm xảy ra sự việc, công nhân thi công đã nghỉ nên không có người thương vong, song thiệt hại mất 600 triệu đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016 nhưng đang vướng do thay đổi quy hoạch.(Tr.N)

Ðinh La Thăng có thật sự ‘bật đèn xanh’ cho công nhân đình công?

Luật Sư Lê Công Ðịnh trong một lần tuần hành đòi chính quyền minh bạch vụ biển nhiễm độc ở 4 tỉnh miền Trung. (Hình: Facebook Luật sư Lê Công Ðịnh)
Luật Sư Lê Công Ðịnh trong một lần tuần hành đòi chính quyền minh bạch vụ biển nhiễm độc ở 4 tỉnh miền Trung. (Hình: Facebook Luật sư Lê Công Ðịnh)
Ðiếu Cày/Người Việt
LTS: Báo Người Việt phỏng vấn Luật Sư Lê Công Ðịnh về việc ông Ðinh La Thăng, bí thư thành ủy Sài Gòn trong cuộc họp mới đây “đề nghị” Liên Ðoàn Lao Ðộng thành phố này mạnh dạn tổ chức cho cán bộ công đoàn lãnh đạo công nhân đình công theo luật.
***
Người Việt (NV): Thưa luật sư. Tại Việt Nam, tất cả cán bộ công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp trả lương, vậy họ bảo vệ lợi ích của chủ doanh nghiệp hay bảo vệ lợi ích của công nhân?
Luật Sư Lê Công Ðịnh (LCÐ): Do luật hiện hành không cho phép thành lập các công đoàn cơ sở độc lập và cũng không cho phép các công đoàn cơ sở được gây quỹ hoạt động riêng lẻ, nên cán bộ công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp trả lương. Ðiều này dẫn đến sự xung đột lợi ích trong trường hợp công đoàn đứng ra bảo vệ lợi ích của công nhân.
NV: Ông Ðinh La Thăng đề nghị Liên Ðoàn Lao Ðộng Sài Gòn mạnh dạn tổ chức cho cán bộ công đoàn lãnh đạo công nhân đình công theo luật. Luật sư cho biết ý kiến về sự kiện này?
LCÐ: Bộ Luật Lao Ðộng hiện hành đã tạo hành lang pháp lý để công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo đình công của công nhân, nhưng trên thực tế Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng luôn chi phối mọi hoạt động công đoàn, trong đó có vấn đề tổ chức đình công, mà Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng là cánh tay nối dài của đảng Cộng Sản trong lĩnh vực nghiệp đoàn. Vì lý do an ninh quốc gia và trật tự xã hội, chắc chắn đảng Cộng Sản và nhà nước không bao giờ muốn bất cứ sự kiện nào có thể gây bất ổn cho sự cai trị của họ.
Do vậy, tuy luật cho phép, nhưng công đoàn cơ sở và đặc biệt là Liên Ðoàn Lao Ðộng thành phố Sài Gòn chưa bao giờ dám tự ý tổ chức đình công, mà không có sự cho phép trước trên nguyên tắc của Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng. Lời đề nghị của ông Ðinh La Thăng thật sự táo bạo trong hoàn cảnh hiện nay và cũng cho thấy sự bất lực của các công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền lợi của công nhân.
Ông Ðinh La Thăng, bí thư thành ủy Sài Gòn, trong cuộc họp hôm 23 tháng 8 chất vấn chủ tịch Liên Ðoàn Lao Ðộng thành phố Trần Kim Yến rằng, “Công đoàn tổ chức cuộc đình công nào thành công chưa?” (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Ông Ðinh La Thăng, bí thư thành ủy Sài Gòn, trong cuộc họp hôm 23 tháng 8 chất vấn chủ tịch Liên Ðoàn Lao Ðộng thành phố Trần Kim Yến rằng, “Công đoàn tổ chức cuộc đình công nào thành công chưa?” (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
NV: Ðiều 210 của Bộ Luật Lao Ðộng về tổ chức và lãnh đạo đình công: “1. Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. 2. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.” Luật sư cho biết điều luật này đã gây khó khăn gì cho công đoàn độc lập trong việc tổ chức đình công về mặt pháp lý?
LCÐ: Do công đoàn độc lập chưa được công nhận và cấp phép hoạt động, nên nếu việc tổ chức đình công phải thông qua ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn cấp trên, thì chắc chắn việc tổ chức đình công của công đoàn độc lập sẽ bị xem là bất hợp pháp. Ðiều này là một trở ngại lớn, vì công nhân sẽ không dám tham gia công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của mình.
NV: Khi Việt Nam tham gia vào TPP và các tổ chức công đoàn độc lập công khai hoạt động thì những điều luật hạn chế này có còn giá trị?
LCÐ: Nếu Quốc Hội các nước thành viên TPP phê chuẩn thỏa ước liên quốc gia về TPP, thì công đoàn độc lập có thể được thành lập một cách hợp pháp tại Việt Nam. Tất nhiên việc ban hành hay duy trì các quy định hạn chế hoạt động của công đoàn độc lập sẽ bị chế tài nghiêm khắc bởi cộng đồng các nước thành viên TPP. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhà nước Việt Nam dễ dàng chấp nhận vai trò của công đoàn độc lập và tạo mọi điều kiện để nó hoạt động dễ dàng.
Thái độ thiếu nghiêm túc của nhà nước Việt Nam trong việc thi hành các thỏa ước quốc tế về thương mại trước đây như Hiệp Ðịnh Thương Mại Việt-Mỹ (BTA) năm 2000 và các thỏa thuận của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) năm 2007 là bằng chứng thuyết phục để chúng ta quan ngại rằng công đoàn độc lập sẽ không đương nhiên có được một hành lang pháp lý tốt để khai triển hoạt động của mình trong tương lai.
Nhà nước Việt Nam từng tự tiện đặt ra các chính sách và quy định dưới luật để hạn chế quyền của nhà đầu tư và thương nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, mặc dù các quyền đó được BTA và WTO công nhận theo lộ trình mở cửa thị trường nội địa mà chính Việt Nam đã cam kết thực hiện.
Trên thực tế, trong nhiều năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam luôn cố tình dựng lên hàng rào giấy phép vô lý để ngang nhiên cản trở và tước đoạt các quyền kinh doanh hợp pháp của giới kinh doanh quốc tế trong những ngành nghề kinh tế khác nhau, mà không bị trừng phạt nghiêm khắc.
Với não trạng và thói quen quản lý gian lận đó của nhà cầm quyền, có thể tiên liệu rằng các công đoàn độc lập mà TPP yêu cầu thành lập chắc chắn sẽ không có một tương lai rộng mở, nhất là khi đảng Cộng Sản luôn nhìn công đoàn độc lập như những “tổ chức chính trị trá hình” chịu sự chi phối của các “thế lực thù địch.”
NV: Xin cảm ơn luật sư!

Chỉ có 2 từ để diễn tả Formosa - Nhơn Trạch: "Kinh khủng"

Nguyễn Nữ Phương Dung-30-08-2016
Sáng nay có việc mình và bạn bè xuống Vũng Tàu. Khi đi ngang địa phận huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Nhìn từ xa chừng 2km thấy 1 đám mây to khổng lồ che khuất cả mặt trời. Ban đầu cả bọn hiếu kì chụp hình lại, chỉ nghĩ đó là đám mấy to khổng lồ.
Nhưng khi từ từ chạy đến gần thì thật ko thể tưởng tượng nổi. Đám mây khổng lồ muốn nuốt chửng cả mặt trời đó xuất phát từ các cột khói của nhà máy Formosa Nhơn Trạch.
Mỗi khi xuống Vũng Tàu đi ngang nơi này chúng tôi đều thấy các ống khói này hoạt động ko ngưng nghỉ, liên tục xả khí ra môi trường nhưng đây là lần mà bọn mình thấy nó xả khói kinh khủng khiếp đến vậy. Theo như người dân ở gần đây cho biết, vào lúc sáng sớm tầm 4-6h sáng là lúc nhà máy này xả khí nhiều nhất, đó là lượng khí thải khổng lồ mà như các bạn thấy trong clip.
Lượng khí này ng dân xung quanh sẽ hít phải, rồi có khi tích tụ thành mây mưa xuống. Ko biết bên trong khí thải có chất gì nhưng dĩ nhiên với Formosa chúng ta có quyền nghi ngờ và kinh sợ đối với lượng khí thải khổng lồ này. Người dân xung quang hít phải khói độc, tích tụ mây mưa xuống theo nguồn nước sử dụng có thể sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ.
Ko thể hiểu được rằng tại sao dân xung quanh nơi này vẫn bình thản sinh sống trong làn khói độc thải ra thường xuyên như vậy.
Chợt ngậm ngùi cay đắng nhớ lại câu hỏi của 1 người Đài Loan đã từng nói với anh Nguyễn Anh Tuấn khi họ vào Hà Tĩnh làm phóng sự cá chết: "Dân Đài Loan chúng tôi đã phản đối quyết liệt để dừng xây dựng nhà máy thép vì nguy cơ ô nhiễm môi trường của nó, tại sao các bạn lại rước nó về?"
Cũng muốn hỏi những người dân xung quanh đây câu hỏi gần tương tự: "các anh,chị,cô,chú,dì,bác,em có thể sống dưới lượng khí độc này thường xuyên mà ko lo sợ đến sức khoẻ của bản thân, gia đình mai sau?"
Hãy luôn nhớ: Formosa ko chỉ có ở Hà Tĩnh!!!
14117852_1083672338420550_4316815752567683688_n.jpg

Chuột đang tàn phá đất nước Việt Nam!

Đào Đức Thông-30-08-2016

(VNTB) - Dưới sự tác động và điều hành của lũ Chuột, Việt Nam từ một quốc gia độc lập có thể trở thành một tỉnh lị của Trung Quốc trong một ngày gần đây - đấy là hậu quả mà chúng ta có thể nhìn thấy trước.

Kết quả hình ảnh cho hinh anh lũ chuột cống

Nếu xem đám quan tham nhũng trong nước là lũ Chuột thì có ba cách mà những con Chuột này đang áp dụng phá hoại đưa đất nước Việt Nam đến suy vong :

1- Phá nền kinh tế và an ninh quốc phòng.
2- Phá giáo dục và y tế.
3- Phá môi trường và lòng dân.

Phá nền kinh tế và an ninh quốc phòng

Lũ Chuột trong nước lợi dụng vào những quyền lực mà chúng đang nắm đã cho phép giặc Trung Quốc mở các "đại dự án" vào những khu vực nhạy cảm nhất về địa lý lãnh thổ và an ninh của Việt Nam.

Ban đầu, các dự án này được trình bày trên giấy công bố với nhân dân đấy là vốn đầu tư từ Trung Quốc, nhưng trong quá trình triển khai dự án bọn Chuột sẽ gợi ý tạo điều kiện cho doanh nghiệp TQ vay vốn từ ngân hàng của Việt Nam để thực hiện.

Ngân hàng VN dưới sự chỉ đạo, tác động của lũ Chuột này đã phải cho doanh nghiệp Trung Quốc vay tiền làm dự án. Thời gian sau đó doanh nghiệp TQ dù có vi phạm hợp đồng, có xả thải, có chôn chất độc ở khắp nơi trong lãnh thổ VN thì nhà cầm quyền Việt Nam cũng không dám đuổi các doanh nghiệp này đi vì nếu đuổi chúng thì Chính phủ Việt Nam chỉ thu hồi lại nợ là đống sắt vụn trong một công trình dang dỡ ngổn ngang. Một khi lâm vào tình thế này thì đương nhiên Nhân dân và Chính phủ Việt Nam mất trắng tiền, tiến thoái lưỡng nan, riêng lũ quan tham nhũng chẳng bị ảnh hưởng gì vì chúng đã ăn no nê, chúng cất kỉ vàng bạc vào két, chúng mua nhà ở nước ngoài đưa vợ con sang sinh sống.

Tổ quốc Việt Nam có bao nhiêu khoáng sản cha ông để lại đều bị lũ Chuột này bán hết và bán thật nhanh cho ngoại bang. Lũ Chuột được hưởng phần trăm, sau đó nếu  đất nước Việt Nam hết khoáng sản phải nhập từ nước ngoài vào thì bọn Chuột lại tác động  ăn giá  chênh lệch. Tóm lại đằng nào lũ Chuột làm quan cũng hưởng lợi. Chỉ có nhân dân và đất nước Việt Nam là lâm nguy và chết dần.

Phá giáo dục và y tế

Lũ Chuột với chức trách của mình đã nhập thuốc giả, hàng giả, thực phẩm bẩn nhiễm độc, đồ chơi độc hại kết hợp với những chất xả thải làm cho dân chúng trong nước ngày càng nhiều bệnh, ung thư tại Việt Nam đang phát triển nhanh nhất thế giới.

Mặt khác lũ Chuột tăng cường truyền bá tư tưởng và văn hoá của giặc Trung Quốc vào Việt Nam, hệ thống giáo dục trong nước bị mất kiểm soát nội dung nên thường xuyên có "lỗi kỹ thuật", người soạn thảo cố tình đánh văn bản sai, in sai nội dung trong sách giáo khoa để cho trẻ em bị đầu độc tư duy; bên cạnh đó các học sinh từ cấp một đã bị ép học quá tải, thời gian học từ sáng đến tối, buộc học thêm cả ban đêm, học thêm cả vào ngày nghỉ để vắt kiệt sức lực của các em.

Lũ Chuột đã thành công khi làm Việt Nam sụt giảm giá trị, đạo đức ngành Y Tế và Giáo Dục.

Phá môi trường và lòng dân

Trong trong vòng 10 năm qua bọn Chuột đã quá thành công trong việc xoay chuyển từ một đất nước Việt Nam đoàn kết, triệu người như một hết lòng hy sinh phụng sự Tổ quốc  trở thành một quốc gia mất đoàn kết, bè phái, đấu đá nhau, lòng tin của nhân dân về chế độ sụt giảm nghiêm trọng đến mức báo động khẩn cấp.

Hơn lúc nào hết nhân dân và nhà cầm quyền Việt Nam phải huy động tất cả các nguồn lực có thể để diệt Chuột trong bộ máy công chức Việt Nam hiện nay. Dưới sự tác động và điều hành của lũ Chuột, Việt Nam từ một quốc gia độc lập có thể trở thành một tỉnh lị của Trung Quốc trong một ngày gần đây - đấy là hậu quả mà chúng ta có thể nhìn thấy trước.

Việt Nam kinh tế thấp lùn
Dạy nghề đào tạo: dao cùn chặt cân
Đức Y thì cắt nhầm chân
Máy bay cất cánh muôn phần hiểm nguy
Quan chức cứ muốn ra uy
Mở lời đe dọa dân chi chút tiền
Lũ Chuột tham quá hoá điên
Rước thù Trung Quốc về nghiền chết dân
Khắp nơi dân phải lưng trần
Ba miền Tổ quốc cực thân kiếm tiền
Dân nghèo sợ mấy quan điên

Đầy tớ, công bộc chỉ tiền mà thôi.

Quyền giám sát của người dân đối với nhân viên Nhà nước

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA 2016-08-29  
000_Hkg10146975.jpg
 Một cảnh sát và một dân phòng ngồi ở bãi đậu xe trong khu phố cổ Hà Nội ngày 12 tháng 2 năm 2015.  AFP photo
Dư luận xã hội bàn tán rất nhiều về phát biểu của quan chức ngành CA về quyền giám sát hành vi thực thi pháp luật của nhân viên Nhà nước.
Quyền hạn của người dân
Trong cuộc họp ngày 15/8/2016, Thiếu tướng Trần Sơn Hà - Cục trưởng Cảnh sát giao thông, Bộ CA khẳng định rằng: "Chúng ta ra đường xử lý vi phạm được các cấp có thẩm quyền cho phép, nên người dân yêu cầu kiểm tra kế hoạch, chuyên đề hay kiểm tra tem kiểm định của máy bắn tốc độ là không đúng, họ không có quyền như vậy".
Ngay sau đó, Thiếu tướng Trần Thế Quân  – Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính Tư pháp - Bộ Công an cho rằng, nếu người dân yêu cầu được kiểm tra các tài liệu nghiệp vụ là không khả thi.
Các phát biểu trên đã vấp phải sự tranh cãi của các học giả cũng như dư luận xã hội.
Xét về quy trình, nghiệp vụ của ngành công an thì ông ấy nói đúng quy trình. Nhưng ông ấy nói sai ở chỗ người dân có quyền kiểm tra pháp nhân của cảnh sát giao thông.
- Nhà báo Nguyễn An Dân
Từ Nghệ An, cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh cho rằng, việc giám sát là cách thức tốt để cho người dân và viên chức nhà nước có thể thực hiện quyền của mình. Bà nói với chúng tôi:
“Tôi nghĩ là ông Trần Sơn Hà có phát ngôn như vậy là ông ấy đã vi phạm hiến pháp, bởi vì phần 2 điều 8 hiến pháp 2013 quy định: ‘Người dân có quyền giám sát cán bộ’. Giám sát ở đây ta phải hiểu là ta có quyền kiểm tra công việc của cán bộ làm”.
Từ Sài gòn, nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng, phát biểu của ông Thiếu tướng Trần Sơn Hà là chỉ đúng một nửa. Theo ông kế hoạch tuần tra, kiểm tra chuyên đề, lệnh hay thẻ tuần tra… là những văn bản làm căn cứ để CSGT thực hiện nhiệm vụ. Ông giải thích:
“Xét về quy trình, nghiệp vụ của ngành công an thì ông ấy nói đúng quy trình. Nhưng ông ấy nói sai ở chỗ người dân có quyền kiểm tra pháp nhân của cảnh sát giao thông. Thứ 2 là trong nghiệp vụ công an nói chung, không phải cái gì người dân cũng được phép biết, và có những chuyện không nên cho người dân biết, cái đó tôi đồng ý”.
LS. Lê Công Định không đồng ý với phát biểu của Thiếu tướng Trần Thế Quân, theo ông quan điểm đòi hiến pháp phải ‘có điều khoản quy định cụ thể, chi tiết về từng trường hợp người dân được kiểm tra hay không được kiểm tra cảnh sát giao thông’, mới cho phép thực thi quyền giám sát của công dân, đó là việc nguỵ biện. Trả lời RFA qua thư điện tử, ông phản bác:
“Đó là việc vừa nguỵ biện để bao che cho sự lộng quyền của cảnh sát giao thông, vừa bộc lộ sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong tư duy và kiến thức pháp lý, đặc ­biệt về ngành luật hiến pháp, của người lãnh đạo Cục Pháp chế tại một Bộ quan trọng về chấp pháp của Quốc gia”.
Nhà báo Nguyễn An Dân thấy rằng, dưới góc độ pháp lý thì việc giám sát quyền lực nhà nước phải bắt đầu từ cơ quan dân cử, có nghĩa là Quốc hội và Hội đồng Nhân dân phải tăng cường trách nhiệm giám sát của mình. Theo ông pháp luật cần phải quy định rõ là người dân được quyền giám sát những cái gì? Ông chỉ rõ:
“Những cái gì thuộc về danh mục bí mật quốc gia thì công bố rõ ra bằng luật. Nó cũng phải có những giới hạn, vì trong chính trị quốc gia và an ninh quốc gia thì không phải những gì anh cũng được quyền nói ra, và không phải cái gì cũng nên công bố ra ngoài cho người ta biết”.
Theo báo Tiền Phong, LS. Nguyễn Anh Tuấn - Công ty luật TNHH Trường Lộc cho rằng, phát biểu cho rằng người dân không có quyền kiểm tra CSGT là trái với Luật Công an nhân dân. Theo ông, Luật Tiếp cận Thông tin được Quốc hội thông qua tháng 4/2016 đã quy định: ‘Mọi công dân có quyền được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời’. Tại điều 10 còn cho phép công dân được tiếp cận mọi thông tin được cơ quan nhà nước công khai và có quyền yêu cầu nhà nước cung cấp thông tin.
Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc tới Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính tư pháp - Bộ Công an, để tìm hiểu về vấn đề này nhưng không nhận được hồi đáp.
Giải pháp nào?
000_DA1LX.jpg-400.jpg
Một cảnh sát trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Hà Nội hôm 17/7/2016. AFP photo
Khi được hỏi cần có các giải pháp nào để tăng hiệu quả trong việc thực hiện quyền giám sát quyền lực nhà nước của dân chúng?
Luật sư Lê Công Định khẳng định:
“Giải pháp tốt nhất là cơ quan công quyền phải tôn trọng quyền công dân như hiến pháp quy định, đừng viện cớ luật chưa ban hành hay hướng dẫn cách thực thi quyền công dân,… để hạn chế hay tước đoạt nó.”
Cô giáo Hạnh cho rằng, người dân phải phát huy cao độ quyền giám sát, mọi nơi, mọi lúc. Theo bà, khi người dân được quyền giám sát thì đương nhiên người dân đã được thực hiện những quyền hiến định của mình. Bà nói:
“Người dân được nói lên tiếng nói của mình, kể cả tiếng nói đó là bất đồng chính kiến thì người dân vẫn được nói. Hơn nữa chính người cán bộ đó khi được người dân chỉ ra những cái lỗi, những cái sai… thì người cán bộ đó mới có cơ hội để mà thay đổi, học hỏi và như thế là một cách rất tốt”.
Nhà báo Nguyễn An Dân thấy rằng, ở VN cần phải có Tòa án Hiến pháp để xem xét và bãi bỏ những luật, những nghị định, thông tư… trái với Hiến pháp. Và để người dân có thể khởi kiện ở Tòa án Hiến pháp khi bị xâm hại các quyền và hiến pháp. Ông tiếp lời:
Giải pháp tốt nhất là cơ quan công quyền phải tôn trọng quyền công dân như hiến pháp quy định, đừng viện cớ luật chưa ban hành hay hướng dẫn cách thực thi quyền công dân,… để hạn chế hay tước đoạt nó.”
- Luật sư Lê Công Định
“Các cơ quan viện kiểm sát, tòa án và cơ quan công an từ cấp Trung ương đến địa phương cần phải bỏ cơ chế liên ngành. Như vậy họ trở nên độc lập với nhau để họ giám sát và chế tài quyền lực nhà nước vi hiến, vi phạm pháp luật. Cần phải có cơ chế ‘cung cấp thông tin cho nhà báo’ và cần quy định rõ cần cung cấp cái gì, và bất kỳ thông tin nào mà xã hội quan tâm thì phải cung cấp”.
Về việc người dân cần làm gì để thực hiện quyền giám sát nhà báo Nguyễn An Dân cho biết thêm:
“Cái đó là cần thiết, tuy nhiên nhân dân cần chủ động hơn. Thí dụ như họ phải tìm, họ phải gặp những người Hội đồng Nhân dân, rồi Đại biểu Quốc hội của họ để mà kiến nghị. Cái kiến nghị đó nó đúng hay sai, hay nó có hiệu quả hay không là một vấn đề khác, nhưng mà phải làm những vấn đề này, ngoài chúng ta công bố ra công luận, chúng ta cũng phải công bố đến cho những người đang đại diện cho mình. Còn họ xử lý hay không, xử lý đến đâu thì đó là chuyện khác.”
Theo Infonet online, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư TP. HCM), khẳng định rằng tinh thần ‘Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra’ được thể hiện và thực hiện bằng nhiều hình thức trên nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật và không gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Việc trao cho người dân cái quyền được kiểm tra ngay tức khắc CSGT là hơi bất tiện và dễ bị người dân lạm dụng. Nhưng, nếu không trao cho người dân cái quyền này thì CSGT có nhiều cơ hội hơn để lạm quyền. Vì vậy, cần phải nghĩ đến một hình thức khác, mà dù có muốn cả 2 bên cũng không thể ‘lạm’ được.

Bao giờ biển có thể sạch như trước?

Gia Minh, PGĐ ban Việt Ngữ 2016-08-30  
071_1210-142.jpg
Bãi biển Phan Rang hôm 17/6/2015.  AFP photo
Khi nào vùng biển tại khu vực 4 tỉnh miền trung Việt Nam bị hóa chất độc hại của công ty gang thép Formosa thải ra làm ô nhiễm sẽ trở lại sạch như xưa?
Đây là câu hỏi lớn tiếp tục được nêu ra dù rằng cơ quan chức năng Việt Nam vào ngày 22 tháng 8 vừa qua công bố nước biển vùng ô nhiễm nay cơ bản đã sạch.
Giới khoa học trả lời ra sao cho câu hỏi mà nhiều người, nhất là dân trong vùng chịu tác động, vẫn nêu ra hằng ngày kể từ khi thảm họa giáng xuống họ từ đầu tháng tư cho đến nay?
Chờ biển tự làm sạch
Thông tin về thảm họa môi trường bởi hóa chất độc mà Formosa thải ra biển gồm kim loại nặng, cyanur, phenol… kể từ đầu tháng tư vừa qua được truyền thông loan đi là gần 100 tấn cá, hải sản đủ loại tấp vào dải bờ biển hơn 200 kilomet thuộc 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên- Huế.
Ngư dân lặn xuống đáy biển thấy cơ man nào là hải sản chết cũng như san hô bị chết trắng.
Chính phủ Hà Nội giao nhiệm vụ cho Hội đồng Khoa học mà theo từ của Bộ Tài nguyên- Môi trường là huy động được một đội ngũ chuyên gia hùng hậu; rồi mời cả chuyên gia nước ngoài cùng tham dự để xem xét, phân tích mức độ, qui mô ô nhiễm.
Sau gần 5 tháng, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên- Môi trường thì nước biển tại 4 tỉnh nay cơ bản đã an toàn.
Kết luận được nêu ra trong báo cáo của Bộ Tài Nguyên- Môi trường nêu rõ ‘với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ đất liền, và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm từ sự cố môi trường đang có xu hướng giảm theo thời gian’.
Còn số lắng xuống trầm tích thì nằm ở đó chứ đi đâu và người ta cũng chỉ nói trong trầm tích chứ có nói trong nước đâu. Bây giờ nói xử lý biển thì khó lắm, lâu lắm!
- GSTS. Trần Tứ Hiếu
Giáo sư- tiến sĩ Trần Tứ Hiếu, khoa Hóa, Đại học Khoa học- Tự nhiên Hà Nội, đồng ý với giải thích cho rằng môi trường tự nhiên có cơ chế tự làm sạch như trong báo cáo của Bộ Tài nguyên- Môi trường; tuy nhiên ông nói rằng quá trình đó phải rất lâu mới có thể đạt được:
“(Hóa chất) trôi đi và sóng… pha loãng dần ra chứ nếu đứng im thì còn lâu. Nhờ được phân tán đi thôi chứ đâu có ai lọc hay làm gì mà biết được.
Trong điều kiện tự nhiên nó pha loãng dần thì người ta gọi là làm sạch tự nhiên; ngoài ra nay không thải thêm ra nữa. Do đó người ta nói là nước sạch có thể tắm và nuôi hải sản được chứ người ta không nói cá ăn được. Những con cá bị nhiễm rồi mà còn nằm trong con cá đó thì vẫn ở đó, cá không chết vì nhiễm lượng ít.
Còn số lắng xuống trầm tích thì nằm ở đó chứ đi đâu và người ta cũng chỉ nói trong trầm tích chứ có nói trong nước đâu.
Bây giờ nói xử lý biển thì khó lắm, lâu lắm!”
Cần sự can thiệp của con người
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại, thuộc Viện Hải Dương Nha Trang, cũng đưa ra nhận định của bản thân qua những thông tin ghi nhận được trên truyền thông chính thức của Nhà nước và cho rằng ngoài qui trình tự làm sạch của thiên nhiên, cần phải có tác động của con người thì mới có thể dọn sạch ô nhiễm:
“ Cục An toàn Thực Phẩn vẫn nói hàm lượng những chất độc hại vẫn cao hơn mức cho phép. Qua mẫu cá do dân đánh bắt được về qua xét nghiện vẫn thấy cyanur, phenol vẫn cao. Ở một số nơi mức kim loại nặng vẫn cao hơn mức cho phép. Nên Cục An toàn Thực phẩm vẫn nói chưa đạt chuẩn an toàn về thực phẩm.
Hàm lượng mà những hải sản này nhiễm chưa đủ gây chết chúng nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hải sản đánh bắt về không bán được và nhất là số mua đông lạnh nay không ai mua.
Tôi thấy tại những bãi ngang người dân vẫn chưa nuôi. Chuyện làm sạch môi trường cần phải theo dõi, kiểm soát, quan trắc thường xuyên xem mức độ biến động ra làm sao.”
Sự lên tiếng mạnh mẽ về môi trường của thủ tướng
Sau thảm họa môi trường do công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh, gây nên, chính phủ Việt Nam tỏ ra cứng rắn hơn khi lên tiếng tại những cuộc họp về môi trường.
Vào ngày 24 tháng 8, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng nay không thể vì lợi ích kinh tế trước mắt mà hy sinh môi trường và cuộc sống bình yên của người dân. Những đơn vị nào gây ô nhiễm môi trường cần bị đóng cửa.
Khi đến dự hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh ven biển khu vực nam Trung bộ là Ninh Thuận, ông này cũng lặp lại và phải tiến hành qui hoạch khu vực bờ biển cho đồng bộ, không để tình trạng băm nát, chia lô bán nền dọc bãi biển.
Tuy nhiên cũng tại Ninh Thuận, cơ quan chức năng Việt Nam mà cụ thể là một lãnh đạo vụ chuyên môn của Bộ Công Thương xác nhận dự án khu liên hợp luyện cán thép do Tập đoàn Tôn Hoa Sen đề xuất tại Cà Ná tỉnh Ninh Thuận đã được chấp nhận chủ trương đầu tư. Bộ này đang tiến hành bổ sung dự án vào qui hoạch và hoàn thiện trong tuần lễ qua.
Đây được nói là siêu dự án với số vốn đầu tư hơn 10 tỷ đô la Mỹ, công suất được nói là 16 triệu tấn/năm.
Thông tin còn cho biết thêm là khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná theo kế hoạch dự tính sẽ được tiến hành theo nhiều giai đoạn cho đến năm 2025-2030.
071_1210-137.jpg-400.jpg
Cảng cá tại Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. AFP photo
Công nghệ được sử dụng là công nghệ lò cao mà vị chủ tịch Hiệp hội Thép hiện nay, ông Phạm Chí Cường cho rằng đối với dạng công nghệ này không chỉ phải kiểm soát xả thải ra môi trường giống như nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh mà còn liên quan đến khí thải, hiệu ứng nhà kính…
Đối với nhà máy Formosa Hà Tĩnh sau khi gây ra thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung như được nói đến lâu nay, vào ngày 28 tháng 6 vừa qua, phó giáo sư- tiến sĩ Trịnh Văn Tuyên, viện trưởng Viện Công nghệ- Môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát biểu tại hội nghị do tỉnh Hà Tĩnh tổ chức rằng đã có một nhà máy luyện cốc được xây dựng và sắp tới một lò khác nữa sẽ ra đời.
Ông này cho rằng Formosa Hà Tĩnh mỗi ngày sản xuất khoảng 2 ngàn tấn cốc. Cứ mỗi tấn cốc sẽ phát ra chừng 0,6 tấn nước thải như thế cứ mỗi ngày nhà máy xả ra khoảng 1000- 1200 mét khối nước thải ô nhiễm. Nếu số nước thải này không được xử lý thì sẽ có một tấn phenol thải ra biển mỗi ngày.
Tuy nhiên phó giáo sư- tiến sĩ Trịnh Văn Tuyên cho rằng gần đây hệ thống xử lý nước thải sinh hóa của nhà máy đã gần đạt chuẩn, nên chỉ còn xả ra hơn 1 kilogram phenol.
Tin tưởng của nhà khoa học
Phó giáo sư- tiến sĩ Nguyễn Thị Huệ, phó viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường, tỏ ra tin tưởng về sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng trong xả thải của những nhà máy như Formosa, bà n vcói:
“Do yếu tố về giám sát của Việt nam ngày càng chặt chẽ hơn tôi hy vọng nước biển ngày càng tốt hơn, chất lượng cũng tốt hơn.
Vấn đề này thực ra phải có tác động của rất nhiều yếu tố về con người, giám sát, về ý thức thải ra nước biển. Việc giám sát chất lượng nước theo tôi là nên làm và ngày càng phải có tần suất chặt chẽ hơn.
Viện chúng tôi cũng tham gia giám sát môi trường nước nói chung và cả môi trường không khí.”
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại bày tỏ sự lo lắng khi chưa thấy có biện pháp cụ thể nào được đưa ra, ngoài việc chờ cho biển tự làm sạch. Ông trình bày:
“Theo tôi bây giờ cần phải có những phương pháp làm giảm các chất độc đi vì chúng còn nằm đó thì khó lắm. Người ta nói đến việc tự làm sạch nhưng những chất như cyanur thì tự làm sạch bằng cách nào? Khó lắm.
Phải có tác động gì đó của con người chứ chúng lắng xuống dưới đáy rồi. Bộ Tài Nguyên- Môi trường nói ( chất độc) đã lắng xuống dưới đáy rồi, nằm ở đó. Hình ảnh cho thấy những lớp nhầy, huyền phù dưới đáy. Nếu có dòng chảy nào thật mạnh đưa chúng đi xa thì may ra; chứ tôi chưa thấy tác động nào của con người vào cả.
Người ta chỉ quan trắc và xem xét mức phát tán ra. Người ta cũng chờ đợi thôi chứ chưa thấy tác động nào của con người vào.
Do yếu tố về giám sát của Việt Nam ngày càng chặt chẽ hơn tôi hy vọng nước biển ngày càng tốt hơn, chất lượng cũng tốt hơn.
- PSG TS. Nguyễn Thị Huệ

Tôi chưa hình dung ra con người phải tác động vào như thế nào; chưa biết công nghệ nào có thể giải quyết được chất độc lắng xuống dưới đáy.”
Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại thì vấn đề là một bài toán nan giải khi mà cá, hải sản tích lũy độc chất với lượng nhỏ từ từ không đến mức làm cho chúng chết ngay.
Số này được bắt lên và đưa đến những nơi khác như ngay cả thủ đô Hà Nội, nơi mà giáo sư tiến sĩ Trần Tứ Hiếu thừa nhận vẫn có người tiêu thụ cá biển mà không biết rõ xuất xứ từ đâu.
Hầu hết những người dân tại vùng ô nhiễm như Vũng Áng, Hà Tĩnh thì cho biết dứt khoát họ không hề ăn cá đánh bắt gần bờ về. Dù những bộ Tài nguyên- Môi trường, Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn có thông báo gì họ cũng chưa thực sự tin tưởng. Theo họ nguồn xả thải đã thừa nhận hành vi thải chất độc ra biển là Formosa cần phải bị đóng cửa để dứt hẳn nguy cơ như hồi đầu tháng tư vừa qua.
Các nhà khoa học quan tâm thì tiếp tục thắc mắc tại sao số liệu phân tích từ những mẫu hải sản, nước biển, trầm tích thu được sau thảm họa môi trường đến nay vẫn không thể tiếp cận được để có thể đánh giá đúng tình hình xảy ra và góp ý những cách thức cần thiết.