Friday, July 27, 2018

William Nguyễn: "Không hối tiếc vì đóng góp cho nền dân chủ Việt Nam"

 Theo RFA-2018-07-27   
Will Nguyễn (giữa) được áp giải ra toà ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 20/7/2018
Will Nguyễn (giữa) được áp giải ra toà ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 20/7/2018-AFP
Công dân Mỹ gốc Việt bị chính quyền Việt Nam trục xuất hôm 20/7 vừa đăng tải dòng trạng thái trên cả tài khoản Facebook và Twitter Will Nguyễn bày tỏ "không hối tiếc" với những gì đã qua, trái ngược hẳn với "video nhận tội" trên truyền thông nhà nước Việt Nam.
"Bị bỏ tù mà không có án, không có bất kỳ hạn định là một sự ức hiếp tột độ. Will không bao giờ hối tiếc vì sự đóng góp cho nền dân chủ tại Việt Nam... và Will sẽ tiếp tục góp phần cho sự phát triển của Việt Nam trong suốt đời mình," William Nguyễn sử dụng 2 hashtag #Vietnam và #danchu cho bài viết ngắn của mình.
Will Nguyen này còn chia sẻ hình ảnh chú cá voi "bơi trên không trung" của thành phố Hồ Chí Minh và cho biết ông xúc động vì hình ảnh này.
"Đắm mình trong ấn tượng bởi sự sáng tạo của người dân Việt. Cứ vấp vào hết hình ảnh này đến hình ảnh khác của dòng sự kiện dồn dập trong tháng trước, nhưng hình ảnh này - hình ảnh đã được một người bạn gửi sau khi bản án của Will được công bố - là hình ảnh làm Will xúc động nhất. Will những muốn được cám ơn, bất kể tác giả của nó là ai."
Bị bỏ tù mà không có án, không có bất kỳ hạn định là một sự ức hiếp tột độ. Will không bao giờ hối tiếc vì sự đóng góp cho nền dân chủ tại Việt Nam.
Cựu sinh viên đại học Yale úp mở: "Một tuyên bố công khai đang thành hình".
William Nguyễn (hay còn gọi là Will Nguyễn, William Nguyễn Anh), năm nay 32 tuổi. Anh bị bắt ngày 10/6/2018 sau khi trở về nước từ Singapore, tham dự cuộc biểu tình phản đối dự Luật Đặc khu và luật An ninh mạng của người Sài Gòn.
Các video đăng tải trên mạng xã hội sau đó cho thấy anh bị bắt, bị đánh bởi số đông người mặc thường phục, đầu đổ máu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng sau đó cho biết, Will Nguyễn bị bắt với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" và an ninh Việt Nam "không dùng vũ lực" với Will Nguyễn.
Ảnh chụp màn hình Twitter của Will Nguyễn
Ảnh chụp màn hình Twitter của Will Nguyễn Twitter Will Nguyen
Ngày 18/6, thanh niên gốc Việt xuất hiện trên truyền hình Việt Nam hứa "sẽ không tham gia các hoạt động 'chống phá'…nữa", đồng thời bày tỏ hối hận là các hành động của anh đã "gây rắc rối cho gia đình, bạn bè...”
William Nguyễn cũng thừa nhận “cản trở giao thông, gây khó khăn cho những người ra phi trường”.
Hàng chục các dân biểu Mỹ gọi điện cho Đại sứ nước này tại Việt Nam và gửi thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo thúc giục trả tự do cho thanh niên sinh ra tại thành phố Houston, bang Texas.
Ngày 8-9/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Việt Nam, nêu vụ bắt công dân Mỹ và "thúc giục giải pháp nhanh chóng đối với vụ này".
Ngày 20/7, William Nguyễn bị tòa án nhân dân TPHCM tuyên hình phạt "trục xuất ngay lập tức".
Ngày 22/7, cô Victoria Nguyễn cho hay, anh của cô cần nghỉ ngơi để hồi phục và ngày 1/8 này William Nguyễn sẽ có mặt ở Houston.

Mua điện của Trung Quốc: lợi bất cập hại

RFA-2018-07-26   
Mua điện của Trung Quốc: lợi bất cập hại
RFA-2018-07-26
Ảnh minh họa.Photo courtesy of EVN
Ảnh minh họa.Photo courtesy of EVN
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo cho thấy Việt Nam bị đe dọa sẽ thiếu điện nghiêm trọng. Để giải quyết, một trong những giải pháp mà Bộ này đưa ra có việc sẽ tăng cường mua điện từ Trung Quốc.
Vấn đề lợi, hại ra sao khi tăng cường mua điện của Trung Quốc?
Theo Bộ công thương Việt Nam, trong quy hoạch điện giai đoạn từ nay đến năm 2025, các tỉnh phía nam Việt Nam bị đe dọa thiếu điện nghiêm trọng, nếu dự án đường dây 500 KV Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku 2 để đưa điện từ miền bắc và miền trung vào miền nam không hoàn thành đúng thời gian dự kiến.
Cụ thể, dự kiến tổng công suất các nguồn điện trên toàn lãnh thổ có khả năng đưa vào vận hành từ năm 2018 đến năm 2020 chỉ đạt xấp xỉ bằng 60% khối lượng quy hoạch. Riêng các dự án điện mặt trời chỉ đạt khoảng 30%, trong tổng công suất dự kiến đến năm 2020.

Có bù đắp thiếu điện ở miền nam?

Một trong những biện pháp để giải quyết tình trạng thiếu hụt đó, ngoài việc cần nhanh chóng hoàn thành và đưa vào vận hành các công trình nguồn điện phía nam, theo Bộ Công Thương cần tăng cường nhập khẩu điện từ các nước trong khu vực, đặc biệt tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua đường dây 220 KV Hà Khẩu – Lào Cai từ năm 2019 lên khoảng 1.000 MW và sản lượng mua tăng thêm 3,5 tỉ KWh mỗi năm.
Từ Hà Nội, Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Trần Đình Long, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam, hiện là Phó chủ tịch Hội điện lực Việt Nam nhiệm kỳ 2018 - 2022, cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin liên quan vấn đề này:
Hiện ở miền nam là nơi tập trung rất nhiều các công suất công nghiệp hoạt động rất năng động, hiện nay đang thiếu điện. Vì vậy nếu mua điện của Trung Quốc thì phải tải điện qua đường dây 500kv vào miền nam để cung cấp và bảo đảm nguồn điện ở Việt Nam.
-TS Lê Đăng Doanh
“Điện là nó cân bằng từ miền bắc trải vào miền nam qua đường dây 500kv chủ yếu từ các nguồn của khu vực phía bắc. Khi mùa mưa đến có nhiều nước thì các đập thủy phát đầy đủ và tải điện vào miền nam. Nếu xảy ra tình trạng thiếu điện như vào mùa khô chẳng hạn, thì có thể mua thêm một ít từ phía Trung Quốc.”
Theo Giáo sư Trần Đình Long, việc mua điện của Trung Quốc là trong điều kiện bất khả kháng, không còn con đường nào khác nên phía Bộ công thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN mới phải mua, ông cho biết thêm:
“Việc mua điện Trung Quốc về thì cũng chỉ đủ cung cấp cho một số khu vực gần biên giới phía bắc thôi, thế nên số lượng đó cũng hạn chế thôi và chắc họ cũng dự trù là thiếu đến đâu thì mua đến đấy thôi.”
Trước kế hoạch của Bộ công thương và EVN, nhiều chuyên gia lên tiếng cho rằng, có cần thiết phải mua điện từ Trung Quốc hay không khi lượng điện nhập về không giúp giảm bớt căng thẳng thiếu điện ở miền nam Việt Nam.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cũng cho rằng đây là một giải pháp tình thế để bù đắp số điện thiếu hụt, do các công trình điện của Việt Nam chậm trễ so với yêu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên ông nói tiếp:
“Vấn đề đáng chú ý, là hiện ở miền nam là nơi tập trung rất nhiều các công suất công nghiệp hoạt động rất năng động, hiện nay đang thiếu điện. Vì vậy nếu mua điện của Trung Quốc thì phải tải điện qua đường dây 500kv vào miền nam để cung cấp và bảo đảm nguồn điện ở Việt Nam.”
Ngoài những lo ngại cho dù có mua điện của Trung Quốc cũng không bù đắp được lượng điện thiếu hụt, thì một số chuyên gia cũng lên tiếng cho rằng phương án mua điện từ một số nước, nhất là Trung Quốc có nguy cơ làm tăng giá điện tại Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. Photo courtesy of EVN
Nhận định về vấn đề này, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, hiện sống tại  Oslo, Na Uy cho Đài Á Châu Tự Do biết ý kiến:
“Có một nguy cơ rất lớn nếu mình mua điện của Trung Quốc thì có thể mình sẽ bị họ ép để tăng giá trị hợp đồng trong tương lai. Nếu chúng ta nhìn lại những dự án mà Trung Quốc giúp Việt Nam theo kiểu viện trợ hay cho vay nợ chẳng hạn, ban đầu họ đưa ra giá rất là thấp, sau này các chi phí khác làm cho giá nó đội lên, làm cho chi phí để hoàn thiện dự án sẽ rất là lớn.”
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá, thì Tập đoàn EVN và Bộ công thương dự kiến mua điện của Trung Quốc sẽ làm tác động đến giá bán điện. Ông nói tiếp:
“Thực tế khi mua điện của Trung Quốc thì phải ký hợp đồng, thế thì dù anh có sử dụng toàn bộ công suất đã mua hay không thì anh đều phải thanh toán toàn bộ số tiền đó. Và khi mua điện của Trung Quốc thì chắc chắn nó làm cho giá điện trong nước tăng lên.”
Tuy nhiên Giáo sư Trần Đình Long cho biết theo kinh nghiệm của ông thì giá trung bình mua điện từ Trung Quốc cũng xấp xỉ với giá của các nhà máy điện ở Việt Nam sản xuất ra hoặc chỉ cao hơn chút ít. Và do lượng điện mua không nhiều, cho nên ông cho rằng về tổng thể, mua điện của Trung Quốc không làm tăng quá nhiều giá trung bình bán điện tại Việt Nam.

Tiềm ẩn nguy cơ an ninh quốc phòng?

Ngoài ra, theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh không nên mua điện quá nhiều từ phía Trung Quốc vì điện là hàng hóa nhạy cảm, không thể thiếu trong phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng. Khi có trục trặc, sẽ gây mất an toàn rất lớn. Ông giải thích thêm:
Nếu nhìn rộng ra thấy chúng ta đang bị họ kiểm soát cả về kinh tế và quân sự. Và nếu chúng ta phụ thuộc năng lượng nữa thì chắc chắn chúng ta sẽ bị họ kiểm soát năng lượng sớm hay muộn thôi.
-TS Nguyễn Huy Vũ
“Việc mua điện (của nước ngoài) cũng là việc nhiều nước trên thế giới đã làm. Chỉ có điều chúng ta phải bảo đảm số điện mua ấy không quá 8% nhu cầu điện, để trách cái việc mình quá phụ thuộc vào một nguồn cung cấp điện. Nếu vì lý do nào đó người ta không cung cấp nữa mà mình phụ thuộc quá 8% nhu cầu điện thì lúc bấy giờ mình sẽ gặp khó khăn trong việc bảo đảm nhu cầu về đời sống và sản xuất ở trong nước của mình.”
Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cũng đưa ra cảnh báo:
“Thứ nhất chúng ta đang lệ thuộc Trung Quốc rất là nhiều về kinh tế. Thứ hai là ở biển đông chúng ta quan sát thấy họ đang kiểm soát về mặt quân sự. Cho nên nếu nhìn rộng ra thấy chúng ta đang bị họ kiểm soát cả về kinh tế và quân sự. Và nếu chúng ta phụ thuộc năng lượng nữa thì chắc chắn chúng ta sẽ bị họ kiểm soát năng lượng sớm hay muộn thôi.”
Trái lại, Giáo sư Trần Đình Long lại cho rằng, mua điện của Trung Quốc sẽ không làm ảnh hưởng gì lớn đến an ninh của hệ thống điện Việt Nam:
“Cái lưới điện ở những nơi mua điện của Trung Quốc thì họ tách ra, họ nối vào lưới điện Trung Quốc mà không nối vào lưới điện mà có nguồn của Việt Nam, cái phần điện mua này so với toàn bộ sản lượng điện của Việt Nam là không cao. Cho nên về mặt an ninh, nếu ví dụ xảy ra trục trặc nào đó chẳng hạn và cái nguồn cung của Trung Quốc không có nữa thì nó cũng chỉ gây thiếu điện cục bộ, chứ không làm ảnh hưởng gì lớn đến an ninh của hệ thống điện Việt Nam.”
Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, kinh tế Việt Nam đã phụ thuộc vào Trung Quốc rất nhiều, nay lại mua điện thì sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Ông cho rằng, chính phủ Việt Nam cần phát triển thêm điện mặt trời, điện gió và các loại năng lượng tái tạo khác.
Tuy nhiên ông cũng cảnh báo, việc xây dựng các dự án điện vừa nêu phải được đấu thầu công khai minh bạch, nhằm tránh việc quá nhiều dự án đầu tư điện rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc, dẫn đến những hệ quả khó lường.

Vì sao phải xử kín Vũ "nhôm" ?

RFA-2018-07-27   
Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm". Người mặc áo trắng đứng giữa.
Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm". Người mặc áo trắng đứng giữa-AFP
Theo thông báo phiên xử ông Phan Văn Anh Vũ, thường được biết đến với biệt danh ‘Vũ Nhôm’ với cáo buộc ‘cố ý làm lộ bí mật nhà nước’ dự kiến diễn ra vào hai ngày 30 và 31 tháng 7 năm 2018 tại Hà Nội. Tuy nhiên theo tin cho biết tòa sẽ xử kín.
Dư luận và các nhà quan sát đặt vấn đề vì sao phải xử kín vụ án này.

Có tính toán

Trước khi Vũ nhôm bị bắt, hàng loạt các sự kiện dồn dập thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận và truyền thông trong và ngoài nước liên quan đến Vũ “nhôm” một doanh nhân bất động sản có tiếng tại Đà Nẵng.
Vào cuối năm 2017, ông đã bị cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an khám xét nhà và quyết định khởi tố về tội “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước” theo điều 263 Bộ luật hình sự 1999.
Đến đầu tháng giêng năm 2018, Singapore xác nhận tạm giữ Vũ “nhôm” vì ông này vi phạm luật di trú của nước này. Ông được phía cơ quan chức năng Việt Nam dẫn độ về nước.
Dư luận lại càng quan tâm khi Bí thư Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa, trong cuộc nói chuyện với các cựu chiến binh, cán bộ quân đội nghỉ hưu của thành phố nhân dịp kỷ niệm ngày Quân đội Nhân dân 22/12 tiết lộ rằng ông Phan Văn Anh Vũ là sỹ quan tình báo cao cấp của Bộ Công an hàm thượng tá. Và cũng theo lời ông Trương Quang Nghĩa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý kiến chỉ đạo vụ này…
Điều này đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt của dư luận cũng như giới truyền thông trong nước và quốc tế và một số đại biểu quốc hội yêu cầu công khai về vụ án này.
Tuy nhiên, vừa qua Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội công bố sẽ xét xử vụ án liên quan Vũ “nhôm” cùng với hai đồng phạm về tội “làm lộ bí mật nhà nước” vào cuối tháng 7 năm 2018 nhưng phiên tòa sẽ được xử kín.
Chúng tôi có liên lạc với các nhà quan sát chính trị, các luật sư và đại biểu quốc hội nhưng tất cả đều nói rằng “chúng tôi không có nhận định gì về vụ án này”.
 Phiên tòa đó Vũ nhôm sẽ khai ra những nhân vật, hoạt động ngầm của bộ công an cho nên bộ công an không muốn những thông tin đó bị công khai ra dư luận.
- Phạm Chí Dũng
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi rằng liệu có phải xử kín vụ Vũ “nhôm” để làm khỏi mất mặt của ngành công an hay không, bởi vì trong thời gian qua ngành Công an đã có quá nhiều chuyện lùm xùm và tham nhũng.
Nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết thêm: “Tôi nghi rằng bộ công an sợ mất mặt và uy tín chứ không phải lý do nào khác và cho nên việc đưa ra xử kín để che chắn trong cái phiên tòa đó Vũ nhôm sẽ khai ra những nhân vật, hoạt động ngầm của bộ công an cho nên bộ công an không muốn những thông tin đó bị công khai ra dư luận.”
Trong một buổi tiếp xúc cử tri vào hôm 24/7, bí thư thành Ủy Đà Nẵng ông Trương Quang Nghĩa cho biết Vũ “nhôm” liên quan đến 3 vụ án: Làm lộ bí mật Nhà nước, Trốn thuế và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông Nghĩa giải thích rằng “phiên tòa diễn ra vào cuối tháng 7 này liên quan đến làm lộ bí mật nhà nước nên phải xử kín và sẽ công khai phần tuyên án cho báo chí và truyền thông”
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho biết lệnh khởi tố đầu tiên của Vũ nhôm vào tháng 12 năm 2017 là làm lộ tài liệu bí mật của nhà nước chứ không phải tội danh về kinh tế. Sau này mới truy tố thêm các tội danh khác và như thế có một kế hoạch trước đối với vụ này:
“Vũ nhôm không chỉ đưa ra xử một lần mà có thể đưa ra vài ba lần nhưng mà nó cho thấy là ngay từ lúc khởi tố vũ nhôm nhường như cơ quan an ninh bộ công an đã có sự sắp xếp, tính toán sẵn là sau này sẽ đưa ra xử kín.”

“Sợ dư luận”

Theo điều 25 bộ luật hình sự 2015, khi tòa xét xử công khai mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Một vị luật sư xin được giấu tên tại Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi qua email rằng quyết định xét xử kín vụ án Vũ “nhôm” là hoàn toàn phù hợp với điều 25 bộ luật hình sự 2015.
Dù xử kín nhưng luật cũng đã quy định tuyên án phải công khai, nên sau phần nghị án, HĐXX vào tuyên án thì mọi người có thể tham dự, ghi nhận và bản án cũng sẽ phát hành công khai  - Luật sư giấu tên
Vị luật sư nhấn mạnh “Dù xử kín nhưng luật cũng đã quy định tuyên án phải công khai, nên sau phần nghị án, HĐXX vào tuyên án thì mọi người có thể tham dự, ghi nhận và bản án cũng sẽ phát hành công khai nên sẽ không ảnh hưởng quyền tiếp cận thông tin của người dân hay các cơ quan truyền thông, báo chí.”
Luật sư Nguyễn Khả Thành thì cho rằng Việt Nam sợ ảnh hưởng đến dư luận nhiều nên bắt buộc phải xử kín, ông cho biết “Cái này tôi nghĩ họ đánh giá, đôi lúc họ xử công khai sẽ gây tiếng vang trong dư luận không tốt nên họ sẽ xử kín thôi. Nhưng Việt Nam thì thường thường quy định vậy chứ họ nghĩ vụ án ảnh hưởng đến dư luận nhiều thì họ sẽ bắt buộc xử kín hoặc là xử công khai nhưng mà rồi hạn chế báo đài, người tham dự cho nên nó gần như là công khai nhưng thật ra là xử kín”.
Khi chúng tôi đặt vấn đề liệu trong lịch sử tố tụng Việt Nam đã từng có vụ án nào được quyết định mang ra xử kín như vụ án của Vũ “Nhôm hay không, thì các luật sự cũng như những nhà quan sát chính trị mà chúng tôi tiếp xúc đều từ chối đưa ra câu trả lời.

Thêm tâm thư yêu cầu lãnh đạo đảng cộng sản thay đổi

RFA-2018-07-27   
Thư ngỏ nhà báo Kha Lương Ngãi gởi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thư ngỏ nhà báo Kha Lương Ngãi gởi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.-RFA edit
Sau một thời gian tương đối dài dường như giới nhân sĩ - trí thức tại Việt Nam không còn mặn mà lắm với biện pháp gửi những kiến nghị, tâm thư đến lãnh đạo cao nhất Đảng và nhà nước Việt Nam, từ trung tuần đến cuối tháng 7 vừa qua lại xuất hiện thư ngỏ gửi ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Tiếng nói trọng lượng

Chỉ 10 ngày sau khi giám mục Micae Hoàng Đức Oanh viết thư ngỏ gửi chủ tịch nước, vào ngày 24 tháng 7 vừa qua, nhà báo Kha Lương Ngãi, Nguyên Phó tổng biên tập Sài Gòn Giải Phóng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã có bức thư ngỏ gửi đến ông Nguyễn Phú Trọng. Nội dung thư cũng nêu ra những quyết định sai lầm của chính ông Trọng và những người lãnh đạo đất nước khiến quốc gia rơi vào tình trạng hiện nay.
Đúng là nhân dân rất ủng hộ việc chống tham nhũng, tôi cũng rất ủng hộ chống tham nhũng, phải kiên quyết trừng trị bọn tham nhũng, nhưng không thể mang danh đi bắt tham nhũng mà vi phạm luật nước khác và luật quốc tế.
- TS. Nguyễn Quang A
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội hiện sống ở Hà Nội, cho rằng người có nhân thân như ông Kha Lương Ngãi khi viết thư ngỏ cho vị lãnh đạo đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay sẽ có phần tác dụng:
“Ông Kha Lương Ngãi, Nguyên Phó tổng biên tập Sài Gòn Giải Phóng, tờ báo của Thành Ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Là một người tuyên giáo, ông hiểu rất kỹ những chuyện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản thân bộ phận Tuyên giáo rất quan trọng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tư cách như thế, ông ấy chất vấn ông Nguyễn Phú Trọng những điểm mà tôi thấy rất đáng lưu ý. Thực ra cũng có nhiều người đặt vấn đề như vậy. Nhưng bản thân anh Kha Lương Ngãi, với lai lịch như  thế thì nó có trọng lượng hơn.”

Nội dung thư ngỏ

Trở lại với bức thư ngỏ gửi ông Tổng Trọng của nhà báo Kha Lương Ngãi, đầu tiên là nhắc đến vụ việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại trung tâm thủ đô Berlin của Đức đưa về Việt Nam hồi cuối tháng 7 năm 2017.
Nhà báo Kha Lương Ngãi cho rằng đó là hành động bôi xấu hình ảnh Việt Nam với cộng đồng thế giới, đồng thời viết lên một sự dối trá đáng khinh bỉ khi tuyên truyền Trịnh Xuân Thanh tự trở về Việt Nam đầu thú, nhận tội tham nhũng.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng đồng tình về điểm này của nhà báo Kha Lương Ngãi:
“Tôi nghĩ rằng đấy là một việc làm vi phạm trắng trợn Luật Cộng hòa Liên bang Đức và Luật Quốc tế. Rất đáng tiếc là bọn dùng luật rừng này kém cỏi đến mức không hiểu được chuyện này nghiêm trọng như thế nào. Và nó nghĩ việc bắt Trịnh Xuân Thanh về là được sự đồng lòng của nhân dân. Đúng là nhân dân rất ủng hộ việc chống tham nhũng, tôi cũng rất ủng hộ chống tham nhũng, phải kiên quyết trừng trị bọn tham nhũng, nhưng không thể mang danh đi bắt tham nhũng mà vi phạm luật nước khác và luật quốc tế.”
Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống luật đặc khu vào ngày 10/6/2018, trước khi luật an ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018.
Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống luật đặc khu vào ngày 10/6/2018, trước khi luật an ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018.AFP
Bên cạnh đó, tình hình dân chủ nhân quyền trong nước gần đây cũng được ông Ngãi nhắc đến trong thư, như việc bắt bớ và bỏ tù các nhà yêu nước đấu tranh. Ngoài ra, những luật bảo vệ quyền cơ bản của nhân dân như luật lập hội, luật biểu tình không được chính phủ Hà Nội quan tâm đến, nhưng lại ban hành các dự luật Đặc khu và An ninh mạng dù vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía người dân. Những cuộc biểu tình chống hai dự luật vừa nêu đã diễn ra trên khắp cả nước và được ví như cuộc biểu tình mạnh mẽ nhất từ sau năm 1975 đến nay. Nhà báo cho rằng đây là một ví dụ điển hình cho xu thế “diễn biến, chuyển hóa”.
Anh Dương Đại Triều Lâm, một nhà hoạt động dân sự trẻ tại Sài Gòn, người cũng xuống đường tham gia cuộc biểu tình ôn hòa vào ngày 10 tháng 6 cho rằng:
“Rõ ràng bất cứ một hành động xuống đường nào cũng càng góp phần thúc đẩy cho quá trình tự do dân chủ của đất nước. Người dân người ta đã xuống đường rất là nhiều lần rồi, chứ không phải bây giờ mới có, tức là quá trình chuyển hóa đã diễn ra từ lâu.Chỉ có khác là hôm rồi lượng người ta xuống đường đông hơn do Luật đặc khu. Vì vậy mình nghĩ là Đảng Cộng sản cần ra ngay Luật Biểu tình để mỗi lần người dân xuống đường không phải vì môi sinh, chủ quyền thì cứ cho rằng đây là chống đối.”
Trong thư, nhà báo Kha Lương Ngãi có nhắc đến Bắc Hàn và Cuba, và coi đây là hai nước dần thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản và từ từ diễn biến, chuyển hóa theo xu thế dân chủ.
Không hoàn toàn đồng ý về quan điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A giải thích:
Rõ ràng bất cứ một hành động xuống đường nào cũng càng góp phần thúc đẩy cho quá trình tự do dân chủ của đất nước.
- Dương Đại Triều Lâm
“Cuba thực sự đã diễn biến sau cả Việt Nam. Việt Nam đã tự diễn biến từ lâu rồi, cho nên cái trớ trêu mà ông Trọng chủ trương, cũng như những lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam chống tự diễn biến. Đấy là chuyện kì khôi vì bản chất Chủ nghĩa Mác mà họ tôn thờ nhấn mạnh sự thay đổi, mà diễn biến cũng là thay đổi mà thôi. Cho nên ở đây phải hiểu rằng họ chống cái gọi là tự diễn biến, mà diễn biến của họ ở đây phải hiểu là những cái đi ngược lại với họ suy nghĩ, làm thay đổi vị thế của Đảng Cộng sản. Xét theo khía cạnh như thế thì thực sự Cuba vẫn giống hệt như Việt Nam, nó vẫn giữ chuyện cộng sản.”

Tác động

Đây không phải là lần đầu tiên nhà báo Kha Lương Ngãi gửi thư cho các lãnh đạo chính phủ Hà Nội, trước đó ông cũng từng gửi thư đến các Đại biểu quốc hội khóa 12 với mong muốn Đảng tự diễn biến từ Đảng Cộng sản Việt Nam độc tài chuyển hóa dần sang Đảng Cộng sản Việt Nam dân chủ. Tuy nhiên, bức thư của ông đã không được hồi đáp.
Dù vậy, Nhà báo Kha Lương Ngãi vẫn tiếp tục viết thư ngỏ và gửi đến ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 24 tháng 7 vừa qua.
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng nên có tiếp những bức thư như bức thư như của ông Kha Lương Ngãi. Dù rằng bức thư không thể giúp ông Trọng thay đổi nhưng nó rất cần thiết, bởi vì nó không nói cho ông Nguyễn Phú Trọng mà nói cho nhiều người nhìn thấy rõ chân tướng của ông Nguyễn Phú Trọng cũng như của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cựu chiến binh Việt Nam nói gì về Ngày Thương binh Liệt sỹ?

Hòa Ái, phóng viên RFA-2018-07-27  
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VI
 Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VI -Courtesy: Ảnh chụp màn hình infonet.vn
Chính quyền Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động trong Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/07 hàng năm, được nói là để tri ân những người có công với cách mạng và đất nước. Nhân ngày Thương binh liệt sỹ năm nay, các cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam chia sẻ về ngày lễ vinh danh chính họ như thế.

Chỉ là tuyên truyền

Truyền thông trong nước đăng tải thông tin các cơ quan bộ, ngành, tỉnh, thành ở Việt Nam tổ chức những hoạt động nhân ngày Thương binh Liệt sỹ lần thứ 71, 27 tháng 7 năm 2018. Đơn cử như Bộ Thông tin-Truyền thông tổ chức buổi gặp mặt tri ân công chức là thương bệnh binh, thân nhân gia đình thương binh liệt sỹ hay Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh tổ chức nhiều chương trình nghê thuật, nhân kỷ niệm “50 năm chiến thắng Đồng Lộc”, mà được nói để bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng đối với những người đã hy sinh tuổi thanh xuân, đổ xương, máu vì độc lập, tự do của tổ quốc.
Ngoài ra nhân dịp ngày Thương binh Liệt sỹ hàng năm, nhiều sinh hoạt, hoạt động ở các địa phương được tổ chức để vận động cho Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, biểu dương các thương phế binh vượt qua nghịch cảnh “tàn nhưng không phế” và kêu gọi xã hội cùng chung tay làm những việc thiết thực để hỗ trợ các bà mẹ anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ…Một nữ cựu quân nhân, cô Lê Mỹ Hạnh cho RFA biết nhận xét của cô về những việc làm tri ân thương binh liệt sỹ của Chính quyền Việt Nam:
Thực ra trong lãnh vực này, mình đã từng là người trực tiếp đi làm việc cùng đoàn với những ông tướng và một đơn vị để tri ân nhân ngày 27 tháng 7, thì mình thấy hoàn toàn là hình thức và gần như là có sự kinh doanh trên thân xác của những người đã nằm xuống. Họ nhận những nguồn tiền hỗ trợ, nhưng thực tế đến tay những gia đình thương binh liệt sỹ rất ít
-Nữ cựu quân nhân Lê Mỹ Hạnh
“Thực ra trong lãnh vực này, mình đã từng là người trực tiếp đi làm việc cùng đoàn với những ông tướng và một đơn vị để tri ân nhân ngày 27 tháng 7, thì mình thấy hoàn toàn là hình thức và gần như là có sự kinh doanh trên thân xác của những người đã nằm xuống. Họ nhận những nguồn tiền hỗ trợ, nhưng thực tế đến tay những gia đình thương binh liệt sỹ rất ít.”
Lên tiếng với RFA, cựu chiến binh Nguyễn Xuân Ngữ nói rằng ông không lấy làm hạnh phúc qua những việc làm tri ân đó:
“Họ làm tượng trưng vài hoạt động với tính chất tuyên truyền, chứ làm gì có chuyện họ làm tốt. Họ nói thế thôi. Họ lợi dụng tên mình để ăn tiền ngân sách, chứ có gì đâu. Bà Nguyễn Kim Ngân (Chủ tịch Quốc hội Việt Nam) đi thăm mấy chỗ và nói nghe cảm động lắm, mà tôi đây bị chính quyền cướp hết đất và nhà trong suốt 15 năm nay tôi vẫn chưa kiện được.”

Công an cùng số đông dân phòng, cán bộ thô bạo lôi ngược bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Lành (97 tuổi) lên xe bắt đi ngày 12/06/2014.
Công an cùng số đông dân phòng, cán bộ thô bạo lôi ngược bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Lành (97 tuổi) lên xe bắt đi ngày 12/06/2014. Courtesy: Ảnh chụp màn hình laodong.vn

Thực tại đắng cay

Không chỉ mỗi một cựu chiến binh Nguyễn Xuân Ngữ phải sống trong hoàn cảnh mất đất, mất nhà, mất ruộng vườn mà rất nhiều trong số giới cựu chiến binh bị buộc phải trở thành dân oan ngay trên từng tấc đất mà chính họ đánh đổi bằng xương máu của mình để gìn giữ. Các tượng đài nghìn tỷ vinh danh bà mẹ Việt Nam anh hùng được dựng lên song song với hình ảnh các bà mẹ anh hùng đầu bạc trắng, móm mém khóc gào bất lực trước lực lượng cưỡng chế hùng hậu vô cảm như những con rô-bốt, chỉ biết thi hành theo mệnh lệnh cấp trên. Những nữ thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc được thần thoại hóa bên cạnh những hoàn cảnh duyệt xét công lao của họ đầy nhiêu khê, như trường hợp của bà Trần Thị Xanh, bị thương hồi tháng 6 năm 1967 và chết vào tháng 5 năm 1983 do vết thương tái phát; nhưng hơn 33 năm để được xét duyệt thành liệt sỹ.
Trong tháng 7 năm 2018, một cuốn sách viết về sự kiện Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam ở đảo Gạc Ma năm 1988, Trường Sa lần đầu tiên được xuất bản; hơn bao giờ hết công chúng tại Việt Nam đặc biệt quan tâm đến các chiến sĩ anh dũng này và một đại lễ cầu siêu cho 64 chiến sĩ Gạc Ma cùng tử sĩ Hoàng Sa được tổ chức vào sáng ngày 25 tháng 7, thế nhưng không mấy ai biết được suốt 30 năm qua cuộc sống của các cựu chiến binh Gạc Ma như thế nào. Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo chia sẻ:
“Chỉ có một số ít gia đình có cuộc sống đầy đủ, còn hầu hết cuộc sống của chúng tôi hiện nay hết sức khó khăn. Về sức khỏe thì có rất nhiều người bị bệnh tật, có một số đã chết, người còn sống thì một số mắc bệnh hiểm nghèo và số còn lại thì sức khỏe cũng đã yếu. Gia đình các liệt sĩ thì bố mẹ cũng đã rất già yếu, rất là thương.”
Hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 99/2018 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng và có hiệu lực từ ngày 27 tháng 8 năm 2018. Nghị định mới này được cho là nỗ lực của Chính quyền Việt Nam trong chính sách trợ cấp cho các cựu quân nhân, thế nhưng một số những cựu chiến binh mà chúng tôi tiếp xúc lại tỏ ra phẫn uất vì họ cho rằng họ không thể sống với số tiền lương đó, như cựu chiến binh Trần Duy Thọ:
Chúng tôi đi chiến đấu bảo vệ đất nước nhưng lại không được chính quyền địa phương cấp ruộng. Đó là điều hết sức vô lý, phi lý và bất công của chế độ Cộng sản. Tôi lên án chế độ này. Tất cả mọi người đều có ruộng, riêng thương binh hạng 1 chúng tôi không có ruộng. Họ bảo rằng chúng tôi ăn lương rồi thì không được chia ruộng
-Cựu chiến binh Trần Duy Thọ
“Chúng tôi đi chiến đấu bảo vệ đất nước nhưng lại không được chính quyền địa phương cấp ruộng. Đó là điều hết sức vô lý, phi lý và bất công của chế độ Cộng sản. Tôi lên án chế độ này. Tất cả mọi người đều có ruộng, riêng thương binh hạng 1 chúng tôi không có ruộng. Họ bảo rằng chúng tôi ăn lương rồi thì không được chia ruộng.”
Qua mạng xã hội, trong những ngày người dân Việt Nam hướng lòng về những người lính đã ngã xuống vì lý tưởng quốc gia độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ và công bằng, không ít cư dân mạng là thân nhân các gia đình liệt sỹ chia sẻ nỗi đắng cay khi nhìn thấy một sự thật quá phủ phàng và đau lòng như Facebooker Rê Lê Đình đăng tải status “Sự hy sinh xương máu của các thế hệ cha mẹ và các anh mình là một thế hệ đau khổ, tan nát gia đình để mong muốn tự do, dân chủ, dân giàu, nước mạnh, là một thế hệ theo vận nước vận nhà, nhưng chưa hưởng được gì cả. Còn bây giờ là một thế hệ thừa hưởng từ người chiến thắng lại quá nhiều chiến thắng về vật chất và quyền hành, thậm chí ăn công của người chiến thắng. Thật đáng trách”.
Trao đổi với RFA, một số cựu chiến binh Việt Nam bày tỏ họ sống trong tâm trạng day dứt, dằn vặt vì đã tuyệt đối tin tưởng và trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam để rồi giờ đây không ít người trong số họ là nạn nhân của các cuộc chiến quyền lực không tiếng súng giữa những nhóm lợi ích. Tuy vậy, các cựu chiến binh chúng tôi tiếp xúc cho biết dù sức mòn, lực cạn nhưng họ vẫn tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng đất nước Việt Nam tươi đẹp theo đúng nghĩa “độc lập-tự do-dân chủ” mà họ từng hoài vọng.

Cả họ làm quan do thể chế độc tài

RFA-2018-07-26 
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh có 8 người thân trong gia đình nằm trong bộ máy công quyền.
 Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh có 8 người thân trong gia đình nằm trong bộ máy công quyền.Courtesy of Laodong
Nhiều địa phương trên khắp Việt Nam lâu nay xảy ra tình trạng thường được gọi ‘cả họ làm quan’. Mặc dù bị công luận lên án, nhưng thực tế vẫn tiếp diễn và chừng như có những nơi ngày càng tồi tệ hơn.
Vài ngày trước, khi vụ việc gian lận điểm thi ở Hà Giang bị phát hiện, tên tuổi của ông Bí thư tỉnh Triệu Tài Vinh lại được nhắc đến trên khắp các trang mạng. Người ta nhắc đến ông Vinh không chỉ bởi vì con gái ông là một trong những thí sinh được nâng điểm, mà còn vì ông Vinh vốn “nổi tiếng” từ lâu sau khi dư luận phát hiện cả nhà ông làm quan. Theo đó gia đình ông có ít nhất 8 người thân ruột thịt và họ hàng đang làm công chức nhiều ban ngành, địa phương trong tỉnh. Cụ thể vợ ông  Bà Phạm Thị Hà giữ chức Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Các em trai ông: Triệu Tài Phong là  Bí thư Huyện ủy huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Ông Triệu Sơn An giữ chức Phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì. Ông Triệu Tài Tân là Phó phòng Hành chính Viễn thông tỉnh Hà Giang. Em gái ông Vinh, Bà Triệu Thị Giang giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Giang; chồng bà này Ông Mạc Văn Cường giữ chức Phó trưởng Công an thành phố Hà Giang. Rồi anh họ ông Triệu Tài Vinh, Ông Triệu Là Pham là Phó ban Nội chính Tỉnh ủy. Bà Triệu Thị Tình, em họ ông Vinh, giữ chức  Phó giám đốc phụ trách Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hà Giang.
Trả lời báo chí trong nước, ông Vinh xác nhận cả tám người trên đều là người thân của mình, nhưng giải thích tất cả đều được bổ nhiệm ‘đúng quy trình.’
Hiện vẫn chưa có cơ quan chức năng nào tiến hành kiểm tra liệu tất cả người thân của ông Vinh có được bổ nhiệm “đúng quy trình” hay không.
Ông Trần Văn Lĩnh, nguyên thành viên Hội đồng Nhân dân Đà Nẵng cho rằng những trường hợp tương tự như gia đình ông Vinh xảy ra ở rất nhiều địa phương trên cả nước, nhưng họ không bị kiểm tra là vì luật pháp không có quy định cụ thể:
Luật pháp phải có quy định. Quyền lực nếu không muốn trở thành một trò chơi nguy hiểm cho chính nó và cho cả chế độ thì quyền lực ấy phải được kiểm soát bởi một chế độ kiểm soát quyền lực.
Trước đây nhân loại đã tìm ra phương pháp khống chế đó là tam quyền phân lập, hoặc những quy định luật pháp nhằm kiểm soát quyền lực đó.
Cho đến giờ này, luật pháp VN không có đoạn nào cấm người ta sử dụng con cháu vào cơ quan hay tổ chức của mình cả. Điều đó chỉ có quy định trong nội bộ Đảng thôi.
Như trình bày của ông Trần Văn Lĩnh, vụ việc Hà Giang không phải cá biệt. Ở Bắc Ninh, đã từ lâu người dân truyền tai nhau chuyện cả dòng họ ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến nắm giữ các chức vụ công quyền khác nhau. Ông Chiến có 20 người thân ruột thịt và họ hàng đảm nhiệm các chức vụ từ cán bộ kinh tế, y tế, nông nghiệp, xây dựng, thú y, tài nguyên môi trường, cho đến văn hóa, an ninh, giáo dục. Hầu hết đều là những vị trí lãnh đạo. Chưa hết, bên gia đình thông gia của của ông Chiến cũng có 4 người làm trong bộ máy công quyền.
Nhiều địa phương khác cũng được nói có tình trạng tương tự, từ  Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, đến Huế, Quảng Bình, Cần Thơ, …
Ở những quốc gia không có nền móng dân chủ vững chắc, thì đều xảy ra tình trạng đó.
- Ông Trần Văn Lĩnh, nguyên thành viên HĐND Đà Nẵng
Năm ngoái, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho Bộ Nội vụ kiểm tra việc báo chí phản ánh lãnh đạo địa phương bổ nhiệm người nhà. Sau đó, Bộ Nội vụ công bố danh sách 9 địa phương có tình trạng này, và cho biết quá trình kiểm tra phát hiện nhiều trường hợp sai phạm. Cho đến nay chưa rõ những trường hợp này là ai và bị xử lý ra sao.
Chúng tôi nêu vấn đề với Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một trí thức ở Quảng Bình đã tuyên bố từ bỏ Đảng. Ông cho biết quan điểm:
Họ bao che cho nhau, cấp dưới với cấp trên thông đồng với nhau. Chuyện này là do hiện tượng độc tài, độc đoán, không có dân chủ. Và đặc biệt nó đã đặt cơ quan Đảng cao hơn luật pháp. Thành ra mỗi ông bí thư Đảng ở một vùng như một ông vua con ở đó, muốn làm gì thì làm.
Có rất nhiều trường hợp Bí thư tỉnh ủy, hay bí thư huyện ủy của một địa phương có cả họ làm quan. Đây là vị trí đứng đầu cơ quan Đảng của một địa phương.
Chúng tôi nêu câu hỏi với ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng, nhưng ông này từ chối bình luận:
Phải đến cơ quan anh chứ nói chuyện qua điện thoại tìm hiểu sao được. Đến cơ quan anh mới có số liệu được chứ.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chính có 24 người thân
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chính có 24 người thân "làm quan". Courtesy of Baogiaothong.vn
Cả họ làm quan do thể chế độc tài
Ngay trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 7 vừa qua, ông Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, đã thừa nhận tình trạng bổ nhiệm người “thân quen, cánh hầu” và đặt ra vấn đề làm sao để giải quyết.
Hội nghị Trung ương 7 cũng thông qua quyết định đến hết năm 2020, cơ bản thực hiện chủ trương Bí thư cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương. Đến nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ thực hiện dứt điểm chủ trương này trên cả nước VN.
Thành phố Hồ Chí Minh mới ban hành quy định kể từ năm 2020, bắt buộc việc bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt không phải là người địa phương.
Thành ra mỗi ông bí thư Đảng ở một vùng như một ông vua con ở đó, muốn làm gì thì làm.
- GS. Nguyễn Đình Cống
Ông Trần Văn Lĩnh cho rằng tình trạng cả họ làm quan ở VN xảy ra tràn lan vì thiếu một nền móng dân chủ vững chắc:
Truyền thống dân chủ mà ngắn thì đều gây ảnh hưởng đó là họ sử dụng quyền lực để mưu cầu quyền lợi. Khi sử dụng quyền lực mưu cầu quyền lợi đã đem đến hiệu quả tốt, tức là quyền lợi của cá nhân họ tốt, thì họ lại muốn đưa cách chiếm quyền lợi đó cho người thân trong gia đình dòng họ.
Vì vậy ở những quốc gia không có nền móng dân chủ vững chắc, thì đều xảy ra tình trạng đó. Chứ không phải chỉ những quốc gia kiểu chế độ Phạm Trung Nghĩa hay Cộng sản như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên mà cả những nước như Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines, cũng có.
Cũng đồng tình với quan điểm trên, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng chế độ Cộng sản ngay từ trước kia, cứ hễ ai vào được Đảng là tìm mọi cách đưa bà con thân thiết vào các chức vụ quyền hành. Do tính độc tài, Đảng trị và mất dân chủ của chế độ đã lại đi vào vết xe đổ “một người làm quan, cả họ được nhờ” như bấy lâu nay.

Tại sao Việt Nam đang từ bỏ Facebook

Các nhà hoạt động, bất đồng chính kiến và nhà văn đang chuyển sang các nền tảng truyền thông xã hội khác khi Facebook dường như ngầm đồng ý với các yêu cầu kiểm duyệt của chính phủ.
Khi đăng nhập vào Minds, một nền tảng truyền thông xã hội nguồn mở, khó có thể bỏ qua một lượng lớn các bài viết được viết bằng tiếng Việt.
Theo các tin tức gần đây, trong số hơn một triệu người dùng trên nền tảng này, có khoảng 10% là người Việt Nam,. Hơn nữa, khoảng 100.000 người dùng Việt Nam đã đăng ký trong khoảng thời gian chỉ một tuần.
Con số này tăng lên khi người dùng internet ở quốc gia độc tài tìm kiếm các nền tảng truyền thông trực tuyến mới sau khi Đảng Cộng sản cầm quyền thông qua luật an ninh mạng mới, yêu cầu các công ty công nghệ lớn như Google và Facebook mở các văn phòng và lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt nam.
mark_zukerberg02
Thông điệp được người dùng Facebook Việt Nam gửi tới người sáng lập mạng xã hội khổng lồ Mark Zuckerberg. Ảnh: Twitter
Họ cũng sẽ được dự kiến ​sẽ kiểm duyệt mọi nội dung vi phạm trong vòng 24 giờsau khi được Bộ yêu cầu. Điều đócónghĩa là"hiện tại không còn nơi nào an toàn nào đểngười dân tự do biểu lộ", ông Clare Algar, Giám đốc điều hành toàn cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, tuyên bố.
Bảo vệ Internet theo luật mới vốn có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, có nghĩa là hạn chế các nội dung mà chính quyền coi là "tuyên truyền chống phá nhà nước", một thuật ngữ bắt hết đã đưa rất nhiều nhà hoạt động, bất đồng chính kiến và nhà văn vô tù trong nhiều năm vì chỉ trích Đảng và các chính sách của Đảng.

Một số công ty công nghệ lớn - bao gồm Facebook và Google, các trang web phổ biến nhất ở Việt nam - đã cố gắng vận động hành lang Hà Nội trước một số vấn đề trong năm ngoái, nhưng vì luật an ninh mạng hiện đã được thông qua, vẫn chưa rõ liệu họ có tuân thủ hay không.
Có những tin đồn chưa được xác nhận rằng Facebook đã thiết lập hàng trăm máy chủ ở Việt Nam. Hàng bao năm qua, các nhà báo độc lập bị đàn áp của Việt Nam gọi các blogger là “Facebookers” vì đó là nền tảng an toàn ưa thích để phổ biến tin tức.
lavietdung01
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng chia sẻ hình ảnh lá thư
được gửi đến Mark Zuckerberg. Ảnh: AFP
Đầu tháng này, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã khoe rằng trong 6 tháng đầu năm nay Facebook đã xóa khoảng 1.000 bài đăng bị coi là vi phạm luật pháp và hủy kích hoạt 137 tài khoản “vu khống” Đảng.

Các nhà hoạt động đã xác nhận với Asia Times rằng một số bài đăng trên Facebook của họ đã bị xóa mà không có bất kỳ lời giải thích nào từ người khổng lồ truyền thông xã hội Hoa Kỳ. (Ông Tuấn đã bị cách chức tuần này vì những lý do không liên quan.)
Đáp lại, hơn 10.000 người dùng Facebook Việt Nam đã kêu gọi giám đốc điều hành Mark Zuckerberg trong một đơn thỉnh nguyện trực tuyến trong tháng này để công khai tiết lộ thông tin về mối quan hệ công việc của Facebook với Hà Nội. Nếu không nhận được phúc đáp vào tháng Chín họ sẽ xem xét việc tẩy chay Facebook hoàn toàn.
Họ hiện có các đồng minh trong một nhóm lưỡng đảng gồm gần hai chục nhà lập pháp Hoa Kỳ, dẫn đầu là Christopher Smith, một đảng Cộng hòa và Dân chủ Alan Lowenthal và Zoe Lofgren, tất cả đều là đồng chủ tịch nhóm chuyên Việt nam của Nghị viện.
Một bức thư ngỏ được các nhà lập pháp ký yêu cầu Facebook và Google, chủ sở hữu YouTube, "không lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam" và công bố số lượng yêu cầu xoá bài của Hà nội. Họ cũng nói rằng Nghị viện sẽ hỗ trợ ngoại giao cho các công ty công nghệ nếu họ làm như vậy.
"Các công ty như Google và Facebook có sức hấp dẫn lớn ở Việt Nam, họ có cả cơ hội và nghĩa vụ đạo đức để thúc đẩy tự do ngôn luận và các quyền con người khác ở Việt Nam và đẩy lùi sự hạn chế của các quyền tự do theo luật an ninh mạng mới"Nghị sĩ Smith tuyên bố.
Vẫn chưa rõ liệu Facebook đã bàn giao các chi tiết cá nhân của người dùng cho chính phủ Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhưng lá thư của nhà lập pháp Mỹ đề cập đến các báo cáo rằng Facebook và Google đã xóa các tài khoản người dùng ở California và Đức theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam.
Một mặt, các nhà hoạt động Việt Nam đã đúng nghĩ rằng họ nên chia sẻ thông tin trên các nền tảng như Minds, mã hóa tin nhắn cá nhân và không yêu cầu người dùng cung cấp dữ liệu cá nhân (không giống Facebook).
Năm ngoái những mối quan tâm về riêng tư này đã thúc đẩy một số nhà hoạt động Việt Nam chuyển từ Facebook sang các ứng dụng nhắn tin được mã hóa như Signal khi nói chuyện với các nhà báo hoặc liên lạc với nhau.
Một số người đã cố gắng giảm thiểu rủi ro bằng việc chia việc ra. Các nền tảng an toàn hơn như Signal hoặc Minds được sử dụng khi nói đến các thông tin nguy hiểm hơn, trong khi Facebook vẫn được sử dụng để chia sẻ bài đăng trên blog và tin tức.
Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động nổi tiếng trên truyền thông xã hội thách thức. Nguyễn Chí Tuyến hay “Anh Chí”, một người bảo vệ nhân quyền nổi tiếng, nói rằng ông vẫn sử dụng Facebook cũng như Minds, kênh của anh đã thu hút 15.000 người đăng ký và vượt qua 1.000.000 lượt xem chỉ sau ba tuần.
truongminhtuan04
Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn tự hào rằng
Facebook đã tuân thủ các yêu cầu của Bộ. Ảnh: Facebook
"Chúng tôi chẳng sợ cái gọi là luật an ninh mạng",ông nói thêm rằng ông tự tin rằng các nhà hoạt động sẽ không mất đi độc giả ngay cả khi họ chuyển sang các nền tảng truyền thông xã hội khác.
"Lý do chính chúng tôi chọn Minds và các nền tảng khác là chúng tôi đã ngán ngẩm Facebook vì gần đây đã gỡ bỏ nhiều trạng thái và bài viết trên tài khoản của chúng tôi mà không có lý do hoặc lý do mơ hồ",ông nói.
"Và chúng tôi muốn gửi một thông điệp đến Facebook rằng chúng tôi, những người sử dụng, có quyền lựa chọn và là những người để làm cho các phương tiện truyền thông xã hội trở nên có giá trị."
Giữa sự sợ hãi và thách thức cho thấy truyền thông xã hội ở Việt Nam đang trở thành một không gian công cộng lộn xộn. Các nhóm ủng hộ nhân quyền và tự do dân chủ chỉ là một trong nhiều phong trào phản đối tích cực trên Facebook. Một số lượng người theo dõi lớn chủ yếu là những người trong cộng đồng, công khai kêu gọi từ việc tái lập nước Việt Nam Cộng hòa, miền Nam chống cộng đã rơi vào tay miến Bắc vào năm 1975.
Những người khác là "dân cờ đỏ", đang hình thành các nhóm có tổ chức hơn, đòi hỏi sự kiểm duyệt chặt chẽ hơn từ phía chính phủ và Đảng quay trở lại các giá trị xã hội chủ nghĩa lịch sử mà họ cho là đã trở nên mềm yếu trong những năm gần đây.
Đảng có những người phát ngôn riêng trên mạng xã hội là những người được nhà nước trả tiền và hỗ trợ, thường được gọi là "dư luận viên ". Trong khi đó, một đơn vị tác chiến không gian mạng hùng mạnh với 10.000 quân, được gọi là Lực lượng 47, được giao nhiệm vụ tuyên truyền ủng hộ Đảng và đánh dấu nội dung cho các nhà chức trách để điều tra.
Người ta nghĩ rằng các nhóm này chịu trách nhiệm về việc một số tài khoản người dùng Facebook bị vô hiệu hóa.
signal_coded
Tin nhắn được mã hóa trên ứng dụng Signal. Ảnh: Youtube
Đảng dường như có kế hoạch hai bước để thống trị lĩnh vực trực tuyến: nội dung kiểm duyệt của các nhà phê bình và đồng thời cố gắng quảng bá thông điệp của mình trên mạng xã hội. Có một số dấu hiệu cho thấy guồng máy quan hệ công chúng của Đảng đang ngày càng hiệu quả hơn trong việc định hình quan điểm trực tuyến.
Một trong những trường hợp về điểm này là các cuộc biểu tình trên toàn quốc nổ ra vào đầu tháng 6 chống dự định đưa ra các đặc khu kinh tế mới của chính phủ mà nhiều người cho là sẽ bán đất Việt Nam cho kẻ thù truyền kiếp Trung Quốc. Nhiều người cũng phản đối luật an ninh mạng mới.
Guồng máy quan hệ công chúng của Đảng, từ các phương tiện truyền thông nhà nước cho tới những người dùng Facebook đã nói rằng chính phủ thực sự ủng hộ một số cuộc biểu tình nhưng những cảnh bạo lực được chứng kiến ở nhiều tỉnh thành là do các thế lực "chống phá nhà nước" lợi dụng lòng tin của người Việt ” theo như tin tức nhà nước đưa ra.
Họ đưa ra bằng chứng là các sự kiện ở Bình Thuận, một tỉnh ven biển phía đông nam, nơi các người biểu tình tấn công Ủy ban Nhân dân bằng bom xăng. Nhiều người đồng cảm với các cuộc biểu tình đã thực sự bị thông điệp của Đảng thuyết phục, các nhà phân tích nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công khai nói rằng các điều khoản của luật đặc khu sẽ được sửa đổi; trong khi tại thời điểm diễn ra cuộc biểu tình, Quốc hội đã biểu quyết hoãn luật đặc khu cho đến cuối năm nay. Trong khi một số người nhận thấy các cuộc biểu tình đã buộc Đảng phải dừng kế hoạch của mình, thì guồng máy quan hệ công chúng của Đảng tuyên bố trên Facebook và các phương tiện truyền thông khác rằng đó là bằng chứng về thực thi dân chủ Việt Nam.
David Hutt
Phương Thảo dịch
Nguồn
Activists, dissidents and writers are gravitating to other social media platforms as Facebook appears to acquiesce to government censorship demands

Lựa Chọn Nào Cho Trung Cộng?

..Người cộng sản Tàu đang tranh cải. Nhà cầm quyền không biết phải làm gì. Họ không tìm được phương cách nào để chống lại chiến tranh thương mại một cách có hiệu quả…
us_china_tradewar
Trong bài Trung Cộng Đang Đuối Sức Trong Cuộc Chiến Thương Mại , tôi có trình bày “Tổng thống Donald Trump hiểu rõ chiến tranh thương mại sẽ khiến các bên cùng thua, nhưng sẽ có những người chịu thiệt hại ít hơn trong cuộc chơi này.
Tổng Thống Trump nghĩ rằng trước mắt người dân Mỹ chịu thiệt hại kinh tế để sẽ có được những lợi ích lâu dài”.      
Điều nầy đang dần diễn ra.                                            
Để  trả đũa Mỹ trong cuộc chiến thương maị, Chủ tịch Tập và chính phủ ông đang dùng phương cách “ăn miếng trả miếng” để đối phó với cuộc chiến.  Đồng thời ông Tập theo đuổi sách lược dài hạn là giữ kinh tế ổn định, đồng thời theo dõi kỹ lưỡng hậu quả cuộc chiến thương mại gây ra cho việc tăng trưởng kinh tế và không xao lãng mục tiêu giảm nợ quốc gia.
Chiến lược nầy căn cứ trên mẩu hình tăng trưởng mà ông Tập luôn nhắc nhở nội các phải tin tưởng và tập chú vào.  Theo tờ South China Morning Post đăng ngày 19 tháng 7 năm 2018.
Nhà bình luận Aidan Yao xem việc  Bắc Kinh trả đũa là tự nhiên, nhưng ông đề nghị đồng thời Bắc Kinh nên mở rộng thị trường nội địa cho người đầu tư nước ngoài và nới rộng dân chủ trong nước.
Trong chuyến đi thăm để trấn an nổi lo sợ của dân Trung Quốc ngày 19 tháng 7, 2018 Tập cố gắng trình diễn khuôn mặt khả ái, minh mẫn để gây tin tưởng trong dân chúng rằng Tập sẽ chiến thắng trong cuộc chiến thương mại bằng cách điều chỉnh những điểm yếu trong kinh tế nội địa, đưa ra bộ mặt công bằng nhân ái với những đối tác thương mại nước ngoài và các công ty của Mỹ, nhưng chắc không ai quên những bất công trong thương mại, ép các cộng ty Mỹ phải chuyển giao kỹ thuật, và với bộ mặt hiền hậu để đánh tan những cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ của nước ngoài chánh yếu là Mỹ và Đức.

Ảnh Tập tuần du vỗ an bá tánh ngày 19 tháng 7, 2018
Trong lúc trận chiến thương mại đang tăng cường độ, nhất là hôm 20 tháng 7, tổng thống Trump tuyên bố sẳn sàng cho kế hoạch tăng thuế 505 tỷ lên hàng hoá Trung Cộng.  Để tìm hướng giải quyết, những công ty Mỹ và Âu Châu mướn những nhà vận động hành lang (lobbyists) để thúc giục Mỹ trở lại mậu dịch tự do.  Nhưng không hề có công ty nào của Trung cộng làm việc nầy!  Trung cộng chỉ dùng phương pháp “ăn miếng trả miếng”( a tit-for-tat battle) với Mỹ mà thôi. 
Trong bài báo “Chinese companies absent from D.C.. lobbying on trade war”của ADAM BEHSUDI và MARIANNE LEVINE,
Hai tác gỉa nầy cho rằng các công ty của Trung Cộng “cam chịu” thua thiệt trước hành động “gây hấn” của ông Trump.  Họ lý giải rằng vì những công ty của Tàu là công ty quốc doanh, nên Nhà Nước phải có nhiệm vụ vận động, hoặc đó là trách nhiệm của những công ty đối tác Mỹ của họ.  Hay Trung  cộng đành thúc thủ vì không còn miếng đòn nào đủ lợi hại để đem ra đương đầu với Mỹ?
Hai nhà báo nầy cho rằng sự im lặng sẽ làm mất đi cơ hội để hàng hoá Tàu tránh được sự áp thuế từ Mỹ, và chính điều đó khiến những đầu tư của Tàu trên đất Mỹ giảm sút hơn bao giờ hết từ bảy (7) năm qua. Họ cho rằng thái độ sợ sệt đó khiến cường độ thù nghịch càng tăng.
Kinh tế gia độc lập Andy Xie cho rằng Trung Cộng nên chấp nhận mức thuế bị áp đặt đó, nếu tiếp tục đối đầu có thể mang hoạ lớn hơn..  Ông đưa ra kế hoạch đối phó là Bắc Kinh phải dùng cơ hội nầy để điều chỉnh chánh sách kinh tế từ từ cho phù hợp. Thắng cuộc chiến tranh thương mại là không thể, nhưng nếu thắng sẽ là tai hoạ cho sự phát triển đang có.  Phải thương thảo, không đối đầu.  Đó mới là chánh sách đúng cho Trung Cộng.
Mặc dù chưa được công bố chính thức, nhưng có tin là ông Tập Cận Bình sẽ triệu tập những tinh hoa của đảng tại bờ biển nghỉ mát sang trọng Bạch Đới Hà (giống David Camp của Mỹ, nơi nghỉ mát và làm việc của Tổng Thống Hoa Kỳ) vào tháng 8 sau khi ông trở về từ chuyến du hành Trung Đông, Phi Châu, và sẽ gặp vị Thủ Tướng tân cử của Mã Lai là ông Mahathir Mohamad tại Bắc Kinh (South China Morning Post), để tìm sự đồng thuận của giới tinh hao, và với sự đồng ý của Trung Ương đảng về chánh sách đối đầu thương mại với Hoa Kỳ.
Nhóm nghiên cứu hàng đầu Trung Cộng thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội và lãnh đạo kinh tế, trong cuộc hội thảo tại Bắc Kinh hôm thứ Tư (19/7) nói rằng cuộc chiến thương mại làm đổ vỡ kế hoạch ban đầu trong cuộc vận động làm giảm nợ công, nhưng Trung Cộng thà chịu đau để giảm nợ hơn là gia tăng sự khó khăn trong việc tăng  ngân sách hoặc cho vay rộng rãi.  Ông Liu Yuhui phát biểu “không có lựa chọn nào khác, Trung cộng phải thắt lưng buộc bụng trong năm (5) năm tới.
Ông Yuhui tiếp “song hành với những cố gắng nội địa, Trung Cộng phải tái vận động mời gọi những nhà đầu tư nước ngoài, những tài phiệt của Wall Street, cùng những công ty xe Đức cùng nhau làm chệch hướng “chính sách mậu dịch đơn phương của ông Trump”..
“Thay vì trừng phạt các công ty Mỹ như nhiều người lo sợ, Bắc Kinh sẽ dùng sách lược “tử tế” và “quyến rũ” họ với lời hứa hẹn mở rộng thị trường và triển vọng lợi nhuận sẽ cao”.
“Giới lãnh đạo Trung Cộng phải nhận ra rằng sẽ bất lợi nếu quay lại tình trạng đơn phương chống lại Mỹ.  Họ đang “mở rộng mắt ra”, Ông Larry Hu, giám đốc kinh tế của tập đoàn tài chánh Macquarie ở Hồng Kông tuyên bố.
“Hôm thứ Hai 16/07/2018, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ, giương cao ngọn cờ «tự do mậu dịch» để đón tiếp Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker. Nền kinh tế thứ nhì thế giới mong chiêu dụ được Bruxelles nhân hội nghị thượng đỉnh thường niên với Liên hiệp Châu Âu, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ vừa bắn một loạt đại pháo mới, áp đặt thuế hải quan lên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu”.

“Bắc Kinh và cựu lục địa đều là mục tiêu bị nằm trong tầm ngắm của Nhà Trắng, và đều chia sẻ mối lo ngại trước chủ nghĩa bảo hộ đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên hy vọng của Trung Quốc sẽ tạo được trục Bắc Kinh – Bruxelles đã biến thành nỗi thất vọng”.

“Giáo sư Trần Đạo Ẩn (Chen Daoyin) giảng dạy ở Thượng Hải nhưng không muốn nói tên trường để tránh bị sách nhiễu, phân tích: «Châu Âu sẽ không liên minh với Trung Quốc, vì cũng đồng tình với Hoa Kỳ trước các hành vi cạnh tranh bất chính của Bắc Kinh”. (Thụy My, 21/7/2018)
Nhưng mọi lời khuyên của chuyên gia không lọt tai giới lãnh đạo Trung cộng.  Ông Ding Shuang lãnh đạo phong trào “Trung Quốc vĩ đại hơn” (chief Greater China), kinh tế gia trưởng thuộc Ngân Hàng Standard Chartered tuyên bố “chiến tranh thương mại Mỹ Trung sẽ không đảo ngược được quan điểm của ông Tập, và quốc gia có quyền, trách nhiệm điều hành sinh hoạt kinh tế mà các công ty quốc doanh phải phục vụ mục tiêu do đảng cộng sản đề ra”.
Ông tiếp: “Mở rộng, thay đổi là chủ trương để phục vụ đường lối của đảng, và những biện pháp mà Trung Cộng dùng trong chiến tranh mậu dịch nhằm thực hiện mục tiêu của Tập, không đưa Trung Cộng hướng về mô hình Tây phương”.
Người Cộng Sản chỉ thấy Đảng mà không quan tâm đến quyền lợi quốc gia họ, cho dù cộng sản Tàu, cộng sản Việt đều như vậy. Họ liều mình với đảng, vì vậy khi đảng cầm quyền, họ cũng liều mình vơ vét của dân, không chừa thứ gì.
Người cộng sản Tàu đang tranh cải. Nhà cầm quyền không biết phải làm gì. Họ không tìm được phương cách nào để chống lại chiến tranh thương mại một cách có hiệu quả.
Trung Cộng không có nhiều lựa chọn trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung.
Nhưng tìm sự đồng thuận với Hoa Kỳ từ Liên Minh Âu Châu sẽ không suôn sẻ.
Nguyễn Ngọc Sẵng