Wednesday, April 11, 2018

Cán bộ không phải nghèo, nhưng kê khai thì rất nghèo

TPO - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn: "Cán bộ không phải nghèo, nhưng kê khai thì rất nghèo. Vậy ai sẽ thẩm tra cái này, để giúp cho đại biểu Quốc hội biết?"

 Cán bộ không phải nghèo, nhưng kê khai thì rất nghèo - ảnh 1

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.

Phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/4, góp ý về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đề xuất đưa việc phong, thăng quân hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang vào diện xác minh tài sản bắt buộc.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đồng tình với đề xuất của ông Chiến.
“Việc phong hàm cũng phải kê khai, xác minh tài sản. Không phải gắn với quản lý nhưng là gắn với chức tước”, bà Phóng nói.
Góp ý về xác minh tài sản, thu nhập, ông Chiến băn khoăn vì theo quy định hiện hành, việc xác minh chỉ dựa vào bản tự kê khai, mà tự kê khai thì chỉ liệt kê thu nhập của vợ chồng, con cái chưa thành niên.
“Hầu như những người kê khai họ chỉ kê khai những gì hợp pháp. Những cái giải trình được, những cái chính đáng. Những tài sản tham nhũng thì không kê khai. Họ hàng bà con hoặc con đã thành niên, họ hàng thân thích... hoặc những đối tác làm ăn. Cho nên chỉ căn cứ vào bảng kê khai để xác minh thì phát hiện tham nhũng rất ít, nếu không có mở rộng xác minh tài sản với những mối quan hệ thân thích... thì rất khó”, ông Chiến nói.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đặt vấn đề: Với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn... thì cơ quan nào chịu trách nhiệm thẩm tra? Có nên chăng thành lập một đơn vị thẩm tra độc lập.
“Hồ sơ trình ra thì đại biểu chỉ đọc thôi chứ không biết mức độ đúng sai. Cán bộ không phải nghèo, nhưng kê khai thì rất nghèo. Ai sẽ thẩm tra cái này, để giúp cho đại biểu Quốc hội biết”, ông Phúc nói.

Phan Văn Vĩnh: Anh hùng phá án thành trọng tâm vụ án

Theo BBC-10 tháng 4 2018 
Từ anh hùng công an thành tội đồBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionTừ anh hùng công an thành đối tượng 'nóng', tướng Phan Văn Vĩnh
Có lẽ từ khi ông Phan Văn Vĩnh gia nhập ngành công an, ông chắc cũng không thể hình dung ra số phận của mình ngày hôm nay.
Hôm 6/4, Chủ tịch nước Việt Nam đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phan Văn Vĩnh, trung tướng, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
Ông bị khởi tố vì liên quan một đường dây đánh bạc ngàn tỷ.
Sinh ngày 19/5/1955 ở thị trấn Ngô Đồng ven sông Hồng, tỉnh Nam Định, ông Vĩnh vào công an khi tuổi đời mới khoảng đôi mươi.
Hồi cuối thập niên 70, ông về tỉnh Hà Nam Ninh công tác, 'nổi tiếng' với các màn phá án 'độc'.

Giai thoại Vĩnh "chột"

Theo VTC, vụ án đầu tiên ông phá là vụ 'trộm thóc' của hợp tác xã. Sau khi xác định được nghi phạm nhưng không có lý do chính đáng khám nhà, chiến sĩ công an Vĩnh khi ấy nảy ra ý tưởng đốt 'đống rơm' nhà nghi phạm.
Dân quân được mô tả là "bình tĩnh ghê gớm cứ nhè bao, thúng,.. chủ nhà giấu dưới gầm giường ra mà cứu, mà khiêng thẳng ra sân". Chủ nhà khai nhận ngay lập tức.
Trong một vụ án khác, ông ra lệnh bắt cóc một nghi phạm giang hồ, bịt đầu, trói tay chân, đặt ngay trên hai thanh đường ray xe lửa, khiến tên giang hồ "đái ra quần" khai ra thủ phạm.
Trang VTC viết, những giai thoại phá án liên quan đến "chú Vĩnh" nhiều không đếm hết.
"Ông rành rẽ cơ cấu giang hồ, tính nết từng thằng tội phạm gộc hơn cả chính nó và kẻ khác trong giới giang hồ."
Có lẽ nổi tiếng nhất là giai thoại 5 tên cướp Thái Bình sang Nam Định "cướp hiệu vàng Thịnh Vượng" hồi 1991.
Trong lúc lực lượng hai bên đang vật lộn, đám giang hồ quăng lựu đạn về phía ông Vĩnh khiến một mảnh đạn văng vào mắt, tạo nên "biệt danh giang hồ hơn cả giang hồ, 'Vĩnh chột'.
Khi ông lên làm Giám đốc Công an Nam Định thì đất Nam Thành cũng 'gần như biệt bóng giang hồ'.
"Dễ lắm. Nhậm chức giám đốc xong, tôi hẹn hết 500 thằng đấu gấu giang hồ lại, phát cho mỗi đứa một cái phong bì. Tôi bảo: "Anh lên giám đốc, an hay nguy đất này giờ là trách nhiệm của anh. Các chú cầm lấy ít tiền, qua bên kia phà Tân Đệ, về Thái Bình, Hải Phòng… hay đi đâu đó mà làm ăn, để đây cho anh yên tí. Lỡ có "móm" thì về, anh lại cho một ít". Chúng nó quý nên nghe tôi, kéo nhau bỏ đi hết. Vậy là Nam Định yên lành. Nào có bí quyết gì đâu," ông Vĩnh nói với tác giả Hồng Lam.
Năm 2000, ông được Chủ tịch nước Trần Đức Lương phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tên tuổi ông nổi tiếng trong dân chúng sau khi tham gia phá án những vụ nổi tiếng như 'bầu Kiên' và Lê Văn Luyện.
Bài viết hồi 2015 của báo Lao Động viết ông Vĩnh là "một vị tướng tài ba giàu tình cảm"Bản quyền hình ảnhBÁO LAO ĐỘNG
Image captionBài viết hồi 2015 của báo Lao Động viết ông Vĩnh là "một vị tướng tài ba giàu tình cảm"
Báo chí trong nước từng một thời ca ngợi tướng Vĩnh, tiêu biểu với bài viết "Tướng Công an khóc…" báo Lao Động đăng hồi tháng 6/2015, cho thấy một góc nhìn khác về con người tướng Vĩnh, mô tả ông là một vị tướng tài ba có tình cảm chân thành ấm áp.
Tác giả Thanh Huyền kể ông Vĩnh "rơi nước mắt" khi đồng chí tử nạn, rơi nước mắt nói chuyện qua sóng đàm với chiến sĩ nhà giàn DK1-14.

Từ anh hùng thành bị can

Hình tượng đẹp đẽ của ông Vĩnh vốn được truyền thông chính thống ca ngợi đã nhanh chóng sụp đổ sau khi cũng báo chí do Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát đưa tin hôm 6/4/2018:
''Cựu anh hùng lực lượng vũ trang Phan Văn Vĩnh bị bắt tạm giam vì liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ Rikvip.''
Ông bị khởi tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ (điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999).
Báo Lao Động đưa tin hôm 7/4, ông Vĩnh bị tước danh hiệu "Công an nhân dân" và đặt câu hỏi liệu có tước danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang" của ông Vĩnh.
Hôm 9/4, báo này lại đưa tin ông Phan Văn Vĩnh ký công văn cho đấu giá hơn 500 m3 gỗ lậu trị giá hàng trăm tỷ đồng vào 2014.
Báo VnExpress hôm 10/4 cũng cho hay ông Vĩnh đã giấu Bộ Công an về đường dây đánh bạc nghìn tỷ.
"Ông Vĩnh nắm rõ đường dây đánh bạc này nhưng không ngăn chặn, không có bất cứ văn bản nào báo cáo Bộ Công an," VnExpress dẫn lời một nguồn tin có thẩm quyền.
Ông Vĩnh hiện đang bị tạm giam 4 tháng trong quá trình điều tra vụ án.

Hình tượng sụp đổ vì một 'con nghiện bài bạc'

Hình ảnh của vị tướng anh hùng Phan Văn Vĩnh nhanh chóng sụp đổ từ một vụ việc nhỏ ở thành phố Việt Trì hồi mùa hè 2017.
Một "con nghiện bài bạc" Lê Văn Huy đã chiếm đoạt 110 thẻ cào điện thoại của một phụ nữ để lấy tiền đánh bạc. Sau khi công an tỉnh Phú Thọ truy bắt ra Huy, thì đường dây đánh bài Rikvip cũng dần bại lộ.
"Đây là sự việc rất nghiêm trọng, rất đáng hổ thẹn với một tướng lĩnh trong lực lượng công an. Có thể nói, đây là một bài học đau đớn, không chỉ cho bản thân ông Vĩnh, cho Tổng cục Cảnh sát mà còn cho cả ngành công an," đại biểu Lưu Bình Nhưỡng bình luận với VTC hôm 8/4.
Việc người đứng đầu cơ quan phòng chống tội lại chính là tội phạm, "bảo kê" cho tội phạm, ông Nhưỡng nói là điều không thể chấp nhận được.
"Điều này vô cùng nguy hiểm, ở chỗ, trước đây chúng ta chỉ hình dung tội phạm nằm ngoài lực lượng, bây giờ tội phạm lại nằm trong lực lượng, nằm ngay trong lực lượng chấp pháp, trong lực lượng phòng chống tội phạm. Nghĩa là nó đã đạt đến mức độ 'mafia' rất cao".
Ông Vĩnh không phải là tướng công an duy nhất dính vào vụ việc nghiêm trọng này.
Hôm 11/3, công an tỉnh Phú Thọ đã bắt tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Thanh Hóa - cựu thiếu tướng, cựu cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao để điều tra về tội tổ chức đánh bạc.
Ban Bí thư Đảng Cộng sản, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã tuyên bố đây là vụ án "có quy mô đặc biệt lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương, liên quan đến cán bộ của lực lượng Công an".

Nhận diện suy thoái trong Đảng CS 'còn chưa rõ địa chỉ' 6 giờ trước

Theo BBC-6 giờ trước 
TBT Nguyễn Phú Trọng nói uy tín của Đảng Cộng Sản Việt Nam 'được nâng lên rõ rệt' nhưng 'vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh' trong cuộc họp tổng kết công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày 10/4.
Lãnh đạo VNBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionKể từ sau Đại hội Đảng 12, TBT Trọng đã đẩy chiến dịch chống tham nhũng tăng tốc chưa từng có
Tại trụ sở Trung ương Đảng ở Hà Nội, GS Trọng cho rằng 'mặt được' là "vai trò, vị trí, uy tín của Đảng được nâng lên rõ rệt, thể hiện ở cả trong nước và trên trường quốc tế".
Website chinhphu.vn nhắc đến việc các đảng viên vi phạm "đã bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc, qua đó có tác dụng cảnh báo, phòng ngừa sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng…"
Tuy nhiên, còn nhiều mặt chưa được, trong số đó là "Công tác tự kiểm tra còn yếu, tự phê bình và phê bình còn nể nang, né tránh; kiểm soát quyền lực chưa tốt".
Có 10 tỉnh và năm cơ quan trung ương nằm trong đợt kiểm tra việc thực Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng vừa qua, theo trang web chinhphu.vn.
Ngoài ra, nhận thức của một số đảng viên về nhiệm vụ chỉnh đốn đảng còn 'chưa đầy đủ'. Việc tuyên truyền, đấu tranh chống âm mưu 'diễn biến hòa bình', nguy cơ 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' và các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa 'chưa thật sắc bén'.
"Việc nhận diện những biểu hiện suy thoái trong cán bộ, đảng viên còn đơn giản, né tránh, chưa chỉ rõ được địa chỉ cụ thể."
"Vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm" trong "việc thực hiện tự phê bình và phê bình".
Việc kê khai, công khai tải sản, thu nhập của cán bộ đảng viên còn 'chưa được quan tâm thực hiện' và 'còn hình thức'.
Trong số 10 tỉnh được kiểm tra, Trà Vinh được cho là 'có cách làm sáng tạo' trong thực hiện Nghị quyết 4.
Tỉnh này đã in 27 biểu hiện "Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' nêu trong Nghị quyết 4 thành sổ tay bỏ túi, và dán ở những nơi đông người qua lại để 'ai cũng thấy cần thiết tự soi tự sửa.'
"Cái sâu xa là trung thành tuyệt đối với Đảng, kiên định với chế độ", website chinhphu.vn tường thuật.
Dư luận Việt Nam chú ý nhiều đến công cuộc chống tham nhũng hay còn gọi là 'đốt lò' mà TBT Trọng khởi xướng.
Từ anh hùng công an thành tội đồBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionTừ anh hùng công an thành đối tượng 'nóng', tướng Phan Văn Vĩnh
Có ý kiến đã đăng trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt cho rằng ''làm sạch đội ngũ lãnh đạo cần thiết và rất đúng ý dân. Điều này cho thấy sự cầu tiến của ĐCSVN. Kinh nghiệm cho thấy tham nhũng, lãnh đạo yếu kém sẽ mất lòng dân và mất chính quyền''.
Ngoài ra, cũng có ý kiến nói tham nhũng ở VN đã mang tính cơ chế, và thiếu tam quyền phân lập sẽ khó làm rốt ráo .
Gần đây nhất, một hướng dẫn thi hành quy định mới nhất về kỷ luật đảng viên đã thu hút sự chú ý bất ngờ của dư luận Việt Nam vì câu nói rằng Đảng viên nghỉ hưu, đang ốm nặng hoặc thậm chí đã qua đời vẫn có thể bị kiểm tra, kỷ luật, theo kiểu hồi tố.

Vì sao phải chỉnh đốn Đảng?

Kể từ Đại hội Đảng 12, khi ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi đấu tranh "chống tham nhũng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống".
Sau khi được bầu lại làm Tổng Bí thư tháng Giêng 2016, ông Nguyễn Phú Trọng cùng giới chức trong Đảng đã ban hành hàng loạt văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
Tháng 10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
Hàng loạt đảng viên 'cao cấp' đã 'sa lưới', điển hình là việc bỏ tù Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, gần đây là các vụ bắt và truy tố tướng Nguyễn Thanh Hóa và trung tướng Phan Văn Vĩnh liên quan đến đường dây đánh bạc ngàn tỷ.
Hàng loạt cựu ủy viên trung ương cũng bị kỷ luật, cảnh cáo như ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư tỉnh ủy Bình Định; ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; ông Nguyễn Xuân Anh bị cách chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, cho thôi giữ chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII; ông Phạm Văn Vọng, đã nghỉ hưu, bị cách chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Mới đây nhất, tỉnh ủy Quảng Bình đã điều chuyển ông Hà Quốc Phong, Phó bí thư thành ủy ''có vợ con thăng tiến nhanh'', sau khi có dư luận về vụ việc.
Giới quan sát nói gì?
Ngay từ 22/02, tờ Diplomat bình luận rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ở một mức độ nào đấy muốn đi theo con đường của Trung Quốc.
Hình minh họaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionChính trị Việt Nam chứng kiến khá nhiều biến cố từ sau Đại hội 12
"Tất cả những động thái này chắc chắn đã khẳng định ông Trọng là nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Việt Nam trong nhiều thập niên qua. Trong một bối cảnh như vậy, Việt Nam đang dần dân từ chế độ độc đảng trở nên chế độ độc trị, giống như Trung Quốc dưới thời ông Tập", theo tờ Diplomat.
Nhá báo tự do Phạm Chí Dũng từng bình luận trên kênh YouTube của BBC Tiếng Việt rằng so sánh ông Trọng với ông Tập là không chính xác, vì ông Tập từ 2012 đã xử lý 1 triệu quan chức tham nhũng. Còn ở Việt Nam, công cuộc chống tham nhũng chỉ có '5 quan chức kê khai tài sản sai' trên cả triệu người phải khai.
Với giới quan sát nước ngoài, không ít người vẫn hoài nghi về thực chất chiến dịch chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam.
Một bài của Reuters hôm 11/12/2017, sau khi ông Đinh La Thăng bị bắt, cho rằng chiến dịch chống tham nhũng nhằm "kiềm chế tham nhũng lớn".
"Dù các vụ bắt giữ có lên cao hơn hay không, uy thế của ông Trọng được bảo đảm trong nhiệm kỳ kéo dài tới 2021, và phe này có điều kiện tốt hơn để duy trì ưu thế cả sau đó," bài báo nhận xét.
Từ Mỹ, chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á Zachary Abuza từng bình luận với BBC:
"Tất cả đều là chính trị. Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ củng cố vị trí của mình. Ông còn triệt hạ các đối thủ chính trị trước Đại hội Đảng sắp tới. Ông Trọng giờ đây đang ở vị thế không ai tấn công được."

Thủ tướng Phúc sẽ trọng dụng các nhà kỹ trị?

TS. Phạm Quý Thọ 
Gửi cho BBC từ Hà Nội 7 giờ trước
Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates ở Hà Nội tháng Tư 2006Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionThủ tướng Phan Văn Khải tiếp Chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates ở Hà Nội tháng Tư 2006
Cố Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải, sau khi ông mất, được báo chí ca ngợi là nhà kỹ trị, một phần qua lời kể của các thành viên 'Tổ tư vấn kinh tế' có thời gian làm việc cùng và gần ông khi ông còn làm thủ tướng (1997-2006).
Ông từng hoạt động cách mạng ở miền Nam, ra Bắc tập kết, được cử sang Liên Xô (trước đây) học kinh tế, rồi vào lại Tp. Hồ Chí Minh sau giải phóng miền Nam, từng làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, lại ra Bắc làm lãnh đạo Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trước khi được giữ cương vị Phó thủ tướng rồi Thủ tướng chính phủ.
Cố thủ tướng Phan Văn Khải được ca ngợi không chỉ vì lý lịch công tác luôn gắn bó với ngành kế hoạch và điều hành kinh tế - xã hội, mà còn trong thực tế điều hành chính phủ trong thời gian ở cương vị thủ tướng.

Hình ảnh một thủ tướng

Về mặt đối ngoại, ông ghi dấu ấn khi là thủ tướng đầu tiên của Việt Nam đi Mỹ sau chiến tranh để thúc đẩy bình thường hóa quan hệ, xúc tiến tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Về đối nội, những nỗ lực soạn thảo và ban hành Luật Doanh nghiệp, gỡ bỏ các rào cản từ các bộ, ngành đối với doanh nghiệp, cân nhắc và tham vấn ý kiến chuyên gia trước khi ban hành các văn bản pháp luật của chính phủ như Nghị định, Thông tư…
Vì vậy, mà tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) luôn trên 7%/năm trong suốt thập niên.
Từ sau khi có đường lối Đổi mới, được Đại hội 6 của Đảng thông qua năm 1986, đến nay có 25 năm do các lãnh đạo, gốc miền Nam, làm thủ tướng: Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt (1991-1996), Cố thủ tướng Phan Văn Khải (1997-2006) và Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2006-2016).
Các nhà quan sát chính trị cho rằng chủ trương 'phân công' các lãnh đạo từng kinh qua chiến tranh và công tác ở miền Nam, nơi được cho là có kinh tế thị trường sôi động hơn miền Bắc, là quyết định tập thể hợp lý của Đảng.
Một mặt, kinh nghiệm sẽ giúp cho việc điều hành nền kinh tế tăng trưởng. Mặt khác, Đảng vẫn giữ được sự ổn định chính trị.
Thủ tướng mãn nhiệm Phan Văn Khải (trái), và tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong kỳ họp Quốc hội 2006Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionThủ tướng mãn nhiệm Phan Văn Khải (trái), và tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong kỳ họp Quốc hội 2006

Củng cố, chấn chỉnh tổ chức Đảng

Tuy nhiên, thời kỳ 'bất ổn kinh tế vĩ mô' do chính sách tăng trưởng kinh tế nóng vội và quản lý yếu kém trong nhiệm kỳ 2006-2016 là một trong những nguyên nhân khiến Đảng có những cải tổ mạnh hơn, một trong những trọng tâm là củng cố, chấn chỉnh tổ chức Đảng, chú trọng đến ý thức hệ, phẩm chất đảng viên, các quy định, quy trình hoạt động cũng như công tác cán bộ đảng, đặc biệt là cán bộ 'cấp chiến lược'.
Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, cũng từng là cán bộ tập kết, có bằng cử nhân kinh tế ở miền Bắc, trải nghiệm công tác chính quyền đến khi giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng, ra Bắc ông kinh qua các chức vụ Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng.
Những sáng kiến về xây dựng 'chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động', lựa chọn chính sách thực dụng hợp lý để thúc đẩy tự do kinh doanh, gỡ bỏ rào cản từ các loại giấy phép con, các điều kiện kinh doanh và cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích khởi nghiệp, đối thoại với doanh nghiệp và nông dân.
Việc Thủ tướng Phúc tái thành lập Tổ tư vấn kinh tế, sau khi bị giải thể trong 10 năm trước đó, đã gửi tín hiệu rằng cá nhân ông và Chính phủ lắng nghe ý kiến chuyên gia.
Các thành viên của tổ là những chuyên gia giỏi và cán bộ quản lý có kinh nghiệm.
Thủ tướng hiện nay Nguyễn Xuân Phúc có tổ tư vấn kinh tế gồm 15 thành viênBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionThủ tướng hiện nay Nguyễn Xuân Phúc có tổ tư vấn kinh tế gồm 15 thành viên
Tuy nhiên có sự khác biệt, trước kia tổ bao gồm các chuyên gia đã nghỉ hưu, có điều kiện thảo luận tập thể các vấn đề nóng, 'toàn tâm, toàn ý, vô tư' tư vấn và phản biện thực chất, 'gần gũi' và dễ 'gặp' thủ tướng hơn.
Nay nhiều thành viên của tổ còn đương chức hoặc bận công việc, các vấn đề do Thủ tướng đặt hàng thường khó được bàn thảo thấu đáo, bởi vậy các ý kiến tư vấn khó tạo thành 'trí tuệ tập thể, đáp ứng các yêu cầu điều hành từ thực tế thay đổi nhanh.
Hơn thế, các vấn đề nay cũng khác trước về tính chất và phạm vi. Trong cuộc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế cuối năm 2017 Thủ tướng đặt ra yêu cầu cấp thiết tham gia ý kiến giải quyết vấn đề 'trên nóng dưới lạnh' - theo ông, đó là 'hiện tượng nguy hiểm', cản trở sự điều hành của Chính phủ.
Sau 'bất ổn' kéo dài, những kết quả sau 2 năm điều hành của Chính phủ đương nhiệm là đáng khích lệ tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 là 6,21%, 2017 là 6,81%, quý 1 năm 2018 mới được Tổng cục Thống kê công bố là 7,38% …

Tạo ra sự khác biệt

Trong bất kỳ thể chế chính trị nào vấn đề các chính trị gia và các nhà kinh tế thường có khác biệt về mặt 'kỹ thuật' khi "Các nhà kinh tế học giải quyết các vấn đề phức tạp và các tình huống khẩn cấp, cơ sở để hoạch định chính sách trong khi các chính trị gia muốn đóng gói và bán các chính sách cho cử tri bằng ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng" (GS Jonathan Kirshner).
Bài viết này không có ý so sánh giữa các nhiệm kỳ thủ tướng từ sau Đổi mới, trái với văn hóa chính trị hiện đại ở Việt Nam.
Những nhà kỹ trị đã tạo ra sự khác biệt vì họ điều hành nền kinh tế theo đường lối đổi mới, hướng tới nền kinh tế thị trường thực chất hơn.
Hình ảnh về họ tạo được niềm tin nhất định cho người dân và doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi sang thị trường ở Việt Nam.
Việc phối kết hợp giữa các chính trị gia quyết đoán và các nhà kỹ trị tài ba là vấn đề nan giải, sẽ tiếp tục đeo đuổi quá trình cải cách thể chế ở Việt Nam.
Củng cố Đảng về tổ chức và cán bộ chắc cũng cân nhắc nhân tố này?
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của TS PGS Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội.

Mặt dày như đảng Cộng Sản

… Có cơ sở xác định số tiền mà Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn đã quản lý trên đây là tiền do một số cá nhân, tổ chức ở nước ngoài chuyển vào để tài trợ cho "Hội anh em dân chủ" hoạt động…”
hotro_taichanh
Trong giai đoạn trước 1945, các báo cáo liên lạc giữa đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi của đảng CSVN thời kỳ đó) và Quốc tế Cộng sản thường xuyên đề cập đến việc tiền nong. Trong khoảng thời gian hoạt động của mình trước khi bị giải thể vào năm 1943, Quốc tế Cộng sản đã tài trợ nhiều khoản tiền cho hoạt động của đảng.
Trong một báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản đề ngày 1/7/1936, Ban chỉ huy ngoài nước của đảng đã than vãn rằng số tiền 2.000 USD/năm mà Quốc tế Cộng sản cấp cho toàn đảng là quá ít. Để bạn đọc dễ áng chừng, thì số tiền 2.000 USD này ở thời điểm 1935 - 1936 tương đương với khoảng 36.000 USD hiện nay, tức là khoảng hơn 800 triệu đồng.
Bản báo cáo cũng ghi rằng "Nếu các đồng chí (ý nói Quốc tế cộng sản - NV) đồng ý cho Đảng chúng tôi năm hoặc sáu lần nhiều hơn khoản từ trước tới nay, hoạt động sẽ tiến triển tốt hơn". Có lẽ vì lý do đó, ở cuối báo cáo, Ban chỉ huy yêu cầu Quốc tế Cộng sản cấp riêng cho họ 2.400 USD mỗi năm "để chỉ dành cho hoạt động ở nước ngoài".
Tuy nhiên, đây không phải là khoản duy nhất mà đảng CSVN nhận từ Quốc tế Cộng sản. Các tài liệu được giải mật trong bộ Văn kiện Đảng toàn tập cho thấy, họ còn nhận nhiều khoản tiền để thực hiện các hoạt động riêng biệt khác.
Chẳng hạn như việc tổ chức đại hội đảng. Trong một thư gửi Đông Phương bộ của Quốc tế Cộng sản ngày 20/12/1934, Ban chỉ huy ngoài nước có đề cập rằng "số tiền 1.500 USD của các đồng chí không đủ chi tiêu cho vé đi, về và cấp dưỡng cho các đại biểu Đại hội." Trong thư, họ cũng đề nghị Quốc tế cộng sản cấp cho họ "vài nghìn đôla Mỹ để tổ chức các cơ quan lãnh đạo trong nước sau Đại hội."
Cũng trong báo cáo ngày 1/7/1936, Ban chỉ huy ngoài nước của đảng cũng đề nghị Quốc tế Cộng sản cấp cho họ 3.000 USD để triệu tập một hội nghị của đảng. Bên cạnh đó, các thư từ, báo cáo giữa Ban chỉ huy ngoài nước và Quốc tế Cộng sản cho thấy đảng thường xuyên xin cấp các khoản tiền từ 1.000 USD đến 5.000 USD cho các hoạt động hội họp, mở lớp học, mua sắm thiết bị, tổ chức gửi sinh viên sang Liên Xô, in ấn, viết sách báo và các hoạt động khác.
(trích từ bài "Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận tiền nước ngoài như thế nào?", tổng hợp từ các thể loại văn kiện đảng. Link vào bài viết: https://www.luatkhoa.org/…/dang-cong-san-viet-nam-da-nhan-…/)
* * *
Và ngày hôm nay, trong vở rối có tên "phiên toà xét xử Nguyễn Văn Đài và đồng phạm", những tên cộng sản ngang nhiên kết tội Hội Anh Em Dân Chủ: "… Có cơ sở xác định số tiền mà Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn đã quản lý trên đây là tiền do một số cá nhân, tổ chức ở nước ngoài chuyển vào để tài trợ cho "Hội anh em dân chủ" hoạt động".
Lũ mặt dày. So sánh chúng mày với con vật gì cũng nhục nhã cho con vậy ấy.
Phạm Đoan Trang
Nguồn: