ÐỒNG NAI (NV) - Ăn hối lộ, bất chấp hậu quả từ môi trường thiên nhiên, nhà cầm quyền đã cấp phép cho lấp cả một khúc sông Ðồng Nai để phân lô, bán nền xây dựng nhà cửa.
Ngày 16 tháng 3, báo Một Thế Giới cho biết, nhà cầm quyền tỉnh Ðồng Nai đã ra quyết định chấp thuận đầu tư dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Ðồng Nai rộng hơn 84,000 mét vuông cho công ty Toàn Thịnh Phát xây khu đô thị Pegasus Residence, với phần diện tích lấn sông Ðồng Nai lên tới hơn 77,200 m2, trong khi phần đất chỉ có hơn 6,800 m2. Dự án này triển khai trong 9 năm, tổng vốn đầu tư khoảng 2,200 tỷ đồng.
Ðoạn sông Ðồng Nai sẽ bị lấp làm dự án, phía xa xa là cù lao Phố. (Hình: Một Thế Giới)
Theo ghi nhận của phóng viên Một Thế Giới, dự án kéo dài hơn 1.3 km từ công viên Nguyễn Văn Trị, đối diện ủy ban tỉnh Ðồng Nai đến cầu Rạch Cát, lấn chiếm sông Ðồng Nai hơn 100m. Việc lấp sông để làm khu đô thị kinh doanh, kiếm lời này đã vấp phải sự phản đối và bất bình của người dân.
Bà Thanh, nhà ở đường Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, đối diện dự án bực tức phản ánh, nhà của bà và những người dân sống quanh đây đã mấy chục năm qua nhưng nay muốn nâng nền, nâng mái cũng không được mà chỉ cho sửa chữa lại. Trong khi chủ đầu tư lấp cả bờ sông hàng trăm mét thì được chính quyền cấp phép. “Dân thì cấm, doanh nghiệp thì cho, như vậy bất công quá,” bà Thanh ấm ức.
Cũng theo nhiều người dân sống hai bên bờ sông, theo quy hoạch lộ giới, từ mép sông trở vào 20m người dân không được xây cất gì, nhưng không hiểu sao ủy ban tỉnh lại cấp phép cho công ty Toàn Thịnh Phát lấp cả sông để làm nhà bán.
“Tôi cứ tưởng tỉnh làm dự án cải tạo lại bờ kè chứ có biết đâu họ cho lấp sông như vậy. Hồi trước, họ không cho dân xây nhà lấn trên sông vì sợ hạn chế dòng chảy, nhưng nay cho làm dự án trên sông thì ngăn dòng chảy luôn,” ông Tuấn, cán bộ về hưu, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa nói.
Một chuyên gia kinh tế phân tích, mặc dù tỉnh Ðồng Nai quy hoạch dự án chỉnh trang đô thị dọc sông Ðồng Nai hơn 15 hecta, nhưng chủ đầu tư chỉ chọn phần “nạc” là phần đất trên sông chỉ cần đổ đất, cát san lấp là có thể khai thác mà không cần phải bỏ tiền ra đền bù mặt bằng cho các hộ dân. Ðặc biệt, dự án này tỉnh Ðồng Nai cũng không cần công ty trên phải dành 20% diện tích đất để làm nhà ở xã hội theo luật định.
Nhiều người dân Ðồng Nai lo lắng, tước đây, sông Ðồng Nai đã xoáy mất một cù lao kéo dài từ cầu Ghếnh tới cầu Mới. Giờ đây nếu lòng sông Cù lao Phố bị “bóp” lại thì vài năm tới nước sẽ ngập vào nhà dân. Sau này sẽ xuất hiện dòng sông xoáy, có thể gây xói mòn “đạp” mất cầu Ghếnh và gây nguy cơ sạt lở phía bờ đối diện dự án.
Các hộ dân sống dọc bờ sông Ðồng Nai cũng cho hay, mấy tháng nay dự án cho thi công san lấp suốt ngày đêm, tiếng ồn và khói bụi làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, đảo lộn sinh hoạt của người dân. (Tr.N)
03-17-2015 3:46:12 PM
Tuesday, March 17, 2015
Đích đến của mọi tên gọi
03/17/2015 - 19:02 — tuankhanh
Dư Luận Viên, thật ra đó không phải là chuyện mới, từ ngàn xưa vốn đã ghi lại những câu chuyện về loại người này.
Trong những câu chuyện về Đức Phật, có chuyện ghi lại rằng khi đạo Phật được lòng người và phát dương ở Ẩn Độ, một vùng đất đầy những tín ngưỡng thần linh khác nhau và lâu đời, rất nhiều người ở tôn giáo khác đã hết sức tức giận Đức Phật. Một ngày nọ khi đang ngồi dưới gốc Bồ Đề thuyết pháp, bất ngờ một người trong số đó tiến đến gần và bất ngờ nhổ vào mặt Đức Phật. Mọi đệ tử đều bất ngờ và tức giận, nhưng ngay lúc đó, Đức Phật chỉ điềm đạm hỏi rằng “ngươi còn muốn làm gì nữa không?”. Tên Dư Luận Viên thời cổ đại đó đã bỏ đi.
Câu chuyện đó, có thể coi như một chứng cứ cho sự có mặt sớm sủa của một loại Dư Luận Viên trên hành tinh này - loại người cực đoan và chỉ muốn hành động khiêu khích, buông thả bản năng nông cạn của mình để chống lại sự tự nhiên và lẽ sống. Những kẻ đó chỉ mong chờ sự phản ứng từ nạn nhân của chúng: hoặc là sợ hãi, hoặc là đáp trả để chúng có thể tự kích thích và hưng phấn với bản năng vô lương của mình.
Khi còn ở trường trung học, phải mất nhiều năm nhìn ra thế giới bên ngoài mái trường xã hội chủ nghĩa, tôi mới nhận ra rằng chỉ có những chế độ độc tài mới sản sinh những loại Dư Luận Viên – mà tên gọi thì rất khác nhau. Thời Phát-xít Đức thì có Thanh Niên Quốc Xã, thời Mao Trạch Đông thì có Hồng Vệ Binh, thời Nga Sô thì có đoàn thanh niên Komsomol… tất cả những thành phần tích cực của thể loại này là những kẻ chỉ điểm bậc nhất, những tên cực hữu khát máu. Ở Đức thì chúng bức hiếp và tố cáo người Do Thái, ở Trung Quốc thì đánh đập, hành hạ trí thức, ở Nga thì chụp mũ gián điệp với bất kỳ ai dám có ý kiến khác biệt…
Và có thể vì thế, mà trong bài trả lời báo chí ngày 17/3, Tướng CA Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã dứt khoát phủ nhận có liên quan chuyện thành phần Dư Luận Viên xuất hiện trong lễ tưởng niệm Trung Cộng thảm sát và chiếm đảo Gạc Ma (14-3-1988). Dù sự nhố nhăng của đám người cờ đỏ sao vàng đó có thể được gọi là thành công trong việc phá sự trang nghiêm của lễ tưởng niệm, nhưng tính hạ cấp của hành động cũng như chủ trương khiến các nhà lãnh đạo cấp trên phải ngại ngùng, từ chối không liên quan. Về cơ bản, một nhà nước văn minh và pháp quyền không thể nào nhìn nhận mình đang nuôi dưỡng một lực lượng cực hữu điên cuồng như vậy.
Tuy nhiên, những Dư Luận Viên đó có lý của mình. Họ có đặc quyền ngu dốt trước lễ tưởng niệm này vì chưa bao giờ việc mất đảo, hy sinh này được vào sách giáo khoa lịch sử, dù người dân đã đóng không biết bao nhiêu tiền thuế để cải cách. Thậm chí việc tưởng niệm hay nhắc lại sự kiện này trong nhiều năm vẫn bị coi là nhạy cảm trên báo chí, truyền hình. Bao giờ những mất mát đau thương này thành bài học con trẻ. Mà không phải chỉ có Gạc Ma, mà mọi điều minh bạch về cuộc chiến 1979, về Hoàng Sa trở thành chuyện quốc gia không úp mở? Dù là Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh, dù là Việt Nam Cộng Hòa hay Cộng Sản thì đất đai và dân tộc cũng chỉ là của người Việt mà thôi.
Gamzatov, nhà thơ xứ Daghestan, từng viết rằng “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác”. Dường như câu nói này đang ứng vào hiện tại của đất Việt hôm nay. Khi xương máu và giang sơn của tiền nhân để lại bị coi thường, thì giá trị tổ quốc trở thành mờ nhạt, vô nghĩa. Rất nhiều quan chức cộng sản vô thần ra sức góp tiền xây chùa, làm từ thiện để mong tạo phước cuối đời cho mình, thì cũng là lúc một lũ vô đạo mang cờ quạt chính danh nhảy múa diễu cợt trước vong linh người đã hy sinh cho đất nước.
Đừng hy vọng những Dư Luận Viên đó ngại ngùng và từ bỏ hành động của mình. Trong thời đại duy lợi và cơ hội, đó là những hoàn cảnh đẹp nhất để họ giới thiệu mình như một công cụ và háo hức xin được nhìn nhận thân phận. Tổ tiên hay đồng bào cũng chỉ nằm dưới gót giày của họ. Thậm chí nếu cho một cơ hội, họ có thể lau dọn tất cả tội ác của kẻ xâm lược bằng lưỡi của mình. Trong thời đại Viking ờ Bắc Âu, khi một tộc trưởng bị kẻ khác đánh bại và giành danh hiệu, tất cả những chiến binh của kẻ bị đánh bại đều đến trước ông chủ mới làm lễ để thề trung thành và nguyện phục vụ cho đến chết. Rất nhiều chiến binh coi đó là cơ hội của mình để thăng tiến và được nhìn nhận. Thời đại nào cũng vậy, luôn có những kẻ xông lên để giới thiệu mình. Và dù là Chiến Binh hay Hồng Vệ Binh hay Dư Luận Viên, đó cũng chỉ là tên gọi mới của một loại nô lệ.
tuankhanh's blog
Dư Luận Viên, thật ra đó không phải là chuyện mới, từ ngàn xưa vốn đã ghi lại những câu chuyện về loại người này.
Trong những câu chuyện về Đức Phật, có chuyện ghi lại rằng khi đạo Phật được lòng người và phát dương ở Ẩn Độ, một vùng đất đầy những tín ngưỡng thần linh khác nhau và lâu đời, rất nhiều người ở tôn giáo khác đã hết sức tức giận Đức Phật. Một ngày nọ khi đang ngồi dưới gốc Bồ Đề thuyết pháp, bất ngờ một người trong số đó tiến đến gần và bất ngờ nhổ vào mặt Đức Phật. Mọi đệ tử đều bất ngờ và tức giận, nhưng ngay lúc đó, Đức Phật chỉ điềm đạm hỏi rằng “ngươi còn muốn làm gì nữa không?”. Tên Dư Luận Viên thời cổ đại đó đã bỏ đi.
Câu chuyện đó, có thể coi như một chứng cứ cho sự có mặt sớm sủa của một loại Dư Luận Viên trên hành tinh này - loại người cực đoan và chỉ muốn hành động khiêu khích, buông thả bản năng nông cạn của mình để chống lại sự tự nhiên và lẽ sống. Những kẻ đó chỉ mong chờ sự phản ứng từ nạn nhân của chúng: hoặc là sợ hãi, hoặc là đáp trả để chúng có thể tự kích thích và hưng phấn với bản năng vô lương của mình.
Khi còn ở trường trung học, phải mất nhiều năm nhìn ra thế giới bên ngoài mái trường xã hội chủ nghĩa, tôi mới nhận ra rằng chỉ có những chế độ độc tài mới sản sinh những loại Dư Luận Viên – mà tên gọi thì rất khác nhau. Thời Phát-xít Đức thì có Thanh Niên Quốc Xã, thời Mao Trạch Đông thì có Hồng Vệ Binh, thời Nga Sô thì có đoàn thanh niên Komsomol… tất cả những thành phần tích cực của thể loại này là những kẻ chỉ điểm bậc nhất, những tên cực hữu khát máu. Ở Đức thì chúng bức hiếp và tố cáo người Do Thái, ở Trung Quốc thì đánh đập, hành hạ trí thức, ở Nga thì chụp mũ gián điệp với bất kỳ ai dám có ý kiến khác biệt…
Và có thể vì thế, mà trong bài trả lời báo chí ngày 17/3, Tướng CA Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã dứt khoát phủ nhận có liên quan chuyện thành phần Dư Luận Viên xuất hiện trong lễ tưởng niệm Trung Cộng thảm sát và chiếm đảo Gạc Ma (14-3-1988). Dù sự nhố nhăng của đám người cờ đỏ sao vàng đó có thể được gọi là thành công trong việc phá sự trang nghiêm của lễ tưởng niệm, nhưng tính hạ cấp của hành động cũng như chủ trương khiến các nhà lãnh đạo cấp trên phải ngại ngùng, từ chối không liên quan. Về cơ bản, một nhà nước văn minh và pháp quyền không thể nào nhìn nhận mình đang nuôi dưỡng một lực lượng cực hữu điên cuồng như vậy.
Tuy nhiên, những Dư Luận Viên đó có lý của mình. Họ có đặc quyền ngu dốt trước lễ tưởng niệm này vì chưa bao giờ việc mất đảo, hy sinh này được vào sách giáo khoa lịch sử, dù người dân đã đóng không biết bao nhiêu tiền thuế để cải cách. Thậm chí việc tưởng niệm hay nhắc lại sự kiện này trong nhiều năm vẫn bị coi là nhạy cảm trên báo chí, truyền hình. Bao giờ những mất mát đau thương này thành bài học con trẻ. Mà không phải chỉ có Gạc Ma, mà mọi điều minh bạch về cuộc chiến 1979, về Hoàng Sa trở thành chuyện quốc gia không úp mở? Dù là Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh, dù là Việt Nam Cộng Hòa hay Cộng Sản thì đất đai và dân tộc cũng chỉ là của người Việt mà thôi.
Gamzatov, nhà thơ xứ Daghestan, từng viết rằng “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác”. Dường như câu nói này đang ứng vào hiện tại của đất Việt hôm nay. Khi xương máu và giang sơn của tiền nhân để lại bị coi thường, thì giá trị tổ quốc trở thành mờ nhạt, vô nghĩa. Rất nhiều quan chức cộng sản vô thần ra sức góp tiền xây chùa, làm từ thiện để mong tạo phước cuối đời cho mình, thì cũng là lúc một lũ vô đạo mang cờ quạt chính danh nhảy múa diễu cợt trước vong linh người đã hy sinh cho đất nước.
Đừng hy vọng những Dư Luận Viên đó ngại ngùng và từ bỏ hành động của mình. Trong thời đại duy lợi và cơ hội, đó là những hoàn cảnh đẹp nhất để họ giới thiệu mình như một công cụ và háo hức xin được nhìn nhận thân phận. Tổ tiên hay đồng bào cũng chỉ nằm dưới gót giày của họ. Thậm chí nếu cho một cơ hội, họ có thể lau dọn tất cả tội ác của kẻ xâm lược bằng lưỡi của mình. Trong thời đại Viking ờ Bắc Âu, khi một tộc trưởng bị kẻ khác đánh bại và giành danh hiệu, tất cả những chiến binh của kẻ bị đánh bại đều đến trước ông chủ mới làm lễ để thề trung thành và nguyện phục vụ cho đến chết. Rất nhiều chiến binh coi đó là cơ hội của mình để thăng tiến và được nhìn nhận. Thời đại nào cũng vậy, luôn có những kẻ xông lên để giới thiệu mình. Và dù là Chiến Binh hay Hồng Vệ Binh hay Dư Luận Viên, đó cũng chỉ là tên gọi mới của một loại nô lệ.
tuankhanh's blog
Khen ai khéo vẽ cho vui thế!
J.B Nguyễn Hữu Vinh, viết từ Hà Nội
Theo RFA-2015-03-17
Trước tượng đài Lý Thái Tổ sáng 14/3/2015. Photo by Nguyen Huu Vinh
Vài hôm nay, cộng đồng mạng ồn ào và nổi sóng với vụ việc nhà cầm quyền Hà Nội cho đám cô hồn dư luận viên phá hoại buổi tưởng niệm 64 chiến sĩ đã hy sinh trong trận thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988-2015 được một nhóm xã hội dân sự kêu gọi tổ chức tại tượng đài vua Lý Thái Tổ - Hà Nội.
Đã 27 năm kể từ ngày bị thảm sát, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, dưới "sự lãnh đạo tuyệt đối và sáng suốt" của cái đảng tự xưng "là đạo đức, là văn minh" đã không hề nhắc đến họ.
Hoạt động này của người dân là một nghĩa cử để an ủi các vong linh những người đã hiến máu xương mình cho đất nước mà không trở về. Thân xác các anh đã và đang chìm nổi đâu đó trên biển, linh hồn các anh vật vờ thê thảm phương nào không hay.
Đây là một hoạt động dân sự hết sức đáng được tôn trọng và quảng bá về lòng biết ơn đối với những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc. Nó cũng nhằm giáo dục cho con cháu truyền thống uống nước nhớ nguồn, yêu nước thương nòi, đặc biệt là tinh thần quật cường trong việc bảo vệ lãnh thổ của Tổ Quốc.
Thế nhưng, không rõ cái "đạo đức", cái "văn minh" của đảng đến đâu, mà những hành động đối với cuộc tưởng niệm đã làm cho cả cộng đồng trong và ngoài nước, từ già đến trẻ, từ trí thức đến người nông dân phải nhăn mặt bịt mũi thậm chí còn uất ức chửi tán loạn. Rằng thì là đó là những hành động lưu manh, là phản quốc, là vô giáo dục, là thiếu đạo đức... Thôi thì đủ cả các loại tính từ được sử dụng dành cho thứ "đạo đức, văn minh" cộng sản.
Ngay từ rất sớm, một đám cô hồn đã được tổ chức từ ra "chiếm lĩnh trận địa: với loa công suất lớn, với hàng loạt cờ đỏ búa liềm được làm "đạo cụ" tập nhảy nhót "Trống cơm" và các bài hát hết sức phản cảm và vô nghĩa trong ngày đại giỗ của dân tộc. Những đám thanh niên nhảy nhót với lá cờ búa liềm đỏ choét, sẵn sàng gây sự với bất cứ ai đến lễ đài vua Lý Thái Tổ. Xung quanh đó là hàng đàn, hàng lũ các đoàn thể, phụ nữ, bảo vệ, tổ dân phố và... an ninh, công an đủ loại.
Không chỉ vậy, đám cô hồn này với hàng loạt cờ búa liềm đã xông đến nơi những người đang cầm hoa tưởng niệm hương hồn các liệt sĩ mà gào thét, mà gây sự, mà khiêu khích hỗn láo, cướp băng rôn, hình ảnh bỏ chạy thục mạng... rồi hò nhau hét lên: "Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng".
Hò hét: "Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng - Đảng CSVN quang vinh muôn năm."
Quả thật, không biết viên an ninh chỉ đạo hôm đó nghĩ gì mà đã cho đám cô hồn lôi ông Hồ Chí Minh tham dự vào một thất bại đau đớn, nhục nhã vì mất biển đảo của Tổ Quốc và phỉ báng các liệt sĩ và hạ nhục đất nước trong ngày đại kỵ đến thế. Họ vốn coi ông Hồ là thần, thánh cơ mà?
Không phải đây là lần thứ nhất họ tỏ rõ sự vô ơn bội nghĩa với những người đã khuất trong các trận chiến với Trung Cộng xâm lược. Mà chính tại nơi này, đã nhiều lần liên tiếp, nhà cầm quyền Hà Nội giở nhiều trò đê tiện và hèn hạ đó.
Mới đây thôi, ngày 19/1/2015, tôi cùng một nhóm người đến tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa rơi vào tay giặc với 74 tử sĩ bị giặc giết trong trận hải chiến năm 1974 đã bị một nhóm an ninh, dân phòng, gây sự và phá hoại. Tên đội lốt côn đồ phá hoại cướp vòng hoa, đã bị bắt để đưa về đồn công an, thì công an đã đưa xe giải thoát và đến nay, dù đã có đơn hơn 2 tháng, thì lực lượng công an "giỏi nhất thế giới" vẫn "chưa tìm thấy". (Sic)
Trước đó năm 2014, một cuộc tưởng niệm tròn 40 năm ngày Hoàng Sa rơi vào tay giặc và các liệt sĩ đã ngã xuống tại tượng đài Lý Thái Tổ với hàng trăm người dân, nhân sĩ, trí thức và các nhà báo nước ngoài có mặt. Nhà cầm quyền Hà Nội giở trò mang ra những mảnh đá và... cắt. Bụi mù mịt cả khu tượng đài vẫn không làm cho người dân nao núng rời đi. Họ giở trò dùng loa công suất lớn hét vào tai người đến tham dự và cả những nữ nhà báo nước ngoài.
Rồi cuộc tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh trên biên giới phía Bắc ngày 17/2 - Một cuộc chiến đẫm máu với hàng vạn người dân, chiến sĩ đã bị giết hại bởi những trận giết thường dân hàng loạt và tàn bạo của Cộng sản Trung Quốc, Cộng sản Việt Nam đã cố tình xóa đi cuộc chiến này trong các sự kiện - đã bị nhà cầm quyền ngăn chặn bằng nhiều trò bẩn thỉu để như gác đường, theo dõi, vận động không đi... Đặc biệt là nhà cầm quyền Hà Nội đã cho một nhóm đàn bà rửng mỡ nhảy nhót điệu hát của Tàu Cộng "Con bướm xinh" trước tượng đài Vua Lý để ngăn chặn cuộc tưởng niệm.
Không chỉ có thế, những lần bọn xâm lăng đưa quân xâm lược, bắn giết ngư dân, phá hoại sản xuất trên biển, xâm lăng bờ cõi... mà người dân biểu thị tinh thần yêu nước đã bị nhà cầm quyền Hà Nội dùng đủ mọi thủ đoạn đàn áp, bắt bớ ngăn chặn với luận điệu "đã có đảng và nhà nước lo". Hơn thế, dù trời mưa rét cắt da, họ cũng bắt hàng đoàn thiếu nữ quần đùi , áo hở hang uốn éo trước những nơi công cộng hoặc trước tượng đài nhằm "chiếm trận địa". Hoặc bằng những người mặc áo mưa tưới cây dưới trời mưa phùn để ngăn không cho dòng người vào tượng đài Cảm tử...
Những trò lố, những trò vui đó đã không thể nào che đậy được bản chất ý đồ của họ và nó chỉ thể hiện bản chất hèn với giặc, ác với dân mà thôi.
Đó là những sự sỉ nhục vong linh của những người đã vị quốc vong thân để giành cho họ cái chỗ ngồi hôm nay trên đầu, trên cổ dân tộc.
Những hành động đó của nhà cầm quyền Hà Nội, không khác chi hành động của những đứa con rượu chè nhảy nhót, hò hát say sưa trong tang lễ, ngày giỗ bố mẹ. Đó cũng là để thể hiện cái " đạo đức, văn minh" cộng sản thời khi đã nắm vững ghế, cầm chắc cán dao.
Quả là nếu cụ Nguyễn Khuyến có sống lại, lại phải thốt lại câu thơ xưa:
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu
Vì sao?
Những hành động, lời nói của nhà cầm quyền Hà Nội gần đây với phong trào dân sự, những người yêu nước đã làm nhiều người thắc mắc. Những điều thắc mắc đó một thời gian dài không có lời giải đáp bởi người ta chẳng thể nào hiểu nổi.
Tại sao nhà cầm quyền Hà Nội thừa biết rằng, những luận điệu "Đã có đảng và nhà nước lo" khi đất nước bị xâm lăng chẳng ai tin được. Bởi người dân không mù, không điếc và ở thời đại Internet đến mọi nơi, thì không dễ che lấp điều mà ai cũng thấy là biển đảo, đất đai của Tổ Quốc dần dần bị mất vào tay giặc xâm lăng dưới "sự lãnh đạo tài tình của đảng". Thế mà họ vẫn cứ lặp đi, lặp lại?
Tại sao nhà cầm quyền Hà Nội thừa biết rằng, những trò con trẻ như chiếm khán đài, quần chúng tự phát, an ninh giả trang làm côn đồ, làm bảo vệ, thợ cắt đá... cũng không thể che giấu được sự hèn hạ bên trong là họ không dám để người dân tập trung tưởng nhớ đến những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc. Và họ biết thừa là họ đang đi ngược lại lòng dân, trong khi lật thuyền cũng là dân mà họ không ngại làm?
Tại sao, khi giặc xâm lăng đến trước ngõ, thay vì động viên những người dân nung nấu thêm lòng yêu nước và chí khí trước ngoại xâm, thì những người cầm quyền đã sắp xếp cho con cháu đi đòi lãnh thổ đã bị mất và sắp mất khi trong tay họ? Thế rồi những hàng ngũ lãnh đạo xuất hiện với những động tác hèn hạ và những câu nói dốt nát đến độ không ngờ. Chẳng lẽ họ không biết họ nói gì?
Với sự kiện hôm 14/3 mới đây, nhà cầm quyền cho đám âm binh cầm cờ búa liềm ngăn chặn những người tưởng niệm và hò hét "Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng"? Vì sao lại chỉ cầm cờ búa liềm?
Câu trả lời: Một con đê sắp vỡ
Đưa những thắc mắc đó nói chuyện một người bạn vốn thường hay nghiền ngẫm sự đời, anh ta trả lời ráo hoảnh:
- Ông thắc mắc làm gì. Ông đã thấy tình trạng của con đê sắp vỡ hay chưa?.
Rồi anh giải thích:
- Thông thường, khi con đê vững chắc, biết là sóng nước không thể làm suy suyển, thì người ta rất cẩn thận, cân nhắc khi sử dụng và bảo vệ nó hoặc tác động vào nó, kể cả đào cái hố, trồng cái cây. Nhưng một khi đã đến mức báo động, nó sắp vỡ hoặc đang vỡ thì vớ được cái gì người ta dùng luôn cái đó. Bình thường, chẳng ai dùng phên để chắn nước vì nó sẽ chảy, nhưng khi đê vỡ, thì không chỉ có phên mà rơm rác, cát bụi hoặc bất cứ cái gì, kể cả bàn ghế cũng đều ném vào mà chặn dòng chảy.
Ở đây, cái hệ thống nhà nước này cũng vậy. Ông đừng nghĩ họ không biết những việc đó là đáng xấu hổ, là hèn hạ, bẩn thỉu trước mắt người dân. Họ biết, nhưng họ bí và họ đang hoảng sợ, bất lực trước lòng dân nên gặp gì làm nấy thôi. Khi họ không thể chính danh ngăn chặn lòng yêu nước của người dân như họ muốn thì họ bịa ra "đã có đảng và nhà nước lo" và dùng mặt trận đi khuyên can, ngăn chặn. Khi họ không thể công khai ra lệnh cấm yêu nước hoặc đàng hoàng mang sắc phục trấn áp, thì họ hóa trang thành côn đồ. Đê đang vỡ mà lại".
Tôi giật mình, quả là những ví dụ đơn giản, nhưng lật được bản chất sự việc và trả lời bao câu hỏi bấy lâu nay. Tôi đang mông lung suy nghĩ, bỗng anh trầm ngâm:
- Điều tôi không hiểu ở đây, là tại sao đám cô hồn đó, chúng không mang cờ Tàu, không mang cờ đỏ sao vàng mà chỉ toàn mang cờ đảng màu đỏ và búa liềm?
Tôi lại phải làm người giải thích cho anh:
- Đơn giản thôi anh. Nếu chúng mang cờ Tàu thì hẳn nhiên là bằng chọc tức dân chúng. Chúng chỉ có thể mang ở những nơi dân ít và không mấy quan tâm như ở Lai Châu vừa qua chứ chưa dám mang công khai ở Hà Nội. Nếu chúng mang cờ đỏ sao vàng, dù sao cũng gọi là cờ Tổ Quốc lại đi phá đám tưởng niệm những người hy sinh vì Tổ Quốc thì có bằng mà tự nó khai nó là ai.
Trong khi nó mang cờ đảng, hô hét "đảng CSVN quang vinh muôn năm" thì hẳn nhiên về lý thuyết là không sai. Bởi những kẻ giết các chiến sĩ Gạc Ma năm xưa lại là bạn vàng của đảng CSVN, nên nó mang cờ đảng ra để phản đối tưởng niệm nạn nhân của bạn vàng là đúng chứ sao. Và một điều nữa, là những người tham gia vào cái đảng ấy khi đứng giơ tay thề, chỉ thề "Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và làm theo chủ trương, nghị quyết của đảng... Nhưng không hề có một lời nào là trung thành hoặc liên quan gì đến Tổ Quốc, đất nước Việt Nam. Vậy thì với đảng và đảng viên, Tổ Quốc chẳng là cái đinh vít gì ông ạ.
Vừa nói đến đó, ông bạn tôi bật dậy như lò xo:
- Trời đất ơi, bao năm rồi mà tôi không mở được mắt ra mà nhìn đến độ sâu đó. Khốn nạn quá, còn gì khốn nạn hơn cho đất nước này không.
Vâng, đúng là một sự khốn nạn, mà có lẽ còn hơn cả sự khốn nạn, ông bạn thân của tôi ạ.
Hà Nội, 17/3/2015
*Tựa bài do RFA đặt.
**Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Theo RFA-2015-03-17
Trước tượng đài Lý Thái Tổ sáng 14/3/2015. Photo by Nguyen Huu Vinh
Vài hôm nay, cộng đồng mạng ồn ào và nổi sóng với vụ việc nhà cầm quyền Hà Nội cho đám cô hồn dư luận viên phá hoại buổi tưởng niệm 64 chiến sĩ đã hy sinh trong trận thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988-2015 được một nhóm xã hội dân sự kêu gọi tổ chức tại tượng đài vua Lý Thái Tổ - Hà Nội.
Đã 27 năm kể từ ngày bị thảm sát, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, dưới "sự lãnh đạo tuyệt đối và sáng suốt" của cái đảng tự xưng "là đạo đức, là văn minh" đã không hề nhắc đến họ.
Hoạt động này của người dân là một nghĩa cử để an ủi các vong linh những người đã hiến máu xương mình cho đất nước mà không trở về. Thân xác các anh đã và đang chìm nổi đâu đó trên biển, linh hồn các anh vật vờ thê thảm phương nào không hay.
Đây là một hoạt động dân sự hết sức đáng được tôn trọng và quảng bá về lòng biết ơn đối với những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc. Nó cũng nhằm giáo dục cho con cháu truyền thống uống nước nhớ nguồn, yêu nước thương nòi, đặc biệt là tinh thần quật cường trong việc bảo vệ lãnh thổ của Tổ Quốc.
Thế nhưng, không rõ cái "đạo đức", cái "văn minh" của đảng đến đâu, mà những hành động đối với cuộc tưởng niệm đã làm cho cả cộng đồng trong và ngoài nước, từ già đến trẻ, từ trí thức đến người nông dân phải nhăn mặt bịt mũi thậm chí còn uất ức chửi tán loạn. Rằng thì là đó là những hành động lưu manh, là phản quốc, là vô giáo dục, là thiếu đạo đức... Thôi thì đủ cả các loại tính từ được sử dụng dành cho thứ "đạo đức, văn minh" cộng sản.
Ngay từ rất sớm, một đám cô hồn đã được tổ chức từ ra "chiếm lĩnh trận địa: với loa công suất lớn, với hàng loạt cờ đỏ búa liềm được làm "đạo cụ" tập nhảy nhót "Trống cơm" và các bài hát hết sức phản cảm và vô nghĩa trong ngày đại giỗ của dân tộc. Những đám thanh niên nhảy nhót với lá cờ búa liềm đỏ choét, sẵn sàng gây sự với bất cứ ai đến lễ đài vua Lý Thái Tổ. Xung quanh đó là hàng đàn, hàng lũ các đoàn thể, phụ nữ, bảo vệ, tổ dân phố và... an ninh, công an đủ loại.
Không chỉ vậy, đám cô hồn này với hàng loạt cờ búa liềm đã xông đến nơi những người đang cầm hoa tưởng niệm hương hồn các liệt sĩ mà gào thét, mà gây sự, mà khiêu khích hỗn láo, cướp băng rôn, hình ảnh bỏ chạy thục mạng... rồi hò nhau hét lên: "Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng".
Hò hét: "Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng - Đảng CSVN quang vinh muôn năm."
Quả thật, không biết viên an ninh chỉ đạo hôm đó nghĩ gì mà đã cho đám cô hồn lôi ông Hồ Chí Minh tham dự vào một thất bại đau đớn, nhục nhã vì mất biển đảo của Tổ Quốc và phỉ báng các liệt sĩ và hạ nhục đất nước trong ngày đại kỵ đến thế. Họ vốn coi ông Hồ là thần, thánh cơ mà?
Không phải đây là lần thứ nhất họ tỏ rõ sự vô ơn bội nghĩa với những người đã khuất trong các trận chiến với Trung Cộng xâm lược. Mà chính tại nơi này, đã nhiều lần liên tiếp, nhà cầm quyền Hà Nội giở nhiều trò đê tiện và hèn hạ đó.
Mới đây thôi, ngày 19/1/2015, tôi cùng một nhóm người đến tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa rơi vào tay giặc với 74 tử sĩ bị giặc giết trong trận hải chiến năm 1974 đã bị một nhóm an ninh, dân phòng, gây sự và phá hoại. Tên đội lốt côn đồ phá hoại cướp vòng hoa, đã bị bắt để đưa về đồn công an, thì công an đã đưa xe giải thoát và đến nay, dù đã có đơn hơn 2 tháng, thì lực lượng công an "giỏi nhất thế giới" vẫn "chưa tìm thấy". (Sic)
Trước đó năm 2014, một cuộc tưởng niệm tròn 40 năm ngày Hoàng Sa rơi vào tay giặc và các liệt sĩ đã ngã xuống tại tượng đài Lý Thái Tổ với hàng trăm người dân, nhân sĩ, trí thức và các nhà báo nước ngoài có mặt. Nhà cầm quyền Hà Nội giở trò mang ra những mảnh đá và... cắt. Bụi mù mịt cả khu tượng đài vẫn không làm cho người dân nao núng rời đi. Họ giở trò dùng loa công suất lớn hét vào tai người đến tham dự và cả những nữ nhà báo nước ngoài.
Rồi cuộc tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh trên biên giới phía Bắc ngày 17/2 - Một cuộc chiến đẫm máu với hàng vạn người dân, chiến sĩ đã bị giết hại bởi những trận giết thường dân hàng loạt và tàn bạo của Cộng sản Trung Quốc, Cộng sản Việt Nam đã cố tình xóa đi cuộc chiến này trong các sự kiện - đã bị nhà cầm quyền ngăn chặn bằng nhiều trò bẩn thỉu để như gác đường, theo dõi, vận động không đi... Đặc biệt là nhà cầm quyền Hà Nội đã cho một nhóm đàn bà rửng mỡ nhảy nhót điệu hát của Tàu Cộng "Con bướm xinh" trước tượng đài Vua Lý để ngăn chặn cuộc tưởng niệm.
Không chỉ có thế, những lần bọn xâm lăng đưa quân xâm lược, bắn giết ngư dân, phá hoại sản xuất trên biển, xâm lăng bờ cõi... mà người dân biểu thị tinh thần yêu nước đã bị nhà cầm quyền Hà Nội dùng đủ mọi thủ đoạn đàn áp, bắt bớ ngăn chặn với luận điệu "đã có đảng và nhà nước lo". Hơn thế, dù trời mưa rét cắt da, họ cũng bắt hàng đoàn thiếu nữ quần đùi , áo hở hang uốn éo trước những nơi công cộng hoặc trước tượng đài nhằm "chiếm trận địa". Hoặc bằng những người mặc áo mưa tưới cây dưới trời mưa phùn để ngăn không cho dòng người vào tượng đài Cảm tử...
Những trò lố, những trò vui đó đã không thể nào che đậy được bản chất ý đồ của họ và nó chỉ thể hiện bản chất hèn với giặc, ác với dân mà thôi.
Đó là những sự sỉ nhục vong linh của những người đã vị quốc vong thân để giành cho họ cái chỗ ngồi hôm nay trên đầu, trên cổ dân tộc.
Những hành động đó của nhà cầm quyền Hà Nội, không khác chi hành động của những đứa con rượu chè nhảy nhót, hò hát say sưa trong tang lễ, ngày giỗ bố mẹ. Đó cũng là để thể hiện cái " đạo đức, văn minh" cộng sản thời khi đã nắm vững ghế, cầm chắc cán dao.
Quả là nếu cụ Nguyễn Khuyến có sống lại, lại phải thốt lại câu thơ xưa:
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu
Vì sao?
Những hành động, lời nói của nhà cầm quyền Hà Nội gần đây với phong trào dân sự, những người yêu nước đã làm nhiều người thắc mắc. Những điều thắc mắc đó một thời gian dài không có lời giải đáp bởi người ta chẳng thể nào hiểu nổi.
Tại sao nhà cầm quyền Hà Nội thừa biết rằng, những luận điệu "Đã có đảng và nhà nước lo" khi đất nước bị xâm lăng chẳng ai tin được. Bởi người dân không mù, không điếc và ở thời đại Internet đến mọi nơi, thì không dễ che lấp điều mà ai cũng thấy là biển đảo, đất đai của Tổ Quốc dần dần bị mất vào tay giặc xâm lăng dưới "sự lãnh đạo tài tình của đảng". Thế mà họ vẫn cứ lặp đi, lặp lại?
Tại sao nhà cầm quyền Hà Nội thừa biết rằng, những trò con trẻ như chiếm khán đài, quần chúng tự phát, an ninh giả trang làm côn đồ, làm bảo vệ, thợ cắt đá... cũng không thể che giấu được sự hèn hạ bên trong là họ không dám để người dân tập trung tưởng nhớ đến những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc. Và họ biết thừa là họ đang đi ngược lại lòng dân, trong khi lật thuyền cũng là dân mà họ không ngại làm?
Tại sao, khi giặc xâm lăng đến trước ngõ, thay vì động viên những người dân nung nấu thêm lòng yêu nước và chí khí trước ngoại xâm, thì những người cầm quyền đã sắp xếp cho con cháu đi đòi lãnh thổ đã bị mất và sắp mất khi trong tay họ? Thế rồi những hàng ngũ lãnh đạo xuất hiện với những động tác hèn hạ và những câu nói dốt nát đến độ không ngờ. Chẳng lẽ họ không biết họ nói gì?
Với sự kiện hôm 14/3 mới đây, nhà cầm quyền cho đám âm binh cầm cờ búa liềm ngăn chặn những người tưởng niệm và hò hét "Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng"? Vì sao lại chỉ cầm cờ búa liềm?
Câu trả lời: Một con đê sắp vỡ
Đưa những thắc mắc đó nói chuyện một người bạn vốn thường hay nghiền ngẫm sự đời, anh ta trả lời ráo hoảnh:
- Ông thắc mắc làm gì. Ông đã thấy tình trạng của con đê sắp vỡ hay chưa?.
Rồi anh giải thích:
- Thông thường, khi con đê vững chắc, biết là sóng nước không thể làm suy suyển, thì người ta rất cẩn thận, cân nhắc khi sử dụng và bảo vệ nó hoặc tác động vào nó, kể cả đào cái hố, trồng cái cây. Nhưng một khi đã đến mức báo động, nó sắp vỡ hoặc đang vỡ thì vớ được cái gì người ta dùng luôn cái đó. Bình thường, chẳng ai dùng phên để chắn nước vì nó sẽ chảy, nhưng khi đê vỡ, thì không chỉ có phên mà rơm rác, cát bụi hoặc bất cứ cái gì, kể cả bàn ghế cũng đều ném vào mà chặn dòng chảy.
Ở đây, cái hệ thống nhà nước này cũng vậy. Ông đừng nghĩ họ không biết những việc đó là đáng xấu hổ, là hèn hạ, bẩn thỉu trước mắt người dân. Họ biết, nhưng họ bí và họ đang hoảng sợ, bất lực trước lòng dân nên gặp gì làm nấy thôi. Khi họ không thể chính danh ngăn chặn lòng yêu nước của người dân như họ muốn thì họ bịa ra "đã có đảng và nhà nước lo" và dùng mặt trận đi khuyên can, ngăn chặn. Khi họ không thể công khai ra lệnh cấm yêu nước hoặc đàng hoàng mang sắc phục trấn áp, thì họ hóa trang thành côn đồ. Đê đang vỡ mà lại".
Tôi giật mình, quả là những ví dụ đơn giản, nhưng lật được bản chất sự việc và trả lời bao câu hỏi bấy lâu nay. Tôi đang mông lung suy nghĩ, bỗng anh trầm ngâm:
- Điều tôi không hiểu ở đây, là tại sao đám cô hồn đó, chúng không mang cờ Tàu, không mang cờ đỏ sao vàng mà chỉ toàn mang cờ đảng màu đỏ và búa liềm?
Tôi lại phải làm người giải thích cho anh:
- Đơn giản thôi anh. Nếu chúng mang cờ Tàu thì hẳn nhiên là bằng chọc tức dân chúng. Chúng chỉ có thể mang ở những nơi dân ít và không mấy quan tâm như ở Lai Châu vừa qua chứ chưa dám mang công khai ở Hà Nội. Nếu chúng mang cờ đỏ sao vàng, dù sao cũng gọi là cờ Tổ Quốc lại đi phá đám tưởng niệm những người hy sinh vì Tổ Quốc thì có bằng mà tự nó khai nó là ai.
Trong khi nó mang cờ đảng, hô hét "đảng CSVN quang vinh muôn năm" thì hẳn nhiên về lý thuyết là không sai. Bởi những kẻ giết các chiến sĩ Gạc Ma năm xưa lại là bạn vàng của đảng CSVN, nên nó mang cờ đảng ra để phản đối tưởng niệm nạn nhân của bạn vàng là đúng chứ sao. Và một điều nữa, là những người tham gia vào cái đảng ấy khi đứng giơ tay thề, chỉ thề "Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và làm theo chủ trương, nghị quyết của đảng... Nhưng không hề có một lời nào là trung thành hoặc liên quan gì đến Tổ Quốc, đất nước Việt Nam. Vậy thì với đảng và đảng viên, Tổ Quốc chẳng là cái đinh vít gì ông ạ.
Vừa nói đến đó, ông bạn tôi bật dậy như lò xo:
- Trời đất ơi, bao năm rồi mà tôi không mở được mắt ra mà nhìn đến độ sâu đó. Khốn nạn quá, còn gì khốn nạn hơn cho đất nước này không.
Vâng, đúng là một sự khốn nạn, mà có lẽ còn hơn cả sự khốn nạn, ông bạn thân của tôi ạ.
Hà Nội, 17/3/2015
*Tựa bài do RFA đặt.
**Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Khi bầy khỉ bỏ rừng về phố, làng cai trị
Lê Hải Lăng (Danlambao) - Tôi không biết ngoài Bắc ra sao nhưng sau khi miền Nam thất thủ thì xã quê tôi bị buộc vào làm tập thể. Xã chia ra làm nhiều đoàn, mỗi đoàn phân làm ra hai, ba đội. Mỗi buổi sáng nghe tiếng kẻng thì người đội trưởng đốc thúc mọi nông dân trong tuổi lao động ra đồng. Tại đó họ cắm lên một lá cờ rồi hò hụi thi đua nhau cuốc đất. Làm hết sức nhưng buổi trưa thật là thiểu não vì phần đông ăn khoai, ăn sắn.
Có lần một người thanh niên mở cái cà mèn đựng xôi trộn sắn ra ăn. Hắn ta nhổ nước miếng vào trước khi lấy tay bốc bỏ vào miệng. Chắc là làm như thế để tránh người khác thấy dơ mà không xin ăn ké. Một dạo chị tuổi cập kê mở cái mo cau đựng cơm ra lấy gói mè thè lưỡi ra liếm, hắt xì một cái rồi thong thả rải mè lên cơm. Trong một lần đào mương tập thể có người khai đau rồi được cho phép ngồi nghỉ. Anh ta chôm đồ ăn đang nhai ngấu nghiến thì bị đội viên phát giác báo cáo cán bộ. Anh bị đem ra phê bình kiểm thảo ngay lúc mọi người nghỉ trưa. Anh bị không biết bao nhiêu bàn tay chỉ vào mặt đến trầy cả trán. Bởi chưng trong nhiều cuộc họp cái Ủy ban “cách mạng” họp hành và bắt dân học tập rồi kêu gọi đóng góp cho nên ai cũng sợ quá mà đóng lúa gạo nên tài sản nông nghiệp cạn kiệt. Vả lại cán bộ thường hứa lèo là nhà nước giúp lại dân sau đợt nhân dân cống hiến tài sản, hiện vật.
Theo thông lệ trước khi làm xong một ngày ở đồng, đội nào đội nấy quây quần chấm điểm cho nhau để ghi vào sổ rồi cuối mùa thu hoạch tính ra mà chia phần. Điểm cao nhất là 10 bằng điểm của con trâu đi cày. Con trâu vì là đất tập thể không thuộc về riêng ai hết mà đã bắt sung công vào quỹ chung. Vì thế việc làm cuả tất cả các con trâu, cái cày, cái xe đạp nước v.v... đều thuộc về “cách mạng” quản lý nhận phần tới muà chia luá.
Đi làm quần quật cả ngày tối về nhà cơm nước vừa xong lại nghe loa gọi đi họp đoàn. Thông thường họp đội thời gian kéo không lâu. Nhưng họp đoàn có cán bộ huyện tham dự là một cực hình cho nông dân. Cán bộ chủ tọa như là một quan tòa xử án. Người nông dân chỉ là một cái máy robot nhận hình phạt.
Một lần gia đình ông Hòa thợ làm nghề cối xay bị đưa ra đấu đá về tội bị đội viên phát giác bắt gà làm thịt. Người cán bộ gọi tên ra đứng giữa sân rồi nói:
- Gà hay trâu bò súc vật đã khai báo cho “cách mạng” xử lý tại sao lại phản động ăn thịt mà không khai trình.
Ông già Hoà vuốt cái má lõm sâu rồi chống chế:
- “Cách mạng” cái chi cũng thầu hết rồi. Một vài con gà vịt lẻ tẻ cũng bắt dân rình rập tố khổ nhau. “Cách mạng” đã lùa hết trâu bò về tập trung trong đình, trong chùa, trong nhà thờ rồi mà. Tát hết nước hồ cũng chừa lại một chút cho cá nhỏ sống với đó.
- Rõ ràng mầy có hành động chống phá chính sách “cách mạng”. Đây là tội ác “Mỹ ngụy” để lại.
- Trước khi các ông về đây bà con làng xóm tui sống hiền hòa tương thân tương trợ, nhân bản, nhân vị chứ mô có cái trò dân tranh giành miếng ăn với nhà nước như thế ni.
- Phản động! Phản động! Công an khu vực đâu trói tay thằng ác ôn này đưa về đồn trừng trị.
Ông Hoà bị một cú đá thần sầu vào đít bất thần ngả xuống rồi người ta kéo lết đi ra khỏi sân.
Không khí cuộc họp đượm màu đám tang tiếp tục chương trình. Người cán bộ cấp xã đứng ra nói về “ba khoan” khoan yêu, khoan cưới, khoan chửa.
Cô Hồng con ông đoàn trưởng nắm lấy cơ hội giơ tay lên:
- Thưa “cách mạng” họp hành bao nhiêu lần tui đã được giáo dục nên giác ngộ. Còn thằng chồng tui cứ lẻo đẽo ba bốn đêm lại vô giường phá hoại. Tui giữ con bướm thì hắn lại cầm cọc chui trong chui ngoài cho bằng được.
Mọi người nghe xong cười rộ lên. Cán bộ lên tiếng yêu cầu:
- Tất cả im lặng xem nào. Ai là chồng cuả người tố cáo này hãy đứng dậy mà tự kiểm điểm phê bình.
Chàng thanh niên rời khỏi chỗ ngồi, đoạn tiến tới đứng trước cái ghế dài cuả chủ toạ đoàn. Hắn run rẩy lẩm bẩm:
- Vợ tui đổ oan cho tui. Tui đã thực hành “khoan chửa” theo đường lối “cách mạng” đề ra. Tui xin khai thiệt. Mỗi lần tốt vô cung tui thường cắn răng canh chừng khi sắp bắn là rút ra liền mà. Như rứa đó mần răng mà có chửa.
Một người đàn bà tuổi sồn sồn còn ế chồng giơ tay xin ý kiến:
- Tui đề nghị cúp khẩu phần HTX cuả vợ chồng ni như vậy càng ốm tong ốm teo thì không có rững mỡ sấp sấp ngửa ngửa…
Tiếng vỗ tay đồm độp:
- Nhiệt liệt ủng hộ! Nhiệt liệt!
Gã công an trên hàng ghế quan sát đọc báo cáo về thành tích đoàn làm tập thể về quy hoạch, chỉ tiêu trong thời gian qua. Rồi gọi tên:
- Hoàng Thị Mỹ Liên, Lê Thị Đài Trang, Hồ Văn Tép… ra trình diện trước mọi người.
Hai phụ nữ và người đàn ông ngơ ngác nhìn mặt theo nhau ra giữa sân.
Gã CA quát tháo:
- Lao động là vinh quang. Tại sao các người không chịu làm theo tiêu chuẩn. Đa số là một ngày điểm chấm từ 7 tới 10. Các người được 4 điểm, 5 điểm là sao?
Ông Tép than thở:
- Bao nhiêu luá gạo nhà tui nghe lời nhà nước kêu gọi ủng hộ thì tui đã cống hiến dĩ nhiên tui mô có ngờ là đi lao động đói thắt ruột như ri. Đã đói mần răng có sức mà cày cuốc.
Chị Mỹ Liên kể lể:
- Chồng tôi đi cải tạo. Tôi dạy học ở thành phố lớn bị đuổi việc. Nhà tôi bị tịch thu. Tôi hết đường sống bèn đem ba đứa con nhỏ về đây giao cho bên nội. Tôi đâu phải xuất thân nhà nông mà làm nghề cuốc đất trồng khoai trồng luá thế này. Tôi sinh trưởng nơi thị thành làm nghề dạy học trò kia mà.
Chị Đài Trang phân trình:
- Chồng tôi làm kế toán cho hảng thầu nước ngoài tại Sài Gòn bị tổ dân phố tố cáo là làm cho Xiạ (CIA). Khi bắt đi họ tước đoạt hết nhà cửa, đòi tống mẹ con tôi đi kinh tế mới. Tôi tưởng là ở quê chồng không u ám nên tôi chạy về đây tá túc. Làm sao tôi cày cuốc như mấy người địa phương đã chứ.
Gã CA đập mạnh tay xuống bàn:
- Đây là kết quả cuả tàn dư “đế quốc” bà con trong xã này, huyện này, tỉnh này thấy chưa. Ăn bơ uống sữa quen thói bóc lột không chịu lao động chân tay để tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN. Tôi yêu cầu hai người đàn bà này ngày mai ra đồn trình diện để giải quyết.
Cán bộ chủ toạ đứng dậy ra khỏi bàn bước đi vòng vòng khoanh tay nói:
- Những tên lính “ngụy” công chức “nguỵ” mang nợ máu với nhân dân ta đã được nhà nước khoan hồng cho đi học tập cải tạo để trở thành người tốt. Những gia đình có vợ chồng con cái phục vụ “thằng Thiệu” phải chịu gánh phần đền tội. Vợ “ngụy” không được dạy học. Con “ngụy” không được tới trường là đảng, chính phủ quét sạch hết tàn dư bọn ác ôn kia mà.
Ông Tép nghe luận điệu sắt máu. Không cầm được tức giận ông giơ tay lên phản đối:
- Nơi cái làng ni, xã ni hồi trước ai nghèo thì được chính quyền cho đi về hướng các tỉnh phía nam trong khu trù mật dinh điền canh tác sinh sống dưới sự bảo trợ nuôi ăn có khi cả năm. Người dân tự do làm ăn. Con em cắp sách tới trường không phân biệt đối xử kể cả con cái hồi chánh viên. Bi chừ người nghèo như tui teo cái bao tử rồi nhà nước còn bóp cho chết luôn là răng rứa.
Gã cán bộ trợn tròng đôi mắt:
- Đồ cực kỳ phản động! Quân thù địch cài cắm phá hoại thành quả “cách mạng”. Mầy không ăn năn hối cãi lại còn chống phá. Được rồi xin mời công an vào cuộc xử lý.
- Tui có tội tình chi mà hối với cãi…
Chưa kịp nói hết câu. Ông Tép bị cái tát nẩy lửa vào sau ót. Mất thế thăng bằng ông lảo đảo xoay xoay rồi rớt cái bịch xuống sân. Máu trên khóe môi từ từ nhểu ra...
Chủ tọa đoàn tuyên bố giải tán cuộc họp. Mọi người im lặng ra về không ai dám hé miệng nói cho nhau nghe ý nghĩ riêng cuả mình.
*
Mấy ngày sau dân trong xã rỉ tai nhau người phụ nữ tên Mỹ Liên đã được công an chở về trạm xá huyện điều trị. Người ta thấy mẹ chồng của nàng dẫn mấy đưá cháu đi trên các luống khoai lang giữa đồng làng bắt nhái, bắt dế. Thằng lớn nhất khoe với mệ nội:
- Con bắt được một hộp dế đem về tha hồ mà đá.
- Tội cho cháu ghê. Trẻ con bắt dế đá nhau làm trò chơi là hồi còn Cộng hòa miềng tê. Còn bửa ni mệ cháu miềng mang về nhà luộc ăn cho có chất đạm.
- Cháu không thích ăn như thế. Cháu thích ăn thịt gà, thịt heo, thịt bò như hồi ba má ở Sài Gòn cơ.
- Chờ khi nào ba cháu đi học cải tạo (tù) về rồi mang má và các cháu về lại trong nớ rồi tha hồ ăn chi thì ăn.
- Chừng nào nội cho cháu biết đi đó mệ.
Bà Sương mẹ chồng Mỹ Liên lấy tay chùi mô hôi nhễ nhại trên trán rồi nói trong lòng:
- Cả một cái tập đoàn khỉ lừa dối đã đành. Chẳng lẻ mình già sắp xuống lỗ lại nói láo với cháu chắt. Bà kéo tay đưá cháu vào ngực rồi vỗ về:
- Nước mất nhà tan cũng tại bầy khỉ bỏ rừng về thành phố, xóm làng cai trị. Chúng tàn ác trả thù vô song. Gia đình miềng đói rách như ri vì chúng cướp sạch rồi. Mệ nói thiệt với cháu đời mệ không còn mong có được ngày được ăn thịt gà, heo, bò nữa rồi…
- Thế có phải những người đội nón tai bèo, mũ cối tịch thu làm cuả riêng mà ăn hết phải không mệ.
Trên trời mây đen theo cơn gió kéo nhau tụ lại thành từng mảng nhỏ. Những con chim lạc bầy bay ngang dọc về hướng các tàn cây cuối cái đình làng. Bốn mệ cháu lầm lũi bước theo con đường đất gồ ghề. Về tới ngõ vô nhà người hàng xóm đã đứng chật lối đi. Chưa biết chuyện gì xảy ra. Bà Sương đang dắt tay đứa cháu nhỏ nhất để lách vào nhà. Bỗng tiếng của ai đó vọng ra:
- Bà Sương ơi dâu bà chết rồi.
Từ hôm rày linh tính cho bà biết ở trên đồn mấy ngày mà lại đi bệnh xá là có chuyện chẳng lành rồi. Bà tức tốc chạy vào nhà. Bà nhìn cái xác cô dâu rồi vò đầu thút thít:
- Trời đất ơi! A hành ác nghiệp như ri. Ác độc hơn cả ma lẫn quỹ. Con ơi là con, dâu ơi là dâu. Theo ông bà ông vải mà đi để lại đàn con dại ai nuôi đây nì…
Ba đưá con cuả Mỹ Liên được bà con dẫn tới bên mẹ. Đứa nhỏ nhất ngồi xuống rờ vú mẹ như muốn đòi sữa. Đưá lớn lấy tay day tóc mẹ:
- Mẹ chết không nhìn thấy mặt bà con rồi mẹ ơi! Mẹ đi đâu mà bỏ chúng con lăn lóc bơ vơ thế này hở mẹ.
Ngoài kia tiếng kẻng báo động kêu nhân dân chuẩn bị đi họp. Người ta vội vã tản mác mạnh ai về nhà người ấy. Bốn mệ cháu gục đầu nức nở...
Trước hiên nhà con chó đói của ai đứng sủa đợi chờ người cho ăn trong gió trời ảm đạm thê lương.
Viết về Tháng Tư đen
Nói láo có đẳng cấp!
CTV Danlambao - Thứ trưởng bộ bốn tê Trương Minh Tuấn vừa đăng đàn khẳng định là những trang blog... tào lao mang tên Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng bla bla bla đều không phải do các đồng chí lãnh đạo cộng sản làm... chính chủ. Nghe ông bốn tê này phát biểu xong mới biết chắc nịch rằng tại sao ông này được leo lên ghế thứ trưởng tê tê tê tê!!!
Trả lời báo chí đàn em cũng do bộ bốn tê làm chính chủ dẫn dắt soi đường nói láo, Trương Minh Tuấn nói rằng (*):
"Hầu hết mạng xã hội hiện nay chưa có cơ chế cho phép xác thực danh tính của người sử dụng. Người ta tự do lựa chọn tên tài khoản, vì vậy, việc mạo danh có thể thực hiện một cách dễ dàng. Thực tế, không ít trang blog và Facebook cá nhân mang tên một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Tôi khẳng định lãnh đạo Đảng, Nhà nước không có tài khoản trên mạng xã hội, những trang đó đều là mạo danh, nội dung đăng tải không phải thông tin chính thống."
Vậy là xác định đâu ra đó à nghe: trong thời đại in tẹc nét này, mấy đồng chí miệt vườn nhà ta chẳng có ma nào... chơi nét. Không có đấng nào có tài khoản trên mạng xã hội.
Thế nhưng vừa mới phán xong câu này thì câu sau ngài thứ trưởng bốn tê lại đã ngay câu trước:
"Việc Bộ trưởng Y tế công khai trang mạng xã hội có ý nghĩa cầu thị, nhưng tất cả các phát ngôn chính thức đều phải tuân thủ Quy chế phát ngôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg. Với tư cách là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, chúng tôi tôn trọng mọi ý kiến cá nhân."
Thế thì đồng chí gái Bộ trưởng bộ nhiều người chết công khai trang mạng mà không có tài khoản sao? Vậy trang mạng này lại là của đứa... mạo danh nữa chăng? Còn ngược lại, mợ Tiến có trang mạng xã hội, có tài khoản thì mợ không phải là lãnh đạo để nó "đồng hành" với lời khẳng định lãnh đạo Đảng, Nhà nước không có tài khoản trên mạng xã hội chăng!?
Chưa hết, chưa kịp chụp mép còn dính mỡ màng KHẲNG ĐỊNH "lãnh đạo Đảng, Nhà nước không có tài khoản trên mạng xã hội" thì đồng chí 4 tê này lại chửi tiếp vào... mặt mình:
- Tôi rất mê mạng xã hội, tôi thường xuyên sử dụng mạng xã hội và cũng có tài khoản Facebook riêng.
Sao kỳ vậy ta!?
Dựa vào những phát biểu đâu mèo đuôi chuột này của Trương Minh Tuấn chúng ta có thể túm lại rằng:
Chúng nó láo.
Không láo không là cộng sản.
Không láo không được vào làm bộ 4 tê.
Không láo câu trước chửi câu sau thì không xứng đáng làm lãnh đạo 4T.
Và từ trình độ nói láo có đẳng cấp này chúng ta cũng có thể tin rằng những gì mà các đồng chí đảng... chúng khẳng định thì chúng ta nghĩ ngược lại là đúng y boong: "những trang web tào lao mang tên Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng... chấm ọt đều là của... chúng.
Vì sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải vào quốc hội Úc bằng... cửa hậu?
(Hình trên mạng)
Ngày 17/3/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn CSVN trong chuyến công du Úc do quá hoảng sợ nên đã phải vội vàng vào trụ sở tòa nhà quốc hội bang New South Wales... bằng cửa hậu.
Muốn biết lý do, mời bà con xem video phóng sự của đài SBTN Úc Châu sẽ rõ nguyên nhân vì sao thủ tướng ra nông nỗi này.
Để có được cuộc hội kiến với thống đốc bang New South Wales David Hurley,
vợ chồng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn
quan chức CSVN đã phải đi bằng cửa hậu.
Bố đánh con dã man vì... làm sổng trâu
Nguyễn Huệ - Thanh Thủy | 16/03/2015 19:53
Chỉ vì những lý do nhỏ nhặt mà Lê Văn Hào nhiều lần bị người bố đẻ đánh đập dã man, cơ thể đầy thương tích.
Bố dùng dây điện đánh con trong cơn say
Tiếp xúc với phóng viên, cháu Lê Văn Hào (SN 1999, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Cổ Loa, Hà Nội) cho biết cứ cách vài tháng lại bị bố đẻ là anh Lê Văn Sinh (SN 1973) trong cơn say rượu đánh đập dã man.
Gần đây nhất, ngày 3/3/2015, Hào bị bố dùng dây điện đánh tới mức thâm tím, 1 bên mắt trái không mở được, hiện tại còn tụ máu và những vết sẹo chằng chịt sau lưng.
Nguyên nhân lần bị đánh này là do Hào làm trâu sổng chuồng, tới 8h tối ngày 3/3 vẫn chưa tìm thấy.
Những dấu vết trận đòn roi mà Hào phải gánh chịu từ bố vào ngày 3/3.
“Mặc dù lúc đó cháu có xin lỗi bố nhưng bố vẫn không tha thứ và dùng roi điện đánh” – Hào vừa nói vừa mím chặt môi.
Cùng có mặt tại thời điểm đó, chị Nguyễn Thị Hoài (SN 1976, xóm Vang, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội – mẹ đẻ của Hào) cho biết:
Do có mâu thuẫn và thường xuyên bị chồng đánh đập, 2 người ly hôn từ năm 2009 khi đã có với nhau 2 mặt con là Hào và bé Lê Thanh Xuân (SN 2002).
Theo quyết định của TAND huyện Đông Anh, Hào sống cùng bố, Xuân sống cùng mẹ. Anh Sinh hiện tại đã đi bước nữa và có thêm 2 con.
Chỉ cho chúng tôi vết sẹo ở bàn tay trái, chị Hoài nói:
“Sau khi sinh Hào được 5 tháng, khi tôi đang cho con bú, anh Sinh dùng phích nước sôi đánh. Tôi cúi người che cho con nên bị bỏng hết lưng.
Năm 2008, anh Sinh đốt quần áo của tôi khiến tôi bị bỏng 1 nửa mặt. Anh Sinh còn đánh tôi bị đứt gân tay. Đánh tôi thì không sao nhưng đánh con tôi thì tôi không thể chịu đựng được.
Sau khi đánh con, anh Sinh dọa nạt nên cháu Hào không dám báo cho mẹ biết. Ngày 4/3, tôi mới được hàng xóm ở thôn Xuân Canh điện thoại báo tin con bị bố đánh dã man.
Chiều 4/3, khi tôi đến nhà, anh Sinh và vợ nói dối cháu Hào đang đi chơi, tôi chạy vào trong buồng phát hiện cháu Hào đang nằm trên giường, người đầy thương tích nên vội vàng đưa cháu đi viện khám và điều trị”.
Chị Nguyễn Thị Hoài.
Cũng theo thông tin từ chị Hoài, trong thời gian Hào ở với bố thường xuyên bị ngược đãi, đánh đập rất dã man, ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và sức khỏe. Việc học tập của Hào vì thế cũng sa sút.
Năm 2009, Hào bị bố đánh rách tai, người thâm tím.
“Lần đó, anh Sinh cũng được công an xã gọi lên giáo dục sau khi nhận được đơn trình báo của tôi. Sau đó, anh Sinh cũng đỡ đánh Hào hơn nhưng nào ngờ…” – chị Hoài nghẹn giọng.
Người mẹ chia sẻ rằng muốn đưa con về chăm sóc nhưng hiện tại chỉ chạy chợ nên kinh tế khó khăn và cũng phải ở nhờ trong ngôi nhà chật hẹp của anh trai nên không thể nuôi con.
“Thương hoàn cảnh của tôi, cháu Hào cố gắng chịu đựng bố, chịu đựng đòn roi để tôi không phải lo lắng. Giờ tôi cũng đang chờ mua đất giãn dân để đón con về” – chị Hoài nức nở.
Người bố đánh con thường xuyên say rượu
Để tiện việc hai mẹ con liên lạc với nhau, chị Hoài đã mua điện thoại cho Hào nhưng tất cả đều bị anh Sinh đập vỡ, bẻ gãy sim.
“Bố đã đập vỡ hai chiếc điện thoại của cháu. Sau khi đánh cháu hôm 3/3, bố bắt cháu tự tay đốt hết sách vở.
Cháu chỉ có thời gian học và ôn bài ở trên lớp. Ở nhà cháu phải làm mọi việc từ giặt giũ quần áo, trông em cho tới nấu cơm, quét nhà…”– Hào ấp úng.
Hiện tại, mắt trái của Hào vẫn còn tụ máu sau 2 tuần bị bố đánh.
Bản thân Hào rất thương mẹ và muốn được về ở cùng mẹ, nhưng khi được hỏi vì sao em vẫn cố gắng chịu đựng những đòn roi của bố, Hào chỉ im lặng.
Chia sẻ với chúng tôi về sự việc này, ông Trương Hữu Nhung, công an thôn Xuân Canh xác nhận việc anh Sinh dùng đòn roi đánh đập Nguyễn Văn Hào vào tối 3/3.
Theo đó, sự việc xảy ra được 3 ngày, công an viên thôn mới nhận được thông tin và đã tới gia đình nhắc nhở, yêu cầu anh Sinh làm cam kết đồng thời báo về công an xã.
“Anh Sinh cũng thừa nhận hành vi của mình và nghiêm chỉnh chấp hành yêu cầu của chúng tôi.
Anh Sinh là người có tính “hoang dã”, chỉ học hết lớp 7, hiểu biết pháp luật còn hạn chế và cũng thường xuyên uống rượu say. Việc xảy ra, chúng tôi cũng có hỏi Hào là muốn ở với ai thì Hào nói ở với bố.
Sau sự việc này, chúng tôi cũng sẽ có biện pháp giáo dục bố, mẹ của Hào để không tiếp tục xảy ra sự việc tương tự” – ông Nhung cho biết.
Những dấu ấn của trận đòn roi năm 2009 hằn trên cơ thể Hào (Ảnh do chị Hoài cung cấp).
Cũng theo ông Nhung, địa phương không nhận được bất kì thông tin phản ánh nào từ phía người dân. Bản thân ông Nhung ở khác xóm của Hào nên cũng không nắm bắt được tình hình.
Tuy nhiên, Hào hoàn toàn phủ nhận việc mình đã nói với cán bộ thôn là muốn ở với bố:
“Cháu chưa khi nào nói điều ấy. Cháu muốn ở với mẹ” – Hào khẳng định.
Khi chị Hoài phản ánh hiện tại mắt của Hào còn bị đỏ, ông Nhung nói: “Đó là việc của nó!”.
Thậm chí cả việc chị Hoài phản ánh trước đây Hào cũng từng bị bố đánh đập và Sinh cũng có thói “vũ phu” với mình thì ông Nhung vẫn giữ nguyên quan điểm: “Ngày trước là việc của em!”.
Theo Đại Lộ
“Ăn” gà phải nhả, “ăn” dê thì sao?
Theo NLĐO-17/03/2015 22:25
22 “quan xã” ở Quảng Nam “ăn” của dân địa phương hơn 1.200 con gà, bị tố giác và chờ kỷ luật; còn vụ “quan huyện” ở Thanh Hóa “dắt nhầm” đàn dê cấp cho hộ nghèo thì đến nay vẫn rơi vào im lặng
Chiều 17-3, ông Trần Văn Noa - Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam - cho biết đã nhận được chỉ đạo của Chính phủ cũng như UBND tỉnh Quảng Nam về việc xử lý cán bộ UBND xã Quế An, huyện Quế Sơn lấy hơn 1.200 con gà trong dự án giảm nghèo chia nhau.
Ông Hoàng Kim Minh, Chủ tịch UBND xã Quế An, thừa nhận 22 cán bộ xã và người thân của cán bộ đã lấy hơn 1.200 con gà cấp cho hộ nghèo từ dự án giảm nghèo thuộc chương trình phát triển sản xuất nông thôn mới để chia nhau về nuôi. “Việc đem chia gà cho cán bộ trong xã là để tạo điều kiện cho anh em, do các cán bộ sống bằng nông nghiệp là chính. Do vậy, xã mới cấp cho 22 cán bộ và người thân của họ mỗi người 50 con gà” - ông Minh nói.
Ông Hoàng Kim Minh, Chủ tịch UBND xã Quế An (bìa phải): “Tôi chỉ nhận có 50 con gà thôi...” Ảnh: HOÀI SA
Về thông tin ông Minh được “chia phần” nhiều nhất với 200 con gà, chủ tịch xã này khẳng định chỉ nhận 50 con. Ông chống chế: “Trong phương án xã xây dựng thì không phải cấp cho hộ nghèo mà cấp cho một số hộ dân để có thêm điều kiện phát triển kinh tế trong việc xây dựng nông thôn mới… Khi chia gà giống cho các cán bộ trong xã thì chúng tôi chưa nhận thức được việc làm này là sai nhưng bây giờ mới thấy”. Sau khi sự việc được phơi bày, để sửa sai, UBND xã Quế An đã thu hồi kinh phí mua gà với số tiền 22 triệu đồng.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, theo quy định, 1.200 con gà trên được cấp cho 6 hộ dân có kinh nghiệm chăn nuôi, sau đó nhân rộng để giảm nghèo bền vững cho địa phương. Thay vì cấp gà đúng đối tượng, UBND xã Quế An lại tùy tiện chia nhau.
Trong khi đó, liên quan đến vụ 12 con dê cấp cho hộ nghèo “đi lạc” vào nhà ông Đỗ Minh Quý, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy khẩn trương làm rõ và đề xuất hình thức xử lý những người có liên quan. Tuy nhiên đến nay, sự việc trên vẫn rơi vào im lặng.
Trước đó, Báo Người Lao Động số ra ngày 20-1 có bài viết “Dê hộ nghèo lạc vào trang trại bí thư huyện ủy”, phản ánh về việc tháng 6-2014, Thị ủy Bỉm Sơn có ký kết nghĩa với Huyện ủy Thạch Thành và hỗ trợ các hộ nghèo xã Thành Yên (huyện Thạch Thành) 24 con dê cho 6 hộ nghèo. Thế nhưng, chỉ có 3 hộ nghèo trong xã được nhận 12 con, còn lại được xã, huyện cấp cho 3 người không phải là hộ nghèo. Số dê này sau đó được đưa thẳng tới trang trại của ông Đỗ Minh Quý, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành.
Trước sự việc trên, UBND tỉnh Thanh Hóa và Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có công văn chỉ đạo làm rõ thông tin báo phản ánh, thu hồi lại số dê cấp sai đối tượng và tổ chức cấp phát dê giống cho các hộ nghèo theo đúng tiêu chuẩn quy định. Sai phạm được kịp thời khắc phục nhưng điều dư luận quan tâm là việc xử lý trách nhiệm ông Đỗ Minh Quý và những người liên quan như thế nào thì đến nay vẫn chưa giải quyết. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 17-3, ông Lê Anh Dũng, Ủy viên UBKT Tỉnh ủy Thanh Hóa, xác nhận: “Đến nay, UBKT chưa nghe tổ công tác báo cáo kết quả, tiến độ giải quyết vụ việc nên chưa đưa ra kết luận”. Do vậy, chưa thể đề xuất hình thức kỷ luật những người liên quan.
Quang Vinh - Tuấn Minh
Đường cao tốc “hành” dân
17/03/2015 21:22
Người dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đang phải sống chung với khói bụi, nhà cửa hư hỏng và chẳng biết khi nào mới an cư
Trong buổi làm việc mới đây về dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng ra “tối hậu thư” đến cuối tháng 3 này, nếu Công ty Xây dựng và Kỹ thuật Lotte (Hàn Quốc, một trong những đơn vị trúng thầu của dự án) không đạt yêu cầu tiến độ thì sẽ thay nhà thầu khác.
Chậm vì giá trúng thầu thấp (?)
Nhà thầu Lotte chịu trách nhiệm thi công đoạn đường dài 15 km đi qua huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện việc thi công hầu như chưa chuyển biến gì. “Chúng tôi đã bàn giao xong mặt bằng nhưng việc thi công chỉ cầm chừng do nhà thầu trúng thầu giá thấp quá nên gọi thầu phụ không được” - ông Phạm Văn Thanh, Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình giao thông - Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi, cho biết.
Việc thi công quá chậm khiến người dân bị ảnh hưởng bởi dự án hết sức khổ sở. Ông Nguyễn Văn Thành (ngụ xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh) cho biết ông đã giao đất cho dự án từ 2 năm trước nhưng chờ hoài không thấy triển khai gì. “Chúng tôi mong dự án sớm hoàn thành để người dân thoát khỏi cảnh bụi bặm, việc đi lại cũng dễ dàng hơn” - ông Thành nói.
Cao tốc mà chậm như rùa!
Không chỉ riêng ở Quảng Ngãi, dự án này tuyến qua Quảng Nam và Đà Nẵng cũng đang ì ạch. Tại Đà Nẵng, tuyến đường dài khoảng 8 km khởi đầu từ thị trấn Túy Loan đến huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam do liên danh Cienco 5 - Cienco 1 thi công. Có 424 hộ dân phải di dời để giao đất cho dự án. Tuy nhiên, sau khi khởi động 1 năm, hiện đơn vị thi công vẫn chưa san ủi được 1 km đường!
Thi công đường cao tốc qua xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam dang dở vì vướng giải phóng mặt bằng Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Anh Bùi Luyến (trú tổ 5, thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cho hay trước Tết Ất Mùi, đơn vị thi công mới bắt tay vào đổ đất, san ủi mặt bằng. Sau Tết, nhà thầu cho tăng cường xe chở đất đá khiến môi trường ở đây bị ô nhiễm nặng bởi bụi đất.
Nhiều người dân thôn Thạch Nham Đông cho biết họ sẵn sàng nhận tiền đền bù để di dời, nhường đất cho dự án nhưng sau khi đập phá nhà cửa thì họ không nhận được đất tái định cư. “Thành phố hỗ trợ tiền thuê nhà mỗi tháng 1,5 triệu đồng trong khi tiền thuê thực tế hơn 2 triệu đồng. Tôi đã nhiều lần yêu cầu phải bố trí đất để xây nhà ở nhưng chính quyền nói phải chờ” - cư dân Bùi Thị Yến bức xúc.
Đi không được, ở không xong
Đó là tình cảnh của người dân Quảng Nam “dính” dự án này. Dự án đi qua tỉnh này có 9 gói thầu, trong đó có một số gói thầu thực hiện chậm tiến độ như gói số 5 do liên danh Phương Thành - Thành Phát - Cienco 8 - Cienco 6.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, tính đến đầu tháng 3-2014, toàn tỉnh Quảng Nam đã giải phóng mặt bằng đạt 80%. Tuy nhiên, trên thực tế, mặt bằng bàn giao đơn vị thi công bị cắt khúc, hầu hết những đoạn đi qua khu dân cư vẫn đang vướng do nhiều hộ không đồng ý giải tỏa vì giá đền bù thấp. Trong khi đó, rất nhiều hộ đồng ý nhận tiền đền bù nhưng chưa được bố trí đất tái định cư để dọn đi. “Gia đình tôi giao đất cho họ rồi nhưng đến giờ vẫn chưa được bố trí tái định cư. Nay ở lại cũng không xong vì quá bụi bặm, ồn ào” - ông Trần Tư, ngụ thôn Bình Hội, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình - than thở.
Chủ đầu tư cũng chịu thua
Đại diện chủ đầu tư dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết việc thi công chậm tiến độ có nhiều nguyên nhân. Riêng với các gói thầu do Lotte thi công ở Quảng Ngãi, theo ông Mai Anh Tuấn, Tổng Giám đốc VEC, dù khởi động từ tháng 3-2014 nhưng tiến độ rất chậm do chậm trễ lựa chọn nhà thầu phụ; nhân lực, vật lực đáp ứng công việc thiếu và yếu. “Chúng tôi đã yêu cầu Lotte tăng cường lực lượng, máy móc đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng đến thời điểm này chưa thấy có chuyển biến” - ông Tuấn ngán ngẩm nói.
Trong khi đó, ở Quảng Nam, VEC cũng đang đau đầu với công tác giải phóng mặt bằng. “Việc giải phóng mặt bằng chỉ có huyện Điện Bàn là tốt, còn lại các huyện đều rất chậm. Dù một số nơi đã chi trả đền bù rồi nhưng người dân vẫn chưa chịu đi nên nhà thầu gặp nhiều khó khăn” - một vị đại diện VEC cho biết.
TỬ TRỰC - BÍCH VÂN - TRẦN THƯỜNG
Biển Đông trong bang giao Úc-Việt Nam
Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 17-03-2015 18:30
Một người lính hải quân Việt Nam canh gác trên đảo Thuyền Chài, thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 17/01/2013.REUTERS/Quang Le/Files
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã khởi sự vào hôm nay 17/03/2015 chuyến công du hai ngày tại Úc. Vào lúc các hành vi quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông đang gây lo ngại không chỉ cho các nước bị Bắc Kinh chèn ép (như Việt Nam, Philippines hay Malaysia, Brunei) mà cho cả các nước khác trong và ngoài khu vực, hồ sơ Biển Đông chắc chắn sẽ được Thủ tướng Việt Nam đề cập đến trong các cuộc họp với đối tác Úc.
Để hiểu thêm về lập trường của Úc về Biển Đông, RFI đã đặt câu hỏi cho Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc. Trả lời RFI, Giáo sư Thayer xác định mối tương đồng về quan điểm giữa Úc và Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông :
Thayer : Úc có quan điểm tương tự như Hoa Kỳ, nhưng kín đáo hơn và rất hiếm khi lên tiếng về vấn đề này ở nơi công cộng. Úc ủng hộ hoàn toàn chính sách được tuyên bố của ASEAN về Biển Đông. Một ví dụ : Chủ trương của Úc là kêu gọi tất cả các bên trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông tự kiềm chế và tránh các hành động có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực, cũng như khẩn trương đúc kết các cuộc thảo luận về một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.
Chính sách của Úc là hậu thuẫn cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình mà không dùng đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển… Úc cho rằng điều quan trọng là phải đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải, bảo đảm quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
Vấn đề Biển Đông sẽ nằm trong chương trình các cuộc thảo luận chính thức Việt-Úc và hai Thủ tướng Chính phủ sẽ thông qua một bản Tuyên bố về Tăng cường Quan hệ Đối tác Toàn diện trong đó hai bên sẽ nhắc đến lập trường chung trên hồ sơ Biển Đông. Môt đoạn về Biển Đông sẽ được đưa vào bản Tuyên bố chung sẽ được công bố sau khi hai Thủ tướng Chính phủ đúc kết các cuộc thảo luận vào sáng thứ Tư, 18/03/2015.
RFI : Canberra có sẵn sàng giúp đỡ Hà Nội trên vấn đề Biển Đông hay không, như Nhật Bản hay Ấn Độ đã làm, và nếu có thì bằng cách nào ?
Thayer :Úc đã thiết lập quan hệ an ninh và quốc phòng với Việt Nam từ lâu rồi, từ năm 1999 khi hai nước trao đổi tùy viên quốc phòng.
Tuy nhiên, mặc dù rất rộng lớn, hợp tác quốc phòng Việt-Úc vẫn chưa bao gồm việc Úc trực tiếp cung cấp phương tiện để giúp đỡ Việt Nam tăng cường an ninh trên biển. Úc chẳng hạn, không có lực lượng tuần duyên, và ưu tiên của Canberra là cung cấp tàu tuần tra cho các đảo quốc ở vùng Nam Thái Bình Dương. Úc gần đây đã tặng hai chiếc tàu cho Philippines.
Úc và Việt Nam hiện có bốn cuộc đối thoại về quốc phòng và an ninh : Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Úc-Việt Nam hàng năm – đây là hội nghị quan trọng nhất – Đối thoại Chiến lược Úc-Việt Nam, Thảo luận về Hợp tác Quốc phòng Úc-Việt Nam và Đối thoại Quốc phòng Úc-Việt Nam theo Track 1.5 (thuật ngữ Track 1.5 chỉ cách các chính phủ có thể tham gia quản lý xung đột mà không cần đến những cuộc bàn thảo thường xuyên).
Cả Úc lẫn Việt Nam đều phối hợp cách tiếp cận của mình tại các cơ chế như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Hàng hải mở rộng và Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF. Hai Thủ tướng Chính phủ sẽ thông qua chủ trương mở rộng nhiệm vụ của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ra để bao gồm cả các vấn đề chiến lược và an ninh.
Từ năm 1999 đến nay, hơn 1.200 cán bộ quốc phòng Việt Nam đã được huấn luyện và đào tạo trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc phòng Úc. Tàu Hải quân Hoàng gia Úc hàng năm đều tiến hành những chuyến ghé cảng thiện chí tại Việt Nam. Đã có sự trao đổi giữa lực lượng đặc biệt của hai quốc gia.
Một cách cụ thể, Úc và Việt Nam làm việc với nhau về các biện pháp thiết thực liên quan đến hàng không, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, và các vấn đề hậu quả của chiến tranh. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hai Bản Ghi nhớ MOU sẽ được ký kết, một trong lãnh vực hợp tác trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình, văn kiện còn lại hợp tác để khắc phục hậu quả của chiến tranh.
Cuối cùng, Úc và Việt Nam hợp tác chặt chẽ để giải quyết vấn đề tội phạm xuyên quốc gia (buôn bán người, buôn bán ma tuý, rửa tiền và tội phạm mạng) thông qua việc chia sẻ thông tin và tình báo.
Ngày 17-03-2015 18:30
Một người lính hải quân Việt Nam canh gác trên đảo Thuyền Chài, thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 17/01/2013.REUTERS/Quang Le/Files
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã khởi sự vào hôm nay 17/03/2015 chuyến công du hai ngày tại Úc. Vào lúc các hành vi quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông đang gây lo ngại không chỉ cho các nước bị Bắc Kinh chèn ép (như Việt Nam, Philippines hay Malaysia, Brunei) mà cho cả các nước khác trong và ngoài khu vực, hồ sơ Biển Đông chắc chắn sẽ được Thủ tướng Việt Nam đề cập đến trong các cuộc họp với đối tác Úc.
Để hiểu thêm về lập trường của Úc về Biển Đông, RFI đã đặt câu hỏi cho Giáo Sư Carl Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc. Trả lời RFI, Giáo sư Thayer xác định mối tương đồng về quan điểm giữa Úc và Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông :
Thayer : Úc có quan điểm tương tự như Hoa Kỳ, nhưng kín đáo hơn và rất hiếm khi lên tiếng về vấn đề này ở nơi công cộng. Úc ủng hộ hoàn toàn chính sách được tuyên bố của ASEAN về Biển Đông. Một ví dụ : Chủ trương của Úc là kêu gọi tất cả các bên trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông tự kiềm chế và tránh các hành động có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực, cũng như khẩn trương đúc kết các cuộc thảo luận về một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.
Chính sách của Úc là hậu thuẫn cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình mà không dùng đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển… Úc cho rằng điều quan trọng là phải đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải, bảo đảm quyền tự do lưu thông trên biển và trên không.
Vấn đề Biển Đông sẽ nằm trong chương trình các cuộc thảo luận chính thức Việt-Úc và hai Thủ tướng Chính phủ sẽ thông qua một bản Tuyên bố về Tăng cường Quan hệ Đối tác Toàn diện trong đó hai bên sẽ nhắc đến lập trường chung trên hồ sơ Biển Đông. Môt đoạn về Biển Đông sẽ được đưa vào bản Tuyên bố chung sẽ được công bố sau khi hai Thủ tướng Chính phủ đúc kết các cuộc thảo luận vào sáng thứ Tư, 18/03/2015.
RFI : Canberra có sẵn sàng giúp đỡ Hà Nội trên vấn đề Biển Đông hay không, như Nhật Bản hay Ấn Độ đã làm, và nếu có thì bằng cách nào ?
Thayer :Úc đã thiết lập quan hệ an ninh và quốc phòng với Việt Nam từ lâu rồi, từ năm 1999 khi hai nước trao đổi tùy viên quốc phòng.
Tuy nhiên, mặc dù rất rộng lớn, hợp tác quốc phòng Việt-Úc vẫn chưa bao gồm việc Úc trực tiếp cung cấp phương tiện để giúp đỡ Việt Nam tăng cường an ninh trên biển. Úc chẳng hạn, không có lực lượng tuần duyên, và ưu tiên của Canberra là cung cấp tàu tuần tra cho các đảo quốc ở vùng Nam Thái Bình Dương. Úc gần đây đã tặng hai chiếc tàu cho Philippines.
Úc và Việt Nam hiện có bốn cuộc đối thoại về quốc phòng và an ninh : Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Úc-Việt Nam hàng năm – đây là hội nghị quan trọng nhất – Đối thoại Chiến lược Úc-Việt Nam, Thảo luận về Hợp tác Quốc phòng Úc-Việt Nam và Đối thoại Quốc phòng Úc-Việt Nam theo Track 1.5 (thuật ngữ Track 1.5 chỉ cách các chính phủ có thể tham gia quản lý xung đột mà không cần đến những cuộc bàn thảo thường xuyên).
Cả Úc lẫn Việt Nam đều phối hợp cách tiếp cận của mình tại các cơ chế như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Hàng hải mở rộng và Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF. Hai Thủ tướng Chính phủ sẽ thông qua chủ trương mở rộng nhiệm vụ của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ra để bao gồm cả các vấn đề chiến lược và an ninh.
Từ năm 1999 đến nay, hơn 1.200 cán bộ quốc phòng Việt Nam đã được huấn luyện và đào tạo trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc phòng Úc. Tàu Hải quân Hoàng gia Úc hàng năm đều tiến hành những chuyến ghé cảng thiện chí tại Việt Nam. Đã có sự trao đổi giữa lực lượng đặc biệt của hai quốc gia.
Một cách cụ thể, Úc và Việt Nam làm việc với nhau về các biện pháp thiết thực liên quan đến hàng không, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, và các vấn đề hậu quả của chiến tranh. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hai Bản Ghi nhớ MOU sẽ được ký kết, một trong lãnh vực hợp tác trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình, văn kiện còn lại hợp tác để khắc phục hậu quả của chiến tranh.
Cuối cùng, Úc và Việt Nam hợp tác chặt chẽ để giải quyết vấn đề tội phạm xuyên quốc gia (buôn bán người, buôn bán ma tuý, rửa tiền và tội phạm mạng) thông qua việc chia sẻ thông tin và tình báo.
Subscribe to:
Posts (Atom)