Thursday, January 24, 2019

Thành quả sau hai năm tại chức của TT Trump

Vũ Ngọc Yên (Danlambao) - Tổng Thống Trump rất sung sướng tuyên bố trước phiên họp khoáng đại của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong mùa thu 2017 - "Không có một chính quyền nào trong lịch sử đất nước Mỹ đạt nhiều thảnh quả như tôi". Lời tự khen của ông đã khiến các đại biểu cười rộ. Ngày 20.01.2019 đánh dấu hai năm tại chức Tổng Thống của doanh nhân địa ốc Donald Trump và cũng là thời điểm đánh giá những lời hứa của ông trong nửa nhiệm kỳ. 

Cởi trói kinh tế 

Chính sách kinh tế của TT Trump mang đặc điểm biệt lập và bảo hộ. Kinh tế phát triển dựa trên cài cách thuế má sẽ tạo viêc làm mới. Trump chủ trương giới hạn tự do thương mải và buộc các doanh nghiệp Mỹ nên sản xuất trong nước. Như đã hứa trong lúc tranh cử, Trump đã rút ra Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thay thế Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ với Mexico và Canada (NAFTA) bằng một hiệp định mới, cũng như thương thảo lại với Âu châu về Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại tây dương Transatlantic Trade and Investment Partnership (TTIP). 

Trong chính sách năng lượng, TT Trump khai thác tối đa tài nguyên để Mỹ bớt lệ thuộc dầu nước ngoài. Ông Trump chỉ thị tái lắp đặt các đường dẫn dầu mà chính quyền Obama đã tạm ngưng vì vấn đề môi sinh. Ngày 01.06.2017 Trump quyết định rút khỏi Thoả thuận bảo vệ khí hậu Paris mặc cho thế giới phản đối. 

Tình hình kinh tế trong hai năm qua ổn định. Đất nước Hoa Kỳ thực sự đã khởi sắc từ những năm cuối nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Obama, nhưng các biện pháp cải cách của chính quyền Trump như bãi bỏ các quy định bảo vệ môi sinh và giảm thuế cho doanh nghiệp đã đẩy mạnh phát triển kinh tế. Thuế doanh nghiệp từ 35% giảm xuống 21% giúp các doanh nghiệp tăng mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm và đạt nhiều lợi nhuận. Lương của giới trung lưu tăng 1,2% đến 1,9%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,9%. 

Tuy nhiên chính sách bảo hộ kinh tế qua cuộc chiến thương mại do TT Trump khởi động lại làm nền kinh tế quốc gia bị chao đảo. Mức phát triển từ 4,2% trong quý 2 đã tụt xuống 3,4% trong quý 3 và tiếp tục giảm dưới 3% trong quý cuối năm. Chỉ số cổ phiếu Dow Jones ở mức cao nhất trong tháng chín cũng bị mất hơn 10% vào cuối năm. 

Trong diễn văn nhậm chức, Trump công bố sẽ tu sửa đường xá, cầu cống và phi trường để tạo thêm việc làm. Nhưng đến nay kế hoạch hạ tầng cơ sở dự kiến tổn phí 1500 tỉ vẫn chưa đưa ra quốc hội thảo luận. 

Giảm thâm hụt thương mại 

Vấn đề thâm hụt trong cán cân thương mại là mối lo ngại rất lớn cùa chính quyền Hoa Kỳ. Trump cho rằng Mỹ đã chịu thiệt thòi trong các thỏa ước thương mại. Ông kết án Trung Quốc cướp việc làm, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo và trộm cắp công nghệ của Mỹ. Stephen Bannon, nguyên trưởng chiến lược của Tổng thống Trump còn cho rằng Mỹ từ lâu đã là "quốc gia triều cống" của Trung cộng vì các công ty Mỹ bị Trung cộng ép buộc chuyển giao nhiều sản phẩm công nghệ cao cấp và các phát minh khoa học kỹ thuật cũng như các chính quyền tiền nhiệm để Trung cộng hàng năm mang về nước một lượng tiền trên 300 tỉ USD qua giao dịch thương mại. Tệ trạng này phải chấm dứt. 

Chính quyền Trump công bố huỷ các thoả ước đa phương và ban hành các biện pháp áp thuế quan vào hàng nhập cảng từ Trung cộng và cả các quốc gia đồng minh Âu châu, Nhật, Hàn. Khởi đầu chính sách áp thuế đơn phương đã gây nhiều hoang mang và khó khăn cho các quốc gia bị trừng phạt. Nhưng chỉ sau vài tháng các quốc gia này đã liên minh trả đũa khiến chính sách áp thuế của Trump không mang lại hiệu quả như mong đợi. Thặng dư thương mại của Bắc Kinh với Mỹ trong năm 2018 vẫn tăng 17% lên 323 tỉ USD và mức xuất siêu của các quốc gia Âu châu chỉ trong 11 tháng đã tăng thêm 20% lên 129 tỉ USD. 

Chính sách tăng thuế thép, nhôm và nhiều sản phẩm nhập khẩu củng ảnh hưỡng đến các hoạt động thương mại của các công ty Mỹ ở nước ngoài. Tại Trung cộng nhiều hãng thông báo doanh thu cũng như lượng hàng bán bị giảm như Apple, Mattel, Tiffany Ford, GM, Tesla. Số xe bán của hãng xe Ford trong 11 giảm hơn 30%. Lượng xe bán của hãng xe GM cũng giảm 15% trong qúy ba. Ngay ngành rượu tại California cũng báo lượng xuất cảng qua Trung Cộng giảm 15% trong quý ba. Trong tháng 12 Trung cộng giảm 35,8% lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ. 

Trước tình trạng hai bên đều bị thiệt thòi trong cuộc xung đột thương mại nếu còn tiếp tục đối đầu, nên Mỹ và Trung cộng đã đồng ý đình chiến và thương thảo lại. Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ đạt thỏa thuận với Trung cộng, một thỏa thuận "công bằng" cho tất cả vào nâm 2019. 

Lợi ích Mỹ trước hết 

Trong diễn văn nhậm chức, Trump đã nêu hai khẩu hiệu Nước Mỹ trước hết (America First) và Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại (Make America great again) làm tư tưởng chỉ đạo cho đường lối cầm quyền. Lợi ích quốc gia là yếu tố cốt lõi của chính sách đối ngoại và an ninh. 

Trump thường nhắc, Mỹ trong vai trò cảnh sát thế giới đã chi phí quá lâu và quá nhiều để bảo vệ các quốc gia khác. Trong tương lai các quyết định của chính quyền Trump trong chính sách đối ngoại sẽ không để hướng dẫn bởi những giá trị nhân quyền, dân chủ, tự do công lý mà chỉ dựa vào những tính toán kinh tế và chiến thuật. 

Trump ngợi khen những lãnh tụ cộng sàn, độc tài, sát nhân như Tập Cận Bình, Kim Jong Un, Mohammad bin Salman, Putin, Duterte, Trần Đại Quang... 

Trump đòi các đồng minh phải tăng đóng góp tài chính cho liên minh quân sự. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Washington Post, ông Trump nói: ông không chỉ giảm sự can thiệp của Mỹ ở nước ngoài mà còn giới hạn vai trò của Mỹ trong NATO vì NATO quá tốn kém cho Mỹ. Là Tổng thống, Trump sẽ giới hạn sự tham gia quân sự ở khu vực Á châu-Thái bình dương. Các nước Nam Hàn và Nhật bản phải chi phí nhiều hơn cho sự phòng thủ quốc gia. 

Ông Trump xem chính sách đối ngoại của Obama và Clinton là một "thảm họa" nên ông huỷ bỏ nhiều thỏa thuận quốc tế mà chính quyền Obama ký kết bất chấp hậu quả. Trump quyết định dời Toà Đại sứ Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem, hủy bỏ thỏa ước nguyên tử với Ba Tư, rút khỏi Hiệp uớc Vũ khí Nguyên tử Tầm trung (INF) và tại Syria, Trump công bố rút quân mà không hội ý đồng minh. 

Bỏ TPP - Quà tặng cho Trung Cộng 

Chỉ sau 3 ngày nhậm chức, TT Donald Trump tuyên bố từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định được xây dựng trong gần một thập niên. Với 12 quốc gia ven Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Canada, TPP chiếm gần hai phần năm nền kinh tế toàn cầu. Trump đã gọi đó là một “một thảm họa tiềm tàng cho đất nước chúng ta”. Trong những năm cuối nhiệm kỳ Tổng thống Barack Obama đã tăng cường sự hiện diện của quân sự của Mỹ tại hoặc xung quanh các nước láng giềng của Trung Quốc, củng cố các liên minh an ninh tại châu Á và can thiệp công khai vào các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Giới lãnh đạo Bắc Kinh coi các hành động này, cũng như việc xúc tiến hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là những nỗ lực để “kiềm chế” Trung Quốc theo chiến lược xoay trục về Á châu. Tổng thống Trump cũng nhiều lần khẳng định chủ trương chống Tàu, nhưng công luận thế giơí đã không hiểu được lý do sâu xa việc rút lui khỏi Hiệp định TPP và nhận xét quyết định của Trump có ý nghĩa như một món quà cho Trung Quốc. 

Chống tham nhũng và bảo vệ bảo thủ 

"Drain the swamp" làm khô vũng bùn là khẩu hiệu của Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống 2016. Ông kết án giai tầng tinh hoa ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn là thành phần lũng đoạn đất nước mà chính quyền Trump cần phải dẹp bỏ. Nhưng thật nghịch lý, chính nhà tỉ phú Trump lại móc nối lợi ích kinh tế cá nhân và gia đình với các hoạt động của chính quyền. Ông hủy bỏ cuốn sổ khách (guestbook) liệt kê các cuộc thăm của giới vận động hành lang trong Toà bạch ốc để tránh điều tra, đưa thân nhân vào các chức vụ cố vấn trong chính quyền, dùng tiền thuế đãi khách đến khu chơi Golf của ông ở Florida, sau đó lại kiếm thêm tiền nhờ giới vận động hành lang ngủ trong khách sạn cao cấp của ông ở Hoa Thịnh Đốn. 

Cử tri quốc gia bào thủ và các giáo phái tin lành cực đoan đã đưa Trump lên ngôi vị Tổng Thống nên chờ đợi Trump có những quyết định thay thế nhân sự trong Toà án tối cao, thuận lợi cho phe bảo thủ. Các thành phần này đã "tha lỗi" cho lối sống phóng túng của TT Trump khi ông thành công cất nhắc hai thẩm phán trẻ bảo thủ Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh vào Toà án tối cao. Hai thẩm phán mới sẽ bảo vệ lâu dài cho lập trường bảo thủ trong những vấn đề pháp lý liên hệ đến phá thai, quyền công nhân, bảo vệ môi sinh, quyền bầu cử... 

An ninh biên giới 

Trump không phân biệt các vấn đề di dân, phạm pháp và khủng bố. Đối với ông di dân là "mẹ đẻ của mọi vấn đề". Ông ra sắc lệnh cấm công dân các nước Lybia, Ba Tư, Somalia, Syrien, Yemen, Bắc Hàn và Venezuela không được nhập cảnh. 

Trong cuộc tranh cử, Trump hứa sẽ xây một bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mexico và nhiều lần quả quyết Mexico sẽ phải thanh toán tiền xây tường. Nhưng chính quyền Mexico đã đính chính. Ông yêu cầu Quốc hội Mỹ hãy đáp ứng chi 5,7 tỉ USD cho viếc xây tường. Vì quốc hội từ chối, Trump ra lệnh đóng cửa các cơ sở công khiến 800.000 công nhân viên chính phủ không được trả lương. Dư luận phỏng đoán Trump dùng chiến thuật kéo dài sự kiện này để chứng minh ông là người "cứng rắn" luôn nghĩ đến an ninh của người dân.. 

Thay đổi tùy hỷ nộ của Tổng Thống 

Một vấn đề gây nhiều trở ngaí cho sự tin tưởng vào đường lối và chính sách của chính quyền Trump là sự thay đổi liên tục đề tài, lập trường và nhân sự. Trong lúc tranh cử, Trump kêu gọi chính quyền Mỹ không nên can dự vào cuộc chiến ở Syria, nhưng ngày 27. 04. 2017 ông ra lệnh dội bom, bắn hoả tiễn vào nước này. Trường hợp tranh chấp với Bắc Hàn, vào tháng 8. 2017, Trump đe doạ sẽ đánh phủ đầu quân sự, nhưng cuối cùng tuyên bố "vinh dự" đươc gặp lãnh tụ độc tài Kim Jong Un vào 12.06.2018 tại Singapore. 

Về mặt thay đổi nhân sự, danh sách các viên chức cao cấp từ chức hoặc bị sa thải ở chính quyền Trump trong hai năm 2017-2018 rất dài. Tổng cộng TT Trump đã mất 13 thành viên nội các. Trong khi tổng thống Obama chỉ mất 9 người cho của nhiệm kỳ bốn năm đầu. 

Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates, Cố vấn an ninh Michael Flynn, Giám đốc cục điều tra Liên bang (FBI) James Comey, Giám đốc thông tin Mike Dubke, Phát ngôn viên chính phủ Sean Spice, Chánh văn phòng phủ tổng thống Reince Priebus, Giám đốc thông tin Anthony Scaramucci, Trưởng chiến lược Stephen Bannon, Phó cố vấn an ninh Dina Powell, Trưởng phòng thông tin Hope Hicks, Cố vấn kinh tế Gary Cohn, Bộ trưởng ngoại giao Rex Tillerson, Phó Giám đốc cục điều tra FBI Andrew McCabe, Cố vấn an ninh, tướng l H. R. McMaster, Bộ trưởng cựu chiến binh David Shulkin, Giám đốc sở bảo vệ môi trường Scott Pruitt, Cố vấn luật pháp Donald F. McGahn, Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley, Bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions, Chánh văn phông phủ tổng thống John Kelly, Chánh văn phòng phó tổng thống Nick Ayers, Bô trưởng trị an Ryan Zinke, Bộ trưởng quốc phòng James Mattis... 

Mức độ tín nhiệm Trump 

Trung tâm nghiên cứu Pew Research Center thực hiện cuộc thăm dò ý kiến người dân trong 25 quốc gia Âu châu về mức độ tín nhiệm Barack Obama và Donald Trump trong các vấn đề quốc tế. Kết quả những người được hỏi đã trả lời tín nhiệm Obama hơn Trump. Tại Tây Ban Nha, Trump nhận được mức tín nhiệm thấp nhất 7% so với 75% cho Obama. Tại Đức chỉ có 10% dân chúng tin Trump đã hành xử đúng trong các vấn đề toàn cầu, so với Obama ở mức 86%. Tại Pháp, kết quả ý kiến cũng tương tự như tại Đức. Riêng ở Ba Lan, Trump nhận được tỷ lệ tín nhiệm cao 35%. Tuy nhiên cũng tại đây Obama vẫn dẫn đầu với 58%. 

Tại Mỹ, Trump vẫn còn được 40% cử tri bảo thủ tín nhiệm dù bị nhiều tai tiếng, so với 55% không bất tín nhiệm. Các nhà phân tích kết quả thăm dò dân ý cho rằng sở dĩ hiện tại Trump còn giữ được 40% mức tín nhiệm là nhờ sự đoàn kết của đảng viên Cộng Hoà ở các cơ sở điạ phương và sự hỗ trợ của các giáo phái Tin Lành cực đoan, bài ngoại. 

Donald Trump được bầu làm tổng thống một phần do những lời hứa sẽ cải thiện nước Mỹ theo khẩu hiệu "Làm nước Mỹ vĩ đại trờ lại". Nhưng giờ đây, sau đúng 2 năm nhậm chức, Mỹ chưa vĩ đại, lại bị phân hoá hơn bao giờ hết. 

Dân túy thành công trong các cuộc bầu cử nhờ hứa hẹn. Nhưng dân túy không giải quyết được vấn đề nào cả. Thực hiện những lời hứa mị dân như giảm thuế, xây tường... sẽ tốn kém tiền bạc, dẫn đến nợ công cao, thâm hụt ngân sách. 

Trump đang đối mặt với thực tế: Nợ công, thiếu hụt ngân sách, kinh tế trì trệ... Một khi Đảng Dân chủ đối lập đưa ra được một chương trình chính trị có khả năng tập hợp nhiều thành phần dân chúng trong một liên minh đủ sức đối đầu với phong trào quốc gia dân túy thì kịch bản tái ứng cử của Trump có ít xác suất xảy ra. 

25.01.2019

CSVN bị UPR quay như con dế

Phạm Trần (Danlambao) - Việt Nam Cộng sản đã bị quay như con dế trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (NQLHQ) về những vi phạm nhân quyền và chính sách đàn áp tự do, dân chủ ngày càng tồi tệ.

Việc này đã diễn ra tại Geneve, Thụy Sỹ, ngày 22/01/2019 khi LHQ kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR-UNIVERSAL PERIODIC REVIEW) việc thi hành các khuyến nghị về quyền con người đã được LHQ trao cho Việt Nam năm 2014. Ngoài Việt Nam còn 12 nước khác cũng phải kiểm điểm trong thời gian từ 21/01 đến ngày 01/02/2019.

Theo quy định của LHQ, việc kiểm điểm được thi hành đối với tất cả thành viên quốc gia nhằm tạo cơ hội cho mỗi nước tự chọn hành động để tăng cường tình hình nhân quyền tại quốc gia mình, và đồng thời để chu toàn những cam kết về nhân quyền.

(The Universal Periodic Review (UPR) is a unique process which involves a review of the human rights records of all UN Member States. The UPR is a State-driven process, under the auspices of the Human Rights Council, which provides the opportunity for each State to declare what actions they have taken to improve the human rights situations in their countries and to fulfil their human rights obligations. --UPR) 

Theo tin LHQ có 122 nước tham dự cuộc đối thoại để nghe Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hoài Trung dẫn đầu phái đoàn, trình bầy về "Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc". Để hậu thuẫn cho ông Trung bảo vệ thành công cho điều được gọi là “thành tích bảo vệ quyền con người”, Việt Nam còn gửi theo các Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tôn giáo Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

Việt Nam lên tiếng

Một bản tin của Bộ Ngoại giao CSVN tự khoe: "Với chủ trương coi con người là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới toàn diện và phát triển đất nước, kể từ lần rà soát trước (năm 2014), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt trên các lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền, kiện toàn hệ thống pháp luật về quyền con người, xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí và hội nhập quốc tế."

Ngoài ra Bộ Ngoại giao cũng tự biên rằng các nước đã: "Ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị UPR, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo và quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, bảo đảm việc tiếp cận y tế, giáo dục của người dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Phiên họp diễn ra trong không khí đối thoại cởi mở, thẳng thắn và thực chất."

Cuối cùng, phía Việt Nam còn khoe các nước đã: "Đánh giá Báo cáo quốc gia và phần trình bày của Đoàn Việt Nam có chất lượng tốt, cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; cho rằng Việt Nam đã có cách tiếp cận tích cực, cởi mở và minh bạch trong quá trình soạn thảo Báo cáo UPR." (Tin Bộ Ngoại giao, ngày 23/01/2019)

Tuồng dở - diễn tồi

Nếu chỉ nghe thôi thì làm sao mà biết Cộng sản Việt Nam đã dùng Luật An ninh mạng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, để triệt hạ quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng của người dân như thế nào. Từ ngày này, trên 90 triệu người Việt Nam ở trong nước không những chỉ bị khóa miệng mà ngót 60 triệu người đang sử dụng Internet chẳng những bị đe dọa khóa sổ sử dụng các mạng lưới thông tin toàn cầu mà Luật An ninh mạng còn cho phép các cơ quan an ninh mạng xâm phạm trắng trợn vào đời sống riêng tư như đã được ngăn cấm trong Điều 21 Hiến pháp (2013).

Điều này viết rằng:

"1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác."

Vì vậy khi Bộ Ngoại giao Việt Nam khoe các thành tựu kể từ lần rà soát năm 2014, trên các lĩnh vực như "bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng", "phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội, báo chí" thì trong thực tế các tổ chức Tôn giáo không chịu gia nhập các tổ chức Tôn giáo quốc doanh như Giáo hội Phật giáo Việt Nam hay Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam thì thường bị đối xử không công bằng hay bị chén ép và gây nhiều khó khăn.

Bằng chứng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có tên quen thuộc trước 1975 là Phật giáo Ấn Quang, đã bị kìm kẹp và Đức Tăng thống Thích Quảng Độ bị đầy đọa là một chứng minh không chối cãi được.

Các Tôn giáo nhỏ khác như Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành, tuy được nới lỏng hoạt động trong mấy năm gần đây nhưng vẫn khó phát triển vì thiếu nhân lực và bị phân hóa, đôi khi có bàn tay khuấy phá của chính quyền địa phương.

Trong lĩnh vực báo chí và các tổ chức chính trị-xã hội, nhà nước đã nhốt chúng vào Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngoại vi của đảng, để kiểm soát và biến chúng thành công cụ tuyên truyền cho chính sách cai trị độc tài và để bảo vệ quyền lợi cho đảng cầm quyền. 

Chính Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói Việt Nam không cần đa đảng chính trị. Ông cũng đã chỉ thị cho Công an "không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa" (báo Công an Nhân dân, CAND, ngày 28/11/-2018). Bộ Chính trị, cơ chế nắm quyền toàn diện, cũng đã quyết định không cho tư nhân ra báo. 

Luật báo chí năm 2016 còn minh định trong khoản “b” Điều 25 rằng nhà báo có nghĩa vụ "Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm."

Thế giới lên tiếng

Vì vậy mà trong cuộc đối thoại về Nhân quyền tại Geneve ngày 22/01/2019, trưởng đoàn Việt Nam Lê Hoài Trung và đoàn tùy tùng đã bị quay như con dế trên cái thớt với nhiều câu hỏi chất vấn bóc da, vỡ thịt của các nước Tây phương và Hoa Kỳ.

Sau đây là một số câu hỏi (tài liệu Liên hiệp quốc):

(UNITED KINGDOM OF GREAT BRITAIN AND NORTHERN IRELAND)

How will the Government of Viet Nam address the findings of the report by the UN Committee against Torture on Viet Nam of November 2018,that flagged serious concerns about the interrogation and ill treatment of prisoners by police to extract confessions, death in custody, and the treatment of death row prisoners, including the use of shackles?∙ What steps will be taken by the Government to meet its obligations under the ICCPR (The International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR)) in establishing an independent media, including by addressing the blocking of news media websites and by decriminalising defamation?∙ What plans does the Government have to enhance protection of, and respect for, the right to freedom of assembly, including by reviewing the guidelines for security personnel in managing peaceful protest, to ensure implementation is transparent?∙ What steps is the Government taking to foster a safe environment for civil society, including by investigating instances of force against activists?∙ Is the Government considering to extend a standing invitation to all Special Procedures of the Human Rights Council, and to respond positively to the visit request by the UN Special Rapporteur on Freedom of Assembly? 

(Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Aqi Nhĩ Lan) 

Tạm dịch: "Chính phủ Việt Nam giải thích như thế nào về những phát giác của Ủy ban Liên hiệp quốc về tra tấn ở Việt Nam tháng 11/2018 cho thấy đã có tình trạng bức khảo và đối xử tàn tệ những tù nhân bởi Công an để tù nhân phải nhận tội, chết trong nhà giam, tình trạng đối xử với những phạm nhân tử hình, kể cả xiềng xích họ.

Những bước đi nào chính phủ sẽ thi hành để chu toàn những cam kết đã quy định trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) để thành lập một hệ thống truyền thông độc lập, kể cả việc ngăn chặn những website thông tin và không hình sự hóa hành động xúc phạm.

Chính phủ Việt Nam có kế hoạch nào để bảo vệ và tôn trọng quyền tự do hội họp, kể cả việc duyệt xét những chỉ đạo cho lực lượng an ninh trong việc duy trì các cuộc chống đối bất bạo động, và bảo đảm là việc thực hành được minh bạch.

Những bước nào sẽ được Chính phủ áp dụng để đưa đến một xã hội an toàn, bao gồm cả việc điều tra ngay lập tức những hành động chống những người bất đồng.

Liệu Chính phủ có sẵn sàng gửi lời mời những chuyên gia đặc biệt của Hội đồng nhân quyền, và đáp ứng khả thi về yêu cầu thăm Việt Nam của một Đặc ủy viên về tự do hội họp không?

GERMANY∙ Death Penalty: How many people sentenced to death are currently in detention? What substances are used to execute people sentenced to death? Is the government considering allowing international humanitarian organisations or international diplomats to visit individuals sentenced to death?∙ 

When does Vietnam plan to adopt a law on assembly/demonstrations to implement the constitutional right to freedom of assembly?∙ Why does the Press Act 2016 grant the right to establish press agencies only to the organisations listed under Article 14, and not to private persons or organizations? 

Câu hỏi của Đại diện nước Đức:

Tạm dịch: "Về vấn đế án tử hình: Có bao nhiêu người bị án tử hình đang bị giam giữ? Chất liệu gì được dùng để xử chết người chịu án? Liệu chính phủ có dự tính cho phép các tổ chức nhân đạo quốc tế, hay những nhà ngoại giao quốc tế đến thăm những tù nhân bị án tử hình không?

Khi nào thì Việt Nam mới có luật về hội họp và biểu tình để thi hành quy định tự do tập hợp ghi trong Hiến pháp? Tại sao Luật báo chí năm 2016 lại chỉ cho phép các tổ chức liệt kê trong Điều 14, mà không dành cho một cá nhân hay tổ chức tư nhân?

Nguyên văn Điều 14. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí, gồm:

"1. Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.

2. Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học."

SWEDEN∙ There have been numerous reports of human rights defenders and representatives of independent civil society being arbitrarily denied leaving Vietnam. How will the Government of Vietnam secure free and unrestricted travel for all its citizens? ∙ What measures will the Government of Vietnam take in order to ensure freedom of assembly and peaceful demonstration in line with ICCPR, including promoting a legal, administrative and fiscal framework in which non-profit organizations can be created and perform their activities without any obstacles?…”

Câu hỏi của Đại diện Thụy Điển: 

Tạm dịch: "Có rất nhiều tin tức cho biết những người bảo vệ nhân quyền và đại diện của xã hội dân sự độc lập bị ngăn cấm rời Việt Nam. Làm sao để chính phủ bảo đảm cho mọi công dân được tự do và không hạn chế ra nước ngoài?

Giải pháp nào sẽ được nhà nước thi hành để bảo đảm quyền tự do hội họp và biểu tình bất bạo động, theo đúng với tiêu chuẩn đã ghi trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), kể cả việc việc đưa ra một quy trình hợp pháp để cho những tổ chức bất vụ lợi có thể hoạt động mà không gặp trở ngại nào?...”

Mỹ - Việt Nam

UNITED STATES OF AMERICA∙ The United States recognizes that Vietnam ratified the Convention Against Torture in 2015. We note, however, that prison conditions remain harsh, including credible reports of physical abuse and denied or inadequate medical care, in particular for prisoners convicted under national security laws. Furthermore, we note reports that individuals in detention have been subject to physical abuse and torture, which has led to some deaths in custody. Will Vietnam commit to ensuring that all prisoners are detained in a manner consistent with Vietnam’s obligations under the International Covenant on Civil and Political Rights as well as the requirements of the Convention Against Torture? Will Vietnam develop a police oversight mechanism to investigate claims of mistreatment, torture, and deaths in custody? 

Article 21 of the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam is a party, protects the right of peaceful assembly. Nevertheless, Vietnam detained dozens of peaceful protestors during countrywide protests in June. Vietnamese authorities charged several under vague national security provisions including “abusing freedoms and democratic rights to infringe upon the State’s interests or lawful rights and interests of organizations or individuals,” which carries a sentence of up to seven years imprisonment and “producing, storing, spreading or disseminating information, documents or objects to oppose the State,” which carries a sentence of up to 20 years imprisonment. Will Vietnam drop all charges against individuals detained for peacefully assembling in order to express dissent against the government?∙ Vietnam is a party to the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), but continues to severely restrict freedom of expression in law and in practice. Will Vietnam halt the use of vague provisions of national security law to silence dissent? Will Vietnam release those individuals who are imprisoned for exercising their freedom of expression?

Đại diện Mỹ hỏi Việt Nam:

Tạm dịch: "Hoa kỳ thừa nhận Việt Nam đã thông qua Công ước chống tra tấn năm 2015. Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận là những điều kiện giam cầm ở Việt Nam rất bạo tàn, kể cả những tin rất đáng tin cậy về tình trạng xúc phạm thể xác và không cho phép được điều trị, đặc biệt đối với những tù nhân bị án về an ninh quốc gia.

Chúng tôi cũng ghi nhận là nhiều tù nhân đã bị lạm dụng và hành hạ, đưa đến một số người chết trong tù. Liệu Việt Nam có bảo đảm là tất cả tù nhân bị giam giữ phải được ở trong tình trạng phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự (ICCPR) và Chính trị, cũng như Công ước chống tra tấn?

Liệu Việt Nam có thành lập một cơ quan Cảnh sát có thẩm quyền để điều tra những than phiền về bị đối xử bất nhẫn, tra tấn và chết trong nhà giam?

Điều 21 của ICCPR mà Việt Nam là một thành viên, bảo vệ quyền được hội họp ôn hòa. Tuy nhiên, Việt Nam đã bắt giam hàng chục người trong các cuộc biểu tình khắp nước hồi tháng Sáu (2018). Việt Nam đã truy tố một số người với những điều khoản mơ hồ như là “lạm dụng quyền tự do dân chủ để chống lại lợi ích nhà nước hoặc quyền lợi hợp pháp của những cá nhân và tổ chức”, để kết án đền 7 năm tù, hay là “đã phổ biến, tang trữ, phát tán và tung ra những tin bịa đặt, tài liệu hoặc dụng cụ chống lại nhà Nước, đưa đến bản án tới 20 năm.

Liệu Việt Nam có hủy bỏ tất cả nhưng bản án chống tất cả nhữ người đã tụ họp ôn hòa để bày tỏ bất bình với chính phủ?

Việt Nam là quốc gia thành viên của ICCPR, nhưng lại tiếp tục hạn chế tự do và quyền được bày tỏ trong luật và trong hành động là nhằm để bịt miếng những người chống đối? Liệu Việt Nam có thả những người bị vào tù chỉ vì muốn thực thi quyền được tự do bày tỏ của mình…?

An ninh mạng - lao động

- What steps will the Vietnamese government take to ensure that any cybersecurity law does not infringe on users’ privacy, freedom of expression, or ability to access information? Can the Vietnamese government elaborate on how locally stored data would be used, housed, and protected.? 

“…How will the Vietnamese government enact and implement laws to meet internationally recognized labor standards on freedom of association, collective bargaining, forced labor, child labor and employment nondiscrimination?∙ Will Vietnam allow the formation of independent labor unions, in part by ratifying the core ILO convention on freedom of association (87) by 2023, elimination of forced labor (105) by 2020, and the right to collective bargaining (98) in 2019? 

Tạm dịch: "Về Luật An ninh mạng, Đại diện Mỹ chất vấn: "Những bước nào Chính phủ Việt Nam sẽ thi hành để bảo đảm bất kỳ Luật an ninh mạng nào cũng không xâm phạn quyền riêng tư của người sử dụng, quyền tự do diễn đạt, hay khả năng tìm kiếm thông tin.

Có thế nào Chính phủ Việt Nam giải thích việc lưu giữ dữ liệu ở Việt Nam sẽ được sử dụng, quản lý và bảo vệ? 

Về Tổ chức lao động độc lập, Đại diện Mỹ hỏi tiếp: "Làm thế nào để chính phủ Việt Nam xây dựng và thi hành các luật cho phù hợp với những tiêu chuẩn của lao động quốc tế về tự do tập hợp, quyền tài phán, cưỡng bách lao động, lao động trẻ em và bất kỳ thị trong việc làm?

Liệu Việt Nam sẽ cho phép được thành lập các tổ chức Lao độc độc lập, như một phần vụ của việc thông qua các Quy ước cốt lõi của Tổ chức Lao Động Quốc tế (ILO, International Labor Organization) về quyền tự do tập hợp (số 87) vào năm 2023, loại bỏ cưỡng chế lao động (số 105) vào năm 2020, và quyền tài phán (số 98) vào năm 2019?”

Với những câu hỏi trực diện và quan trọng nhất của các Đại biểu Tây phương và Hoa Kỳ, liệu phía Việt Nam có thỏa mãn được không hay lại tìm mọi cách để chống chế như bấy lâu nay?
Nhưng dù có nại ra trăm ngàn lý do nào chăng nữa thì cũng thấy là Việt Nam Cộng sản độc tài đã bị quay như có dế mỗi khi chạm đến vấn đề quyền con người ở bất cứ đâu và thời gian nào. -/-

(01/019)

Chị Phượng

Hình ảnh chị Phượng bê vác đồ đạc cho các ông TPB. Hình của. Nguyễn Tín


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Sáng mồng 10/1/2019, hai ngày sau khi nhà cửa của chúng tôi bị phá huỷ, tôi trở về Vườn rau. Đã hẹn với lòng mình sẽ không khóc. Nhưng khi tận mắt chứng kiến cả một vùng đất thân thương giờ biến thành đống đổ nát hoang tàn, tôi không cầm lòng được. 

Tôi bật khóc. Con ngõ quen thuộc, những luống rau xanh mướt, những căn nhà trọ của xóm lao động nghèo đã hoàn toàn biến mất sau chỉ một đêm. Tôi dò dẫm, bước từng bước liêu xiêu trên đống đổ nát, đôi chân run rẩy như chực ngã. Tôi không ngăn được dòng nước mắt và tiếng nấc nghẹn trong cổ họng.

Không còn phân biệt được ranh giới của những căn nhà trọ. Chỉ có con đường mòn, nhỏ xíu dẫn vào khu trọ nhà chị Phượng là tôi nhận ra. Tôi cứ đi theo hướng ấy. Thỉnh thoảng, tôi lại gặp một vài người dân Vườn rau, ngồi khóc trên đống đổ nát mà chỉ mấy hôm trước thôi, nó vẫn là ngôi nhà mà họ đi lại, cười nói, sinh sống trong ấy. Có người không khóc được, cứ đứng bần thần như người mất hồn.

Kìa chị Thuý, chị Trâm, cô Hiển, cô Lan, anh Thịnh, và chồng tôi nữa. Mới hai ngày thôi mà ai cũng hốc hác, tiều tụy thế này.

- Anh Thịnh ơi!

Tôi cất tiếng gọi. Hai anh em ồm chầm lấy nhau mà khóc. 

Lúc gặp cô Hiển, chị Thuý, chị Trâm cũng vậy. Mấy chị em cứ thế ôm nhau khóc. Rồi an ủi, động viên nhau ráng vượt qua biến cố này.

Tôi tìm chị. Kia rồi. Chị đang vác những tấm nệm, giường gấp của các chú Thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà, khó nhọc bước qua đống ngổn ngang để đưa ra ngoài. Chị trông thấy tôi rồi nhưng vờ quay đi. Vì chị không muốn khóc. 

Tôi mở máy điện thoại, bắt đầu phát trực tiếp trên facebook của mình. Tôi cần công luận biết và chứng kiến cảnh tượng tan hoang, đổ nát kinh hoàng do nhà cầm quyền gây ra. Không còn lại gì hết ngoài đống đổ nát khổng lồ. Trong đống đổ nát kinh khủng ấy, có khu trọ quen thuộc nhà chị, nơi chúng tôi đã gắn bó mấy năm rồi. Có cả ngôi nhà chúng tôi vừa xây xong và mới được ngủ lại một đêm duy nhất.

Không còn lại gì ngoài niềm tuyệt vọng, bất lực của người dân Vườn rau này. Không chỉ là tay trắng, mà còn là nợ nần chồng chất, nghèo túng, cùng quẫn. Nhiều cuộc đời sẽ bị huỷ hoại, không có tương lai. Có người đã phát điên phải vào trại tâm thần như anh Tám. 

Và mất mát không chỉ là 468 căn nhà với ước tính gần 77 tỉ đồng. Không chỉ là, 4 cây vàng và 46 triệu đồng trong nhà dân không cánh mà bay. Sự thiệt hại về vật chất có thể thống kê được, nhưng mất mát về tinh thần, không thể đong đếm hay bù đắp được. Nhà cầm quyền khéo chọn thời điểm để gây đau thương. Tết đến nơi rồi mà.

Kết thúc cuộc livestream, tôi vẫn chưa nín được. Tôi không muốn khóc dai mà sao nước mắt ở đâu chảy ra lắm thế. Khóc nhiều, mắt tôi mờ đi, không còn nhìn rõ mọi thứ. Tôi phải ngồi một chỗ. Ngồi trên đống đồ đạc ngổn ngang nhà mình, đang chờ xe để khuân đi.

- An tâm đi nhé. Đây vừa thuê được một chỗ để đồ. Cứ về lo cho con Tôm đi. Ở đây có vợ chồng nhà này và ông Tú lo được rồi.

Tay cầm mấy vật dụng lỉnh kỉnh, chị nói với tôi. Giọng bình thản như không.

Tôi thấy ngượng. Bao giờ cũng thế, gặp chuyện gì hay vấp phải những mối lo lắng nào, chị cũng gánh vác được. Vợ chồng chị luôn mang lại cho tôi, cho gia đình tôi cảm giác bình an và ấm cúng.

Chị không nói những lời hoa mỹ. Thậm chí cách xưng hô cũng... không giống ai. Chị là chị vì hơn tuổi tôi. Nhưng bao giờ cũng chỉ xưng “đây” với “Nghiên”, gọi chồng tôi là “ông Tú” xưng “em”.

Vụ tàn phá VRLH, gia đình anh chị là một trong những nạn nhân gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Mười một phòng trọ và một căn nhà xinh xắn mới cất xong. 

Từ một người cho thuê phòng trọ, sau ngày 8/1, vợ chồng con cái phải đi ngủ nhờ, lang thang ngoài đường cho hết ngày.

Nhưng cũng chỉ vài ngày thôi, chị lại lao vào công việc. Lại lên Văn phòng Công lý Hoà bình để tiếp tục công việc giúp đỡ các ông TPB VNCH. Vợ chồng chị đã phụ giúp các cha DCCT trong công tác này nhiều năm rồi. 

Tận tuỵ, nhiệt thành, năng động, hiệu quả và không bao giờ khoe khoang về bản thân. Kể cả những công việc tranh đấu cho Tù nhân lương tâm, những đóng góp cho phong trào đòi tự do, nhân quyền, chị cũng tham gia hết mình. Và làm một cách âm thầm, không ồn ào, không cần ai ghi nhớ.

Từ hôm ấy đến nay, đã nửa tháng sau khi bị phá nhà, cướp đất, tôi cũng chưa thấy chị khóc (trước mặt tôi) lần nào.

Mấy hôm trước anh chị đến thăm chúng tôi ở nhà trọ mới, anh Thịnh chồng chị, khoe:

- Mấy hôm sau hai vợ chồng anh vào Vườn rau, tìm mấy thứ bị mất. Phượng soi đèn pin thấy đôi dép của em. Bả nói “kìa, đôi dép lê màu xanh của mẹ Tôm kia”. Thế là bả lại khóc.

Vậy là tốt rồi. Ít ra nước mắt cũng làm vơi bớt phần nào những khổ đau, phẫn uất, xót xa mà chị phải gánh chịu.

Hình ảnh hai vợ chồng thẫn thờ nhìn đống đổ nát. Hình TMCNN

Ba năm ở nhà trọ của chị là ba năm tôi cảm thấy thật sự vui vẻ, ấm cúng, bình an. Tôi là kẻ xa xứ, là kẻ “làm dâu xứ người” nhưng chưa bao giờ mang cảm giác ở trọ. Đây thực sự là nhà của tôi, là nơi tôi gắn bó. Và ngày hôm nay, cộng sản đã đập nát gia đình Vườn rau này, biến người thân của tôi là anh chị, và nhiều hàng xóm thân thương khác thành kẻ không nhà không cửa. Đẩy vợ chồng tôi và bé Tôm không còn nơi nương náu.

Nếu chị biết tôi viết về chị, chắc chắn chị sẽ không bằng lòng. Nhưng tôi cần viết, dù rất ít so với những điều cần phải kể. Để chị biết rằng, dù chưa bao giờ thổ lộ, chúng tôi luôn trân quý và biết ơn chị, biết ơn gia đình chị. Không chỉ bây giờ, mà từ cái ngày vợ chồng chị bất chấp hiểm nguy để đón hai người tù là Trí và anh Tú về cưu mang, ở ngay trong nhà của mình cho đến lúc Trí qua đời.

Chúng tôi biết ơn anh chị không chỉ vì anh chị coi vợ chồng tôi là anh em một nhà, săn sóc bé Tôm như con gái. Mà còn bởi anh chị đã dang tay ra, đón nhận các chú TPB về chăm sóc bằng cả sự nhiệt tâm, tận tuỵ.

Xin Chúa gìn giữ và ban Hồng ân cho chị. Chị Phượng.

Phạm Thanh Nghiên

Lộc Hưng, Dân hiền như ma soeur?

Ảnh: Huỳnh Anh Tú

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trong không khí cả nước lẫn cái đang “hồ hởi phấn khởi” tưng bừng “đi bão” ăn mừng chiến thắng không có gì quý hơn bóng đá/ đá bóng; bóng đá là bóng mát cây đa cho cả nước hạ nhiệt hừng hực “bức xúc” trước mọi nẻo đường bi đát bác đi... mà lại nhắc đến hai chữ Lộc Hưng như thế này thì “rõ ràng chứ còn gì nữa” là mắc tội chống phá tổ... Cút và bầy đàn, nhưng không lên tiếng trước hành động phá nhà cướp của hàng ngàn người dân nghèo khổ, khốn cùng ngay giữa Thành Hồ tức “Sài Gòn giải phóng”, do chính tay những kẻ “có công với cắt mạng”, là đắc tội với Tổ Quốc, Dân Tộc.

Cu Tèo thà “mang tội” chống phá Tổ Cút với Bầy Đàn, còn hơn là mắc tội với Tổ Quốc và Dân Tộc, nên mới động não để có được bài mổ liên can đến “sự cố- sự ông- sự cha- sự... tiên sư” chúng nó “giải phóng” Lộc Hưng này.

Tuy nhiên, vì xét thấy, ngay sau khi xảy ra vụ đồng bào Lộc Hưng bị bọn cướp ngày là quan CS tiến quân như vũ bão kéo đến “giải phóng” sạch banh của cải, nhà cửa đất đai, đã có quá nhiều cây bút tay tổ, bậc thầy, vô số những tiếng nói của các vị chân tu hiền sĩ gióng lên khắp nước, nên Cu Tèo e rằng ý tưởng nghèo nàn, ngữ từ khiêm tốn của mình phô ra chỉ làm phí thì giờ quý độc giả, nên cứ đành lặng tiếng im hơi, lòng “ôm một mối căm hờn trong cũi sắt”... Chẳng hạn như những:

- Bài viết “Lộc Hưng- tôi đã thấy” của Bạch Hoàn:

- Bài viết “Lộc Hưng-cô bé áo đỏ” của Từ Thức:

- Video Clip với Bức tranh sơn dầu “Đau thương Vườn Rau Lộc Hưng” của một vị bác sĩ đầy lòng nhân ái:

- Bài thơ “Lộc Hưng” của Hà Thượng Thủ dưới đây: 

Lộc Hưng! Tàn nhẫn thế là cùng !
Nhìn cảnh tan hoang giữa luật rừng
Một bọn côn đồ lang với sói
Từng bầy quan chức khuyển và ưng
Phá nhà dân chúng đang nghèo khổ
Cướp của thương binh đã khốn cùng
Tiên Lãng Liên Trì còn uất hận
Sao chưa vùng dậy diệt thù chung?”
……

Nhưng hôm nay, nhờ đọc bài thơ “Lộc Hưng” của tiên sinh Hà Thượng Thủ với hai câu kết:

“Tiên Lãng Liên Trì còn uất hận 
Sao chưa vùng dậy diệt thù chung?”

Cu Tèo bèn động não so sánh Vụ Tiên Lãng, chỉ một mình Đoàn Văn Vương mà dám dùng súng hoa cải chống lại bọn cướp ngày là quan CS, với vụ Lộc Hưng gồm hàng ngàn nạn nhân mà hầu hết lại lặng thinh chịu trận,”chấp nhận thương đau”, rồi nảy sinh câu hỏi:

Phải chăng vì Lộc Hưng, Dân “hiền như ma xơ /ma soeur”

Hay là: Dân Lộc Hưng, cùng với Dân cả nước đang âm ỷ Sóng thần.


Hoàng Sa và nỗi đau trong ‘lịch sử’

Theo VOA-Trân Văn/24/01/2019 
Một buổi lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa.
Một buổi lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa.
Chuyện liên quan đến Hoàng Sa – một trong hai quần đảo giữa biển Đông của Việt Nam – hóa ra vẫn nằm ngoài khả năng tưởng tượng của nhiều người!
Tuần trước, nhiều người Việt đã dùng cả mạng xã hội lẫn diễn đàn của các cơ quan truyền thông chính thức để tưởng niệm, bày tỏ sự tri ân 75 người Việt hi sinh tính mạng khi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, cách nay đúng 40 năm (19/01/1974 – 19/01/2019).
Tuy nhiên thái độ và hành động đó khiến một số người không ưng. Vài người trong số đó không thể giấu diếm sự bực bội. Chẳng hạn ông Hoàng Kiện, Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Công binh của Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong các Anh hùng Lực lượng vũ trang. Ông Kiền viết hẳn một bài khá dài chỉ nhằm khẳng định: Do nhu nhược và hèn nhát, “chính quyền ngụy Sài Gòn đã để mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.
Thành ra theo ông Kiền, “cần lên án mạnh mẽ, vạch trần tội lỗi” của cả chính quyền lẫn quân đội… “ngụy Sài Gòn” và “ghi vào quốc sử”. Ông Kiền phê phán hiện tượng một số nhà sử học, nhà báo, cựu chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam, không chịu tìm hiểu kỹ, nhận thức chưa đúng nên “hùa theo giọng điệu” các đối tượng chống đối đảng CSVN. Việc ca ngợi những tử sĩ bỏ mình cách này 40 năm là “sai lầm nghiêm trọng, cần bác bỏ”, thậm chí “ai đòi vinh danh ‘chúng’ là phản bội tổ quốc” (1).
***
Trên thực tế, không chỉ có chính quyền và quân đội… “ngụy Sài Gòn” để mất quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.
Năm 1988, chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Cộng hòa XHCN VN) và quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND VN) anh hùng để mất bảy bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (Châu Viên - Cuarteron, Chữ Thập - Fiery Cross, Ga Ven - Gaven, Gạc Ma - Johnson, Tư Nghĩa - Hughes, Vành Khăn – Mischief, Xu Bi - Subi) vào tay Trung Quốc. Không có trận hải chiến nào, chỉ có một cuộc thảm sát xảy ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 ở bãi đá Gạc Ma và 64 người Việt bị giết.
Khác với chính quyền… “ngụy Sài Gòn”, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của đảng CSVN, chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm thinh.
Sáu tuần sau ngày Trung Quốc cưỡng đoạt bảy bãi đá ngầm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, ông Lê Đức Anh – thời điểm ấy là Bộ trưởng Quốc phòng – ra tận quần đảo Trường Sa để khẳng định, “nhân dân Việt Nam biết ơn sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Trung Quốc”, dù “nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” nhưng sẽ “nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước”!
Phải tới tháng 7 năm 2015, thân nhân của 64 người Việt bị giết ở bãi đá Gạc Ma hồi tháng 3 năm 1988 mới được khóc công khai cho chồng, cho cha, cho anh em của mình (2). Cũng tới thời điểm đó, người Việt mới biết, mới tìm và bắt đầu hỗ trợ những người may mắn sống sót trong đợt thảm sát ấy. Bảy bãi đá ngầm mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam trước đó 27 năm đã trở thành chuỗi căn cứ quân sự để kiểm soát toàn bộ biển Đông.
***
Tuy mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hồi giữa thập niên 1970 và một phần quan trọng của quần đảo Trường Sa vào cuối thập niên 1980 nhưng đến giữa thập niên 2010, nhiều người Việt mới biết và bắt đầu nói với nhau về Hoàng Sa, Trường Sa của họ cũng như về dã tâm của Trung Quốc.
Song cho đến bây giờ, chính quyền Cộng hòa XHCN VN và QĐND VN anh hùng vẫn không xem việc chia sẻ thông tin, ý kiến về Hoàng Sa, Trường Sa, dã tâm độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là chính đáng. Dù thành tâm, thiện ý đến mức nào với quốc gia, dân tộc cũng bị cáo buộc là chống đảng. Cuốn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” là một ví dụ.
“Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” được xem là ấn phẩm đầu tiên hệ thống hóa những dữ kiện liên quan tới chuyện Trung Quốc cưỡng đoạt các bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hồi đầu năm 1988, được… in - xuất bản – phát hành một cách… hợp pháp trên… lãnh thổ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cho dù tham gia tổ chức nội dung, biên soạn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” có hai ông tướng (Lê Mã Lương – Thiếu tướng, cựu Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Lê Kế Lâm – Chuẩn Đô đốc, cựu Tham mưu phó đặc trách tác chiến của Quân chủng Hải quân, cựu Giám đốc Học viện Hải quân), một cựu Vụ trưởng đặc trách Cơ quan Thường trực phía Nam của Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (Đào Văn Lừng), một Đại biểu Quốc hội bốn nhiệm kỳ kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (Dương Trung Quốc), 68 nhà báo và các cựu chiến binh là nhân chứng vụ thảm sát ở bãi đá Gạc Ma nhưng tất cả đều bị cáo buộc là “âm mưu xét lại lịch sử, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ quân đội, xúc phạm vai trò lãnh đạo của Đảng”...
Cho dù chính quyền Việt Nam đã thành lập một hội đồng cấp quốc gia để thẩm định nội dung của riêng “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” và sau khi nâng lên, đặt xuống nhiều lần, hội đồng này mới gật đầu, giấy phép xuất bản mới được cấp cho nhà xuất bản thứ 14 (Nhà Xuất bản Văn học) nhưng cuối cùng cuốn sách vẫn bị… thu hồi!
***
Theo thời gian, những sự thật liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng, cũng như cội rễ của những biểu hiện bất thường trong quan hệ Việt – Trung nói chung bắt đầu phát lộ từ nhiều phía, kể cả từ một số viên chức cao cấp của đảng CSVN, chính quyền Cộng hòa XHCN VN, QĐND VN anh hùng.
Những tác phẩm kiểu như “Hồi ức và suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, Thứ trưởng Ngoại giao Cộng hòa XHCN VN thập niên 1990) giúp người ta nhận ra, đảng CSVN đã đem cả vận mệnh quốc gia, lẫn tương lai dân tộc thế chấp cho Trung Quốc để dựa vào “bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”, tiếp tục duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam (3).
Những cảnh báo kiểu như, phải hết sức chú ý tới “Hội nghị Thành Đô” của ông Dương Danh Dy (từ 1977 – 1996 là Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, rồi Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc), đừng để những chuyện như mất 1.500 cây số vuông khi ký Hiệp định Phân định biên giới Việt – Trung, xảy ra thêm lần nào nữa, khiến người ta bàng hoàng (4).
Không phải tự nhiên mà một số sĩ quan quân đội dẫu đã nghỉ hưu như ông Hoàng Kiền, ông Nguyễn Thanh Tuấn (Trung tướng, cựu Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc Phòng), ông Khuất Biên Hòa (Đại tá, Trợ lý của ông Lê Đức Anh),… thù hận việc tưởng niệm, tri ân các tử sĩ ở Hoàng Sa, giận dữ trước sự ra đời của với “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”.
Quan điểm của những người như ông Kiền, ông Tuấn, ông Hòa,… được một số người như Thanh Minh, lý giải: Không có cái gọi là lịch sử chung chung, khách quanh chung chung. Lịch sử không đơn thuần là mô tả sự kiện mà phải biểu đạt giá trị cơ bản của sự kiện, phải phân rõ thiện – ác – chính – tà và “nhìn lịch sử phải dựa trên cơ sở nhân sinh quan của người làm nên lịch sử” (5).
Đây là nhân sinh quan của ông Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng, từng thay mặt giới “làm nên lịch sử” để “quán triệt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”: Việt Nam và Trung Quốc có một “di sản quý báu là sự tương đồng ý thức hệ”. “Đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo” và “điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc”, “chi phối cách ứng xử của hai nước”, thành ra “nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (6) .
Mỗi người Việt sẽ phải trả lời họ có chấp nhận nhân sinh quan này như kim chỉ nam cho chính họ cũng như cho con cháu của họ hay không.
Chú thích