Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh đảo Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các chuyến bay trinh sát của Mỹ gần những bãi cạn mà Trung Quốc đang cải tạo cho thấy mấy mươi chiếc tàu đang ráo riết tiến hành hoạt động lấy đất lấp biển.
Theo VOA-11.06.2015
Việt Nam và Philippines là các nước chịu tác động môi trường trước nhất từ hoạt động lấp biển lấy đất của Trung Quốc ở Biển Đông, theo khuyến cáo từ một khoa học gia cấp cao của Philippines.
Truyền thông Philippines ngày 11/6 dẫn lời cựu Bộ trưởng Môi trường Angel Alcala cảnh báo rằng các dự án xây dựng Bắc Kinh đang tiến hành ở các khu vực tranh chấp ở Biển Đông có thể gây ra những tổn thất nặng nề về mặt đa dạng sinh học và làm ảnh hưởng tới nguồn cá trong dài hạn.
Ông lưu ý Việt Nam và Philippines, hai trong số các nước có tranh chấp chủ quyền tại đây, nằm gần các công trình xây dựng của Bắc Kinh nhất.
Ông Alcala nói tác động rõ ràng có thể trông thấy từ các dự án này là sự sút giảm quan trọng về đa dạng sinh học, cản trở việc sinh sản của các nguồn tôm cá, và ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của các cộng đồng cư dân duyên hải.
Trung Quốc đang nhanh chóng triển khai các kế hoạch khai hoang tại các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông trong nỗ lực khẳng định các tuyên bố chủ quyền bành trướng của họ.
Chính phủ Philippines cũng đã lên tiếng khuyến cáo rằng Bắc Kinh đang gây ra những thiệt hại to lớn không thể tránh cho môi trường và cân bằng sinh thái Biển Đông.
Manila nói các công trình xây dựng của Trung Quốc ít nhất đã phá hủy 300 mẫu san hô tại đây, dẫn tới thiệt hại kinh tế mỗi năm hàng trăm triệu đô la.
Việt Nam chưa lên tiếng phản hồi chính thức về việc này.
Trung Quốc phớt lờ các lời chỉ trích từ quốc tế, một mực khẳng định hoạt động của họ trên Biển Đông nằm trong phạm vi chủ quyền quốc gia.
Nguồn: Philstar.com/ Indonesia.shafaqna.com
Thursday, June 11, 2015
Cháy lớn ở Hà Nội, 5 người trong một nhà chết thảm
HÀ NỘI (NV) - Nửa đêm, một căn nhà có 10 người đang ngủ ở quận Hoàng Mai đã phát hỏa khiến 5 người, trong đó có một em bé 8 tháng tuổi bị chết thảm.
Ngôi nhà bị cháy bắt nguồn từ hộp điện trước nhà. (Hình: Tuổi Trẻ)
Truyền thông Việt Nam loan tin, khoảng 0 giờ ngày 11 tháng 6, 2015, một căn nhà 3 tầng ở đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, đã xảy ra vụ cháy nghiêm trọng, khiến 5 người trong một gia đình tử vong. Phần lớn những thi thể bị biến dạng và cháy sém.
Theo Thanh Niên, mặc dù cảnh sát cứu hỏa đã phối hợp với công an, người dân để dập lửa, song do căn nhà nằm sâu trong hẻm nhỏ nên việc chữa cháy và tiếp cận hiện trường rất khó khăn, trong khi bên trong hiện trường, rất nhiều nạn nhân trong nhà kêu khóc thảm thiết.
Đến 4 giờ 30 sáng, lực lượng chức năng mới khống chế được đám cháy và chuẩn bị đưa những người bị cháy ra ngoài. Theo chị Bùi Thị Thúy (26 tuổi), người đã may mắn thoát chết trong ngôi nhà kể lại:
“Lúc nhà phát hỏa tôi và chồng cùng 2 con nhỏ đang ngủ thì thấy có nhiều người hô cháy. Đúng lúc chúng tôi vừa chạy ra khỏi cửa nhà thì ngọn lửa bùng lên rất mạnh.”
Còn anh Nguyễn Văn Chung (28 tuổi), chồng chị Thúy cho biết, ngọn lửa từ tầng một đã lan sang ba chiếc xe máy và bùng lên dữ dội. Khói đen bốc lên nghi ngút, anh Chung cùng vợ và con chỉ kịp đạp cửa thoát ra ngoài. Trong khi đó người em trai của anh đang kẹt trên tầng 3 gọi điện cho tổ trưởng dân phố kêu cứu.
Tin cho biết, lúc xảy ra cháy, trong nhà có 10 người trong một gia đình, 5 người ở tầng 2 đã kịp thời chạy thoát, nhưng tất cả người ở tầng 3 đều bị chết cháy, trong đó có 2 người già, 1 cháu nhỏ, và cặp vợ chồng trẻ.
Đến 7 giờ 25 sáng cùng ngày, các thi thể được đưa ra khỏi hiện trường gồm: ông Nguyễn Văn Sơn (62 tuổi); Bà Lý (59 tuổi), vợ ông Sơn; Anh Nguyễn Văn Hiếu ( 33 tuổi); chị Lê Thị Chiên (31 tuổi), vợ anh Hiếu và bé Nguyễn Duy Huy, 8 tháng tuổi, con anh Hiếu.
Người nhà nạn nhân cho biết, họ nhìn thấy lửa bốc ra từ cột điện trước nhà sau đó cháy lan vào trong nhà. Tuy nhiên, theo đại diện công ty điện lực Hoàng Mai, sau khi kiểm tra ngôi nhà nơi xảy ra vụ
cháy, không liên quan đến cháy do chập điện.
Chiều 11 tháng 6, trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo công an quận Hoàng Mai cho biết, vụ cháy rất
phức tạp nên cơ quan điều tra đã lấy nhiều mẫu vật để đưa đi giám định để biết kết quả chính xác. (Tr.N)
06-11-2015 4:35:01 PM
Ngôi nhà bị cháy bắt nguồn từ hộp điện trước nhà. (Hình: Tuổi Trẻ)
Truyền thông Việt Nam loan tin, khoảng 0 giờ ngày 11 tháng 6, 2015, một căn nhà 3 tầng ở đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, đã xảy ra vụ cháy nghiêm trọng, khiến 5 người trong một gia đình tử vong. Phần lớn những thi thể bị biến dạng và cháy sém.
Theo Thanh Niên, mặc dù cảnh sát cứu hỏa đã phối hợp với công an, người dân để dập lửa, song do căn nhà nằm sâu trong hẻm nhỏ nên việc chữa cháy và tiếp cận hiện trường rất khó khăn, trong khi bên trong hiện trường, rất nhiều nạn nhân trong nhà kêu khóc thảm thiết.
Đến 4 giờ 30 sáng, lực lượng chức năng mới khống chế được đám cháy và chuẩn bị đưa những người bị cháy ra ngoài. Theo chị Bùi Thị Thúy (26 tuổi), người đã may mắn thoát chết trong ngôi nhà kể lại:
“Lúc nhà phát hỏa tôi và chồng cùng 2 con nhỏ đang ngủ thì thấy có nhiều người hô cháy. Đúng lúc chúng tôi vừa chạy ra khỏi cửa nhà thì ngọn lửa bùng lên rất mạnh.”
Còn anh Nguyễn Văn Chung (28 tuổi), chồng chị Thúy cho biết, ngọn lửa từ tầng một đã lan sang ba chiếc xe máy và bùng lên dữ dội. Khói đen bốc lên nghi ngút, anh Chung cùng vợ và con chỉ kịp đạp cửa thoát ra ngoài. Trong khi đó người em trai của anh đang kẹt trên tầng 3 gọi điện cho tổ trưởng dân phố kêu cứu.
Tin cho biết, lúc xảy ra cháy, trong nhà có 10 người trong một gia đình, 5 người ở tầng 2 đã kịp thời chạy thoát, nhưng tất cả người ở tầng 3 đều bị chết cháy, trong đó có 2 người già, 1 cháu nhỏ, và cặp vợ chồng trẻ.
Đến 7 giờ 25 sáng cùng ngày, các thi thể được đưa ra khỏi hiện trường gồm: ông Nguyễn Văn Sơn (62 tuổi); Bà Lý (59 tuổi), vợ ông Sơn; Anh Nguyễn Văn Hiếu ( 33 tuổi); chị Lê Thị Chiên (31 tuổi), vợ anh Hiếu và bé Nguyễn Duy Huy, 8 tháng tuổi, con anh Hiếu.
Người nhà nạn nhân cho biết, họ nhìn thấy lửa bốc ra từ cột điện trước nhà sau đó cháy lan vào trong nhà. Tuy nhiên, theo đại diện công ty điện lực Hoàng Mai, sau khi kiểm tra ngôi nhà nơi xảy ra vụ
cháy, không liên quan đến cháy do chập điện.
Chiều 11 tháng 6, trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo công an quận Hoàng Mai cho biết, vụ cháy rất
phức tạp nên cơ quan điều tra đã lấy nhiều mẫu vật để đưa đi giám định để biết kết quả chính xác. (Tr.N)
06-11-2015 4:35:01 PM
Hà Nội: Một cây số đường biến thành 'ao' suốt 3 năm
HÀ NỘI (NV) - Từ 3 năm nay, dân phường Thịnh Liệt đã phải chịu cảnh lầy lội, hôi thối để qua lại trên con đường huyết mạch nối với khu đô thị Đồng Tàu trong tình trạng lòng đường luôn biến thành “ao.”
Đã 3 năm qua việc đi lại của người dân phường Thịnh Liệt trở nên rất khó khăn. (Hình: Dân Trí)
Theo Dân Trí, con đường “đau khổ” mà phóng viên báo Dân Trí đang phản ánh là tuyến đường nối các tổ dân phố số 26, 27, 28 phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, với khu đô thị Đồng Tàu. Trước khi dự án “cống hóa mương Giáp Nhị” hàng ngày luôn có một lượng lớn người và xe đi lại trên tuyến đường này.
Tuyến đường chỉ dài chừng 1km, nhưng 3 năm qua do dự án xây hoài không xong đã làm mặt đường xuất hiện nhiều hố sâu, đầy “ổ voi, ổ trâu.” Chỉ cần một cơn mưa nhỏ cũng đủ biến lòng đường thành “ao” sâu cả mét, khiến xe cộ không thể lưu thông và nếu phải qua lại thì phải đối mặt với vô số rủi ro khó lường.
Trao đổi với phóng viên Dân Trí vào ngày 10 tháng 6, 2015, ông Lê Đình Cảnh (56 tuổi), ở tổ dân phố 26 cho biết, “Dự án ‘cống hóa mương’ được triển khai để giúp thoát nước khu vực Đuôi Cá, Thịnh Liệt, Đồng Tàu kéo dài trong nhiều năm không hoàn thành rồi trở thành nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngập úng khiến việc sinh hoạt, đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn...là không nên.”
Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ tịch phường Thịnh Liệt xác nhận, “Thời gian qua, phường đã nhận được nhiều ý kiến của người dân sống tại tổ 26, 27, 28 phản ánh tình trạng ngập úng, do dự án thoát nước chưa hoàn thành. Ủy Ban Phường đã tập hợp ý kiến trình quận Hoàng Mai để quận chuyển thành phố Hà Nội giải quyết...”
Trước mùa mưa kéo dài với những diễn biến phức tạp chờ đón sắp tới, người dân nơi đây phải còn gánh chịu hàng ngày cảnh ngập úng, hôi thối dài dài để chờ “thành phố giải quyết.” (Tr.N)
06-11-2015 4:42:18 PM
Đã 3 năm qua việc đi lại của người dân phường Thịnh Liệt trở nên rất khó khăn. (Hình: Dân Trí)
Theo Dân Trí, con đường “đau khổ” mà phóng viên báo Dân Trí đang phản ánh là tuyến đường nối các tổ dân phố số 26, 27, 28 phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, với khu đô thị Đồng Tàu. Trước khi dự án “cống hóa mương Giáp Nhị” hàng ngày luôn có một lượng lớn người và xe đi lại trên tuyến đường này.
Tuyến đường chỉ dài chừng 1km, nhưng 3 năm qua do dự án xây hoài không xong đã làm mặt đường xuất hiện nhiều hố sâu, đầy “ổ voi, ổ trâu.” Chỉ cần một cơn mưa nhỏ cũng đủ biến lòng đường thành “ao” sâu cả mét, khiến xe cộ không thể lưu thông và nếu phải qua lại thì phải đối mặt với vô số rủi ro khó lường.
Trao đổi với phóng viên Dân Trí vào ngày 10 tháng 6, 2015, ông Lê Đình Cảnh (56 tuổi), ở tổ dân phố 26 cho biết, “Dự án ‘cống hóa mương’ được triển khai để giúp thoát nước khu vực Đuôi Cá, Thịnh Liệt, Đồng Tàu kéo dài trong nhiều năm không hoàn thành rồi trở thành nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngập úng khiến việc sinh hoạt, đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn...là không nên.”
Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ tịch phường Thịnh Liệt xác nhận, “Thời gian qua, phường đã nhận được nhiều ý kiến của người dân sống tại tổ 26, 27, 28 phản ánh tình trạng ngập úng, do dự án thoát nước chưa hoàn thành. Ủy Ban Phường đã tập hợp ý kiến trình quận Hoàng Mai để quận chuyển thành phố Hà Nội giải quyết...”
Trước mùa mưa kéo dài với những diễn biến phức tạp chờ đón sắp tới, người dân nơi đây phải còn gánh chịu hàng ngày cảnh ngập úng, hôi thối dài dài để chờ “thành phố giải quyết.” (Tr.N)
06-11-2015 4:42:18 PM
Một số đại diện lao động Việt Nam kêu gọi Quốc Hội Mỹ bác bỏ TPP
WASHINGTON, DC (NV) - Một nhóm đại diện giới lao động từ Việt Nam gởi thư đến Quốc Hội Hoa kỳ kêu gọi hãy khước từ một kế hoạch thương mại quốc tế của Tổng Thống Barack Obama, theo một bản tin của báo mạng Huffington Post.
Qua lá thư dài hơn 6 trang, họ khuyến cáo các vị dân biểu Hoa Kỳ rằng không thể tin tưởng nhà cầm quyền Hà Nội và mọi thỏa thuận với giới lãnh đạo nước này về Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam sẽ làm tan vỡ mọi nỗ lực cải thiện nhân quyền tại nước này từ bấy lâu nay.
Ba ông Lê Thanh Tùng (Ủy Ban Ủng Hộ Nghiệp Đoàn Lao Động), Trương Minh Đức (Lao Động Việt) và Phạm Văn Trội (Hội Anh Em Dân Chủ) vạch rõ rằng nhân quyền ở Việt Nam hiện giờ chỉ là một trò giựt dây của liên đoàn lao động quốc doanh và cho đến giờ phút này, giới lao động Việt nam vẫn hoàn toàn không có đại diện thực sự.
Nhân công tại Việt nam. (Hình: GettyImages)
Họ trình bày rằng Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam chỉ là một công cụ của đảng Cộng Sản Việt Nam, và tổ chức này tuân thủ một cách thụ động mọi chỉ thị của đảng.
Trong thư, ba người này đã liệt kê những thí dụ cụ thể về tiền lương và tiền chi tiêu của một nhân công người Việt trong nước để cho thấy người dân Việt Nam đang phải chịu đựng cuộc sống lây lất với một đồng lương vô cùng phi lý.
Chẳng hạn, lương trung bình của một công nhân từ $138 đến $229/tháng, trong khi một gia đình ba người phải tốn ít nhất $220/tháng để mua thực phẩm.
Tổng Thống Barack Obama vẫn cho rằng TPP giữa Mỹ và 11 quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương sẽ nâng cao tiêu chuẩn lao động cho nhân công tại những quốc gia này, trong đó có Việt Nam.
Tuy thế, trước đây cũng đã có những phái đoàn Việt Nam lên tiếng cảnh tỉnh giới lập pháp Hoa kỳ nên lưu tâm đến những vi phạm nhân quyền, luật lao động cũng như tự do ngôn luận một cách trắng trợn tại Việt Nam, theo Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. (ĐG)
06-11-2015 6:44:43 PM
Qua lá thư dài hơn 6 trang, họ khuyến cáo các vị dân biểu Hoa Kỳ rằng không thể tin tưởng nhà cầm quyền Hà Nội và mọi thỏa thuận với giới lãnh đạo nước này về Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam sẽ làm tan vỡ mọi nỗ lực cải thiện nhân quyền tại nước này từ bấy lâu nay.
Ba ông Lê Thanh Tùng (Ủy Ban Ủng Hộ Nghiệp Đoàn Lao Động), Trương Minh Đức (Lao Động Việt) và Phạm Văn Trội (Hội Anh Em Dân Chủ) vạch rõ rằng nhân quyền ở Việt Nam hiện giờ chỉ là một trò giựt dây của liên đoàn lao động quốc doanh và cho đến giờ phút này, giới lao động Việt nam vẫn hoàn toàn không có đại diện thực sự.
Nhân công tại Việt nam. (Hình: GettyImages)
Họ trình bày rằng Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam chỉ là một công cụ của đảng Cộng Sản Việt Nam, và tổ chức này tuân thủ một cách thụ động mọi chỉ thị của đảng.
Trong thư, ba người này đã liệt kê những thí dụ cụ thể về tiền lương và tiền chi tiêu của một nhân công người Việt trong nước để cho thấy người dân Việt Nam đang phải chịu đựng cuộc sống lây lất với một đồng lương vô cùng phi lý.
Chẳng hạn, lương trung bình của một công nhân từ $138 đến $229/tháng, trong khi một gia đình ba người phải tốn ít nhất $220/tháng để mua thực phẩm.
Tổng Thống Barack Obama vẫn cho rằng TPP giữa Mỹ và 11 quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương sẽ nâng cao tiêu chuẩn lao động cho nhân công tại những quốc gia này, trong đó có Việt Nam.
Tuy thế, trước đây cũng đã có những phái đoàn Việt Nam lên tiếng cảnh tỉnh giới lập pháp Hoa kỳ nên lưu tâm đến những vi phạm nhân quyền, luật lao động cũng như tự do ngôn luận một cách trắng trợn tại Việt Nam, theo Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. (ĐG)
06-11-2015 6:44:43 PM
Việt Nam lại 'ngậm bồ hòn làm ngọt' với Trung Quốc
HÀ NỘI (NV) - Ông Đinh La Thăng, bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải CSVN vừa phân trần với công chúng Việt Nam rằng, mua 13 tàu điện của Trung Quốc là chuyện thuộc loại “bất khả kháng.”
Dự án tuyến metro Cát Linh-Hà Đông lẽ ra phải hoàn tất vào năm 2012 nhưng đến nay vẫn đang còn... xây dựng. (Hình: Bộ Giao Thông-Vận Tải)
Trước đó, công chúng Việt Nam tỏ ra hết sức giận dữ sau khi các viên chức Ngành Giao Thông-Vận Tải Việt Nam loan báo, sẽ bỏ ra 63.2 triệu Mỹ kim để mua 13 tàu điện (mỗi tàu có bốn toa) do công ty trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh của Trung Quốc sản xuất, để dùng cho tuyến metro Cát Linh-Hà Đông.
Viên bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam kêu gọi dân chúng thông cảm vì khi ký hợp đồng vay vốn ODA của Trung Quốc cho dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông, Việt Nam bị buộc phải mua các tàu điện do Trung Quốc sản xuất.
Ông Thăng nói thêm rằng, nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông “yếu kém, chúng tôi rất bức xức nhưng muốn thay thì lại vướng các điều kiện đã ký nên không thay được.”
Có thể xem dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông là một trường hợp Việt Nam phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi nhận “hỗ trợ” từ Trung Quốc.
Chiều dài của tuyến metro này chỉ có 13 cây số, lẽ ra phải hoàn tất vào năm 2012 nhưng đến nay vẫn còn dở dang. Năm ngoái, nhà thầu Trung Quốc cam kết sẽ hoàn tất công trình vào tháng 6 năm 2015 nhưng gần đây, thời điểm khánh thành được thông báo là tiếp tục dời lại đến cuối năm song tin mới nhất cho biết, phải đến hết quí 1 năm tới mới có thể vận hành tuyến metro Cát Linh-Hà Đông.
Hồi hạ tuần tháng 11 năm ngoái, tại điểm xây dựng một nhà ga trong tuyến metro Cát Linh-Hà Đông, ở đoạn chạy qua quận Thanh Xuân, do cẩu bị đứt cáp, ba thanh dầm bằng thép đã rớt xuống đường, đè chết một người và làm hai người trọng thương.
Lúc đó, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam đã ra lệnh cho nhà thầu Trung Quốc tạm ngưng thi công để kiểm tra toàn bộ quy trình giám sát bảo đảm an toàn. Nửa tháng sau, nhà thầu Trung Quốc được phép tiếp tục thi công và chỉ trong hai tuần lại gây thêm tai nạn khác.
Rạng sáng 28 tháng 12, năm 2014, giàn giáo trong công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông, ở đoạn sát bến xe Hà Đông đột nhiên sụp xuống lúc đang đổ bê tông. May mắn là tai nạn xảy ra vào lúc rạng sáng, đường chưa đông người qua lại nên không có tổn thất nhân mạng. Sắt thép, bê tông chỉ đè nát phần đầu của một chiếc taxi vừa trờ tới. Tài xế taxi và ba hành khách trong xe không bị thương. Theo một số chuyên gia, giàn giáo sập do bị dịch chuyển lúc đang đổ bê tông.
Công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông không chỉ thiếu an toàn, kém chất lượng mà còn nổi tiếng vì sự tráo trở của nhà thầu Trung Quốc. Nhà thầu Trung Quốc đã đòi nâng vốn đầu tư dự án từ 553 triệu Mỹ kim lên 892 triệu Mỹ kim. Tuy yêu sách này phi lý song chế độ Hà Nội vẫn bất chấp sự can gián của chuyên gia nhiều giới, vay thêm của Trung Quốc 339 triệu Mỹ kim để đáp ứng đòi hỏi của nhà thầu Trung Quốc!
Lúc đó, theo tường thuật của báo chí Việt Nam, tại cuộc họp với ông Chu Hằng Vũ, phó tổng giám đốc tập đoàn hữu hạn của Cục 6 Ngành Đường Sắt Trung Quốc, ông Đinh La Thăng, bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam, nhận định, tuyến metro Cát Linh-Hà Đông là công trình giao thông tồi tệ nhất ở Việt Nam. Công trình này khiến dân chúng Việt Nam lo ngại về mức độ an toàn, chất lượng và phẫn nộ vì nhà thầu Trung Quốc không thèm đếm xỉa đến những yêu cầu của Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam.
Ông Thăng yêu cầu nhà thầu Trung Quốc phải tìm một người “có trình độ và lương tâm” để thay thế tổng chỉ huy công trường, đổi ngay công ty Trung Quốc đang giữ vai trò giám sát (công ty giám sát xây dựng thuộc viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh). Cũng đến lúc đó, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam mới đòi nhà thầu Trung Quốc phải sử dụng công ty giám sát do bộ này chỉ định và loại toàn bộ các nhà thầu phụ để trực tiếp ký hợp đồng với các tổng công ty xây dựng công trình giao thông của phía Việt Nam.
Viên bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam khẳng định, nếu nhà thầu Trung Quốc không chấp nhận những yêu cầu đó thì ông ta sẽ đề nghị chính phủ Việt Nam loại họ để kiếm một nhà thầu khác. Cũng phải đến lúc đó, đại diện nhà thầu Trung Quốc mới nhượng bộ, mới xin lỗi hứa sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu của viên bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam.
Tuy nhiên chuyện “cảnh cáo” nhà thầu Trung Quốc của ông Thăng bị cả báo giới lẫn cựu viên chức ngoại giao của Trung Quốc cho là kích động “bài Trung.”
Hồi đầu năm nay, Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời ông Tề Kiến Quốc, từng là đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, khuyến cáo, lẽ ra, ông Thăng không nên làm như thế đối với nhà thầu Trung Quốc, không nên làm sự việc trở thành rùm beng vì tai nạn ở các công trường tại Việt Nam là... bình thường. (G.Đ)
06-11-2015 5:19:57 PM
Dự án tuyến metro Cát Linh-Hà Đông lẽ ra phải hoàn tất vào năm 2012 nhưng đến nay vẫn đang còn... xây dựng. (Hình: Bộ Giao Thông-Vận Tải)
Trước đó, công chúng Việt Nam tỏ ra hết sức giận dữ sau khi các viên chức Ngành Giao Thông-Vận Tải Việt Nam loan báo, sẽ bỏ ra 63.2 triệu Mỹ kim để mua 13 tàu điện (mỗi tàu có bốn toa) do công ty trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh của Trung Quốc sản xuất, để dùng cho tuyến metro Cát Linh-Hà Đông.
Viên bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam kêu gọi dân chúng thông cảm vì khi ký hợp đồng vay vốn ODA của Trung Quốc cho dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông, Việt Nam bị buộc phải mua các tàu điện do Trung Quốc sản xuất.
Ông Thăng nói thêm rằng, nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông “yếu kém, chúng tôi rất bức xức nhưng muốn thay thì lại vướng các điều kiện đã ký nên không thay được.”
Có thể xem dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông là một trường hợp Việt Nam phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi nhận “hỗ trợ” từ Trung Quốc.
Chiều dài của tuyến metro này chỉ có 13 cây số, lẽ ra phải hoàn tất vào năm 2012 nhưng đến nay vẫn còn dở dang. Năm ngoái, nhà thầu Trung Quốc cam kết sẽ hoàn tất công trình vào tháng 6 năm 2015 nhưng gần đây, thời điểm khánh thành được thông báo là tiếp tục dời lại đến cuối năm song tin mới nhất cho biết, phải đến hết quí 1 năm tới mới có thể vận hành tuyến metro Cát Linh-Hà Đông.
Hồi hạ tuần tháng 11 năm ngoái, tại điểm xây dựng một nhà ga trong tuyến metro Cát Linh-Hà Đông, ở đoạn chạy qua quận Thanh Xuân, do cẩu bị đứt cáp, ba thanh dầm bằng thép đã rớt xuống đường, đè chết một người và làm hai người trọng thương.
Lúc đó, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam đã ra lệnh cho nhà thầu Trung Quốc tạm ngưng thi công để kiểm tra toàn bộ quy trình giám sát bảo đảm an toàn. Nửa tháng sau, nhà thầu Trung Quốc được phép tiếp tục thi công và chỉ trong hai tuần lại gây thêm tai nạn khác.
Rạng sáng 28 tháng 12, năm 2014, giàn giáo trong công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông, ở đoạn sát bến xe Hà Đông đột nhiên sụp xuống lúc đang đổ bê tông. May mắn là tai nạn xảy ra vào lúc rạng sáng, đường chưa đông người qua lại nên không có tổn thất nhân mạng. Sắt thép, bê tông chỉ đè nát phần đầu của một chiếc taxi vừa trờ tới. Tài xế taxi và ba hành khách trong xe không bị thương. Theo một số chuyên gia, giàn giáo sập do bị dịch chuyển lúc đang đổ bê tông.
Công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh-Hà Đông không chỉ thiếu an toàn, kém chất lượng mà còn nổi tiếng vì sự tráo trở của nhà thầu Trung Quốc. Nhà thầu Trung Quốc đã đòi nâng vốn đầu tư dự án từ 553 triệu Mỹ kim lên 892 triệu Mỹ kim. Tuy yêu sách này phi lý song chế độ Hà Nội vẫn bất chấp sự can gián của chuyên gia nhiều giới, vay thêm của Trung Quốc 339 triệu Mỹ kim để đáp ứng đòi hỏi của nhà thầu Trung Quốc!
Lúc đó, theo tường thuật của báo chí Việt Nam, tại cuộc họp với ông Chu Hằng Vũ, phó tổng giám đốc tập đoàn hữu hạn của Cục 6 Ngành Đường Sắt Trung Quốc, ông Đinh La Thăng, bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam, nhận định, tuyến metro Cát Linh-Hà Đông là công trình giao thông tồi tệ nhất ở Việt Nam. Công trình này khiến dân chúng Việt Nam lo ngại về mức độ an toàn, chất lượng và phẫn nộ vì nhà thầu Trung Quốc không thèm đếm xỉa đến những yêu cầu của Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam.
Ông Thăng yêu cầu nhà thầu Trung Quốc phải tìm một người “có trình độ và lương tâm” để thay thế tổng chỉ huy công trường, đổi ngay công ty Trung Quốc đang giữ vai trò giám sát (công ty giám sát xây dựng thuộc viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh). Cũng đến lúc đó, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam mới đòi nhà thầu Trung Quốc phải sử dụng công ty giám sát do bộ này chỉ định và loại toàn bộ các nhà thầu phụ để trực tiếp ký hợp đồng với các tổng công ty xây dựng công trình giao thông của phía Việt Nam.
Viên bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam khẳng định, nếu nhà thầu Trung Quốc không chấp nhận những yêu cầu đó thì ông ta sẽ đề nghị chính phủ Việt Nam loại họ để kiếm một nhà thầu khác. Cũng phải đến lúc đó, đại diện nhà thầu Trung Quốc mới nhượng bộ, mới xin lỗi hứa sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu của viên bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam.
Tuy nhiên chuyện “cảnh cáo” nhà thầu Trung Quốc của ông Thăng bị cả báo giới lẫn cựu viên chức ngoại giao của Trung Quốc cho là kích động “bài Trung.”
Hồi đầu năm nay, Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời ông Tề Kiến Quốc, từng là đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, khuyến cáo, lẽ ra, ông Thăng không nên làm như thế đối với nhà thầu Trung Quốc, không nên làm sự việc trở thành rùm beng vì tai nạn ở các công trường tại Việt Nam là... bình thường. (G.Đ)
06-11-2015 5:19:57 PM
300 tỷ đồng: Nên xây Văn Miếu hay xây các công trình phúc lợi xã hội?
Hoà Ái, phóng viên RFA
2015-06-11
2015-06-11
Công trình Văn Miếu Vĩnh Phúc trị giá gần 300 tỉ đồng- Courtesy Vietnamnet
Trong mấy ngày vừa qua, dư luận trong nước đặc biệt chú ý đến thông tin tỉnh Vĩnh Phúc chi gần 300 tỉ đồng để xây Văn Miếu cũng như lên tiếng phản đối mạnh mẽ dự án này.
Báo giới trong nước đồng loạt đăng tải nhiều hình ảnh công trình Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc đang xây dựng trong khuôn viên có diện tích hơn 4 ha, tại khu đô thị Hà Tiên, thành phố Vĩnh Yên, với mức đầu tư 271 tỷ đồng từ tiền ngân sách tỉnh, dự kiến hoàn thành trong năm 2016 tạo nên làn sóng phẫn nộ trong lòng dân chúng không chỉ ở địa phương mà khắp cả nước VN.
Một sự lãng phí không cần thiết
Ông Kim Văn Ngoan Quýnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, chủ đầu tư công trình Văn Miếu tuyên bố trên báo Infonet vào hôm mùng 9 tháng 6 rằng mục đích xây dựng công trình văn hóa này là sự kế thừa của Văn Miếu phủ Tam Đới tồn tại khoảng 300 năm của tỉnh, đồng thời thể hiện sự tôn sư trọng đạo của người dân tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và người dân VN nói chung cũng như khuyến khích thế hệ trẻ hiếu học để phục vụ cho tỉnh nhà và đất nước. Ông Quýnh cho biết thêm 100% nguồn vốn do nhân dân địa phương đóng thuế tuy nhiên không lấy ý kiến nhân dân vì dân có ai biết đâu để mà lấy ý kiến.
Trong khi đó, nhiều người dân ở Vĩnh Phúc chia sẻ trên Báo Dân Trí nhờ truyền thông mới biết đến dự án này nhưng họ lại không thấy đó là niềm hãnh diện mà cho rằng còn có những cảnh đời đang cần bát cơm để sống qua ngày. Họ đặt câu hỏi có sự khuất tất nào mà chính quyền lại không thông báo cho người dân để góp ý kiến nên xây công trình Văn Miếu hoành tráng như thế hay không.
TS. Nguyễn Xuân Diện, nhà nghiên cứu văn hóa, công tác tại Viện Hán Nôm Hà Nội, lên tiếng với đài ACTD rằng ông vô cùng bức xúc và phản đối tỉnh Vĩnh Phúc bỏ ra một số tiền lớn để xây một Văn Miếu với mức kinh phí đội lên đến 314 tỷ đồng. Là người nghiên cứu về văn hóa, TS. Nguyễn Xuân Diện đề cập đến các Văn Miếu Bắc Ninh, Văn Miếu Mao Điền-Hưng Yên…được xây dựng dựa vào hồ sơ khoa học đầy đủ trên nền đất cũ và dựa trên quy mô vốn có từ trước, chỉ mở rộng thêm một cách không đáng kể. TS. Nguyễn Xuân Diện nhấn mạnh:
Trong việc xây dựng này còn kể để việc bị thất thoát, tình trạng tham nhũng nữa thì tôi cho rằng đây là sự lãng phí không cần thiết. Tôi nghĩ số tiền đó được đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội sẽ được hiệu quảTS. Nguyễn Xuân Diện
“Nhưng Văn Miếu ở Tỉnh Vĩnh Phúc là xây mới hoàn toàn, trên diện tích không dựa trên di chỉ cũ, tức là trên vùng đất mới chưa từng có Văn Miếu. Điều thứ hai là họ cũng không dựa theo những hồ sơ về quy mô của Văn Miếu phủ Tam Đới trước đó, rồi phủ Vĩnh Tường vì những quy mô đó rất khiêm tốn, vừa phải với một Văn Miếu cấp tỉnh nhưng quy mô của Văn Miếu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay to hơn cả quy mô Văn Miếu quốc gia”.
Dư luận trong nước phản đối mạnh mẽ công trình xây mới Văn Miếu vì tỉnh Vĩnh Phúc có gần 1000 di tích, trong đó có 65 di tích quốc gia rất thiếu nguồn ngân sách để bảo tồn. Dân chúng còn cho rằng thật sự là lãng phí khi nền kinh tế nước nhà quá khó khăn, nợ công ở mức báo động mà bỏ ra gần 300 tỷ đồng để xây một công trình quy mô nhưng không mang lại hiệu quả đáng kể cho đời sống xã hội. Một người dân ở Hà Nội nói với RFA:
“Theo tôi biết số tiền này là số tiền ngân sách mà phần lớn là tiền thuế của dân mà theo thông tin trên báo chí đưa thì chính quyền trả lời ‘dân có ai biết đâu mà hỏi’. Như thế là một sự thiếu tôn trọng. Có rất nhiều các công trình khác như tượng đài rồi các công trình công cộng chi tiêu một số tiền rất lớn nhưng chất lượng không đảm bảo và ý nghĩa không lớn gây nên sự phung phí. Trong việc xây dựng này còn kể để việc bị thất thoát, tình trạng tham nhũng nữa thì tôi cho rằng đây là sự lãng phí không cần thiết. Tôi nghĩ số tiền đó được đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội sẽ được hiệu quả”.
Những người dân ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước bày tỏ qua các phương tiện truyền thông là số tiền gần 300 tỷ đồng này nên đầu tư vào các công trình dân sinh, rất cần thiết để xây thêm cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi cao khi còn quá nhiều trẻ em phải học trong lớp lều tranh tre nứa hay đi cả chục km đường rừng bằng chân đất, phải đu dây qua suối, bơi qua sông để đến trường; hoặc đầu tư vào ngành y tế khi bệnh viện quá tải, không đủ trang thiết bị để khám chữa bệnh cho người dân.
Nên dùng số tiền cho công trình dân sinh
Thêm một nguyên nhân công trình Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc bị bày bác là vì Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch, ông Trần Mạnh Định cho biết vẫn còn có tranh cãi về việc thiết kế, bày trí thờ tự bài vị Khổng Tử, cho biết thêm sẽ tổ chức hội thảo để xin ý kiến các nhà khoa học, lịch sử về việc này. TS. Nguyễn Xuân Diện nêu lên quan điểm của ông:
Chúng ta bước sang thế kỷ 21, chúng ta không thi cử Nho học, theo kiểu chữ Nho nữa, việc đó đã chấm dứt năm 1919. Vì vậy quan điểm của tôi là không ủng hộ Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc thờ Khổng Tử mà chỉ nên thờ những vị khoa bảng, những người có học vấn cao siêu đã từng được tôn vinhTS. Nguyễn Xuân Diện
“Bây giờ xây một nơi mới như vậy không dựa theo những di chỉ cũ mà lại thờ Khổng Tử thì tôi cho rằng là không thích đáng. Các di chỉ cũ hoặc các Văn Miếu thờ Khổng Tử là bởi vì họ xây dựng khi Nho học còn thịnh, khi khoa cử phong kiến, thi cử chữ Hán vẫn còn nếu sau này họ có tu sửa thì trên nền cơi cũ còn bây giờ xây cái mới mà chúng ta bước sang thế kỷ 21, chúng ta không thi cử Nho học, theo kiểu chữ Nho nữa, việc đó đã chấm dứt năm 1919. Vì vậy quan điểm của tôi là không ủng hộ Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc thờ Khổng Tử mà chỉ nên thờ những vị khoa bảng, những người có học vấn cao siêu đã từng được tôn vinh và tồn tại trong lịch sử mà thôi”.
Một số nhà văn hóa, nghiên cứu lịch sử tại VN, trong đó có TS. Nguyễn Quốc Tuấn, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN cho rằng Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc thờ ai chăng nữa cũng không có lý do gì chi một số tiền ngân sách để xây 1 công trình to lớn như thế.
Mặt khác, công trình Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng trong thời điểm Trung Quốc có động thái ngày càng hung hãn và lấn át VN ở Biển Đông cũng như có nhiều hoạt động lủng đoạn nền kinh tế quốc nội. Dân chúng hoài nghi về một âm mưu xâm lược văn hóa từ người bạn láng giềng “4 tốt-16 chữ vàng” một khi lễ hội giỗ tổ Khổng Tử được tổ chức hằng năm ở Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc.
Công luận mạnh mẽ yêu cầu các cấp lãnh đạo nên dùng số tiền 300 tỷ đồng để hỗ trợ cho nhiều ngư dân khốn khó cũng như trang bị, nâng cấp cho ngành Hải quân để bảo vệ vẹn toàn lãnh hải. 90 triệu người dân VN kêu gọi chính phủ hãy tiêu tiền của dân một cách có ích. Điển hình, trong điện thư gửi về đài RFA, một thính giả từ Cẩm Khê mong muốn số tiền 300 tỷ đồng được sử dụng vào “100 tỷ xây dựng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ du lịch. Lấy lợi nhuận cho phát triển doanh nghiệp và trả lương cho y tế và giáo dục. 100 tỷ nữa xây dựng trường học nội trú từ lớp 1-12 cho học sinh con lao động nghèo. Và 100 tỷ còn lại xây dựng bệnh viện khám và chữa bệnh miễn phí cho nhân dân”.
Vay tiền Trung Quốc: lợi bất cập hại
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-06-11
2015-06-11
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông được thực hiện theo Hiệp định vay vốn ODA được ký giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2003. Theo Hiệp định này, phía Trung Quốc tài trợ vốn kiêm luôn thầu thi công và giám sát.- File photo
Vay vốn rẻ của Trung Quốc là chuyện lợi bất cập hại điển hình trong Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Điều này được chính ông Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nhìn nhận với báo chí Hà Nội hôm 9/6/2015.
Đằng sau các gói viện trợ và vay ưu đãi
Sự lệ thuộc nguồn tiền Trung Quốc và những tệ hại của Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông gây bức xúc công luận chưa từng có. Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng tiết lộ với báo chí là người dân bất bình đến mức độ đã gửi nhiều tin nhắn đe dọa ông.
Trả lời Nam Nguyên, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định:
“ Trên thực tế không bao giờ có giá rẻ hoàn toàn, bởi vì trong kinh tế thị trường ngày nay thì không thể có những cái giá quá rẻ, hoặc thực sự rẻ của nước này đối với nước kia. Bởi vì kinh tế cần phải sòng phẳng. Còn nếu có giá rẻ thì sẽ kèm theo bên trong một vấn đề gì đó…tôi cho rằng kèm theo vấn đề gì đó mà chúng ta bên ký hợp đồng không có nhận thức đầy đủ, thì chắc chắn là sẽ có sự thiệt hại.”
Tất nhiên tất cả các nước cung cấp viện trợ phát triển hay tín dụng ưu đãi đều ràng buộc điều kiện như phải sử dụng nhà thầu, tư vấn, thiết kế giám sát, thi công, cũng như mua sắm thiết bị từ quốc gia cho vay vốn. Bộ trưởng Đinh La Thăng nói như vậy khi giải bày về việc ông không thể thay nhà thầu Trung Quốc, khi họ quá bê bối và yếu kém trong thực hiện Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông. Ông Bộ trưởng nhấn mạnh, khi Trung Quốc cho vay ưu đãi họ đặt điều kiện doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu xây lắp; trong đó bao gồm cả gói thầu cung cấp trang thiết bị, và mua toàn bộ 13 tàu điện của họ.
Trên thực tế không bao giờ có giá rẻ hoàn toàn, bởi vì trong kinh tế thị trường ngày nay thì không thể có những cái giá quá rẻ, hoặc thực sự rẻ của nước này đối với nước kia. Bởi vì kinh tế cần phải sòng phẳng. Còn nếu có giá rẻ thì sẽ kèm theo bên trong một vấn đề gì đóGiáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa
...Trên thực tế không bao giờ có giá rẻ hoàn toàn, bởi vì trong kinh tế thị trường ngày nay thì không thể có những cái giá quá rẻ, hoặc thực sự rẻ của nước này đối với nước kia. Bởi vì kinh tế cần phải sòng phẳng. Còn nếu có giá rẻ thì sẽ kèm theo bên trong một vấn đề gì đó
Báo chí mô tả dự án đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông là chậm tiến độ, đội vốn và để xảy ra nhiểu tai nạn trong lúc thi công. Đây là dự án đường sắt trên cao đầu tiên ở Việt Nam với đường tàu dài 13 km khổ rộng 1.435 mm tốc độ chạy tàu 80km/giờ. Dự án này được thực hiện theo Hiệp định ký kết năm 2008 giữa Việt Nam và Trung Quốc, vốn đầu tư ban đầu 550 triệu USD, khởi công năm 2011 nhưng đến năm 2014 đã phải tăng vốn thành 891 triệu USD. Ban đầu Việt Nam vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc 169 triệu USD; vốn vay ưu đãi các nguồn khác là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 2.123 tỷ đồng; Thông tin không nói rõ phần tăng thêm 315 triệu USD là từ vốn nhà nước hay nguồn nào khác.
Nhà phản biện độc lập TS Nguyễn Quang A ở Hà Nội từng cảnh báo việc sử dụng viện trợ phát triển, vốn vay ưu đãi cần hết sức thận trọng. Ông nói:
“ Những người đóng thuế hiện tại, tương lai của đất nước Việt nam này là những người phải còng lưng ra để trả những khoản nợ đó của nước ngoài mà chính quyền Việt Nam vay để làm đầu tư công. Việc vay các khoản tín dụng ODA chẳng hạn để phát triển đất nước là chuyện rất tốt nếu người ta làm một cách tử tế. Nhưng nếu làm không tử tế thì nó tạo ra một gánh nặng lớn cho chính người dân Việt Nam bây giờ và con cháu chúng ta sau này.”
Nỗi bức xúc của người dân là lớn nhưng cũng không biết làm gì được, chắc là đợi đến lúc nào đó thể chế chính trị này thay đổi thì quan hệ làm ăn mới trở nên tốt đẹp sòng phẳng, chứ như hiện nay hai bên ăn chia với nhau rồi thì chết dân Việt NamNhà báo tự do Phạm Thành
Nắm dao đằng lưỡi
Người Hà Nội từng vui mừng vì sắp có tàu điện chạy trên cao như bên Thái Lan, nhưng họ đã từ chỗ ngỡ ngàng chuyển sang giận dữ hoặc bất bình. Tổng thầu Trung Quốc thiếu trách nhiệm, các nhà thầu phụ thi công không an toàn gây nhiều tai nạn kể cả tai nạn chết người và hủy hoại tài sản của người dân. Cụ thể vào ngày 6/11/2014 máy cẩu của đơn vị thi công đứt cáp rơi bó thép xuống đường; đến ngày 28/12/2014 giàn giáo chống bị sập khi đổ bê tông đè nát một chiếc taxi. Trong hai vụ tai nạn do thi công này đã có 1 người chết, 2 người bị thương, một taxi, ba xe máy bị hư hại. Trước khi chính phủ Việt Nam chấp thuận tăng vốn, dự án này có lúc đình trệ, tổng thầu Trung Quốc nợ tiền các nhà thầu phụ.
Nhà báo tự do Phạm Thành từ Hà Nội cũng bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề lệ thuộc Trung Quốc, mà ông cho rằng cả trong chính trị lẫn kinh tế. Ông nói:
“ Nỗi bức xúc của người dân là lớn nhưng cũng không biết làm gì được, chắc là đợi đến lúc nào đó thể chế chính trị này thay đổi thì quan hệ làm ăn mới trở nên tốt đẹp sòng phẳng, chứ như hiện nay hai bên ăn chia với nhau rồi thì chết dân Việt Nam…công trình nào làm ra chất lượng cũng thấp, vốn thì đội lên. Nhìn chung thì cả cái nền kinh tế chúng ta đều thế quá lệ thuộc vào Trung Quốc cho nên không phát triển được.”
Tuyến đường sắt trên cao Cát linh-Hà Đông trị giá gần 1 tỷ đô la do bị đội vốn thêm và kéo dài thời gian thi công. Khi báo chí đưa tin sắp mua 13 tàu điện của Trung Quốc, người dân Việt Nam phản ứng đến mức độ gởi tin nhắn, đe dọa Bộ trưởng Đinh La Thăng. Không hiểu sự kiện này có khiến nhà nước thận trọng hơn hay không trong các dự án tương lai.
“Trung Quốc là nước luôn đi tìm ảnh hưởng về mặt chính trị, kinh tế, quân sự ở Việt Nam, thành ra những nguồn viện trợ của Trung Quốc phải hết sức cẩn trọng.” Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Trí Hiếu từng có nhận định đáng chú ý như thế trên báo Đất Việt.
Đề nghị giám đốc thẩm vụ Công án Bia Sơn
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-06-11
Công an bao vây khu du lịch sinh thái Đá Bia và bắt giữ nhiều người trong vụ Công án Bia sơn. Người sáng lập Phật phái Ân Đàn Đại Đạo ông Phan Văn Thu bị kết án tù chung thân ngày 4 tháng 2, 2013-File photo
2015-06-11
Công an bao vây khu du lịch sinh thái Đá Bia và bắt giữ nhiều người trong vụ Công án Bia sơn. Người sáng lập Phật phái Ân Đàn Đại Đạo ông Phan Văn Thu bị kết án tù chung thân ngày 4 tháng 2, 2013-File photo
Sau hơn ba năm phải thụ những mức án tù nặng, nhóm thuộc Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn đồng lòng làm đơn yêu cầu Giám đốc thẩm vì họ tiếp tục cho rằng bị hàm oan.
Yêu cầu Giám đốc thẩm
Người đứng đơn gửi chánh án tòa án nhân dân tối cao yêu cầu tiến hành giám đốc thẩm cho nhóm 25 người thuộc Phật phái Ân Đàn Đại Đạo là bà Võ thị Thanh Thúy, vợ ông Phan Văn Thu, hay Trần Công. Ông này là người sáng lập và cũng là người bị án cao nhất mức chung thân.
Bà Võ thị Thanh Thúy trước khi ra Hà Nội để nộp đơn trong tháng 6 cho biết như sau:
“Thời gian dài hơn 3 năm rồi mà không thấy họ đụng chạm, quan tâm gì đến vụ án của mình hết cho nên ông xã trong đó; mà không chỉ ông xã tất cả những người trong đó đều làm đơn qua sự giúp đỡ của cán bộ trong trại. Tất cả anh em trong trại tù ở nơi họ ở đều cho biết người ta biết chuyện án của mình nên cũng giúp đỡ lắm! Từ đó người thân ở nhà cũng đồng lòng viết đơn để gửi lên. Vì ở dưới này họ xử mình oan ức, nên mình muốn đến một nơi cao hơn, mong sự chiếu soi của họ xem xét lại vụ án của mình. Tôi mong mỏi một điều được giải oan cho tất cả mọi người.”
Vì ở dưới này họ xử mình oan ức, nên mình muốn đến một nơi cao hơn, mong sự chiếu soi của họ xem xét lại vụ án của mình. Tôi mong mỏi một điều được giải oan cho tất cả mọi ngườiBà Võ thị Thanh Thúy
Bà vợ của ông Võ Thành Lê, một trong những người thuộc nhóm bị kết án thuộc Hội Đồng Công luật Công án Bia Sơn, cũng trình bày việc phải làm đơn giám đốc thẩm trong vụ án này:
“Gia đình chúng tôi nằm trong Hội Đồng Công án Bia Sơn chịu sự oan nghiệt. Bây giờ không phải như ở nước tự do mà chồng tôi là tù chính trị nên chúng tôi cũng muốn cho biết về vấn đề tu hành, và cho anh em trong tù được trả tự do. Mong xét lại vì chúng tôi không có làm gì hết chỉ có lập đạo tu hành mà thôi.”
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu tù nhân lương tâm từng bị giam chung với một số thành viên của phái Ân Đàn Đại Đạo tại trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam, bày tỏ hoan nghênh về việc những người trong cuộc làm đơn giám đốc thẩm vì họ không làm gì nên tội theo như cáo buộc từ phía cơ quan chức năng:
“ Tôi rất đồng ý với việc xin giám đốc thẩm của vợ ông Trần Công. Đây là một vụ án rất oan, oan sai vô cùng. Thực ra họ không làm chính trị, không hoạt động dân chủ nhân quyền, họ chỉ là những người thực hành đạo giáo thôi. Mà đạo giáo này do ông Trần Công sáng lập ra.”
Xử oan
Những người bị bắt trong vụ án Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn chỉ qua một phiên sơ; gần như trọn một năm sau khi cơ quan chức năng ập vào khu sinh thái Đá Bia phong tỏa và bắt đi những người bị cho là chủ chốt.
Tôi rất đồng ý với việc xin giám đốc thẩm của vợ ông Trần Công. Đây là một vụ án rất oan, oan sai vô cùng. Thực ra họ không làm chính trị, không hoạt động dân chủ nhân quyền, họ chỉ là những người thực hành đạo giáo thôiNhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Vợ của ông Võ Thành Lê cho biết lại trong phiên sơ thẩm tất cả những bị cáo đều không được trình bày gì:
“ Xử oan, xử bắt buộc không cho mình trình bày những gì mà mình làm. Họ chỉ ép mình vào ‘thế’ của họ thôi.”
Bà Võ thị Thanh Thúy cũng trình bày lại lý do vì sao không có kháng án để phúc thẩm mà nay lại làm đơn giám đốc thẩm:
“ Sau khi họ phán bản án tại tòa đến nay mình mới làm việc này là đầu tiên. Hơn nữa mình cũng không rành về vấn đề luật pháp Lúc mới xử nhìn vào bản án ai ai cũng sợ hết; thấy mục đề ‘lật đổ chính quyền’ nên ai cũng sợ. Sau thời gian dài, họ thấy vụ án cũng lớn nên tìm ra thực hư như thế nào! Sau khi thấy oan ức nên họ cũng giúp cho mình, các luật sư cũng vui vẻ lắm. Họ giúp cho mình cách viết đơn để gửi đi. Mình đưa bản án và tường trình hết các sự việc xảy ra. Họ nương theo đó viết đơn cho mình theo đúng luật của Nhà nước Việt Nam.”
Ân Đàn Đại đạo và tín đồ
Ân Đàn Đại Đạo được ông Phan Văn Thu/Trần Công sáng lập từ năm 1969. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, giáo phái này phát triển từ miền trung xuống đến khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Vào lúc phát triển nhất đã có 14 ngôi chùa và hằng chục nghìn Phật Tử. Những người theo giáo phái này có Cửu Kinh Minh Triết là giáo lý.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sau một thời gian chung sống trong tù với một số tín đồ Ân Đàn Đại Đạo, đưa ra nhận xét về họ cũng như những tâm tình của họ với ông:
Sau khi họ phán bản án tại tòa đến nay mình mới làm việc này là đầu tiên. Hơn nữa mình cũng không rành về vấn đề luật pháp Lúc mới xử nhìn vào bản án ai ai cũng sợ hết; thấy mục đề ‘lật đổ chính quyền’ nên ai cũng sợBà Võ thị Thanh Thúy
“ Họ hiền lành, tử tế lắm. Và thực ra họ sống rất khép kín. Tôi cũng trao đổi với họ rằng bản án oan uổng như vậy nếu như 1-2 năm còn chờ đợi được chứ toàn từ 10 đến 15 năm oan uổng như vậy tại sao không nói gia đình khiếu kiện. Họ cũng nói rằng giống như Phật dạy là bông sen càng gần bùn thì càng sáng, càng đẹp nên chúng tôi cũng chịu. Và theo như lời của ông thủ lĩnh thì cộng sản không thể tồn tại đến năm 2016, 2017 đâu nên không khiếu nại vụ án, chỉ chờ đến khi lời tiên tri của Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm thành thì ra thôi. Họ còn khẳng định anh cứ ra trước đi và chắc chắn chúng tôi sẽ ra sau.
Niềm tin của họ tôi không dám phê phán nhưng tình trạng xã hội, chính trị của Việt Nam như thế này thì tôi e rằng niềm tin của họ không thể thực hiện được và nếu để nguyên thì họ bị một án tù quá oan uổng!”
Trong nhóm 25 người thuộc Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn bị bắt và kết án tù đa phần là những người trên 50 tuổi, có 10 người trên 60 tuổi. Ngoài ông Phan Văn Thu/Trần Công bị kết án tù chung thân; tổng số năm tù của những người còn lại là 309 năm và 110 năm quản chế.
Lý do họ bị tòa tỉnh Phú Yên tuyên những mức án nặng như thế vì có 22 người bị kết tội âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, và 3 người bị buộc tội tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ.
Trước khi bị bắt những người này tham gia xây dựng Khu Du lịch Sinh Thái Đá Bia tại khu vực Đèo Cả, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Dù chưa hoàn thành nhưng đây là nơi được nhiều người đến tham quan. Từ khi vụ án nổ ra, cơ quan chức năng phong tỏa và bỏ hoang phế khiến người trong cuộc hết sức đau lòng vì bao công khó bỏ ra bị xóa sạch thế rồi lại còn bị rơi vào vòng lao lý.
Bóng Tối không nhốt được Ánh Sáng
Nguyệt Quỳnh
Theo RFA-2015-06-11
Theo RFA-2015-06-11
Từ trái qua: Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Hồ Đức Hòa- File photo
Từ màn đêm mênh mông này chúng tôi đứng dậy
Đứng dậy trên cái bóng cô đơn của mẹ VN
(Chúng tôi đưa mặt trời lên quê mẹ - Hương Giang)
Khi thực dân Pháp xử tử 13 chí sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Bái, người Pháp đã rúng động trước sự dũng cảm và tinh thần ái quốc của tuổi trẻ VN. Mười ba người anh hùng trở thành bất tử ngay phút giây tiếng hô “Việt Nam vạn tuế” của họ vang lên dưới lưỡi máy chém của kẻ xâm lược. Khi CSVN ra lịnh bắt cóc và tống giam một loạt 14 thanh niên yêu nước, dù ngỡ ngàng tôi vẫn nhìn thấy ánh sáng của hy vọng từ những người trẻ này trong cái màn đêm mênh mông của đất nước mình! Chắc chắn con số 14 chỉ là con số chúng ta nhìn thấy được.
Tôi vẫn tin rằng người ta khó có thể giam nhốt được ánh sáng. Quả vậy, từ ấy đến nay nó vẫn toả ra từ song sắt các trại tù, từ thái độ và cách hành xử của các thanh niên ấy, điển hình là các anh Trần Minh Nhật, Trần Hữu Đức, Paulus Lê Sơn v.v…
Việt Nam không khác các thể chế độc tài khác, đã từ lâu khủng bố bao trùm lên tâm trí con người, lên toàn xã hội. Nó được áp giải bởi những bản án phủ xuống đầu những người lương thiện và vô tội. Năm 2013, mười bốn thanh niên ưu tú của đất nước đã phải gánh chịu một bản án được coi là “vụ án lật đổ chính quyền” lớn nhất vào thời điểm đó. Trong bài viết này, tôi đặc biệt muốn nhắc đến ba thanh niên bị lãnh án nặng nhất.
Nguyễn Đặng Minh Mẫn là một thiếu nữ trong ba người ấy. Nếu sự can trường của nàng chủ Thánh Thiên ngày xưa đã khiến cho hào kiệt ba xứ Hải Đông phải tìm về quy phục, thì chúng ta cũng tìm thấy sự can trường ấy ở Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Là một thiếu nữ nhỏ nhắn, nhưng cô đã khiến cho quản giáo và bạn tù suốt nhiều dãy phòng của trại giam B34 phải nể phục. Sau 40 năm, nhiều người VN đã quên mất rằng mình đang đứng trên cái di sản bất khuất của lịch sử. Nguyễn Đặng Minh Mẫn không quên điều đó, và chính điều này đã khiến cô trở thành “một người khổng lồ” để những người khác có thể dựa vai. Từ tháng 9/2013 đến nay, biết bao nhiêu lần bị biệt giam vẫn không khuất phục nổi người thiếu nữ nhỏ nhắn, nhu mì, nhưng bất khuất đó.
Học làm nghề thẩm mỹ, nhưng Minh Mẫn còn là một ký giả nhiếp ảnh cổ võ cho công bằng xã hội và nhân quyền. Cô đã đi đến tận những nơi có bất ổn xã hội, hay những cuộc biểu tình chống Trung Cộng để chụp hình đăng tải trên mạng, tạo chú ý cho các sự kiện này. Gia đình tổng cộng có 4 người thì hết cả ba đã bị bắt và bị kết tội với điều 79 bộ luật hình sự “âm mưu lật đổ chính quyền”: bản thân cô, anh trai và người mẹ.
Thoạt nghe đến vụ án, tôi nghĩ ngay đến hai người phụ nữ VN trong gia đình ấy. Chắc hẳn ngày xưa, trong những câu ru của người mẹ không đơn thuần chỉ có những cánh cò cánh vạc.
Một lần, quản giáo trại giam bắt được hàng chữ Minh Mẫn viết cho mẹ trên cái bo cơm. Biết mẹ đang bị giam trên lầu, và với cái ước mong - một lần nào đó cái bo cơm sẽ mang được nỗi thương nhớ đến mẹ, cô viết : “Bé Ty nhớ má wá” (bé Ty là tên ở nhà của cô). Minh Mẫn bị lệnh biệt giam 15 ngày. Hết hạn, quản giáo buộc cô phải viết đơn xin tha. Minh Mẫn không đồng ý vì cho rằng họ tuỳ tiện bắt giam thì phải tự ý thả, cô nhất quyết không làm đơn xin. Lần lữa đến hết một tháng ròng, quản giáo cuối cùng đành phải thả cô ra.
Án của người thiếu nữ kiên cường này là 8 năm tù giam và ba năm quản chế. Cô hiện đang bị buộc phải lao động cực nhọc tại Trại Số 5, Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Vào ngày 13 tháng 4 vừa qua, theo gia đình cô cho biết Minh Mẫn lại bị kỷ luật, không được nhận thăm nuôi và thăm gặp gia đình. Cô bị biệt giam một lần nữa vì đã phản kháng lại các cán bộ trại giam.
Người thứ hai là anh Phero Hồ Đức Hòa, một người con thuộc Giáo xứ Yên Hòa – hạt Thuận Nghĩa – Giáo phận Vinh. Những ai biết đến Hồ Đức Hoà đều rất mực quý mến và tôn trọng nhân cách của anh. Đó là một người sống cho tha nhân, người hiểu được khổ nạn và hạnh phúc khi vác thập tự trên đôi vai của mình. Là một cử nhân quản trị doanh nghiệp, cử nhân tài chính, kế toán, anh sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ Anh, Pháp và là giám đốc công ty chứng khoán Trần Đình.
Ngày Hồ Đức Hoà sống ở Giáo xứ Yên Đại – Giáo hạt Cầu Rầm - Giáo phận Vinh, tệ nạn hút chích tràn lan mà chính quyền sở tại gần như phải bó tay. Anh đã không ngại nguy nan, không màng dị nghị, không phân biệt sang hèn, lao vào giúp đỡ những thanh niên cơ nhỡ cai nghiện. Anh đứng ra tự lực tìm cách đưa các thanh niên này về quê để cách ly họ khỏi môi trường cám dỗ gây tái nghiện. Đặc biệt đối với Trung tâm Khuyết Tật 19-3, anh đã cống hiến hết khả năng, công sức, để gây quỹ xây dựng mới cơ sở, gây quỹ học bổng và quỹ ẩm thực cho các em khuyết tật tại Trung tâm được ăn học như các em khác ở bên ngoài.
Ngay khi còn là sinh viên, Hồ Đức Hoà đã tự nguyện dạy kèm miễn phí cho các em học sinh cấp 2 và cấp 3 ở gần nơi anh trọ học. Vào những kỳ hè, anh đứng ra sắp xếp kêu gọi các anh chị em sinh viên cùng về quê dạy hè. Mục đích là giúp các em học sinh ở quê hệ thống lại kiến thức văn hóa; đồng thời, ôn tập các bài học giáo lý và đạo đức sống với một tinh thần cộng đồng trong sáng và lành mạnh. Anh đã từng tham vấn và trực tiếp hoạt động trong các đề án Andervar cho các vùng nông thôn sâu xa, đặc biệt về các kế hoạch dự án nước sạch. Với tổ chức Hữu nghị Công Giáo Việt Nam -Tây Ban Nha, anh đã tận tụy hỗ trợ nhiều địa phương thực hiện các hệ thống điện-đường-trường-trạm. Anh còn là người đồng sáng lập ra “quỹ phát triển con người” để giúp đỡ các em sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, và phát xe lăn cho những người bị tật nguyền.
Dù đã gần 40 tuổi, Hồ Đức Hoà vẫn còn độc thân. Khi những em sinh viên hỏi đùa anh về chuyện lập gia đình, anh tâm sự: “Giáo hội và xã hội đang cần anh, sao anh bỏ mà đi lập gia đình được, lập gia đình rồi sẽ khó làm việc hơn đó các em ạ”. Hồ Đức Hoà là một người anh lớn, một tấm gương sáng cho cộng đồng và các thế hệ tương lai. Trong một bài viết về anh, một em ở Trung Tâm Khuyết Tật 19-3 đã viết như sau: “Anh Hòa ơi, chúng em đang cần anh, và trong lúc đợi anh về thì đang nhắc nhau về những tấm gương sáng của anh cho cả nhóm”.
Vào 16 giờ chiều ngày 9/1/2013, toà án Nghệ An đã tuyên án anh và anh Đặng Xuân Diệu hai bản án nặng nhất: 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Anh Phanxico Xavie Đặng Xuân Diệu là một kỹ sư xây dựng, tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng. Là một giáo dân thuần thành của giáo phận Vinh, Đặng Xuân Diệu còn là thành viên và phó nhóm Bảo Vệ Sự Sống Jean Paul II. Anh đã từng tham gia ký tên chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên, biểu tình kêu gọi thả Ts Cù Huy Hà Vũ, biểu tình chống TQ xâm lược… Anh cũng góp sức rất nhiều vào những công tác xã hội như vận động cứu trợ nạn nhân bão lụt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, vận động giúp xe lăn cho những bà con khuyết tật, vận động học bổng cho các em học sinh nghèo…
Tháng 9/2014 gia đình và bạn bè đã bàng hoàng khi nhận được tin do những đấu tranh quyết liệt trong tù, Đặng Xuân Diệu đã bị bạo hành và ngược đãi tàn tệ. Có lúc sợ sức mình không vượt qua được, Đặng Xuân Diệu đã gởi lời trăn trối đến người mẹ già thân yêu đang mòn mỏi đợi chờ!
Theo người bạn tù Trương Minh Tam, điều làm anh khâm phục nhất là ý chí kiên cường đấu tranh vì quyền lợi cho các tù nhân khác của anh Đặng Xuân Diệu. Khi anh Diệu vào buồng giam kỷ luật, tù nhân ở đây không được đánh răng, rửa mặt, … Đi vệ sinh họ không có giấy để lau chùi, toàn bộ chất thải của họ để sát bên cạnh và họ phải sống chung với nó suốt mười ngày. Họ phải hít thở trong một bầu không khí ô nhiễm. Hằng ngày, các cán bộ trại giam đưa thức ăn và chút nước rất bẩn thỉu để họ uống. Bên cạnh đó, tù nhân ở đây cũng không được đọc báo, không được xem tivi, không được thăm gặp gia đình. Khi biết điều này, anh Diệu đã tuyệt thực 10 ngày dù phải ở trong điều kiện khắc khổ của buồng kỷ luật. Anh đã làm đơn yêu cầu trại giam phải huỷ bỏ ngay những biện pháp đối xử với con người không bằng một con vật. Sau đó, trại giam đã chấp nhận ý kiến đề xuất của anh và nới lỏng cho anh em tù trong một số vấn đề như: mỗi ngày anh em được đánh răng và rửa mặt; vào mùa hè khi nóng quá có thể lấy khăn mặt lau qua người và làm như vậy hai lần trong một ngày.
Đặng Xuân Diệu không cho mình là một tù nhân, ngay từ ngày nhập trại anh đã không chịu mặc áo tù. Anh cương quyết đấu tranh cho lẽ phải dù có bị nhục mạ, đánh đập. Những điều anh nhắn với mẹ già qua anh Trương Minh Tam đã tỏ rõ ý chí của anh: “Con xin lỗi Mẹ, là người con út trong nhà, Cha mất sớm, hơn 30 năm nay, Mẹ mang trọng bệnh, gia cảnh thì không có gì, đáng ra con phải chu toàn nghĩa vụ làm con, nhưng Đất nước còn lắm nhiễu nhương, Con đã chọn con đường dấn thân cho Dân Tộc cho Tổ Quốc và bị cầm tù vì đi ngược với quan điểm của nhà cầm quyền. Con tin rằng một ngày không xa nữa con sẽ được về cùng Mẹ, Mẹ cố gắng giữ gìn sức khỏe, chờ tin vui, cầu nguyện cho Con nhiều, Con cũng luôn cầu nguyện cho Mẹ và chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau Mẹ nhé”.
Anh cùng với anh Hồ Đức Hoà bị khép tội là những người cầm đầu. Quả thật, các anh xứng đáng là con chim đầu đàn của thế hệ hôm nay. Sự quyết tâm chấp nhận đớn đau, tủi nhục và thậm chí là mất cả mạng sống để đất nước và các thế hệ tương lai có cơ hội được làm Người. Các anh chính là điều mà lãnh đạo cộng sản e sợ. Họ sợ thứ ánh sáng lan toả từ những thanh niên bất khuất này nên giam nhốt và đày đoạ họ bằng những năm dài tù tội; với chủ đích đánh xập tinh thần bất khuất của cả người trong lẫn người ngoài tù !?
Tuy nhiên tiếp nối họ, người ta nhìn thấy những người trẻ đang góp mặt càng ngày càng đông trong những cuộc xuống đường đòi quyền bảo vệ lãnh thổ, đòi tự do, nhân quyền; bất chấp những đánh đập tàn bạo càng lúc càng gia tăng. Nhìn Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến… chúng ta có quyền tin rằng ngoài kia đang có hàng ngàn những bước chân đồng đội của Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Hồ Đức Hoà và Đặng Xuân Diệu.
Subscribe to:
Posts (Atom)