Thursday, December 17, 2015

LS Nguyễn Văn Đài “tuyên truyền chống phá nhà nước” Mafia?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Nếu chịu khó tìm hiểu về luật pháp của tất cả các quốc gia trên thế giới thì duy nhất tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” chỉ xuất hiện trong luật pháp của các chế độ độc tài Cộng Sản. Không riêng các quốc gia văn minh giàu có mà ngay cả những quốc gia còn nhược tiểu thì chính quyền hay người dân cũng không coi hành vi chỉ trích (hay phản đối) chính quyền đơn thuần bằng lời nói là tội hình sự bị “bắt giam” (trừ trường hợp mạ lỵ thô tục). Bởi nghiệm suy từ mối quan hệ con người trong xã hội thì chỉ có những kẻ vô học hay bọn “mafia” mới dùng bạo lực côn đồ để bịt miệng người khác khi chúng biết rõ mình sai, không đủ tư cách để tranh luận trước chân lý, cộng đồng. Hành vi thù vặt côn đồ ấy dưới mắt mọi người là thuộc hàng hạ đẳng, xấu xa, đáng khinh bỉ mà người dân còn muốn tránh, huống chi là một chính quyền, nhà nước.

Nhưng Luật sư Nguyễn Văn Đài một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam vừa bị bộ CA khởi tố bắt giam với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự nước CHXHCN/CSVN.

LS-Lê Quốc Quân, LS-Nguyễn Văn Đài, 
BS- Phạm Hồng Sơn và Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ I.Lieberman.

Thật hài hước - Nhà nước Việt Nam nắm trong tay 838 cơ quan báo chí in, 92 tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh, truyền hình và Thông Tấn Xã quốc gia, người CS cũng được coi là bậc thầy của “tuyên truyền”, ấy vậy mà một nhà nước CSVN với guồng máy khổng lồ phục vụ cho tuyên truyền như thế lại không thể “phản tuyên truyền” với một cá nhân LS Nguyễn Văn Đài và cũng buồn cười không kém một Quân Đội và các lực lượng Cảnh Sát/CA lên đến hàng triệu người vũ trang tận răng có bề dày truyền thống “chống và phá” tới 2 đế quốc sừng sỏ nhưng không “chống phá” nổi một con người chỉ với 2 bàn tay không, đến nỗi hết rình rập khủng bố “đánh đập”… bí quá đành bắt bỏ tù với cái tội rất trời ơi đất hỡi là: “tuyên truyền chống phá nhà nước”.

Trên cơ sở của nguyên tắc “tự do-dân chủ” chẳng có chính phủ quốc gia văn minh nào sợ cái “tuyên truyền chống phá nhà nước” cả (trừ chế độ độc tài CS) một Chính Phủ làm không được việc người dân có quyền chỉ trích phê phản để cải thiện, nếu không, hết nhiệm kỳ toàn dân bầu người tài giỏi khác lên thay, đơn giản, trong sáng và chính đại, không việc gì mà phải sợ. Chỉ có độc tài CS bám chặc quyền lực vì bã vật chất vinh hoa phú quí mới sợ “lật đổ”… mà lại sợ một luật sư với “vũ khí” chỉ là tiếng nói mới thật buồn cười.

Buộc lòng người ta phải tự hỏi: Chẳng lẽ vị Luật Sư này có quyền năng siêu phàm hay phép lạ gì chăng? Nếu không thì sao chế độ CSVN này lại sợ đến thế? mà dẫu cả chế độ CS có sợ thì cũng còn đây hơn 80 triệu người dân Việt với cả khối óc trái tim cơ mà, đâu phải là một đàn cừu để dễ dàng bị ai “tuyên truyền” mà chế độ phải “hành hung rồi bắt giữ” một người dân, cho thiên hạ thế giới cười vào mặt?.

Tuy nhiên khi nghiệm suy thật kỹ thì đúng là Luật Sư Nguyễn Văn Đài này có “bửu bối” thật, một “Thanh Kiếm” quí, nhưng LS Đài đâu có dấu kỹ để thủ đắc cho riêng mình mà là rất muốn nhân bản chia sẻ cái “Bửu Bối” đó cho tất cả mọi người, bất cứ ai, để tự vệ - Thứ bửu bối mà chính nhà “nước đảng CSVN” không lạ gì vì củng từng ngắm nghía và ký nhận một phiên bản mang về từ cái “lò” đúc ra là Liên Hiệp Quốc, nó mang cái tên thanh kiếm “Hiến Chương Nhân Quyền Quốc Tế”.

Có điều rất lạ, thanh kiếm “Nhân Quyền” này nhân loại toàn thế giới ai cũng có nó trong tay, nhiều Chính Phủ hướng dẫn công dân mình xử dụng nó rất thành thục để bảo vệ mình, chỉ riêng tại Việt Nam người dân chỉ mới được phép ngắm nhìn từ xa qua các trang mạng chứ chưa sờ được nó vì nhà nước CSVN chưa nhân bản hay công bố trên bất cứ tờ báo nào, thấy nó quá sắc bén, tới độ hoàn hảo “nhà nước đảng ta” chưa dám copy giao đại trà cho dân mình xử dụng vì sợ có khi tập thể nhân dân dùng nó kè vào cổ mình, đặc biệt CNXH/CS dị ứng với “Nhân Quyền” vì vậy thấy ai nhập khẩu và xử dụng “Nhân Quyền” là tìm cách bắt ngay, mà điển hình là LS Nguyễn Văn Đài…

Trước khi bị bắt, ngày 6-12 LS Nguyễn Văn Đài có buổi nói chuyện về quyền năng của thanh kiếm “Nhân Quyền” tại xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thì bị một số an ninh mặc thường phục của huyện này hành hung và ngày 16/12 trước khi có cuộc gặp với phái đoàn đại diện cho “thanh kiếm” Nhân Quyền EU đến Việt Nam thì bị cơ quan CA/VN bắt giữ truy tố tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”/ CSVN. 

Thật lạ - Một ông hàng Phở nấu phở tồi bán cho thiên hạ, nhiều khách hàng ăn xong nhăn mặt lên tiếng chê “thiếu chất lượng, chỉ mạo danh chứ không thể gọi là phở”. Thay vì cám ơn khách hàng đã góp ý phản ảnh, thì liệu Luật Pháp có cho phép ông hàng phở dỏm này trói gô khách hàng của mình để hài tội gán cho là: "tuyên truyền chống phá nhà nước, hàng phở của tao"(!?) 

Vô lý và khôi hài như thế mà lại là: Điều 88 - Bộ luật hình sự của nước CHXH/CN/VN để cho cái nhà nước độc tài CS tuyên xưng là Của-Do và Vì Dân này lấy đó làm lý do bắt bỏ tù hàng loạt đồng bào công dân mình, gần nhất là Nguyễn Phương Uyên ngày 13/12/2015 hôm nay tới phiên LS Nguyễn Văn Đài. 

Trong khi đó thì đảng CSVN mới chính xác đích thực là tội phạm xứng đáng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì đã phạm tội: “tuyên truyền chống phá dân tộc quốc gia Việt Nam” bằng cách tuyên truyền rằng: 

“Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là quy luật của cách mạng XHCN trong thời đại ngày nay, là sự lựa chọn duy nhất của Đảng và nhân dân ta, chỉ có đi theo con đường XHCN Tổ quốc ta mới có độc lập, dân ta mới được tự do, mới có được đời sống ấm no, hạnh phúc”. (Tạp chí Xây dựng Đảng Online)

Trong khi thực tế diễn ra chứng minh ngược lại rất rõ ràng không thể chối cãi. Nhân Dân phúc quyết lựa chọn CHXH/CS hồi nào? Ngày nay Liên Xô+Đông Âu 90% các quốc gia CS đã từ bỏ XHCN coi đó là một sự lựa chọn sai lầm, Đại bộ phận các nước trên thế giới và Khối Asean, Độc Lập thịnh vượng hơn Việt Nam nhiều lần nhưng không có nước nào đi trên con đường XHCN.

Một sự “tuyên truyền” độc hại ngược ngạo như thế, nhưng lại hèn hạ cả vú lấp miệng dân “gắp lữa bỏ tay người” ngậm máu phun vào nhân dân đồng bào mình. Mà trường hợp bắt giữ bất hợp pháp LS Nguyễn Văn Đài là điển hình mới nhật.

17/12/2015

Nước không lo giữ, chỉ sợ mất đảng, hết quyền

Phạm Trần (Danlambao) - Chuyện đang râm ran cuối năm 2015 ở Việt Nam là ai cũng muốn biết mặt mũi kẻ đã tung ra chiến dịch chống đòi đảng Cộng sản chấm dứt độc quyền lãnh đạo và từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản để đoàn kết dân chống đe dọa đô hộ từ Trung Quốc.

Các bài viết được phối hợp bởi Ban Tuyên giáo và Hội đồng Lý luận Trung ương. Ủy viên Bộ Chính trị khóa đảng XI, Đinh Thế Huynh là người đứng đầu cả hai tổ chức tuyên truyền này. 

Đôi khi Tổng cục Chính trị Quân đội cũng tham gia vào chiến dịch này. Do đó từ năm 2013, báo Quân đội Nhân dân của Bộ Quốc phòng đã đi tiên phong trong nhiệm vụ phản bác các quan điểm trái chiều với đảng. Các tác giả đã chỉ trích các lực lượng được họ gọi là “phản động”, “cơ hội chính trị”, “diễn biến hòa bình” và “các thế lực thù địch”, bao gồm cả các tổ chức chống đảng CSVN của người Việt Nam ở nước ngoài là những cá nhân và tổ chức chống đảng cầm quyền. 

Nội dung quan điểm của đội ngũ tuyên truyền Đảng được tập trung vào 2 điểm chính: 

1.- Phải tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để làm nền tảng xây dựng đất nước. 

2.- Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Nhưng đảng lại không có tư liệu nào, dù nhỏ nhất, chứng minh nhân dân đã bỏ phiếu mời đảng lãnh đạo mình. 

Đây cũng chính là lập trường của đảng CSVN được ghi trong Dự thảo Báo cáo Chính trị của Trung ương XI sẽ trình ra trước Đại hội đảng XII, dự trù đầu năm 2016. 

Lập trường này không mới mà chỉ tái khẳng định quan điềm đã ghi trong “Cương lĩnh Xây dựng Đất nước Trong Thời kỳ Qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa Xã Hội”, nguyên thủy từ năm 1991 được bổ sung và phát triển rộng thêm năm 2011 tại Đại hội đàng XI. 

Lý luận hoang tưởng

Trong Cương lĩnh, được coi như Hiến pháp của đảng, Ban Tuyên giáo và Hội đồng Lý luận Trung ương đã lý luận giáo điều, bảo thủ lạc hậu, và chậm tiết rằng:“Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.” 

Nhưng quyết định bằng cách nào thì Cương lĩnh giải thích: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.” 

Trên thế giới chỉ còn lại 4 nước đi theo chủ nghĩa Cộng sản gồm Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Nhưng Trung Hoa đưa ra “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, coi đó là món đặc sản riêng dựa trên lý thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Việt Nam thì ỡm ờ với thứ chế độ theo Cộng sản nhưng núp dưới chiêu bài gọi là “để tiến tới”, hay “qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. 

Từ ngày khối Cộng sản tan rã từ 1989-1991, không có bất cứ nước nào trên thế giới chạy theo chủ nghĩa Cộng sản để thiết lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Do đó, Cương lĩnh của đảng CSVN chỉ là tờ giấy có chữ nghĩa không tưởng, vô vọng và hão huyền. 

Không ai trong đảng CSVN, kể cả các Tổng Bí thư đã dám cam đoan đến bao giờ thì nhân dân Việt Nam được sống trong xã hội lý tưởng như đảng đang mơ trong giấc ngủ li bì. 

Hồi tháng 10 năm 2013, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng đã nói: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” 

Nói như thế là phiêu lưu vô định hướng như người mù quờ quạng trong đếm tối. 

Bắc Hàn thì tiếp tục độc tài, nghèo nàn và lạc hậu trong khi Cuba chuẩn bị sang trang với quyết định bình thường quan hệ ngoại giao với Mỹ sau 50 năm chia cách và chịu cải thiện xã hội. 

Những “nhà lý luận của đảng” tiếp tục cù nhầy nói rằng mục tiêu của chế độ Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam là làm cho “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, nhưng họ lại không bào chữa được tại sao sau 30 năm đổi mới mà Việt Nam vẫn chưa làm nổi con ốc vít, vẫn ì ạch trong số các nước đứng cuối bảng về lợi tức đầu người; không tự chủ được kinh tế nên vẫn phải lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc để tồn tại; người dân không có các quyền dân chủ như quy định trong Hiến pháp; thiếu công bằng xã hội và lạc hậu hơn nhiều nước trong khu vực. 

Số người giầu ở Việt Nam tập trung vào những cán bộ, đảng viên biết tham nhũng, biết sử dụng chức vụ và quyền hành đề làm giầu và những người có cơ hội biết sống và doanh thương theo cơ chế. 

Đại đa số nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn sâu và vùng xa vẫn sống nghèo từ đời này qua đời nọ. 

Đạo đức cán bộ đi xuống, luân thường đạo lý đảo ngược, tội phạm xã hội và các tệ nạn ma túy, mại dâm, băng đảng tăng cao mỗi năm. 

Như thế mà Nguyễn Nhâm vẫn có thể ngụy biện trên Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của đảng CSVN, rằng: “Để xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Việt Nam không có con đường nào khác ngoài con đường xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội đích thực vẫn là tương lai của nhân loại, vẫn là xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản hiện đại; vì chủ nghĩa tư bản hiện đại tuy có một số ưu điểm, thành tựu nhưng không thể khắc phục được quy luật vốn có của lịch sử mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra.” (TCCS, 6/11/2015 

Tác giả còn mơ màng nói rằng: “Ngày nay, khi mà nhân loại đang tiến tới thời đại kinh tế tri thức thì những tiêu chí của chủ nghĩa xã hội có nhiều cơ sở để trở thành hiện thực; mặc dù, thời gian có thể phải nhiều năm, thậm chí nhiều chục năm. Thực tiễn trên đây cũng là cơ sở để lý giải về mối quan hệ gắn kết giữa yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội. Sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện đại, sự “trở về” của nhân loại với học thuyết Mác - Lê-nin đang làm cho vấn đề “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” không chỉ là bài học lịch sử mà còn là yêu cầu khách quan của cả hiện tại và tương lai.” 

Tương tự, Tác giả Trần Văn Kim viết trên báo Quân đội Nhân Dân ngày 14/12/2015: “Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng mà toàn Đảng, toàn quân cũng như mọi người dân Việt Nam đã và đang kiên trì, bền bỉ, quyết tâm thực hiện cho bằng được. Sẽ không có khó khăn, thách thức nào, không có thế lực chống đối nào có thể ngăn cản chúng ta thực hiện lý tưởng cao đẹp đó, bởi vì, đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.” 

Loại lập luận tầm phào-ba láp này đã đóng góp vào tình trạng hoang mang, mất định hướng và bỏ hàng ngũ của một số trong nhỏ cán bộ đảng viên đã được Bộ Chính trị nhìn nhận trong 2 nguy cơ mới là “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”. 

Hồi 1994, tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (20-25/1/1994), đảng đã nhìn nhận Việt Nam đang phải đối phó với 4 nguy cơ trước mắt là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. 

Báo cáo chính trị nói hết 

Giờ đây 21 năm sau, ngoài 4 nguy cơ vẫn tồn tại đảng còn chuốc thêm 2 nguy cơ đang làm lung lay đảng thì đã đủ để trả lời cho những lập luận “bảo hoàng hơn vua” của những cái loa tuyên truyền vô cảm của Tuyên giáo chưa? 

Những người này cũng nên biết tại sao Dự thảo báo cáo Chính trị tại Đại hội XII đã viết: “Công tác bảo vệ chính trị nội bộ có mặt còn hạn chế. Chưa nắm và giải quyết tốt vấn đề chính trị hiện nay, trong khi những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có xu hướng diễn biến phức tạp trong Đảng, trong hệ thống chính trị và trong xã hội. Không ít cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao động, mất phương hướng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên.” 

Ngoài ra, khi họ chỉ biết cúi đầu xuống cát để bênh vực chế độ thì họ lại quên đi những việc làm hại dân, phá hoại đất nước của các đảng viên xấu. 

Bằng chứng này không cần tìm đâu xa. Dự thảo Báo cáo chính trị đã viết: “Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền các cấp chưa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt mục tiêu, yêu cầu. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, làm cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.” 

Nói vế nhân sự đảng, Dự thảo viết: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu trước nhân dân…Còn có biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở. Tình trạng nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít chậm được khắc phục.” 

Theo báo Tiền Phong thì báo cáo của nhà nước cho biết năm 2015, các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại gần 1 nghìn tỷ đồng, 10 nghìn m2 đất, nhưng chỉ thu hồi được hơn 500 tỷ và gần 3 nghìn m2 đất. 

Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ giải thích với Tiền Phong:“Tỷ lệ thu hồi tài sản năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác PCTN và kỳ vọng của nhân dân.

Nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố chủ quan như: 

- Một số quan điểm, chủ trương của Đảng về thu hồi tài sản tham nhũng chưa được thể chế hóa kịp thời; các quy định của pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng phần lớn mang tính nguyên tắc, quy định trách nhiệm của từng cơ quan và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chưa rõ ràng; việc nội luật hóa các quy định về thu hồi tài sản theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng còn chậm. 

- Cơ chế kiểm soát tài sản, kiểm soát thu nhập, quản lý các giao dịch về tài sản còn bất cập. Hệ thống đăng ký tài sản chưa phát triển. Giải pháp minh bạch tài sản, thu nhập nhằm phòng ngừa tham nhũng còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. 

- Công tác phát hiện tham nhũng còn hạn chế, không kịp thời. Không ít trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng chưa chú ý, không kịp thời áp dụng các biện pháp tư pháp, biện pháp khẩn cấp tạm thời: kê biên, tạm giữ, cấm dịch chuyển tài sản, phong tỏa tài khoản của bị can, bị cáo, tổ chức có liên quan v.v... 

- Việc xác định tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng hoặc bị thiệt hại do tham nhũng trong nhiều vụ việc rất phức tạp. Nhiều vụ còn có trở ngại từ công tác giám định tư pháp.” 

Cười ra nước mắt

Liên quan đến chuyện kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên, nhất là các cấp lãnh đạo và có trách nhiệm liên hệ đến các cơ chế làm ra tiền, đóng thuế, cửa khẩu, ngân hàng, đất đai v.v... thì ở Việt Nam thời Cộng sản có nhiều chuyện cười ra nước mắt. 

Một trong nhưng mẩu chuyện được ông Ngô Mạnh Hùng, phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), nêu lên tại hội thảo quốc tế “Xây dựng thiết chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn” do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức tại Quảng Ninh ngày 10/12/2015. 

Báo Tuổi trẻ ghi lại lời ông Hùng kể về một trường hợp cụ thể là ông Nguyễn Văn A (không phải tên thật) cho biết: "Đầu tiên ông này kê khai tài sản gồm có 3 căn nhà, 1 ôtô, thu nhập 360 triệu đồng/năm. 

Sau khi có đơn tố cáo, cơ quan chức năng yêu cầu kê khai bổ sung, ông này kê khai thêm hai tài sản lớn hơn là một căn nhà ở quận 2, TP.HCM diện tích 539m2 và một mảnh đất tại quận 9 có diện tích 10.000m2 mua cùng bạn. 

Tiếp tục được yêu cầu kê khai bổ sung lần thứ hai, ông kê thêm 6 thửa đất ở quận 9 (trong đó có 2 thửa vừa chuyển nhượng cho người khác) và một thửa đất ở quận 2. 

Cơ quan chức năng xác minh thì thấy ông này còn có thêm 9 thửa đất khác tại quận 9 và quận 2 với tổng diện tích khoảng 15.000m2 và tổng cổ phiếu nắm giữ gần 24 tỉ đồng.” 

Tuổi Trẻ viết tiếp: “Ngạc nhiên hơn, khi ông Hùng cho hay dù ông A nhiều lần không trung thực, kê khai tài sản không đúng nhưng hình thức xử lý với ông này chỉ là "khiển trách về Đảng". Sau vụ việc, cũng không một cơ quan nào xác minh dòng thu nhập ra, vào, cũng không thấy một cơ quan nào thanh tra xem việc thăng tiến, chức vụ, quan hệ ông này ra sao.” 

Tài sản công dần trở thành tài sản tư 

Tham gia phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đình Quyền - phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng cho hay: “Trong khi ở VN kiểm soát thu nhập yếu, khi kê khai thường không có gì. "Chẳng ai dại gì mà kê khai xe hơi xịn hàng chục tỉ, mua nhà hàng trăm tỉ. Người ta nói con đường đi lên của các đại gia ở VN gần giống như con đường đi lên của các đại gia ở Nga thời hậu Xô viết, đó là con đường những tài sản công dần trở thành những tài sản tư thông qua cổ phần hóa, tham nhũng” 

Cũng tại Hội thảo này, nhiều tham dự viên than phiền rằng, khi khai thì Bộ trưởng nói không có gì nhưng vợ con lại chi tiêu tiền tỷ, có nhiều tài sản thì họ lại không nằm trong diện bị điếu tra nên tham nhũng bị phân tán dễ dàng. 

Chế độ như thế thì dân phải đói nghèo và bị bóc lột là chuyện đã xảy ra cho nên cần phải thay đổi để cứu nước, an dân. Một cách cụ thể nhất là đảng CSVN phải biết đặt quyền lợi tối thượng của đất nước lên trên quyến lợi đảng để từ bỏ độc quyền lãnh đạo, trả lại quyền làm chủ đất nước cho dân. 

Việt Nam cần có một Nhà nước mới dân chủ do dân lập ra và biết tôn trọng mọi quyền tự do cơ bản của công dân như Hiến pháp năm 2013 đã viết. 

Trước thềm Đại hội đảng XII, nhiều khối tranh đấu và trí thức trong nước đã lên tiếng khuyên đảng hãy vì quyền lợi tối cao của đất nước mà thay đổi để cứu nước và đoàn kết toàn dân trước nguy cơ đô hộ của Trung Quốc. 

Nhưng ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chống lại. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 13 ngày 14/12 (2015), ông Trọng tiết lộ trong số những ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn kiện đảng XII “Cũng có những ý kiến chưa tán thành hoặc chưa nhất trí cao một số nội dung cụ thể.” 

Ông nói: “Cá biệt, có ý kiến đề nghị Đại hội XII của Đảng thay đổi Cương lĩnh và Điều lệ Đảng, đi ngược lại quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng đã được khẳng định tại Cương lĩnh của Đảng (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013.” 

Sau đó, ông kêu gọi các Ủy viên Trung ương 11 hãy: “Bày tỏ chính kiến đối với những ý kiến sai trái, đi ngược lại quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng. Từ đó, xem xét thông qua toàn văn Báo cáo chính trị và Báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội XII của Đảng.” 

Như thế là ông Trọng đã đứng về phe Tuyên Giáo, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tổng Cục Chính trị Quân đội để tiếp tục bảo vệ chế độ theo chủ nghĩa Cộng sản và bảo vệ quyền cai trị độc tôn cho đảng. 

Ông Trọng đã đặt quyền lợi của thiểu số trên 3 triệu Đảng viên lên trên quyền lợi thiêng liêng và tối thượng của 90 triệu dân. 

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói Tổ Quốc không phải của riêng ai, nhưng hành động của ông Nguyễn Phú Trọng đã coi đảng cũng là Tổ quốc nên đất nước lâm nguy là tất yếu. 

Việc này cũng đã được Phùng Quang Thanh, Đại tướng Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trường Quốc phòng nói tại Quốc hội ngày 22/10/2015: “Nếu mà mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất.” 

Nhưng ông Thanh cũng đã biết dù đảng của ông còn sống mà Hoàng Sa đã nằm gọn trong tay Trung Quốc từ tháng 1/1974 và 7 đảo và bãi đã của Việt Nam ở Trường Sa cũng đã bị quân Trung Quốc đánh chiếm từ ngày 14/3/1988. 

Trong khi đó ngư dân Việt Nam tiếp tục bị hải quân Trung Quốc tấn công, đánh đập và tích thu tài sản khi đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa thì ông Phùng Quang Thanh ở đâu, làm gì mà không dám hé răng? 

Trung Quốc cũng đã cải tạo các khu chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa để xây căn cứ quân sự đe dọa an ninh Việt Nam bây giờ và mai sau mà ông Thanh vẫn hớn hở nói trước Quốc Hội: “Về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý vẫn bảo vệ tốt, không ai xâm phạm được, các điểm đóng quân của ta ở quần đảo Trường Sa vẫn được đảm bảo, không mất điểm nào. Khu vực thềm lục địa, chúng ta có các nhà giàn dầu khí, vẫn đảm bảm tốt. Ta có sửa chữa, nâng cấp, cải tạo mới thêm một số nhà giàn. Góp phần đảm bảo giữ chủ quyền, không để cho nước ngoài đến đóng xen kẽ vào… 

Chúng ta đảm bảo chủ quyền trên biển, các hoạt động kinh tế như mấy chục giếng khoan dầu vẫn hoạt động tốt, chúng ta bảo vệ để không giếng nào bị ngừng hoạt động. Khai thác nghề cá của ngư dân không bị ảnh hưởng, trong 200 hải lý thì bà con vẫn đánh cá bình thường, những âu tàu mà chúng ta làm được càng khuyến khích ngư dân bám biển, kết hợp với bảo vệ chủ quyền. 

Quản lý trên biển đã giữ được hòa bình, ổn định, trên thực địa thì phải bảo vệ rất quyết liệt nhưng tuyệt đối không dùng vũ lực, đúng với quy định của luật pháp quốc tế.” (báo Tuổi Trẻ, 20/10/2015) 

Nói như thế là ông Thanh đã chấp nhận “giữ nguyên trạng” tình hình ở Biển Đông để thừa nhận quyến làm chủ của Trung Quốc ở Hoàng Sa và một phần Trường Sa. 

Quốc hội Việt Nam, những người mang danh đại biểu của dân mà không biết cái ý thâm độc “nối giáo cho giặc” của ông Phùng Quang Thanh hay sao mà chưa thấy ai lên tiếng? 

Như vậy rõ ràng là Đảng, quân đội và nhà nước CSVN đã không dám đấu tranh giành lại chủ quyền toàn vẹn ở Hoàng Sa và Trường Sa, dù bằng biện pháp hòa bình là kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm thì đảng và chế độ này có đáng tồn tại không, hay cứ vô cảm để vô ích? -/- 

(12/015)

Cộng sản Việt Nam và Nhà nước công an hung bạo

Trần Quang Thành (Danlambao) - Từ thành phố Huế, Linh mục Phê-rô Phạn Văn Lợi đã nói lên vụ việc công an bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, tình trạng nhà nước đàn áp, bắt giam những người hoạt động, tù nhân lương tâm tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam...


*

Với nền chuyên chính vô sản, suốt 70 năm qua, đặc biệt là hơn 40 năm gần đây, cộng sản Việt Nam đã cai trị đất nước bằng một nhà nước cảnh sát. 

Họ đã ký Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền và 2 công ước đính kèm, nhưng họ đã trà đạp thô bạo các quyền con người mà công pháp quốc tế đã ghi nhận. 

Họ là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc niên khóa 2014-2016, nhưng họ chỉ có hứa suông mà không nghiêm túc thực hiện những điều đã cam kết. 

Giới bạo quyền cộng sản Việt Nam khủng bố trắng trợn những người yêu nước, bất đồng chính kiến. Áp dụng một chế độ lao tù hà khắc, tra tấn, đánh đập, bức cung những người dân vô tội. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị đánh đập dã man khi đi phổ biến kiên thức nhân quyền ở Nghệ An trong tuần lễ Nhân quyên, lại vừa bị cơ quan an ninh Bộ Công an bắt giữ ngày 16/12/2015 về cái tội gọi là “Tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 Bộ luật Hình sự.

Nhân ngày Tù nhân lương tâm Việt Nam, từ thành phố Huế, Linh mục Phê-rô Phạn Văn Lợi đã nói lên những bức xúc của mình về tù nhân lương tâm Việt Nam dưới chế độ công an trị qua cuộc phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện.

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe:


Trần Quang Thành
danlambaovn.blogspot.com

Người tù trung kiên

Nguyễn Thị Bích Ngà - Khi tôi ngồi gõ phím những dòng chữ này thì phiên tòa phúc thẩm xử anh dân oan Nguyễn Văn Thông đã khép lại với lời tuyên hủy bản án sơ thẩm vì vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự. Bản nghị án phiên sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu có trước 5 ngày xét xử. Sự vi phạm trắng trợn này làm cho đến cả Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cũng không thể bao che, chấp nhận, phải đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh tuyên hủy. Ba vị luật sư bào chữa đồng loạt yêu cầu. Tòa án nhân dân tỉnh không còn cách nào khác ngoài phải tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ về tòa án nhân dân huyện điều tra xét xử lại từ đầu.

Những thông tin về phiên tòa, về bản án, các anh chị tham dự phiên tòa đã thông tin, cập nhật liên tục và phân tích rất hay và rõ ràng. Trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến một khía cạnh khác, mà tôi cho là hay nhất, là điểm nhấn, là chiến thắng, là điều làm tôi rúng động rơi nước mắt, cảm phục và nghĩ suy: Sự kiên cường của người tù Nguyễn Văn Thông.

Trong một lần tôi tình cờ biết đến hoàn cảnh bà con miền Nam ra Hà Nội khiếu kiện phải nấu ăn lề đường, ở trọ vật vạ tại số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội, tôi đến thăm và gặp anh Nguyễn Văn Thông cùng bà con dân oan Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang... cùng nhiều bà con các vùng miền khác.

Ngày đầu tôi gặp, anh là một người đi khiếu kiện đất đai bị giải tỏa với tâm thế, "Cầu xin ơn trên mưa móc nhủ lòng thương xót cho bà con dân oan, xem xét giải quyết trường hợp oan sai để mình bớt khổ." Anh và nhiều bà con dân oan các tỉnh phía Nam đi đến các cơ quan gởi đơn mỗi ngày nhưng đều không được giải quyết. Chính quyền tỉnh Tây Ninh có nhiều sai phạm trong việc đền bù giải tỏa thuộc dự án Phước Đông, Bời Lời (báo chí chính thống đã có nhiều bài đưa tin về vụ việc.) Bà con đi khiếu kiện, tố cáo sự sai phạm này nhưng luôn bị gọi về tỉnh để chính những người sai phạm "đối thoại, giải quyết" người đi tố cáo. Dĩ nhiên, với hình thức vừa đá bóng vừa thổi còi thì việc "đối thoại" luôn thất bại và không thể "giải quyết" được gì. Sau nhiều lần bị "lừa," bà con dân oan và anh Thông không về "đối thoại, giải quyết" theo thư mời của tỉnh nữa. Họ cũng nhận ra thực chất của vấn đề và quyết tâm bám trụ tại Hà Nội để khiếu kiện, tố cáo lên các cơ quan cấp cao.

Tiếp xúc với bà con dân oan các tỉnh thành khác trên cả nước, những mảnh đời, những trường hợp oan sai, tù đày, những dự án những nơi khác nhau nhưng đều cùng một sai phạm: chính quyền câu kết với các nhóm lợi ích thu hồi đất của dân và đền bù với giá rẻ mạt. Những người dân oan trong đó có anh Thông dần chuyển biến nhận thức. Những bài viết phân tích nguyên nhân gốc của những mất mát của dân oan trên internet của các nhà báo, những trí thức, những người hiểu biết... đã góp thêm phần giúp cho những người dân oan nhận ra bản chất vấn đề. Họ từ những người đi "cầu xin ơn trên mưa móc xem xét giải quyết" trở thành những người "đấu tranh đòi lại quyền lợi chính đáng của mình, của dân, của con người đã và đang bị cướp đoạt."

Họ quan tâm hơn đến tình hình chính trị xã hội trong và ngoài nước, họ quan tâm hơn đến những người đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ. Họ chủ động hiệp thông trong các sự kiện. Các cuộc xuống đường của họ không còn là những cuộc xuống đường chỉ vì mục tiêu lợi ích cá nhân riêng mình mà là vì cái lớn hơn: Quyền Lợi Nhân Dân. Họ hiểu họ phải đòi được các quyền con người, quyền cơ bản nhất, thì họ mới có thể đòi được quyền lợi cá nhân đã bị cướp đoạt.

Chính quyền, dĩ nhiên, không thể để điều đó được tự do diễn ra. Chính quyền lợi dụng các quy định, điều khoản luật do họ tự đặt ra để bắt bớ, trấn áp những người dân oan vô tội. "Gây rối trật tự công cộng, lợi dụng các quyền tự do dân chủ" là chiêu bài, thủ đoạn trá hình mà chính quyền thường dùng để tròng vào cổ những người dân oan để bắt, kêu án, bỏ tù họ nhằm mục đích khủng bố, đàn áp thể chất, tinh thần của dân oan và nhân dân nói chung, buộc người dân phải im miệng, vô cảm trước những sai trái, bất công.

Anh Nguyễn Văn Thông bị bắt ngày 3/2/2015 trong trường hợp đó. Anh bị một xe ô tô chở những người mặc thường phục ập đến bắt, quăng lên xe, trói tay chân, nhét giẻ vào miệng, trùm đầu chở thẳng ra sân bay đưa về giam ở trại giam B4 tỉnh Tây Ninh. Từ ngày anh bị bắt cho đến cuối tháng 2/2015 gia đình mới tìm hiểu được anh bị giam ở đó và vào tiếp tế, mua cho anh ít quần áo gởi vào thì anh mới thay ra bộ đồ anh mặc từ hôm bị bắt. Suốt 1 tháng, người tù không chịu mặc đồ tù vì "Tôi vô tội. Tôi không có tội nên tôi không mặc đồ tù." Cho đến nay, 10 tháng trôi qua, anh Nguyễn Văn Thông cũng không chịu mặc đồ tù.

Phiên tòa sơ thẩm ngày 18/9/2015 xét xử anh Nguyễn Văn Thông phải tạm hoãn vì anh liên tục kêu oan và phản đối lại bản cáo trạng của Viện kiểm sát và hội đồng xét xử. Ngày 22/9/2015 tòa án nhân dân huyện Gò Dầu tiếp tục xét xử sơ thẩm. Cả hai phiên tòa công khai nhưng tòa không triệu tập nhân chứng, bị hại theo cáo trạng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan là người nhà, không có luật sư. Chỉ một mình người tù Nguyễn Văn Thông và hội đồng xét, xử, Viện kiểm sát, công an, an ninh, bảo vệ tòa án nhân dân huyện Gò Dầu.

Tại phiên tòa ngày 22/9/2015, anh Thông bị dán băng keo vào miệng, không được tự bào chữa cho mình. Tòa tự tuyên án anh mức án 3 năm 6 tháng tù giam tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân." theo điều 258 bộ luật hình sự. Và sau đó, khi chính quyền cho phát thanh trên đài phát thanh qua hệ thống loa phường xã tuyên truyền xuyên tạc rằng anh Nguyễn Văn Thông bị kêu án 3 năm 6 tháng về tội "gây rối trật tự công cộng," thì chị Trần Thị Kim Đơn mới biết chồng mình đã bị đem ra xét xử.

Sau nhiều lần gia đình, bà con dân oan, nhóm Cứu lấy Dân Oan làm truyền thông gây áp lực thì tòa án nhân dân huyện Gò Dầu mới hết chối quanh và đưa bản cáo trạng cho gia đình anh Thông. Cũng vậy, sau khi làm áp lực căng thẳng thì trại giam B4 Tây Ninh mới để cho người tù Nguyễn Văn Thông lần đầu gặp mặt vợ con sau hơn 8 tháng giam giữ. Anh Nguyễn Văn Thông luôn khẳng định mình vô tội và động viên vợ con đồng thời tố cáo các sai phạm của những người nhân danh bảo vệ pháp luật. Anh kháng án, nhờ luật sư bào chữa.

Luật sư Nguyễn Khả Thành, người nhận bào chữa cho anh Nguyễn Văn Thông không ngại vất vả, đi tàu từ Phú Yên rồi tiếp tục đi xe máy cùng tôi 200km Sài Gòn-Tây Ninh đi về để tìm hiểu vụ án. Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh hoãn phiên tòa phúc thẩm vào ngày 27/11/2015 mà không có văn bản thông báo, làm cho luật sư, tôi và các anh em xã hội dân sự khác cùng nhiều bà con phải hao tốn kinh tài, sức lực. Gần ngày diễn ra phiên phúc thẩm, nhận được yêu cầu của anh Nguyễn Văn Thông, luật sư Võ An Đôn nhanh chóng sốt sắng tham gia nhận lời bào chữa.

Ngày 16/12/2015, tại tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy họ mở cửa cho tất cả người dân vào tham dự phiên tòa, không như phiên sơ thẩm lén lút cũng như các phiên xử lén lút khác xử dân oan, người yêu nước trên cả nước.

Tòa án tỉnh nhưng hội trường khá nhỏ, lực lượng công an mặc sắc phục và an ninh mặc thường phục chiếm phần lớn ghế ngồi nên rất đông người dân và các anh em xã hội dân sự đến tham dự phiên tòa không vào trong được mà phải ngồi ngoài với lý do "Hết chỗ."

Trong phần xét hỏi, chủ tọa phiên tòa và hai thẩm phán, đại diện Viện kiểm sát thay phiên nhau xoáy vào các biên bản lời khai của các nhân chứng để cho rằng anh Nguyễn Văn Thông là người xúi giục, kích động, lôi kéo bà con đi Hà Nội khiếu kiện. Dẫn đầu các cuộc tuần hành với băng rôn, biểu ngữ.. Trong khi đó, các "nhân chứng" này không được triệu tập tại tòa với lý do "không cần thiết" ???!!!

Anh Nguyễn Văn Thông liên tục trả lời các câu hỏi của 4 vị đại diện pháp luật bằng những lập luận sắc bén, rõ ràng, có dẫn chứng chính xác các nghị định, văn bản pháp luật, các điều khoản của pháp luật để chứng minh và khẳng định mình vô tội, đồng thời tố cáo các sai phạm của các cá nhân, tổ chức trong việc giải tòa đền bù đất đai dẫn đến các sai phạm trong tố tụng hình sự, dẫn đến trường hợp bắt tù anh oan sai.

Hội đồng xét xử liên tục ngắt lời "bị cáo" Nguyễn Văn Thông nhưng được sự hậu thuẫn của các luật sư, của bà con dân oan và anh em xã hội dân sự, anh Thông như được tiếp thêm sức mạnh, anh liên tục chất vấn ngược lại và biến phiên tòa xét xử mình thành phiên tòa tố cáo tội ác đàn áp con người, tước đoạt quyền và lợi ích hợp pháp của con người của chính quyền Tây Ninh.

Những người đại diện pháp luật dần trở nên lúng túng và liên tục ngắt lời người tù Nguyễn Văn Thông một cách tuyệt vọng. Khi bỗng dưng micro của mình bị mất tiếng, anh Thông dừng lại và yêu cầu mở loa to, "Tôi yêu cầu mở to lên cho tui nói. Đừng bao che. Đừng bao che cho cái sai. Đừng bao che cho những con người làm sai!"

Trong phần tranh luận tại tòa, đại diện Viện kiểm sát cho rằng ""Bị cáo" Nguyễn Văn Thông lôi kéo, xúi giục, kích động người dân đi khiếu kiện, trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài không đúng sự thật làm cho nước ngoài hiểu không đúng sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, tố cáo sai sự thật về các tổ chức, cá nhân dài ngày dẫn đến ảnh hưởng uy tín và làm thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân. Cụ thể là làm thiệt hại cho nhà nước 220.099.000đ (hai trăm hai mươi triệu không trăm chín mươi chín ngàn đồng.) vi phạm vào điều 258 "Lợi dung các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân." Tuy nhiên, do tòa án nhân dân huyện Gò Dầu đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự, bản nghị án có trước ngày xét xử 5 ngày nên viện kiểm sát đề nghị tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh tuyên hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại."

Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, đoàn luật sư Hà Nội không đưa ra phần tranh luận của mình với lý do: Bản án sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự, đề nghị tuyên hủy. Và do Viện kiểm sát đã đề nghị tuyên hủy bản án sơ thẩm nên luật sư giữ lại phần tranh luận của mình.

Luật sư Nguyễn Khả Thành, phó đoàn luật sư Phú Yên cho rằng, phiên tòa phúc thẩm không mời các nhân chứng, các tổ chức, cá nhân bị hại theo cáo trạng nêu là không đúng. Việc ông Nguyễn Văn Thông đi khiếu kiện dài ngày là do chính quyền địa phương không làm hết chức năng nhiệm vụ của mình là giải thích, hướng dẫn người dân và giải quyết dứt điểm các yêu cầu chính đáng của người dân. Các văn bản trả lời khiếu nại của người dân chậm trễ so với quy định. Về khoản tiền "làm thiệt hại cho nhà nước 220.099.000đ" viện kiểm sát đưa ra là không đúng. Vì người dân đóng thuế nuôi bộ máy nhà nước thì bộ máy nhà nước phải dùng tiền thuế để làm việc và phục vụ cho việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người dân chứ không thể bảo do người dân đi khiếu nại tố cáo nên nhà nước phải "thiệt hại" số tiền đó. Bản án sơ thẩm vi phạm luật tố tụng, yêu cầu hủy.

Luật sư Võ An Đôn cho rằng, Bản án sơ thẩm vi phạm luật tố tụng hình sự nghiêm trọng, yêu cầu hủy. Ông Nguyễn Văn Thông 6 đời làm nông, ông đề nghị được chuyển đổi đất canh tác nhưng không được giải quyết. Việc ông Thông đi khiếu nại khiếu kiện, tố cáo là đúng luật, ông Thông vô tội. Bản cáo trạng và bản án là oan sai, yêu cầu trả tự do cho ông Thông.

Đại diện Viện kiểm sát lập luận, do ông Thông xúi giục, kích động, lôi kéo người dân đi khiếu kiện ở Hà Nội nên chính quyền tỉnh phải chi số tiền 220.099.000đ cho việc đi lại để đưa người dân về quê và tổ chức đối thoại, giải quyết. Bản cáo trạng không yêu cầu ông Thông đền bù "thiệt hại" này (Nhưng quy trách nhiệm để buộc tội-NV.)

"Bị cáo" Nguyễn Văn Thông nói lời sau cùng, "Bị cáo vô tội. Bị cáo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng pháp luật. Tôi phản đối phiên tòa sơ thẩm, tôi chống án, đây là phiên tòa bất công, cố tình gán ghép, đàn áp, trù dập người khiếu nại tố cáo, vi phạm quyền con người, vi phạm nhân quyền. Kính mong hội đồng xét xử sáng suốt, công bằng, không bao che cho cái sai trù dập người khiếu nại, tước đoạt quyền con người, vi phạm nhân quyền. Trong một lần bị cáo đi gởi đơn ở Mặt trận tổ quốc Việt Nam ở Hà Nội, bị cáo bị công an đưa lên xe chở về công an thành phố ở số 6 Quang Trung, tại đây bị cáo bị đánh, kết luận của bác sĩ là bị cáo bị xẹp lún đốt sống L1. Bị cáo không có tiền chữa trị nên chỉ uống thuốc giảm đau và nẹp lưng. Nay ở trong tù bị cáo rất đau và không có điều kiện để điều trị. Do bản án sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự, do trong quá trình công an điều tra theo sự chỉ đạo nên có nhiều vi phạm, làm án theo chỉ đạo, ngụy tạo bằng chứng nên gây ra sự oan sai cho bị cáo, bị cáo vô tội nên đề nghị hội đồng xét xử tuyên hủy bản án oan sai và phải cho bị cáo được tại ngoại điều tra theo đúng quyền con người, theo công ước Nhân Quyền mà Việt Nam đã ký kết với Liên Hiệp Quốc. Vậy mới đúng luật!"

Nghe người tù Nguyễn Văn Thông nói đến đây, tôi không kềm được nước mắt. Nước mắt rớt trên môi cười trước mấy cái ống kính của công an an ninh liên tục chỉa trực tiếp vào mặt tôi từ khi tôi bước chân vào tòa án tỉnh. Ngồi giữa vòng vây 5 người an ninh bốn phía kẹp sát sạt vào người, lúc này, tôi không muốn che giấu cảm xúc bằng vẻ mặt lạnh lùng của mình từ đầu đến cuối phiên tòa nữa, hay nói đúng hơn là tôi không thể và không cần che giấu. Tôi để nước mắt rơi và tôi cười nụ cười mãn nguyện, cảm phục người tù Nguyễn Văn Thông, một người anh, người bạn mà tôi thương quý.

Tôi đã biết anh là một người kiên cường qua nhiều lần tiếp xúc, nhưng sự kiên cường của người tù Nguyễn Văn Thông làm cho tôi thấy sự trưởng thành trong nhận thức của anh. Sự trưởng thành đó làm cho tôi thêm trưởng thành và nó có làm cho nhiều người phải suy nghĩ về sự vô cảm của mình đối với anh, với dân oan nói riêng và với nhân dân, đất nước nói chung không?

Người tù Nguyễn Văn Thông đã biến phiên tòa xét xử anh thành phiên tòa cho nhân dân soi rọi cái công lý của những kẻ cầm quyền, nhân danh bảo vệ pháp luật. Sự kiên cường của anh liệu đã đủ để thức tỉnh dân tôi? Liệu điều đó có đủ để xóa tan cái thành kiến khinh miệt dân oan trong lòng nhiều người chưa?

Chủ tọa phiên tòa khi đọc bản nghị án vẫn còn đó tội danh 258 đối với người tù oan Nguyễn Văn Thông, họ tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ về tòa án huyện xét xử lại vì bản án sơ thẩm vi phạm luật tố tụng không thể chối cãi và dưới áp lực của truyền thông, họ không thể bao che lấp liếm đi được. Nhưng cái án 258 vẫn tròng vào cổ người tù oan Nguyễn Văn Thông cho đến phiên sơ thẩm lại lần tới.

Rất mong các cô chú anh chị và các bạn quan tâm, theo dõi, đưa tin và tiếp tục làm truyền thông. Qua việc này, có thể thấy truyền thông ngày càng có sức mạnh nếu ta biết cách làm và biết cách tổng hợp.

Chân thành cám ơn các cô chú, anh chị em, bạn bè, các hội, nhóm, tổ chức xã hội, thông tấn đã tham dự, quan tâm, giúp làm truyền thông, đưa tin, chia sẻ. Tri ân bà con dân oan ba miền đã hiệp thông, biểu tình đòi tự do cho anh Nguyễn Văn Thông. Cám ơn các luật sư Nguyễn Khả Thành, Võ An Đôn, Nguyễn Văn Kiệm đã tham gia bào chữa. Cám ơn những ai đã, đang và sẽ tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bà con dân oan.




Trân trọng.

17/12/2015.

Nguyễn Thị Bích Ngà (Ngà Voi)

Thương quá Việt Khang

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Bá tước Đờ Ba-le rất yêu người vợ Việt Nam, mặc dù đã có lúc than “Anh đã lầm khi sang đây lấy em”, nên đã lỡ yêu thì yêu cho trót, yêu luôn nước vợ. Nhưng hôm rồi, khi nhìn hình ảnh Việt Khang vừa ra khỏi nhà tù, Bá tước Đờ Ba-le lè lưỡi, thấy mắc cười Việt Nam quá.

Bá tước không tưởng tượng nổi sẹc lơ mông/sur le monde/trên cõi đời/này lại có chuyện như nhà cầm quyền của một đất nước Việt Nam anh hùng từng đánh thắng những tên đế quốc thực dân sừng sỏ nhất thế giới, được nhân dân cả nước 90 triệu người đồng tình ủng hộ; ông chủ bà chủ chẳng phải đi bầu đi bịch phí công tốn của nhân dân như các nước Tư bản độc tài, mà khoán trắng cho đầy tớ toàn quyền sửa đổi hiến pháp, tuyển chọn lãnh đạo nhà nước, chính phủ và các cơ quan công quyền lẫn tư quyền và cả chùa chiền (quốc doanh), lại sợ một anh chàng mặt mày hiền khô, thân hình bé tí, chỉ cần một Dư Luận Viên hay Côn An cỡ Trần Nhật Quang cũng dư sức vác loa chĩa vào nhà để át tiếng hát “Việt Nam tôi đâu?”, "Anh là ai?".

Ngày xưa trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước Tàu, Cắt Mạng từng áp dụng chiến thuật “tiếng hát át tiếng bom”; chẳng lẽ ngày nay trong chiến tranh chống chống Tàu cướp nước, Cắt Mạng lại tráo trở “tự phản động” dùng tiếng loa át tiếng hát của một ông chủ đất nước người “nhỏ như con thỏ”, mặt hiền như con cừu là Việt Khang.

Phải chi Việt Khang là một anh chàng An-nam-mít thời Tây đô hộ, xuống đường hỏi chính quyền bảo hộ, “Việt Nam tôi đâu?” , hỏi phú - lít mũi lõ mắt xanh “Anh là ai?”. Đằng này Việt Khang là công dân của Việt Nam hoàn toàn độc lập con tự do, một đất nước sạch bóng quân thù, lù lù quân bán nước tham ô côn đồ, thế giới bái lạy chào thua.

Thế giới bái lạy chào thua, Bá tước Đờ Ba-le là cái thá gì mà không bái lạy chào thua nhà cầm quyền nước vợ, nên khi nghe tin Việt Khang ra khỏi tù thì mừng, định gửi lời chúc mừng “chàng tuổi trẻ vốn dòng hao kiệt” ngay sau đó, nhưng nhìn thấy hình ảnh diện mạo một tên phản động chống phá tổ Bìm Bịp, rồi nghĩ tới nhà cầm quyền nước CHXHCNCC, Bá tước Đờ Ba-le mắc cười đến mắc ẻ cả quần.

Đã hai ngày rồi mà Bá tước Đờ Ba-le vẫn chưa kéo lại miệng được. Nên chỉ biết gửi đến tác giả hai bản nhạc lừng danh bất hủ “Việt Nam tôi đâu” và “Anh là ai”, lời tâm tình vắn tắt:

Thương quá Việt Khang.

17/12/2015

Tặng gạo mốc, ép mua bò rụng răng: lòng nhân nay đâu?

ĐẶNG TƯƠI - AN NHIÊN- 17/12/2015 07:51

TTO - Một người “được” nhận bò chia sẻ rằng xã bán cho chị con bò bị lở mồm long móng, chị yêu cầu đổi lại thì xã đổi bò già rụng hết răng. Người khác được đổi từ bò viêm loét da sang bò sứt mũi. 

Bà Mang Thị Củi (thôn Núi Ngỗng) bức xúc bên con bò già rụng hết răng - Ảnh: M.Trân
Bà Mang Thị Củi (thôn Núi Ngỗng) bức xúc bên con bò già rụng hết răng - Ảnh: M.Trân
Hàng ngàn bạn đọc đã lên tiếng thể hiện sự phẫn nộ trước thông tin cán bộ xã ép người dân nghèo mua bò lở mồm long móng, bò rụng hết răng, bò sứt mũi, bò viêm loét với giá từ 18-20 triệu/con.
Lòng nhân ở đâu, lấy dân làm gốc ở đâu?
Đó là câu hỏi bật lên với nhiều người khi biết thông tin này.
“Chuyện như vậy mà người ta cũng đành tâm làm được, không biết họ nghĩ gì”, bạn đọc Lúa nếp chua chát nói.
Giúp người là truyền thống đáng quý của dân tộc ta, là sự nhân đạo trong ứng xử giữa người với người. Nhưng bán bò già, bò rụng hết răng, bò lở mồm long móng giá chục triệu, người nghèo được giúp gì ở đây và lòng nhân của người thực thi việc bán này ở đâu?, chị Như Ngọc (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đặt câu hỏi.
Bạn đọc lupham thì gọi đây là “những kẻ không có trái tim” và chỉ làm người dân khổ sở hơn chứ chẳng giúp được gì.
Dẫn lại câu nói “của cho là của nợ”, bạn đọc Minh Quang phân tích cụ thể nỗi khổ này: cho bò già, bò bệnh thế này về bò chết rồi tự dưng người dân nghèo có thêm khoản nợ ngân hàng.
Nhiều người cho biết họ chảy nước mắt vì xót xa quá cho thân phận người nghèo, ngỡ rằng được giúp để vươn lên nhưng hóa ra bị lừa mà chẳng biết phải kêu ai.
“Nước mắt người nghèo đã chảy qua bao tháng ngày gian khổ, xin đừng làm cho nước mắt chảy thêm”, anh Tongson ngậm ngùi.
Sao cứ nỡ lấy người dân yếu thế, ít học ra để ức hiếp và cứ lợi dụng sự nghèo nàn của họ để trục lợi. Cứ tưởng ngày xưa mới có câu:"Cướp đêm là giặc..."
Trong khi đó, nhiều bạn đọc cho rằng đây chỉ là một trong số những câu chuyện được phản ánh, đâu đó chắc hẳn vẫn còn những người nghèo “bị giúp đỡ" kiểu như vậy.
Cùng với sự xót xa đó, nhiều người đồng loạt lên tiếng phải điều tra rõ ràng và truy cứu trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân trong những vụ việc “giúp dân” kiểu này.
“Tôi nghĩ nên điều tra rõ ràng, xác định trách nhiệm, giải quyết cho các đồng chí ấy về nghỉ hưu sớm. Tôi đọc xong mà đau lòng muốn khóc...Nếu còn những sự việc như thế này tiếp tục diễn ra thì “dân giàu nước mạnh ở đâu”, “lấy dân làm gốc ở đâu”, bạn đọc Đặng Đình Phúc đề nghị.
Cấp trên quản lý lỏng lẻo, cấp dưới lộng hành
Không bằng lòng mua con bò lở loét da, bà Mang Thị Xúc được xã đổi lại con bò gầy ốm, sứt mũi rất khó cột dây dắt - Ảnh: M.Trân
Không bằng lòng mua con bò lở loét da, bà Mang Thị Xúc được xã đổi lại con bò gầy ốm, sứt mũi rất khó cột dây dắt - Ảnh: M.Trân
“Tắc trách, không làm đúng trách nhiệm” là ý kiến của PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng (CECODES) về cách giúp người nghèo bằng việc ép mua bò bệnh, bò già này.
“Cán bộ xã thực thi việc giúp dân theo nhiệm vụ được giao. Trong khi họ đã bận những việc công quyền mà còn phải làm thêm chuyện này thì đôi khi lại làm theo kiểu ban ơn”, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nói.
PGS.TS Vũ Hào Quang, nguyên phó viện trưởng Viện nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo trung ương), giảng viên cao cấp Học viện Báo chí tuyên truyền đánh giá chính sự lỏng lẻo từ cấp trên làm cho một bộ phận cán bộ càng xa trung tâm càng “lộng hành”. Chính sự tha hóa, biến chất của những cán bộ này sẽ làm đời sống người dân khó khăn hơn.
“Giúp đỡ người nghèo là chính sách rất đúng đắn nhưng cơ chế kiểm soát việc thực thi thì cần xem lại vì thực tế cho thấy còn nhiều sơ hở”, PGS.TS Vũ Hào Quang nói.
Theo PGS.TS Vũ Hào Quang, việc “móc túi” Nhà nước, “móc túi”, bóc lột người nghèo sẽ làm niềm tin của người dân vào những chính sách giúp đỡ của Đảng, Nhà nước mất dần đi.
“Phải có hình thức xử lý rất nặng những đơn vị, cá nhân trục lợi từ tiền giúp đỡ bà con nghèo để lấy lại lòng tin trong nhân dân”, PGS.TS Vũ Hào Quang nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, PGS.TS Vũ Hào Quang cho rằng để việc giúp đỡ người nghèo thật sự hiệu quả, cần có sự quản lý chặt chẽ về cơ chế thực thi và gắn chặt trách nhiệm của cộng đồng, chính quyền địa phương.
“Ví dụ muốn giúp người nghèo 10 đồng thì Nhà nước cho 7 đồng, 3 đồng còn lại do chính quyền địa phương chi trả. Lúc đó, chính quyền địa phương sẽ thấy xót rồi quản lý chặt hơn. Nếu không, Nhà nước cho 10 đồng thì sẽ có chuyện đâu đó người ta xà xẻo của dân”, PGS.TS Vũ Hào Quang nêu.
Theo PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, ở nước ngoài, với những hoạt động như thế này, chính phủ thường giao tiền cho các tổ chức phi chính phủ làm.
Với trọng trách của mình, các tổ chức phi chính thủ sẽ thực hiện việc giúp người một cách hiệu quả, thiết thực hơn.
"Răng lương tâm" đã rụng?
Việc chính quyền xã Nhơn Sơn giao bò bệnh cho dân cho thấy họ đã cố tình làm sai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bởi trong quyết định này không nói đến việc những hộ dân được hỗ trợ phải nhận bò do xã mua dùm mà là họ được toàn quyền nhận tiền hỗ trợ, vốn vay và tự mình mua bò hay bất cứ con nào khác mà họ muốn.
Ở đây, nếu chính quyền địa phương thực hiện đúng và quan tâm tới việc sử dụng tiền, vốn hỗ trợ sao cho hiệu quả thì nên có những tư vấn về cách sử dụng đồng vốn hoặc giới thiệu những nơi bán bò có chất lượng tốt và để người dân tự đi mua.
Nhưng họ không làm thế mà lại đi mua bò dùm và mua bò có chất lượng kém rồi ép dân phải nhận thì chắc chắn là có việc trục lợi ở đây. Đây là điều mà lãnh đạo cấp trên phải làm sáng tỏ chứ không thể cho qua vì hành động của chính quyền xã đã làm méo mó chủ trương của chính phủ.
Cùng với việc giao bò bệnh cho người nghèo và trước đây là phát gạo mốc cho người nghèo còn phản ánh một căn bệnh nặng hơn mà xã hội đang phải đối diện đó là hình như con người ngày nay đang dần dần không còn sợ lương tâm nữa, hình như cái “răng lương tâm” đã bị rụng nên không con người không còn cảm thấy bị cắn rứt lương tâm khi làm điều ác, điều xấu nữa.
Người nghèo vốn đã là những người chịu nhiều thiệt thòi nhưng họ vẫn là những con người với đầy đủ quyền và phẩm giá của mình. Thế nên giúp đỡ người nghèo là một điều tốt, nhưng sự giúp đỡ ấy phải được thực hiện với sự tôn trọng nhân phẩm của con người chứ không phải với một thái độ ban ơn hay với suy nghĩ “nghèo thì người ta cho cái gì thì cho, đừng có ý kiến”.
Tiếc thay đây lại là một lối suy nghĩ, một lối ứng xử của không ít người, không ít cán bộ trong xã hội ta hiện nay.
Thạc sĩ Lê Minh Tiến