Wednesday, July 27, 2016

Hội An thời ‘Made in China’

Du khách Trung Quốc đi xích lô ở Hội An. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Du khách Trung Quốc đi xích lô ở Hội An. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Liêu Thái/Người Việt
QUẢNG NAM (NV) – Tình trạng màu sắc Hội An thời made in China đang là câu chuyện nhức đầu.
Nếu như năm ngoái, đến Hội An, người ta dễ dàng bắt gặp những bãi biển thơ mộng như An Bàng, Cửa Ðại, Cù Lao Chàm với bãi cát vàng thoai thoải, hàng dừa xanh ngút mắt và những chiếc ghế tắm nắng trên đó là các du khách phương Tây đọc sách, không gian yên tĩnh và sang trọng thì năm nay, mọi chuyện ngược lại.
Bãi biển Cửa Ðại bị sóng cuốn, không còn bãi cát dài thoai thoải, biển An Bàng cũng không còn hiền hòa, những chiếc ghế tắm nắng bị xếp đi, còn lại lèo tèo vài chiếc và bãi biển không còn yên tĩnh, khách Việt thi nhau nhậu, khách Trung Quốc thả sức hò hét, ồn ào và xả rác bừa bãi. Hiếm thấy bóng dáng khách Tây.
Vào trung tâm phố cổ, có khác đôi chút, khách phương Tây cũng còn tương đối nhiều, nhưng họ đi đứng cũng không còn thoải mái như trước đây, có vẻ như Hội An không phải là trạm dừng mà chỉ là trạm trung chuyển đối với họ, đa phần đến rồi đi, ít ai ở lại. Các khách sạn dù muốn hay không thì cũng đầy nghẹt người Trung Quốc. Màu sắc phố phường, đường sá cũng nhuộm màu Trung Quốc.
Ðừng hy vọng gì vào khách Trung Quốc
Tiếp chuyện chúng tôi là người chủ một khách sạn nhiều phòng ở Hội An, tên Ngọ, chia sẻ: “Bây giờ khách Tàu lấn hết, khách Tây chẳng mấy người chịu được ồn ào nên họ đi tránh.”
“Mà khách Trung Quốc thì họ có ba đặc điểm để mình dễ dàng nhận biết rằng nếu kéo dài thời gian lưu trú của họ ở mình thì mình sẽ sạt nghiệp. Ðó là họ rất ồn ào và cẩu thả; Họ xài tiền hợm hĩnh và láu cá; Họ phá hoại bất kỳ thứ gì không phải của họ nếu có thể.”
“Họ tệ vậy sao anh lại chứa họ?” Chúng tôi hỏi ông Ngọ.
Chợ Hội An thời du khách Trung Quốc ngự trị. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Chợ Hội An thời du khách Trung Quốc ngự trị. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
“Tôi lỡ ký hợp đồng cung cấp phòng cho công ty lữ hành, ít nhất là trong năm 2016 này tôi phải cung cấp đủ phòng cho phía công ty, nếu tôi để tình trạng cháy phòng thì phía họ bắt đền. Mà phá hợp đồng thì hết chỗ làm ăn. Hết năm nay tôi sẽ sửa chữa lại khách sạn và không chứa khách Trung Quốc nữa. Vì chỉ cần một năm chứa họ thì mình muốn bức cái đầu bởi họ phá vô tội vạ. Phòng của họ ở mình tốn công dọn dẹp gấp đôi. Tiền thì họ cứ đòi trả nhân dân tệ, mình không chấp nhận thì họ cằn nhằn đủ thứ hết. Trả tiền thì miễn bàn, dư 500 lẻ họ cũng đòi, trong khi đó Việt Nam giờ tìm tờ 500 đồng vô cùng khó, tôi phải thường xuyên ra bưu điện và ngân hàng để đổi loại tiền mệnh giá 500 đồng để thối cho họ.”
“Nhưng có vẻ như đáng sợ nhất là chuyện mua đồ ăn, họ trả giá từng xu chứ không phải từng đồng nữa. Người Việt mình không có chuyện đó đâu, cứ đúng giá trên menu mà trả thôi, họ thì xem menu xong gọi nhân viên mình ra trả giá, không trả được thì họ tìm cách mua loại nhỏ hơn, bắt mình phải bán loại nhỏ hơn. Cái này cực lắm!”
“Tôi từng chứng kiến một đoàn khách Trung Quốc vào nhà hàng hải sản ngoài biển An Bàng, lúc mà hải sản chưa chết kia, họ bốc từng con bỏ lên cân rồi coi con nào mập, con nào ốm, sau đó trả giá từng đồng. Cuối cùng, chủ nhà hàng phải giả bộ giật mình và nói rằng nguyên mẻ ghẹ đó đã được đặt hàng, không bán nữa, lúc đó họ tỏ ra bực tức, làm như muốn quậy phá vậy. Họ gây ồn dữ lắm. Cuối cùng bảo vệ phải đến mời họ đi.”
“Chung qui thì tôi thấy rằng khách Trung Quốc sang đây cũng nghèo đói, bủn xỉn lắm, đôi khi tôi tự hỏi không hiểu vì sao nghèo đói, khó khăn như vậy mà họ lại đi du lịch. Hay là có một chiến dịch du lịch nào đó tương đương với chiến dịch du lịch Trường Sa, Trường Sa mà nhà nước Trung Quốc đã thực hiện trong đất liền Việt Nam. Vì con người đầy đủ hay đói rách nhìn vào tác phong, cách ăn uống và chi tiêu cũng đủ biết ít nhiều. Thú thực là nhiều người sang đây du lịch còn hỏi thăm đường để trốn lại làm thuê nữa kia.”
Du khách Trung Quốc dạo đêm trên phố cổ. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Du khách Trung Quốc dạo đêm trên phố cổ. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Cùng quan điểm với ông Ngọ, Phúc hiện sống ở phường Cửa Ðại, Hội An, nhân viên bán hàng ngành nước giải khát, chia sẻ: “Em cũng nghĩ là họ sang đây du lịch theo mục tiêu chính trị nào đó chứ không thể bình thường được. Em phát nước khuyến mãi đây em biết. Em đi phát trên bãi biển, gặp cụ già người Việt quét rác, em bưng lại mời, bà rất ái ngại, không nhận nước. Vậy mà một đoàn khách Trung Quốc đi tới, họ uống vèo một phát là hết sạch sáu két nước của em. Em hết tiêu chuẩn khuyến mãi, họ xông vào khui tiếp mấy két còn lại, em không cho thì họ cứ khui, em phải kêu bảo vệ bãi biển lại, bảo vệ cũng lắc đầu, nói rằng họ gặp cảnh này quen rồi, không làm được gì đâu! Kinh khủng lắm! Hết hy vọng gì khi nghe khách Trung Quốc ghé vào chỗ mình.”
Những ổ vi trùng made in China
Ðó là cách gọi của một người dân Hội An tên Thiện, ông Thiện là chủ một cửa hàng trầm tại Hội An, ông nói: “Bây giờ, đáng sợ nhất là những ổ vi trùng tên Trung Quốc đã sinh sôi nảy nở trong lòng phố cổ, tới khi nó phát tác thì khó mà lường.”
“Nó hình thành kiểu gì vậy thưa ông?”
“Thì mấy cái cửa hàng trầm hương có ông chủ Tàu đứng nấp sau lưng, rồi các quán ăn, tiệm ăn đều có các ông chủ Tàu đứng sau lưng, người Việt đứng tên, đặc biệt là mấy khu đất ở những khu phố mới Hội An và phía Nam cầu Cửa Ðại, rộng cả hàng ngàn hecta, dường như họ đã thuê hết rồi, như vậy thì đó không phải là cái ổ vi trùng thì là cái gì.”
“Mai mốt đây, khi mà đường đi lối về đã thuận, ngành du lịch Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài khách Trung Quốc bởi khách phương Tây đã ngán ngẩm sự ồn ào khi du lịch Việt Nam thì chắc chắn các loại dịch vụ phục vụ cho người Tàu trên đất Hội An sẽ được mở rộng, và đó cũng là lúc cái ổ vi trung made in China phát tán, khó mà lường trước được.”

Tạm biệt ông Thiện, chúng tôi đi lòng vòng thành phố Hội An, từ khu phố cổ ra làng rau Trà Quế, bãi biển An Bàng, rồi ngược xuống Cửa Ðại, rồi lại lên bờ Nam sông Hoài, đi qua khu làng nghề Mộc Kim Bồng. Có một điều lạ là chỉ mới đây thôi, chưa đầy sáu tháng kể từ Tết Nguyên Ðán, kể từ lần đầu tiên Hội An bị kẹt xe do khách du lịch Tàu qua nhiều (chữ của người Hội An dùng) từ ngã ba Tin Lành kéo thẳng xuống phố cổ… Ðến nay, từ chiếc lồng đèn cho đến kiểu mua bán và thức ăn ở đây đều mang hơi hướm made in China!

Ðắk Nông: Cá chết bất thường, người bị phỏng vì lội suối

Nhiều trẻ em ở Bù Dấp bị phỏng rộp, da trầy xước, bong tróc khi lội xuống suối Ðắk Dao bắt cá. (Hình: báo Ðắc Nông)
Nhiều trẻ em ở Bù Dấp bị phỏng rộp, da trầy xước, bong tróc khi lội xuống suối Ðắk Dao bắt cá. (Hình: báo Ðắc Nông)
ÐẮK NÔNG (NV) – Vài ngày qua, người dân xã Nhân Cơ, huyện Ðắk R’lấp, hoang mang khi chứng kiến cảnh cá, tôm chết hoặc tê liệt, còn người thì bị phỏng rộp, trầy xước, đau rát, ngứa ngáy khi xuống suối Ðắk Dao.
Theo báo Ðắk Nông, chiều ngày 23 tháng 7, khi đi kiểm tra hồ cá của gia đình bên cạnh suối Ðắk Dao, ông Phan Diệu Anh(36 tuổi), ở thôn 8, xã Nhân Cơ, phát hiện nhiều cá bị chết, trôi trên suối. Có nhiều con ngắc ngoải, giãy giụa liên tục như ăn phải thứ gì đó rất độc.
Thấy vậy, ông Anh liền lội xuống suối để đắp lại đường cống ngăn nước từ suối chảy vào hồ cá của mình. Khoảng 5 phút, ông cảm thấy hai bắp đùi ngứa ngáy, đau rát liền vội vàng lên bờ. Một lúc sau, cả 2 bắp đùi bị phồng rộp như bị phỏng nước sôi, da căng ra lở nứt, cảm giác đau buốt hơn lúc đầu.
Ðến sáng ngày 25 tháng 7, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ðắc Nông, ông Anh được các bác sĩ khám cho biết “bị viêm da có mủ,” và dặn dùng xà bông để tắm rửa, tránh để vết thương nhiễm trùng nếu không nguy cơ bị nhiễm trùng máu.
Cũng trong chiều cùng ngày, nhiều người dân và trẻ em ở bon Bù Dấp, xã Nhân Cơ, khi xuống suối bắt cá cũng bị hiện tượng như trên. Do ngâm dưới nước lâu hơn, nên gần 10 trẻ em bị bỏng rát, da bắp chân đều bị trầy xước, bong tróc như bị phỏng nước sôi. Cứ đụng nước đến đâu thì bị đến đó.
Ông Văn Tiến Minh (58 tuổi), thôn 12, xã Nhân Cơ, quả quyết: Nguồn nước ở suối Ðắk Dao chưa bao giờ có hiện tượng cá chết như vậy, nhất là vào mùa mưa. Có chăng thì vào mùa khô hạn, khi suối cạn thì mới có một số rất ít cá bị chết.
Ngoài việc nhiều người bị nhiễm độc gây phỏng rát, đau ngứa, người dân ở Bù Dấp đều khẳng định là ngày hôm đó, trên mặt nước suối có lớp váng màu trắng đục, khi chạm vào thì trơn nhớt giống như nước xà bông và có mùi rất lạ.
Nói với phóng viên báo Ðắk Nông, ngày 27 tháng 7, ông Nguyễn Văn Thành, phó chủ tịch xã Nhân Cơ xác nhận, ủy ban xã nhận được thông tin này và đã cử đoàn xuống kiểm tra, đồng thời đã báo cáo sự việc với ủy ban huyện.
Mới đây, Phòng Tài Nguyên-Môi Trường phối hợp với Sở Tài Nguyên-Môi Trường xuống kiểm tra tình hình, tiến hành lấy mẫu nước về xét nghiệm, phân tích để tìm hiểu nguyên nhân. (Tr.N)
27-07-2016

Ai đã làm được gì?

07/27/2016 - 05:50 

Tuần trước, Nguyễn Phú Trọng phát biểu “trong thời gian qua, hiện tượng hải sản chết hàng loạt gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình bầu cử”, tuần này, Nguyễn Thị Kim Ngân hỏi giới phản biện “các bạn đã làm được gì cho đất nước này?” (đương nhiên lúc hỏi, gương mặt lạnh lùng và đanh đá của bà Ngân gợi nhắc đến hình ảnh bà hắt ca thức ăn xuống ao cá nhà sàn Hồ Chủ tịch ngay trước mặt Tổng thống Obama!). Cả hai phát biểu của một người là Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), một người là Chủ tịch Quốc hội, đều cho chung một cảm giác: Tởm Lợm!
Vì sao? Vì một kẻ nhân danh công bộc của nhân dân, đứng về phía người lao động nghèo lại có một phát biểu vừa ngớ ngẩn vừa máu lạnh; Một kẻ là đại diện tối cao của nhân dân lại đi hỏi ngược lại nhân dân một câu mà đứa con nít nghe cũng phải hoảng hồn bởi tính dốt nát của nó.
Ở câu nói của Nguyễn Phú Trọng, đã có nhiều bài phân tích khá sâu và kĩ lưỡng, có lẽ không cần phân tích thêm. Với phát biểu của Nguyễn Thị Kim Ngân, một Chủ tịch quốc hội, người đại diện tối cao của nhân dân để nói lên tiếng nói của nhân dân cũng như lắng nghe tiếng nói của nhân dân.
Thì, nguyện vọng của nhân dân hiện nay là gì? Đó là phải bằng mọi giá bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, đừng để mất thêm lãnh thổ, lãnh hải và đóng cửa công ty Formosa Hà Tĩnh để tránh hậu họa cho dân tộc về lâu về dài. Tất cả, chẳng có nguyện vọng nào là không chính đáng nếu không muốn nói là nguyện vọng cấp thiết của dân tộc trong thời điểm hiện nay.
Cũng như các nhóm phản biện kêu gọi tự do, dân chủ cho Việt Nam, bảo vệ nhân quyền và kêu gọi chính phủ, nhà nước đáp ứng các yêu cầu về nhân quyền cho nhân dân Việt Nam và làm cho đất nước tiến bộ hơn, đáng sống hơn. Tất cả đều chính đáng và cấp thiết.
Nhưng, với giới lãnh đạo CSVN, họ cho rằng những ai kêu gọi, cổ xúy cho tự do, tiến bộ và nhân quyền hay toàn vẹn lãnh thổ đều là kẻ phản động. Những ai yêu nước, trong định nghĩa của đảng CSVN phải là kẻ câm điếc hoặc những kẻ xu nịnh đảng… Nhìn chung, những kẻ đó phải là có vấn đề về tâm thần trong mắt người tiến bộ. Chính vì kiểu định nghĩa trái ngược như vậy của đảng CSVN mà suốt nửa thế kỉ nay, Việt Nam đi từ tụt hậu đến lạc hậu và có nguy cơ đối mặt với sự mông muội.
Và cũng vì kiểu định nghĩa trái ngược, chẳng giống ai này đã dẫn đến những phát biểu kì cục, chẳng giống ai của Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân giữa thế kỉ 21 này. Bà Ngân hỏi giới phản biện “các bạn đã làm được gì cho đất nước này?” nghĩa là bà Ngân chưa thấy họ làm được gì cho đất nước này hoặc không thấy điều đó. Bởi chỉ có chưa hoặc không thấy thì người ta mới dám mở miệng hỏi một câu như vậy.
Trong khi đó, cương vị Chủ tịch Quốc hội không hề nhỏ chút nào, nó là một trong “tứ trụ triều đình” hiện nay, cũng đồng nghĩa với quyền lực nhất và xuất sắc nhất trong hệ thống. Đã đứng ở cương vị như bà Ngân mà không thấy được qui luật tính thuế cũng như loại hình thuế VAT tại Việt Nam, một kiểu thu thuế không chừa một ai, từ giàu cho đến nghèo và từ người sắp xuống mồ cho đến đứa trẻ sơ sinh (từ tiền mua một chiếc quan tài của người chết cho đến tiền mua tả lót, sữa, băng rốn của em bé sơ sinh, thậm chí sữa cho bà mẹ mang bầu đều có thuế).
Và, với tư cách một công dân, người ta sinh ra, lớn lên, làm việc, cống hiến sức lao động, chất xám để xây dựng đất nước và đóng một phần thuế để nuôi bộ máy nhà nước, nuôi quân đội, công an, xây dựng nền y tế, giáo dục… Tất cả những thứ đó đều do nhân dân mà có. Đáp lại, các hệ thống đó phải phục vụ nhân dân đúng vai trò và chức năng của nó, cũng như phải nghiên cứu, tìm hiểu nguyện vọng, trăn trở của nhân dân để kịp thời cải cách cho phù hợp thời đại.
Và, hiện tại, sau 50 năm, nhân dân đã nuôi hệ thống nhà nước CSVN từ chỗ nghèo đói, chia nhau từng lát sắn, hạt kê cho đến chỗ nhà lầu xe hơi, tiện nghi không thiếu thứ gì. Và nhờ vào nhân dân, nhờ vào hơn 90 triệu dân trên đất nước Việt Nam này, đảng CSVN đã mượn uy tín, đã thế chấp nhân dân, dân tộc Việt Nam để vay vốn nước ngoài, kêu gọi viện trợ nước ngoài và nợ công hiện nay đã lên ngót nghét 1500 Mỹ kim trên đầu người. Tất cả những gì CSVN có được như ngày hôm nay đều phải mang nhân dân ra thế chấp. Bà Ngân thử nghĩ, nếu không nhân danh Việt Nam, không nhân danh 90 triệu người trên đất nước này thì các đảng viên Cộng sản có đủ tư cách ra nước ngoài để vay lấy 100 Mỹ kim hay chưa chứ đừng nói vay tỉ này tỉ nọ?!
Và, bù cho sự ăn trên ngồi trốc, sống vương giả của gần năm triệu đảng viên CSVN, gồm cả Trọng, Ngân, Phúc, Quang, hay Dũng, Sang… Nhân dân phải còng lưng trả nợ ngay trong hiện tại chứ không phải đợi đến thế hệ sau hoặc đợi chính phủ trả nợ. Chính phủ hay quốc hội thì làm gì ra tiền mà trả nợ?
Nhân dân thay vì mua một lít xăng 5 ngàn đồng hoặc 7 ngàn đồng như các quốc gia khác thì phải mua lên 15 ngàn đồng, có lúc 20 ngàn đồng để khấu trừ thuế cho chính phủ, cho nhà nước trả nợ. Thay vì mua một chiếc xe hơi 100 triệu đồng thì phải mua 300 triệu, thay vì mua một liều thuốc hóa trị giảm cơn đau ung thư với giá 400 Mỹ kim thì phải mua lên mức 1600 Mỹ kim, thậm chí có lúc lên đến 2000 Mỹ kim, thay vì trả mỗi KW điện với giá 500 đồng thì phải trả lên tới 2000 đồng và chịu phí phạt lũy tiến nếu xài vượt ngưỡng. Trong khi đó, Lào và Thái Lan mua điện của Việt Nam về bán lại cho nhân dân của họ mà giá vẫn bằng 70% giá điện Việt Nam. Như vậy, ngoài khoản tiền trả cho số KW điện đã dùng, nhân dân còn gánh thêm khoản nợ công trong đó, bên Lào, đi cả 500km vẫn chưa gặp một trạm thu phí, tại Việt Nam, đi 30km đã gặp một trạm thu phí, giá mỗi vé mua đường thấp nhất 35000 đồng, có vé lên tới 500,000 đồng…
Và còn hàng triệu loại phí/thuế khác mà nhân dân phải đóng để nuôi hệ thống cầm quyền. Như vậy, đứng trên phương diện một công dân, thử hỏi có công dân của quốc gia nào, dân tộc nào đã đóng góp vào tiến trình xây dựng đất nước nhiều hơn công dân Việt Nam? Từ một người bán vé số cho đến ông bán cà rem, tất cả đều phải đóng thuế thông qua VAT. Và, một khi nhân dân cảm thấy đời sống của mình ngột ngạt, thiếu tự do, thiếu nhân quyền, an ninh quốc gia bị xâm hại, nguy cơ ngoại xâm hiện ra trước mắt, kẻ ngoại bang đã đến Việt Nam đầu độc thiên nhiên, đầu độc nguồn nước… Nhân dân phải lên tiếng báo động, đó là trách nhiệm của một công dân yêu đất nước, yêu dân tộc.
Bà Ngân, với tư cách là đại biểu tối cao của nhân dân, lẽ ra bà phải thay mặt nhân dân để nói lên tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân trước quốc hội, chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam chứ không phải là cố tình hỏi vặn nhân dân bằng một câu hỏi thiểu năng rằng “anh chị đã làm được gì cho đất nước này?”! Và  sau khi hỏi câu hỏi này, bà Ngân nên đi text chỉ số IQ thử có được bình thường hay không. Bởi một người không ngu xuẩn sẽ không bao giờ chọn câu hỏi như bà trước toàn thể quốc dân.
Trên đời này, loại người mở mồm nói bậy như bà Ngân quả là hiếm. Bởi chỉ có hai loại người có thể phát biểu như bà Ngân: Hoặc là đầu óc ngu muội vì mê bả đàn ông hoặc là phản động trá hình. Bà là loại người nào? Và có là loại nào thì cũng không đủ tư cách làm Chủ tịch quốc hội. Bà nên về quê nuôi lợn cho nó lành!

Hồ Tràm Strip: hiểm họa Trung Quốc trong một đại dự án mờ ám

Dự án Hồ Tràm Strip cùng các vị trí xung yếu khác ở Nam Bộ mà Trung Quốc đã hoặc đang tìm cách kiểm soát. Ảnh: Lê Anh Hùng
Dự án Hồ Tràm Strip cùng các vị trí xung yếu khác ở Nam Bộ mà Trung Quốc đã hoặc đang tìm cách kiểm soát. Ảnh: Lê Anh Hùng

Lê Anh HùngTheo VOA-25.07.2016 
Một siêu dự án mờ ám
Công ty Asian Coast Development Ltd. (ACDL) được thành lập ngày 18/7/2006 tại thành phố Toronto, bang Ontario, Canada và hiện đặt trụ sở tại Vancouver, bang British Columbia.
Ngay sau đấy, ACDL bắt tay vào chuẩn bị các thủ tục cho việc đầu tư xây dựng một dự án nghỉ dưỡng kiêm sòng bài ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Và thật kỳ lạ, một doanh nghiệp mới toanh với vài thành viên, vốn liếng chưa sẵn sàng,[i] chưa có bất kỳ hoạt động gì mà chỉ hơn một năm sau, ngày 12/3/2008, ACDL đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một siêu dự án với tổng mức đầu tư cam kết lên tới 4,2 tỷ USD tại Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam vào thời điểm đó. Tổng diện tích dành cho dự án lên tới hơn 162ha, kéo dài hơn 2,2km dọc theo bãi biển Hồ Tràm.
Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án gồm các khu A, B, C, D, E với năm khách sạn năm sao có tổng cộng 9.000 phòng, một trung tâm hội nghị quốc tế, một khách sạn căn hộ, một khu biệt thự cao cấp cho thuê, một sân golf và hai khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài tại khu A và khu B.
Ngày 7/7/2010, tạp chí BCBusiness của Canada cho biết: Theo Tổng GĐ ACDL Lloyd Nathan, ACDL không dính dáng gì với Stanley Ho, vua sòng bài Macao, mặc dù ông ta từ chối bình luận về việc liệu có ai đó trong gia đình Stanley Ho tham gia vào MGM Grand Hồ Tràm hay không. Tạp chí này viết tiếp: “Câu hỏi có lẽ là quan trọng nhất và hầu như bị lãng quên trong âm mưu phức tạp này là: tiền ở đâu ra? Nathan vẫn im lặng về số vốn mà ACDL đã huy động được, chỉ nói rằng giai đoạn thứ nhất – MGM Grand Hồ Tràm 550 phòng 400 triệu USD – đang diễn ra đúng kế hoạch để khai trương vào đầu năm 2013.
Tờ Asian Pacific Post tại Vancouver ngày 28/4/2010 đăng bài “An alliance of the rich, the powerful and the suspicious” (“Liên minh của kẻ giàu, kẻ mạnh và kẻ khả nghi”), trong đó có đoạn: “Một gia đình Á Châu [Stanley Ho] hùng mạnh dính líu đến mafia Trung Quốc, một cựu thủ tướng Canada và một công ty phát triển khu nghỉ dưỡng đến từ Vancouver [ACDL] thì có điểm gì chung? Câu trả lời nằm trên một bãi biển hoang sơ ở Biển Đông vốn một thời là nơi đồn trú của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống cộng sản rồi trở thành bãi tập kết cho các ‘thuyền nhân’ Việt Nam đào thoát khỏi Tổ quốc.”
Tờ The Wall Street Journal ngày 23/5/2008 đưa tin: “Hồ Tràm sẽ là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam từ trước tới nay – đó là khẳng định của Michael Aymong, Chủ tịch ACDL, nhà đầu tư chính của dự án, với 30% cổ phần. Đối tác chính trong dự án là quỹ đầu tư mạo hiểm Harbinger Capital LLC ở New York, với 25% cổ phần.”
Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây: 45% cổ phần còn lại trong ACDL là của ai nếu không phải là ai đó trong gia tộc Stanley Ho, nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tham gia của Philip Falcone, ông chủ của quỹ đầu tư mạo hiểm Harbinger Capital Partners? (Pansy Ho, con gái ông trùm Stanley Ho, có quốc tịch Canada nên có thể thành lập công ty ở đây.)
Tờ Vancouver Sun ngày 10.12.2012 cho biết: Michael Aymong là một doanh nhân Vancouver dính líu đến một loạt công ty đại chúng tai tiếng; ông ta từ chức Chủ tịch ACDL vào tháng 4/2010.
Kể từ khi thành lập đến nay, Hồ Tràm Strip là dự án duy nhất của ACDL; họ không hề có bất kỳ hoạt động kinh doanh gì ở Canada hay ở nơi nào khác.
Thiết tưởng không cần phải nhắc lại là chúng tôi cũng đã từng vạch mặt việc Trung Quốc lập công ty ma Silver Shores Ltd. ở California rồi lấy pháp nhân công ty ma ở Mỹ này đầu tư vào dự án khu nghỉ dưỡng và sòng bài rộng 30ha nằm bên bờ biển Đà Nẵng và ngay trước mặt sân bay quân sự Nước Mặn. Chưa hết, các ông chủ Trung Nam Hải còn cho nặn ra công ty ma Cattigara One ở Singapore rồi dùng pháp nhân công ty ma này để đầu tư vào 2 dự án đặc biệt nhạy cảm về an ninh quốc phòng khác là dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối trên đèo Hải Vân và dự án khu nghỉ dưỡng Lập An ở thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế.
Khu vực dự án Hồ Tràm Strip nhạy cảm như thế nào?
Hồ Tràm chỉ cách trung tâm Sài Gòn – trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của Miền Nam – theo đường bộ chừng 120km, nhưng khoảng cách theo đường chim bay thì còn ngắn hơn thế rất nhiều. Đây là địa điểm đổ bộ lý tưởng của đội quân Bắc Việt trong cuộc chiến tranh Việt Nam hơn 40 năm trước. Vì thế, xung quanh khu vực này quân Mỹ từng cho gài rất nhiều mìn, và theo cựu Chủ tịch ACDL Michael Aymong thì công việc đầu tiên của họ ở đây chính là rà phá mìn.
Người TQ sẽ còn xây dựng nhiều toà pháo đài như thế này dọc theo hơn 2,2km bờ biển án ngữ mặt phía Đông của Sài Gòn. Ảnh: Lê Anh Hùng
Người TQ sẽ còn xây dựng nhiều toà pháo đài như thế này dọc theo hơn 2,2km bờ biển án ngữ mặt phía Đông của Sài Gòn. Ảnh: Lê Anh Hùng
Với các căn cứ quân sự trá hình ven biển như dự án Hồ Tràm Strip, Trung Quốc có thể kiểm soát được hoạt động của quân đội Việt Nam cả trên biển lẫn trên đất liền. Các toà nhà với chiều cao hàng chục tầng của dự án Hồ Tràm Strip trở thành những đài quan sát khổng lồ, giúp đối phương theo dõi mọi di biến động quân sự của Việt Nam đến tận Trường Sa cũng như khu vực Sài Gòn. Họ có thể lắp đặt các thiết bị nhằm gây nhiễu loạn hoạt động thông tin liên lạc của hệ thống phòng thủ bờ biển và lực lượng phòng không - không quân.
Khi chiến sự nổ ra, các khu vực xung quanh và thậm chí cả Sài Gòn đứng trước nguy cơ phải phơi mình hứng chịu các đợt ném bom và tấn công bằng hoả tiễn từ lực lượng không quân và tên lửa Trung Quốc trên các căn cứ và chiến hạm ngoài khơi, đặc biệt là nhằm vào các cơ sở quân sự và cơ quan đầu não, trước khi bị tiếp quản bởi lực lượng đổ bộ từ Hồ Tràm ồ ạt đánh lên và lực lượng TQ nằm vùng, hoặc quân đội Campuchia, từ bên kia biên giới Việt – Campuchia đánh sang.
Nguy cơ này lại càng lớn bởi Trung Quốc đã và đang chiếm lĩnh được rất nhiều vị trí xung yếu dọc theo bờ biển VN để sẵn sàng cho phương án chia cắt VN thành nhiều phần khi hữu sự, trong bối cảnh Campuchia đã trở thành đồng minh công khai của Trung Quốc, còn Lào thì đang ngả dần về phía Bắc Kinh. Hiện người Tàu cùng các “dự án” của họ đã hiện diện nhan nhản ở cả Lào lẫn Campuchia, đặc biệt là dọc theo tuyến biên giới với Việt Nam.
Sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ
Giống như những dự án Trung Quốc trá hình khác, trong dự án Hồ Tràm Strip, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ sự ủng hộ đặc biệt khi xuất hiện trong ít nhất là hai diễn biến quan trọng.
Đầu tháng 3/2008, trước khi dự án được trao chứng nhận đầu tư, ông Dũng đã dành cho các nhà đầu tư ACDL một cuộc tiếp đón trọng thị.
Tháng 4/2012, đích thân Thủ tướng Dũng đã chỉ đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh giấy phép đầu tư để ACDL đưa sòng bài tại khu A1 đi vào hoạt động, mặc dù nhà đầu tư không thực hiện đúng như cam kết ban đầu, liên tục điều chỉnh nhiều lần và các công trình thì chưa hoàn thiện.
Thủ tướng Dũng mà rất nhiều người ca ngợi là “chống Trung Quốc” này cũng dành cho Formosa Hà Tĩnh một tình cảm đặc biệt: đồng ý với mọi quyết định của Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải liên quan đến việc cho ra đời một “tiểu quốc” của Đại Hán trên đất Việt Nam; bảo lưu thời hạn cho Formosa Hà Tĩnh thuê đất 70 năm, thay vì 50 năm theo luật định; xuất 300 tỷ VNĐ từ ngân sách quốc gia để xây nhà cho công nhân Trung Quốc; hay thậm chí đích thân đến dự lễ khánh thành của một tổ máy trong nhà máy nhiệt điệt Formosa, v.v.
Với dự án Silver Shores ở Đà Nẵng thì ông Nguyễn Tấn Dũng đích thân chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét để nhà đầu tư “made in Trung Nam Hải” này mở rộng thêm bàn chia bài. Dự án Bauxite Tây Nguyên cũng là một minh chứng thuyết phục nữa cho tinh thần “quyết liệt chống TQ” của ông ta.[ii]
Người Trung Quốc đã công khai xuất hiện hay chưa?
Harbinger Capital Partners của tỷ phú Mỹ Philip Falcone là một quỹ đầu tư mạo hiểm, với một nhúm người, chứ không phải là một công ty chuyên hoạt động trong ngành du lịch giải trí - nghỉ dưỡng. Ông ta có thể rút khỏi dự án Hồ Tràm Strip bất cứ lúc nào để chuyển giao cho gia tộc Stanley Ho, người từng hợp tác với nhà cầm quyền Bắc Kinh và là Ủy viên Thường trựcHội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc khoá IX.
“Treo cờ America & Canada, bán thịt China.” Ảnh: Lê Anh Hùng
“Treo cờ America & Canada, bán thịt China.” Ảnh: Lê Anh Hùng
Khi dự án đi vào hoạt động bình thường, tỷ suất lợi nhuận không còn tăng giảm đột biến nữa, Falcone sẽ bị thôi thúc để rút vốn và tìm đến những dự án mạo hiểm nhưng đầy hứa hẹn khác. Ông ta cũng có thể tiếp tục ở lại làm “bình phong” cho nhà Stanley Ho, như thoả thuận tiền đầu tư của họ, miễn sao có lợi là được. (Bản thân Falcone hiện đang bị Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái [SEC] Mỹ cấm tham gia hoạt động chứng khoán 5 năm, từ 2013 đến 2018, kèm theo khoản phạt 18 triệu USD vì những khuất tất trong việc điều hành Harbinger Capital Partners.)
Thậm chí, người Trung Quốc đã công khai xuất hiện ngay khi Harbinger Capital Partners vẫn còn hiện diện trong dự án Hồ Tràm Strip. Trong một thông cáo báo chí vào tháng 7/2014, ACDL đã loan báo việc NewCity Capital LLC trở thành đối tác tài chính mới của dự án. Ông chủ của hãng đầu tư cổ phiếu tư nhân NewCity Capital LLC là Chien Lee, một người Mỹ gốc Hoa có hàng loạt cơ sở kinh doanh ở Macao (Trung Quốc).
Trung Quốc mà không nham hiểm, quỷ quyệt thì họ không còn là chính họ. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên là cả một bộ máy an ninh khổng lồ ở Việt Nam lại không nhìn thấy những âm mưu thâm độc của Bắc Kinh trên khắp dải đất hình chữ S, mà chỉ nhăm nhăm thẳng tay đàn áp bà con dân oan, những nạn nhân bị đẩy vào đường cùng buộc phải vùng lên đòi quyền sống, cũng như giới đấu tranh dân chủ, những người sẵn sàng hy sinh tất cả vì tương lai đất nước.
_____________
Ghi chú:
[i] Ngày 6/10/2008, tức hơn 7 tháng sau khi được trao chứng nhận đầu tư,Reuters đưa tin là ACDL hy vọng sẽ thu được 1 tỷ USD khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở thị trường Hồng Kông trong 2 năm tới. Ngày 22/11/2008, Michael Aymong cho Bloomberg News biết là họ sắp đạt được khoản vay 780 triệu USD cho dự án. Hai kế hoạch này cuối cùng đều không diễn ra.
[ii] Từ năm 2008 đến nay, ông Nguyễn Tấn Dũng bị tố cáo là tay sai ngoan ngoãn dưới sự điều khiển của Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải cũng như Bắc Kinh. Dù 8 năm đã trôi qua nhưng vụ tố cáo đặc biệt nghiêm trọng đó vẫn chưa được nhà chức trách Việt Nam giải quyết đúng pháp luật. Ông Hoàng Trung Hải nay đã trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Bí thư Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Thủ đô.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tình hình Biển Đông ‘căng’ nhưng chưa ‘nổ’ – Ta nên làm gì?

Cảnh sát cố gắng ngăn cản người biểu tình chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình trước đại sứ quán Philippines ở Hà Nội, ngày 17/7/2016.
Cảnh sát cố gắng ngăn cản người biểu tình chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình trước đại sứ quán Philippines ở Hà Nội, ngày 17/7/2016.

Bùi TínTheo VOA-26.07.2016
Tình hình biển Đông vẫn tiếp tục căng thẳng sau khi có phán quyết của Tòa án Thường trực Liên Hiệp Quốc (PAC) ngày 12/7. Nhưng liệu có sẽ nổ ra chiến tranh hay không?
Có thể thấy trước hết là Trung Quốc tức giận điên cuồng, vì họ bị đòn đau chưa từng thấy. Họ rất chăm lo đến uy danh lại quen sĩ diện, cao ngạo là ta đây nước lớn đang vươn lê ngôi vị bá chủ thế giới. Cho nên họ chính thức phủ nhận quyền của PAC, coi là vô giá trị, không chấp hành, còn hung hăng đe dọa sẽ có phản ứng mạnh khi bị khiêu khích. Họ còn dậm dọa dựng lên ‘’vùng nhận dạng phòng không’’ (ADIZ) để độc chiếm bầu trời trên toàn khu vực, tổ chức diễn tập bắn đạn thật, gọi thêm quân nhập ngũ, tăng đội dân quân ven biển. Mặt khác Bắc Kinh trông đợi ở tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte tỏ ý muốn hòa giải với Trung Quốc để cùng nhau khai thác dầu, tranh thủ thái độ thực dụng của Lào và Campuchia bằng cách tăng viện trợ. Nhưng cả hai thủ đoạn này đều không hiệu quả do Chính phủ Philippines vẫn giữ nguyên giá trị của phán quyết PAC, không chút nhân nhượng trước thái độ quyết liệt chống bành trướng của nhân dân Philippines. Hơn nữa, Lào và Campuchia không có mấy ảnh hưởng trong khu vực khu vực và trên thế giới.
Điều quyết định tình hình là Liên minh Hoa Kỳ - Philippines - Nhật Bản - khu vực Indonesia, Singapore và có thể kể cả Việt Nam) đều hoan nghênh phán quyết của PAC, yêu cầu Trung Quốc phải chấp hành nghiêm chỉnh, phải tỏ ra là một nước lớn có trách nhiệm trên trường quốc tế.
Mặt khác khối liên minh chống bành trướng này, sau chiến thắng chính trị ngoại giao quan trọng PAC, đã tăng thêm thực lực trong khu vực, tăng lực lượng hải quân với các cụm hàng không mẫu hạm, khu trục hạm, tên lửa hiện đại nhất, xoay hẳn trục sang Châu Á - Thái Bình Dương , tăng thêm sự có mặt quân sự, diễn tập, trang bị kỹ thuật, phối hợp huấn luyện, thăm viếng các cảng quân sự trong khu vực, răn đe thiết thực có hiệu quả phe hiếu chiến ở Trung Nam Hải.
Do đó có thể nói lúc này tuy tình hình có vẻ căng thẳng hơn trước nhưng thế lực bành trướng Trung Quốc rất biết người, biết ta, chưa thể tự tin lao vào một cuộc xung đột chiến tranh cục bộ ở biển Đông. Trước hết là do so sánh thế và lực quân sự, về lực lượng hải quân, không quân, tên lửa, ngoại giao trong vùng và khu vực Trung Quốc luôn ở thế yếu hơn Liên minh quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo. Điều quan trọng hơn nữa là Trung Quốc đang vướng mắc những vấn đề nội bộ căng thẳng khó khăn nhất. Kinh tế khủng hoảng, tài chính sa sút, quỹ dự trữ ngoại hối giảm nhanh từng tháng, đồng tiền mất giá hằng ngày. Đã vậy Hồng Kông và Đài Loan đang trở nên hai vấn đề chính trị gây mất ổn định triền miên; phương châm ‘’Một nước - hai chế độ‘’ bị thử thách rất nghiêm trọng theo hướng ly khai nguy hiểm. Tập Cận Bình lại chưa kết thúc nổi cuộc ‘’đả hổ diệt ruồi’’, chưa có bụng dạ nào lo cho một cuộc thử sức quân sự phiêu lưu mà hậu quả sẽ khôn lường.
Do tất cả tình hình trên, cộng với tình hình cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ sẽ diễn ra trong vài ba tháng nữa ra nên mọi người, mọi nước còn chờ đợi xem có sự đổi thay gì to lớn hay không. Trong Tòa Bạch Ốc, nếu tổng thống mới vẫn là một người thuộc Đảng Dân chủ thì có lẽ sẽ không có thay đổi gì nhiều, nhưng nếu là một tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa thì chắc chắn sẽ có thay đổi đáng kể, có thể có những đảo lộn mạnh mẽ, với một dàn chính khách mới của Đảng Cộng hòa, một dàn chính phủ mới, cố vấn chính trị, kinh tế, tài chính, an ninh, quân sự, tướng lĩnh, nhà ngoại giao mới theo đường lối chính sách mới. Cho nên trong vài tháng tới, thế giới sẽ nghe ngóng, tìm hiểu, điều chỉnh, thích nghi, chưa thể có chủ trương gì mạnh mẽ liên quan đến chiến tranh hay hòa bình ở biển Đông.
Lẽ ra trong hoàn cảnh như thế, Bộ Chính trị và Quốc hội VN nên tận dụng thời cơ thảo luận kỹ tình hình đất nước để có những quyết định thích hợp.
Trước hết, phải mổ xẻ, phân tích thấu đáo thảm họa môi trường Formosa, phải truy tố các chính phạm và tòng phạm trong vụ này. Nên chăng sớm đóng cửa luôn toàn bộ dự án này’? Nên chăng phải xem xét kỹ lại những dự án khác về gang thép, thủy điện, nhiệt điện, xi măng, hóa chất, bô xít, hải cảng, trồng rừng đã giao cho các công ty Trung Quốc từ trước đến nay? Nên chăng phải kiểm tra kỹ lực lượng công nhân Trung Quốc ồ ạt vào VN không giấy tờ, kiểm tra kỹ thương lái, nhà buôn đưa hàng giả, hàng độc hại vào VN?
Có vẻ như Bộ Chính trị đã bỏ ngoài tai yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân là phải nhân cơ hội PAC ra phán quyết bác bỏ những đòi hỏi về chủ quyền phi lý của Bắc Kinh, Việt Nam cũng phải phát đơn kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế như Philippines đã làm.
Dất nước đang thật sự bị lâm nguy, đang bị bức tử từ mọi phía trong khi lãnh đạo không ngang tầm, ý chí đấu tranh và sự sáng suốt kém thua một công dân bình thường. Khủng hoảng đến từ mọi phía, mọi lĩnh vực, nhưng khủng hoảng lãnh đạo là nghiêm trọng và là khâu bế tắc nhất.
Có thể đoán trước những điều Quốc hội quyết định sẽ lại theo những vết chân cũ, lủng củng chữ nghĩa, giáo điều nhàm chán, không mảy may đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, của cử tri trong toàn xã hội.
Điều quan trọng cơ bản nhất là phải thay đổi tận gốc mô hình cầm quyền, xây dựng thể chế dân chủ đa nguyên. Nếu không làm như thế thì chỉ còn cách chịu để cho đất nước bị bức tử dần bởi thế lực bành trướng ngoại bang.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Khi tất cả đều “đúng quy trình”

Kami
Theo RFA- 2016-07-27  
1_zfhs-630.jpg
Ông Trần Mã Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM đã khẳng định Cục Hải quan TPHCM đã làm đúng quy trình, không có sai phạm khi để lọt 229kg heroin từ sân bay Tân Sơn Nhất đi tới sân bay Đài Loan.  Courtesy of kenhtretho.v
Gần đây, khi lý giải về những vụ việc nghiêm trọng gây thiệt hại về tài sản của nhà nước, hay của công dân thậm chí là cả tính mạng của không ít người thì các cán bộ có trách nhiệm đều lên tiếng khẳng định rằng họ đã thực hiện đúng quy trình.

Đúng quy trình?

Hẳn chúng ta ai cũng còn nhớ vụ việc vào năm 2013, khi lực lượng chức năng của Đài Loan đã phát hiện, thu giữ 600 bánh heroin có trọng lượng tới 229 kg, trị giá khoảng 300 triệu USD, được cất giấu trong 12 loa thùng trên chuyến bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đi tới sân bay Đào Viên (Đài Loan). Vụ việc một lượng ma túy hơn 200 kg dễ dàng vượt qua tất cả các hệ thống kiểm tra tối tân bằng người, bằng máy móc tinh vi và cả chó nghiệp vụ của cơ quan An ninh và Hải quan Việt Nam là một vụ việc cực kỳ nghiêm trọng. Vậy mà ông Trần Mã Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM đã khẳng định "xanh rờn" rằng Cục Hải quan TPHCM đã làm đúng quy trình, không có sai phạm.
Hay như vụ việc nữ sinh Lê Thị Hà Vi ở Đắk Lắk bị cưa chân oan, nguyên do Bệnh viện Đa khoa Cư Kuin "có sai sót trong quá trình điều trị do trình độ chuyên môn hạn chế, khi có diễn biến xấu xảy ra đã không được xử trí kịp thời" theonhư kết luận của Sở Y tế Đắk Lắk. Tuy vậy, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh này vẫn một mực nhận định rằng bệnh viện đó không vi phạm quy trình khám chữa bệnh (!?) Tương tự như thế, trong ngành y tế đã có rất nhiều những trẻ nhỏ vô tội đã chết sau khi tiêm phòng vắc xin và những người có trách nhiệm trong ngành y tế vẫn khẳng định là họ thực hiện đúng quy trình.
Nghiêm trọng hơn, ở khu vực miền Trung trong những năm trước đây, vì lợi ích cục bộ của một vài nhà máy thủy điện người ta đã bỏ qua chức năng căn bản của những hồ chứa nước, đó là khả năng điều tiết lũ. Để tăng công suất phát điện cho những nhà máy, chủ doanh nghiệp đã xả lũ hết sức tùy tiện, điều đó gây ra hậu quả hết sức thảm khốc. Riêng năm 2014, theo thống kê đã có 41 người chết, 5 người mất tích và 74 người bị thương do mưa lũ. Mưa lũ cũng làm đổ, sập, trôi 410 ngôi nhà; tốc mái, hư hỏng 1.271 ngôi nhà và ngập 425.573 ngôi nhà. Vậy mà điều trần trước Quốc hội lãnh đạo Bộ Công thương vẫn khẳng định rằng, thủy điện miền Trung đã xả lũ đúng quy trình.
Trong vấn nạn chạy chức, chạy quyền hiện nay cũng vậy. Những người đứng đầu các cơ quan nhà nước thường nói “đúng quy trình” nhằm để biện minh cho việc việc bổ nhiệm người thân hay tay chân của mình và cũng là cách để họ phủ nhận người tài vào các vị trí lãnh đạo.
ZVN_3_1.jpg
Nữ sinh Lê Thị Hà Vi ở Đắk Lắk bị cưa chân oan. Courtesy of tiepthithegioi.vn
Như chuyện ông Trịnh Xuân Thanh một doanh nhân ở Đông Âu trở về, đã được cất nhắc làm lãnh đạo của Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), là một người phải chịu trách nhiệm chính trong việc thua lỗ 3,2 ngàn tỉ đồng của công ty này. Theo đánh giá của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (TW) thì ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm trong việc đã để PVC “thua lỗ triền miên, thiệt hại kinh tế cực kỳ nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niền tin của nhân dân với Đảng và nhà nước”. Vậy mà không biết nhờ phép màu nào mà ông Trịnh Xuân Thanh lại được "ưu ái" điều động về giữ các chức vụ khác ở Bộ Công Thương. Rồi sau đó lại được lãnh đạo tỉnh ủy Hậu Giang xin đích danh về giữ chức Phó Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh. Chưa hết, trong cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14 vừa qua, ông Trịnh Xuân Thanh còn trúng cử ĐBQH với tỷ lệ phiếu bầu cao nhất của tỉnh Hậu Giang. Vậy mà khi vụ việc vỡ lở, một số các bộ của Ban Tổ chức TW, Bộ Công thương và tỉnh uy Hậu Giang vẫn khăng khăng rằng quá trình bổ nhiệm ông Thanh làm đúng quy trình.
Mới nhất là thảm họa môi trường ở khu vực 4 tỉnh bắc Trung bộ, do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra trên diện rộng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như cuộc sống của hàng triệu người dân sống ở khu vực này và thiệt hại kinh tế có thể đến 1.000 tỷ USD. Khi vụ việc vỡ lở thì người ta mới té ngửa về việc làm ăn tắc trách của các lãnh đạo nhà nước ở các cấp, đặc biệt là vai trò của ông Võ Kim Cự - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, người chịu trách nhiệm chính. Điển hình là báo cáo đánh giá tác động của Dự án Formosa hầu như không được đề cập tới. Vậy mà, dưới nhan đề "Ông Võ Kim Cự nói về Formosa: Băn khoăn, nhưng đúng quy trình!", trong cuộc trao đổi với Báo Giao thông tối 25/7/2016, ĐBQH Võ Kim Cự - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã khẳng định như vậy, khi dư luận đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của ông và lãnh đạo Hà Tĩnh trong vụ việc liên quan đến Formosa. Ông Võ Kim Cự còn khẳng định rằng cho đến lúc này "Không Bộ nào không đồng ý chọn Formosa", chưa hết, ông Cự còn được người ta phê chuẩn làm Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội mà bất chấp sự bức xúc của người dân.

Đúng quy trình - Sự vô trách nhiệm của nhà nước ở Việt Nam

Việc hàng loạt vụ việc nhạy cảm gần đây thường được người những có trách nhiệm giải thích là “đúng quy trình” đã cho thấy, những phát ngôn như vậy của các quan chức lãnh đạo là chuyện hết sức phổ biến, nó đồng nghĩa với việc “chúng tôi (Nhà nước) không chịu trách nhiệm”. Đây không chỉ là sự vô trách nhiệm của bộ máy nhà nước ở Việt Nam mà còn là sự coi thường nhân dân, mà còn là biểu hiện xa dân. Trong lịch sử loài người, quan hệ giữa kẻ cai trị và người bị trị cũng khó có thể tìm thấy trường hợp tương tự như ở Việt Nam hiện nay.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa, quy trình là một danh từ để chỉ trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó. Như vậy cụm từ “đúng quy trình” cho thấy cái quy trình quản trị nhà nước ở Việt Nam không phải để phục vụ người dân như quy định của Hiến pháp. Mà cái quy trình này luôn được những người trách nhiệm trong bộ máy nhà nước tận dụng nhằm để chối tội và trốn tránh trách nhiệm trước người dân. Như ông Nguyễn Sỹ Cương Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã bức xúc khi cho rằng:
"Thật lạ lùng là cái gì cũng đúng quy trình! Tiêm chết người rồi vẫn khẳng định là... đúng quy trình, bỏ tù oan đến cả 10 năm vẫn... đúng quy trình, bỏ lọt 230 kg ma túy qua cửa khẩu vẫn... đúng quy trình. Tôi cho rằng đấy chỉ là sự biện hộ và rũ bỏ trách nhiệm một cách vô cảm.".
Đó là nguyên nhân vì sao trong buổi thảo luận cho ý kiến về chương trình giám sát năm 2017 của Quốc hội vào sáng ngày 25/7/2016, khi đánh giá về thực trạng của bộ máy nhà nước ở Việt Nam, ĐBQH Bùi Việt Phương tỉnh Ninh Bình đã thốt lên: "Bán không từ thứ gì, ăn không từ thứ gì" khi nói về bộ máy công chức hiện nay.
Điều đó đã cho thấy, ở Việt Nam hiện nay cái quy trình mà ban lãnh đạo của Đảng CSVN đang sử dụng để quản trị và điều hành đất nước chỉ là thứ quy trình để hại người dân mà thôi!
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm RFA.

Phong trào người Việt đoàn kết bảo vệ môi trường Việt Nam

Hòa Ái, phóng viên RFA 2016-07-27  
h1410.jpg
Mạng Lưới Blogger Việt Nam kêu gọi mội người đoàn kết đứng lên bảo vệ môi trường, đòi hỏi Formosa rời khỏi Việt Nam và truy tố những thành phần có trách nhiệm.  Courtesy of danlambaovn.blogspot.com
Tổ chức dân sự độc lập Mạng lưới Blogger Việt Nam hồi trung tuần tháng 7 công bố lời kêu gọi người Việt trong và ngoài nước khởi động phong trào đoàn kết bảo vệ môi trường với bước khởi đầu bằng cuộc biểu tình khắp thế giới vào ngày Chủ nhật, 31 tháng 7 tới đây. Anh Dương Lâm, thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam chia sẻ thông tin liên quan đến lời kêu gọi này.
Hòa Ái: Xin chào anh Dương Lâm.
Anh Dương Lâm: Xin chào chị Hòa Ái cũng như khán thính giả của đài RFA.

Nguyên nhân biểu tình ngày 31 tháng 7

Hòa Ái: Được biết qua lời kêu gọi của Mạng lưới Blogger Việt Nam, bước khởi đầu sẽ là một cuộc biểu tình của người Việt trong và ngoài nước diễn ra khắp năm châu vào ngày Chủ Nhật tuần này. Trước hết, anh Dương Lâm có thể cho biết thêm chi tiết về cuộc biểu tình vào ngày Chủ Nhật, 31 tháng 7?
Một tập đoàn thuộc về quốc tế thì đòi hỏi việc xuống đường không chỉ của cộng đồng người Việt ở trong nước mà của cả người Việt ở nước ngoài.
- Anh Dương Lâm
Anh Dương Lâm: Cuộc biểu tình vào ngày Chủ Nhật, 31 tháng 7 là bước khởi đầu của Mạng lưới Blogger Việt Nam đề nghị chúng ta tranh đấu cho vấn đề Formosa phải rời khỏi Việt Nam. Muốn được như vậy thì chúng ta phải đồng loạt có nhiều cuộc biểu tình tại nhiều thành phố trong nước từ ngoài Bắc vào Nam và từ trong nước ra nước ngoài như chúng ta từng có phong trào “We are one” giống như vậy. Vì Formosa Hà Tĩnh thuộc tập đoàn Formosa có hoạt động khắp nơi trên thế giới mà trong thời gian gần đây có những nhân viên của báo trong nước đã sang tận nơi, cụ thể là Đài Loan, để tìm hiểu nhà máy Formosa đã gây ra ung thư ở đó rất nghiêm trọng.
Do đó, một tập đoàn thuộc về quốc tế thì đòi hỏi việc xuống đường không chỉ của cộng đồng người Việt ở trong nước mà của cả người Việt ở nước ngoài để chúng ta tạo ra được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế nhìn vào hành vi tàn phá môi trường của tập đoàn này. Có như vậy thì chúng ta mới tạo được áp lực lên tập đoàn Formosa rút khỏi Việt Nam cũng như việc tranh đấu của chúng ta tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam phải đóng cửa ngay nhà máy mà họ đã tạo ra thảm họa môi trường, đang gây ra thảm họa di hại hậu quả rất nặng nề và lâu dài đối với môi trường và cuộc sống của người dân Việt Nam.
Hòa Ái: Hòa Ái cũng có ghi nhận kể từ khi xảy ra thảm họa môi trường biển xảy ra hồi đầu tháng 4, sau đó người Việt trong và ngoài nước liên tục biểu tình, đặc biệt người dân trong nước bị đánh đập và bắt bớ vì xuống đường tuần hành ôn hòa. Qua lời kêu gọi cho cuộc biểu tình lần này, anh dự đoán sự hưởng ứng sẽ như thế nào?
Anh Dương Lâm: Điều đầu tiên chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng việc chính quyền Việt Nam sử dụng bạo lực đối với những người ôn hòa thể hiện quan điểm của mình trong vấn đề môi trường là thái độ lựa chọn của chính phủ, của chính quyền, của nhà cầm quyền đối với vấn đề này.
Còn vấn đề thứ hai trong câu hỏi thì một lần nữa là quan điểm của Mạng lưới Blogger Việt Nam, chúng tôi kêu gọi biểu tình khắp nơi trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam.
072716-400.jpg
Biểu tình trước tòa đại sứ VN ở Mỹ kêu gọi bảo vệ môi trường sống tại Việt Nam. RFA
Phản ứng của người dân Việt Nam ở trong nước hay nước ngoài như thế nào thì tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người về vấn đề thảm họa này, về tương lai của từng cá nhân cũng như gia đình bạn bè cộng đồng xung quanh họ. Những hậu quả, di hại của thảm họa Formosa đã tạo ra như chúng ta đã biết là cực kỳ lớn và rất lâu dài. Nó không chỉ liên quan vấn đề môi trường và kinh tế nữa mà còn ảnh hưởng đến vấn đề chủ quyền; khi ngư dân chúng ta không thể đánh bắt cá trên biển thì sẽ tạo điều kiện cho tàu bè Trung Quốc tràn xuống Biển Đông và khẳng định chủ quyền thuộc về Hoa Lục vì Biển Đông thuộc về chúng ta bị bỏ trống.
Qua lời kêu gọi này, chúng tôi hy vọng rằng tất cả cá nhân, đoàn thể hay các hội nhóm chính trị, các tổ chức xã hội dân sự, những người hoạt động trong tất cả các lãnh vực dân quyền - nhân quyền - dân chủ trong nước cũng như nước ngoài sẽ bỏ qua những khác biệt, bỏ qua những điều chúng ta chưa thể hiểu nhau mà sẽ cùng nắm tay nhau đoàn kết, đồng lòng và cùng đồng hành với nhau để tranh đấu cho mục tiêu chung. Một mục tiêu mà chúng ta biết rằng nó ảnh hưởng đến cuộc sống và sự sinh tồn của người dân và dân tộc.

Ý tưởng hoạt động

Hòa Ái: Với lời kêu gọi đồng lòng và đồng hành vì mục tiêu như anh vừa chia sẻ, Mạng lưới Blogger Việt Nam có những ý tưởng hoạt động nào khác bên cạnh biểu tình?
Anh Dương Lâm: Điều đầu tiên thì chúng tôi đặt nặng vấn đề chúng ta cùng đồng lòng với nhau. Chúng tôi đặt nặng tinh thần rằng chúng ta đoàn kết, nắm chặt tay nhau vì mục tiêu chung nhưng chúng ta tự phát, phân tán và đa dạng trong cách làm. Chúng tôi tin rằng mỗi cá nhân, hội nhóm sẽ có những sáng tạo riêng cho mình phù hợp với hoạt động và phương thức của mình để chúng ta xuống đường cũng như chúng ta tranh đấu cho mục tiêu chung của chúng ta.
Chúng ta phải tranh đấu với tập đoàn Formosa trên bình diện quốc tế; phải đưa những cá nhân chịu trách nhiệm ra trước chính phủ.
- Anh Dương Lâm
Bên cạnh đó, Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng đưa ra những đề nghị mà trong lời kêu gọi quý vị có thể truy cập ở trang (Facebook) hoặc trang fangage của Mạng lưới Blogger Việt Nam; chúng tôi có nêu ra 10 đề nghị. Hy vọng quý vị có thể tham khảo các đề nghị đó để thực hiện trong việc xuống đường. Tất nhiên chúng tôi vẫn đề cao sự sáng tạo của mỗi cá nhân và các hội nhóm.
Hòa Ái: Qua thông tin trên mạng xã hội thì Mạng lưới Blogger Việt Nam kêu gọi phong trào này sẽ còn tiếp tục kéo dài trên tinh thần đoàn kết, cùng tham gia và phải kiên trì. Vậy, tinh thần này sẽ được cụ thể ra sao, thưa anh?
Anh Dương Lâm: Tinh thần đầu tiên và trên hết là chúng ta phải ngồi lại với nhau. Chúng ta ngồi lại với nhau thì mới mở đường cho sự đoàn kết để tiến về phía trước. Chúng ta phải tranh đấu với tập đoàn Formosa trên bình diện quốc tế; phải đưa những cá nhân chịu trách nhiệm ra trước chính phủ; phải làm rất nhiều việc liên quan. Tinh thần quan trọng nhất trong lời kêu gọi, tôi nghĩ đó là đưa những bàn tay của những con người tranh đấu với nhau để cùng nắm chặt tay nhau lại, ngồi lại với nhau để mở đường cho tranh đấu. Mặc dù có những khác biệt của các tổ chức xã hội dân sự, có những khác biệt nhỏ trong tính cách của con người tranh đấu nhưng vì mục tiêu chung và vì sự trường tồn và cuộc sống của người dân Việt Nam hôm nay và mai sau, tôi và Mạng lưới Blogger Việt Nam kỳ vọng rằng chúng ta cùng nắm chặt tay nhau vì mục tiêu chung.
Hòa Ái: Cảm ơn thời gian chia sẻ của anh Dương Lâm, đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam với Đài Á Châu Tự Do.

Hé lộ khả năng chế tài Formosa?

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-07-27  
image0727.jpg
Formosa và khoản tiền 500 triệu USD tiền bồi thường sau thảm họa cá chết. File photo
Chính phủ Việt Nam trong báo cáo gởi Quốc hội chỉ nói tới thiệt hại trong vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, mà không đề cập tới trách nhiệm của bất kỳ cơ quan hay cá nhân nào ở Trung ương cũng như địa phương. Sự kiện này hé lộ một khả năng mới về việc chế tài Formosa Vũng Áng theo một hình thức nào đó, ngoài tiền đền bù 500 triệu USD.
Formosa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Thông tin Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề xem xét cẩn trọng sự tồn tại của Formosa Hà Tĩnh, cũng như ý kiến thành lập Ủy ban Lâm thời của Quốc hội điều tra công ty này, dẫn tới dự đoán Formosa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng, nhà phân tích thời sự độc lập từ Saigon cho biết, có nhiều thông tin là nhà nước tính tới chuyện phải có hành động nào đó để chế tài một số nhân vật của Formosa, thậm chí nghĩ tới phương án đóng cửa Formosa. Tuy vậy, TS Phạm Chí Dũng nhận định:
Nếu xét về trách nhiệm của ông Võ Kim Cự trong vụ Formosa thì tôi thấy rằng không nên đưa một người như thế vào Ủy ban kinh tế của Quốc hội.
- Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
“Tôi không tin tưởng lắm, cũng như không nghĩ rằng việc tổ chức điều tra Formosa của nhà nước Việt Nam lại có thể dẫn tới kết quả hoàn toàn. Tại vì một trong những nhân vật tai tiếng nhất hiện nay là ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Hà Tĩnh, ông Cự hiện nay đang chịu một số dư luận cho là ‘cõng rắn cắn gà nhà’. Ông Võ Kim Cự lại là người có mối quan hệ sâu rộng với một số lãnh đạo cấp cao trên nhà nước. Thành thử nếu không giải quyết chuyện Võ Kim Cự thì không thể nói chuyện điều tra Formosa, điều tra Formosa sẽ dẫn tới trách nhiệm của những người liên quan như ông Võ Kim Cự.”
Ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư, Chủ tịch Hà Tĩnh biện minh với báo chí nhà nước là bản thân ông không có gì sai trái, đồng thời choàng trách nhiệm cho Trung ương về việc cấp phép 70 năm cho Formosa Vũng Áng. Sự kiện này cho thấy khó có khả năng truy cứu trách nhiệm ông Võ Kim Cự. Nhân vật này, sau khi thành công đưa Formosa vào Vũng Áng Hà Tĩnh, đã chuyển sang làm Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, tiếp tục đắc cử Quốc hội, thậm chí được chọn làm thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Khóa 14 hiện nay.
Một trong các phản ứng được Đài RFA ghi nhận về trường hợp ông Võ Kim Cự là từ Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.”
“Nếu xét về trách nhiệm của ông Võ Kim Cự trong vụ Formosa thì tôi thấy rằng không nên đưa một người như thế vào Ủy ban kinh tế của Quốc hội.”
Trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu chuyện ông Võ Kim Cự sử dụng các kênh thông tin báo chí chính thức của Nhà nước, trả lời khá bài bản về việc Hà Tĩnh dưới thời ông làm Bí thư, Chủ tịch Tỉnh đã làm đúng quy trình, thủ tục trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư 70 năm cho Formosa, làm cho dư luận cảm thấy ông có chỗ dựa vững vàng.
hat0-400
TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 22/4 tới thăm công trình cảng Sơn Dương thuộc Dự án Formosa thuộc khu công nghiệp Vũng Áng ở Hà Tĩnh.
Ông Võ Kim Cự còn nhắc lại khi Thanh tra Chính phủ nêu vấn đề Hà Tĩnh cấp phép 70 năm, thì sau đó Bộ kế hoạch Đầu tư đã đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn 70 năm và ý kiến nay đã được cấp có thẩm quyền đồng ý. Cấp có thẩm quyền mà ông Cự đề cập ở mốc thời gian đó, chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và các Bộ trưởng đã tham mưu cho Thủ tướng.
Tuy vậy báo Dân Trí, bản tin trên mạng ngày 26/7/2016, trích lời ông Lê Hồng Lĩnh, người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ đã phản bác quan điểm của ông Võ Kim Cự. Theo đó, tại thời điểm thanh tra tháng 7/2014, việc Hà Tĩnh cấp giấy phép chứng nhận đầu tư cho Formosa 70 năm là sai quy định tại Điều 52 Luật đầu tư 2005 và các quy định của pháp luật có liên quan. Được biết sau đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hợp thức hóa việc cấp phép 70 năm cho Formosa.
Trước trận bão dư luận đòi xử lý trách nhiệm ông Võ Kim Cự và sự liên quan của các cấp thẩm quyền cao hơn. Trả lời Cát Linh Đài RFA, TS Nguyễn Quang A, nhà hoạt động dân quyền, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS từ Hà Nội nhận định:
“Toàn bộ việc cho Formosa vào, quá trình hoạt động ấy hoàn toàn là trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng. Ông ấy thực sự phải là một người chịu trách nhiệm cao nhất về thảm họa môi trường này, bất luận kể cả việc ông Cự ký sai lẫn ông Nguyễn Tấn Dũng hay ông Hoàng Trung Hải vi phạm pháp luật khi đã làm ngược với pháp luật. Tất cả các quan chức này đều là cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm pháp luật như thế, thì người chịu trách nhiệm chính là ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng… Nếu ông ấy tỉnh ra, lệnh là phải xử thì cũng giống hệt như ông ấy chỉ thị xử ông Thanh ở Hậu Giang, ông Cự cũng thế, nếu ông ấy quyết thì sẽ xử… khả năng này là ít.”
Khả năng truy tố Formosa
TS Nguyễn Quang A e ngại việc xử lý trách nhiệm ông Võ Kim Cự và những cấp trên dính tới dự án Formosa có thể bị chìm xuồng. Nhà phản biện còn cho là, khó biết tình hình sẽ diễn biến ra sao, nếu người dân đòi truất quyền đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự và những người có trách nhiệm liên quan.
Toàn bộ việc cho Formosa vào, quá trình hoạt động ấy hoàn toàn là trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng.
- TS Nguyễn Quang A
Ngày 30/6/2016 vừa qua, khi họp báo công bố Formosa là thủ phạm thảm họa môi trường, phía Việt Nam cho biết đã phát hiện Formosa có 53 hành vi vi phạm liên quan đến thiết kế, vận hành, xây dựng thi công…quan trọng nhất là Formosa đã tự ý thay đổi công nghệ rẻ tiền hơn nhưng phát sinh nhiều chất thải hơn… Với những vi phạm như thế là quá đủ để khởi tố vụ án, chưa cần xét tới việc xả thải chưa qua xử lý ra biển gây ra thảm họa cá chết hàng loạt. Lúc đó khi trả lời câu hỏi của báo chí nước ngoài, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vẫn để ngỏ khả năng truy tố Formosa.
Giới phân tích cho rằng, trước dư luận sôi sục về hậu quả thảm họa môi trường và việc tiếp tục cho rằng quá trình cấp phép cho Formosa Hà Tĩnh không sai trái. Khẳng định vi phạm pháp luật xuất phát từ nhà máy thép Formosa, thì chính phủ Việt Nam sẽ phải khởi tố một vài người có trách nhiệm của nhà máy này.