Thursday, November 9, 2017

Damrey, Phan Anh và lụt miền Trung


Bão Damrey càn quét Phú Yên, Khánh Hòa, gây thiệt hại, tang thương không kể xiết;  MC Phan Anh làm giám khảo cuộc thi hoa hậu và đưa ra lời phát biểu, đại khái “có ngừng cuộc thi hoa hậu thì thay đổi được gì? Nhà này có đám ma, nhà kia có đám cưới thì bớt vui đi một chút chứ dừng mới hài lòng hả bạn?...”; Sau bão, miền Trung lụt từ Huế đến Quảng Ngãi, số người chết, đến nay chưa thống kê đầy đủ (bởi một số nơi vẫn còn bị chia cắt do ngập nặng) đã lên 38 người. Cả ba trường hợp này tưởng như không có gì liên quan nhau, nhưng thực tế, nó cho thấy một hiện tượng: Vô Cảm Tập Thể.
Vì sao tôi gọi ba trường hợp này là Vô Cảm Tập Thể, vì bão Damrey có liên quan gì đến vô cảm, Phan Anh có liên quan gì đến vô cảm tập thể và người chết do lũ lụt thì liên quan gì đến vô cảm tập thể?
Có đó, vấn đề thiên tai thì đương nhiên khó mà lường được hết hậu quả của nó và chuyện chết chóc, tang thương là khó tránh khỏi, bão Damrey cũng vậy. Nhưng thái độ cũng như cách hành xử giữa người với người sau thiên tai mới là vấn đề đáng nói. Ở đây, tôi muốn nói đến tính vô cảm tập thể của không chỉ riêng một nhóm người gồm ban tổ chức và ban giám khảo cuộc thi hoa hậu Hoàn Vũ 2017 ở Nha Trang, Khánh Hòa.
Mà tính vô cảm nằm trong cơ quan chủ quản, cả một tập thể các hội, đoàn từ Hội Nông Dân đến Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, rồi Chủ tịch, Bí Thư, Phó Chủ tịch, Giám đốc trung tâm văn hóa và thể thao Khánh Hòa… Thậm chí ông Thủ tướng Việt Nam, ông Tổng Bí thư, ông Chủ tịch nước, ông Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa thông tin và thể thao Việt Nam, bà Kim Ngân Chủ tịch Quốc Hội cùng hàng loạt các quan chức có thẩm quyền đều vô cảm.
Bởi: Lẽ nào các ông, các bà không nhìn thấy thiên tai? Lẽ nào các vị không có thông tin gì về cuộc thi hoa hậu? Tại sao nhìn thấy đồng bào bị thiên tai, bị chết chóc, tang thương, đi đâu, nhìn đâu cũng thấy thảm họa và đau buồn mà vẫn có một cuộc thi ba vòng ưỡn ẹo, đèn màu sặc sỡ ngay cái nơi tiếng khóc chưa kịp nguôi, nỗi đau còn uất nghẹn… Quí vị chẳng hề lên tiếng yêu cầu dừng cuộc thi hoặc giả dời cuộc thi sang thời điểm khác?
Tại sao các chân dài, những người ngoài việc thi nhan sắc còn thi về tài năng và độ thông minh lại có thể im lặng đồng lõa với cuộc thi này? Và đặc biệt, MC Phan Anh (người đã cầm số tiền khủng trên hai mươi tỉ đồng của những nhà hảo tâm để đi cứu trợ…) đã có phát biểu hết sức vô cảm và thiếu tình người như vậy là do đâu?
Tất cả, chung qui cũng vì xã hội Việt Nam, suy cho cùng, một bộ phận không nhỏ những kẻ có quyền, có thế lực hoặc có tiếng vang đã sống và tồn tại bằng chính bản chất vô cảm của họ thông qua những pha diễn sâu, lấy nước mắt của đồng loại để được việc bản thân. Thử nghĩ, với cơ chế hiện tại, việc xây dựng một thủy điện hay xây dựng trạm BOT dựa vào yếu tối nào?
Xin thưa là xây dựng thủy điện và xây dựng trạm BOT hoàn toàn không dựa vào khả năng, tài lực của bản thân mà dựa vào mối quan hệ với giới quan chức, dựa vào cái dù bên trên. Muốn xây dựng một thủy điện, tại Việt Nam, không cần bỏ ra đồng vốn nào vẫn có thủy điện. Việc đầu tiên là cần một mối quan hệ quyền lực thật tốt, sau đó mua một giấy phép kinh doanh, thành lập công ty với vốn điều lệ và vốn pháp định (cũng ảo nốt). Và vẽ ra dự án thủy điện. Dự án đã được duyệt là xem như có thủy điện mà không cần tốn đồng nào.
Bởi mục tiêu đầu tiên của “nhà đầu tư thủy điện” là khai thác rừng lòng hồ. Với trữ lượng gỗ khai thác được cũng đủ để ôm một khối tiền để xây nền móng, khởi công, sau đó kéo dài quá trình xây dựng, kêu rêu thiếu vốn, xin đi vay, bán cổ phần non để huy động vốn. Cuối cùng, khi thủy điện xây xong thì bán điện. Xem như tay không bắt được cọp trong hang. BOT cũng vậy, dựa vào mối quan hệ phe nhóm mà xin “làm nhà đầu tư”. Đường thì chẳng làm bao nhiêu mà chặn ngay cửa ngõ, nơi chẳng hề có đồng đầu tư nào rót vào để thu tiền người dân. Thử hỏi, có bao nhiêu trạm BOT trên đất nước này không thuộc phe nhóm con ông cháu cha, thế lực đỏ? Chắc chắn là không có bất kỳ trạm BOT nào không đính đến thế lực đỏ, con ông cháu cha!
Nói như vậy để thấy rằng từ trạm BOT cho đến thủy điện không mang lại bất kỳ mối lợi nào cho nhân dân ngoài nỗi khổ, hậu quả khó lường, thậm chí tai ương chết chóc. Nhưng mỗi khi xả lũ, gây ngập úng, hư hại tài sản của người dân, rồi gây chết người, có bao giờ thủy điện đứng ra đền bù hay xin lỗi người dân? Có bao giờ nhà nước, chính phủ đứng ra làm trọng tài, yêu cầu thủy điện phải giải quyết thỏa đáng, phải có thái độ hối cải và đền bù hợp lý cho dân? Không, hoàn toàn không có điều này!
Nói như vậy để thấy rằng câu chuyện lũ lụt do nhân họa và thủy điện phủi tay đứng nhìn, sau đó ném vài thùng mì tôm gọi là cứu trợ với câu chuyện Phan Anh kêu gọi cứu trợ, sử dụng tiền cứu trợ bất minh, sai mục đích rồi sau đó nghiễm nhiên tham gia ban giám khảo cuộc thi hoa hậu ngay cái nơi chết chóc thiên tai, tang tóc đau khổ, khi dư luận lên tiếng thì lại có những phát biểu vừa ngu ngốc vừa vô cảm… Là vì tất cả những sự việc này có mối liên đới trong một tập thể vô cảm có quyền lực.
Thử đặt câu hỏi: Tại sao Phan Anh nghiễm nhiên kêu gọi người trong và ngoài nước ủng hộ với số tiền hàng chục tỉ đồng mà an ninh không đụng đến anh ta trong lúc những nhà hoạt động xã hội khác kêu gọi không được bao nhiêu thì lại bị theo dõi, bị gây khó khăn? Câu trả lời cho đến giờ phút này đã rất rõ: Vì Phan Anh làm từ thiện theo mục tiêu của nhóm quyền lực đỏ, nó ngược hoàn toàn với các nhà hoạt động xã hội khác về mục tiêu.
Nếu như mục tiêu của các nhà hoạt động xã hội là giúp cho người dân thoát khỏi kiếp nạn do thủy điện gây ra và giúp người dân tự làm sáng tỏ vấn đề do đâu mình bị thiệt hại, mất mát, mình cần phải được đền bù ra sao… Thì Phan Anh làm theo một hướng khác. Trong lúc miền Trung bị nhiễm độc biển, bị lũ lụt, Phan Anh kêu gọi “giúp mỗi gia đình 500 ngàn đồng và một ký mắm ruốc, gạo thì đã có chính phủ lo…”. Lời kêu gọi này khác nào khuyến khích người dân dùng hải sản?
Và rõ ràng cú vận động từ thiện của Phan Anh, sau đó là vở kịch “đấu tố truyền hình” giữa Phan Anh và Tạ Bích Loan đã nhanh chóng tập trung mọi sự chú ý cũng như thiện cảm của người dân vùng lũ vào Phan Anh. Kết quả là Phan Anh trở thành ngôi sao từ thiện và là một tuyên truyền viên hot nhất của chế độ, của các nhóm lợi ích. Cuối cùng, người dân vùng lũ bị đánh lạc hướng bởi Phan Anh. Người ta quan tâm đến suất quà từ thiện do Phan Anh mang lại hơn là quan tâm đến vấn đề vì sao mình lại thiệt hại, mất mát. Các cuộc trò chuyện, bàn luận giữa các nạn nhân lũ lụt xoay quanh chuyện Phan Anh đã cho bao nhiêu, làm gì, bị đấu tố ra sao… Tâm lý chờ đợi quà từ thiện cũng lan tỏa khắp nơi.
Thử đặt một câu hỏi: Liệu có khi nào trong hàng chục tỉ đồng mà Phan Anh nhận được từ các nhà hảo tâm kia thực ra là khoản tiền trám miệng dân của các nhóm thủy điện? Thay vì đền bù hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng thiệt hại, chỉ cần xây dựng nên một “Phan Anh từ thiện” và mượn tay anh ta để nhét khéo, trét miệng người bị nạn để rồi mọi chuyện sẽ chìm xuồng, êm xuôi?
Đặt ra những câu hỏi như vậy để khỏi phải ngạc nhiên tại sao Phan Anh là một “nhà từ thiện lớn” mà lại có những phát biểu vừa ngu xuẩn vừa vô cảm với thiên tai đồng loại như vậy. Bởi từ sâu xa, đã có những kịch bản dàn dựng hết sức chi tiết và kĩ lưỡng. Một màn kịch đầy nước mắt của bầy linh cẩu dành cho những con cừu non mang tên Nhân Dân trên phông nền vô cảm tập thể!

Không thể không nặng lời

11/09/2017 - 16:30 — truongduynhat
“Nhìn thì phản cảm, nhưng cũng là chuyện thường... Không có vấn đề gì về nhà thầu, vì quy trình thảm, tính chất thảm đó không có gì ẩu hết”. 
Phát biểu của Phó Chủ tịch Thừa Thiên- Huế, ông Nguyễn Văn Phương, sau sự cố lũ bóc toang mặt cầu Đập Đá.
Với các quốc gia dân chủ, quan chức nói vậy chắc chắn ăn trọn cái... Formosa.
Ở xứ này, nó vẫn nhơn nhơn cái mặt. Chả trách gì như thằng X phá nát cả giang sơn đất nước vẫn thanh thản làm “người tử tế”.
Một khi chưa có được cơ chế để trị những “thằng” quan như thế, thì dân tình phải biết lên tiếng, dám dũng cảm ném cà chua, trứng thối, thậm chí vốc cả bãi... X, hay dập trọn cái... Formosa vào mặt lũ quan này. 
Khi tiếng nói người dân chưa dám cất lên, thì cả giang sơn đất nước này một mai cũng bóc trong toang hoác như cái mặt cầu Đập Đá ấy.
Thay chuyển, nhiều khi chẳng lớn lao to tát gì, mà từ chính những điều nhỏ nhoi nhất kiểu “cách mạng trứng thối”.
Tại sao không?
Tại sao mãi cúi đầu lặng im, nhìn chúng ăn tàn vét tận sạch sanh tài sản dân tộc quốc gia về làm giàu cho gia đình dòng tộc, xây biệt phủ, nhà thờ, mồ cha mả mẹ chúng nó? 
Xin lỗi hơi nặng lời, nhưng không nhịn nổi. Nhìn những tư gia, biệt phủ X, nhà thờ, mồ cha mả mẹ chúng nó, xem tiền bạc từ đâu nếu không phải từ mồ hôi nước mắt và xương máu đồng bào?

Lại phải nói về sự vô cảm


Song Chi.
Người dân đang di dời cây đổ trên đường phố Nha Trang sau khi bão Damrey quét qua miền trung Việt Nam hôm 4/11/2017
Người dân đang di dời cây đổ trên đường phố Nha Trang sau khi bão Damrey quét qua miền trung Việt Nam hôm 4/11/2017  AFP

Trong những năm qua, chúng ta đã nói quá nhiều đến sự vô cảm trong xã hội VN. Vô cảm đã trở thành một trong những “căn bệnh mãn tính”, cũng như tham nhũng, sự dối trá, bệnh hình thức…Nhưng dường như càng ngày “căn bệnh” này càng nặng hơn, “lây lan” đến rất nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Đám lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản cho tới hầu hết các quan chức từ trên xuống dưới thì vô cảm là chuyện thường thấy, không có gì phải ngạc nhiên. Điều đó khởi nguồn từ bản chất của đảng cộng sản VN, luôn luôn đặt quyền lợi của đảng lên trên lợi ích của quốc gia, dân tộc. Những con người đang nằm trong cái đảng phái chính trị đó, cái guồng máy đó, do vậy, chẳng hề quan tâm gì đến đất nước, nhân dân. Họ chỉ quan tâm đến sự tồn tại của đảng vì nó gắn chặt với quyền lợi của họ, “còn đảng còn mình”.
Song cứ mỗi khi có một chuyện gì đó, như thiên tai ập xuống (mà trong đó thiên tai chỉ chiếm một phần, nhân tai mới là chín phần), sự vô cảm của họ càng bộc lộ rõ ràng đến nhức nhối trước mắt mọi người.
Trong tháng 9 vừa qua, mưa lũ cộng cơn bão Doksuri, tức cơn bão số 10, tràn vào VN làm chết và mất tích trên dưới trăm người, tang thương khôn xiết, nước mắt người dân ở nhiều khu vực miền Trung còn chưa kịp khô thì nay bão Damrey, tức cơn bão số 12 lại kéo đến, lại thêm vài chục người chết, còn thiêt hại về nhà cửa, tài sản, mùa màng, thì chưa có con số nào thống kê cho kịp. Ấy vậy mà thái độ của nhà cầm quyền VN như thế nào?
Thời điểm xảy ra bão số 10, đám lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN còn đang bận tổ chức hội nghị Trung ương 6 (khóa 12). Không một ngày quốc tang, không mảy may động lòng, từ đám “tứ trụ”, Bộ chính trị cho tới các đảng viên, cán bộ, quan chức VN ngồi trong những phòng họp sang trọng, êm ấm, an toàn, bàn chuyện “quốc gia đại sự” trong lúc trên thực tế người dân đang vật lộn với bão, lũ, với cái chết. Báo chí, trên các trang mạng xã hội tràn ngập những hình ảnh thương tâm: hai mẹ con ôm nhau chết vùi trong đất lở, một bà cụ chết nằm ngửa trện mặt nước hai tay còn giơ lên chới với như cầu cứu, mấy đứa trẻ trần truồng nằm sấp nằm ngửa tím tái, những chiếc quan tài được đặt đó và người thân đang mòn mỏi chờ vớt được xác người chết…
Ai cũng biết, lũ lụt ở VN một phần là do thiên tai, nhưng cái chính là do nạn phá rừng bừa bãi vô tội vạ, việc xây dựng quá nhiều đập thủy điện làm ảnh hưởng tới dòng chảy của nước, làm mất thêm diện tích rừng, thêm vào đó, thủy điện xả lũ khiến lũ chồng lũ, tai họa càng lớn. Cứ mỗi năm lũ lụt càng nghiêm trọng hơn, thiệt hại càng nặng nề hơn.
Người dân phẫn nộ vì năm nào cũng có bão lũ, xả lũ, nhưng không có ai chịu trách nhiệm gì, mà các quan chức lãnh đạo thì mở miệng ra là tránh né, đổ thừa: "Xả lũ đúng quy trình, không biết trước hậu quả"“Vỡ đê theo kế hoạch""Rút kinh nghiệm sâu sắc"…Bao nhiêu năm sống chung với bão lũ, nhưng công tác phòng chống, cứu hộ vẫn không sáng tạo hơn, hiệu quả hơn, năm nào cũng có người chết, hàng chục, hàng trăm người!
Và bây giờ, bão Damrey, lại tiếp tục những con số thương vong lạnh lùng, lại tiếp tục nhà cửa tài sản tan hoang…Nhưng giữa Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và dàn lãnh đạo đảng cộng sản VN thì bận bịu tổ chức trọng thể 100 năm CM tháng Mười Nga! Buổi lễ ngập tràn màu cờ đỏ như máu, hình ảnh búa liềm, hình ảnh “cuộc CM tháng 10 Nga” và bài diễn văn dài dòng ca ngợi cuộc CM vĩ đại với những từ ngữ cũ rích như từ cả thế kỷ trước của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sáng ngày 5.11, tại Công viên Lenin (Hà Nội), báo chí đưa tin, chụp hình đoàn đại biểu Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN và thành phố Hà Nội đến dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài V.I. Lenin! Cả bộ sậu nghiêm trang kính cẩn cúi đầu tri ân trước tượng đài!
Cái cuộc CM mà ngay ở nước Nga bây giờ người ta cũng chẳng muốn nhớ tới, còn trong mắt nhân loại thì CM tháng Mười Nga, thời kỳ Xô Viết, chủ nghĩa cộng sản, những cái tên như Lênin, Stalin v.v…chỉ gợi lên những ký ức kinh hoàng của một thứ chủ nghĩa đã giết chết 100 triệu con người tại những quốc gia đi theo con đường này, gấp mấy lần chủ nghĩa phát xít! Và gợi lại một thời kỳ thoái trào của sự tự do, dân chủ, nhường chỗ cho sự độc tài toàn trị và cái ác lên ngôi!
Song, sự vô cảm, vô đạo đức, mông muội ở nước này đâu chỉ dành riêng cho giới quan chức!
Ngay trong đêm 4.11, bất chấp công văn yêu cầu hoãn lại của UBND tỉnh Khánh Hòa, BTC cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2017 vẫn tổ chức cho thí sinh thi vòng bán kết ngay trên vùng đất tâm bão là Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa, khi cơn bão vừa mới đi qua, cảnh tan hoang bày ra khắp nơi, VTV vẫn tiếp tục phát sóng, các em thí sinh vẫn tiếp tục cười tươi, phô diễn những đường cong thân thể…
Khoan hãy nói đến những cuộc thi Hoa hậu được tổ chức tràn lan trong những năm qua, tốn kém bao nhiêu tiển của nhưng thực tế chả đem lại lợi lộc gì cho một quốc gia còn nghèo, kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, nợ công ngày càng cao, và một xã hội còn đang có quá nhiều vấn đề bất công, phi lý phải lo giải quyết; chỉ nói đến chuyện họ cứ tổ chức cho bằng được chỉ vì hoãn một ngày là tốn kém bao nhiêu tiền! Cái tư duy chỉ biết có tiền!
Một thành viên trong Ban Giám khảo, MC Phan Anh còn viết trên facebook trả lời một ý kiến cho rằng nên dừng/hủy cuộc thì trong thời điểm này: Hủy thì được gì hả bạn? Một thành viên khác trong Ban Giám khảo, một cô Á hậu thì viết trên facebook, so sánh: “Bão Damrey đến rồi đi trong đêm, không nhằm gì so với thiệt hại của những cơn bão không hồi kết cho đương kim hoa hậu đâu em ạ… Những bàn tay nõn nà của tôi, đừng bị trầy xước gì nhé'.
Họ tự bào chữa rằng cuộc thi có dừng lại thì cũng có giúp ích gì cho bão lũ đâu, chúng tôi cứ tổ chức nhưng chúng tôi sẽ cho các người đẹp mang một số quà đi ủy lạo cho bà con bị bão lũ, như vậy là chúng tôi cũng có tinh thần tương thân tương trợ với bà con!
Đúng là cuộc thi có dừng thì cũng không giúp ích gì cho bão lũ, nhưng đó là sự chia sẻ, là cái đạo đức làm người tối thiểu! Và đừng so sánh việc phải dừng một cuộc thi với chuyện “Ví dụ như nhà này có đám ma, nhà bên cạnh có đám cưới, thì một bên bớt vui đi một chút cho hợp đạo chứ phải dừng ngày cưới lại mới hài lòng ư?” (MC Phan Anh), hoặc so sánh nỗi đau mất nhà, mất người thân với “bão” dư luận mà các Hoa hậu, Á hậu phải chịu.
Những phát ngôn “hồn nhiên” hay việc cứ tổ chức chương trình, bộc lộ nếp suy nghĩ được hình thành từ trong một xã hội mà con người đã quen với sự vô cảm, điều không tử tế. Cũng giống như các quan chức VN hay thản nhiên dùng những cụm từ “đúng quy trình”, “có kế hoạch”…đều là những suy nghĩ đã thành nếp trong tư duy.
Khi bị dư luận phản ứng, những người đã có những câu phát ngôn phản cảm liền chống chế, xin lỗi, Ban tổ chức thì cho rằng bán kết sau bão nên không ảnh hưởng gì, rằng đã tổ chức cho thí sinh đi thăm hỏi, chia sẻ với bà con và sẽ dành toàn bộ tiền bán vé đêm bán kết để hỗ trợ tiếp, nhưng rõ ràng đó chỉ là những hành động nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dư luận. Còn tấm lòng thực sự hay cái đạo đức tối thiểu đã không có được từ trong những kẻ tổ chức cuộc thi, dàn Giám khảo cho tới toàn bộ đài truyền hình quốc gia, đám biên tập viên thực hiện việc thu hình, phát sóng chương trình này.
Không muốn kể ra hàng loạt những ví dụ về chuyện các nước khác, từ quan chức chính khách cho tới người dân sẽ ứng xử như thế nào khi trong nước có thảm họa, thiên tai.
Chỉ muốn nói rằng khi sự vô cảm đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, lan tràn trong mọi tầng lớp của xã hội, thì dân tộc đó thật sự bất hạnh. Để xây lại từ đầu một mô hình thể chế chính trị, để vực dậy một nền kinh tế, dẫu khó, nhưng vẫn còn ít tốn thời gian hơn xây dựng lại một xã hội mà đạo đức bị suy thoái đến tận cùng, con người không còn có những cảm xúc nhân văn, những tình cảm hướng thiện đối với cuộc đời và với đồng loại!

Khóc khi nhận lương hưu

 RFA 2017-11-09  
Một nhân viên ngân hàng đang kiểm tra tiền tại Hà Nội ngày 19 tháng 12 năm 2011. (Ảnh minh họa)
 Một nhân viên ngân hàng đang kiểm tra tiền tại Hà Nội ngày 19 tháng 12 năm 2011. (Ảnh minh họa)  AFP

Mức sống lao động Việt Nam dưới tiêu chuẩn

Đối với thông tin được loan đi, không chỉ những người dân thường mà chính Bộ trưởng Giáo Dục- Đào Tạo, ông Phùng Xuân Nhạ, cũng phải lên tiếng thừa nhận trường hợp như của bà Trương Thị Lan không phải là cá biệt. Cả mấy trăm giáo viên phải nhận mức lương hưu mà ai cũng thấy là không thể đủ sống trong khoản đời còn lại sau bao năm lao động.
Bà Đặng Bích Phượng – một cán bộ hưu trí trong ngành giao thông cho biết, mức lương hưu phụ thuộc vào số năm đóng và mức lương tính bảo hiểm xã hội. Mức lương trong các ngành nghề dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội có sự khác nhau về hệ số, dẫn đến sự khác nhau về lương hưu. Theo bà, sự khác biệt có thể có, nhưng phải đảm bảo được cuộc sống của người lao động và mức lương 1.3 triệu/tháng của bà Lan là “quá thấp”, “dưới mức tiêu chuẩn” của người dân Việt Nam.
“Anh cũng cùng một công việc đó. Tại sao ở các nước khác người ta vẫn có thể đủ sống. Một người trông trẻ người ta vẫn có thể đủ sống được. Nhưng mà đây, một người trông trẻ ở Việt Nam này lại có mức lương quá thấp. Không cứ người trông trẻ đâu, mà rất nhiều người về hưu, lương hưu quá thấp. Thế thì tôi chỉ thấy rằng, cái điều đó chỉ nói lên một điều về mức sống của người lao động Việt Nam dưới mức tiêu chuẩn.”
Mức tăng giá cả là tăng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, trong khi đó mức lương chỉ tăng một lần vào cuối thời điểm giá cả ngoài thị trường đã tăng cả năm trời.
-Bà Đặng Bích Phượng
Ông Hoàng Tiến Cường – một người từng làm trong cơ quan nhà nước, đã bỏ ngang, bỏ sổ hưu, không nhận lương hưu, có cùng cảm nhận với bà Đặng Bích Phượng trong trường hợp cô giáo Lan. Ông chia sẻ thêm, trong khu ông sinh sống, có những vị sỹ quan quân đội về hưu với mức lương hưu 13 triệu/tháng, chưa kể các khoản khác trong các dịp dễ tết.
“Chắc là do điều hành xã hội, người ta muốn rằng là có những ngành nghề ưu việt hơn, để cho người đang công tác sẽ cố gắng, nỗ lực làm những công việc nhiều khi không được đúng lắm, nhưng người ta vẫn cố gắng làm, ví dụ như công an, quân đội.”
Trong nhiều năm qua, giá cả, chi phí sinh hoạt, chi phí cho y tế, giáo dục và mọi mặt trong đời sống đã tăng lên nhiều lần. Lương cơ bản và lương hưu theo đó cũng được điều chỉnh với mục đích nhằm đảm bảo đời sống của người dân.
Theo bà Đặng Bích Phượng cảm nhận, mức tăng lương và mức tăng giá cả, chi phí trong đời sống hoàn toàn không có sự tương xứng.
“Nó không tương xứng ở chỗ, khi lương họ dậm dịch tăng có lộ trình, thì mới phong thanh như vậy thì tất cả mọi thứ giá cả đã tăng theo mức phi mã như thế. Thì khi người ta nhận được đồng lương hưu, tôi nghĩ nó chỉ còn có lẽ là 1/10. Đương nhiên nó sẽ không tương ứng giữa mức tăng lương và tăng giá cả. Mức tăng giá cả là tăng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, trong khi đó mức lương chỉ tăng một lần vào cuối thời điểm giá cả ngoài thị trường đã tăng cả năm trời. Thì làm sao mà có thể tương ứng được.”
Còn theo ông Hoàng Tiến Cường, trong bối cảnh lạm pháp ở Việt Nam, nếu chỉ sống với mức lương hưu như hiện nay thì chỉ có cuộc sống “chật vât, méo mó”. Bên cạnh đó, ông Cường nêu lên vấn đề quản lý, điều hành của chính phủ - một chính phủ phải thực sự trong sạch.
“Chỉ nói dễ hiểu rằng là, để sống đủ không ấy mà, thì cần một chính phủ liêm khiết, tạo ra công ăn việc làm cho người dân. Chứ không phải là một chính phủ chỉ nghĩ tăng thuế, tăng má  để nuôi sống bộ máy chính phủ, trong khi người dân thì không cần biết người dân sống sao.”

Bất bình đẳng lương hưu giữa tư nhân và nhà nước

Trên mạng xã hội sau khi có thông tin về sự việc của cô giáo Lan, tài khoản facebook Vu Hai Tran – được cho là của Luật sư Trần Vũ Hải có nêu lên vấn đề về sự bất bình đẳng về lương hưu giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong Luật Bảo hiểm Xã hội 2014. Luật này quy định tính lương hưu của người làm tư nhân trên cơ sở trung bình lương đóng BHXH trong cả quá trình đóng, còn khu vực Nhà nước trên cơ sở trung bình lương 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Theo ông Hải, quy định về cách tính lương hưu này là vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa mọi công dân trong Hiến pháp.
Cái quỹ bảo hiểm xã hội người ta chẳng lấy tiền ở đâu ra đâu, đấy là tiền của chúng ta để nuôi lại chúng ta thôi.
-Ông Hoàng Tiến Cường
Tuy mức lương hưu và hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam còn nhiều bất cập, nhưng để cải thiện nó là một vấn đề hết sức khó khăn, không hề đơn giản, bởi nó là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều năm liền.
“Thì thí dụ, cái này nó tốt, thì cái khác nó sẽ tốt theo, nó sẽ được lên đồng mức với nhau. Trong khi sản xuất trì trệ, tham nhũng tràn lan, làm sao mà anh có thể đòi hỏi an sinh xã hội nâng cao lên được. Trước hết anh phải nâng cơ sở, tức là đầu vào phải tăng lên đã. Nhưng bây giờ, nền kinh tế của chúng ta đang đứng ở đâu, thì làm sao chúng ta đòi hỏi cái an sinh xã hội cải thiện được.”
Ông Hoàng Tiến Cường thì cho rằng, để cải thiện an sinh xã hội, mức lương hưu thì cần phải minh bạch việc thu – chi quỹ bảo hiểm xã hội.
“Cái quỹ bảo hiểm xã hội người ta chẳng lấy tiền ở đâu ra đâu, đấy là tiền của chúng ta để nuôi lại chúng ta thôi. Còn nói là đủ hay không, thì tôi nghĩ là đủ, nhưng sự minh bạch là không có. Ví dụ như, bảo hiểm xã hội Việt Nam lại quay sang cả vấn đề kinh doanh tài chính, kinh doanh bất động sản, rồi nhiều thứ lắm. Tôi biết đến cái ví dụ là công ty Việt Long cũng thuộc bảo hiểm Việt Nam đi xin đất, làm biệt thự ở khu Quang Minh. Bây giờ ông Quang đấy bị đi tù, tiền mất, ông ấy đang bị điều tra thôi. Nhưng tiền mất hàng nhiều tỷ đồng của quỹ bảo hiểm xã hội làm sao đòi được ông ấy.”
Qua vụ việc cô giáo Trương thị Lan như vừa nêu, nhiều ý kiến chỉ ra bao thiếu sót lớn trong luật cũng như chính sách Nhà nước về an sinh- xã hội, bảo hiểm của Việt Nam. Công tác chỉnh sửa sao cho hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của người lao động thuộc về các nhà quản lý đất nước hiện nay.

Dân biểu Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump gây sức ép nhân quyền lên Việt Nam

RFA 2017-11-09  
Hình minh họa. Một nhân viên an ninh đẩy một người chụp ảnh khỏi khu vực gần tòa án ở Hà Nội hôm 2/10/2013
Một nhân viên an ninh đẩy một người chụp ảnh khỏi khu vực gần tòa án ở Hà Nội hôm 2/10/2013  -AP
Hai mươi vị dân biểu Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ cùng ký tên trong thư gửi Tổng Thống Donald trump, kêu gọi nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Bức thư được gửi đi trước khi Tổng thống Trump đến Đà Nẵng để dự hội nghị cấp cao APEC và sau đó ghé Hà Nội, chính thức viếng thăm Việt Nam vào hai ngày 10 và 11/11.
Trong thư đề ngày mùng 7 tháng Mười Một 2017 gửi Tổng Thống Trump, các vị dân cử Mỹ viết rằng Tổng Thống Trump phải nói rõ với Hà Nội là Washington sẵn sàng mở rộng quan hệ kinh tế và chiến lược, với điều kiện Việt Nam phải đưa ra được những bằng chứng cho thấy thật sự tiến bộ về nhân quyền.
Lá thư nhắc lại trong hơn một thập niên qua, quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày một nhiều hơn, đồng thời Washington đã giúp Hà Nội một số phương tiện cần có để bảo vệ an ninh lãnh hải, thực hiện đúng với những điều nước Mỹ hứa sẽ làm với đối tác chiến lược là Việt Nam. Tuy nhiên, theo các vị dân biểu Mỹ, trong lúc Hoa Kỳ thể hiện rõ thiện chí của mình thì Việt Nam lại gia tăng mức độ đàn áp có hệ thống với những nhà tranh đấu cho nhân quyền, với các blogger và những vị lãnh đạo tôn giáo. Lá thư ghi rõ “những quyền căn bản của con người, kể cả quyền tự do tín ngưỡng, phát biểu, báo chí và quyền tự do hội họp đang bị đàn áp thật nghiêm trọng”.
Cũng trong thư gửi Tổng Thống Trump, các vị dân cử Cộng Hòa và Dân Chủ còn nhắc lại bài diễn văn Tổng Thống Hoa Kỳ đọc trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng Chín vừa qua, trong đó Tổng Thống Hoa Kỳ cam kết “nước Mỹ sát cánh cùng với mọi người dân sống dưới chế dộ tàn bạo. Sự tôn trọng chủ quyền của chúng ta cũng là một lời kêu gọi hành động. Tất cả mọi người dân đều xứng đáng có được một chính phủ quan tâm đến sự an toàn, lợi ích và phúc lợi của họ, kể cả sự thính vượng của họ”, hoặc trong bài diễn văn Tổng Thống Trump đọc hồi tháng Bảy năm nay khi ghé thăm Ba Lan, trong đó ông nói rõ “Hoa Kỳ tôn trọng nhân phẩm của mọi người, bảo vệ quyền tự do cho từng người, và chia sẻ với mọi người niềm hy vọng tất cả đều được hưởng tự do”, nhấn mạnh “người dân Việt Nam không được hưởng tự do và những ai đứng lên tranh đấu cho quyền làm người và dân chủ đều đang bị đàn áp khốc liệt” do đó, việc Tổng Thống Trump cổ võ cho nhân quyền và pháp quyền “sẽ được người dân Việt Nam đón nhận thật niềm nở”, tin tưởng nếu Tổng Thống Hoa Kỳ làm những điều này, “quyền lợi của nước Mỹ và của nhân dân Việt Nam” sẽ cùng tăng cao.
Thư mang chữ ký của 20 vị dân biểu Cộng Hòa và Dân Chủ cũng nêu ra 6 điểm mấu chốt mà Tổng Thống Hoa Kỳ nên đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện, gồm tự do internet, tự do tín ngưỡng, giải quyết tệ trạng buôn người, đẩy mạnh cải tổ luật pháp để quyền tự do của người dân được tôn trọng. Hai điểm còn lại là yêu cầu Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo, và bồi thường cho những công dân Hoa Kỳ bị nhà nước tịch thu dất đai, đặc biệt nhắc đến trường hợp của nhiều công dân Mỹ gốc Việt từng sinh sống ở Cồn Dầu bị chính quyền Đã Nẵng tịch thu tài sản.
Thư cũng đính kèm dánh sách 105 tù nhân lương tâm, hiện đang bị tù đày. Họ là những người tranh đấu cho quyền làm người một cách ôn hòa.
Đây là danh sách những tù nhân chính trị mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) đưa ra hôm 3/11 trong một tuyên bố yêu cầu Hà Nội phải trả tự do cho tất cả những tù nhân chính trị.
Human Rights Watch và một số các tổ chức nhân quyền khác đồng thời cũng thúc giục lãnh đạo các nước tham dự APEC gây sức ép lên chính phủ Việt Nam, yêu cầu chấm dứt tình trạng đàn áp có hệ thống những người lên tiếng chỉ trích chính phủ một cách ôn hòa, thực hiện các quyền công dân của mình.
Theo Human Rights Watch, chỉ trong vòng 12 tháng qua, Việt Nam đã bắt giữ 28 người vì những cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia vốn thường được dùng để trừng phạt những người dám đưa ra những tiếng nói chỉ trích chính phủ.

Thêm thành viên Hội Anh em Dân chủ bị mời làm việc

RFA 2017-11-09  
Bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị bắt: Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển (từ trái qua).
Bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị bắt: Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển (từ trái qua). Photo: RFA
Thêm 2 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ là các ông Lê Anh Hùng và Trương Văn Dũng bị công an Hà Nội gửi giấy đòi triệu tập, ghi rõ nội dung buổi làm việc liên quan đến vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Cả 2 ông Hùng và Dũng nhận được giấy gọi của công an Hà nội ngày 8 tháng 11, đòi phải trình diện để làm việc với công an lúc 8 giờ sáng ngày hôm nay, mùng 9 tháng 11 năm 2017. Hai ông đều quyết định từ chối, không đến đồn công an làm việc.
Trong thư phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội, ông Lê Anh Hùng cho biết ông không tham gia vào bất cứ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nào cả, do đó ông không có trách nhiệm phải gặp công an.
Ông Trương Văn Dũng, một trong hai người có giấy mời làm việc, vào chiều ngày 9 tháng 11 cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau về trường hợp của ông:
Ngày hôm qua họ đưa giấy triệu tập, thì quan điểm của tôi rất rõ ràng là tôi từ chối tôi không làm việc với họ, cho đến ngày hôm nay tôi cũng đã thực thi điều đó là tôi không đi gặp. Trường hợp chúng tôi quan hệ với Nguyễn Văn Đài, hay bất kể  với một ai, đó là quyền của chúng tôi. Đấy là điều chúng tôi khẳng định luôn. Thế còn trường hợp họ dùng từ mời hoặc triệu tập chúng tôi không bao giờ hợp tác với họ, bởi vì sao, vì họ là một chính thể tà quyền chúng tôi đấu tranh cho tổ quốc vì thế chúng tôi không hợp tác với tà quyền, quan điểm tôi rất rõ ràng. Chúng tôi khẳng định chúng tôi cũng không làm điều gì sai trái với pháp luật cả.”
Cũng cần nhắc lại trong một năm qua, Hội Anh Em Dân Chủ là một trong những tổ chức bị đàn áp mạnh tay, nhiều thành viên của Hội đã bị bắt giữ, bị truy tố với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, chiếu theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự, hoặc bị ghép vào tội danh tuyên truyền chống nhà nước, dựa theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự.
Hội Anh Em Dân Chủ được luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và một số người cùng chí hướng đồng thành lập vào tháng Tư năm 2013, với mục đích cổ võ dân chủ, đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do dân sự và chính trị như đã được quy định trong hiến pháp cũng như trong các bản công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết.
Luật Sư Đài và người cộng sự là Cô Lê Thu Hà bị bắt hồi cuối tháng 12 năm 2015, đến giờ vẫn chưa xét xử. Tháng Bảy năm nay, thêm 4 thành viên của Hội là Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, ông Trương Minh Đức, ông Phạm Văn trội và Nguyễn Bắc Truyển bị chính quyền bắt giam.
Đến ngày 17 tháng Mười vừa qua, công an Hà Tĩnh cũng bắt khẩn cấp một thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ là Cô Trần Thị Xuân.
Những vụ đàn áp, bắt bớ các nhà hoạt động cho dân chủ và quyền con người tại Việt Nam đã khiến những tổ chức bảo vệ, tranh đấu cho quyền làm người liên tục lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo của thế giới khi đến Đà Nẵng dự hội nghị cấp cao Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương APEC phải thúc đẩy Hà Nội tôn trọng nhân quyền.
Một trong những lời kêu gọi được đưa ra ngày 9 tháng 11 là thư ngỏ của Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam gửi các lãnh đạo APEC.
Trong thư ngỏ, ông Võ Văn Ái, Chủ Tịch Ủy Ban, nhấn mạnh rằng khi có mặt tại Việt Nam để dự APEC, các nhà lãnh đạo nên dùng cơ hội này để gây áp lực, buộc Việt Nam phải ngưng ngay chính sách đàn áp nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng.
Thư ngỏ cũng nhắc đến những nhà hoạt động xã hội đang bị cầm tù hay bị giam giữ, như bà Trần Thị Nga, Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, hoặc như nhà tu hành đang bị quản thúc như trường hợp của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Người dân còn lại gì sau cơn bão số 12?

Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-11-08 
Một người dân ở Hội An trơ trọi trên cánh đồng mênh mông nước trong ngày 8/11/2017.
 Một người dân ở Hội An trơ trọi trên cánh đồng mênh mông nước trong ngày 8/11/2017.  AFP
Các nạn nhân trong bão số 12, với tên quốc tế là Damrey, ở khu vực miền Trung gánh chịu những thiệt hại ra sao cũng như họ trông đợi được giúp đỡ sau bão thế nào?

Thiệt hại nặng nề

Sau 4 ngày bão Damrey quét qua khu vực miền Trung Việt Nam, có ít nhất hơn 100 người thiệt mạng, 25 người mất tích và 197 người bị thương, tính đến 7 giời tối ngày 8 tháng 11.
Bên cạnh số liệu thống kê về thiệt hại nhân mạng, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai cho biết có 8 tàu thủy bị chìm ngoài biển và đây được xem là tai nạn hàng hải lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, còn gần 1500 căn nhà bị sập, xấp xỉ 120 ngàn ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng, hàng trăm ngôi nhà bị ngập, tập trung chủ yếu ở 7 tỉnh từ Quảng Trị xuôi vào đến Phú Yên. Riêng tỉnh Khánh Hòa là nơi bị bão số 12 tàn phá nặng nề với số người chết nhiều nhất.
Nhà báo tự do Võ Văn Tạo vào tối ngày 8 tháng 11 cho Đài Á Châu Tự Do biết tình hình ở thành phố Nha Trang sau khi bão đi qua:
Tôi đi ra ngoài nhìn thấy cây cối hai bên đường đổ gần như hết. Nhà cửa thì tốc mái, nào là bảng hiệu kể cả những bảng quảng cáo to, đắt tiền bị gãy, cột điện cũng thế…Nhìn kinh hoàng như B52 rải thảm
-Nhà báo Võ Văn Tạo
“Có mấy tiếng đồng hồ sau khi cơn bão đi qua, tuy vẫn còn rớt bão đến tận chiều. Tôi đi ra ngoài nhìn thấy cây cối hai bên đường đổ gần như hết. Nhà cửa thì tốc mái, nào là bảng hiệu kể cả những bảng quảng cáo to, đắt tiền bị gãy, cột điện cũng thế…Nhìn kinh hoàng như B52 rải thảm. Tôi có gặp một cụ già 81, sinh ra và lớn lên ở Khánh Hòa. Cụ bảo từ bé đến lớn chưa thấy trận bão nào kinh hoàng như thế này, mức độ tàn phá khủng khiếp như thế này. Khánh Hòa đến chiều hôm qua (ngày 7/11/17) thì thống kê có 40 người chết và 138 người bị thương.”
Nhà báo Võ Văn Tạo còn cho biết thêm ông cũng đã đi đến huyện Vạn Ninh, khu vực phía Bắc tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, dân chúng vẫn còn tìm kiếm xác của những người làm thuê công việc nuôi tôm cá dưới biển bị lồng bè đè chết.
Truyền thông quốc nội tràn ngập các hình ảnh tang tóc. Báo mạng Người Lao Động đăng tải thông tin “Ninh Hòa phủ trắng khăn tang”, trong thị xã nhỏ bé này có đến 17 người thiệt mạng do bão. Bản tin ghi rõ “Ở đây, không một người nào không bị mất người thân trong bão”. Kênh truyền hình VTC14 trong ngày 5 tháng 11 đưa tin về vùng nuôi tôm hùm ở xã Xuân Thịnh, tỉnh Phú Yên được mô tả như bãi chiến trường, hàng ngàn lồng nuôi tôm hùm bị cuốn trôi, những người nuôi tôm hùm khóc ròng vì trắng tay sau bão. Hai nông dân nuôi tôm hùm chia sẻ:
“Bão này rất nặng. Hai mươi mấy lồng là không tìm được một cái nào. Tìm được một cái thì bị rách hết, không còn một con tôm nào.”
“Tàn phá của bão này là không thể chịu đựng nỗi. Có thể thiệt hại của bà con hầu hết là 100%”.

Làm gì để giảm thiểu thiệt hại?

Mặc dù thông tin về bão Damrey được truyền thông trong và ngoài nước liên tục cập nhật kể từ ngày mùng 1 tháng 11, khi các cơ quan khí tượng như AccuWeather dự báo áp thấp nhiệt đới tại khu vực Nam Biển Đông có thể mạnh lên thành bão và sẽ đổ bộ vào Việt Nam trong vài ngày tới và Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai yêu cầu chính quyền địa phương nơi khu vực có thể bị ảnh hưởng bão phải tập trung ứng phó kip thời với bão số 12; tuy nhiên những thiệt hại về người và của mà cơn bão này gây ra là quá lớn đối với những nạn nhân ở miền Trung Việt Nam.
Là người từng chứng kiến các cơn bão lớn ở khu vực miền Bắc Việt Nam và bão số 12 ở Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng công tác chuẩn bị ứng phó với bão của các cơ quan chức năng giá như được kỹ lưỡng hơn và đôn đốc người đan nhiều hơn để họ không quá chủ quan trong việc đối phó khi có bão. Nhà báo Võ Văn Tạo nói với RFA thay vì chính quyền tỉnh Khánh Hòa nhắn tin vào điện thoại di động của người dân chỉ 3 lần trước khi bão ập đến thì theo ông việc cần thiết nên làm là bắt loa di động kêu gọi người dân chủ động chống bão hay cho Công ty Cây xanh của thành phố chặt, mé cành cây để hạn chế đến mức tối thiểu những thiệt hại về vật chất lẫn nhân mạng.
Sau cơn bão này rồi thì chắc ít ngày nữa chính quyền địa phương sẽ cho người xuống thống kê ai thiệt hại bao nhiêu, thiệt hại nhiều hay ít và chắc là người ta sẽ có phương án hỗ trợ, khoanh vùng giãn nợ, cho vay không lãi suất…chắc phải như vậy thì mới giúp cho nông dân làm lại
-Nông dân nuôi tôm
Đài RFA cũng liên với một số người dân trong vùng bão và được nghe chia sẻ họ không thể nhận biết được cơn bão mạnh đến mức nào. Trả lời câu hỏi của chúng tôi rằng họ trông đợi được giúp đỡ thế nào trong lúc nguy nàn như thế này, một người dân nuôi tôm nói rằng các nông dân nuôi hải sản bị thiệt hại nặng nề sau bão hy vọng sẽ được chính quyền hỗ trợ bằng nhiều hình thức để có thể gầy dựng lại từ đầu:
“Sau cơn bão này rồi thì chắc ít ngày nữa chính quyền địa phương sẽ cho người xuống thống kê ai thiệt hại bao nhiêu, thiệt hại nhiều hay ít và chắc là người ta sẽ có phương án hỗ trợ, khoanh vùng giãn nợ, cho vay không lãi suất…chắc phải như vậy thì mới giúp cho nông dân làm lại”
Và đa số các nạn nhân của bão Damrey mà RFA tiếp xúc đều bày tỏ không biết họ sẽ chịu đựng cảnh đói lạnh, màn trời chiếu đất trong bao lâu nữa và vẫn nơm nớp lo âu không rõ còn có cơn bão nào khác sẽ đến hay không trong mùa mưa bão năm nay.

Điều gì ảnh hưởng đến cán cân công lý của Việt Nam?

Cát Linh, RFA 2017-11-08 
Nguyên Bí thư TP. HCM, Ủy viên Trung ương Đảng Đinh La Thăng nhận nhiệm vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương sau khi bị kỷ luật do những sai phạm trong thời gian làm Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN giai đoạn 2009-2011.
Nguyên Bí thư TP. HCM, Ủy viên Trung ương Đảng Đinh La Thăng nhận nhiệm vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương sau khi bị kỷ luật do những sai phạm trong thời gian làm Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN giai đoạn 2009-2011.
Hình thức xử phạt khác biệt đối với đối tượng vi phạm pháp luật là cán bộ và đối tượng vi phạm pháp luật là người dân được một vị đại biểu Quốc hội nêu ra trong phiên thảo luận về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật chiều 6 tháng 11.
Sự khác biệt này thể hiện qua một số vụ án trong nước từng gây bất bình rất lớn trong dư luận. Câu hỏi được mọi người đặt ra là phải chăng cán cân công lý trong pháp luật Việt Nam không có sự công bằng?

Nghịch lý

"Người dân vi phạm nhẹ hay nặng thì đều bị pháp luật xử lý, cán bộ gây sai phạm nghiêm trọng thì điều chuyển, vẫn an toàn sau lớp vỏ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, chịu trách nhiệm tập thể. Điều này dễ làm cho dân hiểu rằng áp dụng luật dành cho dân khác với cán bộ. Tại sao có những nghịch lý cho đến hôm nay vẫn còn tồn tại, vẫn còn kéo dài mãi?”
Đó là câu hỏi chất vấn của nữ đại biểu Phạm Thị Minh Hiền, Phú Yên được cho là đã làm nóng phiên thảo luận chiều ngày 6 tháng 11 tại quốc hội.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, từ Sài Gòn, nói với RFA rằng pháp luật Việt Nam luôn thừa nhận mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, nhưng ông thêm rằng:
Thực tế vẫn có những cái không đảm bảo được điều đó.”
Ở đây có vai trò rất lớn của tổ chức Đảng Cộng sản. Theo Hiến pháp, Đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Đồng thời, 1 số tổ chức Đảng tham sự, can thiệp quá sâu trong từng vụ việc một. Những người làm công tác tố tụng như điều tra viên, công tố viên, hoặc Thẩm phán là những Đảng viên. Theo nguyên tắc của Đảng là phải chấp hành pháp luật và những nghị quyết của Đảng, mệnh lệnh của Đảng. LS Nguyễn Văn Hậu
Vẫn theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, đặt tiêu chuẩn công bằng cho tất cả người dân luôn được luật pháp Việt Nam đề cao. Nhưng thực tế ông vẫn thấy có sự phân biệt “ở một chừng mực nào đó’ và rõ nhất là ở hai đối tượng, đó là Đảng viên và người dân.
“Giữa người là Đảng viên của đảng cầm quyền, là Đảng Cộng sản và đại đa số quần chúng còn lại. Ví dụ trong lĩnh vực về hình sự chẳng hạn. Nếu một Đảng viên vi phạm pháp luật thì thông thường cơ quan Đảng sẽ xử lý họ trước như khai trừ chẳng hạn. Mặc dù có những dấu hiệu phạm tội, nhưng người Đảng viên đó theo qui định của pháp luật vẫn chưa phải là một tội phạm hoàn toàn.”
Một chi tiết khác của sự nghịch lý được luật sư Đặng Đình Mạnh nhắc đến, đó là lời phát biểu của thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc Sở Công an TP.HCM tại Hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015, liên quan đến chỉ thị 15.
“Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng.”
Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng. - LS Đặng Đình Mạnh
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội từng xác nhận có nghe về nội dung của chỉ thị 15 này đúng như những gì thiếu tướng Phan Anh Minh phát biểu.
“Khi muốn truy tố, tạm giam, xử lý xét xử một Đảng viên thì phải báo cho cấp quản lý người đó biết để xử lý Đảng viên, cụ thể là đình chỉ sinh hoạt Đảng hoặc khai trừ Đảng thì lúc đó mới có thể tiến hành các thủ tục được.”

Năng lực thẩm phán

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam cũng nhìn nhận rằng theo Hiến pháp 2013 qui định, mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng ông không nghĩ là có sự nghịch lý trong hệ thống pháp luật việt Nam như vị đại biểu Minh Hiền đã đề cập. Ông cho rằng đại biểu Phạm Thị Minh Hiền muốn nói đến những người cầm cân nảy mực đã không thực thi đúng pháp luật.
“Tôi cho rằng các đại biểu hôm qua đã phát biểu ở hội trường, là pháp luật đã nghiêm nhưng người cầm cân nảy mực đã thực thi không đúng khi xử vấn đề cụ thể, như vì sao xử người này nhẹ, người kia nặng, hoặc cách nhìn của họ không đúng với những quy định của pháp luật.”
Đặc biệt, những người cầm cân nảy mực ở đây, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, chính là các vị thẩm phán.
“Chính là người thẩm phán. Do có nhiều vấn đề như trình độ năng lực không nhận thức hết. Thứ hai là họ hiểu pháp luật không đầy đủ. Ba là họ thiên vị về 1 vấn đề nào đó đã thực thi không đúng.”
Người dân cả nước vẫn chưa quên vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị kết tội tử được minh oan sau 10 năm đã phải ngồi tù. Khi Cục Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị khởi tố, bắt giam những người cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án, ông Phạm Tuấn Chiêm, nguyên thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm đã xử oan ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn tự tin khẳng định với báo giới rằng: "Tôi phải căn cứ, tuân theo hồ sơ và kết quả điều tra của người ta", “Tôi không thể làm khác được, như thế là làm sai lệch hồ sơ vụ án… và “Tôi không ân hận”.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm từng có một bài viết nêu lên nhận định cá nhân của ông về điều này:
“Không biết phải dùng lời lẽ, từ ngữ thế nào đây để bình luận về suy nghĩ trên của người được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho quyền hạn quan trọng là thẩm phán của Toà án Nhân dân Tối cao để xét xử, ra quyết định nhằm xác định rõ kẻ có tội và người vô tội; qua đó thể hiện được sự thiêng liêng của công lý, sự công minh của pháp luật cũng như xây dựng niềm tin của người dân.
Không thể đổ lỗi cho cơ chế, luật pháp. Việc xử án oan sai trước tiên vẫn thuộc trách nhiệm của những thẩm phán xét xử phúc thẩm.”
Không thể đổ lỗi cho cơ chế, luật pháp. Việc xử án oan sai trước tiên vẫn thuộc trách nhiệm của những thẩm phán xét xử phúc thẩm. LS Bùi Quang Nghiêm

Vai trò của Đảng

Cũng trong phiên thảo luận ngày 6 tháng 11, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền còn đưa ra câu hỏi.
“Phải chăng ngay từ đầu tính nghiêm minh sự minh bạch đã không được xem trọng trong công tác xây dựng pháp luật? Phải chăng lỗ hổng pháp lý, tính kỷ cương, kỷ luật trong thực thi quyền hành đạo đức của 1 bộ phận cán bộ trong cơ quan tư pháp đang bị xem nhẹ?”
Trả lời cho câu hỏi này, Luật sư Đặng Đình Mạnh nói rằng ông không nghĩ rằng có một lổ hổng đang tồn tại trong nền pháp lý Việt Nam, mà đó là điều ông gọi là “sự méo mó của pháp luật.”
“Tôi không nghĩ đó là một lổ hỏng của pháp luật đâu. Tôi nghĩ đó là một sự méo mó của pháp luật. Lỗ hổng là sự thiếu sót của pháp luật. Đối với pháp luật Việt Nam thì thiếu sót nhiều lắm. Vấn đề là nó được vận hành, áp dụng 1 cách méo mó, không đảm bảo những nguyên tắc ban đầu của nó.”
Nếu luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng việc thực thi pháp luật kém hiệu của lực lượng thẩm phán đã dẫn đến những kết quả bất công của các phiên xử, thì với quan điểm của luật sư Đặng Đình Mạnh, có một sự ảnh hưởng khác lớn hơn, quan trọng hơn chiếm vị trí rất quan trọng trong toàn hệ thống pháp luật Việt Nam, đó là Đảng Cộng sản.
“Ở đây có vai trò rất lớn của tổ chức Đảng Cộng sản. Theo Hiến pháp, Đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Đồng thời, 1 số tổ chức Đảng tham sự, can thiệp quá sâu trong từng vụ việc một. Những người làm công tác tố tụng như điều tra viên, công tố viên, hoặc Thẩm phán là những Đảng viên. Theo nguyên tắc của Đảng là phải chấp hành pháp luật và những nghị quyết của Đảng, mệnh lệnh của Đảng.”
Luật sư Mạnh cho rằng, chính điều này làm mất đi tính công bằng trong sự vận dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng như cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, công tố, hoặc là của cơ quan xét xử, toà án. Và cuối cùng dẫn đến sự mất công bằng giữa người dân bình thường và người đảng viên.
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho chúng tôi biết ông tin rằng, Bộ Luật Hình sự sửa đổi được thực thi vào ngày 1 tháng 1 năm 2018 sắp đến sẽ là cơ sở pháp lý và là câu trả lời thoả đáng nhất cho câu hỏi của nữ đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền. Ông cho biết theo bộ luật mới, dù người dân hay quan chức cấp cao khi vi phạm pháp luật đều phải chịu những chế tài pháp luật như nhau.

Không có tiến bộ trong tự do tôn giáo ở Việt Nam

Kính Hòa RFA 2017-11-08  
Bìa Báo cáo Tự do tín ngưỡng và tôn giáo tại Việt Nam, 2017.
Bìa Báo cáo Tự do tín ngưỡng và tôn giáo tại Việt Nam, 2017.  Courtesy of Pham Doan Trang
Nhà hoạt động xã hội Phạm Đoan Trang và hai tác giả khác không muốn nêu tên vừa cho ra một báo cáo mang tên Đánh giá Luật tín ngưỡng, Tôn giáo 2016, và tình hình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (gọi tắt là báo cáo).
Báo cáo dài 41 trang, được chia làm 82 mục ngắn gọn để độc giả tiện theo dõi. Trọng tâm của báo cáo được chia làm bốn phần, tương đương với bốn biện pháp mà nhà nước cộng sản Việt Nam sử dụng để đối phó với các tôn giáo.
Thứ nhất là sử dụng các điều luật, những qui định, để cho các tổ chức tôn giáo phải xin phép hoạt động, nếu không sẽ bị xem là bất hợp pháp.
Thứ hai là sử dụng bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam, để tấn công khích bác các tổ chức tôn giáo.
Thứ ba là chia để trị, tức là dùng những tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát để chống lại các tổ chức tôn giáo được dân chúng tự thành lập.
Thứ tư là đàn áp bằng sức mạnh bạo lực.
Khi thực hiện báo cáo này, các tác giả đã có tiếp xúc với các chức sắc tôn giáo thuộc các giáo hội tôn giáo độc lập, như các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo truyền thống tại vùng Tây Nam bộ, cô Nguyễn Huyền Trang của Dòng Chúa Cứu Thế tại Sài Gòn, các ông Trần Minh Nhật, Lê Văn Sơn, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, là các tù nhân lương tâm từng bị cầm tù vì lý do tôn giáo, Linh mục Nguyễn Đình Thục tại Nghệ An, để ghi nhận những vụ đàn áp, khích bác mà họ đã và đang hứng chịu.
Các tác giả cho rằng từ khi Đảng Cộng sản bắt đầu nắm quyền từ năm 1945 đến nay, thì đạo luật về tôn giáo của Chính phủ Hồ Chí Minh, vào năm 1945 là cởi mở hơn cả, nhưng sau đó những qui định, những bộ luật tiếp theo đều thể hiện một tinh thần chống lại tôn giáo, theo một nguyên tắc của ý thức hệ cộng sản đó là cho rằng tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, một điều không tốt.
Ý thức hệ đó không những được các cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản thường xuyên loan tải, mà còn được đưa vào các chương trình giáo dục từ cấp phổ thông lên đến đại học.
Một trong những ví dụ mà các tác giả đưa ra để chứng minh việc chính quyền sử dụng luật lệ để cản trở hoạt động tôn giáo là một mặt cho phép các tôn giáo được mở trường dạy học, nhưng lại viện dẫn những tiêu chuẩn trong luật giáo dục để không thực hiện được.
Vấn đề chiếm nhiều thời lượng nhất của báo cáo là vấn đề đàn áp bằng vũ lực, trong đó vai trò quan trọng nhất là những nhân viên an ninh tôn giáo.
Vai trò An ninh tôn giáo
Chúng tôi đặt câu hỏi với cô Phạm Đoan Trang rằng liệu thực sự có tồn tại một lực lượng gọi là an ninh tôn giáo hay không? Cô Đoan Trang nói rằng chưa bao giờ Đảng Cộng sản công khai rằng họ có những nhân viên an ninh tôn giáo, nhưng họ có công khai những vị sĩ quan công an giữ vai trò cố vấn về tôn giáo trong Bộ Công An, ví dụ như các ông Phạm Dũng, Nguyễn Văn Hưởng, đã từng giữ vai trò này, và nay là ông Vũ Chiến Thắng.
Cô Đoan Trang cho rằng thậm chí có những nhân viên an ninh khác nhau cho từng tổ chức tôn giáo khác nhau:
Người ta tưởng là tự do tôn giáo được quan tâm nhiều hơn, được cải thiện hơn, nhưng mà tôi nghĩ là không phải, chưa bao giờ cả.
-Cô Phạm Đoan Trang.
Những người đó ai cũng nhẵn mặt, đó là những người đi theo dõi các tôn giáo phương Tây như Tin lành, và Công giáo. Còn bên Phật giáo cũng có, tại các chùa, phần lớn là ở Hà Nội, Sư nhận ra công an, công an nhận ra Sư.”
Trong đạo luật mới nhất của Việt Nam là Đạo luật về tôn giáo được Quốc hội phê chuẩn vào năm 2016, không thấy đề cập tới an ninh tôn giáo. Quốc hội Việt Nam do Đảng Cộng sản thống trị hoàn toàn với hơn 90% thành viên là đảng viên Đảng Cộng sản.
Khi được hỏi nhận định tổng quát về đạo luật mới nhất này, cô Đoan Trang nói tiếp:
“Họ luật hóa những gì họ đã làm, nhưng vẫn lờ đi chuyện an ninh tôn giáo, họ cứ lờ đi, làm như trên đời này chưa từng tồn tại những lực lượng đi kiểm soát tôn giáo, an ninh tôn giáo, một lực lượng hoạt động rất mạnh. Rồi gần đây lại xuất hiện dư luận viên, chuyên đi phá tôn giáo. Thế thì lực lượng chống tôn giáo nó rõ ràng như vậy, mạnh như vậy, nhưng chưa bao giờ được nói trong luật cả, họ luật hóa cái gì ấy chứ không luật hóa chuyện ấy. Tức là họ không hề đả động gì đến chuyện có một lực lượng lớn đi đàn áp tôn giáo.”
Không có tiến bộ thực sự trong tự do tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam cũng đã cho phép các quan sát viên của Liên Hiệp Quốc vào đánh giá tình hình tự do tôn giáo, nhưng theo các tác giả của báo cáo này thì những nhận xét của các quan sát viên đó, hoặc không được công bố hoặc chỉ được công bố một phần, là những nhận xét mang tính tích cực về tình hình tôn giáo tại Việt Nam mà thôi.
Nhận xét chung về sự tiến triển của tự do tôn giáo tại Việt Nam trong vài thập kỷ qua, cô Đoan Trang nói với chúng tôi:
Những năm gần đây, chúng ta thấy dường như vấn đề tự do tôn giáo được quan tâm hơn, quyền của người theo đạo được quan tâm hơn, chẳng hạn chúng ta nghe nói đến chuyện ngày Giáng sinh hay Phật đản, lãnh đạo thành phố hay đến tặng hoa, bắt tay chúc mừng, rồi trong Quốc hội xuất hiện các nhà sư, người ta tưởng là tự do tôn giáo được quan tâm nhiều hơn, được cải thiện hơn, nhưng mà tôi nghĩ là không phải, chưa bao giờ cả.
Trong báo cáo của nhóm nghiên cứu có đề cập đến ba Ban chỉ đạo là Ban chỉ đạo Tây Bắc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên, và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, được cho là lập ra để kiểm soát những vấn đề sắc tộc và tôn giáo tại ba vùng đặc biệt nói trên.
Trong kỳ họp của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ sáu vừa qua, ba Ban chỉ đạo này đã bị giải tán. Chúng tôi hỏi cô Đoan Trang liệu đó có phải là tín hiệu cho thấy việc kiểm soát tôn giáo đã được nới lõng hay không, cô trả lời rằng không có gì thay đổi cả:
Tôi không nghĩ thế, xóa hay không xóa nó cũng chẳng có ý nghĩa gì cả, không phản ánh gì cả. Luật thì họ nói họ bỏ ba cái ban, trong thực tế họ thi hành bằng cách dùng hẳn một lực lượng dư luận viên đông đảo, rồi an ninh tôn giáo hoạt động dữ dội thì họ chả nói gì đến cả.”
Câu hỏi tương tự cũng đã được chúng tôi đề cập đến với nhà báo Phạm Chí Dũng ở Sài Gòn, ngay sau khi Hội nghị trung ương sáu kết thúc, ông trả lời rằng lý do của việc xóa bỏ ba ban chỉ đạo đó là vấn đề tài chính, không còn ngân sách cho các ban này hoạt động nữa.
Chúng tôi kết thúc cuộc trao đổi với cô Đoan Trang với câu hỏi rằng nhóm nghiên cứu của cô có gửi báo cáo này đến các cơ quan chức trách của Việt Nam hay không, cô trả lời rằng cô và một số bạn bè đã từng gửi một báo cáo về môi trường đến các cơ quan của Quốc Hội Việt Nam, nhưng được đón nhận hết sức lạnh nhạt. Lần này, cô tiếp lời là báo cáo sẽ không được gửi đến các cơ quan chức năng, nhưng sẽ được đưa lên mạng, thì nó cũng có một sức mạnh lan tỏa lớn đến với mọi người.
Chúng tôi đã gửi bản báo cáo này đến ông Dương Ngọc Tấn, Phó Ban Tôn giáo của Chính phủ Việt Nam, qua đường email, với lời đề nghị bình luận. Chúng tôi nhận được một email trả lời rằng đã nhận được báo cáo, nhưng không có lời bình luận nào.

Dự luật an ninh mạng: “bức tường Ba Đình” & chiến thuật dọn đường cho những cuộc xâm lăng mới

Trương Duy Nhất 
Theo RFA-2017-11-08   
Logo Facebook trên các màn hinh điện thoại di động và một máy tính xách tay được chụp hôm 21/11/2016 ở London.
 Logo Facebook trên các màn hinh điện thoại di động và một máy tính xách tay được chụp hôm 21/11/2016 ở London.  AFP
Chưa biết Google, Facebook... sẽ phản đòn sao, trước “bức tường Ba Đình” vừa hăm he dựng lên bởi dự luật An ninh mạng. Với Google, Facebook... có thể chỉ thuần đơn về lợi nhuận. Nhưng với gần 100 triệu công dân Việt, đó là bức tường giam hãm tự do tư tưởng, biểu đạt và giao tiếp.
Đừng xem Google, Facebook... chỉ là mạng truyền thông hay một công cụ kiếm tìm. Luật an ninh mạng, nếu được thông qua như dự thảo trình quốc hội, sẽ không chỉ tước đoạt quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân, không chỉ rào chắn cản ngăn những công cụ giao tiếp, truyền thông hiện đại, mà còn là cuộc đánh đuổi những nền văn minh mới của nhân loại khỏi nước Việt.
Có lẽ, do quá chủ tâm đến mục tiêu ngăn chặn những tiếng nói phản biện, bất đồng, lo sợ những cuộc “khởi nghĩa trên mạng” vạch mặt quan tham, chỉ trích chính quyền, dự luật An ninh mạng đã vô tình xem Google, Facebook... như “kẻ thù” của chế độ.
Một chính phủ mở mồm là “kiến tạo”, là “chính phủ điện tử”, là “4.0”... nhưng lại đang cố công rào dựng “Vạn lý trường thành” cản ngăn những cuộc cách mạng công nghệ tiến bộ của loài người.
Thế gian này, ngoài gã Ủn điên cuồng và bạo chúa Tập Cận Bình, còn quốc gia nào xây “Vạn lý trường thành” ngăn Google, Facebook?
Lịch sử, đã có những cuộc chiến tranh ngỡ là “giải phóng”, nhưng thực chất là đánh đuổi những nền văn minh. Không nhìn thấy điều này, dự luật An ninh mạng sẽ thành một “cuộc chiến tranh” mới đánh đuổi tiếp những nền văn minh khổng lồ mang tên Google, Facebook... khỏi bờ cõi Việt.

Những cuộc xâm lăng mới?

Tôi chú ý đến một bài phân tích trên trang “Luật khoa tạp chí” của tác giả Trịnh Hữu Long (bài “Dự luật an ninh mạng: hàng Việt Nam made in China?”).
Theo ông Long, có đến 7 điểm đặc biệt chú ý ở bản dự thảo Luật an ninh mạng Việt Nam rất giống với Luật an ninh mạng Trung Quốc. Không chỉ về các thuật ngữ, mà còn ở mục tiêu nhắm trực diện đến “thông tin gây nguy hiểm cho chế độ”, việc ép người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân, ép đặt máy chủ trong nước, buộc người dùng và các doanh nghiệp cung cấp thành những “tên chỉ điểm”, ép doanh nghiệp công nghệ phải tuân thủ các “qui chuẩn kỹ thuật” của nhà nước, ép doanh nghiệp liên quan đến “thông tin quan trọng” phải thông qua “thẩm định của chính quyền” khi mua phần cứng, phần mềm...
Những nội dung, theo tác giả là giống “như hai giọt nước”.
Như vậy, không chỉ xây “Vạn lý trường thành” đánh đuổi Google, Facebook, Youtube, Twitter, Viber... Từ những điểm “giống” kỳ lạ này, cộng với cuộc rước đón ông chủ Jack Ma một cách rầm rộ đến khác thường vừa qua, nhiều người đang đặt dấu hỏi về một nguy cơ lớn ở các cuộc “xâm lăng mới” của người Trung Hoa mang tên Baidu, Renren, Youku, Tudou, Weibo, Baidu, Alibaba...
Vì thế, bản dự thảo An ninh mạng đang trình quốc hội phải chăng chính là “chiến thuật” dọn đường cho những cuộc xâm lăng này, những cuộc xâm lăng mới của người Tàu?
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Áo yếm tiếp APEC để “khoe” nét truyền thống?

 RFA 2017-11-09  
Nữ phục vụ mặc áo yếm tại đại tiệc APEC hôm 6/11/2017.
 Nữ phục vụ mặc áo yếm tại đại tiệc APEC hôm 6/11/2017.  Vietnamnet
Trên các trang mạng xã hội, mọi người truyền tay nhau những tấm hình các cô gái trẻ măng, mặc trang phục áo yếm của phụ nữ Việt Nam xưa, hở nguyên phần vai và nửa lưng. Những cô gái này đang cầm khay đồ ăn phục vụ gần 300 đại biểu từ các nền kinh tế APEC, sau khi kết thúc kỳ họp 4 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC- ABAC và tối ngày 6/11 vừa qua.
Áo yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của phụ nữ Việt Nam xưa, được lịch sử ghi chép là bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thời nhà Lý (thế kỷ 12). Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực. Áo yếm ngày xưa là một trang phục nội y được sử dụng rộng rãi, không chỉ ở chốn cung đình cao sang, quý phái mà cả những người nông dân gắn bó với chiếc áo tứ thân cũng rất “ưa chuộng”.
Nhà văn Thùy Linh, một người quan tâm và am hiểu lĩnh vực xã hội, văn hóa của Việt Nam nói rằng việc Việt Nam cho lễ tân mặc trang phục áo yếm để tiếp khách ngoại giao là một sự “lố bịch”:
Mình rất không hài lòng về điều đó, bởi vì cái yếm của các cụ ngày xưa nó thay cho cái áo ngực thường các cụ mặc bên trong. Còn ở nông thôn, khi những người đàn bà cho con bú để đứa trẻ dễ tiếp cận với ngực của mẹ. Cho nên những kiểu mặc đó rất suồng sã.
Mình không hiểu một bữa tiệc để đãi các nguyên thủ quốc gia đến Việt Nam mà lại mặc áo yếm đó, không hiểu xuất phát từ ý nghĩ gì. Mình thấy nó hơi kỳ quặc.
Đêm đại tiệc được tổ chức tại Furama Resort Đà Nẵng do Sovico Holdings và Ngân hàng HD Bank tài trợ. Đại diện của khu resort nói rằng đã chuẩn bị cho sự kiện này trong vòng 3 năm, với ý nghĩa chính là giới thiệu văn hóa dân gian Việt Nam khi tái hiện cuộc sống 4 mùa tại các vùng miền khác nhau.
Tuy nhiên, nhà văn Thùy Linh lại cho rằng việc lựa chọn áo yếm để khoe nét truyền thống của Việt Nam trong một sự kiện lớn như vậy là không phù hợp.
Truyền thống thì có nhiều cấp độ lắm. Váy đùm cũng là truyền thống mà. Sao không cho các cô ấy mặc váy đùm và áo yếm đi tiếp? Mình nghĩ bây giờ cho mình mặc cái yếm đó ra ngoài đường chắc mình cũng không dám mặc. Hay mặc ở nhà để tiếp bạn mình cũng không dám mặc chứ đừng nói mang ra mặc trước mặt các quốc gia khác.
Trong một quốc tiệc, thì nó không mang tính chất nghi lễ, không trang trọng, không thể hiện một sự lịch lãm tối thiểu với một tư cách quốc gia.
- Nhà văn Thùy Linh
Chúng tôi cũng trò chuyện với chị Tâm, một người dân sống ở Sài Gòn về vấn đề này. Chị Tâm chẳng ngần ngại so sánh những hình ảnh lễ tân phục vụ APEC không khác nào những cô gái trong các quán bar:
Tôi cũng thấy như vậy không phù hợp khi tiếp khách quốc tế. Mình phải ăn vận như thế nào cho lịch sự để khi mình tiếp khách cho kín đáo. Khi mình tiếp khách mà ăn mặc lố lăng quá thì không khác nào những chỗ như quán bar. Ăn vận như vậy mà gọi là truyền thống thì không phù hợp cho lắm. Ăn mặc như vậy sẽ làm mất hình ảnh người Việt Nam.
Trên các trang mạng, chúng tôi ghi nhận nhiều bình luận dưới những tấm hình các cô gái áo yếm tiếp khách quốc tế. Hầu như mọi bình luận đều chỉ trích cách ăn mặc không phù hợp của nước chủ nhà Việt Nam. Một bài viết của tác giả Nguyễn Phan Khiêm nhận định rằng: Với các suy nghĩ nông dân của tôi thì các cụ xưa tuyệt không mặc thế khi có người lạ, chưa kể khi ra đường hay nhà có khách các cụ luôn mặc áo dài. Yếm chỉ khi rất nóng nực người ta mới mặc trong nhà, tương tự đàn ông bây giờ mặc may ô. Cho nên, vị nào tham mưu cho gái trẻ mặc yếm ra tiếp quốc khách thì nên cho nghỉ để tìm tham mưu khác. Việt Nam tự hào là nước có văn hiến nên không thể không mặc đẹp một cách nền nã, sang trọng để đón khách quí.
Chính trang phục được chọn để tiếp đãi khách quý lại là trang phục từng bị báo chí Việt Nam lên án nhiều lần, chẳng hạn như bài viết “Đỏ mặt vì mỹ nhân hững hờ áo yếm” trên báo Lao Động hay “Người đẹp Việt gây phản cảm khi mặc áo yếm quá sexy” trên Báo Mới,…
Câu hỏi được đặt ra đó là những cô gái mặc áo yếm trong những bài báo này đã bị chỉ trích phần nào tự làm mất hình ảnh người phụ nữ Việt Nam “công, dung, ngôn, hạnh”. Vậy thì, liệu Việt Nam có tự làm mất hình ảnh của mình khi để lễ tân mặc yếm tiếp khách hay không?
Chúng tôi nêu câu hỏi này với nhà văn Thùy Linh và bà cho biết:
Mình không nghĩ đến mức mất hình ảnh, bởi vì người ta cũng không thể đánh giá Việt Nam qua một cái áo yếm. Thế nhưng trong một quốc tiệc, thì nó không mang tính chất nghi lễ, không trang trọng, không thể hiện một sự lịch lãm tối thiểu với một tư cách quốc gia trong khi tiếp đón các quốc gia khác.
aoyem1
Hình ảnh những nữ lễ tân mặc áo yếm bê khay đồ ăn tiếp khách APEC.Courtesy of Vietnamnet

Chúng tôi tiếp tục nêu vấn đề với Nhà xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, bà cũng không đồng tình với cách ăn mặc như vậy trong một sự kiện lớn của quốc gia:
Tôi nghĩ là trong xã hội Việt Nam bây giờ, một người bình thường cũng thừa hiểu cần mặc trang phục lịch sự ở một sự kiện cần thiết nào đó ví dụ như giỗ tết, hay cưới hỏi, mọi người đều biết ăn mặc như thế nào cho lịch sự.
Người bình thường cũng biết điều đó, huống chi một quốc gia thì người ta cũng phải thừa hiểu. Trong tường hợp này tôi cũng không hiểu vì sao người ta lại quyết định như vậy.
Tôi nghĩ là trong xã hội Việt Nam bây giờ, một người bình thường cũng thừa hiểu cần mặc trang phục lịch sự ở một sự kiện cần thiết nào đó.
- TS. Phạm Quỳnh Hương
Vấn đề giới trẻ Việt Nam đua theo trào lưu ăn mặc hở hang được nêu trên các phương tiện truyền thông thường xuyên. Việt Nam hiện tại cũng có những quy tắc và điều luật cấm ăn mặc hở hang phản cảm đối với nghệ sĩ hay nơi công cộng.
Nhà văn Thùy Linh nói rằng có vẻ như Nhà nước đang muốn “cách tân hóa” và học theo trào lưu của giới trẻ hiện tại. Tuy nhiên bà cho rằng sự áp dụng không đúng lúc đúng chỗ đã biến tính sáng tạo thành một điều “điên rồ” trước mắt khách quan.
Sau những lời bán tán, chỉ trích của cư dân mạng, người ta hỏi nhau rằng liệu trong những ngày APEC sắp tới có lặp lại hình ảnh những cô thiếu nữ hở vai, lưng trần tiếp khách nữa hay không?
RFA đã liên hệ với ban tổ chức APEC 2017 để hỏi về nguyên nhân vì sao lựa chọn trang phục áo yếm cho đêm đại tiệc hôm 6/11 vừa qua, nhưng không nhận được hồi đáp.