Thursday, April 3, 2014

Công an xã đánh người cho... bõ ghét

Thứ Sáu, 04/04/2014 12:23
(NLĐO) - Sau khi kiểm tra hành chính một số người dân đến địa phương chăn nuôi vịt, nhóm công an xã mời người dân về trụ sở rồi đánh trọng thương, phải nhập viện cấp cứu. Quá uất ức, hai người dân làm đơn tố cáo những công an xã đánh người.
Công an TP Nha Trang phủ nhận việc đánh người tại trụ sở
Trưa 4-4, ông Nguyễn Văn Học, Chủ tịch UBND xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng (tỉnh Long An) xác nhận hiện UBND xã cùng công an huyện đang xác minh làm rõ đơn tố giác công an xã đánh người của hai người dân đang chăn vịt trên địa bàn xã.

Theo ông Nguyễn Đinh Út (SN 1974, ngụ xã Hướng Thọ Phú, TP Tân An), lúc 22 giờ ngày 29-3, một nhóm công an xã Thái Bình Trung đến kiểm tra hành chính nơi nuôi vịt của ông tại ấp Trung Môn, xã Thái Bình Trung. Ông Út nuôi gần 10.000 con vịt thịt nên thuê thêm anh Thạch Nghiệu (SN 1980, ngụ Bạc Liêu) và hai người nữa phụ việc.

Sau khi kiểm tra giấy CMND, nhận dạng người, công an xã Thái Bình Trung mời ông Út và anh Nghiệu về trụ sở làm việc. “Nếu có vi phạm điều gì thì công an lập biên bản, ghi lời khai chúng tôi, thế nhưng họ không làm việc đó mà thay nhau đánh đá vào hai chúng tôi” - ông Út kể.

Do ông Út bị chấn thương nặng, vợ ông Út gặp xin công an để chở ông đi bệnh viện huyện cấp cứu. Còn anh Nghiệu tiếp tục bị giữ cho đến sáng, sau đó cũng phải nhập viện do đa chấn thương. Anh Nghiệu cho biết: “Công an cho rằng tôi khai không đúng thời gian lưu trú, không đúng địa chỉ nơi ở nên…đánh cho bõ ghét”. Anh Nghiệu bị chấn thương khá nặng, đến sáng 4-4 vẫn còn nằm cấp cứu tại bệnh viện huyện Vĩnh Hưng.

Ông Học cho rằng, nếu đúng công an xã đánh người thì phải xử lý nghiêm khắc và nếu gây thương tích nặng phải xử lý đúng quy định pháp luật.

H.Minh

Hiếp dâm, giết chết bé gái 10 tuổi, ném xác xuống sông

Thứ 6, 04/04/2014 10:15:41
(Tinmoi.vn) Sau khi hãm hiếp bé gái, Phong dùng dao đâm chết nạn nhân rồi đưa ra khúc sông trước nhà thả xuống nước nhằm phi tang.

Theo tin tức báo Phunuonline, CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng (PC45) đang tạm giữ Phan Hoài Phong (SN 1996, xã Tân Long, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) về hành vi “giết người” và “hiếp dâm trẻ em”.
Trước đó, Khoảng 7h30 ngày 1/4, chị Huỳnh Thị Kiều (35 tuổi, ấp 18, xã Tân Long, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) bất ngờ phát hiện thi thể con gái Huỳnh Thị Hồng Thắm (10 tuổi) ở dưới song gần nhà trong tình trạng chỉ còn mặc chiếc quần ngắn.
Kiểm tra xung quanh, gia đình phát hiện có những vết máu từ trong nhà đối tượng Phan Hoài Phong ra đến cầu gỗ bắc cạnh bờ sông.
Nhận được tin báo, cơ quan công an vào cuộc điều tra. Đối tượng  Phan Hoài Phong được gọi lên làm việc.
Tại cơ quan công an Phong khai, trưa 31/3, thấy cháu Thắm đi học về, Phong kêu cháu Thắm và bạn cháu vào nhà mình chơi. Được một lát, cháu bé kia về nhà, còn Thắm ở lại.

 Hiếp dâm, giết chết bé gái 10 tuổi ném xác xuống sông
                                                                   Hình minh họa
Đến khoảng 14h cùng ngày, Phong đưa cháu Thắm vào nhà thực hiện hành vi đồi bại. Sau đó, Phong đã dùng dao Thái Lan đâm cháu Thắm bốn nhát, ở vùng ngực và vùng cổ. Phong để xác cháu Thắm trong nhà cho đến khoảng 20h thì đưa ra khúc sông trước nhà thả xuống nước nhằm phi tang.
Được biết, cha mẹ Phong chia tay nhau từ khi Phong còn nhỏ, Phong chỉ học hết tiểu học. Hàng ngày, Phong làm thuê để kiếm sống.
Cũng liên quan đến hành vi hãm hiếp rồi giết chết bé gái, trước đó, dư luận rung động vì Trần Văn Bình (SN 1999, trú tại thôn 1 Khe Gát, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã giết hại em N.T.Q (SN 2002, trú tại thôn 1 Khe Gát, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) vào ngày 9/2.
Theo đó, chiều ngày 9/2, Bình đi chăn bò ở Sân bay Khe Gát thì bắt gặp Q. Thấy Q. đi một mình, đường vắng, trời lại nhá nhem tối nên Bình nảy sinh ý định hãm hiếp cháu Q. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hành vi đồi bại, cháu Q. đã phản kháng quyết liệt.
Sau khi không thực hiện được ý định của mình, lại nghe Q. nói sẽ về mách mẹ, nên Bình đã dùng đá đập Q. cho đến chết.
PV (tổng hợp)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh trong tranh chấp với Trung Quốc

Thứ Sáu, 04/04/2014 07:37 (GMT + 7)
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ tuyên bố Washington sẽ thực hiện mọi cam kết với các nước đồng minh trong tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc.

Phát biểu trước một ủy ban về chính sách đối với Đông Á của Thượng viện Mỹ hôm 3/4, Thứ trưởng Ngoại giao Daniel Russel nói vài nước châu Á lo ngại việc Nga sáp nhập Crimea có thể trở thành một tiền lệ cho Trung Quốc, AP đưa tin.

"Một số quốc gia Đông Nam Á lo ngại Trung Quốc có thể đe dọa dùng vũ lực hoặc các hình thức gây áp lực khác để đạt mục đích của họ trong tranh chấp lãnh thổ", Russel bình luận.

Nhập mô tả cho ảnh

Nhập mô tả cho ảnh
Một tàu hải giám và một tàu tuần duyên của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: china.org.cn

Philippines là một trong những đồng minh của Mỹ và cũng là một trong những nước đang tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc trên Biển Đông.
"Các nước không nên hoài nghi quyết tâm của Mỹ. Chúng ta sẽ bảo vệ các đồng minh và chúng ta sẽ thực hiện các cam kết", Russel nhấn mạnh.

Russel cảnh báo rằng nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ và nhiều nước châu Á. Vì thế những biện pháp mà phương Tây áp đặt đối với Nga cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho Trung Quốc nếu Bắc Kinh sáp nhập một vùng lãnh thổ tranh chấp nào đó.

Washington liên tục tung ra những ngôn từ mạnh mẽ về hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông trong vài tuần qua. Các quan chức, nhà lập pháp Mỹ cáo buộc Bắc Kinh tìm cách thay đổi thực trang trong những vùng tranh chấp.
Hôm 29/3, hai tàu tuần duyên của Trung Quốc tìm cách chặn một tàu Philippines tới bãi Cỏ Mây (Second Thomas) để tiếp tế cho binh sĩ đồn trú ở đó. Đây là hành động cứng rắn mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông.

Theo Kim Ngân
Zing

Xây trường 90 tỉ đồng rồi bỏ hoang

Thứ Năm, 03/04/2014 22:57

NLD-Dự án xây trường tại tỉnh Gia Lai thực hiện dang dở, nhiều chỗ xuống cấp

Dự án “Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” (PEDC) có quy mô lớn nhất của ngành giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai. Dự án thực hiện từ năm 2005 đến 2010 với mục tiêu từng bước xóa phòng học tạm, kiên cố hóa trường học, chuẩn hóa các trường tiểu học, cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục tiểu học đặc biệt ở các trường khó khăn. Dự án có 430 điểm trường với 1.005 phòng học kiên cố, nhà giáo viên, công trình vệ sinh, giếng nước, điện thắp sáng… tại 10 huyện với tổng vốn hơn 90 tỉ đồng.
Điểm trường làng Lơng Khương, xã Tơ Tung, huyện Kbang bị hư hỏng nặng
Điểm trường làng Lơng Khương, xã Tơ Tung, huyện Kbang bị hư hỏng nặng

Tuy nhiên, tại các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Ia Pa, Phú Thiện…, hàng loạt điểm trường, phòng giáo viên đều không sử dụng, không có trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Nhiều phòng học được trang bị bóng đèn, quạt trần nhưng không sử dụng được vì không có điện. Một số điểm trường, giếng nước, hồ chứa nước và nhà vệ sinh không thể dùng vì hư hỏng. Bà Tạ Thị Hài, Phó Phòng GD-ĐT huyện Krông Pa, cho biết: “Kể từ khi bàn giao đến nay đã mấy năm, các hạng mục không phát huy hiệu quả, xuống cấp nhanh, một số không thể sử dụng được”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Loan - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Cần, huyện Krông Pa - phàn nàn: “Công trình xuống cấp đã ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy cô giáo, học sinh không đủ điều kiện để học tập”.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xây trường rồi bỏ hoang trên được các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai xác định: Do nhiều nhà thầu thi công dở dang, bỏ chạy khỏi dự án vì thiếu năng lực. UBND tỉnh Gia Lai đã nhiều lần phải cấp vốn để hoàn thiện các công trình. Dư luận hồ nghi về công tác chỉ đạo, giám sát của ban điều hành dự án cũng như việc chọn thầu thi công không đủ năng lực.

Ông Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, xác nhận tình trạng hư hỏng, xuống cấp tại các trường học được thi công theo dự án PEDC. Tuy nhiên, theo ông Thạch, do kinh phí hạn chế nên hiện tại không thể làm gì hơn.

Bài và ảnh: Hoàng Thanh

Không thi vẫn đỗ tốt nghiệp THPT

Thứ Năm, 03/04/2014 22:59
NLD-Thí sinh trượt tốt nghiệp THPT 2013 có thể sẽ đỗ tốt nghiệp năm 2014 mà không cần phải thi. Đó là bất cập trong quy định mới liên quan đến thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT 2014, phụ lục 5 về chấm thi, chấm kiểm tra, phúc khảo và công nhận tốt nghiệp vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành đã tạo kẽ hở giúp nhiều thí sinh không thi mà vẫn đỗ tốt nghiệp.

Quy định… buồn cười

Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp THPT, mục công nhận tốt nghiệp đối với giáo dục thường xuyên (GDTX) quy định thí sinh dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp và không bị kỷ luật hủy kết quả thi thì được bảo lưu điểm của các môn thi đạt từ 5,0 điểm trở lên cho kỳ thi tổ chức trong năm sau đó.
Học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 10, TP HCM trong giờ học Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 10, TP HCM trong giờ học Ảnh: TẤN THẠNH

Trong khi đó, theo hướng dẫn chấm thi, chấm kiểm tra, phúc khảo và công nhận tốt nghiệp mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành, những thí sinh đã dự thi tốt nghiệp ở GDTX trong kỳ thi năm 2013 nếu có điểm bảo lưu của cả 4 môn đăng ký thì không phải dự thi. Bộ GD-ĐT cũng nói rõ nếu thí sinh đã đăng ký bảo lưu điểm thi thì không được dự thi các môn này.

Theo phân tích của một chuyên gia, quy định này là một kẽ hở trong thi cử. Ví dụ, một thí sinh trượt tốt nghiệp năm 2013 vì không đủ 30 điểm/6 môn, tuy nhiên, các môn ngữ văn, toán, hóa học, vật lý của thí sinh này vẫn đạt 5 điểm thì em này đương nhiên đỗ tốt nghiệp trong năm 2014. “Với cách thi cũ, thí sinh sẽ phải thi lại nhưng rõ ràng với cách tính mới, 2 môn bắt buộc và tự chọn đều trên 5 điểm thì thí sinh đương nhiên có được tấm bằng tốt nghiệp mà không phải dự thi. Tôi thấy quy định này không công bằng và có thể gây ra nhiều thắc mắc” - chuyên gia này nói.

PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Lương Thế Vinh Hà Nội, cho rằng việc đổi từ cách thi cũ sang cách thi mới chắc chắn không tránh khỏi những trục trặc. Tuy nhiên, PGS Cương cũng thừa nhận ông thấy quy định này buồn cười vì thí sinh năm ngoái trượt, năm nay bỗng thành đỗ mà không cần phải vất vả thi cử. “Điều này cho thấy chắc chắn năm nay, tỉ lệ tốt nghiệp sẽ cao hơn năm ngoái nhiều” - PGS Cương dự đoán.

Thiếu công bằng

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, bắt đầu từ ngày 25-4, các trường THPT sẽ tiến hành thu phiếu đăng ký dự thi môn tự chọn tốt nghiệp của học sinh. Ngày 7-5 là hạn cuối để học sinh đăng ký; sau thời gian này, thí sinh không được đổi môn thi tự chọn. Học sinh có thể lựa chọn 2 môn thi trong số các môn vật lý, hóa học, lịch sử, địa lý, sinh học và ngoại ngữ.

Bộ GD-ĐT cũng cho hay học sinh phải đăng ký dự thi tại trường phổ thông nơi học lớp 12, không được đăng ký dự thi ở cơ sở giáo dục khác. Thí sinh tự do đăng ký dự thi tại trường phổ thông. Đối với thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi trong những năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0. Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi do nghỉ quá 45 buổi học trong những năm trước nếu vẫn đủ điều kiện về học lực thì không cần có xác nhận kiểm tra học lực.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, thí sinh tự do của giáo dục THPT được phép đăng ký dự thi tốt nghiệp GDTX nhưng không được bảo lưu điểm thi như thí sinh tự do đã dự thi tốt nghiệp GDTX. Về quy định này, PGS Văn Như Cương cho rằng đó là một bất công. “Trong khi thí sinh hệ THPT trượt tốt nghiệp phải thi lại cả 4 môn theo tư cách thí sinh tự do thì việc thí sinh GDTX an nhàn tốt nghiệp là không công bằng cho các em” - PGS Văn Như Cương nhận xét.

Không ép học sinh thi môn tự chọn
Sở GD-ĐT Bình Dương vừa có công văn hướng dẫn chọn môn thi tự chọn gửi các trường THPT. Theo đó, nhà trường phải tư vấn cho học sinh tự chọn môn thi dựa trên kết quả học tập, khối thi ĐH-CĐ, đặc điểm môn học, lịch thi, chất lượng đội ngũ và các điều kiện khác của nhà trường.
Ông Dương Thế Phương, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Dương, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn tư vấn cho học sinh mà mình phụ trách tự chọn môn thi. “Việc đăng ký môn thi tự chọn phải dựa trên tinh thần tự nguyện của học sinh và sự đồng thuận của phụ huynh học sinh. Trong trường hợp ban giám hiệu, giáo viên phụ trách nhận thấy học sinh đăng ký không phù hợp thì cần tổ chức tư vấn thêm cho học sinh nhưng tuyệt đối không được ép buộc học sinh” - ông Phương chỉ đạo.
Tại TP HCM, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Hoài Chương yêu cầu các trường THPT hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch của sở, tuyệt đối không được cắt xén chương trình đã quy định. Các trường phải tổ chức nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh học kỳ II và cả năm học theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT, bảo đảm khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh.
Sở GD-ĐT TP HCM cũng yêu cầu các trường THPT thực hiện các giải pháp hiệu quả để tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 phù hợp từng nhóm đối tượng học sinh. Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Đối với môn ngoại ngữ, cần coi trọng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, kiểm tra có cả hình thức viết và tự luận.
“Các trường THPT và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải thống nhất với học sinh và cha mẹ học sinh để sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, bảo đảm sức khỏe của học sinh, ôn tập có hiệu quả nhưng không gây quá tải” - ông Chương yêu cầu. G.Thùy - H.Lân

Yến Anh

Tùy tiện tịch thu gia cầm của dân

Thứ Năm, 03/04/2014 22:58
NLD-Gà người dân đang nuôi ở trang trại, UBND xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP HCM tùy tiện đưa 20 người vào bắt với mục đích... ngăn chặn dịch cúm gia cầm
“Mới đây, chính quyền xã Đa Phước, huyện Bình Chánh cho người ập vào trang trại của gia đình tôi, tùy tiện bắt gà mà không có thông báo, không có quyết định tịch thu. Việc làm này gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho gia đình tôi”. Đây là bức xúc của ông Đoàn Hữu Hòa (ngụ phường 11, quận 8, TP HCM) trong đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng TP HCM.

Thiệt hại nặng

Năm 2011, sau khi về hưu, ông Hòa vay của Hội Cựu chiến binh TP HCM 500 triệu đồng để nuôi gà, lợn và cá tại ấp 2, xã Đa Phước. Việc chăn nuôi của gia đình ông Hòa  được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp phép.
Trang trại của ông Hòa, nơi UBND xã Đa Phước thu gom gà mà không có thông báo, quyết định tịch thu

Trang trại của ông Hòa, nơi UBND xã Đa Phước thu gom gà mà không có thông báo, quyết định tịch thu

Bất ngờ, khoảng 8 giờ ngày 11-3-2014, UBND Đa Phước đưa khoảng 20 người gồm công an, xã đội và nhân viên thú y vào trang trại của ông để bắt gà một cách tùy tiện mà không có quyết định tịch thu cũng như không có thông báo việc bắt gà cho gia đình ông Hòa biết.

“Họ bắt hết gà bỏ vào 3 bao tải lớn rồi mang đi. Trước khi mang đi, những người này buộc con trai tôi, người coi trang trại, ký vào biên bản là bắt 30 con gà. Thực tế họ bắt của gia đình tôi gần 130 con gà giống. Trị giá mỗi con khoảng 7 triệu đồng. Gia đình tôi lập trang trại đã hơn 3 năm nay, trong quá trình hoạt động, tôi đều có báo chính quyền địa phương nhưng chẳng hiểu lý do gì mà họ lại hành xử như thế” - ông Hòa nói.

Anh Phan Huỳnh Công Dũng - nhân viên của trang trại, người chứng kiến sự việc - nói: “Khi vào trang trại, họ không nói gì, bắt gà và nhanh chóng rút lui”. Một nhân viên khác là anh Lý Kim Phước bất bình: “Nếu gia đình ông Hòa có sai đi nữa thì chính quyền cũng phải giải thích, hướng dẫn và nói rõ lý do. Chứ đột ngột vào trại bắt gà mà không hề có quyết định, thông báo là không thể chấp nhận được, có dấu hiệu lạm quyền”.

Chỉ thông báo loa phóng thanh

Theo lý giải của ông Đỗ Văn Kề, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Phước, cũng là tổ trưởng tổ công tác vào thu gom gia cầm ở trang trại ông Hòa, việc bắt gà thực hiện theo Chỉ thị 03 của UBND TP HCM về việc ngăn chặn cúm gia cầm lây lan. Trước khi tịch thu gia cầm, UBND xã Đa Phước đã thông báo trên loa phóng thanh, lập tổ tuyên truyền vận động người chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ không được nuôi trên địa bàn và yêu cầu dời đi nơi khác.

Ngày 21-2, Ban Nhân dân ấp 2, xã Đa Phước họp phân công cán bộ đi vận động người dân không nuôi gà. Tại biên bản này, đã thống nhất trong vòng 7 ngày, các hộ dân phải di dời đàn gia cầm, nếu không sẽ bị thu gom tiêu hủy theo đúng quy định của pháp luật. Do ông Hòa không chấp hành nên bị tịch thu (?!).

Tuy nhiên, trước thắc mắc của phóng viên về việc xã có đến trang trại của ông Hòa vận động không được nuôi gà và có lập biên bản tiếp xúc với gia đình ông Hòa hay không, ông Kề nói rằng Ban Nhân dân ấp 2 có họp phân công cán bộ đi vận động, còn đến làm việc với gia đình ông Hòa thì không lập biên bản (!).

Luật sư Cao Thế Luận, Công ty Luật sư Minh Mẫn, cho rằng lý giải của lãnh đạo UBND xã Đa Phước là không thuyết phục. Ông Hòa là người chăn nuôi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nên khi tịch thu tài sản phải có quyết định, thông báo cho ông Hòa biết. Hành vi của UBND xã Đa Phước là tùy tiện, trái pháp luật. Ngoài ra, thời điểm mà UBND xã Đa Phước thu gom gà là thời điểm ở địa phương không có dịch cúm gia cầm xảy ra nên việc tịch thu cũng không đúng.

Có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường

Theo luật sư Trần Ngọc Trường, Đoàn Luật sư TP HCM, UBND xã Đa Phước cho người tịch thu gà của gia đình ông Hòa là trái pháp luật, gây thiệt hại về tài sản nên ông Hòa có thể khởi kiện UBND xã Đa Phước để yêu cầu bồi thường thiệt hại. “Tôi sẽ tư vấn, hướng dẫn ông Hòa kiện UBND xã Đa Phước ra tòa” - luật sư Trường nói.

 Bài và ảnh: Trường Hoàng

Mỹ: Trung Quốc đừng lặp lại kịch bản Crimea ở châu Á

Thứ Sáu, 04/04/2014 08:47
(NLĐO) – Trung Quốc không nên nghi ngờ cam kết bảo vệ các đồng minh châu Á của Mỹ và viễn cảnh trả đũa kinh tế ít nhiều can ngăn Bắc Kinh sử dụng vũ lực để theo đuổi yêu sách lãnh thổ ở châu Á theo cách của Nga ở Crimea, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết hôm 3-4.

Phát biểu trước một ủy ban về chính sách đối với Đông Á của Thượng viện Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Daniel Russel nói nhiều nước châu Á lo ngại việc Nga sáp nhập Crimea có thể trở thành một tiền lệ cho Trung Quốc.

Theo lời ông Russel, động thái đó của Nga làm gia tăng lo ngại, đặc biệt một số nước Đông Nam Á, rằng Trung Quốc “có thể đe dọa dùng vũ lực hoặc các hình thức gây áp lực khác để đạt mục đích của họ trong tranh chấp lãnh thổ”.

 U.S. Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs Daniel Russel (L) shakes hands with his South Korean counterpart Lee Kyung-soo during their meeting at the Foreign Ministry in Seoul January 26, 2014. REUTERS/Ahn Young-joon
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Daniel Russel (trái) và người đồng cấp Hàn Quốc Lee Kyung-soo trong cuộc gặp ở Seoul cuối tháng 1. Ảnh: REUTERS


Tuy nhiên, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Các nước không nên hoài nghi quyết tâm của Mỹ. Chúng tôi sẽ bảo vệ các đồng minh và chúng tôi sẽ thực hiện các cam kết”.

Ông Russel gọi việc triển khai số lượng lớn các tàu của Trung Quốc ở biển Đông liên quan đến tuyên bố chủ quyền với Philippines là “khó hiểu”, đồng thời cho rằng Bắc Kinh đã thực hiện “những gì chúng tôi lo lắng”. Hôm 29-3, hai tàu tuần duyên của Trung Quốc tìm cách chặn một tàu Philippines tới bãi Cỏ Mây để tiếp tế cho binh lính đồn trú ở đó.

Ông Russel cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ và nhiều nước châu Á. Do đó, những biện pháp do phương Tây áp đặt đối với Nga cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho Trung Quốc nếu Bắc Kinh sáp nhập một vùng lãnh thổ tranh chấp nào đó. Trước đó, ông Russel từng phê phán "đường lưỡi bò" và yêu cầu Trung Quốc làm rõ đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông.

Trong diễn biến có liên quan, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines từ ngày 22-4. Khi đó, dự kiến vị lãnh đạo này ​​sẽ tái khẳng định về chính sách tái cân bằng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 H.Bình (Theo Reuters, AP)

Động đất 3,4 độ Richter tại Bắc Trà My

(TNO) Tối 3.4, người dân Bắc Trà My (Quảng Nam) lại một phen hoảng hốt khi trên địa bàn xảy ra một trận động đất có cường độ khá mạnh.
 
Trận động đất xảy ra tại khu vực có thủy điện Sông Tranh 2
Ông Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, cho biết vào khoảng 22 giờ cùng ngày, lòng đất phát nổ rồi xảy ra rung chấn kéo dài trong khoảng 5 giây.
“Sau khi lòng đất nổ lớn, mái tôn nhà tôi rung lên bần bật. Đây là trận động đất khá lớn sau một thời gian dài yên ắng”, ông Lợi nói.
Theo thông báo phát đi của Viện Vật lý địa cầu, trận động đất xảy ra vào lúc 21 giờ 48 phút ngày 3.4.
Trận động đất có cường độ 3,4 độ Richter, xảy ra tại vị trí có tọa độ (15,355 độ vĩ bắc, 108,119 độ kinh đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 5 km.
Trận động đất này xảy ra tại khu vực Sông Tranh 2.
Theo đánh giá, động đất gây nên rung động trên cấp 4 (MSK 64) tại khu vực tâm chấn. Đây là trận động đất yếu và không có khả năng gây thiệt hại.
Hiện Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Tin, ảnh: Hoàng Sơn

Y tá thú nhận tiêm nhầm vaccine bằng thuốc gây mê

Thứ Năm, 03/04/2014 14:29 (GMT + 7)
TTO-Y tá Thuận đã chỉ ra nơi cất giấu 3 vỏ lọ thuốc tiêm gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh và điều khiến dư luận bàng hoàng là... thay vì vaccine, y tá Thuận đã tiêm nhầm thuốc gây mê Esmeron

 
 Y tá Nguyễn Thị Thuận (BVĐK huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã bị bắt tạm giam về tội “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”. Tình tiết mới nhất: Y tá Thuận đã chỉ ra nơi cất giấu 3 vỏ lọ thuốc tiêm gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh và điều khiến dư luận bàng hoàng là... thay vì vaccine, y tá Thuận đã tiêm nhầm thuốc gây mê Esmeron.

Vô ý hay vô trách nhiệm?

Như đã đưa tin, chiều 30/3, bị can Nguyễn Thị Thuận đã được cơ quan điều tra đưa trở lại BVĐK Hướng Hóa. Tại đây, y tá Thuận đã chỉ ra nơi đã giấu 3 vỏ lọ thuốc do chính mình tiêm cho 3 trẻ sơ sinh và gây tử vong cho cả 3 trẻ.

Ngày 1/4, một số nhân viên y tế, bác sĩ (BS), lãnh đạo của BVĐK Hướng Hóa đã nói với phóng viên Lao Động rằng, sau khi y tá Thuận chỉ ra nơi cất giấu 3 vỏ lọ thuốc đã tiêm gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh thì mọi người ai cũng bàng hoàng, rã rời... “Khi biết y tá Thuận chỉ ra nơi giấu 3 vỏ lọ thuốc tiêm gây chết người, tôi thực sự không tưởng tượng nổi là có thể đã xảy ra một chuyện nhầm lẫn động trời đến như thế” – một nữ cán bộ y tế đã nghỉ hưu của BV này thốt lên như vậy.

Khai nhận của y tá Thuận tại cơ quan điều tra phù hợp với thực tế diễn tiến sự việc: Thuốc được tiêm nhầm là Esmeron – một loại thuốc gây mê có chức năng hỗ trợ gây mê toàn thân để đặt nội khí quản, để tạo dãn cơ trong phẫu thuật.

Về vỏ lọ, một BS chuyên ngành phòng dịch ở Hướng Hóa nói, hai loại vỏ lọ đựng vaccine viêm gan B tiêm cho trẻ sơ sinh và đựng thuốc gây mê Esmeron có kích cỡ gần bằng nhau, chỉ một 9 một 10, cũng có nắp đậy caosu giống nhau; điểm khác nhau chủ yếu là dung dịch vaccine 0,5ml/ống, trong khi Esmeron chứa dung dịch nhiều gấp 5 lần.

Chi tiết này cho thấy y tá Thuận đã không thực hiện nguyên tắc “3 tra 5 đối” (3 kiểm tra, 5 đối chiếu - trong đó có kiểm tra tên thuốc) trong hành nghề: Sau khi hút vào ống tiêm cho trẻ sơ sinh 0,5ml, trong lọ thuốc Esmeron vẫn còn 4/5 lượng thuốc, trong khi hút trong lọ vaccine thì hết sạch 100%; vậy mà có đến 3 lần thao tác vứt ống thuốc còn dung dịch rất nhiều mà không hề có phản ứng, nghi ngờ gì cả. Câu hỏi là tại sao có thuốc Esmeron chung trong tủ bảo quản của vaccine? Tại cơ quan điều tra, một số nhân viên y tế liên quan trong vụ án này đã khai nhận rằng, thuốc gây mê Esmeron đã được “gửi chung” vào tủ đông đựng vaccine.

Đã được cảnh báo trước đó 2 ngày

Ngày 18/7/2013, trước 2 ngày xảy ra tai họa 3 trẻ sơ sinh tử vong ngay sau tiêm vaccine ở Hướng Hóa, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Quảng Trị đã kiểm tra, phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng vaccine tại BVĐK Hướng Hóa; và đã cảnh báo là khắc phục ngay tình trạng tại khoa Sản không có tủ đựng vaccine mà để ngay tại tủ đựng của khoa Khám bệnh; hơn thế nữa, vaccine để lẫn lộn với các sinh phẩm khác là trái với các quy định bảo quản vaccine. Một nguồn tin đề nghị giấu tên nói rằng, tại thời điểm kiểm tra tại tủ đông đựng vaccine này có một hộp thuốc bên ngoài ghi các chữ “thuốc độc”, và đó chính là hộp đựng thuốc gây mê Esmeron.

Trả lời phóng viên sáng 1/4 về cuộc kiểm tra và cảnh báo này, cả BS Văn Thanh - Giám đốc - và BS Nguyễn Văn Thiện - Phó giám đốc BVĐK Hướng Hóa - đều thừa nhận có cuộc kiểm tra đó, có những khuyến cáo đó. Tuy nhiên, BS Thanh thì nói rằng, trong thời gian đó ông bận đi học và có việc riêng ở gia đình nên không dự họp cuộc đó.

Còn BS Thiện thì nói rằng, ngay sau đó, BV đã có ý định mua tủ đông để tại khoa Sản để đựng vaccine, nhưng chưa kịp làm thì xảy ra sự cố vào ngày 20/7/2013 rồi. Phóng viên: “Về mặt chuyên môn, nếu ngay lúc tiêm xong cho các cháu, phát hiện đó là thuốc gây mê thì có xử lý cứu được không?”. BS Thiện: “Không. Vì diễn biến quá mau”. Phóng viên: “Tại sao sau khi đoàn kiểm tra của sở kết thúc, BV không lấy hộp thuốc có ghi chữ “thuốc độc” trong tủ đông đựng vaccine ra?”. BS Thiện: “Tôi không biết việc có thuốc gây mê trong tủ đựng vaccine”.

Theo Lam Chi (Lao Động)

Trăm năm trồng người-Đồng Nai: Lộ diện gần 200 cán bộ thuê người thi hộ

Con cháu Minh râu sao kỳ thế, chơi toàn..hàng giả không vậy. Tui nghi ngờ lắm ah nha, mấy cái bằng luật sư của anh chàng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhà mính không biết là giả hay thật ah nha :).
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đồng Nai: Lộ diện gần 200 cán bộ thuê người thi hộ

Thứ Năm, 15/03/2012 10:50

(NLĐO) - Gần 200 cán bộ, quan chức thuê người thi hộ ở Đồng Nai đã lộ diện khi một đường dây làm giấy tờ giả bị công an triệt phá. Đồng thời, một hệ thống tổ chức thi kèm, thi hộ rất quy mô tại Trường Đại Học Lạc Hồng (TP Biên Hòa) cũng được phanh phui.

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, vụ việc vỡ lở từ một buổi thi TOEIC vào cuối tháng 9-2011 ở Trường Đại học Lạc Hồng, khi Phó khoa Ngoại ngữ của trường là ông Lê Đức Thịnh bất ngờ phát hiện nhiều sinh viên của mình đi thi hộ.
 
Ngay sau đó, công an vào cuộc và kẻ cầm đầu đường dây thi thuê này là Đỗ Trần Lê Sơn (28 tuổi, cựu sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng, ngụ TP Biên Hòa) đã bị bắt giữ để làm rõ về hành vi tổ chức thi hộ và “làm giả giấy tờ, tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức”.

Giữa năm 2011, Sơn móc nối với một số trung tâm ngoại ngữ tìm cách tổ chức một đường dây thi kèm, thi hộ cho cán bộ, quan chức. 
 
Để tham gia những kỳ thi này, các “khách hàng” phải bỏ ra từ 5- 7 triệu đồng, riêng một sinh viên nhận thi thuê được trả 1-2 triệu đồng.

Trong quá trình đi thi, Sơn sẽ tìm cách “sắp đặt” để cho những sinh viên giỏi tiếng Anh đăng ký cùng đợt thi nhằm có thể … chỉ bài cho khách hàng.
 
Không chỉ thế, Sơn còn làm giả các giấy tờ như giấy chứng mình nhân dân, thẻ dự thi… để việc thi hộ, thi thuê được trót lọt.

Liên quan đến vụ án, một “mắt xích” khác là Trần Quang Hưng (27 tuổi, ngụ phường Tân Phong- TP Biên Hòa, cũng là cựu sinh viên ĐH Lạc Hồng), cũng đã bị bắt giữ.
 
Hưng chính là “đối tác thân thiết” của Sơn. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Hưng đã làm giả nhiều giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học với giá 1 triệu đồng/ giấy; bằng đại học giá 7 triệu đồng/ bằng…

Ngoài ra, cơ quan công an cũng xác định một số người có trách nhiệm của ĐH Lạc Hồng cũng móc nối với các trung tâm ngoại ngữ, các đường dây thi thuê nhằm thu lợi.
 
Được biết, có gần gần 200 cán bộ, quan chức có liên quan đến đường dây thi kèm, thi hộ này. Họ được một hệ thống những người thi hộ “giúp đỡ” lấy bằng TOEFL, TOEIC nhằm đủ điều kiện theo học cao học ở Đồng Nai, TPHCM.

Hầu hết số người này nằm trong diện quy hoạch, đề bạt; nhiều người làm việc ở các cơ quan pháp luật, truyền thông.
 
Theo cơ quan công an, con số gần 200 cán bộ, quan chức liên quan đến vụ việc chỉ là thống kê bước đầu, có thể nhiều cái tên nữa sẽ được công bố.

Có 5 người liên quan trong đường dây này đã bị khởi tố. Cơ quan điều tra cho biết thêm, có thể sẽ tách riêng vụ án “tổ chức thi hộ” và “làm giả con dấu, tài liệu cơ quan tổ chức” để điều tra làm rõ.

X.Hoàng

Bé gái bị mẹ xây "lô cốt" giam cầm giữa Hà Nội

Thứ Sáu, 04/04/2014 07:59 (GMT + 7)
TTO-Người mẹ có dấu hiệu bị bệnh tâm thần đã xây "lô cốt" giữa nhà để giam cầm cô con gái 9 tuổi. Trước đó chị ta còn dùng xích mèo để xích con lại mỗi khi đến giờ ngủ...

Cô bé tội nghiệp

Tìm đến nhà chị M. trong con ngõ nhỏ ở tổ 9, phường Phúc Đồng, Gia Lâm, Hà Nội, chúng tôi rớt nước mắt khi chứng kiến cảnh bé gái 9 tuổi bị mẹ "cầm tù".

Từ đầu năm học, chị M. đã làm đơn xin nghỉ học cho con rồi sau đó thuê người xây một "lô cốt" kín mít ở giữa căn nhà chừng hơn 20m2. Diện tích của "lô cốt" đó chỉ đủ cho một đứa trẻ nằm duỗi chân. Bên ngoài "lô cốt", hai lần cửa luôn được khóa chặt.

                                   Bé H. bị mẹ giam trong "lô cốt" xây giữa nhà.

 Phía bên trong "lô cốt", bé gái 9 tuổi đang ngồi luyện chữ trên tấm đệm, ngay sát cạnh bé là chiếc bô đựng nước tiểu. Cô bé cho biết em không được đến trường và đã bị mẹ nhốt trong "lô cốt" đó cả tháng nay. Em không được phép ra ngoài, mọi sinh hoạt hàng ngày từ ăn ngủ đến việc vệ sinh cá nhân đều bó gọn trong "lô cốt".
Hàng ngày, chị M. chỉ mở cửa đưa cơm vào cho con hoặc giúp con gái vệ sinh, rồi sau đó lại khóa chặt hai lần cửa. Giải thích về việc làm của mình, chị ta cho biết, trước đây cháu H. thường bị bố và anh trai chị ta lạm dụng và ép H. phải sử dụng ma túy. Vậy nên chị ta phải xây "lô cốt" ngay giữa nhà để bảo vệ con.

Chị M. cho biết, trước đây chị thường dùng xích mèo để xích con gái lại, không cho đi đâu vì sợ nếu con rời xa mình sẽ bị bố và bác hại.

"Em chỉ xích chân con vào ban đêm, lúc đó em ngủ, không trông được con nên em phải xích chân con lại rồi xích vào thành giường", lời người mẹ.

Theo lời chị M., vì bị bố và bác "đầu độc" ma túy một thời gian dài nên giờ con gái chị đã bị nghiện ma túy. Và để "cai nghiện" cho con, chị ta phải nhốt con mình lại, hàng ngày cho cô bé uống một loại thuốc mà chị ta nói là có tác dụng giải độc men gan.

Một người hàng xóm cho hay, năm ngoái, khi chị M. đưa con gái về nhà mẹ đẻ ở tổ 11, phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, bà đã chứng kiến việc chị M. xích con gái lại, lấy dao nhọn dọa sẽ cắt gân chân con gái chỉ vì nghi ngờ cô bé đã dùng ma túy do bố và bác "tuồn" cho.

"Hôm đó chị ta khóa bên trong, con bé khóc lóc van xin mẹ, chúng tôi ở ngoài đập cửa mà chị ta không chịu mở. Chị này có dấu hiệu bị tâm thần nên mới hành hạ con mình như vậy", người hàng xóm nhớ lại.

"Khi chúng tôi hỏi: "Chị định nhốt con gái mình như vậy đến bao giờ?", chị M. cho biết, chị ta đã làm đơn tố cáo chồng và anh trai nhiều lần hãm hiếp và "đầu độc" con gái chị bằng ma túy, nhưng không được giải quyết. Vậy nên chị ta sẽ tiếp tục nhốt con mình cho đến khi nào chồng và anh trai chị ta bị bắt.

Thực hư câu chuyện

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chị M. và anh C. kết hôn với nhau vào năm 1996 và có với nhau 2 mặt con. Con trai lớn đang học lớp 10 và cô con gái nhỏ tên H. lên 9. Thời gian đầu họ sống hạnh phúc, rồi đột nhiên chị M. nảy sinh nghi ngờ chồng mình lạm dụng và đầu độc con bằng ma túy.

Chị M. đưa con gái về ngoại sinh sống và luôn tìm cách cách ly con gái, không cho cô bé tiếp xúc với mọi người xung quanh. Khi về nhà ngoại, chị ta tiếp tục nghi ngờ anh trai mình hãm hiếp và ép con mình dùng ma túy tổng hợp. Chị M. và anh C. đã ly thân với nhau nhiều năm. Mỗi lần anh C. đến thăm con đều bị vợ ngăn cản, không cho gặp.

Từ nhiều tháng nay, công an phường Phúc Đồng và Công an quận Long Biên đã nhận được đơn tố cáo của chị Nguyễn Thị M. (ở phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội) về việc con gái chị là cháu Trịnh Ngọc H. (9 tuổi) bị bố và bác ruột liên tục hãm hiếp và đầu độc cháu bằng ma túy.

Nhận được đơn thư của chị M., cơ quan công an đã tiến hành xác minh và đi đến kết luận, tố cáo của chị M. là sai sự thật. Ngày 18/6/2013, chị M. tiếp tục làm đơn trình báo lên PC-45, Công an thành phố Hà Nội, tố cáo chồng và anh trai mình làm việc mất nhân tính với con gái chị.

Công an Hà Nội đã tiến hành trưng cầu giám định của Viện Giám định Quốc Gia về việc có hay không chuyện cháu H. bị xâm hại. Ngày 27/6/2013, Viện Giám định Quốc Gia kết luận cháu H. chưa từng bị xâm hại.

Về việc người mẹ tố cáo con mình bị bố và bác ruột "đầu độc" ma túy, Trung tâm chăm sóc tư vấn sức khỏe Phụ nữ, địa chỉ tại Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang Gia Lâm – Hà Nội có kết quả xét nghiệm cho thấy, cô bé âm tính với ma túy.

Theo T.Nhung (VietNamNet)

Thi hộ vào trường công an giá 200-250 triệu đồng

Ahhh, thì ra đây là một trong những nguyên nhân tại sao công an phải dành..đứng đường..để thu hồi vốn đây. Hết chối rồi nhé mấy anh... công an đứng đường.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thi hộ vào trường công an giá 200-250 triệu đồng

Thứ Năm, 03/04/2014 10:33

(NLĐO)- Chọn đối tượng thi hộ có khuôn mặt giống thí sinh rồi dùng photoshop tạo ảnh mới cho giống, Nguyễn Văn Phượng và đồng bọn đã thu 200-250 triệu đồng với mỗi “hợp đồng” thi hộ vào trường ĐH Kỹ thuật – Hậu cần CAND.

Nguồn tin ngày 2-4 cho biết cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra chuyển hồ sơ đến Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 7 bị can trong đường dây thi hộ vào trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân.
Các bị can gồm Nguyễn Văn Phượng (SN 1975, trú tại Hải Dương), Đậu Đức Hải (SN 1964, trú tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa), Nguyễn Văn Bình (SN 1964, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội; là nguyên cán bộ học viện kỹ thuật quân sự), Nguyễn Tôn Doãn (SN 1955, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội), Nguyễn Thị Hòa (SN 1967, trú tại Vinh, Nghệ An), Nguyễn Thị Hương (SN 1961, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) và Lê Quang Báu (SN 1954 trú tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh; nguyên cán bộ công an tỉnh Nghệ An.
Các bị can cùng bị truy tố về hành vi "làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức".
Theo kết luận điều tra, Nguyễn Văn Phượng vốn từng đỗ hai trường Đại học. Trong thời gian làm việc tại một công ty du lịch ở Quảng Ninh, Phượng biết được nhiều gia đình có nhu cầu cho con vào học tại các trường của lực lượng vũ trang nên đã móc nối lôi kéo nhiều đối tượng tạo thành một đường dây thi hộ vào các trường Đại học.
Cụ thể, Phượng đã trực tiếp móc nối các đối tượng khác tìm kiếm, tuyển chọn các sinh viên có kiến thức tốt ở các trường Đại học Bách Khoa, Xây Dựng để tham gia vào đường dây này. Đồng thời, Nguyễn Văn Phượng đã trực tiếp hoặc thông qua Nguyễn Tôn Doãn, Đậu Đức Hải, Nguyễn Thị Hòa... tìm kiếm các gia đình có nhu cầu nhờ thi hộ.
Sau khi tìm được người nhờ thi hộ và đối tượng thi hộ, Phượng cùng đồng bọn đã yêu cầu gia đình các thí sinh gửi ảnh thí sinh. Sau đó, Phượng lựa chọn các đối tượng thi hộ có khuôn mặt giống với thí sinh rồi dùng kỹ thuật Photoshop tạo ảnh mới vừa giống thí sinh thật vừa giống người thi hộ để gửi lại cho các gia đình dán vào hồ sơ đăng ký dự thi.
Sau khi có giấy báo thi, Phượng yêu cầu người nhà gửi giấy báo thi, chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp phổ thông của thí sinh thật để tổ chức cho các đối tượng thi hộ sử dụng.
Để tránh bị phát hiện trong thời gian diễn ra kỳ thi, đường dây này còn yêu cầu các thí sinh thật không có mặt tại nơi cư trú thậm chí đường dây này còn gửi cả chữ viết của người thi hộ cho thí sinh thật tập viết cho giống để đối phó khi nhập học nếu trúng tuyển.
Cơ quan an ninh điều tra làm rõ Nguyễn Văn Phượng thu mỗi trường hợp có nhu cầu thi hộ từ 200-250 triệu đồng và nhận đặt cọc từ 10-50 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí, Phượng bỏ túi 100 triệu đồng/trường hợp.
Tuy nhiên, do qua nhiều khâu trung gian, các đối tượng cò mồi đã nâng giá nên có trường hợp bị "đội" giá lên 550 triệu đồng. Đối với mỗi trường hợp thi hộ, Phượng trả công từ 60-100 triệu đồng.
Với các thủ đoạn như trên, trong kỳ thi tuyển sinh Đại học 2012, đường dây này đã tổ chức thi hộ trót lọt cho 5 trường hợp, năm 2013 có 14 trường hợp.
Trong vụ án này, cơ quan an ninh điều tra đã phát lệnh truy nã hai đối tượng Nguyễn Như Khải và Trần Văn Chung. Đối với các đối tượng được thi hộ ra quyết định thôi học.

Nguyễn Quyết

Sinh viên Đài Loan và sinh viên Việt Nam

Kính Hòa, phóng viên RFA-2014-04-03

Cảnh sát chống bạo động Đài Loan sử dụng vòi rồng giải tán người dân và sinh viên biểu tình chiếm nghị viện Đài Loan hôm 24/3/2014.
Diễn đàn Bạn trẻ có mục đích nối kết tất cả những người Việt Nam trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới để cùng nhau bàn luận về những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi về tương lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển trong dân chủ và thịnh vượng.

Sinh viên có quan tâm chính trị?

Kính HòaChào hai bạn Ray từ Đài Loan và Phương Dung từ Sài Gòn. Chủ đề của diễn đàn bạn trẻ hôm nay liên quan đến việc sinh viên Đài Loan chiếm tòa nhà quốc hội của nước này. Để mở đầu Ray có thể tóm tắt sự việc đang diễn ra ở Đài Loan.
Ray: Vâng. Cuộc biểu tình này diễn ra vào ngày 18/3/2014. Nguyên nhân cuộc biểu tình này của sinh viên Đài Loan mà theo ước tính lên đến nửa triệu người, tức là họ đang tụ tập rất đông trên đường phố Đài Bắc thủ đô Đài Loan với rất nhiều sinh viên, nguyên nhân của cuộc biểu tình này là vào ngày 17/3 đảng cầm quyền hiện nay của Đài Loan là Quốc dân đảng đơn phương thực hiện một nghị quyết, tức là họ thông qua thỏa thuận hợp tác toàn diện về thương mại và dịch vụ với Bắc Kinh, trong đó cho phép đầu tư song phương giữa Đài Loan và Bắc Kinh.
Những người đi biểu tình rất giận dữ và quan ngại là tình hình này sẽ tác động xấu tới tương lai của Đài Loan. Họ cho rằng thỏa thuận này chỉ làm lợi cho Trung Quốc chứ không cho Đài Loan và cho chính họ. Họ cũng lo về an ninh lãnh thổ của Đài Loan là một ngày hòn đảo này bị sát nhập với Trung Quốc, cái điều mà họ không đồng ý. Cho nên họ đã tuần hành biểu tình và đột nhập vào tòa nhà quốc hội. Họ dựng bàn ghế làm thành chướng ngại để không cho nhân viên công lực tràn vào bên trong. Hiện giờ những sinh viên đó vẫn còn trong tòa nhà quốc hội, và ngày 23 những sinh viên này chiếm thêm tòa nhà hành pháp.
Sinh viên của tụi em ở VN thì có rất là nhiều khó khăn. Ở VN không có dân chủ, bị kiểm soát bởi đảng cộng sản. Sinh viên thì bị kiểm soát bởi đoàn viên thanh niên.
-Bạn Phương Dung.
Những sinh viên này yêu cầu Tổng thống Mã Anh Cửu phải ra đối thoại với họ để trả lời những câu hỏi của họ, vì họ cho rằng trong cái thỏa thuận ký với Bắc Kinh có những điều khoản không rõ ràng, sẽ đe dọa tương lai của hòn đảo. Hiện giờ Tổng thống vẫn chưa nói chuyện với họ mà chỉ lên truyền hình thông báo, và tổ chức họp báo với phóng viên trong nước và phương Tây. Tổng thống cũng nói rằng ông mong muốn nói chuyện với sinh viên để giải thích lý do và những chi tiết trong hiệp định này cho sinh viên rõ.
Tuy nhiên ông ta vẫn chưa gặp sinh viên mà chỉ mới gặp lãnh đạo các trường đại học.
Cuộc biểu tình này có điều thú vị ở chổ là có nhiều phân khoa tuyên bố đóng cửa cả tuần cho sinh viên đi biểu tình. Có nhiều giáo sư tham gia biểu tình để bảo vệ sinh viên nếu họ bị cảnh sát tấn công, các giáo sự đồng ký tên yêu cầu tổng thống ra đối chất với sinh viên.
Bây giờ nhường lời cho bạn Dung và anh Kính Hòa.
Kính HòaCho hỏi thêm là hiện giờ lực lượng sinh viên vẫn còn trong tòa nhà quốc hội?
Ray: Hiện giờ có cả ngàn sinh viên chiếm tòa nhà quốc hội, bao quanh tòa nhà quốc hội và chiếm cả tòa nhà của Viện lập pháp nữa. Cả chục ngàn người vây quanh để ngăn không cho cảnh sát vào đàn áp. Bạn bè em có rất nhiều người tham gia cuộc biểu tình đó.
dsc04108-250.jpg
Sinh viên biểu tình chống Trung Quốc tại TPHCM hôm 05/06/2011. RFA file photo.
Kính HòaLà sinh viên trong nước, Phương Dung có theo dõi cuộc biểu tình này không? Và có cảm xúc gì không?
Phương Dung: Dạ khi em biết tin là sinh viên Đài Loan biểu tình để phản đối dự luật của đảng cầm quyền hiện tại, em cảm thấy rất là ủng hộ các bạn ấy. Sinh viên của tụi em ở Việt Nam thì có rất là nhiều khó khăn. Ở Việt Nam không có dân chủ, bị kiểm soát bởi đảng cộng sản. Sinh viên thì bị kiểm soát bởi đoàn viên thanh niên. Các thông tin liên quan đến chính trị xã hội thì sinh viên không được biết. Họ được dạy trong nhà trường là chỉ nên học chứ không nên quan tâm đến vấn đề chính trị. Chính trị thì để người lớn, quan lớn, để đảng và nhà nước lo. Có cái tiền lệ như vậy nên sinh viên chỉ biết học và vui chơi thôi chứ không quan tâm chính trị, hoặc rất là ít.
Kính HòaCho anh hỏi là Phương Dung nói rằng sinh viên không quan tâm đến chính trị, vậy thì trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua, Phương Dung có thấy nhiều sinh viên tham gia không?
Phương Dung: Dạ có ạ! Lần biểu tình đầu tiên ngày 5/6 ở Sài Gòn em có tham gia và em thấy có rất, rất nhiều sinh viên, và cả các bạn sinh viên đoàn trường nữa. Nhưng mà các bạn ấy tham gia theo kiểu định hướng, khi thấy mọi người tham gia đông thì các bạn ấy nói là thôi đi biểu tình như vậy là đủ rồi. Biểu tình như vậy thì không phù hợp với luật pháp của Việt Nam, và các bạn ấy bày tỏ theo dạng định hướng, là kêu gọi các sinh viên nên trở về.
Hồi nãy bạn Ray có nói là các giáo sư và giáo viên rất là bảo vệ sinh viên. Còn ở Việt Nam thì khi sinh viên đi biểu tình chống Trung Quốc thì nhà nước đã cho các công văn đến các trường cấm sinh viên đi biểu tình, đi biểu tình sẽ bị kỷ luật hoặc đuổi học. Sinh viên Việt Nam rất là hạn chế ở những cái việc như vậy. Cũng có những bạn quan tâm nhưng các bạn ấy rất là đơn độc, và các bạn ấy cũng không dám thể hiện ra.

Sự khác biệt giữa hai nền giáo dục

Kính HòaCho mình hỏi Ray một câu. Ray cũng đi từ Việt Nam, học hành và lớn lên ở Việt Nam. Ray có sự so sánh nào về sức mạnh nội tại của sinh viên Việt Nam và Đài Loan?
Ở Đài Loan có giáo dục tự do và tự trị trong giáo dục. Có nghĩa là ở đây tư tưởng sinh viên không bị kiểm soát, họ không phải học những môn học mang tính nhồi nhét về tư tưởng như sinh viên ở VN.
-Bạn Ray.
Ray: Cái khác biệt lớn nhất là hai nền giáo dục. Ở Đài Loan có giáo dục tự do và tự trị trong giáo dục. Có nghĩa là ở đây tư tưởng sinh viên không bị kiểm soát, họ không phải học những môn học mang tính nhồi nhét về tư tưởng như sinh viên ở Việt Nam. Em đã trải qua bốn năm ở Việt Nam để tốt nghiệp đại học, em thấy là thời lượng các môn như tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội khoa học… nó chiếm tới 36 tín chỉ, tức là tương được với 1 chương trình Master ở nước ngoài rồi.
Ở bên này sau khi Đài Loan giành được dân chủ, thì giáo dục cũng được cải cách. Sinh viên không phải học các loại như là chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn nữa mà ai thích thì học. Rồi chương trình sách vở theo mô hình bên Mỹ. Họ rất tự do trong tư tưởng, cởi mở trong đầu óc. Đó là sự khác biệt lớn nhất giữa hai nền giáo dục.
Em có 1 vị giáo sư cứ 8h tối cùng với vợ ra thăm hỏi sinh viên, đem đồ ăn cho họ, cùng biểu tình với họ, có khi còn ngủ lại với họ ở đó bên ngoài tòa nhà lập pháp.
Kính HòaNhân dịp này mình cũng xin nhắc với hai bạn, mà chắc các bạn cũng nghe nói tới, tức là Sài Gòn trước 1975, cũng có những phong trào sinh viên rộng lớn, người ta chống can thiệp quân sự của nước ngoài, chống độc diễn bầu cử… Thì các bạn thấy rằng cũng là người Việt Nam, nhưng tại sao những người sinh viên Việt Nam bây giờ hầu như là tê liệt, còn những người sinh viên trước 1975 lại rất là hăng hái như vậy?
000_Hkg9657574-250.jpg
Khoảng 120.000 người Đài Loan đã tham gia cuộc biểu tình diễn ra tại trung tâm thủ đô Đài Bắc hôm 30/3/2014, để phản đối hiệp định thương mại mà chính phủ ký kết với Trung Quốc hồi tháng 7 năm năm ngoái và hiện đang chờ Quốc Hội thông qua. AFP PHOTO.
Ray: Em biết rằng Sài Gòn và miền Nam trước 1975 có một triết lý giáo dục là Tự do, Nhân bản, và Khai phóng. Thời đó, về tư tưởng và tự do tư tưởng thì miền Nam Việt Nam còn hơn cả Đài Loan ở cùng thời điểm. Nhưng bây giờ thì em nghĩ Việt Nam sau một thời gian bị đóng kín, còn giáo dục thì rập khuôn theo kiểu Liên Xô nhồi nhét tư tưởng, điều đó là nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự khác biệt về xã hội dân sự và ý thức công dân ngày hôm nay.
Phương Dung: Em cũng đồng ý với Ray. Ở Việt Nam bây giờ rất là rập khuôn và rất là định hướng. Mình đã được dạy từ bé, từ cấp tiểu học rồi, rằng giáo viên luôn luôn đúng. Sự phản kháng trong bản thân sinh viên không còn nữa.
Có ba bạn sinh viên luật làm một bản kiến nghị gọi là Công lý cho Đoàn Văn Vươn thì đã bị rất là nhiều các bạn cùng khóa, Đoàn trường, rồi ngay cả giáo viên phản đối về cái việc đó.
Kính HòaXin đặt cho các bạn câu hỏi cuối cùng: Có ý kiến cho rằng sinh viên là những người trẻ tuổi, ăn chưa no, lo chưa tới, thì cái việc biểu tình nó gây nên một sự lộn xộn không cần thiết, không tốt cho quốc gia?
Phương Dung: Ý kiến đó hoàn toàn không đúng ạ. Sinh viên là những người trẻ, là tương lai của đất nước.
Ray: Em đồng ý với bạn Phương Dung rằng đó là một sự ngụy biện. Một vị giáo sư mà em có quen biết nói rằng việc lập pháp thông qua hay không thông qua hiệp ước với Bắc Kinh nó không quan trọng. Cái quan trọng nhất là ông ta rất vui mừng khi thấy những người trẻ của Đài Loan biết quan tâm đến tình hình của đất nước.
Một nữ giáo sư trẻ nói rằng Đài Loan đạt được dân chủ không dễ dàng gì cho nên phải bảo vệ dân chủ.
Một bạn sinh viên lãnh đạo cuộc biểu tình đã phát biểu với báo chí và cơ quan truyền thông, trong đó có cả truyền thông phương Tây rằng chúng tôi biểu tình để chứng tỏ cho thế giới thấy cái giá trị dân chủ của Đài Loan.
Bạn bè của em cũng đi biểu tình và nói với em rằng chúng tôi cần phải đi để bảo vệ những giá trị dân chủ, bảo vệ tính minh bạch, bởi vì cái họ quan tâm ở đây là yêu cầu Tổng thống giải trình các điều khoản mà chính phủ ký với Bắc Kinh. Họ muốn biết trong đó nó có điều gì? Ảnh hưởng như thế nào tới tương lai của họ?
Điều đó cho thấy là khi người công dân có cái ý thức dân sự, quan tâm đến tình hình của đất nước thì đất nước đó có triển vọng. Em cảm thấy đó là một khoảng cách rất là lớn đối với Việt Nam. Hiện giờ Việt Nam có khoảng hai triệu sinh viên. Những sinh viên đó là tương lai của Việt Nam. Em mong muốn là những thế hệ trẻ của Việt Nam nên nhìn vào Đài Loan và coi đó là một bài học. Có như vậy thì đất nước mới phát triển được.
Kính HòaRất cám ơn hai bạn Phương Dung và Ray đã tham gia diễn đàn với một chủ đề rất thiết thực có liên quan đến các bạn trẻ, là tương lai của đất nước như các bạn nói trong ngày hôm nay.
Kính Hòa rất vui mừng đón nhận mọi bạn trẻ Việt Nam từ khắp năm châu tham gia Diễn đàn bạn trẻ. Các bạn có thể gửi yêu cầu tham gia Diễn đàn cùng với địa chỉ email, số điện thoại liên lạc đến kinhhoa@rfa.org hoặc vietweb@rfa.orghay có thể gọi vào hộp thư thoại tại số: 202-530-7775, hoặc liên lạc đến https://www.facebook.com/kinhhoa.rfa Kính Hòa sẽ liên lạc ngay với các bạn.

Nghệ An: Cán bộ dùng bằng giả - cả ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp

Kết quả trăm năm trồng người của Minh râu là con cháu Minh râu chơi toàn bằng giả để làm ..lãnh đạo trong khi đó những người có thực tài thì..nằm trong đống rác. 

  • Hồng hơn chuyên.
  • Trí thức không bằng..cục phân..

Quả nhiên là đúng trong tay đám cộng nô này.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nghệ An: Cán bộ dùng bằng giả - cả ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp

 0 thảo luận04/04/14 06:51
(GDVN) - Trong khi nhiều cán bộ đương nhiệm tại Nghệ An dùng bằng giả thì hàng nghìn người có trình độ đại học trở lên tại tỉnh này vẫn đang thất nghiệp.
Hơn 3.000 cử nhân đại học và thạc sĩ chật vật tìm việc làm
Theo thống kê mới nhất của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An, đến đầu năm 2013, toàn tỉnh này có hơn 3.000 cử nhân đại học và thạc sĩ vẫn không tìm được việc làm. Trong đó chưa kể đến 4.000 cử nhân cao đẳng và khoảng 5.000 người có trình độ trung cấp.
Trong khi đó, nhiều cán bộ tại huyện Thanh Chương sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả như thế này lại dễ dàng lọt qua nhiều năm công tác và hiện vẫn đương nhiệm.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà – Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD&ĐT Nghệ An thì con số trên cũng chỉ mang tính chất khảo sát tương đối, số lượng thực tế còn có thể cao hơn. Do năm 2013 chưa có chỉ đạo từ cấp trên nên chưa rà soát lại số lượng này.
Bên cạnh đó, hàng năm Nghệ An có khoảng 20.000 học sinh tốt nghiệp THPT hầu hết đều tham gia thi và theo học tại các trường từ hệ trung cấp cho đến đại học tại các trường trên cả nước. Con số trên cho thấy số lượng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học tại tỉnh Nghệ An cao đến mức nào.
Trong khi đó nhiều cán bộ, công chức tại các xã tại hai huyện Hưng Nguyên và Thanh Chương, tỉnh Nghệ An lại vẫn cứ thoải mái lọt sàng để sử dụng bằng giả tốt nghiệp THPT làm công chức trong nhiều năm trời.
Những người có trình độ đại học đàng hoàng thì thất nghiệp,  những người như ông Ngô Trí Khoa - Phó trưởng công an xã Hạnh Lâm không chỉ đương nhiệm mà còn dùng bằng giả đi học cấp cao hơn. Tất cả hiện vẫn vô can, không ai bị xử lý gì.
Thực tế “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” này cho thấy việc tuyển chọn công chức tại địa phương này còn nhiều bất cập. Đây chỉ là một số lượng cán bộ, công chức xã tại hai huyện này của tỉnh Nghệ An bị phát hiện sử dụng bằng giả. Còn thực tế chẳng ai dám khẳng định chắc chắn ngoài số cán bộ, công chức này còn có những cán bộ, công chức tại các xã khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn đang sử dụng bằng giả và công tác bình thường.
Cũng như ông Lang Văn Quế - Phó phòng xây dựng chính quyền Sở Nội vụ Nghệ An tâm sự: “Thực tế số lượng cán bộ xã tại tỉnh Nghệ An rất nhiều. Họ thuộc nhiều dạng cán bộ, có người là công chức nhưng cũng có người là cán bộ bán chuyên trách thuộc dạng hợp đồng. Vì vậy, việc thanh, kiểm tra tất cả các cán bộ công chức hết các xã trong tỉnh chúng tôi cũng chưa thực hiện được”.
Lượng công chức được tuyển cũng chỉ như “giọt nước giữa biển khơi”
Qua tìm hiểu, việc sử dụng cán bộ đủ trình độ, năng lực thì Nghệ An hoàn toàn ý thức được, nhưng trong số hơn 3.000 cử nhân thất nghiệp thì số được chọn rất ít. Chính Sở Nội vụ Nghệ An thừa nhận, từ năm 2012 đến nay tỉnh này chỉ mới thi tuyển công chức 2 lần.
Ngoài một số cán bộ xã như xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương thì ai dám khẳng định không còn cán bộ, công chức nào của các xã khác tại tỉnh Nghệ An không dùng bằng giả?
Số lượng người dự thi tuyển 2 lần này là 1.097 người nhưng số lượng được tuyển chọn vào làm việc chỉ có 156 người. Số người còn lại thì đi đâu về đâu, Sở chưa rõ.
Chưa kể, theo ông Đậu Đình Dương – Phó trưởng phòng công chức, viên chức Sở Nội vụ Nghệ An thì “số lượng công chức được tuyển của hai đợt trên chỉ là cán bộ từ cấp huyện trở lên. Còn công chức xã lại phân cấp cho các UBND các huyện tuyển dụng”.    
Nhiều gia đình, để có tiền cho con ăn học đại học đã phải vay mượn tiền. Nhưng khi ra trường không có việc làm những sinh viên này lại phải đi làm công nhân ở xa như những lao động phổ thông. Số nữa phải vay mượn thêm vốn để đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài...Còn người không được đào tạo, trình độ thấp lại tìm mọi cách để vượt qua cửa bằng cấp, vi phạm pháp luật để tại vị.
Chính sách tuyển chọn, sử dụng cán bộ ở Nghệ An đang rất bất hợp lý. Yêu cầu lúc này là chính quyền tỉnh khẩn trương vào cuộc rà soát, xử lý nghiêm minh những cán bộ sử dụng bằng giả. Kế đó, quan tâm đến nguồn cán bộ là các cử nhân, thạc sỹ đang thất nghiệp để họ vừa có công việc làm, chính quyền vừa có cán bộ tốt.
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này!

Bi cảnh của dân khiếu kiện đất đai

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-04-03

071_712-2496-600.jpg
    Một người dân tộc Hmong bên thửa ruộng bậc thang ở Sapa, ảnh minh họa.AFP photo
Tình trạng cưỡng chế thu hồi đất không đúng luật và bồi thường rẻ mạt vẫn tiếp tục diễn ra tại Việt Nam. Những người trong cuộc phải lên tiếng đấu tranh đòi công lý; tuy nhiên luật pháp vẫn không được thực thi mà người khiếu kiện thì phải rơi vào những bi cảnh xót xa.

Cưỡng chế trái luật

Nhiều vị quan chức tại Việt Nam lâu nay đều lên tiếng thừa nhận có đến gần 3 phần tư những vụ khiếu kiện kéo dài trên cả nước lâu nay là liên quan đến việc thu hồi đất. Và hầu như các trường hợp địa phương thu hồi đều không vì lợi ích chung mà chỉ nhằm trục lợi.
Hồi trung tuần tháng 2 vừa qua, ông bộ trưởng Tài Nguyên- Môi trường, Nguyễn Minh Quang, tại hội thảo về các nghị định qui định chi tiết Luật Đất đai 2013, thừa nhận trong hằng ngàn các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian qua, có đến 70% là do giá bồi thường chưa thỏa đáng.
Một vụ việc mới xảy ra hồi ngày 26 tháng 3 vừa qua tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Phần đất bị cưỡng chế được cho biết là ngõ đi của gia đình bà Vũ Thị Hảo. Xã Hùng Sơn quyết định cưỡng chế giao cho dự án khai thác mỏ Núi Pháo mà chưa có được sự thỏa thuận với gia đình bà này.
Đầu tiên gia đình chúng tôi thấy họ đổ thấp tưởng là làm đường, nhưng sau hai ngày đi về quê lên tôi thấy họ đổ cao hơn 5 mét khiến nhà tôi như sâu dưới vực. Tôi yêu cầu dừng thi công để gặp các cấp có thẩm quyền, nhưng họ không làm thế!
- Bà Vũ thị Hảo 
Bà Vũ thị Hảo cho biết lại điều đó:
Tôi xuống đây là người đầu tiên, sống ở đây hơn 30 năm rồi. Tự nhiên Công ty chuyển dịch quốc lộ 37 của Núi Pháo làm ăn kinh tế đi qua con đường của tôi; thế nhưng không có cấp chính quyền nào làm việc với Công ty Núi Pháo. Đầu tiên gia đình chúng tôi thấy họ đổ thấp tưởng là làm đường, nhưng sau hai ngày đi về quê lên tôi thấy họ đổ cao hơn 5 mét khiến nhà tôi như sâu dưới vực. Tôi yêu cầu dừng thi công để gặp các cấp có thẩm quyền, trách nhiệm đến làm việc với gia đình của chúng tôi xem xét vấn đề ra làm sao, thiệt hại thế nào. Thế nhưng họ không làm thế!
Một người dân tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, Dak Nong cũng trình bày tình hình đất đai bị thu hồi một cách mờ ám sau khi có hợp đồng với công ty cà phê Nhà Nước:
Bà con ở đây 15 năm rồi, từ năm 1998 đến bây giờ, chúng tôi là dân góp từ khắp các tỉnh thành đến (Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Miền Tây…) Ban đầu họ cho di dân đi vùng kinh tế mới, sau đó họ cho vào Nông trường Cà phê 719. Họ làm hợp đồng liên kết hai bên cùng góp vốn đầu tư. Bên doanh nghiệp (bên A) đầu tư toàn bộ vốn, người lao động ( bên B) là công lao động. Ăn chia bên A 60% và bên B 40% theo vốn đầu tư ban đầu trên từng lô với sản lượng 2,2 tấn cà phê nhân trên một héc ta. Thời hạn hợp đồng 30 năm. Nếu làm vượt khoán, bên B, người nông dân được hưởng 100%. Nhưng đến năm 2007 khi hợp đồng chưa đi được 1/3 chặng đường, bên doanh nghiệp tự ý chấm dứt hợp đồng mà không thanh lý. Họ dựng lên hai hợp đồng khoán, như thế chiếm dụng toàn bộ vốn ban đầu tính theo phần trăm.

Dân lãnh đủ

Nếu phải liệt kê ra những vụ thu hồi đất bị người dân chỉ ra những sai trái về mặt pháp luật từ phía chính quyền và đơn vị đầu tư thì hẳn phải mất rất nhiều thời gian và giấy tờ vì hầu như ở khắp 64 tỉnh thành trên cả nước đều có những vụ việc như thế. Có những vụ đã kéo dài mấy chục năm qua mà cơ quan chức năng ở trung ương chỉ thị về nhưng không được địa phương giải quyết. Những người phải khiếu kiện dai dẳng như thế đang phải ‘ăn chực, nằm chờ’ trước các cơ quan tiếp dân của Trung ương Đảng, Chính Phủ, Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn.
Những cuộc bố ráp, truy quét, đánh đập họ xảy ra thường xuyên nhằm xua đuổi khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại thêm phần cùng cực.
Tại vụ cưỡng chế hôm 26 tháng 3 vừa qua ở xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nhiều người lại phải quay mặt đi đau xót vì người phụ nữ chủ khoảng đất bị cưỡng chế thu hồi phải khỏa thân để mong giữ được phần đất nhỏ bé đó. Biện pháp cuối cùng đó khiến nhiều người nhớ lại vụ hai mẹ con ở Cần Thơ cũng phải trút bỏ hết áo quần với mong mỏi chặn đứng được đoàn cưỡng chế.
Đời sống của bà con nơi đây bây giờ không còn quyền lợi nào. Bây giờ làm ăn mà nợ hằng năm tăng lên.
Cuộc sống của bà con phải nói thật là ‘sống vô gia cư, chết vô địa táng.
- Người dân huyện Tuy Đức
Người dân tại huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong cho biết nay tình cảnh của họ khi không còn đất đai nữa:
Đời sống của bà con nơi đây bây giờ không còn quyền lợi nào. Bây giờ làm ăn mà nợ hằng năm tăng lên. Có anh Lê Hồng Ân nợ ban đầu 27 triệu mà qua hai năm tính lên 125 triệu. Lô thì nông trường rút lại rồi không cho làm nữa mà vẫn phải chịu nợ, không có tiền nên con phải bỏ học. Nhà thì tạm ở. Cuộc sống của bà con phải nói thật là ‘sống vô gia cư, chết vô địa táng’.
Còn có những người hiện đang phải sống trong ngục tù như trường hợp mấy anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng vì họ phải dùng đến súng hoa cải và bình ga tự chế với mong muốn lực lượng cưỡng chế ngừng tay.
Rồi có người phải bỏ mạng trên đất khách khi mà đơn thư khiếu nại vẫn chưa hề được ngó ngàng đến như trường hợp của cụ bà Nguyễn thị Nhung ở Thanh Hóa chết ngay tại Hà Nội hồi cuối năm 2011.
Đó là những người dám công khai nêu lên trường hợp bất công đối với bản thân và gia đình họ, nhưng còn biết bao nhiêu trường hợp phải câm lặng nuốt lệ vào lòng sống trong phẫn nộ trước sự áp chế phi luật pháp của người có chức có quyền.

Bí mật xử tù 4 học viên Pháp Luân Công đập lăng Hồ Chí Minh

Thứ Năm-04-03- 2014 3:27:22 PM
HÀ NỘI (NV) .- Bốn người từng biểu tình trước lăng Hồ Chí Minh, toan kéo đổ tượng Lenin, đập lăng Hồ Chí Minh đã bị phạt tù trong một phiên xử mà ngay cả thân nhân của họ cũng không được thông báo.


Thành viên của tổ chức Pháp Luân Công căng biểu ngữ trước lăng HCM ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 14-1-2014. Tất cả đều bị bắt và vừa bị kết án tù. (Hình: Internet)

Trò chuyện với BBC, bà Nguyễn Thị Quỳnh, vợ ông Nguyễn Doãn Kiên – người được cho là đứng đầu nhóm học viên Pháp Luân Công bị kết án, cho biết, cả bốn người bị đưa ra xử từ hôm 27 tháng 3 vì “gây rối trật tự công cộng”. Tuy không được thông báo về phiên xử, không được giao các văn bản liên quan đến bắt giữ, truy tố, xét xử nhưng bà Quỳnh được biết, ông Kiên bị phạt 6 năm tù. Ông Vũ Hồng Tố bị phạt 5 năm tù. Hai ông Nguyễn Văn Kiểm và Trinh Kim Khánh bị phạt mỗi người 4 năm tù.

Cả bốn  người bị bắt giữ vào ngày 3 tháng 2, sau khi tuyên bố sẽ mang búa đến lăng Hồ Chí Minh để đập lăng này. Hành động mà cả bốn xác định như một lời kêu gọi mọi người tham gia đập bỏ cả lăng Hồ Chí Minh lẫn chế độ cộng sản tại Việt Nam.

Trước đó, vào sáng 14 tháng giêng 2014, một nhóm năm học viên Pháp Luân Công đã từng đến trước lăng Hồ Chí Minh, trương một biểu ngữ lớn, có chiều dài khỏang 6 mét và chiều ngang khoảng 2 mét, phía trên cùng có hàng chữ: “Chân tướng Pháp Luân Công là tử huyệt của ma giáo cộng sản”. Một biểu ngữ nhỏ hơn xác định cộng sản là “tà đạo” và ông Hồ Chí Minh là “đại ma đầu”, “tội đồ của dân tộc”. Cộng sản bị xác định là một thứ “Ma giáo” và sự tồn tại của cộng sản là một hình thức “hủy diệt nhân loại”.

Hình ảnh và một số video clip được chuyển đi trên Internet cho thấy, lực lượng bảo vệ lăng ông Hồ Chí Minh đã đổ đến giựt các biểu ngữ. Khi mất biểu ngữ, nhóm này đã tọa kháng ngay trên lề đường phía trước lăng. Sau đó, công an đổ tới, tống họ lên một chiếc xe, chở đi biệt tích.

Ba tuần sau, đúng vào ngày thành lập Đảng CSVN (3/2/2014), một nhóm học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam tiếp tục công việc hạ tượng Lenin tại vườn hoa Lenin, giữa lòng Hà Nội nhưng bất thành vì dây cáp đứt.

Ông Nguyễn Doãn Kiên, thành viên trong nhóm học viên Pháp Luân Công thực hiện các hành động vừa kể, công bố nỗ lực này trên Internet. Ông Kiên cho biết, việc hạ tượng Lenin đã được dân chúng nhiều nơi trên thế giới thực hiện và nhóm học viên Pháp Luân Công Việt Nam muốn làm điều đó tại Việt Nam, bởi theo ông, “bản chất cộng sản không thể cải biến được, mà chỉ có thể đào thải thôi”. Cũng theo ông Kiên,  “Cộng sản Việt Nam chỉ là một cái vòi của con bạch tuộc Cộng sản Trung Quốc, mà Trung Cộng đã bức hại Pháp Luân Công trong nhiều năm”.

Ông Kiên giải thích lý do ông thông báo rộng rãi tên tuổi và hành động mà nhóm của ông thực hiện vì: “Công khai danh tính, nói rõ ý tưởng của mình là một việc đúng đắn nên chúng tôi không có gì phải lo lắng. Từ lâu, thế giới đã vạch trần bản chất của cộng sản nhưng ở Việt Nam không ai dám nói ra”. Ông Kiên tin rằng: “Phải đứng ra mà nói, dùng tên thật mà nói, mới có hiệu quả. Chỉ chửi đổng trên mạng, không nêu danh tính thì không đáng tin lắm”.

Gần đây, một số diễn đàn điện tử, blog đã chia sẻ những hình ảnh cho thấy, chính quyền Việt Nam đang dựng hàng rào, “bọc” lăng ông Hồ Chí Minh lại. Một vài blogger thạo tin cho biết, hàng loạt sự kiện gần đây đã khiến chế độ Hà Nội lo ngại cho sự an toàn của lăng ông Hồ Chí Minh, nơi được xem như bất khả xâm phạm và được bảo vệ chặt chẽ nhất ở Việt Nam.

Qua báo chí, Ban Quản lý lăng Hồ chí Minh bảo rằng việc “bọc” lăng Hồ Chí Minh nhằm “triển khai  thực hiện giai đoạn 2 các tuyến phố đi bộ Khu vực lăng Bác”. Tuy nhiên blogger thực hiện blog “Chép sử Việt” gọi hàng rào đang “bọc” lăng ông Hồ Chí Minh là “chiến lũy”.

Theo đó, việc dựng đoạn “chiến lũy” qua “kế hoạch xây dựng tuyến phố đi bộ” là một “sáng kiến”. Với “sáng kiến” này, “dân vừa được ‘đi bộ’ mà “bác” nằm trong lăng cũng yên tâm hơn vì hạn chế được những kẻ liều lĩnh tới “phá giấc ngủ của bác”. Có mất mỹ quan, nhếch nhác một chút cũng không đáng kể, an toàn là trên hết”. (G.Đ)